You are on page 1of 47

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

KHOA CƠ KHÍ

2020 – 2021

----------------------------

ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH

THIẾT KẾ THÁP GIẢI NHIỆT

GVHD: TS. Hà Anh Tùng

SVTH: Nguyễn Hữu Vĩnh Quân

MSSV: 1712822

TPHCM, ngày 3 tháng 01 năm 2020



ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

KHOA CƠ KHÍ

BỘ MÔN CÔNG NGHỆ NHIỆT LẠNH

ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH

THIẾT KẾ THÁP GIẢI NHIỆT

GHVD: TS. Hà Anh Tùng

SVTH: Nguyễn Hữu Vĩnh Quân

MSSV: 1712822

TPHCM, ngày 3 tháng 01 năm 2020

2
LỜI CẢM ƠN
Bước vào năm cuối chương trình học tại trường của bộ môn Công Nghệ Nhiệt Lạnh, Khoa
Cơ Khí thực hiện đồ án chuyên ngành. Đây là môn học giúp sinh viên có cơ hội được tiếp xúc với
các thiết bị trao đổi nhiệt, tạo môi trường nghiên cứu, thiết kế, tự do tìm hiểu và phát triển bản
thân.

Em xin chân thành cảm ơn Qúy thầy cô Bộ môn Công Nghệ Nhiệt Lạnh đã tận tình
truyền đạt những kiến thức bổ ích cho chúng em. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn thầy Hà
Anh Tùng – Giáo viên hướng dẫn đã nhiệt tình hướng dẫn, theo dõi và giúp đỡ em trong suốt quá
trình thực hiện đồ án.

Cuối cùng, sau khoảng thời nghiên cứu, tính toán và thiết kế, đồ án chuyên ngành của em
đã được hoàn thiện. Tuy nhiên trong quá trình làm và báo cáo bản thân em không tránh khỏi
những sai sót. Rất mong được Qúy thầy/cô trong Hội đồng góp ý giúp em hoàn hiện hơn bài báo
cáo của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!

3
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................................3

DANH SÁCH HÌNH ẢNH.............................................................................................................6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THÁP GIẢI NHIỆT.............................................................7

1.1. Tháp giải nhiệt:.......................................................................................................7

1.1.1. Công dụng:....................................................................................................7

1.1.2. Phân loại tháp giải nhiệt...............................................................................8

1.2. Nguyên lý hoạt động của tháp giải nhiệt đối lưu cưỡng bức................................13

1.3. Các bộ phần cơ bản của tháp giải nhiệt đối lưu cưỡng bức dạng tròn..................14

1.3.1. Khung và thân.............................................................................................15

1.3.2. Lớp Fill.......................................................................................................15

1.3.3. Tấm chắn nước...........................................................................................16

1.3.4. Bể chứa nước lạnh......................................................................................16

1.3.5. Cửa không khí vào......................................................................................17

1.3.6. Vòi phun.....................................................................................................17

1.3.7. Quạt.............................................................................................................17

1.3.8. Cửa gió vào:................................................................................................18

1.4. Vật liệu tháp giải nhiệt..........................................................................................18

CHƯƠNG 2: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ THÁP GIẢI NHIỆT ĐỐI LƯU CƠ HỌC DẠNG
TRÒN.............................................................................................................................................20

2.1. Tính toán thiết kế tháp.............................................................................................20

2.1.1 Thông số ban đầu:..........................................................................................20

2.1.2 Tính toán nhiệt tháp giải nhiệt.......................................................................20

4
2.1.3 Tính toán khí động tháp giải nhiệt:................................................................27

2.1.4 Xác định kích thước cơ bản của tháp giải nhiệt:............................................28

2.1.5 Tính toán thiết kế hệ thống phân phối nước...................................................29

2.1.6 Tính toán vận hành hệ thống nước giải nhiệt.................................................32

2.2. So sánh tháp giải nhiệt đã thiết kế với mẫu tháp giải nhiệt T-280 của hãng CTS
(Cooling Tower System)................................................................................................33

2.3. Nhận xét và kết luận.............................................................................................34

CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH HÓA 3D THÁP GIẢI NHIỆT VÀ MÔ PHỎNG CHUYỂN ĐỘNG


QUAY CHO QUẠT VÀ HỆ THỐNG ỐNG PHUN..................................................................35

3.1. Đặt vấn đề.............................................................................................................35

3.2. Quy trình thực hiện...............................................................................................35

3.2.1. Dựng chi tiết...............................................................................................35

3.2.2. Lắp ghép chi tiết.........................................................................................39

3.2.3. Mô phỏng chuyển động..............................................................................41

3.2.4. Xuất ảnh và video mô phỏng......................................................................43

3.3. Kết luận và nhận xét.............................................................................................45

TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................46

5
DANH SÁCH HÌNH ẢNH

Hình 1.1 Tháp giải nhiệt đối lưu tự nhiên dòng ngang.........................................................9

Hình 1.2 Tháp giải nhiệt đối lưu dòng ngược....................................................................10

Hình 1.3 Tháp giải nhiệt đối lưu cưỡng bức......................................................................12

Hình 1.4 Tháp giải nhiệt đối lưu ngược dòng....................................................................12

Hình 1.5 Tháp giải nhiệt đối lưu dòng ngang.....................................................................13

Hình 1.6 Các bộ phận của tháp giải nhiệt đối lưu cưỡng bức dạng tròn............................14

Hình 1.7 Tháp giải nhiệt theo thiết kế................................................................................15

Hình 1.8 Tấm chắn nước và bể chứa nước lạnh.................................................................16

Hình 1.9 Vòi phun, cửa khí vào, quạt và hệ thống ống phun – giá đỡ...............................18

Hình 2.1 Chênh lệch nhiệt độ 1 và chênh lệch nhiệt độ 2 của tháp giải nhiệt....................21

Hình 2.2 Catalogue Chiller lựa chọn..................................................................................23

Hình 2.3 Ống phun nước xoay...........................................................................................29

Hình 2.4 Sơ đồ tuần hoàn nước trong hệ thống..................................................................32

6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THÁP GIẢI NHIỆT

1.1. Tháp giải nhiệt:

Nước làm mát được sử dụng cho ví dụ như thiết bị điều hoà không khí, các quá
trình sản xuất hoặc phát điện... Tháp giải nhiệt là một thiết bị được sử dụng để giảm nhiệt
độ của dòng nước bằng cách trích nhiệt từ nước và thải ra khí quyển. Tháp giải nhiệt tận
dụng sự bay hơi nhờ đó nước được bay hơi vào không khí và thải ra khí quyển.

Kết quả là, phần nước còn lại được làm mát đáng kể. Tháp giải nhiệt có thể làm
giảm nhiệt độ của nước thấp hơn so với các thiết bị chỉ sử dụng không khí để loại bỏ
nhiệt, như là bộ tản nhiệt của ô tô, và do đó sử dụng tháp giải nhiệt mang lại hiệu quả cao
hơn về mặt năng lượng và chi phí.

1.1.1. Công dụng:

Công dụng thể hiện rõ nhất ở khả năng giảm nhiệt sâu trong một không gian diện
tích rộng lớn. Với động cơ khỏe, vận hành êm ái, ổn định, tháp hạ nhiệt nhanh chóng đưa
nhiệt độ về mức lý tưởng và giữ mức nhiệt đó ổn định trong suốt thời gian dài.

Nâng cao hiệu quả làm việc và tăng doanh thu cho doanh nghiệp: Các thiết bị máy
móc trong nhà xưởng làm việc quá tải, sinh ra nguồn nhiệt lớn đặc biệt vào mùa hè. Điều
này khiến cho dầu, nhớt bôi trơn các chi tiết nhanh hết, các bộ phận bị ma sát nhiều hơn
khiến động cơ nóng… Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên sẽ ảnh hưởng lớn đến
hiệu suất làm việc. Vậy nên, các doanh nghiệp nên lựa chọn lắp đặt thiết bị hữu ích này để
làm mát hệ thống máy móc trong nhà xưởng giúp cho quá trình làm việc ổn định, bền bỉ
giúp tăng lợi nhuận.

