You are on page 1of 22

Đề cương ôn

tập
HỌC PHẦN: HỆ THỐNG LIÊN LẠC, DẪN ĐƯỜNG,
GIÁM SÁT (CNS/ATM)

CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM VỀ CNS/ATM CỦA ICAO

STT Câu hỏi


1. Nêu đặc trưng các tính năng trong môi trường thông tin hiện tại (trước khi thực hiện CNS/ATM)?
A. Liên lạc thoại HF và VHF giữa KSVKL và người lái được công nhận là kênh liên lạc chính của thông tin
liên lạc Air-ground.
B. Đường dây điện thoại dân dụng được sử dụng cho liên lạc thoại giữa ground-ground.
C. Mạng Viễn thông cố định hàng không (AFTN) là các phương tiện liên lạc bằng điện văn giữa ground-
ground.
D. Tất cả các câu trên.
2. Những hạn chế về thoại của hệ thống thông tin liên lạc hiện tại (trước khi thực hiện CNS/ATM)?
A. Thông tin thoại có tốc độ truyền thông tin nhanh.
B. Các sự cố về thông tin thoại phát sinh do kỹ năng ngôn ngữ hay giọng nói của KSVKL và người lái.
C. Việc truyền và hiểu thông tin giữa KSVKL và người lái tàu bay dễ dàng.
D. Khối lượng việc làm của KSVKL không cao.
3. Những hạn chế về dữ liệu của các hệ thống thông tin hiện tại (trước khi thực hiện CNS/ATM)?
A. Thiếu các hệ thống trao đổi dữ liệu không-địa dạng số để hỗ trợ cho các hệ thống tự động trên tàu bay và
mặt đất.
B. Mạng thoại/dữ liệu dưới mặt đất hiện tại hoạt động kém hiệu quả.
C. Thiếu sự kết nối toàn cầu.
D. Tất cả các câu trên.
4. Hãy nêu các hệ thống dẫn đường khu vực Đường dài của dẫn đường hiện tại (trước khi thực hiện
CNS/ATM)?
A. Đài dẫn đường NDB, VOR. Thiết bị đo cự ly bằng vô tuyến DME.
B. Hệ thống dẫn đường quán tính INS. Hệ thống tham chiếu quán tính IRS.
C. Thiết bị đo độ cao khí áp (Baromatric Altitude).
D. Tất cả các loại trên.
5. Hãy nêu các hệ thống dẫn đường khu vực Tại sân của dẫn đường hiện tại (trước khi thực hiện
CNS/ATM)?
A. Đài dẫn đường NDB, VOR. Thiết bị đo cự ly bằng vô tuyến DME.
B. Hệ thống dẫn đường quán tính INS. Hệ thống tham chiếu quán tính IRS.
C. Hệ thống hạ cánh bằng thiết bị ILS. Đồng hồ đo độ cao vô tuyến.
D. Thiết bị đo độ cao khí áp (Baromatric Altitude).
6. Nêu những hạn chế của các hệ thống dẫn đường hiện tại (trước khi thực hiện CNS/ATM)?
A. Các đài VOR/DME và các thiết bị khác không với hết tầm phủ và không phủ nhiều khu vực của thế giới.
B. Những tính năng giới hạn của hệ thống hiện tại (như ILS) liên quan đến tầm phủ, tính ổn định và độ
chính xác.
C. Hạn chế độ chính xác, điều đó không cho phép sử dụng linh hoạt các đường bay và hạn chế về dẫn
đường khu vực.
D. Tất cả các câu trên.
7. Các loại hệ thống giám sát trong môi trường giám sát hiện tại (trước khi thực hiện CNS/ATM)?
A. Radar mode S.
B. Radar mode A/C.
C. ADS-B.
D. MLAT.
8. Những hạn chế của các hệ thống giám sát hiện tại (trước khi thực hiện CNS/ATM)?
A. Tầm phủ rộng và kín khắp thế giới.
B. Độ chính xác của thiết bị giám sát.
C. Các vấn đề của Radar giám sát thứ cấp mode S.
D. Tất cả các câu trên.
Đề cương ôn
STT Câu hỏi
tập

9. Trong quản lý không lưu ATM, thành phần nào là quan trọng nhất?
A. Quản lý không phận (AirSpace Management –ASM).
B. Dịch vụ không lưu (Air Traffic Services - ATS).
C. Quản lý luồng không lưu (Air Traffic Flow Management - ATFM).
D. Dịch vụ báo động.
10. Các chức năng hỗ trợ chính cho quản lý không lưu (ATM)?
A. Thông tin.
B. Dẫn đường.
C. Giám sát.
D. Tất cả các câu trên.
11. Những yêu cầu cho hệ thống ATM tương lai?
A. Cung cấp cho người sử dụng sự linh hoạt tối đa trong việc sử dụng không phận.
B. Chức năng tương thích của dữ liệu trao đổi giữa các tàu bay và các thành phần mặt đất.
C. Chia sẻ không phận giữa các nhóm người dùng khác nhau phải tổ chức linh hoạt nhất có thể.
D. Tất cả các câu trên.
12. Nhiệm vụ chính của Ủy ban đặc biệt FANS-I về hệ thống dẫn đường tương lai?
A. Triển khai kế hoạch phối hợp toàn cầu.
B. Xác định những hạn chế tương lai.
C. Áp dụng các công nghệ mới.
D. Tất cả các câu trên.
13. Nhiệm vụ chính của Ủy ban đặc biệt FANS-II về CNS/ATM?
A. Xác định nhu cầu về không lưu.
B. Triển khai một kế hoạch phối hợp toàn cầu để triển khai khái niệm CNS/ATM của ICAO.
C. Xác định những hạn chế hiện tại.
D. Áp dụng các công nghệ mới.
14. CNS/ATM được định nghĩa bởi ICAO như sau “Các hệ thống thông tin, dẫn đường và giám sát, sử
dụng công nghệ …, bao gồm các hệ thống … cùng với các hệ thống … hỗ trợ cho việc quản lý không
lưu … một cách ...” Chọn các từ thêm vào cho đúng?
A. Kỹ thuật số, vệ tinh, tự động hóa, toàn cầu, thông suốt.
B. Vệ tinh, kỹ thuật số, tự động hóa, toàn cầu, thông suốt.
C. Tự động hóa, vệ tinh, kỹ thuật số, toàn cầu, thông suốt.
D. Kỹ thuật số, vệ tinh, tự động hóa, thông suốt, toàn cầu.
15. Các phát biểu nào sau đây là KHÔNG đúng với hệ thống quản lý không lưu (ATM)?
A. Hệ thống ATM là một thực thể toàn diện.
B. Hệ thống ATM bao gồm nhiều thành phần và chúng có mối tương quan phức tạp.
C. Hệ thống ATM hoạt động mà không cần các thành phần của nó. Các thành phần phải được tích hợp với
nhau.
D. Tất cả các câu trên.
16. Việc cải thiện ATM sẽ cho phép sử dụng linh hoạt và hiệu quả hơn không phận và tăng cường an
toàn không lưu. Cải thiện nào sau đây được dự kiến?
A. Cải thiện việc xử lý và truyền thông tin giữa các nhà khai thác hàng không, các tàu bay, và các đơn vị
ATS.
B. Mở rộng giám sát.
C. Các hệ thống xử lý dữ liệu mặt đất được mở rộng, bao gồm hệ thống hiển thị dữ liệu ADS thu được và
dữ liệu của tàu bay đến cho KSV KL.
D. Tất cả các câu trên.
17. Trong tương lai, điều chế kỹ thuật số sẽ được sử dụng rộng rãi trong liên lạc di động hàng không,
mục đích của việc thực hiện này là gì?
A. Cho phép dòng thông tin luân chuyển hiệu quả thấp.
B. Sử dụng tối ưu tự động hóa trên máy bay và dưới mặt đất.
C. Sử dụng phổ tần số một cách tùy tiện.
D. Tất cả các câu trên.
Đề cương ôn
STT Câu hỏi
tập

