You are on page 1of 18

PHƯƠNG ÁN ỨNG PHÓ SỰ CỐ KỸ THUẬT HỆ THỐNG QUAN TRẮC

TỰ ĐỘNG AWOS OPTIMET

1. TỔNG QUAN HỆ THỐNG, THIẾT BỊ


1.1. Tính năng, mục đích sử dụng và phạm vi hoạt động

- Hệ thống AWOS OPTIMET cung cấp các số liệu khí tượng về hướng gió,
tốc độ gió, điều kiện bầu trời, tầm nhìn đường CHC, nhiệt độ, độ ẩm, khí áp, kiểu
thời tiết hiện tại, phát hiện giông. Các dữ liệu này đo được thông qua các bộ cảm
biến được lắp đặt tại các khu vực dọc đường CHC.

- Các dữ liệu quan trắc sau khi được xử lý thông qua hệ thống máy Server sẽ
được cấp phát lên các đầu cuối tại Đài KSKL Đà Nẵng cho KSVKL.

- Hệ thống cũng cho phép soạn thảo các bản tin khí tượng hàng không bao
gồm METAR/SPECI, SYNOP, MET REPORT, TAF và AFTN. Người khai thác
vận hành có thể truy cập vào hệ thống để cài đặt các thông số đường CHC, ngưỡng
cảnh báo ALARM, và hiệu chỉnh dữ liệu.

- Dữ liệu khí tượng được cập nhật:

 Độ cao trần mây: 15 giây

 Tầm nhìn: 15 giây

 Hướng gió và tốc độ gió: 1 giây

 Nhiệt độ và độ ẩm: 1 giây

 Khí áp: 1 giây

 Kiểu thời tiết hiện tại: 10 giây

- Phạm vi hoạt động của hệ thống: Tại khu vực Cảng hàng không Quốc tế Đà
Nẵng.
1.2. Cấu trúc của hệ thống
1.2.1. Phần xử lý trung tâm

Phần xử lý trung tâm bao gồm các máy tính trung tâm xử lý số liệu, DSLAM
IES-1000, Ethernet Switch đặt tại phòng thiết bị-Đội Kỹ thuật khí tượng (Nhà quan
trắc), bao gồm:

- 2 máy tính trung tâm xử lý số liệu: Gồm 01 máy chủ hoạt động chính và 01
máy chủ dự phòng, có chức năng thu thập tín hiệu cảm biến từ các trạm quan trắc
gửi về, tính toán, xử lý cung cấp các sản phẩm khí tượng thông qua các máy tính
đầu cuối hiển thị.

- Thiết bị DSLAM IES-1000 làm nhiệm vụ ghép kênh các tín hiệu ADSL của
các trạm quan trắc gửi về sau đó chuyển sang giao thức Ethernet đưa vào máy chủ.

- Thiết bị Ethernet SWITCH-DES1210 làm nhiệm vụ kết nối mạng và trao đổi
dữ liệu giữa phần xử lý trung tâm, các trạm và các máy tính đầu cuối hiển thị dữ
liệu khí tượng.
1.2.2. Phần các đầu cuối chức năng của hệ thống Optimet

Phần các đầu cuối chức năng bao gồm các máy tính Observer 1, Observer 2
(chức năng tương tự như Observer 1) đặt tại Đội Quan trắc-TT KTHK Đà Nẵng và
máy tính hiển thị số liệu đặt tại các vị trí điều hành bay-TT KSTC-TS.

- Đầu cuối Observer 1:

.Hiển thị số liệu khí tượng gốc (rawdata).

.Hiển thị số liệu khí tượng sau khi được quan trắc viên nhập vào hệ thống.

.Soạn thảo và gửi điện văn METAR/SPECI, MET REPORT/SPECIAL.

.Nhập số liệu khí tượng vào hệ thống theo cách thủ công.

.Tra cứu số liệu khí tượng được lưu trữ bằng phần mềm Reporter.