Kéo dài tuổi thọ máy móc và tiết kiệm chi phí bảo dưỡng: Với nhiều ưu điểm nổi
bật, tháp giải nhiệt giúp làm mát máy móc trong nhà xưởng giúp nâng cao hiệu quả sản
xuất cũng như tuổi thọ của máy. Bên cạnh đó cũng giúp hạn chế được chi phí hỏng hóc,
sự cố ngoài ý muốn nên tiết kiệm được tối đa chi phí sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị.

7
1.1.2. Phân loại tháp giải nhiệt

Có rất nhiều cách phân loại như dựa theo hình dáng thiết kế, theo cơ chế tuần hoàn,
theo nguyên lý hoạt động... Sau đây là 3 cách phân loại phổ biến nhất.

Phân loại tháp giải nhiệt theo hình dáng thiết kế. Dựa theo hình dáng thiết kế, sản
phẩm được chia thành 2 loại, bao gồm:
- Tháp tản nhiệt vuông: Thiết kế theo cấu trúc hình khối nên khá đơn giản, thuận
tiện khi lắp đặt. Sản phẩm có thể liên kết để tạo thành một tổ hợp cho hiệu suất làm
mát cao. Được sử dụng chủ yếu trong các ngành thực phẩm, điện tử… Một số
thương hiệu mà bạn có thể lựa chọn như: Tashin TSS 300RT*2cell, TSS
350RT*2cell, TSS 400RT * 2cell ...
- Tháp hạ nhiệt tròn: Tháp có độ bền cao, được thiết kế với từ nhiều vật liệu tốt, có
khả năng chống ăn mòn, rỉ sét nên rất thích hợp ở những nơi có điều kiện môi
trường khắc nghiệt. Sử dụng phổ biến trong các ngành công nghiệp đông lạnh, ép
nhựa… Sản phẩm có mức giá phải chăng nên được nhiều người tiêu dùng lựa
chọn. Một vài model phổ biến như Tashin TSC 800 RT, TSC 500 RT, Liang Chi
LBC-200RT, LBC-700RT...

Phân loại theo nguyên lý hoạt động thì tháp được chia làm hai loại là đối lưu
cưỡng bức và đối lưu tự nhiên:
- Tháp giải nhiệt đối lưu tự nhiên: Tháp giải nhiệt đối lưu tự nhiên (tháp giải nhiệt
Hyperbole) sử dụng sự chênh lệch nhiệt độ giữa không khí môi trường xung quanh
và không khí nóng hơn trong tháp. Khi không khí nóng chuyển dịch lên phía trên
trong tháp (do không khí nóng tăng), không khí mát mới đi vào tháp qua bộ phận
khí vào ở đáy tháp. Vỏ tháp chủ yếu làm bằng bê tông, cao khoảng 200 m. Những
tháp giải nhiệt này thường chỉ dùng cho nhu cầu nhiệt lớn vì kết cấu bằng bê tông
lớn đắt tiền.
Có hai loại tháp giải nhiệt đối lưu tự nhiên chính:

- Tháp dòng ngang: không khí được hút dọc theo nước đang rơi và khối đệm đặt
bên ngoài tháp.

8
- Tháp ngược dòng: không khí được hút qua nước đang rơi và khối đệm được đặt
trong tháp, dù thiết kế phụ thuộc vào các điều kiện cụ thể.

Hình 1.1 Tháp giải nhiệt đối lưu tự nhiên dòng ngang

9
Hình 1.2 Tháp giải nhiệt đối lưu dòng ngược
Tháp giải nhiệt đối lưu cơ học: Thiết bị sử dụng vòng quạt lớn để hút khí cưỡng
bức trong nước lưu thông để tăng thời gian tiếp xúc giữa nước và không khí; tỷ lệ giải
nhiệt của sản phẩm phụ thuộc và đường kính, tốc độ của quạt cũng như khối đệm trợ lực
của hệ thống.

Các loại tháp đối lưu cơ học với những ưu điểm, nhược điểm được như tóm tắt như sau.

Loại tháp giải nhiệt Ưu điểm Nhược điểm

Tháp giải nhiệt đối lưu Thích hợp với trở lực khí Lưu thông nhờ vận tốc khí
cưỡng bức: cao nhờ quạt thổi ly tâm.
vào cao và vận tốc khí ra
Không khí được hút vào Các quạt tương đối không
tháp nhờ một quạt đặt ở ồn thấp
phần khí vào.
 Lưu thông kém hơn tháp
đối lưu cưỡng bức vì tốc  Quạt và bộ điều khiển của
Tháp giải nhiệt đối lưu
dòng ngang: độ khí ra cao hơn khí vào động cơ cần chốngđược các
từ 3- 4 lần.
• Nước đi vào ở trên và đi điều kiện của thời tiết, độ
 Vì đáy của lớp xối tưới
ẩm và ăn mòn vì chúng đặt
10
qua các khối đệm được kết nối với bể chứa trong đường khí ẩm ra
lước lạnh. Nên ít có tiếng
• Không khí đi vào từ một nước rơi, tiếng ồn chủ yếu
phía (tháp một dòng) hoặc đến từ động cơ và quạt.
 Một chút khó khăn khi
từ các phía đối diện nhau
lắp đặt
(tháp hai dòng)

• Một quạt hút lấy khí vào


qua khối đệm đi lên lối ra ở
phía trên cùng của tháp

Tháp giải nhiệt đối lưu • Do chiều cao từ đáy của


 Dễ lắp đăt
ngược dòng dạng tròn:  Vở tháp và chân tháp lớp xối tưới đến bể chứa
bền bỉ
• Nước nóng đi vào phần  Ít hao hụt áp suất nước lạnh. Tiếng nước rơi
 Kích thước đa dạng to, cộng với tiếng ồn do
trên  Trọng lượng nhẹ
 Lưu thông không khí động cơ và quạt tạo ra
• Không khí đi vào phần (như tháp giải nhiệt đối
đáy và ra ở phần trên lưu dòng ngang) • Quạt và bộ điều khiển của
động cơ cần chống được
• Sử dụng quạt hút và quạt
các điều kiện của thời tiết,
đẩy
độ ẩm và ăn mòn vì chúng
đặt trong đường khí ẩm ra
• Lưu thông không khí
Tháp giải nhiệt đối lưu • Độ ồn giống như tháp
(như tháp giải nhiệt đối
ngược dòng dạng vuông: lưu dòng ngang) dạng tròn.
• Hiệu suất làm mát cao
(cách thức hoạt động tương • Trọng lượng lớn
tự tháp dạng tròn) • Tiết kiệm vị trí
• Lắp đặt phức tạp
• Tiết kiệm điện
 Quạt và bộ điều khiển
của động cơ cần chống
được các điều kiện của
thời tiết, độ ẩm và ăn mòn

11
vì chúng đặt trong đường
khí ẩm ra

Hình 1.3 Tháp giải


Hìnhnhiệt
1.3 đối lưu cưỡng bức

Hình 1.4 Tháp giải nhiệt đối lưu ngược dòng

12
1.2. Hình 1.5 Tháp giải nhiệt đối lưu dòng ngang

Nguyên lý hoạt động của tháp giải nhiệt đối lưu cưỡng bức

Nguyên lý hoạt động và quá trình truyền nhiệt xảy ra trong tháp giải nhiệt như sau:
Nước nóng sau khi giải nhiệt cho tác nhân lạnh và ra khỏi bình ngưng sẽ được bơm lên
tháp rồi sẽ phun qua các lỗ nhỏ nhằm tán mịn các hạt nước giúp quá trình tiếp xúc giữa
nước và không khí giải nhiệt được tốt hơn. Các giọt nước này rơi trên các tấm chắn (giàn
tổ ong) và dưới tác dụng của quạt gió sẽ tạo thành các hạt nhỏ hơn rồi chảy thành từng lớp
mỏng trên bề mặt tấm chắn từ trên xuống dưới. Mặt khác không khí từ bên ngoài tháp (là
không khí ẩm chưa bảo hòa φ<100%) nhờ quạt được hút vào từ phía dưới và ra khỏi tháp
ở phía trên. Khi không khí tiếp xúc với nước sẽ thực hiện quá trình trao đổi nhiệt và trao
đổi chất. Nước sẽ tỏa nhiệt cho không khí, giảm nhiệt độ và quay về bình chứa ở dưới.
Sau đó được bơm về bình ngưng. Quá trình truyền nhiệt giữa nước và không khí được
thực hiện bằng hai phương thức:
- Phương thức thứ nhất là truyền nhiệt bằng đối lưu do có độ chênh lệch nhiệt độ t
giữa nhiệt độ nước t n và nhiệt độ không khí t k . Khi giá trị “t” tăng thì truyền nhiệt
đối lưu giữa nước và không khí tăng lên và ngược lại.
- Phương thức thứ hai là truyền nhiệt bằng truyền chất nghĩa là do nước bay hơi vào
không khí. Thực tế trong các tháp giải nhiệt thì sự truyền nhiệt từ nước vào không
khí bằng phương thức bay hơi là chủ yếu.

