You are on page 1of 10

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

KHOA ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG

BÁO CÁO
KỸ THUẬT VI XỬ LÝ

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Quang Huy – 16DT2


Hồ Ngọc Hoàng – 16DT2
Ngô Hữu Hoàng Việt – 16DT2
Nguyễn Bảo Trung – 16DT1
I, TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI.

1.1 Giới thiệu đề tài.


Với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, nhiều sản phẩm kỹ thuật số ra
đời đáp ứng nhu cầu con người trong công việc và cuộc sống, áp dụng kiến thức đã
học về MCU MSP430 nhóm tiến hành thực hiện đề tài thiết kế đồng hồ số với nhiều
tính năng như hiển thị thời gian, ngày tháng, báo thức và hiển thị nhiệt độ.
1.2 Mục tiêu và nhiệm vụ.
1.2.1 Mục tiêu
Mục tiêu của nhóm là phát huy thành quả ứng dụng vi điều khiển tạo ra các sản
phẩm có ích trong cộng đồng. Thông qua đó có thể kiểm tra, vận dụng kiến thức đã
học về vi xử lý .
1.2.2 Nhiệm vụ
Thực hiện một đề tài sử dụng MSP430, qua đó kiểm tra, vận dụng kiến thức đã học
để giải quyết vấn đề trong cuộc sống.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu: Sinh viên
1.3.2 Phạm vi đề tài
 Thiết kế hệ thống đơn giản
 Sử dụng cảm biến, module thời gian thực, nút nhấn làm dữ liệu đầu vào.
 Sử dụng MSP430 xử lý các tín hiệu từ các module và cảm biến.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Thông qua quá trình thực hiện đề tài vận dụng các kiến thức đã học về MSP430 như
GPIO, Ngắt Timer, giao tiếp USCI…….
1.5 Ý nghĩa thực tiễn
1.5.1 Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài đồng hồ số hiển thị thời gian, ngày tháng năm trên màn hình LCD, tích hợp
tính năng báo thức, và hiển thị nhiệt độ, đáp ứng nhu cầu xem giờ, quản lý thời gian
của mọi người.
II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ GIỚI THIỆU LINH KIỆN

2.1 MCU MSP430G2553

Giải thích sơ lược các chân :

 Port 1 : Có 8 chân từ P1.0 đến P1.7 tương ứng với các chân từ 2-7 và 14 , 15. Và
Port 2 : Gồm có 8 chân P2.0 – P2.7 ứng với các chân 8 – 13 , 18,19 là các chân
nhập xuất số.
 Chân số 1: là chân cấp nguồn Vcc( ký hiệu trên chip là DVcc ), ở đây nguồn cho
chip chỉ được cấp ở mức 3.3V, nếu cấp nguốn cao quá mức này thì chip có thể hoạt
động sai hay cháy chip .
 Chân 20: là chân nối mass.
 Chân reset : Mục đích của việc reset là nhằm cho chương trình chạy lại từ đầu.
2.2 Kit MSP430G2553 Launchpad

Kit phát triển MSP430G2 sử dụng vi điều khiển MSP430G2553 là dòng chip siêu tiết
kiệm năng lượng và giá thành rẻ của Texas Instrument, phù hợp với người bắt đầu nghiên
cứu về vi điều khiển có điều kiện tiếp cận và làm quen nhanh chóng. Kit hỗ trợ mạch nạp
và debug sẵn trên board.
Đặc tính kĩ thuật
 Điện áp cung cấp thấp từ 1.8V đến 3.6V
 Bộ nhớ: 16Kb flash và 512B ram
 Tiêu thụ năng lượng cực thấp ở các chế độ :
- Active Mode: 230 µA at 1 MHz, 2.2 V
- Standby Mode: 0.5 µA
- Off Mode (RAM Retention): 0.1 µA
 Cấu trúc 16 bit RISC
 Nguồn cấp clock cơ bản:
- Bộ dao động nội 16MHz
- Thạch anh 32khz (gắn ngoài đi kèm)
Có thể sử dụng thêm nguồn cấp dao động từ bên ngoài
 Timer_A 16 bit với 3 thanh ghi capture/compar
 Hỗ trợ I/O cảm ứng điện dung
 Hỗ trợ các chuẩn giao tiếp:
- UART
- SPI
- I2C
- ADC 10bit
Hỗ trợ thêm các chức năng: Brown-out Detect/Reset, DMA, POR, PWM, WDT..v..v
2.3 Mạch thời gian thực RTC DS3231

