You are on page 1of 12

Designed by Mr.

Huy

OXFORD ENGLISH FOR ELECTRONICS


UNIT 5. BATTERIES
Zin-carbon cell

Vỏ pin chính là điện cực âm và nó được làm bằng 1 lớp kẽm, điện cực dương thì bằng MnO 2
và chất điện phân chính là dung dịch NH3 Cl. Thanh cacbon tiếp xúc với điện cực dương
(nhưng nó không gây ra phản ứng hóa học nào) và nó được gọi là bộ thu dòng điện. Suất điện
động của nó vào khoảng 1.5V và nội trở vào khoảng 0.5. Loại pin này được sử dụng rất rộng
rải trên thị trường vì đáp ứng được dòng nhỏ hoặc sử dụng pin không thường xuyên.

Nickel-cadmium cell (nicad)

Điện cực dương là niken, cực âm là canxi và chất điện phân là KOH. Nó có sức điện động
1,2V và được chế tạo cùng cỡ với pin không sạc, với dạng nhiều nút bấm có trên thị trường.
Pin này có thể cung cấp một dòng điện lớn. Sạc pin thì cần phải có dòng điện ổn định và gần
như không đổi vì nội trở bên trong rất nhỏ.

Battery charger (Bộ sạc pin)


Nguồn dùng cho mạch điện tử thường được cung cấp bởi nguồn điện AC, nhưng các thiết bị
xách tay thì thường sử dụng pin. Pin sạc có thể được sạc đi sạc lại nhiều lần do đó pin sẽ
dùng được lâu hơn và có thể được sử dụng nhiều lần.

Việc sạc pin được thực hiện thông qua bộ sac pin, cái dùng để cung cấp dòng điện chạy qua
vật cần sạc với ngõ ra DC hơi lớn hơn một chút so với suất điện động của pin.Dòng
điện của pin sẽ được giữ nếu như ta đặt Pin ngược hướng với hướng thông thường
của pin. Sơ đồ khối của một bộ sạc pin được thể hiện trong (Hình.1).

Giai đoạn đầu tiên máy biến áp sẽ giảm điện áp của nguồn vào AC (Hình.2).
Bộ sạc được bật và tắt bởi một công tắc hai cực nối với nguồn điện.Một đèn neon, kết nối với
máy biến áp, cho thấy khi nào sạc được bật. Cầu chì được nối trực tiếp để bảo vệ máy biến
áp.
Giai đoạn thứ hai thì bộ chỉnh lưu cầu sẽ chuyển đổi dòng điện xoay chiều AC thành dòng
điện một chiều DC (nhìn Hình. 3).
Bộ chỉnh lưu này có thể được chế tạo từ các linh kiện rời nhưng luôn có cầu diode. Cái cầu
này thường rất nóng do vậy khi làm mạch ta phải gắn cho nó 1 cục tản nhiệt bằng nhôm
để cho nó khỏi bị quá nhiệt gây ra hư hỏng mạch.

Giai đoạn thứ ba là mạch lọc. Nó sẽ làm nhẵn các gợn sóng không cần thiết của điện áp DC
ngõ ra. Nó gồm có tụ lớn nối song song ở ngõ ra như Hình. 4.

Giai đoạn cuối cùng là một mạch ổn áp bao gồm một transistor phân cực bởi hai
điện trở và diode zener. Nó sẽ chống lại sự thay đổi điện áp ngõ ra khi chúng ta gắn tải.
Pin NiCad có nội trở rất nhỏ đến nổi bộ sạc phải cho ra một dòng điện rất ổn định gần như
phải là một hằng số. (nhìn Hình 5).
Copyring 01/08/2012
Designed by Mr.Huy

UNIT 19. TEST AND REPAIR INSTRUMENT

Multimeter (Đồng hồ đa năng)

Thiết bị này có thể đo được nhiều đại lượng khác nhau, chẳng hạn như điện áp, dòng điện
và điện trở có nghĩa là trong đồng hồ này nó có cả vôn kế, ampe kế và ôm kế . Đồng hồ vạn
năng có 2 loại : kỹ thuật số và kiểu kim, nó có thể chuyển sang nhiều thang đo khác nhau.

Logic probe (Đầu dò logic)

Thiết bị này dùng để đo mức vôn và xung trong mạch kỹ thuật số. Khi đầu dò được đặt vào
chân của IC số, những con Led màu, nhỏ sẽ sáng lên để báo cho chúng ta biết khi có xung,
hoặc chân có mức logic cao hoặc logic thấp.

Oscilloscope (Máy dao động ký)


Dụng cụ này dùng để đo những tín hiệu chuyển động nhanh.Nó sẽ cho ta thấy sự thay đổi tín
hiệu theo thời gian hoặc so sánh với tín hiệu khác. Nó sử dụng ống phóng tia điện tử để biểu
diễn dạng sóng đo lên màn hình.

