You are on page 1of 5

Ngày soạn: … / … / …… ĐỀ THI THỬ LẦN III - 2023 CHUYÊN NGOẠI NGỮ

ÍNHMôn thi: Ngữ Văn và Khoa học Xã hội


(Đề thi gồm có 06 trang) BẢN CH
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM
1. Từ nào sau đây có nghĩa là “có nhiều thành phần hoặc nhiều mặt, không đơn giản”?
A. phức hệ. B. phức hợp. C. phức tạp. D. phức điệu.
2. Xác định mối quan hệ về nghĩa giữa hai từ “huệ” trong bài thơ sau.
Hoa huệ
Trong trắng mà trang nghiêm
Hương ngát dài ngày đêm
Nhớ hoa giàu ân huệ
Gọi xuân về nắng lên.
(Trích Tuyển tập thơ - văn Hồ Đại Khải, NXB Quân đội nhân dân, 2017)
A. Từ đồng âm. B. Từ trái nghĩa. C. Từ đồng nghĩa. D. Từ nhiều nghĩa.
3. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong những câu thơ sau?
Ngàn lau cười trong gió
Hồn của mùa thu về
Hồn mùa thu sắp đi
Ngàn lau xao xác trắng
(Trích Chế Lan Viên toàn tập - Tập 1, NXB Văn học, 2002)
A. Nói quá và nhân hóa. B. Nhân hóa và điệp ngữ.
C. So sánh và điệp ngữ. D. So sánh và hoán dụ.
4. Cặp quan hệ từ nào dưới đây phù hợp với hai chỗ trống (…) để hoàn thành câu?
Sau này, lớn lên, đọc được những thơ văn ngoại quốc, (...) có nhận thấy cái hay cái đẹp của các đại thi hào Lamartine,
Hugo, Musset, Mallarmé, Byron, Omar Keyam, ... (...) tâm hồn tôi vẫn hình như lạc lõng vào một thế giới xa lạ không
hợp với mình.
A. vì - nên. B. nếu - thì. C. tuy - mà. D. để - cho.
5. Phương án nào nêu đúng ý nghĩa của các câu hỏi trong đoạn trích sau?
Ngoài song kia, mưa xuân hình như cũng được ướp hương thơm. Các thế hệ trong nhà đều đã say ngủ, những tiếng
thở đều đều. Mọi người mơ gì trong đêm đầu xuân ám áp? Cha già nhớ về bờ đê xanh mướt ngày hoa niên, mưa tơ
rơi trên sông vắng... Em bé ơi, em mơ gì mà cười trong giấc ngủ? Nụ cười như nụ hoa, bàn tay xiu xíu ôm má phính
hồng hồng.
(Trích Nhìn nhau trong nắng - Lê Thúy Hà, NXB Kim Đồng, 2016)
A. Thể hiện những băn khoăn, trăn trở của tác giả về con người khi độ xuân về.
B. Bày tỏ niềm yêu mến của tác giả trước thiên nhiên và con người trong đêm đầu xuân.
C. Diễn tả cảm giác mơ hồ và niềm xúc động, yêu mến thiên nhiên mùa xuân của tác giả.
D. Bộc lộ cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến của tác giả về cảnh vật và con người ngày xuân.
6. Các phương tiện liên kết hình thức nào được sử dụng trong đoạn trích sau?
Đọc Nguyên Hồng, thấy nhân vật phụ nữ nổi trội hẳn lên và có một vẻ riêng: thường là một bà mẹ trẻ, nghèo khổ
cần cù, nhẫn nại, giàu lòng vị tha và đức hi sinh, có một thứ bản năng tự nhiên của phụ nữ là thèm khát sự sinh nở
và yêu thương con tha thiết. Người đàn bà ấy thường là nạn nhân của chế độ hôn nhân gia đình phong kiến. Nhưng
trái tim sôi nổi, dễ yêu và yêu mãnh liệt, người đàn bà ấy nhiều khi gạt phăng cả những tục lệ, những thành kiến hà
khắc, quyền uy nhất để chạy theo tiếng gọi của hạnh phúc.
(Trích Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn - Nguyễn Đăng Mạnh, NXB Giáo dục, 2002)
A. Phép liên tưởng, phép nối và phép thế. B. Phép lặp từ ngữ, phép nối và phép thế.
C. Phép lặp từ ngữ, phép thế và phép liên tưởng. D. Phép nối, phép liên tưởng và phép lặp từ ngữ.
7. Câu nghi vấn (câu được gạch chân) nào sau đây KHÔNG dùng để hỏi?
- Trang 1/4 -
a. Thế nhưng cô đã hoàn toàn ngạc nhiên trước một bức tranh lạ của em học sinh tên là Đắc-gờ-lớt: bức tranh vẽ một
bàn tay. Nhưng đây là bàn tay của ai? Cả lớp bị lôi cuốn bởi hình ảnh đầy biểu tượng này. Một em đoán: “Đó
là bàn tay của bác nông dân.”. Một em khác cự lại: “Bàn tay thon thả thế này phải là bàn tay của một bác sĩ phẫu
thuật...”. Cô giáo đợi cả lớp bớt xôn xao dần rồi mới hỏi tác giả. Đắc-gờ-lớt cười ngượng nghịu: “Thưa cô, đó là
bàn tay của cô ạ!”.
(Theo Quà tặng của cuộc sống - Báo Tuổi Trẻ, NXB Trẻ, 2006)
b. Nhưng tạnh mất rồi. Tạnh rất nhanh như khi mưa đến. Sao chóng thế? Tôi bỗng thẫn thờ, tiếc không nói nổi. Rõ
