You are on page 1of 27

Cơ sở vật chất phục vụ điều hành bay

1 ) ADS (Automatic dependent surveillance): Giám sát phụ thuộc tự động.


ADS-B là một hệ thống giám sát mà tầu bay/phương tiện xác định vị trí của nó dựa trên
thông tin từ các hệ thống định vị (thường là GPS). Thông tin vị trí bao gồm tọa độ vị trí
và chỉ số chất lượng của thông tin vị trí (chỉ số NUC hoặc NIC, NAC, SIL) được phát
quảng bá định kỳ cùng các thông tin khác của tầu bay. Các thông tin này có thể được thu
bởi các trạm ADS-B sử dụng cho mục đích kiểm soát không lưu hoặc được thu bởi các
tầu bay khác giúp tổ lái nhận biết tình huống không lưu và tự phân cách.

Hệ thống ADS-B bao gồm:

 Thiết bị ADS-B OUT của tầu bay hoặc phương tiện trong sân bay.
 Thiết bị trạm mặt đất.
 Kết nối dữ liệu.

2 ) AGA (Aerodromes, air routes and ground aids): Sân bay, đường bay và thiết bị
phụ trợ mặt đất.
3 ) AIC (Aeronautical information circular): Thông tri hàng không.
Thông tri hàng không (AIC- Aeronautical information circular): là bản thông báo tin tức
hàng không gồm những thông tin liên quan đến an toàn bay, dẫn đường, kỹ thuật, hành
chính, pháp luật của Việt Nam mà những tin tức đó không phù hợp phổ biến bằng
NOTAM hoặc AIP.
4 ) AIP (Aeronautical information publication): Tập thông báo tin tức hàng không là
tài liệu thông báo tin tức hàng không cơ bản, bao gồm những tin tức ổn định lâu dài, cần
thiết cho hoạt động bay.

AIP Việt Nam được xuất bản gồm hai tập, dưới dạng trang rời, song ngữ tiếng Việt - tiếng
Anh và được cung cấp cho người sử dụng dưới dạng bản giấy, dạng CD và bản điện tử
(qua website AIS: www.vnaic.vn).

5 ) AIRAC (Aeronautical information regulation and control): Hệ thống kiểm soát


và điều chỉnh tin tức hàng không , là hệ thống thông báo trước về những thay đổi quan
trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động bay, căn cứ vào những ngày có hiệu lực chung
do ICAO quy định.
6 ) AMHS (Air traffic service message handling system): Hệ thống xử lý điện văn dịch
vụ không lưu.
Hệ thống AMHS là hệ thống chuyển điện văn tự động trong ngành hàng không, có khả
năng xử lý, lưu trữ, luân chuyển điện văn theo các bộ tiêu chuẩn của ITU và các tiêu
chuẩn áp dụng của ICAO

7 ) AMSS (Automatic message switching system): Hệ thống chuyển điện văn tự động.
Được lắp đặt tại các trung tâm truyền tin AFTN dùng để chuyển tiếp và phân phối điện
văn phục vụ cho việc trao đổi thông tin điều hành hoạt động hàng không trong nước và
quốc tế giữa Cục hàng không , các hãng hàng không và các trung tâm kiểm soát điều
hành bay
8 ) CNS (Communication, navigation, surveillance): Thông tin, dẫn đường, giám sát
hàng không.
- Thông tin hàng không (Communication) gồm 2 loại đó là Thông tin lưu
động hàng không (Aeronautical Mobile Services – AMS) và Thông tin
cố định hàng không (Aeronautical Fix Services – AFS)
+ Thông tin lưu động hàng không hay còn gọi là thông tin đất đối
không (Air/Ground Communication) là thông tin liên lạc giữa người lái
và kiểm soát viên không lưu (KSVKL). Liên lạc này được thực hiện
thông qua hệ thống liên lạc VHF (Very High Frequency) ở dải tần số
118 MHz – 137 MHz.
+ Thông tin cố định hàng không có 2 loại:

 Một là: Thông tin thoại trực tiếp không lưu (ATS/DS - Air Traffic Service/ Direct
Speech). Đây là đường thông tin trực thoại dùng cho KSVKL để trao đổi thông tin giữa
các đơn vị không lưu trong nước và các quốc gia kế cận. Liên lạc này sử dụng các kênh
thoại nóng (Hotline) trực tiếp qua mạng Vệ tinh VSAT dùng riêng của ngành hàng không
hoặc thuê kênh VSAT của các nhà cung cấp dịch vụ trong nước và quốc tế.