Máy phát âm tần (Function generator)


Thiết bị này chứa bộ dao động sóng tam giác cái mà có thể tạo ra sóng tam giác, sóng vuông,
sóng sin trong phạm vi của tần số quy định. Nó được dùng để kiểm tra và điều khiển sự thay
đổi của các thiết bị điện tử chẳng hạn như máy khuyếch đại âm thanh. Máy phát sóng cung
cấp cho chúng ta tín hiệu có thể nhìn thấy nó và sóng này được đưa vào trong mạch. Thường
thường thì nó sử dụng chung với dao động ký do đó dạng sóng phát ra có thể nhìn thấy được.

Cathode ray tube (Ống phóng điện tử)


Truyền hình cũng như máy tính, hệ thống rada, và máy hiện sóng là sử dụng ống phóng điện
tử (CRT) để phát tín hiệu ra. Cấu trúc và sự hoạt động của các đèn hình CRT thì đều tương tự
nhau nhưng kiểu đèn hình đơn giản nhất đó là đèn hình trong máy hiện sóng.
Ống phóng điện tử này được làm từ ống chân không lớn. Nó có 3 (three) phần chính. Phần
thứ nhất là súng (gun) electron, súng này sẽ phóng ra những dòng electron.Cây súng điện tử
này có một thấu kính điện tử, nó dùng để hội tụ (control) các hạt electron thành một chùm
(beam) electron.
Phần thứ hai là hệ thống làm lệch (deflection), nó cho phép chùm tia di chuyển theo chiều
dọc (vertically) hoặc chiều ngang. Máy hiện sóng sử dụng tấm (plate) kim loại để làm lệch
điện trường (electromagnetic), khi đó ở tivi thì sử dụng cuộn từ để làm lệch (field) từ
trường.
Phần cuối cùng là màn hình với một lớp bột phosphor (phosphor). Chùm electron sẽ bay tới
và đập vào màn hình, làm cho lớp phosphor chổn nào bị bắn thì chổ đó sáng rực lên. Những
đốm màu dựa vào loại phosphor sử dụng.

Copyring 01/08/2012
Designed by Mr.Huy

Electron gun (súng electron)

Một dòng electron được giải phóng khỏi bề mặt của catốt (C) khi catốt này được nung nóng
lên bởi dây tóc đốt nóng. Những electron này được gia tốc và tiến thẳng đến màn hình bởi ba
bộ anốt hình trụ tích điện dương (A1,A2,A3). Theo thứ tự thì mỗi anode sẽ tích điện cao hơn
so với các anode trước (A1<A2<A3). Vì vậy các electron mang điện âm sẽ tiến thẳng đến các
anốt mang điện dương, nó sẽ xuyên thẳng qua cái lỗ bên trong có chứa các đĩa kim loại tích
điện âm. Cái lưới này được gọi là lưới điều khiển. Bằng việc điều khiển cường độ của máy
hiện sóng, điện cực trên lưới có thể thay đổi. Nhờ đó mà nó cho phép một số electron bay
thẳng đến màn hình, và do đó độ chói sáng từng đốm trên màn hình được điều khiển.

Ba cực dương này cấu thành thấu kính điện tử. Bộ phận điều khiển hội tụ của máy hiện sóng
cho phép điện áp trên cực dương A2 thay đổi và làm cho dòng electron hội tụ thành chùm tia
hẹp nhỏ. Nếu máy hiện sóng có bộ phận điều khiển thị xa. Nó làm thay đổi điện áp trên cực
dương A3, cho phép tạo ra các đốm trên màn hình đúng tiêu chuẩn (tròn).

Deflection system (Hệ thống làm lệch)


Sau khi rời khỏi ống phóng điện tử, chùm electron được làm lệch bởi hai cặp bản
cực kim loại. Các cặp bản cực được đặt theo một góc chính xác đối diện lẫn nhau.
Tín hiệu cần đo được khuếch đại lên bởi bộ khuếch đại Y trong máy hiện sóng. Sau đó được
đưa vào bộ làm lệch đầu tiên đó là bản cực Y. Bản cực Y sẽ làm cho chùm electron bị lệch
dọc và tỉ lệ với biên độ tín hiệu vào.

Máy hiện sóng có bộ phận phát sóng gốc, bằng cách tạo ra tín hiệu răng cưa như hình 2. Tín
hiệu này sau đó đượccho vào bộ khuyếch đại X trong máy hiện sóng, sau đó được đưa vào bộ
làm lệch thứ hai, gọi là bản cực X. Nó làmcho chùm electron bị lệch theo chiều nằm ngang
theo hướng mà các đốm sang di chuyển từ trái sang phải ngang quamàn hình một cách liên
tục. Khi nó tới bên mép phải của màn hình thì lập tức nó sẽ nhanh chóng quay trở về phía bên
trái của màn hình. Nhờ đó mà màn hình cho phép ta thấy được tín hiệu cần đo thay đổi thế
nào so với thời gian.