ràng tôi không tiếc những viên đá. Mưa xong thì tạnh thôi. Mà tôi nhớ một cái gì đấy, hình như mẹ tôi, cái cửa sổ,
hoặc những ngôi sao to trên bầu trời thành phố. Phải, có thể những cái đó...
(Những ngôi sao xa xôi - Lê Minh Khuê, Ngữ văn 9 - Tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020)
c. Ơi ơi người em gái xõa tóc bên cửa sổ! Em yêu mùa xuân có phải vì nghe thấy rạo rực nhựa sống trong cành
mai, gốc đào, chồi mận ở ngoài vườn? Chàng trai kia yêu mùa xuân, phải chăng là tại lúc đôi mùa giao tiễn
nhau, chàng tưởng như nghe thấy đồi núi chuyển mình, sông hồ rung động trong cuộc đổi thay thường xuyên của
cuộc đời?
(Thương nhớ mười hai - Vũ Bằng, NXB Văn học, 1993)
d. Tôi nói:
- Sao bố kính trọng nó quá vậy?
Bố cười xòa:
- Không phải đâu, bố không cưỡng lại được trước món quà. Một món quà bao giờ cũng đẹp. Khi ta nhận hay cho
một món quà, ta cũng đẹp lây vì món quà.
(Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ - Nguyễn Ngọc Thuần, NXB Trẻ, 2002)
A. b. và d.. B. b. và c.. C. a. và b.. D. a. và d..
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi 8. và 9..
Chu trình Học tập Kolb dựa trên giả định rằng tri thức khởi nguồn từ kinh nghiệm và người học cần tham gia vào quá
trình kiến tạo tri thức, thay vì chỉ ghi nhớ những gì đã có. Nó cũng giống cách nói nôm na của người Việt Nam rằng người
học cần phải biến kiến thức thành của riêng mình. Bốn giai đoạn của Chu trình Học tập Kolb:
 Kinh nghiệm cụ thể (Concrete Experience): Người học thu thập những kinh nghiệm cụ thể, rời rạc qua các hoạt động
như đọc tài liệu, nghe giảng, nghe kể, xem video trên mạng, tự mày mò theo một số hướng dẫn, ... Đây chính là nguyên
liệu đầu vào cho quá trình “chế biến ra kiến thức của riêng mình”.
 Quan sát có suy tưởng (Reflective Observation): Người học học thông qua quá trình phân tích, đánh giá, tìm kiếm
ý nghĩa của các trải nghiệm ở giai đoạn trước. Các hoạt động này cần phải được tiến hành với một thái độ “phản tỉnh”
(reflective), với các quan sát cẩn thận và các quan điểm đa chiều.
 Khái niệm hóa (Abstract Conceptualization): Ta “gắn tên” để mô tả những kinh nghiệm, quan sát và đánh giá đã
tiến hành ở hai giai đoạn trước. Nếu không có bước này, các kinh nghiệm vẫn sẽ vụn vặt, rời rạc, và khó có thể hiểu
sâu hơn hoặc thực hành hiệu quả hơn.
 Thử nghiệm tích cực (Active Experimentation): Người học chủ động đưa những “khái niệm” đã được đúc rút trong
giai đoạn trước vào kiểm nghiệm trong thực tiễn một cách chủ động. Đây là bước cuối cùng trong quá trình tự trải
nghiệm và kiến tạo nên tri thức của riêng mình, bất kể bạn xác nhận hay phủ nhận bài học đã rút ra ở giai đoạn ba.”
(Tự học - Hoàng Anh Đức, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2022)
8. Văn bản trên được viết theo phương thức biểu đạt nào là chính?
A. Nghị luận. B. Miêu tả. C. Tự sự. D. Thuyết minh.
9. Bản chất của chu trình Kolb là gì?
A. Quá trình chiêm nghiệm, tự trải nghiệm.
B. Quá trình mô tả kinh nghiệm, quan sát, đánh giá.
C. Quá trình ghi nhớ những gì đã có.
D. Quá trình thu thập thông tin.
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi 10., 11. và 12..
- Trang 2/4 -
(1) Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên
cạnh chiếc ao làm “cung điện” của mình. (2) Quả như một câu chuyện thần thoại, như câu chuyện về một vị tiên, một con
người siêu phàm nào đó trong truyện cổ tích. (3) Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính
trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc đơn sơn. (4) Và chủ nhân chiếc nhà sàn này cũng trang phục hết sức
giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ của các chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả
phương Tây ca ngợi như một vật thần kì. (5) Hằng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn
dân tộc không chút cầu kì, như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa.
(Phong cách Hồ Chí Minh - Lê Anh Trà, Ngữ văn 9 - Tập 1, NXB Giáo dục 2020)

