You are on page 1of 89

Báo cáo thử việc

MỤC LỤC
THUẬT NGỮ VIẾT TẮT .......................................................................................................................... 6
LỜI CÁM ƠN............................................................................................................................................ 11
TÓM TẮT ĐỀ TÀI ................................................................................................................................... 12
PHẦN I: TÌM HIỂU VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA VMS ................................................................... 13
CHƯƠNG I: MÔ HÌNH ĐIỀU HÀNH CÔNG TY THÔNG TIN DI ĐỘNG VMS MOBIFONE..... 13
CHƯƠNG II: QUY CHẾ ĐIỀU HÀNH TT TTDĐ KHU VỰC II ....................................................... 15
1. Mục đích. ....................................................................................................................................... 15
2. Chức năng điều hành. ................................................................................................................... 16
3. Mối quan hệ. .................................................................................................................................. 16
CHƯƠNG III: ĐÀI VIỄN THÔNG ........................................................................................................ 16
1. Cơ cấu tổ chức đài viễn thông. ..................................................................................................... 16
2. Chức năng của đài Viễn thông. .................................................................................................... 17
3. Nhiệm vụ của đài viễn thông. ....................................................................................................... 17
4. Quyền hạn của đài Viễn thông. .................................................................................................... 18
PHẦN II: TÌM HIỂU MẠNG THÔNG TIN DI ĐỘNG GSM, CDMA VÀ CÁC LOẠI TRUYỀN
DẪN SỬ DỤNG Ở TRUNG TÂM TTDĐ KVII. .................................................................................... 19
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ MẠNG GSM ....................................................................................... 19
1. Giới thiệu về GSM. ....................................................................................................................... 19
2. Mô hình hệ thống thông tin di động GSM. ................................................................................. 19
2.1 Mạng di động (MS). .............................................................................................................. 20
2.2 Phân hệ trạm gốc (BSS - Base Station Subsystem) ............................................................ 20
2.3 Phân hệ chuyển mạch. .......................................................................................................... 22
2.4 Phân hệ khai thác và bảo dưỡng (OSS) .............................................................................. 24
3. Giao diện vô tuyến số của mạng GSM. ....................................................................................... 25
3.1 Kênh vật lý ............................................................................................................................. 25
3.2 Kênh logic .............................................................................................................................. 26
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ CDMA................................................................................................ 28
1. Giới thiệu chung về CDMA. ......................................................................................................... 28
2. Nguyên lý kỹ thuật mạng CDMA. ............................................................................................... 29
3. Các đặc tính của mạng CDMA. ................................................................................................... 30

Page 1
Báo cáo thử việc

3.1 Tính đa dạng của phân tập................................................................................................... 30


3.2 Điều khiển công suất CDMA................................................................................................ 30
3.3 Công suất phát thấp. ............................................................................................................. 31
3.4 Chuyển giao ở CDMA........................................................................................................... 31
3.5 Giá trị Eb/No thấp và chống lỗi. .......................................................................................... 31
4. So sánh GSM và CDMA. .............................................................................................................. 32
CHƯƠNG III: TRUYỀN DẪN QUANG ................................................................................................ 32
1. Khái quát chung về truyền dẫn quang. ....................................................................................... 32
2. Sơ đồ hệ thống thông tin quang. .................................................................................................. 33
2.1 Bộ phát quang (E/O). ............................................................................................................ 33
2.2 Bộ thu quang (O/E). .............................................................................................................. 33
2.3 Môi trường truyền dẫn. ........................................................................................................ 34
3. Ưu và nhược điểm của hệ thống thông tin quang. ..................................................................... 34
3.1 Ưu điểm. ................................................................................................................................. 34
3.2 Nhược điểm............................................................................................................................ 34
4. Ứng dụng truyền dẫn quang. ....................................................................................................... 35
CHƯƠNG IV: TRUYỀN DẪN VIBA SỐ ............................................................................................... 35
1. Tổng quan về viba số. ................................................................................................................... 35
2. Mô hình hệ thống viba số. ............................................................................................................ 36
3. Phân loại viba số............................................................................................................................ 37
4. Ưu và khuyết điểm của hệ thống viba. ........................................................................................ 37
4.1 Ưu điểm. ................................................................................................................................. 38
4.2 Khuyết điểm. ......................................................................................................................... 38
5. Các mạng viba số. ......................................................................................................................... 38
5.1 Viba số điểm nối điểm. .......................................................................................................... 38
5.2 Viba số điểm nối đến nhiều điểm. ........................................................................................ 39
PHẦN III: TÌM HIỂU PHẦN CỨNG HỌ THIẾT BỊ RBS 3000 CỦA ERICSSON .......................... 40
CHƯƠNG I: KIẾN TRÚC PHẦN CỨNG VÀ CHỨC NĂNG CỦA RBS 3206 .................................. 41
1. Tổng quan RBS 3206. ................................................................................................................... 41
2. Kiến trúc phần cứng RBS 3206. .................................................................................................. 42
3. Chức năng các khối trong RBS 3206. .......................................................................................... 44
3.1 Khối vô tuyến RU. ................................................................................................................. 44

Page 2
Báo cáo thử việc

3.2 Khối bộ lọc FU. ...................................................................................................................... 45


3.3 Digital Subrack and Cassette. .............................................................................................. 45
3.4 Khối cung cấp nguồn PSU. ................................................................................................... 46
Khối kết nối nguồn PCU ..................................................................................................................... 46
Khối phân phối nguồn PDU................................................................................................................ 46
CHƯƠNG II: KIẾN TRÚC PHẦN CỨNG VÀ CHỨC NĂNG CỦA RBS 3216 ................................ 47
1. Tổng quan RBS 3216. ................................................................................................................... 47
2. Kiến trúc phần cứng RBS 3216. .................................................................................................. 48
3. Chức năng các khối trong RBS 3216. .......................................................................................... 48
3.1 Khối vô tuyến RU. ................................................................................................................. 48
Khối bộ lọc FU.................................................................................................................................... 48
Digital Cassette ................................................................................................................................... 49
Khối cung cấp nguồn PSU. ................................................................................................................. 49
Khối kết nối nguồn PCU. .................................................................................................................... 49
Khối phân phối nguồn PDU................................................................................................................ 50
Khối điều khiển quạt FCU. ................................................................................................................. 50
Khối quạt............................................................................................................................................. 50
CHƯƠNG III: KIẾN TRÚC PHẦN CỨNG VÀ CHỨC NĂNG CỦA RBS 3308 ............................... 50
1. Tổng quan RBS 3308. ................................................................................................................... 50
2. Kiến trúc phần cứng RBS 3308. .................................................................................................. 51
Khối vô tuyến RU ................................................................................................................................ 52
Khối bộ lọc FU.................................................................................................................................... 52
Khối kỹ thuật số .................................................................................................................................. 52
Khối cung cấp nguồn PSU .................................................................................................................. 53
Bo giao tiếp cung cấp nguồn PSIF. ..................................................................................................... 53
Hệ thống điều hòa không khí. ............................................................................................................. 53
CHƯƠNG IV: KIẾN TRÚC PHẦN CỨNG VÀ CHỨC NĂNG CỦA RBS 3418................................ 54
1. Tổng quan RBS 3418. ................................................................................................................... 54
1.1 Kiến trúc phần cứng RBS 3418 ................................................................................................. 55
1.2 Chức năng các khối RBS 3418................................................................................................... 58
Khối chính MU .................................................................................................................................... 58
Khối vô tuyến từ xa RRU..................................................................................................................... 59

Page 3
Báo cáo thử việc

Kết nối giao tiếp quang. ........................................................................................................................ 60


 BẢNG SO SÁNH RBS 3206 (M,F,E), RBS 3216, RBS 3308 VÀ RBS 3418 ................................. 60
PHẦN IV: TÌM HIỂU CẤU HÌNH PHẦN CỨNG RNC 3810 CỦA ERICSSON ............................... 61
1. Tổng quan về RNC........................................................................................................................ 61
2. Các đặc điểm của RNC 3810 của Ericsson ................................................................................. 62
3. Cấu trúc phần cứng RNC 3810. ................................................................................................... 63
3.1 Cabinet. .................................................................................................................................. 63
3.2 Trường kết nối giao diện ICF. .............................................................................................. 64
3.3 Subtrack. ................................................................................................................................ 65
4. Một số thông số kỹ thuật của RNC 3810. .................................................................................... 67
PHẦN V: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ LỖI THƯỜNG GẶP KHI VẬN HÀNH THIẾT BỊ 2G, 3G ..... 68
CHƯƠNG I: LỖI 2G THƯỜNG GẶP.................................................................................................... 68
1. Cảnh báo và xử lý cảnh báo trong họ RBS 2000. ....................................................................... 68
1.1 Thông báo lỗi RBS ................................................................................................................ 68
1.2 Tìm thông tin lỗi. ................................................................................................................... 69
1.3 Trạng thái của LED. ............................................................................................................. 69
1.4 Hướng dẫn khắc phục lỗi. .................................................................................................... 71
2. Một số ví dụ về lỗi thiết bị 2G. ..................................................................................................... 72
CHƯƠNG II: LỖI 3G THƯỜNG GẶP .................................................................................................. 76
1. Lỗi thường gặp ở phần nguồn (Power). ...................................................................................... 76
1.1 Không có kết nỗi hoặc không đủ nguồn cung cấp cho RU/RRU ...................................... 76
1.2 Nguồn DC không đủ cung cấp cho RBS.............................................................................. 76
2. Xử lý lỗi thường gặp phần truyền dẫn. ....................................................................................... 77
2.1 Loss of Cell Delineation on ImaLink. .................................................................................. 77
2.2 Chất lương E1 kém. .............................................................................................................. 77
2.3 NbapCommon_Layer3SetupFailure. .................................................................................. 78
2.4 Synchronization loss. ............................................................................................................ 79
3. Xử lý lỗi thường gặp phần anten. ................................................................................................ 80
3.1 High VSWR (RL low). .......................................................................................................... 80
3.2 High RSSI. ............................................................................................................................. 81
3.3 AiDevice AntennaSystemProblem. ...................................................................................... 81
4. Xử lý các lỗi thường gặp phần vô tuyến. ..................................................................................... 82

Page 4
Báo cáo thử việc

4.1 RfCable_Disconnected equipment_malfunction. ............................................................... 82


4.2 DownlinkBaseBandPool_DlHwLessThanDlCapacity and
UplinkBaseBandPool_UlHwLessThanUlCapacity......................................................................... 83
4.3 Carrier_RejectSignalFromHardware message_not_expected. ......................................... 83
4.4 Carrier_RXDiversityLost. .................................................................................................... 84
4.5 Carrier_RejectSignalFromHardware. ................................................................................ 84
4.6 RuDeviceGroup_GeneralHWError..................................................................................... 85
4.7 AIDevice_ExternalUnitFailure and CarrierRejectSignalFromHW. ................................ 85
4.8 AuxPlugInUnit_PiuConnectionLost. ................................................................................... 86
4.9 Carrier_SignalNotReceivedWithinTime ............................................................................. 86
5. Xử lý các lỗi thường gặp phần digital part. ................................................................................ 86
5.1 TrDeviceSet_GeneralHwError............................................................................................. 87
5.2 TxDeviceGroup_GeneralSwError. ............................................................................................ 87
5.3 RBS_LocalCellnotAdded or NBapMessageFailure (RNC). .................................................... 88
5.4 RbsLocalCell_ConfiguredLimitExceedsLicensedLimit unavailable...................................... 88

Page 5
Báo cáo thử việc

THUẬT NGỮ VIẾT TẮT


A-bis Giao diện giữa BSC và BTS

ACCU Alternating Current Connection Unit

AIS Alarm Indication Signal

ALNA Antenna Lighning Protection Unit

ARU Active Peplaceable Unit

ASU Antenna Sharing Unit

ATRU Adaptive Transceiver Unit

AU Antenna Unit

BDM Battery Distribution Module

BFU Battery Fuse Unit

BIAS-IC BIAS Injector

BSC Base Station Controller

BSS Base Station System

BTS Base Transceiver Station

CCU Climate Control Unit

CDU Combining and Distribution Unit

CEPT European Conference of Postal and Telecom


Administrations

CF Central Functions

CM Control Module

Page 6
Báo cáo thử việc

CPU Central Processing Unit

CSU Channel Servive Uni

CU Combining Unit

CXU Configuration Switch Unit

DDTMA Dual Duplex Tower Mounter Amplifier

DFU Distribution and Fuse Unit

DM Distribution Module

DPX Duplexer

DTMA Duplex TMA

dTRU Double Transceiver Unit

DU Distribution Unit

DXU Distribution Switch Unit

EACU External Alarm Connection Unit

ECU Energy Control Unit

EDGE Enhanced Data rate for Global Evolution

E-GSM Extended GSM

ESB External Synchronization Bus

FCU Fan Control Unit

FDU Feeder Duplexer Unit

FU Filter Unit

Page 7
Báo cáo thử việc

FUd Filter Unit with duplexer

GPRS General Packet Radio Services

GSM Global System for Mobile communication

HDLC High level Data Link Control

HW HardWare

HWU HardWare Unit

I1A Internal Fault Map Class 1 A

I1B Internal Fault Map Class 1 B

I2A Internal Fault Map Class 2 A

IDB Installation Data Base

IDM Internal Distribution Module

INIT Initial

LAPD Link Access Procedures on D-channel

LED Light Emitting Diode

LNA Low Noise Amplifier

MO Managed Object

MS Mobile Station

MSC Mobile services Switching Centre

O&M Operation and Maintenance

OMC Operation and Maintenance Centre

Page 8
Báo cáo thử việc

OMT Operation and Maintenance Terminal

OVP OverVoltage Protection

PSU Power Supply Unit

PWU Power Supply Unit in TRU

RBS Radio Base Station

RF Radio Frequency

rTMA Receiver TMA

RU Replacement Unit

RX Receiver

RX1 Receiver Antenna branch 1

RX2 Receiver Antenna branch 2

RXA Receiver Antenna branch A

RXB Receiver Antenna branch B

RXD Receiver Divider

RXDA Receiver Diveder Amplifier

RXDP Receiver Distribution Plane

SCU Switching and Combining Unit

SW SoftWare

SWR Standing Wave Ratio

TDMA Time Division Multiple Access

Page 9
Báo cáo thử việc

TEI Terminal Endpoint Identifier

TF Timing Function

TG Transceiver Group

TM Transport Module

TMA Tower Mounted Amplifier

TMA CM Tower Mounted Amplifier Control Module

TRS Transceiver System

TRU Transceiver Unit

TRUD TRU Digital

TRX Transceiver

TRXC Transceiver Controller

TS Time Slot

TX Transmitter

TXA Transmitter Antenna A

TXB Transmitter Antenna B

TXBP Transmitter BandPass filter

Page 10
Báo cáo thử việc

LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến các anh trong tổ Viễn thông 1 –
Đài Viễn thông Đông đã nhiệt tình giúp đỡ để em có thể hoàn thành tốt báo cáo thử việc
tại TT Thông tin di động KV2, TPHCM, đặc biệt là sự chỉ dẫn tận tình của anh Lê Thanh
Tuấn, anh Trần Nhật Trường, anh Châu Đình Thụy cũng như các đồng nghiệp thuộc tổ
VT1. Qua đợt nghiên cứu về các thiết bị thu phát sóng 2G-3G của Ericsson cũng như các
lần đi thực tế tại trạm BTS đã giúp em hiểu rõ hơn về các thiết bị đang được dùng ở Trung
tâm II. Điều này là hết sức có ý nghĩa và sẽ giúp em có thể hoàn thành tốt công việc được
giao.
Xin chân thành cám ơn.
Lê Thành Tâm

Page 11
Báo cáo thử việc

TÓM TẮT ĐỀ TÀI


Theo sự phân công của tổ trưởng tổ Viễn thông 1 – Đài Viễn thông Đông, trong thời gian
qua tôi đã hoàn thành đề tài thử việc này. Theo bố cục, đề tài được chia làm 5 phần:
 Phần I: Tìm hiểu về cơ cấu tổ chức của VMS. Trong phần này, đề tài tập trung tìm
hiểu cơ cấu điều hành của công ty Thông tin di động cũng như của Trung tâm thông
tin di động KV2.
 Phần II: Tìm hiểu mạng thông tin di động GSM, CDMA và các loại truyền dẫn sử
dụng ở TT TTDĐ khu vực 2. Trong phần này, đề tài sẽ trình bày sơ lược về mạng
GSM, công nghệ CDMA cũng như các loại truyền dẫn (viba, quang) được sử dụng
trong RAN.
 Phần III: Tìm hiểu phần cứng họ RBS 3000: 3206 M, E, F, 3216, 3308, 3418. Trong
phần này, đề tài sẽ trình bày cấu trúc phần cứng các RBS đang được sử dụng để
phát sóng các trạm tại TT TTDĐ khu vực II: RBS 3206, 3216, 3308, 3418. Chi tiết
về các khối cũng như chức năng của từng khối trong các RBS này sẽ được trình bày
cụ thể và rõ ràng.
 Phần IV: Tìm hiểu cấu hình phần cứng RNC của Ericsson. Trong phần này, đề tài
sẽ trình bày cấu trúc phần cứng, các khối chứ năng có trong RNC của hãng Ericsson
đang được sử dụng ở Trung tâm 2.
 Phần V: Nghiên cứu cách xử lý các lỗi thường gặp khi vận hành khai thác thiết bị
2G, 3G. Trong phần này, đề tài sẽ trình bày một số lỗi thường gặp khi vận hành khai
thác các thiết bị 2G, 3G cũng như cách sửa các lỗi đó để đảm bảo hệ thống hoạt
động liên tục và ổn định.
Vì thời gian làm báo cáo thử việc có hạn cũng kinh nghiệm còn chưa nhiều, đề tài sẽ
không tránh khỏi thiếu sót. Tuy nhiên nếu có thêm thời gian tìm hiểu, tôi tin mình có thể
khắc phục những thiếu sót này. Sau đây là nội dung chính của đề tài.

Page 12
Báo cáo thử việc

PHẦN I: TÌM HIỂU VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA VMS


CHƯƠNG I: MÔ HÌNH ĐIỀU HÀNH CÔNG TY THÔNG TIN DI
ĐỘNG VMS MOBIFONE
 Sơ đồ tổ chức của công ty có thể được tóm tắt theo sơ đồ sau:

CHỦ TỊCH CÔNG TY

TỔNG GIÁM ĐỐC

BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN CÁC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC

P.GIÁ CƯỚC TIẾP THỊ P.CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG

P.KHÁCH HÀNG DOANH P.THANH TOÁN CƯỚC PHÍ


NGHIỆP

P.KẾ HOẠCH BÁN HÀNG P.QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY


DỰNG

P.CÔNG NGHỆ THÔNG TIN P.TÀI CHÍNH KẾ TOÁN

P.ĐIỀU HÀNH KHAI THÁC P.XUẤT NHẬP KHẨU

P.TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH P.THẨM TRA QUYẾT TOÁN

P.CÔNG NGHỆ & PHÁT


TRIỂN MẠNG

P.XÉT THẦU

Trung tâm Trung tâm Trung tâm Trung tâm Trung tâm Trung tâm Trung tâm Trung tâm Xí
TTDĐ TTDĐ TTDĐ TTDĐ TTDĐ TTDĐ DV tính cước & nghiệp
khu vực I khu vực II khu vực III khu vực IV khu vực V khu vực VI GTGT thanh khoản thiết kế
Page 13
Báo cáo thử việc

 Hiện nay công ty thông tin di động có 14 phòng, ban chức năng và 8 đơn vị trực
thuộc khác. 8 đơn vị đó bao gồm 6 Trung tâm Thông tin di động tại 5 khu vực,
Trung tâm dịch vụ giá trị gia tăng (VAS), Trung tâm tính cước & thanh khoản, xí
nghiệp thiết kế.
 6 Trung tâm Thông tin di động được đặt lần lượt tại: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà
Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng và Đồng Nai.
 Mô hình điều hành mạng lưới của công ty bao gồm 2 cấp: cấp công ty và cấp trung
tâm.
 Quản lý điều hành (QLĐH) mạng lưới công ty bao gồm: Lãnh đạo công ty, phòng
ĐHKT. QLĐH công ty trực tiếp chỉ đạo công tác quản lý, điều hành mạng lưới
trong toàn công ty. Đối với các công tác điều hành khai thác kỹ thuật được phân cấp
như sau:
 Chuyển vị trí phục vụ của MSC, HLR, RCP, GPRS, MMSC, SMSC, BSC,
Site, Cell, tuyến truyền dẫn trong phạm vi toàn công ty.
 Khai báo cấu hình như địa chỉ điểm báo hiệu, tần số, viba, cấu hình kết nối,
dung lượng, nâng cấp các phần tử trên mạng và các dịch vụ.
 Chuyển dời các máy thu phát TRX, TRU, các card chính và card dự phòng
của thiết bị trên mạng cũng như một số thiết bị phụ trợ của trạm BTS.
 Mở, đóng các tuyến liên lạc như trung kế liên đài, trung kế tới các thành
phần trong mạng và các tuyến truyền số liệu từ tổng đài tới các hệ thống
quản lý mạng, tính cước.
 QLĐH trung tâm bao gồm: Giám đốc Trung tâm, Phó giám đốc Trung tâm, Trưởng
phòng KTKT, Trưởng đài Viễn thông Đông, Trưởng đài Viễn thông Tây, Trưởng
đài Điều hành. QLĐH trung tâm chịu trách nhiệm tổ chức, lập phương án thực hiện
các lệnh điều hành của QLĐH Công ty, chỉ đạo thay đổi TRX, TRU, các trung kế,
báo hiệu nội bộ mạng GSM khu vực, các tuyến truyền số liệu tới hệ thống đấu nối,
quản lý khách hàng để phù hợp với tính hình vận hành khai thác mạng.