Phosphor screen (Màn hình phosphor)


Chùm electron được làm lệch bởi hai bản cực X và Y làm cho tín hiệu được đo được hiển thị
theo dạng sóng. Với biên độ tín hiệu được hiển thị theo trục tung, và sự thay đổi thời gian
được biểu diễn theo trục hoành. Một miếng nhựa trong suốt có nhiều ô vuông nhỏ được gắn
ở phía trước màn hình. Đó là tấm lưới có nhiều đường kẽ ngang dọc trên nó, do đó nó
cho phép đo tín hiệu một cách chính xác.

Một lượng lớn điện tích âm được tích tụ, điều này sẽ làm cho chùm electron tác động xấu lên
màn hình. Để ngăn chặn điều này, bên mặt trong của ống phóng điện tử giửa hệ thống làm
lệch và màn hình, nó được phủ một lớp hỗn hợp Carbon gọi là Aquadag. Nó gắn liền với cực
dương A3 có điện áp lớn để giải thoát các điện tích thừa.

Đèn hình CRT được bao bọc bên ngoài bởi một hợp chất kim loại làm bằng nikel, goi là mu-
metal. Hợp kim này cóđộ từ thẩm rất cao, giúp chống lại những từ trường bên ngoài tác động
xấu đến sự làm lệch chùm tia.

Copyring 01/08/2012
Designed by Mr.Huy

UNIT 20. HIGH DEFINITION TELEVISION

Ở các nước Châu Âu, Mỹ và Nhật đang có một cuộc chạy đua về việc sản xuất một thế hệ TV
hoàn toàn mới. Thế hệ TV mới này sẽ có kiểu dáng to hơn kiểu dáng hiện nay, có thể màn
hình rộng 100-centimetre. Chất lượng hình ảnhthì tuyệt vời, rõ ràng và không bị giật hình, có
thể so sánh như là chúng ta đang xem ở rạp chiếu bóng. Còn về chất lượng âm thanh thì thật
là xuất sắc nhờ có kỹ thuật truyền đa kênh kỹ thuật số. Khi thế kỷ mới bắt đầu, thì thế hệ TV
này có lẽ có thêm chương trình chọn lựa ngôn ngữ bằng việc chúng được trang bị thêm 8
kênh âm thanh.

Ở Châu Âu thì thuật ngữ HDTV đã được sử dụng. Ở Mỹ thì cái thuật ngữ tương tự được sử
dụng là ATV, công nghệtruyền hình tiên tiến đã được chấp nhận. Ở Nhật, là những người đi
tiên phong trong kỹ thuật công nghệ mới, vào năm 1974 thì hệ thống TV kỹ thuật cao này
được gọi là Hi-Vision. Cho dù với bất kỳ tên gọi nào thì hệ thống truyền hình này cũng đều
có những đặc điểm chung với nhau.

Các hình ảnh hiển thị được sử dụng nhiều đường quét trên một khung ảnh hơn. Có nghĩa là
chúng sẽ cung cấp hình ảnh một cách rõ ràng hơn, chi tiết hơn, chất lượng hình ảnh
cao. Hình ảnh có thể được hiển thị trên màn ảnh lớn hơn rộng hơn mà không bị lập
loè hay rung rinh gì cả. Cái thế hệ TV này còn cung cấp cho chúng ta âm thanh 3D chất
lượng cao ở ngõ ra.

Tầm giới hạn tần số lớn hơn, sẽ được dùng để chuyển tải các kênh HDTV, điều đó là bởi
chúng được truyền ở tần số cao, mà hầu như không có hệ thống TV nào hiện nay sử dụng.
Với cái tầm giới hạn tần số lớn hơn thì nó thuận lợi cho việc truyền kỹ thuật số hơn là tín hiệu
analog. Việc xử lý tín hiệu số có thể được thực hiện trong những thiết bị thu để cung cấp một
hình ảnh toàn diện nhất, chất lượng nhất cho dù là tín hiệu vào rất nhỏ. Máy tính có thể được
sử dụng để tạo ra những hiệu ứng đặc biệt.

Bởi vì không có ai cần có nhu cầu hệ thống TV chất lượng cao như thế, do đó công nghệ này
chỉ được sử dụng dần dần mà thôi. Thiết bị nhận tín hiệu HDTV này sẽ được sẽ được xử lý cả
hai kỹ thuật truyền theo dạng cũ và mới, và phải có sự thoả thuận giữa các quốc gia, các vùng
để đạt đến một chuẩn truyền mới.

