You are on page 1of 53

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ

BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN


KỸ THUẬT ĐO LƯỜNG VÀ CẢM BIẾN
Chủ đề: Nghiên cứu, thiết kế hệ thống đo
nhiệt độ, độ ẩm sử dụng cảm biến DHT11
Lớp: K65AT
Giảng viên: Đinh Trần Hiệp
Thành viên: Vũ Mạnh Cường - 20020575
Phạm Hoàng Du - 20020576
Hoàng Kim Tiến - 20020607
Bùi Thị Thanh Liên - 20020586
Nguyễn Hữu Thanh Tùng - 20020616

2021-2022
1
MỤC LỤC
I/ GIỚI THIỆU ...................................................................................................................................................... 5
1.1/ Lý do chọn đề tài ....................................................................................................................................... 5
1.2/ Lý do chọn cảm biến .................................................................................................................................. 5
1.3/ Kiến thức cần có và các thiết bị thực nghiệm ......................................................................................... 5
II/ NỘI DUNG ....................................................................................................................................................... 6
2.1/ Thông số kỹ thuật....................................................................................................................................... 6
2.2/ Cấu tạo của DHT11 ................................................................................................................................... 7
2.3/ DHT11 ......................................................................................................................................................... 8
2.4/ Nguyên lý hoạt động ................................................................................................................................ 10
2.4.1/ DHT11 Cảm biến nhiệt độ ............................................................................................................... 10
2.4.2/ DHT11 Cảm biến độ ẩm................................................................................................................... 10
2.5/ Đặc trưng ứng dụng ................................................................................................................................. 11
2.6/ Quy trình giao tiếp: Giao diện nối tiếp ( Hai chiều một dây ) .............................................................. 11
2.7/ Đặc trưng dòng điện trong DHT11 ......................................................................................................... 16
2.8/ Những lưu ý khi dùng DHT11 ................................................................................................................ 17
III/ Thực nghiệm đo DHT11 ............................................................................................................................... 18
3.1/ Đo nhiệt độ thực tại phòng ( phòng có quạt hoạt động nhẹ, cửa sổ mở) ............................................. 21
3.2/ Thực nghiệm tại phòng trong điều kiện đóng kín cửa, không bật quạt. ............................................. 27
3.3/ Thực nghiệm tại phòng có mở cửa sổ thoáng mát, quạt nhẹ . .............................................................. 29
3.4 / Đo nhiệt độ, độ ẩm từng thời điểm trong ngày . ............................................................................ 33
3.5 / Đo DHT11 ở từng vị trí khác nhau trong nhà. .............................................................................. 36
3.6 / Đo thiết bị tại phòng bật điều hòa. ................................................................................................. 37
3.7/ Đo nhiệt độ,độ ẩm cùng lúc với nhiều thiết bị DHT11( Cụ thể là 4) .................................................... 39
IV/ Kết hợp DHT11 cùng với Arduino để tạo ra 1 hệ thống chăn nuôi thông minh ..................................... 40
4.1/Tổng quan đề tài........................................................................................................................................ 40
4.1.1/ Mục tiêu ý tưởng ............................................................................................................................... 40
4.1.2/ Nguyên lý hoạt động ......................................................................................................................... 41
4.2/ Thiết kế hệ thống và hiệu chỉnh .............................................................................................................. 41
4.2.1/ Chọn thiết bị ...................................................................................................................................... 41
4.2.2/ Sơ đồ mạch điện ................................................................................................................................ 44
4.3/ Hiệu chỉnh và viết code chương trình điều khiển .................................................................................. 46
4.3.1/ Về nhiệt độ......................................................................................................................................... 47
4.3.2/ Về độ ẩm ............................................................................................................................................ 48
4.4/ Đánh giá, kết luận và hướng phát triển ................................................................................................. 51
Tài liệu tham khảo: ................................................................................................................................................ 53

2
Hình 1. Cảm biến độ ẩm...........................................................................................................................7

Hình 2. Thermistor và SMT32 .................................................................................................................8

Hình 3. Tụ điện cảm biến độ ẩm ..............................................................................................................8

Hình 4. Chân các tín hiệu của DHT11 .....................................................................................................9

Hình 5. Nguyên lý hoạt động của cảm biến nhiệt độ ............................................................................ 10

Hình 6. Nguyên lý hoạt động của cảm biến độ ẩm ............................................................................... 10

Hình 7. Ứng dụng tiêu biểu ................................................................................................................... 11

Hình 8. Dữ liệu truyền của DHT11 ....................................................................................................... 12

Hình 9. Dữ liệu được kiểm tra 1 cách nghiêm ngặt .............................................................................. 12

Hình 10. Qúa trình giao tiếp tổng thể .................................................................................................... 13

Hình 11. Bắt đầu tín hiệu từ Host gửi cho cảm biến DHT11 ................................................................ 13

Hình 12. . MCU gửi tín hiệu bắt đầu và DHT phản hồi ........................................................................ 14

Hình 13. Phản hồi tín hiệu từ DHT đến Host ........................................................................................ 14

Hình 14. Nguyên lý hình thành Bit “0” ................................................................................................. 15

Hình 15. Nguyên lý hình thành Bit “1” ................................................................................................. 15

Hình 16. Gói cuối cùng được truyền ..................................................................................................... 16

Hình 17. Biểu đồ nhiệt độ, độ ẩm của DHT11, Nhiệt kế phòng và hiệu số giữa chúng ....................... 20

Hình 18. Biểu đồ phân bố nhiệt độ 50 lần đo ........................................................................................ 21

Hình 19. Biểu đồ phân bố nhiệt độ 20 lần đo ........................................................................................ 21

Hình 20. Nhiệt độ ngoài trời tại Cầu Giấy, Hà Nội( Tại thời điểm làm thực nghiệm 1)....................... 22

Hình 21. Nhiệt độ phòng hiện tại. ( Tại thời điểm làm thực nghiệm 1) ................................................ 22

Hình 22. Biểu đồ theo thời gian nhiệt độ, độ ẩm của DHT11 (TN1) .................................................... 23

Hình 23. Biểu đồ nhiệt độ, độ ẩm theo thời gian – TN1 (mỗi một khoảng cách tương ứng với 15s ) .. 25

Hình 24 Biểu đồ phân bố độ ẩm............................................................................................................ 26

Hình 25. Biểu đồ phân bố nhiệt độ........................................................................................................ 26

Hình 26 Nhiệt độ ngoài trời tại Cầu Giấy, Hà Nội( Tại thời điểm làm thực nghiệm 2) ....................... 27

Hình 27. Nhiệt độ phòng hiện tại ( Tại thời điểm làm thực nghiệm 2) ................................................. 27

3
Hình 28. Biểu đồ theo thời gian nhiệt độ, độ ẩm của DHT11 (TN2) .................................................... 28

Hình 29. Nhiệt độ ngoài trời tại Cầu Giấy, Hà Nội( Tại thời điểm làm thực nghiệm 3)....................... 29

Hình 30. Nhiệt độ phòng hiện tại ( Tại thời điểm làm thực nghiệm 3) ................................................. 29

Hình 31. Biểu đồ theo thời gian nhiệt độ, độ ẩm của DHT11 (TN3) .................................................... 30

Hình 32. Biểu đồ nhiệt độ, độ ẩm theo thời gian – TN3 (Mỗi cột cách nhau 15s ................................. 32

Hình 33. Biểu đồ phân bố giá trị nhiệt độ -TN3.................................................................................... 32

Hình 34. Biểu đồ phân bố giá trị độ ẩm – TN3 ..................................................................................... 33

Hình 35. Biểu đồ phân bố nhiệt độ, độ ẩm của DHT11, nhiệt kế phòng và thời tiết ............................ 34

Hình 36. Bảng phân bố nhiệt độ theo thời gian của DHT11, nhiệt kế phòng và thời tiết ..................... 35

Hình 37. Bảng phân bố độ ẩm theo thời gian của DHT11, nhiệt kế phòng và thời tiết ........................ 35

Hình 38. Vị trí đo thực nghiệm tại phòng ............................................................................................. 36

Hình 39. Đồ thị nhiệt độ của DHT11, điều hòa và nhiệt kế phòng theo thời gian ................................ 38

Hình 40. Biểu đồ nhiệt độ , độ ẩm theo thời gian khi bật điều hòa ....................................................... 38

Hình 41. . Nguyên lý hoạt động của hệ thống chăn nuôi thông minh. .................................................. 41

Hình 42. Board mạch điều khiển Arudino Uno R3 ............................................................................... 42

Hình 43. Relay đóng ngắn bơm nước và quạt ....................................................................................... 42

Hình 44. Máy bơm nước mini 6V ......................................................................................................... 43

Hình 45. Motor 5v (Quạt) ..................................................................................................................... 43

Hình 46. Led ( Đại diện cho hệ thống sưởi ) ......................................................................................... 44

Hình 47. Nguồn tổ ong 12V .................................................................................................................. 44

Hình 48. Sơ đồ mô phỏng trên proteus ................................................................................................. 45

Hình 49. Sơ đồ thực tế........................................................................................................................... 45

4
I/ GIỚI THIỆU
1.1/ Lý do chọn đề tài
Ta có thể thấy rằng trong đời sống hiện nay cảm biến nhiệt độ, độ ẩm đang được
sử dụng phổ biến trong lĩnh vực đời sống và sản xuất. Trong công nghiệp tất cả
các máy móc thiết bị sẽ chỉ hoạt động tốt ở điều kiện môi trường tốt, các nhà máy
hoặc phân xưởng thường có điều hòa nhiệt độ để đảm bảo nhiệt độ, độ ẩm cho
phép để không dẫn đến việc rỉ sét hoặc gây hiện tượng chập giữa các linh kiện với
nhau, đồng thời tốt cho tải nhiệt đảm bảo các linh kiện hoạt động tốt và lâu dài.
Các kho chứa hàng hóa, nguyên vật liệu cũng thường được sử dụng cảm biến nhiệt
độ, độ ẩm để ngăn ngừa nấm mốc phát triển. Trong lĩnh vực nông nghiệp, nhất là
đối với nông sản được xuất khẩu cần được giữ gìn tại một nhiệt độ tương thích để
đảm bảo trong quá trình vận chuyển sản phẩm sẽ không bị hư hại. Trong những
nhà kính, phòng tắm hơi, kho lưu trữ bảo tàng và máy ấp trứng cũng sử dụng cảm
biến nhiệt độ, độ ẩm để duy trì lượng nhiệt, lượng ẩm không khí ở mức thích hợp
cho cây, động vật hoang dã, con người và trong trong khu vực kín.

Với tầm quan trọng và ứng dụng được nêu trên. Đồng thời qua học phần Kỹ thuật
đo lường và cảm biến. Nhóm em lựa chọn đề tài báo cáo “Nghiên cứu, thiết kế
hệ thống đo nhiệt độ, độ ẩm sử dụng cảm biến DHT11”.

1.2/ Lý do chọn cảm biến

Hiện nay có rất nhiều loại cảm biến nhiệt độ, độ ẩm đa dạng về mẫu mã, giá cả và
chất lượng phải kể đến như là: Cảm biến DHT22, Cảm biến Aqara…Sau thời gian
tìm hiểu các loại cảm biến nhiệt độ, độ ẩm có trên thị trường nhóm chúng em
quyết định lựa chọn Cảm biến DHT11 bởi độ phổ biến và giá thành rẻ, có thể dễ
dàng giao tiếp với bất kỳ bộ vi điều khiển vi nào như Arduino, Raspberry Pi, ...
để đo độ ẩm và nhiệt độ ngay lập tức.