Mạch thời gian thực RTC DS3231 sử dụng thạch anh nội nên có độ chính xác rất cao,
được sử dụng để cung cấp thông tin thời gian: ngày, tháng, năm, giờ, phút, giây,...cho Vi
điều khiển qua giao tiếp I2C, mạch tích hợp sẵn pin backup để duy trì thời gian trong
trường hợp không cấp nguồn, ngoài ra mạch còn được tích hợp thêm IC EEPROM
AT24C32 để lưu trữ thông tin khi cần, thích hợp cho các ứng dụng điều khiển hoặc đồng
bộ dữ liệu thời gian thực RTC.
Thông số kỹ thuật:

 IC chính: RTC DS3231 + EEPROM AT24C32


 Nguồn cung cấp: 3.3 ~ 5VDC.
 Giao tiếp: I2C
 Lưu trữ và cung cấp các thông tin thời gian thực: ngày, tháng, năm, giờ, phút, giây,...
 Có pin backup duy trì thời gian trong trường hợp không cấp nguồn.
 Kích thước: 38 x 22 x 14mm.

Hình: Timekeeping Register.


Hình: module thời gian thực RTC DS3231

2.4 Cảm biến nhiệt độ DS18B20.

Thông số kỹ thuật:
• Nguồn : 3 - 5.5V
• -55 -> 125oC (-67 -> 257oF)
• Sai số : +- 0.5oC khi đo ở dải -10 -> 85oC
• Độ phân giải : người dùng có thể chọn từ 9 - 12 bits
• Chuẩn giao tiếp : 1-Wire ( 1 dây ) .

Hình: cảm biến nhiệt độ DS18B20


2.5 Màn hình LCD

Thông số kỹ thuật

 Điện áp hoạt động: 5V


 Kích thước: 80 x 36 x 12.5 mm
 Khoảng cách giữa hai chân kết nối là 0.1 inch tiện dụng
khi kết nối với Breadboard
 Đèn led nền có thể dùng biến trở hoặc PWM điều chình độ sáng thích hợp
 Có thể được điều khiển với 6 dây tín hiệu

Hình: LCD 16x2


Hình: Bảng giới thiệu chân và chức năng chân LCD
III, NGUYÊN LÝ, SƠ ĐỒ KHỐI THUẬT TOÁN
3.1 Mạch nguyên lý
3.2 Nguyên lý hoạt động toàn mạch
 Mạch sử dụng nguồn cùng cấp Vcc = +5V để cùng cấp cho toàn mạch, điện áp từ
module asm1117 cho ra điện áp 3,3V cung cấp cho MCU MSP530G2553.
 Thanh ghi Timekeeping Registers lưu giữ các giá trị giây, phút, giờ, thứ, ngày,
tháng, năm với giá trị real time, giao tiếp với MCU qua giao tiếp I2C, MCU sẽ lấy
thông tin giây, phút, giờ, thứ, ngày, tháng, năm để đưa ra màn hình LCD.
 Nhiệt độ sẽ được đo bằng cảm biến 18B20, giao tiếp với MCU qua giao tiếp 1
WIRE, giá trị nhiệt độ sẽ được hiển thị lên khi bật MODE hiển thị nhiệt độ.
 Mạch có thể điều chỉnh được thời gian thông qua nút nhấn, giá trị giây, phút, giờ,
thứ, ngày, tháng, năm vừa được cập nhật sẽ được ghi lên thanh ghi timekeeping
register để lưu lại các giá trị giây, phút, giờ, thứ, ngày, tháng, năm vừa được điều
chỉnh.
 Chuông báo thức sẽ reo khi giá trị giờ, phút mà người dùng đặt ra bằng với giá trị
giờ phút trong thanh ghi timekeeping register.

3.3 Sơ đồ kết nối phần cứng


3.4 Sơ đồ thuật toán

3.5 Mạch hoàn chỉnh

You might also like