You are on page 1of 142

LỜI CÁM ƠN

Trong suốt quá trình thực hiện đồ án, em đã nhận được sự giúp đỡ và chỉ dạy nhiệt
tình của Thầy Cô trong bộ môn Công nghệ Hóa học cho em những kiến thức đầy hữu
ích, tạo nền tảng vững vàng để em có thể hoàn thành tốt học phần đồ án này. Em xin gửi
lời cảm ơn chân thành đến quý Thầy Cô!

Em xin gửi lời cảm ơn Cô Đặng Huỳnh Giao đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ, và
luôn tạo điều kiện để em hoàn thành tốt đồ án. Những dạy bảo, đóng góp, sửa chữa quý
báu của Cô cho bài báo cáo của em từ bài word đến các bản vẽ được hoàn thiện hơn,
nhờ đó em học hỏi thêm được nhiều kinh nghiệm trong giải quyết vấn đề trong công
việc sau này. Em xin gửi lời tri ân sâu sắc nhất đến Cô!

Em xin gửi lời cảm ơn đến quý Thầy, Cô trong hội đồng đã dành thờ gian quý báu
của mình để đọc và đưa ra những nhận xét đánh giá cho bài báo cáo của em.

Ngoài ra, em xin cảm ơn sự giúp đỡ, quan tâm, chia sẻ của các anh chị khóa trước
và các bạn trong lớp CNKTHH K43 làm cho đồ án càng hoàn thiện hơn. Em xin gửi lời
cảm ơn đến các anh, chị và các bạn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Phương Uyên

Trang i
MỤC LỤC

LỜI CÁM ƠN ...................................................................................................................i

MỤC LỤC ...................................................................................................................... ii

DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................... vii

DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... viii

LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN ......................................................................................2

1.1. Tổng quan về nguyên liệu .........................................................................2

1.1.1. Nguồn gốc và sự phát triển của cây mía ..............................................2

1.1.2. Hình thái và phân loại mía đường ........................................................2

1.1.3. Thành phần và ứng dụng mía đường ....................................................5

1.2. Khái quát về cô đặc....................................................................................7

1.2.1. Bản chất và ý nghĩa quá trình bốc hơi- cô đặc .....................................7

1.2.2. Các phương pháp cô đặc ......................................................................8

1.2.3. Các thiết bị và chi tiết trong hệ thống cô đặc .......................................9

1.2.4. Lựa chọn thiết bị cô đặc dung dịch mía đường ..................................10

CHƯƠNG 2 SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ THIẾT BỊ CÔ ĐẶC HAI NỒI


LIÊN TỤC 11

CHƯƠNG 3 TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ THIẾT BỊ CÔ ĐẶC HAI NỒI LIÊN TỤC
14

3.1. Cân bằng vật chất và năng lượng ............................................................14

3.1.1. Cân bằng vật chất ...............................................................................14

a. Lượng hơi thứ bốc lên ...........................................................................14

b. Xác định nồng độ từng nồi ...................................................................15

Trang ii
3.1.2. Cân bằng nhiệt lượng .........................................................................15

a. Xác định áp suất và nhiệt độ từng nồi...................................................15

b. Xác định nhiệt độ tổn thất .....................................................................16

c. Hiệu số nhiệt độ hữu ích và nhiệt độ sôi từng nồi ................................19

d. Cân bằng nhiệt lượng ............................................................................20

3.1.3. Kiểm tra lại giả thiết phân bố hơi thứ ở các nồi .................................22

3.2. Tính toán kích thước thiết bị chính..........................................................23

3.2.1. Tính bề mặt truyền nhiệt của buồng đốt .............................................23

a. Nhiệt lượng do hơi đốt cung cấp...........................................................23

b. Hệ số truyền nhiệt K của mỗi nồi .........................................................23

3.2.2. Hiệu số nhiệt độ hữu ích mỗi nồi .......................................................28

3.2.3. Diện tích bề mặt truyền nhiệt mỗi nồi ................................................28

3.3. Tính kích thước thiết bị cô đặc ................................................................29

3.3.1. Buồng đốt ...........................................................................................29

a. Xác định số ống truyền nhiệt ................................................................29

b. Đường kính ống tuần hoàn trung tâm ...................................................29

c. Đường kính trong buồng đốt .................................................................30

d. Kiểm tra lại bề mặt truyền nhiệt ...........................................................30

3.3.2. Buồng bốc ...........................................................................................31

3.3.3. Kích thước các ống dẫn ......................................................................32

a. Đường kính ống dẫn hơi đốt .................................................................32

b. Đường kính các ống dẫn hơi thứ ..........................................................33

c. Đường kính ống nhập liệu vào nồi cô đặc ............................................34

d. Dường kính ống tháo liệu ra khỏi nồi cô đặc .......................................35

e. Đường kính ống dẫn tháo nước ngưng .................................................36

Trang iii
f. Đường kính ống dẫn khí không ngưng ..................................................37

3.4. Tính bền cơ khí cho các chi tiết của thiết bị cô đặc.................................37

3.4.1. Bề dày buồng đốt ................................................................................38

a. Sơ lược về cấu tạo .................................................................................38

b. Nồi I ......................................................................................................38

c. Nồi II .....................................................................................................41

3.4.2. Bề dày buồng bốc ...............................................................................47

a. Sơ lược về cấu tạo .................................................................................47

b. Nồi 1 .....................................................................................................47

c. Nồi II .....................................................................................................52

3.4.3. Bề dày nắp thiết bị ..............................................................................58

a. Sơ lược về cấu tạo: ................................................................................58

b. Nồi I ......................................................................................................58

c. Nồi II .....................................................................................................60

3.4.4. Bề dày đáy thiết bị ..............................................................................62

a. Sơ lược về cấu tạo: ................................................................................62

b.Nồi I .......................................................................................................63

c. Nồi II .....................................................................................................68

3.4.5. Lựạ chọn mặt bích ..............................................................................74

a. Nồi I ......................................................................................................75

b. Nồi II .....................................................................................................77

c. Mặt bích nối các bộ phận của thiết bị và ống dẫn.................................79

3.4.6. Tính vỉ ống .........................................................................................80

a. Nồi I ......................................................................................................80

b. Nồi II .....................................................................................................84

Trang iv
3.4.7. Tính khối lượng và tai treo .................................................................88

a. Khối lượng buồng bốc ..........................................................................89

b. Khối lượng buồng đốt ...........................................................................90

c. Khối lượng phần nón cụt giữa buồng bốc và buồng đốt .......................91

d. Khối lượng đáy nón ..............................................................................91

e. Khối lượng nắp elip ..............................................................................92

f. Khối lượng ống truyền nhiệt và ống tuần hoàn trung tâm ....................92

g. Khối lượng vỉ ống .................................................................................93

h. Khối lượng bulong, đai ốc ....................................................................94

i. Khối lượng dung dịch khi chứa đầy trong thiết bị.................................96

3.4.8. Chọn kính quan sát và cửa vệ sinh ...................................................100

CHƯƠNG 4 THIẾT BỊ PHỤ ................................................................................102

4.1. Thiết bị ngưng tụ baromet .....................................................................102

4.1.1. Sơ lược về thiết bị ngưng tụ baromet ...............................................102

4.1.2. Tính toán thiết bị ngưng tụ ...............................................................102

a.Lượng nước lạnh tưới vào thiết bị ngưng tụ baromet ..........................102

b.Thể tích không khí và khí không ngưng cần hút ra khỏi thiết bị ngưng tụ
.........................................................................................................................103

c.Các kích thước chủ yếu của thiết bị ngưng tụ baromet .......................103

4.2. Bồn cao vị ..............................................................................................108

4.3. Thiết bị gia nhiệt ....................................................................................110

4.4. Tính bơm................................................................................................116

4.4.1. Bơm chân không...............................................................................116

4.4.2. Bơm đưa nước vào thiết bị ngưng tụ ................................................117

4.4.3. Bơm đưa dung dịch lên bồn cao vị ...................................................120

Trang v
4.4.4. Bơm tháo liệu ...................................................................................124

4.5. Tính cách nhiệt ......................................................................................127

4.5.1. Lớp cách nhiệt cho ống dẫn..............................................................127

4.5.2. Lớp cách nhiệt cho thân thiết bị .......................................................128

CHƯƠNG 5 TÍNH TOÁN GIÁ THÀNH THIẾT BỊ............................................130

CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN ......................................................................................132

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................133

Trang vi
DANH MỤC HÌNH
Hình 2-1 Sơ đồ hệ thống cô đặc mía đường hai nồi liên tục ................................11

Hình 3-1 Lựa chọn mặt bích kiểu 1 ......................................................................75

Hình 3-2 Tai treo...................................................................................................98

Hình 3-3 Tai treo.................................................................................................100

Trang vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1-1 Thành phần hóa học của nước mía trong cây mía [2] .............................5

Bảng 3-1 Nhiệt độ và áp suất nồi I, nồi II và thiết bị ngưng tụ ............................16

Bảng 3-2 Tổn thất nhiệt do nồng độ tăng cao .......................................................17

Bảng 3-3 Tổn thất nhiệt độ do áp suất thủy tĩnh...................................................18

Bảng 3-4 Các thông số năng lượng.......................................................................21

Bảng 3-5 Thông số tính nhiệt tải riêng phía hơi đốt cung cấp cho thành thiết bị 24

Bảng 3-6 Bảng nhiệt tải riêng phía dung dịch sôi ................................................27

Bảng 3-7 Kết quả tính toán đường kính các loại ống dẫn ...................................37

Bảng 3-8 Mặt bích giữa buồng bốc và buồng đốt ................................................76

Bảng 3-9 Mặt bích giữa buồng đốt và đáy............................................................76

Bảng 3-10 Mặt bích nối buồng bốc và nắp ...........................................................77

Bảng 3-11 Mặt bích giữa buồng bốc và buồng đốt ..............................................77

Bảng 3-12 Mặt bích giữa buồng đốt và đáy .........................................................78

Bảng 3-13 Mặt bích nối buồng bốc và nắp ...........................................................79

Bảng 3-14 Mặt bích nối các bộ phận của thiết bị và ống dẫn...............................79

Bảng 3-15 Tổng hợp các thông số đã tính toán khối lượng..................................96

Bảng 3-16 Tai treo thiết bị thẳng đứng .................................................................97

Bảng 3-17 Tấm lót tai treo ....................................................................................98

Bảng 3-18 Tai treo thiết bị thẳng đứng .................................................................99

Bảng 3-19 Tấm lót tai treo ..................................................................................100

Bảng 4-1 Các hệ số trở lực cục bộ ......................................................................109

Bảng 4-2 Các thông số vật lý của dung dịch ở t2tb và Tv2 ................................113

Bảng 4-3 Các hệ số trở lực cục bộ của bơm đưa nước vào thiết bị ngưng tụ.....119

Bảng 4-4 Các hệ số trở lực cục bộ của bơm đưa dung dịch lên bồn cao vị .......122

Trang viii
Bảng 4-5 Các hệ số trở lực cục bộ của bơm tháo liệu ........................................125

Bảng 5-1 Giá thành vật liệu và gia công.............................................................130

Trang ix
LỜI MỞ ĐẦU
Công nghệ mía đường là một ngành công nghiệp lâu đời ở nước ta. Đường có ý
nghĩa quan trọng đối với dinh dưỡng của cơ thể con người và còn là nguyên liệu cho các
ngành công nghiệp hiện nay như bánh, kẹo, sữa, dược phẩm... Với nhu cầu thị trường
nước ta hiện nay, mía đường không còn là một ngành đơn lẻ mà đã trở thành một hệ
thống liên hiệp các ngành có quan hệ chặt chẽ với nhau.

Vấn đề quan trọng được đặt ra là hiệu quả sản xuất nhằm đảm bảo thu hồi đường
với hiệu xuất cao. Vì vậy, việc cải tiến sản xuất, nâng cao, mở rộng nhà máy, đổi mới
dây chuyền thiết bị công nghệ, tăng hiệu quả các quá trình là hết sức cần thiết. Trong
đó, thiết bị cô đặc là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu suất sản phẩm
trong hệ thống sản xuất. Nhiệm vụ của quá trình cô đặc mía đường là đưa nước mía từ
11-15oBx đến mật chè có nồng độ 60-65oBx. Hiện nay có rất nhiều loại thiết bị cô đặc,
có thể dùng một nồi hay nhiều nồi, làm việc trong điều kiện gián đoạn hay liên tục...
những yếu tố trên tùy vào điều kiện làm việc để mang lại hiệu quả cao. Trong đó, sử
dụng thiết bị cô đặc chân không, nhiều nồi, liên tục sẽ giúp hạ thấp nhiệt độ sôi của dung
dịch để giữ được chất lượng sản phẩm và các thành phần quý đồng thời giúp sử dụng
tiết kiệm lượng hơi thứ của nồi trước làm hơi đốt cho nồi sau. Chính vì vậy, đề tài “
Thiết kế kế hệ thống cô đặc mía đường hai nồi xuôi chiều liên tục với năng suất
nhập liệu 4600 kg.h-1 ” đã được thiết kế thực hiện với áp suất chân không vì nhiều ưu
điểm như cấu tạo đơn giản, dễ vận hành và sữa chữa.

Trang 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về nguyên liệu
1.1.1. Nguồn gốc và sự phát triển của cây mía
Cây mía xuất hiện từ một loại cây sậy hoang dại đã trở thành một trong những cây
công nghiệp quan trọng trên thế giới [1]. Khoảng năm 398, người Ấn Độ và Trung Quốc
đã biết đến biến mật thành tinh thể với công nghệ đơn giản [2]. Dần dần kỹ thuật sản
xuất đường phát triển sang các nước khác như: Ba Tư, Italia, Bồ Đào Nha, Đức, Anh,
Pháp,… Đồng thời đã mở ra ngành công nghiệp mới là công nghiệp luyện đường. Đến
thế kỷ 16 nhiều nhà máy luyện đường đã mọc lên ở Anh, Đức, Pháp [2]. Ngày nay mới
sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và kỹ thuật, ngành mía đường được cơ khí hóa toàn
bộ công nghệ sản xuất với quy trình liên tục và tự động hóa hoàn toàn nhằm thúc đẩy sự
gia tăng sản lượng trên thế giới [3].

Ở nước ta cây mía xuất hiện vào thế kỷ 14, vùng trồng mía chủ yếu hiện nay của
miền Bắc bao gồm các tỉnh Lạng Sơn, Hà Nam, Hải Hưng và một phần ở Hà Bắc, Vĩnh
Phúc. Mía được trồng ở ven các con sông chính: hạ lưu sông Hồng, sông Châu Giang,
sông Đáy, sông Thái Bình… Ở miền Trung, cây mía được trồng nhiều ở các tỉnh Phú
Yên, Khánh Hòa, Tây Nguyên. Ở miền Nam, mía được trồng nhiều ở các tỉnh Tây Ninh,
Đồng Nai và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long [2].

1.1.2. Hình thái và phân loại mía đường


- Cây mía gồm 3 phần chủ yếu: rễ, thân, lá. Nắm rõ đặc điểm của từng thành phần
giúp cho việc kiểm soát chất lượng nguồn nguyên liệu và đảm bảo hiệu quả thu hồi
đường.
• Rễ mía: thuộc loại rễ chùm, có tác dụng giữ cho mía đứng, hút nước và
các chất dinh dưỡng từ đất để nuôi cây mía. Một khóm mía có thể có 500-2000 rễ, trọng
lượng chiếm 0,855% trọng lượng cây mía, thường tập trung ở độ sâu 0,3-0,4m, cá biệt
có thể tới 1-1,5m [1].
• Thân mía: hình trụ đứng hoặc hơi cong, tùy theo giống mà màu sắc khác
nhau như: vàng nhạt, màu tím đậm… Trên vỏ mía có một lớp phấn trắng bao bọc. Thân
mía chia làm nhiều dóng, mỗi dóng mía dài khoảng 0,05-0,304m (tùy theo giống mía và
thời kỳ sinh trưởng). Giữa 2 dóng mía là đốt mía, đốt mía bao gồm đai sinh trưởng, đai

Trang 2
Chương 1 Tổng quan CBHD: TS. Đặng Huỳnh Giao

rễ, đai phấn mầm và sẹo lá. Thông thường, mía phát triển theo chiều cao từ 2,43-2,35
m/năm hay 2-3 dóng/tháng [1].
• Lá mía: làm nhiệm vụ quang hợp nước, CO2 và các chất dinh dưỡng để
biến thành gluxit, các chất tổng hợp có chuỗi nitơ và là bộ phận thở và thoát ẩm của cây
mía. Lá mọc từ chân đốt mía thành hàng so le hoặc theo đường vòng trên thân cây. Lá
mía màu xanh (với một số giống cá biệt có thêm màu vàng hoặc tím), mép lá có hình
răng cưa, mặt ngoài phần lớn có lớp phấn mỏng và lông bám. Tùy thuộc vào giống mía,
lá có chiều dài 0,91-1,52m, chiều rộng 0,01-0,30m [1].
- Cây mía thuộc họ Hòa thảo, giống Saccharum. Các giống mía thuần chủng thuộc
3 nhóm chính [3]:
• Nhóm Saccharum officiarum: là giống thường gặp, bao gồm phần lớn các
chủng đang được trồng phổ biến trên thế giới.
• Nhóm Saccharum vioceum: lá có màu tím, cây ngắn, cứng, không trổ cờ.
• Nhóm Saccharum simense: cây nhỏ, cứng, thân màu vàng pha nâu nhạt,
trồng từ lâu ở Trung Quốc.

Riêng ở Đồng bằng Sông Cửu Long, các giống đã và đang được trồng phổ biến
bao gồm:

• Giống Camus (mía mít):

Nguồn gốc: được lai giữa giống Oramboc và Q.813 của Úc, nhập vào Việt Nam từ
năm 1965. Hiện được trồng phổ biến ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ.

Đặc điểm: thân cây to, mọc thẳng, lóng hình trống lồi, màu tím xám, vỏ hơi mốc
trắng, không hoặc ít trổ cờ, chín sớm (khoảng 11-12 tháng, có khi chỉ cần 9-10 tháng
sau khi trồng), năng suất 80-100 tấn/ha.

• Giống Hà Lan tím:

Còn được gọi là giống CO.175 được lai giữa giống POJ.2878 và giống CO.331
của Ấn Độ, nhập vào các tỉnh phía Nam năm 1963.

Đặc điểm: thân to, đường kính thân lớn 3cm, mọc thẳng, lóng hình trụ, màu tím,
chín muộn (16 tháng), ít trổ cờ, năng suất từ 80-100 tấn/ha.

• Giống ROC.1 (Republic of China):

SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Trang 3


Chương 1 Tổng quan CBHD: TS. Đặng Huỳnh Giao

Nguồn gốc: được lai tạo từ giống F146 và CP 58-48 của Viện nghiên cứu mía
đường Đài Loan.