Television pictures (Hình ảnh truyền hình)

Hình ảnh trên tivi được hình thành dần dần bởi việc di chuyển những đốm sáng theo phương
ngang và hướng xuống như mẩu bên dưới:

Tín hiệu hình ảnh làm cho độ sáng của các đốm sáng thay đổi tỉ lệ với cường độ sáng trong
ảnh gốc. Sự di chuyểncủa những đốm sáng ngang qua màn hình được điều khiển bởi tín hiệu
quét ngang. Mổi khi đốm sáng tiến đến mép phải màn hình, thì nó sẽ được xoá và di
chuyển một cách nhanh chóng về phía bên trái để chuẩn bị cho một dòng quét
mới. Sự dịch chyển nhanh chóng trở về vị trí ban đầu gọi là quét hồi. Mổi lần hoàn thành 1
hình ảnh hay một khung ảnh thì cần tối thiểu là 500 dòng quét để tạo ra một hình có thể chấp
nhận được. Hệ thống TV châu Âu hiện nay thì sử dụng khoảng 625 dòng quét trên một khung
ảnh.

Copyring 01/08/2012
Designed by Mr.Huy

Sự dịch chuyển của các đốm sáng đi xuống dưới màn hình thì được điều khiển bởi tín hiệu
quét dọc. Khi những đốm sáng tiến về phía dưới màn hình, nó sẽ bị xoá và nhanh chóng trở
về phía trên màn hình. Khung hình phải được quét ít nhất là 40 lần trong 1s để chống lại hình
ảnh bị lập loè và rung rinh. Hệ thống TV Châu Âu hiện nay sử dụng tần số quét là 50Hz.
Tín hiệu hình bao gồm xung đồng bộ ngang và đồng bộ dọc để chắc rằng các thiết bị
thu truyền hình có thể nhận tín hiệu cùng thời điểm với TV phát. (xem hình 2)
Để tín hiệu hình được truyền đi thì cần một dãy tần số nhỏ hơn, mỗi một khung ảnh được
truyền đi với 2 phần riêng biệt, gọi là bán ảnh. Đầu tiên những đốm sáng sẽ dịch chuyển
xuống phía dưới màn hình, nó sẽ hiển thị bán ảnh thứ 1, cái mà chứa những dòng lẽ trên
khung ảnh. Lần thứ hai những đốm sáng di chuyển xuống dưới màn hình, nó sẽ hiển thị bán
ảnh thứ 2, cái mà chứa những dòng lẽ trên khung ảnh. Sau đó sẽ kết hợp 2 bán ảnh lại để cho
ra một hình ảnh hoàn thiện. Mặc dù những bán ảnh được hiển thị một cách rời rạc từ cái này
đến cái khác, nhưng nó diễn ra nhanh đến độ mà mắt người thấy chúng như là một hình ảnh
hoàn thiện.

Copyring 01/08/2012
Designed by Mr.Huy

UNIT 24. DIGITAL WATCH

Digital watch (Đồng hồ điện tử)

Cơ chế hoạt động truyền thống của đồng hồ đeo tay là sử dụng con lắc đồng hồ
và dây tóc đồng hồ để duy trì thờigian. Trong đồng hồ điện tử thì cơ chế hoạt động này
được thay thế bằng dao động của tinh thể thạch anh, và đượcđiều khiển bởi các mạch điện tử
tinh vi.
Thạch anh trong tự nhiên nằm ở dạng khoáng sản và nguồn gốc chính là ở Brazil. Tuy nhiên
để loại bỏ tạp chất thì tinh thể sử dụng trong đồng hồ đeo tay và đồng hồ treo tường thì
thường được tạo ra hoặc nuôi cấy trong môi trường lý tưởng. Một trong những ưu điểm của
thạch anh là nó rất bền vững.
Tinh thể thạch anh nhân tạo trong đồng hồ điện tử được thiết kế với dao động khoảng
32768Hz, khi có dòng điện từ cục pin qua chúng.
Những dao động này sẽ tạo ra được những xung điện. Khi những xung điện này đi qua mạch
của bộ vi xử lý, tần số của chúng giảm đi một nữa. Cuối cùng tạo ra 1 xung có tần số là 1Hz.
Mổi một xung tác động lên bộ vi điều khiển sẽ gửi tín hiệu đến màn hình hiển thị để điều
khiển chữ số nhảy lên 1s.
Những xung này còn được sử dụng để điều khiển những chức năng khác nhau chẳng hạn như
hiển thị giờ, ngày, báo thức.
Hầu hết các kiểu đồng hồ điện tử hiện nay đều hiển thị thời gian là những con số trên màn
hình tinh thể lỏng. Đó làmột bản chất lỏng mỏng cái mà nó phản ứng với điện tích đặt giữa
hai bản thuỷ tinh. Lớp dưới đáy là một gương phản chiếu.
Rõ ràng cái màng dẫn điện trong suốt sẽ chia màn hình tinh thể lỏng thành các phần. Mổi một
con số được biểu diển bởi các đoạn và có thể lên đến 7 doạn.
Tinh thể lỏng sắp xếp lại các phân tử của chúng theo có hay không có mang điện
tích.
Khi màng dẫn điện khôngmang điện, ánh sáng được phản xạ trở lại, do đó màn hình
không hiển thị cái gì hết. Khi màng dẫn mang điện bởicác xung điện tử. Các phân tử mang
điện trên các đoạn tập hợp lại và khúc xạ ra khỏi bề mặt phản xạ, hiển thị màu đen. Tương tự
như vậy với các đoạn nào mang điện sẽ hiển thị màu đen và từ đó các con số được hiển thị.