10. Các phép liên kết nào được sử dụng giữa câu (1) và câu (2)?
A. Phép liên tưởng và phép lặp. B. Phép thế và phép liên tưởng.
C. Phép nối và phép thế. D. Phép lặp và phép thế.
11. Câu văn nào có sử dụng một trích dẫn gián tiếp?
A. Câu (1). B. Câu (2). C. Câu (3). D. Câu (4).
12. Trong câu (4) và (5), tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì?
A. Liệt kê và so sánh. B. Nhân hóa và liệt kê. C. So sánh và nhân hóa. D. So sánh và điệp từ.
13. Nghệ thuật quân sự độc đáo nào đã được Lý Thường Kiệt sử dụng trong cuộc kháng chiến chống
quân xâm lược Tống (thế kỉ XI)?
A. Tiên phát chế nhân. B. Đóng cọc trên sông.
C. Vườn không nhà trống. D. Đánh điểm, diệt viện.
14. Phần lớn lãnh thổ nước ta có mùa mưa vào mùa hạ, tuy nhiên khu vực nào của nước ta có mùa
mưa lệch hẳn về thu - đông?
A. Khu vực Tây Bắc. B. Khu vực Đông Bắc.
C. Khu vực Đông Trường Sơn. D. Khu vực Đồng bằng Bắc Bộ.
15. Trong cộng đồng làng xã Việt Nam, người dân ghi nhận nếp sống văn hoá của mình và gìn giữ,
phát huy truyền thống văn hóa đó thông qua văn bản nào
A. Hiệp ước. B. Quy ước. C. Hương ước. D. Khế ước.
16. Bạn T cho rằng một người nhìn bên ngoài khỏe mạnh thì không thể bị nhiễm HIV. Bạn G phản
đối, cho rằng người bị nhiễm HIV có thể có vẻ ngoài bình thường, khoẻ mạnh. Bạn H cho rằng
người nhiễm HIV phải được đưa vào cơ sở cách li tập trung để tránh nguy cơ lây lan ra cộng đồng.
Bạn nào đã hiểu CHƯA đúng về người bị nhiễm HIV?
A. Bạn T và bạn G. B. Bạn G. C. Bạn H. D. Bạn T và bạn H.
17. Nhận định nào dưới đây về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 là đúng?
a. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân làm lung lay ý chí xâm lược của quân Mĩ.
b. Cuộc Tổng tiến công và nổi day Xuân Mậu Thân buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược.
c. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân là mốc đánh dấu sự thất bại của Mĩ trong chiến lược Chiến tranh
cục bộ.
d. Với cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân, Mĩ phải chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền
Bắc.
e. Với cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân, Mĩ phải chấp nhận đàm phán ở Pa-ri về chấm dứt chiến
tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.
A. b., c. và e.. B. a., c. và d.. C. b., c. và d.. D. a., b. và e..
18. Vì sao cùng là vùng núi nhưng chênh lệch nhiệt độ năm của Sa Pa (Lào Cai) lớn hơn so với Đà Lạt
(Lâm Đồng)?
A. Do Sa Pa có lượng mưa lớn hơn Đà Lạt. C. Do Sa Pa nằm ở độ cao lớn hơn so với Đà Lạt.