13
1.3. Các bộ phần cơ bản của tháp giải nhiệt đối lưu cưỡng bức dạng tròn

Hình
Hình 1.6.
1.6 Các
Các bộ
bộ phận
phận của
của tháp
tháp giải
giải nhiệt
nhiệt đối
đối lưu
lưu cưỡng
cưỡng bức
bức dạng
dạng tròn
tròn
Các bộ phận chính của một tháp giải nhiệt bao gồm một khung và thân tháp, khối
đệm, bể nước lạnh, tấm chắn nước, bộ phận khí vào, cửa không khí vào, vòi và quạt.
Những bộ phận này được miêu tả dưới đây.

14
1.3.1. Khung và thân

Thân tháp

Hình 1.7 Tháp giải nhiệt theo thiết kế


Phần lớn các tháp có khung kết cấu giúp hỗ trợ cho phần thân bao bên ngoài (thân
tháp), động cơ, quạt và các bộ phận khác. Ở các thiết kế nhỏ hơn, như các thiết bị làm
bằng sợi thuỷ tinh, thân tháp có thể là khung luôn.

1.3.2. Lớp Fill

Hầu hết các tháp đều có lớp Fill (làm bằng nhựa) để hỗ trợ trao đổi nhiệt nhờ tối đa hoá
tiếp xúc giữa nước và không khí. Có hai loại khối đệm:

15
- Khối đệm dạng phun: Nước rơi trên các thanh chắn nằm ngang và liên tiếp bắn toé
thành những giọt nhở hơn, đồng thời làm ướt bề mặt khối đệm. Khối đệm dạng phun
bằng nhựa giúp tăng trao đổi nhiệt tốt hơn so với khối đệm bằng gỗ.
- Khối đệm màng: bao gồm các tấm màng nhựa mỏng đặt sát nhau, nước sẽ rơi trên đó,
tạo ra một lớp màng mỏng tiếp xúc với không khí. Bề mặt này có thể phẳng, nhăn, rỗ
tổ ong hoặc các loại khác. Loại màng của khối đệm này hiệu quả hơn và tạo ra mức
trao đổi nhiệt tương tự với lưu lượng nhỏ hơn so với khối đệm dạng phun.
1.3.3. Tấm chắn nước

Thiết bị này thu những giọt nước kẹt trong dòng không khí, nếu không lượng nước hao
hụt do bị gió cuốn đi sẽ khá lớn.

1.3.4. Bể chứa nước lạnh

Bể chứa Tấm chắn

nước lạnh nước

Hình 1.8 Tấm chắn nước và bể chứa nước lạnh

16
Bể nước lạnh được đặt gần hoặc ngay tại đáy tháp, bể nhận nước mát chảy xuống
qua khối đệm trong tháp. Bể thường có một bộ phận thu nước hoặc một điểm trũng để nối
xả nước lạnh. Với rất nhiều thiết kế tháp, bể nước lạnh được đặt ngay dưới khối đệm. Tuy
nhiên, ở các thiết kế đối lưu ngược dòng, nước ở đáy khối đệm được nối với một vành đai
đóng vai trò như bể nước lạnh. Quạt hút được lắp dưới khối đệm để hút khí từ dưới lên.
Với thiết kế này, tháp được lắp thêm chân, giúp dễ lắp quạt và động cơ.

1.3.5. Cửa không khí vào

Thông thường, các tháp dòng ngang có cửa lấy khí vào. Mục đích của các cửa này
là cân bằng lưu lượng khí vào khối đệm và giữ lại nước trong tháp. Rất nhiều thiết kế tháp
ngược dòng không cần cửa lấy khí.

1.3.6. Vòi phun

Vòi phun nước để phân phối nước vào tấm Fill. Phân phối nước đồng đều ở phần
trên của tấm fill là cần thiết để đạt được độ ướt thích hợp của bề mặt fill. Vòi có thể được
cố định hoặc phun theo hình vuông hoặc tròn, hoặc vòi có thể là một bộ phận của dây
chuyền quay như thường gặp ở một số tháp giảin nhiệt đối lưu ngang.

1.3.7. Quạt

Cả quạt hướng trục (quạt đẩy) và quạt ly tâm đều được sử dụng trong tháp. Thông
thường quạt đẩy được sử dụng trong thông gió và cả quạt ly tâm và quạt đẩy đều được sử
dụng để thông gió cưỡng bức trong tháp. Tùy theo kích thước, có thể sử dụng quạt đẩy cố
định hay độ nghiêng cánh biến đổi. Quạt với cánh nghiêng điều chỉnh không tự động
được sử dụng trong dải kW rộng vì quạt có thể được điều chỉnh để luân chuyển lưu lượng
khí mong muốn ở mức tiêu thụ năng lượng thấp nhất. Cánh nghiêng biến đổi tự động có
thể thay đổi lưu lượng khí theo điều kiện tải thay đổi.

17
1.3.8. Cửa gió vào:

Ống phun

Cửa gió vào

Hệ thống
giá đỡ

Hình 1.9 Vòi phun, cửa khí vào,


Hình
quạt
1.9và hệ thống ống phun – giá đỡ
Cửa gió vào ngăn không cho các vật thể có kích thước lớn lọt vào bồn chứa nước
lạnh gây tắc ống nước ví dụ như túi nylon, lá cây hay động vật lớn v.v...
1.4. Vật liệu tháp giải nhiệt

Ban đầu, tháp giải nhiệt được làm bằng gỗ, bao gồm khung, thân tháp, cửa không
khí vào, khối đệm và bể nước lạnh. Đôi khi bể nước lạnh được xây bằng bê tông. Ngày
nay, các nhà sản xuất sử dụng rất nhiều vật liệu khác nhau để xây tháp giải nhiệt. Các vật
liệu được lựa chọn để tăng khả năng chống ăn mòn, giảm bảo trì và tăng độ tin cậy cũng
như tuổi thọ sử dụng. Thép mạ kẽm, các loại thép không rỉ, bông thuỷ tinh và bê tông là

18
những vật liệu được sử dụng rộng rãi trong xây dựng tháp giải nhiệt cùng với nhôm và
nhựa được dùng để tạo ra một số bộ phận.

Khung và thân tháp - hiện nay vẫn còn có tháp bằng gỗ, tuy nhiên hầu hết các bộ
phận của tháp được làm từ những vật liệu khác, như thân bao quanh khung gỗ là làm bằng
sợi thuỷ tinh, các cửa lấy khí vào làm bằng sợi thuỷ tinh, khối đệm bằng nhựa và bể nước
lạnh bằng thép. Rất nhiều tháp (thân và bể) được làm bằng thép mạ kẽm hoặc, với những
nơi bị ăn mòn không khí, tháp và/hoặc thân tháp được làm bằng thép không rỉ. Đôi khi,
những tháp lớn hơn được làm bằng bê tông. Sợi thuỷ tinh cũng được sử dụng rộng rãi để
làm thân tháp và bể nước, vì chúng giúp kép dài tuổi thọ của tháp làm mát và giúp chống
lại các hoá chất có hại.