18. Một số tính năng chính của hệ thống thông tin liên lạc trong CNS/ATM?
A. Hầu hết thông tin liên lạc thường xuyên được thực hiện bằng cách trao đổi dữ liệu.
B. Thông tin liên lạc bằng thoại chủ yếu được sử dụng trong các tình huống không thường xuyên và các
trường hợp khẩn cấp;
C. Có nhấn mạnh vào kết nối và khai thác tính toàn cầu.
D. Tất cả các câu trên.
19. Một trong các ứng dụng thông tin liên lạc hỗ trợ cho các hệ thống tự động hóa, Thông tin dữ liệu
giữa KSVKL và tổ lái được thực hiện qua ứng dụng nào?
A. DFIS.
B. AIDC.
C. CPDLC.
D. AMHS.
20. Một trong các ứng dụng thông tin liên lạc hỗ trợ cho các hệ thống tự động hóa, Dịch vụ thông báo
chuyến bay bằng kết nối dữ liệu được thực hiện qua ứng dụng nào?
A. DFIS.
B. AIDC.
C. CPDLC.
D. AMHS.
21. Một trong các ứng dụng thông tin liên lạc hỗ trợ cho các hệ thống tự động hóa, Liên lạc dữ liệu
giữa các cơ sở dịch vụ không lưu ATS – ATS được thực hiện qua ứng dụng nào?
A. DFIS.
B. AIDC.
C. CPDLC.
D. AMHS.
22. Một trong các ứng dụng thông tin liên lạc hỗ trợ cho các hệ thống tự động hóa, hệ thống xử lý điện
văn Hàng không được thực hiện qua ứng dụng nào?
A. DFIS.
B. AIDC.
C. CPDLC.
D. AMHS.
23. Tại sân bay, những thiết bị dẫn đường nào dùng cho tiếp cận chính xác CAT. 1?
A. ADS-C
B. Radar sơ cấp (PSR)
C. VOR/DME
D. ILS (hay MLS).
24. Giải pháp nào để khắc phục việc không thể giám sát khu vực bề mặt sân bay trong điều kiệm tầm
nhìn thấp?
A. Triển khai ADS-C qua AMSS hay HFDL.
B. Lắp đặt thêm các đài VOR/DME.
C. Thực hiện GNSS.
D. Triển khai ADS-B giúp kiểm soát di chuyển bề mặt sân bay.
25. Số lượng radar thứ cấp (SSR) chưa được lắp đặt đầy đủ, sẽ gây ra hạn chế nào?
A. Không cung cấp giám sát radar đầy đủ trong không phận.
B. Hạn chế tốc độ truyền dữ liệu giữa các cơ sở ATS.
C. Gây nhiễu, ồn cho thoại sóng HF.
D. Không cung cấp tín hiệu dẫn đường cho tàu bay vào khu vực này.
26. Tại vùng ngoài tầm phủ của VOR/DME/NDB, tàu bay sẽ sử dụng phương tiện nào để dẫn đường?
A. Thiết bị INS/IRS trên tàu bay.
B. Thiết bị AFTN/CIDIN/ATN.
C. Thoại qua sóng vô tuyến HF/VHF.
D. Việc sử dụng radar thứ cấp (SSR) non-monopulse.
Đề cương ôn
STT Câu hỏi
tập
27. Hệ thống nào được sử dụng thay thế để khắc phục các khuyết điểm, và không đáp ứng được các
yêu cầu hiện nay của hệ thống AFTN?
A. Hệ thống GNSS.
B. Hệ thống ATN/AMHS.
C. Hệ thống ADS-B.
D. Hệ thống radar thứ cấp Mode C.
28. Một trong những yêu cầu mới về chức năng của các hệ thống giám sát?
A. Xây dựng các phương thức riêng cho giám sát bằng mắt để hổ trợ việc kiểm soát sự di chuyển trên bề
mặt sân bay trong điều kiện tầm nhìn thấp.
B. Đề xuất ADS để cung cấp khả năng giám sát cho khu vực không có radar bao phủ.
C. Cung cấp tầm phủ radar sơ cấp đầy đủ cho giám sát chuyến bay en-route.
D. Gia tăng số điểm báo cáo vị trí bằng thoại bắt buộc bên trong FIR.
29. Nguồn cung cấp thời gian chuẩn cho hệ thống CNS/ATM?
A. Từ tín hiệu của hệ thống GNSS.
B. Dữ liệu thời gian từ cơ sở ATS lân cận.
C. Đồng hồ thạch anh được xây dựng trong máy tính chủ của hệ thống tự động hóa.
D. Dữ liệu từ hệ thống internet.
30. Cung cấp dịch vụ không lưu (Air Traffic Services - ATS) bao gồm những dịch vụ cơ bản nào?
A. Dịch vụ Internet cho hành khách đi tàu bay.
B. Dịch vụ kiểm soát không lưu, dịch vụ thông báo bay, dịch vụ báo động.
C. Dịch vụ Quản lý luồng không lưu (ATFM).
D. Dịch vụ cung cấp thông tin hành khách đi tàu bay.
31. Vấn đề quản lý vùng trời (ASM) hiện tại gặp khó khăn, hạn chế nào?
A. Vùng trời bị ô nhiễm cao.
B. Các hệ thống CNS chưa bao phủ hết vùng trời toàn cầu.
C. Trình độ nhân sự chưa được nâng cao.
D. Cấu trúc đường bay không linh hoạt.
32. Công tác cung cấp dịch vụ không lưu (ATS) hiện còn gặp khó khăn, hạn chế nào?
A. Thông tin liên lạc dữ liệu air-ground và ground-ground chưa đầy đủ và đáp ứng yêu cầu của ATM.
B. Thiếu tài chính để nâng cấp thiết bị CNS cho tàu bay.
C. Các hệ thống ATM chưa bao phủ hết toàn cầu.
D. Lực lượng nhân sự ATS chưa đủ năng lực làm việc trên các thiết bị CNS.
33. Các ứng dụng giám sát mới dưới đây, ứng dụng nào dùng trên tàu bay?
A. Tránh va chạm của tàu bay- ACAS.
B. Kiểm soát di chuyển bề mặt sân bay bằng ứng dụng liên quan ADS-B.
C. Hợp nhất ADS và dữ liệu radar trong hệ thống tự động kiểm soát không lưu.
D. Ứng dụng liên quan ADS–C tự động nhận các tham số của tàu bay.
34. Hệ thống ATM mới yêu cầu cung cấp cho người sử dụng sự linh hoạt tối đa trong việc sử dụng
không phận, điều nào sau đây đáp ứng cho yêu cầu đó?
A. Phát triển hệ thống xử lý điện văn AMHS.
B. Phát triển hệ thống vệ tinh dẫn đường toàn cầu GNSS.
C. Chuyển đổi sử dụng hệ thống radar giám sát thứ cấp đơn xung, chế độ S (MSSR Mode S).
D. Sử dụng kết nối dữ liệu VHF cho liên lạc dữ liệu không-địa.
Đề cương ôn
tập
CHƯƠNG 2: CÁC KHÍA CẠNH CẤU TRÚC CỦA CNS/ATM