Divider circuits (mạch chia tần số)

Hệ thống điện trong đồng hồ điện tử bao gồm 1 vi mạch điện tử tích hợp. Tuy nhiên chúng ta
có thể nghĩ rằng con chip này bao gồm nhiều khối riêng biệt, mổi khối có những chức năng
khác nhau. Các khối này được biểu diển chi tiết trong hình 1.
Bộ dao động sẽ phát ra những xung có tần số là 32 768Hz. Cái tần số này được xác định bởi
dao động tự nhiên của tinh thể thạch anh. Những mạch chia tần số thì thực hiện phép chia nhị
phân để giảm bớt tần số xuống còn 1Hz. Bộ đếm nhị phân của các xung được làm bởi các
mạch đếm, và bộ giải mã sẽ chuyển đổi tín hiệu ngõ ra nhị phân thành tín hiệu điện và sẽ làm
bật sáng các đoạn hiển thị tương ứng.
Dividers (Bộ chia)

Bộ chia là một trong những bộ phận chính cấu tạo nên hệ thống này. Chúng gồm các mạch có
2 trạng thái bền vững gọi là mạch lưỡng ổn hoặc flip-flop.(Xem hình 2)
Cứ mỗi giây thì có một xung đưa vào ngõ vào xung clock của flip-flop. Ở ngõ ra sẽ thay đổi
trạng thái mức logic từ mức 1 xuống mức 0 hay ngược lại. Có nghĩa là cứ có 2 ngõ vào xung
clock sẽ tạo ra một xung ngõ ra Q ở flip-flop(Xem hình 3).
Copyring 01/08/2012
Designed by Mr.Huy

Do đó tần số ngõ vào xung clock sẽ bị chia 2 ở ngõ ra Q của flip-flop. Bộ chia tần sử dụng
flip-flop hoạt động theo kiểu chia nhị phân.
Nếu ngõ ra Q của flip-flop này được đưa tới ngõ vào xung clock của flip-flop khác thì tần số
xung ngõ ra sẽ được chia 2 lần nữa.
Ngõ ra của flip-flop này được đưa tới ngõ vào của flip-flop khác được gọi là nối tầng. Tần số
ở ngõ ra Q2 có giá trịbằng ¼ giá trị tần số xung CK1 ở ngõ vào.
Tần số của xung dao động trong đồng hồ điện tử có thể được giảm xuống từ 32 768Hz còn
1Hz bằng cách sử dụng 15 con flip-flop nối tầng với nhau.

Copyring 01/08/2012
Designed by Mr.Huy

UNIT 26. TELECOMMUNICATIONS


Telecommunications: a brief historical review (Viễn thông: Bảng tóm lược lịch sử )

Hệ thống viễn thông đầu tiên thì sử dụng tín hiệu điện để mang những thông tin đã bắt đầu
vào năm 1840 với sự ra đời của máy điện báo. Ông Samuel Morse đã phát triển máy điện báo
vào năm 1832, nhưng lúc đó thì nó chưa được sử dụng phổ biến mãi cho đến năm 1840 thì hệ
thống này mới được đưa vào sử dụng để gửi các thông tin theo tín hiệu Morse. Máy điện báo
đã nhanh chóng trở nên thành công vang dội.