Khối đệm. Các khối đệm được làm chủ yếu từ nhựa, bao gồm PVC,
polypropylene, và các hợp chất polyme khác. Khi điều kiện nước cần sử dụng khối đệm
dạng phun, khối đệm bằng gỗ đã qua xử lý vẫn được sử dụng ở các tháp giải nhiệt bằng
gỗ và những khối đệm bằng nhựa cũng được sử dụng rộng rãi. Vì có hiệu suất truyền
nhiệt cao hơn nhiều, khối đệm màng được lựa chọn cho các ứng dụng khi nước lưu thông
không bị chứa các tạp chất có thể làm tắc nghẽn phần lưu thông của khối đệm.

Vòi phun. Vòi được làm chủ yếu bằng nhựa. Rất nhiều vòi được làm từ PVC,
ABS, polypropylene, và nylon-thuỷ tinh, Quạt - nhôm, sợi thuỷ tinh và thép mạ kẽm
nhúng nóng là những vật liệu chính của quạt. Quạt ly tâm thường được làm thép mạ kẽm.
Quạt đẩy được làm từ thép mạ kẽm, nhôm, sợi thuỷ tinh được gia cố bằng nhựa.

19
CHƯƠNG 2: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ THÁP GIẢI NHIỆT ĐỐI LƯU CƠ
HỌC DẠNG TRÒN
2.1. Tính toán thiết kế tháp

2.1.1 Thông số ban đầu:


 Theo đề bài, năng suất lạnh của bình bay hơi là Q0=900 kW .
 Tháp đặt tại thành phố Bình Dương, vì vậy, tham khảo bảng 1.9 trang 20 tài liệu
[3].
Bảng 2.1:

STT Thông số Ký hiệu Giá trị Đơn vị

1 Nhiệt độ ngoài trời tN 34,6 ℃

2 Nhiệt độ nhiệt kế ướt t ưN 30,4 ℃

3 Nhiệt độ đọng sương t đsN 29,28 ℃

4 Độ ẩm ngoài trời φN 74% -

5 Độ chứa hơi dN 26,06 g/kg KKK

6 Enthalpy IN 101,62 kJ /kgK

2.1.2 Tính toán nhiệt tháp giải nhiệt


Nhiệt độ nước vào và ra khỏi tháp giải nhiệt.
Đối với bình ngưng giải nhiệt nước và hệ thống sử dụng nước tuần hoàn qua tháp
giải nhiệt có thể lấy nhiệt độ ngưng tụ như sau1:
- Nhiệt độ nước ra khỏi tháp giải nhiệt (t w 2) cao hơn nhiệt độ nhiệt kế ướt từ
3 ℃−4 ℃ và bằng nhiệt độ vào bình ngưng.
- Nhiệt độ nước ra khỏi bình ngưng cao hơn nhiệt độ vào bình ngưng khoảng
5 ℃ và bằng nhiệt độ nước vào tháp giải nhiệt (t w 1 ¿

Do đó ta chọn:

t w 2=t ưN + ( 3 ÷ 4 )=30 , 4 +4=34 , 4 ℃t w 1=t w2 +5=34 , 4 +5=39 , 4 ℃

1
Tài liệu [3] trang 22

20
Hình 101 Chênh lệch nhiệt độ 1 và chênh lệch nhiệt độ 2 của tháp giải nhiệt
- Chênh lệch nhiệt độ 1 (range), là sự chênh lệch giữa nhiệt độ đầu vào và đầu ra
của nước ở tháp giải nhiệt. Giá trị chênh lệch nhiệt độ 1 càng cao có nghĩa là
tháp giải nhiệt có thể giảm nhiệt độ của nước một cách hiệu quả và đat hiệu
suất tốt, nhưng giới hạn cho phép ∆ t 1=5 ℃
- Chênh lệch nhiệt độ 2 (approach), là chênh lệch nhiệt độ giữa nước lạnh đầu ra
của tháp và nhiệt độ nhiệt kế ướt. Giá trị này càng thấp thì tháp hoạt động càng
hiệu quả. ∆ t 2=4 ℃. Để giải thích cho điều này, khi phun nước từ phía trên tháp
xuống, ra xem lớp không khí mỏng bao quang hạt nước tán sương có trạng thái
t kk =t ưN , φ=100 %. Như vậy, nước sau khi được phun trong thác giải nhiệt với
không khí là quá trình hòa trộn giữa không khí môi trường và lớp không khí
mỏng bao quanh hạt nước. Vì vậy, nhiệt độ tối đa mà nước có thể đạt được ở
tình huống lý tưởng đó chính là xấp xỉ t ưN . Đây là lý do tại sao nhiệt độ
approach càng thấp càng tốt.
-
Xác định nhiệt độ ngưng tụ t k
- Chọn độ chênh lệch nhiệt giữa nước giải nhiệt ra khỏi bình t w 1 và nhiệt độ
ngưng tụt k là ∆ t=3 ℃ , vì vậy ta có:
t k =∆t +t w 1=3+39 , 4=42, 4 ℃
Xác định nhiệt độ bay hơi t 0

21
- Nhiệt độ nước làm lạnh ra/vào Chiller lần lượt là t 1=7 ℃ , t 2=12 ℃ , ta chọn
chênh lệch nhiệt độ sôi của môi chất lạnh và nước ra khỏi bình bay hơi
∆ t 1=3 ℃ , do đó:
t 0=4 ℃
Xác định các thông số nhiệt động của môi chất lạnh
- Với nhiệt độ sôi là 4 ℃, ta chọn MCL R134a hiện đang được sử dụng rộng rãi
bởi các nhãn hàng phân phối và sản xuất Chiller nổi tiếng như Carrier, York,
Trane v.v… vì tính chất nhiệt động của nó.
t 0=4 ℃t k =42, 4 ℃
Sử dụng EES ta tra được bảng 2.2
Bảng 2.2 Các thông số nhiệt động của môi chất lạnh
t (℃) p¿ i(kJ /kg) s(kJ /KgK )

(1) 4 3,379 252,77 0,9293


(2) 42,4 10,84 27488 0,9293
(3) 42,4 10,84 111,86 0,4061
(4) 4 3,379 111,86 0,4209

- Suy ra năng suất lạnh đơn vị


q 0=i 1−i 4 =252 ,8−111, 9=140 , 9(kJ /kg)
- Công nén đơn vị
w=i 2−i 1=274 ,88−252 ,77=22 , 12(kJ /kg)
- Năng suất giải nhiệt đơn vị
q k =i 2−i 3=274 ,88−111 ,86 ≈163 (kJ /kg)
- COP
q0 140 , 9
COP= = =6,371
w 22 ,12
- Năng suất giải nhiệt bình ngưng
Q0 900
Qk = × q k= ×163 ≈ 1041 kW (2.1)
q0 140 ,9
 Dựa vào năng suất lạnh theo đề bài, ta tiến hành chọn Chiller để lấy thông số
đầu vào cho tháp giải nhiệt như phụ tải nhiệt, lưu lượng nước và tháp v.v…
- Chọn Chiller hãng Trane có mã số model RTHE095:
 Năng suất lạnh 1 Chiller: 95 RT ≈ 314 kW
 Số lượng: 3
 COP: 4,47
 Môi chất lạnh: R134a

22
 Máy nén trục vis
 Lưu lượng qua bình bay hơi: 54 , 1 m3 /h
 Lưu lượng qua bình ngưng: Gk =66 ,2 m /h ≈ 18 ,39 kg/ s
3