 Hai là: Mạng viễn thông cố định hàng không (Aeronautical Fixed Telecommunication
Network – AFTN). Đây là mạng thông tin truyền văn bản (text) giữa những đơn vị liên
quan đến các hoạt động điều hành bay, sân bay, khai thác tàu bay và nhà chức trách Hàng
không.Hiện tại, mạng viễn thông cố định hàng không (AFTN) có 4 Trung tâm chuyển
điện văn tự động AMSS (Automatic Message Switching System) đặt tại Nội Bài, Hồ Chí
Minh, Đà Nẵng và Gia Lâm.
Tổ chức mạng AFTN tại Việt Nam
- Dẫn đường hàng không (Navigation)
Dịch vụ dẫn đường là hệ thống các phụ trợ dẫn đường vô tuyến phát ra các tín hiệu tạo
các mốc và chỉ hướng cũng như cự ly của tàu bay so với đài dẫn đường trong quá trình
bay đường dài, tiếp cận và hạ cánh. Gồm các đài NDB , VOR/DME
- Giám sát hàng không (Surveillance). Dịch vụ giám sát được thực hiện
thông qua các hệ thống rada giám sát

Hệ thống radar được phân loại theo chức năng bao gồm:

 Radar đường dài (En-route): Dải tần số băng L (1-2 GHz), ăng ten quay tốc độ 6-12
vòng/phút. Thường được đặt trên núi cao để có tầm phủ rộng, không bị các chướng ngại
vật che khuất. Đặt xa trung tâm để có tầm phủ tối đa. Trong vùng FIR thường đặt nhiều
ra đa để đảm bảo tầm phủ chồng lấn (overlap), đồng thời đảm bảo khả năng dự phòng lẫn
nhau. Tầm phủ từ 200-250 NM (400-450 Km).
 Radar tiếp cận, tại sân (Airport radar): Dải tần số băng S (2-4 GHz), ăng ten quay tốc độ
12-15 vòng/phút. Đặt trong phạm vi sân bay để giám sát các tàu bay trong khu vực tiếp
cận và cất, hạ cánh trên đường CHC. Tầm phủ từ 60-80 NM(100-150Km).

 Radar kiểm soát bề mặt sân bay (Surface Movement Radar - SMR): Dải tần số băng X
(8-12 GHz) hoặc Ku (12-18 GHz), ăng ten quay tốc độ 60 vòng/phút. Thường đặt trên
đỉnh Đài chỉ huy (TWR), khoảng 40-100m, gần khu vực trung tâm đường lăn (taxiway)
và sân đỗ (apron) để KSVKL quan sát được hoạt động (lăn) của các tàu bay và các loại
xe cộ khác trong khu vực này. Tầm phủ khoảng 5 Km.

Hình 6: Trạm Radar Nội Bài

9 ) Hệ thống quan trắc khí tượng: có 2 loại, đó là hệ thống quan trắc khí tượng tự
động và hệ thống quan trắc khí tượng thủ công:

1. Hệ thống quan trắc khí tượng tự động:

Thông thường, một Hệ thống quan trắc khí tượng tự động được bố trí lắp đặt như sau:

Phần out-door: Các thiết bị đo (sensor) của Hệ thống quan trắc khí tượng tự động được đặt
trong các Cảng hàng không tại một số vị trí dọc theo các đường băng làm nhiệm vụ đo, thu
thập các số liệu về các hiện tượng thời tiết, tầm nhìn… ở khu vực sân bay.
Các thiết bị phần out – door (ngoài trời) hệ thống quan trắc khí tượng tự động AVIMET
tại Cảng hàng không Nội Bài

Phần in-door: Tập hợp và xử lý các số liệu được cung cấp bởi phần thiết bị out-door để cho
ra các thông tin về tình hình thời tiết trong khu vực Cảng hàng không, sau đó thông tin về
tình hình thời tiết sẽ được đưa vào Hệ thống CSDL khí tượng, hệ thống ATIS, các đầu cuối
hiển thị khai thác và đầu cuối AFTN với các mục đích được đề cập cụ thể trong phần giới
thiệu các thiết bị tương ứng.
Các thiết bị phần in – door (trong nhà) hệ thống quan trắc khí tượng tự động AVIMET
tại Cảng hàng không Nội Bài.

