You are on page 1of 3

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO

Đề 1: Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo


Song song với sự phát triển của xã hội loài người, trí tuệ nhân tạo ngày càng
được nghiên cứu phát triển sâu rộng trên nhiều mặt. Trí tuệ nhân tạo – một ngành
thuộc lĩnh vực khoa học máy tính là trí tuệ do con người lập trình tạo nên với mục
tiêu giúp máy tính có thể tự động hóa các hành vi thông minh như con người. Trong
thời đại Cách mạng Công nghệ 4.0, trí tuệ nhân tạo (AI) đang len lỏi vào mọi ngóc
ngách của cuộc sống, từ các ứng dụng ngân hàng cho phép chúng ta thực hiện các
giao dịch thuận tiện, nhanh chóng cho đến các trợ lý ảo như Siri, Bixby trên thiết bị
di động… Ở mọi nơi trên thế giới, truyền thông rầm rộ đưa tin về những tác động to
lớn mà AI đem đến cho kinh tế, xã hội. Thực tế cho thấy, sự phát triển của trí tuệ
nhân tạo được tận dụng triệt để trong mọi lĩnh vực, giúp cho công việc được vận
hành, triển khai nhanh chóng, hiệu quả hơn. Trong lĩnh vực an ninh, AI được sử
dụng để phát triển công cụ đánh giá khả năng phạm tội của nghi phạm, giám sát,
nhận diện khuôn mặt tội phạm truy nã tại những nơi có lưu lượng người cao…
Trong lĩnh vực sản xuất, kinh tế, trí tuệ nhân tạo được sử dụng trong các dây
chuyền, hệ thống phân tích và đưa ra kết quả chính xác. Một điển hình cho sự
phát triển của trí tuệ nhân tạo chính là chiến thắng của chương trình trí tuệ
nhân tạo AlphaZero do công ty Deep Mind thuộc Google trước một chương trình
trí tuệ nhân tạo từng thắng nhiều tuyển thủ và kiện tướng hàng đầu thế giới
AlphaGo. Tuy nhiên, sự phát triển bùng nổ của AI cũng đặt ra những thách thức
mới cho con người trong các vấn đề việc làm, an ninh và bảo mật dữ liệu, trực tiếp
đe dọa đến sự tồn vong của con người. Do đó, để đồng thời phát triển xã hội hiện
đại, văn minh, vừa khai thác được tiềm năng và sự hiệu quả của trí tuệ nhân tạo, con
người ta phải học cách sử dụng AI hiệu quả, không lệ thuộc vào trí tuệ nhân tạo mà
bào mòn đi khả năng tư duy, sự chăm chỉ của trí tuệ tự nhiên.

1
Đề 2: Lợi ích của trí tuệ nhân tạo
Giáo sư Yann LeCun của Đại học New York từng nói: “Trí thông minh
của chúng ta là thứ tạo nên con người chúng ta và AI là phần mở rộng của phẩm
chất đó”. Có thể thấy, sự ra đời của trí tuệ nhân đạp (AI) đã góp phần quan trọng
trong quá trình phát triển của toàn nhân loại. Trí tuệ nhân tạo – một ngành thuộc
lĩnh vực khoa học máy tính là trí tuệ do con người lập trình tạo nên với mục tiêu
giúp máy tính có thể tự động hóa các hành vi thông minh như con người. Trong
cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0, AI được đánh giá là thành quả vĩ đại của
khoa học hiện đại khi được ứng dụng đúng cách và hiệu quả. Trước hết, AI giúp con
người dự báo trước các rủi ro, từ đó phần nào hạn chế những thiệt hại mà các rủi ro
đó đem lại. Bên cạnh đó, AI còn giúp con người tiết kiệm sức lao động đáng kể bởi
khả năng tự động hóa cao của mình. Điển hình là ChatGPT – công cụ trợ lý trò
chuyện AI được phát triển bởi OpenAI đã tạo ra cơn sốt trên toàn thế giới với
công cụ tìm kiếm thông tin, giải đáp câu hỏi và hỗ trợ công việc một cách nhanh
chóng và chính xác. Nhờ AI, con người có thể tối ưu hóa hoạt động sản xuất,
giảm bớt nhân công trong việc vận hành dây chuyển, đảm bảo quá trình sản xuất
và nâng cao chất lượng, sản lượng sản phẩm. Công nghệ trí tuệ nhân tạo còn có
thể thay con người đảm nhiệm nhiều công việc như đánh giá dữ liệu, giao tiếp với
khách hàng... qua đó tạo điều kiện và cho phép con người có thể tập trung khai thác
sâu hơn khả năng sáng tạo của bản thân, phát triển chuyên môn một cách bài bản,
sâu sắc hơn. Có thể thấy, trí tuệ nhân đạo đang ngày càng được hoàn thiện và phát
triển, phục vụ cho đời sống sinh hoạt và sản xuất của con người. Tuy nhiên, sự phát
triển bùng nổ của AI cũng đặt ra những thách thức mới cho con người trong các vấn
đề việc làm, an ninh và bảo mật dữ liệu, trực tiếp đe dọa đến sự tồn vong của con
người. Do đó, để đồng thời phát triển xã hội hiện đại, văn minh, vừa khai thác được
tiềm năng và sự hiệu quả của trí tuệ nhân tạo, con người ta phải học cách sử dụng
AI hiệu quả, không lệ thuộc vào trí tuệ nhân tạo mà bào mòn đi khả năng tư duy, sự
chăm chỉ của trí tuệ tự nhiên