- Đầu cuối hiển thị số liệu: Hiển thị số liệu khí tượng sau khi đã được quan
trắc viên kiểm tra.
1.2.3. Phần các thiết bị cảm biến

Các thiết bị cảm biến dùng để đo các yếu tố khí tượng: Hướng gió và tốc độ gió
bề mặt, nhiệt độ, độ ẩm, khí áp, lượng mưa, giông sét, kiểu thời tiết hiện tại, tầm
nhìn được lắp đặt tại 3 trạm trong khu vực cất hạ cánh (tham khảo mục 5.1 tài liệu
“Hướng dẫn vận hành khai thác hệ thống quan trắc thời tiết tự động Optimet”)
1.2.4. Đường truyền

- Kết nối phần xử lý trung tâm với các trạm quan trắc tự động

+ Các trạm quan trắc tự động: Trạm khí tượng 17, trạm khí tượng giữa, trạm
khí tượng 35 được truyền về phòng thiết bị xử lý trung tâm thông qua mạng cáp
đồng của Công ty Cảng hàng không Quốc tế Đà Nẵng bằng các modem ADSL.

+ Các dữ liệu từ các Modem ADSL được ghép kênh bằng thiết bị DSLAM,
sau đó dữ liệu ra của DSLAM đưa vào Ethernet SWITCH DES1210-28 (Switch 1)
và tiếp tục đưa vào máy tính xử lý trung tâm để cho ra sản phầm khí tượng đưa ra
các đầu cuối.

- Kết nối phần xử lý trung tâm với các đầu cuối hiển thị số liệu

+ Từ Switch 1 tại phòng xử lý trung tâm truyền tín hiệu đến máy tính đầu cuối
tại vị trí CTL1 (tầng 6) TOWER APP Đà Nẵng bằng cáp quang (FO 1).

+ Từ Switch 1 tại phòng xử lý trung tâm truyền tín hiệu đến SWITCH 2 đặt tại
phòng thiết bị-Đội CNTT, sau đó tín hiệu được cấp đến máy tính đầu cuối tại vị trí
CTL2 và Switch 3 tại tầng 8, từ đây tín hiệu tiếp tục được cấp đến các máy tính
đầu cuối tại vị trí APP, TWR và GCU.

+ Từ Switch 1 tại phòng xử lý trung tâm truyền tín hiệu đến Switch 4 tại
phòng quan trắc trung tâm khí tượng hàng không bằng cáp LAN RJ45 sau đó phân
phối đền đầu cuối vị trí Observer 1 và Observer 2.

+ Từ SWITCH 2 tại tầng 3 truyền tín hiệu đến máy tính đầu cuối Đội dự báo-
TT KTHK ĐN tại Nhà ga Quốc tế Đà Nẵng (AHT).
1.2.5. Phân phối nguồn

- Điện nguồn cấp cho trạm quan trắc 35 lấy từ tủ phân phối của Công ty Cảng
Hàng không Quốc tế Đà Nẵng đặt tại đài GLP35L sau đó đưa vào UPS đặt tại
trạm.

- Điện nguồn cấp cho trạm quan trắc 17 lấy từ tủ phân phối của Công ty Cảng
Hàng không Quốc tế Đà Nẵng đặt tại đài LOC17R sau đó đưa vào UPS đặt tại
trạm.

- Điện nguồn cấp cho trạm quan trắc giữa lấy từ tủ phân phối của Công ty
Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng đặt tại đài VOR/DME sau đó đưa vào UPS đặt
tại trạm.

- Điện nguồn cấp cho thiết bị xử lý trung tâm được lấy từ tủ phân phối trong
phòng thiết bị xử lý trung tâm-Đội Kỹ thuật khí tượng qua 2 UPS đặt tại RACK
thiết bị trung tâm.

- Điện nguồn cấp cho các máy tính Observer 1 và Observer 2 được lấy từ tủ
phân phối trong phòng làm việc của Đội Quan trắc qua các UPS.

- Điện nguồn cấp cho 2 tủ phân phối tại Đội Kỹ thuật khí tượng và Đội Quan
trắc được lấy từ “Nhà VOL” của Công ty Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng.
1.3. Sơ đồ khối hệ thống Optimet
1.4. Sơ đồ nguồn phòng thiết bị trung tâm
2. ỨNG PHÓ CÁC SỰ CỐ
2.1. Các sự cố làm gián đoạn hoàn toàn khả năng cung cấp số liệu quan trắc
thời tiết tự động AWOS OPTIMET

Các sự cố đối với các thiết bị sau đây sẽ làm mất khả năng cung cấp dữ liệu
khí tượng của hệ thống Optimet:

- Tình huống 1: Mất dữ liệu cảm biến đồng thời ba trạm quan trắc đầu 17, đầu
giữa, đầu 35 vào máy tính xử lý trung tâm.

