You are on page 1of 74

MỤC LỤC

MỤC LỤC......................................................................................................................... 1
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................... 4
LỜI CAM ĐOAN..............................................................................................................5
MỞ ĐẦU........................................................................................................................... 6
CHƯƠNG 1: XÁC ĐỊNH SỐ LƯỢNG VÀ KÍCH THƯỚC CÁC BUỒNG LẠNH
CỦA KHO LẠNH.........................................................................................................7
1.1 Buồng bảo quản lạnh đông..................................................................................7
1.1.1 Tính toán thể tích kho bảo quản lạnh đông...................................................7
1.1.2 Diện tích chất tải của buồng bảo quản lạnh đông..........................................7
1.1.3 Tải trọng trên 1 m 2 nền buồng......................................................................7
1.1.4 Xác định diện tích lạnh cần xây dựng...........................................................8
1.1.5 Số lượng buồng lạnh.....................................................................................8
1.2 Bảo quản lạnh......................................................................................................8
1.2.1 Dung tích buồng bảo quản lạnh....................................................................8
1.2.2 Diện tích chất tải...........................................................................................8
1.2.3 Tải trọng trên 1 m 2 nền buồng......................................................................9
1.2.4 Xác định diện tích lạnh cần xây dựng...........................................................9
1.2.5 Số lượng buồng lạnh.....................................................................................9
1.3 Buồng kết đông..................................................................................................10
1.3.1 Xác định diện tích lạnh cần xây dựng buồng kết đông...............................10
1.3.2 Số lượng buồng kết đông.............................................................................10
CHƯƠNG 2: TÍNH CHỌN PANEL VÀ KIỂM TRA CÁC THÔNG SỐ.......................11
2.1 Chọn panel.........................................................................................................11
2.1.1 Tổng quát về Panel.....................................................................................11
2.1.2 Chọn độ dày Panel cho buồng bảo quản đông ( nhiệt độ -21oC).................12
2.1.3 Chọn độ dày Panel cho buồng bảo quản lạnh ( nhiệt độ 6 oC )....................12
2.1.4 Chọn độ dày Panel cho buồng kết đông ( nhiệt độ -39 oC ).........................12
2.2 Kiểm tra các thông số........................................................................................13
2.3 Cấu tạo nền kho lạnh.........................................................................................15
Chương 3: TÍNH TOÁN NHIỆT CHO KHO LẠNH.......................................................16
1
3.1 Tổng quát............................................................................................................ 16
3.2 Tính toán cụ thể.................................................................................................17
3.2.1 Dòng nhiệt qua kết cấu bao che Q1.............................................................17
3.2.2 Dòng nhiệt do sản phẩm tỏa ra Q2................................................................22
3.2.3 Dòng nhiệt do thông gió buồng lạnh Q3.......................................................23
3.2.4 Các dòng nhiệt vận hành Q4.........................................................................23
3.2.5 Dòng nhiệt do hoa quả hô hấp Q5................................................................24
3.3 Tổng kết tính toán và xác định tải nhiệt cho thiết bị, máy nén............................25
CHƯƠNG 4: TÍNH TOÁN CHU TRÌNH LẠNH TÍNH CHỌN MÁY NÉN..................26
4.1 Chọn các thông số của chế độ làm việc..............................................................26
4.2 Tính toán, lựa chọn và kiểm tra máy nén cho các phòng của kho lạnh..............28
4.2.1 Buồng kết đông...........................................................................................28
4.2.2 Buồng bảo quản lạnh...................................................................................36
4.2.3. Buồng bảo quản đông.................................................................................43
CHƯƠNG 5: TÍNH CHỌN BÌNH NGƯNG, DÀN BAY HƠI VÀ CÁC THIẾT BỊ
PHỤ............................................................................................................................. 52
I. Thiết bị ngưng tụ...................................................................................................52
a) Xác định hiệu nhiệt độ trung bình logarit.........................................................52
b) Xác định hệ số truyền nhiệt K..........................................................................53
c) Xác định diện tích bề mặt F..............................................................................53
d) Xác định lượng nước làm mát cung cấp cho thiết bị ngưng tụ.........................53
II. Thiết bị bay hơi....................................................................................................55
a. Tính dàn bay hơi cho buồng kết đông...............................................................55
b. Tính dàn bay hơi cho buồng bảo quản lạnh......................................................56
c) Tính dàn bay hơi cho buồng bảo quản đông.....................................................57
III – Thiệt bị phụ.......................................................................................................62
a) Tính chọn tháp giải nhiệt.................................................................................62
b) Bình tách dầu....................................................................................................64
c) Chọn van tiết lưu..............................................................................................65
d) Bình chứa dầu...................................................................................................67
e) Bình trung gian.................................................................................................68

2
f) Bình chứa cao áp...............................................................................................69
g) Bình chứa tuần hoàn.........................................................................................70
h) Bình thu hồi......................................................................................................71
i) Các thiết bị khác................................................................................................71
PHỤ LỤC........................................................................................................................ 73
Phụ lục I...................................................................................................................73
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................74

3
LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cám ơn Th.S Hồ Hữu Phùng đã tận tình hướng dẫn em và các
bạn trong nhóm trong suốt thời gian thực hiện đồ án. Nhờ những chỉ bảo và hướng dẫn
tận tình của thầy mà em thêm phần hiểu hơn trong mỗi bước thực hiện và hoàn thiện
tốt bài đồ án này. Nếu không có sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của thầy thì bài đồ án
này của em rất khó có thể hoàn thành một cách chọn vẹn được. Một lần nữa, em xin
gửi lời cám ơn chân thành nhất đến thầy.

4
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cám đoan bản đồ án này do tôi tự tính toán, thiết kế và nghiên cứu dưới
sự hướng dẫn của thầy giáo Th.S Hồ Hữu Phùng.

Để hoàn thành đồ án này, tôi chỉ sử dụng tài liệu đã ghi trong mục tài liệu tham
khảo và phần Phụ Lục. Ngoài ra không sử dụng bất kì tài liệu nào không được ghi.

Nếu sai tôi xin chịu mọi hình thức kỷ luật theo quy định.

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Trường Nam

5
MỞ ĐẦU
Kỹ thuật lạnh đã ra đời hàng trăm năm nay và được sử dụng rất rộng rãi trong
nhiều ngành kỹ thuật rất khác nhau: trong công nghiệp chế biến và bảo quản thực
phẩm, công nghiệp hoá chất, công nghiệp rượu, bia, sinh học, đo lường tự động, kỹ
thuật sấy nhiệt độ thấp, xây dựng, công nghiệp dầu mỏ, chế tạo vật liệu, dụng cụ, thiết
kế chế tạo máy, xử lý hạt giống, y học, thể thao, trong đời sống vv...

Ngày nay ngành kỹ thuật lạnh đã phát triển rất mạnh mẽ, được sử dụng với
nhiều mục đích khác nhau, phạm vi ngày càng mở rộng và trở thành ngành kỹ thuật vô
cùng quan trọng, không thể thiếu được trong đời sống và kỹ thuật của tất cả các nước.

Chính vì vậy mà sinh viên ngành “Máy & Thiết bị nhiệt lạnh” của Viện
KH&CN Nhiệt Lạnh, trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội đã được nhà trường trang bị
kiến thức cơ bản nhất về kỹ thuật lạnh. Đồ án môn học là một trong những cách trang
bị kiến thức tốt nhất cho sinh viên và trong kì học này chúng em đã được làm đồ án về
môn học kỹ thuật lạnh này.

Đề tài của em trong đồ án môn học này là “Thiết kế kho lạnh bảo quản thịt lợn
đông lạnh sử dụng môi chất NH3”.

Do kiến thức còn rất hạn chế nên bản đồ án này sẽ không thể tránh khỏi những
sai sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo và của tất cả các bạn để
bản đồ án thêm hoàn thiện.

6
CHƯƠNG 1: XÁC ĐỊNH SỐ LƯỢNG VÀ KÍCH THƯỚC CÁC BUỒNG LẠNH
CỦA KHO LẠNH

1.1 Buồng bảo quản lạnh đông


1.1.1 Tính toán thể tích kho bảo quản lạnh đông
Áp dụng công thức:
E = V .gv (1.1)
Trong đó: E – Dung tích kho lạnh, t;
V – thể tích kho lạnh, m3;
gv – định mức chất tải thể tích, t/m3.
Sản phẩm cần bảo quản là thịt lợn, tra bảng 2-4 tài liệu [1], ta có : gv = 0,45 (t/m3)
Kết hợp với dữ liệu từ đề bài đã cho E = 1500 t, ta tính được thể tích kho bảo
quản lạnh đông:
E 1500
V= g = = 3333,33 m3.
v 0,45
1.1.2 Diện tích chất tải của buồng bảo quản lạnh đông
Áp dụng công thức:
V
F= (1.2)
h
Trong đó: F – Diện tích chất tải hoặc diện tích hàng chiếm trực tiếp, m2 ;
h – Chiều cao chất tải, m.
Ta chọn h = 4 m
Diện tích chất tải của buồng bảo quản lạnh đông:
V 3333,33
F=
h
= 4
= 833,33 m2.

1.1.3 Tải trọng trên 1 m 2 nền buồng


0,45.4 = 1,8 t/m2 nhỏ hơn tải trọng lớn nhất cho phép.

7
1.1.4 Xác định diện tích lạnh cần xây dựng
Áp dụng công thức
F
F1 = (1.3)
βF

Trong đó: β F là hệ số sử dụng diện tích các buồng chứa , tra bảng 2-5 tài liệu [1]
thì với F lớn hơn 400m2 chọn β F = 0,85.
Diện tích lạnh cần xây dựng là:
F 833,33
F1 =
β F = 0,85 = 980,4 m
2

1.1.5 Số lượng buồng lạnh


Từ diện tích lạnh cần xây dựng là F 1 = 980,4 m2, ta chọn các kích thước buồng
bảo quản lạnh đông như sau:
 Buồng bảo quản đông kích thước 6x12: 6 buồng.
 Buồng bảo quản đông kích thước 12x12: 4 buồng.
Tổng diện tích lạnh: F2 = 6x72 + 4x144 = 1008 m2.
Ta thấy F2 chênh lệch không quá lớn so với F 1 nên ta có thể chọn cách bố trí như
trên cho buồng bảo quản lạnh đông.
1.2 Bảo quản lạnh
1.2.1 Dung tích buồng bảo quản lạnh
Ta áp dụng công thức 1.1
Sản phẩm là thịt lợn , tra bảng 2-4 tài liệu [1], ta có : gv = 0,45 t/m3.
Kết hợp với dữ liệu đề bài cho E = 135 t, ta tính được thể tích buồng bảo quản
lạnh:
E 150
V= g = m3
0 , 45 = 333,33 .
v

1.2.2 Diện tích chất tải


Áp dụng công thức 1.2
Với h = 4m

8
Diện tích chất tải của buồng bảo quản lạnh là:
333,33
F= = 83,33 m2.
4
1.2.3 Tải trọng trên 1 m 2 nền buồng
0,45.4 = 1,8 t/m2 .
1.2.4 Xác định diện tích lạnh cần xây dựng
Diện tích lạnh cần xây dựng được tính theo công thức 1.3.
Trong đó: β F là hệ số sử dụng diện tích các buồng chứa , tra bảng 2-5 tài liệu [1],
chọn β F = 0,75.
Diện tích lạnh cần xây dựng của buồng bảo quản lạnh là:
F 83,33
F1 =
βF = 0,75
= 111,1 m2.