2
Đề 3: Thách thức trí tuệ nhân tạo tạo ra cho tương lai của loài người
Nhà khoa học thiên tài Stephen Hawking từng nói: “Thành công trong việc
tạo ra AI sẽ là sự kiện lớn nhất trong lịch sử loài người. Thật không may, nó cũng có
thể là lần cuối cùng, trừ khi chúng ta học cách tránh những rủi ro”. Lời cảnh báo ấy
đã nêu lên những nguy cơ, thách thức đáng báo động mà trí tuệ nhân tạo có thể tạo
ra cho cuộc sống và tương lai của con người. Trí tuệ nhân tạo – một ngành thuộc
lĩnh vực khoa học máy tính là trí tuệ do con người lập trình tạo nên với mục tiêu
giúp máy tính có thể tự động hóa các hành vi thông minh như con người. Song song
với những thay đổi tích cực mà AI đem lại, ta không thể không để tâm đến những
nguy cơ tiêu cực mà trí tuệ nhân tạo cí thể mang đến. Trước hết, trí tuệ nhân tạo ảnh
hưởng đến vấn đề việc làm, khiến tỷ lệ thất nghiệp gia tăng. Trong tương lai, công
nghệ hoàn toàn có thể thay thế được con người để thực hiện một số công việc, khả
năng của AI trong lĩnh vực tự động hóa sẽ khiến nhiều công việc có tính chất lặp đi
lặp lại bị thay thế, dẫn tới việc người lao động sẽ trở nên không cần thiết. Bên cạnh
đó, trí tuệ nhân tạo có khả năng làm trầm trọng thêm tình trạng không công bằng
trong xã hội, kéo giãn khoảng cách giàu nghèo vốn đã ở mức đáng lo ngại. Những
ông chủ, người thuê nhân công đặc biệt ưa thích AI vì giúp cắt giảm được lượng
nhân công đáng kể trong khi hiệu quả, hiệu suất công việc vẫn được đảm bảo, có
khả năng được tăng thêm. Trong khi đó, những người lao động làm thuê đối mặt với
nguy cơ mất đi nguồn thu nhập, việc phân chia của cải trong xã hội từ đó có sự khác
biệt đáng kể. Không chỉ vậy, trí tuệ nhân tạo còn có khả năng ảnh hưởng đến hành
vi, mối quan hệ của con người, tạo ra một cuộc cạnh tranh mới giữa con người và hệ
thống thông minh với trí tuệ vô cùng phức tạp. Hiện nay, với sự ra đời và hiệu quả
của ChatGPT, nhiều người có xu hướng lạm dụng và phụ thuộc vào công cụ này,
khiến cho tư duy cá nhân bị suy giảm, gây khó khăn cho việc đánh giá nhận thức,
hành vi con người, đặt vấn đề bảo mật dữ liệu ở mức đáng báo động. Vụ bê bối
ChatGPT viết luận văn tốt nghiệp nhưng không bị phát hiện tại trường đại học ở
Nga đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về mức độ tinh vi cũng như sự lệ thuộc đáng
buồn của con người vào trí tuệ nhân tạo. Tuy nhiên, AI cũng không thể hoàn toàn
thay thế con người do sự thiếu hụt các kỹ năng mềm cũng như không có sự hoàn
thiện về trí tuệ cảm xúc. Do đó, con người ta cần học cách sử dụng AI hiệu quả,
tránh việc lạm dụng máy móc để đảm bảo cho sự phát triển và tồn tại của xã hội văn
minh con người.

You might also like