- Tình huống 2: Sự cố cả 2 máy tính xử lý trung tâm MAIN và STANDBY

* Chú ý: Thứ tự ưu tiên xử lý sự cố: Trạm 35, trạm giữa đến trạm 17

Tiếp nhận thông báo sự cố và đề xuất phương án ứng phó

Bước 1 Tiếp nhận, nắm bắt thông tin sự cố:

Kíp trưởng/Phụ trách kíp trực KTKT (trực tiếp hoặc phân công nhân
viên trong kíp) trao đổi qua điện thoại với quan trắc viên hoặc kiểm
soát viên không lưu và kiểm tra tổng quan hệ thống thông qua chương
trình giám sát, máy tính trung tâm xử lý số liệu để nhận định tình
huống (hiện tượng sự cố, thời gian xảy ra,…).

Bước 2 Thông báo ngay cho kíp trực của Đội Quan trắc-TT KTHK ĐN và TT
KSTC-TS biết về tình trạng kỹ thuật hệ thống, mức độ ảnh hưởng của
sự cố, khả năng khắc phục sự cố (về thời gian, biện pháp khắc phục).
Dựa theo:

- Mục 2.3 văn bản hiệp đồng bảo đảm kỹ thuật giữa TT BĐKT và TT
KSTCTS.

- Mục 2.1.2 văn bản hiệp đồng bảo đảm dịch vụ kỹ thuật giữa TT
BĐKT và TT KTHKDN.

Bước 3 - Đề nghị kíp trực của Đội Quan trắc-TT KTHK ĐN thực hiện các
biện pháp giải trợ thích hợp để bảo đảm công tác cung cấp dịch vụ khí
tượng. Cụ thể như sau:

- Dựa theo mục 3.6.4 và 5.2.2 tài liệu hướng dẫn khai thác TT KTHK
ĐN.

- Khai thác các số liệu của hệ thống dự phòng hiện có, kết hợp với
quan trắc bằng mắt để lập bản tin METAR/SPECI. Sử dụng khí áp kế
hiển thị PA21 và khí áp kế hộp được đặt tại Trạm quan trắc.

- Triển khai ngay các thiết bị quan trắc dự phòng bao gồm hệ thống
AWOS MIDAS600.

Bước 4 Báo cáo cán độ đội trực giám sát chỉ đạo và cử người hỗ trợ khắc
phục sự cố hoặc đề nghị hỗ trợ từ các đơn vị khác (nếu cần thiết).

Bước 5 Kiểm tra tổng quan hệ thống.

Bước 6 Phân tích, phán đoán nguyên nhân sự cố:

Dựa trên các thông tin về hiện tượng sự cố và kết quả kiểm tra tổng
quan hệ thống thiết bị, kíp trực KTKT phân tích hiện tượng để phán
đoán, xác định nguyên nhân để có phương án xử lý phù hợp, và nhanh
chóng nhất cho từng tình huống.

Bước 7 Kiểm tra tình trạng, hoạt động của hệ thống sau khi thay thế, sửa
chữa.

Bước 8 Kíp trực KTKT liên hệ với kíp trực quan trắc-TT KTHK ĐN để xin
xác nhận về tình trạng hoạt động của hệ thống.

Bước 9 Thực hiện công tác báo cáo theo quy định.

Phân tích, phán đoán nguyên nhân và xử lý sự cố

TÌNH HUỐNG 1

MẤT DỮ LIỆU CẢM BIẾN ĐỒNG THỜI BA TRẠM QUAN TRẮC ĐẦU
17, ĐẦU GIỮA, ĐẦU 35 VÀO MÁY TÍNH XỬ LÝ TRUNG TÂM

Hiện Máy tính xử lý trung tâm không nhận được dữ liệu từ các cảm biến
tượng thời tiết để tiến hành xử lý đưa ra số liệu đến các đầu cuối, đồng thời
tại máy Observer 2 mất khả năng nhập số liệu khí tượng bằng tay.
Nguyên - Đứt tất cả các tuyến cáp truyền dẫn từ các trạm quan trắc về phòng
nhân thiết bị xử lý trung tâm

- Sự cố thiết bị DSLAM IES-1000.

