You are on page 1of 30

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT


KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

BÁO CÁO
ĐỒ ÁN TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN
ĐỀ TÀI: MÔ HÌNH ĐẾM VÀ PHÂN LOẠI VẬT GỖ THEO
CHIỀU CAO DÙNG TRONG ĐIÊU KHẮC SỬ DỤNG
ARDUINO R3

Giảng viên hướng dẫn : Đỗ Hoàng Ngân Mi


Nhóm 6 : Nguyễn Tiến Bằng
: Đỗ Thành Thiên Ân
: Trần Văn Tư
: Nguyễn Thanh Quang
: Lương Toàn Thịnh
Lớp : 221DATDD01

Đà Nẵng, Ngày 21 tháng11 năm 2022


ĐỒ ÁN TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN GVHG: ĐỖ HOÀNG NGÂN MI

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI.............................................................................................3


1.1 Nguyên nhân chọn đề tài................................................................................................3
1.2 Mục tiêu đề tài.................................................................................................................4
1.3 Nội dung nghiên cứu.......................................................................................................4
1.4 Yêu cầu dặt ra.................................................................................................................5
CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU VỀ CẤU TRÚC ARDUINO UNO VÀ CÁC THIẾT BỊ TRONG ĐỀ
TÀI...................................................................................................................................................5
2.1 Tổng quan về Adruino Uno R3......................................................................................5
2.1.1 Giới thiệu về Arduino R3.............................................................................................5
2.1.2Cấu tạo của Arduino :......................................................................................................6
- Nguồn (USB / Barrel Jack).........................................................................................6
- Chân (5V, 3,3V, Analog, Digital, PWM, AREF)..................................................6
- Nút reset(reset button).................................................................................................6
- Đèn led báo nguồn(power led indicator) .................................................................6
- Led TX và RX( TX RX Leds)....................................................................................6
- IC Chủ(Main IC)...........................................................................................................6
- Bộ Điều Chỉnh Điện Áp...............................................................................................6
Thông Số Kỹ Thuật Của Arduino R3..........................................................................6
Ứng Dụng:............................................................................................................................7
- Arduino được dùng trong thiết kế Robot, như điều khiển motor, nhận biết và
sử lý thông tin......................................................................................................................7
- Máy CNC mini sử dụng cho điêu khắc sử dụng laser hoặc spindle tốc độ cao
7
- Máy in 3D.......................................................................................................................7
- Máy bay không người lái............................................................................................7
- Điều khiển thiết bị thông qua internet .....................................................................7
- Nhận biết và cảnh báo các vấn đề nguy hiểm như cảnh báo cháy, nồng độ
hóa chất khí gas độc hại thông qua cảm biến ................................................................7
- Điều khiển bật tắt đơn giản ,cảm biến âm thanh, ánh sáng .................................7
2.2 Tổng quan các linh kiện trong đề tài.............................................................................7
2.2.1 IC 74HC595...................................................................................................................7
ĐỒ ÁN TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN GVHG: ĐỖ HOÀNG NGÂN MI

2.2.2 Sơ đồ & chức năng các chân 74HC595.........................................................................8


2.2.3 Giản đồ thời gian về cách hoạt động của IC................................................................11
2.3 E18-D80NK....................................................................................................................11
2.3.1 Giới thiệu......................................................................................................................11
2.3.2 Thông số kỹ thuật.........................................................................................................12
2.4 LCD 20x4........................................................................................................................13
2.4.1 Giới thiệu......................................................................................................................13
2.4.2 Thông số kĩ thuật...................................................................................................13
2.5 Cảm biến siêu âm UltraSonic HY-SRF05.................................................................14
- Cảm Biến Siêu Âm UltraSonic HY-SRF05 thường được dùng đo khoảng cách, đo
mực chất lỏng, robot dò đường, phát hiện các vết đứt gãy trong dây cáp...................14
2.5.1 Thông số kĩ thuật................................................................................................14
2.5.2 Nguyên lý hoạt động..........................................................................................14
2.6 Động cơ Servo SG90......................................................................................................15
2.6.1. Giới thiệu.....................................................................................................................15
2.6.2 Thông số kỹ thuật.........................................................................................................15
2.7 Module LM2596..................................................................................................................16
2.7.1 Giới thiệu......................................................................................................................16
2.7.2 Thông số kỹ thuật.........................................................................................................16
2.7.3 Nguyên lý hoạt động.....................................................................................................17
2.7 Động cơ motor LK0195..................................................................................................17
2.7.1. Khái niệm.........................................................................................................................17
2.8.2. Cấu tạo và phân loại động cơ điện một chiều..............................................................17
2.8.3. Nguyên lý.....................................................................................................................19
2.8.4. Ứng dụng.....................................................................................................................19
2.9 Mạch nguồn........................................................................................................................19
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG....................................................................................20
3.1 Giới thiệu:............................................................................................................................20
3.2 Các phần mềm thiết kế:..................................................................................................21
3.2.1 Arduino:...................................................................................................................21
3.2.2 Proteus 8 Professional.............................................................................................22
3.3 Sơ đồ khối...........................................................................................................................23
3.3 Lưu đồ thuật toán............................................................................................................24
3.6 Xây dựng và khởi chạy chương trình mô phỏng Matlab.....................................................25
ĐỒ ÁN TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN GVHG: ĐỖ HOÀNG NGÂN MI