Hình 11.2 Catalogue Chiller lựa chọn


- Từ số liệu trên, ta tính phụ tải nhiệt trên một tháp giải nhiệt ứng với một Chiller
theo catalogue là:
QkCT =Gk × c × ∆ t nc =18 ,38 × 4 , 2 ×5 ≈ 386 , 2 kW
- Theo lý thuyết tính toán, tổng năng suất giải nhiệt là Qk =1041kW , suy ra năng
suất giải nhiệt của một tháp ứng với một Chiller là
Qk
Q=Q kCT −¿= ≈347 kW
3
Từ đó ta chọn năng suất giải nhiệt một tháp theo chuẩn Q=350 kW để tính toán
và có thể so sánh với các hãng khác.
- Vì QkCT >Q kCT −¿ ( 386 , 2kW >350 kW ), với QkCT là năng suất giải nhiệt của Tháp
giải nhiệt khi hoạt động tối đa tải, nên ta sẽ chọn lưu lượng nước làm mát qua
một Tháp giải nhiệt bằng

23
350
Gw= =16 , 67 kg /s
4 , 2× 5
Diện tích mặt nằm ngang của tháp được xác định theo công thức:
Gw
F=
gw

Trong đó giá trị gw có thể chọn trong khoảng 2 , 5÷ 3(kg/m2 s). Chọn gw =2, 8

16 ,67 2
F= ≈6m
2 ,8
Mật độ dòng nhiệt:
Q 350 2
q= = =58 ,33(kW /m )
F 6
Lượng không khí cần thiết qua tháp
Qk
G kk =
∆i
Với:
- ∆ i=i 2−i 1: độ chênh lệch Enthalpy của không khí khi qua tháp.
Gkk
Ở đây, ta chọn tỉ lệ =1, vậy từ phương trình bảo toàn năng lượng qua tháp ta có
Gw
được:

∆ i=c w × ∆ t w

Trong đó:
- c w là nhiệt dung riêng của nước giải nhiệt. Ta lấy giá trị trung bình
c w =4 , 2 kJ /kg . K
- ∆ t w =5 ℃ , là độ chênh nhiệt độ của nước khi qua tháp giải nhiệt.

Ta tính được:

∆ i=21kJ /kg

Từ đó ta đó:

350
Gkk = =16 ,67 kg/ s
21

Enthalpy của không khí ra khỏi tháp (CT (8.13)/333 tài liệu [1]):

24
Q
i 2=i 1+ =101 , 62+21=122 , 62 kJ /kg
Gkk
Nhiệt độ không khí ra khỏi tháp (CT (8.14)/333 tài liệu [1]):
( t w −t 1 )( i 2−i1 )
t 2=t 1+ ''
i1 −i 1
Trong đó:
t w1 +t w 2 34 , 4+39 , 4
- t w= = =36 , 9 ℃ là nhiệt độ trung bình của nước trong tháp
2 2
''
- i 1 =142 , 2 kJ /kg là enthalpy của không khí bão hòa có nhiệt độ bằng nhiệt độ
trung bình của nước trong tháp.
Từ đó tính được:

21
t 2=34 , 6+ (36 ,9−34 , 6 ) × =35 ,79 ℃
142 , 2−101 ,62
Thông số không khí ra khỏi tháp (tra đồ thị I-d)
Bảng 2.2
STT Thông số Giá trị Đơn vị
1 Nhiệt độ không khí (nhiệt kế khô) 35,79 ℃

2 Nhiệt độ nhiệt kế ướt 34,01 ℃

3 Nhiệt độ đọng sương 33,63 ℃

4 Độ ẩm tương đối 88,69 %

5 Độ chứa hơi 0,03375 kg hơi nước /kg KKK

6 Enthalpy 122,62 kJ /kg

Theo nhiệt độ nước t w 1=39 , 4 ℃ ; t w 2=34 , 4 ℃ xác định enthalpy của không khí bão
hòa:

{
''
i w 1=161 ,2 kJ /kg
Ta có:
i'w2
'
=126 ,5 kJ /kg

Độ chênh enthalpy trung bình logarit trong tháp giải nhiệt (Cth 8.15/334 tài liệu
[1]:
(i'w' 1−i2 )−( i''w 2−i1) (161 , 2−122 , 62 )−( 126 , 5−101 , 62 )
∆ i 1= =

( ) ( )
''
i −i 2 161 , 2−122 ,62 ∆ i 1=31 , 23 kJ /kg
ln
w1 ln
'' 126 , 5−101 , 62
i −i 1
w2

25
Hệ số bốc hơi σ (kg /m2 s )đối với bề mặt xối tưới là tổ ong. Chọn loại gợn sóng như
hình 8.9a với các đặc tính kỹ thuật ở bảng 8.2 trang 320-321 tài liệu [1]:

( )
−0,515
H1
σ =0,284 ( ω ρ )0 ,57 g 0L ,29
d td
Trong đó:
- ω ρ ¿) là vận tốc của khối không khí trong bề mặt xối tưới. Chọn ω ρ=3theo bảng
8.2 trang 320 tài liệu [1].
- g L (kg/ms) là mật độ xối tưới trên 1(m) chu vi của tiết diện bị thấm nước
Giá trị g L có thể được xác định:
gw 2 , 8 −3
g L= = =4,375 ×10 (kg /ms)
F v 640
Với:
2 3
 F v =640(m /m ) là diện tích bề mặt xối tưới của 1 m3 tổ ong (diện tích
riêng).
- Chọn H 1=0 , 35 m là chiều cao của tổ ong.
−3
- d td =5 ,35 ×10 đường kính tương đương của tổ ong.

( )
−0,515
0 , 29 0 ,35
→ σ=0,284 × ( 3 ) × ( 4,375 ×10 )
0 ,57 −3 2
× −3
=0,013 (kg /m s )
5 , 35 ×10
Bề mặt xối tưới của tháp giải nhiệt (Cth (8.19) trang 336 tài liệu [1]):
Q 350 2
F x= = =862, 1 m
σ ∆ i 1 0,013× 31 ,23
Thể tích bề mặt xối tưới (Cth 8.20 trang 336 tài liệu [1]):
F x 862 ,1
=1 , 35 ( m )
3
V x= =
Fv 640
Tính lại chiều cao bề mặt xối tưới (Cth 8.21 trang 336 tài liệu [1]):
V x 1 ,35
H= = =0,225 m
F 6
Nằm trong khoảng cho phép (0 , 2 m÷ 0,385 m¿
Chọn H=230(mm)

Tính lại diện tích cho không khí đi qua (Cth (8.22) trang 336 tài liệu [1])
Gkk
f= =F ×V 0
ωρ
Với V 0=0 , 91(m3 /m3 ) là thể tích tự do, tức là hệ số tiết diện cho không khí đi qua (
f /F ¿ và được xác định theo bảng 8.2/320 [1].
Do đó ta có:

26
{ ( )
G kk 16 , 67 kg
ω ρ= = =3 , 05 2
F ×V 0 5 , 46 m s
2
f =5 , 46 m

2.1.3 Tính toán khí động tháp giải nhiệt:

Vận tốc chuyển động của không khí ở các tiết diện khác nhau của tháp đều có quan hệ với
nhau theo phương trình liên tục (Cth 8.23/337 [1]):

Gkk
=f 1 ω 1=f 2 ω 2=f 3 ω 3=f 4 ω 4
ρ

Trong đó:
2
- f 2=F=6 m là tiết diện của tháp (xem bề dày thành của lớp vỏ là rất bé)
2
- f 3=V 0 F=5 , 46 m
- f 1 ( m2 ) chọn trong khoảng ( 0 , 4 ÷0 ,5 ) f 2=( 2 , 4 ÷ 3 ) .Chọn f 1=2 , 9 m2
- Chọn f 4=1 , 6 m2
- ρ=1, 2 kg /m3 , khối lượng riêng của không khí.
Từ đó tính được vận tốc tại các mặt cắt:
 ω 1=4 ,79 m/ s
 ω 2=2 ,31 m/s
 ω 3=2 ,54 m/s
 ω 4=8 ,68 m/ s
Tính toán trở lực khí động trong tháp (Pa) (Cth 8.24/337 [1])
∆ P Σ=∆ p v +∆ pn + ∆ p x +∆ p p + ∆ p c + ∆ p k +∆ Pra
Trong đó:
- Trở lực tại của vào ∆ p v:
2 2
ω1 4 , 79
∆ p v =0 , 55 ρ =0 ,55 ×1 , 2 × =7 , 57 Pa
2 2
- Trở lực tại cửa ngoặc của dòng không khí ∆ p n:
2 2
ω2 2 , 31
∆ p n=0 , 55 ρ =0 ,55 ×1 , 2× =1 ,76 Pa
2 2
- Trở lực của bề mặt xối tưới là tổ ong ∆ p x:
Vì ω ρ=3 ,08 ≤ ( 4 ÷ 4 , 5 ) (kg /m2 s) nên ta có

