You are on page 1of 52

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM

CÁC HỆ THỐNG
THÔNG TIN HÀNG KHÔNG
(AERONAUTICAL COMMUNICATION SYSTEMS)

2015
MỤC LỤC

CHƯƠNG I. Tổng quan về Hệ thống thông tin hàng không (TTHK).


I Khái niệm về hệ thống TTHK, phân loại các hệ thống TTHK.
II Các tiêu chuẩn của ICAO về các hệ thống TTHK.
III Tổ chức hệ thống TTHK Việt Nam.
IV Bài tập và thảo luận tổng kết chương.

CHƯƠNG II. Thiết bị thông tin di động VHF.


I Nhiệm vụ, yêu cầu đối với thông tin VHF.
II Tổ chức mạng thông tin VHF.
III Nguyên lý hoạt động của máy thu phát VHF.
IV Bài tập và thảo luận tổng kết chương.

CHƯƠNG III. Mạng thông tin viễn thông cố định hàng không.
I Mạng AFTN (Aeronautical Fixed Telecommunication Network).
II Nguyên lý họat động và sơ đồ tổ chức AFTN.
III Tổng đài chuyển mạch điện văn tự động AMSS.

CHƯƠNG IV. Những công nghệ mới về TTHK theo chương trình CNS/ATM.
I Khái quát về chương trình CNS/ATM.
II Tổng quan về các hệ thống CNS/ATM.
III Xu thế công nghệ mới về TTHK.
IV Chương trình CNS/ATM Việt Nam.
V Các lợi ích của CNS/ATM.
VI Bài tập và thảo luận tổng kết chương.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


PHỤ LỤC
CHƯƠNG I. Tổng quan về hệ thống TTHK.
I Khái niệm về hệ thống TTHK, phân loại các hệ thống TTHK.
1 Khái niệm về Hệ thống TTHK : Là hệ thống thiết bị cung cấp thông tin dưới dạng
thoại, số liệu, hình ảnh, tín hiệu, phục vụ trực tiếp hoặc gián tiếp các hoạt động hàng
không dân dụng. Chức năng của hệ thống TTHK là cung cấp sự trao đổi thông tin
hay dữ liệu giữa các hệ thống được tự động hóa của ngành hàng không. Hệ thống
TTHK cũng được sử dụng để hỗ trợ cho các chức năng dẫn đường và giám sát. Bao
gồm các thành phần chính:
- Hệ thống thông tin không địa (Air- Ground Communication).
- Hệ thống thông tin điểm đối điểm (Ground - Ground Communication).
- Mạng thông tin viễn thông cố định hàng không (AFTN - Aeronautical Fixed
Telecommunication Network ).
2 Phân loại các hệ thống TTHK .
2.1 Phân loại theo tính chất kỹ thuật:
a.Hệ thống thông tin sử dụng kỹ thuật tương tự (Analog).
- VHF air-ground communication.
- HF SSB communication.
- SELCAL system (SELective CALling radio).
- ELT (Emergency Locator Transmitter).
- Direct Speech.
b.Hệ thống thông tin sử dụng kỹ thuật số (Digital).
- ATN.
- AMSS.
- SSR mode S air-ground data link.
- VHF air-ground data link (VDL).
- AFTN.
- HF data link.
- WAFS.
2.2 Phân loại theo dịch vụ:
a.Dịch vụ di động hàng không (AMS – Aeronautical Mobile Services) : là dịch vụ
thông tin viễn thông được cung cấp chủ yếu giữa tàu bay và các trạm trên mặt đất
hoặc giữa các tàu bay.
b.Dịch vụ cố định hàng không (AFS – Aeronautical Fixed Services) : là dịch vụ
thông tin viễn thông được cung cấp chủ yếu giữa các điểm cố định trên mặt đất để
bảo đảm an tòan cho hoạt động bay và họat động hàng không được kinh tế, hiệu
quả và tuân thủ theo quy tắc.
2.3 Phân loại theo chức năng:
a.Hệ thống thông tin dùng cho dịch vụ không lưu (ATSC – Air Traffic Service
Communications) : thông tin liên quan đến các dịch vụ không lưu bao gồm kiểm
sóat không lưu, tin tức khí tượng và hàng không, báo cáo vị trí và các dịch vụ liên
quan đến an tòan và quy tắc của chuyến bay.
b.Hệ thống thông tin dùng cho dịch vụ quản trị hàng không (AAC – Aeronautical
Aministrative Communications) : thông tin này được sử dụng bởi các hãng/đại lý
hàng không liên quan đến lĩnh vực họat động thương mại của chuyến bay và dịch
vụ vận chuyển. Ngòai ra còn sử dụng cho các mục đích khác như chuyên chở trên
mặt đất và trên tàu bay, đặt vé, sắp xếp tổ bay và tàu bay hay các mục đích kho vận
khác nhằm duy trì và tăng hiệu quả của hoạt động bay.
c.Hệ thống thông tin dùng cho dịch vụ kiểm sóat họat động hàng không (AOC –
Aeronautical Operational Control) : thông tin liên quan đến việc kiểm soát hành
trình bay từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc để bảo đảm an toàn cho hoạt động bay.
d.Hệ thống thông tin dùng cho dịch vụ phục vụ hành khách (APC – Aeronautical
Passenger Communication) : thông tin liên quan đến các dịch vụ truyền số liệu và
thọai không có tính an tòan cao của hành khách và tổ lái đối với các thông tin cá
nhân.
2.4 Phân lọai theo tính chất:
a.Hệ thống thông tin sử dụng thông tin liên lạc liên quan đến an toàn yêu cầu có sự
phúc đáp nhanh và tính trọn vẹn cao.
b.Hệ thống thông tin liên lạc không liên quan đến an toàn.
3 Các khái niệm cơ bản về hệ thống TTHK.
3.1 Các dịch vụ (Services):
1. Dịch vụ phát thanh hàng không (Aeronautical Broadcasting Service) : Một dịch vụ
phát thanh dùng để phát các thông tin liên quan đến dịch vụ bảo đảm hoạt động bay.
2. Dịch vụ viễn thông hàng không (Aeronautical Telecommunication Service) : Một
dịch vụ viễn thông hàng không được cung cấp cho bất kỳ mục đích hàng không nào.
3. Dịch vụ dẫn đường vô tuyến hàng không (Aeronautical Radio Navigation
Service) : một dịch vụ dẫn đường vô tuyến phục vụ cho lợi ích và an toàn của tàu
bay.
4. Dịch vụ viễn thông quốc tế (International Telecommunication Service) : Một dịch
vụ viễn thông giữa các văn phòng hay các trạm của các quốc gia khác nhau, hay giữa
các trạm di động không cùng một quốc gia, hay giữa các đối tượng khác nhau về
quốc gia.
3.2 Các trạm (Stations):
1. Trạm vô tuyến kiểm soát sân bay (Aerodrome Control radio Station) : Một trạm
cung cấp thông tin vô tuyến giữa một đài kiểm soát sân bay đến tàu bay hay các trạm
thông tin di động.
2. Trạm cố định hàng không (Aeronautical Fixed Station) : Một trạm trong dịch vụ cố
định hàng không.
3. Trạm thông tin viễn thông hàng không (Aeronautical Telecommunication
Station) : Một trạm trong dịch vụ thông tin viễn thông hàng không.
4. Trạm vô tuyến kiểm soát không địa (Air-ground control radio Station) : Một trạm
thông tin viễn thông hàng không có trách nhiệm chính trong việc chuyển giao thông
tin liên quan đến hoạt động và kiểm soát tàu bay trong một khu vực đã cho.
3.3 Các phương pháp thông tin (Communication Methods):
1. Thông tin không địa (Air ground communication) : thông tin hai chiều giữa tàu
bay và các trạm hay các vị trí đặt trên mặt đất.
2. Thông tin không đối đất (Air-to-ground communication) : thông tin một chiều giữa
tàu bay và các trạm hay các vị trí đặt trên mặt đất.
3. Thông tin đất đối không (Ground-to-air communication) : thông tin một chiều giữa
các trạm hay các vị trí đặt trên mặt đất và tàu bay.
4. Phát thanh (Broadcast) : Một sự truyền thông tin liên quan đến dịch vụ không vận
mà không cần địa chỉ hóa đối với các trạm được mô tả.
5. Thông tin viễn thông (Telecommunication) : bất kỳ sự truyền, phát xạ hay thu
nhận các dấu hiệu, tín hiệu, văn bản, hình ảnh, âm thanh hay tin tức của bất kỳ nguồn
nào qua dây dẫn, vô tuyến, cáp quang hay bất kỳ hệ thống trường điện từ nào khác.
6. Song công (Duplex) : Một phương pháp mà thông tin viễn thông giữa hai trạm có
thể được nhận một cách đồng thời từ cả hai hướng.
7. Đơn công (Simplex) : Một phương pháp mà thông tin viễn thông giữa hai trạm có
thể được nhận tại một thời điểm chỉ từ một hướng.
II Các tiêu chuẩn của ICAO về các hệ thống TTHK.
1 Hệ thống thông tin sử dụng kỹ thuật tương tự.
1.1 Các đặc tính chung của hệ thống thông tin VHF không địa (A-G communication) :
- Phát xạ sóng mang điều chế biên độ và đầy đủ hai biên tần (A3E).
- Sự bức xạ sóng hài duy trì ở mức thấp nhất phụ thuộc vào kỹ thuật của từng quốc
gia và mức độ dịch vụ cho phép.
- Giải tần số làm việc : (117.975 ÷ 137) MHz.
- Phân cực đứng.
1.2 Các đặc tính của hệ thống thông tin đặt trên mặt đất.
a. Đối với máy phát.
- Độ ổn định tần số : ± 0,005% tần số làm việc, ở những nơi sử dụng tiêu chuẩn
khỏang cách giữa 2 tần số làm việc cận kề là 25 KHz thì có sai số ± 0,002%, còn ở
những nơi sử dụng tiêu chuẩn khỏang cách giữa 2 tần số làm việc cận kề là 8,33
KHz thì có sai số ± 0,0001%.
- Công suất : máy phát phải phát công suất tương ứng với cường độ trường trong
tầm phủ sóng nhỏ nhất là 75µV/m hay – 109dBW/m2.
- Độ sâu điều chế : ≥ 85%
b. Đối với máy thu.
- Độ ổn định tần số : ± 0,0001% tần số làm việc.
- Độ nhạy : 20µV/m hay – 120 dBW/m2 với tỉ số S/N = 15dB và độ sâu điều chế là
50%.
- Giải thông : Xem attachment A, Phần II, volume III, Annex10.
1.3 Các đặc tính của hệ thống thông tin đặt trên tàu bay.
(tham khảo tiêu chuẩn ICAO Annex 10, volume III)
1.4 Các đặc tính của hệ thống thông tin HF SSB không địa.
- Giải tần số làm việc : (2.8 ÷ 22) MHz.
- Bước thay đổi tần số làm việc là 1KHz.
- Làm việc với biên tần trên (USB).
2 Hệ thống thông tin sử dụng kỹ thuật số.
- ATN (chương 3, phần 1, tập 3, annex 10).
- AMSS (chương 4, phần 1, tập 3, annex 10).
- SSR mode S air-ground data link (chương 5, phần 1, tập 3, annex 10).
- VHF air-ground data link (VDL) (chương 6, phần 1, tập 3, annex 10).
- AFTN (chương 8, phần 1, tập 3, annex 10).
- HF data link (chương 11, phần 1, tập 3, annex 10).
- WAFS (chương 10, phần 1, tập 3, annex 10).
III Tổ chức hệ thống TTHK Việt Nam.
1 Hệ thống thông tin không địa HF/VHF.
- làm việc trong giải tần theo quy định của ICAO.
- tần số được chọn và công bố trong AIP.
- tầm phủ sóng theo chức năng, nhiệm vụ: tầm ngắn (các đài phục vụ APP/TWR),
tầm xa (các đài phục vụ vùng FIR). Riêng HF được sử dụng để hỗ trợ cho các vùng
VHF không thể phủ đến (chủ yếu ở khu vực biển đông).
- bảng tần số các trạm thông tin không địa VHF/HF (xem Phụ lục 5/6/7).
- một số thiết bị điển hình: máy thu phát VHF của Jotron, Motorola…
2 Hệ thống thông tin điểm đối điểm HF SSB.
- tất cả các sân bay đều được trang bị máy thu phát HF SSB.
- làm việc trong giải tần theo quy định của ICAO.
- tần số được chọn và công bố trong AIP, ở hai tần số: 6.933 KHz và 5.176 KHz.
- tầm phủ sóng: chủ yếu liên lạc được với đài trung tâm.
- tổ chức thành mạng vô tuyến.
- một số thiết bị điển hình: máy thu phát HF SSB của Motorola, Philips.
- hiện nay hệ thống này tại Việt Nam đã ngưng sử dụng.
3 Hệ thống thông tin điểm đối điểm qua vệ tinh.
- tất cả các sân bay đều được trang bị đầu thu qua vệ tinh.
- thuê bao kênh truyền qua vệ tinh địa tĩnh SATCOM (Thaicom).
- dung lượng từng kênh truyền phụ thuộc vào vị trí đầu cuối, từ 64 Kbs trở lên.
4 Mạng AFTN.
- tổ chức theo tiêu chuẩn ICAO.
- Trung tâm AFTN nằm ở AACC Hồ Chí Minh, ACC Nội Bài.
- các trạm trung chuyển AFTN: các sân bay Đà Nẳng, Gia Lâm.
- các trạm đầu cuối AFTN ở các khu vực, các sân bay.
- xem bảng chỉ danh địa chỉ AFTN tại VN (xem Phụ lục 1).
- Sơ đồ kết nối AFTN tại Việt Nam (xem Phụ lục 2/3).
IV Bài tập và thảo luận tổng kết chương.
Mỗi sinh viên cần phải:
1 Xây dựng bảng phân loại tổng hợp theo 4 tính chất.
2 Đọc và hiểu năm định nghĩa trong Annex 10.
CHƯƠNG II. Thiết bị thông tin di động VHF.
I. Nhiệm vụ, yêu cầu đối với thông tin VHF phục vụ dịch vụ bảo đảm hoạt động bay.
- Dùng để phục vụ liên lạc giữa Tổ lái (Pilot) và Kiểm soát viên không lưu
(Controller) trong công tác điều hành bay.
- Liên lạc thoại (voice), kiểu phát thanh (Broadcast).
- Tuân thủ theo thủ tục thông tin hàng không (radiotelephony) (Annex 10, Volume
II).
- Yêu cầu đối với từng loại dịch vụ được chỉ rõ trong chương V, mục 1, các điều từ
điều 97 đến điều 101 thuộc quy chế không lưu HKDD của Việt Nam.
Điều 97. Liên lạc lưu động (liên lạc hai chiều không - địa)
1. Liên lạc thoại vô tuyến và liên lạc dữ liệu được sử dụng trong liên lạc hai chiều
không - địa cho mục đích cung cấp dịch vụ không lưu. Cơ sở cung cấp dịch vụ không
lưu sử dụng tần số 121.5MHz làm tần số khẩn nguy và phải thường xuyên canh nghe
trên tần số này.
2. Khi sử dụng liên lạc thoại hoặc dữ liệu hai chiều giữa tổ lái và kiểm soát viên
không lưu để cung cấp dịch vụ điều hành bay, phải đảm bảo thiết bị ghi lại các kênh liên
lạc không - địa.
Điều 98. Liên lạc lưu động sử dụng cho dịch vụ thông báo bay
1. Thiết bị liên lạc hai chiều không - địa phải có khả năng duy trì liên lạc hai chiều
giữa cơ sở cung cấp dịch vụ thông báo bay và tàu bay có trang bị thích hợp tại các vị trí
trong vùng thông báo bay.
2. Thiết bị liên lạc hai chiều không - địa sử dụng để cung cấp dịch vụ thông báo
bay phải đảm bảo liên lạc hai chiều trực tiếp, nhanh chóng, liên tục và không bị nhiễu.
Điều 99. Liên lạc lưu động sử dụng cho dịch vụ kiểm soát đường dài
1. Thiết bị liên lạc hai chiều không - địa phải có khả năng duy trì liên lạc hai chiều
giữa cơ sở cung cấp dịch vụ kiểm soát đường dài và tàu bay có trang bị thích hợp tại các
vị trí trong vùng thông báo bay.
2. Thiết bị liên lạc hai chiều không - địa sử dụng để cung cấp dịch vụ kiểm soát
đường dài phải đảm bảo liên lạc hai chiều trực tiếp, nhanh chóng liên tục và không bị
nhiễu.
3. Khi sử dụng các kênh liên lạc thoại hai chiều không - địa HF để cung cấp dịch
vụ kiểm soát đường dài và do nhân viên truyền tin phụ trách, phải bố trí thích hợp để
đảm bảo liên lạc thoại trực tiếp giữa tổ lái và kiểm soát viên không lưu khi cần thiết.
Điều 100. Liên lạc lưu động sử dụng cho dịch vụ kiểm soát tiếp cận
1. Thiết bị liên lạc hai chiều không - địa sử dụng để cung cấp dịch vụ kiểm soát
tiếp cận phải đảm bảo liên lạc trực tiếp, nhanh chóng, liên tục và không bị nhiễu giữa cơ
sở cung cấp dịch vụ kiểm soát tiếp cận và tàu bay có trang bị thích hợp do cơ sở đó kiểm
soát.
2. Khi cơ sở cung cấp dịch vụ kiểm soát tiếp cận thực hiện chức năng một cách
độc lập, phải tiến hành liên lạc hai chiều trên kênh liên lạc của cơ sở này.
Điều 101. Liên lạc lưu động sử dụng cho dịch vụ kiểm soát tại sân bay
1. Thiết bị liên lạc hai chiều không - địa phải đảm bảo liên lạc trực tiếp, nhanh
chóng, liên tục và không bị nhiễu giữa đài kiểm soát tại sân bay và tàu bay có trang bị
thích hợp hoạt động trong vòng bán kính 45km tính từ điểm quy chiếu sân bay.
2. Thiết bị liên lạc hai chiều không - địa phải đảm bảo liên lạc trực tiếp, nhanh
chóng, liên tục và không bị nhiễu giữa bộ phận kiểm soát mặt đất tại sân bay và tàu bay
có trang bị thích hợp hoạt động trong khu vực kiểm soát mặt đất tại sân bay. Ngoài ra,
bộ phận kiểm soát mặt đất phải có thiết bị liên lạc vô tuyến để kiểm soát hoạt động của
người, xe cộ, phương tiện kỹ thuật trên khu vực hoạt động tại sân bay.
II. Tổ chức mạng thông tin VHF.
2.1 Mạng thông tin VHF trong vùng FIR HCM/FIR HAN (xem hình vẽ 2-1).
- Các trạm VHF tầm xa: gồm trạm Cà Mau, TSN, Vũng Chua và Sơn Trà, dự kiến
trong tương lai sẽ có thêm hai trạm Cam Ranh và Côn Sơn để có thể phủ sóng tòan
bộ FIR HCM. Các trạm Mộc Châu, Nội Bài và Vinh phủ song phục vụ cho vùng
FIR HAN.
- Vùng FIR HCM được chia làm 5 sector, từng sector làm việc trên các tần số Chính
/Phụ khác nhau.
- Vùng FIR HAN được chia làm 2 sector, từng sector làm việc trên các tần số Chính
/Phụ khác nhau.
- Cấu hình thiết bị: Chính/Phụ (1+1).
- Tầm phủ sóng: phủ sóng các Sector thuộc từng vùng FIR và có sự chồng lấn.
- Tổ chức thông tin không địa tại FIR HCM và khu vực miền Nam (phụ lục 5).