1.2.5 Số lượng buồng lạnh


Áp dụng công thức:
F1
Z= (1.4)
f
Với f = 108 m2 .

Số buồng bảo quản lạnh cần xây dựng là:


111,1
Z= = 1,03.
108
Có thể chọn số buồng lạnh Z = 1 với diện tích là 9 x 12 m.

9
1.3 Buồng kết đông
1.3.1 Xác định diện tích lạnh cần xây dựng buồng kết đông
Áp dụng công thức :
M .T
g 1 .24 .k
F1 = (1.5)

Trong đó: M – Công suất các buồng lạnh và buồng kết đông ( làm lạnh đông),
t/24h;
T – Thời gian hoàn thành một mẻ sản phẩm bao gồm thời gian xử lý
lạnh, chất tải, tháo tải, phá băng cho dàn lạnh, h;
g1 – Tiêu chuẩn chất tải trên 1 m chiều dài giá treo, t/m;
k – Hệ số tính chuyển từ tiêu chuẩn chất tải trên 1 m chiều dài ra 1 m 2
diện tích cần xây dựng; k = 1,2.
Từ đó ta tính được diện tích lạnh cần xây dựng buồng làm lạnh đông theo công
thức 1.5:
16.24
F1 = .1,2 = 76,8 m2
0,25.24
1.3.2 Số lượng buồng kết đông
Áp dụng công thức 1.4 với f =84 m2, ta có:
Số buồng quy chuẩn là:
76,8
Z= = 0,91
84
Vậy có thể chọn 1 buồng kết đông có diện tích là 7 x 12 m.

10
CHƯƠNG 2: TÍNH CHỌN PANEL VÀ KIỂM TRA CÁC THÔNG SỐ

2.1 Chọn panel


2.1.1 Tổng quát về Panel
Cấu tạo của Panel gồm:
 2 bề mặt bên ngoài panel được phủ một lớp vật liệu hoàn toàn cách ẩm có
tuổi thọ và độ bền cao. Những vật liệu thông dụng hiện này là:
+ Tôn mạ màu ( colorbond steel sheet ): Độ dày từ 0,5 mm đến 0,7 mm.
+ Tôn phủ lớp PVC ( PVC coated steel sheet ): Độ dày từ 0,6mm.
+ Tôn inox ( stainless steel sheet ): Độ dày từ 0,5 mm đến 1,2 mm.
 Vật liệu cách nhiệt là polyurethan phun. Khối lượng riêng 38 ÷ 42 kg/m3,
cường độ chịu nén 0,2 đến 0,2 MPa, tỷ lệ điền đầy bọt trong panel là 95%,
chất tạo bọt là R141B không phá hủy tầng ôzôn.
Bảng 2.1: Độ dày Panel theo nhiệt độ ( Theo tài liệu [1] )

STT Chiều Hệ số truyền nhiệt K, Ứng dụng


dày, mm
W/m2K

1 50 0,43 Phòng có nhiệt độ 20oC

2 75 0,3 Kho lạnh có nhiệt độ 0 đến 5 oC

3 100 0,22 Kho lạnh có nhiệt độ -18oC

4 125 0,18 Kho lạnh có nhiệt độ từ -20 đến -


25oC

5 150 0,15 Kho lạnh có nhiệt độ từ -25 đến -


30oC

6 175 0,13 Kho lạnh có nhiệt độ đến -35 oC

7 200 0,11 Kho lạnh đông sâu đến -60 oC

11
Từ bảng trên kết hợp với tìm hiểu thực tế, ta chọn panel cho kho lạnh là panel của
công ty TST. Chi tiết về các thông số kích thước, màu sắc, hệ số dẫn nhiệt,…xem thêm
ở phụ lục [I]
Các thông số về nhiệt độ của các buồng trong kho lạnh
+ Buồng kết đông : Nhiệt độ -39oC
+ Buồng bảo quản đông : Nhiệt độ -21oC
+ Buồng bảo quản lạnh : Nhiệt độ 6 oC
2.1.2 Chọn độ dày Panel cho buồng bảo quản đông ( nhiệt độ -21oC)
Nhiệt độ phòng là: -21oC
Dựa vào phụ lục I ta chọn độ dày panel ứng với nhiệt độ của phòng là:
δ CN = 125 (mm).
Chọn vật liệu phủ bề mặt bên ngoài của panel tôn mạ màu: Độ dày 0,5mm
Độ dày của lớp vật liệu cách nhiệt polyurethan là:
δ PU = 125 – 1 = 124 mm = 0,124 m
2.1.3 Chọn độ dày Panel cho buồng bảo quản lạnh ( nhiệt độ 6 oC )
Nhiệt độ phòng là: 6oC
Dựa vào phụ lục I ta chọn độ dày panel ứng với nhiệt độ của phòng là:
δ CN = 50 (mm).
Chọn vật liệu phủ bề mặt bên ngoài của panel tôn mạ màu: Độ dày 0,5mm
Độ dày của lớp vật liệu cách nhiệt polyurethan là:
δ PU = 50 – 1 = 49 mm = 0,049 m
2.1.4 Chọn độ dày Panel cho buồng kết đông ( nhiệt độ -39 oC )
Nhiệt độ phòng là: -39oC
Dựa vào phụ lục I ta chọn độ dày panel ứng với nhiệt độ của phòng là:
δ CN = 150 (mm).
Chọn vật liệu phủ bề mặt bên ngoài của panel tôn mạ màu: Độ dày 0,5mm
Độ dày của lớp vật liệu cách nhiệt polyurethan là:
δ PU = 150 – 1 = 149 mm = 0,149 m

12
2.2 Kiểm tra các thông số
Hệ số truyền nhiệt được tính theo công thức:
1
k= 1 δ i δ CN 1 (2.1)
+Σ + +
α1 λ i λ CN α 2

Trong đó: δCN – độ dày yêu cầu của lớp panel cách nhiệt, m
λCN – Hệ số dẫn nhiệt của panel cách nhiệt, W/m K
k – Hệ số truyền nhiệt
α1 – Hệ số tỏa nhiệt của môi trường bên ngoài tới lớp cách nhiệt,
W/m2K
α2 – Hệ số tỏa nhiệt từ vách buồng lạnh vào buồng lạnh, W/m2K
δi – Chiều dày lớp vật liệu thứ i, m ( ở đây là lớp tôn mạ màu ).
λi – Hệ số dẫn nhiệt của lớp vật liệu thứ i, W/m2K
Theo bảng 3.7 tài liệu [1], ta có:
α1 = 23,3 W/m2K.
α2 = 9 W/m2K.
Mặt khác: λ cn = λ PU = 0,02 W/mK
Hệ số dẫn nhiệt của lớp tôn mạ màu: λ Tôn = 45,36 W/mK
Chiều dày của lớp tôn mạ màu: δ Tôn = 0,5 mm = 0,0005 m
Ta có bảng sau:
Bảng 2.2: Hệ số truyền nhiệt của panel theo từng buồng :

TT Buồng kết đông Buồng bảo quản Buồng bảo quản


đông lạnh

k 0,132 0,157 0,384

13
Kiểm tra đọng sương theo công thức:
t 1−t s
ks = α1 , k < 0,95.ks (2.2)
t 1 −t 2 t
Xét theo nhiệt độ ngoài trời mùa hè của Hà Nội là: t = 37,8oC, φ = 53,4% .
Nhiệt độ bên trong xưởng là: tN = 0,7.t = 26,5 oC => ts = 11,5 oC.
Vậy ta xác định được giá trị của kS cho các buồng bảo quản đông, bảo quản lạnh
và buồng kết đông lần lượt theo bảng sau theo bảng sau:
Bảng 2.3: Hệ số truyền nhiệt ks của từng buồng theo mùa.

Buồng α1 α2 δtôn δCn λtôn λcn R k


BQ
Đông 23.3 9 0.0005 0.124 45.36 0.02 6.354052 0.15738
BQ
Lạnh 23.3 9 0.0005 0.049 45.36 0.02 2.604052 0.384017
Kết
Đông 23.3 10.5 0.0005 0.149 45.36 0.02 7.588179 0.131784

Kiểm tra đọng


sương

mùa

Buồng t1 t2 ϕ ts k kpn Xác nhận


BQ
Đông 26.5 -21 53.4 11.5 7.357895 0.15738 OK
BQ
Lạnh 26.5 6 53.4 11.5 17.04878 0.384017 OK
Kết
Đông 26.5 -39 53.4 11.5 5.335878 0.131784 OK

mùa
đông

Buồng t1 t2 ϕ ts k kpn Xác nhận


BQ
Đông 8.6 -21 83.4 2.4 4.880405 0.15738 OK
BQ
Lạnh 8.6 6 83.4 2.4 55.56154 0.384017 OK
Kết 8.6 -39 83.4 2.4 3.034874 0.131784 OK

14
Đông

Áp dụng công thức 2.2 để kiểm tra, ta thấy độ dày của các tấm panel đã lựa chọn
theo từng phòng đều thỏa mãn. Vậy ta có độ dày các tấm panel theo từng buồng như
sau:

Bảng 2.4: Độ dày của các tấm Panel theo từng buồng (mm):

Buồng kết đông Buồng bảo quản đông Buồng bảo quản lạnh

150 125 50

2.3 Cấu tạo nền kho lạnh


Kết cấu nền kho lạnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

+ Nhiệt độ trong phòng lạnh;

+ Tải trọng của kho hàng bảo quản;

+ Dung tích kho lạnh

Với kho lạnh đang thiết kế, chiều cao của kho lạnh là 5m, chiều cao chất tải của
kho lạnh là 4m. Trong quá trình vận hành có sử dụng xe nâng để bốc dỡ hàng hóa. Vì
vậy ở đây bắt buộc phải chọn nền bê tông để đảm bảo chịu được tải trọng của hàng hóa
cũng như của xe nâng và người trong quá trình hoạt động.

Để tránh hiện tượng đóng băng làm phồng nền và phá vỡ cấu trúc xây dựng kho
lạnh, ta sử dụng biện pháp là bố trí sàn kho cao hơn nền đất tự nhiên nhờ hệ thống cột
chịu lực, có các con lươn thông gió..Các con lươn thông gió được đổ bằng bê tông hay
xây bằng gạch thẻ cao khoảng 100 mm - 200 mm. Bề mặt con lươn dốc về 2 phía 2 %
để tránh đọng nước.

Như vậy, nhiệt độ nền ở đây có thể lấy bằng nhiệt độ môi trường bên trong
xưởng, nghĩa là nhiệt độ nền bằng 26,5 oC với thời tiết mùa hè và 8,6 với thiết mùa
đông.