STT Câu hỏi


1. Cơ sở của thể chế hệ thống CNS/ATM bao gồm các thành phần nào?
A. Hệ tọa độ tham chiếu toàn cầu và khung thời gian toàn cầu.
B. Hệ thống các yêu cầu khai thác (chất lượng). Các tiêu chuẩn quốc tế (hệ thống và phương thức).
C. Chiến lược hướng dẫn toàn cầu (lập kế hoạch, việc thực hiện, phân tích giữa lợi ích/chi phí).
D. Tất cả các câu trên.
2. Trong cấu trúc thể chế CNS/ATM, việc triển khai và thông qua SARPs và PANS được thực hiện
trong bước nào dưới đây?
A. Triển khai kế hoạch không vận toàn cầu đối với các hệ thống CNS/ATM.
B. Phân tích các hạn chế và triển vọng của hệ thống không lưu hiện tại.
C. Triển khai khái niệm CNS/ATM.
D. Xây dựng khung thời gian toàn cầu.
3. Bước nào là bước sau cùng trong Triển khai kế hoạch không vận toàn cầu đối với các hệ thống
CNS/ATM?
A. Hướng dẫn thực hiện hệ tọa độ tham chiếu toàn cầu.
B. Triển khai và thông qua SARPs và PANS.
C. Hướng dẫn lập kế hoạch và thực hiện.
D. Hướng dẫn phân tích kinh tế.
4. Hãy nêu các yêu cầu đối với hệ tọa độ toàn cầu?
A. Hệ tham chiếu toàn cầu. Độ chính xác đáp ứng theo yêu cầu hàng không.
B. Phù hợp với ellipsoid quốc gia/địa phương.
C. Được hệ thống dẫn đường vệ tinh sử dụng.
D. Tất cả các câu trên.
5. Các yêu cầu khung thời gian toàn cầu bao gồm?
A. Khung tham chiếu thời gian toàn cầu. Phân phối toàn thế giới.
B. Được các hệ thống dẫn đường vệ tinh sử dụng.
C. Đạt được rõ ràng. Chính xác và ổn định.
D. Tất cả các câu trên
6. Từ viết tắt của Yêu cầu chất lượng toàn bộ hệ thống?
A. RTSP.
B. RCP.
C. RNP.
D. RSP.
7. Từ viết tắt của Yêu cầu chất lượng thông tin liên lạc?
A. RTSP.
B. RCP.
C. RNP.
D. RSP.
8. Từ viết tắt của Yêu cầu chất lượng dẫn đường?
A. RTSP.
B. RCP.
C. RNP.
D. RSP.
9. Từ viết tắt của Yêu cầu chất lượng giám sát?
A. RTSP.
B. RCP.
C. RNP.
D. RSP.
10. Các Yêu cầu chất lượng toàn bộ hệ thống RTSP?
A. RTSP sẽ định rõ tiêu chuẩn toàn hệ thống cần đáp ứng về an toàn, điều hòa, hiệu quả, chia sẻ vùng không
phận & trong phạm vi yếu tố con người.
Đề cương ôn
STT Câu hỏi
tập
B. RTSP sẽ định rõ tiêu chuẩn toàn hệ thống cần đáp ứng về an toàn.
C. RTSP sẽ định rõ tiêu chuẩn toàn hệ thống cần đáp ứng về điều hòa, hiệu quả.
D. RTSP sẽ định rõ tiêu chuẩn toàn hệ thống cần đáp ứng về an toàn, điều hòa, hiệu quả, chia sẻ vùng không
phận.
11. Các thông số chung về Chất lượng hệ thống CNS?
A. Độ sẵn sàng. Tính toàn vẹn. Tính liên tục của dịch vụ. Độ chính xác.
B. Độ sẵn sàng. Tính toàn vẹn. Tính liên tục của dịch vụ.
C. Độ sẵn sàng. Tính toàn vẹn. Độ chính xác.
D. Tính toàn vẹn. Tính liên tục của dịch vụ. Độ chính xác.
12. Yếu tố con người được xem xét trong môi trường CNS/ATM?
A. Trách nhiệm, Khả năng.
B. Khả năng, Hạn chế.
C. Hạn chế, Trách nhiệm
D. Trách nhiệm, Khả năng, Hạn chế
13. Yếu tố con người cần xem xét khi thực hiện các thành phần nào trong môi trường CNS/ATM?
A. Mức an toàn mục tiêu hệ thống tương lai.
B. Xác định hệ thống và năng lực tài nguyên.
C. Tổ chức luồng không lưu.
D. Tất cả các câu trên.
14. Các yếu tố cần xem xét ảnh hưởng lên KSV KL và người lái tàu bay?
A. Hạn chế ở những thông tin không cần thiết nhằm ngăn ngừa quá tải thông tin.
B. Không phận đơn liên tục, không nên gián đoạn khai thác, thiếu nhất quán giữa loại không phận & loại
phương tiện.
C. Trách nhiệm của người lái tàu bay, KSV KL và người thiết kế hệ thống nên được xác định rõ ràng.
D. Tất cả các câu trên.
15. Các cơ sở của thể chế hệ thống CNS/ATM dưới đây, cơ sở nào phải thực hiện đầu tiên?
A. Hệ thống các yêu cầu khai thác (chất lượng).
B. Các tiêu chuẩn quốc tế (hệ thống và phương thức).
C. Hệ tọa độ tham chiếu toàn cầu.
D. Chiến lược hướng dẫn toàn cầu (lập kế hoạch, việc thực hiện, phân tích giữa lợi ích/chi phí).
16. Bước nào thực hiện sau cùng trong xây dựng thể chế CNS/ATM?
A. Triển khai kế hoạch không vận toàn cầu đối với các hệ thống CNS/ATM.
B. Phân tích các hạn chế và triển vọng của hệ thống không lưu hiện tại.
C. Triển khai khái niệm CNS/ATM.
D. Khung thời gian toàn cầu.
17. Hệ tọa độ tham chiếu toàn cầu trong CNS/ATM?
A. WGS-72 (World Geodetic System 1972).
B. Krassovsky (1940).
C. WGS-84 (World Geodetic System 1984).
D. GRS80 (Canb).
18. ICAO đã thông qua WGS-84, là hệ tọa độ tham chiếu toàn cầu cho Hàng không dân dụng và ngày
áp dụng chính thức từ khi nào?
A. 01/01/1998.
B. 01/07/1998.
C. 01/01/1984.
D. 01/07/1984.
19. Khung thời gian nào được sử dụng trong hệ thống CNS/ATM?
A. Thời gian thiên văn trung bình (Mean Sidereal Time).
B. Thời gian toàn cầu UT (Universal Time).
C. Thời gian quốc tế theo đồng hồ nguyên tử TAI (Atomic International Time).
D. Thời gian phối hợp toàn cầu UTC (Universal Time Coordination).
20. Những tiêu chí nào dưới đây là cơ sở để đưa ra các yêu cầu thông số chung về chất lượng CNS?
A. Tính hiệu quả kinh tế của hệ thống.
Đề cương ôn
STT Câu hỏi
tập
B. Cấp độ quan trọng của vùng không phận.
C. Kịch bản quản lý không lưu đối với một vùng không phận đã cho.
D. Yêu cầu chất lượng giám sát RSP.
21. Tiêu chuẩn cho CNS/ATM thể hiện qua các tài liệu nào do ICAO ban hành?
A. Tài liệu kiểm soát giao tiếp (ICD).
B. Phương thức các dịch vụ không vận (PANS), tiêu chuẩn và khuyến cáo thực hành (SARP).
C. Tiêu chuẩn EUROCONTROL.
D. Tiêu chuẩn ARINC.
22. Quá trình chuyển đổi sang hệ thống CNS/ATM phải tuân thủ theo nguyên tắc nào?
A. Mức độ an toàn hàng không được bảo đảm không suy giảm.
B. Tuân thủ đúng thủ tục hành chính, chi phí tài chính đã phê duyệt.
C. CNS/ATM nên được thực hiện đột phá trong việc triển khai công nghệ và phương thức.
D. Chuyển đổi trước với các hệ thống lớn, quan trọng.
23. Những nhận định nào dưới đây là đúng trong quá trình chuyển đổi sang CNS/ATM?
A. Tập trung nguồn lực tài chính cao nhất để triển khai thực hiện CNS/ATM mới.
B. Chuyển đổi sang CNS/ATM mới càng nhanh càng tốt nếu có thể.
C. Phối hợp với khu vực, quốc gia lân cận tạo sự nhất quán, phù hợp khi chuyển đổi sang CNS/ATM.
D. Tuân thủ đúng thủ tục hành chính, chi phí tài chính đã phê duyệt.
Đề cương ôn
tập
CHƯƠNG 3: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN LIÊN LẠC