- Trang 3/4 -
B. Do Sa Pa có mùa đông lạnh hơn so với Đà Lạt. D. Do Sa Pa có mùa hè kéo dài hơn so với Đà Lạt.
19. Những loại tài sản nào dưới đây thuộc sở hữu toàn dân (tài sản công)?
A. Bệnh viện và phương tiện giao thông công cộng.
B. Tập đoàn kinh tế lớn, công viên giải trí và trường học.
C. Xí nghiệp quốc doanh và trụ sở cơ quan hành chính.
D. Tất cả tài sản do người dân của một quốc gia làm ra.
20. Có bao nhiêu giải pháp dưới đây là giải pháp thông minh giúp học sinh tránh nguy cơ bị xâm hại?
a. Tin tưởng và nghe lời những người lớn xung quanh mình.
b. Không công khai thông tin và hình ảnh cá nhân trên mạng xã hội.
c. Cảnh giác cao và hạn chế tiếp xúc với người lạ ở bất cứ đâu.
d. Chỉ ở nhà, không bao giờ ra ngoài đường trừ trường hợp cần thiết.
e. Tập võ hoặc tham gia các hoạt động thể chất để nâng cao sức khỏe.
A. Hai giải pháp. B. Ba giải pháp. C. Bốn giải pháp. D. Năm giải pháp.
B. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1. Trình bày cảm nhận của anh/chị (trong khoảng 100 từ) về tác dụng nghệ thuật của biện pháp
tu từ nhân hóa được sử dụng trong đoạn văn sau:
Cuộc hẹn của chúng tôi không rõ ràng, mỗi năm gió lại đến bằng một ngày khác nhau. Nên vừa bước qua tháng Chín,
tôi bắt đầu dời chiếc chuông gió sang cửa sổ phía Đông. Cuộc chờ đợi nhiều khi rất dài, đến nỗi quên phứt đi. Để rồi một
sớm mai, bỗng nghe hơi thở gió rất gần. Thoạt đầu, âm thanh ấy sẽ sàng từng giọt tinh tang, thoảng và e dè, như ai đó
đứng đằng xa ngoắc tay nhẹ một cái, như đang ngại ngần không biết người xưa có còn nhớ ta không. Rồi nó mừng húm,
khi nhận ra tôi chẳng quên được nó bao giờ […]. Cái chuông gió với những âm thanh mỏng manh trở thành thứ đồ chơi
lãng nhách, chẳng thể hiện nổi sự hừng hực, dạt dào của nó - bây giờ lớn thành một dòng gió, xấp xãi, cuống quýt xốc vào
tấm tole bên chái Đông đã bị đứt đinh từ mùa trước. Cồn cào. Nồng nhiệt. Mà thiệt dịu dàng. Ôi! Gió chướng.
(Trở gió - Nguyễn Ngọc Tư, Ngữ văn 7 - Tập 1 - Bộ sách Kết nối tri thức và cuộc sống,
NXB Giáo dục Việt Nam, 2022)
Câu 2. Trong khoảng 300 từ, anh/chị hãy nêu cảm nhận về khung cảnh thiên nhiên mùa thu và tâm
trạng của tác giả trong đoạn trích sau:
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
(Sang thu - Hữu Thỉnh, Ngữ văn 9 - Tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020)
* HẾT *
Thí sinh KHÔNG được sử dụng bất kì tài liệu nào.
Cán bộ coi thi KHÔNG giải thích gì thêm.