1.3/ Kiến thức cần có và các thiết bị thực nghiệm

Kiến thức:

• Biết sử dụng phần mềm Arduino IDE.


• Biết vẽ đồ thị trên web Thingspeak.com.
• Biết sử dụng phần mềm mô phỏng Proteus 8 Professiona để mô phỏng
mạch trước khi đưa vào thực nghiệm.
5
• Có kỹ năng về thực nghiệm, đo đạc.
• Sử dụng kiến thức toán học để phân tích số liệu đã thu được qua thực
nghiệm.
Các thiết bị thực nghiệm:
• Cảm biến nhiệt độ, độ ẩm DHT11.
• Nhiệt kế phòng.
• Arduino Uno R3.
• Máy tính cài đặt phần mền Arduino Uno R3, Proteus 8 Professiona.
• Wifi ESP8266.
• Điều hòa.
II/ NỘI DUNG
2.1/ Thông số kỹ thuật
Mỗi phần tử DHT11 được hiệu chuẩn nghiêm ngặt trong phòng thí nghiệm, cực kỳ chính
xác hiệu chuẩn độ ẩm. Hệ số hiệu chuẩn được lưu trữ dưới dạng chương trình trong bộ
nhớ OTP, được sử dụng bởi quy trình phát hiện tín hiệu bên trong của cảm biến.
Dưới đây là thông số kỹ thuật của DHT11 :
Tổng quan :
Item Measurement Humidity Temperature Resolution Package
Range Accuracy Accuracy
DHT1 20-90%RH +-5%RH +-2 độ C 1 4 Pin
1 0-50 độ C Signle
Row

Thông số kỹ thuật chi tiết:


Parameters Condition Minimum Typical Maximum
Humidity
Resolution 1% RH 1%RH 1%RH
8 Bit
Repeatability +- 1%RH
Accuracy 25 độ C +- 4%RH
0-50 độ +- 5%RH
C
Interchangeability Fully Interchangeable
Measurement 0 độ C 30% RH 90% RH
Range
25 độ C 20% RH 90% RH

6
50 độ C 20%Rh 80% RH
Response Time 1/e(63%) 6S 10S 15S
(Seconds) 25 độ C,
1m/s Air
Hysteresis +-1%RH
Long-Term Typical +-1%RH/year
Stability
Temperature
Resolution 1 độ C 1 độ C 1 độ C
8 bit 8 bit 8 bit
Repeatability +- 1% độ C
Accuracy +- 1% độ C +- 2 độ C
Measurement 0 độ C 50 độ C
Range
Response Time 1/e(63%) 6S 30S
(Seconds)
Bảng 1: Thông số kỹ thuật chi tiết

2.2/ Cấu tạo của DHT11


Cảm biến DHT11 bao gồm một phần tử cảm biến độ ẩm điện dung và một nhiệt
điện trở NTC để cảm nhận nhiệt. Tụ điện cảm biến độ ẩm có hai điện cực với chất
nền giữ ẩm làm chất điện môi giữa chúng

Humidity

Hình1.1.Cảm
Hình Cảmbiến độẩm
biếnđộ ẩm

7
Thermistor
STM 32

Hình
Hình2.2.Thermistor
Thermistorvà
vàSMT32
SMT32

Hình 3. Tụ điện cảm biến độ ẩm

2.3/ DHT11
▪ DHT11 là cảm biến nhúng chi phí thấp, kích thước nhỏ và dễ vận hành, bao gồm
4 chân, được sử dụng để đo Nhiệt độ (0𝑜 C đến 50𝑜 C với độ chính xác +- 2𝑜 C)

8
& Độ ẩm tương đối ( 20% đến 80% với độ chính xác +-5%) và cung cấp đầu ra
kỹ thuật số.
▪ DHT11 Pin output bao gồm tổng cộng 4 Ghim, được liệt kê bên dưới từ trái sang
phải :
- Vcc : Cần cung cấp + 5V tại sơ đồ chân này.
- Dữ liệu : Đó là chân đầu ra kỹ thuật số, cung cấp cho 0V hoặc 5V
- NC ( Not connect ) :Không được kết nối. (Nó còn bỏ ngỏ cho thiết kế trong
tương lai)
- GND : Cần cung cấp Ground tại sơ đồ chân này.

Hình 4. Chân các tín hiệu của DHT11

▪ DHT11 có cảm biến điện dung để đo độ ẩm và Nhiệt điện trở NTC để cảm
nhận nhiệt độ
▪ Nó có trong một gói duy nhất bao gồm 4 chân với khoảng cách 0.1 inch giữa
chúng và một gói đặc biệt có thể được cung cấp theo nhu cầu của người dùng .
▪ DHT11 cập nhật giá trị đầu ra 2 giây 1 lần .
▪ Kích thước nhỏ, chi phí thấp, đầu ra chính xác & hiệu chỉnh và truyền tín hiệu
lên đến 20m nổi bật so với các cảm biến khác.
▪ DHT11 sử dụng giao diện nối tiếp một dây để xử lý tín hiệu.
▪ Nó hiệu chỉnh độ ẩm bằng cách sử dụng hệ số độ ẩm, được lưu trữ trong bộ
nhớ chương trình OTP của bộ điều khiển tích hợp.
▪ Điện áp hoạt động của nó là 3V đến 5.5 V, vì vậy nó họa động với cả hệ thống
vi điều khiển 3.3 V và 5V.
▪ Nó có tần số lấy mẫu là 1Hz, vì vậy nó lấy mẫu dữ liệu sau mỗi 1 giây.
▪ DHT 11 có kích thước là 27mm x 59mm x 13,15mm vì vậy nó rất nhỏ và có
thể dễ dàng được đặt trong các dự án nhúng tự động.
▪ Nó khá chính xác và chắc chắn trong các kết quả khi so với các cảm biến đắt
tiền khác như SHT10, DS18B20,v.v….

9
2.4/ Nguyên lý hoạt động
Như đã kể ở trên trong DHT11 có 2 cảm biến, nên chúng ta sẽ đi xét cả 2 cảm biến
riêng biệt
2.4.1/ DHT11 Cảm biến nhiệt độ
• Đối với cảm biến nhiệt độ, nó có cảm biến nhiệt độ NTC ( Negative
Temperature Coefficient ) còn gọi là nhiệt điện trở, được gắn trên bề mặt
bên trong vỏ nhựa.
• Cảm biến nhiệt độ NTC là cảm biến điện trở thay đổi và điện trở của chúng
giảm khi nhiệt độ xung quanh tăng lên. Thermistors được thiết kế với quá
trình thiêu kết vật liệu bán dẫn, chẳng hạn như gốm hoặc polyme và chúng
tạo ra sự thay đổi lớn về điện trở với sự thay đổi nhỏ về nhiệt độ

Hình 5. Nguyên lý hoạt động của cảm biến nhiệt độ

2.4.2/ DHT11 Cảm biến độ ẩm


• Khi độ ẩm thay đổi thì độ dày của chất nền sẽ thay đổi chính vì thế giá
trị tụ điện sẽ thay đổi. biến sự biến đổi của độ ẩm sang sự biến đổi của
tụ điện từ đó sinh ra sự thay đổi về điện áp, dòng điện, suy ra tín hiệu
mà ta thu được.

10
Hình 6. Nguyên lý hoạt động của cảm biến độ ẩm
2.5/ Đặc trưng ứng dụng

Hình 7. Ứng dụng tiêu biểu

Khi cap kết nối ngắn hơn 20m, nên sử dụng điện trở kéo lên 5k Ω, khi cáp kết nối
dài hơn 20m, hãy chọn một điện trở kéo lên thích hợp.
Nguồn cung cấp của DHT11 Là 3-5,5V DC. Khi nguồn được cung cấp cho cảm
biến, không gửi bất kỳ hướng dẫn cho cảm biến trong vòng 1 giây để vượt qua
trạng trái không ổn định. Một tụ điện có giá trị 100nF có thể được thêm vào giữa
VDD và GND để lọc nguồn.
2.6/ Quy trình giao tiếp: Giao diện nối tiếp ( Hai chiều một dây )
Định dạng dữ liệu một bus được sử dụng để giao tiếp và đồng bộ hóa giữa MCU
và cảm biến DHT11. Một quá trình giao tiếp là khoảng 4ms.
Dữ liệu bao gồm phần thập phân và phần tích phân. Quá trình truyền dữ liệu hoàn
chỉnh là 40 bit và cảm biến gửi bit dữ liệu cao hơn trước.
Định dạng dữ liệu : Dữ liệu RH tích phân 8 bit + Dữ liệu RH thập phân 8 bit +Dữ
liệu T tích phân 8 bit + T thập phân 8 bit dữ liệu + Checksum 8 bit. Nếu truyền
dữ liệu đúng, tổng kiểm tra phải là 8 bit cuối cùng của dữ liệu “ Dữ liệu RH tích
phân 8 bit + Dữ liệu RH thập phân 8 bit + Dữ liệu T tích phân 8 bit + Dữ liệu T
thập phân 8 bit”.

11
Hình 8. Dữ liệu truyền của DHT11

Đây là hình ảnh minh họa cho việc truyền dữ liệu của cảm biến DHT11.
Ta cũng có thể kiểm tra dãy bit này có chuẩn không bằng việc kết nối DHT11 với
Arduino bằng chương trình code đơn giản, ta được kết quả như sau :

Hình 9. Dữ liệu được kiểm tra 1 cách nghiêm ngặt

Ta tự cộng lại bit : 00111100+00000000+00011101+00000011 = 01011100

12
Và 00111100 =60 nếu đổi từ nhị phân sang thập phân nên độ ẩm là 60 %
Ta có thể thấy phần thập phân của độ ẩm luôn luôn bằng 0, còn nhiệt độ thì vẫn có
phần thập phân đằng sau :
00011101 =29 và 00000011 =3 nên đo được nhiệt độ =29,3 độ C.
Quy trình giao tiếp tổng thể.
Khi MCU gửi tín hiệu khởi động, DHT11 sẽ chuyển từ chế độ tiêu thụ điện năng thấp
sang chế độ chạy, chờ MCU hoàn thành tín hiệu bắt đầu. Sau khi hoàn thành, DHT11
sẽ gửi một tín hiệu phản hồi dữ liệu 40bit bao gồm thông tin về độ ẩm và nhiệt độ tương
đối cho MCU. Người dùng có thể chọn thu thập (đọc) một số dữ liệu. Không có tín hiệu
bắt đầu từ MCU, DHT11 sẽ không cung cấp tín hiệu phản hồi cho MCU. Sau khi dữ
liệu được thu thập, DHT11 sẽ chuyển sang chế độ tiêu thụ năng lượng thấp cho đến khi
nhận được tín hiệu khởi động lại từ MCU.