STT Câu hỏi


1. Hãy cho biết dạng liên kết dữ liệu không-địa HF data link đáp ứng yêu cầu nào?
A. Khả năng giám sát bằng ADS-B.
B. Khả năng truyền thoại số cho khu vực bay trên lục địa.
C. Khả năng giám sát bằng Radar.
D. Thông tin liên lạc ở 2 cực trái đất.
2. Trong hệ thống CNS/ATM, dạng liên lạc kết nối dữ liệu không-địa nào thích hợp nhất cho khu vực
vùng biển, vùng xa xôi?
A. VDL Mode 3.
B. Satcom data link.
C. HF.
D. VHF.
3. Hệ thống thông tin liên lạc CPDLC cung cấp dịch vụ nào dưới đây?
A. Cung cấp thông tin khí tượng.
B. Hiệp đồng tự động giữa các cơ quan ATC lân cận.
C. Liên lạc trực tiếp giữa người lái tàu bay và KSVKL.
D. Báo cáo về vị trí tàu bay tự động.
4. Trong hệ thống CNS/ATM, dạng liên lạc kết nối dữ liệu không-địa nào thích hợp nhất cho vùng
Terminal (trung tận), mật độ lưu thông cao?
A. AMSS (Satellite data link).
B. Mode S datalink.
C. HF data link.
D. VDL Mode 2.
5. Với hình thức liên lạc dữ liệu VHF data link, chế độ hoạt động nào chỉ cho phép truyền dữ liệu?
A. Mode 2.
B. Mode 3.
C. Mode 4.
D. Mode 2 và Mode 4.
6. Với hình thức liên lạc dữ liệu VHF data link (VDL), chế độ hoạt động nào cho phép truyền cả thoại
và dữ liệu?
A. Mode 2.
B. Mode 3.
C. Mode 4.
D. Mode 2 và Mode 3.
7. Dạng liên lạc kết nối dữ liệu không-địa VDL Mode 4 cung cấp dịch vụ nào dưới đây?
A. Gởi dữ liệu hiệu chỉnh vi sai GNSS.
B. Giám sát mặt đất sân bay.
C. Khả năng truyền thoại số khu vực biển.
D. Khả năng truyền thoại số khu vực lục địa.
8. Hãy nêu các ứng dụng của mạng dữ liệu đất đối đất?
A. Truyền dữ liệu radar, dữ liệu thông tin liên lạc, dữ liệu điều hành bay, dữ liệu hiệp đồng giữa các cơ sở
ATC (AIDC).
B. Truyền các dữ liệu "telemetry" của các vệ tinh thông tin.
C. Truyền các dữ liệu ACAS của tàu bay.
D. Truyền các tín hiệu truyền hình.
9. Ngoài những hạn chế về mặt kỹ thuật của liên lạc thoại không-địa thì còn những hạn chế nào từ yếu
tố con người?
A. Sự biểu cảm của người nói.
B. Kỹ năng về ngôn ngữ hoặc ngữ âm của KSVKL và người lái.
C. Can nhiễu từ các thiết bị thu/phát sóng vô tuyến của con người.
D. Khả năng sử dụng các thiết bị liên lạc.
Đề cương ôn
STT Câu hỏi
tập
10. Mạng truyền dữ liệu AFTN?
A. Mạng truyền dữ liệu và thoại giữa các cơ sở hàng không cố định.
B. Mạng truyền dữ liệu di động hàng không.
C. Mạng truyền dữ liệu giữa các cơ sở hàng không cố định.
D. Mạng truyền thoại di động hàng không.
11 Để đáp ứng yêu cầu Hiệp đồng tự động giữa các cơ sở điều khiển không lưu (ATC) lân cận, hệ thống
thông tin liên lạc nào được sử dụng?
A. CPDLC.
B. ADS-C.
C. AIDC.
D. DFIS.
12. Để đáp ứng yêu cầu Báo cáo về vị trí (ADS) tàu bay tự động, các hệ thống thông tin liên lạc nào
được sử dụng?
A. CPDLC.
B. ADS-C.
C. DFIS.
D. AMHS.
13. Hệ thống thông tin liên lạc DFIS cung cấp dịch vụ nào dưới đây?
A. Hiệp đồng tự động giữa các cơ quan ATC lân cận.
B. Liên lạc trực tiếp giữa người lái và KSVKL.
C. Báo cáo về vị trí tàu bay tự động.
D. Cung cấp thông tin khí tượng.
14. Dạng liên lạc kết nối dữ liệu không-địa VDL Mode 3 đáp ứng các yêu cầu nào dưới đây?
A. Giám sát mặt đất sân bay.
B. Khả năng truyền thoại số khu vực biển.
C. Khả năng truyền thoại số và dữ liệu.
D. Thông tin liên lạc ở 2 cực trái đất.
15. Hãy cho biết dạng liên kết dữ liệu không-địa VDL Mode 4 đáp ứng các yêu cầu nào sau đây?
A. Khả năng truyền thoại số cho khu vực lục địa.
B. Truyền dữ liệu hiệu chỉnh vi sai DGNSS, truyền dữ liệu ADS-B.
C. Thông tin liên lạc ở 2 cực trái đất.
D. Hiệp đồng tự động giữa các cơ quan ATC lân cận.
16. Bộ tiêu chuẩn RCP viết tắt từ cụm từ nào?
A. Rules of Civil Procedure.
B. Required Communication Performance.
C. Route Clearance Patrol.
D. Rules of Criminal Procedure.
17. Yêu cầu của quản lý không lưu ATM đối với liên lạc dữ liệu trong CNS/ATM là gì?
A. Tăng cường sử dụng liên lạc dữ liệu giữa đất-đất.
B. Chỉ sử dụng liên lạc dữ liệu trong tình huống khẩn cấp.
C. Tăng cường sử dụng liên lạc dữ liệu giữa không-địa.
D. Sử dụng truyền dữ liệu khi có thể.
18. Những hình thức liên lạc dữ liệu nào trong CNS/ATM có tầm phủ toàn cầu?
A. Mạng thông tin vệ tinh lưu động hàng không (AMSS).
B. Liên lạc VHF data link.
C. Đường truyền kết nối các cổng mạng (Gate link).
D. Liên lạc dữ liệu qua radar SSR Mode S.
19. Các ứng dụng được sử dụng trong thông tin liên lạc không-địa, trong CNS/ATM?
A. AMHS và DFIS.
B. AIDC và DLIC.
C. CPDLC và AMHS.
D. CPDLC, ADS, DFIS, DLIC.
20. RCP là gì?
Đề cương ôn
STT Câu hỏi
tập
A. Bản công bố về các chỉ tiêu chất lượng cần thiết của hệ thống thông tin liên lạc để đáp ứng một cấp độ
dịch vụ không lưu nhất định.
B. Bản công bố về các chỉ tiêu chất lượng cần thiết của hệ thống thông tin liên lạc để áp dụng cho toàn cầu.
C. Bản công bố về các chỉ tiêu chất lượng tối đa của hệ thống thông tin liên lạc để áp dụng cho một quốc gia.
D. Bản công bố về các chỉ tiêu chất lượng cần thiết của hệ thống giám sát trong một khu vực.
21. Trong RCP, những chỉ tiêu chất lượng nào của hệ thống thông tin liên lạc được yêu cầu phải đáp
ứng?
A. Thời gian giao dịch.
B. Tính toàn vẹn, tính sẵn sàng, tính liên tục.
C. Tính toàn vẹn, tính sẵn sàng, tính liên tục và thời gian giao dịch.
D. Giá thành hệ thống thông tin.
Đề cương ôn
tập
CHƯƠNG 4: CÔNG NGHỆ DẪN ĐƯỜNG