3.7 Xây dựng và khởi chạy chương trình mô phỏng Protues....................................................26


CHƯƠNG 4: TỔNG KẾT.............................................................................................................26
4.1 Kết quả đạt được..................................................................................................................26
4.2 Khó khăn và nhược điểm.....................................................................................................26
4.3 Hướng khắc phục và phát triển............................................................................................27

TRƯỜNG SƯ PHẠM KỸ THUẬT –     CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
DHDN  NAM 
KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ  Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
ĐỒ ÁN TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN GVHG: ĐỖ HOÀNG NGÂN MI

  ---o0o--- 

NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN 


Nhóm 6
Họ và tên sinh viên:   
Nguyễn Tiến Bằng MSV : 1911505510104
Đỗ Thành Thiên Ân MSV : 1911505510203
Trần Văn Tư MSV : 1911505510137
Nguyễn Thanh Quang MSV : 1711505510136
Lương Toàn Thịnh MSV : 1711505510134
Lớp HP :  122DATDD01 
Giáo viên hướng dẫn: Đỗ Hoàng Ngân Mi 
I. ĐỀ TÀI :
MÔ HÌNH ĐẾM VÀ PHÂN LOẠI VẬT GỖ THEO CHIỀU CAO DÙNG
TRONG ĐIÊU KHẮC SỬ DỤNG ARDUINO R3
II. CÁC THAM SỐ BAN ĐẦU: 
- Bộ nguồn 5V cung cấp cho Arduino R3 và nguồn 12V cho động cơ DC.
- Mô hình có chức năng : + Không cần tốn nhân lực nhiều. 
                                        + Tiết kiệm thời gian. 
                                        + Tiết kiệm chi phí. 

III. Nguyên lý hoạt động:


Khi ta nhấn nút star mô hình bắt đầu hoạt động, đưa vật vào băng tải :
-Trường hợp 1: Nếu vật có chiều cao 3cm thì khi chạy tới cảm biến hồng ngoại 1,
cảm biến hồng ngoại 1 nhận diện được vật thì động cơ servo hoạt động và đẩy vật vào vị
trí đựng có chiều cao 3cm. Lúc đó trên màn hình hiển thị sẽ đếm sản phẩm ở vị trí thấp
tăng lên 1 và hiển thị chiều cao là 3cm.
-Trường hợp 2: : Nếu vật có chiều cao 5cm thì cảm biến hồng ngoại 1 không hoạt
động và tiếp tục chạy tới cảm biến hồng ngoại 2, cảm biến hồng ngoại 2 nhận diện được
vật thì động cơ servo hoạt động và đẩy vật vào vị trí đựng có chiều cao 5cm. Lúc đó trên
màn hình hiển thị sẽ đếm sản phẩm ở vị trí trung bình tăng lên 1 và hiển thị chiều cao là
5cm.
-Trường hợp 3: : Nếu vật có chiều cao 7cm thì khi cảm biến 1 và 2 sẽ không hoạt
động và băng tải sẽ đưa vật chạy tới cảm biến hồng ngoại 3, cảm biến hồng ngoại 3 nhận
ĐỒ ÁN TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN GVHG: ĐỖ HOÀNG NGÂN MI

diện được vật thì vật sẽ rơi vào vị trí đựng có chiều cao 7cm. Lúc đó trên màn hình hiển
thị sẽ đếm sản phẩm ở vị trí cao tăng lên 1 và hiển thị chiều cao là 7cm.

*Phát thảo mô hình:

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI

1.1 Nguyên nhân chọn đề tài


Ngày nay cùng với sự phát triển của các ngành khoa học kỹ thuật, kỹ thuật điện tử mà
trong đó điều khiển tự động đóng vai trò hết sức quan trọng trong mọi lĩnh vực khoa học
kỹ thuật, quản lí, công nghiệp tự động hóa, cung cấp thông tin…. do đó chúng ta phải
nắm bắt và vận dụng nó một cách có hiệu quả nhằm góp phần vào sự phát triển nền khoa
học kỹ thuật thế giới nói chung và trong sự phát triển kỹ thuật điều khiển tự động nói
riêng. Xuất phát từ những đợt đi thực tập tốt nghiệp tại nhà máy, các khu công nghiệp và
tham quan các doanh nghiệp sản xuất, chúng em đã được thấy nhiều khâu được tự động
hóa trong quá trình sản xuất. Một trong những khâu tự động trong dây chuyền sản xuất tự
động hóa đó là số lượng sản phẩm sản xuất ra được các băng tải vận chuyển và sử dụng
hệ thống nâng gắp phân loại sản phẩm. Tuy nhiên đối với những doanh nghiệp vừa và
nhỏ thì việc tự động hóa hoàn toàn chưa được áp dụng trong những khâu phân loại, đóng
bao bì mà vẫn còn sử dụng nhân công, chính vì vậy nhiều khi cho ra năng suất thấp chưa
đạt hiệu quả. Từ những điều đã được nhìn thấy trong thực tế cuộc sống và những kiến
thức mà em đã học được ở trường muốn tạo ra hiệu suất lao động lên gấp nhiều lần, đồng
thời vẫn đảm bảo được độ chính xác cao về kích thước. Nên em đã quyết định thiết kế và
ĐỒ ÁN TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN GVHG: ĐỖ HOÀNG NGÂN MI

thi công một mô hình sử dụng băng chuyền để phân loại sản phẩm vì nó rất gần gũi với
thực tế, vì trong thực tế có nhiều sản phẩm được sản xuất ra đòi hỏi phải có kích thước
tương đối chính xác và nó thật sự rất có ý nghĩa đối với chúng em, góp phần làm cho xã
hội ngày càng phát triển mạnh hơn, để xứng tầm với sự phát triển của thế giới.