- Sự cố UPS đồng thời tại ba trạm 17, trạm giữa, trạm 35.

- Mất nguồn đồng thời tại ba trạm 17, trạm giữa, trạm 35 kéo dài quá
khả năng lưu điện của UPS.

- Sự cố MODEM ADSL đồng thời ba trạm 17, trạm giữa, trạm 35.

- Sự cố SWITCH 1 tại phòng thiết bị trung tâm.

Các bước xử lý

* Đối với sự cố đứt cáp truyền dẫn từ các trạm quan trắc về phòng thiết bị xử lý
trung tâm

Bước 1 Điện thoại cho bộ phận trực kỹ thuật của Đội Kỹ thuật-Trung tâm
dịch vụ kỹ thuật hàng không Đà Nẵng theo số: 0982278008 để phối
hợp tìm ra các vị trí cáp bị đứt.

Bước 2 Triển khai nối lại đường cáp bị đứt.

* Đối với sự cố thiết bị DSLAM IES-1000

Bước 1 Khởi động DSLAM dự phòng bằng nguồn điện bên ngoài, kiểm tra
hoạt động của DSLAM dự phòng.

Bước 2 Tắt DSLAM dự phòng, sau đó chuyển sang sử dụng nguồn điện hệ
thống và chuyển đổi các cáp tín hiệu ADSL và Ethernet từ DSLAM bị
hỏng sang DSLAM dự phòng.

* Đối với sự cố UPS đồng thời ba trạm quan trắc đầu 17, đầu giữa, đầu 35

Bước 1 - Chuẩn bị UPS dự phòng (nếu có).

- Liên hệ Đội đánh tín hiệu tàu bay-TT KSTC-TS qua bộ đàm (tần
số 147.925MHz) hoặc qua điện thoại cá nhân của kíp trực và đề nghị
chở nhân viên KTKT ra các trạm quan trắc.

Bước 2 - Thay UPS dự phòng (nếu có).

- Nếu không có UPS dự phòng thì chuyển bypass nguồn điện bằng
cách rút dây nguồn vào UPS để gắn vào dây nguồn đầu ra UPS.

- Kiểm tra lại nguồn cung cấp cho các thiết bị trong tủ DCP.

* Đối với sự cố mất nguồn điện đầu vào UPS đồng thời cả ba trạm trắc đầu 17,
trạm giữa, trạm 35 kéo dài dẫn đến UPS dừng hoạt động

- Căn cứ vào mục 2.2.9 Văn bản hiệp đồng đảm bảo dịch vụ đảm bảo
hoạt động bay tại Sân bay Quốc tế Đà Nẵng giữa Công ty QLB Việt
Nam và Công ty Cảng hàng không Quốc tế Đà Nẵng.

- Điện thoại cho bộ phận trực kỹ thuật của Đội Kỹ thuật-Trung tâm
dịch vụ kỹ thuật hàng không Đà Nẵng theo số: 0982278008 để báo
và đề nghị xử lý sự cố, phối hợp (nếu được yêu cầu).

* Đối với sự cố MODEM ADSL đồng thời ba tại trạm 17, trạm giữa và trạm 35

Bước 1 - Chuẩn bị MODEM dự phòng (nếu có).

- Set lại IP (nếu cần thiết).

Bước 2 Liên hệ Đội đánh tín hiệu tàu bay-TT KSTC-TS qua bộ đàm (tần số
147.925MHz) hoặc qua điện thoại cá nhân của kíp trực và đề nghị chở
nhân viên KTKT ra các trạm quan trắc. Nếu không liên hệ được xe thì
phối hợp thông báo lại cho các đơn vị liên quan thực hiện phương án
ứng phó của đơn vị và báo cáo tình trạng chưa có xe để ra trạm.

Bước 3 - Thay MODEM dự phòng (nếu có).

- Nếu không có modem dự phòng thì đề xuất với cán bộ TT


BĐKT tạm thời điều chuyển thiết bị từ các trạm trần mây 17, trạm 17
để ưu tiên khắc phục sự cố trạm 35 và trạm giữa.

* Đối với sự cố thiết bị SWITCH 1 tại phòng thiết bị trung tâm


Bước 1 Khởi động SWITCH dự phòng bằng nguồn điện bên ngoài, kiểm tra
hoạt động của SWITCH dự phòng.

