You are on page 1of 13

BỘ CÂU HỎI ÔN KIÊM TRA HẾT MÔN ĐÀI DẪN ĐƯỜNG

Câu 1: Hãy nêu Vị trí đặt đài NDB?

Tùy thuộc vào nhiệm vụ của đài NDB mà vị trí đặt đài được xác định.

a) Khi NDB là đài điểm :

- Nếu là đài điểm trong chế độ “En-route” thì nó là giao điểm của hai Airway
hoặc nằm trên một Airway và là tâm của Airway đó. Chiều cao của Ăng-ten
được tính toán phù hợp với công suất của máy.

- Nếu là đài điểm trong chế độ “Landing” thì nó được đặt tại sân bay ở môt vị
trí thuận lợi cho việc phát sóng, chiều cao của Ăng-ten không được vi phạm
vào qui định về chướng ngại vật của sân bay .

b) Khi NDB là đài gần, đài xa :

- Nếu là đài xa, chiều cao Ăng-ten tối thiểu 18 m, vị trí đài cách điểm chạm
bánh trên đường CHC từ 6.500 m  11.100 m .

- Nếu là đài gần, chiều cao Ăng-ten tối đa 12 m, vị trí đài cách điểm chạm
bánh trên đường CHC 900 m  1.200 m .

c) Khi NDB làm nhiệm vụ đài locator kết hợp bổ trợ cho hệ thống ILS thì vị trí
của nó đặt ở vị trí của đài Outer và Middle marker và nằm về cùng 1 phía
của trục tâm đường cất hạ cánh .

Câu 2: Hãy nêu Các phương thức khai thác đài NDB?

a) Đài NDB được sử dụng cho dẫn đường trung cận (En-route).

- Các đài NDB được bố trí dọc theo đường bay.

- Tầm phủ sóng phải thoả mãn tiêu chuẩn ICAO.

- Có độ chính xác cho phép  10.

1
b) Đài NDB được sử dụng cho dẫn đường tiếp cận và vùng chờ.

- Sử dụng tối thiểu hai đài NDB, cho một hướng tiếp cận.

- Vùng chờ có thể sử dụng một hoặc hai đài NDB.

- Tầm phủ sóng phải thoả mãn tiêu chuẩn ICAO.

- Phương thức tiếp cận không linh hoạt.

- Có độ chính xác cho phép  5.

Câu 3: Hãy nêu Chức năng nhiệm vụ của đài VOR?

a) Chức năng: Cung cấp cho tàu bay thông tin về góc phương vị (Azimuth) giữa
hướng của hình chiếu tàu bay đến nơi đặt đài và phương Bắc từ.

 Phân loại: Có bốn dạng đài VOR thường được sử dụng (phụ thuộc vào
phương pháp xác định góc phương vị), đó là:

- Trạm VOR chuẩn (SVOR-Standard VOR)

- Trạm VOR thông dụng (CVOR-Conventional VOR)

- Trạm VOR đốp-lơ (DVOR-Doppler VOR)

- Trạm VOR đốp-lơ chính xác (PDVOR- Precision Doppler VOR)

b) Nhiệm vụ:

- Thông thường đài dẫn đường vô tuyến đa hướng sóng cực ngắn thường kết
hợp với đài đo cự ly để tạo thành trạm xác định góc phương vị và cự ly
(VOR/DME).

- Trạm VOR/DME được dùng cho cả hai chế độ dẫn đường En-route và
Landing.

- Tại các sân bay dân dụng kết hợp quân sự thì đài dẫn đường vô tuyến đa
hướng sóng cực ngắn thường kết hợp với kênh đo cự ly của trạm TACAN
thành trạm VORTAC.
2
Câu 4: Hãy liệt kê Mạng VOR/DME tại Việt Nam?

STT Tên khu vực Đài hiệu Tần số/Kênh Loại


1. Sân bay Điện Biên DBI DVOR
2. Sân bay Nội Bài NOB DVOR
3. Đầu Tây Nội Bài VPH DVOR
4. Sân bay Cát Bi CAB DVOR
5. Nam Hà NAH DVOR
6. Sân bay Vinh VIN DVOR
7. Sân bay Đồng Hới DOH DVOR
8. Sân bay Phú Bài HUE DVOR
9. Sân bay Đà Nẵng DAN DVOR
10. Sân bay Phù Cát PCA DVOR
11. Sân bay Cam Ranh CRA DVOR
12. Sân bay Pleiku PLK DVOR
13. Sân bay BMT BMT DVOR
14. Sân bay Liên khương LKH DVOR
15. Phan Thiết PTH DVOR
16. Sân bay TSN TSN DVOR
17. Sân bay Côn Sơn CSN DVOR
18. Sân bay Vũng Tàu VTV DVOR

19. Sân bay Phú Quốc ZDG DVOR

20. Sân bay Cần Thơ TRN DVOR

Câu 5: Hãy nêu Các tiêu chuẩn ICAO đối với đài VOR?

a) Giải tần số làm việc (Radio frequencies).