STT Câu hỏi


1. Phương pháp dẫn đường hàng không hiện tại là:
A. Tính toán dựa trên sự tích hợp dữ liệu vận tốc của tàu bay
B. Hệ thống dẫn đường quán tính
C. Đài dẫn đường vô hướng
D. Đài dẫn đường đa hướng sóng cực ngắn
2. Hệ thống nào không phải là hệ thống dẫn đường hàng không hiện tại?
A. Hệ thống dẫn đường quán tính
B. Hệ thống hạ cánh bằng thiết bị
C. Hệ thống dẫn đường tầm xa Loran-C
D. Hệ thống thông tin liên lạc CPDLC
3. Dạng hệ thống dẫn đường nào có chức năng phù hợp nhất với không phận Vùng lục địa, chuyến bay
en- route?
A. GNSS +SBAS+ABAS.
B. GNSS+SBAS.
C. GNSS +ABAS+LAAS(GBAS).
D. ILS/ MLS.
Dạng hệ thống dẫn đường nào có chức năng phù hợp nhất với không phận Vùng biển, chuyến bay en-
route?
A. GNSS +ABAS.
B. GNSS+ABAS+LAAS (GBAS).
C. GNSS +SBAS+ABAS.
D. GNSS +SBAS.
5. Hệ thống tăng cường GNSS: SBAS đáp ứng các yêu cầu nào dưới đây?
A. Chỉ phát hiện lỗi.
B. Tầm phủ rộng (hầu như toàn cầu, vùng biển).
C. Phát hiện và khử lỗi.
D. Cung ứng độ chính xác cao cho ứng dụng hạ cánh.
6. Hệ thống tăng cường GNSS: GBAS đáp ứng các yêu cầu nào dưới đây?
A. Phát hiện và khử lỗi.
B. Cung ứng độ chính xác cao cho ứng dụng hạ cánh.
C. Tầm phủ rộng (hầu như toàn cầu, vùng biển).
D. Tầm phủ rộng nhưng không có vệ tinh địa tĩnh bao phủ.
7. Hệ thống tăng cường GNSS: tính năng RAIM, đáp ứng các yêu cầu nào dưới đây?
A. Chỉ phát hiện lỗi.
B. Cung ứng độ chính xác cao cho ứng dụng hạ cánh.
C. Tầm phủ rộng nhưng không có vệ tinh địa tĩnh bao phủ.
D. Phát hiện và khử lỗi.
8. Hệ thống tăng cường GNSS: tính năng AAIM, đáp ứng các yêu cầu nào dưới đây?
A. Cung ứng độ chính xác cao cho ứng dụng hạ cánh.
B. Phát hiện và khử lỗi.
C. Tầm phủ rộng nhưng không có vệ tinh địa tĩnh bao phủ.
D. Chỉ phát hiện lỗi.
9. Hệ thống nào sau đây được lắp đặt tại các sân bay để hỗ trợ tiếp cận GNSS Cat I?
A. Thiết bị SATCOM (hệ thống thông tin liên lạc qua vệ tinh).
B. Trạm mặt đất DME.
C. Thiết bị cơ sở cho GBAS (Hệ thống tăng cường trên mặt đất).
D. Các đồng hồ nguyên tử.
10. Các bước khả thi đầu tiên để thực hiện GNSS cho khu vực bay biển.
A. Trang bị cho tàu bay các máy thu GNSS+ABAS đã cấp chứng chỉ.
B. Cung cấp ABAS (Hệ thống tăng cường trên tàu bay) để đáp ứng các yêu cầu vận hành.
Đề cương ôn
STT Câu hỏi
tập
C. Thực hiện hệ tọa độ WGS-84.
D. Các câu trên đều đúng.
11. Những hạn chế của hệ thống dẫn đường hiện tại?
A. Độ chính xác của thiết bị không cao và khả năng dẫn đường của chúng chưa thể bao phủ toàn cầu.
B. Độ chính xác cao của các thiết bị hỗ trợ dẫn đường đo góc phương vị (VOR, NDB)
C. Có sự bao phủ hoàn toàn của các đài VOR/DME tại nhiều vùng trên thế giới
D. Hệ thống tọa độ thống nhất, hệ thống WGS-84, được sử dụng các bản đồ hàng không
12. Yêu cầu nào không cần thiết đối với Hệ thống dẫn đường tương lai?
A. Khả năng dẫn đường với mọi điều kiện thời tiết trong toàn bộ vùng hoạt động bay, bao gồm việc tiếp cận và
hạ cánh
B. Duy trì/cải thiện tính toàn vẹn, độ chính xác và tính năng phù hợp với các yêu cầu của ATM
C. Các dịch vụ dẫn đường/hạ cánh cho đường băng và các khu vực hạ cánh khác bao gồm mặt nước, nơi không
cần trang bị các thiết bị hỗ trợ hạ cánh chính xác.
D. Trên các tàu bay không cần phải trang bị những thiết bị dẫn đường đúng chủng loại và số lượng
13. Phần cốt lõi của hệ thống dẫn đường trong tương lai
A. Hệ thống vệ tinh toàn cầu
B. Hệ thống dẫn đường quán tính
C. Hệ thống hạ cánh bằng thiết bị
D. Hệ thống dẫn đường tầm xa Loran-C
14. Đặc trưng chính của hệ thống vệ tinh dẫn đường (GNSS)
A. Các phương pháp định vị tích phân Doppler hoặc cự ly giả ngẫu nhiên
B. Các đài dẫn đường là cố định.
C. Máy bay không yêu cầu cung cấp thông tin thiên văn.
D. Thiết bị chủ động (luôn luôn phát và nhận)
15. Phương thức dẫn đường trong tương lai
A. Dẫn đường theo yêu cầu (RNP), Dẫn đường theo khu vực (RNAV), Bay tự do (Free Flight)
B. Dẫn đường theo yêu cầu (RNP)
C. Dẫn đường theo khu vực (RNAV)
D. Bay tự do (Free Flight)
16. Hệ thống vệ tinh dẫn đường toàn cầu thông thường ở quỹ đạo nào?
ICO
17. Số lượng vệ tinh của hệ thống vệ tinh GPS?
24
18. Tín hiệu vệ tinh dẫn đường có mấy loại?
2
19. Cần tối thiểu bao nhiêu vệ tinh để xác định chính xác vị trí?
4 vệ tinh
20. Các hệ thống hỗ trợ hạ cánh trong tương lai
ILS, MLS, DGNSS
Đề cương ôn
tập
CHƯƠNG 5: CÔNG NGHỆ GIÁM SÁT