Bước 2 Tắt SWITCH dự phòng sau đó chuyển các cáp tín hiệu từ SWITCH 1
bị sự cố sang SWITCH dự phòng, sau đó cấp nguồn điện hệ thống cho
SWITCH này.

TÌNH HUỐNG 2

SỰ CỐ CẢ 2 MÁY TÍNH XỬ LÝ TRUNG TÂM MAIN VÀ STANDBY

Hiện Hệ thống không có khả năng xử lý dữ liệu khí tượng để đưa ra dữ liệu
tượng cho các đầu cuối sử dụng.

Nguyên - Hỏng khối CPU của 2 máy tính xử lý trung tâm.


nhân
- Sự cố UPS cung cấp nguồn cho máy tính xử lý trung tâm.

Các bước xử lý

* Đối với sự cố hỏng khối CPU của 2 máy tính xử lý trung tâm

Bước 1 Cài đặt chương trình Optimet Server vào một máy tính khác sau đó
đưa vào hoạt động.

Bước 2 Tiến hành sửa chữa máy tính xử lý trung tâm.

* Đối với sự cố UPS cung cấp cho máy tính xử lý trung tâm

- Sử dụng UPS dự phòng thay thế (nếu có)

- Nếu không có UPS dự phòng thì Bypass UPS bằng cách gắn dây
nguồn đầu vào với dây nguồn đầu ra (cấp cho CPU) của UPS.
2.2. Ứng phó các sự cố làm cho thiết bị không đảm bảo cấu hình dự phòng
hoặc suy giảm, thay đổi tình trạng hoạt động, tính năng kỹ thuật thiết bị
nhưng vẫn cung cấp được dịch vụ

- Tình huống 1: Mất dữ liệu cảm biến của 1 trong các yếu tố thời tiết quan
trọng (Nhiệt độ, Độ ẩm, Khí áp, Gió).
- Tình huống 2: Mất đường truyền từ phòng thiết bị xử lý trung tâm đến đầu
cuối.
- Tình huống 3: Hỏng máy tính main server.

* Chú ý: Thứ tự ưu tiên xử lý sự cố: Trạm 35, trạm giữa và trạm 17.

Tiếp nhận sự cố và đề xuất phương án ứng phó như đã nêu tại chương 2,
mục 2.1: “Các sự cố làm gián đoạn hoàn toàn khả năng cung cấp số liệu quan trắc
thời tiết tự động AWOS OPTIMET”. Sau đó tiến hành xử lý sự cố tùy vào từng
tình huống cụ thể như sau:

Phân tích, phán đoán nguyên nhân và xử lý sự cố

TÌNH HUỐNG 1

MẤT DỮ LIỆU CẢM BIẾN CỦA 1 TRONG CÁC YẾU TỐ KHÍ TƯỢNG
QUAN TRỌNG (NHIỆT ĐỘ, ĐỘ ẨM, KHÍ ÁP, GIÓ).

Hiện Các thiết bị đầu cuối không nhận được dữ liệu của các yêu tố thời tiết
tượng kể trên .

Nguyên - Sự cố thiết bị MODEM ADSL.


nhân
- Sự cố thiết bị Converter IA5250.

- Sự cố thiết bị Datataker.

- Sự cố thiệt bị Switch trạm giữa.

- Sự cố đường cáp từ trạm quan trắc về phòng thiết bị xử lý trung tâm.

- Sự cố thiết bị cảm biến.

Các bước xử lý

* Đối với sự cố thiết bị MODEM ADSL

Bước 1 Thay đường truyền dự phòng (gồm cả MODEM) đã triển khai sẵn từ
trạm quan trắc 35 về phòng thiết bị-Đội KTKT:

- Tại phòng thiết bị: rút dây tín hiệu ADSL bị sự cố ra khỏi patch
panel và gắn dây cáp dự phòng tương ứng vào patch panel.

- Kiểm tra lại tình trạng kết nối và server đã nhận được dữ liệu từ trạm
chưa.

Bước 2 Nếu vẫn không kết nối được thì thực hiện các bước kiểm tra sửa chữa
đường truyền, modem hoặc đề nghị mua mới thiết bị thay thế.

