You are on page 1of 3

ĐỀ ÔN TẬP HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2023 – 2024 (Đề 5)

Môn: TOÁN 10 – Thời gian làm bài: 90 phút


I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)
Câu 1. Cho mệnh đề 𝐴: ”∀𝑥 ∈ ℕ, 𝑥 2 + 2𝑥 + 1 > 0". Tìm mệnh đề phủ định 𝐴̅ của 𝐴 và xác định
tính đúng sai của 𝐴̅.
A. 𝐴̅: "∀𝑥 ∈ ℕ, 𝑥 2 + 2𝑥 + 1 < 0". 𝐴̅ đúng.
B. 𝐴̅: "∃𝑥 ∈ ℕ, 𝑥 2 + 2𝑥 + 1 ≤ 0". 𝐴̅ đúng.
C. 𝐴̅: "∃𝑥 ∈ ℕ, 𝑥 2 + 2𝑥 + 1 ≤ 0". 𝐴̅ sai.
D. 𝐴̅: "∃𝑥 ∈ ℕ, 𝑥 2 + 2𝑥 + 1 < 0". 𝐴̅ sai.
Câu 2. Phần tô đậm trong biểu đồ Venn ở hình bên biểu diễn mối quan hệ nào giữa các tập hợp
A, B, và C?
A. 𝐴 ∩ 𝐵 ∩ 𝐶
B. 𝐴 ∩ (𝐵 ∪ 𝐶)
C. 𝐴 ∪ (𝐵 ∩ 𝐶)
D. 𝐴 ∪ (𝐵 ∪ 𝐶)

Câu 3. Bất phương trình nào sau đây là bất phương trình bậc nhất hai ẩn?
A. 2𝑥 + 𝑦 < 3 B. 4𝑥 + 3𝑦 + 3𝑧 ≥ 1 C. 𝑥 2 + 3𝑥 < −9 D. 3𝑥 + 𝑦 = 10
Câu 4. Điểm (−3; 2) thuộc miền nghiệm của bất phương trình nào dưới đây?
A. 3𝑥 + 6 ≥ 4𝑦 − 9 B. 5𝑥 + 3𝑦 + 10 ≤ 0
C. 𝑥 + 2𝑦 < 1 D. −2𝑥 − 𝑦 ≥ 4
Câu 5. Miền tam giác không bị gạch chéo (kể cả bờ) là miền nghiệm
của hệ bất phương trình nào dưới đây?
𝑥+𝑦≤3 𝑥+𝑦 ≥ 3
A. {2𝑥 + 3𝑦 ≤ 6 B. {2𝑥 + 3𝑦 ≤ 6
𝑥≤0 𝑥≥0

𝑥+𝑦≤3 𝑥+𝑦 ≤ 3
C. {2𝑥 + 3𝑦 ≤ 6 D. {2𝑥 + 3𝑦 ≤ 6
𝑦≥0 𝑥≥0

1
Câu 6. Cho biết sin 𝛼 = và cos 𝛼 < 0. Giá trị của góc 𝛼 là bao nhiêu?
2
A. 𝛼 = 30° B. 𝛼 = 150° C. 𝛼 = 60° D. 𝛼 = 120°
sin 𝑥
Câu 7. Đơn giản biểu thức 𝐸 = cot 𝑥 + 1+cos 𝑥 , ta được:
1 1
A. B. sin 𝑥 C. D. cos 𝑥
cos 𝑥 sin 𝑥
Câu 8. Cho tam giác có độ dài 3 cạnh lần lượt bằng 3, 8, 9 (đvđd). Khi đó góc lớn nhất trong tam
giác có cosin bằng bao nhiêu?
13 1 17 14
A. B. − 6 C. D.
27 18 27
Câu 9. Cho hình chữ nhật 𝐴𝐵𝐶𝐷 có cạnh 𝐴𝐵 = 4, 𝐵𝐶 = 6. 𝑀 là trung điểm của cạnh 𝐵𝐶, 𝑁 là
điểm thuộc đoạn 𝐶𝐷 sao cho 𝐷𝑁 = 3𝐶𝑁. Khi đó, bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác 𝐴𝑀𝑁
có giá trị bằng bao nhiêu?
5√2 3√5
A. B. 5√2 C. D. 3√5
2 2
Câu 10. Một tòa tháp cao 42 mét đứng trên đỉnh một ngọn đồi. Từ một điểm trên mặt đất cách xa
chân đồi, có thể nhìn thấy đỉnh tháp và chân tháp dưới góc 13,2° và 8,3° so với mặt đất (hình
bên). Tìm chiều cao của ngọn đồi (kết quả làm tròn tới hàng đơn vị)