Hình 10. Qúa trình giao tiếp tổng thể

• MCU gửi tín hiệu bắt đầu đến DHT


Dữ liệu trạng thái miễn phí một bus ở mức điện áp cao. Khi giao tiếp giữa MCU và
DHT11 bắt đầu, chương trình của MCU sẽ đặt mức điện áp của một bus dữ liệu từ
cao xuống thấp và quá trình này phải mất ít nhất 18ms để đẩm bảo DHT phát hiện
ra tín hiệu của MCU, sau đó MCU sẽ kéo điện áp lên và đợi phản hồi của DHT từ
20 đến 40𝜇s .

Hình 11. Bắt đầu tín hiệu từ Host gửi cho cảm biến DHT11
13
Hình 12. . MCU gửi tín hiệu bắt đầu và DHT phản hồi

• DHT phản hồi tín hiệu cho MCU


Khi DHT phát hiện tín hiệu khởi động, nó sẽ gửi tín hiệu phản hồi mức điện áp thấp, tín
hiệu này kéo dài 80𝜇s. Sau đó, chương trình của DHT đặt dữ liệu mức điện áp một bus
từ thấp đến cao và giữ 80𝜇s để DHT chuẩn bị gửi giữ liệu. Khi gữ liệu một bus ở mức
điện áp thấp, điều này có nghĩa là DHT đang gửi phản hồi tín hiệu. Sau khi DHT gửi tín
hiệu phản hồi, nó sẽ kéo điện áp lên và giữ nó trong 80𝜇s và chuẩn bị cho việc truyền
dữ liệu.

Hình 13. Phản hồi tín hiệu từ DHT đến Host

Khi DHT gửi dữ liệu đến MCU, nọi bit dữ liệu bắt đầu với mức điện áp thấp trong 50𝜇s
và độ dài của tiến hiệu mức điện áp cao sau xác định xem bit dữ liệu là “0” hay là “1”

14
Hình 14. Nguyên lý hình thành Bit “0”

Hình 15. Nguyên lý hình thành Bit “1”

Nếu tín hiệu phản hồi từ DHT luôn ở mức điện áp cao, điều đó cho thấy rằng DHT
không phản hồi đúng cách và vui lòng kiểm tra kết nối. Khi dữ liệu bit cuối cùng được
truyền , DHT11 kéo mức điện áp xuống và giữ nó trong 50𝜇s . Sau đó, điện áp một bus
được kéo lên bởi điện trở để đặt nó trở lại trạng thái tự do.

• Cuối khung (end of frame)

Sau khi truyền gói dữ liệu 40bit, cảm biến sẽ gửi một mức Low hợp lý trong 54 micro
giây và sau đó sẽ kéo HIGH trên chân dữ liệu.Sau đó, cảm biến chuyển sang chế độ nghỉ
tiêu thụ điện năng thấp. Dữ liệu từ cảm biến có thể được lấy mẫu với tốc độ 1Hz hoặc
mỗi lần 1 giây.
15
Hình 16. Gói cuối cùng được truyền

Đọc dữ liệu cảm biến từ DHT11:


Để đọc dữ liệu cảm biến từ DHT11, trước tiên Arduino phải gửi tín hiệu khởi
động cho nó. Để làm như vậy, chân mà chân DATA của DHT11 được giao tiếp
phải được đặt thành đầu ra kỹ thuật số. Một xung kỹ thuật số 18 mili giây phải
được chuyển đến chân DATA, tiếp theo là một cạnh tăng. Ngay sau đó, chân
Arduino phải được đặt thành đầu vào kỹ thuật số với thanh kéo bên trong.
Bây giờ, đọc tín hiệu phản hồi từ DHT11 tại chân Arduino. Nếu một cạnh rơi
được phát hiện trong vòng 90 micro giây, điều này có nghĩa là DHT11 đã gửi
thành công một xung phản hồi.
Dữ liệu nhận được từ cảm biến DHT11 có thể được lấy mẫu bằng cách thăm dò
mức logic của xung kỹ thuật số trong khi theo dõi độ rộng xung. Có thể theo dõi
độ rộng xung bằng cách đo thời gian đã trôi qua từ một khoảng thời gian cụ thể,
trong khi thăm dò cho mức cao hoặc thấp hợp lý.
Có sẵn hàm milis() và micros() để theo dõi thời gian đã trôi qua kể từ khi Arduino
khởi động. Hàm milis() cung cấp thời gian từ khi khởi động tính bằng mili giây
và hàm micro() cung cấp thời gian từ khi khởi động tính bằng micro giây.
Arduino USART
Arduino có USART tích hợp để giao tiếp nối tiếp với các thiết bị khác. Trên
Arduino UNO, USART này có sẵn ở các chân I/O có kỹ thuật số 0 và 1.
USART này cũng có sẵn trên cổng USB của Arduino, được sử dụng để lập trình
nó từ Arduino IDE. Có thể sử dụng cùng một cổng USB để giao tiếp UART nối
tiếp với máy tính để bàn hoặc bất kỳ thiết bị máy tính nào có giao diện USB.
2.7/ Đặc trưng dòng điện trong DHT11
VDD=5V, T=25𝑜 C ( trừ khi có quy định khác )
16
Conditions Minimum Typical Maximum
Power DC 3V 5V 5.5V
Supply
Current Measuring 0.5mA 2.5mA
Supply
Average 0.2mA 1mA
Standby 100𝜇a 150𝜇𝐴
Sampling Second 1
period
Bảng 2: Đặc trưng dòng điện DHT11
Note : Lưu ý khoảng thời gian lấy mẫu không được ít hơn 1 giây.
2.8/ Những lưu ý khi dùng DHT11
• Điều kiện hoạt động .
Việc áp dụng cảm biến DHT11 ngoài phạm vi làm việc có thể dẫn đến sai
số 3% RH. Cảm biến DHT11 có thể phục hồi dần về trạng thái đã hiệu
chỉnh khi nó trở lại tình trạng hoạt động bình thường và trong phạm vi hoạt
động của nó. Bạn có thể tham khảo thêm (6.3) dưới đây để tăng tốc quá
trình phục hồi của cảm biến. Lưu ý rằng hoạt động của cảm biến DHT11
trong các điều kiện làm việc không bình thường sẽ khiến nó nhanh hỏng và
đưa ra kết quả không chính xác.
• Chú ý đến chất liệu hóa học.
Hơi từ các vật liệu hóa học có thể gây trở ngại cho các yếu tố nhạy cảm của
DHT và làm mất độ nhạy của nó. Mức độ ô nhiễm hóa chất cao có thể làm
hỏng cảm biến vĩnh viễn và không thể phục hồi.
• Quá trình phục hồi khi 6.1 và 6.2 xảy ra.
Bước một: Giữ cảm biến DHT ở điều kiện nhiệt độ 50-60𝑜 C t, độ ẩm
<10%RH trong 2 giờ.
Bước hai: Giữ cho cảm biến DHT ở điều kiện nhiệt độ 20-30𝑜 C, độ ẩm
>70% RH trong 5 giờ.
• Ảnh hưởng của nhiệt độ.
Độ ẩm thay đổi chủ yếu phụ thuộc vào nhiệt độ. Mặc dù bù nhiệt độ trên
công nghệ được sử dụng để đảm bảo đo lường RH chính xác, chúng tôi
khuyên bạn nên giữ cảm biến độ ẩm và nhiệt độ làm việc trong cùng một
nhiệt độ. DHT11 nên được gắn ở nơi xa nhất có thể với các bộ phận sinh
nhiệt.
17
• Ảnh hưởng của ánh sáng.
Tiếp xúc lâu với ánh nắng mạnh và tia cực tím có thể làm giảm hiệu suất
của DHT.
• Dây kết nối.
Chất lượng của kết nối trên dây sẽ ảnh hướng đến chất lượng đo lường,
khoảng cách kết nối và dây bao bọc bên ngoài nên dùng loại tốt nhất.
• Những chú ý khác.
- Nhiệt độ hàn phải dưới 260𝑜 C và tiếp xúc ít hơn 10 giây.
- Tránh sử dụng cảm biến dưới điều kiện có sương đang bật.
- Không sử dụng sản phẩm này trong các thiết bị an toàn hoặc dừng khẩn
cấp hoặc bất kỳ trường hợp hỏng hóc nào khác của DHT11 có thể gây
thương tích cho người.
Bảo quản : Giữ cảm biến ở nhiệt độ 10-40𝑜 C, độ ẩm < 60%RH.
III/ Thực nghiệm đo DHT11
Vì DHT11 có rất nhiều đặc trưng khó quan sát và yêu cầu làm thực nghiệm một cách
nghiêm ngặt và cách đo cũng vô cùng khó khăn như Response Time,Hysteresis,
Resolution…, nên ở đây ta sẽ chỉ đưa ra những thực nghiệm dễ làm nhất và dễ quan sát
đặc trưng như accuracy, measurement và resolution bằng mắt thường và thông qua biểu
đồ, đồ thị.
Đầu tiên ta sẽ đo giá trị của DHT11 một cách ngẫu nhiên trong điều kiện phòng (1 chút
quạt nhẹ nhưng nó không có tác động vào cảm biến, cửa sổ mở, không có gió, ở tầng 7,
DHT11 cách tường 50 cm, trên mặt bàn cao 70cm, cách trần nhà 2.5m). Tôi sẽ thực hiện
để DHT11 sau 2 phút đo( bởi khi cắm dây ban đầu những tín hiệu điện bị ảnh hưởng
nhiều do va chạm của tay và dây kết nối), rồi ghi các giá trị vào bảng.
Sau đây là kết quả sau 50 lần đo bằng cảm biến DHT11 :
Nhiệt Độ Độ ẩm Trv_Nhiệt độ Trv_Độ ẩm Delta_Nhiet_do Delta_Do_am
Value 1 33.3 78 34 60 -0.7 18
Value 2 33.3 78 34 60 -0.7 18
Value 3 33.3 78 34 60 -0.7 18
Value 4 33.3 75 34 60 -0.7 15
Value 5 33.3 75 34 60 -0.7 15
Value 6 33.3 75 34 60 -0.7 15
Value 7 33.3 75 34 60 -0.7 15
Value 8 33.3 75 34 60 -0.7 15
Value 9 33.3 75 34 60 -0.7 15
Value 10 33.3 73 34 60 -0.7 13
Value 11 33.3 73 34 60 -0.7 13
Value 12 33.3 73 34 60 -0.7 13