15
Chương 3: TÍNH TOÁN NHIỆT CHO KHO LẠNH

3.1 Tổng quát


Tính nhiệt kho lạnh là tính toán các dòng nhiệt từ môi trường bên ngoài đi vào
kho lạnh. Đây chính là dòng nhiệt tổn thất mà máy lạnh phải có đủ công suất để thải nó
trở lại môi trường nóng, đảm bảo sự chênh lệch nhiệt độ ổn định giữa buồng lạnh và
không khí bên ngoài.
Mục đích cuối cùng của việc tính toán nhiệt kho lạnh là để xác định năng suất
lạnh của máy lạnh cần lắp.
Dòng nhiệt tổn thất vào kho lạnh được xác định theo biểu thức:
∑Q = ∑Q1 + ∑Q2 +∑Q3 + ∑Q4 + ∑Q5 , W
Trong đó:
 ∑Q1: Dòng nhiệt qua kết cấu bao che.
 ∑Q2: Dòng nhiệt do sản phẩm tỏa ra.
 ∑Q3: Dòng nhiệt do thông gió buồng lạnh.
 ∑Q4: Dòng nhiệt do vận hành.
 ∑Q5: Dòng nhiệt từ sản phẩm tỏa ra khi sản phẩm hô hấp ( thở ), chỉ có ở
các kho lạnh bảo quản rau quả đặc biệt hoặc trong các buồng lạnh bảo quản hoa
quả của kho lạnh phân phối.
Đặc điểm của các dòng nhiệt là chúng thay đổi liên tục theo thời gian. Q 1 phụ
thuộc chủ yếu vào nhiệt độ bên ngoài nên nó thay đổi theo giờ trong ngày và theo mùa
trong năm….Q2 phụ thuộc vào thời vụ. Q3 phụ thuộc vào loại hàng hóa bảo quản: Sản
phẩm không hô hấp và sản phẩm sống có hô hấp ( rau, quả, trứng). Q 4 phụ thuộc vào
quy trình công nghệ chế biến, bảo quản hàng hóa. Q 5 phụ thuộc vào biến đổi sinh hóa
của sản phẩm hô hấp.

16
3.2 Tính toán cụ thể
3.2.1 Dòng nhiệt qua kết cấu bao che Q1
Dòng nhiệt đi qua kết cấu ba che được định nghĩa là tổng các dòng nhiệt tổn thất
qua tường bao, trần và nền do sự chênh lệch nhiệt độ giữa môi trường bên ngoài và bên
trong kho lạnh cộng với dòng nhiệt tổn thất do bức xạ mặt trời qua tường bao trần theo
công thức:
Q1 = Q11 + Q12.
Tổn thất do chênh lệch nhiệt độ giữa ngoài và trong buồng lạnh:
Q11 = kt.F.(t1 – t2), W.
Trong đó: kt : Hệ số truyền nhiệt thực của kết cấu, W/ m K;
F : Diện tích bề mặt của kết cấu bao che, m ;
t1 : Nhiệt độ của môi trường bên ngoài, oC;
t2 : Nhiệt độ không khí bên trong buồng lạnh, oC.
Tổn thất do bức xạ nhiệt trực tiếp từ mặt trời ( bề mặt tường ngoài mái kho lạnh )
Q12 = k1.F. Δt12
Trong đó: k1 : Hệ số truyền nhiệt thực của vách ngoài, W/ m K;
F : Diện tích nhận bức xạ trực tiếp của Mặt trời, m;
Δt12 : Hiệu nhiệt độ dư, đặc trưng ảnh hưởng bức xạ mặt trời vào mùa
hè, oC.
Ở đây, ta bỏ qua dòng nhiệt tổn thất do bức xạ mặt trời trực tiếp. Do kho lạnh
được bố trí bên trong xưởng nên không tiếp xúc trực tiếp với mặt trời.

Từ công thức trên áp dụng để tính toán ta có bảng sau:

17
Bảng 3.1: Dòng nhiệt qua kết cấu bao che Q1:

a (m) b (m)
F (m2) Q1
TT Vách (kích thước (kích thước K (W/m K)
2
tT (oC) tN (oC) Q (W)
(Diện tích) (W)
dài) rộng)
Vách 1 12.0 5.0 0.157 60.0 -21.0 26.5 447.5
BQĐ1 Vách 2 12.0 5.0 0.157 60.0 -21.0 -21.0 0.0 3852.6
Vách 3 12.0 5.0 0.157 60.0 -21.0 26.5 447.5
Vách 4 12.0 5.0 0.157 60.0 -21.0 26.5 447.5
Trần 12.0 12.0 0.157 144.0 -21.0 26.5 1073.9
Nền 12.0 12.0 0.21 144.0 -21.0 26.5 1436.4
Vách 1 12.0 5.0 0.157 60.0 -21.0 26.5 447.5
Vách 2 12.0 5.0 0.157 60.0 -21.0 -21.0 0.0
Vách 3 12.0 5.0 0.157 60.0 -21.0 26.5 447.5
BQĐ2 3405.2
Vách 4 12.0 5.0 0.157 60.0 -21.0 -21.0 0.0
Trần 12.0 12.0 0.157 144.0 -21.0 26.5 1073.9
Nền 12.0 12.0 0.21 144.0 -21.0 26.5 1436.4
Vách 1 6.0 5.0 0.157 30.0 -21.0 26.5 223.7
Vách 2 12.0 5.0 0.157 60.0 -21.0 -21.0 0.0
Vách 3 6.0 5.0 0.157 30.0 -21.0 26.5 223.7
BQĐ3 1702.6
Vách 4 12.0 5.0 0.157 60.0 -21.0 -21.0 0.0
Trần 12.0 6.0 0.157 72.0 -21.0 26.5 536.9
Nền 12.0 6.0 0.21 72.0 -21.0 26.5 718.2

18
Vách 1 6.0 5.0 0.157 30.0 -21.0 26.5 223.7
Vách 2 12.0 5.0 0.157 60.0 -21.0 -21.0 0.0
Vách 3 6.0 5.0 0.157 30.0 -21.0 26.5 223.7
BQĐ4 1702.6
Vách 4 12.0 5.0 0.157 60.0 -21.0 -21.0 0.0
Trần 12.0 6.0 0.157 72.0 -21.0 26.5 536.9
Nền 12.0 6.0 0.21 72.0 -21.0 26.5 718.2
Vách 1 6.0 5.0 0.157 30.0 -21.0 26.5 223.7
Vách 2 12.0 5.0 0.157 60.0 -21.0 -39.0 -169.6
Vách 3 6.0 5.0 0.157 30.0 -21.0 26.5 223.7
BQĐ5 1533.0
Vách 4 12.0 5.0 0.157 60.0 -21.0 -21.0 0.0
Trần 12.0 6.0 0.157 72.0 -21.0 26.5 536.9
Nền 12.0 6.0 0.21 72.0 -21.0 26.5 718.2
Vách 1 12.0 5.0 0.157 60.0 -21.0 26.5 447.5
Vách 2 12.0 5.0 0.157 60.0 -21.0 -21.0 0.0
Vách 3 12.0 5.0 0.157 60.0 -21.0 26.5 447.5
BQĐ6 3852.6
Vách 4 12.0 5.0 0.157 60.0 -21.0 26.5 447.5
Trần 12.0 12.0 0.157 144.0 -21.0 26.5 1073.9
Nền 12.0 12.0 0.21 144.0 -21.0 26.5 1436.4

19
Vách 1 12.0 5.0 0.157 60.0 -21.0 26.5 447.5
Vách 2 12.0 5.0 0.157 60.0 -21.0 -21.0 0.0
Vách 3 12.0 5.0 0.157 60.0 -21.0 26.5 447.5
BQĐ7 3405.2
Vách 4 12.0 5.0 0.157 60.0 -21.0 -21.0 0.0
Trần 12.0 12.0 0.157 144.0 -21.0 26.5 1073.9
Nền 12.0 12.0 0.21 144.0 -21.0 26.5 1436.4
Vách 1 6.0 5.0 0.157 30.0 -21.0 26.5 223.7
Vách 2 12.0 5.0 0.157 60.0 -21.0 -21.0 0.0
Vách 3 6.0 5.0 0.157 30.0 -21.0 26.5 223.7
BQĐ8 1702.6
Vách 4 12.0 5.0 0.157 60.0 -21.0 -21.0 0.0
Trần 12.0 6.0 0.157 72.0 -21.0 26.5 536.9
Nền 12.0 6.0 0.21 72.0 -21.0 26.5 718.2
Vách 1 6.0 5.0 0.157 30.0 -21.0 26.5 223.7
Vách 2 12.0 5.0 0.157 60.0 -21.0 -21.0 0.0
Vách 3 6.0 5.0 0.157 30.0 -21.0 26.5 223.7
BQĐ9 1702.6
Vách 4 12.0 5.0 0.157 60.0 -21.0 -21.0 0.0
Trần 12.0 6.0 0.157 72.0 -21.0 26.5 536.9
Nền 12.0 6.0 0.21 72.0 -21.0 26.5 718.2

20
Vách 1 6.0 5.0 0.259 30.0 -21.0 26.5 369.1
Vách 2 12.0 5.0 0.259 60.0 -21.0 6.0 419.6
BQĐ1 Vách 3 6.0 5.0 0.259 30.0 -21.0 26.5 369.1
3499.9
0 Vách 4 12.0 5.0 0.259 60.0 -21.0 26.5 738.2
Trần 12.0 6.0 0.259 72.0 -21.0 26.5 885.8
Nền 12.0 6.0 0.21 72.0 -21.0 26.5 718.2
Vách 1 7.0 5.0 0.132 35.0 -39.0 26.5 302.6
Vách 2 12.0 5.0 0.132 60.0 -39.0 26.5 518.8
Vách 3 7.0 5.0 0.132 35.0 -39.0 26.5 302.6
BKĐ 4248.6
Vách 4 12.0 5.0 0.132 60.0 -39.0 -21.0 142.6
Trần 12.0 7.0 0.132 84.0 -39.0 26.5 726.3
Nền 12.0 7.0 0.41 84.0 -39.0 26.5 2255.8
Vách 1 9.0 5.0 0.384 45.0 6.0 26.5 354.2
Vách 2 12.0 5.0 0.384 60.0 6.0 26.5 472.3
Vách 3 9.0 5.0 0.384 45.0 6.0 26.5 354.2
BQL 2316.6
Vách 4 12.0 5.0 0.384 60.0 6.0 -21.0 -622.1
Trần 12.0 9.0 0.384 108.0 6.0 26.5 850.2
Nền 12.0 9.0 0.41 108.0 6.0 26.5 907.7

21
3.2.2 Dòng nhiệt do sản phẩm tỏa ra Q2
Dòng nhiệt do sản phẩm tỏa ra bao gồm:
 Dòng nhiệt do sản phẩm tỏa ra Q21 được tính theo công thức:
1000
Q21 = M.(h1 – h2). , kW
24.3600
Trong đó: h1, h2 – enthanpi của sản phẩm trước và sau khi xử lý lạnh, kJ/kg;
M – Công suất buồng gia lạnh, công suất buồng kết đông hoặc lượng
hàng nhập vào buồng bảo quản lạnh hoặc buồng bảo quản đông, t/ngày đêm;
1000:(24.3600) hệ số chuyển đổi từ t/ngày đêm sang đơn vị kg/s.
Bảng 3.2: Dòng nhiệt do sản phẩm tỏa ra tính cho kho lạnh.