Đặc điểm: thân to, màu xanh nhạt đến xanh vàng, trổ cờ nhiều. Khi chín sớm hàm
lượng đường sacaroza đạt 14%, khi chín muộn hàm lượng sacaroza đạt 17%, năng suất
90-135 tấn/ha.

• Giống ROC 10:

Nguồn gốc: có cùng nguồn gốc với ROC 1, được lai tạo từ ROC 5 và F152.

Đặc điểm: thân to, mía trồng trong bóng râm có màu xanh nhạt, mía trồng nắng
ngoài có màu xanh táo, vỏ cứng, không trổ cờ, chín sớm, hàm lượng đường từ 12-14%,
năng suất 97.5-100 tấn/ha.

• Giống Quế Đường 11 (QĐ.11):

Nguồn gốc: được nhập từ vùng Quế Lâm, Quảng Tây, Trung Quốc.

Đặc điểm: thân to, cây trồng phần gốc có màu tím nhạt, phần ngọn có màu tím
hồng, không trổ cờ, có thời gian mọc từ 11-12 tháng, hàm lượng sacaroza khoảng 13-
18%, năng suất 150 tấn/ha.

• Giống Quế Đường 13 (QĐ 13):

Cùng nguồn gốc với QĐ 11, được nhập vào Việt Nam năm 1990.

Đặc điểm: thân cây tốt, to, khỏe hơn giống QĐ 11; QĐ 13 không trổ cờ, năng suất
150-180 tấn/ha.

• Giống Colombia 1 (CC1):

Nguồn gốc: từ Trung Quốc lai tạo Sapec (Colombia), nhập vào Việt Nam năm
1993.

Đặc điểm: giống chín sớm 11-12 tháng, cây to trung bình, không trổ cờ, năng suất
150-180 tấn/ha.

• Giống Colombia 3 (CC3):

Nguồn gốc: có cùng nguồn gốc với CC1.

SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Trang 4


Chương 1 Tổng quan CBHD: TS. Đặng Huỳnh Giao

Đặc điểm: dóng to dài, ít trổ cờ, chín sớm (10-11 tháng), từ 9-10 tháng độ Brix có
thể đạt 23Bx.

1.1.3. Thành phần và ứng dụng mía đường


- Thành phần hóa học của mía thay đổi tùy theo điều kiện đất đai, phương pháp
canh tác, loại, giống mía,… Thành phần chủ yếu trong mía bao gồm đường, nước, xơ
và một phần nhỏ một số chất như chất chứa nitơ, chất vô cơ,… [3]. Phần trăm của các
thành phần này được thể hiện trong bảng 1-1.

Bảng 1-1 Thành phần hóa học của nước mía trong cây mía [2]

Nhóm Thành phần %


Đường Sacaroza 12,0
Glucoza 0,90
Fructoza 0,50
Xơ Xenluloza 5,50
Pentozan 2,0
Chất keo 0,5
Linhin 2,0
Chất chứa N2 Anbumin 0,12
Amit 0,07
Axit amin 0,21
Axit nitric 0,01
NH3 Vết
Xantin Vết
Chất béo và sáp Pectin 0,20
Axit tự do (suxinic, malic) 0,08
Axit kết hợp (suxinic, malic) 0,12
Chất vô cơ SiO2 0,25
K2 O 0,12
Na2O 0,01
CaO 0,02
MgO 0,01

SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Trang 5


Chương 1 Tổng quan CBHD: TS. Đặng Huỳnh Giao

Fe2O3 Vết
P2O5 0,07
SO3 0,02
Cl Vết
Nước 74,5
Trong cây mía, đường sacaroza là thành phần chính và quan trọng nhất, hiệu suất
thu hồi đường sẽ phụ thuộc vào quá trình chuyển hóa và biến đổi của sacaroza trong các
công đoạn xử lý trong quy trình sản xuất [3].

- Biến đổi của dung dịch mía đường trong quá trình cô đặc

Dưới tác dụng của nhiệt độ, sacaroza có thể bị chuyển hóa thành glucoza và
fructoza. Khi nhiệt độ tăng 10℃ thì tốc độ chuyển hóa tăng 2-3 lần. Ngoài ra, trong điều
kiện nhiệt độ cao đường sacaroza bị mất nước tạo thành caramen được coi như hợp chất
humin (C12H8O4)n. Đó là sự polyme hóa ở mức độ khác nhau của β-anhidrit [1].

Các hợp chất màu đã chứa sẵn trong cây mía. Khi ép mía những nhân tố này hòa
lẫn vào nước mía. Ngoài ra, trong quá trình sản xuất, sản sinh một số chất màu mới do
kết quả phản ứng hóa học giữ các chất không đường và tùy hàm lượng rất nhỏ nhưng
cường độ màu ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng nước mía và ngoại hình của đường
cát trắng [1].

▪ Chất màu có trong cây mía:


Diệp lục tố có trong bản thân cây mía gồm diệp lục tố a (C55H72O5N4Mg) và
diệp lục tố b (C55H70O4N4Mg), xantophin (C40H55O2) và carotene (C40H56),… Trong
nước mía chúng hỗn hợp với các loại chất béo mà tồn tại phân tán thành những hạt
huyền phù. Khi gia nhiệt nước mía cùng ngưng kết với anbumin. Chúng cùng với các
loại vật chất nổi khác ngưng kết. Trong sản xuất đường, nếu xử lý làm sạch tốt, phần
lớn bị loại và đi vào nước bùn. Nếu làm sạch không tốt, nước mía bị đục, có một phần
cùng các loại chất béo khác phân tán trong nước mía, ảnh hưởng không tốt đến sản xuất
[2].
▪ Chất màu mới sinh ra trong quá trình sản xuất đường:
Trong tổ chức tế bào mía, có rất nhiều chất không màu, nhưng cùng các hợp
chất khác kết hợp, sau khi phản ứng hoặc phân hủy tạo thành chất màu, chủ yếu là

SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Trang 6


Chương 1 Tổng quan CBHD: TS. Đặng Huỳnh Giao

polyphenol, hợp chất amin và caramen đường. Polyphenol kết hợp sắt tạo thành hợp
chất màu nâu đậm. Axit amin kết hợp với đường khử theo phản ứng Maillard tạo thành
chất màu melanoidin có màu nâu xẩm. Ở nhiệt độ cao khoảng 200℃ đường mất nước
tạo thành dạng keo, chúng là những chất có hại cho sản xuất đường [2].

Đường sacaroza bị chuyển hóa làm giảm sản lượng đường, giảm hiệu suất thu hồi
đường. Đó là một tổn thất rất nghiêm trọng cho công đoạn nấu đường phía sau, do đó
cần có những biện pháp làm giảm hoặc tránh tổn thất đến mức tối thiểu [2].

- Ứng dụng của mía đường:

Đường là loại gia vị không thể thiếu trong cuộc sống của con người, và cũng là
nguồn cung cấp năng lượng hay nguồn cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Trong ngành công nghệ thực phẩm đường được xem là nguyên liệu quan trọng
trong sản xuất nước giải khát, bánh kẹo, hương vị cho nhiều loại thực phẩm đồ hộp khác.

1.2. Khái quát về cô đặc


1.2.1. Bản chất và ý nghĩa quá trình bốc hơi- cô đặc
Cô đặc là quá trình làm tăng nồng độ của chất rắn hòa tan trong dung dịch bằng
cách tách bớt một phần dung môi qua dạng hơi [4].

Quá trình cô đặc thường được tiến hành ở trạng thái sôi, nghĩa là áp suất hơi riêng
phần của dung môi trên mặt dung dịch bằng áp suất làm việc của thiết bị [4].

Quá trình cô đặc được dùng phổ biến trong công nghiệp với mục đích làm tăng
nồng độ các dung dịch loãng, hoặc để tách các chất rắn hòa tan (trường hợp này có kèm
theo quá trình kết tinh), ví dụ cô đặc dung dịch đường, dung dịch xút, dung dịch
muối…[4].

Ngoài ra cô đặc còn có tác dụng bảo quản, hạn chế sự phát triển vi sinh vật.

Trong quá trình bốc hơi, dung môi lỏng (nước) dễ bay hơi sẽ bay khỏi dung dịch,
do đó nồng độ chất khô trong dung dịch tăng lên không ngừng [5].

Quá trình này được dùng không những để làm cô đặc một phần các dung dịch mà
còn để tách các chất rắn ra khỏi dung dịch. Dung môi được tách hoàn toàn ra khỏi dung

SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Trang 7


Chương 1 Tổng quan CBHD: TS. Đặng Huỳnh Giao

dịch và trong trường hợp này, quá trình bốc hơi kèm theo quá trình kết tinh [5]. Ví dụ
trong sản xuất đường, dung dịch được bay hơi đến khi tạo thành tinh thể đường.

1.2.2. Các phương pháp cô đặc


Về cơ bản quá trình cô đặc có hai phương pháp chính được sử dụng là phương
pháp nhiệt và phương pháp lạnh:

Phương pháp nhiệt, dưới tác dụng của nhiệt (do đun nóng) dung môi chuyển từ
trạng thái lỏng sang trạng thái hơi khi áp suất riêng phần của nó bằng áp suất bên ngoài
tác dụng lên mặt thoáng dung dịch (tức là khi dung dịch sôi) [6].

Phương pháp lạnh, khi hạ nhiệt độ đến một mức yêu cầu nào đó thì một cấu tử sẽ
được tách ra dưới dạng tinh thể đơn chất tinh khiết – thường là kết tinh dung môi để
tăng nồng độ chất tan. Tùy theo tính chất của các cấu tử, nhất là kết tinh dung môi và
điều kiện áp suất bên ngoài tác dụng lên dung dịch mà quá trình kết tinh đó có thể xảy
ra ở nhiệt độ cao hay thấp và có khi phải dùng đến máy lạnh [6]. Phân loại thiết bị cô
đặc

Có nhiều cách phân loại khác nhau nhưng tổng quát lại cách phân loại theo đặc
điểm cấu tạo sau đây là dễ dàng và tiêu biểu nhất [6]

Các thiết bị cô đặc được chia làm 6 loại thuộc ba nhóm chủ yếu như sau:

• Nhóm 1: dung dịch được đối lưu tự nhiên (hay tuần hoàn tự nhiên)
▪ Loại I: có buồng đốt trong (đồng trục với buồng bốc); có thể có ống tuần
hoàn trong hay ống tuần hoàn ngoài.
▪ Loại II: có buồng đốt ngoài (không đồng trục với buồng bốc)

Ứng dụng: nhóm 1 chủ yếu dùng để cô đặc các dung dịch khá loãng, độ nhớt thấp,
đảm bảo sự tuần hoàn tự nhiên của dung dịch dễ dàng qua bề mặt truyền nhiệt.

• Nhóm 2: dung dịch đối lưu cưỡng bức (tức tuần hoàn cưỡng bức)
▪ Loại III: có buồng đốt trong, có ống tuần hoàn ngoài;
▪ Loại IV: có buồng đốt ngoài, ống tuần hoàn ngoài;

Ứng dụng: có dùng bơm để đối lưu cưỡng bức dung dịch đạt vận tốc chuyển động
từ 1.5-3.5 m/s tại khu vực bề mặt truyền nhiệt. Ưu điểm chính của nhóm này là tăng

SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Trang 8


Chương 1 Tổng quan CBHD: TS. Đặng Huỳnh Giao

cường hệ số truyền nhiệt k, dung được cho các dung dịch khá đặc sệt, có độ nhớt khá
cao, giảm được sự bám cặn hay kết tinh từng phần trên bề mặt truyền nhiệt.

• Nhóm 3: dung dịch chảy thành màng mỏng


▪ Loại V: màng dung dịch chảy ngược lên, có thể có buồng đốt ngoài hay
trong
▪ Loại VI: màng dung dịch chảy xuôi, có thể có buồng đốt trong hay ngoài

Ứng dụng: nhóm này chỉ cho phép dung dịch chảy dạng màng (màng mỏng hay
màng lỏng-hơi) qua bề mặt truyền nhiệt một lần để tránh sự tác dụng nhiệt độ lâu làm
biến chất một số thành phần của dung dịch (chẳng hạn các dung dịch sinh tố, nước quả
ép, dịch men,…)

1.2.3. Các thiết bị và chi tiết trong hệ thống cô đặc


- Thiết bị chính
• Ống nhập liệu, ống tháo liệu
• Ống tuần hoàn, ống truyền nhiệt
• Buồng đốt, buồng bốc, đáy, nắp
• Các ống dẫn: hơi đốt, hơi thứ, nước ngưng, khí không ngưng
- Thiết bị phụ
• Bể chứa nguyên liệu
• Bể chứa sản phẩm
• Bồn cao vị
• Lưu lượng kế
• Thiết bị gia nhiệt
• Thiết bị ngưng tụ Baromet
• Bơm nguyên liệu vào bồn cao vị
• Bơm nước vào thiết bị ngưng tụ
• Bơm chân không
• Các van
• Thiết bị đo nhiệt độ, áp suất…

SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Trang 9


Chương 1 Tổng quan CBHD: TS. Đặng Huỳnh Giao

1.2.4. Lựa chọn thiết bị cô đặc dung dịch mía đường


Trong đồ án thiết kế thiết bị cô đặc hai nồi liên tục, xuôi chiều, có buồng đốt trong,
ống tuần hoàn trung tâm:

- Ưu điểm:
• Đối với dung dịch chất tan dễ biến tính khi nhiệt độ cao (như dung dịch
đường) thì hệ xuôi chiều sẽ thích hợp hơn vì ở nồi đầu thường có nhiệt độ và áp suất
khá cao hơn so với những nồi sau nên sản phẩm sẽ được hình thành ở nồi có
nhiệt độ thấp hơn.
• Nhờ sự chênh lệch áp suất hay nhiệt độ giữa các nồi, dung dịch sẽ tự
chuyển động từ nồi này sang nồi kia
• Sử dụng hệ thống hai nồi liên tục xuôi chiều có thể sử dụng hợp lý lượng
hơi bằng cách dùng hơi thứ của nồi trước làm hơi đốt của nồi sau. Nhiệt độ của dung
dịch và áp suất giảm dần từ nồi trước ra nồi sau, do đó nhiệt của dung dịch ở nồi cuối
cùng sẽ giảm.
• Có thêm ống tuần hoàn trung tâm giúp dung dịch dễ tuần hoàn hơn
- Nhược điểm: Tuy nhiên với phương pháp cô đặc xuôi chiều có nhược điểm là
nhiệt độ các nồi sau giảm dần, độ nhớt dung dịch tăng dần, do nồng độ của dung dịch
tăng, làm cho hệ số truyền nhiệt giảm dần qua từng nồi.

SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Trang 10


CHƯƠNG 2 SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ THIẾT BỊ CÔ ĐẶC
HAI NỒI LIÊN TỤC

Hình 2-1 Sơ đồ hệ thống cô đặc mía đường hai nồi liên tục

Trong đó:

1. Bồn chứa nguyên liệu 9. Thiết bị ngưng tụ baromet

2. Bơm nhập liệu 10. Bồn chứa sản phẩm

3. Bồn cao vị 11. Bồn chứa nước làm mát

4. Thiết bị gia nhiệt 12. Bơm nước làm mát vào TBNT

5. Nồi cô đặc số I 13. Bồn chứa nước ngưng

6. Nồi hơi 14. Thiết bị phân ly

7. Bơm tháo liệu 15. Bơm chân không

8. Nồi cô đặc số II

Thuyết minh quy trình công nghệ:

Dung dịch mía đường sau khi qua một số công đoạn ép, lọc, tinh chế trước đó có
nồng độ 12% ở nhiệt độ 30℃. Dung dịch nước mía được bơm ly tâm bơm lên thùng cao

Trang 11
Chương 2 Sơ đồ quy trình công nghệ CBHD: TS. Đặng Huỳnh Giao

vị, sau đó vào thiết bị gia nhiệt, qua lưu lượng kế với suất lượng 4600 kg/h.
Quá trình bơm sẽ có sự điều chỉnh lưu lượng cho thích hợp với hệ thống tự động điều
khiển lưu lượng. Thiết bị gia nhiệt được sử dụng là thiết bị gia nhiệt ống chùm dạng
vỏ áo, đặt thẳng đứng, bên trong gồm nhiều ống truyền nhiệt nhỏ được bố trí theo hình
lục giác đều. Các đầu ống này được giữ cố định nhờ các vỉ ống gắn với thân. Dung dịch
được đưa vào cùng chiều dòng hơi để tránh hiện tượng dòng ra bị cháy do tiếp xúc với
nhiệt độ quá cao. Trong thiết bị gia nhiệt có sự trao đổi nhiệt giữa dòng lỏng và dòng
hơi qua vách ống truyền nhiệt, dòng lỏng sẽ được gia nhiệt để đạt đến nhiệt độ sôi trước
khi vào thiết bị cô đặc. Việc gia nhiệt lên nhiệt độ sôi có ý nghĩa lớn cho quá trình diễn
ra lúc sau ở thiết bị cô đặc vì ta sẽ không phải mất thêm năng lượng cho việc gia nhiệt
đến nhiệt độ sôi, ngoài ra còn đảm bảo quá trình truyền nhiệt để bốc hơi ở buồng đốt,
buồng bốc là thật sự hiệu quả. Còn dòng hơi sẽ được ngưng tụ thành lỏng sôi và thoát
ra ngoài. Ở thiết bị gia nhiệt có ống thoát khí không ngưng và ống xã nước ngưng. để
đảm bảo an toàn về áp suất trong thiết bị và quá trình truyền nhiệt có hiệu quả. Tại thiết
bị gia nhiệt dung dịch được gia nhiệt đến gần nhiệt độ sôi của nồi 1, dung dịch sau đó
được đưa vào nồi cô đặc I.

Sử dụng thiết bị cô đặc có buồng đốt trong, phần dưới của thiết bị là buồng đốt,
gồm các ống truyền nhiệt và một ống tuần hoàn trung tâm. Trong đó hơi đốt (hơi nước
bão hòa) sẽ ngưng tụ bên ngoài ống và nhã nhiệt, truyền nhiệt cho dung dịch chuyển
động bên trong ống. Dung dịch chảy trong ống chiều từ trên xuống và nhận nhiệt do hơi
đốt cung cấp để sôi, làm hóa hơi một phần dung môi.

Nguyên tắc hoạt động của dung dịch chảy trong ống tuần hoàn trung tâm: Ống
tuần hoàn trung tâm có đường kính lớn hơn rất nhiều so với các ống truyền nhiệt do đó
tỉ lệ diện tích bề mặt truyền nhiệt trên một đơn vị thể tích dung dịch trong đó sôi ít hơn
(có nhiệt độ thấp hơn) so với dung dịch trong ống truyền nhiệt. Khi đó dung dịch sẽ có
khối lượng riêng lớn hơn và tạo áp lực đẩy dung dịch từ trong ống tuần hoàn sang ống
truyền nhiệt, kết quả là tạo một dòng chuyển động tuần hoàn tự nhiên trong thiết bị: từ
dưới lên trên trong ống truyền nhiệt và từ trên xuống dưới trong ống tuần hoàn trung
tâm.

SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Trang 12


Chương 2 Sơ đồ quy trình công nghệ CBHD: TS. Đặng Huỳnh Giao

Phần phía trên thiết bị là buồng bốc để tách hỗn hợp lỏng- hơi thành hai dòng. Hơi
thứ đi lên phía trên buồng bốc, đến bộ phận tách bọt để tách những giọt lỏng ra khỏi
dòng. Giọt lỏng chảy xuống dưới, hơi thứ tiếp tục đi lên và làm hơi đốt cho nồi cô đặc
II. Dung dịch ở nồi I sau khi đạt nồng độ 20,7% tiếp tục chảy qua nồi cô đặc II để cô
đặc dung dịch lên 60%. Dung dịch sau khi cô đặc đến 60% được bơm ra ngoài theo ống
tháo liệu sản phẩm nồi II vào bể chứa sản phẩm nhờ bơm. Hơi thứ phía trên buồng bốc
nồi II đi vào thiết bị ngưng tụ baromet. Chất làm lạnh là nước được bơm vào ngăn trên
cùng còn dòng hơi thứ được dẫn từ dưới lên. Dòng hơi thứ đi lên gặp nước giải nhiệt để
ngưng tụ thành lỏng và chảy xuống dưới bồn chứa qua ống baromet. Khí không ngưng
tiếp tục đi lên trên, được dẫn qua thiết bị phân ly rồi được bơm chân không hút ra ngoài.
Khi hơi thứ ngưng tụ thành lỏng thì thể tích của hơi giảm làm áp suất trong thiết bị
ngưng tụ giảm. Vì vậy thiết bị baromet là thiết bị ổn định, duy trì áp suất trong hệ thống.
Thiết bị làm việc ở áp suất khí quyển nên nó phải được lắp đặt ở độ cao cần thiết để
nước ngưng có thể tự chảy ra ngoài mà không cần bơm. Thiết bị phân ly có một vách
ngăn với nhiệm vụ tách những giọt lỏng bị lôi cuốn theo dòng khí không ngưng để đưa
về bồn chứa nước ngưng.

SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Trang 13


CHƯƠNG 3 TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ THIẾT BỊ CÔ ĐẶC HAI NỒI
LIÊN TỤC
DỮ LIỆU ĐẦU VÀO:

Dung dịch mía đường

- Nồng độ đầu Xđ= 12%

- Nồng độ cuối Xc=60%

- Gia nhiệt bằng hơi nước bão hòa với áp suất là Phd = 2,3at

- Áp suất ở thiết bị ngưng tụ baromet Pngt = 0,22at

- Nhiệt độ đầu vào tđ = 30oC

3.1. Cân bằng vật chất và năng lượng


3.1.1. Cân bằng vật chất
a. Lượng hơi thứ bốc lên

Lượng hơi thứ bốc lên trong toàn hệ thống

Xđ 12
W=Gđ (1- )=4600.(1- )=3680 kg.h-1
Xc 60

([7], CT III-1, trang 105)

Trong đó:

W: Lượng hơi thứ của hệ thống cô đặc (kg.h-1)

Gđ: Lượng dung dịch nhập liệu (kg.h-1)

Xđ, Xc: Nồng độ đầu và nồng độ cuối của dung dịch (% khối lượng)

Lượng hơi thứ trong từng nồi:

Gọi W1 ,W2 là lượng hơi thứ của nồi 1 và nồi 2 (kg.h-1)

W1
Giả sử tỉ lệ lượng hơi thứ của từng nồi = 1,1  1, 2
W2

([7], trang 105)

Trang 14
Chương 3 Tính toán, thiết kế thiết bị cô đặc CBHD: PGS.TS Đặng Huỳnh Giao

W1
→ Chọn = 1,1
W2

Ta có hệ phương trình:

W1 -1,1W2 =0 W =1927,62 kg.h-1


{ →{ 1
W1 +W2 =3680 W2 =1752,38 kg.h-1

b. Xác định nồng độ từng nồi

Gc: khối lượng dung dịch sau khi cô đặc:

Gđ.Xđ=Gc.Xc

Gđ .Xđ 4600.12
Gc = = =920 kg.h-1
Xc 60

Vậy:

Nồng độ cuối của dung dịch ra khỏi nồi I:

Gđ .Xđ 4600.0,12
X1c = = =0,207=20,7%
Gđ -W1 4600-1927,62

Nồng độ cuối của dung dịch ra khỏi nồi II:

Gđ .Xđ 4600.0,12
X2c = = =0,6=60%
Gđ -W1 -W2 4600-1927,62-1752,38

3.1.2. Cân bằng nhiệt lượng


a. Xác định áp suất và nhiệt độ từng nồi

Áp suất hơi ngưng tụ là: Pngt= 0,22 at

→ Nhiệt độ ở thiết bị ngưng tụ: tngt= 61,63℃ ([8], bảng I.250, trang 312)

Áp suất hơi đốt cho nồi 1 là: Phđ= 2,3 at

→Nhiệt độ hơi đốt nồi 1: thđ= 123,6℃ ([8], bảng I.250, trang 313)

Hiệu số áp suất cho cả hệ thống

∆Pt =P1 -Pngt =2,3-0,22=2,08 at

Chọn tỷ số hiệu số áp suất cho các nồi như sau:

SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Trang 15


Chương 3 Tính toán, thiết kế thiết bị cô đặc CBHD: PGS.TS Đặng Huỳnh Giao

∆P1
=1,95
∆P2

([7], trang 106)

Ta có hệ phương trình:

∆P1 +∆P2 =2,08 ∆P =1,37 at


{ →{ 1
∆P1 -1,95∆P2 =0 ∆P2 =0,69 at

Mà ∆P1 =P1 -P2 , ∆P2 =P2 -Pngt

→ P2 = P1- P1 = 2,3 – 1,37= 0,93 at

→ Phđ2 = 0,93 at ([8], bảng I.251, trang 314)

Với: P1, P2 là áp suất hơi đốt nồi I, nồi II (at)

Pngt là áp suất tại thiết bị ngưng tụ (at)

P1 và P2 : hiệu số áp suất nồi I so với nồi II và nồi II so với thiết bị
ngưng tụ

tht1 =thđ2 +1
Ta có { t =t +1
ht2 ngt

Bảng 3-1 Nhiệt độ và áp suất nồi I, nồi II và thiết bị ngưng tụ

Nồi I Nồi II Tháp ngưng tụ


Loại Áp suất Nhiệt độ Áp suất Nhiệt Áp suất Nhiệt
(at) (oC) (at) độ (oC) (at) độ (oC)
Hơi đốt 2,3 124,02 0,93 96,99
0,22 61.63
Hơi thứ 0,96 97,99 0,23 62,63
b. Xác định nhiệt độ tổn thất

• Tổn thất nhiệt độ do nồng độ tăng cao ’


Theo công thức Tisenco, ta có:

2
(Tm +273)
∆ =∆'0 .f=∆'0 .16,2.
'
r

SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Trang 16


Chương 3 Tính toán, thiết kế thiết bị cô đặc CBHD: PGS.TS Đặng Huỳnh Giao

([7], CT III-5. Trang 106)

Trong đó:

+∆'0 : tổn thất nhiệt do nhiệt độ sôi của dung dịch cao hơn của dung môi

([4], hình VI.2, trang 60)

+Tm : nhiệt độ sôi của nước ở áp suất làm việc (nhiệt độ hơi thứ) (°C)

+ r : ẩn nhiệt hóa hơi của dung môi ở áp suất làm việc (J.kg-1)

([8], bảng I.251, trang 314)

+ f: hệ số hiệu chỉnh

([4], CT VI.11, trang 59)

Bảng 3-2 Tổn thất nhiệt do nồng độ tăng cao

Nồi Xc (%) r (J.kg-1) t’ (oC) ’0 (oC) ’ (oC) ∑ ′(oC)


1 20,7 2265226 97,99 0,52 0,512
2,795
2 60 2350746 62,63 2,94 2,283

• Tổn thất nhiệt độ do áp suất thủy tĩnh "

Áp suất hơi thứ dung dịch thay đổi theo chiều sâu của dung dịch: ở trên bề mặt
dung dịch thì bằng áp suất hơi trong buồng bốc, còn ở đáy thì bằng áp suất trên bề mặt
cộng với áp suất thủy tĩnh của cột dung dịch kể từ đáy ống. Trong tính toán ta thường
tính theo áp suất trung bình của dung dịch.

Ptb = P’ +P ([4], CT VI.12, trang 60)


h2
Với P= (h1 + ) .ρs .g
2

1
ρs = .ρ
2
Trong đó:

- P’: áp suất trên bề mặt dung dịch (bằng áp suất hơi thứ) (N.m2)

- h1: chiều cao lớp dung dịch sôi từ miệng trên của ống truyền nhiệt đến mặt thoáng
của dung dịch, m. Chọn h1 = 0,5m

SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Trang 17


Chương 3 Tính toán, thiết kế thiết bị cô đặc CBHD: PGS.TS Đặng Huỳnh Giao

- H: chiều cao của ống truyền nhiệt. Chọn H= 2m

- s: khối lượng riêng của dung dịch ở nhiệt độ sôi (kg.m-3)

- : khối lượng riêng của dung dịch (kg.m-3)

- g: gia tốc trọng trường (m.s-2)

- Nồi I: Ptb1 =P' 1 + ∆P1 (at)

2 1
Ptb1 =0,96+ (0,5+ ) . .1090,48.9,81.1,0197.10-5 =1,05 at
2 2

→ Tstb1=100,18oC

- Nồi II: Ptb1 =P' 2 + ∆P2 (at)

2 1
Ptb2 =0,23+ (0,5+ ) . .1288,73.9,81.1,0197.10-5 =0,33 at
2 2

→ Tstb2= 70,15oC

Nhiệt độ tổn thất do áp suất thủy tĩnh ở các nồi:

- Nồi I: ∆''1 =Tstb1 -T' 1 =100,18-97,99=2,191

- Nồi I: ∆''2 =Tstb2 -T' 2 =70,248-62,63=7,52

∑ ∆'' =∆''1 + ∆''2 =2,191+7,52=9,72

Bảng 3-3 Tổn thất nhiệt độ do áp suất thủy tĩnh

Xc (%  s ∆'' ∑ ''
T’
khối Ptb (at) Tstb (oC)
(oC) (kg.m-3) -3
(kg.m ) (oC)
lượng) (oC)
Nồi I 20,7 97,99 1090,48 545,24 1,04 100,18 2,191
9,72
Nồi II 60 62,63 1288,73 644,365 0,32 70,15 7,52

: Tra theo nồng độ cuối (Xc) của dung dịch ở mỗi nồi ([8], bảng I.86, trang 58)

Ttb: Tra bảng ([8], bảng I.251, trang 314)

• Tổn thất do trở lực thủy học trên đường ống  '''

Chọn tổn thất nhiệt độ ở mỗi nồi là 1℃. ([7], trang 111)

SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Trang 18


Chương 3 Tính toán, thiết kế thiết bị cô đặc CBHD: PGS.TS Đặng Huỳnh Giao

∆'''1 =∆'''2 =1℃

→ ∑ ∆''' =∆'''1 +∆'''2 =1+1=2℃

• Tổn thất chung trong toàn hệ thống

∑ ∆= ∑ ∆' + ∑ ∆'' + ∑ ∆''' =2,795+9,72+2=14,515℃

c. Hiệu số nhiệt độ hữu ích và nhiệt độ sôi từng nồi

Hiệu số nhiệt độ hữu ích là hiệu số giữa nhiệt độ của hơi đốt và nhiệt độ sôi trung
bình của dung dịch.

• Nhiệt độ sôi
Ts =T' +∆' +∆'' ℃

([7], CT III.10, trang 111)

- Nhiệt độ sôi của dung dịch ở nồi I:

Ts1 =T'1 +∆'1 +∆''1 =97,99+0,512+2,191=100,7℃

- Nhiệt độ sôi của dung dịch ở nồi I:

Ts2 =T'2 +∆'2 +∆''2 =62,63+2,283+7,52=72,44℃

• Hiệu số nhiệt độ hữu ích của mỗi nồi


∆thi =T-Ts ℃

([7], trang 112)

Trong đó:

- T là nhiệt độ hơi đốt ở từng nồi oC

- Ts là nhiệt độ sôi của dung dịch trong từng nồi oC

Nồi I: ∆thi1 =T1 -Ts1 =124,02-100,18=23,32℃

Nồi II: ∆thi2 =T2 -Ts2 =96,99-72,44=24,55 ℃

SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Trang 19


Chương 3 Tính toán, thiết kế thiết bị cô đặc CBHD: PGS.TS Đặng Huỳnh Giao

∑ ∆thi =23,32+24,55=47,87 ℃

d. Cân bằng nhiệt lượng

• Nhiệt dung riêng của dung dịch ở các nồi

C = 4190 - ( 2514 - 7,542 . T ). X J.kg-1 .độ-1

([8], CT I.50, trang 153)

Trong đó:

- T: nhiệt độ của dung dịch (oC)

- X: nồng độ của dung dịch (% khối lượng)

Nhiệt dung riêng ban đầu (X=12%, T=30oC):

C=4190-(2514-7,542.30).0,12=3915,48 J.kg-1 .độ-1

Nhiệt dung riêng ra khỏi nồi I (X=19,3%, T=100,7oC):


Xđ 0,12
X1 =Gđ =4600. =0,21=21%
Gđ -W1 4600-1927,62
C=4190-(2514-7,542 . 100,7).0,21=3821,56 J.kg-1 .độ-1
Nhiệt dung riêng ra khỏi nồi II (X=60%, T=72,44oC):
C=4190-(2514-7,542 . 72,44).0,6=3009,41 J.kg-1 .độ-1
• Lập phương trình cân bằng nhiệt lượng

Phương trình cân bằng nhiệt lượng:

Nồi I: D.i+Gđ .Cđ .Tđ =W1 .i1 +(Gđ -W1 ).C1 .T1 +D.Cng1 .θ1 +Qxq1 (a)

Nồi II: W1 ,i1 +(Gđ -W1 ).C1 .T1 =W2 .i2 +(Gđ -W).C2 .T2 +W1 .Cng2 .θ2 +Qxq2 (b)

([7], trang 113)

Trong đó:

- D: khối lượng hơi đốt cho hệ thống (kg.h-1)

- W1, W2: khối lượng hơi thứ nồi I, nồi II (kg.h-1)

- Gđ: lượng dung dịch ban đầu (kg.h-1)

SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Trang 20


Chương 3 Tính toán, thiết kế thiết bị cô đặc CBHD: PGS.TS Đặng Huỳnh Giao

- Cđ, C1, C2: nhiệt dung riêng ban đầu, ra khỏi nồi I, ra khỏi nồi II (J.kg-1.độ-1)

- Tđ, T1, T2: nhiệt độ dung dịch ban đầu, ra khỏi nồi I, ra khỏi nồi II (oC)

- i, i1,i2: enthalpy hơi đốt vào nồi I, hơi thứ nồi I, hơi thứ nồi II (J.kg-1)

- Cng1, Cng2: nhiệt dung riêng nước ngưng nồi I, nước ngưng nồi II (J.kg-1.độ-1)

- 1, 2: nhiệt độ nước ngưng nồi I, nước ngưng nồi II (bằng nhiệt độ hơi đốt nồi I, hơi
đốt nồi II) (oC)

Ta có:

W=W1 + W2

Qxq1 =0,05.D.(i-Cng1 .θ1 ) (d)

Qxq2 =0,05.D.(i-Cng2 .θ2 ) (e)

([7], trang 114)

Bảng 3-4 Các thông số năng lượng

Gđ r T  C Cng
(kg.h-1) (J.kg-1) (oC) (oC) (J.kg-1.độ-1) (J.kg-1.độ-1)
Đầu vào 4600 30 3915,48
Nồi I 2196547 100,7 124,02 3821,56 4256,43
Nồi II 2267830 72,44 96,99 3009,41 4217,59

- r: tra theo hơi đốt ([8], bảng I.250, trang 312)

- Cng: tra theo hơi đốt ([8], bảng I.249, trang 310)

Vậy lượng hơi thứ bốc lên từ nồi I là:

W.i2 + Gđ .C2 .T2 -W.C2 .T2 -Gđ .C1 .T1


W1 =
0,95.(i1 -Cng2 .θ2 )+ i2 -C1 .T1

3680.2616672+4600.3009,41.72,44-3689.3009,41.72,44-4600.3821,56.100,7
=
0,95.(2675784-4217,59.96,99)+2616672-3821,56.100,7
=1837,92 kg.h-1

([7], III.13a, trang 114)

SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Trang 21


Chương 3 Tính toán, thiết kế thiết bị cô đặc CBHD: PGS.TS Đặng Huỳnh Giao

Lượng hơi thứ bốc lên trong nồi II:

W2 =W-W1 = 3680 -1837,92 = 1842,08 kg.h-1

Lượng hơi đốt tiêu tốn trong hệ là:

W1 .i1 +(Gđ -W1 ).C1 .T1 -Gđ .Cđ .Tđ


D=
0,95.(i1 -Cngt1 .θ1 )

([7], CT III-14, trang 114)


1837,92.2675784+(4600-1837,92).3821,56.100,7-4600.3915,48.100,7
D= =2042,19 kg.h-1
0,95.(2675784-4256,43.124,02)

Lượng hơi đốt tiêu tốn riêng

D 2042,19
d= = =0,55
W 3680

3.1.3. Kiểm tra lại giả thiết phân bố hơi thứ ở các nồi
W1 -Wn
.100 < 5%
W1

([7], CT III.15, trang 114)

Trong đó:

- W1 : lượng hơi thứ giả thiết hay tính toán có giá trị lớn

- Wn : lượng hơi thứ giả thiết hay tính toán có giá trị nhỏ

• Nồi I:
1927,62-1837,92
.100=4,65% < 5% →Thỏa
1927,62

• Nồi II:
1842,08-1752,38
.100=4.87% < 5% →Thỏa
1842,08

Vậy lượng hơi thứ thực tế là:

W1 = 1837,92 kg.h-1

W2 = 1842,08 kg.h-1

SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Trang 22


Chương 3 Tính toán, thiết kế thiết bị cô đặc CBHD: PGS.TS Đặng Huỳnh Giao

3.2. Tính toán kích thước thiết bị chính


3.2.1. Tính bề mặt truyền nhiệt của buồng đốt
a. Nhiệt lượng do hơi đốt cung cấp

• Nồi I:
2042,19 .2196547
Q1 =D.r1 = =1246046 W
3600
• Nồi II:
1837,92.2267830
Q2 =W1 .r2 = =1157803 W
3600
([7], trang 115)

b. Hệ số truyền nhiệt K của mỗi nồi


qtb
K= , W.m-2 .độ-1
∆thi

([7], CT III-17, trang 116)


q1 +q2
qtb = , W.m-2
2
Trong đó:

- qtb : nhiệt tải riêng trung bình (W.m-2)

- ∆thi : hiệu số nhiệt độ hữu ích tính theo lý thuyết (oC)

- q1: nhiệt tải riêng phía hơi đốt cung cấp cho thành thiết bị:

q1 = 1 . ∆t1

- q2: nhiệt tải riêng phía dung dịch sôi:

q2 = 2 . ∆t 2

• Nhiệt tải riêng phía hơi đốt cung cấp cho thành thiết bị

4 r
α1 =2,04.A. √ , W.m-2 .độ-1
∆t1 .H

([4], CT V.101, trang 28)

SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Trang 23


Chương 3 Tính toán, thiết kế thiết bị cô đặc CBHD: PGS.TS Đặng Huỳnh Giao

Trong đó:

- 1: hệ số cấp nhiệt khi hơi ngưng tụ (W.m-2.độ-1)

∆T1 =T-Tv1 : hiệu số nhiệt độ giữa nhiệt độ hơi đốt và thành thiết bị (oC)

- A: chỉ số phụ thuộc vào nhiệt độ màng: Tm =0,5.(Tđ +Tv1 ) (oC)

Tm
0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 200
(oC)
A 102 120 139 155 169 179 188 194 197 199 199

Bảng 3-5 Thông số tính nhiệt tải riêng phía hơi đốt cung cấp cho thành thiết bị

T r ∆𝐓𝟏 𝐓𝐯𝟏 𝐓𝐦 A 1 𝐪𝟏
o
( C) (J.kg-1) (oC) (oC) (oC) (W.m-2.độ-1) (W.m-2)
Nồi I 124,02 2196547 1,694 122,33 123,18 188,98 10941 18534,1
Nồi II 96,99 2267830 1,602 95,39 96,19 177,01 10475,5 16781,8

• Nhiệt tải riêng phía dung dịch sôi

Trường hợp dung dịch (dung môi là nước sôi) và tuần hoàn mãnh liệt trong ống thì
hệ số cấp nhiệt được tính theo hệ số cấp nhiệt của nước:

2 0,435
λdd 0,565 ρdd Cdd μ
α2 =αn ( ) [( ) ( ) ( n )] W.m-2 .độ-1
λn ρn Cn μdd

([4], CT VI.27, trang 71)

Trong đó:

- Chỉ số “dd” biểu thị cho dung dịch, chỉ số “n” biểu thị cho nước

- : hệ số dẫn nhiệt (W.m-2.độ-1)

- : khối lượng riêng (kg.m-3)

- C: nhiệt dung riêng (J.kg-1.độ-1)

- µ: độ nhớt động học (N.s.m-2)

SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Trang 24


Chương 3 Tính toán, thiết kế thiết bị cô đặc CBHD: PGS.TS Đặng Huỳnh Giao

αn =0,145.(∆t2 )2,33 .P0,5

([4], CT V.91, trang 26)

∆t2 =Tv2 -T2

Tv1 -Tv2 =q1 . ∑ r

- P: áp suất tuyệt đối trên mặt thoáng (áp suất hơi thứ) (N.m-2)

- t2: hiệu số nhiệt độ của bề mặt truyền nhiệt và của dung dịch (oC)

- Tính hệ số dẫn nhiệt của dung dịch

3 ρdd
λdd =ACdd ρdd √ W.m-2 .độ-1
M

([8], CT I.32, trang 123)


Trong đó:

- Cp: nhiệt dung riêng đẳng áp của dung dịch (J.kg-1.độ-1)

- : khối lượng riêng của dung dịch (kg.m-3)

- A: hệ số phụ thuộc mức độ liên kết của chất lỏng với nước A=3,58.10-8

- M: khối lượng mol trung bình của dung dịch, g.mol-1

1 1
M= =
x 1-x x 1-x
+ +
Mdd MH2 O 342 18

▪ Tổng trở r

δ 0,0035
∑ r =r1 + r2 + =0,232.10-3 +0,387.10-3 + =0,00083
 16,3

- r1: nhiệt trở lớp cáu cặn trên thành thiết bị phía hơi ngưng tụ, với lớp cáu cặn là
màng nước ngưng tụ (nước sạch) ở nhiệt độ cao: r1= 0,232.10-3 m2.độ.W-1

([4], bảng V.1, trang 4)

- r2: nhiệt trở lớp cặn trên thành thiết bị phía chất lỏng sôi: r2=0,387.10-3 m2.độ.W-
1

SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Trang 25


Chương 3 Tính toán, thiết kế thiết bị cô đặc CBHD: PGS.TS Đặng Huỳnh Giao

([4], bảng V.1, trang 4)

- : hệ số dẫn nhiệt của ống truyền nhiệt: chọn vật liệu làm ống là thép không gỉ
XH18H10T=7900 kg.m-3 với = 16,3 W.m-1.độ-1

([4], bảng XII.7, trang 313)

- : bề dày ống truyền nhiệt với =0,0035m

▪ Nồi I:

∆t2 =Tv2 -T2 =106,88-100,18=6,7 ℃

0,96
αn =0,145.6,72,33 . =3741,3 W.m-2.độ-1
1,0197.10-5

M=22,48

=0,545 W.m-2.độ-1

α2 =2641,72 W.m-2.độ-1

q2 =2 .∆t2 =2641,72.6,7=17699,5 W.m-2

▪ Nồi II:

∆t2 =Tv2 -T2 =81,4-70,15=11,25℃

0,23
αn =0,145.11,252,33 . -5 =6126,06 W.m-2.độ-1
1,0197.10

M= 41,71

= 0,436 W.m-2.độ-1

α2 = 1553,63 W.m-2.độ-1

q2 =2 .∆t2 =1553,63.11,25=17478,3 W.m-2

SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Trang 26


Chương 3 Tính toán, thiết kế thiết bị cô đặc CBHD: PGS.TS Đặng Huỳnh Giao

Bảng 3-6 Bảng nhiệt tải riêng phía dung dịch sôi


 C µ.103
(W.m 2 q2
(kg.m- (J.kg-1.độ- (mPa.s
-2
.độ- 3 1 ) (W.m-2.độ-1) (W.m-2)
1 ) )
)

Nồi Dung dịch 0,545 1090,48 3821,56 0,55


2641,72 17699,5
I Nước 0,682 958,27 4220,23 0,282

Nồi Dung dịch 0,436 1288,73 3009,41 6,69


1531,3 17478,3
II Nước 0,668 977,71 4187,12 0,398

- Dung dịch: lấy theo nhiệt độ sôi

- µdd: tra bảng ([8], bảng I.112, trang 114)

- Nước: lấy theo nhiệt độ trung bình

- µn, n: tra bảng ([8], bảng I.249, trang 310)

Kiểm tra lại nhiệt tải riêng:

▪ Nồi I:

18534,1-17699,5
= .100=4,5%<5%→Thỏa
18534,1

▪ Nồi II:
17478,3-16781,8
= .100=3,98%<5%→Thỏa
17478,3
• Nhiệt tải riêng trung bình
▪ Nồi I:
q1 +q2 18534,1+17699,5
qtb1 = = =18116,8 W.m-2
2 2
→ K1 = 776,88 W.m-2.độ-1

▪ Nồi II:
q1 +q2 17478,3+16781,8
qtb2 = = =17130,1 W.m-2
2 2

SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Trang 27


Chương 3 Tính toán, thiết kế thiết bị cô đặc CBHD: PGS.TS Đặng Huỳnh Giao

→ K2 = 693,48 W.m-2.độ-1

3.2.2. Hiệu số nhiệt độ hữu ích mỗi nồi


Q ΣΔthi
Δt*hi = i =
Ki Q
∑ni=1 i
Ki

([7], CT III.19, trang 117)

∑ ∆thi =∆thi1 +∆thi2 =23,32+ 24,55=47,87℃

qi q1 q2 1246046 1157803
∑ = + = + =3263,21
Ki K1 K2 776,88 693,48

• Nồi I:
1246046 47,87
∑ ∆thi1 = . =23,53 ℃
776,88 3263,21
• Nồi II:

1157803 47,87
∑ ∆thi2 = . =24,35 ℃
693,48 3263,21

Kiểm tra lại hiệu số nhiệt hữu ích:

• Nồi I:
23,53-23,32
= .100=0,89%<5%→Thỏa
23,53

• Nồi II:
24,55-24,35
= .100=0,81%<5%→Thỏa
24,55

3.2.3. Diện tích bề mặt truyền nhiệt mỗi nồi


Q
F= m2
K.Δthi

([8], CT III.21, trang 118)

• Nồi I:

Q1 1246046
F1 = = =68,17 m2
K1 .∆thi1 776,88.23,53

SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Trang 28


Chương 3 Tính toán, thiết kế thiết bị cô đặc CBHD: PGS.TS Đặng Huỳnh Giao

• Nồi II:
Q2 1157803
F2 = = =68,15 m2
K2 .∆thi2 693,48.24,35
Chọn F=80m2 ([4], bảng VI.6, trang 80)

3.3. Tính kích thước thiết bị cô đặc


3.3.1. Buồng đốt
a. Xác định số ống truyền nhiệt

F
n=
π.d.l

([7], CT III-25, trang 121)

Trong đó:

- F: bề mặt truyền nhiệt (m2)

- l: chiều dài ống truyền nhiệt (m)

- d: đường kính ống truyền nhiệt (m)

- Ta có α1 >α2 nên d=dt=38mm

Chọn l=2m, d=0,038m

80
n= =336 ống
3.14.0,038.2

Chọn số ống thực tế n=349 ống, bố trí theo hình lục giác đều.

b. Đường kính ống tuần hoàn trung tâm

Tổng tiết diện cắt ngang của ống truyền nhiệt:

π.d2 .n 3,14.0,0382 .349


FD = = =0,396 m2
4 4

([7], CT III-27, trang 121)

ft=25%.FD =25%.0,396=0,099 m2

ft: tiết diện ngang ống tuần hoàn, m2, thường lấy bằng 25  30% tổng tiết
diện ngang của các ống gia nhiệt FD

SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Trang 29


Chương 3 Tính toán, thiết kế thiết bị cô đặc CBHD: PGS.TS Đặng Huỳnh Giao

4.ft 4.0,099
→ Dth =√ =√ =0,355 m
π 3,14

Chọn Dth=0,4m theo tiêu chuẩn ([6], trang 274)

Dth 0,4
= =10,53>10
d 0,038

c. Đường kính trong buồng đốt

Đối với thiết bị cô đặc tuần hoàn trung tâm và bố trí ống đốt theo hình lục giác đều
thì buồng kính trong của buồng đốt được tính theo:

0,4.β2 . sin 60ο .F.dn


Dt = √ +(Dth +2.β.dn )2
ψ.l

([4], CT VI.40, trang 74)

0,4.1,332 . sin(60°) .80.0,045


 Dt = √ +(0,407+2.1,33.0,045)2 =1,38 m
0,9.2

Chọn Dt=1,4 m ([4],bảng XIII.6, trang 359)

Trong đó:
t
β= ; β=1,3÷1,5
dn

- t = 1,33.dn: bước ống (m) ( thường t=1,2÷1,5dn)

- dn: đường kính ngoài ống truyền nhiệt (m)

- dn= 0,038+2.0,0035= 0,045m (với δ=3,5 mm )

- : hệ số sử dụng lưới đỡ ống, thường  = 0,7÷ 0,9 (Chọn  = 0,8)

- dth =0,4+2.0,0035=0,407m (với δ=3,5 mm )

d. Kiểm tra lại bề mặt truyền nhiệt

Ống truyền nhiệt thay thế bằng ống tuần hoàn trung tâm. Tính theo vòng tròn đồng
tâm:

SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Trang 30


Chương 3 Tính toán, thiết kế thiết bị cô đặc CBHD: PGS.TS Đặng Huỳnh Giao

Dth ≤t(b-1)+4dn

([4], CT V.140, trang 49)

dth -4.dn 0,407-4.0,045


b≥ +1= +1=4,79 m
t 1,33.0,045

Chọn b=5 ống

Tổng số ống cần thay thế là

3 3
= .(b2 -1)+1= .(52 -1)+1=19 ống
4 4
→ Số ống còn lại n’=349-19= 330 ống

Diện tích bề mặt truyền nhiệt thực tế là:

Ftt =n' .π.d.l=330.3,14.0,038.2=78,75 m2

Kiểm tra lại điều kiện:

Ftt -F 80-78,75
.100= .100=1,56%<5% →Thỏa
Ftt 80

3.3.2. Buồng bốc


Do nồi 2 có áp suất thấp nhất nên thể tích riêng hơi thứ của nồi 2 là lớn nhất. Trong
khi lượng hơi thứ ở hai nồi không chênh lệch nhau nhiều, do đó nồi 2 cần không gian
hơi lớn nhất. Vì vậy, kích thước buồng bốc 2 nồi chọn bằng kích thước tính theo nồi 2.

Chọn đường kính buồng bốc: Db = 1,8m theo bảng XIII.6, trang 359, [4]

Thể tích không gian hơi được xác định:

W 1842,08
Vb = = =4,64, m3
ρn .Utt 0,146.2720

([4], CT VI.32, trang 71)

Trong đó:

Vb: là thể tích không gian hơi, m3

W=1842,08 kg.h-1 ,lượng hơi thứ bốc lên trong thiết bị

ρn =0,146 kg.m-3 với Pht2 =0,23 at ,khối lượng riêng của hơi thứ

SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Trang 31


Chương 3 Tính toán, thiết kế thiết bị cô đặc CBHD: PGS.TS Đặng Huỳnh Giao

Ut: là cường độ bốc hơi thể tích cho phép của khoảng không gian hơi trong một
đơn vị thời gian, m3/m3.h

Ut = 1600 ± 1700 m3 .m-3 .h-1 , chọn Ut = 1700 m3 .m-3 .h-1

Utt =f.Ut =1,6.1700=2720 m3 .m-3 .h-1 (khi P ≠ 1 at)

([4], CT VI.33, trang 72)

f=1,6 ,hệ số ([4], hình VI.3, trang 72)

Chiều cao không gian hơi:

4.Vb 4.4,64
Hb = 2= =1,83 m
π.Dt 3,14.1,82

([4], CT VI.34, trang 72)

Vậy vì mục đích an toàn chọn chiều cao buồng bốc là 2m

3.3.3. Kích thước các ống dẫn


Đường kính của các ống được tính theo công thức:

Vs
d=√
0,785.ω

([4], CT VI.42, trang 74)

Trong đó:

Vs: lưu lượng khí, hơi, dung dịch chảy trong ống, m³/s

: tốc độ thích hợp của khí (hơi) hoặc dung dịch đi trong ống, m.s-1

- Đối với hơi nước bão hòa ω=20÷40 m.s-1

- Đối với chất lỏng nhớt ω=0,5÷1 m.s-1

- Đối với chất lỏng ít nhớt ω=1÷2 m.s-1

a. Đường kính ống dẫn hơi đốt

• Nồi I
Ở áp suất 2,3 at, thể tích riêng v là 0,818 m3 .kg-1 ([8], bảng I.125, trang 314)

SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Trang 32


Chương 3 Tính toán, thiết kế thiết bị cô đặc CBHD: PGS.TS Đặng Huỳnh Giao

Chọn ω = 20 m.s-1

Lưu lượng khối lượng hơi đốt


2042,19
D= =0,567 kg.s-1
3600
Lưu lượng thể tích hơi đốt:
Vs =D.v=0,567.0,818=0,464 m³.s-1
Vậy

Vs 0,464
dt =√ =√ =0,172 m=172 mm
0,785.ω 0,785.20

Chọn kích thước tiêu chuẩn dt = 200 mm và dn = 219 mm


([4], bảng XIII, trang 409)
• Nồi II
Ở áp suất 0,93 at, thể tích riêng v là 1,852 m3 .kg-1 ([8], bảng I.125, trang 314)
Chọn ω = 20 m.s-1
Lưu lượng khối lượng hơi đốt
1837,92
D= =0,511 kg.s-1
3600
Lưu lượng thể tích hơi đốt:
Vs =D.v=0,511.1,852=0,946m³.s-1
Vậy

Vs 0,946
dt =√ =√ =0,245 m=245 mm
0,785.ω 0,785.20

Chọn kích thước tiêu chuẩn dt = 250 mm và dn = 273 mm


([4], bảng XIII, trang 409)

b. Đường kính các ống dẫn hơi thứ

• Nồi I

Đường kính ống dẫn hơi thứ nồi 1 bằng đường kính ống dẫn hơi đốt nồi 2. Suy ra
dt = 250 mm và dn = 273 mm

• Nồi II

SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Trang 33


Chương 3 Tính toán, thiết kế thiết bị cô đặc CBHD: PGS.TS Đặng Huỳnh Giao

Ở áp suất 0,23 at, thể tích riêng v là 7,183 m3 .kg-1 ([8], bảng I.125, trang 314)
Chọn ω = 30 m.s-1
Lưu lượng khối lượng hơi đốt
1842,08
D= =0,512 kg.s-1
3600
Lưu lượng thể tích hơi đốt:
Vs =D.v=0,512.7,183=3,678 m³.s-1
Vậy

Vs 3,678
dt =√ =√ =0,395 m=395 mm
0,785.ω 0,785.30

Chọn kích thước tiêu chuẩn dt = 400 mm và dn = 426 mm


([4], bảng XIII, trang 409)

c. Đường kính ống nhập liệu vào nồi cô đặc

• Nồi I
Dung dịch ban đầu có nhiệt độ 30℃ và nồng độ 20,7%.
ρ=1048,31 kg/m3
Chọn ω = 1 m.s-1
Lưu lượng khối lượng hơi đốt
4600
D= =1,28 kg.s-1
3600
Lưu lượng thể tích hơi đốt:
1 1,28
Vs =D.v=D. = =0,00122 m³.s-1
ρ 1048,31
Vậy

Vs 0,00122
dt =√ =√ =0,394 m=39,4 mm
0,785.ω 0,785.1

Chọn kích thước tiêu chuẩn dt = 40 mm và dn = 45 mm


([4], bảng XIII, trang 409)
• Nồi II
Dung dịch có nhiệt độ 100,7℃ và nồng độ 21%.

SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Trang 34


Chương 3 Tính toán, thiết kế thiết bị cô đặc CBHD: PGS.TS Đặng Huỳnh Giao

ρ=1087,33 kg.m-3
Chọn ω = 1 m.s-1
Lưu lượng khối lượng hơi đốt
4600-1837,92
D= =0,767 kg.s-1
3600
Lưu lượng thể tích hơi đốt:
1 0,767
Vs =D.v=D. = =0,00071 m³.s-1
ρ 1087,33
Vậy

Vs 0,00071
dt =√ =√ =0,0424 m=42,4 mm
0,785.ω 0,785.1

Chọn kích thước tiêu chuẩn dt = 50 mm và dn = 57 mm


([4], bảng XIII, trang 409)

d. Dường kính ống tháo liệu ra khỏi nồi cô đặc

• Nồi I

Đường kính ống tháo liệu nồi 1 bằng đường kính ống nhập liệu của nồi 2. Suy ra
dt = 50 mm và dn = 57 mm

• Nồi II
Dung dịch có nhiệt độ 72,44℃ và nồng độ 60%.
ρ=1288,73 kg/m3
Chọn ω = 0,5 m.s-1
Lưu lượng khối lượng hơi đốt
920
D= =0,256 kg.s-1
3600
Lưu lượng thể tích hơi đốt:
1 0,256
Vs =D.v=D. = =0,000199 m³.s-1
𝜌 1288,73
Vậy

Vs 0,000199
dt =√ =√ =0,0225 m=22,5 mm
0,785.ω 0,785.1

SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Trang 35


Chương 3 Tính toán, thiết kế thiết bị cô đặc CBHD: PGS.TS Đặng Huỳnh Giao

Chọn kích thước tiêu chuẩn dt = 25 mm và dn = 32 mm


([4], bảng XIII, trang 409)

e. Đường kính ống dẫn tháo nước ngưng

• Nồi I

Ở nhiệt độ 124,02 ℃ ta có ρ=939,76 kg.m-3

Chọn ω = 2 m.s-1

Lưu lượng khối lượng hơi đốt

2666,24
D= =0,741kg.s-1
3600

Lưu lượng thể tích hơi đốt:

1 0,741
Vs =D.v=D. = =0,000788 m³.s-1
ρ 939,76

Vậy

Vs 0,000788
dt =√ =√ =0,0224 m=22,4 mm
0,785.ω 0,785.2

Chọn kích thước tiêu chuẩn dt = 25 mm và dn = 32 mm

([4], bảng XIII, trang 409)

• Nồi II

Ở nhiệt độ 96,99 ℃ ta có ρ=960,45 kg.m-3

Chọn ω = 2 m.s-1

Lưu lượng khối lượng hơi đốt

1837,92
D= =0,511 kg.s-1
3600
Lưu lượng thể tích hơi đốt:

1 0,511
Vs =D.v=D. = =0,000532 m³.s-1
ρ 960,45

SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Trang 36


Chương 3 Tính toán, thiết kế thiết bị cô đặc CBHD: PGS.TS Đặng Huỳnh Giao

Vậy

Vs 0,000532
dt =√ =√ =0,0184 m=18,4 mm
0,785.ω 0,785.2

Chọn kích thước tiêu chuẩn dt = 20 mm và dn = 25 mm

([4], bảng XIII, trang 409)

f. Đường kính ống dẫn khí không ngưng

Chọn dt = 20 mm và dn = 25 mm cho hệ thống

Bảng 3-7 Kết quả tính toán đường kính các loại ống dẫn

Ống dẫn Đường kính Đường kính


trong ngoài

dt , mm dn ,mm

Ống dẫn hơi đốt Nồi I 200 219

Nồi II 250 273

Ống dẫn hơi thứ Nồi I 250 273

Nồi II 400 426

Ống nhập liệu Nồi I 40 45

Nồi II 50 57

Ống tháo liệu Nồi I 50 57

Nồi II 25 32

Ống dẫn nước ngưng Nồi I 25 32

Nồi II 20 25

Ống dẫn khí không ngưng 20 25

3.4. Tính bền cơ khí cho các chi tiết của thiết bị cô đặc

SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Trang 37


Chương 3 Tính toán, thiết kế thiết bị cô đặc CBHD: PGS.TS Đặng Huỳnh Giao

3.4.1. Bề dày buồng đốt


a. Sơ lược về cấu tạo

+ Đường kính trong: Dt = 1400 mm

+ Chiều cao: Ht = 2000 mm

+ Thân có ba lỗ, mỗi lỗ ứng với ba ống: ống dẫn hơi đốt, ống xả khí không ngưng
và ống xả nước ngưng

+ Vật liệu chế tạo là thép không gỉ X18H10T, có bọc cách nhiệt

b. Nồi I

• Bề dày tối thiểu buồng đốt S’:

+ Do sử dụng hơi đốt là hơi nước bão hòa co Phđ=2,3at nên buồng đốt chịu áp suất
trong là: Pm = Phđ – Pa = 2,3-1 = 1,3 at = 127488,477 N..m-2

+ Áp suất tính toán là:

Ptt =Pm +ρ.g.H=(127488,477+1048,31.9,81.2).10-6 =0,148 N.mm-2

+ Nhiệt độ của hơi đốt vào là t = 124,02 oC, vậy nhiệt độ tính toán của buồng đốt
là:

ttt =t+20=124,02+20=144,02 ℃

([9], trang 9)

+ Ứng suất cho phép tiêu chuẩn của vật liệu ở ttt là: [σ]* =138,02 N.mm-2

([9], hình 1.2, trang 16)

+ Module đàn hồi của vật liệu ở ttt là: 205000 N.mm-2

([9], bảng 2-12, trang 34)

+ Chọn hệ số hiểu chỉnh =0,95 (có vỏ bọc cách nhiệt)

([9], trang 17)

→ Ứng suất cho phép của vật liệu là:

SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Trang 38


Chương 3 Tính toán, thiết kế thiết bị cô đặc CBHD: PGS.TS Đặng Huỳnh Giao

[σ]=.[σ]* =0,95.138,02=131,119 N.mm-2

+ Xét:

[σ]. 131,119
.φh = .0,95=841,64 >25
Ptt 0,148

([9], trang 95)

Với φh tra ([9], bảng 1-8, trang 19)

+ Bề dày thân buồng đốt hình trụ được tính theo công thức:

Dt .Ptt 1400.0,148
S' = = =0,832 mm
2.[σ].φh 2.131,119.0,95

Trong đó:

- Dt: đường kính trong =1400mm

- Ptt: áp suất tính toán = 0,148 N.mm-2

- [𝜎]: ứng suất cho phép của vật liệu = 131,119 N.mm-2

- φh : hệ số bền mối hàn = 0,95

• Bề dày thực buồng đốt S:

+ Dt = 1400mm  Smin = 4mm > S'

→ Chọn S' = Smin = 4mm

([9], bảng 5-1, trang 94)

+ Bề dày thực của thân trụ:

S = S' + C

([9], CT 5-9,96)

→ Hệ số bổ sung chiều dày là:

C=Ca +Cb +Cc +C0 =1+0+0+1=2 mm

([9], CT 1-10, 20)

Trong đó:

SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Trang 39


Chương 3 Tính toán, thiết kế thiết bị cô đặc CBHD: PGS.TS Đặng Huỳnh Giao

- Ca : là hê số bổ sung do ăn mòn hóa học của môi trường (mm), chấp nhận

Ca =1mm do vật liệu tiếp xúc với môi trường có độ ăn mòn lớn.

- Cb , Cc lần lượt là hệ số bổ sung do bào mon cơ học của môi trường và do sai lệch
khi chế tạo, lắp ráp (mm), thường theo thực nghiệm thì Cb , Cc =0

- C0 : là hệ số bổ sung để quy trong kích thớcớc (mm), C0 =1mm chọn theo thép
không gỉ X18H10T.

([4], bảng XIII.9, trang 364)

 Bề dày thực:

S = S' + C = 4 + 2 = 6 mm

• Kiểm tra lại bề dày buồng đốt:

+ Áp dụng công thức:

S-Ca 6-1
= =0,0036<0,1→Thỏa
Dt 1400

([9], CT 5-10, trang 97)

+ Áp suất tính toán cho phép của buồng đốt:

2.[σ].(S-Ca ) 2.131,119.(6-1)
[p]= = =0,187N.mm-2 >0,148 N.mm-2
Dt +(S-Ca ) 1400+(6-1)

→ Thỏa

([9], CT 6-11, trang 97)

Vậy bề dày của thân buồng đốt là 6 mm

+ Đường kính ngoài buồng đốt:

Dn =Dt +2.S=1400+2.6=1412 mm

• Tính bền cho các lỗ:

+ Đường kính lỗ cho phép không cần tăng cứng:


3
dmax =0,37.√Dt .(S-Ca ).(1-k)

SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Trang 40


Chương 3 Tính toán, thiết kế thiết bị cô đặc CBHD: PGS.TS Đặng Huỳnh Giao

([9], CT 8-2, trang 162)

Trong đó:

- Dt =1400mm đường kính trong buồng đốt

- S=6 mm bề dày thân buồng đốt

- k là hệ số bền của lỗ

Pt .Dt 0,148.1400
k= = =0,137
(2,3[ơ]-Pt ).(S-Ca ) (2,3.131,119-0,148).(6-1)
3
→ dmax =0,37.√1400.(6-1).(1-0,137)=6,74 mm

+ So sánh:

- Ống dẫn hơi đốt dhđ =200mm>dmax → Cần tăng cứng

- Ống dẫn nước ngưng dnng =20mm>dmax → Cần tăng cứng

- Ống xả khí không ngưng dkng =20mm>dmax → Cần tăng cứng

→ Dùng bạc tăng cứng với bề mặt khuâu tăng cứng bằng bề dày thân (6mm)

c. Nồi II

• Bề dày tối thiểu buồng đốt:

+ Buồng đốt làm việc ở điều kiện chân không nên chịu áp suất ngoài. Do áp suất
tuyệt đối thấp nhất bên trong buồng đốt là P0 =0,93 at nên chịu áp suất ngoài là:

Pn = Pmt +Pck =2.Pmt -P0 =2.1-0,93=1,07at=0,105 N.mm-2

Trong đó:

- Pn : áp suất ngoài (N.mm-2 )

- Pmt =1at

- Pck =Pmt -P0 : áp suất chân không (độ chân không)

+ Nhiệt độ của hơi đốt là t=96,99℃, vậy nhiệt độ tính toán của buồng đốt là

ttt =t+20=96,99+20=116,99 ℃

+ Chọn hệ số bền mối hàn φh =0,95

SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Trang 41


Chương 3 Tính toán, thiết kế thiết bị cô đặc CBHD: PGS.TS Đặng Huỳnh Giao

([9], bảng 1-8, trang 19)

+ Ứng suất cho phép tiêu chuẩn của vật liệu ở ttt là: [σ]* =140,83N.mm-2

([9], hình 1.2, trang 16)

+ Chọn hệ số hiểu chỉnh =0,95 (có vỏ bọc cách nhiệt)

([9], trang 17)

→ Ứng suất cho phép của vật liệu là:

[σ]=.[σ]* =0,95.140,83=133,79 N.mm-2

+ Module đàn hồi của vật liệu ở ttt là: 205000 N.mm-2

([9], bảng 2-12, trang 34)

+ Chọn hệ số an toàn khi chảy là:

nc =1,65

([9], bảng 1-4, trang 14)

→ Ứng suất cho phép của vật liệu là:

σtc =nc .[σ]* =1,65.140,83=232,37 N.mm-2

+ Bề dày tối thiểu của thân hình trụ:

' Pn L 0,4 0,105 2000 0,4


S =1,18.D. ( t . ) =1,18.1400. ( . ) =5,25mm
E D 205000 1400

([9], CT 5.14, trang 98)

Trong đó:

- Pn : áp suất ngoài tính toán (N.mm-2 )

- Et : là module đàn hồi vật liệu thân ở nhiệt độ làm việc của nó (𝑁. 𝑚𝑚−2)

- D: đường kính thân (mm)

- L: chiều dài tính toán của thân (mm)

• Bề dày thực của buồng đốt:

+ Dt = 1400mm  Smin =4mm<S'

SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Trang 42


Chương 3 Tính toán, thiết kế thiết bị cô đặc CBHD: PGS.TS Đặng Huỳnh Giao

→ Chọn S' =6 mm

([9], bảng 5-1, trang 94)

+ Bề dày thực của thân trụ:

S=S' +C

([9], CT 5-9,96)

→ Hệ số bổ sung chiều dày là:

C=Ca +Cb +Cc +C0 =1+0+0+1=2 mm

([9], CT 1-10, 20)

Trong đó:

- Ca : là hê số bổ sung do ăn mòn hóa học của môi trường (mm), chấp nhận

Ca =1mm do vật liệu tiếp xúc với môi trường có độ ăn mòn lớn.

- Cb , Cc lần lượt là hệ số bổ sung do bào mòn cơ học của môi trường và do sai lệch
khi chế tạo, lắp ráp (mm), thường theo thực nghiệm thì Cb , Cc =0

- C0 : là hệ số bổ sung để quy trong kích thước (mm), C0 =1mm chọn theo thép
không gỉ X18H10T.

([4], bảng XIII.9, trang 364)

→ Bề dày thực:

S=S' +C=6+2=8 mm

Đường kính ngoài buồng đốt:

Dn =1400+2.8=1416 mm

• Kiểm tra lại bề dày buồng đốt:

L 2000
= =1,43
Dt 1400

+ Kiểm tra lại theo công thức:

SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Trang 43


Chương 3 Tính toán, thiết kế thiết bị cô đặc CBHD: PGS.TS Đặng Huỳnh Giao

2.(S-Ca ) L Dt
1,5.√ ≤ ≤√
Dt Dt 2.(S-Ca )

0,15≤1,43≤10 →Thỏa

([9], CT 5-15, trang 99)

+ Kiểm tra lại theo công thức:

3
L Ett 2.(S-Ca )
≥0,3. t .√[ ]
Dt σc Dt

1,43≥0,26→Thỏa

([9], CT 5-16, trang 99)

• Kiểm tra độ ổn định khi chịu tác dụng của áp suất ngoài:

+ So sánh Pn với áp suất tính toán cho phép trong thiết bị [Pn ]

Dt S-Ca 2 S-Ca
t
[Pn ]=0,649.E . . ( ) .√ ≥Pn
L Dt Dt

0,165≥0,105→Thỏa

([9]. CT 5-19, trang 99)


• Kiểm tra độ ổn định khi chịu tác dụng của lực nén chiều trục:
+ Theo điều kiện bền , xác định bề dày tối thiểu của thân khi

L≤5D

2000≤5.1400=7000 mm

([9], trang 102)

π.Dn 2 3,14.14162
Pnct = .Pn = .0,105=165266,74 N
4 4
([9], trang 110)

+ Theo điều kiện:

SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Trang 44


Chương 3 Tính toán, thiết kế thiết bị cô đặc CBHD: PGS.TS Đặng Huỳnh Giao

Dt
25≤ ≤250
2.(S-Ca )

25≤100≤250→Thỏa

([9], CT 5-33, trang 103)

Thì:

σtc
Kc =875. .q <0,155
Et c
([9], CT 5-34, trang 103)
Dt
Trong đó: qc là thông số phụ thuộc vào cho ở bảng dưới đây:
2.(S-Ca )

Dt
50 100 150 200 250 500 1000 2000 2500
2.(S-Ca )
qc 0,05 0,098 0,14 0,15 0,14 0,118 0,08 0,06 0,055

Tra qc =0,098

232,37
→ KC =875. .0,098=0,097<0,155 →Thỏa
205000

+ Độ ổn định của thân được đảm bảo nếu thỏa mãn điều kiện sau:

Pnct
S-Ca ≥√
π.KC .Et

7 ≥ 1,627 → Thỏa

+ Ứng suất nén được tính theo công thức:

Pnct 165266,74
σn = = =5,34 N.mm-2
π.(Dt +S).(S-Ca ) 3,14.(1400+8).(8-1)

([9], CT 5-48, trang 107)

+ Ứng suất nén cho phép được tính theo công thức:

S-Ca 8-1
[σn ]=KC .Et . =0,097.205000. =99,425 N.mm-2
D 1400

SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Trang 45


Chương 3 Tính toán, thiết kế thiết bị cô đặc CBHD: PGS.TS Đặng Huỳnh Giao

([9], CT 5-31, trang 103)

• Kiểm tra độ ổn định của thân khi chịu đồng thời áp suất ngoài và lực nén
chiều trục:

σn Pn
+ ≤1
[σn ] [Pn ]

5,34 0,105
+ =0,69≤1 →Thỏa
99,425 0,165

([9], CT 5-47, trang 107)

Vậy bề dày buồng đốt là 10 mm

Đường kính ngoài của buồng đốt 1416 mm

• Tính bền cho các lỗ:

+ Đường kính lỗ cho phép không cần tăng cứng:


3
dmax =0,37.√Dt .(S-Ca ).(1-k)

([9], CT 8-2, trang 162)

Trong đó:

- Dt =1400mm đường kính trong buồng đốt

- S=8 mm bề dày thân buồng đốt

- k là hệ số bền của lỗ

Pt .Dt 0,105.1400
k= = =0,068
(2,3[ơ]-Pt ).(S-Ca ) (2,3.133,79-0,105).(8-1)
3
→ dmax =0,37.√1400.(8-1).(1-0,068)=7,734 mm

+ So sánh:

- Ống dẫn hơi đốt dhđ =200mm>dmax → Cần tăng cứng

- Ống dẫn nước ngưng dnng =20mm>dmax → Cần tăng cứng

- Ống xả khí không ngưng dkng =20mm>dmax → Cần tăng cứng

SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Trang 46


Chương 3 Tính toán, thiết kế thiết bị cô đặc CBHD: PGS.TS Đặng Huỳnh Giao

3.4.2. Bề dày buồng bốc


a. Sơ lược về cấu tạo

+ Đường kính trong: Dt = 1800 mm

+ Chiều cao: Ht = 2000 mm

+ Thân có năm lỗ, gồm: ống nhập liệu, ống thông áp, của sửa chữa, và hai kính
quan sát

+ Phía dưới buồng bốc là hình nón cụt có gờ liên kết với buồng đốt

+ Vật liệu chế tạo là thép không gỉ X18H10T, có bọc cách nhiệt

b. Nồi 1

• Bề dày tối thiểu buồng bốc S’:

+ Buồng bốc làm việc ở điều kiện chân không nên chịu áp suất ngoài. Do áp suất
tuyệt đối thấp nhất bên trong buồng bốc là P0 =0,96 at nên chịu áp suất ngoài là:

Pn = Pmt +Pck =2.Pmt -P0 =2.1-0,96 =1,04at=0,102 N.mm-2

Trong đó:

- Pn : áp suất ngoài (N.mm-2 )

- Pmt =1at

- Pck =Pmt -P0 : áp suất chân không (độ chân không)

+ Nhiệt độ của hơi thứ là tsdm1(P0) =tht1 =97,99℃, vậy nhiệt độ tính toán của buồng

bốc là

ttt =t+20=97,99+20=117,99 ℃

+ Chọn hệ số bền mối hàn φh =0,95

([9], bảng 1-8, trang 19)

+ Ứng suất cho phép tiêu chuẩn của vật liệu ở ttt là: [σ]* =140,73 N.mm-2

([9], hình 1.2, trang 16)

+ Chọn hệ số hiểu chỉnh =0,95 (có vỏ bọc cách nhiệt)

SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Trang 47


Chương 3 Tính toán, thiết kế thiết bị cô đặc CBHD: PGS.TS Đặng Huỳnh Giao

([9], trang 17)

→ Ứng suất cho phép của vật liệu là:

[σ]=.[σ]* =0,95.140,73=133,69 N.mm-2

+ Module đàn hồi của vật liệu ở ttt là: 205000 N.mm-2

([9], bảng 2-12, trang 34)

+ Chọn hệ số an toàn khi chảy là:

nc =1,65

([9], bảng 1-4, trang 14)

→ Ứng suất cho phép của vật liệu là:

σtc =nc .[σ]* =1,65.140,73 =232,205 N.mm-2

+ Bề dày tối thiểu của thân hình trụ:

' Pn L 0,4 0,102 2000 0,4


S =1,18.D. ( t . ) =1,18.1800. ( . ) =6,67 mm
E D 205000 1800

([9], CT 5.14, trang 98)

Trong đó:

- Pn : áp suất ngoài tính toán (N.mm-2 )

- Et : là module đàn hồi vật liệu thân ở nhiệt độ làm việc của nó (N.mm-2 )

- D: đường kính thân (mm)

- L: chiều dài tính toán của thân (mm)

• Bề dày thực của buồng bốc S:

+ Dt = 1800mm → Smin =4mm<S'

→ Chọn S' =6,67 mm

([9], bảng 5-1, trang 94)

+ Bề dày thực của thân trụ:

S=S' +C

SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Trang 48


Chương 3 Tính toán, thiết kế thiết bị cô đặc CBHD: PGS.TS Đặng Huỳnh Giao

([9], CT 5-9,96)

→ Hệ số bổ sung chiều dày là:


C=Ca +Cb +Cc +C0 =1+0+0+0,33=1,33 mm

([9], CT 1-10, 20)

Trong đó:

- Ca : là hê số bổ sung do ăn mòn hóa học của môi trường (mm), chấp nhận

Ca =1mm do vật liệu tiếp xúc với môi trường có độ ăn mòn lớn.