Page 14
Báo cáo thử việc

CHƯƠNG II: QUY CHẾ ĐIỀU HÀNH TT TTDĐ KHU VỰC II

Hình 2: quy chế điều hành ở TT2


1. Mục đích.
 Nhằm kiểm soát, duy trì và nâng cao các chỉ tiêu chất lượng mạng, đảm bảo an
toàn mạng lưới TTDĐ tại Trung tâm TTDĐ khu vực II.
 Xây dựng mối quan hệ trong công tác điều hành giữa các đơn vị: Phòng kỹ
thuật, Đài Viễn thông, Đài Điều hành, các phòng ban liên quan, các đơn vị bên
ngoài Trung tâm và bộ phận điều hành tại Trung tâm II.
 Nâng cao hiệu quả quá trình quản lý và xử lý thông tin theo quy trình quản lý
điều hành 7.5-01 của công ty, quy chế điều hành của tổng công ty.

Page 15
Báo cáo thử việc

2. Chức năng điều hành.


 Thuộc bộ phận điều hành, bao gồm: giám sát tình hình mạng lưới, giám sát các
chỉ tiêu chất lượng mạng, dịch vụ, điều hành xử lý thông tin đảm bảo an toàn
mạng lưới.
3. Mối quan hệ.
 Bộ phận điều hành là đầu mối tiếp nhận thông tin từ điều hành trung tâm, điều
hành công ty, theo dõi việc tổ chức thực hiện và báo cáo kết quả lên Điều hành
trung tâm, Điều hành công ty.
 Bộ phận điều hành trực tiếp hỗ trợ, chỉ đạo, tiếp nhận kết quả các bộ phận trực
thuộc phòng, đài: Tổ tối ưu, các ca trực, các tổ viễn thông, triển khai các công
việc liên quan đến công tác điều hành.
 Phòng kỹ thuật – khai thác, Đài điều hành, Đài viễn thông có trách nhiệm hỗ trợ
theo yêu cầu của bộ phận điều hành.
 Bộ phận điều hành được quyền quan hệ với các đơn vị thuộc trung tâm II, các
đơn vị liên quan trong công tác điều hành mạng lưới.

CHƯƠNG III: ĐÀI VIỄN THÔNG


1. Cơ cấu tổ chức đài viễn thông.

Hình 3: cơ cấu tổ chức của Đài Viễn thông

Page 16
Báo cáo thử việc

 Tổ VT1 chịu trách nhiệm quản lý, vận hành, khai thác BTS, truyền dẫn,
BSC remote khu vực quận 1, 3, 4, 5, 10, 11, Phú Nhuận.
 Tổ VT2 chịu trách nhiệm quản lý, vận hành, khai thác BTS, truyền dẫn,
BSC remote khu vực quận 2, 9, Thủ Đức.
 Tổ VT5 chịu trách nhiệm quản lý, vận hành, khai thác BTS, truyền dẫn,
BSC remote khu vực quận 7, huyện Nhà Bè, huyện Cần Giờ.
 Tổ VT 3, 4, 6 thuộc đài Viễn thông Tây chịu trách nhiệm quản lý, vận hành,
khai thác BTS, truyền dẫn, BSC remote các khu vực còn lại của TPHCM.
 Tổ chất lượng mạng và tối ưu chịu trách nhiệm quản lý chất lượng phục vụ
mạng trong khu vực.

2. Chức năng của đài Viễn thông.


 Đài viễn thông là đơn vị sản xuất trực tiếp thuộc Trung tâm thông tin di
động KV2, có chức năng giúp giám đốc Trung tâm thực hiện các mặt công
tác sau:
 Quản lý, vận hành, khai thác, bảo dưỡng các hệ thống mạng vô tuyến
BSS tính từ giao diện A Interface đến Air Interface bao gồm các TC
(Transcoder), MFS, BSC, OMCR, BTS, Microcell, Picocell,
Repeater, các thiết bị vô tuyến khác, hệ thống truyền dẫn và các thiệt
bị đo vo tuyến.
 Phối hợp giám sát, lắp đặt, nghiệm thu, phát sóng các thiết bị của các
phase phát triển thuộc phạm vi công việc được giao.
 Ứng cứu xử lý sự cố trên mạng lưới, đảm bảo thông tin liên lạc.
 Quản lý thanh toán các hợp đồng thuê nhà trạm, thuê cột anten, bảo
vệ, điện và nhiên liệu đối với các trạm truyền dẫn.
3. Nhiệm vụ của đài viễn thông.
 Quản lý lao động, toàn bộ tài sản, công cụ, dụng cụ được giao, vật tư và
trang thiết bị thuộc đơn vị mình phụ trách và sử dụng đúng mục đích, nhiệm
vụ theo quy định của nhà nước, của ngành, của công ty và Trung tâm nhằm
phát huy cao năng lực của CBCNV.
 Quản lý toàn bộ thiết bị trên mạng (kể cả trạm BTS và thiết bị truyền dẫn
tại tổng đài), thiết bị, vật tư trong kho, dụng cụ phương tiện kỹ thuật… được
Trung tâm giao quản lý.
 Quản lý cấu hình kết nối, các thông số, tham số tất cả các trạm, tuyến truyền
dẫn được Trung tâm giao. Theo dõi, giám sát chất lượng hoạt động của
mạng lưới, báo cáo tình hình chất lượng theo phân cấp. Thực hiện công tác

Page 17
Báo cáo thử việc

thay đổi trên mạng và các công tác nhằm duy trì, nâng cao chất lượng mạng
lưới.
 Theo dõi, kiểm tra thường xuyên sự hoạt động của các trạm BTS, các tuyến
truyền dẫn, các công trình, thiết bị phụ trợ, báo cáo khi phát hiện điều bất
thường. Thực hiện điều chỉnh, sửa chữa, phục vụ tốt nhất theo yêu cầu
SXKD.
 Định kỳ bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị thông tin, nhà trạm và các thiết bị
phụ trợ trên mạng thông tin di động khu vực phía Nam.
 Tổ chức khắc phục sự cố trong thời gian ngắn nhất. Bảo đảm thông tin liên
lạc liên tục trong mạng.
 Tiến hành sửa chữa thiết bị thông tin, thiết bị phụ trợ… khi có hư hỏng.
 Thực hiện công tác an ninh, bảo mật, an toàn vệ sinh lao động và PCCC.
Bảo đảm mọi điều kiện về nhiệt độ, môi trường và an toàn cho các thiết bị
thông tin hoạt động tốt.
 Phối hợp thực hiện, theo dõi kiểm tra lắp đặt hoặc giám sát thiết bị mới theo
các kế hoạch của công ty và Trung tâm.
 Quản lý thanh toán hợp đồng nhà trạm, cột anten, điện, nhiên liệu theo đúng
thời hạn quy định.
 Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất đúng quy định.
 Tuân thủ cơ chế điều hành thông tin trong hoạt động vận hành, khai thác,
nâng cấp phát triển, tối ưu mạng lưới và xử lý các sự cố.
4. Quyền hạn của đài Viễn thông.
 Được thừa lệnh Giám đốc Trung tâm tổ chức thực hiện các chức năng, nhiệm
vụ của mình.
 Được quyền liên hệ với các đơn vị liên quan trong và ngoài đơn vị để thực
hiện nhiệm vụ được giao.
 Xem xét, trình lãnh đạo trung tâm khen thưởng hoặc kỷ luật kịp thời đối với
tập thể và cá nhân đơn vị có thành tích hoặc vi phạm các quy định không
hoàn thành nhiệm vụ được giao.
 Được đề xuất điều động bố trí nhân lực trong phòng để trình Giám đốc trung
tâm quyết định.

Page 18
Báo cáo thử việc

PHẦN II: TÌM HIỂU MẠNG THÔNG TIN DI ĐỘNG


GSM, CDMA VÀ CÁC LOẠI TRUYỀN DẪN.
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ MẠNG GSM

1. Giới thiệu về GSM.


GSM (Global System for Mobile Communication) là hệ thống thông tin di động toàn
cầu thế hệ thứ 2 (2G). GSM là một chuẩn phổ biến nhất cho điện thoại di động trên thế
giới, được phát triển bới tổ chức 3GPP. Các mạng di động GSM hoạt động trên 4 băng
tần: 850, 900, 1800 và 1900 MHz.

2. Mô hình hệ thống thông tin di động GSM.

Hình 4: Mô hình GSM.

Page 19
Báo cáo thử việc

Mạng thông tin di động theo chuẩn GSM được chia thành 4 phân hệ chính sau:
 Trạm di động MS (Mobile Station)
 Phân hệ trạm gốc BSS (Base Station Subsystem)
 Phân hệ chuyển mạch SS (Switching Subsystem)
 Phân hệ khai thác và hỗ trợ (Operation and Support Subsystem)

2.1 Trạm di động (MS).


Bao gồm thiết bị trạm di động ME (Mobile Equipment) và một khối nhỏ gọi là mođun
nhận dạng thuê bao (SIM-Subscriber Identity Module). Đó là một khối vật lý tách riêng,
chẳng hạn là một IC Card hoặc còn gọi là card thông minh. SIM cùng với thiết bị trạm
(ME-Mobile Equipment) hợp thành trạm di động MS. SIM cung cấp khả năng di động cá
nhân, vì thế người sử dụng có thể lắp SIM vào bất cứ máy điện thoại di động GSM nào
truy nhập vào dịch vụ đã đăng ký. Mỗi điện thoại di động được phân biệt bởi một số nhận
dạng điện thoại di động IMEI (International Mobile Equipment Identity). Card SIM chứa
một số nhận dạng thuê bao di động IMSI (International Subcriber Identity) để hệ thống
nhận dạng thuê bao, một mật mã để xác thực và các thông tin khác. IMEI và IMSI hoàn
toàn độc lập với nhau để đảm bảo tính di động cá nhân. Card SIM có thể chốngviệc sử
dụng trái phép bằng mật khẩu hoặc số nhận dạng cá nhân (PIN).
Trạm di động ở GSM thực hiện hai chức năng:
 Thiết bị vật lý để giao tiếp giữa thuê bao di động với mạng qua đường vô tuyến.
 Đăng ký thuê bao: ở chức năng thứ hai này mỗi thuê bao phải có một thẻ gọi là SIM
card. Trừ một số trường hợp đặc biệt như gọi cấp cứu… thuê bao chỉ có thể truy
nhập vào hệ thống khi cắm thẻ này vào máy.

2.2 Phân hệ trạm gốc (BSS - Base Station Subsystem)


BSS giao diện trực tiếp với các trạm di động MS bằng thiết bị BTS thông qua giao diện vô
tuyến. Mặt khác BSS thực hiện giao diện với các tổng đài ở phân hệ chuyển mạch SS. Tóm
lại, BSS thực hiện đấu nối các MS với tổng đài và nhờ vậy đấu nối những người sử dụng
các trạm di động với những người sử dụng viễn thông khác. BSS cũng phải được điều
khiển, do đó nó được đấu nối với phân hệ vận hành và bảo dưỡng OSS.
Phân hệ trạm gốc BSS bao gồm:
 TRAU (Transcoding and Rate Adapter Unit): Bộ chuyển đổi mã và phối hợp tốc
độ.

Page 20
Báo cáo thử việc

 BSC (Base Station Controler): Bộ điều khiển trạm gốc.


 BTS (Base Transceiver Station): Trạm thu phát gốc.

2.2.1 Khối BTS.


Một BTS bao gồm các thiết bị thu/phát tín hiệu sóng vô tuyến, anten và bộ phận mã hóa
và giải mã giao tiếp với BSC. BTS là thiết bị trung gian giữa mạng GSM và thiết bị thuê
bao MS, trao đổi thông tin với MS qua giao diện vô tuyến. Mỗi BTS tạo ra một hay một
số khu vực vùng phủ sóng nhất định gọi là tế bào (cell).
2.2.2 Khối TRAU.
Khối thích ứng và chuyển đổi mã thực hiện chuyển đổi mã thông tin từ các kênh vô
tuyến (16 Kb/s) theo tiêu chuẩn GSM thành các kênh thoại chuẩn (64 Kb/s) trước khi
chuyển đến tổng đài. TRAU là thiết bị mà ở đó quá trình mã hoá và giải mã tiếng đặc thù
riêng cho GSM được tiến hành, tại đây cũng thực hiện thích ứng tốc độ trong trường hợp
truyền số liệu. TRAU là một bộ phận của BTS, nhưng cũng có thể được đặt cách xa BTS
và thậm chí còn đặt trong BSC và MSC.
2.2.3 Khối BSC.
BSC có nhiệm vụ quản lý tất cả giao diện vô tuyến thông qua các lệnh điều khiển từ xa.
Các lệnh này chủ yếu là lệnh ấn định, giải phóng kênh vô tuyến và chuyển giao. Một phía
BSC được nối với BTS, còn phía kia nối với MSC của phân hệ chuyển mạch SS. Giao
diện giữa BSC và MSC là giao diện A, còn giao diện giữa BTS và BSC là giao diện Abis.
Các chức năng chính của BSC:
1. Quản lý mạng vô tuyến: Việc quản lý vô tuyến chính là quản lý các cell và các kênh
logic của chúng. Các số liệu quản lý đều được đưa về BSC để đo đạc và xử lý,
chẳng hạn như lưu lượng thông tin ở một cell, môi trường vô tuyến, số lượng cuộc
gọi bị mất, các lần chuyển giao thành công và thất bại...
2. Quản lý trạm vô tuyến gốc BTS: Trước khi đưa vào khai thác, BSC lập cấu hình
của BTS (số máy thu/phát TRX, tần số cho mỗi trạm...). Nhờ đó mà BSC có sẵn
một tập các kênh vô tuyến dành cho điều khiển và nối thông cuộc gọi.
3. Điều khiển nối thông các cuộc gọi: BSC chịu trách nhiệm thiết lập và giải phóng
các đấu nối tới máy di động MS. Trong quá trình gọi, sự đấu nối được BSC giám
sát. Cường độ tín hiệu, chất lượng cuộc đấu nối được ở máy di động và TRX gửi
đến BSC. Dựa vào đó mà BSC sẽ quyết định công suất phát tốt nhất của MS và
TRX để giảm nhiễu và tăng chất lượng cuộc đấu nối. BSC cũng điều khiển quá
trình chuyển giao nhờ các kết quả đo kể trên để quyết định chuyển giao MS sang

Page 21
Báo cáo thử việc

cell khác, nhằm đạt được chất lượng cuộc gọi tốt hơn. Trong trường hợp chuyển
giao sang cell của một BSC khác thì nó phải nhờ sự trợ giúp của MSC. Bên cạnh
đó, BSC cũng có thể điều khiển chuyển giao giữa các kênh trong một cell hoặc từ
cell này sang kênh của cell khác trong trường hợp cell này bị nghẽn nhiều.
4. Quản lý mạng truyền dẫn: BSC có chức năng quản lý cấu hình các đường truyền
dẫn tới MSC và BTS để đảm bảo chất lượng thông tin. Trong trường hợp có sự cố
một tuyến nào đó, nó sẽ tự động điều khiển tới một tuyến dự phòng.

2.3 Phân hệ chuyển mạch.


Phân hệ chuyển mạch bao gồm các khối chức năng sau:
 Trung tâm chuyển mạch nghiệp vụ di động MSC
 Thanh ghi định vị thường trú HLR
 Thanh ghi định vị tạm trú VLR
 Trung tâm nhận thực AuC
 Thanh ghi nhận dạng thiết bị EIR
Phân hệ chuyển mạch (SS) bao gồm các chức năng chuyển mạch chính của mạng GSM
cũng như các cơ sở dữ liệu cần thiết cho số liệu thuê bao và quản lý di động của thuê bao.
Chức năng chính của SS là quản lý thông tin giữa những người sử dụng mạng GSM với
nhau và với mạng khác.
2.3.1 Trung tâm chuyển mạch di động MSC.
Tổng đài di động MSC (Mobile services Switching Center) thường là một tổng đài lớn
điều khiển và quản lý một số các bộ điều khiển trạm gốc BSC. MSC thực hiện các chức
năng chuyển mạch chính, nhiệm vụ chính của MSC là tạo kết nối và xử lý cuộc gọi đến
những thuê bao của GSM, một mặt MSC giao tiếp với phân hệ BSS và mặt khác giao tiếp
với mạng ngoài qua tổng đài cổng GMSC (Gateway MSC). Chức năng chính của tổng đài
MSC:
 Xử lý cuộc gọi (Call Processing)
 Điều khiển chuyển giao (Handover Control)
 Quản lý di động (Mobility Management)
 Tương tác mạng IWF (Interworking Function)

Page 22
Báo cáo thử việc

2.3.2 Bộ định vị tạm trú VLR.


VLR là một cơ sở dữ liệu chứa thông tin về tất cả các MS hiện đang ở vùng phục vụ của
MSC. Mỗi MSC có một VLR, thường thiết kế VLR ngay trong MSC. Ngay cả khi MS lưu
động vào một vùng MSC mới. VLR liên kết với MSC sẽ yêu cầu số liệu về MS từ HLR.
Đồng thời HLR sẽ được thông báo rằng MS đang ở vùng MSC nào. Nếu sau đó MS muốn
thực hiện một cuộc gọi, VLR sẽ có tất cả các thông tin cần thiết để thiết lập một cuộc gọi
mà không cần hỏi HLR, có thể coi VLR như một HLR phân bố. VLR chứa thông tin chính
xác hơn về vị trí MS ở vùng MSC. Nhưng khi thuê bao tắt máy hay rời khỏi vùng phục vụ
của MSC thì các số liệu liên quan tới nó cũng hết giá trị. Hay nói cách khác, VLR là cơ sở
dữ liệu trung gian lưu trữ tạm thời thông tin về thuê bao trong vùng phục vụ MSC/VLR
được tham chiếu từ cơ sở dữ liệu HLR.
VLR bao gồm:
 Các số nhận dạng: IMSI, MSISDN, TMSI.
 Số hiệu nhận dạng vùng định vị đang phục vụ MS.
 Danh sách các dịch vụ mà MS được và bị hạn chế sử dụng.
 Trạng thái của MS (bận: busy; rỗi: idle).

