You are on page 1of 87

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH.......................................................................................4


DANH MỤC BẢNG.......................................................................................6
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................7
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ VÀ NHIỆM VỤ THƯ.................................8
1.1 Đặt vấn đề..................................................................................................8
1.2 Nhiệm vụ thư .............................................................................................8
1.2.1 Nội dung nghiên cứu bao gồm:....................................................8
1.2.2 Các trang thiết bị sử dụng:...........................................................9
1.2.3 Hoạt động của hệ thống an toàn an ninh cho nhà thông minh:. 9
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT..........................................................11
2.1 Thực trạng các hệ thống an toàn an ninh của nhà thông minh .......11
2.2 Hệ thống tòa nhà thông minh Building Management System
(BMS) và nhà thông minh Smart Home. ......................................................11
2.2.1 Hệ thống BMS.............................................................................11
2.2.2 Nhà thông minh Smart Home.....................................................13
2.2.3 Một số hãng sản xuất Smart Home hiện này............................16
2.3 Các cảm biến được sử dụng trong hệ thống .......................................21
2.3.1 Cảm biến nhiệt độ - độ ẩm.........................................................21
2.3.2 Cảm biến rò rỉ khí gas................................................................22
2.3.3 Cảm biến nhận biết mưa.............................................................25
2.3.4 Cảm biến chuyển động...............................................................26
2.3.5 Hệ thống dập lửa khi có cháy.....................................................29
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ PHẦN CỨNG CỦA HỆ THỐNG................31
3.1 Sơ đồ khối chức năng của hệ thống .....................................................31
3.2 Sơ đồ khối của hệ thống: ........................................................................32
3.3 Giới thiệu chung về Arduino ..................................................................32
3.3.1 Board Arduino Mega 2560......................................................36
3.3.2 Giới thiệu về các tính năng của Arduino Mega 2560............43
3.3.2 Thiết kế nguồn của hệ thống....................................................46

GVHD : Th.S BÙI THỊ DUYÊN 1


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

3.4 Cảm biến nhiệt độ & độ ẩm DHT22 ....................................................51


3.4.1 Giới thiệu chung..........................................................................51
3.4.2 Các đặc điểm của DHT22...........................................................51
3.4.3 Giao tiếp giữa vi điều khiển và cảm biến..................................53
3.5 Động cơ Servo SG90 ...............................................................................54
3.5.1 Giới thiệu.....................................................................................54
3.5.2 Thông số kỹ thuật........................................................................55
3.5.3 Cách thức giao tiếp với vi điều khiển........................................56
3.6 Module cảm biến chuyển động .............................................................56
3.6.1 Giới thiệu về cảm biến PIR........................................................56
3.6.2 Cấu tạo của cảm biến PIR..........................................................57
3.6.3 Cấu tạo chung module PIR HC–SR501....................................58
3.7 Module relay 4 kênh ................................................................................62
3.7.1 Giới thiệu.....................................................................................62
3.7.2 Chức năng....................................................................................63
3.7.3 Thông số kỹ thuật........................................................................63
3.7.4 Sơ đồ chân và sơ đồ kết nối.......................................................64
3.8 Module cảm biến khí MQ135 ................................................................64
3.8.1 Giới thiệu.....................................................................................64
3.8.2 Tính năng và thông số kĩ thuật...................................................65
3.8.3 Sơ đồ chân và và cách kết nối....................................................66
3.9 Chuông điện..............................................................................................67
3.10 Màn hình LCD HD44780 ......................................................................67
3.10.1 Giới thiệu..................................................................................67
3.10.2 Đặc tính điện của các chân giao tiếp......................................69
3.11 RFID RC522.............................................................................................72
3.11.1 Giới thiệu..................................................................................72
3.11.2 Thông số kĩ thuật.....................................................................73
CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ PHẦN MỀM....................................................74
4.1 Cách nối dây module RFID RC52 ........................................................74
4.2 Cách kết nối với LCD .............................................................................74

GVHD : Th.S BÙI THỊ DUYÊN 2


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

4.3 Cách nối dây module relay 4 kênh .......................................................75


4.4 Cách nối dây cảm biến nhiệt độ & độ ẩm DTH22................................75
4.5 Cách nối dây cảm biến chuyển động PIR HC-SR 501 .....................76
4.6 Cách nối dây Động cơ Servo 1 ( mở cửa ra vào) ..............................76
4.7 Cách nối dây động cơ servo 2 ( Đóng mở giếng trời) ......................76
4.8 Cách nối dây module cảm biến mưa ....................................................77
4.9 Cách nối dây module cảm biến khí gas- khói MQ 135 ....................77
4.10 Cách nối dây module Sim 900A ..........................................................77
4.11 Nạp Code của chương trình ...................................................................77
CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN....91
LỜI CAM ĐOAN......................................................................................... 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................93

GVHD : Th.S BÙI THỊ DUYÊN 3


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

DANH MỤC HÌNH

Hình 1: Các đối tượng quản lý của BMS......................................................10


Hình 2: Nhà thông minh Smart Home..........................................................11
Hình 3: Ví dụ về hệ thống cảnh báo đột nhập và báo cháy.........................13
Hình 4: Đối tượng quản lý của BKAV Smart Home...................................15
Hình 5: Đối tượng quản lý của BOSCH.......................................................16
Hình 6: Các đối tượng quản lý của Lumi.....................................................17
Hình 7: Cảm biến DTH22..............................................................................18
Hình 8: Cảm biến khí MQ135.......................................................................20
Hình 9: Sơ đồ chân MQ 135..........................................................................21
Hình 10: Sơ đồ kết nối MQ 135....................................................................21
Hình 11: Cảm biến nhận biết mưa................................................................22
Hình 12: Sơ đồ kết nối của cảm biến mưa....................................................23
Hình 13: Cảm biến chuyển động PIR...........................................................24
Hình 14: Cấu tạo đầu phun sprinkler............................................................26
Hình 15: Sơ đồ khối chức năng của hệ thống..............................................28
Hình 16: Sơ đồ khối của hệ thống.................................................................29
Hình 17: Giao diện IDE của Arduino...........................................................31
Hình 18: Các dải sản phẩm Arduino và board mở rộng..............................31
Hình 19: Minh họa về ghép nối shield với Arduino (1)..............................32
Hình 20: Minh họa về ghép nối shield vời Arduino (2)..............................32
Hình 21: Board Arduino Mega 2560............................................................33
Hình 22: Bố trí pin IC Atmega 2560............................................................35
Hình 23: Module nguồn LM2596..................................................................44
Hình 24: Một thiết kế cơ bản mạch nguồn sử dụng chip LM2596 5V.......45
Hình 25: Sơ đồ chân cách đóng gói DDPAK/TO-263 (S)..........................45
Hình 26: Module nguồn AMS1117...............................................................46
Hình 27: Sơ đồ chân AMS 1117...................................................................47
Hình 28: Thiết kế của module AMS1117.....................................................48
Hình 29: Cảm biến DHT22............................................................................49
Hình 30: Kích thước của cảm biến DHT22..................................................49
Hình 31: Động cơ Servo SG90......................................................................52
Hình 32: Cách kết nối động cơ servo với vi điều khiển..............................53
Hình 33: Cảm biến PIR..................................................................................54
Hình 34: Sơ đồ cấu tạo PIR...........................................................................55
Hình 35:Module PIR HC – SR501................................................................56
Hình 36: Các bộ phận chính của module PIR..............................................56
GVHD : Th.S BÙI THỊ DUYÊN 4
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 37: Nguyên lý hoạt động của module PIR HC-SR501.......................57


Hình 38: Lăng Kính Fresnel..........................................................................57
Hình 39: Nguyên lý hội tụ tia nhiệt của kính Fresnel.................................58
Hình 40: Module Relay 4 kênh 5V – 220V/10A.........................................60
Hình 41: Schematic module relay 4 kênh....................................................61
Hình 42: Module MQ 135..............................................................................62
Hình 43: Sơ đồ chân MQ 135.......................................................................63
Hình 44: Sơ đồ kết nối module MQ 135.......................................................63
Hình 45: Chuông điện 220V..........................................................................64
Hình 46: Hình dáng của loại LCD thông dụng............................................65
Hình 47: Sơ đồ chân HD44780.....................................................................65
Hình 48: Sơ đồ khởi tạo bằng lệnh theo nhà sản xuất.................................69
Hình 49: Module RFID RC522.....................................................................70
Hình 50: Thẻ RFID Mifare S50 13.56Mhz..................................................70

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Thông số kỹ thuật MQ135...............................................................21


Bảng 2: Thông số kĩ thuật của Arduino Mega 2560....................................34
Bảng 3: Ký hiệu pin và chức năng................................................................37
Bảng 4: Đặc điểm kỹ thuật của LM 2596.....................................................46
Bảng 5: Chức năng các pin DHT22..............................................................50
Bảng 6: Thông số kĩ thuật của cảm biến DHT22.........................................51
Bảng 7: Thông số kĩ thuật của module MQ135...........................................63
Bảng 8: Thông số kỹ thuật chuông điện 220V.............................................65
Bảng 9: Thứ tự chân của LCD HD44780.....................................................66
Bảng 10: Khoảng đặc tính điện gây hỏng cho LCD....................................67
Bảng 11: Miền làm việc bình thường...........................................................67
Bảng 12: Cách nối dây module RFID RC52................................................72
Bảng 13: Cách kết nối với LCD....................................................................72
Bảng 14: Cách nối dây module relay 4 kênh................................................73
Bảng 15: Cách nối dây cảm biến nhiệt độ& độ ẩm DTH22........................74
Bảng 16: Cách nối dây cảm biến chuyển động PIR HC-SR 501................74
Bảng 17: Cách nối dây Động cơ Servo 1 ( mở cửa ra vào).........................74
Bảng 18: Cách nối dây động cơ servo 2 ( Đóng mở giếng trời).................74
Bảng 19: Cách nối dây module cảm biến mưa.............................................75
Bảng 20: Cách nối dây module cảm biến khí gas- khói MQ 135...............75
Bảng 21: Cách nối dây module Sim 900A..................................................75

GVHD : Th.S BÙI THỊ DUYÊN 5


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

ẢLỜI CM ƠN
Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với
những sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của
người khác. Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường
trường Đại học Điện Lực đến nay, em đã nhận được rất nhiều sự quan
tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô, gia đình và bạn bè.
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý thầy cô trong
trường đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình đã dạy dỗ cho em
kiến thức về các môn đại cương cũng như các môn chuyên ngành, giúp
em có được cơ sở lý thuyết vững vàng và tạo điều kiện giúp đỡ em
trong suốt quá trình học tập.
Nhóm thực hiện đồ án cũng xin gửi lời biết ơn sâu sắc tới nhưng
người thân, cùng toàn thể quý thầy, quý cô trong khoa Công Nghệ Tự
Động và đặc biệt là giáo viên hướng dẫn Bùi Thị Duyên đã dìu dắt
chúng em trong suốt quá trình làm đồ án.
xin cảm ơn các bạn sinh viên trong khoa đã giúp đỡ nhiệt tình rất
nhiều mặt như: phương tiện, tài liệu, sách vở, những ý kiến đóng góp
xác đáng…để chúng tớ có thể hoàn thành đồ án tốt nghiệp này.
Hà Nội, Ngày 4 tháng 1 năm 2016
Nhóm sinh viên thực hiện.

GVHD : Th.S BÙI THỊ DUYÊN 6


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

CHƯƠNG 1. CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ VÀ NHIỆM VỤ THƯ


1.1 Đặt vấn đề
Ngày nay, dưới sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ nói
chung cũng như công nghệ kỹ thuật điện tử nói riêng đã góp phần không
nhỏ trong sự thay đổi và phát triển của cuộc sống con người. Các thiết bị
tự động hóa được sử dụng rộng rãi và có nhiều chức năng mạnh mẽ giúp
ích con người trong nhiều lĩnh vực như sản xuất công nghiệp, cũng như
trong đời sống sinh hoạt hằng ngày.
Kinh tế ngày càng phát triển đời sống được nâng cao nhu cầu của
con người về cuộc sống thoải mái, an toàn, tiện nghi là điều tất yếu. Do
đó ý tưởng về ngôi nhà thông minh, thân thiện mà ở đó các thiết bị có thể
làm việc tự động, con người có thể quản lý, giám sát và điều khiển tất cả
các thiết bị điện từ xa vào bất kỳ thời gian, địa điểm nào chỉ cần thông
qua các thiết bị nhỏ gọn, thông minh như điện thoại, máy tính, máy tính
bảng. Ý tưởng trên thực sự khả thi đem lại nhiều lợi ích cho con người, nó
đã được rất nhiều nhà khoa học, các công ty, tổ chức quan tâm nghiên cứu
và phát triển. Chúng ta thấy nhà thông minh đã ra đời và được ứng dụng
rộng rãi không chỉ ở các nước phát triển mà cả ở Việt Nam. Hệ thống an

GVHD : Th.S BÙI THỊ DUYÊN 7


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

toàn an ninh cho ngôi nhà thông minh là phần hết sức quan trọng và cần
thiết giúp gia chủ của ngôi nhà được yên tâm hơn, không phải lo lắng
nhiều về vấn đề trộm cắp hoặc các vấn đề phát sinh không mong muốn
như hỏa hoạn, rò rỉ khí ga, vấn đề thời tiết bất thường…
Từ những kiến thức được học với mong muốn tìm hiểu về ngôi nhà
thông minh đáp ứng nhu cầu của sinh hoạt hàng ngày. Với thời gian hạn
chế chúng em muốn dành thời gian tập chung nghiên cứu sâu vào phần hệ
thống an toàn an ninh cho ngôi nhà thông minh nên nhóm em đã quyết
định lựa chọn đề tài : “Nghiên cứu thiết kế hệ thống an ninh, an toàn
cho ngôi nhà thông minh.” làm đồ án tốt nghiệp của mình.
1.2 Nhiệm vụ thư
1.2.1 Nội dung nghiên cứu bao gồm:
- Nghiên cứu tổng quan về hệ thống an toàn an ninh của ngôi nhà thông
minh.
- Nghiên cứu cấu trúc vi điều khiển và các loại cảm biến.
- Vẽ sơ đồ khối cho hệ thống.
- Thiết kế mạch cho hệ thống. Thiết kế mô hình ngôi nhà thông minh.
- Lập trình phần mềm. Kiểm tra và kết luận cho hệ thống.
1.2.2 Các trang thiết bị sử dụng:
- Các đầu vào cảm biến:
Cảm biến nhiệt độ & độ ẩm DHT22.
Cảm biến chuyển động PIR.
Cảm biến khí MQ135.
Cảm biến báo mưa.
- Vi điều khiển sử dụng: vi điều khiển Arduina Mega 2560.
- Các module sử dụng:
Mô hình ngôi nhà.
Module sim 900A.
Module nguồn LM2596, ASM1117.
Module cảm biến chuyển động PIR HC- SR501.
Module cảm biến khí MQ 135.
Module RFID RC522.
- Điều khiển các cơ cấu chấp hành:
Đèn báo động.
GVHD : Th.S BÙI THỊ DUYÊN 8
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Chuông báo động.