- Giải tần số từ 111.975 MHz  117.975 MHz. Với sai số tần số cho phép f
 0,002% so với tần số làm việc.

- Số kênh tần số làm việc là 160 kênh, với khoảng cách tần số giữa hai kênh
là 50 KHz.

- Phân cực ngang.

b) Tầm phủ sóng (Coverage).

- Tầm phủ của đài VOR trong chế độ En-route: 370 Km.

- Tầm phủ của đài VOR trong chế độ Landing: 185 Km.
3
- Tầm phủ phải đạt được trong góc ngẩng đến 40.

c) Tín hiệu nhận dạng (Identification).

- Sử dụng mã Morse quốc tế.

- Tốc độ 7 Ident / 1 phút.

- Nội dung bao gồm từ 2  3 từ .

- Thời gian được phép mất Ident: Không quá 30s.

d) Hệ thống giám sát và điều khiển (Monitoring).

Hệ thống giám sát sẽ thực hiện việc chuyển máy hoặc tắt máy khi các

điều kiện sau xảy ra:

- Sai số về góc phương vị vượt quá giới hạn cho phép 1.

- Có sự suy giảm về độ sâu điều chế đến 15% đối với các tín hiệu điều chế đã
nêu.

e) Vị trí đặt đài (Siting).

- Nếu là đài điểm trong chế độ “En-route” thì nó là giao điểm của hai Airway
hoặc nằm trên một Airway và là tâm của Airway đó.

- Nếu là đài phục vụ trong chế độ “Landing” thì nó được bố trí sao cho có thể
được phục vụ hạ cánh cho cả hai đầu.

- Mặt phản xạ tối thiểu đối với đài CVOR là 600m, đối với DVOR là 300m,
mặt phản xạ phải bảo đảm độ bằng phẳng và không tồn tại chướng ngại vật.

Câu 6: Hãy nêu Các phương thức khai thác đài VOR.

- Các phương thức khai thác đài VOR tương tự NDB, tuy nhiên trong phương
thức tiếp cận đài VOR, chỉ cần một đài VOR có thể được sử dụng cho cả
hai đầu đường CHC và cho nhiều đường CHC.

- Phương thức tiếp cận và tạo vùng chờ sử dụng đài VOR linh hoạt hơn.

4
- Sử dụng trạm VOR/DME cho phương thức khởi hành tiêu chuẩn (SID

– Standard Instrument Departure) sử dụng thiết bị và phương thức đến tiêu


chuẩn sử dụng thiết bị (STAR – Standard Terminal Arrival Route).

- Có độ chính xác cao hơn, sai số góc phương vị cho phép là  2.

Câu 7: Hãy nêu Chức năng, nhiệm vụ của đài DME?

a) Chức năng: Thiết bị đo cự ly (DME–Distance Measuring Equipment )


cung cấp cho tàu bay thông tin về cự ly xiên từ tàu bay đến vị trí đặt thiết bị
trên mặt đất.

b) Nhiệm vụ:

- Trong chế độ En-route: Khi DME kết hợp với trạm VOR làm nhiệm vụ dẫn
đường, thì DME cung cấp thông tin giúp tàu bay xác định được cự ly xiên
từ tàu bay đến vị trí đặt trạm DME. Lúc đó DME sử dụng là DME vô
hướng.

Hình vẽ 4-1: Đo cự ly xiên trong chế độ En-route.

Câu 8: Hãy nêu Các tiêu chuẩn ICAO đối với đài DME?

a) Các khái niệm cơ bản:

- DME/N (DME/Narrow): là thiết bị đo cự ly hoạt động ở chế độ En- route và


Landing, N ký hiệu thiết bị có đặc tính phổ hẹp (để phân biệt với W).
5
- DME/W (DME/Wide): là thiết bị đo cự ly hoạt động ở chế độ en-route và
Landing, W ký hiệu thiết bị có đặc tính phổ rộng (để phân biệt với N).