2.3.3 Bộ định vị thường trú HLR.


HLR là cơ sở dữ liệu tham chiếu lưu giữ lâu dài các thông tin về thuê bao, các thông tin
liên quan tới việc cung cấp các dịch vụ viễn thông. HLR không phụ thuộc vào vị trí hiện
thời của thuê bao và chứa các thông tin về vị trí hiện thời của thuê bao.
HLR bao gồm:
 Các số nhận dạng: IMSI, MSISDN.
 Các thông tin về thuê bao
 Danh sách các dịch vụ mà MS được sử dụng và bị hạn chế
 Số hiệu VLR đang phục vụ MS

2.3.4 Thanh ghi nhận dạng thiết bị EIR.


EIR có chức năng kiểm tra tính hợp lệ của ME thông qua số liệu nhận dạng di động
quốc tế (IMEI-International Mobile Equipment Identity) và chứa các số liệu về phần cứng
của thiết bị. Một ME sẽ có số IMEI thuộc một trong ba danh sách sau:
1. Nếu ME thuộc danh sách trắng (White List) thì nó được quyền truy nhập và sử
dụng các dịch vụ đã đăng ký.

Page 23
Báo cáo thử việc

2. Nếu ME thuộc danh sách xám (Gray List), tức là có nghi vấn và cần kiểm tra. Danh
sách xám bao gồm những ME có lỗi (lỗi phần mềm hay lỗi sản xuất thiết bị) nhưng
không nghiêm trọng tới mức loại trừ khỏi hệ thống
3. Nếu ME thuộc danh sách đen (Black List), tức là bị cấm không cho truy nhập vào
hệ thống, những ME đã thông báo mất máy.

2.3.5 Khối trung tâm nhận thực AuC.


AuC được nối đến HLR, chức năng của AuC là cung cấp cho HLR các tần số nhận thực
và các khoá mật mã để sử dụng cho bảo mật. Đường vô tuyến cũng được AuC cung cấp
mã bảo mật để chống nghe trộm, mã này được thay đổi riêng biệt cho từng thuê bao. Cơ
sở dữ liệu của AuC còn ghi nhiều thông tin cần thiết khác khi thuê bao đăng ký nhập mạng
và được sử dụng để kiểm tra khi thuê bao yêu cầu cung cấp dịch vụ, tránh việc truy nhập
mạng một cách trái phép.

2.4 Phân hệ khai thác và bảo dưỡng (OSS)


OSS (Operation and Support System) thực hiện 3 chức năng chính:
 Khai thác và bảo dưỡng mạng.
 Quản lý thuê bao và tính cước.
 Quản lý thiết bị di động.

2.4.1 Khai thác và bảo dưỡng mạng.


 Khai thác.
Là hoạt động cho phép nhà khai thác mạng theo dõi hành vi của mạng như tải của hệ
thống, mức độ chặn, số lượng chuyển giao giữa hai cell .v.v.. Nhờ vậy nhà khai thác có thể
giám sát được toàn bộ chất lượng dịch vụ mà họ cung cấp cho khách hàng và kịp thời nâng
cấp. Khai thác còn bao gồm việc thay đổi cấu hình để giảm những vẫn đề xuất hiện ở thời
điểm hiện thời, để chuẩn bị tăng lưu lượng trong tương lai và mở rộng vùng phủ sóng. Ở
hệ thống viễn thông hiện đại, khai thác được thực hiện bằng máy tính và được tập trung ở
một trạm.
 Bảo dưỡng:
Có nhiệm vụ phát hiện, định vị và sửa chữa các sự cố và hỏng hóc, nó có một số quan
hệ với khai thác. Các thiết bị ở hệ thống viễn thông hiện đại có khả năng tự phát hiện một
số các sự cố hay dự báo sự cố thông qua kiểm tra. Bảo dưỡng bao gồm các hoạt động tại

Page 24
Báo cáo thử việc

hiện trường nhằm thay thế các thiết bị có sự cố, cũng như việc sử dụng các phần mềm điều
khiển từ xa.
Hệ thống khai thác và bảo dưỡng có thể được xây dựng trên nguyên lý của TMN
(Telecommunication Management Network - Mạng quản lý viễn thông). Lúc này, một mặt
hệ thống khai thác và bảo dưỡng được nối đến các phần tử của mạng viễn thông (MSC,
HLR, VLR, BSC, và các phần tử mạng khác trừ BTS). Mặt khác hệ thống khai thác và bảo
dưỡng được nối tới máy tính chủ đóng vai trò giao tiếp người - máy. Theo tiêu chuẩn GSM
hệ thống này được gọi là trung tâm vận hành và bảo dưỡng (OMC - Operation and
Maintenance Center).
2.4.2 Quản lý thuê bao.
Bao gồm các hoạt động quản lý đăng ký thuê bao. Nhiệm vụ đầu tiên là nhập và xoá thuê
bao khỏi mạng. Đăng ký thuê bao cũng có thể rất phức tạp, bao gồm nhiều dịch vụ và các
tính năng bổ sung. Nhà khai thác có thể thâm nhập được các thông số nói trên. Một nhiệm
vụ quan trọng khác của khai thác là tính cước các cuộc gọi rồi gửi đến thuê bao. Khi đó
HLR, SIM-Card đóng vai trò như một bộ phận quản lý thuê bao.
2.4.3 Quản lý thiết bị di động.
Quản lý thiết bị di động được bộ đăng ký nhận dạng thiết bị EIR thực hiện. EIR lưu trữ
toàn bộ dữ liệu liên quan đến trạm di động MS. EIR được nối đến MSC qua đường báo
hiệu để kiểm tra tính hợp lệ của thiết bị. Trong hệ thống GSM thì EIR được coi là thuộc
phân hệ chuyển mạch NSS.
3. Giao diện vô tuyến số của mạng GSM.
Các kênh của giao diện vô tuyến bao gồm các kênh vật lý và các kênh logic.
3.1 Kênh vật lý
Kênh vật lý tổ chức theo quan niệm truyền dẫn. Đối với TDMA GSM, kênh vật lý là một
khe thời gian ở một tần số sóng mang vô tuyến được chỉ định.
 GSM 900 nguyên thủy
Dải tần số: 890 - 915 MHz cho đường lên uplink (từ MS đến BTS).
935 - 960 MHz cho đường xuống downlink (từ BTS đến MS).
Dải thông tần của một kênh vật lý là 200KHz. Dải tần bảo vệ ở biên cũng rộng 200KHz.
Ful (n) = 890,0 MHz + (0,2 MHz) * n
Fdl (n) = Ful (n) + 45 MHz

Page 25
Báo cáo thử việc

Với 1 ≤ n ≤ 124
Các kênh từ 1 ÷ 124 được gọi là các kênh tần số vô tuyến tuyệt đối ARFCN (Absolute
Radio Frequency Channel Number). Kênh 0 là dải phòng vệ.
Vậy GSM 900 có 124 tần số bắt đầu từ 890,2MHz. Mỗi dải thông tần là một khung TDMA
có 8 khe thời gian. Như vậy, số kênh vật lý ở GSM 900 là sẽ 992 kênh.
 EGSM (GSM mở rộng)
Hệ thống GSM nguyên thủy được mở rộng mỗi bằng tần thêm 10 MHz (tương đương 50
kênh tần số) thì được gọi là EGSM:
Dải tần số: 880 - 915 MHz uplink.
925 - 960 MHz downlink.
Ful (n) = 880 MHz + (0,2 MHz)*n
Fdl (n) = Ful (n) + 45 MHz.
Với n = ARFCN , 1 ≤ n ≤ 174 . Kênh 0 là dải phòng vệ.
 DCS 1800.
DCS 1800 có số kênh tần số tăng gấp 3 lần so với GSM 900
Dải tần số: 1710 - 1785 MHz uplink.
1805 - 1880 MHz downlink.
Ful (n) = 1710MHz + (0,2 MHz)*(n - 511)
Fdl (n) = Ful (n) + 95 MHz
Với 512 ≤ n ≤ 885.
3.2 Kênh logic
Kênh logic được tổ chức theo quan điểm nội dung tin tức, các kênh này được đặt vào các
kênh vật lý. Các kênh logic được đặc trưng bởi thông tin truyền giữa BTS và MS.
Có thể chia kênh logic thành hai loại tổng quát: các kênh lưu lượng TCH và các kênh
báo hiệu điều khiển CCH.

Page 26
Báo cáo thử việc

Hình 5: phân loại kênh logic.


3.2.1 Kênh lưu lượng TCH.
Có hai loại kênh lưu lượng:
 Bm hay kênh lưu lượng toàn tốc (TCH/F), kênh này mang thông tin tiếng hay số
liệu ở tốc độ 22,8 kbit/s.
 Lm hay kênh lưu lượng bán tốc (TCH/H), kênh này mang thông tin ở tốc độ 11.4
kbit/s.
3.2.2 Kênh điều khiển CCH (ký hiệu là Dm)
Bao gồm :
 Kênh quảng bá BCH (Broadcast Channel).
 Kênh điều khiển chung CCCH (Common Control Channel).
 Kênh điều khiển riêng DCCH (Dedicate Control Channel).
a. Kênh quảng bá BCH: BCH = BCCH + FCCH + SCH.
 FCCH (Frequency Correction Channel): Kênh hiệu chỉnh tần số cung cấp
tần số tham chiếu của hệ thống cho trạm MS. FCCH chỉ được dùng cho đường
xuống.

Page 27
Báo cáo thử việc

 SCH (Synchronous Channel): Kênh đồng bộ khung cho MS.


 BCCH (Broadcast Control Channel): Kênh điều khiển quảng bá cung cấp các tin tức
sau: Mã vùng định vị LAC (Location Area Code), mã mạng di động MNC (Mobile
Network Code), tin tức về tần số của các cell lân cận, thông số dải quạt của cell và các
thông số phục vụ truy cập.
b. Kênh điều khiển chung CCCH:
CCCH là kênh thiết lập sự truyền thông giữa BTS và MS. Nó bao gồm: CCCH =
RACH + PCH + AGCH.
 RACH (Random Access Channel), kênh truy nhập ngẫu nhiên. Đó là kênh hướng
lên để MS đưa yêu cầu kênh dành riêng, yêu cầu này thể hiện trong bản tin đầu của
MS gửi đến BTS trong quá trình một cuộc liên lạc.
 PCH (Paging Channel, kênh tìm gọi) được BTS truyền xuống để gọi MS.
 AGCH (Access Grant Channel): Kênh cho phép truy nhập AGCH, là kênh hướng
xuống, mang tin tức phúc đáp của BTS đối với bản tin yêu cầu kênh của MS để
thực hiện một kênh lưu lượng TCH và kênh DCCH cho thuê bao.
c. Kênh điều khiển riêng DCCH: DCCH là kênh dùng cả ở hướng lên và hướng xuống,
dùng để trao đổi bản tin báo hiệu, phục vụ cập nhật vị trí, đăng ký và thiết lập cuộc
gọi, phục vụ bảo dưỡng kênh. DCCH gồm có:
 Kênh điều khiển dành riêng đứng một mình SDCCH dùng để cập nhật vị trí
và thiết lập cuộc gọi.
 Kênh điều khiển liên kết chậm SACCH, là một kênh hoạt động liên tục trong
suốt cuộc liên lạc để truyền các số liệu đo lường và kiểm soát công suất.
 Kênh điều khiển liên kết nhanh FACCH, nó liên kết với một kênh TCH và
hoạt động bằng cách lấy lên một khung FACCH được dùng để chuyển giao
cell.

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ CDMA


1. Giới thiệu chung về CDMA.
CDMA viết đầy đủ là Code Division Multiple Access nghĩa là đa truy cập phân chia theo
mã. Trong khi TDMA - time division multiple access phân chia sự truy cập kênh truyền
theo thời gian, và FDMA - frequency-division multiple access phân chia sự truy cập theo
tần số. Còn trong hệ thống CDMA các thuê bao di động có thể truy cập đồng thời trên
cùng một giải tần. Các kênh thuê bao được tách biệt bằng cách sử dụng mã ngẫu nhiên.

Page 28
Báo cáo thử việc

Các tín hiệu của các thuê bao khác nhau sẽ được mã hoá bằng các mẫu ngẫu nhiên khác
nhau, sau đó được trộn lẫn và phát đi trên cùng một giải tần chung và chỉ được phục hồi
duy nhất ở thiết bị thuê bao (máy điện thoại di dộng) với mã ngẫu nhiên tương ứng.

Hình 6: Sơ đồ mạng CDMA.


Cấu trúc mạng CDMA cũng bao gồm các thành phần tương tự ở mạng GSM. Đó cũng là
cấu trúc chung của mạng thông tin di động số. Ở đây chúng ta không đi sâu vào tìm hiểu
các thành phần của mạng CDMA (vì đã được trình bày kỹ ở phần GSM), mà ta sẽ tập trung
vào đặc tính kỹ thuật của một mạng CDMA.

2. Nguyên lý kỹ thuật mạng CDMA.


CDMA sử dụng kỹ thuật trải phổ, nhiều người sử dụng có thể chiếm cùng kênh vô tuyến
đồng thời tiến hành các cuộc gọi. Những người sử dụng nói trên được phân biệt lẫn nhau
nhờ một mã đặc trưng không trùng với bất kỳ ai. Kênh vô tuyến được dùng lại ở mỗi cell
trong toàn mạng, và những kênh này cũng được phân biệt nhau nhờ mã trải phổ ngẫu
nhiên. Một kênh CDMA rộng 1,23 MHz với hai dải biên phòng vệ 0,27 MHz, tổng cộng
1,77 MHz. CDMA dùng mã trải phổ có tốc độ cắt (chip rate) 1,2288 MHz. Dòng dữ liệu

Page 29
Báo cáo thử việc

gốc được mã hoá và điều chế ở tốc độ cắt. Tốc độ này chính là tốc độ mã đầu ra (mã trải
phổ ngẫu nhiên, PN-PseudoNoise: giả tạp âm) của máy phát PN.
Để nén phổ trở lại dữ liệu gốc thì máy thu phải dùng mã trải phổ PN chính xác như khi
tín hiệu được xử lý ở máy phát. Nếu mã PN ở máy thu khác hoặc không đồng bộ với mã
PN tương ứng ở máy phát thì tin tức không thể thu nhận được.
Thủ tục thu phát tín hiệu được tóm tắt như sau:
 Tín hiệu số liệu thoại (9.6Kbps) ở phía phát được mã hóa, lặp, chèn sau đó được
nhân với sóng mang fo và mã PN ở tốc độ 1.2288 Mbps (9.6Kbps × 128).
 Tín hiệu đã được điều chế đi qua một bộ lọc băng thông có độ rộng 1.25 MHz, sau
đó được phát qua anten.
 Ở đầu thu, sóng mang và mã PN của tín hiệu thu được từ anten được đưa đến bộ
tương quan qua bộ lọc băng thông rộng 1.25 MHz, số liệu thoại mong muốn được
tách ra và tái tạo lại nhờ sử dụng bộ tách chèn và giải mã.

3. Các đặc tính của mạng CDMA.


3.1 Tính đa dạng của phân tập.
Trong hệ thống điều chế băng hẹp như điều chế FM analog sử dụng trong hệ thống điện
thoại tổ ong thế hệ đầu tiên thì tính đa đường tạo nên nhiều fading nghiêm trọng. Tính
nghiêm trọng của vấn đề fading đa đường được giảm đi trong điều chế CDMA băng rộng
vì các tín hiệu qua các đường khác nhau được thu nhận một cách độc lập. Fading đa đường
không thể loại trừ hoàn toàn được vì với các hiện tượng fading đa đường xảy ra liên tục do
đó bộ giải điều chế không thể xử lý tín hiệu thu một cách độc lập được.
3.2 Điều khiển công suất CDMA.
Ở các hệ thống thông tin di động tổ ong CDMA, các máy di động đều phát chung ở một
tần số ở cùng một thời gian nên chúng gây nhiễu đồng kênh với nhau. Chất lượng truyền
dẫn của đường truyền vô tuyến đối với từng người sử dụng trong môi trường đa người sử
dụng phụ thuộc vào tỷ số Eb/No, trong đó Eb là năng lượng bit còn No là mật độ tạp âm
trắng GAUS cộng bao gồm tự tạp âm và tạp âm quy đổi từ máy phát của người sử dụng
khác. Để đảm bảo tỷ số Eb/No không đổi và lớn hơn ngưỡng yêu cầu cần điều khiển công
suất của các máy phát của người sử dụng theo khoảng cách của nó với trạm gốc. Nếu ở
các hệ thống FDMA và TDMA việc điều khiển công suất không ảnh hưởng đến dung
lượng thì ở hệ thống CDMA việc điều khiển công suất là bắt buộc và điều khiển công suất
phải nhanh nếu không dung lương hệ thống sẻ giảm.

Page 30
Báo cáo thử việc

3.3 Công suất phát thấp.


Việc giảm tỷ số Eb/No (tương ứng với tỷ số tín hiệu/nhiễu) chấp nhận được không chỉ
làm tăng dung lượng hệ thống mà còn làm giảm công suất phát yêu cầu để khắc phục tạp
âm và giao thoa. Việc giảm này nghĩa là giảm công suất phát yêu cầu đối với máy di động.
Nó làm giảm giá thành và cho phép hoạt động trong các vùng rộng lớn hơn với công suất
thấp khi so với các hệ thống analog hoặc TDMA có công suất tương tự. Hơn nữa, việc
giảm công suất phát yêu cầu sẻ làm tăng vùng phục vụ và làm giảm số lượng BTS yêu cầu
khi so với các hệ thống khác.Một tiến bộ lớn hơn của việc điều khiển công suất trong hệ
thống CDMA là làm giảm công suất phát trung bình. Trong đa số trường hợp thì môi
trường truyền dẫn là thuận lợi đối với CDMA. Trong các hệ thống băng hẹp thì công suất
phát cao luôn luôn được yêu cầu để khắc phục fading tạo ra theo thời gian. Trong hệ thống
CDMA thì công suất trung bình có thể giảm bởi vì công suất yêu cầu chỉ phát đi khi có
điều khiển công suất và công suất phát chỉ tăng khi có fading.
3.4 Chuyển giao ở CDMA.
Ở các hệ thống thông tin di động tổ ong, chuyển giao xảy ra khi trạm di động đang làm
các thủ tục thâm nhập mạng hoặc đang có cuộc gọi. Mục đích của chuyển giao là để đảm
bảo chất lượng truyền dẫn đường truyền khi một trạm di động rời xa trạm gốc đang phục
vụ nó. Khi đó, nó phải chuyển lưu lượng sang một trạm gốc mới hay một kênh mới. Ở
CDMA tồn tại hai loại chuyển giao là chuyển giao mềm (Soft Handoff) và chuyển giao
cứng (Hard Handoff)
 Chuyển giao giữa các ô hay chuyển giao mềm (Soft Handoff).
 Chuyển giao giữa các đoạn ô (Intersector) hay chuyển giao mềm hơn
(SofterHandoff).
 Chuyển giao cứng giữa hệ thống CDMA này với hệ thống CDMA khác.
 Chuyển giao cứng giữa hệ thống CDMA đến hệ thống tương tự.