27
( )
0 ,74
1, 3 0,6 H
∆ p x =13 , 3 ( ω3 ρ ) g L
d td

( )
0 ,47
0 ,6 0 , 23
× ( 4,375 ×10 )
1 ,3 −3
→ ∆ p x =13 ,3 × ( 2, 54 × 1, 2 ) × −3
5 , 35 ×10
→ ∆ p x =12, 75( Pa)
- Trở lực tại tiết diện có vòi phun nước (Pa):
2 2
ω2 2 , 31
∆ P p =ζ p ρ =0,625 ×1 , 2× =2 Pa
2 2
Trong đó ζ p =0,625 là hệ số trở lực cục bộ tại tiết diện có vòi phun, xác định
theo hình 8.19 tài liệu [1] ứng với V 0=0 , 91.
- Trở lực tại cửa chóp giữ nước (Pa):
2 2
ω2 2 ,31
∆ p c =ζ c ρ =0 ,67 × 1, 2 × =2 ,15 Pa
2 2
Trong đó ζ c =0 , 67 là hệ số trở lực cục bộ tại cửa chớp giữ nước, xác định theo
hình 8.19/339 [1] ứng với V 0=0 , 91.
- Trở lực trong đoạn tháp hình côn (Pa):
2 2
ω2 2 , 31
∆ p k =ζ k ρ =0 , 37 ×1 , 2× =1 , 18 Pa
2 2

( ) (
f4
Với ζ k =0 , 5 1− =0 , 5 1−
f2
1,6
6 )
=0 ,37 là hệ số trở lực cục bộ hình côn

- Trở lực tại cửa ra của tháp (Pa):


2 2
ω4 8 , 68
∆ Pra = ρ =1 ,2 × =45 , 21 Pa
2 2
- Từ đó ta có:
∆ p Σ=7 ,57+1 , 76+12 , 75+2+2 ,15+ 1, 18+ 45 ,21=72 ,62 Pa
- Công suất quạt gió:
−3 −3
1 , 2Gkk ∆ p Σ 10 1, 2 ×16 , 67 ×72 , 62× 10
N= = =2 , 01 kW
ρη 1 , 2 ×0 , 6
Với η=0 , 6 là hiệu suất của quạt gió.
2.1.4 Xác định kích thước cơ bản của tháp giải nhiệt:
Đường kính của tháp giải nhiệt:

Đường kính của ống khí:


D 1=
√ √ 4f2
π
6
= 4 × =2 ,76 m
π

Chiều cao cửa hút gió:


D 2=
√ √
4f4
π
= 4×
1 ,6
π
=1, 43 m

h1= ( 0 ,2 ÷ 0 , 3 ) D 1=( 0,552 ÷ 0,828 )

28
Chọn h1=0 ,6 m=600 mm
Chiều cao bề mặt xối tưới:
h2 =H=230 mm
Mặt trên của tấm xối tưới đến mép dưới của ống phun:
Vì phân phối nước của tháp giải nhiệt đang thiết kế là dạng ống quay nên
h3 =( 300 ÷ 400 ) mm ,chọn h3 =300 mm
Chiều cao phần co và góc co α trước ống khí:
h5 =0 , 2 D1=0,552m
α =100 °
Chiều cao ống khí:
h6 > ( 0 ,2 ÷ 0 , 3 ) D b=( 0,2574 ÷ 0,3861 )
Trong đó: chọn Db =0 , 9 D 2=0 , 9 ×1 , 43=1,287 m là đường kính quạt
Chọn h6 =320 mm
2.1.5 Tính toán thiết kế hệ thống phân phối nước

Thiết kế của hệ thống phân phối nước đòi hỏi nước làm mát phải được phân bố đều trên
toàn bộ diện tích phun nước để đạt được hiệu quả làm mát tốt hơn.

Lượng nước làm mát Gw =16 ,67 kg/ s vì vậy việc tính toán thiết kế được thực hiện bằng
cách sử dụng ống xoay. Các bước tính toán thiết kế như sau:
1) Dữ liệu cơ bản:
3
- Lưu lượng nước làm mát G w =16 ,67 kg/ s=0,01667 m /s
- Đường kính phân phối nước xoay (chiều dài): D=2500(mm)
- Số lượng ống phun n=4 gốc
- Đường kính mỗi ống phun D x =50 mm
- DN =120 mm
2) Thiết kế đường ống phân phối nước.

Hình
Hình12.3
2.3 Ống
Ốngphun
phunnước
nướcxoay
xoay
29

Hình 12.3 Ống Hình


phun 13.3
nướcỐng
xoayHình
phun nước
2.3 Ống
xoayphun nước xoay
- Các lỗ được bố trí trên ống nằm ngang, nghiêng 1 góc α =45° so với chiều
ngang, giá trị α ∈(35 ° ÷ 45 °)
- Khoảng cách giữa hai tâm của hai lỗ kề nhau là 150 mm
- Đường kính của mỗi lỗ:
d lỗ =15 mm
- Diện tích của mỗi lỗ là:
2 2
π d lỗ π ( 0,015 )
=1 , 77× 10 ( m ) =1 ,77 c m
−4 2 2
f lỗ = =
4 4
- Tổng diện tích của các lỗ:
−3
F=32 f lỗ =5 , 65 ×10 (m¿¿ 2)¿
- Lưu lượng của mỗi lỗ:
Gw −4 3
q= =5,209× 10 (m /s)
32
- Tốc độ dòng chảy của mỗi lỗ:
q
v= ≈ 2 , 94( m/s)
f lỗ
- Tính toán cột áp nước trong đường ống trước khi phun
2
Q
H= (m H 20 )
( μF )2 2 g
Trong đó:
 F=5 , 65 ×10−3 ( m2 ) là tổng diện tích các lỗ
 μ=0 , 82 hệ số lưu lượng ứng với lỗ tròn (lỗ hình chữ nhật là μ=0 ,75 ¿
Tính toán ta có:
2
0,01667 2
H= =0 ,66 ( m H 2 O )=0,066 kgf /c m
−3 2
( 0 , 82 ×5 , 65 ×10 ) × 2× 9 , 81
- Tính toán lực đẩy ngang từ lỗ của ống phân phối:
P=H f lỗ cos ( α ) =0,066 ×1 , 77 ×cos ( 45 ° )=0,0826 kgf =0 , 81 N
- Momen xoắn M
M =P × ∑ Li
Trong đó:
 ∑ Li là tổng khoảng cách từ tâm các lỗ phun nước đến tâm trục quay
Ta có: ∑ Li =1, 2+1 , 05+0 , 9+0 , 75+0 , 6+ 0 , 45+0 , 3+0 , 15=5 , 4 m
Từ đó ta có:
M =0 , 81 ×5 , 4=4,374(Nm)
- Momen hiệu dụng M '
' M
M= =3,645(Nm)
1,2
- Tốc độ dòng trong ống xoay:

30
Trong đó:
V=

nc M '
3

K f hc
(m/s )

 n c=4 ống phun


 f hc là tổng diện tích hình chiếu của ống
Ta đã chọn đường kính thủy lực của ống là DN =50 mm, theo tiêu chuẩn
ISO, tra bảng ta có được đường kính ngoài của ống là DN =60 mm
Suy ra:
2
f hc =0 , 06 ×4 ×1,250=0 ,3 m
 Hệ số K được xác định bằng công thức
1 , 2× γ
K=
2g
Với:
3
γ (kg /m ) là mật độ không khí trong tháp giải nhiệt được tính bằng công
thức:
( P a−φ P'θ' ) × 104 ''
φ Pθ ×10
4