1.2 Mục tiêu đề tài


Trong quá trình sản xuất, việc phân loại sản phẩm đóng vai trò thiết yếu. Có
nhiều hướng để phân biệt nhiều dòng sản phẩm khác nhau tùy vào mục đích sử
dụng. Đề tài này hướng vào việc nghiên cứu phân loại vật theo chiều cao đã
được định trước.
Chính vì vậy, với mong muốn đưa ra giải pháp nhằm khắc phục những nhược
điểm trên, chúng em xin thực hiện đề tài “Mô hình đếm và Phân loại vật theo
chiều cao” nhằm mang lại những lợi ích cụ thể:
- Giảm sức lao động
- Nâng cao năng suất lao động
- Giúp cho việc quản lý và giám sát trở nên đơn giản
- Giảm chi phí thuê nhân công..

1.3 Nội dung nghiên cứu


Mục đích nghiên cứu thông qua đề tài là tìm hiểu về ứng dụng đếm và phân loại sản
phẩm nên nhiệm vụ nghiên cứu gồm :
- Tìm hiểu cơ chế hoạt động
- Phân tích sơ đồ nguyên lý
- Nâng cao kĩ năng lập trình, hàn mạch và làm sản phẩm điện tử
- Phát triển khả năng tư duy cho sinh viên trong quá trình nghiên cứu

1.4 Yêu cầu dặt ra


Để phục vụ cho việc đếm và phân loại vật theo chiều cao thì cần đặt ra những
yêu cầu sau:
- Phân loại vật theo 3 trường hợp : thấp, trung bình và cao
- Dễ dàng điều khiển và bảo trì
ĐỒ ÁN TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN GVHG: ĐỖ HOÀNG NGÂN MI

CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU VỀ CẤU TRÚC ARDUINO UNO VÀ


CÁC THIẾT BỊ TRONG ĐỀ TÀI

2.1 Tổng quan về Adruino Uno R3

Hình2.1 Arduino R3
2.1.1 Giới thiệu về Arduino R3
- Arduino là một bo mạch vi điều khiển do một nhóm giáo sư và sinh viên nước Ý
thiết kế và đưa ra đầu tiên vào năm 2005. Mạch Arduino được sử dụng để cảm
nhận và điều khiển nhiều đối tượng khác nhau. Nó có thể thực hiện nhiều nhiệm
vụ lấy tín hiệu từ cảm biến đến điều khiển đèn, động cơ, và nhiều đối tượng khác.
Ngoài ra mạch còn có khả năng liên kết với nhiều module khác nhau như module
đọc thẻ từ, ethernet shield, sim900A, ….để tăng khả ứng dụng của mạch.
- Phần cứng bao gồm một board mạch nguồn mở được thiết kế trên nền tảng vi xử
lý AVR Atmel 8bit, hoặc ARM, Atmel 32-bit,…. Hiện phần cứng của Arduino có
tất cả 6 phiên bản, Tuy nhiên phiên bản thường được sử dụng nhiều nhất là
Arduino Uno và Arduino Mega.
- Phần mềm để lập trình cho mạch Arduino là phần mềm IDE.

2.1.2Cấu tạo của Arduino :

- Nguồn (USB / Barrel Jack)


ĐỒ ÁN TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN GVHG: ĐỖ HOÀNG NGÂN MI

- Chân (5V, 3,3V, Analog, Digital, PWM, AREF)


- Nút reset(reset button)
- Đèn led báo nguồn(power led indicator)
- Led TX và RX( TX RX Leds)
- IC Chủ(Main IC)
- Bộ Điều Chỉnh Điện Áp

Thông Số Kỹ Thuật Của Arduino R3

Vi điều khiển ATmega328P

Điện áp hoạt động 5V

Điện áp vào khuyên dùng 7-12V

Điện áp vào giới hạn 6-20V

14 (trong đó 6 pin có khả


Digital I/O pin
năng băm xung)

PWM Digital I/O Pins 6

Analog Input Pins 6

Cường độ dòng điện trên mỗi I/O pin 20 mA

Cường độ dòng điện trên mỗi 3.3V pin 50 mA

32 KB (ATmega328P)
Flash Memory 0.5 KB được sử dụng
bởi bootloader

SRAM 2 KB (ATmega328P)

EEPROM 1 KB (ATmega328P)

Tốc độ 16 MHz

Chiều dài 68.6 mm

Chiều rộng 53.4 mm


ĐỒ ÁN TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN GVHG: ĐỖ HOÀNG NGÂN MI

Vi điều khiển ATmega328P

Trọng lượng 25 g
Ứng Dụng:

- Arduino được dùng trong thiết kế Robot, như điều khiển


motor, nhận biết và sử lý thông tin.
- Máy CNC mini sử dụng cho điêu khắc sử dụng laser hoặc
spindle tốc độ cao
- Máy in 3D
- Máy bay không người lái
- Điều khiển thiết bị thông qua internet
- Nhận biết và cảnh báo các vấn đề nguy hiểm như cảnh báo
cháy, nồng độ hóa chất khí gas độc hại thông qua cảm biến
- Điều khiển bật tắt đơn giản ,cảm biến âm thanh, ánh sáng