2. Hệ thống quan trắc khí tượng thủ công: là hệ thống quan trắc khí tượng dự
phòng cho các hệ thống quan trắc tự động:

Hệ thống quan trắc khí tượng thủ công được sử dụng khi hệ thống quan trắc khí tượng tự
động ngừng hoạt động vì một lý do nào đó.

Các thiết bị hệ thống quan trắc thủ công được lắp đặt trong vườn khí tượng. Thành phần
của một hệ thống quan trắc khí tượng thủ công cho ngành Hàng không thông thường gồm:
Bộ đo Nhiệt ẩm biểu (đo Nhiệt độ khô, nhiệt độ ướt, nhiệt độ tối cao, nhiệt độ tối thấp),
máy đo gió (bảng nặng, bảng nhẹ), thiết bị đo lượng mưa, đo khí áp.
Vườn khí tượng

10 ) Hệ thống thông báo trung tận tự động tại khu vực sân bay (ATIS)

Là công cụ giải trợ cho Kiểm soát viên không lưu nhất là trong điều kiện mật độ bay cao.

Các thông tin nhận được từ hệ thống quan trắc khí tượng tự động, các đầu cuối khí tượng
và ATC được xử lý bởi các máy chủ của hệ thống ATIS, sau đó được phát trên tần số VHF
127.0MHz cho các tầu bay trong vòng bán kính 100km tính từ Cảng hàng không.
Sơ đồ hệ thống thông báo trung tận tự động tại khu vực sân bay (ATIS)

11 ) Hệ thống thu nhận sản phẩm dự báo toàn cầu WAFS SADIS:

Hệ thống WAFS SADIS thu nhận dữ liệu từ Trung tâm khí tượng Met Office tại London
thông qua giao thức FTP secure qua Internet.

Các dữ liệu trên được cung cấp tới Hệ thống CSDL khí tượng và các máy tính đầu cuối dự
báo khí tượng.
Sơ đồ hệ thống WAFS SADIS

VATM vừa tiếp nhận 2 hệ thống WAFS SADIS lắp đặt tại Cảng hàng không Nội Bài và
Tân Sơn Nhất.

12 ) Hệ thống radar thời tiết.

Radar thời tiết là công cụ phát hiện và hiển thị vùng mây nguy hiểm CB/TCU, vùng mưa
dông và hướng di chuyển của các đám mây và các hiện tượng thời tiết khác trong tầm phủ
của nó.
Trạm radar thời tiết Tân Sơn Nhất

13 ) Hệ thống đo gió đứt:

Thiết bị này có khả năng mô tả, biểu thị gió theo thời gian thực tế tại các độ cao khác nhau,
tự động đo gió ở các tầng đối lưu thấp, phát hiện gió đứt và phát tín hiệu cảnh báo khi gió
đứt vượt quá ngưỡng quy định.
Anten hệ thống đo gió đứt lắp đặt tại Đài K1 Cảng hàng không Nội Bài

14 ) Hệ thống thiết bị thu ảnh mây vệ tinh Himawari.

Hệ thống thu ảnh mây vệ tinh Himawari nhận ảnh mây từ vệ tinh Himawari, JCSAT của
Nhật Bản qua đường truyền VSAT và internet, sau đó gửi tới Hệ thống CSDL khí tượng
và người sử dụng.
Sơ đồ nhận thông tin hình ảnh của hệ thống thu ảnh mây vệ tinh Himawari.