(H2-1)
- Tổ chức thông tin không địa tại FIR HCM (xem hình vẽ 2-2)
Trạm Trạm Trạm
VHF VHF VHF
Sơn Trà Vũng Chua Cà Mau

Trạm Trạm Trạm


vệ tinh 9600b/s vệ tinh vệ tinh
9600b/s
Sơn Trà Vũng Chua Cà Mau
9600b/s

Trạm
ACC vệ Trạm 9600b/s Cáp quang/ Trạm
BKK/SIN tinh vệ tinh Radio kink VHF
BKK/ TSN TSN
SIN

AACC-HCM
VCCS

(H 2-2)

2.2 Các trạm VHF tại khu vực kiểm soát tiếp cận (APP).
- Việt Nam hiện có 3 vùng kiểm sóat tiếp cận: TSN APP, ĐN APP và NB APP.
- Được đặt tại vị trí phù hợp (APP TSN cùng chung với ACC HCM, APP NB và
APP ĐN cùng chung với TWR NB và TWR ĐN).
- Làm việc trên các tần số Chính/Phụ.
- Cấu hình thiết bị: Chính/Phụ (1+1).
- Tầm phủ sóng: 70 Km.
2.3 Các trạm VHF tại các Đài chỉ huy sân bay (TWR).
- Việt Nam hiện có 21 TWR.
- Được đặt tại Đài chỉ huy sân bay.
- Làm việc trên các tần số Chính/Phụ.
- Cấu hình thiết bị: Chính/Phụ (1+1).
- Tầm phủ sóng: 45 Km.
2.4 Các trạm VHF tại các Đài chỉ huy mặt đất (GCU).
- Việt Nam hiện có 03 GCU (Ground Control Unit): GCU TSN, GCU NB và GCU
ĐN.
- Được đặt tại Đài chỉ huy mặt đất hay đặt chung tại Đài chỉ huy sân bay.
- Làm việc trên các tần số Chính/Phụ.
- Cấu hình thiết bị: Chính/Phụ (1+1).
- Tầm phủ sóng: 10 Km.
III. Nguyên lý hoạt động của máy thu phát VHF.
- Có ba loại máy thu phát VHF đang sử dụng: 10W, 50W và 200W
- Theo từng hãng sản xuất có kết cấu kỹ thuật chi tiết khác nhau.
a. Máy phát: Sơ đồ khối tổng quát của máy phát VHF-AM gồm các khối cơ bản sau:

Tiền KĐ KĐCSÂT KĐCSCT Mạch lọc

Tiền KĐ TB an toàn

Tạo DĐ Nguồn

H 2-3: Sơ đồ khối chức năng của máy phát VHF AM

- Tiền khuếch đại âm tần: dùng để khuếch đại tín hiệu vào đến mức đủ lớn để đưa
vào tầng khuếch đại công suất âm tần. Vì đối với máy phát AM thì biên độ điện áp
âm tần yêu cầu phải đủ lớn để có M% lớn (tầng này thường là KĐ Micrô & KĐ
mức cao).
- Khuếch đại công suất âm tần: có nhiệm vụ khuếch đại tín hiệu âm tần đủ lớn để
thực hiện điều chế tín hiệu cao tần.
- Bộ dao động tạo tín hiệu cao tần: tự dao động tạo ra tín hiệu cao tần đúng bằng tần
số làm việc của máy phát VHF, có biên độ và tần số ổn định, có giải tần họat động
theo yêu cầu, thông thường sử dụng bộ tạo dao động bằng thạch anh hay bộ tổng
hợp tần số.
- Tiền khuếch đại cao tần: dùng để khuếch đại tín hiệu cao tần có công suất đủ lớn
để thực hiện điều chế, nó còn làm nhiệm vụ tầng đệm để làm giảm ảnh hưởng của
tầng sau đến độ ổn định của tần số của bộ dao động tạo tín hiệu cao tần.
- Khuếch đại công suất cao tần: thực hiện điều chế AM và tạo ra công suất cần thiết
cho máy phát.
- Mạch lọc: để phối hợp trở kháng giữa khuếch đại công suất cao tần và ăngten để
có công suất phát ra tối ưu.
- Thiết bị an toàn & làm mát: là thành phần bảo đảm cho thiết bị hoạt động ổn định,
an toàn, đặt biệt là trong các hệ thống máy phát công suất lớn.
- Nguồn cung cấp: Tùy thuộc vào công nghệ chế tạo máy phát mà nguồn cung cấp
có các tiêu chuẩn khác nhau nhưng đòi hỏi phải ổn định và đủ công suất.
b. Máy thu: Sơ đồ khối tổng quát của máy thu VHF-AM gồm các khối cơ bản sau:

H 2-4: SƠ ĐỒ KHỐI MÁY THU


VHF AM

Trộn Tách
tần sóng
loa
Kđại Kđại Kđại
cao TT âm
tần tần
Tạo

NS
Mạch AGC

- Bộ khuếch đại cao tần: dùng để khuếch đại tín hiệu cao tần thu được từ ăngten
nhằm mục đích làm tăng tỉ số S/N và cung cấp tín hiệu đến bộ trộn tần.
- Bộ tạo dao động ngoại sai: tự dao động tạo ra tín hiệu trung tần cung cấp cho bộ
trộn tần để thực hiện điều chế.
- Bộ trộn tần : thực hiện điều chế hai tín hiệu âm tần từ đầu ra bộ KĐAT và tín hiệu
dao động trung tần từ đầu ra của bộ dao động tạo tín hiệu trung tần để tạo ra tín
hiệu trung tần được điều chế biên độ, cung cấp đến bộ KĐTT.
- Bộ khuếch đại trung tần: dùng để khuếch đại tín hiệu trung tần tạo ra độ khuếch
đại theo yêu cầu của máy thu và độ ổn định cao.
- Bộ tách sóng: để tách lấy tín hiệu âm tần ra khỏi tín hiệu trung tần và đưa đến bộ
khuếch đại âm tần.
- Bộ khuếch đại âm tần: dùng để khuếch đại tín hiệu âm tần có công suất đủ lớn
theo yêu cầu để thực hiện việc phát ra loa.
- Mạch AGC: để tạo ra mức tín hiệu ở đầu ra không bị thay đổi do hiện tượng pha
đinh và các nguyên nhân khác.

c. Sơ đồ khối máy thu – phát VHF AM:


H 2-5: Sơ đồ khối máy thu phát VHF AM

IV. Một số loại máy thu phát VHF đang sử dụng.


- VHF tầm ngắn của Jotron, Motorola.
- VHF tầm xa của Motorola,… .
V. Bài tập và thảo luận tổng kết chương.
Mỗi sinh viên cần tìm hiểu về máy thu phát VHF tại Trạm thu phát VHF hay Đài chỉ
sân bay TSN (nơi được tham quan thực tế).
- VHF tầm ngắn của Jotron.
- VHF tầm ngắn của Motorola.
CHƯƠNG III. Mạng thông tin viễn thông cố định hàng không (AFTN).
I. Khái niệm mạng thông tin viễn thông cố định hàng không AFTN.
1.Khái niệm: là hệ thống toàn cầu các mạng thông tin viễn thông cố định hàng không,
thuộc dịch vụ thông tin cố định hàng không, để trao đổi điện văn, dữ liệu kỹ thuật số
giữa các đài cố định hàng không có cùng hoặc tương thích về đặc tính thông tin.
2.Một số thuật ngữ:
- Trạm AFTN: một trạm là một phần của mạng AFTN và họat động được phép hay
dưới sự kiểm sóat của một quốc gia.
- Trung tâm thông tin AFTN: một trạm AFTN mà có chức năng chủ yếu là giải trợ
hay chuyển tiếp các điện văn từ /đến các trạm AFTN khác được nối với nó.
- Trạm trung chuyển AFTN: một trạm AFTN mà có chức năng nhận, xử lý điện văn
và truyền đến địa chỉ khác.
- Trạm gốc AFTN: là một trạm AFTN mà ở đó điện văn được chấp nhận để truyền
lên mạng AFTN.
3.Chức năng: mạng AFTN được sử dụng để truyền các dạng điện văn sau:
- Điện văn báo nguy và tin tức báo nguy (SS).
- Điện văn khẩn nguy (DD).
- Điện văn liên quan đến an tòan các chuyến bay (FF).
- Điện văn khí tượng (GG).
- Điện văn điều hòa các chuyến bay (GG).
- Điện văn liên quan đến dịch vụ tin tức hàng không (GG).
- Điện văn hành chính hàng không (KK).
- Điện văn dịch vụ khác.
4.Cấp độ ưu tiên của điện văn:

Thứ tự ưu tiên của việc truyền điện văn Chỉ thị độ ưu tiên
1 SS
2 DD FF
3 GG KK

II. Nguyên lý hoạt động và sơ đồ tổ chức AFTN.


1.Sơ đồ tổ chức: Mạng AFTN là mạng kết nối theo kiểu điểm đối điểm, giữa các đài
cố định hàng không theo kiểu hình sao (xem hình vẽ H 3-1), và phân cấp như sau:
- Trung tâm thông tin AFTN (AFTN communication center): có chức năng cơ bản là
chuyển tiếp hay giải trợ cho việc luân chuyển điện văn của mạng AFTN từ những đài
cố định hàng không khác có liên lạc trực tiếp với trạm trung tâm này.
- Trạm trung chuyển AFTN (AFTN destination station): có chức năng nhận, xử lý
điện văn và truyền đến địa chỉ khác. Trạm trung chuyển chỉ có thể được nối duy nhất
đến một Trung tâm thông tin AFTN mà thôi.
- Tại mỗi Trung tâm thông tin AFTN hay Trạm trung chuyển AFTN có thể kết nối
với nhiều đầu cuối AFTN khác tùy theo mô hình, yêu cầu tổ chức của từng quốc gia.
(H 3-1)

2. Địa chỉ mạng AFTN:


- Địa chỉ mạng AFTN của các quốc gia do ICAO quyết định đặt tên và phân phối.
- Mỗi một địa chỉ AFTN có 8 ký tự, trong đó:
+ 01 hay 02 ký tự đầu chỉ địa danh quốc gia.
+ 03 hay 02 ký tự tiếp theo chỉ địa danh vị trí, vùng.
+ 04 ký tự tiếp theo chỉ địa danh đầu cuối sử dụng.
- Ví dụ:
+ VVTSZTZX: Việt Nam – sân bay Tân Sơn Nhất – Đài chỉ huy sân bay
+ KJFKYDYX: Mỹ – Sân bay JFK – Giám đốc sân bay
- Các đầu cuối theo quy định trong địa chỉ AFTN:

Địa chỉ đầu cuối Đầu cuối Ý nghĩa


YFYX AFTN Office Trung tâm AFTN
ZTZX Control tower Đài chỉ huy sân bay
ZPZX ATS Reporting Office Văn phòng báo cáo dịch vụ không lưu
ZQZX Area Control Center Trung tâm kiểm soát đường dài
YNYX Notam Office Văn phòng NOTAM
YDYX Airport Manager Giám đốc sân bay
YZYX Met Data Bank Trung tâm xử lý số liệu khí tượng
YMYX Local Met Office Văn phòng khí tượng tại sân bay