3.5 Giá trị Eb/No thấp và chống lỗi.


Eb/No là tỷ số năng lượng trên mỗi bit đối với mật độ phổ công suất tạp âm, đó là giá trị
tiêu chuẩn để so sánh hiệu suất của phương pháp điều chế và mã hoá số.Khái niệm Eb/No
tương tự như tỷ số sóng mang trên tạp âm của phương pháp FM tương tự. Do độ rộng kênh
băng tần rộng được sử dụng mà hệ thống CDMA cung cấp một hiệu suất và độ dư mã sửa
sai cao. Nói cách khác, thì độ rộng kênh bị giới hạn trong hệ thống điều chế số băng tần
hẹp, chỉ các mã sửa sai có hiệu suất và độ dư thấp là được phép sử dụng sao cho giá trị
Eb/No cao hơn giá trị mà CDMA yêu cầu. Mã sửa sai trước được sử dụng trong hệ thống

Page 31
Báo cáo thử việc

CDMA cùng với giải điều chế số hiệu suất cao. Có thể tăng dung lượng và giảm công suất
yêu cầu đối với máy phát nhờ giảm Eb/No.
4. So sánh GSM và CDMA.
Đặc tính CDMA GSM
Băng thông sử dụng 1,23 MHz 200 KHz
Dải tần số -Hướng lên: 824–849 MHz -Hướng lên: 890–915 MHz
-Hướng xuống: 869–894 MHz -Hướng xuống: 935–960
MHz
Kênh sử dụng Nhiều người sử dụng chung một Một người sử dụng một khe
kênh thời gian của một kênh
Nhiễu giao thoa Ít bị ảnh hưởng của giao thoa Ảnh hưởng của các kênh lân
giữa các kênh, ảnh hưởng giao cận
thoa đồng kênh
Công suất phát Thấp để giảm nhiễu cho hệ Phát công suất lớn để khắc
thống phục
fading theo thời gian
Điều khiển công Giảm công suất phát của MS và Không làm thay đổi dung
suất ảnh hưởng đến dung lượng lượngcủa hệ thống
Chất lượng thoại Tốt hơn Thấp hơn
Dung lượng -Điều khiển dung lượng linh - Điều khiển dung lượng kém
hoạt linh hoạt
- Dung lượng hệ thống lớn -Dung lượng thấp
-Không có giới hạn rỏ ràng về số - Số người sử dụng trong một
người sử dụng trong một cell cell là cố định khi các kênh bị
chiếm hết
Bảo mật Có tính bảo mật cao hơn nhờ mã Tính bao mật thông tin thấp
trải phổ

CHƯƠNG III: TRUYỀN DẪN QUANG


1. Khái quát chung về truyền dẫn quang.
Truyền dẫn quang là một kênh truyền viễn thông mà trong đó ánh sáng lan truyền đi trong
những sợi đặc biệt gọi là sợi quang. Điều đó có nghĩa là thông tin được chuyển thành ánh
sáng, sau đó ánh sáng được truyền qua sợi quang. Tại nơi nhận, nó sẽ được biến đổi thành
dạng thông tin ban đầu. Ngày nay, truyền dẫn quang đã được ứng dụng rộng rãi trong các
hệ thống truyền dẫn của viễn thông.

Page 32
Báo cáo thử việc

2. Sơ đồ hệ thống thông tin quang.

Hình 7: sơ đồ hệ thống truyền dẫn quang.


Nói chung, tín hiệu từ máy điện thoại, từ các thiết bị đầu cuối, số liệu hoặc fax được
được đưa đến bộ E/O đế chuyển thành tín hiệu quang, sau đó gửi vào cáp quang. Khi
truyền qua sợi quang, công suất tín hiệu bị suy yếu dần và dạng sóng bị rộng ra. Khi truyền
tới đầu bên kia sợi quang, tín hiệu này được đưa vào bộ O/E để tái tạo lại tín hiệu điện,
khôi phục lại nguyên dạng như ban đầu mà máy điện thoại, số liệu, fax đã gửi đi.
Như vậy cấu trúc cơ bản của một hệ thống thông tin quang bao gồm:
 Bộ phát quang.
 Bộ thu quang.
 Môi trường truyền dẫn (cáp sợi quang).

2.1 Bộ phát quang (E/O).


Bộ phát quang có nhiệm vụ nhận tín hiệu điện đưa đến, biến tín hiệu đến đó thành tín
hiệu quang, sau đó đưa tín hiệu quang này lên đường truyền (sợi quang). Người ta thường
gọi khối E/O là nguồn quang. Hiện nay linh kiện được sử dụng để làm nguồn quang là led
hoặc laser.
2.2 Bộ thu quang (O/E).
Khi tín hiệu quang truyền đến đầu thu, nó sẽ được thu nhận và biến trở lại thành tín hiệu
điện như ở đầu phát. Đó là chức năng của khối O/E ở bộ thu quang. Các linh kiện hiện nay

Page 33
Báo cáo thử việc

được sử dụng để làm chức năng này là pin và APD. Chúng thường được gọi là linh kiện
tách sóng quang.
2.3 Môi trường truyền dẫn.
Khi truyền trên sợi quang, công suất tín hiệu bị suy yếu dần do sợi quang có độ suy hao.
Nếu cự ly truyền quá dài thì tín hiệu có thể sẽ không đến được đầu thu hoặc nếu có đến
được thì công suất còn rất thấp, do đó đầu thu không thể nhận được. Lúc này ta phải sử
dụng trạm lặp (hay còn gọi là trạm tiếp vận). Chức năng chính của trạm lặp là thu nhận tín
hiệu quang đã bị suy yếu, tái tạo chúng trở lại thành tín hiệu điện. Sau đó sửa dạng tín hiệu
điện này, khuếch đại tín hiệu đã sửa dạng, rồi chuyển đổi tín hiệu đã được khuếch đại thành
tín hiệu quang. Và cuối cùng đưa tín hiệu quang này trở lại đường truyền để truyền tiếp
đến đầu thu.
3. Ưu và nhược điểm của hệ thống thông tin quang.
3.1 Ưu điểm.
 Suy hao thấp: Suy hao thấp cho phép lan truyền dài hơn. Nếu so sánh với cáp đồng
trong một mạng, khoảng cách lớn nhất đối với cáp đồng được khuyến cáo là 100m,
thì đối với cáp quang đó là 2000m. Một nhược điểm cơ bản của cáp đồng là suy hao
tăng theo tần số của tín hiệu. Đối với truyền dẫn quang thì suy hao không thay đổi
theo tần số của tín hiệu.
 Dải thông rộng: Sợi quang có băng thông rộng chp phép thiết lập hệ thống truyền
dẫn số tốc độ cao. Hiện nay băng tần của truyền dẫn quang có thể lên đến hàng
THz.
 Trọng lượng nhẹ: Trọng lượng của cáp quang nhẹ hơn so với cáp đồng. Do đó sẽ dễ
dàng hơn tỏng việc lắp đặt.
 Kích thước nhỏ: Cáp quang có kích thước nhỏ sẽ dễ dàng cho việc thiết kế mạng
chật hẹp về không gian lắp đặt cáp.
 Không bị can nhiễu sóng điện từ và điện công nghiệp.
 An toàn, bảo mật và linh hoạt.

3.2 Nhược điểm.


 Vấn đề biến đổi điện quang: trước khi đưa một tín hiệu thông tin điện vào sợi quang
tín hiệu đó phải được biến đổi thành sóng ánh sáng.
 Dòn, dễ gãy: Sợi quang sử dụng trong viễn thông được chế tạo từ thủy tinh nên dòn
và dễ gãy. Hơn nữa, do kích thước nhỏ nên việc hàn và nối gặp nhiều khó khăn.
Muốn hàn nối cần có thiết bị chuyên dụng.
 Vấn đê sửa chữa: các quy trình sửa chữa đòi hỏi phải có một nhóm kỹ thuật viên có
kỹ năng tốt cùng với các thiết bị thích hợp.

Page 34
Báo cáo thử việc

 Vấn đề an toàn lao động: Khi hàn nối sợi quang cần để các mảnh cắt vào lọ kín,
tránh để đâm vào tay. Ngoài ra không được nhìn trực diện đầu sợi quang hay các
khớp nối để tránh ánh sáng chiếu trực tiếp vào mắt, gây nguy hại cho mắt.

4. Ứng dụng truyền dẫn quang.


 Mạng đường trục quốc gia.
 Đường trung kế.
 Đường cáp thả liên biển quốc gia.
 Mạng truyền số liệu
 Truyền hình cáp.

CHƯƠNG IV: TRUYỀN DẪN VIBA SỐ


1. Tổng quan về viba số.
Thông tin viba số là một trong ba phương tiện thông tin phổ biến nhất hiện nay, bên cạnh
thông tin vệ tinh và thông tin quang. Hệ thống viba số sử dụng sóng vô tuyến, biến đổi các
đặc tính của sóng mang vô tuyến bằng những biến đổi gián đoạn và truyền trong không
trung. Sóng mang vô tuyến truyền đi có tính định hướng rất cao nhờ các anten định hướng.
Hệ thống viba số là hệ thống thông tin vô tuyến số được sử dụng trong các đường truyền
dẫn số giữa các phần tử khác nhau của mạng vô tuyến. Hệ thống Viba số có thể được sử
dụng làm:
 Các đường trung kế nối các tổng đài số.
 Các đường truyền dẫn nối tổng đài chính và các tổng đài vệ tinh.
 Các đường truyền dẫn nối các thuê bao với các tổng đài chính hoặc các tổng đài vệ
tinh.
 Các bộ tập trung thuê bao vô tuyến.
 Các đường truyền dẫn trong các hệ thống thông tin di động để kết nối các máy di
động với mạng viễn thông.
Các hệ thống truyền dẫn viba số là các phần tử quan trọng của mạng viễn thông. Tầm
quan trọng này ngày càng được khẳng định khi các công nghệ thông tin vô tuyến như
thông tin di động được đưa vào sử dụng rộng rãi trong mạng viễn thông.

Page 35
Báo cáo thử việc

2. Mô hình hệ thống viba số.

Hình 8: mô hình một hệ thống viba số tiêu biểu.


Một hệ thống viba số bao gồm một loạt khối xử lý tín hiệu. Các khối này có thể được
phân loại theo các mục đích sau đây:
 Biến đổi tín hiệu tương tự thành tin hiệu số.
 Tập hợp các tín hiệu số từ các nguồn khác nhau thành tín hiệu băng tần gốc.
 Xử lý tín hiệu băng gốc để truyền đi trên kênh thông tin.
 Truyền tín hiệu băng gốc trên kênh thông tin.
 Thu tín hiệu băng gốc từ kênh thông tin.
 Xử lý tín hiệu băng gốc thu được để phân thành các nguồn khác nhau tương ứng.
 Biến đổi tín hiệu số thành các tín hiệu tương tự tương ứng.
Biến đổi ADC và DAC có thể được thực hiện bằng một trong các phương pháp sau: điều
chế và giải điều chế xung mã (PCM), xung mã Logarit (Log PCM), xung mã vi sai
(DPCM), xung mã vi sai tự thích nghi (ADPCM), điều chế và giải điều chế Delta (DM),
Delta tự thích nghi (ADM).

Page 36
Báo cáo thử việc

Tập hợp các tín hiệu số từ các nguồn khác nhau thành tín hiệu băng gốc và phân chia tín
hiệu số từ tín hiệu băng gốc được thực hiện nhờ quá trình ghép-tách. Có 2 hệ thống ghép-
tách chủ yếu: theo thời gian TDM và theo tần số FDM.

Việc xử lý tín hiệu băng gốc thành dạng sóng vô tuyến thích hợp để truyền trên kênh
thông tin phụ thuộc vào môi trường truyền dẫn vì môi trường truyền dẫn có đặc tính và
hạn chế riêng.

Hình 9: sơ đồ khối thiết bị thu phát viba số.


3. Phân loại viba số.
Phụ thuộc vào tốc độ bit của tín hiệu PCM cần truyền, các thiết bị vô tuyến phải được thiết
kế, cấu tạo phù hợp để có khả năng truyền dẫn các tín hiệu đó. Có thể phân loại như sau:
 Viba số băng hẹp (tốc độ thấp): được dùng để truyền các tin hiệu có tốc độ 2Mbps,
4Mbps, 8Mbps, tương ứng với dung lượng kênh thoại là 30 kênh, 60 kênh và 120
kênh. Tần số sóng vô tuyến từ 0.4 đến 1.5GHz.
 Viba số băng trung bình (tốc độ trung bình): được dùng để truyền các tin hiệu có
tốc độ từ 8 đến 34Mbps, tương ứng với dung lượng kênh thoại là 120 đến 480 kênh.
Tần số sóng vô tuyến là 2 đến 6GHz.
 Viba số băng rộng (tốc độ cao): được dùng để truyền các tín hiệu có tốc độ từ 34
đến 140Mbps, tương ứng với dung lượng kênh thoại là 480 đến 1920 kênh. Tần số
sóng vô tuyến 4, 6, 8, 12GHz.

4. Ưu và khuyết điểm của hệ thống viba.

Page 37
Báo cáo thử việc

4.1 Ưu điểm.
 Nhờ các phương thức mã hóa và và ghép kênh theo thời gian dùng các vi mạch
tích hợp cỡ lớn nên thông tin xuất phát từ các nguồn khác nhau như điện thoại,
máy tính, telex, video… được tổng hợp lại thành luồng bit số liệu tốc độ cao để
truyền trên cùng một sóng mang vô tuyến.
 Nhờ sử dụng các bộ lặp tái sinh luồng truyền số liệu nên tránh được nhiễu tích
lũy trong hệ thống số. Việc tái sinh này có thể được tiến hành ở tốc độ bit cao
nhất của băng tần gốc mà không cần đưa xuống tốc độ bit ban đầu.
 Nhờ có tính chống nhiễu tốt, các hệ thống viba số có thể hoạt động tốt với hệ số
sóng mang trên nhiều C/N lớn hơn 15dB. Điều này cho phép sử dụng lại tần số
đó bằng phân cức trực giao, tăng phổ hiệu dụng và dung lượng kênh.
 Với cùng một dung lượng truyền dẫn, công suất phát nhỏ hơn so với các hệ
thống khác, do đó có thể làm giảm chi phí thiết bị, làm tăng độ tin cậy, tiết kiệm
nguồn và ít gây nhiễu cho hệ thống khác.
4.2 Khuyết điểm.
 Khi áp dụng hệ thống truyền dẫn số, phổ tần tín hiệu thoại rộng hơn so với hệ
thống tương tự.
 Khi các thông số đường truyền dẫn như trị số BER, S/N thay đổi không đạt giá
trị cho phép thì thông tin sẽ bị gián đoạn.
 Hệ thống dễ bị ảnh hưởng của méo phi tuyến do các đặc tính bão hòa, các linh
kiện bán dẫn gây nên.

5. Các mạng viba số.


Thường các mạng viba số được nối cùng với các trạm chuyển mạch như là một bộ phận
của mạng trung kế quốc gia hoặc trung kế riêng, hoặc là nối các tuyến nhánh xuất phát từ
trung tâm thu thập thông tin khác nhau đến trạm chính.
5.1 Viba số điểm nối điểm.

Page 38
Báo cáo thử việc

Hình 10: mô hình viba số điểm nối điểm tiêu biểu


Mạng viba số điểm nối điểm hiện nay được sử dụng phổ biến. Trong các mạng đường
dai thường dùng cáp sợi quang, còn các mạng nhỏ hơn nối từ tỉnh tới huyện hoặc các
ngành kinh tế khác người ta thường dùng cấu hình viba số điểm-điểm dung lượng trung
bình hoặc cao nhằm thỏa mãn nhu cầu của các thông tin và đặc biệt là dịch vụ truyền số
liệu. Ngoài ra trong một số trường hợp, viba dung lượng thấp là giải pháp hấp dẫn cung
cấp trung kế cho các mạng nội hạt, mạng thông tin di động.
5.2 Viba số điểm nối đến nhiều điểm.
Mạng viba số này trở nên phổ biến trong một số vùng ngoại ô và nông thôn. Mạng bao
gồm một trung tâm phát thông tin trên một anten đẳng hướng phục vụ cho một số trạm
ngoại vi bao quanh. Nếu các trạm ngoại vi này nằm trong bán kính truyền dẫn cho phép
thì không cần dùng các trạm lặp, nếu khoảng cách xa hơn thì phải dùng các trạm lặp để
đưa tín hiệu đến các trạm ngoại vi. Từ đây thông tin sẽ được truyền dẫn đến các thuê bao.
Thiết bị viba trạm ngoại vi có thể được đặt ngoài trời, trên cột… Mỗi trạm ngoại vi có thể
lắp đặt cho nhiều trung kế. Dạng kết nối này được thiết kế để hoạt động trong các băng tần
1.5GHz, 1.8GHz, 2.4GHz sử dụng một sóng mang cho hệ thống hoàn chỉnh.

Page 39
Báo cáo thử việc

Hình 11: mô hình hệ thống viba số điểm nối nhiều điểm tiêu biểu.

PHẦN III: TÌM HIỂU PHẦN CỨNG HỌ THIẾT BỊ RBS


3000 CỦA ERICSSON
Họ thiết bị RBS 3000 của Ericsson gồm có nhiều thiết bị RBS WCDMA với những đặc
tính tốt nhất trong lớp vô tuyến phù hợp cho những ứng dụng ở những môi trường vô tuyến
khác nhau như thành thị, ngoại ô và nông thôn. Sản phẩm bao gồm những đặc điểm vô
tuyến tối ưu cho phép tiết kiệm chi phí đáng kể nhờ vào việc giảm số lượng trạm. Được
thiết kế theo kiểu mô-đun giúp việc cài đặt linh hoạt và bảo dưỡng đơn giản, mang lại tổng
chi phí chủ sở hữu TCO nhỏ nhất.
Tất cả các sản phẩm RBS 3000 có thể tích hợp với mạng hiện tại, cho phép kết hợp GSM
co-siting hiệu quả nhằm tối ưu vốn và kinh phí vận hành. Họ RBS 3000 hỗ trợ đầy đủ

Page 40
Báo cáo thử việc

HSPA mang lại giải pháp di động băng rộng : tăng tốc độ dữ liệu đỉnh, giảm trễ và tăng
dung lượng.
Họ RBS 3000 của Ericsson đảm bảo được sự an toàn cho việc đầu tư của các nhà khai
thác trong tương lai, cung cấp một lộ trình phát triển thông qua HSPA, HSPA tăng cường
và cả LTE.
Trong chương này ta sẽ tập trung phân tích kiến trúc phần cứng và chức năng của RBS
3206, RBS 3216, RBS 3308 và RBS 3418 đang được sử dụng tại VMS2.

CHƯƠNG I: KIẾN TRÚC PHẦN CỨNG VÀ CHỨC NĂNG CỦA


RBS 3206
1. Tổng quan RBS 3206.
Indoor macro RBS 3206 được thiết kế để đáp ứng được sự kết hợp của tốc độ bít cao, số
lượng lớn thuê bao, vùng phủ sóng rộng và thông lượng lớn từ các trạm gốc. RBS 3206
cũng có hể được cấu hình tối ưu cho những ứng dụng mà nhà khai thác mạng di động thích
đặt trọng tâm vào các yêu cầu đã nêu ở trên. Vì thế, RBS 3206 có thể sử dụng trong toàn
bộ các macro network, và là một giải pháp lý tưởng cho di động băng rộng và tivi di động
khắp mọi nơi.
RBS 3206 có thể được sử dụng cho cấu hình băng đơn và băng đôi và hỗ trợ đầy đủ các
băng tần: 2100, 1900, 1700/2100, 900 và 850MHz. Nó có thể cấu hình rất linh hoạt với
việc kết hợp lên đến 6 sector với 2 sóng mang/cell hoặc 3 sector với 4 sóng mang/cell
trong 1 tủ đơn với việc hỗ trợ lớp vô tuyến lên đến 60W/sóng mang/cell.
Tủ có tỉ số dung lượng trên chân cắm rất cao và tương tự như dạng tủ GSM indoor macro
2206, 2202 và 2 tủ 2216 xếp chồng lên nhau. Vì thế, nó là giải pháp tối ưu không gian khi
kết hợp với GSM co-siting.
Một đặc điểm thiết yếu khác là 3206 linh hoạt cao trong việc nâng cấp và khả năng mở
rộng về sau. RBS 3206 hỗ trợ đầy đủ dung lượng HSPA và chuẩn bị cho cả HSPA tăng
cường.
Lợi ích TCO :
 Hiệu năng vô tuyến cao nên đòi hỏi ít hơn số trạm mới cho greenfielders.
 Hiệu năng vô tuyến cao cho phép dùng chung với trạm GSM đang tồn tại, tránh
được việc bổ sung trạm mới đạt được vùng phủ vừa đủ : tốc độ bít, thông lượng và
dung lượng.
 Dung lượng cao trên mỗi chân cắm, giảm được chi phí thuê trạm .
 Tái thiết trạm ít nhất khi kết hợp GSM co-siting vì chúng có cùng chân cắm.