18
Value 13 33.3 73 34 60 -0.7 13
Value 14 33.3 73 34 60 -0.7 13
Value 15 33.3 73 34 60 -0.7 13
Value 16 33.3 73 34 60 -0.7 13
Value 17 33.3 73 34 60 -0.7 13
Value 18 33.3 73 34 60 -0.7 13
Value 19 33.3 73 34 60 -0.7 13
Value 20 33.3 73 34 60 -0.7 13
Value 21 33.3 73 34 60 -0.7 13
Value 22 33.3 73 34 60 -0.7 13
Value 23 32.8 73 34 60 -1.2 13
Value 24 32.8 73 34 60 -1.2 13
Value 25 32.8 73 34 60 -1.2 13
Value 26 32.8 73 34 60 -1.2 13
Value 27 32.8 73 34 60 -1.2 13
Value 28 32.8 73 34 60 -1.2 13
Value 29 32.8 73 34 60 -1.2 13
Value 30 32.8 73 34 60 -1.2 13
Value 31 32.8 73 34 60 -1.2 13
Value 32 32.8 73 34 60 -1.2 13
Value 33 32.8 73 34 60 -1.2 13
Value 34 32.8 73 34 60 -1.2 13
Value 35 32.8 73 34 60 -1.2 13
Value 36 32.8 73 34 60 -1.2 13
Value 37 32.8 73 34 60 -1.2 13
Value 38 32.8 73 34 60 -1.2 13
Value 39 32.3 73 34 60 -1.7 13
Value 40 32.3 73 34 60 -1.7 13
Value 41 32.3 73 34 60 -1.7 13
Value 42 32.3 73 34 60 -1.7 13
Value 43 32.3 73 34 60 -1.7 13
Value 44 32.3 73 34 60 -1.7 13
Value 45 32.3 73 34 60 -1.7 13
Value 46 32.3 73 34 60 -1.7 13
Value 47 32.3 73 34 60 -1.7 13
Value 48 32.3 73 34 60 -1.7 13
Value 49 32.3 73 34 60 -1.7 13
Value 50 32.3 73 34 60 -1.7 13
X_mean 32.9 73.54 34 60 -1.1 13.54
X_mean_20 33.3 74.35 34 60 -0.7 14.35
Stand_dev 0.404061018 1.312576528 0 0 0.404061018 1.312576528
Stand_dev_20 0 1.814415956 0 0 0 1.814415956
Variance 0.163265306 1.722857143 0 0 0.163265306 1.722857143
Variance_20 0 3.292105263 0 0 0 3.292105263
Mode 33.3 73 34 60 -0.7 13
Mode_20 33.3 73 34 60 -0.7 13

19
Median 32.8 73 34 60 -1.2 13
Median_20 33.3 73 34 60 -0.7 13
Bảng 3. Số lần đo thực nghiệm và các đặc trưng của nó.

Dựa vào bảng trên tôi thực hiện vẽ biểu đồ để dễ quan sát hơn theo hình …

Hình 17. Biểu đồ nhiệt độ, độ ẩm của DHT11, Nhiệt kế phòng và hiệu số giữa chúng

Từ hình 17 ta có thể thấy rằng, độ ẩm của DHT11 là không đổi từ lần đo thứ 10 và từ
lần thứ 23 trở đi thì nhiệt độ lại giảm dần lệch xa hơn nhiều so với True Value. Nhìn
vào đường màu xanh nước biển có thể thấy rằng từ lần thứ 23 thì hiệu số giữa True
Value và thiết bị DHT11 càng ngày càng lệch ra xa với trục x=0.
Tôi đã tính ra độ lệch chuẩn (Standard deviation), phương sai (Variance), Trung vị
(Median), Trung bình (Mean), Yếu vị (Mode) của 20 lần đo đầu so với 50 lần đo, ta thấy
rằng 20 lần đo đầu đưa cho ta những kết quả thuyết phục hơn so với việc chúng ta tăng
lần đo lên nhiều hơn. Mặc dù độ ẩm là không đổi theo thời gian nhưng nhiệt độ lại bị
thay đổi nhiều hơn 𝑇𝑟𝑢𝑒𝑣𝑎𝑙𝑢𝑒 khi tiến hành số lần đo lớn hơn.
Ta có thể nhìn biểu đồ phân bố để dễ quan sát.

20
Hình 18. Biểu đồ phân bố nhiệt độ 50 lần đo

Hình 19. Biểu đồ phân bố nhiệt độ 20 lần đo

Ta so sánh hình 18 và hình 19 có thể thấy rằng khi ta đo càng nhiều thì tính ổn định và
giá trị nhiệt độ sẽ không đáng tin cậy bằng việc thực hiện 1 số lần đo nhất định.
Từ kết quả đo ngẫu nhiên này thì tôi có kết luận là mỗi lần đo ta nên để DHT11 sau 2
phút rồi lấy 20 giá trị gần nhất để có thực nghiệm tốt nhất.
3.1/ Đo nhiệt độ thực tại phòng ( phòng có quạt hoạt động nhẹ, cửa sổ mở)
Ta sẽ lấy 1 nhiệt kế phòng làm chuẩn (true value).
Còn DHT11 ta sẽ kết nối với Arduino Uno để đọc giá trị rồi vẽ đồ thị, ta sẽ so
sánh kết quả với nhiệt kế phòng.

21
Thời gian thực hiện : 02/11/2022 Thời gian 20h38.

Hình 20. Nhiệt độ ngoài trời tại Cầu Giấy, Hà Nội( Tại thời điểm làm thực nghiệm 1)

Đây là nhiệt độ ngoài trời tại Cầu Giấy Hà Nội .


Nhiệt độ là 22𝑜 C, Độ ẩm là 66% RH (Hình 20 )

Hình 21. Nhiệt độ phòng hiện tại. ( Tại thời điểm làm thực nghiệm 1)

22
Nhiệt độ phòng hiện tại là : 30,9𝑜 C
Độ ẩm phòng hiện tại là : 45% RH
➔ Thứ nhất ta có thể thấy nhiệt độ phòng và nhiệt độ ngoài trời khác nhau như vậy là
vì bên trong nhà không gian nhỏ hơn và có những bức tường che chắn, ánh nắng
mặt trời chiếu sau 1 buổi chiều vẫn sẽ giữ được trong các bức tường và ban đêm
khi mặt trời lặn thì những bức tường này sẽ tỏa ra 1 nhiệt lượng khiến căn phòng
bên trong ấm hơn bên ngoài.
➔ Còn về độ ẩm thì ta có thể thấy bên ngoài độ ẩm cao hơn, vì khi hơi nước ngưng tụ
không có ánh sáng mặt trời thì bay hơi chậm hơn nên ta có thể dễ dàng thấy sương
vào trong những buổi đêm đến sáng sớm là vì vậy.
Do đó ta sẽ chọn nhiệt độ phòng làm chuẩn để thực nghiệm cảm biến nhiệt độ, độ ẩm
DHT11.
Tôi sẽ kết nối DHT11 với 1 Kit wifi ESP8266 để vẽ đồ thị trên web Thingspeak.com

Hình 22. Biểu đồ theo thời gian nhiệt độ, độ ẩm của DHT11 (TN1)

Với nhiệt độ, độ ẩm tôi thực hiện 20 phép đo, mỗi phép đo cách nhau 15s
T=[31.3 31.3 31.3 30.8 30.8 30.8 30.2 30.2 30.2 30.2 29.8 29.8 29.8 29.8 29.8 29.8 29.8
29.8 29.8 29.8 ]
H=[66 56 54 52 51 50 49 49 49 48 50 49 49 49 50 50 50 50 50 51 ]
Ta có thể biểu diễn theo đồ thị để nhìn rõ hơn :

23
Dựa vào excel ta dễ dàng tính được :
Theo nhiệt độ :
- Độ lệch chuẩn : 0.5735
- Phương sai :0.3289
- Yếu vị : 29.8
- Trung vị :30
- Trung bình :30.255
True Value :30.9
Từ hình 22 có thể thấy rằng DHT11 có độ chuẩn xác ( accuracy ) cũng khá gần với gia
trị thực ( sai lệch 0.7𝑜 C chưa đến 3%) và độ lệch chuẩn khá thấp, điều này chứng tỏ độ
chính xác phép đo (precision ) là khá gần nhau.
Việc sai số so với True Value có thể là do thiết bị DHT11 cũng có sai số hệ thống nhất
định của bản thân nó và cũng do 1 số yếu tố khách quan. Việc chúng tôi thực hiện thực
nghiệm trong môi trường cũng khá rộng 30m2. Thiết bị DHT11 cũng chỉ đúng trong
một không gian nhỏ.
Nhiệt kế phòng đo ra 30.9 độ cao hơn một chút so với DHT11. Tôi nghĩ sự sai lệch này
xuất phát từ một số điều sau :
- Ánh nắng mặt trời chiếu từ chiều khiến bề mặt tường hấp thụ khá nhiều nhiệt
lượng và khi mặt trời lặn nó sẽ tỏa ra từ từ nên chưa thể hết ngay được thành
ra nhiệt độ phòng cao hơn khi đo ở thiết bị DHT11 cũng có thể là điều dễ
hiểu.
- Với độ sai lệch 1𝑜 C ghi trên cách sử dụng được phát hành bởi nhà sản xuất
cũng có thể khiến True Value của chúng ta sai lệch.
- Tôi đang thực hiện trong điều kiện mở cửa sổ, điều này cũng dẫn đến không
khí lạnh bên ngoài căn phòng làm cho DHT11 đo nhiệt độ thấp hơn.
- Lúc đầu nhiệt độ DHT11 đo có vẻ cao hơn lúc sau vì tôi đặt DHT11 ban đầu
gần máy tính, điều này cũng có thể khiến nhiệt độ cao hơn lúc sau vì chiếc
máy tính của tôi là 1 chiếc laptop gaming nên nhiệt lượng mà nó tỏa ra là khá
nhiều.
Theo độ ẩm :
- Độ lệch chuẩn :3.9930
- Phương sai :15.944
- Yếu vị :49
- Trung vị :50
- Trung bình : 51.05
True Value :45% RH
Ta từ biểu đồ có thể thấy ban đầu độ ẩm khá cao, đến lần đo thứ 6 thì precision đã cao
hơn so với những giá trị của lần đầu đo.

24
Có thể thấy rằng với 6 giá trị ban đầu thì :
- Độ lệch chuẩn :5.839
- Phương sai :34.567
- Yếu vị :NAN
- Trung vị :53
- Trung bình : 54.833
Từ đó thấy rằng lúc đầu có thể thiết bị chưa ổn định về tín hiệu điện có thể đưa ra
các kết quả sai lệch cao, theo thời gian thì độ ổn định này mới được cải thiện.
Hoặc có thể do tôi ban đầu chưa để ý (lúc đầu cảm biến này của tôi không có vỏ
bên ngoài , tôi đã tháo ra trong những lần thực nghiệm trước để xem nó có tốt hơn
hay không mà khi thực nghiệm này tôi đã cầm vào phần bên trên chứa cảm biến
độ ẩm mà không hề hay biết trước khi đóng nắp lại ).
Còn với 14 giá trị tiếp theo thì :
- Độ lệch chuẩn :0.632
- Phương sai :0.4
- Yếu vị :49
- Trung vị :50
- Trung bình : 50
Ta có thể thấy trung vị( median) như nhau với trung bình( mean) và gần bằng yếu
vị(49) điều này có thấy được sự lặp lại của phép đo nếu môi trường và mọi thứ
xung quanh không thay đổi nhiều thì độ ẩm hẳn là 50 nếu ta tiến hành phép đo
với không gian mẫu nhiều hơn.

Hình 23. Biểu đồ nhiệt độ, độ ẩm theo thời gian – TN1 (mỗi một khoảng cách tương ứng với 15s )
25
Nhưng True Value của chúng ta là 45% RH, sai lệch đến 5% RH .
Điều này có thể lý giải như sau :
- Sai số hệ thống của DHT11 là 5% và điều này cũng ảnh hưởng ít nhiều đến
chất lượng đo.
- Độ ẩm là bao trùm căn phòng khi đo bằng nhiệt kế phòng nhưng DHT11 chỉ
là 1 điểm nhỏ trong căn phòng này mà thôi.Gần trên nóc nhà thì nhiệt độ ở
đây sẽ cao hơn bình thường ( Tôi ở tầng cao nhất )do ánh nắng mặt trời chiếu
vào đây, điều này cũng có thể khiến độ ẩm ở những chỗ này sẽ nhỏ hơn so
với phòng.
- Cửa sổ lúc này tôi đang mở, phòng trong điều kiện có tác động bên ngoài
cũng có thể ảnh hưởng tới độ ẩm phòng lúc này.