Công suất
h2
buồng gia lạnh h1 Q2
TT (kJ/kg
(kJ/kg) (kW)
)
M (tấn/ngày)
BQĐ1 12.84 12.20 0.00 1.81
BQĐ2 12.84 12.20 0.00 1.81
BQĐ3 8.56 12.20 0.00 1.21
BQĐ4 8.56 12.20 0.00 1.21
BQĐ5 8.56 12.20 0.00 1.21
BQĐ6 12.84 12.20 0.00 1.81
BQĐ7 12.84 12.20 0.00 1.81
BQĐ8 8.56 12.20 0.00 1.21
BQĐ9 8.56 12.20 0.00 1.21
BQĐ1
8.56 12.20 0.00 1.21
0
BKĐ 16 265.00 12.20 46.81
BQL 12 265.00 226.00 5.42

 Dòng nhiệt do bao bì tỏa ra, Q22 được tính theo công thức:
1000
Q22 = Mb.Cb.(t1 – t2). 24.3600

Trong đó: Mb – khối lượng bao bì đưa vào cùng sản phẩm, t/ngày đêm;

22
Cb – Nhiệt dung riêng của bao bì;
1000: (24.3600) = 0,0116 – Hệ số chuyển đổi từ t/ngày đêm sang kg/s;
t1, t2 – Nhiệt độ trước và sau khi làm lạnh của bao bì, oC.
Ở đây, với hàng hóa cần bảo quản là thịt lợn thì ta không cần dùng tới bao bì để
đóng gói sản phẩm trước khi đưa vào các buồng gia lạnh, kết đông. Vì vậy, Q 22 coi như
bằng 0.
Vậy tổng lượng nhiệt do sản phẩm và bao bì toả ra là Q2 = 63.01 kW.
3.2.3 Dòng nhiệt do thông gió buồng lạnh Q3
Dòng nhiệt tổn thất do thông gió buồng lanh chủ yếu do không khí nóng từ bên
ngoài được đưa vào buồng lạnh thay thế cho lượng không khí lạnh trong buồng để đảm
bảo sự hô hấp của các sản phẩm bảo quản.
Thông thường, dòng nhiệt tổng thất do thông gió buồng lạnh chỉ tính toán cho các
buồng lạnh đặc biệt bảo quản rau quả và sản phẩm hô hấp. Đối với kho lạnh bảo quản
thịt lợn thì Q3 coi như bằng 0.
3.2.4 Các dòng nhiệt vận hành Q4
Các dòng nhiệt vận hành Q4 gồm: Nhiệt tỏa do đèn chiếu sáng Q 41, do người làm
việc Q42, do các động cơ điện làm việc Q43, dòng nhiệt do mở cửa Q44.
+ Nhiệt tỏa do đèn chiếu sáng:
Q41 = A.F, W
Trong đó: A : Nhiệt toả do chiếu sáng trên 1m2, W/ m2.
F : Diện tích của sàn buồng lạnh hoặc kho lạnh, m2.
+ Nhiệt tỏa do người làm việc:
Q42 = 350.n , W
Trong đó: 350: Nhiệt tỏa do một người lao động nặng, 350W/ người
n : Số người lao động trong buồng, diện tích nhỏ hơn 200 m2 lấy n=2.
+ Nhiệt do các động cơ điện làm việc: ( Bao gồm động cơ quạt dàn lạnh, động cơ
xe nâng vận chuyển,..)
Q43 = 1000.N, W
Trong đó: N – Công suất động cơ, kW
1000 – hệ số chuyển đổi từ kW ra W

23
+ Dòng nhiệt do mở cửa:
Q44 = B.F, W
Trong đó: B : Dòng nhiệt riêng khi mở cửa, W/ m2
F : Diện tích buồng lạnh, m2
Giá trị của Q4 đối với kho lạnh được biểu thị ở bảng sau:
Bảng 3.3: Dòng nhiệt tỏa ra do vận hành:

Dòng
Dòng Dòng Dòng
diện tích nhiệt do
nhiệt do nhiệt do nhiệt
sàn của các Q4
TT chiếu sáng người khi mở
buồng động cơ (W)
buồng tỏa ra cửa
F (m2) điện
Q41 (W) Q42(W) Q44(W)
Q43(W)
BQĐ1 144.00 172.80 700.00 8000.00 1670.40 10543.20
BQĐ2 144.00 172.80 700.00 8000.00 1670.40 10543.20
BQĐ3 72.00 86.40 700.00 8000.00 835.20 9621.60
BQĐ4 72.00 86.40 700.00 8000.00 835.20 9621.60
BQĐ5 72.00 86.40 700.00 8000.00 835.20 9621.60
BQĐ6 144.00 172.80 700.00 8000.00 1670.40 10543.20
BQĐ7 144.00 172.80 700.00 8000.00 1670.40 10543.20
BQĐ8 72.00 86.40 700.00 8000.00 835.20 9621.60
BQĐ9 72.00 86.40 700.00 8000.00 835.20 9621.60
BQĐ1
72.00 86.40 700.00 8000.00 835.20 9621.60
0
10000.0
BKĐ 84.00 100.80 700.00 1260.00 12060.80
0
BQL 108.00 129.60 700.00 4000.00 1620.00 6449.60
Tổng 118412.80

3.2.5 Dòng nhiệt do hoa quả hô hấp Q5


Dòng nhiệt Q5 chỉ xuất hiện ở các kho lạnh bảo quản hoa, rau quả hô hấp đang
trong quá trình sống.
Đối với kho lạnh bảo quản thịt lợn thì Q5 = 0.

24
3.3 Tổng kết tính toán và xác định tải nhiệt cho thiết bị, máy nén
Từ việc tính toản trên, ta có bảng tổng kết tổng dòng nhiệt tổn thất đối với từng
buồng của kho lạnh và tổng lượng nhiệt dành cho thiết bị sử dụng cho kho lạnh như
thiết bị bay hơi, thiết bị ngưng tụ……cũng như cho máy nén được biểu diễn ở bảng
sau:
Trong đó:
+ Tổng lượng nhiệt cho thiết bị:
Q = Q1 + Q2 + Q3 + Q4 + Q5
+Lượng nhiệt tải tính cho thiết bị máy nén được tính như sau:
QMN = 100%.Q1 + 60%.Q2 + 75%.Q3

Bảng 3.4: Tổng nhiệt cho thiết bị và cho máy nén:

Q2 QMN theo loại


Q1 Q4 Q tổng QMN Qthiết bị
TT (kW buồng
(W) (W) (W) (W) (W)
) (W)
BQĐ1 3852.6 1.8 10543.2 16208.9 11761.1
BQĐ2 3405.2 1.8 10543.2 15761.4 11313.7
BQĐ3 1702.6 1.2 9621.6 12532.9 8919.5
BQĐ4 1702.6 1.2 9621.6 12532.9 8919.5
BQĐ5 1533.0 1.2 9621.6 12363.3 8750.0
101294.4 140765.7
BQĐ6 3852.6 1.8 10543.2 16208.9 11761.1
BQĐ7 3405.2 1.8 10543.2 15761.4 11313.7
BQĐ8 1702.6 1.2 9621.6 12532.9 8919.5
BQĐ9 1702.6 1.2 9621.6 12532.9 8919.5
BQĐ10 3499.9 1.2 9621.6 14330.2 10716.8
BKĐ 4248.6 46.8 12060.8 63124.2 63124.2 63124.2 63124.2
BQL 2316.6 5.4 6449.6 14182.9 14182.9 14182.9 14182.9

25
CHƯƠNG 4: TÍNH TOÁN CHU TRÌNH LẠNH TÍNH CHỌN MÁY NÉN

4.1 Chọn các thông số của chế độ làm việc


Do kho lạnh của ta được lắp đặt tại tỉnh Hải Dương thuộc tiểu vùng khí hậu với
Hà Nội, ta có thông số về độ ẩm tương đối và nhiệt độ của khu vực Hà Nội về mùa hè
là:

φ = 53,4 % và tư = 29 oC .

Chọn bình ngưng của hệ thống là loại ống vỏ nằm ngang, được làm mát bằng
nước, với độ chênh nhiệt độ nước vào và ra là ∆tw = 5oC. Các thông số nước làm mát
như sau:

Nhiệt độ nước vào bình ngưng:

tw1 = tư + 3 = 29 + 3 = 32 (oC )

Nhiệt độ nước ra khỏi bình ngưng:

tw2 = tw1 + ∆tw = 32 + 5 = 37 (oC )

Nhiệt độ ngưng tụ của môi chất:

tk = tw2 + ∆tk

Trong đó: ∆tk là hiệu nhiệt độ ngưng tụ yêu cầu, ∆t k = 3 ÷ 5oC có nghĩa là nhiệt độ
ngưng tụ cao hơn nhiệt độ nước ra từ 3 đến 5oC.

Ở đây, ta chọn ∆tk = 5oC.

Vậy:

tk = tw2 + ∆tk = 37 + 5 = 42 (oC )

Nhiệt độ quá lạnh tql là nhiệt độ môi chất lỏng trước khi đi vào van tiết lưu.
Nước mới, đầu tiên được cho đi qua thiết bị quá lạnh rồi sau đó mới được đưa vào bình
ngưng. Do thiết bị quá lạnh làm cho máy lạnh thêm cồng kềnh, tiêu tốn vật tư làm giá
thành tăng lên mà hiệu quả lạnh đem lại không cao, các máy lạnh ngày nay hầu như
không còn trang bị thiết bị quá lạnh. Trên thực tế, việc quá lạnh được thực hiện ngay
trong thiết bị ngưng tụ bằng cách để mức lỏng ngập vài ống dưới cùng của dàn ống

26
trong bình ngưng ống chùm. Nước cấp vào bình sẽ đi qua các ống này trước để quá
lạnh lỏng sau đó mới đi lên các ống trên để ngưng tụ môi chất.

Nhiệt độ hơi hút th là nhiệt độ của hơi trước khi đi vào máy nén. Nhiệt độ này
bao giờ cũng lớn hơn nhiệt độ sôi của môi chất. Để đảm bảo máy nén ko hút phải lỏng,
người ta bố trí bình tách lỏng và đảm bảo rằng hơi hút về máy nén nhất định phải là hơi
quá nhiệt. Với môi chất Amoniăc (NH3), nhiệt độ hơi hút th thông thường cao hơn nhiệt
độ sôi từ 5 đến 15oC, nghĩa là ∆th = 5 ÷ 15oC sẽ đảm bảo an toàn cho máy nén.( Theo
tài liệu [1] ).

th = t0 + ∆th (4.1)

Ở đây ta chọn ∆th = 7oC ứng với môi chất sử dụng là Amoniăc (NH3).