2.2 Tổng quan các linh kiện trong đề tài. 


2.2.1 IC 74HC595
IC 74HC595 còn được gọi là IC dịch chốt với mối quan hệ "vào nối tiếp và ra song
song 8 bit".

Hình 2.2 IC dịch chốt


Để thực sự hiểu rỏ IC này chúng ta sẽ phải trả lời một số câu hỏi cơ bản nhất của
vấn đề. Trước tiên, thế nào là dịch và chốt? Nói một chút lý thuyết kỹ thuật số về 2
thuật ngữ dịch và chốt để ta nắm chắc vấn đề hơn.
Thế nào là dịch và chốt?
Dịch là gì?
- Thuật ngữ "Dịch" được dùng cho IC này thực chất là cách nói của dân kỹ thuật về
đặc tính ngõ vào nối tiếp của IC. Vậy "đặc tính ngõ vào nối tiếp của IC" là như thế
nào? Có thể nói 1 cách đơn giản là ta có thể đưa lần lượt nhiều giá trị logic vào 1
ĐỒ ÁN TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN GVHG: ĐỖ HOÀNG NGÂN MI

ngõ vào của IC đó để nó lưu vào bộ nhớ chờ đến khi có lệnh xử lí. Có thể hiểu ngõ
vào nối tiếp tức là các giá trị được nạp vào IC một cách từ từ ở từng thời điểm khác
nhau trên cùng 1 ngõ vào, còn nếu nói vào song song thì có nghĩa là sẽ có nhiều ngõ
vào và các giá trị sẽ được nạp vào IC cùng 1 lúc. Thuật ngữ này đối với ngõ ra cũng
tương tự.
Chốt là gì?
- Chốt là khi thỏa mản 1 điều kiện nào đó nó sẽ cho phép IC giữ nguyên giá trị ngõ
ra, không cho nó thay đổi mặc dù tín hiệu ngõ vào có thay đổi thế nào.
2.2.2 Sơ đồ & chức năng các chân 74HC595

Để hiểu rõ về IC 74HC595 ta cần có trong tay datasheet của nó

Hình 2.3: Sơ đồ chân của IC


Các chân từ 1 tới 7 và chân số15 là ngõ ra của IC. Chân DS (14) là ngõ vào
của IC (đây là IC vào nối tiếp nên ta chỉ cần 1 ngõ vào là đủ).
 Chân 16 - VCC là chân cấp nguồn dương (từ 2V đến 6V)
 Chân số 8 GND là chân cấp Ground – cực (-) của nguồn
 Chân SHCP: là chân đưa xung clock (xung nhịp) vào IC và khi có cạnh lên
của xung thì IC đưa tín hiệu ở ngõ vào vào bộ nhớ của IC để chờ xử lý
 (Chú thích: Thế nào là xung clock? Thực ra xung clock là 1 chuỗi tín hiệu
logic 0 và 1 có thể là 1 xen kẽ với 0 cũng có thể là 0,1 ngẫu nhiên, nhưng nói
chung nó là 1 chuổi tín hiệu logic.
ĐỒ ÁN TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN GVHG: ĐỖ HOÀNG NGÂN MI

à
Hình 2.4: VD về xung clock
Còn cạnh lên và cạnh xuống của xung thì ta có thể thấy trên hình, cạnh lên là khi
xung clock chuyển trạng thái từ 0 lên 1, còn cạnh xuống là thời điểm khi chuyển từ
1 xuống 0).
Vậy khi có cạnh lên của xung tại chân SHCP thì 1 tín hiệu logic từ ngõ vào
của IC sẽ được lưu trữ vào trong IC để chờ tín hiệu cho phép xử lý. Bộ nhớ tối đa
của IC là 8 bit, nếu vượt quá ngưỡng này thì giá trị mới sẽ được đưa vào IC và đồng
thời giá trị cũ nhất của IC sẽ được xoá đi

Hình 2.5: Cách nạp dữ liệu của bộ nhớ IC ghi dịch


- Chân STCP: là chân đưa xung clock vào IC để khi có cạnh lên của xung thì IC
đưa toàn bộ 8bit data đã được lưu (đã nói ở chân SHCP) ra ngõ ra của IC.
- Chân MR: là chân reset IC (tức là trả IC về trạng thái ban đầu – giống như khi
ta ghost máy tính vậy – khi chân này tích cực thì toàn bộ bộ nhớ của IC sẽ bị xoá
tất cả bằng 0, tuy nhiên lưu ý là lúc này tín hiệu ở ngõ ra không bị xoá mà vẫn
giữ nguyên giá trị trước đó) và chân này tích cực mức thấp (LOW active) có
nghĩa là muốn reset IC thì phải đưa 0V vào chân này.
- Chân EO: là chân Output Enable chân khi được tích cực thì mới cho phép ta
điều chỉnh được giá trị ngõ ra. Khi tên chân IC mà có dấu gạch trên đầu tức là
nó tích cực thấp (LOW active) tức là muốn tích cực chân này thì ta phải đưa 0v
(GND) vào chân này. Còn nếu khi chân này không được tích cực (tức là đưa
mức logic 1 vào chân này thì ngõ ra bị đưa lên trạng thái trở kháng cao).
- Chân số 9 chân Q7S: Chữ S ở đây là viết tắt cho từ Serial (nối tiếp) chân này
thường được dùng khi ta nối tiếp các IC 74HC595 với nhau (chân Q7S của
con trước nối vào chân DS của con sau) chân này sẽ có giá trị của bit trọng số
cao của bộ nhớ IC (Bit mới được đưa vào sẽ nằm ở vị trí LSB – trong số thấp)
nếu mắc nối tiếp các IC 74HC595 lại với nhau theo cách như vậy thì khi bit
MSB bị đẩy ra khỏi bộ nhớ của IC sẽ không mất đi mà trước đó nó đã được sao
chép qua IC phía sau.
ĐỒ ÁN TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN GVHG: ĐỖ HOÀNG NGÂN MI