Vòi phun nước tự động sprinkler chữa cháy.
Động cơ đóng mở giếng trời.
Động cơ đóng mở cửa.
Camera giám sát.
1.2.3 Hoạt động của hệ thống an toàn an ninh cho nhà thông minh:
- Hệ thống báo và chữa cháy: Khi nhiệt độ ở mức 68 0C thì hệ thống báo
có cháy thông qua: chuông, nhắn tin đến số điện thoại chủ nhà….và hệ
thống dập lửa từ vòi phun tự động sprinkler sẽ hoạt động.
- Hệ thống báo có rò rỉ khí ga: Khi môi trường trong nhà có chất gây
cháy, thì cảm biến sẽ nhận biết và báo thông qua chuông và nhắn tin đến
số chủ nhà để khắc phục.
- Hệ thống cảnh báo có đột nhập: Khi có hiện tượng xâm nhập trái phép
thì hệ thống sẽ cảnh báo cho chủ nhà thông qua tin nhắn và hú còi báo
động, nếu là ban đêm thì đèn sẽ tự động bật sáng.
- Hệ thống đóng mở cửa tự động dành cho chủ nhà: Khi chủ nhà quẹt
thẻ thì cửa sẽ tự động mở, nếu cửa mở mà không nhận được các thông tin
trên từ chủ nhà thì hệ thống sẽ không cho cửa mở. Đồng thời còi báo động
sẽ kêu.
- Hệ thống giám sát ngôi nhà bằng camera: Các hệ thống camera tại
từng vị trí trong nhà sẽ được nối với trung tâm và được hiện thị trên một
số màn hình ở trong nhà tại những vị trí mà gia chủ dễ dàng quan sát. Do
điều kiện chi phí chúng em chỉ dùng 1 camera trong đồ án này.
- Hệ thống báo và xử lý khi có mưa: Khi có mưa đột ngột cảm biến mưa
sẽ nhận biết có mưa gửi tín hiệu về trung tâm. Vi xử lý trung tâm sẽ điều
khiển các thiết bị như động cơ đóng mở giếng trời.

GVHD : Th.S BÙI THỊ DUYÊN 9


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Thực trạng các hệ thống an toàn an ninh của ngôi nhà thông
minh.
Ở nhiều nước phát triển, hạ tầng hiện đại, nhà thông minh đã được
thịnh hành từ lâu và người ta không coi nó là thứ xa xỉ, mà là những cái
cần thiết, rất đời thường khiến cuộc sống tiện nghi hơn. Ở Việt Nam, Nhà
thông minh bắt đầu xuất hiện trong vài năm trở lại đây, khi mà các căn hộ
hiện đại mọc lên, các tòa biệt thự hay các công trình lớn… Cùng với nó là
sự hiện diện của nhiều công ty cung cấp giải pháp nhà thông minh tại thị
trường Việt Nam.
Ở góc độ của những người kinh doanh thị trường nhà thông minh
thì người ta cho rằng đấy là những ngôi nhà hiện đại hoặc những ngôi nhà
thoả mãn được các yêu cầu của cư dân hiện đại. Những người thiết kế
công nghệ thì cho rằng đấy là những ngôi nhà được tự động hoá ở mức
cao, kiểm soát và điều khiển được các thiết bị điện, điện tử trong ngôi nhà
một cách đồng bộ. Ví dụ: kiểm soát được khí hậu, chiếu sáng, giải trí…
Thực hiện được các ý muốn của chủ nhà như: Tự động bật đèn khi ánh
sáng trở nên nhá nhem tối, tự động mở nước chảy vào bồn tắm hoặc báo
hiệu sự bắt đầu của buổi sáng bằng âm thanh đặc trưng, đảm bảo an ninh,
an toàn cho ngôi nhà nhờ cảnh báo xử lý cháy, trộm… mà không cần sự
trông giữ của chủ nhà… Các thiết bị trong ngôi nhà thông minh có quan
hệ chặt chẽ với nhau, tương tác, hỗ trợ nhau, phù hợp trên cả phương diện
chức năng, kỹ thuật, thẩm mĩ, kinh tế.
2.2 Hệ thống tòa nhà thông minh Building Management System
(BMS) và nhà thông minh Smart Home.
2.2.1 Hệ thống BMS
BMS (Building Management System) là một hệ thống đồng bộ cho
phép điều khiển và quản lý mọi hệ thống kỹ thuật trong toà nhà như hệ
thống điện, hệ thống cung cấp nước sinh hoạt, điều hoà thông gió, cảnh
báo môi trường, an ninh, báo cháy - chữa cháy v.v…, đảm bảo cho việc
vận hành các thiết bị trong nhà được chính xác, kịp thời.
Hiện nay, hầu hết các tòa nhà cao tầng trên thế giới như: tổ hợp văn
phòng, trung cư cao cấp, nhà băng, nhà chính phủ, tòa nhà sân bay…đều
được trang bị hệ thống điều khiển và quản lí tòa nhà BMS (Building
Management System). Việc này góp phần quan trọng trong việc vận hành

GVHD : Th.S BÙI THỊ DUYÊN 10


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

một cách hiệu quả và kinh tế các tòa nhà, bên cạnh đó tăng cường một các
hữu hiệu an toàn và an ninh.
Các chức năng, phạm vi hoạt động của hệ thống BMS là rất rộng
lớn vì nó quản lí, điều khiển mọi hoạt động của các hệ thống kỹ thuật hạ
tần tòa nhà. Do đó, tùy theo yêu cầu, chức năng hoạt động của từng tòa
nhà mà các hệ thống BMS cần phải trang bị sao cho phù hợp.
Trên thị trường có rất nhiều hãng cung cấp BMS như: Honeywell,
Siemens, Delta Control, Azbil (Yamatake), TAC (Schneider), KMC
Control, Control Application,...
- Hệ thống BMS cung cấp các tính năng sau:
Điều khiển và gián sát cho các hệ thống cơ – điện trong tòa nhà
nhằm đảm bảo tính vận hành của các hệ thống một các tối ưu và hiệu quả
Phối hợp hoạt động của các hệ thống cơ – điện trong tòa nhà để đáp
ứng tốt nhất các yêu cầu về mức đọ sử dụng, đảm bảo an ninh, an toàn và
tiện nghi, thoải mái cho con người trong tòa nhà
Tạo ra một công cụ giao tiếp người/máy cho các nhân viên vận hành
tòa nhà để họ có thể vận hành các hệ thống cơ – điện trong tòa nhà một
cách an toàn chính xác và hiệu quả.
Thống kê các số liệu về tình trạng hoạt động, thông số kỹ thuật của
các hệ thống cơ – điện trong tòa nhà.
Tự động phát hiện sớm các sự cố, đưa ra cảnh báo để kịp khắc phục
sửa chữa để tránh ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của tòa nhà.
Tạo ra một môi trường làm việc thân thiện, thỏa mái cho người
tham gia hoạt động.
- Đối tượng quản lý và điều khiển của hệ thống BMS:
Hệ thống phân phối điện năng.
Hệ thống máy phát và ắc quy điện dự phòng.
Hệ thống chiếu sáng tòa nhà.
Hệ thống điều hòa nhiệt độ.
Hệ thống thông gió.
Hệ thống cấp, thoát nước và xử lý nước, rác thải.
Hệ thống phòng cháy và chữa cháy.
Hệ thống thang máy và thang thoát hiểm.

GVHD : Th.S BÙI THỊ DUYÊN 11


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hệ thống an ninh bao gồm quản lý vào ra, kết hợp chấm công, hệ
thống camera an ninh, hàng rào hồng ngoại và xung điện hệ thống nhận
dạng sinh học và phỏng sinh học…
Hệ thông âm thanh công cộng.
Hệ thống thông báo hình ảnh công cộng.
Hệ thống thông tin liên lạc.
Hệ thống quản lý bãi trông giữ xe.

Hình 1: Các đối tượng quản lý của BMS


- Đối tượng quản lý của hệ thống an toàn, an ninh của tòa nhà:
Trạm phân phối điện.
Hệ thống chiếu sáng.
Hệ thống báo cháy, chữa cháy.
Hệ thống thẻ kiểm soát ra vào.
Hệ thống camera giám sát.
Hệ thống chống trộm, cảnh báo có người đột nhập.
2.2.2 Nhà thông minh Smart Home
Cuộc sống hiện đại ngày nay là sự lên ngôi của những sản phẩm
thông minh. Ta đã biết và có thể đã sử dụng đến Smart phone (điện thoại
thông minh) hay Smart tivi (tivi thông minh). Đặc biệt, khi nhà ở là nhu
cầu không thể thiếu của xã hội thì sự ra đời của Smart home (Nhà thông

GVHD : Th.S BÙI THỊ DUYÊN 12


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

minh), thật sự đã trở thành một cuộc cách mạng của nhà ở hiện đại.
Không chỉ là những ứng dụng thông minh tiên tiến nhất, nhà thông minh
còn là nơi hội tụ của những sản phẩm góp phần công nghệ hóa cuộc sống
của con người và tạo nên kiến trúc đặc biệt cho nhà ở hiện đại.
Smart home là một loại hình nhà ở hiện đại, được ứng dụng những
yếu tố công nghệ cao và những sản phẩm thông minh nhằm tạo cho ngôi
nhà một hệ thống đặc biệt. Tất cả các thiết bị và nội thất trong ngôi nhà
hầu như được ứng dụng công nghệ tự động hóa và được thiết lập tinh vi
theo một hệ thống hoàn chỉnh để phù hợp cho sự điều khiển của người
dùng.

Hình 2: Nhà thông minh Smart Home


Những tiêu chí cần có trong ngôi nhà thông minh smart Home:
- Smart home thân thiện với môi trường: Đây không phải yếu tố tiên
quyết trong hệ thống smart home, tuy nhiên nó là yếu tố góp phần cho
smart home của bạn trở nên hoàn hảo. Một cấu trúc smart home cần có
một hệ sinh thái phong phú để tạo sự cân bằng cả về mặt phong thủy cũng
như mặt thẩm mĩ. Khi mà đô thị chật chội, ngôi nhà được bao phủ toàn bộ
bởi kính, thép, bê tông, thì một môi trường trong lành là mơ ước của
không ít người bởi hệ sinh thái không chỉ điều hòa không khí mà còn
mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người.
- Một kiến trúc thông minh: Thiết kế một bản mẫu đẹp, có khả năng
thích ứng một cách linh hoạt với những thay đổi trong việc trang bị những

GVHD : Th.S BÙI THỊ DUYÊN 13


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

thiết bị kĩ thuật công nghệ cũng như thích nghi được xu hướng kiến trúc
của nhiều thời đại.
- Tiết kiệm năng lượng:
Hệ thống nhà thông minh – Smart home không thể thiếu một tiêu chí tối
cần thiết đó là tiết kiệm năng lượng. Thể hiện ở việc các thiết bị có thể
khai thác và sử dụng tốt các nguồn nhiên liệu có sẵn trong tự nhiên như
sức gió, sức mặt trời, sức nước thay vì tiêu tốn quá nhiều nguyên liệu bởi
sự ứng dụng các thiết bị công nghệ hiện đại.
- Hệ thống kĩ thuật: Đây là nhân tố quan trọng nhất quyết định một ngôi
nhà có đúng là smart home hay không. Phân loại hệ thống kĩ thuật
trong smart home có thể điểm qua một số nhóm chính sau:
- Hệ thống báo cháy và chữa cháy: Hệ thống báo cháy cảm ứng khi có
hiện tượng cháy (nồng độ khói, nhiệt độ), và thông báo bằng âm thanh
(loa, còi), đèn chiếu sáng.
- Hệ thống an ninh: Bao gồm các hệ thống cửa tự động, camera quan
sát, đầu ghi hình, bộ nhớ lưu trữ, ghi nhận và lưu trữ thông tin trong hệ
thống nhà.
- Hệ thống nhiệt: Điều hoà nhiệt độ, lò sưởi, bình nước nóng...)
- Hệ thống giải trí: Truyền hình, đầu DVD, máy nghe nhạc…
- Hệ thống cấp nước: Phòng vệ sinh, tưới vườn...
- Hệ thống điều khiển thiết bị thông minh: Với hệ thống thiết bị này chủ
nhân có thể làm chủ căn nhà tiện nghi hiện đại của mình mà không mất
quá nhiều thời gian và công sức .
- Hệ thống âm thanh đa vùng: Hệ thống âm thanh đa vùng của Smart
Home giúp cho các khu vực khác nhau trong nhà cùng 1 lúc có thể phát
các nguồn nhạc khác nhau tùy theo sở thích của từng người.
- Hệ thống kiểm soát môi trường: Nhà thông minh Smart Home được
trang bị hệ thống kiểm soát môi trường với các cảm biến nhiệt độ, độ ẩm,
nồng độ oxy đặt ở khắp các vị trí thích hợp trong ngôi nhà.
- Hệ thống điều khiển rèm mành: Smart Home còn tự động hoạt động
theo thói quen của người dùng, như buổi sáng rèm tự động kéo lên, đi ngủ
rèm tự động đóng lại, hệ thống còn phân biệt được nhu cầu ánh sáng của
mùa đông, mùa hè khác nhau để tự động điều chỉnh đóng mở cho phù
hợp.
- Đối tượng quản lý của Smart Home trong hệ thống an toàn, an ninh:
Kiểm soát vào ra

GVHD : Th.S BÙI THỊ DUYÊN 14


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Cảnh báo cháy, rò rỉ khí gas


Thông báo tình trạng môi trường, không khí trong nhà.
Camera an ninh, hàng rào điện tử, phát hiện kính vỡ…
Phát hiện và thông báo tới chủ nhà khi vấn đề mất an toàn an ninh.
V.v...

Hình 3: Ví dụ về hệ thống cảnh báo đột nhập và báo cháy


Trong phạm vi nội dung, cũng như thời gian để hoàn thành đồ án tốt
nghiệp chúng em tập trung nghiên cứu và tìm hiểu hệ thống an toàn, an
ninh cho ngôi nhà thông minh.
2.2.3 Một số hãng sản xuất Smart Home hiện này
Các tiện ích được trang bị cho ngôi nhà thông minh ngày càng đa
dạng và hiện đại. Đây là thị trường tiềm năng phát triển nhanh trong thời
gian gần và cả trong tương lai. Vì vậy nó dành được sự quan tâm nghiên
cứu của các công ty và tập đoàn trên thế giới, trong đó có cả Việt nam tiêu
biểu như hệ thống an toàn an ninh của: BKAV, BOSCH, LUMI …
a, Hệ thống nhà thông minh BKAV Smart Home:
BKAV Smart Home là thế hệ nhà thông minh mới của Việt Nam,
kết nối tất cả các thiết bị trong ngôi nhà của bạn thành một hệ thống mạng
có thể điều khiển chúng theo một kịch bản thông minh, bao gồm: hệ thống
chiếu sáng, điều hòa không khí, cảm biến môi trường, camera giám sát,
báo rò rỉ khí gas, cảnh báo khi có người đột nhập…
- Đối tượng quản lý của BKAV Smart Home trong hệ thống an toàn, an
ninh của ngôi nhà:
Hệ thống ánh sáng thông minh.
Hệ thống điều khiển rèm mành.