A. 111 𝑚 B. 85 𝑚 C. 127 𝑚 D. 69 𝑚
Câu 11. Khẳng định nào sau đây ĐÚNG?
A. Hai vector được gọi là bằng nhau nếu chúng có chung điểm đầu và điểm cuối.
B. Hai vector được gọi là bằng nhau nếu chúng có cùng độ dài và cùng hướng.
C. Hai vector được gọi là bằng nhau nếu chúng có cùng phương và cùng độ dài.
D. Hai vector được gọi là bằng nhau nếu chúng có giá song song hoặc trùng nhau.
Câu 12. Cho lục giác đều 𝐴𝐵𝐶𝐷𝐸𝐹 tâm 𝑂. Số vector khác 0 ⃗ cùng phương với vector 𝑂𝐴 ⃗⃗⃗⃗⃗ có
điểm đầu, điểm cuối là đỉnh của lục giác và tâm 𝑂 là?
A. 6 B. 8 C. 9 D. 10
Câu 13. Cho hình bình hành 𝐴𝐵𝐶𝐷. Khẳng định nào sau đây đúng?
A. ⃗⃗⃗⃗⃗
𝐵𝐴 + ⃗⃗⃗⃗⃗
𝐵𝐶 = ⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝐵𝐷
⃗⃗⃗⃗⃗
B. 𝐴𝐶 = 𝐵𝐷 ⃗⃗⃗⃗⃗⃗
C. ⃗⃗⃗⃗⃗
𝐴𝐵 + ⃗⃗⃗⃗⃗
𝐵𝐶 + ⃗⃗⃗⃗⃗
𝐶𝐷 = ⃗⃗⃗⃗⃗
𝐷𝐴
⃗⃗⃗⃗⃗ + ⃗⃗⃗⃗⃗
D. 𝐴𝐵 𝐴𝐷 = 𝐶𝐵 ⃗⃗⃗⃗⃗ + 𝐶𝐷
⃗⃗⃗⃗⃗
Câu 14. Cho tam giác 𝐴𝐵𝐶 thoả mãn đẳng thức |𝐴𝐵 ⃗⃗⃗⃗⃗ + 𝐴𝐶
⃗⃗⃗⃗⃗ | = |𝐴𝐵
⃗⃗⃗⃗⃗ − 𝐴𝐶
⃗⃗⃗⃗⃗ |. Tam giác 𝐴𝐵𝐶 có đặc
điểm gì?
A. Cân tại 𝐴 B. Vuông tại 𝐴
C. Đều D. Vuông cân tại 𝐴
⃗ ⃗
Câu 15. Cho 2 vector 𝑎, 𝑏 khác 0 và không cùng phương.
Để 2 vector 3𝑎 − 2𝑏⃗ và (𝑥 + 1)𝑎 + 4𝑏⃗ cùng phương thì 𝑥 nhận giá trị là bao nhiêu?
A. −7 B. 6 C. −6 D. −5
Câu 16. Tam giác 𝐴𝐵𝐶 có 𝑀(2; 3), 𝑁(0; −4), 𝑃(−1; 6) lần lượt là trung điểm các cạnh
𝐵𝐶, 𝐶𝐴, 𝐴𝐵. Tìm toạ độ đỉnh 𝐴.
A. (1; 5) B. (1; −10) C. (−2; −7) D. (−3; −1)
Câu 17. Tam giác 𝐴𝐵𝐶 đều có cạnh bằng 𝑎. Tính tích vô hướng ⃗⃗⃗⃗⃗
𝐴𝐵 . ⃗⃗⃗⃗⃗
𝐴𝐶 .
2 2 𝑎 2 −𝑎2
√3𝑎 −√3𝑎
A. B. C. D.
2 2 2 2
Câu 18. Tam giác 𝐴𝐵𝐶 có toạ độ các đỉnh 𝐴(−3; 0), 𝐵(3; 0), 𝐶(2; 6) và trực tâm 𝐻(𝑎; 𝑏). Tính
giá trị biểu thức 𝑎 + 6𝑏.
A. 𝑎 + 6𝑏 = 7 B. 𝑎 + 6𝑏 = 8
C. 𝑎 + 6𝑏 = 6 D. 𝑎 + 6𝑏 = −6
Câu 19. Kết quả đo chiều dài của một cây cầu được ghi là 152 𝑚 ± 0,2 𝑚. Tìm sai số tương đối
của phép đo chiều dài cây cầu.
A. 𝛿𝑎 < 0,131% B. 𝛿𝑎 ≤ 0,131% C. 𝛿𝑎 = 0,131% D. 𝛿𝑎 < 1,31%

