You are on page 1of 30

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN ĐIỆN
**********

BÁO CÁO MÔN HỌC


DCS VÀ SCADA
NHÓM 7
ĐỀ TÀI:
SCADA CHO HỆ THỐNG QUAN TRẮC THỜI TIẾT
HẦM ĐƯỜNG BỘ HẢI VÂN

Giảng viên: TS. ĐÀO QUÝ THỊNH


Mã lớp: 141938
Thành Viên: Đồng Xuân Hiển - 20191824
Hoàng Minh Đức - 20191757
Hoàng Thái Sơn – 20192055
Tăng Lý Đức - 20191767

Hà Nội, 6/2023
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN................................................................................1
1.1 Hệ thống Scada là gì?.................................................................................1
1.2 Hệ thống trắc quan thời tiết........................................................................1
1.3 Yêu cầu vận hành.......................................................................................2
CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ HỆ THỐNG...............................................................4
2.1 Ý tưởng.......................................................................................................4
2.2 Các chức năng của hệ thống:......................................................................4
2.2.1 Chức năng đo thời tiết.................................................................4
2.2.2 Chức năng xử lý dữ liệu tại trạm quan sát thời tiết MET............4
2.2.3 Chức năng truyền dẫn dữ liệu......................................................5
2.2.4 Chức năng xử lý dữ liệu tại trung tâm điều khiển hầm...............5
2.2.5 Chức năng lưu trữ dữ liệu............................................................6
2.2.6 Chức năng phân tích....................................................................7
2.2.7 Chức năng hiển thị và báo cáo.....................................................7
2.2.8 Chức năng chuyển dữ liệu...........................................................8
2.3 Lựa chọn thiết bị.........................................................................................8
2.3.1 Thiết bị đo mưa: Vaisala RG13/RG13H.....................................8
2.3.2 Thiết bị nhận biết mưa: Vaisala DRD11A..................................9
2.3.3 Thiết bị đo gió: Vaisala WMT703.............................................10
2.3.4 Thiết bị đo tầm nhìn: Vaisala PWD 10 and 12..........................11
2.3.5 Thiết bị cảm biến nhiệt độ: Vaisala DST111............................12
2.3.6 Thiết bị thu thập dữ liệu: Data logger CR1000.........................13
2.3.7 Module ESP8266.......................................................................15
2.3.8 Thiết bị chuyển đổi tín hiệu từ RS232 sang UART-TTL..........16
2.4 Sơ đồ hệ thống:.........................................................................................18
2.4.1 Sơ đồ khối tổng quan:................................................................18
2.4.2 Thiết kế chi tiết hệ thống...........................................................18
2.4.3 Sơ đồ đấu nối.............................................................................19
CHƯƠNG 3. GIAO DIỆN WEBSITE..............................................................22
3.1 Giao diện người dùng...............................................................................22
3.2 Giao diện giám sát....................................................................................22
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN..................................................................................24
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………..24

Danh Mục Hình Ảnh


Hình 1: Hệ thống SCADA......................................................................................1
Hình 2: Mô hình tổng quan một hệ thống trắc quan thời tiết.................................2
Hình 3: Hệ thống trên thực tế.................................................................................3
Hình 4: Thiết bị đo mưa.........................................................................................9
Hình 5: Thiết bị nhận biết mưa.............................................................................10
Hình 6: Thiết bị đo gió.........................................................................................11
Hình 7: Thiết bị đo tầm nhìn................................................................................12
Hình 8: Thiết bị đo nhiệt độ..................................................................................13
Hình 9: Các chân kết nối của Data logger CR1000..............................................14
Hình 10: Cửa sổ giao diện PC400........................................................................14
Hình 11: Cửa sổ giao diện ShortCut.....................................................................15
Hình 12: Module ESP8266...................................................................................15
Hình 13: Sơ đô chân ESP866...............................................................................16
Hình 14: MAX232................................................................................................16
Hình 15: Sơ đồ chân của MAX232...................................................................17
Hình 16: Sơ đồ khối hệ thống...............................................................................18
Hình 17: Sơ đồ thiết kế hệ thống..........................................................................18
Hình 18: Cơ sở dữ liệu lưu trữ..............................Error! Bookmark not defined.
Hình 19: Sơ đồ đấu nối dây..................................................................................19
Hình 20: Giao diện trang web...............................................................................22
Hình 21: Giao diện đăng nhập quản lý.................................................................22
Hình 22: Giao diện tình trạng thiết bị...................................................................23
Danh Mục Bảng Biểu
Bảng 1: Dữ liệu cần xử lý.......................................................................................6
Bảng 2: Các yêu cầu lưu trữ dữ liệu của hệ thống MET........................................7
Bảng 3: Yêu cầu đối với nội dung màn hình của hệ thống MET...........................7
Bảng 4: Các yêu cầu đối với chức năng báo cáo của hệ thống MET.....................8
Bảng 5: Thông số thiết bị đo mưa..........................................................................9
Bảng 6: Thông số thiết bị nhận biết mưa................................................................9
Bảng 8: Thông số thiết bị đo tầm nhìn.................................................................11
Bảng 9: Thông số thiết bị cảm biến nhiệt độ........................................................12
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN

1.1 Hệ thống Scada là gì?


SCADA (viết tắt tiếng Anh: Supervisory Control And Data Acquisition) hiểu
theo nghĩa truyền thống là một hệ thống điều khiển giám sát và thu thập dữ liệu,
bao gồm phần mềm và phần cứng cho phép các tổ chức công nghiệp:
 Kiếm soát các quy trình công nghiệp tại chỗ và từ xa. Theo dõi, thu
thập và xử lý dữ liệu thời gian thực.
 Tương tác trực tiếp với các thiết bị như cảm biến, van, máy bơm,
đông cơ và hơn thế nữa là các phần mềm giao diện người – máy (HMI).
 Ghi lại sự kiện vào tệp nhật ký (log file).

Hình 1: Hệ thống SCADA

1.2 Hệ thống trắc quan thời tiết


Mô hình trạm thời tiết là hệ thống giúp cung cấp các thông số thời tiết về
nhiệt độ, độ ẩm, áp suất khí quyển, hướng gió, tốc độ gió và lượng mưa,…giúp
chúng ta đưa ra những giải pháp hoạt động phù hợp để điều chỉnh theo thông số
được thu thập để phục vụ các mục đích công nghiệp, giao thông vận tải, nông
nghiệp, thương mại…
Trạm quan trắc thời tiết gồm có các cảm biến cơ bản như: thiết bị đo mưa
dạng gầu lật, cảm biến đo nhiệt độ và độ ẩm tương đối không khí, cảm biến đo
hướng gió và tốc độ gió, cảm biến đo bức xạ mặt trời, và có thể có thêm cảm
biến đo áp suất khí quyển.

1
Hình 2: Mô hình tổng quan một hệ thống trắc quan thời tiết

1.3 Yêu cầu vận hành


1. Hệ thống phải đảm bảo khả năng đo đạc và phân tích các thông tin
thời tiết trong một phút, các thông tin như sau:
 Phát hiện mưa.
 Lượng mưa.
 Nhiệt độ không khí.
 Vận tốc và hướng gió.
 Tầm nhìn.
2. Hệ thống đo lường và phân tích dữ liệu thời tiết trên toàn bộ tuyến
đường thu phí.
3. Dữ liệu thời tiết đo được có thể được giám sát tại Trung tâm điều
khiển hầm, do nhân viên vận hành đường và cảnh sát giao thông tổ
chức, theo thời gian thực. Dữ liệu cũng được lưu giữ trong một
khoảng thời gian nhất định để sử dụng làm số liệu thống kê thời tiết.
4. Tình trạng thời tiết cần cảnh báo do hệ thống phát hiện được và đo
được sẽ được thông báo tới người đi đường thông qua hệ thống
VMS.
5. Các cảm biến quan trắc thời tiết có thể được lắp đặt dễ dàng bên
đường và thuận lợi cho công tác vận hành và bảo dưỡng. Tất cả các
cảm biến quan trắc thời tiết sẽ được đặt trên cột thép trợ lực.

2
6. Cảm biến quan trắc thời tiết được đặt trong khu vực lề đường, cách
làn đường xe chạy và các tòa nhà một khoảng cách đủ để tránh các
chướng ngại và các tác động tiêu cực, tạo điều kiện đo đạc.