Page 41
Báo cáo thử việc

 Mở rộng và nâng cấp đơn giản, giảm đến mức thấp nhất và tránh việc xây dựng lại
trạm.

Đặc tính Giải thích Giá trị


Dung lượng cao trong một
Kích thước tủ 0.24m2 Ít chân cắm. shelter nhỏ hây phòng thiết
bị.
Có cùng chân cắm với tủ Khớp với việc tối ưu Tránh được việc xây thêm
GSM RBS: 2206, 2202, xây dựng trạm trong trạm cho việc kết hợp RBS
2216. GSM indoor macro. của WCDMA và GSM.
Phù hợp cho vùng phủ
Vùng phủ rộng và có thể Khu vực phủ rộng -> ít
di động băng rộng trong
mở rộng thêm. trạm hơn ->giảm chi phí.
khu vực ít phổ biến.
Thích hợp cho nhiều người
Hỗ trợ cấu hình 1x1,
Hiệu năng vô tuyến tốt dùng gồm: tốc độ dữ liệu
6x2, 3x4 trong 1 tủ và
hơn và khả năng đa cấu cao, dung lượng cao, chi
nhiều mức công suất ngõ
hình. phí thấp trên 1 bít, trễ thấp,
ra lên tới 60W.
QoS cao, vùng phủ tốt.
Hỗ trợ đầy đủ HSPA và Tăng tốc độ số liệu Cho phép di động băng
chuẩn bị cả HSPA tăng đỉnh, giảm trễ và tăng rộng và đảm bảo dự phòng
cường. dung lượng hệ thống. trong tương lai.
Mờ rộng đơn giản từ cấu
Khả năng hoạt động đa Sản phẩm phù hợp với
hình băng đơn đến băng
dải. hầu hết thị trường.
đôi.
Hỗ trợ nhiều tiêu chuẩn Linh hoạt trong các tùy Có thể tối ưu giải pháp
truyền dẫn, có cả IP. chọn. truyền dẫn->giảm chi phí.

2. Kiến trúc phần cứng RBS 3206.


Có 2 biến thể tương tự nhau của RBS 3206 : 3206F và 3206E. 3206F hỗ trợ 6 RU ở băng
tần 2100/900MHz. 3206E cũng hỗ trợ 6 RU ở băng tần 850,1900, 1700/2100MHz. 3206E
cao hơn 3206F 10cm để dự phòng mở rộng trong tương lai với việc thêm 3 RU lên thành
9 RU so với 6RU hiện tại.

Page 42
Báo cáo thử việc

RBS 3206M là phiên bản thu nhỏ và đơn giản của 3206F, 3206M chỉ hỗ trợ 3 RU so với
6 RU của 3206F. Nó phù hợp với những nơi mới triển khai 3G với nhu cầu vùng phủ, dung
lượng và thông lượng thấp. Cấu hình giới hạn 1-3 sector, với 2 sóng mang/sector, nguồn
cung là -48 VDC.

Hình 12: Minh họa RBS 3206M.

Page 43
Báo cáo thử việc

Hình 13: Minh họa RBS 3206E và 3206F


Ghi chú : Hiện nay VMS2 mới chỉ triển khai RBS 3206M và 3206F cho 3G.

3. Chức năng các khối trong RBS 3206.


Khối Digital Subrack của RBS 3206F và 3206E bao gồm hai khối xử lý băng gốc riêng
biệt. Trong khi đó, khối Digital Subrack của 3206M chỉ có 1 khối xử lý băng gốc. Mỗi
khối băng gốc hỗ trợ tới 6 sector-carriers. Bao gồm những loại bo sau :

3.1 Khối vô tuyến RU.


RU bao gồm tất cả các chức năng cần thiết cho việc cắt xén tín hiệu (để giảm PAPR),
chuyển đổi D/A, điều chế và khuếch đại tần số vô tuyến RF cho máy phát, chuyển đổi A/D
và bộ lọc cho máy thu.
Số lượng : RBS 3206M : 3
RBS 3206F : 6
RBS 3206E : 9

Page 44
Báo cáo thử việc

3.2 Khối bộ lọc FU.


FU gồm 1 bộ khuếch đại nhiễu thấp LNA và xử lý việc chia tần số sóng mang vô tuyến.
LNA có 1 nhánh máy phát TX đường xuống và 2 nhánh máy thu RX đường lên.
Số lượng : RBS 3206M : 1 - 3
RBS 3206F/E : 1 - 6

3.3 Digital Subrack and Cassette.


a. Khối điều khiển cơ sở CBU :
CBU là khối điều khiển trung tâm của RBS. Nó xử lý một số chức năng điều khiển và
cung cấp hầu hết các yêu cầu kết nối cho mạng truyền tải.
Số lượng : RBS 3206M : 1
RBS 3206F/E : 1-2
b. Bo máy phát TXB:
Bo máy phát băng gốc TXB cung cấp đầy đủ dung lượng HSDPA với nhiều loại mã khác
nhau và trong R99 có cả dung lượng CE. TXB bao gồm phần TX băng gốc làm nhiệm vụ
chia cell, kết hợp kênh, mã hóa, điều chế và trải phổ cũng như xử lý kênh truyền tải.
Số lượng : RBS 3206M : 1 - 2
RBS 3206F/E : 1 - 4
c. Bo máy thu và truy nhập ngẫu nhiên RAXB :
Gồm phần máy thu băng gốc và kết hợp chuyển giao mềm, giải mã, máy thu RAKE, tìm
kiếm cũng như kênh truyền tải truy nhập ngẫu nhiên và dành riêng.Tất cả các bo đều có
hỗ trợ tăng tốc đường lên UL thích hợp và có thể hỗ trợ TTI 10ms hoặc 2ms và 10ms tùy
phiên bản.
Số lượng : RBS 3206M : 1 - 6
RBS 3206F/E : 1 - 12
d. Giao diện khối vô tuyến RUIF :
Kết nối điểm-điểm thông qua cáp tới RU. RUIF mang cả tín hiệu cho đường phát
và thu, cũng như tín hiệu điều khiển kỹ thuật số và tín hiệu định thời.
Số lượng : RBS 3206M : 1
RBS 3206F/E : 1 - 2
e. Bo chuyển mạch đầu cuối ETB:
Cung cấp tùy chọn cổng kết nối mạng truyền tải. ETB là tùy chọn vì CBU đã cung cấp 4
cổng E1/T1. Nó có thể là một sự chọn lựa cho các tiêu chuẩn và tốc độ truyền dẫn khác
nhau, hỗ trợ cổng E1/T1/J1, E3/T3/J3, STM-1 và Ethernet.

Page 45
Báo cáo thử việc

Số lượng : RBS 3206M : 0 - 4


RBS 3206F/E : 0 - 8

3.4 Khối cung cấp nguồn PSU.


PSU chuyển điện áp ngõ vào AC hoặc DC thành -48 VDC. PSU truyền thông tin với CBU
thông qua bus EC và là một khối chỉ được yêu cầu khi RBS được trang bị DCCU hoặc
ACCU.
Số lượng : 0 - 4
Khối kết nối nguồn PCU
RBS 3206 có thể được trang bị các phương án với các khối kết nối nguồn khác nhau tùy
thuộc vào việc chọn nguồn cung cấp.
a.Khối kết nối DC (DCCU) :
DCCU được dùng để kết nối nguồn vào 24 VDC hoặc -48 VDC và phân phối tới DC PSU.
Số lượng : RBS 3206M : 1 (chỉ -48 VDC)
RBS 3206F/E : 0 - 1
b. Khối kết nối AC (ACCU) :
ACCU dùng kết nối nguồn vào AC và phân phối tới tới AC PSU.
Số lượng : RBS 3206M : 0
RBS 3206F/E : 0 - 1
c. Bộ lọc DC :
Bộ lọc DC ( DCF) dùng để kết nối tới nguồn vào -48VDC. DCF là sự bắt buộc khi nguồn
điện (ắc-quy) dự phòng bên ngoài được dùng.
Số lượng : RBS 3206M : 1
RBS 3206F/E : 0 - 1
Khối phân phối nguồn PDU
PDU được dùng cho việc phân phối nguồn DC bên trong. Nó gồm có cầu chì cho mỗi kết
nối riêng biệt và một khối tụ điện cho phần kỹ thuật số của RBS.
Số lượng : 1

Page 46
Báo cáo thử việc

CHƯƠNG II: KIẾN TRÚC PHẦN CỨNG VÀ CHỨC NĂNG


CỦA RBS 3216
1. Tổng quan RBS 3216.
Macro RBS 3216 được thiết kế nhỏ gọn và được khuyến nghị cho tủ lùn có dung lượng
trung bình thích hợp cho giải pháp kết hợp GSM co-siting và được xếp chồng lên tủ RBS
2216 và BBS 2216. Mỗi tủ có chiều cao 90cm và được đặt trong trạm indoor truyền thống.
Có cả GSM, WCDMA và tất cả các tủ thiết bị cao 90cm cung cấp nhiều tùy chọn cho triển
khai GSM và WCDMA. Kích thước nhỏ của RBS 3216 cho phép khoảng không gian lớn
cho việc mở rộng GSM trong tương lai với tủ 2216.
RBS 3216 hỗ trợ băng tần 2100, 900MHz và có thể được cấu hình lên đến 3 sector với 1-
2 sóng mang/sector. RBS 3216 hỗ trợ một loạt các lớp công suất vô tuyến lên đến
60W/sóng mang/cell.
Lợi ích TCO : Tủ thiết kế thấp kết hợp với RBS 2216 trong co-siting GSM tại nơi có số
lượng trạm đông đúc mà không cần xây lại trạm và giảm chi phí thuê trạm.

Đặc tính Giải thích Giá trị


Dễ dàng kết hợp với RBS
Cùng kích thước và hình dạng Tủ có thể chồng lên
GSM 2216 đang tồn tại và
như RBS 2216, BBS 2216. RBS 2216, BBS 2216.
nơi có không gian hạn chế.
Thích hợp cho nhiều người
Khuyến nghị cho dung
dùng gồm: tốc độ dữ liệu
Hỗ trợ 1-3 sector và 1-2 sóng lượng trung bình đến
cao, dung lượng cao, chi
mang/sector. lớn trong thiết kế nhỏ
phí thấp trên 1 bít, trễ thấp,
gọn.
QoS cao, vùng phủ tốt.
Tăng tốc độ số liệu Cho phép di động băng
Hỗ trợ đầy đủ HSPA và chuẩn
đỉnh, giảm trễ và ăng rộng và đảm bảo dự phòng
bị cả HSPA tăng cường.
dung lượng hệ thống. cho tương lai.
Có sẵn cổng RX co-siting Chia sẻ ăng-ten dể dàng Triển khai nhanh hơn và
trong phiên bản 900MHz. với 2116. tiết kiệm chi phí.
Hỗ trợ nhiều tiêu chuẩn truyền Linh hoạt trong các ùy Có thể tối ưu giải pháp
dẫn cả IP. chọn. truyền dẫn->giảm chi phí.

Page 47
Báo cáo thử việc

2. Kiến trúc phần cứng RBS 3216.


RBS 3216 bao gồm các khối con có thể thay thế được :

Hình 14: Minh họa RBS 3216

3. Chức năng các khối trong RBS 3216.


3.1 Khối vô tuyến RU.
RU bao gồm tất cả các chức năng cần thiết cho việc cắt xén tín hiệu(để giảm PAPR),
chuyển đổi D/A, điều chế và khuếch đại tần số vô tuyến RF cho máy phát, chuyển đổi A/D
và bộ lọc cho máy thu.
Số lượng : 3
Khối bộ lọc FU
FU gồm 1 bộ khuếch đại nhiễu thấp LNA và móc nối đến việc chia tần số sóng mang vô
tuyến. LNA có 1 nhánh máy phát TX đường xuống và 2 nhánh máy thu RX đường lên.
Số lượng : 3

Page 48
Báo cáo thử việc

Digital Cassette
a. Khối điều khiển cơ sở CBU : CBU là khối điều khiển trung tâm của RBS. Nó xử lý một
số chức năng điều khiển và cung cấp hầu hết các yêu cầu kết nối cho mạng truyền tải thống
nhất.
CBU có năng lực đáp ứng 4 cổng IMA E1/T1/J1.
Số lượng : 3
b. Bo máy phát TXB:
Bo máy phát băng gốc TXB cung cấp đầy đủ dung lượng HSDPA với nhiều loại mã khác
nhau và trong R99 có cả dung lượng CE. TXB bao gồm phần TX băng gốc làm nhiệm vụ
chia cell, kết hợp kênh, mã hóa, điều chế và trải phổ cũng như xử lý kênh truyền tải.
Số lượng : 1 - 2
c. Bo máy thu và truy nhập ngẫu nhiên RAXB :
Gồm phần máy thu băng gốc và kết hợp chuyển giao mềm, giải mã, máy thu RAKE, tìm
kiếm cũng như kênh truyền tải truy nhập ngẫu nhiên và dành riêng.Tất cả các bo đều có
hỗ trợ tăng tốc đường lên UL thích hợp và có thể hỗ trợ TTI 10ms hoặc 2ms và 10ms tùy
phiên bản.
Số lượng : 1 - 6
d. Giao diện khối vô tuyến RUIF :
Kết nối điểm-điểm thông qua cáp tới RU. RUIF được nói ới mặt sau của digital cassette.
e. Bo chuyển mạch đầu cuối ETB:
Cung cấp tùy chọn cổng kết nối mạng truyền tải. ETB là tùy chọn vì CBU đã cung cấp 4
cổng E1/T1. nó có thể là một sự chọn lựa cho các tiêu chuẩn và tốc độ truyền dẫn khác
nhau, hỗ trợ cổng E1/T1/J1, E3/T3/J3, STM-1 và Ethernet.
Số lượng : 0 - 4
Khối cung cấp nguồn PSU.
PSU chuyển điện áp ngõ vào AC hoặc DC thành -48VDC. PSU truyền thông với CBU
thông qua bus EC và là một khối chỉ được yêu cầu khi RBS được trang bị DCCU hoặc
ACCU.
Số lượng : 0 - 3
Khối kết nối nguồn PCU.
a. Bộ lọc DC :
Bộ lọc DC (DCF) ngăn cản nhiễu tần số cao. DCF dùng khi việc kết nối nguồn bên ngoài
(-48 VDC) đến tủ.
b. Khối kến nối AC (ACCU) :
ACCU kết nối nguồn vào AC và phân phối AC tới nguồn AC-PSU. ACCU gồm một khối
chuyển mạch chính, ngõ ra dịch vụ tùy chọn và chống sét.

Page 49
Báo cáo thử việc

c. Khối kết nối DC (DCCU) :


DCCU kết nối nguồn vào DC và phân phối nguồn DC tới DC-PSU. Nguồn ở đây dùng 24
VDC hoặc -48 VDC.
Khối phân phối nguồn PDU.
PDU cung cấp cho RU, FCU và Đigital Cassette nguồn -48 VDC . PDU có bộ ngắt mạch.
Khối điều khiển quạt FCU.
FCU dùng điều khiển quạt và nối tới khối kết nối cảnh báo ngoài EACU.
Khối quạt.

Có 3 quạt làm lạnh cho RBS 3216.

CHƯƠNG III: KIẾN TRÚC PHẦN CỨNG VÀ CHỨC NĂNG CỦA


RBS 3308
1. Tổng quan RBS 3308.
RBS 3308 được thiết kế nhỏ gọn và được sử dụng cho cả môi trường trong nhà và ngoài
trời. Nó là một sự chọn lựa hoàn hảo cho việc đảm bảo dung lượng và phủ bù cho những
ô lớn. RBS 3308 có thể được cấu hình cho một sector với 1-2 sóng mang/cell trong dải
băng tần: 2100, 1900, 1700/2100 và 850MHz. Nó hỗ trợ lớp công suất lên tới 20W/ sóng
mang/cell.
RBS 3308 là một giải pháp tích hợp cao cho phép cài đặt dể dàng và triển khai nhanh
chóng. Vì là một giải pháp nhỏ gọn nên nó thích hợp cho những nơi có kích thước và khả
năng truy nhập bị hạn chế. Có thể gắn lên tường hoặc trụ pole mà không cần chân cắm.
RBS 3308 cũng có thể được sử dụng cho IBC và được kết nối với hệ thống DAS cho việc
phủ sóng trong tòa nhà.
RBS 3308 được thiết kế tất cả trong một, nó hợp nhất tất cả các thiết bị cần thiết trong một
tủ có trọng lượng nhẹ nên dể dàng vận chuyển, giảm được chi phí tại những điểm nóng đòi
hỏi vùng phủ và dung lượng bổ sung trong những ô lớn có khuynh hướng phủ sóng không
đủ. 3308 là chọn lựa lý tưởng cho giải pháp tạm thời tại những vị trí có các sự kiện hây là
dự phòng sự cố.
Lợi ích TCO :
 Được thiết kế nhỏ gọn tất cả trong một -> yêu cầu không gian nhỏ và giảm chi phí
thuê trạm.

Page 50
Báo cáo thử việc

 Là giải pháp mang lại hiệu quả chi phí cao khi bù vùng phủ và dung lượng mạng
lớn, phù hợp cho nơi cần phủ sóng bổ sung.
Đặc tính Giải thích Giá trị
Không cần không gian sàn
Triển khai trạm đơn giản,
nhà vì được đặt trên tường,
không cần nhiều nhân
Không cần chân cắm. trụ pole hoặc trên cột. Đặt
công=>triển khai nhanh và
ở nơi kín đáo phù hợp
tiết kiệm chi phí.
nhiều địa hình.
Dùng trong nhà và ngoài Giải pháp cho tất cả RBS Bảo dưỡng dể dàng hơn và
trời. có nhu cầu nhỏ. thiết bị phụ trợ cũng ít hơn.
Hỗ trợ 1 sector và 1-2 Phù hợp cho yêu cầu vùng
Đề xuất cho dung lượng
sóng mang trên một phủ và dung lượng nhỏ hơn
nhỏ và thiết kế nhỏ gọn.
sector. và cần phủ sóng bổ sung.
Hỗ trợ dung lượng HSPA Tăng tốc độ dữ liệu, giảm
Thích hợp cho di động băng
và chuẩn bị HSPA tăng trễ và tăng dung lượng hệ
rộng.
cường. thống.
Có thể tối ưu các giải pháp
Hỗ trợ nhiều chuẩn truyền
Tùy chọn linh hoạt. truyền dẫn để tiết kiệm chi
dẫn, có cả IP.
phí.