GVHD : Th.S BÙI THỊ DUYÊN 15


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hệ thống kiểm soát môi trường.


Hệ thống camera giám sát.
Hệ thống báo cháy, rò rỉ khí gas.
Hệ thống báo động khi có người đột nhập .
V.v...

Hình 4: Đối tượng quản lý của BKAV Smart Home


- Tính năng của BKAV Smart Home:
Điều khiển chỉ bằng một vài nút bấm qua smart phone, máy tính
bảng.
Hệ thống kiểm soát môi trường được trang bị các cảm biến nhiệt độ,
độ ẩm, nồng độ oxy … đặt ở khắp các vị trí thích hợp trong ngôi nhà.
Kiểm soát ngôi nhà từ bất cứ đâu và điều khiển ngôi nhà từ thiết bị
di động, máy tính bảng thông qua kết nối Internet (Wifi, 3G).
An toàn với hệ thống an toàn, an ninh thông minh Hệ thống an ninh
trong ngôi nhà nắm giữ vai trò quan trọng, bảo vệ ngôi nhà 24/7, kiểm
soát các nguy cơ cháy nổ (rò rỉ khí gas, chập điện), bị xâm nhập trái
phép… Hệ thống này gồm các thiết bị kiểm soát vào ra ACS, cảm biến
phát hiện người, cảm biến phát hiện kính vỡ, cảm biến khói, hệ thống IP
camera ghi hình, hàng rào điện tử…
Ra lệnh bằng giọng nói để điều khiển thiết bị.
b, Hệ thống nhà thông minh của Bosch

GVHD : Th.S BÙI THỊ DUYÊN 16


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Bosch là một tập đoàn cung cấp các dịch vụ và sản phẩm công
nghệ hàng đầu thế giới trong đó có các sản phẩm tạo sự tiện ích cũng như
an toàn an ninh với ngôi nhà của bạn.
- Đối tượng quản lý của BOSCH trong hệ thống an toàn, an ninh của
ngôi nhà:
Hệ thống quan sát hình ảnh.
Hệ thống báo động chống đột nhập .
Hệ thống báo cháy EN54 UL ,ULC,FM…
Hệ thống kiểm soát ra vào.

Hình 5: Đối tượng quản lý của Bosh

- Tính năng của Bosh


Bảng điều khiển được điều chỉnh từ bàn phím hoặc thông qua
mạng.
Các hệ thống hình ảnh được đưa ra theo nguyên tắc nhất định qua
đó các sản phẩm dễ hiểu hơn, dễ dàng lắp đặt hơn, chính xác hơn và kết
nối tốt hơn.
Hệ thống chống trộm đột nhập được tích hợp với các giải pháp
ngăn chặn để đáp ứng những chỉ tiêu an ninh cao nhất. Dòng thiết bị
không dây tích hợp bảng điều khiển cung cấp giải pháp an toàn có khả
năng mở rộng cho bất kỳ ứng dụng nào.
GVHD : Th.S BÙI THỊ DUYÊN 17
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hệ thống chống cháy có bảng điều khiển có thể lập trình được cho
lập trình và vận hành. Các phần mở rộng tùy chọn như các phần chuyển
tiếp mở module thu và chuyển mạch chính cho ghép.
c, Hệ thống nhà thông minh của LUMI
Lumi Việt Nam là nhà sản xuất thiết bị điện thông minh và cung
cấp giải pháp nhà thông minh trong nước được khách hàng lựa chọn nhiều
nhất trong phân khúc hệ thống nhà thông minh trung và cao cấp bởi tính
tiện ích, đơn giản và dễ dàng trong sử dụng.
- Đối tượng quản lý của LUMI trong hệ thống an toàn, an ninh của tòa
nhà:
Hệ thống an ninh giám sát.
Chống đột nhập.
Kiểm soát môi trường hiển thị nhiệt độ, độ ẩm, báo mưa…
Báo cháy và tự động chữa cháy.
Kiểm soát ra vào.
Kiểm soát toàn bộ ngôi nhà qua các thiết bị smartphone, máy tính…

Hình 6: Các đối tượng quản lý của Lumi


- Cũng giống như các hệ thống của các thương hiệu trên LUMI cũng
đảm bảo được đầy đủ tính năng như:
Cho phép bạn điều khiển, giám sát, đặt lịch hẹn giờ, vận hành nhiều
thiết bị trong ngôi nhà thông minh cùng lúc.

GVHD : Th.S BÙI THỊ DUYÊN 18


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Có thể điều chỉnh nhiệt độ của một hay nhiều điều hòa ở bất cứ khi
nào có điện thoại hay máy tính bảng trên tay.
Hệ thống điện thông m inh an ninh giám sát cho ngôi nhà được đặt
quan trọng ưu tiên hàng đầu bảo vệ an toàn cho gia đình bạn. Hệ thống
Camera được lắp đặt tại các khu vực cần được giám sát và hoạt động liên
tục suốt ngày đêm ghi lại toàn bộ các hoạt động diễn ra hàng ngày.
Các thiết bị đều có thể phòng và chống trộm đều do bạn cài đặt. Ví
dụ bạn và gia đình đi vắng và đặt chế độ chống đột nhập cho cảm biến đặt
ở tầng thượng: Khi cửa mở, ngay lập tức, còi hú vang lên, đèn xoáy quay
sáng, hệ thống chiếu sáng bật lên, toàn bộ rèm cửa mở ra… tất cả các thiết
bị đều tham gia “chống trộm” ngay khi có sự đột nhập trái phép.
Kiểm soát tất cả thiết bị trong nhà bất cứ thời gian nào và ở bất kỳ
đâu trên thế giới chỉ với chiếc điện thoại hoặc máy tính bảng có kết nối
Internet.
Cảm biến môi trường sẽ đo thông số môi trường và gửi về bộ điều
khiển trung tâm đồng thời hiện thị trên điện thoại di động.

GVHD : Th.S BÙI THỊ DUYÊN 19


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

2.3 Các cảm biến được sử dụng trong hệ thống


2.3.1 Cảm biến nhiệt độ - độ ẩm
Trong phạm vi đồ án này em sử dụng cảm biến DHT22.Cấu tạo cảm
biến gồm 2 phần : cảm biến độ ẩm dạng điện dung và một nhiệt điện
trở( thực tế là 1 cảm biến nhiệt độ dạng DS18B20). Ngoài ra còn có một
số thành phần cơ bản bên trong như vi điều khiển 8 bit để chuyển đổi
tương tự số và đọc dữ liệu tinh chỉnh, bù nhiệt độ được lưu trữ trong
ROM OTP và xuất giá trị của nhiệt độ, độ ẩm ra đầu ra của cảm biến. Dữ
liệu đầu ra của cảm biến là tín hiệu số nên DHT22 có thể giao tiếp với
mọi vi điều khiển một cách dễ dàng

Cảm biến: DTH22

Chân 1: VCC

Chân 2: DATA

Chân 3: NC
Chân 4: GND

Hình 7: Cảm biến DTH22


- Các đặc điểm chung:
Được bù nhiệt độ trên toàn bộ dải đo.
Tín hiệu số đã được chỉnh định.
Có khả năng truyền tín hiệu đi xa 20m.
Giữ được độ ổn định, chính xác của cảm biến trong thời gian dài.
Tiêu thụ dòng ít chỉ 2.5mA khi chuyển đổi giá trị.
Không cần thêm thành phần gắn ngoài bổ sung.
- Một số thông số kỹ thuật:
Điện áp hoạt động 3.3-5v.
Chuẩn giao tiếp 1 wire.
Dải đo độ ẩm 0 - 99,9%.
Dải đo nhiệt độ -40 - 80 ºC.
Sai số độ ẩm ±2%.
Sai số nhiệt độ ± 0.5ºC°.°°
GVHD : Th.S BÙI THỊ DUYÊN 20
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

- Giao tiếp với vi điều khiển và cảm biến:


Bus dữ liệu một dây được sử dụng để giao tiếp giữa vi điều khiển và
cảm biến DHT22, thời gian để thực hiện 1 lần giao tiếp là 5ms
Dữ liệu gồm phần nguyên và phần thập phân, DHT22 sẽ gửi bit có
trọng số cao trước.
Dữ liệu là 8 bit số nguyên của dữ liệu độ ẩm + 8 bit số thập phân
của dữ liệu độ ẩm + 8 bit số nguyên của dữ liệu nhiệt độ + 8 bit số thập
phân của dữ liệu nhiệt độ + 8 bit kiểm tra lỗi.
Nếu dữ liệu truyền đúng thì mã kiểm tra lỗi sẽ là 8 bit cuối cùng
của “8 bit số nguyên của dữ liệu độ ẩm + 8 bit số thập phân của dữ liệu độ
ẩm + 8 bit số nguyên của dữ liệu nhiệt độ + 8 bit số thập phân của dữ liệu
nhiệt độ”.
Khi vi điều khiển gửi tín hiệu bắt đầu, DHT22 chuyển từ trạng thái
nghỉ sang trạng thái chạy, khi vi điều khiển hoàn thành việc gửi tín hiệu
bắt đầu thì DHT22 sẽ gửi phản hồi tín hiệu có độ dài 40 bit tới vi điều
khiển. Khi không có tín hiệu bắt đầu từ vi điều khiển, DHT22 sẽ không
gửi tín hiệu phản hồi tới vi điều khiển. Một tín hiệu bắt đầu từ vi điều
khiển gửi tới DHT22 thì DHT22 sẽ gửi phản hồi dữ liệu nhiệt độ, độ ẩm
về vi điều khiển một lần. Khi DHT22 hoàn thành việc gửi dữ liệu thì nó
lại chuyển về trạng thái tiết kiệm năng lượng.
2.3.2 Cảm biến rò rỉ khí gas
Trong đồ án này để báo khói, rò rỉ khí gas giúp cảnh báo cháy nổ thì
chúng em đã sử dụng module cảm biến khí MQ135. MQ 135 là một cảm
biến khí, thường được dùng trong các thiết bị kiểm tra chất lượng không
khí bên trong cao ốc, văn phòng, công ty,…Phát hiện NH 3, NOX, Alcohol,
Benzen, khói, CO 2,…Với những tính năng hữu ích và vượt trội cùng cấu
tạo đơn giản và chi phí thấp nên được ứng dụng rộng dãi trong công
nghiệp và dân dụng.

GVHD : Th.S BÙI THỊ DUYÊN 21


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 8: Cảm biến khí MQ135


- Tính năng:
Kích thước 32mm*20mm.
Phạm vi phát hiện tương đối rộng.
Bền, tuổi thọ cao.
Phản ứng nhanh, độ nhạy cao.
Mạch điều khiển đơn giản.
- Thông số kỹ thuật:
Bảng 1: Thông số kỹ thuật MQ135

Ký hiệu Tên tham số Điều kiện kỹ thuật

VC Điện áp nguồn ≤ 24V DC


VH Điện áp của heater 5V ± 0.1 AC/DC
RL Điện trở tải (thay đổi được) 2kΩ - 47kΩ
RH Điện trở của heater 33Ω ± 5%
PH Công suất tiêu thụ của heater < 800mW

GVHD : Th.S BÙI THỊ DUYÊN 22


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

- Sơ đồ và cách kết nối:

Hình 9: Sơ đồ chân MQ 135

Hình 10: Sơ đồ kết nối MQ 135


- Cách kết nối module MQ135 là :
VCC nối nguồn +5V.
GND nối GND.
AO nối A6 của Arduino Mega 2560.
DO nối Digital 32 của Arduino Mega 2560.
2.3.3 Cảm biến nhận biết mưa
- Mạch cảm biến mưa gồm 2 bộ phận:
Bộ phận cảm biến mưa được gắn ngoài trời
Bộ phận điều chỉnh độ nhạy cần được che chắn

GVHD : Th.S BÙI THỊ DUYÊN 23


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Mạch cảm biến mưa hoạt động bằng cách so sánh hiệu điện thế của
mạch cảm biến nằm ngoài trời với giá trị định trước (giá trị này thay đổi
được thông qua 1 biến trở màu xanh) từ đó phát ra tín hiệu đóng / ngắt rơ
le qua chân D0.
Khi cảm biến khô ráo (trời không mưa), chân D0 của module cảm
biến sẽ được giữ ở mức cao (5V-12V). Khi có nước trên bề mặt cảm biến
(trời mưa), đèn led đỏ sẽ sáng lên, chân D0 được kéo xuống thấp (0V).
Mạch hoạt động với nguồn 5v.

Hình 11: Cảm biến nhận biết mưa


- Thông số kỹ thuật :
Điện áp: 5V.
Led báo nguồn (Màu xanh).
Led cảnh báo mưa (Màu đỏ).
Hoạt động dựa trên nguyên lý: Nước rơi vào board sẽ tạo ra môi
trường dẫn điện.
Dạng tín hiệu: Analog( AO) và Digital (DO).
- Kích thước Board: Kích thước: 5.4*4.0 mm, Dày 1.6 mm.

GVHD : Th.S BÙI THỊ DUYÊN 24


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 12: Sơ đồ kết nối của cảm biến mưa


2.3.4 Cảm biến chuyển động
Để thực hiện các chức năng như bật đèn tự động khi có người đi qua
hoặc chế độ chống trộm chúng em đã sử dụng cảm biến hồng ngoại thụ
động. Cảm biến PIR (Passive InfrarRed sensor) tức là bộ cảm biến thụ
động dùng nguồn kích thích là tia hông ngoại. Tia hồng ngoại (IR) chính
là các tia phát ra từ các vật thể có nhiệt độ. Trong có cơ thể sống như con
người chúng ta luôn có thân nhiệt (thông thường là ở 37ºC), và từ cơ thể
chúng ta sẽ luôn phát ra các tia nhiệt, hay còn gọi là các tia hồng ngoại,
người ta sẽ dùng một tế bào điện để chuyển đổi tia nhiệt ra dạng tín hiệu
điện và nhờ đó mà có thể làm ra cảm biến phát hiện các vật thể nóng đang
chuyển động. Cảm biến này gọi là thụ động vì nó không dùng nguồn nhiệt
tự phát (làm nguồn kích từ hay chủ động) mà chỉ phụ thuộc vào các nguồn
nhiệt phát ra từ bên ngoài.