15 ) Hệ thống thu thập, xử lý số liệu khí tượng cơ bản GTS

Hệ thống thu thập, xử lý số liệu khí tượng cơ bản GTS có nhiệm vụ thu thập số liệu khí
tượng từ các cơ sở cung cấp dịch vụ khí tượng và xử lý để tạo các bản đồ, giản đồ thời tiết
để giám sát, cảnh báo thời tiết nguy hiểm trong khu vực trách nhiệm.
Sơ đồ hệ thống thu thập và xử lý số liệu khí tượng cơ bản GTS

16 ) Hệ thống Cơ sở dữ liệu (CSDL) khí tượng

Hệ thống CSDL khí tượng thu thập số liệu khí tượng từ các nguồn: Hệ thống quan trắc khí
tượng tự động, WAFS SADIS, radar thời tiết, cảnh báo gió đứt, ảnh mây vệ tinh Himawari
và các bản tin từ khí tượng từ mạng AFTN. Dữ liệu từ hệ thống CSDL khí tượng có thể
được đưa lên Web, đưa tới các máy tính khai thác của dự báo viên, quan trắc viên ở các
Cảng hàng không, Đài KSKL... và các đơn vị được phép sử dụng khác.

Hệ thống CSDL khí tượng đã được thiết lập tại 3 Cảng hàng không lớn là: Nội Bài, Đà
Nẵng và Tân Sơn Nhất.
Sơ đồ hệ thống CSDL khí tượng

32.DME ( Distance measuring equipment ) : Thiết bị đo cự li


Là một công nghệ điều hướng vô tuyến đo phạm vi nghiêng giữa máy bay và trạm mặt
đất bằng cách xác định thời gian trễ lan truyền của tín hiệu vô tuyến trong dải tần số trong
khoảng từ 960 đến 1215 megahertz. Tầm nhìn giữa máy bay và trạm mặt đất là bắt buộc.
38.GP ( Glide Path ) : Đài chỉ góc hạ cánh thuộc hệ thống ILS
Dùng để xác định chính xác đường dốc hạ cánh (đường glidepath) của qũy đạo hạ
cánh và giúp tàu bay hạ cánh chính xác vào vùng hạ cánh của đường CHC (touch down
zone).
39.GNSS (Global navigation satellite system ) : Hệ thống vệ tinh dẫn đường toàn cầu
45.LLZ (Localizer): Đài chỉ hướng hạ cánh thuộc hệ thống ILS
Dùng để xác định chính xác trục tâm (center line) của đường CHC và giúp tàu bay hạ
cánh vào chính giữa tâm đường CHC.

48. NDB ( Non Directional radio Beacon ) : Đài dẫn đường vô hướng
Là hệ thống thiết bị được lắp đặt tại mỗi sân bay và một số địa điểm cố định để giúp
máy bay xác định hướng bay và hướng sân bay cần đến. Các đài NDB sẽ phát một tín
hiệu được điều chế AM mang mã Morse (chứa từ 2 đến 3 ký tự) trong băng tần từ 190
KHz – 535 KHz (mặc dù băng tần được phân bổ là từ 190 KHz – 1750 KHz).

Thành phần radar trong hệ thống mạng giám sát hàng không
 PSR (Primary surveillance radar): Ra đa giám sát sơ cấp

PSR (Primary Surveillance Radars – Radar giám sát sơ cấp): Là một thiết bị hoạt động theo
nguyên lý ra đa: phát xạ năng lượng sóng điện từ chiếu xạ vào mục tiêu, sau đó thu và xử
lý các tín hiệu phản xạ từ mục tiêu để xác định vị trí của mục tiêu theo cự ly và góc phương
vị
 SSR (Secondary surveillance radar): Ra đa giám sát thứ cấp

SSR (Secondary Surveillance Radars – Radar giám sát thứ cấp)/ATCRBS (Air traffic
control radar beacon system): Là thiết bị radar hoạt động dựa trên nguyên lý kết hợp giữa
máy hỏi (bộ phát hỏi) trên mặt đất và máy trả lời (bộ phát đáp) trên tàu bay để nhận được
tin tức về mục tiêu đó (như cự ly, phương vị, tốc độ, độ cao, …).
Hệ thống SSR thu nhận tín hiệu từ máy phát đặt tại tàu bay, thông thường đối với mục đích
dân dụng hoặc thương mại sẽ sử dụng mode A và mode C, trong khi mode S (Selective) là
một chế độ hỗ trợ nhiều thông tin được tích hợp trong SSR. ADS-B được thu/phát trên
mode S của radar, vào mỗi tàu bay sẽ được đăng ký một mã định danh có đội dài 24 bit
theo tiêu chuẩn hàng không dân dụng ICAO.