2. Kiến trúc phần cứng RBS 3308.


RBS 3308 gồm có những khối có thể thay thế được sau đây:

Page 51
Báo cáo thử việc

Hình 15: minh họa RBS 3308 trong nhà


Khối vô tuyến RU
RU bao gồm tất cả các chức năng cần thiết cho việc cắt xén tín hiệu, chuyển đổi D/A, điều
chế và khuếch đại tần số vô tuyến RF cho máy phát, chuyển đổi A/D và bộ lọc cho máy
thu. RU hỗ trợ 1 hoặc 2 sóng mang/cell cả RX và TX.
Số lượng : 1
Khối bộ lọc FU
Khối FU gồm có phần RF như bộ lọc RF, bộ khuếch đại nhiễu thấp LNA và bộ chia. Một
bộ lọc ghép song công kết nối cả RX và TX tới chung 1 ăng-ten làm giảm số feeder và
ăng-ten cần thiết xuống mức nhỏ nhất. Ngoài ra FU còn hỗ trợ phân tập thu.
Số lượng : 1
Khối kỹ thuật số
a. Khối điều khiển CBU :
Là khối điều khiển trung tâm của RBS, nó thực hiện phần chính của chức năng điều khiển
trong RBS và điều khiển bo mạch thông qua bo xử lý.
CBU bao gồm 1 khối chuyển mạch dung lượng cao và giao tiếp với những khối khác trong
khung. Bo CBU cũng bao gồm bộ lọc công suất và phân phối băng gốc và bo điều khiển.
CBU hỗ trợ 4 cổng mạng truyền dẫn E1/T1/J1.
Số lượng : 1

Page 52
Báo cáo thử việc

b. Bo máy phát TXB :


Hỗ trợ đầy đủ dung lượng HSDPA và các phần tử kênh CE khác nhau.
TXB bao gồm phần máy phát băng gốc, đảm nhiệm các công việc sau : chia tách cell, kết
hợp kênh, mã hóa, điều chế và trải phổ cũng như móc nối kênh truyền tải.
Số lượng : 1
c. Bo máy thu và truy nhập ngẫu nhiên RAXB :
Gồm phần máy thu băng gốc và kết hợp chuyển giao mềm, giải mã, máy thu RAKE, tìm
kiếm cũng như kênh truyền tải truy nhập ngẫu nhiên và dành riêng.
Tất cả các bo đều có hỗ trợ tăng tốc đường lên UL thích hợp và có thể hỗ trợ TTI 10ms
hoặc 2ms và 10ms tùy phiên bản.
Số lượng : 1-2
d. Bo REIF :
Bao gồm chức năng của bo RUIF dùng trong macro RBS. Bo REIF giao tiếp giữa băng
gốc và RU.
Số lượng : 1
e. Bo chuyển mạch dầu cuối ETB :
Cung cấp cổng kết nối truyền tải tùy chọn. Việc dùng ETB như một tùy chọn vì CBU đã
cung cấp đầy đủ yêu cầu kết nối truyền tải đầy đủ nhất. ETB hỗ trợ tốc độ và tiêu chuẩn
truyền dẫn khác nhau, hỗ trợ cổng E1/T1/J1, E3/T3/J3, STM-1 và Ethernet.
Số lượng : 0-1
Khối cung cấp nguồn PSU
PSU chuyển đổi AC hoặc DC vào thành -48 VDC và cung cấp cho RBS.
Số lượng : 1

Bo giao tiếp cung cấp nguồn PSIF.


Là giao diện kết nối cho khối cung cấp nguồn, nguồn vào sẽ được phân phối tới PSU.
Số lượng : 1
Hệ thống điều hòa không khí.
Khối điều hòa cung cấp cho các khối bên trong của RBS 3308 như sau:
 Khối quạt bên trong.
 Khối quạt bên ngoài (phiên bản outdoor).
 Trao đổi nhiệt và độ nóng (phiên bản outdoor).
 Bộ lọc không khí (phiên bản indoor).

Page 53
Báo cáo thử việc

CHƯƠNG IV: KIẾN TRÚC PHẦN CỨNG VÀ CHỨC NĂNG CỦA


RBS 3418
1. Tổng quan RBS 3418.
Main-remote RBS 3418 bao gồm 1 khối MU trong nhà và đến 6 RRU ngoài trời kết nối
đến MU thông qua cáp quang, tăng độ linh hoạt khi lên kế hoạch cho 1 site mạng di dộng.
Các khối có trọng lương nhẹ giúp giảm chi phí vận chuyển và lắp đặt.
Trong mỗi main-remote RBS, mỗi RRU được đặt gần ăng-ten, giảm suy hao feeder và cho
phép hệ thống dùng chung các chỉ tiêu mạng chất lượng cao tại mức công suất ngõ ra thấp,
do đó giảm công suất tiêu thụ, và cả chi phí đầu tư, vận hành. Do phần cứng được chia
thành các khối nhỏ nhẹ nên thích hợp cho nhiều loại site.
RBS 3418 phù hợp cho các yêu cầu về vùng phủ trung bình - lớn và được cấu hình lên tới
6 sector với mỗi sóng mang 1 sector hay 3 sector với 2 sóng mang mỗi sector. Có thể sử
dụng cấu hình băng đơn hay băng đôi, hỗ trợ các dải tần phổ biến: 2100, 1900, 1700/2100,
1700/1800, 900 và 850 MHz. RBS còn hỗ trợ nhiều nhóm công suất, lên tới 60W/sóng
mang.
MU được lắp trong các khung 19 inch hay gắn lên tường trong các phòng thiết bị. Có thể
lắp trong các SSC-01. RRU có thể gắn trên tường, cột, tháp ăng-ten. Có thể tích hợp với
mạng đang có như GSM mà vẫn tối ưu chi phí, cho phép TCO thấp.
Do suy hao feeder thấp nên không cần đến bộ khuếch đại gắn trên các tháp ăng-ten như
TMA, TMA băng rộng (WTMA), hay bộ điều khiển hệ thống ăng-ten (ASC) => giảm chi
phí triển khai.
Lợi ích TCO :
 Không tốn chân cắm : lắp đặt site dễ dàng.
 Cấu hình linh động: dung lượng trung bình - lớn.
 Chi phí lắp đặt và vận chuyển thấp.
 Thiết lập mạnh nhanh rút ngắn thời gian đưa ra thị trường.
 Tiêu hao năng lượng ít.
Những ưu điểm của RBS 3148:
Đặc tính Giải thích Giá trị
Không tốn không gian sàn Triển khai site đơn giản,
Có thể lắp RBS với chân vì các khối có thể gắn trên không cần nhiều nhân
cắm bằng không. tường, cột, tháp ăng-ten. công=>triển khai nhanh
Phù hợp nhiều địa hình. và tiết kiệm chi phí.

Page 54
Báo cáo thử việc

Tiết kiệm chi phí vận


Main-remote RBS gần
Không suy hao feeder. hành do ít tốn công suất
ăng-ten.
tiêu thụ.
Cải tiến chất lượng đương
Tiết kiêm chi phí đầu tư
Main-remote RBS gần lên mà không cần TMA,
do không cần TMA, ASC,
ăng-ten. ASC, WTMA vì vậy không
WTMA .
bị suy hao feeder.
Giao tiếp quang giữa MU Cho phép khoảng cách giữa Dễ đặt RRU ở những nơi
và RRU. RRU và MU lớn. sẽ cho vùng phủ tối ưu.
Có thể phục vụ nhiều
Hỗ trợ cấu hình 6x1 hay người dùng, bao gồm tốc
Cho dung lượng trung bình
3x2 với nhóm nguồn lên độ dữ liệu cao, dung
– lớn .
tới 60W mỗi RRU. lượng lớn, trễ ít, QoS tốt,
vùng phủ rộng.
Dung lượng HSPA và Tăng tốc độ bit đỉnh, giảm Cho phép băng rộng di
chuẩn bị cho tiến lên trễ, tăng dung lượng hệ động và đảm bảo dữ trữ
HSPA. thống. cho tương lai.
Có sẵn nhiều dải băng Dễ mở rộng các cấu hình
-
tần. tần số.
Có thể tối ưu các giải
Hỗ trợ nhiều chuẩn truyền
Tùy chọn linh hoạt. pháp truyền dẫn để tiết
dẫn, có cả IP.
kiệm chi phí.

Kiến trúc phần cứng RBS 3418


Main-remote RBS 3418 có cùng cấu trúc như các sản phẩm khác trong cùng họ RBS 3000.
RBS 3418 được chia thành 1 MU và nhiều RRU kết nối đến MU thông qua cáp quang.

Page 55
Báo cáo thử việc

Hình 16: RBS MU ( trong bộ kit gắn tường)

Hình 17: RRUW-01 20W

Page 56
Báo cáo thử việc

Hình 18: RRUW-01 40W

Hình 19: RRUW-01 60W

Page 57
Báo cáo thử việc

Chức năng các khối RBS 3418


Khối chính MU
MU được thiết kế cho môi trường trong nhà thích hợp gắn vào khung 19 inch hay bộ gắn
vào tường. Cũng có thể ghép MU vào tủ GSM RBS 2106 , đây là 1 biện pháp co-sitting
hiệu quả.

Hình 20: Cấu trúc khối MU


MU bao gồm nhiều khối phần cứng sau:
a. Khối quạt FU : Khối quạt có tác dụng làm mát khung. Tốc độ quạt được điều khiển nội,
sẽ xuất hiện cảnh báo khi tốc độ quạt xuống thấp hơn mức đã thiết lập.
Số lượng: 1
b. Khối phân phối nguồn PDU và khối cung cấp nguồn PSU
MU được trang bị 1 PDU hoặc 1 DC-PSU hay 1 AC-PSU.
PDU dùng phân phối nguồn đầu vào -48 VDC đến khối điều khiển chính - CBU và quạt.
DC-PSU chuyển nguồn vào 24 VDC thành -48 VDC rồi phân phối đến quạt và CBU.
AC-PSU chuyển nguồn AC vào thành nguồn -48 VDC rồi phân phối đến quạt và CBU.
Số lượng: 1
c. Khối điều khiển chính CBU:
CBU là đơn vị điều khiển trung tâm của RBS. Nó đảm nhiệm các chức năng điều khiển
trong RBS và điều khiển các bo thông qua các bộ vi xử lí bo. CBU còn chứa bộ chuyển
mạch dung lượng cao và giao tiếp đến các khối khác trong MU .
Số lượng:1

Page 58
Báo cáo thử việc

d. Khối phát TXB:


Máy phát dải nền hỗ trợ dung lượng HSDPA với nhiều loại CE khác nhau. TXB bao gồm
thành phần phát dải nền, đảm nhiệm việc phân chia cell, ghép kênh, mã hóa, điều chế, trải
phổ và xử lí các kênh truyền dẫn.
Số lượng: 1-2
e. Bộ thu và truy xuất ngẫu nhiên RAXB:
RAXB bao gồm các thành phần thu dải nền (baseband Receiver (RX) và đảm nhiệm
chuyển giao mềm, giải mã, thu RAKE, tìm kiếm các kênh truyền tải truy nhập ngẫu nhiên
và kênh riêng.
Các bord hoàn toàn tương thích hệ thống tối ưu đường lên (EUL), với các phiên bản hỗ trợ
10ms hay 2/10 ms TTI.
Nếu RBS 3418 được trang bị nhiều hơn 2 RAXB, thì các bo sẽ chia sẻ lưu lượng để đạt
được độ khả dụng cao. Nếu 1 RAXB bị hư, thì lưu lượng sẽ chuyển qua RAXB kia. Điều
này đảm bảo cho RBS tiếp tục giữ được lưu lượng, nhưng cách này làm giảm dung lượng.
Số lượng: 1-4
f. Khối giao tiếp vô tuyến quang OBIF:
Board OBIF cung cấp giao tiếp quang, cáp quang được kết nối từ RRU đến MU. Có 2
loại: OBIF2 và OBIF4. OBIF 4 được sử dụng khi cần cảnh báo ngoài.

g. Bo chuyển đổi đầu cuối ETB:


ETB cung cấp nhiều cổng kết nối mạng truyền dẫn. ETB là có thể có hoặc không vì CBU
đã cung cấp sẵn 1 số cổng kết nối thông dụng. ETB được chọn tùy theo các chuẩn và tốc
độ khác nhau: E1/J1/T1, E3/J3/T3, STM-1 và Ethernet.
Số lượng: 0-1

Khối vô tuyến từ xa RRU


RRU được thiết kế để lắp đặt gần ăng-ten. Có thể gắn RRU vào tường hay vào cọc. 6 RRU
có thể kết nối đến cùng 1 MU .
Có nhiểu loại RRU dùng cho nhiều mục đích khác nhau. Công suất lựa chọn lên tới 60W,
cho vùng phủ rộng, dung lượng cao. Có thể dùng các RRU trong cùng 1 cấu hình. Cấu
hình băng đôi cũng được thực hiện bằng cách kết nối các RRU cho các dải tần khác nhau
đến cùng MU.
RRU chứa hầu hết phần cứng xử lí vô tuyến. Các thành phần chính của RRU:
 Bộ lọc
 TRX

Page 59
Báo cáo thử việc

 Khuếch đại công suất.


 Giao tiếp quang.
Tất cả các kết nối được đặt ở phía dưới RRU.
TMA hay ASC thường không cần khi RRU được lắp gần ăng-ten. Tuy nhiên một số loại
RRU có hỗ trợ ASC, TMA, RET RIU. Sự tương thích của các loại RRU khác nhau được
thể hiện trong bảng dưới đây:

Loại RRU ASC/TMA RET RIU


RRU22, 20 W x
RRU22, 40 W x x(1) x(2)
RRUW-01, 60 W x x
(1) Có thể nếu kết nối thông qua ASC
(2) Chỉ cần khi không dùng ASC

Kết nối giao tiếp quang.


RRU kết nối đến MU thông qua cáp quang. Chiều dài có thể lên tới 15km.
Các khối có thể kết nối với nhau theo nhiều cách tùy vào lắp đặt site. RBS 3418 hỗ trợ:
 RRU kết nối hình sao với MU.
 Kết nối phân tầng: chỉ 1 các quang kết nối giữa MU và 1 RRU, các RRU còn lại kết
nối với nhau. Phương pháp này làm giảm chiều dài sợi quang và có thể sử dụng
trong nhiều ứng dụng mà RRU đặt ở xa MU. Đối với loại kết nối này thì sử dụng
RRUW-01 .
 BẢNG SO SÁNH RBS 3206 (M,F,E), RBS 3216, RBS 3308 VÀ RBS 3418

3206
3216 3308 3418
M F E
Indoor Indoor Indoor Indoor và Indoor và Phân bố
Loại RBS
outdoor outdoor
60W/cell 60W/cell 60W/cell 60W/cell 10W- 20W-
Công suất carrier carrier carrier carrier 20W/cell 60W/cell
carrier carrier
2100;1900 2100;1900;
2100;1900; 2100;1900; 2100;1900;
Băng tần 2100; ; 1700/2100;
1700/2100; 1700/2100; 1700/2100;
(MHz) 900 1700/2100 1700/1800
900;850 900;850 900;850
;850 900;850

Page 60
Báo cáo thử việc

Single và Single và Single và


Cấu hình 6x2 ; 3x4 Dual band Dual band 3x2 1x1 ; 1x2 Dual band
6x2 ; 3x4 6x2 ; 3x4 6x1 ; 3x2
- 48/24 - 48/24 - 48/24
Nguồn - 48 VDC - 48/24 VDC - 48 VDC
VDC VDC VDC
Dung Trung Trung bình-
Lớn Lớn Lớn Nhỏ
lượng bình-lớn lớn
Vùng phủ Rộng Rộng Rộng Tương đối Nhỏ Tương đối
Tủ cao Tủ cao Tủ cao Tủ lùn Nhỏ gọn : 1 MU nhỏ
180cm: 3 180cm: 6 190cm, 9 90cm: 3 1 RU, 1 gọn và 3-6
Kích
RU, 3 FU, RU, 6 FU, RU, 6 FU, 2 RU, 3 FU, FU, 1 RRU gắn
thước 1 Đigital 2 Đigital Đigital 1 Đigital Đigital tường/trên
cassette cassette cassette cassette cassette cột
MU 25kg ;
Khối 35kg - 40
125 kg 220 kg 255 kg 130 kg RRU 19kg -
lượng kg
24kg
Footprint Có Có Có Có không không
GSM co-
Có Có Có Có Không Không
siting
HSPA Có Có Có Có Có Có
Metro, Metro, Metro, nông Nông IBC, phủ Metro,
nông thôn, nông thôn, thôn, IBC thôn, nơi bù sóng, ngoại ô, cao
Ứng dụng
IBC IBC nhu cầu điểm nóng tốc, IBC
3G thấp
Truyền Đa chuẩn, Đa chuẩn, Đa chuẩn, có Đa chuẩn, Đa chuẩn, Đa chuẩn,
có cả IP có cả IP cả IP có cả IP có cả IP có cả IP
dẫn

PHẦN IV: TÌM HIỂU CẤU HÌNH PHẦN CỨNG RNC 3810
CỦA ERICSSON
1. Tổng quan về RNC.
RNC là viết tắt của cụm từ Radio Network Controller, điều khiển mạng vô tuyến. RNC là
phần tử mạng chịu trách nhiệm quản lý tài nguyên vô tuyến và quản lý viễn thông
trong mạng truy nhập vô tuyến RAN (Radio Access Network) WCDMA, bao
gồm các nhiệm vụ:

Page 61
Báo cáo thử việc

 Quản lý cấu hình kênh hợp tác với quy hoạch mạng, bao gồm thiết lập
kênh,điều khiển công suất, điều khiển chuyển giao.
 Xử lý mặt phẳng người dùng cho phạm vi chuyển mạch gói và chuyển
mạch kênh của mạng lõi.
 Quản lý vị trí và nối kết.
 Phân bổ kênh lưu lượng cho giao diện Iub.
 Chuyển mạch và ghép kênh ATM.
 Truyền dẫn ATM trong SDH hoặc PDH.
 Truyền dẫn nền tảng IP trong Ethernet.
 Các chức năng bảo mật như kiểm tra tính toàn vẹn và mã hóa.
 Báo hiệu tắc nghẽn trên kênh truyền giữa RNC và MSC.Về mặt logic, RNC có ba
vai trò: RNC điều khiển (CRNC), RNC phục vụ (SRNC)và RNC trôi (DRNC)
RNC kết nối tới mạng lõi thông qua giao diện Iu, kết nối tới các RBS bằng giao diện Iub
và giữa các RNC với nhau là giao diện Iur.
2. Các đặc điểm của RNC 3810 của Ericsson
 Chuẩn hóa.
RNC 3810 đáp ứng đầy đủ các đặc điểm kỹ thuật và tuân theo các nguyên
tắc, tiêu chuẩn của tổ chức 3GPP.
 Triển khai nhanh.
 Nhờ có các chân nhỏ, RNC 3810 có thể dễ dàng được lắp đặt ở nhiều nơi
khác nhau.
 Đã được kiểm tra và cài đặt trước khi xuất xưởng.
 Cho phép cấu hình nhanh và hiệu quả.

 Tính hiệu quả.


 Với thiết kế nhỏ gọn nhưng RNC 3810 có thể cung cấp một công suất lớn.
 Hỗ trợ một vài loại giao diện ATM và IP.
 Có thể hoạt động như một bộ tập trung lưu lượng và chuyển đổi.
 Giảm thiểu nhiễu, đảm bảo sử dụng tối ưu phổ tần số vô tuyến có sẵn.
 Độ tin cậy và tính sẵn sàng cao.
 RNC 3810 được thiết kế để thay thế cho toàn bộ phần cứng.
 Các khối phần cứng có thể được thay thế hoặc thêm vào ngay cả khi RNC
3810 đang vận hành.
 Việc nâng cấp hoặc sửa lỗi phần mềm cũng có thể thực hiện nóng.

Page 62
Báo cáo thử việc

 Sự linh hoạt.
 RNC 3810 cung cấp một kiến trúc phần cứng, nơi mà tất cả cấu hình được
tạo nên từ một dãy các blocks, 1-6 sub-racks trong 1-2 cabinet, chỉ dùng 6
loại board cơ bản.
 Được thiết kế để dễ dàng giới thiệu những kỹ thuật mới, sản phẩm mới.
 Chức năng vận hành và bảo trì có thể được thực hiện ở bất kỳ node nào
trong mạng.

3. Cấu trúc phần cứng RNC 3810.


Kiến trúc phần cứng của RNC 3810 dựa trên những khối được kết nối trong một mạng
hình sao. (Xem hình vẽ).

Hình 21: kiến trúc của RNC 3810


RNC 3810 bao gồm 3 thành phần chính:
 Cabinet.
 Trường kết nối giao diện (ICF).
 Subrack.

3.1 Cabinet.
Là một tủ chứa 3 subrack và một ICF.

Page 63
Báo cáo thử việc

Hình 22: Cabinet của RNC 3810

3.2 Trường kết nối giao diện ICF.


Là một bộ phận được đặt dưới cùng của tủ cabinet dùng để kết nối RNC với cáp truyền
dẫn cũng như các thiết bị điều khiển.
ICF bao gồm một số module kết nối và nó kết nối với các board khác trong tủ chỉ bằng
một liên kết duy nhất. Ngoài ra nó cũng còn liên kết với các thiết bị điều khiển bằng
module Ethernet.