2.2.3 Giản đồ thời gian về cách hoạt động của IC

Hình 2.6: Giản đồ hoạt động của IC


2.3 E18-D80NK

2.3.1 Giới thiệu

Lâu nay, chúng ta đã quen với việc sử dụng cảm biến siêu âm để phát hiện vật
cản, tuy nhiên điểm yếu của nó là dễ bị nhiễu. Để khắc phục điểm yếu trên, đồ án đã
sử dụng một phương pháp phát hiện vật cản khác. Đó chính là sử dụng hồng ngoại,
mà cụ thể hơn là sử dụng cảm biến E18-D80NK thường ứng dụng cho các đặc tính
Robot tránh vật cản, trên các dây chuyền phát hiện sản phẩm, các bộ reminder đa
chức năng..v.v..
Cảm biến vật cản hồng ngoại E18-D80NK dùng ánh sáng hồng ngoại để xác
định vật cản cho độ phản hồi nhanh và rất ít nhiễu do sử dụng mắt nhận và phát tia
hồng ngoại theo tần số riêng biệt. Cảm biến có thể chỉnh khoảng cách hoạt động
thông qua biến trở ở phần cuối thân cảm biến
ĐỒ ÁN TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN GVHG: ĐỖ HOÀNG NGÂN MI

Hình 2.7: Cảm biến E18-D80NK


2.3.2 Thông số kỹ thuật

Điện áp hoạt động: 5VDC


 Khoảng cách hoạt động tối đa: ~80cm
 Dòng kích ngõ ra: 300mA
o
 Góc điểm: ~15
 Thời gian hồi đáp: ~2ms
 Nhiệt độ môi trường làm
Điện áp hoạt động: 5VDC
 Khoảng cách hoạt động tối đa: ~80cm
 Dòng kích ngõ ra: 300mA
o
 Góc điểm: ~15
 Thời gian hồi đáp: ~2ms
 Nhiệt độ môi trường làm
Điện áp hoạt động: 5VDC
 Khoảng cách hoạt động tối đa: ~80cm
 Dòng kích ngõ ra: 300mA
o
 Góc điểm: ~15
 Thời gian hồi đáp: ~2ms
 Nhiệt độ môi trường làm
- Điện áp hoạt động :5VDC
- Khoảng cách hoạt động tối đa 80cm
- Dòng kích ngõ ra 300mA
- Góc điểm 15 độ
- Thời gian hồi đáp 2ms
- Nhiệt độ môi trường làm việc -25 đến 50 độ C
ĐỒ ÁN TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN GVHG: ĐỖ HOÀNG NGÂN MI

- Ngõ ra dạng NPN cực thu hở giúp tùy biến đươc điện áp ngõ ra, trở treo lên áp bao
nhiêu sẽ tạo thành điện áp ngõ ra bấy nhiêu
- Chất liệu vỏ cảm biến : Nhựa
- Hiển thị ngõ ra bằng led
- Kích thước 1.8cm (D) x 7.0cm(L)
2.3.3 Sơ đồ dây
E18-D80NK có cách đấu dây tương đôi đơn giản :
- Màu nâu vcc, nguồn dương 5VDC
- Màu xanh dương GND, nguồn âm 0VDC
- Màu đen tín hiệu ngõ ra cực thu hở NPN cần trở treo đẻ tạo mức cao
 Điện áp hoạt động: 5VDC
 Khoảng cách hoạt động tối đa: ~80cm

Hình 2.8: Sơ đồ chân của E18-D80NK


2.4 LCD 20x4

2.4.1 Giới thiệu

Hình 2.9 LCD 20x4


ĐỒ ÁN TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN GVHG: ĐỖ HOÀNG NGÂN MI

- Màn hình text LCD2004 xanh dương /xanh lá sử dụng driver HD44780, có khả năng
hiển thị 4 dòng với mỗi dòng 20 ký tự, màn hình có độ bền cao, rất phổ biến, nhiều code
mẫu và dễ sử dụng thích hợp cho những người mới học và làm dự án.