Nhiệt độ sôi của môi chất lạnh t0 phụ thuộc vào nhiệt độ buồn lạnh theo công
thức:

t0 = tb – ∆t0 (4.2)

Trong đó: tb – Nhiệt độ buồng lạnh;

∆t0 – Hiệu nhiệt độ yêu cầu, thông thường với dàn bay hơi trực tiếp thì
ta chọn ∆t0 trong khoảng từ 8 đến 13oC. (Theo tài liệu [1] )

Ở đây, ta chọn ∆t0 = 5 oC ứng với kho lạnh mà ta đang thiết kế do nhiệt độ sôi nhỏ
hơn -25oC.

Máy nén cho buồng lạnh phải tạo ra năng suất lạnh cần thiết theo tính toán ở
chương 3, cụ thể:
k. Q MN
Q0 = (4.3)
b

Trong đó: b – Hệ số thời gian làm việc, ở đây chọn b = 0,9;

QMN – Tổng nhiệt tải của máy nén đối với một nhiệt độ bay hơi ứng
với mỗi loại buồng lạnh ( lấy theo số liệu tính toán ở bảng 3.4 )

k – Hệ số lạnh tính đến tổn thất trên đường ống và thiết bị của hệ thống
lạnh. Theo tài liệu [1], ta có bảng giá trị của hệ số k phụ thuộc vào nhiệt độ như sau:

Bảng 4.1 : Hệ số k phụ thuộc vào nhiệt độ


27
t 0 ( oC ) -40 -30 -10

k 1,1 1,07 1,05


4.2 Tính toán, lựa chọn và kiểm tra máy nén cho các phòng của kho lạnh
4.2.1 Buồng kết đông
a) Tính toán chế độ làm việc cho máy nén
Theo số liệu từ đề bài, nhiệt độ của buồng kết đông là tb = -39oC

Nhiệt độ sôi của môi chất là:

t0 = tb - ∆t0 = -39 – 10 = -49 ( oC )

Nhiệt độ hơi hút về máy nén là:

th = t0 + ∆th = -49 + 5 = -44 ( oC )

Máy nén cho buồng kết đông phải tạo ra năng suất lạnh cần thiết theo tính toán ở
chương 3, cụ thể:
k. Q MN 1,1. 63124,24
Q0 = = = 77151,85 (W).
b 0,9

Từ nhiệt độ sôi của môi chất là t0 = -49oC và nhiệt độ ngưng tụ tk = 42oC, sử dụng
đồ thì logP – h trong phần mềm coolpack ứng với môi chất lạnh amoniăc (NH 3), ta có
hai thông số áp suất bay hơi và áp suất ngưng tụ của môi chất NH3 lần lượt là:

P0 = 0,433 bar.

Pk = 16,43 bar.

b) Lựa chọn chu trình và tính toán các thông số


Theo phần trên, ta đã có hai thông số về áp suất bay hơi và áp suất ngưng tụ là:

p0 = 0,433 bar

pk = 16,43 bar

Tỷ số nén được tính theo công thức:

28
Do = 24,12 > 9 nên ta chọn máy nén 2 cấp với áp suất trung gian ptg là:

(bar)

Tra phần mềm collpack ứng với môi chất NH3, ta có: ttg = -12 oC

* Sơ đồ và chu trình lạnh

Từ những số liệu tính toán trên, ta chọn chu trình máy lạnh hai cấp làm mát trung
gian hoàn toàn có ống xoắn và hai tiết lưu như hình sau:

Hình 4.1: Sơ đồ và chu trình máy lạnh hai cấp làm mát trung gian hoàn toàn và 2
tiết lưu

29
 Tính toán chu trình:

Sử dụng phần mềm coolpack, ta có bảng giá trị sau:

Bảng 4.2: Thông số các điểm nút của chu trình:

Enthanp Thể tích


Nhiệt độ Áp suất
Điểm nút i riêng
(oC) (bar)
(kJ/kg) (m3/kg)
1 -44.00 0.43 1403 2.54
1' -49.00 0.43 1393 2.49
2 77.00 2.67 1654 0.63

3=8 -12.00 2.67 1447 0.45


4 121.00 16.43 1718 0.11
5 37.00 16.43 373
5' 42.00 16.43 396
6 -7.00 16.43 168
7 -12.00 2.67 373
9 -12.00 2.67 145
10 -49.00 0.43 168

Từ bảng số liệu trên, ta có:

 Tính cấp nén hạ áp

Năng suất lạnh riêng khối lượng :

qo = h1, – h10 = 1393 – 168 = 1225 ( kJ/kg )

Năng suất lạnh riêng thể tích:


qo 1225
qv =
v1
= 2.54
= 482.3 ( kJ/m3 )

Lưu lượng hơi thực tế qua máy nén hạ áp:


Qo 77151,85
m1 = = 1225.103 = 0,063 ( kg/s )
qo

30
Thể tích hút thực tế của máy nén hạ áp:

Vtt NHA = m1 . v1 = 0,063 .2,54 = 0,16 (m3/s)

Hệ số cấp máy nén hạ áp:

{ [( ) ( ) ]}
1
Po −∆ Po Ptg + ∆ Ptg m Po−∆ Po To
λHA = −c − .
Po Po Po T tg

Trong đó: c = 0,04; m = 1

po = 0,43 bar = 0,043 MPa;

ptg = 2.67 bar = 0,267 MPa;

Δpo = Δptg = 0,005 ÷ 0,01 MPa. Ta chọn Δpo = Δptg = 0,008;

To = 273-49 = 224 K; Ttg = 273-12 = 261 K.

=> λHA = 0,52.

Thể tích hút lý thuyết:


V ttNHA 0,16
VltNHA = = 0,52 = 0,31 m3/s.
λ HA

Công nén lý thuyết:

NsHA = m1.l1 = m1.( h2 – h1 ) = 0,063.( 1654 – 1403) = 15,8 kW.

Hiệu suất chỉ thị:

Ƞi = 0,001.to + = - 49. 0,001 + = 0,825.

Công suất nén chỉ thị:


Ns 15,8
Ni = = 0,825 = 19,2 kW.
Ƞi

Công suất ma sát:

Nms = VttNHA .pms = 0,16.60 = 9,6 kW.

31
Công suất hữu ích:

Ne = Ni + Nms = 19,2 +9,6 = 28,8 W

Công suất tiếp điện cấp hạ áp:


Ne 28,8
NelHA = = 0,95× 0 , 95 = 31,9 kW
Ƞtd . Ƞel

 Tính cấp nén cao áp:

Lưu lượng hơi thực tế qua máy nén cấp cao áp:
h2 +h5−h7−h 6 1654+373−373−168
m3 = m1. = 0,063. 1447−373
= 0,087 kg/s
h3 −h7

Thể tích hút thực tế:

VttCA = m3 . v3 = 0,087. 0,45 = 0,04 m3/s

Hệ số cấp máy nén cao áp:

{ [( ) ( )]}
1
Ptg −∆ P tg P k + ∆ Pk m Ptg −∆ Ptg T tg
λCA = −c − .
P tg Ptg Ptg Tk

Trong đó: c = 0,04; m = 1

pk = 16,43 bar = 1,643 MPa;

ptg = 2,67 bar = 0,267 MPa;

Δpk = Δptg = 0,005 ÷ 0,01 MPa. Ta chọn Δpk = Δptg = 0,008

Tk = 273+42= 315 K; Ttg = 273-12 = 261 K

=> λCA = 0,63

Thể tích hút lý thuyết:


V ttCA 0,04
VltCA = = 0,63 = 0,0635 m3/s
λ CA

32
Công nén đoạn nhiệt:

NsCA = m3.l2 = 0,087.(h4 – h3) = 0,087.(1718-1447) = 23,58 kW

Hiệu suất chỉ thị:


t tg 261
Ƞi = 0,001.ttg + = - 12.0,001 + 315 = 0,82
tk

Công suất chỉ thị:


N s 23,58
Ni = = = 28,76 kW
Ƞi 0,82

Công suất ma sát:

Nms = VttCA.pms = 0,04.60 =2,4

Công suất hữu ích:

Ne = Ni + Nms = 28,76 + 2,4 = 31,16 kW

Công suất tiếp điện:


Ne 31,16
NelCA = = = 34,53 kW
Ƞtd . Ƞel 0,95× 0,95

Qo 77,2
Hệ số lạnh của chu trình: ε = ¿ ¿ = ¿¿ = 2

Nhiệt thải bình ngưng:

Qk1 = m3.l3 = 0,087.(1718-373) = 117,02 (kW).

33
c) Chọn máy nén và kiểm tra
Ta có:

 Năng suất lạnh cần thiết: Qo = 77,2 kW


 Tổng công suất tiếp điện ở cả hai cấp của máy nén:

Ntổng = NelCA + NelHA = 31,9+ 34,53 = 66,43 kW

 Thể tích hút lí thuyết của máy nén:

VltMN = VltHA + VltCA = 0,31 + 0,0635 = 0,374 m3/s

Sử dụng phần mềm chọn máy nén Mycom, ta chọn được máy nén trục vít hai cấp
như sau:

Hình 4.2: Sử dụng phần mềm chọn máy nén của Mycom để chọn máy nén phù
hợp vs yêu cầu buồng kết đông của kho lạnh đang thiết kế

34
Hình 4.3: Các thông số chi tiết của máy nén trục vít hai cấp phù hợp với yêu cầu

35
Qo 77,2
Số lượng máy nén cần dùng: Z = = = 0,91
QoMN 84,8

Vậy ta cần sử dụng 2 máy nén

 Kiểm tra máy nén:

Năng suất lạnh của máy nén có thể tạo ra = 169,6 kW > 77,2 kW.

Công suất tiếp điện của máy nén: NelMN = 160 kW > Nel tổng = 66,43 kW.

4.2.2 Buồng bảo quản lạnh


a) Chọn chế độ hoạt động của máy nén
Máy nén cho buồng kết đông phải tạo ra năng suất lạnh cần thiết theo tính toán
nhiệt tại chương 3 là:
k .Q MN 1,04.14182,9
Qo = = = 16389.13 (W) = 16,39 (kW).
b 0,9

Nhiệt độ sôi của môi chất lạnh:


to = tb - ∆to

Trong đó :

tb: Nhiệt độ trong không gian buồng lạnh, tb = 6 oC.

∆to: Hiệu nhiệt độ yêu cầu, chọn ∆to = 10 oC.

Vì vậy, ta có:

to = 6 – 10 = -4oC.

Nhiệt độ hơi hút về máy nén th.


Môi chất sử dụng là NH3, chọn độ quá nhiệt hơi hút về máy nén là 50C. Như vậy,

th = to + 5 = - 4+ 5 = 1 oC.