3. Quy định về bảng mã hóa tín hiệu truyền trên mạng AFTN.
- Điện văn truyền trên mạng AFTN được quy định sử dụng bảng mã hóa tín hiệu ITA
(International Telegraph Anphabet) số 2 hay số 3 (ITA 2 hay ITA 3) dành cho mạng
AFTN truyền tốc độ thấp dưới 300 bit/s. ITA 2 có độ dài của mỗi ký tự là 5 bit, còn
ITA 3 có độ dài của mỗi ký tự là 7 bit. Bảng mã hóa tín hiệu IA 5 sử dụng trong
mạng AFTN có tốc độ trung bình và nhanh (từ 600 bit/s đến 9.600 bit/s), đây là bảng
mã dành cho giao thức truyền COP-B (Character Oriented Protocol – Category B)
hay CIDIN (Common ICAO Data Interchange Network) là các giao thức mạnh và an
tòan.
- Các ký tự dùng trong điện văn AFTN:
+ các ký tự trong bảng Anphabet (tiếng Anh).
+ các chử số từ 0 đến 9.
+ các dấu: - ? ( ) : . , ‘ = / +
+ ngòai các ký tự trên, không được sử dụng các ký tự khác, nếu muốn sử dụng
phải viết ra cả chữ một cách tường minh, không dùng số La mã, tuy nhiên khi muốn
gởi đi số La mã phải dùng chữ ROMAN đứng trước số cần dùng: ví dụ II viết là
ROMAN 2.
- Bảng văn điện văn phải được viết rõ nghĩa, hoặc bằng chữ tắt hoặc mã luật theo quy
định. Không được viết rõ nghĩa khi có thể sử dụng chữ tắt hoặc mã luật thích hợp để
giảm bớt độ dài của điện văn.
4. Định dạng điện văn của AFTN .
- Định dạng điện văn theo chuẩn ITA – 2: còn gọi là mã Baudot có khuôn mẫu
theo quy định như sau:
1.Phần đầu điện văn (Heading): bao gồm các phần tuần tự như sau:
- Tín hiệu bắt đầu của điện văn (Start of Message Signal): ZCZC
- Chỉ danh truyền thông (Transmission Identification) gồm:
+ một ký tự trắng (space)
+ chỉ danh mạch truyền gồm ba ký tự: ký tự thứ nhất – chỉ danh cho mạch phát, ký
tự thứ hai – chỉ danh cho mạch thu, ký tự thứ ba – chỉ danh kênh.
+ ký tự FIGURE SHIFT
+ số thứ tự của kênh (Channel Sequence Number – CSN): gồm 3 ký tự chạy từ 001
đến 000, mỗi số gán cho một điện văn phát ra từ trạm này đến trạm kia, bắt đầu mỗi
ngày số thứ tự của kênh sẽ được gán lại giá trị ban đầu là 001.
- Các chỉ thị cho sự vụ hỗ trợ (Additional Service) nếu có:
+ một ký tự trắng (space)
+ thêm tối đa 10 ký tự nữa.
- Ký hiệu khoảng cách trống (Spacing signal): gồm
+ 5 ký tự trắng
+ ký tự LETTER SHIFT
2.Phần địa chỉ nơi nhận (Address): bao gồm các phần tuần tự như sau:
- Chỉ định Gióng hàng (Alignment function): gồm một ký tự về đầu dòng
CARRIAGE RETURN và một ký tự qua dòng mới LINE FEED.
- Chỉ định độ ưu tiên của điện văn (Priority): là nhóm 2 ký tự thích hợp với điện văn.
- Chỉ định các địa chỉ nhận: một ký tự trắng đi liền với nhóm 8 ký tự chỉ địa danh cho
một địa chỉ nhận, nếu có nhiều địa chỉ nhận thì cứ tuần tự xếp kế tiếp như trên.
- Chỉ định Gióng hàng (Alignment function): gồm một ký tự về đầu dòng
CARRIAGE RETURN và một ký tự qua dòng mới LINE FEED.
3.Phần địa chỉ gốc (Origin): bao gồm các phần sau:
- Thời gian lúc chuẩn bị phát điện văn (Filling Time):
+ một ký tự FIGURE SHIFT
+ thời gian gồm 6 ký tự số: ngày (2 ký tự), giờ (2 ký tự), phút (2 ký tự), thời gian
này được gán ngay trước khi điện văn đưa ra đường truyền.
+ ký tự LETTER SHIFT
- Chỉ danh gốc phát (Originator Indicator): một ký tự trắng đi liền với nhóm 8 ký tự
chỉ địa danh cho một địa chỉ nơi phát điện văn.
- Tín hiệu báo độ ưu tiên điện văn khẩn (Priority Alarm):
+ một ký tự FIGURE SHIFT
+ nhóm 5 ký tự để cảnh báo
+ ký tự LETTER SHIFT
- Chỉ định Gióng hàng (Alignment function): gồm một ký tự về đầu dòng
CARRIAGE RETURN và một ký tự qua dòng mới LINE FEED.
4.Phần văn bản (Text): bao gồm các phần sau:
- Phần bắt đầu văn bản (text):
+ nếu cần thiết là phần chỉ danh tường minh các địa chỉ đặc biệt (có phần chỉ định
YY, YX hay ZZ), theo sau mỗi chỉ danh này là 2 ký tự về đầu dòng và 1 ký tự qua
dòng mới.
+ nếu cần thiết là từ “FROM” và chỉ danh nơi phát điện văn.
+ nếu cần thiết là từ “STOP” và theo sau là 2 ký tự về đầu dòng và 1 ký tự qua
dòng mới.
+ nếu cần thiết là các tham chiếu của nơi phát điện văn.
- Phần văn bản: văn bản được trình bày theo từng dòng, mỗi dòng kết thúc bởi một
ký tự về đầu dòng và 1 ký tự qua dòng mới, ngoại trừ dòng cuối cùng của phần văn
bản.
- Kết thúc phần văn bản:
+ ký tự LETTER SHIFT
+ ký tự CARRIAGE RETURN
+ ký tự LINE FEED
Toàn bộ phần văn bản không vượt quá 1800 ký tự gồm tất cả các ký tự nhìn thấy hay
không nhìn thấy được trên văn bản.
5.Phần kết thúc điện văn (Endding): bao gồm các phần sau:
- Chuỗi 7 ký tự qua dòng mới.
- Ký hiệu thông báo kết thúc điện văn: “NNNN”
- Định dạng điện văn theo chuẩn IA – 5. (tự nghiên cứu)
III. Tổng đài chuyển mạch điện văn tự động AMSS (Automatic Message Switching
System).
1.Tổng quan về Hệ thống tự động xử lý điện văn:
Với sự phát triển không ngừng của ngành Hàng không Dân dụng Quốc tế , lưu lượng
điện văn, phương thức xử lý và truyền điện văn trong các trung tâm xử lý điện văn
đã thay đổi nhanh chóng. Để đáp ứng được nhu cầu sử dụng hiện tại và thỏa mãn
yêu cầu phát triển nhanh của ngành Hàng không dân dụng trong tương lai, một hệ thống
AMSS - tự động xử lý điện văn dựa trên các công nghệ hiện đại thông thường có các đặc
điểm như sau :
1. Phân cấp xử lý , đảm bảo khả năng tối ưu trong hoạt động với độ tin cậy cao.
Phân chia chức năng thu / phát, xử lý, tìm kiếm, lưu trữ điện văn và điều khiển
thành các đơn vị riêng biệt. Mỗi bộ phân đường (Multiplexer) có khả năng thu
/ phát và xử lý điện văn cho nhiều kênh . Mỗi bộ xử lý kiểm soát CPA (Control
Proccessing Assembly) có khả năng lưu trữ và xử lý điện văn với số lượng
lớn, có khả năng tạo các ngân hàng dữ liệu.
2. Cấu hình mở, đảm bảo khả năng dễ dàng khi mở rộng hệ thống và giao tiếp với
các mạng thông tin khác theo các dạng yêu cầu kết nối khác nhau. Hệ thống
được thiết kế theo nguyên tắc mở có khả năng mở rộng đến nhiều kênh và có
khả năng liên kết với các mạng thông tin khác.
3. Tổ chức mạng : Các thành phần trong hệ thống được nối kết thông qua đường
truyền mạng cục bộ (chuẩn ETHERNET) 10 MBit theo các thủ tục chuẩn
IEEE 802.3 và TCP / IP.
4. Tính linh động: Hệ thống có khả năng thay đổi cấu hình hoạt động và thay đổi
bảng địa chỉ phân đường một cách nhanh chóng và thuận tiện.
5. Hệ thống có khả năng hoạt động theo chế độ bất đồng bộ và chế độ đồng bộ
định hướng ký tự COP - B như thủ tục của ICAO.
2.Cấu hình và tính năng của hệ thống AMSS:
Hệ thống AMSS điển hình bao gồm các tính năng cơ bản sau :
Tất cả các bộ phận điều hành đều được nối qua mạng cục bộ:
- CPA : Bộ xử lý trung tâm chạy trên hệ điều hành UNIX
- MUL: Bộ phân đường chạy trên hệ điều hành UNIX
- SUP: Máy giám hành và điều khiển chạy trên hệ điều hành WINDOWS
- SVC: Máy nhận các điện văn sự vụ chạy trên hệ điều hành WINDOWS
- REJ : Máy nhận các điện văn sai chạy trên hệ điều hành WINDOWS
- Các đầu cuối khác được nối trên đường mạng chạy trên hệ điều hành WINDOWS.
Cấu hình hệ thống mở bảo đảm kết nối với các mạng khác, theo các thủ tục khác
nhau phù hợp với các thủ tục COP, BOP: đáp ứng các nghi thức truyền X.25, CIDIN.
Dung lượng hệ thống đảm bảo nối tùy ý và có khả năng mở rộng.
Đảm bảo khả năng truyền đồng bộ, bất đồng bộ với tốc độ từ 50b-64kb
Đảm bảo kiểm soát và giám hành toàn bộ hệ thống từ bộ xử lý trung tâm
Chức năng làm việc của hệ thống phù hợp với các khuyến cáo thực hành của
ICAO
a. Bộ kiểm soát/Giám hành (CPA – Control Processor Assembly):
• Lưu giữ toàn bộ cấu hình hệ thống và bảng địa chỉ phân đường
• Lưu trữ và tìm kiếm các điện văn thu/ phát.
• Xử lý các lệnh của người điều hành.
• Khôi phục hệ thống khi xảy ra hư hỏng.
• Xác định và thay đổi cấu hình công tác, cấu hình kỹ thuật của toàn bộ hệ thống.
• Xác định và thay đổi bảng địa chỉ phân đường của hệ thống.
• Giám hành và kiểm soát trạng thái hoạt động của các bộ phận trong hệ thống.
• Phát hiện và thông báo các hư hỏng của hệ thống.
• Làm cầu nối với các hệ thống khác khi có yêu cầu (GATEWAY).
b. Bộ phân đường:
• Thu phát điện văn trên các kênh .
• Xác lập và thay đổi tốc độ, thủ tục truyền cũng như trạng thái hoạt động của
từng kênh.
• Xử lý điện văn theo đúng các thủ tục bất đồng bộ và đồng bộ định hướng ký tự
COP - B (300 baud - 2400 baud) của ICAO (Annex 10 Vol II, Doc 8259).
• Quản lý và cấp số thứ tự điện văn phát.
• Quản lý các điện văn trong hàng chờ.
• Phân kênh theo địa chỉ trách nhiệm / giải trợ, địa chỉ ba hàng và địa chỉ tách
biệt.
• Xử lý dạng và chuyển đổi mã điện văn.
• Xử lý các điện văn SVC ( bao gồm cả các điện văn truy xuất ).
• Phát các điện văn SVC.
• Phát hiện hư hỏng của các kênh và đường truyền.
c. SUP (Supervisor):
• Chứa các lệnh điều khiển hệ thống.
• Hiển thị trạng thái hoạt động của hệ thống.
• Các lệnh điều khiển từ vị trí Supervisor đều có giá trị trên toàn hệ thống.
d. SVC (Service):
• Soạn thảo điện văn sự vụ.
e. REJ (Reject):
• Nhận điện văn nhận bị sai do trung tâm phân ra.
• Sửa sai và gửi vào trung tâm tiếp tục phân kênh.