- Cb , Cc lần lượt là hệ số bổ sung do bào mon cơ học của môi trường và do sai lệch
khi chế tạo, lắp ráp (mm), thường theo thực nghiệm thì Cb , Cc =0

- C0 : là hệ số bổ sung để quy trong kích thước (mm), C0 =0,33 mm chọn theo thép
không gỉ X18H10T.

([4], bảng XIII.9, trang 364)

→ Bề dày thực:

S=S' +C=6,67+1,33=8 mm

Đường kính ngoài buồng bốc:

Dn =1800+2.8=1816 mm

• Kiểm tra lại bề dày buồng bốc:

L 2000
= =1,11
Dt 1800

+ Kiểm tra lại theo công thức:

2.(S-Ca ) L Dt
1,5.√ ≤ ≤√
Dt Dt 2.(S-Ca )

0,13≤1,11≤11,34 →Thỏa

([9], CT 5-15, trang 99)

+ Kiểm tra lại theo công thức:

SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Trang 49


Chương 3 Tính toán, thiết kế thiết bị cô đặc CBHD: PGS.TS Đặng Huỳnh Giao

3
L Ett 2.(S-Ca )
≥0,3. t .√[ ]
Dt σc Dt

1,11≥0,182→Thỏa

([9], CT 5-16, trang 99)

• Kiểm tra độ ổn định khi chịu tác dụng của áp suất ngoài:

+ So sánh Pn với áp suất tính toán cho phép trong thiết bị [Pn ]

Dt S-Ca 2 S-Ca
t
[Pn ]=0,649.E . . ( ) .√ ≥Pn
L Dt Dt

0,133≥0,102→Thỏa

([9]. CT 5-19, trang 99)


• Kiểm tra độ ổn định khi chịu tác dụng của lực nén chiều trục:
+ Theo điều kiện bền , xác định bề dày tối thiểu của thân khi

L≤5D

1400≤5.1800=9000 mm

([9], trang 102)

π.Dn 2 3,14.18162
Pnct = .Pn = .0,102=264059,33 N
4 4
([9], trang 110)

+ Theo điều kiện:

Dt
25≤ ≤250
2.(S-Ca )

25≤128,57≤250→Thỏa

([9], CT 5-33, trang 103)

Thì:

σtc
Kc =875. t .qc <0,155
E

SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Trang 50


Chương 3 Tính toán, thiết kế thiết bị cô đặc CBHD: PGS.TS Đặng Huỳnh Giao

([9], CT 5-34, trang 103)


Dt
Trong đó: qc là thông số phụ thuộc vào cho ở bảng dưới đây:
2.(S-Ca )

Dt
50 100 150 200 250 500 1000 2000 2500
2.(S-Ca )
qc 0,05 0,098 0,14 0,15 0,14 0,118 0,08 0,06 0,055

Tra qc =0,122

232,205
→ KC =875. .0,122=0,121<0,155 →Thỏa
205000

+ Độ ổn định của thân được đảm bảo nếu thỏa mãn điều kiện sau:

Pnct
S-Ca ≥√
π.KC .Et

7≥1,84→Thỏa

+ Ứng suất nén được tính theo công thức:

Pnct 264059,33
σn = = =6,645 N.mm-2
π.(Dt +S).(S-Ca ) 3,14.(1800+8).(8-1)

([9], CT 5-48, trang 107)

+ Ứng suất nén cho phép được tính theo công thức:

S-Ca 8-1
[σn ]=KC .Et . =0,121.205000. =96,464 N.mm-2
D 1800

([9], CT 5-31, trang 103)

• Kiểm tra độ ổn định của thân khi chịu đồng thời áp suất ngoài và lực nén
chiều trục:

σn Pn
+ ≤1
[σn ] [Pn ]

6,645 0,102
+ =0,97≤1 →Thỏa
96,464 0,113

SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Trang 51


Chương 3 Tính toán, thiết kế thiết bị cô đặc CBHD: PGS.TS Đặng Huỳnh Giao

([9], CT 5-47, trang 107)

Vậy bề dày buồng bốc là 8 mm

Đường kính ngoài của buồng bốc 1816 mm

• Tính bền cho các lỗ:

+ Đường kính lỗ cho phép không cần tăng cứng:


3
dmax =0,37.√Dt .(S-Ca ).(1-k)

([9], CT 8-2, trang 162)

Trong đó:

- Dt =1800mm đường kính trong buồng bốc

- S=8 mm bề dày thân buồng bốc

- k là hệ số bền của lỗ

Pt .Dt 0,102.1800
k= = =0,085
(2,3[ơ]-Pt ).(S-Ca ) (2,3.133,69-0,102).(8-1)
3
→ dmax =0,37.√1800.(8-1).(1-0,085)=8,359 mm

+ So sánh:

- Ống nhập liệu dnl =50mm>dmax → Cần tăng cứng

- Cửa sửa chữa dsch =600mm>dmax → Cần tăng cứng

- Kính quan sát dqs =180mm>dmax → Cần tăng cứng

→ Dùng bạc tăng cứng với bề mặt khuâu tăng cứng bằng bề dày thân (8 mm)

c. Nồi II

• Bề dày tối thiểu buồng bốc S’:

+ Buồng bốc làm việc ở điều kiện chân không nên chịu áp suất ngoài. Do áp suất
tuyệt đối thấp nhất bên trong buồng bốc là P0 =0,23 at nên chịu áp suất ngoài là:

Pn = Pmt +Pck =2.Pmt -P0 =2.1-0,23 =1,77at=0,174 N.mm-2

Trong đó:

SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Trang 52


Chương 3 Tính toán, thiết kế thiết bị cô đặc CBHD: PGS.TS Đặng Huỳnh Giao

- Pn : áp suất ngoài (N.mm-2 )

- Pmt =1at

- Pck =Pmt -P0 : áp suất chân không (độ chân không)

+ Nhiệt độ của hơi thứ là tsdm2(P0) =tht2 =62,63℃, vậy nhiệt độ tính toán của buồng

bốc là

ttt =t+20=62,63+20=82,63 ℃

+ Chọn hệ số bền mối hàn φh =0,95

([9], bảng 1-8, trang 19)

+ Ứng suất cho phép tiêu chuẩn của vật liệu ở ttt là: [σ]* =143,68 N.mm-2

([9], hình 1.2, trang 16)

+ Chọn hệ số hiểu chỉnh =0,95 (có vỏ bọc cách nhiệt)

([9], trang 17)

→ Ứng suất cho phép của vật liệu là:

[σ]=.[σ]* =0,95.143,68=136,5 N.mm-2

+ Module đàn hồi của vật liệu ở ttt là: 205000 N.mm-2

([9], bảng 2-12, trang 34)

+ Chọn hệ số an toàn khi chảy là:

nc =1,65

([9], bảng 1-4, trang 14)

→ Ứng suất cho phép của vật liệu là:

σtc =nc .[σ]* =1,65.143,68 =237,07 N.mm-2

+ Bề dày tối thiểu của thân hình trụ:

' Pn L 0,4 0,174 2000 0,4


S =1,18.D. ( t . ) =1,18.1800. ( . ) =8,26 mm
E D 205000 1800

([9], CT 5.14, trang 98)

SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Trang 53


Chương 3 Tính toán, thiết kế thiết bị cô đặc CBHD: PGS.TS Đặng Huỳnh Giao

Trong đó:

- Pn : áp suất ngoài tính toán (N.mm-2 )

- Et : là module đàn hồi vật liệu thân ở nhiệt độ làm việc của nó (N.mm-2 )

- D: đường kính thân (mm)

- L: chiều dài tính toán của thân (mm)

• Bề dày thực của buồng bốc S:

+ Dt = 1800mm → Smin =4mm<S'

→ Chọn S' =8,26 mm

([9], bảng 5-1, trang 94)

+ Bề dày thực của thân trụ:

S=S' +C

([9], CT 5-9,96)

→ Hệ số bổ sung chiều dày là:

C=Ca +Cb +Cc +C0 =1+0+0+0,74=2 mm

([9], CT 1-10, 20)

Trong đó:

- Ca : là hê số bổ sung do ăn mòn hóa học của môi trường (mm), chấp nhận

Ca =1mm do vật liệu tiếp xúc với môi trường có độ ăn mòn lớn.

- Cb , Cc lần lượt là hệ số bổ sung do bào mon cơ học của môi trường và do sai lệch
khi chế tạo, lắp ráp (mm), thường theo thực nghiệm thì Cb , Cc =0

- C0 : là hệ số bổ sung để quy trong kích thước (mm), C0 =0,74mm chọn theo thép
không gỉ X18H10T.

([4], bảng XIII.9, trang 364)

→ Bề dày thực:

S=S' +C=8,26+0,74=10 mm

SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Trang 54


Chương 3 Tính toán, thiết kế thiết bị cô đặc CBHD: PGS.TS Đặng Huỳnh Giao

Đường kính ngoài buồng bốc:

Dn =1800+2.10=1820 mm

• Kiểm tra lại bề dày buồng bốc:

L 2000
= =1,11
Dt 1800

+ Kiểm tra lại theo công thức:

2.(S-Ca ) L Dt
1,5.√ ≤ ≤√
Dt Dt 2.(S-Ca )

0,15≤1,11≤10 →Thỏa

([9], CT 5-15, trang 99)

+ Kiểm tra lại theo công thức:

3
L Ett 2.(S-Ca )
≥0,3. t .√[ ]
Dt σc Dt

1,11≥0,259→Thỏa

([9], CT 5-16, trang 99)

• Kiểm tra độ ổn định khi chịu tác dụng của áp suất ngoài:

+ So sánh Pn với áp suất tính toán cho phép trong thiết bị [𝑃𝑛 ]

Dt S-Ca 2 S-Ca
t
[Pn ]=0,649.E . . ( ) .√ ≥Pn
L Dt Dt

0,212≥0,174 →Thỏa

([9]. CT 5-19, trang 99)


• Kiểm tra độ ổn định khi chịu tác dụng của lực nén chiều trục:
+ Theo điều kiện bền , xác định bề dày tối thiểu của thân khi

L≤5D

2000≤5.1800=9000 mm

SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Trang 55


Chương 3 Tính toán, thiết kế thiết bị cô đặc CBHD: PGS.TS Đặng Huỳnh Giao

([9], trang 102)

π.Dn 2 3,14.18202
Pnct = .Pn = .0,174=452440,72 N
4 4
([9], trang 110)

+ Theo điều kiện:

Dt
25≤ ≤250
2.(S-Ca )

25≤100≤250→Thỏa

([9], CT 5-33, trang 103)

Thì:

σtc
Kc =875. .q <0,155
Et c

([9], CT 5-34, trang 103)


Dt
Trong đó: qc là thông số phụ thuộc vào cho ở bảng dưới đây:
2.(S-Ca )

Dt
50 100 150 200 250 500 1000 2000 2500
2.(S-Ca )
qc 0,05 0,098 0,14 0,15 0,14 0,118 0,08 0,06 0,055

Tra qc =0,098

237,07
→ KC =875. .0,098=0,099<0,155 →Thỏa
205000

+ Độ ổn định của thân được đảm bảo nếu thỏa mãn điều kiện sau:

Pnct
S-Ca ≥√
π.KC .Et

9≥2,665→Thỏa

+ Ứng suất nén được tính theo công thức:

SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Trang 56


Chương 3 Tính toán, thiết kế thiết bị cô đặc CBHD: PGS.TS Đặng Huỳnh Giao

Pnct 452440,72
σn = = =8,845 N.mm-2
π. Dt +S .(S-Ca ) 3,14. 1800+10 .(10-1)
( ) ( )

([9], CT 5-48, trang 107)

+ Ứng suất nén cho phép được tính theo công thức:

S-Ca 10-1
[σn ]=KC .Et . =0,099.205000. =101,475 N.mm-2
D 1800
([9], CT 5-31, trang 103)

• Kiểm tra độ ổn định của thân khi chịu đồng thời áp suất ngoài và lực nén
chiều trục:

σn Pn
+ ≤1
[σn ] [Pn ]

8,845 0,174
+ =0,91≤1 →Thỏa
101,475 0,212

([9], CT 5-47, trang 107)

Vậy bề dày buồng bốc là 10 mm

Đường kính ngoài của buồng bốc 1820 mm

• Tính bền cho các lỗ:

+ Đường kính lỗ cho phép không cần tăng cứng:


3
dmax =0,37.√Dt .(S-Ca ).(1-k)

([9], CT 8-2, trang 162)

Trong đó:

- Dt =1800mm đường kính trong buồng bốc

- S=10 mm bề dày thân buồng bốc

- k là hệ số bền của lỗ

Pt .Dt 0,174.1800
k= = =0,111
(2,3[ơ]-Pt ).(S-Ca ) (2,3.136,5 -0,174).(10-1)

SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Trang 57


Chương 3 Tính toán, thiết kế thiết bị cô đặc CBHD: PGS.TS Đặng Huỳnh Giao

3
→ dmax =0,37.√1800.(10-1).(1-0,111)=9,002 mm

+ So sánh:

- Ống nhập liệu dnl =50mm>dmax → Cần tăng cứng

- Cửa sửa chữa dsch =600mm>dmax → Cần tăng cứng

- Kính quan sát dqs =180mm>dmax → Cần tăng cứng

→ Dùng bạc tăng cứng với bề mặt khuâu tăng cứng bằng bề dày thân (10 mm)

3.4.3. Bề dày nắp thiết bị


a. Sơ lược về cấu tạo:

+ Chọn nắp ellipse tiêu chuẩn có Dt =Db =1800 mm

Dt 1800
 ht = = =450 mm
4 4

Và Rt =Dt =1800 mm

([9], trang 126)

+ Nắp có gờ và chiều cao gờ là hg =40 mm

([4], bảng XIII.12, trang 385)

+ Nắp có một lỗ để thoát hơi thứ

+ Vật liệu chế tạo là thép không gỉ X18H10T

b. Nồi I

• Bề dày thực S của nắp:

+ Do nắp có cùng điều kiện với áp suất buồng bốc nên nắp chịu áp suất ngoài là
Pn =0,102 N.mm-2

+ Nhiệt độ tính toán của nắp giống như buồng bốc là ttt =117,99 ℃ và nắp có vỏ
bọc cách nhiệt

+ Chọn chiều dày tính toán của nắp S= 8 mm, bằng với bề dày buồng bốc

• Kiểm tra lại bề dày nắp:

SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Trang 58


Chương 3 Tính toán, thiết kế thiết bị cô đặc CBHD: PGS.TS Đặng Huỳnh Giao

+ Xét các tỷ số:

ht 450
= =0,25
Dt 1800

Rt 1800
= =225
S 8

0,15.Et 0,15.205000
= =189,18
x.σtc 0,7.232,205

Rt 0,15.Et ht
→ < t
và 0,2≤ ≤0,3
S x.σc Dt

2.[σn ].(S-Ca )
→ [Pn ]=
β.Rt

([9], CT 6-13, trạng 127)

Trong đó:

- Et : là module đàn hồi của vật liệu làm nắp ở nhiệt độ tính toán (N.mm-2 )

Et =205000 N.mm-2

- σtc là giới hạn chảy của vật liệu ở nhiệt độ tính toán (N.mm-2 )

σtc =nc .[σ]* =1,65.140,73 =232,205 N.mm-2

- [σn ]: là ứng suất nén cho phép của vật liệu ở làm nắp (N.mm-2 ) (tính ở buồng
bốc)

[σn ]=103,78 N.mm-2

- x: tỷ số giới hạn đàn hồi của vật liệu làm nắp với giới hạn chảy của nó ở nhiệt độ
tính toán, đối với thép không gỉ có x=0,7

Et .(S-Ca )+5x.Rt .σtc


β= t
E .(S-Ca )-6,7.x.Rt .(1-x). σtc

205000.(8-1)+5.0,7.1800.232,205
= =3,422
205000.(8-1)-6.7.0,7.1800.(1-0,7).232,205

2.[σn ].(S-Ca ) 2.103,78.(8-1)


→ [Pn ]= = =0,236 N.mm-2 >Pn =0,102 N.mm-2
β.Rt 3,422.1800

SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Trang 59


Chương 3 Tính toán, thiết kế thiết bị cô đặc CBHD: PGS.TS Đặng Huỳnh Giao

Vậy bề dày của nắp ellipse là 8 mm

• Tính bền cho các lỗ:

+ Vì nắp chỉ có ống dẫn hơi thứ nên đường kính lớn nhất của lỗ cho phép không
cần tăng cứng được tính như sau:

S-Ca
dmax =2. [( -0,8) .√Dt .(S-Ca )-Ca ]
S'
8-1
=2. [( -0,8) .√1800.(8-1)-1] =54,007 mm
6,67

([9], CT 8-3, trang 162)

Trong đó:

- S: là bề dày thân thiết bị (mm)

- S’: là bề dày tính toán tối thiểu của thân (chọn theo buồng bốc) (mm)

- Ca : là hệ số bổ sung do ăn mòn (mm)

- Dt : là đường kính trong thân thiết bị (mm)

+ So sánh:

Ống dẫn hơi thứ dht = 200mm > dmax

→ Cần tăng cứng cho lỗ của ống dẫn hơi thứ, dùng bạc tăng cứng với bề dày khâu
tăng cứng bằng bề dày của nắp (8mm)

c. Nồi II

• Bề dày thực S của nắp:

+ Do nắp có cùng điều kiện với áp suất buồng bốc nên nắp chịu áp suất ngoài là
Pn =0,174 N.mm-2

+ Nhiệt độ tính toán của nắp giống như buồng bốc là ttt =82,63 ℃ và nắp có vỏ bọc
cách nhiệt

+ Chọn chiều dày tính toán của nắp S= 10 mm, bằng với bề dày buồng bốc

• Kiểm tra lại bề dày nắp:

SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Trang 60


Chương 3 Tính toán, thiết kế thiết bị cô đặc CBHD: PGS.TS Đặng Huỳnh Giao

+ Xét các tỷ số:

ht 450
= =0,25
Dt 1800

Rt 1800
= =180
S 10

0,15.Et 0,15.205000
= =185,29
x.σtc 0,7.237,07

Rt 0,15.Et ht
 < t
và 0,2≤ ≤0,3
S x.σc Dt

2.[σn ].(S-Ca )
→ [Pn ]=
β.Rt

([9], CT 6-13, trạng 127)

Trong đó:

- Et : là module đàn hồi của vật liệu làm nắp ở nhiệt độ tính toán (N.mm-2 )

Et =205000 N.mm-2

- σtc là giới hạn chảy của vật liệu ở nhiệt độ tính toán (N.mm-2 )

σtc =nc .[σ]* =1,65.143,68 =237,07 N.mm-2

- [σn ]: là ứng suất nén cho phép của vật liệu ở làm nắp (N.mm-2 ) (tính ở buồng
bốc)

[σn ]=100,22 N.mm-2

- x: tỷ số giới hạn đàn hồi của vật liệu làm nắp với giới hạn chảy của nó ở nhiệt độ
tính toán, đối với thép không gỉ có x=0,7

Et .(S-Ca )+5x.Rt .σtc


β= t
E .(S-Ca )-6,7.x.Rt .(1-x). σtc

205000.(10-1)+5.0,7.1800.237,07
= =2,682
205000.(10-1)-6.7.0,7.1800.(1-0,7).237,07

2.[σn ].(S-Ca ) 2.103,78 .(10-1)


→ [Pn ]= = =0,387 N.mm-2 >Pn =0,174 N.mm-2
β.Rt 2,682.1800

SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Trang 61


Chương 3 Tính toán, thiết kế thiết bị cô đặc CBHD: PGS.TS Đặng Huỳnh Giao

+Vậy bề dày của nắp ellipse là 10mm

• Tính bền cho các lỗ:

+ Vì nắp chỉ có ống dẫn hơi thứ nên đường kính lớn nhất của lỗ cho phép không
cần tăng cứng đợợc tính như sau:

S-Ca
dmax =2. [( -0,8) .√Dt .(S-Ca )-Ca ]
S'
10-1
=2. [( -0,8) √1800.(10-1)-1] =71,717 mm
8,26

([9], CT 8-3, trang 162)

Trong đó:

- S: là bề dày thân thiết bị (mm)

- S’: là bề dày tính toán tối thiểu của thân (chọn theo buồng bốc) (mm)

- Ca : là hệ số bổ sung do ăn mòn (mm)

- Dt : là đường kính trong thân thiết bị (mm)

+ So sánh:

Ống dẫn hơi thứ dht =400mm>dmax

→ Cần tăng cứng cho lỗ của ống dẫn hơi thứ, dùng bạc tăng cứng với bề dày khâu
tăng cứng bằng bề dày của nắp (10mm)

3.4.4. Bề dày đáy thiết bị


a. Sơ lược về cấu tạo:

+ Chọn đáy nón tiêu chuẩn: Dt =1400 mm

+ Đáy nón có phần gờ cao 40 mm và góc ở đáy =300

([4], bảng XIII.21, trang 394)

+ Chiều cao của đáy nón (không kể phần gờ) H=1269mm

+ Thể tích đáy nón là Vđ =0,816 m3

+ Đáy nón được khoan một lỗ để tháo liệu và một lỗ để gắn vòi thử sản phẩm

SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Trang 62


Chương 3 Tính toán, thiết kế thiết bị cô đặc CBHD: PGS.TS Đặng Huỳnh Giao

+ Vật liệu chế tạo là thép không gỉ X18H10T

b.Nồi I

• Chiều cao phần hình nón cụt nối buồng bốc và buồng đốt Hc:

+ Tổng thể tích của ống truyền nhiệt và ống tuần hoàn trung tâm:

(n' .d2t +D2th ).l (330.0,0382 +0,4072 ).2


V1 =π. =3,14. =1,008 m3
4 4
Trong đó:

- n' =330 ống, số ống truyền nhiệt

+ Thể tích của phần đáy nón:

V2 =Vđ =0,816 m3

+ Với đường kính trong của ống nhập liệu là 40mm, tốc độ nhập liệu được tính lại:

4600
Gđ 3600
Vnl = 2 = 2 =0,936 m.s-1
π.dnl .ρ 3,14.0,04 .1087,33
4 4

+ Tốc độ dung dịch đi trong ống tuần hoàn trung tâm:

'
Vnl .dnl 2 0,936.0,042
v= 2 = 2 =0,009 m.s-1
Dth 0,407

+ Thời gian lưu của dung dịch trong thiết bị:

Vđ 0,816
l+ 2+
2
Dth 0,4072
l+l' π. 3,14.
τ= = 4 = 4 =919,47 s
v' v ' 0,009

Trong đó:

- l: chiều dài của ống truyền nhiệt (m)

-l’: chiều dài hình học của đáy (m)

+ Thể tích của dung dịch đi vào trong thiết bị:

SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Trang 63


Chương 3 Tính toán, thiết kế thiết bị cô đặc CBHD: PGS.TS Đặng Huỳnh Giao

4600

∑ V= Vs .τ= ρ .τ= 3600 . 919,47=2,16 m3
dd 1087,33
2 2
Trong đó:
ρdd
- ρs = : khối lượng riêng của dung dịch sôi bọt trong thiết bị (kg.m-3)
2

+ Tổng thể tích của phần hình nón cụt và phần gờ nối với buồng đốt:

V3 = ∑ V -V1 -V2 =2,16-1,008-0,816=0,336 m3

+ Chọn chiều cao của phần gờ nối với buồng đốt Hgc= 40mm:

Thể tích của phần gờ nối với buồng đốt:

π.D2đ 3,14.1,42
Vgc = .Hgc = .0,04=0,062 m3
4 4

+ Thể tích của phần hình nón cụt:

Vc =V3 -Vgc =0,336-0,062=0,274 m3

+ Chiều cao của phần hình nón cụt:

Vc 0,274
Hc = = =0,155 m
π.(D2b +Db .Dđ +D2đ ) 3,14.(1,62 +1,6.1,4+1,42 )
12 12

Theo thực tế Hb =10.Hc →Chọn Hc =0,2 m

+ Bề dày S= Sđ =6 mm

+ Chiều cao của cột chất lỏng trong thiết bị:

H' =Hc +Hgc +Hbđ +Hđ =0,2+0,04+0,5+1,269=2,009 m

• Bề dày thực S:

+ Áp suất thủy tĩnh do cột chất lỏng gây ra trong thiết bị:

Ptt =ρ.g.H=1087,33.9,81.2,009.10-6 =0,02 N.mm-2

+ Đáy có áp suất môi trường là Pmt =0,102 N.mm-2 . Ngoài ra đáy còn chịu áp suất
thủy tĩnh do cột chất lỏng gây ra trong thiết bị. Như vậy, áp suất tính toán là:

SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Trang 64


Chương 3 Tính toán, thiết kế thiết bị cô đặc CBHD: PGS.TS Đặng Huỳnh Giao

Pn =Pmt +Ptt =0,102+0,02=0,122 N.mm-2

+ Nhiệt độ tính toán:

ttt =tsdd +20=100,7+20=120,7℃

+ Các thông số tính toán:

- l’: chiều cao tính toán của đáy; l’= H=1269 mm

- D’: đường kính tính toán của đáy (m):

0,9Dt +0,1dt 0,9.1400+0,1.50


D' = = =1460mm
cos(30°) cos(30°)

([9], CT 6-29, trang 133)

Trong đó:

- dt : đường kính trong của đáy nón (đường kính ống tháo liệu)

dt =50 mm

+ Các thống số cần tra và chọn:

- Ứng suất cho phép tiêu chuẩn của vật liệu ở ttt là:

[σ]* =140,45 N.mm-2

([9], hình 1-2, trang 16)

- Chọn hệ số hiểu chỉnh =0,95 (có vỏ bọc cách nhiệt)

([9], trang 17)

→ Ứng suất cho phép của vật liệu là:

[σ]=.[σ]* =0,95.140,45 =133,43 N.mm-2

- Module đàn hồi của vật liệu ở ttt là: 205000 N.mm-2

([9], bảng 2-12, trang 34)

- Chọn hệ số an toàn khi chảy là:

nc =1,65

([9], bảng 1-4, trang 14)

SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Trang 65


Chương 3 Tính toán, thiết kế thiết bị cô đặc CBHD: PGS.TS Đặng Huỳnh Giao

→ Ứng suất cho phép của vật liệu là:

σtc =nc .[σ]* =1,65.140,45=231,74 N.mm-2

Chọn bề dày tính toán S= 10 mm

• Kiểm tra lại bề dày đáy:

l' 1269
= =0,869
D' 1460

+ Kiểm tra lại theo công thức:

2.(S-Ca ) l' D'


1,5.√ ≤ ≤√
D' D' 2.(S-Ca )

0,167≤0,869≤9,01 →Thỏa

([9], CT 5-15, trang 99)

+ Kiểm tra lại theo công thức:

3
l' Ett 2.(S-Ca )
≥0,3. t .√[ ]
D' σc D'

0,869≥0,363→Thỏa

([9], CT 5-16, trang 99)

• Kiểm tra độ ổn định khi chịu tác dụng của áp suất ngoài:

+ So sánh Pn với áp suất tính toán cho phép trong thiết bị [Pn ]

D' S-Ca 2 S-Ca


t
[Pn ]=0,649.E . . ( ) .√ ≥Pn
l' D' D'

0,457≥0,126→Thỏa

([9]. CT 5-19, trang 99)


• Kiểm tra độ ổn định khi chịu tác dụng của lực nén chiều trục:
+ Theo điều kiện bền , xác định bề dày tối thiểu của thân khi

l' ≤5D'

SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Trang 66


Chương 3 Tính toán, thiết kế thiết bị cô đặc CBHD: PGS.TS Đặng Huỳnh Giao

1269≤5.1460=7300 mm

([9], trang 102)

π.Dn 2 3,14.14202
Pnct = .Pn = .0,122=193110,63 N
4 4
([9], trang 110)

+ Lực nén chiều trục cho phép:

[P]=π.Kc .Et .(S-Ca )2 .cos2 α

([9], CT 6-28, trang 133)

-Theo điều kiện:

Dt
25≤ ≤250
2.(S-Ca )

25≤77,8≤250→Thỏa

([9], CT 5-33, trang 103)

Thì:

σtc
Kc =875. .q <0,155
Et c

([9], CT 5-34, trang 103)


Dt
Trong đó: qc là thông số phụ thuộc vào cho ở bảng dưới đây:
2.(S-Ca )

Dt
50 100 150 200 250 500 1000 2000 2500
2.(S-Ca )
qc 0,05 0,098 0,14 0,15 0,14 0,118 0,08 0,06 0,055

Tra qc =0,077

σtc 231,74
→ KC =875. t .qc =875. .0,077=0,076<0,155 →Thỏa
E 205000

→ [P]=π.Kc .Et .(S-Ca )2 .cos2 α=3,14.0,076.205000.(10-1)2 .cos2 30=2971963 N

SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Trang 67


Chương 3 Tính toán, thiết kế thiết bị cô đặc CBHD: PGS.TS Đặng Huỳnh Giao

• Kiểm tra độ ổn định của đáy nón:

P Pn
+ ≤1
[P] [Pn ]

0,122 193110,63
+ =0,332≤1 →Thỏa
0,457 2971963

([9], CT 6-31, trang 134)

Vậy bề dày đáy là 10 mm

• Tính bền cho các lỗ:

+ Vì đáy chỉ có ống tháo liệu nên đường kính lớn nhất của lỗ cho phép không cần
tăng cứng được tính như sau:

S-Ca
dmax =2. [( -0,8) .√D'.(S-Ca )-Ca ]
S'
10-1
=2. [( -0,8) .√1460.(10-1)-1] =123,94 mm
6,67

([9], CT 8-3, trang 162)

Trong đó:

- S: là bề dày thân thiết bị (mm)

- S’: là bề dày tính toán tối thiểu của thân (chọn theo buồng bốc) (mm)

- Ca : là hệ số bổ sung do ăn mòn (mm)

- D’: là đường kính tính toán của đáy nón (mm)

+ So sánh:

Ống tháo liệu dtl =50mm<dmax

→ Không cần tăng cứng cho lỗ của ống tháo liệu, dùng bạc tăng cứng với bề dày
khâu tăng cứng bằng bề dày của đáy (8mm).

c. Nồi II

• Chiều cao phần hình nón cụt nối buồng bốc và buồng đốt Hc:

+ Tổng thể tích của ống truyền nhiệt và ống tuần hoàn trung tâm:

SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Trang 68


Chương 3 Tính toán, thiết kế thiết bị cô đặc CBHD: PGS.TS Đặng Huỳnh Giao

(n' .d2t +D2th ).l (330.0,0382 +0,4072 ).2


V1 =π. =3,14. =1,008 m3
4 4
Trong đó:

- n' = tổng số ống truyền nhiệt (n)- tổng số ống truyền nhiệt được thay thế

n' =348 ống

+ Thể tích của phần đáy nón:

V2 =Vđ =0,816 m3

+ Với đường kính trong của ống nhập liệu là 50mm, tốc độ nhập liệu được tính lại:

4600
Gđ 3600
Vnl = 2 = 2 =0,505 m.s-1
π.dnl .ρ 3,14.0,05 .1288,73
4 4

+ Tốc độ dung dịch đi trong ống tuần hoàn trung tâm:

'
Vnl .dnl 2 0,505.0,052
v= 2 = 2 =0,0076 m.s-1
Dth 0,407

+ Thời gian lưu của dung dịch trong thiết bị:

Vđ 0,816
l+ 2+
D 2
0,4072
l+l' π. th 3,14.
τ= = 4 = 4 =1088,85 s
v' v ' 0,0076

Trong đó:

- l: chiều dài của ống truyền nhiệt (m)

- l’: chiều dài hình học của đáy (m)

+ Thể tích của dung dịch đi vào trong thiết bị:

4600

∑ V= Vs .τ= ρ .τ= 3600 . 1088,85=2,16 m3
dd 1288,73
2 2
Trong đó:
ρdd
- ρs = : khối lượng riêng của dung dịch sôi bọt trong thiết bị (kg.m-3)
2

SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Trang 69


Chương 3 Tính toán, thiết kế thiết bị cô đặc CBHD: PGS.TS Đặng Huỳnh Giao

+ Tổng thể tích của phần hình nón cụt và phần gờ nối với buồng đốt:

V3 = ∑ V -V1 -V2 =2,16-1,008-0,816=0,336 m3

+ Chọn chiều cao của phần gờ nối với buồng đốt Hgc= 40mm:

Thể tích của phần gờ nối với buồng đốt:

π.D2đ 3,14.1,42
Vgc = .Hgc = .0,04=0,062 m3
4 4
+ Thể tích của phần hình nón cụt:

Vc =V3 -Vgc =0,336-0,062=0,274 m3

+ Chiều cao của phần hình nón cụt:

Vc 0,274
Hc = = =0,155 m
π.(Db +Db .Dđ +D2đ )
2
3,14.(1,6 +1,6.1,4+1,42 )
2

12 12

Theo thực tế Hb =10.Hc →Chọn Hc =0,2 m

+ Bề dày S= Sđ =8 mm

+ Chiều cao của cột chất lỏng trong thiết bị:

H' =Hc +Hgc +Hbđ +Hđ =0,2+0,04+0,5+1,269=2,009 m

• Bề dày thực S:

+ Áp suất thủy tĩnh do cột chất lỏng gây ra trong thiết bị:

Ptt =ρ.g.H=1288,73.9,81.2,009.10-6 =0,025 N.mm-2

+ Đáy có áp suất môi trường là Pmt =0,174 N.mm-2 . Ngoài ra đáy còn chịu áp suất
thủy tĩnh do cột chất lỏng gây ra trong thiết bị. Như vậy, áp suất tính toán là:

Pn =Pmt +Ptt =0,174+0,025=0,199 N.mm-2

+ Nhiệt độ tính toán:

ttt =tsdd +20=72,44+20=92,44℃

+ Các thông số tính toán:

SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Trang 70


Chương 3 Tính toán, thiết kế thiết bị cô đặc CBHD: PGS.TS Đặng Huỳnh Giao

- l’: chiều cao tính toán của đáy; l’= H=1269 mm

- D’: đường kính tính toán của đáy (m):

0,9Dt +0,1dt 0,9.1400+0,1.25


D' = = =1458 mm
cos(30°) cos(30°)

([9], CT 6-29, trang 133)

Trong đó:

- dt : đường kính trong của đáy nón (đường kính ống tháo liệu)

dt =25 mm

+ Các thống số cần tra và chọn:

- Ứng suất cho phép tiêu chuẩn của vật liệu ở ttt là:

[σ]* =143,07 N.mm-2

([9], hình 1-2, trang 16)

- Chọn hệ số hiểu chỉnh =0,95 (có vỏ bọc cách nhiệt)

([9], trang 17)

→ Ứng suất cho phép của vật liệu là:

[σ]=.[σ]* =0,95.143,07 =136,52 N.mm-2

- Module đàn hồi của vật liệu ở ttt là: 205000 N.mm-2

([9], bảng 2-12, trang 34)