Hình 24 Biểu đồ phân bố độ ẩm

Hình 25. Biểu đồ phân bố nhiệt độ

26
Nhìn vào biểu đồ phân bố có thể thấy rằng accuray của nhiệt độ và độ ẩm là cao khi các
giá trị đo được khá gần nhau. Cột chứa 𝑋𝑚𝑒𝑎𝑛 luôn chiếm phần lớn và cao nổi bật so với
các cột còn lại . Cột cao nhất của độ ẩm chiếm 85% và cao nhất của nhiệt độ chiếm 70%.
Từ đây có thể thấy rằng accuracy của độ ẩm là cao hơn so với nhiệt độ.
Sau khi thực nghiệm đo môi trường bình thường, tôi sẽ thử lại bằng việc đo trong môi
trường điều kiện chặt chẽ hơn như thực nghiệm 2 sau đây:
3.2/ Thực nghiệm tại phòng trong điều kiện đóng kín cửa, không bật quạt.
Thời gian thực hiện :22h19 ngày 03/11/2022
Nhiệt độ ngoài trời lúc này là 22𝑜 C và độ ẩm là 71%.

Hình 26 Nhiệt độ ngoài trời tại Cầu Giấy, Hà Nội( Tại thời điểm làm thực nghiệm 2)

Hình 27. Nhiệt độ phòng hiện tại ( Tại thời điểm làm thực nghiệm 2)
27
Nhiệt độ phòng lúc này là :30.5𝑜 C, độ ẩm là 56%RH ( Hình 26)
Lúc này tôi sẽ dùng DHT11 để đo nhiệt độ, độ ẩm tại 1 điểm tại phòng :

Hình 27. Nhiệt độ phòng hiện tại ( Tại thời điểm làm thực nghiệm 2)

Hình 28. Biểu đồ theo thời gian nhiệt độ, độ ẩm của DHT11 (TN2)

Để thông tin chính xác, thì tôi xin lấy 20 giá trị gần với thời gian thực nhất để so sánh .
T2=[32.8] x20.
H2=[56 56 56 56 56 56 56 56 56 56 56 56 56 56 57 57 57 57 57 57]
Về nhiệt độ.
Thì nhìn vào biểu đồ nhiệt độ (hình 28) có thể thấy nhiệt độ lúc này là 32.8 cho cùng 1
giá trị với 20 lần đo gần nhất, điều này chứng tỏ nhiệt độ tại điểm đo là không đổi theo
thời gian hoặc thay đổi vô cùng nhỏ.
Nhiệt độ phòng hiện tại là 30.5𝑜 C.
Tôi sẽ giải thích điều này như sau : Cứ coi như sai số hệ thống khiến nó lệch 10 , 20 C đi
chăng nữa nhưng điều này là không có cơ sở bởi ta không biết nó sai số ở đâu và đến từ
đâu nên ta sẽ giải thích dựa vào môi trường và không gian ta đo.
Sự sai số này tôi đoán từ việc đóng hết cửa sổ và không bật quạt khiến môi trường bên
trong nóng hơn. Nhiệt lượng từ các bức tường tỏa ra sau 1 buổi chiều nắng gắt khiến
môi trường bên trong phòng nóng lên rõ rệt, chỗ tôi thực hiện thí nghiệm là trên mặt
bàn, chỗ này cách tường 40cm nên có thể chịu ảnh hưởng cao từ đây.
Về độ ẩm.

28
Có thể thấy rằng độ ẩm khi đóng cửa phòng và không bật quạt thì giá trị của DHT11
tiệm cận đến giá trị nhiệt độ phòng, điều này cũng có thể dễ hiểu vì khi đóng cửa lại thì
ta không bị ảnh hưởng bởi độ ẩm bên ngoài phòng tràn vào và quạt tắt thì điều này khiến
độ ẩm không bị mất đi sang môi trường khác.
➔ Từ đây có thể suy ra rằng khi ta đóng cửa, không bật quạt thì nhiệt độ bị ảnh
hưởng nhiều hơn là độ ẩm.
Sau khi đo thực nghiệm 2, tôi sẽ mở cửa số và bật quạt xem có điều gì khác khi
chúng ta thay đổi môi trường của nó.
3.3/ Thực nghiệm tại phòng có mở cửa sổ thoáng mát, quạt nhẹ .
Thời gian thực hiện :21h00, ngày 03/11/2022
Nhiệt độ ngoài trời 22𝑜 𝐶, độ ẩm : 76%RH

Hình 29. Nhiệt độ ngoài trời tại Cầu Giấy, Hà Nội( Tại thời điểm làm thực nghiệm 3)

Nhiệt độ phòng hiện tại : 30,1, độ ẩm : 55%RH ( hình 29)

29
Hình 30. Nhiệt độ phòng hiện tại ( Tại thời điểm làm thực nghiệm 3)
Lúc này tôi sẽ dùng DHT11 để đo nhiệt độ tại 1 điểm trong phòng ( Nằm trên mặt bàn
cao 70 cm, cách mặt tường 40 cm )

Hình 31. Biểu đồ theo thời gian nhiệt độ, độ ẩm của DHT11 (TN3)

Trong trường hợp này tôi sẽ lấy tất cả các giá trị, bởi vì tôi đã cho DHT11 chạy trong
một khoảng thời gian từ trước của phần 2 rồi nên không cần bỏ qua giá trị ban đầu nữa.
Tôi sẽ lấy tất cả 37 giá trị đo :
T3=[29.3 29.8 29.8 30.2 30.8 30.8 30.8 31.3 31.3 31.3 31.3 31.7 31.8 31.8
31.8 31.8 31.8 31.8 31.8 31.8 31.8 31.8 31.8 31.8 31.8 31.8 31.8 31.8 31.9 32.3 32.3
32.3 32.3 32.3 32.3 32.3 32.3 ]
H3=[64 64 64 63 62 62 61 60 59 59 58 58 57 57 57 56 56 56 55 55 55 55 55 55 54 54
54 54 54 54 53 53 53 53 53 53 53 ]
Đưa dữ liệu vào excel để phân tích :
Theo nhiệt độ :
- Độ lệch chuẩn :0.7563
- Phương sai :0.571
- Yếu vị :31.8
- Trung vị :31.8
- Trung bình :31.554
True value :30.1

30
Khi đo với số lần đo lớn thì ta thấy rằng yếu vị và trung vị đã bằng nhau và sấp sỉ so
với trung bình, điều này có thể thấy rằng càng đo nhiều thì precison càng cao và sự
lặp lại của các phép đo càng ra giá trị gần nhau. Điều này chứng tỏ độ ổn định của
DHT11.
So sánh với nhiệt độ phòng (Hình 28) ta có thể thấy rằng nhiệt độ phòng đã giảm đi
khi ta mở cửa ra, điều này có thể dễ hiểu là khi mở cửa ra thì những hơi nóng bên
trong do các bức tường được tỏa ra bên ngoài và khí lạnh bên ngoài tràn vào trong
phòng tuy chưa nhiều nhưng cũng đã khiến nhiệt độ phòng giảm đi.
Còn giá trị khi đo bởi DHT11 lúc đầu giảm đi khi ta mở cửa phòng ra và có quạt
nhẹ( 29.3𝑜 𝐶 sau đó tăng lên 31, 32 rồi cuối cùng là 32.3𝑜 𝐶) khi mở cửa ra hơi lạnh
vào đột ngột khiến DHT11 giảm nhiệt độ nhưng sau đó 1 khoảng thời gian thì
DHT11 đã kịp thời ổn định lại ở trạng thái 32.3𝑜 𝐶 nhỏ hơn 1 chút khi ta đóng cửa (
32.8𝑜 𝐶 )
Khi ta mở cửa phòng thì nhiệt độ xung quanh cả căn phòng sẽ giảm nên dễ dàng có
thể thấy là nhiệt độ giảm từ 30.5𝑜 𝐶 xuống 30.1𝑜 𝐶.Chính vì là nhiệt độ cả căn phòng
nên ta có thể thấy nhiệt độ tại 1 điểm ( cao 70 cm , cách tường 40cm) là cao hơn so
với nhiệt độ cả căn phòng lúc này .
Theo độ ẩm :
- Độ lệch chuẩn :3.5657
- Phương sai : 12.71
- Yếu vị :53
- Trung vị :55
- Trung bình :56.7
True value : 55%RH
Khi mở cửa ra ta thấy độ ẩm thay đổi đột ngột từ 57%RH ( số liệu ở phần 2) lên
64%RH chứng tỏ khi mở cửa thì độ ẩm từ bên ngoài ( Hình 26 độ ẩm 71%) đã tràn
vào bên trong phòng , mà DHT11 cực kỳ nhạy cảm với sự thay đổi đột ngột của môi
trường . Nhưng theo thời gian thì DHT11 đã ổn định lại. Do những giá trị ban đầu
thay đổi 1 cách đột ngột điều này dẫn tới độ lệch chuẩn của lần đo này là lớn, nhưng
theo thời gian thì giá trị trung bình cũng xấp xỉ được True Value.
Ta có thể so sánh lần đo thứ 3 này với lần đo trên ( phần 2) thì có thể thấy rằng dù
mở phòng hay đóng kín phòng thì nhiệt kế phòng vẫn đo chuẩn xác cả độ ẩm lẫn
nhiệt độ ( sự ổn định về giá trị có thể cho ta thấy điều này ). Còn thiết bị DHT11 có
những thay đổi bất ngờ về mặt giá trị :
- Cụ thể là khi đo nhiệt độ trong căn phòng đóng kín, điều này dẫn đến sai số
lớn.( theo thực nghiệm đo trên thì chênh lệch hơn 2𝑜 𝐶)
- Khi đo tại phòng có mở cửa thông thoáng, quạt nhẹ thì ta nên để DHT11 một
thời gian rồi đo, nếu có 1 môi trường thay đổi bất ngờ thì điều này sẽ ảnh
hưởng đến mức độ chính xác của thiết bị.
31
Hình 32. Biểu đồ nhiệt độ, độ ẩm theo thời gian – TN3 (Mỗi cột cách nhau 15s

Hình 33. Biểu đồ phân bố giá trị nhiệt độ -TN3

32
Hình 34. Biểu đồ phân bố giá trị độ ẩm – TN3

Khác với ở thực nghiệm 2 thì ta có thể thấy rõ rằng khi ta mở cửa, quạt nhẹ thì độ ẩm
không ổn định bằng khi ta đóng cửa, tắt quạt. Từ biểu đồ phân bố ta có thể thấy rằng
phân bố độ ẩm nơi có 𝑋𝑚𝑒𝑎𝑛 chỉ chiếm 60% mà thôi. Ngược lại thì nhiệt độ khi ta mở
cửa ra lại ổn hơn khi ta đóng cửa lại. Cột chưa 𝑋𝑚𝑒𝑎𝑛 chiếm 70% và giá trị lúc này
cũng gần với 𝑇𝑟𝑢𝑒𝑣𝑎𝑙𝑢𝑒 hơn là lúc đóng cửa.
Sau khi đo nhiều giá trị tại 1 thời điểm rồi so sánh với 𝑇𝑟𝑢𝑒𝑣𝑎𝑙𝑢𝑒 , những thực nghiệm
dưới đây tôi sẽ đo nhiều giá trị tại nhiều thời điểm để xem đồ thị của nó khác hay giống
như này so với 𝑇𝑟𝑢𝑒𝑣𝑎𝑙𝑢𝑒 .
Mỗi lần đo tôi sẽ đo 20 lần như trên rồi lấy giá trị 𝑋𝑚𝑒𝑎𝑛 so sánh tại mỗi thời điểm rồi
vẽ đồ thị so sánh với True value.
3.4 / Đo nhiệt độ, độ ẩm từng thời điểm trong ngày .
Tôi sẽ đo từng thời điểm trong ngày ( từ 7h sáng đến 23h tối, mỗi thời điểm cách
nhau 1h ). Trong mỗi giờ tôi sẽ lấy 20 giá trị gần nhất so với thời gian thực rồi
tính ra 𝑋𝑚𝑒𝑎𝑛 . Sau đó tôi lập bảng thống kê và vẽ biểu đồ. Dữ liệu tôi sẽ để ở một
file excel.