- Trang 4/4 -
GỢI Ý LÀM BÀI MÔN NGỮ VĂN VÀ KHOA HỌC XÃ HỘI
Đề thi Chuyên Ngoại Ngữ - Lần 3/2023
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
C A B C D B B D A B D A A C C D B B C B
B. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1.
- Chỉ ra được các từ ngữ thể hiện biện pháp nhân hóa trong đoạn văn:
... hơi thở gió rất gần ... nó mừng húm khi nhận ra tôi ..., sự hừng hực, dạt dào của nó; xấp xãi, cuống quýt; cồn cào, nồng
nhiệt, dịu dàng...
- Nêu tác dụng của phép tu từ nhân hóa và cảm nhận cá nhân:
a. Gợi tả:
Gió chướng hiện lên giống như một người bạn thường niên, với hành động, sự chuyển biến của cảm xúc, tính cách:
- Cơn gió e dè, ngại ngần khi mới đến.
- Cơn gió nồng nhiệt, dịu dàng khi xâm lấn không gian.
b. Gợi cảm:
- Gợi cảm xúc xao động, yêu mến cuộc sống và cách quan sát tinh tế của tác giả.
- Gợi cảm xúc đồng điệu, thú vị đối với người đọc.
Câu 2.
Mở đoạn/Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận:
- Tác giả: Hữu Thỉnh.
- Tác phẩm “Sang thu”: bức tranh thiên nhiên sang thu và tâm trạng của con người trong những năm tháng đất nước đã
thống nhất.
- Thiên nhiên và tâm trạng nhà thơ trong khổ 1 và khổ 2.
Thân đoạn/Thân bài: Học sinh thể hiện cảm nhận của bản thân, có thể cảm nhận theo 2 ý lớn: Bức tranh thiên nhiên -
cảm xúc trong 2 khổ thơ hoặc cảm nhận 2 ý đó song song trong từng đoạn thơ. Bài làm cần làm nổi bật được những ý cơ
bản sau:
a. Thiên nhiên sang thu
- Tín hiệu mùa thu và góc nhìn gần (hình ảnh bình dị, đặc trưng của mùa thu - hương ổi, gió se, sương thu)
- Tín hiệu mùa thu và không gian cao rộng (cảnh vật vận động: sông dénh dàng, chim vội vã, …)
* Tập trung vào một số hình ảnh độc đáo, giàu sức gợi tả về bước đi của thời gian: sương chùng chình qua ngõ - đám mây
mùa hạ vắt nửa mình sang thu. Chú ý khai thác biện pháp tu từ (nhân hóa, ẩn du), cấu trúc đối xứng, từ láy, ...
b. Cảm xúc của tác giả
- Ngạc nhiên, bâng khuâng khi thu sang (các thành phần tình thái: bỗng, hình như đến ngạc nhiên, mơ hồ).
- Tinh tế trước sự chuyển động của tạo vật.
- Tình yêu thiên nhiên, đất nước khi ngắm nhìn sự bình dị mà thư thả, nên thơ của đất nước khi đã qua những năm tháng
chiến tranh.
c. Đánh giá
- Mùa thu là đề tài quen thuộc nhưng tác giả vẫn chọn được góc nhìn thú vị, tinh tế.
- Mùa thu mang đặc trung xứ Bắc Bộ, gửi gắm tình cảm trân trọng thiên nhiên và cuộc sống của nhà thơ.
Kết đoạn/Kết bài: Khẳng định lại vấn đề và cảm xúc của bản thân.

* HẾT *
Giám khảo: ……………………………………………………

- Trang 5/4 -

You might also like