Hình 3: Hệ thống trên thực tế

3
CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ HỆ THỐNG

2.1 Ý tưởng
Hệ thống MET sẽ được đưa vào dự án để xác định điều kiện thời tiết trên
đường thu phí và có các biện pháp thích hợp để cảnh báo cho người tham gia
giao thông trong tình hình thời tiết xấu.
Hệ thống MET sẽ liên tục tổng hợp các dữ liệu về tình hình thời tiết tại các
trạm quan trắc khí tượng. Các trạng quan trắc MET sẽ được ở hai đầu hầm Đèo
Hải Vân. Dữ liệu tổng hợp được sẽ được gửi tới bộ xử lý dữ liệu MET tại Trung
tâm điều khiển hầm để xử lý và ghi chép dữ liệu. Trong trường hợp điều kiện
thời tiết bất lợi, hệ thống sẽ tự động phát tín hiệu cảnh báo cho nhân viên kỹ
thuật hầm.
2.2 Các chức năng của hệ thống:
2.2.1 Chức năng đo thời tiết
Các thiết bị đo sau đây sẽ được trang bị cho mỗi trạm quan trắc thời tiết.
 Phát hiện mưa: thiết bị phát hiện lượng mưa sẽ liên tục hoạt động
và trả về tín hiệu ON khi có mưa và OFF khi không có mưa.
 Đo lượng mưa: sử dụng bình đo lượng mưa. Thiết bị này sẽ tạo ra
một xung tín hiệu mỗi khi lượng mưa đạt mức 0.5 mm. Tín hiệu
này sẽ được chuyển thành điện áp hoặc tín hiệu điện để truyền tới
bộ xử lý dữ liệu MET.
 Đo nhiệt độ: cảm biến nhiệt độ sẽ liên tục đo nhiệt độ không khí
trong phạm vi 0-70 độ C với độ chính xác là 0.1 độ. Dữ liệu đo
được sẽ được gửi đến bộ xử lý dữ liệu MET mỗi phút một lần để
cập nhật nhiệt độ hiện tại.
 Đo gió: sử dụng cảm biến tốc độ gió và hướng gió có dải đo 0,4m/s
đến 70m/s với độ chính xác 0,1m/s. Đồng thời phát hiện hướng gió
và sự thay đổi hướng gió.
 Đo tầm nhìn: thiết bị đo tầm nhìn sẽ đo khả năng nhìn thấy theo
lượng ánh sáng tán xạ bởi các phân tử trong không khí và đổi giá trị
đo được thành tầm nhìn trên thiết bị đo.
2.2.2 Chức năng xử lý dữ liệu tại trạm quan sát thời tiết MET
Trạm quan trắc MET sẽ thực hiện các chức năng sau:
 Kiểm tra tính phù hợp của dữ liệu: tính năng kiểm tra lỗi sẽ thực
hiện kiểm tra các dữ liệu nhận được thông qua so sánh các dữ liệu này với
các ngưỡng định sẵn. Ngưỡng này bao gồm giới hạn trên, giới hạn giới, và
các dữ liệu khác trước đó. Các dữ liệu bị đánh giá là lỗi sẽ không được sử
dụng làm dữ liệu quan trắc.
 Tính toán lượng mưa theo giờ : dữ liệu về lượng mưa sẽ được xử lý
theo giờ thành các thông số lượng mưa thấp nhất tại thời điểm đo trong 1

4
giờ đã qua, lượng mưa cao nhất tại thời điểm đo trong 1 giờ đã qua và
lượng mưa trung bình trong 1 giờ đã qua
2.2.3 Chức năng truyền dẫn dữ liệu
Các dữ liệu xử lý sau sẽ được truyền từ trạm quan trắc MET đến bộ xử lý dữ
liệu MET tại Trung tâm điều khiển hầm với chu kỳ gửi là một (1) phút các thông
số như sau:
 Giá trị lượng mưa tức thời theo 1 phút/1 lần cập nhật.
 Giá trị lượng mưa trung bình trong 1 giờ đã qua.
 Giá trị lượng mưa cao nhất tại thời điểm đo trong vòng 1 giờ
 Giá trị lượng mưa thấp nhất tại thời điểm đo trong vòng 1 giờ
 Giá trị tức thời của nhiệt độ môi trường theo phút.
 Giá trị nhiệt độ cao nhất trong vòng 1 giờ đã qua
 Giá trị nhiệt độ thấp nhất trong vòng 1 giờ đã qua
 Giá trị nhiệt độ trung bình trong vòng 1 giờ đã qua
 Hướng gió tức thời theo 1 phút/1 lần cập nhật.
 Vận tốc gió tức thời theo 1 phút/1 lần cập nhật
 Vận tốc gió lớn nhất tại các lần đo trong vòng 1 giờ
 Vận tốc gió nhỏ nhất tại các lần đo trong vòng 1 giờ
 Giá trị tầm nhìn tức thời theo 1 phút/1 lần cập nhật
 Giá trị tầm nhìn tối đa trong vòng 1 giờ tại các lần đo
 Giá trị tầm nhìn tối thiểu trong vòng 1 giờ tại các lần đo
2.2.4 Chức năng xử lý dữ liệu tại trung tâm điều khiển hầm
Bộ xử lý dữ liệu MET sẽ tổng hợp các dữ liệu thời tiết quan trắc được và tín
hiệu giám sát từ trạm quan trắc tại các thời điểm cách đều nhau. Dữ liệu nhận
được từ trạm sẽ được chuyển thành dữ liệu thời tiết vật lý.
Bộ xử lý dữ liệu MET sẽ thực hiện xử lý các dữ liệu được liệt kê trong bảng
dưới đây, để hiển thị và ghi lại. Bảng hiển thị được cập nhật theo 1 phút/1 lần cập
nhật.