γ= +
29 , 27 T 47 ,06 T
Trong đó:
Pa=1,013 ¯¿ là áp suất khí quyển.
φ=74 % là độ ẩm không khí vào tháp
T =273+34 ,6=307 , 6 K nhiệt độ không khí vào tháp
Pθ =0,055 ¯¿ là phân áp suất không khí ẩm bão hòa tại nhiệt độ không khí
''

vào tháp t=34 , 6 ℃


Thế vào tính toán ta có được mật độ dòng không khí trong tháp γ
( 1,013−0 ,74 × 0,055 ) ×10 4 0 , 74 × 0,055× 104
γ= + =1,108(kg /m3 )
29 ,27 × 307 , 6 47 , 06 ×307 ,6
Từ đó ta có hệ số K:
1 , 2× 1,108
K= =0,068
2 ×9 , 81
Suy ra tốc độ dòng trong ống xoay:

-
V=
Tốc độ quay của ống phun:

3 4 ×3,645
0,068 ×0 , 3 ×9 , 81
=4 , 18(m/s )

60 V 60 × 4 , 18
n= = ≈ 32 ( RPM )
2 πl 2 π ×1 , 25

31
2.1.6 Tính toán vận hành hệ thống nước giải nhiệt

Hình
Hình16.4
2.4 Sơ
Sơđồ
đồtuần
tuầnhoàn
hoànnước
nướctrong
tronghệ
hệthống
thống

Hình 14.4 Sơ đồ tuầnHình


hoàn17.4
nướcSơtrong
đồ tuần
hệ hoàn
thốngHình
nước trong
2.4 Sơhệ
đồthống
tuần hoàn nước trong hệ
thống

Khi vận hành hệ thống làm lạnh nước giải nhiệt một vấn đề quan trọng là phải đảm bảo
bổ sung đầy đủ lượng nước bị mất mát trong quá trình làm việc của hệ thống, đồng thời
phải duy trì chất lượng nước cần thiết để bảo vệ thiết bị không khí đóng cáu và hư hỏng.

Dựa vào phương trình cân bằng chất ta có:

Gw 2=Gw +G xảGw =G w1 +G' +G' 'GBS =G' +G' ' +Gxả

Trong đó:

32
- Gw 2 là lượng nước đi vào bình ngưng
- Gw là lượng nước trước khi vào tháp giải nhiệt
- Gw 1 là lượng nước sau khi được giải nhiệt đi vào bể chứa
- G xả là lượng nước xả ra khỏi hệ thống để duy trì độ sạch theo chuẩn
- GBS là lượng nước bổ sung vào hệ thống bù vào phần mất đi
- G ' là lượng nước tổn thất do bốc hơi
- G ' ' là lượng nước tổn thất do gió mang đi

Ta tính toán các giá trị phía trên:


- Lượng nước tổn thất do bốc hơi
'
G =Gkk ( d 2 −d 1 )=16 , 67 × ( 0,03375−0,0261 ) =0,128 kg /s
- Lượng nước tổn thất do gió mang đi
'' ''
G =g ×Gw =( 0 ,3 ÷ 0 , 5 ) % ×16 ,67=( 0 , 05 ÷ 0,083 )ChọnG' ' =0 , 08 kg /s
- Nhằm đảm bảo độ trong sạch cho nước giải nhiệt, bảo vệ thiết bị khỏi cáu cặn,
làm giảm hiệu suất trao đổi nhiệt, gây hư hỏng các thành phần cơ khí. Ta phải
xả đi một lượng nước nhất định:
G xả=Gw × ( 3 ÷ 4 ) %=16 , 67 × ( 3 ÷ 4 ) %= ( 0 ,5 ÷ 0 , 67 )ChọnG xả =0 , 6 kg/ s
- Lượng nước đi vào bình ngưng:
Gw 2=Gw +G xả=16 ,67+ 0 , 6=17 ,27 kg /s
- Lượng nước sau khi được làm lạnh và đi vào bình chứa
' ''
Gw 1=Gw −G −G =16 ,67−0,128−0 , 08=16 , 46 kg /s
- Lượng nước bổ sung để bù vào phần mất đi
' ''
GBS =G +G +Gxả =0,128+0 ,08+ 0 ,6=0,808 kg /s

2.2. So sánh tháp giải nhiệt đã thiết kế với mẫu tháp giải nhiệt T-280 của hãng
CTS (Cooling Tower System)

Mẫu Thiết kế T-280

Điều kiện thiết kế và vận hành

Loại Tháp giải nhiệt đối lưu Tháp giải nhiệt đối lưu
ngược dạng tròn (Tính ngược dạng tròn
toán) (Catalogue)

Năng suất giải nhiệt Q=350 kW Q=1 200 000 BTU /h=350 kW

Lượng nước làm mát Gw =16 ,67 kg/ s Gw =14 , 89 kg/ s

33
Lưu lượng gió Gkk =16 , 67 kg /s Gkk =10 ,7 kg/ s

Nhiệt độ nước ra t w 2=34 , 4 ℃ t w 2=29 , 44 ℃

Nhiệt độ nước vào t w 1=39 , 4 ℃ t w 1=35 ℃

Công suất quạt N=2, 01 kW N=2 HP=1 , 5 kW

Kích thước

Đường kính tổng thể D1=2 , 76 m D1=2 , 17 m

Chiều cao tháp ∑ h ≈ 2,602 m ∑ h ≈ 2,016 m

Từ bảng trên, ta tính toán sai số của lưu lượng nướcδ g , nhiệt độ nước vào và ra, công suất
quạt, đường kính tổng thể.

δ g ≈ 12 %δ t ≈17 %δ t ≈13 % δ N ≈ 34 %δ D ≈ 27 , 2 %
w2 w1

2.3. Nhận xét và kết luận

Ta dễ dàng thấy được, các thông số thiết kế có phần sai biệt so với catalogue của tháp
cùng loại của nhà sản xuất. Nguyên nhân có thể xuất phát từ các ý kiến chủ quan và khách
quan như sau:
- Các công thức được sử dụng tham khảo từ tài liệu [1] là các công thức từ thời
xưa các công nghệ đã cũ nên các thông số liên quan tới vấn đề nhiệt chưa được
tối ưu
- Thiết bị của nhà sản xuất được cập nhật theo nhu cầu xã hội, ngày càng hiện đại
hơn cả về công nghệ lẫn vật liệu giải nhiệt, chính vì vậy giảm được lưu lượng,
cũng, nước được giải nhiệt tốt hơn. Dẫn tới kích thước đường của tháp giảm
nhỏ gọn hơn, lưu lượng không khí qua tháp cũng giảm theo, công suất quạt
cũng giảm theo tiết kiệm năng lượng hơn.

Chương 3: MÔ HÌNH HÓA 3D THÁP GIẢI NHIỆT VÀ MÔ PHỎNG


CHUYỂN ĐỘNG QUAY CHO QUẠT VÀ HỆ THỐNG ỐNG PHUN
3.1. Đặt vấn đề

Hiện nay, trong công nghiệp cơ khí, hay xây dựng, bên cạnh các bản vẽ CAD 2D, các mô
hình 3D được dựng lên làm cho người xem có cái nhìn trực quan hơn khi người xem

34
không cần phải có kiến thức về các bản vẽ kỹ thuật, dễ dàng kiểm tra các va chạm kết
cấu, đồng thời giúp cho các công việc mô phỏng số cũng trở nên dễ dàng hơn, chính xác
hơn khi cần thiết.