2.4.2 Thông số kĩ thuật

LCD 20x4 là loại màn hình tinh thể lỏng nhỏ dùng để hiển thị chữ hoặc số trong bảng
mã ASCII. Mỗi ô của Text LCD bao gồm các chấm tinh thể lỏng, các chấm này kết hợp
với nhau theo trình tự “ẩn” hoặc “hiện” sẽ tạo nên các kí tự cần hiển thị và mỗi ô chỉ
hiển thị được một kí tự duy nhất.
LCD 20x4 nghĩa là loại LCD có 4 dòng và mỗi dòng chỉ hiển thị được 20 kí tự. Đây là
loại màn hình được sử dụng rất phổ biến trong các loại mạch điện.
Thông số kĩ thuật của LCD 20x4:
- Điện áp: 5V
- Ngõ giao tiếp: 16 chân
- Màu sắc: xanh lá hoặc xanh dương
- Module hỗ trợ giao tiếp với vi điều khiển: LCD I2C 16x2
2.5 Cảm biến siêu âm UltraSonic HY-SRF05

- Cảm Biến Siêu Âm UltraSonic HY-SRF05 thường được dùng đo khoảng


cách, đo mực chất lỏng, robot dò đường, phát hiện các vết đứt gãy trong dây
cáp.
- Cảm Biến Siêu Âm UltraSonic HY-SRF05 có độ nhạy cao lên đến 0.3m, ra
chân đầy đủ rất dễ dàng để cắm dây tín hiệu kết nối.
2.5.1 Thông số kĩ thuật
Điện áp cung cấp: DC 5V
Cường độ dòng điện tiêu thụ: 2mA
Điện áp ngõ ra mức cao: 5V
Điện áp ngõ mức thấp: 0V
Góc phát hiện: không quá 15 độ
Khoảng cách phát hiện: 2cm - 450cm
Độ chính xác cao: lên đến 0.3cm
ĐỒ ÁN TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN GVHG: ĐỖ HOÀNG NGÂN MI

Sơ đồ ra chân có 5 chân
1. VCC: Chân cấp nguồn 5V
2. Trigger(T): Kích hoạt quá trình phát sóng âm. Quá trình kích hoạt khi một chu kì điện áp
cao/thấp diễn ra.
3. Echo (R): Bình thường sẽ ở trạng thái 0V, được kích hoạt lên 5V ngay sau khi có tín
hiệu trả về, sau đó trở về 0V
4. OUT: Không sử dụng
5. GND: Chân cấp nguồn GND
2.5.2 Nguyên lý hoạt động
- Chế độ 1: Để đo khoảng cách, các bạn phát một xung ngắn (5 microSeconds) từ chân
TRIG. Sau đó cảm biến sẽ tạo ra một xung HIGH phản xạ ở chân này. Chiều rộng của
xung sẽ bằng với thời gian sóng siêu âm được phát từ cảm biến quay trở lại. Tốc độ
tương đương 29.412 microSeconds/cm (1 000 000/(340*100)). Khi tính được thời gian
ta chia cho 29.412 để lấy khoảng cách.

Chế độ 2: Ta sử dụng chân OUT để cảm biến vừa phát ra xung rồi vừa nhận xung phản
xạ về, chân chế độ thì nối đất. Tín hiệu hồi tiếp sẽ xuất hiện trên cùng một chân với tín
hiệu kích hoạt. Cảm biến sẽ không tăng dòng phản hồi cho đến 700microSeconds sau
khi kết thúc các tín hiệu kích hoạt và bạn đã có thời gian để kích hoạt pin xoay quanh
và làm cho nó trở thành 1 đầu vào.

2.6 Động cơ Servo SG90

2.6.1. Giới thiệu

Hình 2.11 Động cơ Servo SG90


- Động cơ Servo SG90 (Góc Quay 180) là Servo phổ biến dùng
trong các mô hình điều khiển nhỏ và đơn giản như cánh tay robot.
Động cơ có tốc độ phản ứng nhanh, được tích hợp sẵn Driver điều
khiển động cơ, dễ dàng điều khiển góc quay bằng phương pháp
điều độ rộng xung PWM.
ĐỒ ÁN TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN GVHG: ĐỖ HOÀNG NGÂN MI

2.6.2 Thông số kỹ thuật

- Tên: Servo MSG90


- Điện áp hoạt động: 4.8V ~ 6V DC
- Tốc độ quay: 0.12 giây/60° (4.8V) , 0.1 giây/60° (6V)
- Mômen xoắn: 1.8kg/cm (4.8V) , 2.5kg/cm (6V)
- Góc quay: 180°
- Bánh răng: nhựa
- Kích thước: 22.5 * 11.8 * 30 mm
- Chiều dài dây điện: 175mm
- Trọng lượng: 9g
- Nhiệt độ hoạt động: 0°C ~ 55°C
- Dây cam: Xung
- Dây đỏ: Vcc (4.8V ~ 6V)
- Dây đen: GND / 0V
2.7 Module LM2596

2.7.1 Giới thiệu

Mạch Giảm Áp LM2596 là module giảm áp có khả năng điều chỉnh được dòng
ra đến 3A. Tức là khi cấp nguồn 9v vào module, sau khi giảm áp ta có thể lấp được
nguồn 3A < 9v... như 5V hay 3.3V

Hình 2.12: module giảm áp


2.7.2 Thông số kỹ thuật

- Modune nguồn không sử dụng cách ly


- Nguồn đầu vào từ 4v-35v
- Nguồn đầu ra 1v-30v
- Dòng ra Max 3A
- Khích thước mạch 53mm x 26mm
ĐỒ ÁN TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN GVHG: ĐỖ HOÀNG NGÂN MI

- Đầu vào INPUT +,OUPUT-


- Đầu ra OUPUT+, OUPUT UT-
 Module nguồn không sử dụng cách ly
 Nguồn đầu vào từ 4V - 35V.
 Nguồn đầu ra: 1V - 30V.
 Dòng ra Max: 3A
 Kích thước mạch: 53mm x 26mm
 Đầu vào: INPUT +, INPUT-
 Đầu ra: OUTP UT+, OUTP U
2.7.3 Nguyên lý hoạt động

Hình 2.13: Hướng đi của dòng điện trong LM2596


Khi cấp nguồn thô vào chân INPUT+, INPUT- ta sẽ nhận được nguồn ra từ
chân OUTP UT+, OUTP UT-
Điện áp đầu ra được tùy chỉnh bằng cách vặn biến trở trên module... Biến trở
trên module này hỗ trợ vặn 14 vòng.