Page 64
Báo cáo thử việc

Hình 23 : trường kết nối giao diện ICF của RNC 3810
3.3 Subtrack.
Một subtrack có khoảng 28 board slots. 2 slot được dành cho bo điều khiển chuyển mạch
(SCB). 26 slot còn lại có chung mục đích cho các loại board khác.
Mỗi subtrack bao gồm 2 quạt điều khiển nhiệt độ.
Có 2 loại subtrack là main subtrack và extension subtrack.
3.3.1 Main subtrack.
Một RNC 3810 luôn có một main subtrack. Main subtrack sẽ liên kết các subtrack khác
trong RNC thông qua các Inter-subtrack Link (ISL).

Page 65
Báo cáo thử việc

Hình 24: Main subtrack


Main subtrack có tất cả chức năng của một extension subtrack cũng như những chức
năng chung khác cho toàn bộ RNC. Những chức năng của một main subtrack là:
 Mở khóa chuyển mạch ATM.
 Liên kết tới các extension subtrack.
 Bộ xử lý cho việc xử lý dữ liệu người dùng và xử lý điều khiển.
 Bộ xử lý để xử lý các node tập trung.
 Tín hiệu định thời cho các node.
 Đầu cuối Ethernet cho yếu tố quản lý.
 Giao diện truyền dẫn tới các đầu cuối khác :
 Giao diện Mur tới OSS-RC.
 Giao diện Iu tới mạng lõi.
 Giao diện Iur tới các RNC khác.
 Giao diện Iub tới các RBS.

3.3.2 Extension subtrack.


Các extension subtrack sẽ cung cấp giao diện tới các RBS. Số lượng extension subtrack
trong một RNC nằm trong khoảng từ 0 đến 5.

Page 66
Báo cáo thử việc

Hình 25: extension subtrack.


Chức năng của một khối extension subtrack là:
 Mở khóa chuyển mạch ATM.
 Liên kết với main subtrack bằng ISL.
 Bộ xử lý cho việc xử lý dữ liệu người dùng và xử lý điều khiển.
 Liên kết tới các RBS bằng giao diện Iub.

4. Một số thông số kỹ thuật của RNC 3810.


 Khối lượng và kích thước.
Số subtrack Khối lượng Số cabinet Kích thước (cao*dài*rộng)
(kg) (mm)
1 (chỉ có main subtrack) 130 1 1800*600*400
2 165
3 200
4 330 2 2*1800*600*400
5 365

Page 67
Báo cáo thử việc

6 400

 Yêu cầu về nguồn cung cấp:


Thuộc tính Giá trị
Giá trị điện áp danh định -48 VDC
Điện áp hoạt động bình thường -48 VDC đến -54.5 VDC
Điện áp hoạt động nhỏ nhất -40.5 VDC
Điện áp hoạt động lớn nhất -57 VDC

 Yêu cầu độ ẩm, nhiệt độ:


Môi trường Hoạt động bình thường Điều kiện an toàn
Nhiệt độ +5 đến +40 oC -5 đến +50 oC
Độ ẩm tương đối 5 đến 85 % 5 đến 90%
Độ ẩm tuyệt đối 1 đến 25g/m3 1 đến 25g/m3
Thay đổi nhiệt độ 0.5oC/phút 0.5oC/phút

PHẦN V: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ LỖI THƯỜNG GẶP


KHI VẬN HÀNH THIẾT BỊ 2G, 3G
CHƯƠNG I: LỖI 2G THƯỜNG GẶP
Trong phần này, chúng ta sẽ nghiên cứu một số lỗi thường gặp ở họ thiết bị RBS 2000
đang được sử dụng rộng rãi ở Trung tâm Thông tin di động khu vực 2.
1. Cảnh báo và xử lý cảnh báo trong họ RBS 2000.
1.1 Thông báo lỗi RBS
Phần mềm hệ thống trên RBS giám sát môi trường hoạt động và thông báo về các lỗi đến
hệ thống con O&M (OMS). Sau khi xác định lỗi, OMS sẽ ghi lại trên Managed Object
(MO) để chịu trách nhiệm cho khu vực bị lỗi. MO sẽ gửi thông báo lỗi cho BSC và chỉ ra
tầm nghiêm trọng, nguồn gốc của lỗi.
 Class I1A: Lỗi bên trong MO, ảnh hưởng tới chức năng MO.
 Class I1B: Lỗi bên ngoài MO, ảnh hưởng tới chức năng MO.
 Class I2A: Lỗi bên trong MO, không ảnh hưởng tới chức năng MO.
 Class EC1: Lỗi bên ngoài RBS, ảnh hưởng tới chức năng MO.

Page 68
Báo cáo thử việc

 Class EC2: Lỗi bên ngoài RBS, không ảnh hưởng tới chức năng MO
Thông báo lỗi đến từ MO CF và TRXC cũng chứa vị trí RU để xác định đơn vị phần cứng
bị lỗi. Dựa vào thông báo nhận được, BSC sẽ thực hiện các việc sau:
 Đối với Class I1A: MO sẽ ngưng vận hành và tiến hành việc kiểm tra:
 Nếu kết quả kiểm tra xác định MO không lỗi, MO sẽ vận hành trở lại và lỗi
được xem như không liên tục. Bộ đếm lỗi sẽ xử lý các lỗi này và MO sẽ
ngưng vận hành nếu số lượng lỗi không liên tục quá lớn.
 Nếu kiểm tra xác định MO bị lỗi, MO sẽ ngưng vận hành cho tới khi hết lỗi
hoặc có sự can thiệp của nhà khai thác. Cảnh báo A2 sẽ được đưa ra trong
BSC/OSS.
 Đối với class I1B và EC1: MO sẽ ngưng vận hành cho tới khi hết lỗi có sự can thiệp
của nhà khai thác. Cảnh báo A2 sẽ được đưa ra trong BSC/OSS.
 Đối với class I2A và EC2: cảnh báo A3 sẽ được đưa ra trong BSC/OSS, MO vẫn
vận hành. Chú ý rằng I2A ghi trong CF của TRXC có thể chỉ ra rằng lỗi I1A/I1B đã
xuất hiện tại cấp thấp hơn MO.

1.2 Tìm thông tin lỗi.


Thông tin lỗi đầy đủ sẽ được phân tích để thực hiện sửa chữa. Ta có thể nhận được thông
tin này từ:
 BSC với dòng lệnh MML:
 Mọi cảnh báo trên MO: RXASP:MO=RXO…;
 Mọi lỗi (Class 1) trên TG: RXMFP:MO=RXOTG-x, FAULTY,SUBORD;
 Mọi lỗi trên MO: MO:RXMFP:MO=RXO…;
 Ghi lỗi cho MO: RXELP:MO=RXO…;
 Từ OMT tại chỗ:
 Mọi lỗi trên TG: “System view/RBS 2000/ Monitor/Fault status”.
 RU bị lỗi trên TG: “System view/ RBS 2000/Display faulty Rus”.
 Ghi lỗi trên DXU/TRU/ECU: “Hardware view/ SelectU/ Save log”.

1.3 Trạng thái của LED.


Các đèn LED cho ta biết tổng quát về tình hình lỗi nhưng luôn phải đi kèm với OMT để
sửa chữa.
 LED báo lỗi (Đỏ).
 ON: đơn vị phần cứng có thể bị lỗi.

Page 69
Báo cáo thử việc

 Cố gắng tìm ra nếu lỗi này chỉ tạm thời bằng cách tắt mở nguồn hay reset
DXU.
 Cố gắng tìm ra nếu lỗi phụ thuộc môi trường của đơn vị bằng cách đưa nó
sang vị trí khác.
 Nếu không được, ta phải thay thế khối này, luôn luôn kiểm tra thông tin lỗi
bằng OMT và ghi lại vào thẻ gắn màu xanh đẻ gửi đến trung tâm sửa chữa.
 Nhấp nháy trên DXU: có 2 khả năng
 IDB đang thiếu hoặc bị ngắt -> cài đặt IDB và Reset DXU.
 Ứng dụng phần mềm bị thiếu hoặc bị ngắt -> Reset DXU, nếu không được
thì thực hiện thay đổi chức năng từ BSC.
 Nhấp nháy trên TRU/ECU: có 2 khả năng.
 Mất liên lạc với DXU. Các lỗi CF I1A hay I2A:41/42 có thể xuất hiện tren
bảng giám sát trạng thái lỗi OMT -> xem lại các chỉ thị liên quan đến mã lỗi.
 Ứng dụng phần mềm có thể bị thiếu hoặc bị ngắt, phần mềm mới phải được
download tự động từ DXU. Nếu không, Reset khối hoặc DXU -> LED màu
xanh lá cây sẽ bắt đầu nhấp nháy trên khối.
 Chú ý rằng LED xanh lá cây trên DXU, TRU và ECU sẽ nhấp nháy trong khoảng
thời gian dài 20 đến 60 phút, tùy thuộc vào tải lưu lượng và băng thông LAPD.
Sau đó việc tải phần mềm sẽ được tiếp tục, không bấm nút Reset.
 Nếu LED xanh lá cây chỉ nhấp nháy trên DXU thì TF đang thực hiện đồng bộ,
khoảng 5 phút.

 Local Mode LED (vàng).


 OFF : Remote Mode: khoái phaàn cöùng coù moät lieân keát baùo hieäu vôùi BSC.
 ON: Local Mode: khoái phaàn cöùng khoâng coù lieân keát baùo hieäu vaø khoâng bò
ñieàu khieån bôûi BSC.
 Nhấp nháy: ñang chuaån bò chuyeån dang Remote Mode: khoái phaàn cöùng ñang
chôø BSC thieát laäp moät lieân keát baùo hieäu.
 Chuù yù rằng khi một khối (DXU/TRU) laø remote mode vaønuùt local/remote
ñược bấm, một thoâng baùo EC1:4 ñược gửi tới BSC ñể thoâng baùo rằng một số
việc bảo dưỡng cục bộ sẽ xảy ra treân khối. Mọi MO lưu lượng sẽ bị voâ hiệu
hoùa vaø lieân kết baùo hiệu sẽ bị ngắt. Khi nuùt local/remote bị nhấn một lần nữa,
lieân kết baùo hiệu ñược taùi thiết lập vaø hết lỗi EC1:4.

Page 70
Báo cáo thử việc

 Các vấn đề với Local Mode LED


 LED luoân luoân saùng, khối phần cứng khoâng chuyển qua chếñộremote ngay cả
sau khi ñaõ nhấn nuùt local/remote. Kiểm tra bộ giaùm saùt lỗi treân OMT, coù thể
sẽ coù một số chỉ thị rằng khối phần cứng bị lỗi trong cấu hình Local của noù.
Sau 10 phuùt, khối phần cứng chuyển sang chếñộ remote ñểthoâng baùo với BSC
rằng cấu hình local của noù ñaõ bị lỗi.
 LED nhaáp nhaùy trong thôøi gian hoaït ñoäng coù nghóa laø lieân keát baùo hieäu khoâng
ñöôïc thieát laäp tôùi BSC. Kieåm tra boä giaùm saùt loãi ôû OMT: neáu khoâng coù loãi
naøo ñöôïc chæ thò thì vaán ñeà coù theå ñeán töø beân ngoaøi RBS. Kieåm tra chaéc chaén
raèng:
 Caùc caùp PCM treân DXU vaø tủ ñaõđñược kết nối.
 Caùc thoâng số truyền dẫn ñaõđñược lập trong IDB: giaù trị DXU TEI,
PCM (CRC-4, cascade/stand-alone, spare bits)…
 Giaù trị TEI ñược thiết lập treân BSC (RXMOP treân CF vaø TRXC).
 Gía trị DCP vaøđñường A-bisđñaõđñược xaùc ñịnh treân BSC (RXAPP
treân TG, RXMOP treân TRXC).
 Caùc thiết bị TRH vaø RBLT của BSC ñang hoạt ñộng.
 Caùc thiết bị truyền dẫn ñang hoạt ñộng.

1.4 Hướng dẫn khắc phục lỗi.


Caùch ñơn giản nhất ñể khắc phục lỗi thường laø thay thế phần cứng bị lỗi.Điều naøy thường
tốn sức lực vaø thời gian. Hơn nữa, hầu hết caùc thiết bị phần cứng thường rất ñắt tiền.
Sau ñaây laø một số coâng việc maø ta cần phải thử trước khi thay thế phần cứng mới. Trong
một số trường hợp, noù sẽ giuùp ta traùnh ñược việc thay thế vaø sửa chữa khoâng cần thiết.

 Khaéc phuïc taïi BSC:


o Block/deblock phần thoâng baùo lỗi (CF hay TRXC). Điều naøy sẽ gaây ra việc khởi
ñộng lại nhanh treân DXU/TRU.
o Cố gắng hủy bỏ sau ñoùñưa CF hay TRXC trở lại coâng việc của noù. Điều naøy gaây ra
reset nhanh treân DXU/TRU, xoùa lieân kết LAPD vaø lieân kết TRAU, chọn lựa TRH
vaø TRA mới, taùi thiết lập lieân kết vaø khởi ñộng lại DXU/TRU.

Page 71
Báo cáo thử việc

o Cốgắng download phần mềm trong ñiều kiện khaùc thường. Sau khi download hoaøn
tất, treân DXU coù thểxảy ra reset bình thường giống như khi nhấn nuùt reset.
 Khaéc phuïc taïi RBS
o Kết nối OMT vaø cố gắng khoanh vuøng lỗi bằng caùch ñọc thoâng tin trong bộ giaùm
saùt vaø RU logs. Nếu OMT mới nhất khoâng cung cấp ñầy ñủ caùc chức năng cần thiết
thì haõy kết hợp OMT R15/5 với OMT R13/2 vaø phải ñảm bảo sự tương thích OMT-
RBS.
o Kiểm tra mọi kết nối RF, ñầu cuối Local Bus, CDU-bus, caùp PCM, caùp nguồn…
o Khởi ñộng lại hoặc tắt/mở nguồn tại khối bị lỗi.
o Caøi ñặt lại IDB vaø reset DXU.
o Tắt nguồn toaøn bộ tủ, chờ một thời gian sau ñoù mở lại.
o Thay thế caùc khối beân trong tủ vaø quan saùt xem lỗi đñaõ hết hay vẫn coøn ở vịtríđcuõ.
Nếu hết lỗi thì khối phần cứngđñaõ bị lỗi coøn nếu vẫn coøn lỗi ở vị trí cuõthì đñaõ coù vấn
ñề với caùc kết nối (bảng ñấu nối, CDU-bus, feeder…). Nếu khối phần cứng ñược gửi
ñến trung taâm sửa chữa thì phải ñảm bảo rằng ñaõñiền ñầy ñủ thoâng tin về maõ lỗi
vaøo thẻ xanh.

2. Một số ví dụ về lỗi thiết bị 2G.


 SO CF I1A:13
Tên: RF loop test fault.
Mô tả: Lỗi phần cứng bên trong TRX.
Cách sửa lỗi: thực hiện tuần tự cho đến khi hết lỗi
 Kiểm tra cáp TX chắc chắn đã được kết nối tới đúng tới TRU/DRU.
 Reset TRU/DRU.
 Thay thế TRU/DRU.

 SO CF I1A:22
Tên: Air time counter lost.
Mô tả: Có vấn đề xảy ra với tin hiệu bên trong DXU.
Cách sửa lỗi: thực hiện tuần tự cho đến khi hết lỗi

Page 72
Báo cáo thử việc

 Reset DXU.
 Thay DXU.
 SO TRXC I1A:22
Tên: Voltage supply fault (Lỗi nguồn cung cấp).
Mô tả: Có vấn đề xảy ra với nguồn cung cấp của TRX tương ứng.
Cách sửa lỗi: thực hiện tuần tự cho đến khi hết lỗi
 Reset TRU/DRU
 Tắt rồi mở lại nguồn cho TRU/DRU.
 Thay thế DRU/DRU.

 AO RX I1B:4
Tên: RX config table checksum fault.
Mô tả: Cấu hính dữ liệu cho RX bị lỗi.
Cách sửa lỗi: thực hiện tuần tự cho đến khi hết lỗi
 Reset TRU/DRU tương ứng với TRX được thông báo lỗi trong cảnh báo.
 Thay TRU/DRU.

 AO TX I1B:13
Tên: TX output power limits exceeded.
Mô tả: Sự chênh lệch giữa công suất TX thực sự và công suất mong muốn vượt quá
2dB. TX bị giảm công suất nhưng không rớt. Nó chỉ rớt khi sự chênh lệch vượt quá
4dB.
Cách sửa lỗi: thực hiện tuần tự cho đến khi hết lỗi
 Kiểm tra cáp TX của TRU/DRU.
 Reset TRU/DRU.
 Thay TRU/DRU.

 AO TX I1B:14
Tên: TX saturation.
Mô tả: Khuếch đại công suất TX bị bão hòa.

Page 73
Báo cáo thử việc

Cách sửa lỗi: thực hiện tuần tự cho đến khi hết lỗi
 Reset TRU/DRU.
 Thay TRU/DRU.
 AO RX I1B:14
Tên: CDU supervision/communication fault. (Lỗi thông tin/giám sát CDU)
Mô tả: Có vấn đề kết nối xảy ra trên CDU bus giữa TRU và CDU/CU/DU/FU.
Cách sửa lỗi: thực hiện tuần tự cho đến khi hết lỗi
 Kiểm tra ở IDM để chắc chắn nút nguồn của CDU đã bật ON.
 Kiểm tra cáp quang cung cấp nguồn DC cho CDU.
 Kiểm tra CDU ở IDB có tương ứng với CDU ở RBS hay không. Từ đó sửa cấu
hình ở IDB hoặc xem lại phần cứng ở RBS.
 Kiểm tra cáp CDU bus.
 Tắt rồi bật lại CDU/CU/DU/FU.
 Reset DXU.
 Thay thế CDU/CU/DU/FU.

 AO TX I1B:35
Tên: RX path imbalance (Mất cân bằng đường RX).
Mô tả: Lỗi này xảy ra cùng với một anten được xác định chính xác. Nếu có sự chênh
lệch cường độ tín hiệu giữa 2 anten trong cùng một hệ thống anten vượt quá giới hạn
cho trước (giới hạn này được khai báo ở mục “Define RX Path Imbalance Parameter”
– dùng OMT), TX sẽ bị mất. Việc giám sát lỗi này phụ thuộc vào sự đo lường trong
một khoảng thời gian dài, do đó lỗi sẽ không hết ngay sai khi tình trạng lỗi đã được
khắc phục. Chú ý nhớ reset TRU sau khi sửa lỗi này.
Cách khắc phục: thực hiện tuần tự cho đến khi hết lỗi
 Kiểm tra giới hạn mặc định đường RX trong mục “Define RX Path Imbalance
Parameter” (dùng OMT).
 Kiểm tra cáp, feeder TX, cáp kết nối trong và ngoài cabin, anten.
 Reset TRU.

 SO CF I2A: 23
Tên: Climate capacity reduced.

Page 74
Báo cáo thử việc

Mô tả: hệ thống làm mát không làm việc bình thường. Lý do có thể là bởi một lỗi vòng
lặp giao tiếp quang hoặc ở EPC bus. Trong trường hợp này, nguồn và hệ thống làm mát
vẫn có thể hoạt động bình thường, nhưng không thể nhận được sự điều khiển giám sát
từ ECU/DXU.

Cách khắc phục: thực hiện tuần tự cho đến khi hết lỗi
 Kiểm tra cáp quang và các thiết bị kết nối cáp quang.
 Kiểm tra ở IDM đảm bảo vị trí các công tắc đã được bật.
 Kiểm tra các RU xảy ra lỗi.
 Tắt và bật lại nguồn cho các RU lỗi.
 Kiểm tra các kết nối tới CCU.
 Kiểm tra EPC bus hoặc các kết nối quang tới các RU (nếu có).
 Kiểm tra nguồn cung cấp cho hệ thống làm mát.
 Kiểm tra hệ thống lọc không khí và làm sạch hoặc thay thế nếu cần thiết.

 SO TRXC I2A:23
Tên: Default values used.
Mô tả: Switch TRX đang dùng giá trị mặc định cho các cấu hình bên trong nó.
Cách sửa lỗi: dùng phần mềm OMT để kiểm tra và sửa lỗi.