GVHD : Th.S BÙI THỊ DUYÊN 25


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 13: Cảm biến chuyển động PIR


- Cấu tạo:
Mọi vật thể đều được cấu tạo từ những phân tử nhỏ li ti, nhiệt là
một dạng năng lượng tạo ra từ các xao động của các phần tử, đó là các
chuyển động hỗn loạn, không có trật tự. Từ các xao động này, nó phát ra
các tia nhiệt, bằng cảm giác thông thường của giác quan, chúng ra gọi nó
sức nóng. Ở mỗi người thân nhiệt ổn định ở mức 37ºC, đó là nguồn nhiệt
mà ai cũng có và nếu dùng linh kiện cảm ứng thân nhiệt, chúng ta sẽ có
thiết bị phát hiện ra các vật thể phát ra tia nhiệt.
Người ta tạo ra cảm biến PIR bằng cách gắn 2 cảm ứng pyroelentric
tia nhiệt nằm ngang và được nối vào cực Gate của một transistor FET để
khuếch đại tín hiệu điện, có 3 ngõ ra, chân 1 (Drain) nối nguồn Vcc, chân
2 (Source) tín hiệu output ngõ ra của cảm biến, chân 3 (Ground) nối mass.
Ngoài ra phía trên 2 cảm ứng pyroelectric tia nhiệt người ta gắn thêm một
tấm kính để lọc lấy tia nhiệt (tia hồng ngoại)
- Thông số kỹ thuật:
Điện áp sử dụng: 4.5 – 20V DC
Đầu ra tín hiệu: 0 hoặc 3.3V
Thời gian trễ: tùy chỉnh từ 0 – 200 giây
Kích thước: 32 x 24 x 15mm
Góc quét phát hiện: dưới 100º
Cảm biến PIR: 500BP
Khoảng cách phát hiện: 2 – 5m
Chế độ hoạt động ( 2 chế độ):

GVHD : Th.S BÙI THỊ DUYÊN 26


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

L: không lặp lại kích hoạt


H: lặp lại kích hoạt
- Nguyên lý làm việc:
PIR HC – SR501 cảm biến chuyển động chỉnh được độ nhạy bảo
gồm 2 biến trở. Một biến trở điều chỉnh độ nhạy của cảm biến ( có tên
SX), một biến trở điều chỉnh thời gian đóng của cảm biến ( T X). Vặn biến
trở về bên phải sẽ làm tăng giá trị của biến trở và ngược lại.
Điều làm cho PIR HC – SR501 trở nên đặc biệt đó là khả năng điều
chỉnh được độ nhạy. Khả năng này thực sự rất hữu ích khi trong nhà
chúng ta có thú cưng. Với cảm biến PIR không có biến trở điều chỉnh độ
nhạy, khi thú cưng của bạn đi ngang qua sẽ vẫn có tác dụng với cảm biến
và làm cảm biến đóng. Điều này thật sự không tốt và gây phiền phức. Nó
gây nên báo động giả cho một số trường hợp:
Tự động cảm ứng khi có người vào phạm vi của cảm ứng
Kiểm soát ánh sáng (tùy chọn): Bạn có thể xem bị trí lắp quang trở,
khi có quang trở sẽ thiết đặt module hoạt động ban ngày hoặc ban đêm
Thiết lập 2 chế độ kích hoạt: L- không lặp đi lặp lại; H- có thể lặp
đi lặp lại.
Không lặp đi lặp lại: Module tự động đưa về mức thấp khi hết thời
gian trễ.
Lặp đi lặp lại: Module luôn giữ ở mức cao cho đến khi không còn
người chuyển động.
2.3.5 Hệ thống dập lửa khi có cháy
Hệ thống dập lửa bằng vòi phun tự động sprinkler:
Hệ thống chữa cháy bằng nước tự động sprinkler là một hệ thống
chữa cháy phổ biến hiện nay.
Hệ thống này phù hợp với các toà nhà cao tầng, nhà xưởng, công
trình...
Không phù hợp cho lắp đặt các khu vực phòng máy chủ IT hoặc
những sản phẩm có đặc tính hư hại nhiều khi gặp nước.
- Ưu điểm: Lắp đặt nhanh, dễ dàng và không tốn nhiều chi phí như
các hệ thống chữa cháy chuyên dụng khác.
- Nhược điểm: Không phù hợp với các phòng máy chủ, trung tâm
điều khiển, những kho hàng chứa sản phẩm kỵ nước hoặc các chất cháy
mà nước không chữa cháy được như: Thiết bị điện, điện tử, xăng, dầu…

GVHD : Th.S BÙI THỊ DUYÊN 27


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

- Cấu tạo chung:


1: Tấm dẫn hướng.
2: Bộ cảm ứng nhiệt.
3: Nút chặn.
4: Thân.

Hình 14: Cấu tạo đầu phun sprinkler


- Nguyên lý hoạt động:
Nước được duy trì sẵn trong đường ống, các đầu phun Sprinkler khi
phun sẽ hướng tia nước bao phủ lên khu vực cần bảo vệ. Nước phun ra sẽ
làm giảm nhiệt độ của đám cháy và ngăn chặn đám cháy lan truyền ra khu
vực kế cận. Phần lớn các hệ thống phun nước Sprinkler cũng kèm theo
các thiết bị báo động cháy để cảnh báo khi xảy ra sự cố cháy.
Khi lửa mới bắt đầu xuất hiện, nhiệt độ tỏa ra vẫn còn thấp và nhiệt
độ ở xung quanh đầu phun Sprinkler vẫn chưa đạt đến ngưỡng hoạt của bộ
cảm ứng nhiệt. Tuy nhiên khi đám cháy bùng phát lớn hơn, nhiệt độ lan
tỏa và đạt đến ngưỡng hoạt động của bộ cảm ứng nhiệt thì nó sẽ vỡ ra và
giải phóng nút chặn. Nước từ trong đường ống phun ra ngoài. Dòng nước
chữa cháy phun ra hướng đến tấm dẫn hướng, tấm dẫn hướng sẽ chia đều
dòng nước phun và tỏa rộng ra trên bề mặt diện tích để chữa cháy.

GVHD : Th.S BÙI THỊ DUYÊN 28


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ PHẦN CỨNG CỦA HỆ THỐNG


3.1 Sơ đồ khối chức năng của hệ thống
Hệ thống an toàn, an ninh của đồ án được áp dụng cho nhà thông
minh thông thường gồm có các chức năng cơ bản dưới dây:

Báo rò rỉ Đo nhiệt độ
khí ga độ ẩm

NHÀ
Quản lý Giám sát
vào ra THÔNG bằng camera

MINH
Chữa cháy tự
Báo mưa và động
đóng mở
giếng trời Màn hình hiển
thị

Hình 15: Sơ đồ khối chức năng của hệ thống


Như đã trình bày ở trên, nhà thông minh có rất nhiều chức năng có
thể tích họp, trong đồ án này hệ thống an toàn an ninh của chúng em có
các chức năng chính như: nhận biết và báo rò rỉ khí gas, quản lý hệ thống
cửa vào ra, nhận biết mưa và tự động đóng mở giếng trời, đo và hiển thị
nhiệt độ, độ ẩm, cũng như chữa cháy tự động …

GVHD : Th.S BÙI THỊ DUYÊN 29


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

3.2 Sơ đồ khối của hệ thống:

Khối cảm biến:


Khối chấp
-Cảm biến mưa
hành
- Cảm biến
-Chuông báo
chuyển động
-Động cơ
-Cảm biến khói
đóng mở
khí gas
giếng trời
-Cảm biến nhiệt
độ, độ ẩm. Vi điều
khiển Module sim
Module Thẻ
RFID RFID Atmega
2560 Cửa ra vào

Màn hình LCD


Camera

vòi phun tự
Nguồn động Spinkler

Hình 16: Sơ đồ khối của hệ thống


Hệ thống được chia thành 3 phần chính:
Khối cảm biến đầu vào : gồm nguồn, cảm biến nhiệt độ và độ ẩm
DHT22, cảm biến chuyển động PIR, camera, cảm biến khí MQ135,cảm
biến báo mưa.
Khối điều khiển : dùng Board Arduino Mega2560 sử dụng vi điều
khiển Atmel AVR Atmega2560.
Khối cơ cấu chấp hành: gồm chuông báo, đèn báo, vòi phun tự động
Sprinkler, động cơ servo để đóng/mở, đóng mở giếng trời, màn hình hiển
thị LCD…

GVHD : Th.S BÙI THỊ DUYÊN 30


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

3.3 Giới thiệu chung về Arduino


Arduino thực sự đã gây sóng gió trên thị trường người dùng DIY
(những người tự chế ra sản phẩm của mình) trên toàn thế giới trong vài
năm gần đây, gần giống với những gì Apple đã làm được trên thị trường
thiết bị di động, số lượng người dùng cực lớn và đa dạng với trình độ trải
rộng từ bậc phổ thông lên đến đại học đã làm cho ngay cả những người
tạo ra chúng phải ngạc nhiên về mức độ phổ biến.
Vậy Arduino là gì mà có thể khiến ngay cả những sinh viên và nhà
nghiên cứu tại các trường đại học danh tiếng như MIT, Stanford, Camegie
Mellon cũng phải sử dụng? hoặc ngay cả Google cũng muốn hỗ trợ khi
cho ra đời bộ KIT Arduino Mega ADK dùng để phát triển các ứng dụng
Android tương tác với cảm biến và các thiết bị khác.
Arduino là một bo mạch vi xử lý được dùng lể lập trình tương tác
với các thiết bị phần cứng như cảm biến, động cơ, đèn hoặc các thiết bị
khác. Đặc điểm nổi bật của Arduino và đã giúp Arduino trở nên thành
công hơn tất cả các board mạch khác, trở thành một hiện tượng trong giới
công nghệ là :
Tất cả nền tảng phần cứng, phần mềm đều là mã nguồn mở, mọi
người có thể download schematic, gerber file, mã nguồn của firmware,
IDE, thư viện…để tham khảo hoặc chỉnh sửa phù hợp với mục đích sử
dụng.
Môi trường phát triển ứng dụng cực kỳ dễ sử dụng, với một ngôn
ngữ lập trình sử dụng ngôn ngữ Processing và IDE dựa trên nền tảng
Wiring có thể học một cách nhanh chóng ngay cả với những người ít am
hiểu về điện tử và lập trình, ngoài ra môi trường IDE này tích hợp rất
nhiều thư viện để người dùng có thể khai thác sức mạnh của board mà
không cần viết lại các thư viện quá nhiều.
Giá thành thấp.
Dải sản phẩm rộng đáp ứng mọi nhu cầu sử dụng của mọi đối
tượng.
Tiện lợi trong việc mở rộng với các shield thiết kế theo chuẩn
Không cần thêm bất cứ thành phần nào để có thể bắt đầu phát triển
ứng dụng, không mạch nạp, không mạch giao tiếp với máy tính vì
Arduino đã xây dựng 1 bootloader và mạch giao tiếp máy tính thông qua
USB cho phép nạp chương trình và giao tiếp qua USB.

GVHD : Th.S BÙI THỊ DUYÊN 31


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 17: Giao diện IDE của Arduino

GVHD : Th.S BÙI THỊ DUYÊN 32


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 18: Các dải sản phẩm Arduino và board mở rộng

Hình 19: Minh họa về ghép nối shield với Arduino (1)

GVHD : Th.S BÙI THỊ DUYÊN 33


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 20: Minh họa về ghép nối shield vời Arduino (2)
3.3.1 Board Arduino Mega 2560
Arduino Mega 2560 là 1 bo mạch thiết kế với bộ xử lý trung tâm là
vi điều khiển AVR Atmega2560. Dòng vi điều khiển này cho phép lập
trình các ứng dụng điều khiển phức tạp do được trang bị cấu hình mạnh
với các loại bộ nhớ ROM, RAM và FLASH, các ngõ vào ra digital I/O
trong đó cón nhiều ngõ có khả năng xuất tín hiệu PWM, các ngõ đọc tín
hiệu analog và các chuẩn giao tiếp đa dạng như UART, SPI, TWI (I2C).

GVHD : Th.S BÙI THỊ DUYÊN 34


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 21: Board Arduino Mega 2560


Bảng 2: Thông số kĩ thuật của Arduino Mega 2560

Vi điều khiển ATmega2560

Điện áp hoạt động 5V


Điện áp đầu vào (khuyên dùng) 7-12V
Điện áp vào (giới hạn) 6-20V
54 (trong đó có 15 ngõ ra có khả
Số ngõ I/O số
năng phát xung PWM)
Ngõ vào tương tự 16
Dòng điện cấp cho mỗi ngõ vào/ra 40 mA
Dòng điện cấp cho mỗi ngõ vào/ra
50 mA
(điện áp 3.3V)
256 KB trong đó 8KB sử dụng làm
Dung lượng bộ nhớ Flash
bootloader
SRAM 8 KB
EEPROM 4 KB
Tốc độ hoạt động 16 MHz
- Sơ đồ chân của vi xử lý Atemega 2560:

GVHD : Th.S BÙI THỊ DUYÊN 35


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 22: Bố trí pin chân Atmega 2560

Bảng 3: Ký hiệu chân và chức năng


PIN Ký hiệu Mapped Pin Name
1 PG5 ( OC0B ) Digital pin 4 (PWM)
2 PE0 ( RXD0/PCINT8 ) Digital pin 0 (RX0)
3 PE1 ( TXD0 ) Digital pin 1 (TX0)
4 PE2 ( XCK0/AIN0 )
5 PE3 ( OC3A/AIN1 ) Digital pin 5 (PWM)

GVHD : Th.S BÙI THỊ DUYÊN 36


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

6 PE4 ( OC3B/INT4 ) Digital pin 2 (PWM)


7 PE5 ( OC3C/INT5 ) Digital pin 3 (PWM)
8 PE6 ( T3/INT6 )
9 PE7 ( CLKO/ICP3/INT7 )
10 VCC VCC
11 GND GND
12 PH0 ( RXD2 ) Digital pin 17 (RX2)
13 PH1 ( TXD2 ) Digital pin 16 (TX2)
14 PH2 ( XCK2 )
15 PH3 ( OC4A ) Digital pin 6 (PWM)
16 PH4 ( OC4B ) Digital pin 7 (PWM)
17 PH5 ( OC4C ) Digital pin 8 (PWM)
18 PH6 ( OC2B ) Digital pin 9 (PWM)
19 PB0 ( SS/PCINT0 ) Digital pin 53 (SS)
20 PB1 ( SCK/PCINT1 ) Digital pin 52 (SCK)
21 PB2 ( MOSI/PCINT2 ) Digital pin 51 (MOSI)
22 PB3 ( MISO/PCINT3 ) Digital pin 50 (MISO)
23 PB4 ( OC2A/PCINT4 ) Digital pin 10 (PWM)
24 PB5 ( OC1A/PCINT5 ) Digital pin 11 (PWM)
25 PB6 ( OC1B/PCINT6 ) Digital pin 12 (PWM)
26 PB7 ( OC0A/OC1C/PCINT7 ) Digital pin 13 (PWM)
27 PH7 ( T4 )
28 PG3 ( TOSC2 )
29 PG4 ( TOSC1 )
30 RESET RESET
31 VCC VCC
32 GND GND
33 XTAL2 XTAL2
34 XTAL1 XTAL1
35 PL0 ( ICP4 ) Digital pin 49
36 PL1 ( ICP5 ) Digital pin 48
37 PL2 ( T5 ) Digital pin 47
38 PL3 ( OC5A ) Digital pin 46 (PWM)
39 PL4 ( OC5B ) Digital pin 45 (PWM)
40 PL5 ( OC5C ) Digital pin 44 (PWM)
41 PL6 Digital pin 43
42 PL7 Digital pin 42
43 PD0 ( SCL/INT0 ) Digital pin 21 (SCL)
GVHD : Th.S BÙI THỊ DUYÊN 37
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