3. Kiểm tra hoạt động của CPA.


1. Kiểm tra quá trình khởi động :
Khởi động máy, khởi động hệ điều hành, khởi động các quá trình : io, cpa, com.
 Kiểm tra quá trình khởi động của quá trình io :
- Nếu là CPA chính :
+ Thiết lập kết nối với các vị trí đầu cuối khai thác : SUP, SVC, REJ.
+ Thiết lập kết nối với vị trí JOURNAL.
+ Thiết lập kết nối với CPA phụ. Thực hiện mount ổ đĩa cứng của CPA phụ
vào thư mục /sdby.
- Nếu là CPA phụ :
+ Thiết lập kết nối với CPA chính. Thực hiện mount ổ đĩa cứng của CPA
chính vào thư mục /sdby.
+ Đồng bộ thời gian với CPA chính.
 Kiểm tra quá trình khởi động của quá trình cpa :
- Nạp hoặc tạo các tập tin cấu trúc cho điện văn thu và điện văn phát.
- Đọc và hiển thị chỉ danh kênh, chỉ số port của các kênh lên màn hình.
- Đọc và hiển thị số thứ tự thu phát cho các kênh lên màn hình.
- Đọc và hiển thị số lượng điện văn hàng chờ.
- Báo trạng thái của CPA và JOURNAL ra SUP.
 Kiểm tra quá trình khởi động của quá trình com :
- Nạp thông tin cấu hình các kênh vào bộ nhớ.
- Kiểm tra hàng chờ lệnh.
2. Kiểm tra cấu hình hoạt động của hệ điều hành :
3. Kiểm tra cấu hình của các kênh liên lạc :
 Kiểm tra đài hiệu, chỉ danh kênh thu, chỉ danh kênh phát, số ký số dùng cho số
thứ tự điện văn.
 Kiểm tra bảng địa chỉ phân kênh.
 Kiểm tra thông số truyền.
- Nếu kết nối mạng :
+ TCP/IP (SUP, SVC, REJ, JOU) : Kiểm tra tên máy đầu cuối và địa chỉ IP
có trong file /etc/hosts không, địa chỉ có đúng không, tên máy có khớp với
tên khai báo trong file sta.new không. Kiểm tra port TCP trong file par.new
có đúng không.
172.16.100.5 cpa1
172.16.100.6 cpa2
172.16.100.88 GW
200.69.1.41 HCM1
200.69.1.42 HCM2
172.16.100.30 CC0000 MET
172.16.101.51 CC0001 DLT
172.16.100.31 CC0002 SAA
172.16.102.51 CC0003 RGA
172.16.100.34 CC0004 FIB
172.16.104.51 CC0005 BMV
172.16.103.51 CC0006 PQC
172.16.105.51 CC0007 CMA
172.16.100.96 CC0008 CDD
172.16.107.51 CC0011 VCA
172.16.100.32 CC0012 SUP
172.16.100.33 CC0013 SVC
172.16.100.33 CC0014 REJ
172.16.100.35 JOURNAL
(một ví dụ về AMSS tại Cảng HKQT TSN)
4. Chu trình luân chuyển điện văn :
 Điện văn nhận vào bởi quá trình io theo từng kênh và ghi vào hàng chờ nhận
của kênh đó.
 Quá trình cpa đọc điện văn từ hàng chờ nhận theo thứ tự FIFO (First In First
Out). cpa ghi điện văn nhận lên đĩa theo ngày.
 Nếu là điện văn sự vụ hoặc là lệnh gửi từ SUP, cpa chuyển điện văn sang hàng
chờ lệnh cho quá trình com xử lý. Nếu là lệnh truy xuất điện văn, com trả kết quả
về cho cpa. cpa ghi điện văn đã truy xuất vào hàng chờ kênh tương ứng.
 Nếu là điện văn thường, cpa kiểm tra cú pháp của điện văn. Nếu phát hiện lỗi
cú pháp thì tùy chế độ hoạt động của kênh là SEMI hay AUTO, cpa sẽ gửi điện
văn báo lỗi cho đài gốc hay chuyển điện văn lỗi ra REJ để xử lý.
 Nếu điện văn đúng cú pháp, cpa thực hiện phân kênh theo địa chỉ trên dòng địa
chỉ của điện văn.
 Nếu có 1 địa chỉ không có trong bảng nhiệm vụ của bất cứ kênh nào, cpa báo
lỗi UNKNOWN cho đài gốc hay ra REJ.
 Nếu địa chỉ có trong bảng nhiệm vụ, gọi là địa chỉ phân kênh, cpa thực hiện
phân kênh bình thường. cpa ghi điện văn phân kênh vào hàng chờ phát của kênh
nào mà bảng nhiệm vụ của nó chứa địa chỉ phân kênh.
 Quá trình io đọc hàng chờ phát theo từng kênh và phát cho đài đối điểm. io ghi
điện văn phát lên đĩa theo ngày.
io
Msg nhận Msg phát

Hàng chờ
nhận

Msg lệnh/SVC
cpa com

5. Kiểm tra hoạt động nhận điện văn :


 Tất cả các kênh đang hoạt động có nhận được điện văn không.
 Kiểm tra hàng chờ nhận.
 Kiểm tra hoạt động lưu điện văn trong cơ sở dữ liệu.
6. Kiểm tra hoạt động xử lý điện văn :
 Điện văn sai dạng thức : Báo đài đối điểm và thông báo ra SVC (AUTO); Gửi
điện văn sai ra vị trí REJECT để khai thác viên sửa.
 Điện văn SS : Báo phúc đáp nhận cho đài gốc và báo ra SVC.
 Điện văn sự vụ : Đáp ứng và thông báo ra SUP.
 Điện văn lệnh từ SUP : Thực hiện và hồi báo.
7. Kiểm tra hoạt động phân kênh :
 Phân kênh đúng và đủ theo địa chỉ trên điện văn và bảng nhiệm vụ.
 Điện văn ghi lên hàng chờ đủ và đúng thứ tự độ ưu tiên.
 Khi có giải trợ, hàng chờ có chuyển sang kênh giải trợ không.
8. Kiểm tra hoạt động phát điện văn :
 Điện văn phát đúng theo thứ tự độ ưu tiên.
 Điện văn lưu lên cơ sở dữ liệu phát.
CHƯƠNG IV. Những công nghệ mới về TTHK theo chương trình CNS/ATM.
I Khái quát về chương trình CNS/ATM.
1. Sự ra đời của khái niệm CNS/ATM.
 Từ những năm đầu thập niên 80 của TK20 con người đã nhận thấy được các
nhược điểm của hệ thống không vận hiện hành.
 Năm 1983, ICAO thành lập ủy ban về Hệ thống không vận của tương lai (FANS).
 Năm 1991, tại HN không vận lần thứ 10 của ICAO, khái niệm FANS được chấp
nhận.
 Vào tháng 10/1993, ủy ban về FANS hoàn thành kế hoạch phối hợp toàn cầu về
CNS/ATM.
2. Các hạn chế của hệ thống CNS hiện hành.
 Giới hạn về sự truyền sóng của các hệ thống sử dụng sóng truyền thẳng, đồng thời
bị gây nhiễu bởi các hệ thống khác.
 Khó khăn trong sự tương thích trên toàn thế giới.
 Hạn chế của thông tin liên lạc thoại, thiếu các hệ thống trao đổi dữ liệu không địa.
Các hạn chế trên là các hạn chế vốn có, không thể khắc phục được của hệ thống CNS
hiện hành.
3. Kế hoạch thực hiện CNS/ATM trên toàn cầu của ICAO.
 1993 – 1997: Chuẩn bị kế hoạch, xây dựng khái niệm, thử nghiệm, minh hoạ hệ
thống.
 1993 – 2000: Thay thế từng phần hệ thống cũ bằng hệ thống mới.
 2000 – 2005: Thực hiện song song hệ thống mới và hệ thống cũ.
 2005 – 2010: Thu hồi các hệ thống cũ.
 Từ 2010: Hệ thống CNS/ATM mới là hệ thống chính và là hệ thống duy nhất.

II Tổng quan về các hệ thống CNS/ATM.


1. Khái niệm về CNS/ATM: CNS/ATM là các hệ thống thông tin, dẫn đường, giám
sát sử dụng công nghệ số bao gồm các hệ thống vệ tinh cùng với các mức độ tự
động hoá khác nhau để cung cấp sự phù trợ cho một hệ thống quản lý không lưu
hài hoà trên toàn cầu. (Doc 9750, ICAO)
2. Các thành phần của CNS/ATM:
CNS/ATM gồm 4 thành phần chính:
- C: Thông tin.
- N: Dẫn đường.
- S: Giám sát.
- ATM: Quản lý không lưu.
CNS/ATM

C N S ATM
Thông tin Dẫn đường Giám sát Quản lý
Không lưu

III Xu thế công nghệ mới về TTHK.


