You are on page 1of 10

Đại học Quốc gia Hà Nội

Trường Đại học Công nghệ

BÁO CÁO MÔN HỌC


VI XỬ LÝ VÀ VI ĐIỀU KHIỂN
Đề tài:
THIẾT KẾ ĐỒNG HỒ ĐIỆN TỬ HIỂN THỊ BẰNG
MÀN HÌNH LCD
(Đồng hồ vạn niên)

Giảng viên:
Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Công Minh
Phạm Quang Linh
Trương Văn Lâm
Lê Thanh Sơn

Khoa Cơ học kỹ thuật và Tự động hóa


Hà Nội, ngày 04/11/2019
BÁO CÁO BÀI TẬP | ĐỒNG HỒ VẠN NIÊN

Với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là ngành điện tử đã
được ứng dụng rất nhiều trong công nghiệp. Trong lĩnh vực điều khiển và tự động, từ khi
công nghệ chế tạo các loại vi mạch lập trình phát triển đã đem đến các kỹ thuật điều khiển
hiện đại có nhiều ưu điểm hơn, với việc sử dụng các mạch điều khiển lắp ráp bằng các linh
kiện rời có kích thước nhỏ, giá thành rẻ, độ làm việc tin cậy, công suất tiêu thụ nhỏ.

Ngày nay, lĩnh vực điều khiển tự động đã được áp dụng rộng rãi trong các thiệt bị,
sản phẩm phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của con người như máy giặt, đồng hồ
điện tử, … điều đó đã giúp cho cuộc sống của chúng ta ngày càng hiện đại và tiện nghi hơn.

Để áp dụng thực hành vào môn học Vi xử lý và Vi điều khiển, nhóm chúng em đã
chọn đề tài “Thiết kế mạch đồng hồ điện tử hiển thị trên màn hình LCD” (Đồng hồ vạn niên)
có thể hiển thị được ngày âm và sử dụng các phím để điều khiển.

Với đề tài trên đã giúp chúng em học hỏi được rất nhiều điều mới, khi tìm hiểu một
dòng Vi điều khiển mới, và đặc biệt là phải thiết kế mạch trên dòng Vi điều khiển AVR theo
yêu cầu đã đem lại cho chúng em một thách thức và cơ hội trải nghiệm thú vị. Chúng em rất
mong nhận được những đóng góp và đánh giá của thầy, để chúng em có thể hoàn thiện hơn
đề tài của mình và làm tốt hơn nữa trong các đề tài khác nữa.

1
BÁO CÁO BÀI TẬP | ĐỒNG HỒ VẠN NIÊN

Chương I: Mô tả đề tài
I. Đặt vấn đề.
- Bài toán đặt ra là: Thiết kế đồng hồ điện tử hiển thị bằng màn hình tinh thể lỏng LCD.
Với các yêu cầu:
+ Mạch điện tử được thiết kế trên máy tính bằng phần mềm chuyên dụng.
+ Hiển thị thời gian thực bao gồm giờ, phút, giây trên hàng 1, ngày tháng
năm trên hàng 2.
+ Sai số tối đa cho phép 5 giây/ngày.
+ Trên hệ thống có nguồn dự phòng để đảm bảo khi mất điện vẫn hoạt
động được.
+ Trên hệ thống có phím chỉnh thời gian.
II. Giải quyết vấn đề.
- Từ việc phân tích những yêu cầu trên, nhóm đã đưa ra vấn đề chính cần giải quyết của
bài toán đặt ra là:
+ Sử dụng Vi điều khiển Atmega 16 làm Vi điều khiển cho mạch, sử dụng
IC thời gian thực DS1307, có tác dụng đếm lên ngày tháng, Vi điều khiển chỉ
thực hiện đặt ngày giờ để đưa vào DS1307, sau đó thực hiện đọc ngày giờ từ
DS1307 ra.
+ Xây dựng sơ đồ khối, từ đó xây dựng mạch nguyên lý và mô phỏng trên
phần mềm Proteus.
+ Thiết kế mạch in trên phần mềm Altium Designer.
+ Thực hiện lắp ráp linh kiện trên mạch in. Code bằng phần mềm
Codevision. Để nạp code cho vi điều khiển, nhóm sử dụng phần mềm Progisp
và mạch nạp USB ISP.
+ Viết báo cáo tổng hợp quy trình thực hiện đề tài.

2
BÁO CÁO BÀI TẬP | ĐỒNG HỒ VẠN NIÊN

Chương II. Yêu cầu thiết kế

1. Yêu cầu chức năng.


- Mạch có các chức năng sau:
+ Hiển thị giờ, phút, giây trên dòng thứ nhất của LCD 16*2
+ Hiển thị ngày, tháng, năm trên dòng thứ 2 của LCD 16*2
+ Hiển thị ngày Âm lịch khi bấm phím Lunar 1.
+ Có thể đặt lại ngày giờ khi bấm các nút MODE, Up, Down.
+ Có nguồn dự phòng khi mất điện.
2. Yêu cầu phi chức năng.
- Sử dụng nguồn 1 chiều 5V.
- Kích thức mạch thực tế (2).
- Sử dụng Vi điều khiển Atmega16.