36
Áp suất ngưng tụ Pk và áp suất bay hơi P0
Từ nhiệt độ sôi to = -4 oC và nhiệt độ ngưng tụ tk = 42oC, sử dụng đồ thị lgp - h
của NH3 ta có:

Po = 3,69 bar

Pk = 16,43 bar

b) Lựa chọn chu trình làm việc và tính toán các thông số
p k 16,43
Tỷ số nén: π= = = 4,5
po 3,69

Do π < 9 , nên ta sử dụng máy nén 1 cấp

Chọn chu trình máy lạnh nén hơi một cấp dùng môi chất lạnh là NH3 :

Hình 4.4: Sơ đồ và chu trình máy lạnh một cấp sử dụng môi chất NH3

37
Bảng 4.3: Thông số các điểm nút của chu trình lạnh một cấp sử dụng môi
chất NH3

Thể tích
Nhiệt độ Áp suất Enthanpi
Điểm nút riêng
(oC) (bar) (kJ/kg)
(m3/kg)
1 1.00 3.69 1469.22 0.34
1' -4.00 3.69 1456.29 0.33
2 111.00 16.43 1692.92 0.11
2' 42.00 16.43 1490.25
3 37.00 16.43 375.55
3' 42.00 16.43 399.03
4 -4.00 3.69 375.55

 Tính toán các thông số theo chu trình:

Năng suất lạnh riêng khối lượng:

qo = h1’ – h4 = 1456.29– 375,55= 1080,74 kJ/kg

Năng suất lạnh riêng thể tích :


qo 1080,74
qv = = = 3178,65 kJ/kg
v1 0,34

Công nén riêng

l = h2 – h1 = 1692,92– 1469,22= 223,7 kJ/kg

Năng suất nhiệt riêng :

qk = h2 – h3 = 1692,92– 375,55 = 1317,37 kJ/kg

Hệ số lạnh :
qo 1080,74
ε= = = 4,83
l 223,7

38
Lưu lượng hơi thực tế :
Qo 16,39
mtt = = = 0,0152 kg/s
qo 1080,74

Thể tích hút thực tế:

Vtt = mtt.v1 = 0,0152.0,34 = 0,0052 m3/s

Hệ số cấp máy nén:

{ [( ) ( )]}
1
Po −∆ Po P k + ∆ Pk m P o−∆ P o To
λ= −c − .
Po Po Po Tk

Trong đó: c = 0,04; m = 1

po = 3,69 bar = 0,369 MPa;

pk = 16,43 bar = 1,643 MPa;

Δpo = Δpk = 0,005 ÷ 0,01 MPa. Ta chọn Δpo = Δpk = 0,008MPa

To = 273-4 = 269 K; Tk = 273+42 = 315 K

=> λHA = 0,734.

Thể tích hút lý thuyết:


V tt 0,0052
Vlt = = = 0,0071 m3/s
λ 0,734

Công nén đoạn nhiệt:

Ns = mtt.l = 0,0152.223,7 = 3,4 kW

Hiệu suất chỉ thị :


To 269
Ƞi = 0,001.to + = 0,001.(-4) + = 0,85
Tk 315

Công suất chỉ thị:


Ns 3,4
Ni = = = 4 kW
Ƞ i 0,85

39
Công suất ma sát:

Nms = Vtt.pms = 0,0052.60 = 0,31 kW

Công suât hữu ích:

Ne = Ni + Nms = 4 + 0,312= 4,31 kW

Công suất tiếp điện:


Ne 4,31
Nel = = = 4,78 kW
Ƞtd . Ƞel 0,95.0,95

Nhiệt thải bình ngưng:

Qk2 = qk.mtt = 1317,37.0,0152 = 20.02 kW

40
c) Chọn máy nén và kiểm tra
Ta có: Năng suất lạnh cần đáp ứng: Qo = 16,39 kW

Công suất tiếp điện của nén tại điều kiện làm việc: Nel = 4,78 kW

Sử dụng phần mềm Mycom để lựa chọn máy nén phù hợp với yêu cầu, ta có:

Hình 4.5: Sử dụng phần mềm chọn máy nén của Mycom để chọn máy nén phù
hợp vs yêu cầu buồng bảo quản lạnh của kho lạnh đang thiết kế.

41
Hình 4.6: Các thông số chi tiết của máy nén trục vít một cấp phù hợp với yêu cầu
Q0 16,39
Số máy nén cần dùng là: ZMN = = = 0,4
Q 0MN 39,8

Vậy ta chọn 2 máy nén

Kiểm tra lại: Công suất lạnh máy nén tạo ra được là: QoMN = 79,6 kW > 16,39 kW
(công suất lạnh yêu cầu )

Công suất tiếp điện của máy nén là: N el = 37,8 kW > 4,78 kW ( tính
toán lý thuyết )

42
4.2.3. Buồng bảo quản đông
a) Chọn chế độ hoạt động của máy nén
Để chọn máy nén cho buồng làm lạnh đông, theo trên ta đã tính được năng suất
cần thiết là:
k .Q MN 1,06.101294,4
Qo = = = 119302,3 = 119,3 (kW)
b 0,9

Nhiệt độ sôi của môi chất lạnh


to = tb - ∆to
Trong đó :

tb: Nhiệt độ trong không gían buồng lạnh, tb = -21 oC.

∆to: Hiệu nhiệt độ yêu cầu, chọn ∆to = 10 oC.

Vì vậy, ta có:

to = -21 – 10 = -31 oC

Nhiệt độ hơi hút về máy nén th


Môi chất sử dụng là NH3, chọn độ quá nhiệt hơi hút về máy nén là 50C. Như vậy,

th = to + 5 = - 31 + 5 = - 26 oC.

Áp suất ngưng tụ Pk và áp suất bay hơi P0

Từ nhiệt độ sôi to = - 31 oC và nhiệt độ ngưng tụ tk = 42 oC, sử dụng đồ thị lgp - i


của NH3 ta có:

Po = 1,14 bar

Pk = 16,43 bar

b) Lựa chọn chu trình và tính toán các thông số


Tỷ số nén:
p k 16,43
π= = = 14,39
po 1,14

43
Do π > 9 nên ta chọn máy nén 2 cấp, với áp suất nén trung gian là:

ptg = √ p k . po = √ 16,43.1,14 = 4,33 bar

Tra đồ thị lgp – h của NH3 ta được ttg = 0,2 oC

* Sơ đồ và chu trình máy lạnh :


Chọn chu trình máy lạnh hai cấp làm mát trung gian hoàn toàn có ống xoắn và hai
tiết lưu cho các yêu cầu trên.

Hình 4.7: Sơ đồ và chu trình máy lạnh hai cấp làm mát trung gian hoàn toàn và 2
tiết lưu

44
Thông số các điểm nút của chu trình được tính toán cho trong bảng sau:

Bảng 4.4: Thông số các điểm nút của chu trình lạnh một cấp sử dụng môi chất
NH3

Enthanp Thể tích


Nhiệt độ Áp suất
Điểm nút i riêng
(oC) (bar)
(kJ/kg) (m3/kg)
1' -31.00 1.14 1421 1.01
1 -26.00 1.14 1432 1.03
2 64.00 4.33 1616 0.37

3=8 0.20 4.33 1461 0.29


4 97.00 16.43 1654 0.10
5' 42.00 16.43 396
5 37.00 16.43 372
6 5.20 16.43 224
7 0.20 4.33 372
9 0.20 4.33 201
10 -31.00 1.14 224

 Tính cấp nén hạ áp:

Năng suất lạnh riêng:

qo = h1, – h10 = 1421- 224 = 1197 kJ/kg

Năng suất lạnh thể tích:


qo 1197
qv = = = 1162,14 kJ/m3
v1 1,03

Lưu lượng hơi thực tế qua máy nén hạ áp:


Qo 119,3
m1 = = = 0,1 kg/s
qo 1197

Thể tích hút thực tế của máy nén hạ áp:

VttNHA = m1 . v1 = 0,1 . 1,03 = 0,103 m3/s


45
Hệ số cấp máy nén hạ áp:

{ [( ) ( ) ]}
1
Po −∆ Po Ptg + ∆ Ptg m Po−∆ Po To
λHA = −c − .
Po Po Po T tg

Trong đó: c = 0,04; m = 1

po = 1,14 bar = 0,114 MPa;

ptg = 4,33 bar = 0,433 MPa;

Δpo = Δptg = 0,005 ÷ 0,01 MPa. Ta chọn Δpo = Δptg = 0,008

To = 273-31 = 242 K; Ttg = 273+0,2 = 273,2 K

=> λHA = 0,724

Thể tích hút lý thuyết:


V ttHA 0,103
VltNHA = = = 0,142 m3/s
λ 0,724

Công nén đoạn nhiệt:

Ns = m1.lHA = m1.( h2 – h1 ) = 0,1.( 1616 - 1432) = 18,4 kW

Hiệu suất chỉ thị:


To 242
Ƞi = 0,001.to + = -31. 0,001 + = 0,855
T tg 273,2

Công suất chỉ thị:


Ns 18,4
Ni = = = 21,52 kW
Ƞ i 0,855

Công suất ma sát:

Nms = VttNHA .pms = 0,103.60 = 6,18 kW

Công suất hữu ích:

Ne = Ni + Nms = 21,52 + 6,18 = 27,7 kW

46
Công suất tiếp điện:
Ne 27,7
Nel = = = 30,7 kW
Ƞtd . Ƞel 0,95× 0,95

 Tính cấp nén cao áp:

Lưu lượng hơi thực tế qua máy nén cấp cao áp:
h2 +h5−h7−h 6 1616−224
m3 = m1. = 0,1 . = 0,13 kg/s
h3 −h7 1461−372

Thể tích hút thực tế:

VttCA = m3 . v3 = 0,13. 0,29 = 0,04 m3/s

Hệ số cấp máy nén cao áp:

{ [( ) ( )]}
1
Ptg −∆ P tg P k + ∆ Pk m Ptg −∆ Ptg T tg
λCA = −c − .
P tg Ptg Ptg Tk

Trong đó: c = 0,04; m = 1

pk = 16,43 bar = 1,643 MPa;

ptg = 4,33 bar = 0,433 MPa;

Δpk = Δptg = 0,005 ÷ 0,01 MPa. Ta chọn Δpk = Δptg = 0,008

Tk = 273+42= 315 K; Ttg = 273+0,2 = 273,2 K

=> λCA = 0,754

Thể tích hút lý thuyết:


V ttCA 0,04
VltCA = = = 0,053 m3/s
λ CA 0,754

Công nén đoạn nhiệt:

Ns = m3.lCA = m3.(h4 – h3) = 0,13*(1654 - 1461) = 25,09 kW

47
Hiệu suất chỉ thị:
T tg 273,2
Ƞi = 0,001.ttg + = 0,2.0,001 + = 0,87
Tk 315

Công suất chỉ thị:


N s 25,09
Ni = = = 28,84 kW
Ƞi 0,87

Công suất ma sát:

Nms = VttCA.pms = 0,04.60 =2,4 kW

Công suất hữu ích:

Ne = Ni + Nms = 28,84 + 2,4 = 31,24 kW

Công suất tiếp điện:


Ne 31,24
NeCA = = = 34,61 kW
Ƞtd . Ƞel 0,95× 0,95

Công suất tiếp điện tổng cao áp và hạ áp:

Ntổng = 30,7 + 34,61 = 65,31 kW

Nhiệt thải ra ở bình ngưng:

Qk3 = m3.q3 = 0,13.( 1654 – 372 ) = 166,66 (kW)

c) Tính chọn số lượng và loại máy nén


Ta có: Năng suất lạnh yêu cầu: Qo = 119,3 kW

Công suất tiếp điện của máy nén: Ne = 65,31 kW

ΣVlt = VltNHA + VltNCA = 0,142 + 0,053 = 0,195 m3/s

48
Sử dụng phần mềm chọn máy nén Mycom để lựa chọn loại máy nén phù hợp, ta
có:

Hình 4.8: Sử dụng phần mềm chọn máy nén của Mycom để chọn máy nén phù
hợp vs yêu cầu buồng bảo quản đông của kho lạnh đang thiết kế

49
Hình 4.9: Các thông số chi tiết của máy nén trục vít một cấp phù hợp với yêu cầu

50
Vậy số máy nén cần chọn:
Qo 119,3
ZMN = = = 0,79.
QoMN 151,4

=> Ta chọn 2 máy nén .