1. Hệ thống thông tin di động hàng không (AMSS – Aeronautical Mobile Satelitte
System).
+ Dịch vụ ATC được cung cấp bởi: INMARSAT, SITA, ARINC
+ Đây là dịch vụ thông tin hai chiều.
+ Truyền tín hiệu thoại hay dữ liệu.
+ AMSS là một mạng phụ của ATN.
+ Dựa vào vệ tinh địa tĩnh INMARSAT III.
+ Được khuyến cáo sử dụng ở khu vực đại dương bởi ủy ban FANS (thay cho hệ thống
HF).
+ Được đưa vào tiêu chuẩn kỹ thuật của ICAO năm 1994 (Phụ ước 10).
+ Các ưu điểm chính của AMSS: phủ sóng toàn cầu, chất lượng đường truyền tốt, tích
hợp thoại & dữ liệu.
2. Liên lạc dữ liệu giữa Tổ lái và Kiểm sóat viên không lưu (CPDLC – Controller Pilot
Data Link Communication).
2.1. Định nghĩa: Là một phương thức thông tin giữa người lái và kiểm soát viên không
lưu sử dụng dữ liệu để trao đổi thông tin ATC thay cho trao đổi thoại.
2.2. Chức năng: Phương thức CPDLC được sử dụng liên lạc thường kỳ, còn phương
thức thông tin thọai chỉ sử dụng trong các tình huống khẫn cấp.
2.3. Các ưu điểm chính của CPDLC: Được sử dụng để khắc phục những hạn chế của
thông tin thoại (tắc nghẽn kênh, nghe không rõ, nghe không kịp, hiểu sai…).
2.4. Các thành phần của CPDLC: Bao gồm sáu thành phần chính:
- Giao diện với người lái,
- Thiết bị trên tàu bay,
- Đường truyền số liệu,
- Giao tiếp với hệ thống TT mặt đất,
- Bộ xử lí số liệu ATC, và
- Giao diện với kiểm soát viên không lưu.
2.5. Ứng dụng: Bao gồm các thông tin tiện ích ATS như: cấp phép bay, dự định cấp
phép, huấn lệnh, yêu cầu, báo cáo và các thông tin khác liên quan tới ATC.
2.6. Đặc điểm: Gởi một điện văn bằng CPDLC bao gồm các bước: lựa chọn địa chỉ, điện
văn từ một menu hiển thị, gởi điện văn. Điện văn nhận sẽ được hiển thị hoặc in.
3. Liên lạc dữ liệu chuyển giao dịch vụ không lưu (AIDC – Air Traffic Service Inter-
facility Data Communication).
3.1. Định nghĩa: Việc trao đổi dữ liệu một cách tự động giữa các cơ sở cung cấp dịch vụ
không lưu liên quan đến việc hiệp đồng và chuyển giao chuyến bay.
3.2. Chức năng:
- Thông báo tin tức chuyến bay: chức năng này cho phép cơ quan ATS đang điều
hành bay (Controlling ATSU- C-ATSU) thông báo cho cơ quan ATS tiếp theo
(Downstream ATSU - D-ATSU). Chức năng này có thể được kích hoạt nhiều lần
cho cùng một chuyến bay tùy thuộc vào số lần và cách thay đổi so với lịch trình
bay đã có.
+ C-ATSU còn gọi Transferring ATSU (T-ATSU)
+ D-ATSU còn gọi Receiving ATSU (R-ATSU)
- Hiệp đồng các tin tức liên quan đến chuyến bay: chức năng này cho phép C-
ATSU sắp xếp, kết hợp các điều kiện chuyển giao chuyến bay với D-ATSU. Chức
năng này có thể kích hoạt nhiều lần trong quá trình hiệp đồng để đi đến thống nhất
cuối cùng giữa 2 bên cho mỗi chuyến bay.
- Chuyển giao kiểm soát: chức năng này cho phép C-ATSU chuyển giao quyền
kiểm soát đối với một chuyến bay cho ATSU chuẩn bị kiểm soát và cho phép R-
ATSU nhận quyền kiểm soát chuyến bay. Chức năng này xem là giai đoạn cuối
cùng của việc chuyển giao quyền kiểm soát chuyến bay giửa 2 cơ quan ATS
- Trao đổi thông tin tổng quát: chức năng này cho phép ATSU1 trao đổi thông tin
liên quan đến chuyến bay gồm các điện văn dạng text (không có cấu trúc) với
ATSU2.
- Chuyển giao dữ liệu giám sát: chức năng này cho phép ATSU1 chuyển giao dữ
liệu giám sát cho ATSU2.
- Quản lý ứng dụng: chức năng này cho phép một trong các trường hợp sau:C-
ATSU chuyển giao quyền điều khiển và quyền liên lạc với một chuyến bay cho
R-ATSU, và R-ATSU chấp nhận quyền điều khiển và quyền liên lạc với chuyến
bay;

AIDC cho một chuyến bay


AIDC cho nhiều chuyến bay
3.3. Ưu điểm của AIDC:
AIDC là giải pháp tốt nhất hiện nay có thể giải quyết tất cả những nhược điểm trên của
thoại vô tuyến:
- AIDC giúp tiết kiệm thời gian: những điện văn thông tin được gửi và nhận tự động bởi
hệ thống ATM của 2 ATSU.
- AIDC giúp thực hiện các công việc hiệp đồng thông thường để KSV tập trung kiếm soát
chuyến bay.
- AIDC hiển thị những tin tức cần thiết lên label gắn vào tàu bay nên không gây nhầm lẫn,
mọi thông tin đều được hiển thị rõ ràng và chính xác.
Ngoài ra AIDC còn đảm bảo khi chuyển giao tàu bay thì ở D-ATSU có KSV nhận chuyển
giao (bằng cách gửi điện văn ACP cho C-ATSU).
4. Mạng thông tin viễn thông hàng không (ATN – Aeronautical Telecommunication
Network).
1. Khái niệm mạng thông tin viễn thông hàng không ATN.
1.1. Các định nghĩa:
- Hệ thống cuối (ES-End System): Một hệ thống có cấu trúc 7 lớp theo mô hình OSI
và có một hay nhiều đầu cuối ứng dụng.
- Hệ thống trung gian (IS-Intermediate System): Một hệ thống có chức năng định
tuyến và chuyển tiếp có cấu trúc 3 lớp thấp nhất theo mô hình OSI.
- Mạng phụ (SubNetwork): Một sự thực hiện thực tế của một mạng dữ liệu mà nó có
thủ tục đồng nhất và có hoạch định địa chỉ dưới sự kiểm soát của một cấp có thẩm
quyền.
- Thực thể (Entity): là một phần tử tích cực trong một lớp bất kỳ có thể là phần mềm
(như là một quá trình xử lý) hay phần cứng (như là chip vào/ra thông minh).
- Ứng dụng (Application): việc sử dụng cuối cùng của một hệ thống thông tin mà
nhận biết như là tự chính bản thân hệ thống.
- Thực thể ứng dụng (Application Entity): một phần của một quá trình ứng dụng mà
nó liên quan đến thông tin trong môi trường OSI. Các khía cạnh của một quá trình ứng
dụng cần một tài khoản đưa vào cho các mục đích của mô hình OSI mà được đại diện
bởi một hay nhiều Hệ thống cuối.
- Đầu cuối đến đầu cuối (End-to-end): việc gắn liền hay liên quan đến phần thông tin
của một thực thể, một cách tiêu biểu là từ giao diện (1) giữa nguồn tin tức và hệ thống
thông tin tại đầu cuối phát đến giao diện (2) giữa hệ thống thông tin và người sử dụng
tin tức hay một quá trình (ứng dụng) tại đầu cuối thu.
- Cấu trúc 7 lớp theo mô hình OSI: xem Phụ lục 6.
1.2. Khái niệm: mạng thông tin viễn thông hàng không ATN là một kiểu cấu trúc liên
mạng cho phép các mạng phụ như đất-đất, không-địa, và dữ liệu của tàu bay tương tác
bởi các thủ tục và dịch vụ giao tiếp chung dựa trên mô hình OSI của tổ chức tiêu chuẩn
quốc tế (Xem hình vẽ H 4-1).

(H 4-1)

1.3. Chức năng: mạng thông tin viễn thông hàng không ATN và các chương trình ứng
dụng kết hợp được thiết kế để hỗ trợ các hệ thống Thông tin – Dẫn đường – Giám sát –
Quản lý không lưu (CNS/ATM). Mạng ATN:
a. Các đặc trưng:
- Là một mạng thông tin viễn thông được thiết lập cho riêng ngành HK dân dụng thế
giới.
- Dùng cho cả hai dạng A/G & G/G.
- Được thiết kế an toàn, bảo mật.
- Thay đổi được cấp dịch vụ và độ ưu tiên của điện văn.
- Dựa trên cơ sở hạ tầng của hệ thống thông tin hiện tại.
- Liên kết giữa các ứng dụng và các mạng.
- Tin cậy từ đầu cuối đến đầu cuối.
b. Được sử dụng dành riêng cho việc cung cấp các dịch vụ thông tin số liệu của các cơ
sở cung cấp dịch vụ không lưu và các hãng hàng không nhằm hỗ trợ các dạng thông tin
sau:
- Thông tin cho dịch vụ không lưu (ATSC).
- Thông tin cho quản lý các hoạt động khai thác hàng không (AOC).
- Thông tin cho hành chính hàng không (AAC).
- Thông tin cho thông tin liên lạc hành khách (APC).
(Xem hình vẽ H 4-2)

(H 4-2)

2. Nguyên lý hoạt động và sơ đồ tổ chức ATN.


a. Mô hình tổ chức: Các thành phần chính của ATN bao gồm:
- Mạng phụ (SubNetwork).
- Hệ thống trung gian (IS-Intermediate System).
- Hệ thống cuối (ES-End System).
(Xem hình vẽ H 4-3)
Các thành phần chính có mối quan hệ trong cấu trúc 7 lớp theo mô hình OSI trình
bày theo hình vẽ H 4-4.
(H 4-3)

(H 4-4)
b. Các ứng dụng của ATN:
- Các ứng dụng của hệ thống.
- Các ứng dụng trong thông tin không - địa: ADS (Automatic Dependent
Surveillance), CPDLC (Controller Pilot Data Link Communication), FIS (Flight
Information Service), ATIS (Automatic Terminal Information Service), METAR
(Aviation Routine Weather Report Service)
- Các ứng dụng trong thông tin đất - đất: ICC (Inter-Center Communication), AIDC
(ATS Interfacility Data Communication), ATSMHS (ATS Message Handling Services)
c. Các yêu cầu về quản lý Hệ thống ATN: Hệ thống ATN phải có khả năng hỗ trợ
các chức năng quản lý hệ thống như:
- Quản lý lỗi (Fault Management): một phương tiện quản lý của hệ thống ATN để
tách, cách ly và hiệu chỉnh các vấn đề lỗi.
- Quản lý cấu hình hệ thống (Configure Management): một phương tiện quản lý của
hệ thống ATN để quản lý các thay đổi về cấu hình của các thành phần từ xa.
- Quản lý tài khoản (Accounting Management): một phương tiện quản lý của hệ thống
ATN để giám sát các đầu cuối trong việc sử dụng các tài nguyên của mạng và hạn chế
việc sử dụng các tài nguyên đó.
- Quản lý đặc tính (Performance Management): một phương tiện quản lý của hệ thống
ATN để giám sát và đánh giá các đặc tính của hệ thống.
- Quản lý an ninh mạng (Security Management): một phương tiện quản lý của hệ
thống ATN về kiểm soát truy cập, sự xác nhận là đúng và tính toàn vẹn của dữ liệu .
d. Các yêu cầu về an ninh mạng: (xem tài liệu Annex 10 – Volume 3).
3. Tổ chức ATN tại Việt Nam (dự kiến tổ chức, xem hình vẽ H 4-5).
(H 4-5)