 SO TRXC I2A:43
Tên: Internal HC Load Power Fault.
Mô tả: Bộ phận chuyển mạch tới Hybric combiner đã bị lỗi.
Cách khắc phục: thực hiện tuần tự cho đến khi hết lỗi
 Thay DRU.
 Thay RRU.

Page 75
Báo cáo thử việc

CHƯƠNG II: LỖI 3G THƯỜNG GẶP


Trong phần này ta tập trung tìm hiểu một số lỗi thường gặp ở Node B.
1. Lỗi thường gặp ở phần nguồn (Power).
Các lỗi thường gặp ở phần nguồn:
 Không có kết nỗi hoặc không đủ nguồn cung cấp cho RU/RRU
 Nguồn DC không đủ cung cấp cho RBS

1.1 Không có kết nỗi hoặc không đủ nguồn cung cấp cho RU/RRU

Hiện tượng: Cell down với alarm:


 OpticalInterfaceLink_OpticalInterfaceLinkFailure equipment_malfunction
 AuxPlugInUnit_LossOfMains (Probable cause: Commercial power faiure)
Mô tả:
 Không đủ nguồn hoặc bị mất nguồn.
Kiểm tra:
 Đo áp DC và dòng DC ngõ vào cho RU/RRU (DCV:-48V)
 Kiểm tra cable power của RU/RRU.
 Kiểm tra history alarm tại tủ nguồn: Overload alarm, Rectifier broken, CL alarm.
Xử lý:
 Không có nguồn ngõ vào RU/FU kiểm tra nguồn cung cấp và cable power.
 Điện áp DC< -48V, có log alarm tại tủ nguồn: Overload alarm, Rectifier broken, CL
alarm cấu hình lại tủ nguồn (power cabinet) và lắp đặt thêm rectifier.

1.2 Nguồn DC không đủ cung cấp cho RBS


Hiện tượng:
 Treo 2 card TXhoặc 3RU/3RRU, site down với alarm: “Power failure left slot”
Mô tả:
 Nguồn DC không đủ cung cấp cho RBS
Kiểm tra:
 Đo áp DC và dòng DC ngõ vào cho RU/RRU (DCV:-48V)

Page 76
Báo cáo thử việc

 Kiểm tra history alarm tại tủ nguồn: Overload alarm, Rectifier broken, CL alarm.
Xử lý:
 Điện áp DC< -48V, có log alarm tại tủ nguồn: Overload alarm, Rectifier broken, CL
alarm cấu hình lại tủ nguồn (power cabinet) và lắp đặt thêm rectifier.

2. Xử lý lỗi thường gặp phần truyền dẫn.


Các lỗi thường gặp với phần truyền dẫn:
 Loss of Cell Delineation on ImaLink (Over ATM)
 Chất lượng E1 kém
 NbapCommon_Layer3SetupFailure
 Mất đồng bộ (Synchronization loss)

2.1 Loss of Cell Delineation on ImaLink.


Hiện tượng:
 Site down với alarm: Loss of Cell Delineation on ImaLink
Mô tả:
 Ima group không hoạt động.
Kiểm tra:
 Kiểm tra E1: > lst e1
Xử lý:
 Unlock tất cả E1 port của IMA group, nếu E1 vẫn down thì cần kiểm tra và sửa lỗi
phần truyền dẫn

2.2 Chất lương E1 kém.


Hiện tượng:
 Site down và tự lên lại (auto recovery) nhiều lần trong thời gian ngắn
 Tỉ lệ drop call cao
Mô tả:Chất lượng E1 kém
Kiểm tra:
 Kiểm tra log alarm thấy có nhiều alarm lặp lại:

Page 77
Báo cáo thử việc

Loss of Tracking
TU Synch Reference Loss of Signal
PDH Loss of Signal or PDH Loss of Frame or only Loss of Signal or Loss of Frame
 Kiểm tra chất lượng luồng E1 với moshell: >pget pp1
=====================================================
================
Subrack=1,Slot=1,PlugInUnit=1,Cbu=1,ExchangeTerminal=1,E1PhysPartTerm=pp1
currentPmRegister s[3] = pmEs=45 pmUas=0 pmSes=1
Subrack=1,Slot=1,PlugInUnit=1,Cbu=1,ExchangeTerminal=1,E1PhysPartTerm=pp1
pmEs 45
Subrack=1,Slot=1,PlugInUnit=1,Cbu=1,ExchangeTerminal=1,E1PhysPartTerm=pp1
pmSes 1
Subrack=1,Slot=1,PlugInUnit=1,Cbu=1,ExchangeTerminal=1,E1PhysPartTerm=pp1
pmUas 0
=====================================================
================
Total: 1 MOs
pmEs Counter for error time
pmSes Counter for serious error time
pmUas Counter for transmission unavailable time
Trạng thái tốt nhất:pmEs=0,pmSes=0,pmUas=0
Xử lý: Kiểm tra và xử lý truyền dẫn.
2.3 NbapCommon_Layer3SetupFailure.
Hiện tượng:
 Site no traffic với alarm: “NbapCommon_Layer3SetupFailure”
 Cell enabled nhưng không thể mang traffic (Fach, Rach, Pch resources down)
Mô tả:
 Không unclock Nbap tại RNC hoặc địa chỉ A2EA sai hoặc CBU treo.

Page 78
Báo cáo thử việc

Kiểm tra:
 Kiểm tra địa chỉ A2EA ở Node B với command:
>1getTransportNetwork=1,Aal2Sp=1
=====================================================
================
1254 TransportNetwork=1,Aal2Sp=1
=====================================================
================
a2ea 401220502020420
 Kiểm tra địa chỉA2EA ởRNCvới command:
>lget TransportNetwork=1,Aal2Sp=1,Aal2Ap=bXXXX (with XXXX = rbsid)
===============================================================
==========
5726 TransportNetwork=1,Aal2Sp=1,Aal2Ap=bXXXX
===============================================================
==========
>>> reservedBy = TransportNetwork=1,Aal2RoutingCase= 411220502020422
Xử lý:
 Case1: Kiểm tra, unlock NbapCommon và NbapDedicated tại RNC  Unclock
 Case2: Kiểm tra địa chỉ A2EA theo thiết kế, cấu hình địa chỉ A2EA đồng nhất trên
RNC và nodeB.
 Case3: Nếu 2 trường hợp trên đều đúng warm restart RBS (CBU treo)

2.4 Synchronization loss.


Hiện tượng: RBS down với alarm
 Maj Loss of Tracking replaceable_unit_problem Synchronization=1
 Maj Loss of Synch Reference Redundancy replaceable_unit_problem
Synchronization=1
Mô tả:
 Tracking Synchronization treo

Page 79
Báo cáo thử việc

Xử lý:
 Reset Tracking cho MO Synchronization tại RBS .
>lpr sync
=====================================================
================
Proxy MO
=====================================================
================
10 TransportNetwork=1,Synchronization=1
161 Equipment=1,Subrack=1,Slot=1,PlugInUnit=1,Cbu=1,TimingUnit=1,TuSyncRef=1
645 SwManagement=1,LoadModule=synchronization
1078 NodeBFunction=1,RbsSynchronization=1
=====================================================
================
Total: 4 MOs
>get 10 (proxy:TransportNetwork=1,Synchronization=1 )
>acl 10
>acc 10 resetLossOfTracking
3. Xử lý lỗi thường gặp phần anten.
Các lỗi thường gặp phần anten
 High VSWR (RL low)
 High RSSI
 AiDevice_AntennaSystemProblem

3.1 High VSWR (RL low).


Hiện tượng:
 Alarm:AntennaBranch_AntennaProblemInBranchA/Bor
AntennaBranch_AntennaSystemProblemInBranchA/B
 Cell, carrier enable nhưng không có traffic (No call)

Page 80
Báo cáo thử việc

 High RSSI
Mô tả:
 Jumper/ Feeder hỏng hoặc Antenna hardware problem.
Kiểm tra:
 Kiểm tra VSWR sử dụng moshell: >lh ru fui get vswr (Standard: RL> 17.6,
VSWR<1.3)
Xử lý:
 Sửa hoặc thay thế jumper, feeder, connector bị hỏng.
 Kiểm tra phần cứng anten, thay thế nếu cần.

3.2 High RSSI.


Hiện tượng:
 Không có alarm trên RBS
 High RSSI: RSSI> -100dBm (Standard: -100~ -110dBm)
 Setup call khó, CSSR thấp nếuRSSI >-80dBm
Mô tả:
 RSSI cao trong toàn bộ băng tần kênh (channel bandwidth)
Kiểm tra:
 Kiểm tra RSSI với moshell: > pmr
 Drive test để xác định RSSI trên UE
Xử lý:
 Kiểm tra nhiễu ngoại trong vùng phủ của cell (sử dụng máy phân tích phổ)
 Kiểm tra lắp đặt phần cứng anten (Tx/ Rx port, connection)
 Kiểm tra VSWR cho Jumper, Feeder với Moshell: > lh ru fui get vswr
 Tráo đổi để kiểm tra HW: RRU, Antenna, FU.

3.3 AiDevice AntennaSystemProblem.


Hiện tượng:
 Alarm: AiDevice_AntennaSystemProblem
Mô tả:
 Thiếu 1 phần thu nhận tín hiệu RxA hoặc RxB

Page 81
Báo cáo thử việc

Kiểm tra:
 Kiểm tra RSSI
 Kiểm tra VSWR cho Jumper, feeder antenna.
 Kiểm tra trạng thái RRU, FU
Xử lý:
 Nếu jumper, feeder, connectorhư hỏng  sửa chữa, thay thế.

4. Xử lý các lỗi thường gặp phần vô tuyến.


Các lỗi thường gặp phần vô tuyến
 RfCable_Disconnected equipment_malfunction
 DownlinkBaseBandPool_DlHwLessThanDlCapacity and
UplinkBaseBandPool_UlHwLessThanUlCapacity
 Carrier_RejectSignalFromHardware message_not_expected
 Carrier_RXDiversityLost
 Carrier_RejectSignalFromHardware
 Carrier_SignalNotReceivedWithinTime
 RuDeviceGroup_GeneralHWError
 AIDevice_ExternalUnitFailure and CarrierRejectSignalFromHW
 AuxPlugInUnit_PiuConnectionLost.

4.1 RfCable_Disconnected equipment_malfunction.


Hiện tượng:
 Alarm: RfCable_Disconnected equipment_malfunction
 Cell not active.
Mô tả:
 Thiếu RF signaldo RF cable bị mất kết nối.
Kiểm tra:
 Kiểm tra lắp đặt cable sử dụng mô hình RB1/RB4/RB7.
 Kiểm tra trạng thái RF cable tại RU/FU.
 Kiểm tra alarm log error của RU board: > lhsh 001200 te log read.
Xử lý:
 Nếu RF cable gắn sai tại RU-FU  sửa lại cho đúng cấu hìnhRB1/RB4/RB7.
 Gắn lại các RF cable trên RU và FU board cho chắc chắn.

Page 82
Báo cáo thử việc

 Nếu alarm không clear, tráo cable của 2 cell để check cable. Thay thế cable bị hỏng
nếu cần.
 Nếu cable tốt, swap để kiểm tra RU.

4.2 DownlinkBaseBandPool_DlHwLessThanDlCapacity and


UplinkBaseBandPool_UlHwLessThanUlCapacity.
Hiện tượng:Site down với alarm :
Maj Plug-In Unit General Problem replaceable_unit_problem
Subrack=1,Slot=12,PlugInUnit=1
Min DownlinkBaseBandPool_DlHwLessThanDlCapacity
configuration_or_customizing_error Subrack=1,DownlinkBaseBandPool=1
Min UplinkBaseBandPool_UlHwLessThanUlCapacity
configuration_or_customizing_error Subrack=1,UplinkBaseBandPool=1
>>> Total: 3 Alarms (0 Critical, 1 Major)
Mô tả:
 RUIF board bị treo
Kiểm tra:
 Kiểm tra pluginunit: > st pluginunit
 Kiểm tra log RUIF board: > lhsh 001200 te log read
[2010-05-28 07:57:05.336] Cbd_supervision_proc cbd_control_ruif_handler.c:1042
INFO:ABN:Equipment Fault Cease, signal: RUIF_GIF_SV_FAULTCEASE_IND,
gifSvFaultType: 0x2, gifPhysicalLink: 0x1, Additional info: -
Xử lý:
 Hard reset RUIF board.
 Nếu RUIF board không lên lại được, thay thế board mới.

4.3 Carrier_RejectSignalFromHardware message_not_expected.


Hiện tượng:
 Cell không thể active với alarm: Carrier_RejectSignalFromHardware
message_not_expected

Page 83
Báo cáo thử việc

Mô tả:
 Băng tần cấu hình cho RU bị sai so với băng tần mà RU có thể hỗ trợ (RBS3206)
Kiểm tra:
 Kiểm tra thông số fqBandHighEdge và fqBandLowEdge của AntennaBranch MO
bằng lệnh: >get antenna
Xử lý:
 Thay đổi thông số fqBandHighEdge và fqBandLowEdge của AntennaBranch MO
 băng tần tổng khoảng 10MHz (2 carrier)

4.4 Carrier_RXDiversityLost.
Hiện tượng:
 Alarm: Carrier_RXDiversityLost
Mô tả:
 Carrier bị degraded.
Kiểm tra:
 Kiểm tra RU/FU có bị lock hay không
 Kiểm tra cable RUIF-RU-FU
 Kiểm tra trạng thái RU boar: > lhsh 001200/xxx te log read (xxx: port no).
Xử lý:
 Delock all RU, FU board.
 Kiểm tra và fix kết nối cable RUIF-RU-FU.
 Thử restart port của sector bị lỗi: > lhsh 001200/xxx restart.
 Swap RU để kiểm hardware, thay thế nếu RU bị hỏng.

4.5 Carrier_RejectSignalFromHardware.
Hiện tượng:
 Cell down với alarm :Carrier_RejectSignalFromHardware
Mô tả:
 Carrier không thể active
Kiểm tra:

Page 84
Báo cáo thử việc

 Kiểm tra trạng thái Tx Board, RU, FU: >inv ; > lhsh 00xx00/port_x_dev_y te log
read
Xử lý:
 Reset board bị lỗi.
 Thử upgrade software về/lên version củ/mới. Cấu hình lại site.
 Thay thế nếu phần cứng bị lỗi.

4.6 RuDeviceGroup_GeneralHWError.
Hiện tượng:
 Cell down với alarm: RuDeviceGroup_GeneralHWError
Mô tả:
 Phần cứng RU lỗi.
Kiểm tra:
 Kiểm tra trạng thái RU.
Xử lý:
 Restart port RU
 Hard restart RU (on/off power)
 Thay thế nếu RU bị hỏng.

4.7 AIDevice_ExternalUnitFailure and CarrierRejectSignalFromHW.


Hiện tượng:
 Cell down với alarm: AIDevice_ExternalUnitFailureand
CarrierRejectSignalFromHW
Mô tả:
 Công suất tiêu thụ của anten branch quá cao hoặc quá thấp.
Kiểm tra:
 Kiểm tra RRU/F: >lhsh 00xx00/port_x_dev_y fui get devstat
Xử lý:
 Nếu lỗi phần nguồn, sửa/thay thế nguồn DC ngõ vào của RU, FU.
 Nếu hỏng phần cứng  thay thế.

Page 85
Báo cáo thử việc

4.8 AuxPlugInUnit_PiuConnectionLost.
Hiện tượng:
 Cell down với alarm: AuxPlugInUnit_PiuConnectionLost
Mô tả:
 Aux_pluginunit không hoạt động, (mất kết nối nguồn hoặc lỗi phần cứng).
Kiểm tra:
 Kiểm tra Piu có bị mất nguồn? Cable problem?: > st pluginunit
 Kiểm tra FU/RU: >cabx or > inv
 Kiểm tra EC BUS có bị disconnected?
 Kiểm tranguồn của FCU có bị mất?
Xử lý:
 Nếu lỗi phần nguồn  sửa chữa.
 Nếu hỏng phần cứng  thay thế.

4.9 Carrier_SignalNotReceivedWithinTime
Hiện tượng:
 Cell down với alarm: Carrier_SignalNotReceivedWithinTime
Mô tả:
 Lỗi cấu hình HS resource trên Tx board hoặcphần cứng không nhận tín hiệu RF.
Kiểm tra:
 Kiểm tra trạng thái Tx board: > cabxlsd , >pr pluginunit, > lhsh 00xx00 te log;> lst
tx
 Kiểm tra RU/RRU board : > lhsh 001200 te log
Xử lý:
 Disable HSDPA trên Tx board nếu Tx board không hỗ trợ HS.
 Alarm với RRU/RU  upgrade old/new sofware.
 Nếu alarm không clear thay thế phần cứng (RU/RRU).

5. Xử lý các lỗi thường gặp phần digital part.


Các lỗi thường gặp phần Digital Part:
 TrDeviceSet_GeneralHwError

Page 86
Báo cáo thử việc

 TxDeviceGroup_GeneralSwError
 RBS_LocalCellnotAdded or NBapMessageFailure (RNC) (cell down but no alarm
on RBS).
 RbsLocalCell_ConfiguredLimitExceedsLicensedLimit unavailable

5.1 TrDeviceSet_GeneralHwError.
Hiện tượng:
 Alarm: TrDeviceSet_GeneralHwError
Mô tả:
 Lỗi phần cứng RRU.
Kiểm tra:
 Kiểm tra log trên CB: > te log read
cfhe cfhe.cc:958 INFO:EVT:HW log entry,result: not written(already present),entry
text:CXP9013268%2_R1AC01;DPD state machine fault;+0C;0.00V;0.0dBm; (RRU)
cfhe cfhe.cc:958 INFO:EVT:HW log entry,result: not written(already present),entry
text:CXP9013268%2_R1AC01;DPD state machine fault;+0C;0.00V;0.0dBm; (RRU)
cfhe cfhe.cc:2655 INFO:ABN:Equipment fault
,signal:CDCI_TRS_FAULT2_IND,faultType:General HW Error(0x1),faultRecoveryXử lý:
ENTITY FAILURE(0x3),additional Info:DPD state machine fault.
 Kiểm tra trên Tx board: >lhsh 00xx00 te log read
Xử lý:
 Hard reset RRU để clear alarm.
 Hard reset TX board để clear alarm
 Nếu alarm không cleatr  thay thế RRU/TX board.

5.2 TxDeviceGroup_GeneralSwError.
Hiện tượng:
 Led Green trên Tx board nháy 0.5Hz. Alarm: TxDeviceGroup_GeneralSwError
Mô tả:
 Lỗi software Tx Board.

Page 87
Báo cáo thử việc

Kiểm tra:
 Kiểm tra software trên Tx board: > lst slot=10; > cabxlsd
 Kiểm tra log trên Tx board: >lhsh 001000 te log
Xử lý:
 COLDTEST Restart TX board.
 Nếu không lên, cấu hình lại cabinet.
 Nếu không lên, format và cấu hình lại node

5.3 RBS_LocalCellnotAdded or NBapMessageFailure (RNC).


Hiện tượng:
 Cell down và Tx board unavailable
Mô tả:
 Tx board lỗi.
Kiểm tra:
 Kiểm tra trạng thái Tx board: > cabx; > cabxlsd ; > st plugin ;>
 Trace log Tx board: lhsh 001000 te log
Xử lý:
 Restart Tx board.

5.4 RbsLocalCell_ConfiguredLimitExceedsLicensedLimit unavailable.


Hiện tượng:
 Site không thể up với alarm trên 3 cell:
RbsLocalCell_ConfiguredLimitExceedsLicensedLimit unavailable
Mô tả:
 License để mở rộng cell range không có hoặc hết hạn
 Có license nhưng cấu hình sai cell reange (lớn hơn cell range cho phép bởi license)
Kiểm tra:
 Kiểm tra RBS: > readclock
 Kiểm tra cell range:> lst <MO cell> ->Kiểm tra thông số cell range=3500
Xử lý:

Page 88
Báo cáo thử việc

 Set clock cho RBS, sửa lỗi sync (FE, Synch Part….)
 Set cell range đúng theo giá trị của license.

Page 89

You might also like