Dữ liệu Hiển thị Lưu trữ


Lượng mưa Giá trị tức thời X
Giá trị trung bình X
Giá trị cao nhất X
Giá trị thấp nhất X
Nhiệt độ Giá trị tức thời X
Giá trị trung bình X
Giá trị cao nhất X
Giá trị thấp nhất X

5
Tốc độ gió Giá trị tức thời X
Giá trị trung bình X
Giá trị cao nhất X
Giá trị thấp nhất X
Hướng gió Hướng gió tức thời X
Tầm nhìn Giá trị tức thời X
Giá trị trung bình X
Giá trị cao nhất X
Giá trị thấp nhất X

Bảng 2-1: Dữ liệu cần xử lý

Một hệ thống cảnh báo sẽ được đưa vào sử dụng, trong đó tín hiệu cảnh báo
sẽ được phát tới nhân viên vận hành hệ thống khi dữ liệu về gió hoặc lượng mưa
vượt quá ngưỡng quy định, hoặc tầm nhìn ngắn hơn ngưỡng quy định. Một số
loại và giá trị ngưỡng sẽ được cung cấp và có thể thay đổi.
Toàn bộ dữ liệu quan trắc khí tượng bao gồm tình trạng vận hành của trạm
quan trắc MET sẽ được ghi lại trong cơ sở dữ liệu dưới dạng dữ liệu 1 phút một,
hàng ngày và hàng tháng, đồng thời phần mềm truy cứu dữ liệu cũng được trang
bị, tạo điều kiện truy cập dễ dàng các dữ liệu ghi được. Có thể hiển thị bằng đồ
họa các dữ liệu tìm kiếm được từ cơ sở dữ liệu.
2.2.5 Chức năng lưu trữ dữ liệu
Toàn bộ dữ liệu được truyền từ trạm quan trắc MET và dữ liệu đã xử lý tại
Trung tâm điều khiển hầm sẽ được ghi lại và lưu trữ trong bộ xử lý dữ liệu MET
để phân tích và sử dụng sau này. Trang bị phần mềm tìm kiếm và trình chiếu dữ
liệu, có thể dễ dàng tìm kiếm và hiển thị các dữ liệu MET của từng vị trí quan
trắc cụ thể tại thời điểm, ngày và giờ cụ thể. Có thể hiển thị bằng đồ họa các dữ
liệu MET lịch sử như các dao động theo ngày và giờ.
Tình trạng thiết bị tại trạm quan trắc MET (hoạt động bình thường hay bất
thường) sẽ được ghi lại trong bộ xử lý dữ liệu MET như nhật ký vận hành cùng
mã lỗi và mốc thời gian, để sử dụng cho việc phân tích độ tin cậy sau này.

Dữ liệu lưu trữ Loại


Giá trị tức thời của nhiệt độ môi trường Dữ liệu thô
Giá trị tức thời của lượng mưa Dữ liệu thô
Giá trị tức thời của vận tốc gió Dữ liệu thô
Giá trị tức thời của hướng gió Dữ liệu thô
Giá trị tức thời của tầm nhìn xa Dữ liệu thô
Giá trị cao nhất của nhiệt độ môi trường Dữ liệu đã xử lý

6
Giá trị thấp nhất của nhiệt độ môi trường Dữ liệu đã xử lý
Giá trị trung bình của nhiệt độ môi trường Dữ liệu đã xử lý
Giá trị cao nhất của lượng mưa Dữ liệu đã xử lý
Giá trị thấp nhất của lượng mưa Dữ liệu đã xử lý
Giá trị trung bình của lượng mưa Dữ liệu đã xử lý
Giá trị cao nhất của vận tốc gió Dữ liệu đã xử lý
Giá trị thấp nhất của vận tốc gió Dữ liệu đã xử lý
Giá trị trung bình của vận tốc gió Dữ liệu đã xử lý
Giá trị cao nhất của tầm nhìn xa Dữ liệu đã xử lý
Giá trị thấp nhất của tầm nhìn xa Dữ liệu đã xử lý
Giá trị trung bình của tầm nhìn xa Dữ liệu đã xử lý
Bảng 2-2: Các yêu cầu lưu trữ dữ liệu của hệ thống MET

2.2.6 Chức năng phân tích


Hệ thống MET sẽ có chức năng phân tích. Bộ xử lý dữ liệu MET cần có sự
kết nối với trạm quan trắc MET và tình trạng thiết bị tại trạm thông qua việc gửi
tín hiệu phân tích 1 phút một lần. Nếu nhận được tín hiệu lỗi thiết bị hoặc không
nhận được phản ứng từ trạm quan trắc MET, bộ xử lý dữ liệu MET sẽ phát đi tín
hiệu cảnh báo và lỗi sẽ được ghi lại vào nhật ký vận hành.
2.2.7 Chức năng hiển thị và báo cáo
Bộ xử lý dữ liệu MET có thể hiển thị các màn hình sau:
Nội dung
Vị trí và tình trạng  Vị trí trạm quan trắc MET
thiết bị  Tình trạng hiện tại
Tình hình thời tiết  Tình hình thời tiết hiện tại (mưa, lượng mưa, nhiệt
độ không khí, tốc độ gió, hướng gió, tầm nhìn xa)
Ngày và giờ  Thời gian chính xác hiện tại
Bảng 2-3: Yêu cầu đối với nội dung màn hình của hệ thống MET
Bộ xử lý dữ liệu MET sẽ tạo lập các báo cáo được liệt kê dưới đây, được
xuất theo kế hoạch hoặc yêu cầu của nhân viên vận hành hầm. Có thể xuất báo
cáo dưới dạng tập tài liệu lưu động.
Hạng mục Nội dung
Dữ liệu thời tiết  Báo cáo hàng ngày lượng mưa theo giờ
 Báo cáo hàng ngày tốc độ gió tối thiểu và tối đa theo
giờ, hướng gió và thời gian
 Báo cáo hàng ngày tầm nhìn xa tối thiểu và tối đa
theo giờ và thời gian
 Báo cáo tháng lượng mưa theo giờ
 Báo cáo tháng tốc độ gió tối thiểu và tối đa theo giờ,