Cái bước phát triển quan trọng tiếp theo vào năm 1878 với sự ra đời của máy
điện thoại do ông Bell phát minh. Nó cho phép truyền tải những thông tin là giọng nói
bằng tính hiệu điện và thiết bị này đã làm một cách mạng về thông tin liên lạc cá nhân.
Vào năm 1886, Ông Herzt đã kiểm tra bằng thực nghiệm rằng năng lượng điện có thể phát
tán và do đó chứng tỏ rằng có sự tồn tại của sóng vi ba. Điều này đã mở ra một hướng
phát triển mới về công nghệ truyền thông không dây. Nó đặt nền tảng cơ bản cho
kỹ thuật phát thanh và truyền hình.
Vào năm 1901, Ông Macroni đã thực hiện việc thông tin điện báo trên quảng đường dài bằng
việc truyền thông tin giữa Anh và Canada. Mặc dù khi đó ông ta đã không thực hiện được,
nhưng ông ta đã đạt được khoảng cách xa bằng việc phản xạ sóng Radio lên tầng điện ly (là
một lớp khí ion và electron tồn tại trong khí quyển có độ cao khoảng 50-500Km). Điều này
đã giúp vượt qua những trở ngại trong việc truyền tải vòng quanh trái đất từ bờ Đại Tây
Dương này cho đến bờ Đại Tây Dương kia.
Với việc khám phá ra điốt và đèn điện tử sớm hơn trong thập kỷ 20, những tiến bộ được thực
hiện trong cả hai lĩnh vực thu và phát, nó có tác dụng trong điện tín và điện thoại, thông tin
dân sự và quân sự. Việc phát thanh cũng ra đời sớm, với những chiếc máy phát công suất
lớn phục vụ trên diện rộng. Tivi cũng ra đời vào năm 1937. Rađa (thiết bị dò tìm
và định vị) thì cũng phát triển từ năm 1930, và nó đóng một vai trò rất quan trọng trong
việc phát hiện máy bay và tàu chiến trong thế chiến thứ II.

Những tiến bộ xa hơn nữa về công nghệ kỹ thuật (đó là việc phát minh ra transistor vào năm
1947 và tiếp theo đó là sự phát triển của kỹ thuật vi mạch tích hợp), đã mang lại nhiều ứng
dụng mới có khả thi và những hệ thống mới đã phát triển.
Trong việc truyền dữ liệu, thông tin truyền được mã hoá (ví dụ như là đoạn văn bản, đồ họa,
thông tin tài chính) mà con người chỉ tiếp xúc với bàn phím và màn hình của máy tính là có
thể biết được thì cũng đã được ra đời vào năm 1950 bằng việc sử dụng thiết bị ngoại vi,
nó cho phép sử dụng điện thoại để nối mạng và truyền tải thông tin như là chúng
ta đang phát biểu. Những cải tiến mới khác về nguyên vật liệu, thiết bị đã đưa đến việc
truyền thông tin bằng đường cáp. Nhiều mạng điện thoại đường dài hiện nay đa số là sử dụng
cáp ngầm.
Những cuộc chạy đua không gian vũ trụ đã dẫn đến nhiều phương thức thông tin
liên lạc đường dài khác, thông qua các trạm phát từ trái đất có thể di động hoặc cố
định đến vệ tinh. Ngày nay, có tới hàng trăm vệ tinh nhân tạo bay xung quanh trái đất, và với
sự kết nối của các vệ tinh đã đem lại cho chúng ta tất cả các dạng thông tin và nhiều dịch vụ
kkhác như: điện thoại, dữ liệu,tivi, thông tin hàng hải, khí tượng thuỷ văn, và giám sát theo
dỏi.

Copyring 01/08/2012
Designed by Mr.Huy

Một trong những phát triển gần đây nhất đó là cáp quang- những sợi cáp quang nhỏ dùng để
truyền tải những tín hiệu thông tin bằng xung ánh sáng. Cáp quang có độ suy giảm tín
hiệu rất thấp, và giá cả cũng rẽ và hiện nay nó được sử dụng rất nhiều với lượng
thông tin truyền tải rất cao. Hàng ngàn tin nhắn điện thoại có thể đưa lên trong cùng 1 sợi
quang.

Có lẽ bước phát triển lớn nhất và quan trọng nhất đó là việc xuất hiện phương pháp chuyển
thông tin từ tương tự sang kỹ thuật số vào cuối TK 20. Hệ thống viễn thông sử dụng
trong thương mại đầu tiên đó là máy điện báo đã và đang vẫn là hệ thống kỹ
thuật số. Tuy nhiên đối với điện thoại, radio, tivi, thì xuất phát đầu là kỹ thuật
tương tự. Ngày nay xu hướng chung đó là phát triển mạnh về mảng kỹ thuật số và
không tới 10 năm nữa thì đa số hệ thống viễn thông là kỹ thuật số. Một số vấn đề về tiếng ồn,
nhiễu có thể được chống lại một cách có hiệu quả khi sử dụng hệ thống KTS.
Với sự cải tiến trong công nghệ vi mạch tích hợp và sự kết hợp thông tin liên lạc giữa các
máy tính đã đưa đến việc truyền thông tin liên lạc được thuận lợi hơn như là: tự kiểm
tra lổi tín hiệu, hệ thống lưu trữ dữ liệu tuyệt vời, và thiết bị đầu cuối thông
minh.Thị trường cần đến sự truyền tải thông tin rộng lớn và xử lý ở tốc độ rất cao có thể được
tạo ra bằng phương pháp kỹ thuật số. Thật vậy, chắc chắn lĩnh vực truyền thông phát triển
nhanh nhất đó là kỹ thuật truyền số liệu sử dụng kỹ thuật số tốc độ cao.