Câu 20. Tiền thưởng hoa hồng của các nhân viên bán hàng tháng 2 được sắp xếp như sau:
10% 15% 5% 20% 25%

Biết lương cứng của nhân viên đều là 5.000.000 (VNĐ). Số trung vị tiền lương tháng 2 của các
nhân viên trên là:
A. 250.000 B. 750.000
C. 5.250.000 D. 5.750.000
II. Tự luận (5 điểm)
3𝑥 + 𝑦 ≤ 6
𝑥+4≤4
Câu 1: (1,5 điểm) Cho hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn: {
𝑥≥0
𝑦≥0
a. Biểu diễn miền nghiệm hệ bất phương trình trên mặt phẳng với hệ trục toạ độ 𝑂𝑥𝑦. (1đ)
b. Tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của biểu thức 𝐹(𝑥; 𝑦) = 4𝑥 − 𝑦 − 2 với (𝑥; 𝑦) thoả
mãn hệ bất phương trình trên. (0,5đ)
Câu 2: (1,5 điểm)
1 −2 tan 𝛼+3 cot 𝛼
a. Cho cos 𝛼 = − 2 với 0° < 𝛼 < 180° . Tính giá trị biểu thức 𝐴 = tan 𝛼+6 cot 𝛼 (0,5đ)
b. Cho tam giác 𝐴𝐵𝐶 biết 𝑎 = 21; 𝑏 = 17; 𝑐 = 10. Tính diện tích 𝑆 tam giác 𝐴𝐵𝐶, độ dài
đường cao ℎ𝑎 và bán kính đường tròn nội tiếp 𝑟 của tam giác. (1đ)
Câu 3: (1,5 điểm) Cho tam giác 𝐴𝐵𝐶 có 𝐴(−4; 1), 𝐵(2; 4) và trọng tâm 𝐺(0; 1) của tam giác.
a. Tìm toạ độ đỉnh 𝐶 của tam giác 𝐴𝐵𝐶.
b. Tìm toạ độ điểm 𝐷 nằm trên trục hoành sao cho 3 điểm 𝐴, 𝐵, 𝐷 thẳng hàng.
c. Tìm toạ độ điểm E sao cho tứ giác ABCE là hình bình hành.
Câu 4: (0,5 điểm) Cho tam giác 𝐴𝐵𝐶 có 3 cạnh 𝐵𝐶 = 𝑎, 𝐶𝐴 = 𝑏, 𝐴𝐵 = 𝑐 và 𝐼 là tâm đường tròn
nội tiếp tam giác. Chứng minh rằng:
⃗⃗⃗⃗ + 𝑏𝐼𝐵
𝑎𝐼𝐴 ⃗⃗⃗⃗ + 𝑐𝐼𝐶
⃗⃗⃗⃗ = ⃗0

Hết

You might also like