Chính vì thế, trong phạm vi đồ án chuyên ngành này, em sử dụng phần mềm Fusion 360
để vẽ và dựng tháp giải nhiệt từ các thông số tính toán, đồng thời mô phỏng chuyển động
đơn giản của tháp giải nhiệt là quạt gió giải nhiệt và hệ thống ống phun nước.
3.2. Quy trình thực hiện
3.2.1. Dựng chi tiết
a) Thân tháp (Thân trên, thân dưới và cửa gió vào)
Là tháp giải nhiệt dạng tròn, vì vậy, các kết cấu bao gồm, thân trên, thân dưới, cửa
gió vào là các hình đối xứng trục, ta vẽ biên dạng lớp vỏ cấu thành, sau đó dùng
lệnh Revolve để thu được khối 3D như sau:

Hình 3.1 Khối thân tháp giải nhiệt

Hình 3.2 Khối thân tháp giải nhiệt

Về lớp lưới cửa gió vào, ta sử dụng lệnh Extrust – Cut để tạo các ô lưới, sau đó
dùng Pattern để xoay ô lưới đó xung quanh trục tạo thành hình dạng lưới hoàn
chỉnh.

35
b) Quạt và motor
Motor có biên dạng cũng là hình trụ tròn, vì vậy, dựa vào kích thước catalogue, ta
cũng dùng lệnh Revolve để tạo hình motor, sao đó dùng lệnh Extrust để tạo 1 canh
giải nhiệt, và dùng lệnh Pattern để tạo các bản sao của cánh xoay quanh một tâm.

Về cánh quạt, ta cũng chỉ vẽ một cánh và xoay cánh đó xung quanh tâm (lệnh
Pattern) thành 4 cánh cách nhau 90 ° . Lưu ý ở đây, Profile cánh sẽ thu nhỏ theo
đường tâm cánh, vì vậy ta sẽ dùng lệnh Sweep để tạo khối thu nhỏ theo đường tâm.

Bên cạnh quạt và motor, để có thể lắp quạt lên ta sẽ vẽ hai thanh đỡ chữ L, sử dụng
lệnh Extrust để tạo từ biên dạng (Profile) chữ L. Sau khi hoàn thành ba chi tiết
trên, hình dưới chính là kết quả ta có được.

36
Hình 3.3 Cụm Motor và quạt
c) Bộ ống phun nước phản lực
Cấu tạo của bộ chi tiết này giống với cánh phạt, tuy nhiên là ở mỗi ống ta có một
dãy 8 ống phun nằm 1 góc 45 ° , còn nguyên lý dựng hình thì giống như chi tiết
cánh quạt.

Hình 3.4 Bộ phun nước phản lực

Hình 3.5 Bộ phun nước phản lực

37
d) Lớp giải nhiệt (Fill)
Cách vẽ tấm Fill khá dễ dàng, ta sử dụng CAD để tạo profile bao gồm các ô vuông
cách đều nhau như hình 3.4

Hình 3.6 Profile tấm Fill

Hình 3.7 Profile tấm Fill


Sau đó dùng lệnh Extrust lên 230 mm để tạo thành khối trụ như hình 3.5, lưu ý
việc dùng CAD ở đây để tạo sự nhẹ nhàng cho máy yếu, vì nếu độ chi tiết của
profile càng lớn thì việc extrust càng khó khăn, chính vì vậy việc tạo profile phức
tạp sẽ gây nặng máy hay thậm chí là crash phần mềm.
e) Hệ thống giá đỡ Fill, thân trên

38
Hình 3.8 Hệ thống giá đỡ
Hệ thống giá đỡ này bao gồm 4 chân trụ đỡ thân trên, hệ thống các thanh trụ tròn nằm
ngang để cố định đĩa đỡ lớp Fill. Việc tạo các chi tiết này cũng tương tự như các chi tiết
đã nói phía trên. Sử dụng các lệnh cơ bản như Extrust để tạo profile một chi tiết, sau đó
dùng lệnh Pattern để tạo các bản sao xung quanh trục của nó.
f) Lưới chắn nước
Lưới chắn nước có nguyên lý vẽ giống hệt với lớp Fill, nên sẽ không đề cập lại.

39
Hình 3.9. Lưới chắn nước
3.2.2. Lắp ghép chi tiết

Trong Fusion 360 có hỗ trợ tính năng Joint, tại các mối liên kết dựa vào sự đồng tâm (tâm
với tâm, đường với đường), tạo sự liên kết vật lý (ràng buộc bậc tự do DOF) để thực hiện
các chuyển động quay, tịnh tiến, hay cố định đứng yên.

Với các chi tiết ta vừa vẽ, đều có các sự kết nối về đồng tâm với nhau.

40
Hình 3.10 Mối nối giữa bộ khung ống phun phản lực và nước cấp
Ở đây, ta thấy có sự đồng tâm giữa bộ ống phun và ống nước cấp, chính vì vậy ta sử dụng
tính năng Joint để kết nối chúng lại với nhau. Tuân theo nguyên lý đó, ta lắp ghép các chi
tiết bên trên lại sẽ được một khối hoàn chính kết nối với nhau như hình 3.8.

41
Hình 3.11 Tháp giải nhiệt sau khi lắp ghép hoàn chỉnh
3.2.3. Mô phỏng chuyển động

Để có thể tạo chuyển động, yêu cầu cơ bản là phải thay đổi bậc tự do của mối ghép khác 0
( DOF ≠ 0 ¿, vì vậy, tại vị trí ghép của bộ khung quay và quạt, ta chuyển đổi loại mối ghép
từ Rigid về Revolute như hình 3.9

42
Hình 3.12 Ràng buộc quay Revolute
Sau đó ta vào Motion Study để thiết lập tốc độ quay cho ràng buộc.

Trong phần mềm, các chuyển động đều được chia đều ra cho 100 bước, vì vậy khi ta chọn
mối nối quay, phải setup góc quay cho 100 bước đó, ví dụ: nếu ta đặt góc quay là 8000
radian, có nghĩa là tốc độ quay của mối nối là 80 rad/bước (xem hình 3.10).

43
Hình 3.13 Mô phỏng chuyển động của quạt và ống phun
Như vậy tại trường hợp này, ta đặt góc quay của quạt là 80 rad/bước, góc quay của ống
phun là 0,144 rad/bước để tạo đúng cảm quan là quạt quay nhanh hơn ống phun nhiều lần.

3.2.4. Xuất ảnh và video mô phỏng.

Phần mềm Fusion 360 hỗ trợ tính năng render, xuất mô hình dưới dạng ảnh và video.

Tại mục render ta có thể chọn vật liệu, bối cảnh xung quanh, ánh sáng, môi trường để có
cái nhìn tổng quan về thiết bị, vị trí đặt, cũng như vật liệu và màu sắc chế tạo ra nó (Hình
3.11)

44
Hình 3.14 Giao diện Render ảnh của tháp giải nhiệt
Trong mục Render, ta chọn Render As Motion Study để xuất video có các chuyển động ta
đã đặt sẵn ở phần mô phỏng phía trên.

Hình 3.15 Giao diện render video

45
Sau khi chờ một vài phút để hệ thống xử lý dữ liệu, ta sẽ được một video có chuyển động
quay của các chi tiết chúng ta đã cài đặt như hình 3.13.

Hình 3.16 Video mô phỏng chuyển động quay trích xuất từ phần mềm
3.3. Kết luận và nhận xét

Việc xây dựng mô hình 3D không những giúp cho sinh viên nắm được phần nào
quy trình lắp ráp các thiết bị mình thiết kế, có cái nhìn tổng quan hơn về thực tế. Trong
thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, thành thạo dựng mô hình 3D sẽ đưa sinh viên tới những
chân trời mới hơn như ứng dụng vào các công nghệ thực tế ảo, thực tế tăng cường, đứa
những thông số được tính toán trở nên trực quan một cách nhanh nhất mà không cần phải
chế tạo chúng.

46
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Thanh Kỳ, Máy Lạnh, Nhà Xuất Bản Đại Học Quốc Gia Tp Hồ Chí Minh,
2012.
2. Lê Chí Hiệp, Giáo Trình Điều Hoà Không Khí, Nhà Xuất Bản Đại Học Quốc Gia Tp
Hồ Chí Minh, 2011.
3. http://www.dllqt.com/wap/detail.php?id=926
4. Nguyễn Đức Lợi, Giáo trình thiết kế Hệ Thống Điều Hòa Không Khí, Nhà xuất bản
Giáo Dục Việt Nam.

47

You might also like