Kiểm tra lại:

Công suất lạnh máy nén tạo ra được là:

QoMN = 2.151,4 = 302,8 kW > 119,3 kW (công suất lạnh yêu cầu )

Công suất tiếp điện của máy nén là:

Nel = 2.83,8 = 167,6 kW > 65,31 kW ( tính toán lý thuyết ) .

51
CHƯƠNG 5: TÍNH CHỌN BÌNH NGƯNG, DÀN BAY HƠI

VÀ CÁC THIẾT BỊ PHỤ

I. Thiết bị ngưng tụ
Để xác định diện tích bề mặt trao đổi nhiệt, ta áp dụng công thức:

Qk = k.F.Δttb (5.1)

Trong đó:

Qk - Phụ tải nhiệt của thiết bị ngưng tụ, kW


Qk = Qk1 + Qk2 + Qk3 = 114,44 + 26,35 + 163,35 = 304,14 (kW)

F - Diện tích bề mặt trao đổi nhiệt, m2


Δttb - Hiệu nhiệt độ trung bình logarit, K
Δt max −Δt min
Δttb = Δt max
ln
Δt min

Δtmax - Hiệu nhiệt độ lớn nhất (phía nước vào)

Δtmin - Hiệu nhiệt độ bé nhất (phía nước ra)

K – Hệ số truyền nhiệt của thiết bị

a) Xác định hiệu nhiệt độ trung bình logarit


Nhiệt độ trung bình các tháng mùa hè tại Hà Nội là:

t = 37,8 oC

 = 53,4 %

=> Từ thông số ( t ,  ) tra được tư = 29 oC

Mặt khác:

Nhiệt độ nước vào bình ngưng chọn: tw1 = 32 oC

Nhiệt độ nước ra khỏi bình ngưng chọn: tw2 = 37oC

52
Nhiệt độ ngưng tụ : tk = 42 oC

=> Hiệu nhiệt độ nước làm mát: Δtw = tw2 - tw1 = 37 - 32 = 5 K


Δtmax = tk – tw1 = 42 - 32 = 10 K

Δtmin = tk – tw2 = 42 - 37 = 5 K
Δt max −Δt min 10−5
Vậy: Δttb = Δt = ln 10 = 7,21 K
ln max
Δt min 5

b) Xác định hệ số truyền nhiệt K


Ở đây ta chọn thiết bị ngưng tụ là bình ngưng tụ ống vỏ kiểu nằm ngang ứng với
môi chất NH3. Theo bảng 8-6 tài liệu [1], ta có: K nằm trong khoảng từ 700 đến 1000
W/m2K

Ở đây ta chọn K = 800 W/m2K.

c) Xác định diện tích bề mặt F


Theo công thức (5.1), ta có:
Qk 304,14.103
F = K . Δ t tb = 800.7,21 = 52,7 (m2)

d) Xác định lượng nước làm mát cung cấp cho thiết bị ngưng tụ
Ta có công thức:
Qk
Vn = C . p . Δ t w , m3/s

Trong đó:

Qk – Tải nhiệt của thiết bị ngưng tụ, kW

C – Nhiệt dung riêng của nước làm mát, C = 4,186 kJ/kg.K

p – Khối lượng riêng của nước, p = 1000 kg/m3

Δtw – Độ tăng nhiệt độ trong thiết bị ngưng tụ, K

Vậy:

53
304,14
Vn = = 0,015 ( m3/s)
4,186.1000 .5

Bảng 5.1: Thông số của thiết bị ngưng tụ phù hợp với yêu cầu.

Kích thước ống Thể


Kích thước phủ bì,
Diện nối, tích
mm Khối
tích bề Số mm giữa
Kí hiệu lượng
mặt, ống các
dài rộng cao hơi lỏng nước kg
m2 đường ống,
kính D L B H d d1 d2 m3
KTҐ-65 65 600 5520 910 1000 216 80 25 100 0,885 2430

54
II. Thiết bị bay hơi
Ta sử dụng phần mềm Guntner để chọn dàn lạnh

a. Tính dàn bay hơi cho buồng kết đông


Theo tính toán ở chương 3 và chương 4, ta có các số liệu sau:

 Năng suất lạnh: Qo = 77151,85 W = 77,2 kW


 Nhiệt độ sôi của môi chất: t0 = -49 oC
 Nhiệt độ của buồng kết đông: tb = -39oC

Sử dụng phần mềm Guntner ta chọn được 2 dàn lạnh cho buồng kết đông như
sau:

Hình 5.1: Các thông số của thiết bị dàn lạnh chọn cho buồng kết đông theo

phần mềm Guntner

55
* Tính kiểm tra:

Công suất lạnh của ba giàn: 2x40 = 80 kW > 77,2 kW => Thỏa mãn.

b. Tính dàn bay hơi cho buồng bảo quản lạnh


Theo các phần tính toán ở chương 3 và chương 4, ta có các số liệu:

 Năng suất lạnh: Qo = 16389.13W = 16,4 kW


 Nhiệt độ sôi của môi chất: t0 = -4 oC
 Nhiệt độ của buồng bảo quản lạnh: tb = 6oC

Sử dụng phần mềm Guntner ta chọn được dàn lạnh cho 2 buồng bảo quản lạnh
như sau:

Hình 5.2: Các thông số của dàn lạnh chọn cho buồng bảo quản lạnh theo

phần mềm Guntner


56
* Tính kiểm tra:

Công suất lạnh của hai giàn: 2x8,5= 17 kW > 16,4 kW => Thỏa mãn.

c) Tính dàn bay hơi cho buồng bảo quản đông


* Buồng bảo quản đông 1 và buồng bảo quản đông 6:
Theo tính toán ở chương 3 và chương 4, ta có các số liệu sau:

 Năng suất lạnh: Qo = 16208,9W = 16,2 kW


 Nhiệt độ sôi của môi chất: t0 = - 31 oC
 Nhiệt độ của buồng bảo quản đông: tb = -21oC

Sử dụng phần mềm Guntner ta chọn được cho 2 buồng bảo quản đông mỗi buồng
1 dàn bay hơi như sau:

Hình 5.3: Các thông số của dàn lạnh chọn cho buồng bảo quản đông 1 và 6 theo
phần mềm Guntner

57
* Buồng bảo quản đông 2 và buồng bảo quản đông 7:
Theo tính toán ở chương 3 và chương 4, ta có các số liệu sau:

 Năng suất lạnh: Qo = 15761,4W = 15,8 kW


 Nhiệt độ sôi của môi chất: t0 = - 31 oC
 Nhiệt độ của buồng bảo quản đông: tb = -21oC

Sử dụng phần mềm Guntner ta chọn được cho 2 buồng bảo quản đông mỗi buồng 1 dàn
bay hơi như sau:

Hình 5.4: Các thông số của dàn lạnh chọn cho buồng bảo quản đông 2 và 7 theo
phần mềm Guntner

58
* Buồng bảo quản đông 3, 4, 8, 9:
Theo tính toán ở chương 3 và chương 4, ta có các số liệu sau:

 Năng suất lạnh: Qo = 12532,9W = 12,5 kW


 Nhiệt độ sôi của môi chất: t0 = - 31 oC
 Nhiệt độ của buồng bảo quản đông: tb = -21oC

Sử dụng phần mềm Guntner ta chọn được cho 4 buồng bảo quản đông mỗi buồng 1 dàn
bay hơi như sau:

Hình 5.5: Các thông số của thiết bị dàn lạnh chọn cho các

buồng bảo quản đông 3, 4, 8, 9 theo phần mềm Guntner

59
* Buồng bảo quản đông 5:
Theo tính toán ở chương 3 và chương 4, ta có các số liệu sau:

 Năng suất lạnh: Qo = 12363.3W = 12,4 kW


 Nhiệt độ sôi của môi chất: t0 = - 31 oC
 Nhiệt độ của buồng bảo quản đông: tb = -21oC

Sử dụng phần mềm Guntner ta chọn được cho buồng bảo quản đông 5 dàn bay hơi như
sau:

Hình 5.6: Các thông số của dàn lạnh chọn cho buồng bảo quản đông 5 theo phần
mềm Guntner

60
* Buồng bảo quản đông 10:
Theo tính toán ở chương 3 và chương 4, ta có các số liệu sau:

 Năng suất lạnh: Qo = 14330,2W = 14,3kW


 Nhiệt độ sôi của môi chất: t0 = - 31 oC
 Nhiệt độ của buồng bảo quản đông: tb = -21oC

Sử dụng phần mềm Guntner ta chọn được cho buồng bảo quản đông 10 dàn bay hơi
như sau:

Hình 5.7: Các thông số của dàn lạnh chọn cho buồng bảo quản đông 10 theo phần
mềm Guntner

61
III – Thiệt bị phụ
a) Tính chọn tháp giải nhiệt
Nhiêt thải ngưng tụ của toàn kho lạnh là:

Qk = 306,9 kW = 214309 kcal/h.

Lưu lượng nước làm mát:


Qk
Vn = C . p . Δ t w , m3/s

Trong đó:

Qk – Tải nhiệt của thiết bị ngưng tụ, kW

C – Nhiệt dung riêng của nước làm mát, C = 4,186 kJ/kg.K

p – Khối lượng riêng của nước, p = 1000 kg/m3

Δtw – Độ tăng nhiệt độ trong tháp giải nhiệt, Δtw = tw2 - tw1 = 37 - 32 = 5 K
Vậy:
306,9
Vn = = 0,015 ( m3/s) = 52,3 ( m3/h)
4,186.1000 .5

Mặt khác ta có:

Nhiệt độ trung bình các tháng mùa hè tại Hà Nội là:

t = 37,8 oC

 = 53,4 %

Từ thông số ( t ,  ) tra được tư = 29 oC

Mặt khác:

Nhiệt độ nước vào bình ngưng chọn: tw1 = 32 oC

Nhiệt độ nước ra khỏi bình ngưng chọn: tw2 = 37oC

Nhiệt độ ngưng tụ : tk = 42 oC

62
Ta có: Δt1 = tw2 - tw1 = 37 – 32 = 5

Δt2 = tw1 - tư = 32 – 29 = 3

Dựa vào các thông số Δt1, Δt2 và Vn, ta chọn được 2 tháp giải nhiệt của hãng Cool
Green như sau:

Bảng 5.2: Thông số tháp giải nhiệt

Δt1(oC) Δt2(oC) tư Mã hiệu Vn


(m3/h)