STT Câu hỏi


1. Trong giám sát bằng Radar, độ chính xác góc phương vị của tàu bay bị giới hạn, người ta dùng
công nghệ nào để khắc phục vấn đế này?
A. Dùng công nghệ GNSS.
B. Triển khai ADS qua AMSS hay HFDL.
C. Lắp radar sơ cấp (PSR) mới.
D. Sử dụng radar thứ cấp (SSR) Monopulse.
2. Trong giám sát ADS-C, thông tin được cung cấp giúp?
A. Tránh va chạm trên không.
B. Kiểm soát di chuyển bề mặt sân bay.
C. Báo cáo vị trí tàu bay theo yêu cầu.
D. Giám sát với chế độ chọn lựa (selection).
3. Hệ thống giám sát nào dưới đây phù hợp nhất với không phận Vùng biển, chuyến bay en-route?
A. ADS-C nhờ qua mạng liên lạc AMSS.
B. MSSR Mode S.
C. ADS-B nhờ qua VDL Mode 4.
D. ADS-B nhờ qua VHF data link.
4. Hệ thống giám sát nào dưới đây phù hợp nhất với không phận Vùng lục địa, mật độ không lưu
thấp?
A. A-SMGCS.
B. ADS-B nhờ qua VDL Mode 4.
C. MSSR Mode S.
D. ADS-B nhờ qua AMSS.
5. Hệ thống giám sát SSR Mode S cung cấp, hỗ trợ cho ứng dụng nào dưới đây?
A. Kiểm soát di chuyển bề mặt sân bay.
B. Báo cáo vị trí tàu bay theo yêu cầu.
C. Tránh va chạm trên không.
D. Giám sát tàu bay với chế độ chọn lựa (selection).
6. Hệ thống giám sát ACAS cung cấp, hỗ trợ cho ứng dụng nào dưới đây?
A. Tránh va chạm trên không.
B. Báo cáo vị trí tàu bay theo yêu cầu.
C. Giám sát với chế độ chọn lựa (selection).
D. Kiểm soát di chuyển bề mặt sân bay.
7. Hệ thống giám sát Radar SSR Mode S thì yêu cầu thiết bị trên tàu bay phải đáp ứng?
A. Bộ phát đáp GNSS/ADS.
B. VHF data link.
C. Bộ phát đáp Radar SSR Mode S, hay Mode A/C.
D. HF data link.
8. Hệ thống giám sát dưới đất là VDL Mode 4 thì yêu cầu thiết bị trên tàu bay phải đáp ứng?
A. Bộ phát đáp SSR Mode S.
B. Bộ phát đáp GNSS/ADS.
C. VHF data link Avionics.
D. HF data link Avionics.
9. Các lợi ích của việc triển khai ADS-C thông qua ACARS đối với kiểm soát không phận?
A. Cải thiện việc nhận biết tình trạng đối với phi công.
B. Giảm tối thiểu phân cách dọc (vertical separation).
C. Giảm tối thiểu phân cách ngang (horizontal seperation).
D. Cải thiện việc nhận biết tình trạng ATC đối với khu vực không phận không được Radar bao phủ.
10. Hệ thống giám sát A-SMGCS cung cấp, hỗ trợ cho ứng dụng nào dưới đây?
A. Tránh va chạm trên không.
B. Báo cáo vị trí tàu bay theo yêu cầu.
Đề cương ôn
STT Câu hỏi
tập
C. Giám sát với chế độ chọn lựa (selection).
D. Kiểm soát di chuyển bề mặt sân bay.
11. Hệ thống giám sát nào dưới đây có các chức năng phù hợp nhất với kiểm soát di chuyển bề mặt sân
bay, mật độ lưu thông cao?
A. ADS-C nhờ qua AMSS.
B. A-SMGCS.
C. ADS-B nhờ qua VDL Mode 4.
D. ADS-C nhờ qua VHF data link.
12. Hệ thống giám sát độc lập cần hệ thống nào?
A. Sử dụng radar PSR cho ATC sẽ được tăng cường.
B. Đối với giai đoạn chuyển tiếp PSR sẽ sử dụng trong vùng TMA và CTR.
C. Sử dụng radar SMR cho hệ thống A-SMGCS
D. Sử dụng radar SMR cho hệ thống A-SMGCS. Đối với giai đoạn chuyển tiếp PSR sẽ sử dụng trong vùng
TMA và CTR.
13. Hệ thống giám sát độc lập phối hợp cần hệ thống nào?
A. Sử dụng radar PSR cho ATC sẽ được tăng cường.
B. Hệ thống tránh va chạm trên không TCAS không được sử dụng.
C. Radar SSR sẽ được cải thiện do áp dụng kỹ thuật đơn xung và mode A/C.
D. Radar SSR sẽ được cải thiện do áp dụng kỹ thuật đơn xung và mode S.
14. Hệ thống giám sát phụ thuộc tự động cần hệ thống nào?
A. Sử dụng radar SMR cho hệ thống A-SMGCS.
B. Hệ thống ADS-C sẽ được sử dụng rộng rãi thay vì báo cáo bằng thoại.
C. ADS-B nhờ qua VDL Mode 4.
D. Sử dụng radar PSR cho ATC.
Đề cương ôn
tập
CHƯƠNG 6: VẬN HÀNH KHAI THÁC TRONG MÔI TRƯỜNG CNS/ATM
STT Câu hỏi
1. Các yếu tố môi trường tác động đến hệ thống CNS/ATM?
A. Thời tiết, địa hình.
B. Hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết.
C. Đáp ứng việc khai thác liên tục (từ bến đậu tới bến đậu).
D. Thời tiết, địa hình; Nhiễu, các yếu tố có hại; Sự truyền sóng vô tuyến.
2. Một trong các yêu cầu tổng quát đối với hệ thống CNS/ATM?
A. Tầm phủ khu vực.
B. Đáp ứng việc khai thác.
C. Đáp ứng các tính năng yêu cầu RCP, RNP, RSP.
D. Không bị ảnh hưởng bởi thời tiết.
3. Yêu cầu khai thác tổng quát đối với hệ thống CNS/ATM?
A. Có tầm phủ toàn cầu, hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết.
B. Đáp ứng việc khai thác không liên tục.
C. Đáp ứng các tính năng không yêu cầu.
D. Tất cả các câu trên.
4. Ảnh hưởng của địa hình đối với hệ thống CNS/ATM như thế nào?
A. Không ảnh hưởng.
B. Làm hạn chế về độ chính xác, hạn chế về tầm phủ của các hệ thống CNS/ATM.
C. Chỉ ảnh hưởng đến hệ thống thông tin liên lạc.
D. Chỉ ảnh hưởng đến hệ thống giám sát.
5. Địa hình ảnh hưởng đến tín hiệu của hệ thống thông tin liên lạc, giám sát như thế nào?
A. Sự che khuất, phản xạ tín hiệu.
B. Tốc độ truyền ổn định.
C. Sự truyền phát đa đường.
D. Sự che khuất, phản xạ tín hiệu; Sự truyền phát đa đường.
6. Sai số chính trong thông tin liên lạc truyền dữ liệu là gì?
A. Tỷ lệ lỗi.
B. Nghe hiểu.
C. Sai số đồng hồ vệ tinh.
D. Sai số theo đường truyền (PFE).
7. Sai số chính trong thông tin liên lạc thoại là gì?
A. Tỷ lệ lỗi.
B. Nghe hiểu.
C. Sai số đồng hồ vệ tinh.
D. Sai số theo đường truyền (PFE).
8. Một trong các sai số của hệ thống GNSS là gì?
A. Tỷ lệ lỗi.
B. Nghe hiểu.
C. Sai số do ảnh hưởng của tầng điện ly và tầng đối lưu.
D. Sai số theo đường truyền (PFE).
9. Địa hình địa vật gần máy thu tín hiệu hệ thống GNSS gây sai số gì?
A. Sai số đa đường.
B. Sai số đồng hồ vệ tinh.
C. Sai số dữ liệu thiên văn.
D. Sai số tiếng ồn.
10. Sai số của hệ thống Radar giám sát thứ cấp (SSR)?
A. Các sai số về đo phương vị.
B. Các sai số về đo cự li.
C. Nhiễu lẫn nhau giữa các thành phần của hệ thống.
Đề cương ôn
STT Câu hỏi
tập
D. Các sai số về đo phương vị, sai số về đo cự li, sai số động, nhiễu lẫn nhau giữa các thành phần của hệ
thống
11. Các sai số của hệ thống giám sát phụ thuộc tự động ADS-C?
A. Sai số động.
B. Sai số vị trí tàu bay.
C. Nhiễu lẫn nhau giữa các thành phần của hệ thống.
D. Sai số vị trí tàu bay, sai số truyền dữ liệu, sai số động.
12. Yếu tố con người trong sự chuyển đổi sang hệ thống CNS/ATM?
A. Không cần thiết trong hệ thống CNS/ATM.
B. Không cần huấn luyện thêm vẫn đáp ứng được yêu cầu mới.
C. Rất quan trọng để đáp ứng những thách thức của sự thay đổi, thích ứng với yêu cầu mới.
D. Chỉ yêu cầu đối với KSVKL.
13. Triết lý của CNS/ATM lên vai trò tự động hoá?
A. Hệ thống máy tính sẽ thay thế con người trong tất cả các quyết định.
B. Các công cụ phần mềm hỗ trợ quyết định, giúp KSVKL dự đoán, phát hiện, tư vấn, và giải quyết xung
đột ở mức độ nhất định.
C. Những công cụ phần mềm sẽ thay thế KSVKL dự đoán, phát hiện, tư vấn, và giải quyết xung đột ở mức
độ nhất định.
D. Các hệ thống CNS/ATM có thể thay thế các hoạt động nhận thức của kiểm soát viên.
14. Tác động của yếu tố con người lên tính năng của hệ thống CNS/ATM?
A. Chất lượng khai thác các hệ thống.
B. Chất lượng bảo dưỡng.
C. Xác suất lỗi của người khai thác.
D. Tất cả các tác động trên.
15. Thành phần kỹ thuật không có trong hệ thống CNS/ATM đầy đủ trong tương lai?
A. Các đường truyền dữ liệu: VDL, HFDL, Mode S, AMSS.
B. GNSS: GPS, GLONASS, SBAS, GBAS, ABAS.
C. Các hệ thống quản lý không lưu: ATM.
D. Hệ thống dẫn đường: VOR, NDB, DME.
16. Trong các kịch bản quản lý không lưu (ATM), người ta chia mấy loại vùng trời?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
17. Hệ thống dẫn đường trong kịch bản quản lý không lưu vùng trời Bay đường dài - trên lục địa/trên
Đại dương với mật độ bay thấp?
A. GNSS.
B. VOR/DME.
C. NDB.
D. ILS.
18. Hệ thống giám sát trong kịch bản quản lý không lưu vùng trời Bay đường dài - trên lục địa/trên Đại
dương với mật độ bay thấp?
A. ADS-B và ADS-C.
B. Radar Modes.
C. VHF vô hướng.
D. MLAT.
19. Chức năng tự động hoá trong kịch bản quản lý không lưu mang lại lợi ích gì?
A. Tăng khả năng bay thẳng.
B. Cải thiện dự đoán và xử lý xung đột.
C. Cải thiện việc hoạch định luồng không lưu.
D. Tăng khả năng bay thẳng đồng thời cải thiện dự đoán và xử lý xung đột.
20. Chức năng dẫn đường trong vùng trời Bay đường dài - trên Đại dương với mật độ bay cao?
A. GNSS.
Đề cương ôn
STT Câu hỏi
tập
B. VOR
C. NDB.
D. VHF.
21. Các hệ thống giám sát trong vùng trời Bay đường dài - trên Đại dương với mật độ bay cao mang lại
lợi ích gì cho ATM?
A. Tăng năng lực vùng trời bằng cách giảm phân cách tối thiểu, nhờ cải thiện khả năng giám sát.
B. Tăng liên lạc trên sóng. (Giảm)
C. Giảm bớt việc nhận biết tình huống. (Cải thiện)
D. Tất cả các câu trên.
Đề cương ôn
tập
CHƯƠNG 7: TRIỂN KHAI CÁC CÔNG NGHỆ CNS/ATM