- DME/P (DME/Precise): là thiết bị đo cự ly hoạt động ở chế độ Landing, P ký


hiệu thiết bị có đặc tính phổ hẹp và có tính chính xác cao.

- Kiểu W,X,Y,Z: là phương pháp mã hoá quá trình phát xung của DME dựa
vào sự khác nhau về khoảng cách giữa hai xung của cặp xung để có thể sử
dụng nhiều lần đối với một tần số làm việc, xem bảng 4-1.

b) Các yêu cầu cơ bản:

- Cấu hình: Một hệ thống đo cự ly bao gồm hai thành phần cơ bản, một

đặt trên tàu bay và một đặt trên mặt đất.

+ Thành phần đặt trên tàu bay được gọi là máy hỏi (Interrogator).

+ Thành phần đặt trên mặt đất gọi là máy phát đáp (Transponder).

- Nguyên lý đo cự ly: Máy hỏi sẽ phát xung hỏi đến máy phát đáp, sau khi
xử lý máy phát đáp sẽ phát xung trả lời tương ứng đến máy hỏi. Điều này
tương ứng với việc thực hiện một phép đo cự ly.

Câu 9: Hãy nêu Chức năng, nhiệm vụ của hệ thống ILS?

- Hệ thống ILS có hai đài cơ bản để cung cấp thông tin giúp tàu bay xác định
được qũy đạo hạ cánh xuống đường CHC một cách chính xác, đó là đài
Localizer và đài Glidepath.

- Đài Localizer còn gọi là đài chỉ hướng hạ cánh, dùng để xác định chính xác trục
tâm (center line) của đường CHC và giúp tàu bay hạ cánh vào chính giữa tâm
đường CHC.

- Đài Glidepath còn gọi là đài chỉ góc hạ cánh, dùng để xác định chính xác đường
trượt hạ cánh (đường glidepath) của qũy đạo hạ cánh và giúp tàu bay hạ cánh

6
chính xác vào vùng hạ cánh của đường CHC (touch down zone).

Ngoài ra các đài chỉ mốc (Marker) (có thể được thay thế bởi các đài locator
hoặc DME) giúp tàu bay xác định cự ly từ tàu bay đến ngưỡng đường CHC.

Câu 10: Hãy nêu Các khái niệm cơ bản của hệ thống ILS tiêu chuẩn ICAO?

1. Hệ thống ILS một tần số: Hệ thống có tầm phủ sóng được thực hiện bởi việc
sử dụng một giản đồ trường bức xạ trên một tần số sóng mang.

2. Hệ thống ILS hai tần số: Hệ thống có tầm phủ sóng được thực hiện bởi việc
sử dụng một giản đồ trường bức xạ độc lập trên hai tần số sóng mang riêng biệt.

3. Hệ thống ILS cấp I (Category I): Hướng dẫn tàu bay hạ cánh đến một

điểm cao cách ngưỡng hạ cánh 60m.

4. Hệ thống ILS cấp II (Category II): Hướng dẫn tàu bay hạ cánh đến một

điểm cao cách ngưỡng hạ cánh 15m.

5. Hệ thống ILS cấp III (Category III): Hướng dẫn tàu bay hạ cánh đến điểm
chạm bánh trên đường hạ cánh.

6. Vùng “Course”: là vùng có độ sâu điều chế của hai tín hiệu âm thanh

được điều chế bằng nhau.

7. Vùng “Clearance”: là vùng có độ sâu điều chế của một tín hiệu âm thanh
vượt trội hơn so với tín hiệu kia.

8. Đường Course (Course line): Qũi tích của những điểm gần đường tâm
đường CHC (Center line) nhất, nằm trong mặt phẳng ngang bất kỳ và có DDM=0.

9. Cung Course (Course sector): Một cung nằm trong mặt phẳng ngang có chứa
“Course line” và giới hạn bởi qũi tích của các điểm gần “Course line” nhất và có

7
DDM = 0,155.

10. Đường hạ cánh (ILS Glide path): Quĩ tích của những điểm nằm trong mặt
phẳng đứng có chứa đường tâm đường CHC và có DDM = 0.

11. Góc hạ cánh (Glide path angle): Là góc hợp bởi đường hạ cánh và mặt
phẳng ngang.

12. Ngưỡng đường CHC (Threshold): Là phần đầu tiên của đường CHC

được phép sử dụng để hạ cánh.