5 3 29 80F 62,4

Hình 5.8 : Một số thông số của tháp giải nhiệt

63
Hình 5.9 : Hình dạng của tháp giải nhiệt

b) Bình tách dầu


Amoniăc là môi chất không hòa tan dầu bôi trơn nên cần sử dụng bình tách dầu.
Bình tách dầu dùng để tách dầu ra khỏi môi chất để nó không đi vào các thiết bị trao
đổi nhiệt như bay hơi và ngưng tụ.
Từ máy nén dầu bị cuốn theo hơi môi chất dưới dạng bụi dầu, ở nhiệt độ 80 đến
150oC dầu cũng bị hóa hơi một phần (từ 3 đến 30%). Bình tách dầu làm việc theo nhiều
nguyên lý như thay đổi hướng và tốc độ chuyển động, nhờ khối lượng riêng của bụi
dầu và hơi môi chất khác nhau, làm mát để ngưng tụ hơi dầu…
Việc chọn bình tách dầu được căn cứ vào đường ống đẩy của môi chất khỏi máy
nén.
* Với buồng kết đông
Đường kính trong ống đẩy môi chất ra khỏi máy nén cao áp :

d=
√ 4. m3 . v 4
π .ω
=
√ 4.0,087 .0,11
π .20
= 0,025 m

Theo tài liệu [1], ta chọn bình tách dầu 30 – MO

* Với Buồng bảo quản lạnh


Đường kính trong ống đẩy môi chất ra khỏi máy nén :

64
d=
√ 4. m. v 2
π .ω
=
√ 4.0,015.0,11
π .20
= 0,01 m

Theo tài liệu [1], ta chọn bình tách dầu 15 – MO

* Với Buồng bảo quản đông


Đường kính trong ống đẩy môi chất ra khỏi máy nén cao áp :

d=
√ 4. m3 . v 4
π .ω
=
√ 4.0,13 .0,1
π .20
= 0,029 m

Theo tài liệu [1], ta chọn bình tách dầu 30 – MO

c) Chọn van tiết lưu


* Với buồng kết đông:

Ta có:

 Qo = 77,2 kW
 Nhiệt độ sôi của môi chất: t0 = -49oC
 Nhiệt độ ngưng tụ của môi chất: tk = 42 oC
 Δql = Δqn = 5oC

Sử dụng phần mềm chọn van tiết lưu của Danfoss, ta chọn được van tiết lưu phù
hợp:

Hình 5.10: Van tiết lưu tay lựa chọn từ phần mềm của hãng Danfoss

65
Hình 5.11: Thông số của Van tiết lưu tay REG 15-A angle

* Với buồng bảo quản lạnh:

Ta có:

 Qo = 16,4 kW
 Nhiệt độ sôi của môi chất: t0 = -4oC
 Nhiệt độ ngưng tụ của môi chất: tk = 42 oC
 Δql = Δqn = 5 oC

Sử dụng phần mềm chọn van tiết lưu của Danfoss, ta chọn được van tiết lưu phù
hợp:

Hình 5.12: Van tiết lưu tay lựa chọn từ phần mềm của hãng Danfoss

Hình 5.13: Thông số của Van tiết lưu tay REG 10-A angle
66
* Với buồng bảo quản đông:

Ta có:

 Qo = 119,3 kW
 Nhiệt độ sôi của môi chất: t0 = -31oC
 Nhiệt độ ngưng tụ của môi chất: tk = 42 oC
 Δql = Δqn = 5 oC

Sử dụng phần mềm chọn van tiết lưu của Danfoss, ta chọn được van tiết lưu phù hợp:

Hình 5.14: Van tiết lưu tay lựa chọn từ phần mềm của hãng Danfoss

Hình 5.15: Thông số của Van tiết lưu tay REG 15-A angle

d) Bình chứa dầu


Bình chứa dầu dung để gom dầu từ các bình tách dầu, từ các bầu dầu của các thiết
bị như bình chứa cao áp, bình chứa tuần hoàn bình trung gian…
Dầu được xả về bình do chênh lệch áp suất, áp suất trong bình hút giảm xuống
khi mở van trên đường nối với ống hút. Khi xả dầu ra ngoài áp suất trong bình chỉ được
phép cao hơn áp suất khí quyển chút ít. Áp suất cho phép cao nhất của bình là 1,8MPa,
nhiệt độ từ -40 ÷ 150 C.

Theo bảng 8-20 tài liệu [1] ta chọn bình chưa dầu như sau :
67
Bình Kích thước mm Thể tích Khối
chứa dầu bình lượng kg
DxS B H

150CM 159 x 4,5 600 770 0,008 18,5

e) Bình trung gian


Bình trung gian được sử dụng trong máy lạnh hai hoặc nhiều cấp .Bình trung
gian để làm mát hơi môi chất sau khi nén cấp áp thấp và để quá lạnh lỏng môi chất
trước khi vào van tiết lưu bằng cách bay hơi một phần lỏng ở áp suất và nhiệt độ trung
gian .

Ưu điểm của bình trung gian có ống xoắn là dầu của máy nén cấp thấp không đi
vào tuyến lỏng để vào thiết bị bay hơi, tạo lớp bẩn trên bề mặt thiết bị bay hơi phía môi
chất.

Bình trung gian được chọn theo đường kính ống hút máy nén cấp cao

* Buồng kết đông


Đường kính ống hút vào máy nén cao áp :

d=
√ 4. m3 . v 3
π .ω
=
√ 4.0,087 .0,45
π .18
= 0,053 m

*Buồng bảo quản đông


Đường kính ống hút vào máy nén :

d=
√ 4. m3 . v 3
π .ω
=
√ 4.0,13 .0,29
π .18
= 0,052 m

Theo bảng 8-19 tài liệu [1 ], ta chọn 2 bình như sau :

68
Bảng 5.4: Thông số bình trung gian lựa chọn được

Bình Kích thước mm Diện tích bề mặt Khối


ống soắn, Thể tích bình
trung lượng
DxS D H , m3
gian m2 kg

60ПC3 600 x 8 150 280 4,3 0,67 570


0

f) Bình chứa cao áp


Bình chứa cao áp vừa dùng để chứa môi chất lỏng sau bình ngưng ,vừa dự trữ
lỏng để cấp ổn định liên tục cho các dàn bay hơi,vừa để giải phóng bề mặt trao đổi
nhiệt của bình ngưng. Hệ thống không dùng bơm cấp môi chất nên cấp lỏng từ trên
xuống. Sức chứa bình chứa cao áp tính theo công thức :

VCA = 0,6 .1,2.VBH = 0,72.VBH

Trong đó :

VCA – Thể tích bình chứa cao áp

VBH – Tổng thể tích hệ thống bay hơi

1,2 – hệ số an toàn

* Tính với các buồng bảo quản đông:


Theo tính toán phần thiết bị bay hơi ở trên ta có thể tích chứa NH 3 của dàn bay hơi
của các phòng là 190,5 l = 0,1905 m3.
Theo công thức trên ta có: VCA = 0,72.Vd = 0,72.0,1905 = 0,137 m3 .
* Tính với cho buồng bảo quản lạnh :
Theo tính toán phần thiết bị bay hơi ở trên ta có thể tích chứa NH 3 của dàn bay hơi
của phòng là 21,8 l = 0,0218 m3 .
Theo công thức trên ta có: VCA = 0,72.Vd = 0,72.0,0218 = 0,016 m3

69
* Tính với buồng kết đông kết đông :
Theo tính toán phần thiết bị bay hơi ở trên ta có thể tích chứa NH 3 của dàn bay
hơi của phòng là: 108 l = 0,108 m3 .

Theo công thức trên ta có: VCA = 0,72.Vd = 0,72.0,108 = 0,078 m3

Theo bảng 8-17: ta chọn bình chứa cao áp nằm ngang.

ΣVCA = VCABQD + VCABQL + VCABKD


= 0,137+ 0,016 + 0,078 = 0,231 m3
Chọn một bình chứa cao áp cho cả hệ thống kho lạnh với các thông số như bảng
sau:

Bảng 5.5: Thông số bình chứa cao áp của kho lạnh:

Loại bình Kích thước,mm Dung tích, Khối


DxS L H m3 lượng, kg

0,4PB 426 x 10 3620 570 0,4 410

g) Bình chứa tuần hoàn


Bình chứa tuần hoàn lắp đặt phía hạ áp trong hệ thống có bơm tuần hoàn , dùng
để chứa lỏng hạ áp trước khi bơm lên các dàn. Sức chứa không nhỏ hơn 30% toàn bộ
thể tích môi chất lạnh trong các dàn bay hơi. Chọn bình chứa tuần hoàn đặt đứng.
Thể tích bình tuần hoàn được tính theo bảng 8-16 tài liệu [1]
VTH = ( Vdt.k1 + Vdq.k2 ).k3.k4.k5.k6.k7, m3 ( 5.2 )

Trong đó :

Vdt – thể tích dàn tĩnh ( không sử dụng )

Vdq – thể tích dàn quạt

Hệ thống không có bơm

k2 – Sự điền đầy dàn quạt lấy k2 = 0,7

70
k3 – Lượng lỏng tràn khỏi dàn , k3 = 0,3

k4 – Sức chứa ống góp và đường ống , k4 = 1,1

k5 – Sự điền đầy lỏng khi bình chứa làm việc để đảm bảo bơm hoạt động , k 5
= 1,2

k6 – Mức lỏng cho phép trong bình chứa đặt đứng , k6 = 1,45

k7 – hệ số an toàn , k7 = 1,2

Bảng 5.6: Thông số của bình chứa tuần hoàn

Thể tích bình chứa


Buồng Thể tích các dàn, m3
tuần hoàn, m3

BQL 0,016 0,0077


BQĐ 0,137 0,0663
BKĐ 0,078 0,0378

h) Bình thu hồi


Bình chứa thu hồi dùng để chứa chất lỏng xả ra từ các dàn bay hơi khi tiến hành
phá băng hơi nóng. Chọn bình chứa thu hồi nằm ngang.
Theo công thức 8-16 tài liệu [1] có:
VT= 1.5 Vdq = 1.5 . 0,231 = 0.347 m3
i) Các thiết bị khác
Van một chiều: theo quy định an toàn trong các máy lạnh phải lắp van một chiều
trên đường đẩy của mỗi máy nén, ngoài ra còn lắp van một chiều chung cho toàn bộ hệ
thống ngay trước thiết bị ngưng tụ .

71
Van an toàn: chỉ khác van một chiều ở chỗ hiệu áp suất ở đầu vào và đầu ra phải
đạt những chỉ số nhất định thì van mới mở, van an toàn được bố trí ở trên những thiết
bị có áp suất cao và chứa nhiều môi chất lỏng như thiết bị ngưng tụ , bình chứa … để
đề phòng áp suất vượt quá mức quy định .
Áp kế : dùng để đo áp suất của môi chất trong đường ống ,thiết bị áp kế được lắp
trên đường hútvà đường đẩy của máy nén, trên bình ngưng bình chứa .

72
PHỤ LỤC
Phụ lục I

73
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Đức Lợi. Hướng dẫn thiết kế hệ thống lạnh. Nhà xuất bản Khoa Học và Kĩ
Thuật. Hà Nội năm 2011.

2. Nguyễn Đức Lợi. Máy và thiết bị lạnh. Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. Hà Nội
năm 2014.

74

You might also like