Dựa trên nguyên lý trên, Module LM2596 được áp dụng vào mô hình nhằm
tùy chỉnh tốc độ băng tải hoạt động thông qua động cơ DC:
2.7 Động cơ motor LK0195 

2.7.1. Khái niệm

- Động cơ một chiều DC (DC là từ viết tắt của “Direct Current Motors”)
được điều khiển bằng dòng có hướng xác định hay nói cách khác thì
đây là loại động cơ chạy bằng nguồn điện áp DC – điện áp 1 chiều.
- Động cơ một chiều (DC) là động cơ biến năng lượng từ dòng điện một
chiều và thành cơ năng.
ĐỒ ÁN TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN GVHG: ĐỖ HOÀNG NGÂN MI

2.8.2. Cấu tạo và phân loại động cơ điện một chiều

Cấu tạo của động cơ điện 1 chiều thường gồm những bộ phận chính như sau:
- Stator: là 1 hay nhiều cặp nam châm vĩnh cửu hoặc nam châm điện
- Rotor: phần lõi được quấn các cuộn dây để tạo thành nam châm điện
- Chổi than (brushes): giữ nhiệm vụ tiếp xúc và tiếp điện cho cổ góp
- Cổ góp (commutator): làm nhiệm vụ tiếp xúc và chia nhỏ nguồn điện
cho các cuộn dây trên rotor. Số lượng các điểm tiếp xúc sẽ tương ứng
với số cuộn dây trên rotor.
ĐỒ ÁN TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN GVHG: ĐỖ HOÀNG NGÂN MI

Động cơ 1 chiều là thiết bị đơn giản, ra đời đầu tiên mang lại động năng hoạt động cho
các thiết bị kỹ thuật. Cấu tạo động cơ 1 chiều đơn giản với các bộ phận sau:

- Stato- Phần đứng yên với 1 hoặc nhiều cặp nam châm vĩnh cửu/ Nam châm điện.
- Rotor - Phần lõi chuyển động quay được làm từ các cuộn dây, quấn tạo thành nam
châm điện.
- Chổi than (brushes) - Phần tiếp xúc và tiếp điện cho cổ góp.
- Cổ góp (commutator) - Bộ phận làm nhiệm vụ tiếp xúc và chia nhỏ nguồn điện
cho các cuộn dây trên rotor. Mỗi 1 điểm tiếp xúc sẽ tương ứng với 1 cuộn dây trên
rotor.  

Một bộ phần khác cũng khá quang trọng là bộ phận chỉnh lưu, nhiệm vụ chính của nó là
biến đổi dòng điện trong khi Rotor quay liên tục.
ĐỒ ÁN TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN GVHG: ĐỖ HOÀNG NGÂN MI

2.8.3. Nguyên lý

- Stato của động cơ DC sẽ là 1 hoặc nhiều cặp nam châm đứng yên, trong khi rotor
là cuộn dây được nối với nguồn điện 1 chiều. Rotor khi được cấp điện sẽ tạo ra từ
tường tương tác với từ trường của nam châm vĩnh cửu (stato), đồng thời tạo ra
momen quay. 
- Lúc này, hướng chuyển động của rotor sẽ được xác định bằng quy tắc bàn tay trái.
Tại đó, quy tắc bàn tay trái: Ngón tay cái, ngón trỏ và ngón giữa sẽ biểu hiện trục
quay của các đại lượng vật lý, lần lượt là: lực tác dụng bởi vật dẫn dòng điện,
chiều dòng điện.
- Khi dòng điện chạy trong rotor, phần ứng đặt trên rotor và cổ góp đứng yên sẽ
chuyển dòng điện từ cuộn dây này sang cuộn dây kia. Động cơ DC sẽ hoạt động
với tốc độ cố định khi dòng điện cố định, đồng thời không có hiện tượng trượt.
2.8.4. Ứng dụng

- Dùng trong cần cẩu


- Ở các dây chuyền, băng tải
- Công cụ máy móc cầm tay
- Đồ chơi trẻ em
- Bộ khởi động động cơ trên ô tô…
2.9 Mạch nguồn

Sử dụng nguồn 24V điều khiển phần động lực và 5V cho phần điều khiển.
Việc sử dụng 2 nguồn riêng biệt để giúp hệ thống hoạt động ổn định hơn.

- Nguồn động lực

Nguồn động lực 24V được chuyển từ nguồn AC sang.