5. VHF/HF Datalink.
IV Chương trình CNS/ATM Việt Nam.
(Tham khảo quyết định số 2339/QĐ-BGTVT ngày 19/10/2011
của Bộ Trưởng Bộ GTVT)
V Các lợi ích của CNS/ATM.
1.Các điểm nổi bậc của hệ thống CNS/ATM là:
 Hỗn hợp giữa các hệ thống vệ tinh và trên mặt đất.
 Tầm phủ toàn cầu.
 Liên tục.
 Các hệ thống khác nhau có khả năng phối hợp hoạt động lẫn nhau.
 Sử dụng các đường truyền dữ liệu không địa.
 Khai thác các kỹ thuật số.
 Các mức độ về tự động hoá khác nhau.
2.Thông tin:
 Sự kết nối A/G trực tiếp và hiệu quả hơn.
 Truyền dữ liệu được cải thiện.
 Giảm sự tắt nghẽn về kênh thông tin.
 Giảm lỗi trong thông tin.
 Giảm sự quá tải.
3.Dẫn đường:
 Tạo tính toàn vẹn, độ tin cậy cao về dịch vụ dẫn đường trên toàn thế giới trong
mọi điều kiện thời tiết.
 Độ chính xác về dẫn đường được cải thiện.
 Các ứng dụng tại đường CHC và sân bay tốt hơn.
 Giảm chi phí đối với việc đầu tư các hệ thống thiết bị phù trợ dẫn đường vô tuyến
mặt đất.
 Phù hợp với các phương thức khai thác tiếp cận NPA/PA tại các sân bay không
được trang bị các thiết bị phù trợ.
 Giảm sự quá tải cho người lái
4.Giám sát:
 Giảm lỗi trong việc báo cáo vị trí.
 Thực hiện việc giám sát không gian không có radar.
 Giảm chi phí.
 Cải thiện các điều kiện khẫn nguy.
5.Quản lý không lưu:

Quản lý vùng trời Dịch vụ KSKL Quản lý luồng KL


1.Các phân khu tối ưu 1.Các quyết định ATS được 1.Đánh gía khả năng
2.Cơ cấu mạng đường bay hỗ trợ của thiết bị 2.Các cơ sở quản lý luồng
(RNAV, lâm thời và thay đổi) 2.Giảm tiêu chuẩn tối thiểu trung tâm.
3.Hợp nhất vùng trời (sử dụng phân cách (V/H) 3.Lập kế hoạch chiến lược
linh hoạt, hiệp đồng giữa DS 3.A-SMGCS (Slot, phương thức ,tốc độ)
& QS) 4.Trao đổi dữ liệu giữa các 4.Lập kế hoạch chiến thuật
4.Áp dụng RCP/RNP/RSP cơ quan ATS (thời gian thực tế ,vị trí tàu
5.Áp dụng truyền số liệu bay)
CPDLC

VI Bài tập và thảo luận tổng kết chương.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Radio Navigation Aids – Annex 10, Volume I.


2. Communication Procedures including those with PANS status – Annex 10,
Volume II.
3. Communication Systems – Annex 10, Volume III.
4. Surveillance Radar and Collision avoidance Systems – Annex 10, Volume
IV.
5. Aeronautical Radio Frequency Spectrum Utilization – Annex 10, Volume
V.
6. Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật hệ thống AMSS.
7. Aeronautical Telecommunication – ATN concept – Patric Brandière.
8. VCCS.
PHỤ LỤC 1: BẢNG CHỈ DANH ĐỊA CHỈ AFTN

STT TÊN CƠ QUAN/ĐƠN VỊ ĐỊA CHỈ AFTN GHI CHÚ


I. KHU VỰC MIỀN BẮC
I.1 CỤC HK VIỆT NAM
Cục Trưởng VVVVYAYX
Phòng QL HĐB VVVVYVYX
Phòng Vận tải VVVVYAAN
Phòng An toàn VVVVYLYX
I.2 TCT QLB VN
Tổng Giám đốc VVVVYQYX
Phòng Không lưu VVVVYOYX
Phòng KTCNMT VVVVYQYT
Phòng TCKT VVVVYQYR
I.3 CT QLB MB
Trung tâm AFTN Nội Bài
Service VVNBYFYX
Reject VVNBYFRJ
Hardcopy VVNBHCPY
Supervisor VVNBCOMP
Giám đốc VVNBYQYX
ACC Hà Nội VVNBZRZX
APP Nội Bài VVNBZAZX
TWR Nội Bài VVNBZTZX
Đài HF không địa FIR HAN VVNBYSYX
Xử lý dữ liệu bay (FDP) ACC VVNBZQZX
HN
Tìm kiếm cứu nạn VVNBYQYC
TWR Cát Bi VVCIZTZX
TWR Điện Biên VVDBZTZX
TWR Nà Sản VVNSZTZX
TWR Vinh VVVHZTZX
TWR Quảng Bình
I.4 CẢNG HKQT NỘI BÀI VÀ
CHI NHÁNH CẤP 2, CẤP 3
Giám đốc Nội Bài VVNBYDYX
FIB Nội Bài VVNBZPZX
Cơ quan không báo Nội Bài VVNBYOYX
Cơ quan Khí tượng Nội Bài VVNBYMYX
Khẫn nguy cứu nạn Nội Bài VVNBYCYX
Giám đốc Cát Bi VVCIYDYX
FIB Cát Bi VVCIZPZX
Cơ quan không báo Cát Bi VVCIYOYX
Cơ quan Khí tượng Cát Bi VVCIYMYX
Giám đốc Điện Biên VVDBYDYX
FIB Điện Biên VVDBZPZX
Cơ quan không báo Điện Biên VVDBYOYX
Cơ quan Khí tượng Điện Biên VVDBYMYX
Giám đốc Nà Sản VVNSYDYX
FIB Nà Sản VVNSZPZX
Cơ quan không báo Nà Sản VVNSYOYX
Cơ quan Khí tượng Nà Sản VVNSYMYX
Giám đốc Vinh VVVHYDYX
FIB Vinh VVVHZPZX
Cơ quan không báo Vinh VVVHYOYX
Cơ quan Khí tượng Vinh VVVHYMYX
I.5 TT HĐ-CH-ĐHB Thuộc TCT QLB
VN
Trung tâm AFTN Gia Lâm
Service VVGLYFYX
Reject VVGLYFRJ
Hardcopy VVGLHCPY
Supervisor VVGLCOMP
Cơ quan không báo VVVVYNYX
Cơ quan Khí tượng VVVVYMYX
Khẫn nguy cứu nạn VVVVZQZX
Trực ban trưởng VVVVZGZX
II. KHU VỰC MIỀN TRUNG
II.1 CT QLB MT
Trung tâm AFTN Đà Nẵng
Service VVDNYFYX
Reject VVDNYFRJ
Hardcopy
Supervisor VVDNCOMP
Giám đốc VVDNYQYX
APP Đà Nẵng VVDNZAZX
TWR Đà Nẵng VVDNZTZX
Khẫn nguy cứu nạn Đà Nẵng VVDNYCYX
TWR Phú Bài VVPBZTZX
TWR Phù Cát VVPCZTZX
TWR Pleiku VVPKZTZX
TWR Đông Tác VVTHZTZX
TWR Chu Lai VVCLZTZX
II.2 CẢNG HKQT ĐÀ NẲNG VÀ
CHI NHÁNH CẤP 2, CẤP 3
Giám đốc Đà Nẵng VVDNYDYX
FIB Đà Nẵng VVDNZPZX
Cơ quan không báo Đà Nẵng VVDNYOYX
Cơ quan Khí tượng Đà Nẵng VVDNYMYX
Khẫn nguy cứu nạn Đà Nẵng VVDNYCYX
Giám đốc Phú Bài VVPBYDYX
FIB Phú Bài VVPBZPZX
Cơ quan không báo Phú Bài VVPBYOYX
Cơ quan Khí tượng Phú Bài VVPBYMYX
Giám đốc Phù Cát VVPCYDYX
FIB Phù Cát VVPCZPZX
Cơ quan không báo Phù Cát VVPCYOYX
Cơ quan Khí tượng Phù Cát VVPCYMYX
Giám đốc Pleiku VVPKYDYX
FIB Pleiku VVPKZPZX
Cơ quan không báo Pleiku VVPKYOYX
Cơ quan Khí tượng Pleiku VVPKYMYX
Giám đốc Nha Trang VVNTYDYX
FIB Nha Trang VVNTZPZX
Cơ quan không báo Nha Trang VVNTYOYX
Cơ quan Khí tượng Nha Trang VVNTYMYX
Giám đốc Đông Tác VVTHYDYX
FIB Đông Tác VVTHZPZX
Cơ quan không báo Đông Tác VVTHYOYX
Cơ quan Khí tượng Đông Tác VVTHYMYX
Giám đốc Chu Lai VVCLYDYX
FIB Chu Lai VVCLZPZX
Cơ quan không báo Chu Lai VVCLYOYX
Cơ quan Khí tượng Chu Lai VVCLYMYX
III. KHU VỰC MIỀN NAM
III.1 CT QLB MN
Trung tâm AFTN TSN
Service VVTSYFYS
Reject VVTSYFRJ
Hardcopy VVTSHCPY
Supervisor VVTSCOMP
Giám đốc VVTSYQYX
ACC HCM VVTSZRZX
APP TSN VVTSZAZX
TWR TSN VVTSZTZX
Đài HF không địa FIR HCM VVTSYSYX
TWR Nha Trang VVNTZTZX
TWR Liên Khương VVDLZTZX
TWR Phú Quốc VVPQZTZX
TWR BMT VVBMZTZX
TWR Rạch Giá VVRGZTZX
TWR Cần Thơ VVCTZTZX
TWR Cà Mau VVCMZTZX
TWR Phú Quốc VVPQZTZX
TWR Côn Sơn VVCSZTZX
III.2 CẢNG HKQT TSN VÀ CHI
NHÁNH CẤP 2, CẤP 3
Trung tâm AFTN TSN
Service VVTSYDYF
Reject VVTSYDRJ
Hardcopy
Supervisor VVTSCOMP
Giám đốc TSN VVTSYDYX
FIB TSN VVTSZPZX
Cơ quan không báo TSN VVTSYOYX
Cơ quan Khí tượng TSN VVTSYMYX
Khẫn nguy cứu nạn TSN VVTSYCYX
Giám đốc Phú Quốc VVPQYDYX
FIB Phú Quốc VVPQZPZX
Cơ quan không báo Phú Quốc VVPQYOYX
Cơ quan Khí tượng Phú Quốc VVPQYMYX
Giám đốc Liên Khương VVDLYDYX
FIB Liên Khương VVDLZPZX
Cơ quan không báo Liên VVDLYOYX
Khương
Cơ quan Khí tượng Liên VVDLYMYX
Khương
Giám đốc BMT VVBMYDYX
FIB BMT VVBMZPZX
Cơ quan không báo BMT VVBMYOYX
Cơ quan Khí tượng BMT VVBMYMYX
Giám đốc Cà Mau VVCMYDYX
FIB Cà Mau VVCMZPZX
Cơ quan không báo Cà Mau VVCMYOYX
Cơ quan Khí tượng Cà Mau VVCMYMYX
Giám đốc Rạch Giá VVRGYDYX
FIB Rạch Giá VVRGZPZX
Cơ quan không báo Rạch Giá VVRGYOYX
Cơ quan Khí tượng Rạch Giá VVRGYMYX
Giám đốc Cần Thơ VVCTYDYX
FIB Cần Thơ VVCTZPZX
Cơ quan không báo Cần Thơ VVCTYOYX
Cơ quan Khí tượng Cần Thơ VVCTYMYX
Giám đốc Côn Sơn VVCSYDYX
FIB Côn Sơn VVCSZPZX
Cơ quan không báo Côn Sơn VVCSYOYX
Cơ quan Khí tượng Côn Sơn VVCSYMYX
III.3 CÁC ĐƠN VỊ KHÁC
Giám đốc Vũng Tàu VVVTYDYX
FIB Vũng Tàu VVVTZPZX
Cơ quan không báo Vũng Tàu VVVTYOYX
Cơ quan Khí tượng Vũng Tàu VVVTYMYX
Ban ĐHB VNA VVVVHVNX
Ban ĐHB VNA NB VVNBHVNX
Ban ĐHB VNA TSN VVTSHVNX
Trung tâm QL-ĐHB QG VVVVYXYX Quân sự
Trung tâm QL-ĐHB KV1 VVNBYXYX Quân sự
Trung tâm QL-ĐHB KV2 VVDNYXYX Quân sự
Trung tâm QL-ĐHB KV3 VVTSYXYX Quân sự
Tổng công ty bay dịch vụ VN VVVVYXYV
Công ty Jetstar Pacific VVTSPICX
Công ty bay dịch vụ VASCO VVTSVAIR
PHỤ LỤC 2: SƠ ĐỒ KẾT NỐI AFTN QUỐC TẾ
PHỤ LỤC 3: SƠ ĐỒ KẾT NỐI AFTN QUỐC NỘI
PHỤ LỤC 4: CẤU TRÚC 7 LỚP THEO MÔ HÌNH OSI