Transmission lines (đường truyền)

Viễn thông bao gồm sự truyền tải thông tin, âm thanh, dữ liệu, và radio qua một khoảng
đường dài. Sự truyền tải trung gian có thể là không gian (mặt đất, khoảng không, sóng trời),
hoặc thông tin có thể truyền trực tiếp từ người phát ra đến người nhận sử dụng cáp truyền tín
hiệu, có rất nhiều loại bao gồm:

Parallel wires (Cáp song song )

Đây là kiểu dây truyền dẫn đơn giản nhất bao gồm 2 lõi dây đồng được bọc cách ly với nhau
và được bao bọc bên ngoài bởi lớp nhựa plastic( xem hình 1). Loại cáp này dễ bị nhiễu do đó
nó chỉ được sử dụng để mang những thông tin trong phạm vi nhỏ chẳng hạn như là mạng điện
thoại trong những toà nhà.

Twisted pair (Cáp Xoắn)

Nó bao gồm 2 sợi dây được cách điện và xoắn lại với nhau để làm giảm bớt sự nhiễu, bên
ngoài có 1 lớp nhựa tổng hợp ( xem hình 2). Bởi vì các dây được xoắn lại với nhau cho nên
có những tín hiệu lạc không mong muốn có khuynh hướng được loại bỏ bởi những tín hiệu
như vậy. Họ sử dụng cáp này để truyền thông tin đường dài chẳng hạn như là kết nối điện
thoại ở những mạng nội bộ, địa phương….

Copyring 01/08/2012
Designed by Mr.Huy

Coaxial cable (Cáp đồng trục)

Là loại cáp dẻo có lõi bằng đồng được bao bọc bởi lớp võ bện bằng đồng. Vỏ bện và lõi thì
được cách điện với nhau bằng vật liệu điện môi chẳng hạn như nhựa tổng hợp, ngoài cùng nó
được bao phủ một lớp nhựa PVC (xem hình 3). Võ bện giúp ngăn chặn các tín hiệu
nhiễu. Cáp đồng trục có thể mang một lượng lớn thông tin qua một khoảng cách
thật xa với tần số sóng mang lên đến 1000 MHz. Nó được dùng để kết nối mạng điện thoại và
sử dụng cho truyền hình cáp.

Waveguides (Ống dẫn sóng)

Sóng vi ba có thể truyền dọc theo ống hình chữ nhật bằng đồng bằng 1 loạt các phản xạ vào
thành ống (xem hình 4). Chiều chínhxác của ống dẫn sóng thì được xác định bởi tần số truyền
tải. Tần số thích hợp nhất là vào khoảng 1GHz cho đến 300GHz . Ốngdẫn sóng được sử dụng
để mang những tín hiệu vi ba từ anten Parabol đến người nhận.

Optical fibres (Cáp quang)

Bên trong của cáp quang thì được làm từ chất silic rất tinh khiết và được bao bọc
bởi 1 lớp thuỷ tinh cùng loại, được gọi là lớp phủ. Nó được bọc bởi 1 lớp nhựa bảo vệ.
Những ánh sáng không nhìn thấy được phát ra từ tia laser hoặc đèn LED có thể đi trongcáp
quang bằng sự phản xạ lên bề mặt nơi mà lõi và võ chạm nhau (xem hình 5). Mặc dù cáp
quang có đường kính nhỏ hơn sợi tóc người, nhưng nó có thể truyền được 10.000 tín hiệu
cùng 1 lúc ở tốc độ cao với độ suy giảm rất thấp và không bị nhiễu bởi các tín hiệu khác. Cáp
quang có thể được sử dụng trong môi trường ăn mòn và nó thì nhẹ, mềm dẽo, rẻ. Cái loại cáp
này rồi sẽ thay thế dần dần các loại cáp truyền thống trong việc kết nối điện thoại và nối
mạng máy tính.

Copyring 01/08/2012
Designed by Mr.Huy

UNIT 27 . CELLPHONES

Cellphones (Điện thoại cầm tay)

Điện thoại radio thì sử dụng băng tần VHF, nó được phát triển trong chiến tranh thế giới thứ
2 dùng để cung cấp thông tin cho các tàu chiến và máy bay. Sau chiến tranh thế giới thứ 2, họ
đã phát triển các điện thoại cầm tay đó mạnh hơn nữa, sử dụng cho những trường hợp khẩn
cấp và các dịch vụ khác như là taxi.