Humidity Temperature
Thời gian 𝑋𝑚𝑒𝑎𝑛 Ngoai_troi 𝑇𝑟𝑢𝑒𝑣𝑎𝑙𝑢𝑒 𝑋𝑚𝑒𝑎𝑛 Ngoai_troi 𝑇𝑟𝑢𝑒𝑣𝑎𝑙𝑢𝑒
7h 77.2 84 72 27.705 22 27
8h 75.45 77 70.5 28.08 24 28
9h 76.3 71 68 29.135 23 28.9
10h 72.3 64 62 27.885 24 29
11h 72.95 63 60 28.21 26 29.9

33
12h 57.5 53 58 30.92 27 29.9
13h 71.85 49 53 28.145 27 30
14h 61.85 49 53 30.315 28 30
15h 60.45 47 51 31 28 30.1
16h 58.8 56 52 30.2 28 30.2
17h 63 50 50.2 28.7 27 30.7
18h 66 57 51.8 30.225 26 30.5
19h 67.2 61 55 28.615 24 30.5
20h 68.15 70 56 28.53 23 30.5
21h 65 75 56 29.08 23 30
22h 72.2 77 60 28.73 22 30
23h 76.95 85 64 27.88 22 30
Bảng 4. Đo nhiệt độ, độ ẩm từng thời điểm trong ngày .

Tôi sẽ đo từng thời điểm trong ngày ( từ 7h sáng đến 23h tối,
mỗi thời điểm cách nhau 1h ). Trong mỗi giờ tôi sẽ lấy 20
giá trị gần nhất so với thời gian thực rồi tính ra 𝑋𝑚𝑒𝑎𝑛 . Sau
đó tôi lập bảng thống kê và vẽ biểu đồ. Dữ liệu tôi sẽ để ở
một file excel.

Humidity Temperature
Thời gian X_mean Ngoai_troi True_value X_mean Ngoai_troi True_value
7h 77.2 84 72 27.705 22 27
8h 75.45 77 70.5 28.08 24 28
9h 76.3 71 68 29.135 23 28.9
10h 72.3 64 62 27.885 24 29
11h 72.95 63 60 28.21 26 29.9
12h 57.5 53 58 30.92 27 29.9
13h 71.85 49 53 28.145 27 30
14h 61.85 49 53 30.315 28 30
15h 60.45 47 51 31 28 30.1
16h 58.8 56 52 30.2 28 30.2
17h 63 50 50.2 28.7 27 30.7
Hình 35. Biểu đồ phân bố nhiệt độ, độ ẩm của DHT11, nhiệt kế phòng và thời tiết
18h 66 57 51.8 30.225 26 30.5
Có thể thấy rằng độ
19h ẩm của DHT11
67.2 61 không có tính55ổn định cao. Đồ thị lên xuống
28.615 24 liên 30.5
tục và không theo68.15
20h một quy tắc nào70cả.Từ đó có thể56thấy được chúng ta không23nên dùng 30.5
28.53
thiết bị này để đo nhiệt
21h 65 độ của thiết75bị. Ta chỉ nên56
dùng ở mức
29.08độ lý thuyết để
23hiểu mà 30
thôi.
22h 72.2 77 60 28.73 22 30
Ta sẽ đi vào cụ thể
23h 2 vấn đề sau đây:
76.95 85 64 27.88 22 30
Về nhiệt độ.
Bảng 4.Bảng dữ liệu độ ẩm , nhiệt độ trung bình theo thời
gian trong ngày.
34
Hình 36. Bảng phân bố nhiệt độ theo thời gian của DHT11, nhiệt kế phòng và thời tiết

Từ hình 36 ta có thể thấy rằng nhiệt độ ngoài trời khá theo quy tắc có thể hiểu
được. Nhiệt độ những lúc 12h, 13h, 14h là cao vì lúc này mặt trời chiếu đến ta là
nhiều nhất điều này đã khiến nhiệt độ tăng cao, còn sáng sớm và lúc chiều đến tối
nhiệt độ giảm vì những lúc này ít xuất hiện mặt trời hơn.
Nhưng so với 2 thiết bị đo trong phòng là DHT11 và nhiệt kế phòng thì ta có thể hiểu
rằng những giá trị này ít bị ảnh hưởng bởi mặt trời hơn vì đã có những bức tường che
chắn nên khó có thể tuân theo quy tắc trên.
Càng đo thì ta có thể thấy rằng DHT11 tính ổn định không cao, so với nhiệt kế phòng
và thời tiết được đo bởi Tổng cục khí tượng thủy văn. Biểu đồ lên xuống khó có thể dự
đoán được.Điều này ảnh hưởng rất lớn nếu ta lấy thiết bị này để khảo sát đo nhiệt độ
của một số thiết bị cơ khí tỏa nhiệt. Mặc dù có thể điều kiện phòng chưa tốt nhưng việc
DHT11 chỉ đo tại 1 điểm duy nhất là vô cùng hạn chế trong khi đa số việc ta đo là phải
đo ở không gian to hơn và đặc biệt nó bị ảnh hưởng rất nhiều nếu có một tác động xảy
ra.
Về độ ẩm.

Hình 37. Bảng phân bố độ ẩm theo thời gian của DHT11, nhiệt kế phòng và thời tiết 35
Từ hình 37 có thể thấy được độ ẩm của thiết bị DHT11 thay đổi liên tục, không tuân
theo quy tắc. Việc này cũng khó có thể tránh được vì DHT11 chỉ đo được một điểm duy
nhất tại nơi đo, bị ảnh hưởng bởi vô cùng nhiều tác động. Chỉ cần một nồi nước sôi gần
đó, hay một chút quạt thổi hay một hơi thở của bạn cũng có thể khiến độ ẩm của DHT11
tăng cao trong nhiều giây sau đó.
Còn độ ổn định của nhiệt kế phòng và thời tiết bên ngoài sẽ cao hơn nhiều vì dù có nhiều
ảnh hưởng gây ra thì nó sẽ thiết kế sao cho một thay đổi lớn của trong phòng hay ngoài
trời cũng không thể ảnh hưởng nhiều tới giá trị đo.
3.5 / Đo DHT11 ở từng vị trí khác nhau trong nhà.
True value : Nhiệt kế phòng lúc này độ ẩm là 67% và nhiệt độ là 32𝑜 𝐶
Phòng lúc này yên tĩnh, không gió cửa sổ mở thông thoáng. Trên gác có quạt nhẹ, một
chiếc laptop gaming tỏa khá nhiều nhiệt.

Hình 38. Vị trí đo thực nghiệm tại phòng

Từ những vị trí trên tôi thực hiện đo nhiều lần và lấy 20 giá trị gần với thời gian thực
nhất. Bởi vì chúng tôi không có 7 thiết bị để đo cùng lúc nên tôi sẽ cố gắng để môi
trường không bị thay đổi nhất có thể. Những lần đo là liên tiếp.
Vị trí 1: nhiệt độ 30.2𝑜 𝐶 , độ ẩm 82 %
Vị trí 2: nhiệt độ 29.3𝑜 𝐶 , độ ẩm 84 %
Vị trí 3: nhiệt độ 29.8𝑜 𝐶 , độ ẩm 84 %
Vị trí 4: nhiệt độ 30.2𝑜 𝐶 , độ ẩm 84 %
Vị trí 5: nhiệt độ 30.2𝑜 𝐶 , độ ẩm 80 %
Vị trí 6: nhiệt độ 29.8𝑜 𝐶 , độ ẩm 82 %

36
Vị trí 7: nhiệt độ 28.5𝑜 𝐶 , độ ẩm 82 %
Ta có thể thấy tại những điểm đo khác nhau thì độ ẩm và nhiệt độ khác nhau. Nhiệt độ
phòng của chúng ta là 32𝑜 𝐶. Điều này có thể thấy rằng những điểm chúng ta đo đều có
nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ phòng. Điều này cũng dễ hiểu vì tôi đo là sát mặt dưới phòng
nên nhiệt độ sẽ mát hơn. Độ ẩm tại mỗi thời điểm tôi đo đều cao, điều này cũng có thể
lý giải vì những chỗ tôi đo ngoài VT1 và VT5 thì đều là những nơi nhiều hơi nước bốc
lên. Còn VT1 và VT5 thì như đã trình bày ở trên thì khi mở cửa phòng thì độ ẩm sẽ thay
đổi nhiều hơn là so với khi đóng phòng.
Tôi sẽ thực hiện đo thêm một số vị trí ở gác để xem nhiệt độ có cao hơn nhiệt kế phòng
hay không ? Tôi đoán là có vì nơi này gần với nóc nhà nhất ( Nơi có mặt trời chiếu mạnh
nhất trong phòng )
Thực tế là nhiệt độ tại những nơi này 32.3𝑜 𝐶, độ ẩm 79%. Đây là những điểm cao 2m
so với sàn của phòng, còn những chỗ cao trong như góc trên thì chúng tôi chưa thực
hiện được. Từ đây có thể thấy rằng tại những điểm khác nhau trong một căn phòng thì
sẽ đưa ta những kết quả khác nhau. Từ đây có thể thấy độ tin cậy của thiết bị DHT11 là
không tốt. Điều này sẽ ảnh hưởng tới kết quả khi chúng ta đưa thiết bị vào một hệ thống
nào đó.
3.6/ Đo thiết bị tại phòng bật điều hòa.
Tôi để thiết bị DHT11 ở cách điều hòa 1,2m và nhiệt kế phòng bên cạnh DHT11. Hai
thiết bị được điều hòa trực tiếp thổi vào, không bị ngăn cách. Tôi bật điều hòa xuống
16𝑜 𝐶 và để thời gian 10 phút rồi thực hành đo.
Tôi tăng điều hòa sau mỗi 2 phút đo, và để 2 phút để thiết bị ổn định.