44 PD1 ( SDA/INT1 ) Digital pin 20 (SDA)


45 PD2 ( RXDI/INT2 ) Digital pin 19 (RX1)
46 PD3 ( TXD1/INT3 ) Digital pin 18 (TX1)
47 PD4 ( ICP1 )
48 PD5 ( XCK1 )
49 PD6 ( T1 )
50 PD7 ( T0 ) Digital pin 38
51 PG0 ( WR ) Digital pin 41
52 PG1 ( RD ) Digital pin 40
53 PC0 ( A8 ) Digital pin 37
54 PC1 ( A9 ) Digital pin 36
55 PC2 ( A10 ) Digital pin 35
56 PC3 ( A11 ) Digital pin 34
57 PC4 ( A12 ) Digital pin 33
58 PC5 ( A13 ) Digital pin 32
59 PC6 ( A14 ) Digital pin 31
60 PC7 ( A15 ) Digital pin 30
61 VCC VCC
62 GND GND
63 PJ0 ( RXD3/PCINT9 ) Digital pin 15 (RX3)
64 PJ1 ( TXD3/PCINT10 ) Digital pin 14 (TX3)
65 PJ2 ( XCK3/PCINT11 )
66 PJ3 ( PCINT12 )
67 PJ4 ( PCINT13 )
68 PJ5 ( PCINT14 )
69 PJ6 ( PCINT 15 )
70 PG2 ( ALE ) Digital pin 39
71 PA7 ( AD7 ) Digital pin 29
72 PA6 ( AD6 ) Digital pin 28
73 PA5 ( AD5 ) Digital pin 27
74 PA4 ( AD4 ) Digital pin 26
75 PA3 ( AD3 ) Digital pin 25
76 PA2 ( AD2 ) Digital pin 24
77 PA1 ( AD1 ) Digital pin 23
78 PA0 ( AD0 ) Digital pin 22
79 PJ7
80 VCC VCC
81 GND GND
GVHD : Th.S BÙI THỊ DUYÊN 38
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

82 PK7 ( ADC15/PCINT23 ) Analog pin 15


83 PK6 ( ADC14/PCINT22 ) Analog pin 14
84 PK5 ( ADC13/PCINT21 ) Analog pin 13
85 PK4 ( ADC12/PCINT20 ) Analog pin 12
86 PK3 ( ADC11/PCINT19 ) Analog pin 11
87 PK2 ( ADC10/PCINT18 ) Analog pin 10
88 PK1 ( ADC9/PCINT17 ) Analog pin 9
89 PK0 ( ADC8/PCINT16 ) Analog pin 8
90 PF7 ( ADC7 ) Analog pin 7
91 PF6 ( ADC6 ) Analog pin 6
92 PF5 ( ADC5/TMS ) Analog pin 5
93 PF4 ( ADC4/TMK ) Analog pin 4
94 PF3 ( ADC3 ) Analog pin 3
95 PF2 ( ADC2 ) Analog pin 2
96 PF1 ( ADC1 ) Analog pin 1
97 PF0 ( ADC0 ) Analog pin 0
98 AREF Analog Reference
99 GND GND
100 AVCC VCC
3.3.2 Giới thiệu về các tính năng của Arduino Mega 2560
- Digital Input
Bo mạch Arduino có các cổng digital có thể cấu hình làm ngõ vào
hoặc ngõ ra bằng phần mềm. Do đó người dùng có thể linh hoạt quyết định
số lượng ngõ vào và ngõ ra.
Tổng số lượng cổng digital trên Atmega2560 là 54.
- Analog
Bo mạch Arduino được trang bị các ngõ vào analog với độ phân
giải 10-bit ( 1024 phân mức, ví dụ với điện áp chuẩn là 5V thì độ phân
giải khoảng 0.5mV).
Số lượng cổng vào analog là 16.
Với tính năng đọc analog, người dùng có thể đọc nhiều loại cảm
biến như nhiệt độ, áp suất, độ ẩm, ánh sáng, gyro, accelerometer…
- Digital Output
PWM output Tương tự như các cổng vào digital, người dùng có thể
cấu hình trên phần mềm để quyết định dùng ngõ digatal nào là ngõ ra.

GVHD : Th.S BÙI THỊ DUYÊN 39


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Tổng số lượng cổng digital là 54.


Trong số các cổng digital, người dùng có thể chọn 1 số cổng dùng
để xuất tín hiệu điều chế xung PWM. Độ phân giải của các tín hiệu PWM
này là 8-bit.
Số lượng cổng PWM là 14.
PWM có nhiều ứng dụng trong viễn thông, xử lý âm thanh hoặc
điều khiển động cơ mà phổ biến nhất là động cơ servor trong các máy bay
mô hình.
- Serial
Đây là chuẩn giao tiếp nối tiếp được dùng rất phổ biến trên các bo
mạch Arduino. Mỗi bo mạch được trang bị một số cổng Serial cứng (việc
giao tiếp do phần cứng trong chip thực hiện). Bên cạnh đó, tất cả các cổng
digital còn lại đều có thể thực hiện giao tiếp nối tiếp bằng phần mềm (có
thư viện chuẩn người dùng không cần phải viết code). Mức tín hiệu của
các cổng này là TTL 5V. Lưu ý cổng nối tiếp RS-232 trên các thiết bị
hoặc PC có mức tín hiệu là UART 12V. Để giao tiếp được giữa 2 mức tín
hiệu cần phải có bộ chuyển mức, ví dụ như chip MAX232.
Số lượng cổng serial cứng của Atmega2560 là 4.
Với tính năng giao tiếp nối tiếp, các bo Arduino có thể giao tiếp
được với rất nhiều thiết bị như PC, touchscreen, các game console,…
- USB
Các bo mạch Arduino tiêu chuẩn đều có trạng bị một cổng USB để
thực hiện kết nối với máy tính dùng cho việc tải chương trình. Tuy nhiên
các chip AVR không có cổng USB, do đó các bo mạch Arduino phải trang
bị thêm phần chuyển đổi từ USB thành tín hiệu UART. Do đó máy tính
nhận diện cổng USB này là cổng COM chứ khổng phải cổng USB tiêu
chuẩn.
- SPI
Đây là một chuẩn giao tiếp nối tiếp đồng bộ có bus gồm 4 dây. Với
tính năng này các bo Arduino có thể kết nối với các thiết bị như LCD, bộ
điều khiển video game, bộ điều khiển cảm biến các loại, đọc thể nhớ SD
và MMC.
- TWI (I2C)
Đây là chuẩn giao tiếp đồng bộ khác nhưng bus chỉ có 2 dây. Với
tính năng này, các bo Arduino có thể giao tiếp với một số loại cảm biến

GVHD : Th.S BÙI THỊ DUYÊN 40


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

như thermostat của CPU, tốc độ quạt, một số màn hình OLED/LCD, đọc
real- time clock, chỉnh âm lượng cho một số loại loa.
- Nguồn
Arduino2560 có thể được cấp nguồn thông qua kết nối USB hoặc
vơi một nguồn cung cấp bên ngoài. Các nguồn năng lượng được chọn tự
động. Ngoài ra có thể cấp điện từ một bộ chuyển đổi AC – to – DC hoặc
PIN. Các bộ chuyển đổi có thể được nối bằng cách cắm một plug trung
tâm vào jack cắm điện của bo mạch.
Bo mạch có thể hoạt động với một điện áp vào từ 6 – 20 V. Nếu ta
sử dụng ít hơn 7V thì pin 5V có thể cung cấp ít hơn 5V dẫn đến bo mạch
hoạt động không được ổn định. Nếu sử dụng nhiều hơn 12V, bộ điều
chỉnh điện áp có thể bị nóng và làm ảnh hưởng đến các bảng mạch. Vì vậy
phạm vi điện áp vào đề nghị là từ 7 – 12V.
Phần nguồn bao gồm các chân :
Chân VIN:
Cấp điện áp đầu vào cho các board Arduino khi nó sử dụng một
nguồn điện bên ngoài. Bạn có thể cung cấp điện áp thông qua pin này,
hoặc có thể thông qua jack cắm điện.
Chân 5V:
Cấp điện áp 5V đầu ra. Bo mạch có thể được cấp nguồn từ các jack
cắm điện DC ( 7 – 12 V), kết nối USB ( 5V), hoặc pin VIN (7 – 12V).
Chân 3.3V:
Cấp điện áp 3.3V đầu ra. Dòng tối đa cho phép là 50mA.
Chân GND:
Cực âm của nguồn điện cấp cho Arduino. Khi bạn dùng các thiết bị
sử dụng những nguồn điện riêng biệt thì những chân này phải được nối
với nhau.
Chân IOREF:
Cổng này quy định các điện áp tham chiếu được phép cung cấp cho
vi điều khiển hoạt động. Nó có chức năng lựa chọn nguồn năng lượng
thích hợp để bo mạch làm việc với 5V hoặc 3.3V.
3.3.3 Thiết kế nguồn của hệ thống
a, Nguồn adapter
Nguồn adapter được sử dụng để cấp nguồn cho hệ thống bao gồm 2
adapter 12V/1A, 1 adapter Asus 90W 19V/4,74A.
GVHD : Th.S BÙI THỊ DUYÊN 41
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

b, Module nguồn LM2596


- Giới thiệu chung
Dòng LM2596 của nhà sản xuất Texas Instruments là một vi mạch
tích hợp, có khả năng chuyển đổi dòng 3A với một sự ổn định tuyệt vời.
Những vi mạch này có sẵn điện ấp đầu ra cố định là 3.3V, 5V, 12V.
Để đáp ứng những yêu cầu của tối thiểu của khác hàng, hãng sản
xuất đã cố gắng để đơn giản hóa tối đa cách sử dụng bằng cách cố định
các bộ dao động nội và tần số dao động.
Dòng LM2596 hoạt động ở tần số 150kHz, do đó nó cho phép các
thành phần bộ lọc có kích thước nhỏ hơn so với những gì cần phải có đối
với một mạch điều chỉnh tần số thấp hơn.

Hình 23: Module nguồn LM2596 2V


- Thông số cơ bản
3.3V, 5V, 12V và một số phiên bản đầu ra có thể điều chỉnh được.
Phạm vi dải điện áp đầu ra có thể điều chỉnh 1.2V – 37V ± 4% tối
đa trên dòng và điều kiện tải.
Đảm bảo dòng đầu ra tải 3A.
Phạm vi điện áp đầu vào có thể lên đến 40V tùy phiển bản, ở phiên
bản sử dụng đầu vào điện áp là 7-32VDC, 7-24VAC.
Yêu cầu chỉ cần 4 thành phần bên ngoài.
Tần số dao động nội bộ cố định là 150kHz.
Hiệu suất cao.
Sử dụng dễ dàng, có sẵn cảm ứng tiêu chuẩn.
- Sơ đồ chân và sơ đồ kết nối
Phiên bản điện áp đầu ra cố định

GVHD : Th.S BÙI THỊ DUYÊN 42


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 24: Một thiết kế cơ bản mạch nguồn sử dụng chip LM2596 5V

Hình 25: Sơ đồ chân cách đóng gói DDPAK/TO-263 (S)

- Đặc điểm kỹ thuật của LM 2596:


Bảng 4: Đặc điểm kỹ thuật của LM 2596

Ký LM 2596
Tham số Điều kiện Đơn vị
hiệu Type Limit
V
Điện áp 4.5V ≤ V IN ≤ 40V;
VFB 1.230 1.193/1.180 V (min)
phản hổi 0.2A ≤ ITẢI≤3A
1.267/1.280 V (max)
ɳ Hiệu VIN = 12V, V OUT =
73 %
suất 3V, ITẢI = 3A

GVHD : Th.S BÙI THỊ DUYÊN 43


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

c, Module nguồn AMS1117


- Giới thiệu chung
AMS1117 là dòng IC ổn định điện áp đầu ra từ 5-3.3V, cung cấp
dòng 0.8A ở đầu ra và hoạt động xuống 1V với các đầu vào hoặc đầu ra
khác nhau. Sụt áp của thiết bị được đảm bảo ở mức tối đa là 1.3V, giảm
xuống ở mức thấp nhất của dòng tải.

Hình 26: Module nguồn AMS1117


- Các tính năng
Kích thước 25 x 11 mm.
Tụ lọc nguồn vào và ngõ ra giúp áp ra phẳng và ổn định. LED
nguồn được dán ở mặt trên.
Điều chỉnh hoặc cố định điện áp ở mức: 1.5V, 1.8V, 2.5V, 2.85V,
3.3V và 5.0V.
Đầu ra dòng điện 0.8A.
Quy định về dòng: 0.2% Max.
Quy định về áp: 0.4% Max.
Gói 223 và 252 có sẵn.
- Ứng dụng
Cung cấp nguồn cho board mạch vi điều khiển.
Hiệu suất hoạt động cao.
Cổng điều chỉnh cho chuyển đổi nguồn cung cấp.
GVHD : Th.S BÙI THỊ DUYÊN 44
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Dải điều khiển từ 5V-3.3V.


Sạc pin.
Quản lí nguồn điện cho Notebook.
- Sơ đồ chân và sơ đồ kết nối

Hình 27: Sơ đồ chân AMS 1117


- Thứ tự chân :
1 – Ground/Adjust
2 – VOUT
3 – VIN

Hình 28: Thiết kế của module AMS1117

GVHD : Th.S BÙI THỊ DUYÊN 45


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

3.4 Cảm biến nhiệt độ & độ ẩm DHT22


3.4.1 Giới thiệu chung
DHT là tên gọi chung của dòng cảm biến nhiệt độ - độ ẩm do hãng
Aosong(Guangzhou) Electronics Co.,Ltd chế tạo. So với các loại cảm
biến khác thì DHT tương đối chậm và chỉ có các chức năng cơ bản nhưng
do được tích hợp tốt và giá rẻ nên cảm biến dòng DHT được sử dụng khá
rộng rãi. Cảm biến DHT có 2 loại là DHT11 và DHT22, ở trong phạm vi
đồ án này em sử dụng cảm biến DHT22 .
Về cơ bản cấu tạo của 1 cảm biến DHT gồm 2 phần : cảm biến độ
ẩm dạng điện dung và một nhiệt điện trở( thực tế là 1 cảm biến nhiệt độ
dạng DS18B20). Ngoài ra còn có một số thành phần cơ bản bên trong như
vi điều khiển 8 bit để chuyển đổi tương tự số và đọc dữ liệu tinh chỉnh, bù
nhiệt độ được lưu trữ trong ROM OTP và xuất giá trị của nhiệt độ, độ ẩm
ra đầu ra của cảm biến. Dữ liệu đầu ra của cảm biến là tín hiệu số nên
DHT22 có thể giao tiếp với mọi vi điều khiển một cách dễ dàng.
Với kích cỡ nhỏ và khả năng truyền tín hiệu đi xa 20m DHT22 thích
hợp với mọi loại ứng dụng đòi hỏi cao nhất.
3.4.2 Các đặc điểm của DHT22
- Các đặc điểm chung
Được bù nhiệt độ trên toàn bộ dải đo.
Tín hiệu số đã được chỉnh định
Có khả năng truyền tín hiệu đi xa 20m.
Giữ được độ ổn định, chính xác của cảm biến trong thời gian dài.
Tiêu thụ dòng ít chỉ 2.5mA khi chuyển đổi giá trị.
Không cần thêm thành phần gắn ngoài bổ sung.