Chương III. Thiết kế hệ thống

1. Thiết kế sơ đồ khối.

- Khối nguồn sẽ cung cấp nguồn vào cho khối thời gian thực, khối hiển thị, MCU và khối
phím điều khiển. Gồm 1 adapter cung cấp nguồn trực tiếp, và 1 pin dự phòng khi mất
điện.

3
BÁO CÁO BÀI TẬP | ĐỒNG HỒ VẠN NIÊN

Hình 2. Adapter 5V – 1A Hình 3. Pin dự phòng.

- Khối điều chỉnh ngày và giờ, ngày âm lịch gồm 4 nút bấm: Mode, Up, Down, Lunar1.

Hình 4. Nút bấm. Hình 5. Điện trở

- MCU (Khối điều khiển chính): sẽ nhận tín hiệu từ khối điều chỉnh ngày giờ, sau đó
thực hiện xử lý tín hiệu rồi giao tiếp với khối thời gian thực để cài đặt và gọi thời gian.
Song song với quá trình đó, MCU cũng gửi dữ liệu đến Khối hiển thị. MCU sự dụng
Vi điều khiển Atmega16.

Hình 6. Vi điều khiển Atmega16


- Khối hiển thị: nhận tín hiệu từ Khối điều khiển để hiển thị các thông tin về thời gian.
Khối hiển thị chính là LCD 16*2.

4
BÁO CÁO BÀI TẬP | ĐỒNG HỒ VẠN NIÊN

Hình 7. LCD 16*2

- Khối thời gian thực: sử dụng IC DS1307, cung cấp cho ta thời gian thực. Kết hợp với
thạch anh 32.768 KHz để tạo dao động và 1 nguồn pin 3V để đảm bảo hoạt động cho
IC DS1307 khi bị mất nguồn chính.

Hình 8. IC DS1307. Hình 9. Thạch anh 32.768KHz

Hình 10. Pin 3V.

5
BÁO CÁO BÀI TẬP | ĐỒNG HỒ VẠN NIÊN

 Sơ đồ khối.

KHỐI ĐIỂU
CHỈNH

KHỐI ĐIỀU KHIỂN


KHỐI THỜI KHỐI

GIAN (MCU) HIỂN THỊ

THỰC

KHỐI
KHỐI
NGUỒN
NGUỒN
NUÔI THỜI
NUÔI MẠCH
GIAN THỰC

6
BÁO CÁO BÀI TẬP | ĐỒNG HỒ VẠN NIÊN

2. Sơ đồ nguyên lý.

Hình 11. Sơ đồ nguyên lý.

Nhìn trên hình vẽ ta thấy


- Khối hiện thị: LCD 16*2 có 16 chân, ta cấp nguồn cho LCD thông qua các chân 1
(VSS) và 2 (VDD). Điều chỉnh độ sáng của LCD thông qua chân 3 (Contrast Voltage),
các chân 15 (Blacklight Anode) và 16 (Blacklight Cathode) điều chỉnh led nền. Các

7
BÁO CÁO BÀI TẬP | ĐỒNG HỒ VẠN NIÊN

chân 7 đến 14 là các chân dữ liệu được nối với Vi điều khiển, trong đề tài này, ta chỉ
sử dụng các chân từ 11 đến 14.
- Khối thời gian thực: IC DS1307, gồm 8 chân. Ta cấp nguồn cho DS1307 qua trở kéo
lên 4.7kΩ vào chân số 4 và chân số 8 của IC. Ngoài ra nguồn pin 3V được nối vào chân
3 là nguồn pin dự trữ khi rút nguồn cấp chính ra hoặc ngắt nguồn dự phòng thì IC vẫn
hoạt động bình thường, khi khởi động lại mạch sẽ vẫn hiển thị đúng thời gian. Chân 1
và 2 của IC nối với thạch anh 32.768KHz để tạo dao động. Hai chân 5 và 6 của IC là
chân SCL (Serial Clock) và SDA (Serial Data), nối với 2 cổng của Vi điều khiển, các
chân này sẽ gửi clock và gửi/nhận dữ liệu cho Vi điều khiển.
- MCU (khối điều khiển): Atmega16 gồm 40 chân, sơ đồ các chân như hình vẽ dưới.

Hình 12. Sơ đồ chân Vi điều khiển Atmega16.

8
BÁO CÁO BÀI TẬP | ĐỒNG HỒ VẠN NIÊN

3. Layout mạch in.

Hình 13. Mạch in PCB 2D.

You might also like