Nhiệt độ Độ ẩm
Điều hòa DHT11 True value DHT11 True value
16 22.2 19.5 88 74
17 21.8 20 86 70.5
18 21 19.9 86 69.5
19 20.6 19.3 86 68
20 20.2 18 86 68
21 20.2 17.9 85 67
22 19.8 17.8 84 66.2
23 20.2 17.5 83 66
24 19.8 17 83 66
25 19.3 16.9 83 65.9
26 19.4 18 83 65.3
27 21 25 88 73

Bảng 5. Bảng giá trị nhiệt độ, độ ẩm theo thời gian.


37
Hình 39. Đồ thị nhiệt độ của DHT11, điều hòa và nhiệt kế phòng theo thời gian

Từ hình 39 ta thấy nhiệt độ ban đầu của DHT11 khi điều hòa ở 16𝑜 𝐶 là 22,2𝑜 𝐶 và khi
tăng dần nhiệt độ điều hòa lên 26𝑜 C thì nhiệt độ của DHT11 vẫn giảm. Điều này có
thể thấy rằng ảnh hưởng của khí lạnh lên thiết bị một cách liên tục đã làm giảm độ
chính xác của thiết bị đi rất nhiều, khí lạnh tiếp tục thổi vào DHT11 và điều này làm
nó giảm nhiệt độ theo thời gian thay vì tăng lên theo điều hòa. True value là nhiệt kế
phòng, do đó phải để một thời gian dài để nó ổn định, chứ việc để nhiệt kế phòng trước
điều hòa đo tại một thời điểm là không ổn. Từ đó có thể thấy được DHT11 là không
ổn định khi có tác động mạnh từ bên ngoài.

Hình 40. Biểu đồ nhiệt độ , độ ẩm theo thời gian khi bật điều hòa

38
Hình 40 đã cho ta thấy được độ ẩm giảm là điều hiển nhiên khi bật điều hòa vì nó hút
hết độ ẩm không khí trong phòng rồi thổi vào hơi lạnh. Việc DHT11 bị ảnh hưởng
nhiều hơn là điều rõ ràng vì từ những thực nghiệm trên ta có thể thấy tính ổn định của
nó là không tốt. Còn nhiệt kế phòng ta nên để ở 1 địa điểm thích hợp thay vì để nó
trước điều hòa( ví dụ để nó treo giữa phòng), vì đặc trưng là đo nhiệt độ, độ ẩm phòng
nên để nó đo tại một điểm trong phòng là không thích hợp.
3.7/ Đo nhiệt độ,độ ẩm cùng lúc với nhiều thiết bị DHT11( Cụ thể là 4)
Chúng tôi thực hiện đo nhiệt độ, độ ẩm tại phòng rộng 35m2, cửa sổ đóng , không có
gió thổi. Trong phòng có 4 người.Giá trị True Value ( nhiệt kế phòng) lúc này có nhiệt
độ là 30𝑜 𝐶 và độ ẩm là 70% Giá trị được ghi tại bảng 6:
Độ ẩm
DHT11_1 DHT11_2 DHT11_3 DHT11_4
Value1 88 64 68 72
Value2 88 64 68 72
Value3 88 64 68 72
Value4 88 64 68 72
Value5 88 64 68 72
Value6 88 64 68 72
Value7 88 64 68 72
Value8 88 64 68 72
Value9 88 64 68 72
Value10 88 64 68 72
Value11 88 64 68 72
Value12 88 64 68 72
Value13 88 64 68 72
Value14 88 64 68 72
Value15 88 64 68 72
Value16 88 64 68 72
Value17 88 64 68 72
Value18 88 64 68 72
Value19 88 64 68 72
Value20 88 64 68 72
X_mean 88 64 68 72
True_Value 70 70 70 70
Bảng 6. Giá trị độ ẩm của 4 thiết bị DHT11
Từ bảng trên (bảng 6) có thể thấy rằng nếu đo 4 thiết bị DHT11 một cách độc lập thì sẽ
đưa ra các giá trị khác nhau.Có 3 giá trị là gần nhau là DHT11_2, DHT11_3, DHT11_4
là 64%, 68% và 72% và gần với True Value. Còn thiết bị DHT11_1 là 88%. Từ thực
nghiệm này ta có thể suy ra rằng DHT11 là thiết bị đo không ổn định. Với cùng 1 thí
nghiệm, cùng một môi trường, cùng một vị trí ( Các thiết bị DHT11 đo cách nhau chưa
đến 1cm, thậm chí là sát nhau) mà ra đến 4 kết quả khác nhau thì ta có thể thấy rằng
không nên đem thiết bị này vào trong sản phẩm thực tế.

39
Nhiệt độ
DHT11_1 DHT11_2 DHT11_3 DHT11_4
Value1 28.5 28.7 28.9 29.8
Value2 28.5 28.7 28.9 29.8
Value3 28.5 28.7 28.9 29.8
Value4 28.5 28.7 28.9 29.8
Value5 28.5 28.7 28.9 29.8
Value6 28.5 28.7 28.9 29.8
Value7 28.5 28.7 28.9 29.8
Value8 28.5 28.7 28.9 29.8
Value9 28.5 28.7 28.9 29.8
Value10 28.5 28.7 28.9 29.8
Value11 28.5 28.7 28.9 29.8
Value12 28.5 28.8 28.9 29.8
Value13 28.5 28.8 28.9 29.8
Value14 28.5 28.8 28.9 29.8
Value15 28.5 28.8 28.9 29.8
Value16 28.5 28.8 28.9 29.8
Value17 28.5 28.8 28.9 29.8
Value18 28.6 28.8 28.9 29.8
Value19 28.6 28.8 28.9 29.8
Value20 28.6 28.8 28.9 29.8
X_mean 28.515 28.745 28.9 29.8
True_Value 31 31 31 31
Bảng 7.Giá trị nhiệt độ của 4 thiết bị DHT11
Tương tự như độ ẩm thì nhiệt độ của 4 thiết bị cũng khác nhau một cách rõ rệt và đều
cách xa True Value. Dù đã lấy giá trị 𝑋𝑚𝑒𝑎𝑛 sau 20 lần đo để ra được 1 kết quả phù
hợp nhưng điều này vẫn chưa thể ổn định được những kết quả đo của 4 thiết bị. Như
vậy có thể thấy rằng không chỉ độ ẩm mà nhiệt độ của DHT11 cũng không tốt. Điều
này đã được chứng minh dựa vào bảng số liệu trên khi 4 giá trị 𝑋𝑚𝑒𝑎𝑛 đều là không ổn
và accuracy của chúng khá thấp.

IV/ Kết hợp DHT11 cùng với Arduino để tạo ra 1 hệ thống chăn
nuôi thông minh
4.1/Tổng quan đề tài
4.1.1/ Mục tiêu ý tưởng
Nhiệt độ và độ ẩm sẽ được đọc từ DHT11. Nếu nhiệt độ trong chuồng nuôi cao hơn mức
phù hợp thì hệ thống sẽ tự động bật máy bơm làm mát mái giúp hạ nhiệt độ chuồng nuôi.
Khi nhiệt độ trong chuồng nuôi hạ thấp hơn mức phù hợp hệ thống sẽ tự động bật bóng
sưởi làm ấm chuồng nuôi. Nếu độ ẩm vượt quá mức phù hợp hệ thống sẽ tự động bật
quạt để làm giảm độ ẩm.
Ví dụ: trong trang trại nuôi lợn thịt nhiệt độ thích hợp từ 20 đến 30 độ C và độ ẩm

40
dưới 80%. Vào những lúc mùa hè trời nóng nhiệt độ chuồng nuôi vượt mức 30 độ C hệ
thống sẽ tự động bật máy bơm làm mát mái hạ nhiệt độ chuồng nuôi. Đông đến nhiệt độ
chuồng nuôi có thể xuống dưới 20 độ C, hệ thống sẽ tự động bật đèn sưởi tăng nhiệt độ
chuồng nuôi lên mức phù hợp.Khi độ ẩm vượt quá 80 phần trăm hệ thống sẽ tự động bật
quạt cân bằng lại độ ẩm trong chuồng nuôi.
4.1.2/ Nguyên lý hoạt động
Cảm biến DHT11 sẽ thu thập tín hiệu về nhiệt độ, độ ẩm rồi gửi về arduino. Nhiệt độ và
độ ẩm được sẽ được hệ thống hiển thị trên màn hình lcd. Arduino dựa vào nhiệt độ và
độ ẩm gửi về để thực thi các lệnh đã ràng buộc. Ta có sơ đồ khối.

Hình 41. . Nguyên lý hoạt động của hệ thống chăn nuôi thông minh.

4.2/ Thiết kế hệ thống và hiệu chỉnh


4.2.1/ Chọn thiết bị
Ngoài cảm biến DHT11 chúng ta sẽ chọn lựa các thiết bị phù hợp như sau :

41
Hình 42. Board mạch điều khiển Arduino Uno R3

Hình 43. Relay đóng ngắt bơm nước và quạt

42
Hình 44. Máy bơm nước mini 6V

Hình 45. Motor 5v (Quạt)

43
Hình 46. Led ( Đại diện cho hệ thống sưởi )

Hình 47. Nguồn tổ ong 12V

4.2.2/ Sơ đồ mạch điện


Sơ đồ mô phỏng trên proteus :

44
Hình 48. Sơ đồ mô phỏng trên proteus

Hình 49. Sơ đồ thực tế

45
4.3/ Hiệu chỉnh và viết code chương trình điều khiển
Nhiệt độ Vùng thoải mái
thông gió Mức Mức
Heo thịt tại thời Nhiệt độ Nhiệt độ thông gió thông gió
điểm bắt thấp nhất cao nhất tối thiểu tối đa
đầu
Đơn vị 𝑜
( 𝐶) (𝑜 𝐶) (𝑜 𝐶) (𝑚3 /h) (𝑚3 /h)
Ngày 1 25 24 30 8(6) 30(20)
Ngày
thứ 5 23 23 28 8(6) 30(20)
Ngày
thứ 50 22 21 27 15(11) 55(40)
Ngày
thứ 100 21 20 26 20(14) 80(60)
Bảng 8. điều kiện thuận lợi trong chăn nuôi lợn thịt.