GVHD : Th.S BÙI THỊ DUYÊN 46


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 29: Cảm biến DHT22

Hình 30: Kích thước của cảm biến DHT22

Bảng 5: Chức năng các pin DHT22

Pin Chức năng


1 VDD
2 DATA
3 NC

GVHD : Th.S BÙI THỊ DUYÊN 47


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

4 GND
- Thông số kĩ thuật
Bảng 6: Thông số kĩ thuật của cảm biến DHT22

Thông số Giá trị


Nguồn cung cấp 3.3-6V
Tín hiệu đầu ra Giá trị số qua bus 1 dây duy nhất
Thành phần cảm Cảm biến độ ẩm điện dung và cảm biến nhiệt độ
biến DS18B20
Dải đo Độ ẩm: 0-100% RH; Nhiệt độ: -40 – 125 oC
Độ chính xác Độ ẩm: ±2 RH; Nhiệt độ ±0.2 oC
Độ phân giải và
Độ ẩm: 0.1 RH; Nhiệt độ: 0.1 oC
độ nhạy
- Cung cấp nguồn
Ta cấp nguồn từ 3.3-6V cho cảm biến, khi mới cấp nguồn thì không
gửi bất kì lệnh nào tới cảm biến trong vòng 1s để đảm bảo cảm biến hoạt
động ổn định, một tụ 100nF có thể được đặt giữa pin VDD và GND của
cảm biến để lọc dạng sóng.
3.4.3 Giao tiếp giữa vi điều khiển và cảm biến
Bus dữ liệu một dây được sử dụng để giao tiếp giữa vi điều khiển và
cảm biến DHT22, thời gian để thực hiện 1 lần giao tiếp là 5ms
Dữ liệu gồm phần nguyên và phần thập phân, DHT22 sẽ gửi bit có
trọng số cao trước.
Dữ liệu là 8 bit số nguyên của dữ liệu độ ẩm + 8 bit số thập phân
của dữ liệu độ ẩm + 8 bit số nguyên của dữ liệu nhiệt độ + 8 bit số thập
phân của dữ liệu nhiệt độ + 8 bit kiểm tra lỗi
Nếu dữ liệu truyền đúng thì mã kiểm tra lỗi sẽ là 8 bit cuối cùng
của “8 bit số nguyên của dữ liệu độ ẩm + 8 bit số thập phân của dữ liệu độ
ẩm + 8 bit số nguyên của dữ liệu nhiệt độ + 8 bit số thập phân của dữ liệu
nhiệt độ”.
Khi vi điều khiển gửi tín hiệu bắt đầu, DHT22 chuyển từ trạng thái
nghỉ sang trạng thái chạy, khi vi điều khiển hoàn thành việc gửi tín hiệu
bắt đầu thì DHT22 sẽ gửi phản hồi tín hiệu có độ dài 40 bit tới vi điều
khiển. Khi không có tín hiệu bắt đầu từ vi điều khiển, DHT22 sẽ không
GVHD : Th.S BÙI THỊ DUYÊN 48
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

gửi tín hiệu phản hồi tới vi điều khiển. Một tín hiệu bắt đầu từ vi điều
khiển gửi tới DHT22 thì DHT22 sẽ gửi phản hồi dữ liệu nhiệt độ, độ ẩm
về vi điều khiển một lần. Khi DHT22 hoàn thành việc gửi dữ liệu thì nó
lại chuyển về trạng thái tiết kiệm năng lượng.
Bước 1: Vi điều khiển gửi tín hiệu bắt đầu quá trình giao tiếp, chuyển đổi
tới DHT22.
Ở trạng thái không hoạt động bus dữ liệu ở mức cao, khi quá trình
giao tiếp giữa vi điều khiển và DHT22 bắt đầu, chương trình của vi điều
khiển sẽ chuyển điện áp ở bus dữ liệu từ mức cao xuống mức thấp, quá
trình này đòi hỏi tối thiêu 18ms để đảm bảo DHT22 có thể nhận được tín
hiệu của vi điều khiển, sau đó vi điều khiển sẽ chờ 20-40µs để DHT22 gửi
tín hiệu phản hồi.
Bước 2: DHT22 gửi tín hiệu phản hồi tới vi điều khiển
Khi DHT22 nhận được tín hiệu bắt đầu, DHT22 sẽ gửi ra tín hiệu
điện áp thấp, tín hiệu này kéo dài 80µs sau đó chương trình của DHT22 sẽ
chuyển điện áp của bus dữ liệu từ thấp lên cao và giữ nguyên ở mức này
trong vòng 80µs để DHT22 chuẩn bị gửi dữ liệu.
Bước 3 : DHT22 gửi dữ liệu tới vi điều khiển
Khi DHT22 đang gửi dữ liệu tới vi điều khiển, mỗi bit truyền bắt
đầu với mức điện áp thấp kéo dài trong 50µs, sau đó độ dài của tín hiệu
mức cao sẽ quyết định bit đó là mức 1 hay mức 0. Nếu thời gian điện áp
duy trì ở mức cao là 26-28µs thì dữ liệu là 0, còn nếu dữ liệu duy trì ở
mức cáo trong 70µs có nghĩa là mức 1.
3.5 Động cơ Servo SG90
3.5.1 Giới thiệu
Ở trong khuôn khổ đồ án này chúng em sử dụng động cơ Servo để
đóng mở cửa và đóng mở giếng trời, đây là một dạng động cơ đặc biệt.
Không giống như động cơ thông thường cứ cắm điện vào là quay liên tục,
servo chỉ quay khi được điều khiển (thông qua xung PWM) với góc quay
nằm trong khoảng bất kì từ 0º - 180º. Mỗi loại servo có kích thước, khối
lượng và cấu tạo khác nhau. Có loại thì nặng chỉ 9g (chủ yếu dùng trên
máy bay mô hình), có loại thì sở hữu một momen lực (vài chục N/m).

GVHD : Th.S BÙI THỊ DUYÊN 49


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 31: Động cơ Servo SG90


Động cơ servo được thiết kế những hệ thống hồi tiếp vòng kín. Tín
hiệu ra của động cơ được kết nối với một mạch điều khiển. Khi động cơ
quay, vận tốc và vị trí sẽ được hồi tiếp về mạch điều khiển này. Nếu có
bất cứ lý do nào ngăn cản chuyển động quay của động cơ, cơ cấu hồi tiếp
sẽ nhận thấy tín hiệu ra chưa đạt được vị trí mong muốn. Mạch điều khiển
tiếp tục chỉnh sai lệch cho động cơ đạt được điểm chính xác. Các động cơ
servo điều khiển bằng liên lạc vô tuyến được gọi là đông cơ serco RC
(radio – controlled). Trong thực tế, bản thân động cơ servo không phải
được điều khiển bằng vô tuyến, nó chỉ nối với máy thu vô tuyến trên máy
bay hay xe hơi. Động cơ servo nhận tín hiệu từ máy thu này.
3.5.2 Thông số kỹ thuật
Khối lượng: 9g.
Kích thước: 22.2 x 11.8 x 31 mm.
Momen xoắn: 1.8kg/cm.
Tốc độ hoạt động: 4.8V (~5V).
Nhiệt độ hoạt động: 0ºC – 55ºC.
3.5.3 Cách thức giao tiếp với vi điều khiển
Ta nối dây màu đỏ với nguồn 5V, dây màu nâu với GND, dây màu
cam với chân phát xung của vi điều khiển. Ở chân cấp xung cấp 1 xung từ
1ms – 2ms để điều khiển góc quay theo ý muốn.

GVHD : Th.S BÙI THỊ DUYÊN 50


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 32: Cách kết nối động cơ servo với vi điều khiển
3.6 Module cảm biến chuyển động
3.6.1 Giới thiệu về cảm biến PIR
Để thực hiện các chức năng như bật đèn tự động khi có người đi
qua hoặc chế độ chống trộm chúng em đã sử dụng cảm biến hồng ngoại
thụ động. Cảm biến PIR (Passive InfrarRed sensor) tức là bộ cảm biến thụ
động dùng nguồn kích thích là tia hông ngoại. Tia hồng ngoại (IR) chính
là các tia phát ra từ các vật thể có nhiệt độ. Trong có cơ thể sống như con
người chúng ta luôn có thân nhiệt (thông thường là ở 37ºC), và từ cơ thể
chúng ta sẽ luôn phát ra các tia nhiệt, hay còn gọi là các tia hồng ngoại,
người ta sẽ dùng một tế bào điện để chuyển đổi tia nhiệt ra dạng tín hiệu
điện và nhờ đó mà có thể làm ra cảm biến phát hiện các vật thể nóng đang
chuyển động. Cảm biến này gọi là thụ động vì nó không dùng nguồn nhiệt
tự phát (làm nguồn kích từ hay chủ động) mà chỉ phụ thuộc vào các nguồn
nhiệt phát ra từ bên ngoài.

GVHD : Th.S BÙI THỊ DUYÊN 51


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 33: Cảm biến PIR


3.6.2 Cấu tạo của cảm biến PIR
Mọi vật thể đều được cấu tạo từ những phân tử nhỏ li ti, nhiệt là
một dạng năng lượng tạo ra từ các xao động của các phần tử, đó là các
chuyển động hỗn loạn, không có trật tự. Từ các xao động này, nó phát ra
các tia nhiệt, bằng cảm giác thông thường của giác quan, chúng ra gọi nó
sức nóng. Ở mỗi người thân nhiệt ổn định ở mức 37ºC, đó là nguồn nhiệt
mà ai cũng có và nếu dùng linh kiện cảm ứng thân nhiệt, chúng ta sẽ có
thiết bị phát hiện ra các vật thể phát ra tia nhiệt.
Người ta tạo ra cảm biến PIR bằng cách gắn 2 cảm ứng pyroelentric
tia nhiệt nằm ngang và được nối vào cực Gate của một transistor FET để
khuếch đại tín hiệu điện, có 3 ngõ ra, chân 1 (Drain) nối nguồn Vcc, chân
2 (Source) tín hiệu output ngõ ra của cảm biến, chân 3 (Ground) nối mass.
Ngoài ra phía trên 2 cảm ứng pyroelectric tia nhiệt người ta gắn thêm một
tấm kính để lọc lấy tia nhiệt (tia hồng ngoại).

GVHD : Th.S BÙI THỊ DUYÊN 52


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 34: Sơ đồ cấu tạo PIR


3.6.3 Cấu tạo chung module PIR HC–SR501
PIR HC – SR501 là giải pháp phát hiện, cảnh báo có sự xuất hiện
của con người trong một khu vực hoặc phạm vi nhất định. Ví dụ như bật
đèn hoặc hú còi báo động khi có người xuất hiện trong khu vực cần cảnh
báo.
Một cảm biến PIR kết hợp với một ống kính Fresnel được gắn trên
một PCB kích thước nhỏ gọn cùng với một IC Analog và các linh kiện
khác để tạo thành một Module hoàn chỉnh, độ ra mức cao và độ rộng xung
có thể thay đổi được.

GVHD : Th.S BÙI THỊ DUYÊN 53


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 35:Module PIR HC – SR501

Hình 36: Các bộ phận chính của module PIR

GVHD : Th.S BÙI THỊ DUYÊN 54


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Module cảm biến PIR HC – SR501 gồm các khối: cảm biến PIR,
khối khuếch đại tín hiệu, khối so sánh, khối định thời delay và tín hiệu
được đưa ra công tắc tự động để điều khiển các thiết bị khác.

Hình 37: Nguyên lý hoạt động của module PIR HC-SR501


- Thiết bị hội tụ tia nhiệt của module cảm biến PIR
Các tia nhiệt phát ra từ các vật thể sống rất yếu và rất phân tán, để
tăng độ rộng cho đầu rò cũng như hội tụ các tia nhiệt đúng vị trí của cảm
biến PIR, người ta dùng kính Fresnel để chụp lên đầu cảm biến PIR. Đồng
thời cũng giúp cho cảm biến tránh được các tia tử ngoại từ môi trường bên
ngoài chiếu vào đầu cảm biến.

Hình 38: Lăng Kính Fresnel

GVHD : Th.S BÙI THỊ DUYÊN 55


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 39: Nguyên lý hội tụ tia nhiệt của kính Fresnel


- Thông số kỹ thuật
Điện áp sử dụng: 4.5 – 20V DC
Đầu ra tín hiệu: 0 hoặc 3.3V
Thời gian trễ: tùy chỉnh từ 0 – 200 giây
Kích thước: 32 x 24 x 15mm
Góc quét phát hiện: dưới 100º
Cảm biến PIR: 500BP
Khoảng cách phát hiện: 2 – 5m
Chế độ hoạt động ( 2 chế độ):
L: không lặp lại kích hoạt
H: lặp lại kích hoạt
- Tính năng
PIR HC – SR501 cảm biến chuyển động chỉnh được độ nhạy bảo
gồm 2 biến trở. Một biến trở điều chỉnh độ nhạy của cảm biến ( có tên
SX), một biến trở điều chỉnh thời gian đóng của cảm biến ( T X). Vặn biến
trở về bên phải sẽ làm tăng giá trị của biến trở và ngược lại.
Điều làm cho PIR HC – SR501 trở nên đặc biệt đó là khả năng điều
chỉnh được độ nhạy. Khả năng này thực sự rất hữu ích khi trong nhà
chúng ta có thú cưng. Với cảm biến PIR không có biến trở điều chỉnh độ
nhạy, khi thú cưng của bạn đi ngang qua sẽ vẫn có tác dụng với cảm biến

GVHD : Th.S BÙI THỊ DUYÊN 56


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

và làm cảm biến đóng. Điều này thật sự không tốt và gây phiền phức. Nó
gây nên báo động giả cho một số trường hợp.
Tự động cảm ứng khi có người vào phạm vi của cảm ứng
Kiểm soát ánh sáng ( tùy chọn): Bạn có thể xem bị trí lắp quang trở,
khi có quang trở sẽ thiết đặt module hoạt động ban ngày hoặc ban đêm
Thiết lập 2 chế độ kích hoạt: L: không lặp đi lặp lại; H: có thể lặp đi
lặp lại.
Không lặp đi lặp lại: Module tự động đưa về mức thấp khi
hết thời gian trễ.
Lặp đi lặp lại: Module luôn giữ ở mức cao cho đến khi không
còn người chuyển động.
3.7 Module relay 4 kênh
3.7.1 Giới thiệu
Để đóng cắt các các cơ cấu chấp hành sử dụng điện áp xoay chiều
trong đồ án này chúng em sử dụng module relay 4 kênh. Rơ-le (relay) là
một loại linh kiện điện tử thụ động rất hay gặp trong các ứng dụng thực
tế, có sự ổn định cao và rất dễ dàng bảo trì. Rơ-le là một công tắc điện tử
được kích hoạt bằng điện thay vì dùng tay, có 2 trạng thái: đóng và mở.
Có 2 loại module rơ-le:
Module rơ-le đóng ở mức thấp (nối cực âm vào chân tín hiệu
rơ-le sẽ đóng ).
Module rơ-le đóng ở mức cao ( nối cực dương vào chân tín
hiệu rơ-le sẽ đóng).