PBN (Performance based navigation): Dẫn đường theo tính năng


PBN đã thay thế cho khái niệm RNP, được công bố trong tài liệu Doc 9613 ICAO PBN
Manual năm 2008. Trong khái niệm về PBN có một khái niệm thành phần có tên “Ứng
dụng dẫn đường - Navigation Application” được tạo nên từ 2 thành phần nhỏ gồm: “Cơ
sở hạ tầng thiết bị dẫn đường - NAVAID infrastructure” và “Kiểu loại - Navigation
Specification (Nav Spec)”.

- “Ứng dụng dẫn đường - Navigation Application”: dùng để xác định những yêu cầu về
dẫn đường quy định trong một vùng trời xác định.

- “Cơ sở hạ tầng thiết bị dẫn đường- NAVAID infrastructure” là khái niệm nói tới các thiết
bị phù trợ dẫn đường trên mặt đất cũng như trên tàu bay.

- “Kiểu loại - Navigation Specification”: là các thông số về kỹ thuật và khai thác để xác
định tính năng của các thiết bị dẫn đường khu vực. Nó cũng định hình các trang thiết bị
dẫn đường khu vực hoạt động ra sao trong trong một vùng trời.

Các khái niệm này là các khái niệm chính của dẫn đường PBN.
Một số đặc điểm cơ bản khi sử dụng dẫn đường PBN:

- Tàu bay phải có hệ thống dẫn đường khu vực.

- Để có thể áp dụng PBN hệ thống dẫn đường khu vực trên tầu bay phải được phê chuẩn,
cấp phép.

- Hệ thống dẫn đường khu vực của tàu bay phải có các tính năng và độ chính xác phù hợp
với các yêu cầu quy định của một kiểu loại dẫn đường (Nav spec) đã được tổ chức hàng
không dân dụng thế giới ICAO quy định.

Hơn nữa, với PBN cả tàu bay và phi hành đoàn phải cùng được phê chuẩn, cấp phép đạt
tiêu chuẩn cho một kiểu loại dẫn đường (Nav spec) sử dụng.

Đối với các chuyên gia thiết kế vùng trời, phương thức bay, PBN cho phép họ tổ chức các
phương thức đi, đến (Standard Instrument Departure - SID, Standard Instrument Arrival -
STAR), phương thức tiếp cận không giao nhau, giúp giảm gánh nặng phân cách tàu bay
cho kiểm soát viên không lưu. Thiết kế vùng trời với PBN có thể tạo phân cách tàu bay
cho phép chuyển từ Kiểm soát không lưu (ATC) sang Quản lý không lưu (ATM).

PIB (Pre-flight information bulletin): Bản thông báo tin tức trước chuyến bay. PIB là
bản thông báo gồm các NOTAM còn hiệu lực có tính chất khai thác quan trọng ảnh hưởng
đến hoạt động bay, được chuẩn bị để cung cấp cho tổ lái trước chuyến bay.

RNAV (Area navigation): Dẫn đường khu vực


Dẫn đường khu vực (AREA NAVIGATION - RNAV)

Sự phát triển mạnh mẽ của hàng không dân dụng và nhu cầu đi lại bằng đường hàng không
trên thế giới đã làm tăng rất nhanh số lượng các chuyến bay, bầu trời rộng lớn nhưng tại
một số nơi trên thế giới đã trở nên chật chội, thậm chí thường xuyên xảy ra tình trạng tắc
nghẽn, dẫn đến đòi hỏi tăng hiệu quả của hoạt động bay điều này đồng nghĩa với yêu cầu
phải tối ưu hóa các vùng trời hiện đang sử dụng.