Ta sẽ viết code chương trình cho trang trại nuôi lợn thịt ngày thứ 50 đến ngày thứ
100. Nhiệt độ lúc này cần hiệu chỉnh là 21𝑜 𝐶 đến 27𝑜 𝐶.
Nhiệt độ Độ ẩm
Đơn vị (𝑜 𝐶) %(RH)
Giá trị 1 18 67-77
Giá trị 2 20 65-75
Giá trị 3 22 63-73
Giá trị 4 24 61-71
Giá trị 5 26 59-69
Giá trị 6 28 57-67
Giá trị 7 30 55-65
Giá trị 8 32 53-63
Giá trị 9 34 51-61
Bảng 9. Độ ẩm cần thiết của heo theo nhiệt độ

Ở trên ta lấy từ 21𝑜 𝐶 đến 27𝑜 C ta sẽ lấy 2 ngưỡng là 22𝑜 𝐶 đến 26𝑜 𝐶 thì độ ẩm
cần thiết lúc này là 59% đến 73% để phù hợp với lợn lúc này.
Ta sẽ đi kết hợp những thực nghiệm trên để đưa ra kết luận hiệu chỉnh sao cho
phù hợp.
Thực nghiệm 1: Đo nhiệt độ, độ ẩm tại phòng ở trạng thái bình thường ( phòng có
quạt nhẹ , cửa sổ mở)
Thực nghiệm 2: Đo nhiệt độ, độ ẩm tại phòng trong điều kiện kín cửa , không bật
quạt.
46
Thực nghiệm 3: Đo nhiệt độ, độ ẩm tại phòng có cửa sổ mở, thoáng mát, quạt nhẹ.
( Đây là điều kiện chúng tôi thêm và nó trùng hợp cũng như thực nghiệm 1)
Thực nghiệm 4:Đo nhiệt độ, độ ẩm tại từng thời điểm trong ngày.
Thực nghiệm 5:Đo nhiệt độ, độ ẩm ở từng vị trí khác nhau trong nhà.
Thực nghiệm 6:Đo nhiệt độ, độ ẩm khi bật điều hòa.
Thực nghiệm 7:Đo nhiệt độ, độ ẩm cùng lúc với nhiều thiết bị DHT11( Cụ thể là
4).
Chúng tôi chọn trang trại nuôi lợn trong môi trường thoáng mát, chuồng rộng lợn.
Nên tôi sẽ chọn những thực nghiệm 1, 3, 5, 7 và lấy % sai số của từng thực nghiệm
rồi cộng lại chia trung bình cho 5 để ra được % sai số trực quan nhất. Thực nghiệm
2 đo DHT11 trong điều kiện đóng kín không bật quạt, thực nghiệm 4 đo DHT11
từng thời điểm khác nhau là không ổn vì ta sẽ hiệu chỉnh sao cho độ ẩm và nhiệt
độ như mong muốn mà môi trường không tác động được, thực nghiệm 6 đo nhiệt
độ, độ ẩm khi bật điều hòa là không phù hợp trong môi trường này nên tôi sẽ bỏ
qua 2 thực nghiệm này.
Ta có công thức sai số :
𝑚𝑒𝑎𝑠𝑢𝑟𝑒𝑑𝑣𝑎𝑙𝑢𝑒 − 𝑇𝑟𝑢𝑒𝑣𝑎𝑙𝑢𝑒
%𝑒𝑟𝑟𝑜𝑟 = . 100
𝑇𝑟𝑢𝑒𝑣𝑎𝑙𝑢𝑒
Sau đây tôi sẽ đi tính từng % sai số của nhiệt độ, độ ẩm của những thực nghiệm
trên để đưa ra % sai số phù hợp cho trang trại.
4.3.1/ Về nhiệt độ
Thực nghiệm 1: Ta có 𝑋𝑚𝑒𝑎𝑛 =30.255 , 𝑇𝑟𝑢𝑒𝑣𝑎𝑙𝑢𝑒 = 30.9
30.225 − 30.9
=> %𝑇𝑒𝑟𝑟𝑜𝑟1 = . 100 = −2,184466
30.9
Thực nghiệm 3: Ta có 𝑋𝑚𝑒𝑎𝑛 = 31.554, 𝑇𝑟𝑢𝑒𝑣𝑎𝑙𝑢𝑒 = 30.1
31.554 − 30.1
=> %𝑇𝑒𝑟𝑟𝑜𝑟3 = . 100 = 4,83
30.1
Thực nghiệm 5: Từ thực nghiệm này ta sẽ để vị tri DHT11 ở chính giữa chuồng
để đo ra được kết quả phù hợp với tất cả những cá thể chuồng.
Thực nghiệm 7: ta có bảng sau :
Nhiệt độ
X_mean 28.515 28.745 28.9 29.8
True_Value 31 31 31 31

47
Ta sẽ lấy trung bình của 4 thiết bị này để ra 1 giá trị 𝑋𝑚𝑒𝑎𝑛 mới.
28.515 + 28.745 + 28.9 + 29.8
𝑋𝑚𝑒𝑎𝑛 = = 28,99
4
Lúc này :
28.99 − 31
%𝑇𝑒𝑟𝑟𝑜𝑟1 = . 100 = 6,4838
31
Sau đó ta sẽ áp dụng công thức tính % sai số :

𝑒 = √(𝑥12 + 𝑥22 + ⋯ + 𝑥𝑛2 ) (1)

Tôi sẽ lấy căn bậc 2 của tổng bình phương để suy ra % sai số rồi hiệu chỉnh nhiệt
độ.

𝑒 = √6,48382 + 4,832 + (−2,184466)2 = 8,375%


Từ đó nhiệt độ phù hợp từ 22𝑜 𝐶 đến 26𝑜 C sẽ phải hiệu chỉnh :
Biên dưới sẽ thành : 22-22.8,375%=20.1575 (𝑜 𝐶)
Biên trên sẽ thành : 26+26.8,375%=28,1775 (𝑜 𝐶)
Vậy ta sẽ hiệu chỉnh code lại thay vì để mốc 22𝑜 𝐶 thì sẽ đổi lại thành 20,1575𝑜 𝐶
và mốc trên thay vì để mốc 26𝑜 𝐶 sẽ đổi lại thành 28,1775𝑜 𝐶
4.3.2/ Về độ ẩm
Thực nghiệm 1: Ta có 𝑋𝑚𝑒𝑎𝑛 = 50, 𝑇𝑟𝑢𝑒𝑣𝑎𝑙𝑢𝑒 = 45
50 − 45
=> %𝐻𝑒𝑟𝑟𝑜𝑟1 = . 100 = 11,11111
45
Thực nghiệm 3: Ta có 𝑋𝑚𝑒𝑎𝑛 = 56.7, 𝑇𝑟𝑢𝑒𝑣𝑎𝑙𝑢𝑒 = 55
56.7 − 55
=> %𝐻𝑒𝑟𝑟𝑜𝑟3 = . 100 = 3,1
55
Thực nghiệm 5: Tương tự với nhiệt độ, ta cũng sẽ để DHT11 ở chính giữa chuồng
.
Thực nghiệm 7: ta có bảng sau
Độ ẩm
𝑋𝑚𝑒𝑎𝑛 88 64 68 72
𝑇𝑟𝑢𝑒𝑣𝑎𝑙𝑢𝑒 70 70 70 70

48
Ta sẽ lấy trung bình của 4 thiết bị này để ra 1 giá trị 𝑋𝑚𝑒𝑎𝑛 𝑚ớ𝑖 .
88 + 64 + 68 + 72
𝑋𝑚𝑒𝑎𝑛 = = 73
4
Lúc này :
73 − 70
%𝐻𝑒𝑟𝑟𝑜𝑟7 = . 100 = 4.2857
70
Sau đó ta cũng sẽ áp dụng công thức sai sô như nhiệt độ ở trên (1) để tính sai số :

𝑒 = √4,28572 + 3,12 + 11,11112 = 12,3


Vì vậy ta sẽ hiệu chỉnh lại :
Biên dưới sẽ thành : 59 -59.12,3% = 51,743 (%RH)
Biên trên sẽ thành : 73 + 73. 12,3% =81,2 (%RH)
Vậy ta sẽ hiệu chỉnh code thay vì để mốc độ ẩm là 59% sẽ đổi lại thành 51,743%
và biên trên từ 73% sẽ đổi lại thành 81,2 %.
Phần kết nối và khai báo các biến , các thư viện:
#include "DHT.h" //khai báo thư viện của DHT11
#include <LiquidCrystal_I2C.h> //thư viện LCD giao tiếp I2C
#include<LiquidCrystal.h> //thư viện LCD
const int DHTPIN = 4; //khai báo chân của DHT11
const int DHTTYPE = DHT11;
LiquidCrystal_I2C lcd(0x27,20,4);
DHT dht(DHTPIN, DHTTYPE);
int den=6,bom=8,quat=2; //khai báo các chân của đèn, bơm , quạt
Phần thiết lập điều khiển
void setup() {
Serial.begin(9600);
lcd.init(); // initialize the lcd
// Print a message to the LCD.
lcd.backlight();
pinMode(den, OUTPUT);
49
pinMode(quat, OUTPUT);
pinMode(bom, OUTPUT);
dht.begin();
}
Phần dòng lệnh chạy chương trình và các điều kiện ràng buộc :
void loop() {
float h = dht.readHumidity();
float t = dht.readTemperature();

Serial.print("Nhiet do: ");


Serial.println(t);
Serial.print("Do am: ");
Serial.println(h);
lcd.setCursor(0,0);
lcd.print("nhiet do");
lcd.setCursor(9,0);
lcd.print(t);
lcd.setCursor(0,1);
lcd.print("do am");
lcd.setCursor(9,1);
lcd.print(h);
delay(1000);
if(t>28.1775) //nhiệt độ lớn hơn 26 độ bơm bật, đèn tắt
{
digitalWrite(bom, HIGH);
digitalWrite(den,LOW);
}
else if (t<20.1575) //nhiệt độ nhỏ hơn 22 độ bơm tắt đèn bật
50
{
digitalWrite(bom, LOW);
digitalWrite(den,HIGH);
}
else //nhiệt độ phù hợp đèn và bơm đều không bật
{
digitalWrite(bom, LOW);
digitalWrite(den,LOW);
}
if(h>81.2) //độ ẩm trên 73% bật quạt
{
digitalWrite(quat,HIGH);
}
else //độ ẩm phù hợp
{
digitalWrite(quat,LOW);
}
}

4.4/ Đánh giá, kết luận và hướng phát triển


Từ các phép đo và thực nghiệm ở phần trên ta thấy DHT11 không phải là một
cảm biến có tính ổn định cao. Vì thế hệ thống này chỉ thích hợp cho nghiên cứu
thí nghiệm và làm mô hình demo cho các dự án lớn hơn. Để mở rộng cho những
dự án lớn hơn thì cần phải cải tiến rất nhiều về các mặt kỹ thuật cũng như cần có
cảm biến nhiệt độ, độ ẩm có tính ổn định, độ chính xác cao hơn.
Nhóm em đề xuất thêm phương án phát triển nâng cấp hệ thống chăn nuôi thông
minh như sau:
• Thay thế DHT11 bằng một loại cảm biến nhiệt độ, độ ẩm có đáng tin
cậy hơn phù hợp cho các dự án thực tế.

51
• Thay thế Arduino R3 bằng ESP8266 để có liên kết wife gửi dữ liệu và
hiển thị lên trên Blynk người dùng có thể theo dõi nhiệt độ, độ ẩm
thông qua smartphone.
• Xây dựng hệ thống tùy chỉnh 2 chế độ Auto/Manual. Tùy chỉnh thay
đổi chế độ qua smartphone. Với chế độ Auto hệ thống tự động như hệ
thống trong báo cáo, chế độ Manual người dùng có thể điều khiển
đóng ngắt quạt, bơm, đèn sưởi qua smartphone. Hệ thống sẽ luôn cập
nhật nhiệt độ, độ ẩm và có thông báo đến smartphone của người dùng
khi có điều kiện không phù hợp xảy ra với chuồng nuôi.

52
Tài liệu tham khảo:
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%99_%E1%BA%A9m_t%C6
%B0%C6%A1ng_%C4%91%E1%BB%91i
https://www.mouser.com/manufacturer/osepp/
https://www.deheus.com.vn/kham-pha-va-hoc-hoi/kien-thuc-nha-nong/moi-
truong-tieu-khi-hau-tot-nhat-cho-heo
https://www.arduino.cc/

53

You might also like