13. Vùng chạm bánh (Touch down zone): Là một phần của đường CHC, nằm
phía sau ngưỡng, cho phép tàu bay hạ cánh.

14. Điểm cuối đường CHC (End of runway): Là điểm cuối cùng của

đường CHC.

15. ILS điểm "A": Là điểm nằm trên đường hạ cánh, cách ngưỡng đường hạ
cánh 7,5 Km ( 4Nm ).

16. ILS điểm "B": Là điểm nằm trên đường hạ cánh, cách ngưỡng đường hạ
cánh 1.050 m ( 3.500 ft ).

17. ILS điểm "C": Là điểm nằm trên đường hạ cánh trong một mặt
phẳng ngang có độ cao cách tâm đường hạ cánh kéo dài 30 m (100 ft).

18. ILS điểm "D": Là điểm nằm trên tâm đường hạ cánh 4 m, cách
ngưỡng 900 m về hướng ăngten đài xác định hướng (LLZ).

Câu 11: Hãy nêu nhược điểm của hệ thống dẫn đường hiện tại?

Các tồn tại của hệ thống dẫn đường hiện tại bao gồm các đài NDB, VOR,
DME, ILS…có thể được tóm tắt như sau:

- NDB và VOR/DME có độ chính xác kém và tầm phủ sóng bị hạn chế.

- Có nhiều khó khăn trong việc lắp đặt các thiết bị NDB và VOR/DME tại các
8
vùng sâu, vùng cao, sa mạc, đại dương nên không thể thực hiện dẫn đường
tại các vùng này.

- Tồn tại vấn đề nhiễu FM và khả năng phân kênh trong hệ thống thiết bị ILS.

- Việc lắp đặt hệ thống ILS không phải dễ dàng đối với tất cả các cảng hàng
không.

- Các thiết bị dẫn đường NDB, VOR, DME, ILS…đã có công nghệ cũ, tính
năng kém.

- Việc điều khiển và bảo trì từ xa khó thực hiện cho tất cả các thiết bị.

- Chi phí cho công tác bảo trì, hiệu chuẩn khá tốn kém.

Câu 12: Hãy nêu Các thành phần của GNSS?

GNSS bao gồm các thành phần khác nhau được đặt trên mặt đất, trên vệ tinh và
trên tàu bay như sau :

 Hệ thống định vị toàn cầu – GPS.

 Hệ thống vệ tinh dẫn đường qũy đạo toàn cầu – GLONASS.

 Hệ thống vệ tinh dẫn đường tòan cầu – GALILEO.

 Hệ thống tăng cường trên tàu bay – ABAS.

 Hệ thống tăng cường trên vệ tinh – SBAS.

 Hệ thống tăng cường trên mặt đất – GBAS.

 Hệ thống tăng cường trên mặt đất diện rộng – GRAS.

 Máy thu GNSS trên tàu bay.

Câu 13: Hãy nêu những nội dung Hệ định vị toàn cầu GPS?

a) Thành phần: Hệ GPS là hệ thống dẫn đường bằng vệ tinh do Hoa Kỳ kiểm
soát và duy trì hoạt động. Hệ bao gồm ba bộ phận là Chùm vệ tinh, Hệ thống

9
điều khiển mặt đất và Bộ phận người sử dụng.

- Chùm vệ tinh: Chùm vệ tinh của hệ GPS hiện có tất cả là 28 vệ tinh làm việc
và dự phòng. Các vệ tinh này được sắp xếp trên sáu mặt phẳng quĩ đạo nghiêng
55 so với mặt phẳng xích đạo. Quĩ đạo chùm vệ tinh của hệ GPS gần tròn với
cao độ là 20.200 Km (11.900 NM). Khoảng thời gian cần thiết để bay hết một
vòng quĩ đạo tương ứng 12 giờ bằng một nưả thời gian quay của trái đất. Mỗi
vệ tinh phát ra hai tần số vô tuyến phục vụ mục đích định vị, L1 trên tần số
1.575,42 MHz phục vụ cho dân sự và L2 trên tần số 1.227,6 MHz phục vụ cho
quân sự. Các tần số sóng mang được điều chế bởi các tín hiệu giả ngẫu nhiên
C/A, P và điện văn dẫn đường. Các tần số sóng mang và tín hiệu điều chế được
điều khiển bởi những đồng hồ nguyên tử đặt trên vệ tinh.