Lớp Tên lớp Nghĩa Dạng Cấp độ lớp Thủ tục


dữ liệu
7 Application Ứng dụng Data Host HTTP, FTP
SMTP
6 Presentation Trình bày Data Host GIF,JPEG
MP3,MPEG
5 Session Giao dịch Data Host NFS,ASP
4 Transport Vận chuyển Segments Host TCP,UDP
3 Network Mạng Packets Media IP,IPX
2 Data link Liên kết dữ liệu Frames Media ETHERNET
1 Physical Vật lý Bits Media RS232

Tầng ứng dụng (Application layer – lớp 7): tầng ứng dụng quy định giao diện giữa
người sử dụng và môi trường OSI, nó cung cấp các phương tiện cho người sử dụng truy
cập và sử dụng các dịch vụ của mô hình OSI. Điều khác biệt ở tầng này là nó không
cung cấp dịch vụ cho bất kỳ một tầng OSI nào khác ngoại trừ tầng ứng dụng bên ngoài
mô hình OSI đang hoạt động. Các ứng dụng cung được cấp như các chương trình xử lý
kí tự, bảng biểu, thư tín … và lớp 7 đưa ra các giao thức HTTP, FTP, SMTP, POP3,
Telnet.

Tầng trình bày (Presentation layer – lớp 6): tầng trình bày chuyển đổi các thông tin từ
cú pháp người sử dụng sang cú pháp để truyền dữ liệu, ngoài ra nó có thể nén dữ liệu
truyền và mã hóa chúng trước khi truyền đễ bảo mật. Nói đơn giản thì tầng này sẽ định
dạng dữ liệu từ lớp 7 đưa xuống rồi gửi đi đảm bảo sao cho bên thu có thể đọc được dữ
liệu của bên phát. Các chuẩn định dạng dữ liệu của lớp 6 là GIF, JPEG, PICT, MP3,
MPEG …

Tầng giao dịch (Session layer – lớp 5): thực hiện thiết lập, duy trì và kết thúc các phiên
làm việc giữa hai hệ thống. Tầng giao dịch quy định một giao diện ứng dụng cho tầng
vận chuyển sử dụng. Nó xác lập ánh xạ giữa các tên đặt địa chỉ, tạo ra các tiếp xúc ban
đầu giữa các máy tính khác nhau trên cơ sở các giao dịch truyền thông. Nó đặt tên nhất
quán cho mọi thành phần muốn đối thoại riêng với nhau. Các giao thức trong lớp 5 sử
dụng là NFS, X- Window System, ASP.

Tầng vận chuyển (Transport layer – lớp 4): tầng vận chuyển xác định địa chỉ trên
mạng, cách thức chuyển giao gói tin trên cơ sở trực tiếp giữa hai đầu mút, đảm bảo
truyền dữ liệu tin cậy giữa hai đầu cuối (end-to-end). Để bảo đảm được việc truyền ổn
định trên mạng tầng vận chuyển thường đánh số các gói tin và đảm bảo chúng chuyển
theo thứ tự. Bên cạnh đó lớp 4 có thể thực hiện chức năng điều khiển luồng và điều
khiển lỗi. Các giao thức phổ biến tại đây là TCP, UDP, SPX.
Tầng mạng (Network layer – lớp 3): tầng mạng có nhiệm vụ xác định việc chuyển
hướng, vạch đường các gói tin trong mạng (chức năng định tuyến), các gói tin này có thể
phải đi qua nhiều chặng trước khi đến được đích cuối cùng. Lớp 3 là lớp có liên quan
đến các địa chỉ logic trong mạng. Các giao thức hay sử dụng ở đây là IP, RIP, IPX,
OSPF, AppleTalk.

Tầng liên kết dữ liệu (Data link layer – lớp 2): tầng liên kết dữ liệu có nhiệm vụ xác
định cơ chế truy nhập thông tin trên mạng, các dạng thức chung trong các gói tin, đóng
gói và phân phát các gói tin. Lớp 2 có liên quan đến địa chỉ vật lý của các thiết bị mạng,
topo mạng, truy nhập mạng, các cơ chế sửa lỗi và điều khiển luồng.

Tầng vật lý (Phisical layer – lớp 1): tầng vật lý cung cấp phương thức truy cập vào
đường truyền vật lý để truyền các dòng Bit không cấu trúc, ngoài ra nó cung cấp các
chuẩn về điện, dây cáp, đầu nối, kỹ thuật nối mạch điện, điện áp, tốc độ cáp truyền dẫn,
giao diện nối kết và các mức nối kết.
PHỤ LỤC 5: THÔNG TIN KHÔNG ĐỊA TẠI KHU VỰC MIỀN NAM

STT VỊ TRÍ/ F CHÍNH F DỰ PHÒNG GHI CHÚ


KHU VỰC (MHz) (MHz)
1 APP TSN 125.5 121.0
2 TWR TSN 118.7 130.0
3 GND TSN 121.9 121.6
4 SOS TSN 121.5 Máy thu, không có F dự
phòng
5 ATIS TSN 128.0 Máy phát, không có F dự
phòng
6 FIR HCM
SECTOR 1 123.30, 121.5 (SOS) 124.55 DAN (Sơn Trà)
SECTOR 2 120.10, 121.5 (SOS) 133.05 TSN, QNH (Vũng Chua)
SECTOR 3 120.90, 121.5 (SOS) 120.10 CMA, TSN
SECTOR 4 133.05, 121.5 (SOS) 120.90 TSN
SECTOR 5 120.70, 121.5 (SOS) 133.05 QNH (Vũng Chua)
7 FIR HCM HF A/G
8.942 11.297 Sử dụng ngoài vùng phủ
5.655 11.396 sóng của VHF hoặc giải
13.309 trợ cho VHF
8 TWR BMT 118.3, 121.5 (SOS)
9 TWR LKG 118.4, 121.5 (SOS)
10 TWR CTH 118.8, 121.5 (SOS)
11 TWR RGA 118.3, 121.5 (SOS)
12 TWR CMA 118.1, 121.5 (SOS)
13 TWR PQC 118.6, 121.5 (SOS)
14 TWR CSN 118.15, 121.5 (SOS)
PHỤ LỤC 6: THÔNG TIN KHÔNG ĐỊA TẠI KHU VỰC MIỀN BẮC

STT VỊ TRÍ/ F CHÍNH F DỰ PHÒNG GHI CHÚ


KHU VỰC (MHz) (MHz)
1 APP NB 125.1 121.0
2 TWR NB 118.4 118.9
3 GND NB 121.9
4 SOS NB 121.5 Máy thu, không có F dự
phòng
5 ATIS NB 127.0 Máy phát, không có F dự
phòng
6 FIR HAN
SECTOR 1 132.30, 121.5 (SOS) 128.15
SECTOR 2 125.90, 121.5 (SOS) 128.15
7 TWR DIN 118.3, 121.5 (SOS)
8 TWR SQH 118.4, 121.5 (SOS)
9 TWR HPH 118.8, 121.5 (SOS)
10 TWR VII 118.3, 121.5 (SOS)
11 TWR VDH 118.1, 121.5 (SOS)
PHỤ LỤC 7: THÔNG TIN KHÔNG ĐỊA TẠI KHU VỰC MIỀN TRUNG

STT VỊ TRÍ/ F CHÍNH F DỰ PHÒNG GHI CHÚ


KHU VỰC (MHz) (MHz)
1 APP ĐN 125.3 119.5
2 TWR ĐN 118.35
3 GND ĐN 121.6 121.9
4 SOS ĐN 121.5
5 ATIS ĐN NIL
6 TWR HUE 118.8, 121.5 (SOS)
9 TWR CL , 121.5 (SOS)
10 TWR PCA , 121.5 (SOS)
11 TWR PK , 121.5 (SOS)
12 TWR TH , 121.5 (SOS)
13 TWR CR 118.2, 121.5 (SOS) 118.25
PHỤ LỤC 8: ĐỊNH DẠNG ĐIỆN VĂN THEO CHUẨN ITA - 2
PHỤ LỤC 9: ĐỊNH DẠNG ĐIỆN VĂN THEO CHUẨN IA – 5
PHỤ LỤC 10: SƠ ĐỒ KHỐI MÁY VHF XU 451

Sơ đồ khối của VHF Amplifier VU 450.


Sơ đồ khối VHF Synthesizer GF 401V.
Sơ đồ khối VHF FU 401
Sơ đồ khối của khối IF/AF Unit VZ 401
Sơ đồ khối Power Supply IN 450

VCOLECT

You might also like