Với hệ thống điện thoại di động, tất cả các thông tin đều được gửi về trạm điểm trung tâm.
Những điện thoại mà cá nhân sử dụng, mang theo thì không thể liên lạc một cách trực tiếp từ
điện thoại này đến điện thoại kia được. Người sử dụng sẽ gửi những thông điệp cần nói đến
trạm điều khiển trung tâm và trạm này sẽ gữi những tin nhắn trên đến máy họ cần gửi. Mặc
dù điện thoại di động kiểu cũ này có thể di chuyển được, nhưng họ phải liên lạc trong khu
vực được phủ sóng cố định. Với hệ thống di động kiểu này thì hạn chế của nó là vấn đề tần số
VHF không đủ cho một số lượng lớn thông tin cá nhân.

Cái vấn đề thiếu hụt tần số trên sẽ được giải quyết bằng cách sử dụng mạng điện thoại
Cellphone. Cellphone (điện thoại tế bào) là một bộ thu phát cầm tay có khối lượng nhẹ, nó có
thể nhận và truyền tải các cuộc gọi ở bất kỳ nơi đâu trong mạng tế bào. Trong mạng thì
những tần số giống nhau có thể được sử cho nhiều cuộc gọi khác nhau trongcùng một thời
điểm. Để thực hiện được điều này thì mổi khu vực thông tin phải được chia thành các tế bào
cell hình lục giác (xem hình 1)

Mỗi một tế bào được quy định bằng một số kênh tần số . Mặc dù tần số này được sử dụng cho
bất kỳ cell nào trong một nhóm cell nhưng không được sử dụng cho cell kế cận. Những tần số
giống nhau có thể được sử dụng cho các cellxa hơn mà không làm ảnh hưởng đến tần số, gây
nhiễu. Kích thước của mổi cell có thể biến động từ 1Km đến 30Km theo đường chéo, điều
này phụ thuộc vào công suất phát ra của trạm phát ở cell đó. Mổi khu vực có địa hình khác
nhau thì có số cell khác nhau. Nhưng nhóm cell gồm bảy cell là có độ hài hòa nhất về số kênh
tần số trong mổi cell và độ nhiễu giữa các cell với nhau.

Mổi cell sẽ có 1 trạm phát công suất nhỏ được đặt ở những nơi công cộng như chỗ đậu xe,
trung tâm mua sắm. Tấtcả các trạm phát của mỗi nhóm cell thì thường xuyên được kết nối
với trung tâm chuyển mạch chính (MSC). Bộ này bao gồm một máy vi tính để lựa chọn tần
số thích hợp và thông tin cho nhóm cell đó. Bộ chuyển mạch chính này thì thường xuyên kết
nối với các bộ chuyển mạch chính khác và với mạng điện thoại công cộng. Cho phép các điện
thoại có thể gọi và nhận cuộc gọi trong hệ thống điện thoại.

Copyring 01/08/2012
Designed by Mr.Huy

Bộ chuyển mạch chính sẽ duy trì số đăng ký mà nó chỉ thị cho cellphone đó. Nếu điện thoại
ứng với cellphone đó di chuyển sang 1 cell khác thì nó sẽ phát ra tín hiệu báo cho MSC. Do
đó MSC biết tín hiệu từ đâu gửi đến và tác động đến mỗi cellphone. Khi có cuộc
gọi đến cellphone, bộ chuyển mạch chính đầu tiên sẽ kiểm tra danh sách đăng ký
để tìm ra vị trí của cellphone, sau đó nó sẽ đánh dấu cái cellphone đó, do đó nó sẽ có
thể chọn ra được 1 kênh tần số đã được gắn trước. Sau đó điện thoại cellphone sẽ gửi 8KHz
tín hiệu đến trạm phát. Khi người sử dụng thực hiện cuộc gọi thì tín hiệu 8KHz
sẽ tắt đi và kênh tiếng nói được bật lên.

Các trạm phát luôn kiểm tra mức độ tín hiệu của cuộc gọi. Nếu như mức tín hiệu
trở nên quá mạnh nó sẽ gây ra nhiễu đến những người khác. Để chống lại điều này, thì
công suất phát của các trạm sẽ tự động được giảm. Nếu như mức độ tín hiệu quá yếu thì bộ
chuyển mạch chính MSC sẽ kiểm tra độ mạnh tín hiệu của các trạm phát lân cận và chuyển
cuộc gọi đến 1 trạm khác và kênh tiếng nói nếu cần thiết. Điều này dẫn đến 1
khoảng thời gian im lặngkhoảng 400ms khi chuyển mạch.

Copyring 01/08/2012

You might also like