7
hướng gió và thời gian
 Báo cáo tháng tầm nhìn xa tối thiểu và tối đa theo
giờ và thời gian
Lưu trữ lỗi  Danh mục các thiết bị quan trắc MET đang trong tình
trạng không hoạt động
 Số lượng lỗi
Bảng 2-4: Các yêu cầu đối với chức năng báo cáo của hệ thống MET

2.2.8 Chức năng chuyển dữ liệu


Các dữ liệu sau được xử lý tại bộ xử lý dữ liệu MET sẽ được lưu trong cơ sở
dữ liệu ở trên sever để giám sát toàn bộ hệ thống sau mỗi 1 phút.
 Dữ liệu 1 phút trước tại mỗi Trạm quan trắc MET
 Giá trị lượng mưa trung bình
 Giá trị lượng mưa tức thời
 Giá trị tức thời của nhiệt độ môi trường
 Giá trị nhiệt độ trung bình
 Giá trị tốc độ gió tối đa và hướng gió
 Giá trị tầm nhìn xa tối thiểu
 Các tín hiệu cảnh báo tình hình thời tiết bất thường có thông số
 Mưa lớn
 Gió lớn và đổi chiều nhanh
 Tầm nhìn xa giảm đột ngột
 Chênh lệch nhiệt độ lớn
 Tình trạng hoạt động của thiết bị
Các tín hiệu cảnh báo về điều kiện thời tiết bất thường được lưu trên
cơ sở dữ liệu sẽ được dùng để đánh giá VMS nào cần hiển thị thông tin
cảnh báo tới người lái xe.
2.3 Lựa chọn thiết bị
Nhóm em lựa chọn thiết bị theo như thầy đã hướng dẫn khi giao đề tài:
• Thiết bị đo mưa: Vaisala RG13/RG13H
• Thiết bị nhận biết mưa: Vaisala DRD11A
• Thiết bị đo gió: Vaisala WMT703
• Thiết bị đo tầm nhìn: Vaisala PWD 10 and 12
• Thiết bị cảm biến nhiệt độ: Vaisala DST111
• Thiết bị thu thập dữ liệu: Data logger CR1000
• Thiết bị truyền thông: module ESP8266
• Thiết bị chuyển đổi tín hiệu từ RS232 sang UART-TTL: Max 232
2.3.1 Thiết bị đo mưa: Vaisala RG13/RG13H
Thường được lắp ở khu vực thông thoáng, nơi có thể nhận được lượng mưa
tối đa:

8
Thông số:
STT Hạng mục Chỉ dẫn
1. Phương pháp phát hiện Loại thùng
2. Đường kính lấy nước 200 mm
3. Bình đo lượng mưa 0.5 mm hoặc 1.0 mm
4. Tín hiệu đầu ra tiếp điểm Tín hiệu đầu ra dạng tiếp điểm
5. Vật liệu Không gỉ
6. Nhiệt độ hoạt động 0 đến +50 độ C
Bảng 2-5: Thông số thiết bị đo mưa

Hình 4: Thiết bị đo mưa

2.3.2 Thiết bị nhận biết mưa: Vaisala DRD11A


Thường được lắp đặt ở vị trí có thể tiếp xúc với lượng mưa tối đa và tức thì
Thông số:

TT. Hạng mục Vaisala DRD11A


1. Phương thức nhận biết Print electrode plate type
2. Nhận biết đường kính hạt 0.05cm
mưa
3. Tín hiệu đầu ra Dạng tiếp điểm
4. Nguồn điện cung cấp Cung cấp từ tủ quan trắc
5. Nhiệt độ vận hành -15 đến +550C
Bảng 2-6: Thông số thiết bị nhận biết mưa

9
Hình 5: Thiết bị nhận biết mưa

2.3.3 Thiết bị đo gió: Vaisala WMT703


Dùng để đo vận tốc và hướng gió
Thông số:
TT. Hạng mục Vaisala WMT703

1. Phương thức nhận  Pulse


biết
2. Dải đo  Hướng gió: 0 đến 360 độ
 Tốc độ gió:: 0m/s to 75 m/s đơn vị đo 0.1 m/s