- Hệ thống điều khiển mặt đất: bao gồm bốn trạm giám sát đặt ở Diego
Garreia, Đảo Ascension, Đảo Kwajalein và Đảo Hawail; và một trạm điều
khiển chính tại trung tâm điều hành không gian Colorado – Hoa Kỳ. Mục đích
của hệ thống điều khiển là điều khiển sự hoạt động của các vệ tinh, xác định
quĩ đạo, xử lý các đồng hồ nguyên tử, truyền các điện văn cần thông báo lên
các vệ tinh.

- Bộ phận người sử dụng: Bao gồm tất cả các đối tượng sử dụng cho mục
đích dân sự và quân sự. Các máy thu riêng biệt theo dõi các mã hoặc pha của
các sóng mang (hoặc cả hai) và đều thu nhận các điện văn thông báo. Bằng
cách so hàng tín hiệu đến từ vệ tinh với bản sao của mã phát được lưu giữ
trong máy thu, ta có thể xác định được cự ly đến vệ tinh. Nếu các cự ly tới
bốn vệ tinh được liên kết với các thông số quĩ đạo vệ tinh thì máy thu có thể
xác định ba giá trị toạ độ địa tâm của vị trí mình.

Câu 14: Hãy nêu những nội dung về Hệ thống vệ tinh dẫn đường qũy đạo toàn
cầu – GLONASS?

a) Thành phần:
10
Tương tự hệ GPS, hệ thống vệ tinh dẫn đường qũy đạo toàn cầu GLONASS là
hệ thống dẫn đường bằng vệ tinh do Nga kiểm soát và duy trì hoạt động.

Hệ bao gồm ba bộ phận là Chùm vệ tinh, Hệ thống điều khiển mặt đất và Bộ
phận người sử dụng.

Chùm vệ tinh: Chùm vệ tinh của hệ GLONASS bao gồm tất cả là 24 vệ tinh
làm việc và dự phòng. Các vệ tinh này được sắp xếp trên ba mặt phẳng quĩ đạo (tám
vệ tinh trên cùng một qũy đạo) cách nhau 120 quanh xích đạo và nghiêng 64,8 so
với mặt phẳng xích đạo. Quĩ đạo vệ tinh của hệ GLONASS gần tròn với cao độ là
19.100 Km (10.300 NM). Khoảng thời gian cần thiết để bay hết một vòng quĩ đạo
tương ứng 11h15'.

Câu 15: Hãy nêu những nội dung về Hệ thống vệ tinh dẫn đường toàn cầu –
GALILEO?

Galileo là hệ thống dẫn đường vệ tinh toàn cầu của liên minh Châu Âu (EU),
cung cấp một dịch vụ định vị toàn cầu đảm bảo tính chính xác cao chỉ sử dụng cho
mục đích dân sự. Nó bao gồm 30 vệ tinh và cơ sở hạ tầng mặt đất. Cơ sở hạ tầng hiện
đại và hiệu quả của nó sẽ tăng cường sự độc lập về công nghệ của châu Âu, và làm
cho nó tương thích với GPS và GLONASS. Galileo là một sáng kiến chung của Ủy
ban châu Âu (EC) và Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA).

Hệ thống Galileo sẽ bao gồm các chòm vệ tinh; hệ thống điều khiển mặt đất và
bộ phận người sử dụng:

1) Chòm vệ tinh Galileo: Mỗi trong số đó sẽ phát sóng tín hiệu dự đoán dẫn đường
theo thời gian (navigation timing) cùng với tín hiệu dẫn đường dữ liệu, điều đó
sẽ bao gồm không chỉ đồng hồ và dữ liệu hiệu chỉnh theo Lịch thiên văn cần
thiết để dẫn đường mà còn toàn vẹn tín hiệu. Galileo sẽ bao gồm 30 vệ tinh
(GPS có 24). Với các vệ tinh mất khoảng 14 giờ để bay quanh quỹ đạo trái đất
ở độ cao 23.000 km, sẽ luôn có ít nhất 4 vệ tinh có thể được nhìn thấy từ bất cứ
11
nơi nào trên thế giới. 30 vệ tinh sẽ được thiết lập trong 3 cụm vệ tinh ở một độ
nghiêng là 56° so với đường xích đạo, hệ thống này sẽ cung cấp tầm phủ rộng
khắp đến tận các vùng cực.