STT Câu hỏi


1. Nhóm PIRG (ICAO Planning and Implementation Groups) lập kế hoạch và thực hiện hệ thống
CNS/ATM cho?
A. Kế hoạch và thực hiện cho khu vực.
B. Kế hoạch và thực hiện cho quốc gia.
C. Kế hoạch và thực hiện toàn cầu.
D. Kế hoạch và thực hiện của nhà cung cấp ATM/ANS.
2. Kế hoạch và thực hiện hệ thống CNS/ATM cho quốc gia được thực hiện bởi?
A. Nhóm PIRG (ICAO Planning and Implementation Groups).
B. Nhóm quốc gia.
C. Nhóm doanh nghiệp.
D. Mỗi quốc gia.
3. Các xem xét khi thực hiện hệ thống CNS/ATM?
A. Xem xét thực hiện nên dựa vào khu vực, vùng và tình hình không phận đã cho.
B. Xem xét dựa trên khả năng tài chính.
C. Xem xét dựa trên nhu cầu người sử dụng không phận hiện tại.
D. Xem xét dựa trên hệ thống CNS/ATM hiện tại.
4. Sau khi xem xét thực hiện hệ thống CNS/ATM, các vấn đề nào sau đây cần được nêu rõ?
A. Dự báo không lưu.
B. Nhu cầu nhóm doanh nghiệp. (người sử dụng không lưu mới đúng)
C. Mục tiêu ATM/phương tiện CNS.
D. Dự báo không lưu, mục tiêu ATM/phương tiện CNS tương ứng.
5. Nêu các loại khu vực cấu trúc ATC theo yêu cầu của các cơ sở ATS?
A. Khu vực có cấu trúc ATC tổng hợp.
B. Khu vực có cấu trúc ATC cơ bản.
C. Khu vực vùng xa; Khu vực Đại dương.
D. Khu vực cấu trúc: ATC tổng hợp, ATC cơ bản, đại dương, vùng xa.
6. Theo yêu cầu của các cơ sở ATS: loại không phận trong kịch bản ATM?
A. Không phận Đường dài lục địa/đại dương có mật độ không lưu thấp. Không phận Đường dài đại dương có
mật độ không lưu cao.
B. Không phận lục địa có mật độ không lưu thấp. Khu vực Trung cận có mật độ không lưu thấp.
C. Khu vực Trung cận có mật độ không lưu cao.
D. Tất cả các câu trên.
7. Đặc tính nào sau đây là không có với khu vực có cấu trúc ATC cơ bản?
A. Sử dụng một ít mức tự động ATM.
B. Cơ bản phối hợp giữa các trung tâm ATC.
C. Sử dụng cấu trúc không phận.
D. Các yếu tố kiểm soát luồng giảm bớt tắc nghẽn không lưu.
8. Khu vực đường dài, khu vực xa KHÔNG có đặc tính nào sau đây?
A. Mức sẵn sàng phù trợ dẫn đường mặt đất đầy đủ thiết bị NDB/VOR/DME.
B. Mức sẵn sàng giám sát độc lập hạn chế, tiêu chuẩn phân cách lớn.
C. Liên lạc hạn chế nói chung dựa vào hỗn hợp VHF và HF.
D. Tất cả các câu trên.
9. Khu vực đại dương có các đặc tính nào sau đây?
A. Phù trợ dẫn đường mặt đất.
B. Liên lạc bị hạn chế, chủ yếu dựa vào HF.
C. Tiêu chuẩn phân cách nhỏ.
D. Tất cả các câu trên.
10. Yêu cầu chất lượng của hệ thống CNS?
A. Tính toàn vẹn.
Đề cương ôn
STT Câu hỏi
tập
B. Mức độ sẵn sàng.
C. Tính liên tục của dịch vụ.
D. Tính toàn vẹn, tính liên tục và mức độ sẵn sàng.
11. Các ảnh hưởng của các hệ thống trong CNS/ATM đến năng lực dịch vụ không lưu ATS?
A. Tiêu chuẩn phân cách tối thiểu.
B. Năng lực sân bay.
C. Công việc của kiểm soát viên không lưu.
D. Tất cả các câu trên.
12. Các yếu tố cần được xem xét trong chiến lược chuyển tiếp đối với CNS/ATM?
A. Tình trạng các hệ thống hiện tại, chu kỳ tuổi thọ và mức độ khai thác hiệu quả.
B. Bước thay đổi sẽ tùy thuộc tỷ lệ giữa công nghệ được yêu cầu và các yêu cầu khai thác phải được triển khai
ở các mức quốc gia và quốc tế.
C. Thời gian thực hiện sẽ thay đổi theo nhu cầu quốc gia.
D. Tất cả các câu trên.
13. Nét nổi bật của thông tư ICAO 278 cho “kế hoạch quốc gia đối với hệ thống CNS/ATM”
A. Tuân thủ và bổ sung đối với kế hoạch toàn cầu.
B. Trợ giúp hài hòa kế hoạch quốc gia với kế hoạch khu vực.
C. Nhận biết các yêu cầu chức năng trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn.
D. Tất cả các câu trên.
14. Trong thực hiện CNS/ATM, Nhà cung cấp dịch vụ không vận (ANSP) quyết định thực hiện đối với
Thông tin liên lạc, quyết định nào là đúng?
A. Chuyển tiếp sang AMSS nên bắt đầu ở không phận trên biển và không phận đường dài lục địa có mật độ
không lưu thấp.
B. Chuyển tiếp sang AMSS nên bắt đầu ở không phận lục địa có mật độ không lưu cao.
C. Chuyển tiếp sang AMSS nên bắt đầu ở không phận trên biển có mật độ không lưu cao.
D. Chuyển tiếp sang AMSS nên bắt đầu ở không phận trung cận có mật độ không lưu thấp.
15. Phát biểu sau đây là sai trong khi thực hiện CNS/ATM, Nhà cung cấp dịch vụ không vận (ANSP) phải
quyết định thực hiện đối với Thông tin liên lạc?
A. Các quốc gia nên bắt đầu sử dụng hệ thống đường truyền dữ liệu sớm nếu có thể.
B. Chuyển tiếp sang AMSS nên bắt đầu ở không phận trên biển và không phận đường dài lục địa có mật độ
không lưu thấp
C. Thiết lập các mạng thông tin giữa các cơ sở АТС trong một quốc gia và các cơ sở АТС ở các quốc gia kế
cận.
D. Không cần phải duy trì tính toàn vẹn, độ tin cậy, mức độ sẵn sàng hiện nay của hệ thống thông tin HF hiện
tại.
16. Trong thực hiện CNS/ATM, nhà cung cấp dịch vụ không vận (ANSP) phải quyết định các công việc
nào thực hiện đối với Thông tin liên lạc?
A. Các quốc gia chưa phải sử dụng hệ thống đường truyền dữ liệu sớm. (nên bắt đầu sử dụng)
B. Chuyển tiếp sang AMSS nên bắt đầu ở không phận trên biển và không phận đường dài lục địa có mật độ
không lưu cao. (thấp mới đúng)
C. Không nên thiết lập các mạng thông tin giữa các cơ sở АТС trong một quốc gia và các cơ sở АТС ở các
quốc gia kế cận. (nên mới đúng)
D. Các quốc gia nên thiết lập phương thức đảm bảo cả hai bảo mật và tương thích các khía cạnh của ATN
không bị ảnh hưởng
17. Thực hiện CNS/ATM đối với Dẫn đường, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. GNSS nên được đưa vào sử dụng theo kiểu tăng dần, sử dụng bổ sung đường dài đầu tiên. Sau đó, GNSS sử
dụng như là hệ thống dẫn đường vô tuyến duy nhất.
B. GNSS nên được ngay lập tức, sử dụng như là hệ thống dẫn đường vô tuyến duy nhất.
C. GNSS nên được đưa vào sử dụng theo kiểu tăng dần, sử dụng bổ sung trung cận đầu tiên.
D. GNSS nên được đưa vào sử dụng theo kiểu tăng dần, sử dụng bổ sung đường dài đầu tiên. Sau đó, sử dụng
chung với các hệ thống dẫn đường hiện nay.
18. Thực hiện CNS/ATM đối với Dẫn đường, các công việc ưu tiên thực hiện?
A. GNSS nên được đưa vào sử dụng theo kiểu giảm dần.
Đề cương ôn
STT Câu hỏi
tập
B. Gỡ bỏ cơ sở hạ tầng mặt đất các hệ thống dẫn đường hiện nay trong thời gian chuyển tiếp.
C. Các quốc gia/khu vực nên phối hợp đảm bảo tiêu chuẩn phân cách tối thiểu và phương thức cho tàu bay.
D. Tất cả các câu trên.
19. Thực hiện CNS/ATM đối với Giám sát, công việc ưu tiên thực hiện?
A. Chuyển tiếp sang ADS nên bắt đầu ở không phận đại dương và không phận đường dài lục địa có mật độ
không lưu thấp.
B. Chuyển tiếp sang ADS nên bắt đầu ở không phận đại dương và không phận đường dài lục địa có mật độ
không lưu cao.
C. Chuyển tiếp sang ADS nên bắt đầu ở không phận lục địa có mật độ không lưu cao.
D. Chuyển tiếp sang ADS nên bắt đầu ở không phận trung cận có mật độ không lưu cao.
20. Thực hiện CNS/ATM đối với Giám sát, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Các quốc gia và hoặc khu vực nên đảm bảo rằng ADS được đưa vào sử dụng có phối hợp với các FIRs kế
cận có các luồng không lưu chính bay qua.
B. Các quốc gia và hoặc khu vực nên đảm bảo rằng ADS được đưa vào sử dụng không cần phối hợp với các
FIRs kế cận.
C. Không cần đảm bảo tương đồng hoặc tương thích hệ thống ở các FIRs kế cận để cho phép dịch vụ được rõ
ràng đối với người sử dụng.
D. Các quốc gia tự thực hiện ADS cho riêng mình.
Đề cương ôn
CHƯƠNG 8: TRANG THIẾT BỊ CNS/ATM tập