3. Tốc độ khởi động  0.1m/s


4. Tín hiệu đầu ra  RS485, RS232C, Analogue (Tương tự)
5. Vật liệu  Thân máy đo gió: stainless stell AISI316
 đuôi: Nickel Plated brass, Silicone
 giá đỡ : stainless stell AISI316

6. Cung cấp nguồn  Cung cấp từ tủ quan trắc


điện
7. Nhiệt độ vận hành  -10 đến +600C
Bảng 7: Thông số thiết bị đo gió

10
Hình 6: Thiết bị đo gió

2.3.4 Thiết bị đo tầm nhìn: Vaisala PWD 10 and 12


Thiết bị đo tầm nhìn sẽ đo khả năng nhìn thấy theo lượng ánh sáng tán xạ bởi
các phân tử trong không khí và đổi giá trị đo được thành tầm nhìn trên thiết bọ đo

Thông số:
TT. Hạng mục Vaisala PWD 10 and 12

1. Phương thức  Forward scattering method


2. Dải đo  10 m đến 2000 m
3. Sai số  ± 10%
4. Nguồn sáng  LED
5. Bước song  875nm
6. Sự an toàn mắt  IEC/EN60 825-1
7. Đầu ra  RS485, RS232C, Analogue (Tương tự)
8. Cấp bảo vệ  IP66
9. Cung cấp nguồn điện  Cung cấp từ tủ quan trắc
10. Nhiệt độ vận hành  -40 đến +600C

11. Độ ẩm  0 đến 100 % không ngưng tụ

12. Tốc độ gió cao nhất  50 m/s


chịu được
Bảng 2-7: Thông số thiết bị đo tầm nhìn

11
Hình 7: Thiết bị đo tầm nhìn

2.3.5 Thiết bị cảm biến nhiệt độ: Vaisala DST111


Dùng để đo nhiệt độ môi trường. Cần được lắp đặt ở vị trí thoáng, tiếp xúc
tốt với môi trường xung quanh. Thường được lắp ở đỉnh
Thông số:
TT Hạng mục Vaisala DST111
.
1. Phương thức nhận biết  Loại nhiệt điện trở bạch kim
2. Dải đo  -40 đến +600C với độ chính xác 0.10C
3. Dòng điện xác định  1 mA
4. Vật liệu ống bảo vệ  Không rỉ
5. Tín hiệu đầu ra  RS485, RS232C, Analogue (Tương tự)
Bảng 2-8: Thông số thiết bị cảm biến nhiệt độ

12
Hình 8: Thiết bị đo nhiệt độ

2.3.6 Thiết bị thu thập dữ liệu: Data logger CR1000


Dùng để thu tập dữ liệu từ các cảm biến
Thông số kỹ thuật:

TT
Hạng mục Data logger CR1000
.
1. Nguồn cấp 12V
2. Đầu vào dạng xung 2
Đầu vào Analog (kiểu
3. 4
sai lệch)
Đầu vào Analog (kiểu
4. 8
đầu cuối )
Điện áp ra cấp cho cảm
5 5V, 12V
biến/relay.
6 Cổng truyền thông RS232, CS I/O, Ethernet,…
Bảng 10: Thông số thiết bị Data logger CR1000

Chi tiết các chân đấu nối Data logger CR1000:

13
Hình 9: Các chân kết nối của Data logger CR1000

Bộ thu thập dữ liệu CR1000 sử dụng phần mềm hỗ trợ cấu hình cài đặt chân
cảm biến thông qua cổng truyền thông gồm :
 Phần mềm PC400W (cấu hình truyền thông)
 Phần mềm ShortCut (cấu hình cài đặt)
Các phần mềm được tải về miễn phí trên trang wed của hãng Campbell
Scientific cùng với hướng dẫn sử dụng chi tiết bộ Datalogger CR1000 giúp
người dùng dễ dàng cài đặt.

Hình 10: Cửa sổ giao diện PC400

14
Hình 11: Cửa sổ giao diện ShortCut

2.3.7 Module ESP8266


Dùng để lấy dữ liệu từ bộ lữu trữ dữ liệu Data logger CR1000 thông qua
mạch chuyển đổi tín hiệu Max 232. Đẩy dữ liệu lên sever thông qua giao thức
truyền thông HTTP

Hình 12: Module ESP8266

Nhà chế tạo: Espressif Systems


Loại: Vi điều khiển 32-bit
CPU: Tensilica Diamond Standard 106Micro (còn gọi là L106) @ 80 MHz
(mặc định) hoặc 160 MHz
Bộ nhớ: 32 KiB instruction, 80 KiB user data
Đầu vào: 17 chân GPIO
Năng lượng: 3.3V DC

15
Hình 13: Sơ đô chân ESP866

Sơ đồ chân của module ESP-01:


1. GND, chân đất (0 V)
2. GPIO 2 (General-purpose input/output No. 2)
3. GPIO 0 (General-purpose input/output No. 0)
4. RX, nhận bit dữ liệu X, cũng là GPIO3
5. VCC, chân điện áp (+3.3 V; có thể chịu được điện áp đến 3.6 V)
6. RST, Reset
7. CH_PD, Chip tắt nguồn (Chip power-down)
8. TX, truyền bit dữ liệu X, cũng là GPIO1
2.3.8 Thiết bị chuyển đổi tín hiệu từ RS232 sang UART-TTL
Dùng để chuyển đổi tín hiệu RS 232 quang cổng RS232 của Data logger CR1000
sang UART để kết nối với module ESP 8266

Hình 14: MAX232

Thông số kỹ thuật:

16
- Điện áp hoạt động: 5V
- Dòng cung cấp: 8mA
- Tốc độ truyền : 120 kbp/s
- 2 kênh truyền nhận
- Chu kỳ quét xung: 500ns
- Nhiệt độ hoạt động: - 40 o C – 80 o C
- Dòng điện đầu vào tối đa mức cao/thấp: 2V/0.8V
Sơ đồ chân của Max 232

Hình 15: Sơ đồ chân của MAX232

1. C1+: chân dương tụ điện 1


2. V+: đầu ra bươm điện tích dương cho tụ
3. C1-: chân âm tụ điện 1
4. C2+: chân dương tụ điện 2
5. C2-: chân âm tụ điện 2
6. V-: đầu ra bơm điện tích âm cho tụ điện
7. T2OUT: Đầu ra RS232 hoặc đầu ra serial tới hệ thống RS232 khác
hoặc hệ thống RS232 của máy tính
8. R2IN: Đầu vào RS232 hoặc đầu vào serial tới hệ thống RS232 khác
hoặc hệ thống RS232 của máy tính
9. R2OUT: Đầu ra logic tới UART của vi điều khiển
10.T2IN: Đầu vào logic từ UART của vi điều khiển
11.T1IN: Đầu vào logic từ UART của vi điều khiển
12.R1OUT: Đầu ra logic tới UART của vi điều khiển
13.R1IN: Đầu vào RS232 hoặc đầu vào serial tới hệ thống RS232 khác
hoặc hệ thống RS232 của máy tính
14.T1OUT: Đầu ra RS232 hoặc đầu ra serial tới hệ thống RS232 khác
hoặc hệ thống RS232 của máy tính
15.GND: Nối đất hoặc chân nguồn âm của IC
16.Vcc: Chân nguồn dương của IC

17
2.4 Sơ đồ hệ thống:
2.4.1 Sơ đồ khối tổng quan:

Hình 16: Sơ đồ khối hệ thống

Hệ thống quan trắc thời tiết của chúng ta bao gồm hai trạm đo đặt tại hai
đầu cửa hầm Hải Vân và 1 trạm quan sát có thể đặt tại điểm thu phí vào hầm .
Tại mỗi trạm đo sẽ đo chi tiết các thông tin về nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa,
gió, hướng gió, tại mỗi trạm đo đó sẽ đẩy trực tiếp dữ liệu lên sever . Tại trạm
quan sát sẽ lấy dữ liệu từ trên sever xuống và hiển thị ra màn hình .
2.4.2 Thiết kế chi tiết hệ thống
 Sơ đồ thiết kế chi tiết hệ thống

Hình 17: Sơ đồ thiết kế hệ thống

18
Tại mỗi trạm đo các con cảm biến đo mưa, đo lượng mưa , đo nhiệt độ ,
đo gió và đo tầm nhìn xa sẽ thu thập các dữ liệu . Các con cảm biến này được
kết nối với thiết bị thu thập dữ liệu Data logger CR1000. Thiết bị này sẽ
truyền dữ liệu cho Module truyền thông ESP 8266 thông qua cổng RS232 và
qua thiết bị chuyển đổi tín hiệu Max 232. Module truyền thông giao tiếp với
Server thông qua API để đẩy dữ liệu cảm biến lên server
Ở bài toán của chúng ta cứ sẽ 1 phút , ESP8266 sẽ lấy dữ liệu từ Data
logger CR1000 sau đó sẽ request lên sever , sau khi được chấp nhận (Thông
qua API KEY) những dữ liệu đó sẽ được lưu vào trong database. Phương
thức truyền thông giữa esp8266 và sever ở đây là HTTP. Tiếp theo là chúng
ta sẽ tạo 1 website để hiển thị các dữ liệu thông số đo được lên trên màn
hình(điện thoại, máy tính để bàn, laptop), để hiện thị được các dữ liệu trong
database chúng ta cần tạo một API nữa để giao tiếp với database, API này cho
phép chúng ta lấy dữ liệu từ database và hiển thị lên trang website thông số.
Chúng ta sẽ cần phải tạo một database để lưu trữ dữ liệu thông số của các
cảm biến . Database này bao gồm 12 trường dữ liệu đại điện cho 6 thông
số(lượng mưa,nhiệt độ,vận tốc gió,hướng gió,tầm nhìn xa) chúng ta đo từ
cảm biến.
2.4.3 Sơ đồ đấu nối