2) Hệ thống điều khiển mặt đất: sử dụng một mạng lưới toàn cầu gồm 30 trạm cảm
biến Galileo (Galileo Sensor Stations-GSS) để giám sát các tín hiệu chuyển hướng
của tất cả các vệ tinh trên cơ sở liên tục, thông qua một mạng lưới thông tin liên
lạc toàn diện bằng cách sử dụng các vệ tinh thương mại cũng như các cáp kết nối.
Có hai trung tâm điều khiển, mỗi trung tâm điều khiển sẽ quản lý các chức năng
“kiểm soát” được hỗ trợ bởi một bộ phận kiểm soát mặt đất chuyên dụng.

Câu 16: Hãy nêu những nội dung về Hệ thống tăng cường trên tàu bay (ABAS –
Aircraft Based Augmentation System)?

Một dạng của hệ thống tăng cường trên tàu bay được gọi là máy thu tự động
theo dõi tính toàn vẹn (RAIM – Receiver Autonomous Integrity Monitoring), máy thu
này sẽ sử dụng hơn bốn vệ tinh. Với 5 vệ tinh có thể ước tính được 5 vị trí độc lập,
nếu các vị trí này không phù hợp, có thể suy luận rằng ít nhất có 1 vệ tinh đưa thông
tin không chính xác. Nếu có hơn 6 vệ tinh, có thể tính toán được nhiều vị trí độc lập
hơn và máy thu sau đó có thể xác định được vệ tinh bị lỗi và loại nó ra khỏi việc áp
dụng để xác định vị trí.

Câu 17: Hãy nêu những nội dung về Hệ thống tăng cường trên mặt đất (GBAS –
Ground Based Augmentation System)?

Đối với hệ thống tăng cường trên mặt đất, một máy giám sát được đặt tại hoặc
gần sân bay nơi đáp ứng được yêu cầu khai thác chính xác như mong muốn. Các tín
hiệu được chuyển trực tiếp lên tàu bay trong vùng phụ cận sân bay khoảng 37 Km (20
Nm). Các tín hiệu này cung cấp các thông tin chính xác nhằm tăng độ chính xác về vị
trí luôn đi cùng với các thông tin về độ tin cậy của vệ tinh, khả năng này yêu cầu
đường truyền dữ liệu giữa mặt đất và tàu bay.

12
Câu 18: Hãy nêu những nội dung về Hệ thống tăng cường trên vệ tinh (SBAS –
Satellite Based Augmentation System)?

- Sẽ không thực tế nếu cung cấp tầm phủ cho tất cả các giai đoạn của hành trình bay
bằng hệ thống tăng cường trên mặt đất. Có một cách để cung cấp tăng cường tầm
phủ trên một khu vực rộng là sử dụng vệ tinh để truyền các thông tin tăng cường.
Điều này gọi là các tăng cường trên vệ tinh.

- Việc cung cấp các tăng cường trên vệ tinh bằng vệ tinh địa tĩnh có những hạn chế
nhất định, do đó không thể trợ giúp được tất cả các giai đoạn của hành trình bay, đặc
biệt đối với giai đoạn tiếp cận chính xác và hạ cánh ở cấp cao hơn. Khi các qũy đạo
vệ tinh này nằm trên đường xích đạo, tại vùng Bắc cực sẽ không thu được các tín
hiệu vì có thể bị che khuất bởi thân tàu bay và địa hình. Điều này có nghĩa là các qũy
đạo vệ tinh tăng cường cho GNSS khác và hệ thống tăng cường trên mặt đất sẽ có
thể cần thiết xem xét nhằm làm giảm những hạn chế này.

Câu 19: Hãy nêu những nội dung về Các phương thức khai thác hệ thống GNSS?

- Tất cả các giai đoạn của hành trình bay bao gồm: Di chuyển trên sân
(Surface/Movement), Cất cánh (Departure), Bay đường dài qua lục địa (En-
route), Bay đường dài qua đại dương (Ocean), Tiếp cận (Approach), Hạ cánh
(Landing)…đều sử dụng GNSS để dẫn đường.

- Từng giai đoạn đều thoả mãn các đặc tính tín hiệu và sai số cho phép.

- Sử dụng GNSS có thể tạo ra các đường bay linh hoạt, khai thác hiệu quả bầu
trời.

- Hiện tại thiết bị GNSS đã đạt được độ chính xác cấp I.

- GNSS là phương tiện dẫn đường duy nhất của tương lai.

-----------------------------------------END---------------------------------------------------

13

You might also like