* Đối với sự cố thiết bị IA5250, Datataker, Switch trạm giữa

Bước 1 - Chuẩn bị thiết bị dự phòng (nếu có).

- Liên hệ Đội đánh tín hiệu tàu bay-TT KSTC-TS qua bộ đàm (tần số
147.925MHz) hoặc qua điện thoại cá nhân của kíp trực và đề nghị chở
nhân viên KTKT ra trạm quan trắc.

Bước 2 - Thay thế thiết bị dự phòng (nếu có).

- Nếu không có thiết bị dự phòng thì có thể tạm thời điều chuyển thiết
bị từ trạm trần mây 17, trạm 17 để thay thế hoặc thực hiện các thủ tục
sửa chữa, đề nghị mua mới thay thế.

* Đối với sự cố đứt cả 2 đôi cáp đồng từ 1 trạm quan trắc về phòng thiết bị xử lý
trung tâm

Bước 1 - Căn cứ vào mục 2.2.9 Văn bản hiệp đồng đảm bảo dịch vụ đảm bảo
hoạt động bay tại Sân bay Quốc tế Đà Nẵng giữa Công ty QLB Việt
Nam và Công ty Cảng hàng không Quốc tế Đà Nẵng.

- Điện thoại cho bộ phận trực kỹ thuật của Đội Kỹ thuật-Trung


tâm Dịch vụ kỹ thuật Hàng không Đà Nẵng theo số: 0982278008 để
báo và phối hợp tìm vị trí bị đứt.

Bước 2 Triển khai nối lại đường cáp bị đứt.

* Đối với sự cố thiết bị cảm biến

Bước 1 Liên hệ thủ kho chuẩn bị thiết bị dự phòng (nếu có).

Bước 2 - Thực hiện các thủ tục di chuyển ra trạm và thay cảm biến dự phòng.
- Nếu không có thiết bị dự phòng thì thực hiện qui trình đề nghị sửa
chữa hoặc mua mới thay thế.

TÌNH HUỐNG 2

MẤT ĐƯỜNG TRUYỀN TỪ PHÒNG THIẾT BỊ XỬ LÝ TRUNG TÂM


ĐẾN ĐẦU CUỐI

Hiện Màn hình hiển thị đầu cuối không hiển thị được số liệu khí tượng
tượng nhưng máy tính xử lý trung tâm vẫn hoạt động bình thường.

Nguyên - Đứt đường cáp quang từ phòng thiết bị xử lý trung tâm đến vị trí đầu
nhân cuối.

- Sự cố Converter quang-điện tại phòng thiết bị xử lý trung tâm hoặc


tại Phòng thiết bị Đội CNTT.

- Sự cố Switch tại tầng 3 hay tầng 8.

Các bước xử lý

* Đối với sự cố đường truyền cáp quang từ phòng thiết bị xử lý trung tâm đến vị
trí đầu cuối

Bước 1 Phối hợp với kíp trực Đội CNTT để kiểm tra cáp quang từ Phòng thiết
bị trung tâm-Đội Kỹ thuật khí tượng đến phòng thiết bị-Đội CNTT

Bước 2 Chuyển đổi sang sử dụng FO dự phòng.

* Đối với sự cố Converter quang/điện của tuyến cáp quang từ phòng thiết bị xử
lý trung tâm đến vị trí đầu cuối

Bước 1 Kiểm tra Converter bằng nguồn điện lưới.

Bước 2 Thay thế Converter bị hỏng.

* Đối với sự cố Switch 2 hoặc Switch 3

Bước 1 Kiểm tra Switch dự phòng bằng nguồn điện lưới.

Bước 2 Thay thế Switch bị hỏng.


TÌNH HUỐNG 3
HỎNG MÁY TÍNH MAIN SERVER

Hiện Tất cả các máy tính đầu cuối hiển thị số liệu khí tượng bị mất số liệu.
tượng

Nguyên Hỏng khối CPU máy tính Main server


nhân

Các bước xử lý

Bước 1 Rút cáp tín hiệu AFTN ra khỏi máy Main Server sau đó gắn vào máy
Standby Server.

Bước 2 Trên màn hình Opti-MET AWOS client, tít chọn vào ô “Retry
Standby” và bỏ dấu tít ô “Retry Main”, Click vào ô Main Database.

(Hết)

You might also like