Hình 18: Sơ đồ đấu nối dây

2.4.4 Cơ sở dữ liệu
Sử dụng MongoDB để làm cơ sở dữ liệu cho hệ thống

19
Mỗi trạm sẽ có 1 collection chứa các documents dữ liệu của trạm đó.
Mỗi trạm cũng sẽ có 1 collection để chứa lịch sử lỗi của các cảm biến
trong trạm.
Một collection chứa thông tin tình trạng của sensor các trạm (Hoạt động
hay lỗi).
Dữ liệu Kiểu

Time Date

temp_1m Number[-50, 50]

temp_avg_1h Number[-50, 50]


temp
temp_max_1h Number[-50, 50]

temp_min_1h Number[-50, 50]

rain_1m Number
rain
rain_1h Number

wind_speed_1m Number
wind
wind_orientation_1m Number[1,8]

view_1m Number

view_max_1h Number
view
view_min_1h Number

view_avg_1h Number
Bảng 2-9. Cơ sở dữ liệu lưu trữ thông số thời tiết

Dữ liệu Kiểu

time Date

sensorID Number[1,4]

state Boolean
Bảng 2-10. Cơ sở dữ liệu lưu trữ log thiết bị

Dữ liệu Kiểu

stationID Number

20
tempSensor Boolean

rainSensor Boolean

windSensor Boolean

viewSensor Boolean
Bảng 2-11. Cơ sở dữ liệu lưu trữ tình trạng thiết bị

21
CHƯƠNG 3. GIAO DIỆN WEBSITE

3.1 Giao diện người dùng

Hình 19: Giao diện trang web

Ở giao diện này chúng ta có thể dễ dàng quan sát các thông số thời tiết đo
được từ hai đầu hầm. Các thông số được hiển thị và cập nhật liên tục trên màn
hình website.
Link : https://scada-hien.vercel.app/?fbclid=IwAR2bHHCEIbkRN-
PD2NI8ZxfBqla3IPHBU99qtcr40Hgm43fzlV5L5ZkdQkI

3.2 Giao diện giám sát


 Giao diện đăng nhập

Hình 20: Giao diện đăng nhập quản lý

Link : https://scada-hien.vercel.app/login

22
 Giao diện giám sát thống kê các thông số

Hình 22: Giao diện giám sát thống kê trong vòng 1h gần nhất

Tạo giao diện thống kê thông số này, người quản lý có thể xem thông số chi
tiết của thời tiết cũng như lọc theo ngày, dữ liệu sẽ được cập nhật liên tục sau
mỗi 30 giây.
 Giao diện giám sát tình trạng thiết bị

Hình 21: Giao diện tình trạng thiết bị

Tại đây, có thể giám sát tình trạng của các thiết bị trong trạm cũng như lịch
sử lỗi của các thiết bị. Cập nhật liên tục theo thời gian.

23
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN

Thời tiết ảnh hưởng rất lớn trong đời sống và đóng vai trò vô cùng quan
trọng trong lĩnh vực quan trắc môi trường. Đánh giá sự ảnh hướng của thời
tiết đối với con người, môi trường trong cuộc sống để đưa ra những dự báo
chính xác về các thông số như:
- Vận tốc gió
- Hướng gió
- Lượng mưa
- Độ ẩm
- Nhiệt độ.
Nhờ có những thông tin thời tiết cụ thể ấy mà trung tâm dữ liệu kịp thời
xử lý phương án đóng mở cửa hầm, thông báo tình trạng thời tiết giúp cho
các phương tiện tham gia giao thông trên Hầm đường bộ Hải Vân nắm được
tình hình. Từ đó có những tính toán cho lộ trình trên tuyến đường sao cho tối
ưu nhất.
Hệ thống ứng dung IoT, Server đặt ở Cloud vậy nên vậy nên có thể triển
khai trạm đo ở bất cứ đâu có kết nối WIFI và tích hợp vào hệ thống, vậy nên
có thể triển khai trạm đo một cách dễ dàng không chỉ là hầm Hải Vân mà các
hầm đường bộ khác ở Việt Nam ví dụ như hầm A Roàng (Huế - Quảng Nam),
Đèo Ngang (Hà Tĩnh – Quảng Bình), Đèo Cả (Phú Yên – Khánh Hòa), Cù
Mông (Bình Định – Phú Yên),…
Như vậy, nhóm em đã trình bày được một hệ thống SCADA cho quan trắc
thời tiết là như thế nào.Do kiến thức còn ít và vẫn còn nhiều điều chưa nắm
vững cho nên không thể tránh được những sai sót, mong nhận được ý kiến
đóng góp của thầy và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn!

24
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]: CAMPBELL SCIENTIFIC : “CR1000 Datalogger Operation Manual”
[2]: CAMPBELL SCIENTIFIC :“ShortCut&PC200W Datalogger Starter
Software”
[3]: VAISALA : “ Weather&Environmental Sensor Datasheet”

25

You might also like