STT Câu hỏi


1. Thành phần của hệ thống thông tin liên lạc trong CNS/ATM?
A. Hạ tầng mạng ATN.
B. Thiết bị phù trợ hạ cánh (INS/MLS) (Hạ tầng đường truyền dữ liệu mới đúng)
C. Các máy thu tín hiệu LAAS/GRAS. (Đường truyền dữ liệu trên tàu bay mới đúng)
D. Tất cả các câu trên.
2. Thành phần của hệ thống dẫn đường trong CNS/ATM?
A. Hạ tầng hệ thống Radar thứ cấp mode S. (Hạ tầng GNSS mới đúng)
B. Hệ thống tránh va chạm ACAS, ADS. (Các máy thu GNSS, FMS mới đúng)
C. Thiết bị tăng cường GNSS trên tàu bay, thiết bị phụ trợ hạ cánh (INS/MLS)
D. Tất cả các câu trên.
3. Thành phần của hệ thống giám sát trong CNS/ATM?
A. Hệ thống quản lý chuyến bay (FMS) (Hạ tầng Mode S mới đúng)
B. Thiết bị phù trợ hạ cánh (INS/MLS) (Thiết bị Mode S trên tàu bay mới đúng)
C. Hệ thống tránh va chạm ACAS, ADS.
D. Tất cả các câu trên.
4. Hạ tầng mạng ATN của hệ thống thông tin liên lạc trong CNS/ATM bao gồm các thành phần và thiết
bị nào sau đây?
A. Thiết bị các bộ định tuyến. Thiết bị đường dây.
B. Các cổng kết nối đến các mạng con.
C. Các hệ thống đầu cuối (người sử dụng).
D. Thiết bị các bộ định tuyến, thiết bị đường dây, các cổng kết nối đến các mạng con, các hệ thống đầu cuối
người sử dụng.
5. Hạ tầng đường truyền dữ liệu của hệ thống thông tin liên lạc trong CNS/ATM bao gồm các thành
phần và thiết bị nào sau đây?
A. Thiết bị phù trợ hạ cánh (INS/MLS). (AMSS : Chùm vệ tinh, mạng GES (Trạm vệ tinh mặt đất))
B. Mạng lưới các trạm VDL mặt đất; Mạng lưới các trạm HDL mặt đất.
C. Mạng Radar SSR Mode R. (Mode S)
D. Tất cả các câu trên.
6. Thiết bị truyền dữ liệu trên máy bay của hệ thống thông tin liên lạc trong CNS/ATM bao gồm các
thành phần và thiết bị nào sau đây?
A. Máy thu phát VDL, HDL. Bộ phát đáp GNSS. Bộ phát đáp Mode S
B. Thiết bị bộ định tuyến ATN.
C. Thiết bị hiển thị kiểm soát đường truyền dữ liệu hoặc giao tiếp FMS.
D. Tất cả các câu trên.
7. Hãy nêu các thiết bị hạ tầng GNSS của hệ thống dẫn đường trong CNS/ATM?
A. Thiết bị phù trợ hạ cánh (INS/MLS). (Chùm vệ tinh, và phân đoạn kiểm soát mặt đất)
B. Thiết bị các bộ định tuyến. Thiết bị đường dây. (WAAS, trung tâm kiểm soát chính, mạng các trạm tham
chiếu)
C. Các trạm mặt đất hệ thống LAAS, GRAS.
D. Tất cả các câu trên.
8. Hãy nêu các thiết bị tăng cường GNSS của hệ thống dẫn đường trên tàu bay trong CNS/ATM?
A. Các máy thu tín hiệu LAAS/GRAS.
B. Các bộ cảm biến dẫn đường: INS/IRS.
C. Máy tính dữ liệu.
D. Các máy thu tín hiệu LAAS/GRAS, các bộ cảm biến dẫn đường: INS/IRS, máy tính dữ liệu.
9. Hãy nêu các thiết bị liên quan tới ADS trên tàu bay của hệ thống giám sát trong CNS/ATM?
A. Bộ phát đáp GNSS.
B. FMS/Giao tiếp thiết bị đường truyền dữ liệu.
C. CDTI.
D. Tất cả các câu trên.
Đề cương ôn
STT Câu hỏi
tập
10. Các thành phần chức năng chính của hệ thống ATM ?
A. Giao tiếp ứng dụng ATN.
B. Công cụ hỗ trợ quyết định.
C. Các hệ thống ATM tích hợp.
D. Giao tiếp ứng dụng ATN, công cụ hỗ trợ quyết định, các hệ thống ATM tích hợp.
11. Trong hệ thống ATM các giao tiếp ứng dụng ATN bao gồm?
A. Ứng dụng CPDLC.
B. Ứng dụng ADS.
C. Ứng dụng FIS/TIS.
D. Ứng dụng CPDLC, ADS, FIS/TIS.
12. Trong hệ thống ATM các công cụ hỗ trợ ứng dụng bao gồm?
A. Chức năng đo tự động để xếp hàng và phân cách tàu bay đến trong khai thác khu vực trung cận.
B. Chức năng hỗ trợ quyết định để phát hiện va chạm, vi phạm an toàn và các cảnh báo
C. Chức năng giải pháp và quản lý luồng không lưu.
D. Tất cả các câu trên.

You might also like