Hình 40: Module Relay 4 kênh 5V – 220V/10A

GVHD : Th.S BÙI THỊ DUYÊN 57


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

3.7.2 Chức năng


Dùng để đóng cắt các nguồn điện DC hoặc AC.
Thiết kế bảo vệ sử dụng opto cách ly với mạch điều khiển.
Dễ dàng điều khiển bởi hầu hết các dòng vi điều khiển Arduino,
8051, AVR, PIC, DSP, ARM, PLC, MSP430, TTL logic,…
Rơ-le được tác động ở mức thấp.
LED hiển thị trạng thái của mỗi rơ-le.
3.7.3 Thông số kỹ thuật
Rơ-le hiệu suất cao: 250VAC/10A; 30VDC/10A.
Mỗi kênh chỉ cần dòng 15 – 20mA để điều khiển.
Kích thước: 7.5cm x 5.5cm x 2cm.
3.7.4 Sơ đồ chân và sơ đồ kết nối

Hình 41: Schematic module relay 4 kênh


Ta phân tích hoạt động của 1 relay sử dụng Transistor NPN C1815:
Khi có tín hiệu DK = 1, transistor NPN thông, cuộn hút rơ-le có điện,
tiếp điểm 1 nối với 3. LED 1 sáng.

GVHD : Th.S BÙI THỊ DUYÊN 58


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Khi tín hiệu DK = 0, transistor NPN tắt, cuộn hút rơ-le mất điện, tiếp
điểm 1 nối với 2 trở về trạng thái ban đầu, đèn LED 1 tắt.
Diot D1 được mắc song song với cuộn hút có tác dụng xả dòng khi
cuộn hút không hoạt động.
3.8 Module cảm biến khí MQ135
3.8.1 Giới thiệu
Trong đồ án này để báo khói, rò rỉ khí gas giúp cảnh báo cháy nổ thì
chúng em đã sử dụng module cảm biến khí MQ135. MQ 135 là một cảm
biến khí, thường được dùng trong các thiết bị kiểm tra chất lượng không
khí bên trong cao ốc, văn phòng, công ty,…Phát hiện NH 3, NOX, Alcohol,
Benzen, khói, CO 2,…
Với những tính năng hữu ích và vượt trội cùng cấu tạo đơn giản và
chi phí thấp nên được ứng rộng dãi trong công nghiệp và dân dụng.

Hình 42: Module MQ 135


3.8.2 Tính năng và thông số kĩ thuật
- Thông số kĩ thuật
Bảng 7: Thông số kĩ thuật của module MQ135


Tên tham số Điều kiện kỹ thuật
hiệu
VC Điện áp nguồn ≤ 24V DC

VH Điện áp của heater 5V ± 0.1 AC/DC

RL Điện trở tải (thay đổi được) 2kΩ - 47kΩ

GVHD : Th.S BÙI THỊ DUYÊN 59


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

RH Điện trở của heater 33Ω ± 5%


PH Công suất tiêu thụ của heater < 800mW
- Tính năng
Kích thước 32mm*20mm.
Phạm vi phát hiện tương đối rộng.
Bền, tuổi thọ cao.
Phản ứng nhanh, độ nhạy cao.
Mạch điều khiển đơn giản.
3.8.3 Sơ đồ chân và và cách kết nối

Hình 43: Sơ đồ chân MQ 135

Hình 44: Sơ đồ kết nối module MQ 135

GVHD : Th.S BÙI THỊ DUYÊN 60


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Cách kết nối module MQ135 là :


VCC nối nguồn +5V.
GND nối GND.
AO nối A6 của Arduino Mega 2560.
DO nối Digital 32 của Arduino Mega 2560.
3.9 Chuông điện

Hình 45: Chuông điện 220V


- Thông số kỹ thuật:

Bảng 8: Thông số kỹ thuật chuông điện 220V

Kiểu chuông Chuông điện


Hướng tác dụng Đa hướng

Điện áp vào 220V/AC (50- 60) Hz

Âm lượng 50bB
Kích thước φ10 cm, hoặc φ15
Trọng lượng 0.48kg
3.10 Màn hình LCD HD44780
3.10.1 Giới thiệu
Ngày nay, thiết bị hiển thị LCD (Liquid Crystal Display) được sử
dụng trong rất nhiều các ứng dụng của VĐK. LCD có rất nhiều ưu điểm

GVHD : Th.S BÙI THỊ DUYÊN 61


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

so với các dạng hiển thị khác: Nó có khả năng hiển thị kí tự đa dạng, trực
quan (chữ, số và kí tự đồ họa), dễ dàng đưa vào mạch ứng dụng theo
nhiều giao thức giao tiếp khác nhau, tốn rất ít tài nguyên hệ thống và giá
thành rẻ…

Hình 46: Hình dáng của loại LCD thông dụng

Hình 47: Sơ đồ chân HD44780


Bảng 9: Thứ tự chân của LCD HD44780

STT Tên Chức năng


1 GND Chân nối đất cho LCD.
2 Vcc Chân cấp nguồn cho LCD.
3 VEE Điều chỉnh độ tương phản của LCD.
4 RS Chân chọn thanh ghi (Register select).
5 R/W Chân chọn chế độ đọc/ghi (Read/Write).
6 E Chân cho phép (Enable).
DB0 - Tám đường của bus dữ liệu dùng để trao đổi thông tin với
7
DB7 MPU.
8 GND Nối mát cho đèn nền.
9 Led + Nguồn dương cho đèn nền.

10 Led - Nguồn âm cho đèn nền.

GVHD : Th.S BÙI THỊ DUYÊN 62


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

3.10.2 Đặc tính điện của các chân giao tiếp


- LCD sẽ bị hỏng nghiêm trọng, hoặc hoạt động sai lệch nếu bạn vi
phạm khoảng đặc tính điện sau đây:

Bảng 10: Khoảng đặc tính điện gây hỏng cho LCD

Chân cấp nguồn (Vcc-GND) Min:-0.3V , Max+7V

Các chân ngõ vào (DBx,E,…) Min:-0.3V , Max:(Vcc+0.3V)

Nhiệt độ hoạt động Min:-30C , Max:+75C

Nhiệt độ bảo quản Min:-55C , Max:+125C

- Đặc tính điện làm việc điển hình: (Đo trong điều kiện hoạt động
Vcc = 4.5V đến 5.5V, T = -30 đến +75C)

Bảng 11: Miền làm việc bình thường

Chân cấp nguồn Vcc-GND 2.7V đến 5.5V


Điện áp vào mức cao VIH 2.2V đến Vcc
Điện áp vào mức thấp VIL -0.3V đến 0.6V
Điện áp ra mức cao (DB0-DB7) Min 2.4V (khi IOH = -0.205mA)
Điện áp ra mức thấp (DB0-DB7) Max 0.4V (khi IOL = 1.2mA)
Dòng điện ngõ vào (input
-1uA đến 1uA (khi VIN = 0 đến Vcc)
leakage current) ILI
Dòng điện cấp nguồn ICC 350uA(typ.) đến 600uA
190kHz đến 350kHz (điển hình là
Tần số dao động nội fOSC
270kHz)
- Cài đặt (khởi tạo) cho LCD
Khởi tạo là việc thiết lập các thông số làm việc ban đầu. Đối với
LCD, khởi tạo giúp ta thiết lập các giao thức làm việc giữa LCD và MPU.
Việc khởi tạo chỉ được thực hiện 1 lần duy nhất ở đầu chương trình điều
khiển LCD và bao gồm các thiết lập sau :
Display clear : Xóa/không xóa toàn bộ nội dung hiển thị trước đó.
Function set : Kiểu giao tiếp 8bit/4bit, số hàng hiển thị
1hàng/2hàng, kiểu kí tự 5x8/5x10.

GVHD : Th.S BÙI THỊ DUYÊN 63


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Display on/off control: Hiển thị/tắt màn hình, hiển thị/tắt con trỏ,
nhấp nháy/không nhấp nháy.

Entry mode set : các thiết lập kiểu nhập kí tự như: Dịch/không dịch,
tự tăng/giảm (Increment).

- Mạch khởi tạo bên trong chíp HD44780


Mỗi khi được cấp nguồn, mạch khởi tạo bên trong LCD sẽ tự động
khởi tạo cho nó. Và trong thời gian khởi tạo này cờ BF bật lên 1, đến khi
việc khởi tạo hoàn tất cờ BF còn giữ trong khoảng 10ms sau khi Vcc đạt
đến 4.5V (vì 2.7V thì LCD đã hoạt động). Mạch khởi tạo nội sẽ thiết lập
các thông số làm việc của LCD như sau:
Display clear : Xóa toàn bộ nội dung hiển thị trước đó.
Function set: DL=1 : 8bit; N=0 : 1 hàng; F=0 : 5x8
Display on/off control: D=0 : Display off; C=0 : Cursor off; B=0 :
Blinking off.
Entry mode set: I/D =1 : Tăng; S=0 : Không dịch.
Như vậy sau khi mở nguồn, bạn sẽ thấy màn hình LCD giống như
chưa mở nguồn do toàn bộ hiển thị tắt. Do đó, ta phải khởi tạo LCD bằng
lệnh.
Như đã đề cập ở trên, chế độ giao tiếp mặc định của LCD là 8bit (tự
khởi tạo lúc mới bật điện lên). Và khi kết nối mạch theo giao thức 4bit, 4
bit thấp từ DB0-DB3 không được kết nối đến LCD, nên lệnh khởi tạo ban
đầu (lệnh chọn giao thức giao tiếp – function set 0010****) phải giao tiếp
theo chế độ 8 bit (chỉ gởi 4 bit cao một lần, bỏ qua 4 bit thấp). Từ lệnh
sau trở đi, phải gởi/nhận lệnh theo 2 nibble.
3.11 Module thẻ từ RFID RC522
3.11.1 Giới thiệu
Để xác thực người dùng và tăng tính tiện lợi của căn nhà em sử
dụng module RFID để tự động hóa quá trình mở cửa, đây là module RFID
giá rẻ có tầm quét gần ~60mm . Module RFID RC522 sử dụng IC
MFRC522 của hãng NXP.

GVHD : Th.S BÙI THỊ DUYÊN 64


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 488: Module RFID RC522


3.11.2 Thông số kĩ thuật
Nguồn: 3.3VDC, 13 - 26mA
Dòng ở chế độ chờ: 10-13mA
Dòng ở chế độ nghỉ: <80uA
Tần số sóng mang: 13.56MHz
Khoảng cách hoạt động: 0~60mm(mifare1 card)
Giao tiếp: SPI,UART,I2C
Tốc độ truyền dữ liệu: tối đa 10Mbit/s
Các loại card RFID hỗ trợ: mifare1 S50, mifare1 S70, mifare
UltraLight, mifare Pro, mifare Desfire
Kích thước: 40mm×60mm
RFID RC522 giao tiếp với vi điều khiển qua giao tiếp
UART,SPI,I2C
Thẻ RFID S50 Tần số: 13.56Mhz

Hình 49 : Thẻ RFID Mifare S50 13.56Mhz

GVHD : Th.S BÙI THỊ DUYÊN 65


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

3.12 Sơ đồ nguyên lý tổng thể

Hình 50: Đây là sơ đồ nguyên lý tổng thể giữa các module với vi
điều khiển Atmega 2560

GVHD : Th.S BÙI THỊ DUYÊN 66


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ PHẦN MỀM


4.1 Cách nối dây module RFID RC52
Bảng 12: Cách nối dây module RFID RC52

Thứ SPI Chân trên Chân trên Chân trên Leonardo


tự UNO Mega2560
(NSS) 10
1 SDA (SS) 10 53
SCK1 (1 on ICPS
2 SCK 13 52 header)
MOSI1 (1 on ICPS
3 MOSI 11 51 header)
MISO1 (1 on ICPS
4 MISO 12 50 header)
IRQ * * *
5
GND GND GND GND
6
RST 5 29 RESET
7
+ 3.3 V
8 (VCC) 3V3 3V3 3.3V

Dấu * nghĩa là không cần thiết, tức IRQ không cần nối dây.

4.2 Cách kết nối với LCD

Bảng 13: Cách kết nối với LCD

Chân trên LCD Chân Mega 2560

RS Arduino Digital Pin 12


EN Arduino Digital Pin 11
D4 Arduino Digital Pin 5
D5 Arduino Digital Pin 4
D6 Arduino Digital Pin 3
D7 Arduino Digital Pin 2

GVHD : Th.S BÙI THỊ DUYÊN 67


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

RW GND

VSS GND
VDD +5V
- Biến trở
Đầu biến trở nối +5V.
Cuối biến trở nối GND.
Giữa nối LCD V0.
4.3 Cách nối dây module relay 4 kênh

Bảng 14: Cách nối dây module relay 4 kênh


Chân module Chân Mega2560

+5V +5V

VDD +5V

GND GND

IN1 Aruino Digtal pin 25

IN2 Arduino Digital Pin 24

IN3 Arduino Digital Pin 23

IN4 Arduino Digital Pin 23 pin

4.4 Cách nối dây cảm biến nhiệt độ & độ ẩm DTH22


Bảng 15: Cách nối dây cảm biến nhiệt độ& độ ẩm DTH22
Chân module Chân Mega2560
Vcc +5V
DATA Arduino Digital 48 ( trở treo 5.7k lên nguồn)
GND GND

4.5 Cách nối dây cảm biến chuyển động PIR HC-SR 501

Bảng 16: Cách nối dây cảm biến chuyển động PIR HC-SR 501
GVHD : Th.S BÙI THỊ DUYÊN 68
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Chân module Chân Mega2560


vcc +5V
DATA Arduino Digital 40
GND GND

4.6 Cách nối dây Động cơ Servo 1 ( mở cửa ra vào)

Bảng 17: Cách nối dây Động cơ Servo 1 ( mở cửa ra vào)


Chân module Chân Mega2560
VCC (dây đỏ) +5V
GND (dây nâu) GND
DATA (dây vàng) Arduino Digital Pin 9
4.7Cách nối dây động cơ servo 2 ( Đóng mở giếng trời)
Bảng 18: Cách nối dây động cơ servo 2 ( Đóng mở giếng trời)
Chân module Chân Mega2560
VCC (dây đỏ) +5V
GND (dây nâu) GND
DATA (dây vàng) Arduino Digital Pin 13
4.5 Cách nối dây module cảm biến mưa
Bảng 19: Cách nối dây module cảm biến mưa
Chân module Chân Mega2560
VCC +5V
AO Arduino Analog Pin 0
DO Arduino Digital Pin 28
GND GND
4.6 Cách nối dây module cảm biến khí gas- khói MQ 135
Bảng 20: Cách nối dây module cảm biến khí gas- khói MQ 135
Chân module Chân Mega2560
VCC +5V
AO Arduino Analog Pin 6
DO Arduino Digital Pin 32
GND GND
4.7 Cách nối dây module Sim 900A
Bảng 21: Cách nối dây module Sim 900A
GVHD : Th.S BÙI THỊ DUYÊN 69
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Chân module Chân Mega2560


PWK Chuyển sang chế độ tự động
PXD_MCU RX1
TXD_MCU TX1
GND GND

Chú ý: Các nguồn GND được nối chung với nhau.