Ngày nay hàng không thế giới đã có những bước tiến đáng kể trong việc tối ưu hóa vùng
trời nhờ việc áp dụng những phương pháp quản lý không lưu tiên tiến và đặc biệt là áp
dụng được các tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại vào các lĩnh vực thông tin, dẫn đường và
giám sát hàng không. Đặc biệt, việc áp dụng phương pháp dẫn đường khu vực (RNAV)
trong tất cả các giai đoạn của chuyến bay đã có tác động tích cực trực tiếp đến hiệu quả
của tối ưu hóa vùng trời.

RNAV là một phương pháp dẫn đường sử dụng thiết bị nhưng khác với phương pháp dẫn
đường truyền thống, dẫn đường khu vực cho phép tàu bay bay trên mọi quỹ đạo mong
muốn mà không phải bắt buộc bay qua các đài dẫn đường. Điều này giúp cho các chuyến
bay “thẳng” hơn, giảm quãng đường và thời gian bay, tàu bay có thể bay đến các sân bay
không đặt đài dẫn đường.

Trên hình minh họa ta thấy tàu bay nếu bay từ WER đến MAN, theo phương pháp dẫn
đường truyền thống phải bay từ WER qua các đài dẫn đường THE tới NIF qua FRK. Nhưng
nếu sử dụng RNAV tàu bay có thể bay thẳng từ WER tới MAN, rõ ràng là rất nhanh và
thuận tiện.

Tại Mỹ, RNAV đã được phát triển từ những năm 1960, đường bay đầu tiên sử dụng RNAV
được công bố vào những năm 1970. Nhưng vào tháng 01 năm 1983 Cục Hàng không liên
bang (FAA) đã đình chỉ tất cả các đường bay sử dụng dẫn đường khu vực tại Mỹ vì phát
hiện ra các tàu bay đã sử dụng hệ thống dẫn đường quán tính (INS) khi bay trên các đường
bay RNAV thay vì sử dụng các đài dẫn đường trên mặt đất. Ngày nay, với sự phát triển
mạnh mẽ của công nghệ thiết bị tàu bay (avionics) và các hệ thống vệ tinh (GNSS) thì
RNAV đã được sử dụng rộng rãi và là cốt lõi của các phương pháp dẫn đường hiện tại như
Dẫn đường theo yêu cầu (RNP) và Dẫn đường theo tính năng (Performance Based
Navigation - PBN).

Phát triển từ cốt lõi là dẫn đường khu vực, Tổ chức Hàng không dân dụng thế giới (ICAO)
đã xây dựng lên một khái niệm dẫn đường hoàn toàn mới - Dẫn đường theo tính năng
(PBN).

SMS (Safety Management System): Hệ thống quản lý an toàn

Hệ thống quản lý an toàn (SMS) của doanh nghiệp cung cấp ANS: là phương pháp tiếp cận
một cách có hệ thống về quản lý an toàn, bao gồm các chính sách và mục tiêu, cơ cấu tổ
chức và trách nhiệm, các phương thức thực hiện đảm bảo an toàn cho hoạt động bay trong
phạm vi doanh nghiệp;

SID (Standard instrument departure): Phương thức khởi hành tiêu chuẩn bằng thiết
bị.

SID (Standard instrument departure): Phương thức khởi hành tiêu chuẩn bằng thiết bị. SID
là đường bay cho tàu bay cất cánh theo IFR được xác định từ một sân bay hoặc đường cất
hạ cánh của sân bay tới một điểm trọng yếu xác định trên đường bay ATS mà tại đó bắt
đầu thực hiện giai đoạn bay đường dài của chuyến bay.

VHF (Very high frequency): sóng cực ngắn (từ 30 đến 300 Me-ga-héc
Hệ thống thông tin tần số rất cao (VHF- Very High fryquency): cung cấp các thông tin và
các chỉ dẫn từ các trung tâm giám sát không lưu, trung tâm nội hạt, các trạm dịch vụ bay;
cung cấp các thông tin hướng dẫn cất và hạ cánh từ sân bay; truyền phát số liệu

You might also like