Hình 2.1 Mạch chuyển đổi điện áp


ĐỒ ÁN TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN GVHG: ĐỖ HOÀNG NGÂN MI

IC LM317 là mạch tích hợp nguyên khối được sử dụng để điều chỉnh điện áp. Dòng
điện đầu ra lên đến 1,5A và phạm vi điện áp đầu ra có thể điều chỉnh trên phạm vi 1,2
đến 37 V nên IC LM 317 là một linh kiện chuyển đổi khá là tiện dụng.

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG

3.1 Giới thiệu:

Hình 3.1. Mô hình hệ thống

Đồ án “Mô hình phân loại và đếm sản phẩm theo chiều cao sử dụng Arduino”
bằng việc thiết kế mô hình phân loại sản phẩm và lập trình Arduino ý tưởng áp dụng
Arduino tron1g công nghiệp sản xuất càng sáng tỏ, khả thi hơn.
Khi sản phẩm trên băng tải đi qua cảm biến (E18-D80NK) được thiết kế với
động cơ Servo để phân loại sản phẩm kết hợp với màn hình LCD để hiển thị số
lượng sản phẩm, giúp chúng ta một phần nào hiểu được dây chuyền phân loại sản
phẩm trong thực tế.

3.2 Các phần mềm thiết kế:

3.2.1 Arduino:

Arduino là môi trường phát triển tích hợp mã nguồn mở, cho phép người dùng
ĐỒ ÁN TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN GVHG: ĐỖ HOÀNG NGÂN MI

dễ dàng viết code và tải nó lên board mạch, được viết bằng Java dựa trên ngôn ngữ
lập trình và phần mềm mã nguồn mở khác.
ĐỒ ÁN TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN GVHG: ĐỖ HOÀNG NGÂN MI

Hình 3.2. Phần mềm Arduino

Kể từ tháng 3 năm 2015, Arduino IDE (Intergrated Devalopment Editor – môi


trường phát triển thích hợp) đã được phổ biến tại rất nhiều nơi với giao diện trực
quan.

Ngôn ngữ phổ quát cho Arduino là C và C++. Do đó phần mềm phù hợp với
những người dùng quen thuộc các ngôn ngữ này.

Phần mềm gồm những mảng thư viện phong phú như: EEPROM, Firmata,
GSM, Servo, TFT, Wifi,… Và các mảng thư viện ngày càng đa dạng nhờ sự đóng
góp của cộng đồng Arduino trên toàn thế giới.

3.2.2 Proteus 8 Professional

Hình 3.3. Proteus Labcenter Electronics

Proteus là phần mềm mô phỏng mạch điện tử của Labcenter Electronics, mô


ĐỒ ÁN TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN GVHG: ĐỖ HOÀNG NGÂN MI

phỏng cho hầu hết các linh kiện điện tử thông dụng, đặc biệt hỗ trợ cho cả các
MCU như PIC, 8051, AVR, …
Phần mềm bao gồm 2 mảng chính là ISIS cho phép mô phỏng mạch điện tử và
ARES dùng để vẽ mạch in.

Hình 3.4. Proteus Labcenter Electronic

3.3 Sơ đồ khối
ĐỒ ÁN TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN GVHG: ĐỖ HOÀNG NGÂN MI

3.3 Lưu đồ thuật toán


ĐỒ ÁN TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN GVHG: ĐỖ HOÀNG NGÂN MI

3.6 Xây dựng và khởi chạy chương trình mô phỏng Matlab

 
ĐỒ ÁN TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN GVHG: ĐỖ HOÀNG NGÂN MI

3.7 Xây dựng và khởi chạy chương trình mô phỏng Protues

CHƯƠNG 4: TỔNG KẾT

4.1 Kết quả đạt được

Sau một thời gian nghiên cứu và tìm hiểu đề tài này đến nay, ‘’mô hình đếm và
phân loại vật gỗ theo chiều cao dùng trong điêu khắc sử dụng arduino r3’’ đã được
thiết kế, chế tạo thành công.

4.2 Khó khăn và nhược điểm.

- Khó khăn trong việc suy nghĩ và thiết kế đề tài


- Chưa có giao diện giám sát trên máy tính.

- Độ ổn định chưa tối ưu.


ĐỒ ÁN TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN GVHG: ĐỖ HOÀNG NGÂN MI

4.3 Hướng khắc phục và phát triển.

- Áp dụng cho các dây chuyền sản xuất nhỏ.

- Thay đổi cảm biến để tạo ra dây chuyền phân loại dựa trên các tiêu chí khác
nhau của sản phẩm.

- Khắc phục được nhược điểm để đề tài hoàn thiện hơn.


Do thời gian và kiến thức còn hạn hẹp nên không thể tránh khỏi những thiếu sót
trong quá trình thực hiện đề tài. Rất mong nhận được những góp ý, những đánh giá
quý báu của quý thầy cô và các bạn.

IV.CÁC PHẦN CẦN PHẢI LÀM VÀ NỘP


- Quyên báo cáo đúng theo qui định. 
- Bản vẽ A2. 
- File video quay đề tài (5-10 phút) và file Powerpoint (15-25 slides). 
- Mô hình chế tạo. 
  Đà Nẵng, ngày  tháng  năm 2022
    

                              
Nhóm 6 Giáo viên hướng dẫn 

Đỗ Hoàng Ngân Mi 


Nguyễn Tiến Bằng
Đỗ Thành Thiên Ân
Trần Văn Tư
Nguyễn Thanh Quang
Lương Toàn Thịnh

You might also like