4.8 Nạp Code của chương trình
- Thủ tục trước khi nạp code:
Chuyển board nạp về Mega2560, kiểm tra cổng COM kết nối.
- Nạp code chạy chương trình:
#include <MFRC522.h>
#include <SPI.h>
#include <Servo.h>

#include <DHT.h>

#include <LiquidCrystal.h>

#define SAD 53

#define RST 29

#define DHTPIN 48

#define DHTTYPE DHT22

#define RELAY1 25

#define RELAY2 24

#define RELAY3 23

#define RELAY4 22

char inchar;

GVHD : Th.S BÙI THỊ DUYÊN 70


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

String voice;

int pirPin = 40;

int valPIR;

int gasPin = 32;

int valGAS;

int ldrPin = 28;

int valLDR;

MFRC522 nfc(SAD, RST);

DHT dht(DHTPIN, DHTTYPE);

Servo myservo;

Servo myservo2;

int pos;

LiquidCrystal lcd(12, 11, 5, 4, 3, 2);

void setup()

SPI.begin();

Serial.begin(9600); //Thiết lập baudrate cho Serial Monitor

Serial1.begin(19200);

Serial2.begin(9600);

nfc.begin();

myservo.attach(9);

myservo2.attach(13);

dht.begin();
GVHD : Th.S BÙI THỊ DUYÊN 71
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

pinMode(RELAY1,OUTPUT);

pinMode(RELAY2,OUTPUT);

pinMode(RELAY3,OUTPUT);

pinMode(RELAY4,OUTPUT);

digitalWrite(RELAY1,HIGH);

digitalWrite(RELAY2,HIGH);

digitalWrite(RELAY3,HIGH);

digitalWrite(RELAY4,HIGH);

SIM900power();

delay(5000); // give time to log on to network.

Serial1.print("AT+CMGF=1\r"); // set SMS mode to text

delay(100);

Serial1.print("AT+CNMI=2,2,0,0,0\r");

// blurt out contents of new SMS upon receipt to the GSM shield's serial
out

delay(100);

Serial.println("Ready...");

lcd.begin(16, 2);

void relay1on()

digitalWrite(RELAY1,LOW);

void relay1off()

GVHD : Th.S BÙI THỊ DUYÊN 72


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

digitalWrite(RELAY1,HIGH);

void relay2on()

digitalWrite(RELAY2,LOW);

void relay2off()

digitalWrite(RELAY2,HIGH);

void relay3on()

digitalWrite(RELAY3,LOW);

void relay3off()

digitalWrite(RELAY3,HIGH);

void relay4on()

digitalWrite(RELAY4,LOW);
GVHD : Th.S BÙI THỊ DUYÊN 73
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

void relay4off()

digitalWrite(RELAY4,HIGH);

// Định danh thẻ

byte AAuthorized[6] = {0x3C, 0x80, 0x26, 0x65, 0xFF, 0xFF}; // Thẻ của
Toàn

byte BAuthorized[6] = {0x9D, 0x4F, 0x9A, 0xB5, 0xFF, 0xFF}; // Thẻ


của Đức

byte CAuthorized[6] = {0x17, 0x82, 0x4B, 0xB5, 0xFF, 0xFF}; // Thẻ


của Kiên

byte DAuthorized[6] = {0x5A, 0xEB, 0x99, 0xB5, 0xFF, 0xFF}; // Thẻ


của Hoàng

//Bắt đầu hàm kiểm tra thẻ quét với CSDL

boolean isSame(byte *key, byte *serial);

boolean isSame(byte *key, byte *serial)

for (int i = 0; i < 4; i++) {

if (key[i] != serial[i])

return false;

GVHD : Th.S BÙI THỊ DUYÊN 74


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

return true;

//Kết thúc hàm kiểm tra thẻ quét với CSDL

//Kiểm tra thẻ có được phép hay không

boolean isAuthorized(byte *serial);

//Bắt đầu hàm kiểm tra thẻ thứ nhất

boolean isAAuthorized(byte *serial)

if(isSame(serial, AAuthorized))

return true;

else

return false;

//Kết thúc hàm kiểm tra thẻ thứ nhất

//Bắt đầu hàm kiểm tra thẻ thứ hai

boolean isBAuthorized(byte *serial)

if(isSame(serial, BAuthorized))

GVHD : Th.S BÙI THỊ DUYÊN 75


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

return true;

else

return false;

//Kết thúc hàm kiểm tra thẻ thứ hai

//Bắt đầu hàm kiểm tra thẻ thứ ba

boolean isCAuthorized(byte *serial)

if(isSame(serial, CAuthorized))

return true;

else

return false;

//Kết thúc hàm kiểm tra thẻ thứ ba

//Bắt đầu hàm kiểm tra thẻ thứ bốn

boolean isDAuthorized(byte *serial)

if(isSame(serial, DAuthorized))

return true;

else

return false;

//Kết thúc hàm kiểm tra thẻ thứ bốn


GVHD : Th.S BÙI THỊ DUYÊN 76
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

void SIM900power()

digitalWrite(10, HIGH);

delay(500);

digitalWrite(10, LOW);

delay(500);

void callSomeone()

Serial1.println("ATD + +841698303839;"); // dial US (212) 8675309

delay(100);

Serial1.println();

delay(5000); // wait for 30 seconds...

Serial1.println("ATH"); // hang up

void sendSMS()

Serial1.print("AT+CMGF=1\r"); //
AT command to send SMS message

delay(100);

Serial1.println("AT + CMGS = \"+841698303839\"");


// recipient's mobile number, in international format

GVHD : Th.S BÙI THỊ DUYÊN 77


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

delay(100);

Serial1.println("Bao dong"); // message to send

delay(100);

Serial1.println((char)26); // End AT command with a ^Z,


ASCII code 26

delay(100);

Serial1.println();

delay(5000); // give module time to send SMS

SIM900power(); // turn off module

void loop()

int pos=120;

myservo.write(pos);

float hud = dht.readHumidity();

float temp = dht.readTemperature();

byte status;

byte data[MAX_LEN];

byte serial[5];

boolean Opening = false;

status = nfc.requestTag(MF1_REQIDL, data);

if (status == MI_OK)

GVHD : Th.S BÙI THỊ DUYÊN 78


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

status = nfc.antiCollision(data);

memcpy(serial, data, 5);

if(isAAuthorized(serial))

Serial.print("Chao mung Hoa");

//In thời gian

Opening = true;

else if(isBAuthorized(serial))

Serial.print("Chao mung Tung");

Opening = true;

else if(isCAuthorized(serial))

Serial.print("Chao mung Duy");

Opening = true;

else if(isDAuthorized(serial))

Serial.print("Chao mung Trung Kien");

Opening = true;

else

{
GVHD : Th.S BÙI THỊ DUYÊN 79
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Serial.println("Access Denied!Please check again!");

Opening = false;

nfc.haltTag();

delay(500);

// Điều khiển cửa

if(Opening==1)

pos=30;

myservo.write(pos);

delay(2000);

pos=120;

myservo.write(pos);

//Kết thúc chương trình điều khiển cửa

lcd.setCursor(0, 0);

lcd.print("Nhiet do:");

lcd.print(temp);

lcd.print("*C");

lcd.setCursor(0, 1);

lcd.print("Do am :");

lcd.print(hud);

lcd.print(" %");
GVHD : Th.S BÙI THỊ DUYÊN 80
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

valPIR = digitalRead(pirPin); //Đọc giá trị cảm biến

if (valPIR == HIGH)

relay1on();

else

relay1off();

valGAS = digitalRead(gasPin);

if (valGAS == LOW)

relay2on();

callSomeone();

else

relay2off();

valLDR = digitalRead(ldrPin);

if(valLDR == LOW)

{
GVHD : Th.S BÙI THỊ DUYÊN 81
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

myservo2.write(0);

else

myservo2.write(120);

Sau khi nạp code xong chúng ta có thể sử dụng các cảm biến.

GVHD : Th.S BÙI THỊ DUYÊN 82


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

CHƯƠNG 5 : KẾT QUẢ VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN


5.1 Kết quả thu được
Sau một thời gian dài nỗ lực học hỏi và nghiên cứu dưới sự chỉ dẫn
của các thầy cô trong bộ môn Điều khiển Tự động đặc biệt là giáo viên
hướng dẫn là Ths. Bùi Thị Duyên chúng em đã hoàn thành đồ án và đạt
được một số kết quả sau:
- Hệ thống chạy được và các module chạy ổn đinh:
Module cảm biến mưa hoạt động tốt: Khi có mưa cảm biến
nhận biết được, động cơ hoạt động và đã đóng giếng trời.
Module cảm biến chuyển động hoạt động tốt: Khi có sự chuyển
động cảm biến đã nhận biết và gửi tín hiệu tới relay tác động làm
chuông báo và đèn chiếu sáng hoạt động.
Module cảm biến khói, khí Gas hoạt động tốt: khi có các tác
nhân khói, khí Gas cảm biến đã nhận biết được và gửi tín hiệu tới
module sim để thực hiện cuộc gọi tới số chủ nhà để báo động.
Module cảm biến nhiệt độ, độ ẩm hoạt đông được: ta thấy thông
sô nhiệt độ và độ ẩm đã hiển thị trên LCD.
Module RFID hoạt động tốt: khi dùng đúng thẻ RFID quẹt vào
module RFID cửa đã mở và sau đó đóng lại.
Hệ thống chữa cháy hoạt động hiệu quả cao: khi xảy ra cháy thì
hệ thống dập lửa bằng vòi phun tự động sprinkler đã tác động để dập
tắt đám cháy. (Cũng như cảm biến khói, khí gas cũng tác động báo
động tới chủ nhà kịp thời).
- Hiểu biết và tăng khả năng lập trình vi điều khiển cũng như sử dụng
và lắp đặt các thiết bị điện, điện tử.
- Tăng kinh nghiệm gia công cơ khí cắt, khoan…
- Trực tiếp áp dụng được kiến thức đã học vào thực tế.
5.2 Hạn chế còn tồn tại
Trong quá trình tìm hiểu cũng như thực hiện đồ án này chúng em
vẫn gặp một số vấn đề hạn chế còn tồn tại chưa giải quyết triệt để như:

GVHD : Th.S BÙI THỊ DUYÊN 83


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

- Chưa tạo thêm được nguồn dự phòng duy trì hệ thống khi sảy ra sự
cố mất điện lưới.
- Chưa tận dụng hết các chức năng của các thiết bị có sẵn như: màn
hình hiển thị LCD (Hiện tại chúng em mới dùng chỉ để hiển thị nhiệt độ,
độ ẩm).
- Màn hình LCD hoạt động chưa thực sự ổn định trong việc hiển thị
thông tin nhiệt độ, độ ẩm.
- Cần phải sử dụng nhiều nguồn điện cung cấp, và các nguồn này
chưa đảm bảo chính xác điện áp, dòng điện ra cung cấp cho mạch.
- Với mô hình này cảm biến chuyển động để chống trộm luôn hoạt
động nhiều lúc gây bất tiện cho người sử dụng. Chúng em còn hạn chế
khả năng lập trình tạo thời gian hoạt động cho phù hợp. Cũng như chưa
đảm bảo cho cảm biến nhận biết chính xác người chứ không phải các tác
nhân gây báo động khác như động vật di chuyển hoặc vật bị dịch chuyển.
- Mạch đóng mở cửa bằng thẻ RFID chúng em chưa thiết kế để có thế
hoạt động ở chế độ bằng tay.
- V.v.
5.3 Phương hướng phát triển
Từ đồ án đã thực hiện được chúng em xin nêu thêm phương hướng
phát triển thêm để tăng tiện ích cho ngôi nhà ngày càng xứng đáng hơn
với tên gọi nhà thông minh như:
- Thêm 1 số chức năng đảm bảo an ninh như: nhận biết kính vỡ (nếu
trộm đột nhập qua lối cửa sổ),
- Thiết kế thêm các hệ thống giải trí, am thanh, hệ thống chiếu sáng
thông minh phù hợp với thời gian cũng như địa điểm, nhu cầu sử dụng.
- Nghiên cứu thêm ứng dụng để có thể điều khiển giám sát từ xa qua
internet, blutooth hoặc các hệ điều hành như Androi, IOS, bằng các thiết
bị thông dụng đơn giản như một chiếc điện thoại di động hay qua máy vi
tính.
- Nghiên cứu lập trình để tăng tiện ích sử dụng triệt để các chức năng
có sẵn: như màn hình LCD hiển thị thêm lịch, thời gian thông tin của
người sử dụng thẻ ra vào, báo động và làm tăng tính ổn định của thiết
bị .v.v.
- Module cảm biến mưa có thể thiết kế dùng để thu giàn phơi quần
áo khi trời mưa và tự động kéo ra khi trời tạnh.
- Từ hệ thống của ngôi nhà chúng ta có thể phát triển cho cả 1 hệ
thống tòa nhà hay khu chung cư…Đối với camera: giám sát an ninh hành

GVHD : Th.S BÙI THỊ DUYÊN 84


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

lang, bãi gửi xe cũng như khuân viên sinh sống, gửi và lưu giữ thông tin
để có thể kiểm tra, sao chép và xuất ra; Đối với module RFID: chúng ta có
thể sử dụng không chỉ chức năng đóng mở cửa nhà thông thường, có thể
phát triển để sử dụng trong bãi gửi xe, Chấm công trong các công ty, nhà
máy, các khu vực hạn chế người lạ đi vào…
- Sử dụng phương pháp lập trình hướng đối tượng để giảm dung
lượng của code, tăng khả năng sử dụng lại và tính rõ ràng của code.
Chúng em mong nhận được sự góp ý của thầy cô cùng các bạn để
đồ án ngày càng hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn !
Nhóm sinh viên thực hiện

GVHD : Th.S BÙI THỊ DUYÊN 85


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

LỜI CAM ĐOAN


Nhóm chúng em xin cam đoan:
- Đồ án tốt nghiệp là thành quả từ sự nghiên cứu hoàn toàn thực tế
trên cơ sở các số liệu thực tế và được thực hiện theo hướng dẫn của giáo
viên hướng dẫn.
- Đồ án được thực hiện hoàn toàn mới, là thành quả của riêng
nhóm, không sao chép theo bất cứ đồ án tương tự nào.
- Mọi sự tham khảo sử dụng trong đồ án đều được trích dẫn các
nguồn tài liệu trong báo cáo và danh mục tài liệu tham khảo.
- Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế của nhà trường, tôi
xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, Ngày 4 tháng 1 năm 2016
Nhóm sinh viên thực hiện

GVHD : Th.S BÙI THỊ DUYÊN 86


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. http://www.smarthome.com.vn/
2. www.dientuvietnam.net
3. codientu.org
4. Instructables.com
5. Github.com
6. lumi.vn
7. http://www.bosch.com.vn

GVHD : Th.S BÙI THỊ DUYÊN 87

You might also like