- Chọn hệ số an toàn khi chảy là:

nc =1,65

([9], bảng 1-4, trang 14)

→ Ứng suất cho phép của vật liệu là:

σtc =nc .[σ]* =1,65.143,07 =236,07 N.mm-2

Chọn bề dày tính toán S= 10 mm

• Kiểm tra lại bề dày đáy:

SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Trang 71


Chương 3 Tính toán, thiết kế thiết bị cô đặc CBHD: PGS.TS Đặng Huỳnh Giao

l' 1269
= =0,87
D' 1458

+ Kiểm tra lại theo công thức:

2.(S-Ca ) l' D'


1,5.√ ≤ ≤√
D' D' 2.(S-Ca )

0,17≤0,87≤9 →Thỏa

([9], CT 5-15, trang 99)

+ Kiểm tra lại theo công thức:

3
l' Ett 2.(S-Ca )
≥0,3. t .√[ ]
D' σc D'

0,87≥0,357→Thỏa

([9], CT 5-16, trang 99)

• Kiểm tra độ ổn định khi chịu tác dụng của áp suất ngoài:

+ So sánh Pn với áp suất tính toán cho phép trong thiết bị [𝑃𝑛 ]

D' S-Ca 2 S-Ca


t
[Pn ]=0,649.E . . ( ) .√ ≥Pn
l' D' D'

0,458≥0,199→Thỏa

([9]. CT 5-19, trang 99)


• Kiểm tra độ ổn định khi chịu tác dụng của lực nén chiều trục:
+ Theo điều kiện bền , xác định bề dày tối thiểu của thân khi

l' ≤5D'

1269≤5.1458=7290 mm

([9], trang 102)

π.Dn 2 3,14.14202
Pnct = .Pn = .0,199=314992 N
4 4

SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Trang 72


Chương 3 Tính toán, thiết kế thiết bị cô đặc CBHD: PGS.TS Đặng Huỳnh Giao

([9], trang 110)

+ Lực nén chiều trục cho phép:

[P]=π.Kc .Et .(S-Ca )2 .cos2 α

([9], CT 6-28, trang 133)

-Theo điều kiện:

Dt
25≤ ≤250
2.(S-Ca )

25≤77,8≤250→Thỏa

([9], CT 5-33, trang 103)

Thì:

σtc
Kc =875. t .qc <0,155
E
([9], CT 5-34, trang 103)
Dt
Trong đó: qc là thông số phụ thuộc vào cho ở bảng dưới đây:
2.(S-Ca )

Dt
50 100 150 200 250 500 1000 2000 2500
2.(S-Ca )
qc 0,05 0,098 0,14 0,15 0,14 0,118 0,08 0,06 0,055

Tra qc =0,077

σtc 236,07
→ KC =875. t .qc =875. .0,077=0,078<0,155 →Thỏa
E 205000

→ [P]=π.Kc .Et .(S-Ca )2 .cos2 α=3,14.0,078.205000.(10-1)2 .cos2 30=3050172,5 N

• Kiểm tra độ ổn định của đáy nón:

P Pn
+ ≤1
[P] [Pn ]

SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Trang 73


Chương 3 Tính toán, thiết kế thiết bị cô đặc CBHD: PGS.TS Đặng Huỳnh Giao

0,199 314992
+ =0,538≤1 →Thỏa
0,458 3050172,5

([9], CT 6-31, trang 134)

Vậy bề dày đáy là 10 mm

• Tính bền cho các lỗ:

+ Vì đáy chỉ có ống tháo liệu nên đường kính lớn nhất của lỗ cho phép không cần
tăng cứng được tính như sau:

S-Ca
dmax =2. [( -0,8) .√D'.(S-Ca )-Ca ]
S'
10-1
=2. [( -0,8) .√1458.(10-1)-1] =64,35 mm
8,26

([9], CT 8-3, trang 162)

Trong đó:

- S: là bề dày thân thiết bị (mm)

- S’: là bề dày tính toán tối thiểu của thân (chọn theo buồng bốc) (mm)

- Ca : là hệ số bổ sung do ăn mòn (mm)

- D’: là đường kính tính toán của đáy nón (mm)

+ So sánh:

Ống tháo liệu dtl =25mm<dmax

→ Không cần tăng cứng cho ống tháo liệu

3.4.5. Lựạ chọn mặt bích


+ Mặt bích là bộ phận quan trọng dùng để nối các phần của thiết bị cũng như các
bộ phận khác của thiết bị.

+ Công nghệ chế tạo mặt bích phụ thuộc vào vật liệu cấu tạo mặt bích, phương
pháp nối và áp suất của môi trường

+ Bulong và bích được làm từ thép X18H10T

SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Trang 74


Chương 3 Tính toán, thiết kế thiết bị cô đặc CBHD: PGS.TS Đặng Huỳnh Giao

Hình 3-1 Lựa chọn mặt bích kiểu 1

Các thông số cơ bản của mặt bích:

+ Dt : đường kính trong mặt bích (mm)

+ D : đường kính ngoài mặt bích (mm)

+ Db : đường kính vòng bulong (mm)

+ D1 : đường kính đến vành ngoài đệm (mm)

+ db : đường kính bulong (mm)

+ h : chiều dày mặt bích (mm)

+ Z : số lượng bulong, cái

+ H : chiều cao mặt bích (mm)

a. Nồi I

• Mặt bích nối buồng bốc và buồng đốt:

+ Buồng bốc và buồng đốt được nối với nhau theo đường kính buồng đốt:

Dt=1400 mm

+ Áp suất tính toán buồng đốt là 0,148 N.mm-2

+ Áp suất tính toán của buồng bốc là 0,102 N.mm-2

→ Chọn dự phòng áp suất trong thân là Py =0,3 N.mm-2 để bích kín thân

SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Trang 75


Chương 3 Tính toán, thiết kế thiết bị cô đặc CBHD: PGS.TS Đặng Huỳnh Giao

Các thông số của bích được tra ([4], bảng XIII.27.417)

Bảng 3-8 Mặt bích giữa buồng bốc và buồng đốt

Buồng bốc và buồng đốt


Kích thước nối Kiểu bích
Bulong
6
Py .10 𝐃𝐭 D 𝐃𝐛 𝐃𝟏 𝐃𝟎
𝐝𝐛 Z H

N.m-2 mm mm mm mm mm mm Cái mm
0,3 1400 1540 1490 1460 1413 M20 40 30

• Mặt bích nối buồng đốt và đáy:

+ Buồng đốt và đáy được nối với nhau theo đường kính buồng đốt

Dt=1400 mm

+ Áp suất tính toán của buồng đốt là 0,148 N.mm-2

+ Áp suất tính toán của đáy là 0,122 N.mm-2

→ Chọn dự phòng áp suất trong thân là Py =0,3 N.mm-2 để bích kín thân

Các thông số của bích được tra ([4], bảng XIII.27.417)

Bảng 3-9 Mặt bích giữa buồng đốt và đáy

Buồng đốt và đáy


Kích thước nối Kiểu bích
Bulong
6
Py .10 𝐃𝐭 D 𝐃𝐛 𝐃𝟏 𝐃𝟎
𝐝𝐛 Z H

N.m-2 mm mm mm mm mm mm Cái mm
0,3 1400 1540 1490 1460 1413 M20 40 30

• Mặt bích nối giữa buồng bốc và nắp:

+ Buồng bốc và nắp được nối với nhau theo đường kính buồng bốc:

Dt=1800 mm

SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Trang 76


Chương 3 Tính toán, thiết kế thiết bị cô đặc CBHD: PGS.TS Đặng Huỳnh Giao

+ Áp suất tính toán của buồng bốc là 0,102 N.mm-2

 Chọn dự phòng áp suất trong thân là Py =0,3 N.mm-2 để bích kín thân

Các thông số của bích được tra ([4], bảng XIII.27.417)

Bảng 3-10 Mặt bích nối buồng bốc và nắp

Buồng bốc và nắp


Kích thước nối Kiểu bích
Bulong
6
Py .10 𝐃𝐭 D 𝐃𝐛 𝐃𝟏 𝐃𝟎
𝐝𝐛 Z H

N.m-2 mm mm mm mm mm mm Cái mm
0,3 1800 1950 1900 1860 1815 M24 48 35
b. Nồi II

• Mặt bích nối buồng bốc và buồng đốt:

+ Buồng bốc và buồng đốt được nối với nhau theo đường kính buồng đốt:

Dt=1600 mm

+ Áp suất tính toán buồng đốt là 0,105 N.mm-2

+ Áp suất tính toán của buồng bốc là 0,174 N.mm-2

 Chọn dự phòng áp suất trong thân là Py =0,3 N.mm-2 để bích kín thân

Các thông số của bích được tra ([4], bảng XIII.27.417)

Bảng 3-11 Mặt bích giữa buồng bốc và buồng đốt

Buồng bốc và buồng đốt


Kích thước nối Kiểu bích
Bulong
6
Py .10 𝐃𝐭 D 𝐃𝐛 𝐃𝟏 𝐃𝟎
𝐝𝐛 Z H

N.m-2 mm mm mm mm mm mm Cái mm
0,3 1400 1540 1490 1460 1413 M20 40 30

SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Trang 77


Chương 3 Tính toán, thiết kế thiết bị cô đặc CBHD: PGS.TS Đặng Huỳnh Giao

• Mặt bích nối buồng đốt và đáy:

+ Buồng đốt và đáy được nối với nhau theo đường kính buồng đốt

Dt=1400 mm

+ Áp suất tính toán của buồng đốt là 0,105 N.mm-2

+ Áp suất tính toán của đáy là 0,199 N.mm-2

 Chọn dự phòng áp suất trong thân là Py =0,3 N.mm-2 để bích kín thân

Các thông số của bích được tra ([4], bảng XIII.27.417)

Bảng 3-12 Mặt bích giữa buồng đốt và đáy

Buồng đốt và đáy


Kích thước nối Kiểu bích
Bulong
6
Py .10 𝐃𝐭 D 𝐃𝐛 𝐃𝟏 𝐃𝟎
𝐝𝐛 Z H

N.m-2 mm mm mm mm mm mm Cái mm
0,3 1400 1540 1490 1460 1413 M20 40 30

• Mặt bích nối giữa buồng bốc và nắp:

+ Buồng bốc và nắp được nối với nhau theo đường kính buồng bốc:

Dt=1800 mm

+ Áp suất tính toán của buồng bốc là 0,174N.mm-2

 Chọn dự phòng áp suất trong thân là Py =0,3 N.mm-2 để bích kín thân

Các thông số của bích được tra ([4], bảng XIII.27.417)

SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Trang 78


Chương 3 Tính toán, thiết kế thiết bị cô đặc CBHD: PGS.TS Đặng Huỳnh Giao

Bảng 3-13 Mặt bích nối buồng bốc và nắp

Buồng bốc và nắp


Kích thước nối Kiểu bích
Bulong
6
Py .10 Dt D 𝐃𝐛 D1 D0
db Z H

N.m-2 mm mm mm mm mm mm Cái mm
0,3 1800 1950 1900 1860 1815 M24 48 35
c. Mặt bích nối các bộ phận của thiết bị và ống dẫn

+ Các ống dẫn được nối với thân thiết bị chính thông qua các mặt bích

+ Các thông số của bích được tra ([4], bảng XIII.26.409)

Bảng 3-14 Mặt bích nối các bộ phận của thiết bị và ống dẫn

Kiểu
Kích thước nối
bích
6
Py .10 Dt
Loại ống dẫn Bulong
D Db D1 D0 H
db Z

N.m-2 mm mm mm mm mm mm Cái mm

Hơi đốt Nồi I 0,6 200 219 290 255 232 M16 8 22

Nồi II 0,6 250 273 370 335 312 M16 12 24

Hơi thứ Nồi I 0,6 250 273 370 335 312 M16 12 24

Nồi II 0,6 400 426 535 495 465 M20 16 28

Nhập liệu Nồi I 0,6 40 45 130 100 80 M12 4 16

Nồi II 0,6 50 57 140 110 90 M12 4 16

Tháo liệu Nồi I 0,6 50 57 140 110 90 M12 4 16

Nồi II 0,6 25 32 100 75 60 M10 4 14

Nước ngưng Nồi I 0,6 25 32 100 75 60 M10 4 14

SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Trang 79


Chương 3 Tính toán, thiết kế thiết bị cô đặc CBHD: PGS.TS Đặng Huỳnh Giao

Nồi II 0,6 20 25 90 65 50 M10 4 14

Khí không ngưng 0,6 20 25 90 65 50 M10 4 14

3.4.6. Tính vỉ ống


a. Nồi I

• Sơ lược về cấu tạo:

+ Chọn vỉ ống loại phẳng tròn, lắp cứng với thân thiết bị. Vỉ ống phải giữ chặt các
ống truyền nhiệt và bền dưới tác dụng của ứng suất.

+ Được giữ nguyên dạng trước và sau khi nong

+ Vật liệu chế tạo là thép X18H10T

+ Nhiệt độ tính toán của vỉ ống bằng với nhiệt độ hơi đốt, ttt =thđ =124,02℃

+ Ứng suất cho phép tiêu chuẩn của vật liệu ở t tt là [σu ]* =140,1 N.mm-2

([9], hình 1.2, trang 16)

+ Chọn hệ số hiểu chỉnh =1 (có vỏ bọc cách nhiệt)

([9], trang 17)

→ Ứng suất cho phép của vật liệu là:

[σu ]=.[σu ]* =1.140,1=140,1 N.mm-2

• Tính vỉ ống phía trên của buồng đốt:

+ Chiều dày tính toán tối thiểu ở phía ngoài của vỉ ống h1’ được xác định theo:

P0 0,148
h'1 =Dt .K.√ =1400.0,3.√ =13,65 mm
[σu ] 140,1

([9], CT 8-47, trang 181)

Trong đó:

- K=0,3: hệ số được chọn

([9], trang 181)

SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Trang 80


Chương 3 Tính toán, thiết kế thiết bị cô đặc CBHD: PGS.TS Đặng Huỳnh Giao

- Dt =1400 mm: đường kính trong của buồng đốt (mm)

- P0 : áp suất tính toán trong ống

P0 =0,148 N.mm-2

- [σu ]: ứng suất uốn cho phép của vật liệu làm vỉ ống (N.mm-2 )

→ Chọn h'1 =15 mm

+ Chiều dày tính toán tối thiểu ở phía giữa của vỉ ống h’ được tính theo công thức:

P0
h' =Dt .K.√
[σu ].φ0

([9], CT 8-48, trang 181)

Trong đó:

- K= 0,5 : hệ số được chọn

([9], trang 181)

- φ0 : hệ số làm yếu của vỉ ống do khoan lỗ

Dn - ∑ d
φ0 = <1
Dn

- Dn =1400 mm : đường kính của vỉ ống

- ∑ d: tổng số đường kính của các lỗ trong vỉ ống (mm)

∑ d =407+45.(21-5)=1127 m

Dn - ∑ d 1400-1127
φ0 = = =0,195<1
Dn 1400

P0 0,148
→ h' =Dt .K.√ =1400.0,5.√ =51,52 mm
[σu ].φ0 140,1.0,195

Chọn h’=55 mm

Kiểm tra bền vỉ ống:

SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Trang 81


Chương 3 Tính toán, thiết kế thiết bị cô đặc CBHD: PGS.TS Đặng Huỳnh Giao

+ Ứng suất ứng của vỉ được xác định theo công thức:

P0
σu = ≤ [σu ]
d h' 2
3,6. (1-0,7. n ) . ( )
L L
0,148
= =0,092→Thỏa
45 55 2
3,6. (1-0,7. ).( )
50,66 50,66

([9], CT 8-53, trang 183)

Trong đó:

- dn: đường kính ngoài ống truyền nhiệt dn=45mm

- P0 : áp suất tính toán ở trong ống P0 =0,148 N.mm-2

- L được tính theo hình ([9], hình 8.14, trang 182)

√3 √3
L= .t= .60=51,96 mm
2 2
Với các vỉ ống được bố trí theo đỉnh của tam giác đều, t=60 mm- bước ống

→ Vậy chọn chiều dày vỉ ống ở trên buồng đốt là 55 mm

• Tính cho vỉ ống ở phía dưới buồng đốt:

+ Chiều dày tính toán tối thiểu ở phía ngoài của vỉ ống h1’ được xác định theo:

P0 0,169
h1 =Dt .K.√ =1400.0,3.√ =14,59 mm
[σu ] 140,1

([9], CT 8-47, trang 181)

Trong đó:

- K=0,3: hệ số được chọn

([9], trang 181)

- Dt =1400 mm : đường kính trong của buồng đốt

- P0 : áp suất tính toán trong ống

SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Trang 82


Chương 3 Tính toán, thiết kế thiết bị cô đặc CBHD: PGS.TS Đặng Huỳnh Giao

P0 = Pm +ρ.g.H=0,148+(1048,31.9,81.2.10-6 )=0,169 N.mm-2

- [σu ]: ứng suất uốn cho phép của vật liệu làm vỉ ống (N.mm-2 )

→ Chọn h1 =15 mm

+ Chiều dày tính toán tối thiểu ở phía giữa của vỉ ống h’ được tính theo công
thức:

0,162
h' =Dt .K.√
[σu ].φ0

([9], CT 8-48, trang 181)

Trong đó:

- K= 0,5 : hệ số được chọn

([9], trang 181)

- φ0 : hệ số làm yếu của vỉ ống do khoan lỗ

Dn - ∑ d
φ0 = <1
Dn

- Dn =1400 mm : đường kính của vỉ ống

- ∑ d: tổng số đường kính của các lỗ trong vỉ ống (mm)

∑ d =407+45.(21-5)=1127 m

Dn - ∑ d 1400-1127
φ0 = = =0,195<1
Dn 1400

0,162 0,169
 h' =Dt .K.√ =1400.0,5.√ =54,98 mm
[σu ].φ0 140,1.0,195

Chọn h’=55 mm

Kiểm tra bền vỉ ống:

+ Ứng suất ứng của vỉ được xác định theo công thức:

SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Trang 83


Chương 3 Tính toán, thiết kế thiết bị cô đặc CBHD: PGS.TS Đặng Huỳnh Giao

P0
σu = ≤ [σu ]
dn h' 2
3,6. (1-0,7. ) . ( )
L L
0,169
= =0,105→Thỏa
45 55 2
3,6. (1-0,7. ).( )
50,66 50,66

([9], CT 8-53, trang 183)

Trong đó:

- dn: đường kính ngoài ống truyền nhiệt dn=45mm

- P0 : áp suất tính toán ở trong ống P0 =0,169 N.mm-2

- L được tính theo hình ([9], hình 8.14, trang 182)

√3 √3
L= .t= .60=51,96 mm
2 2
Với các vỉ ống được bố trí theo đỉnh của tam giác đều, t=60 mm- bước ống

→ Vậy chọn chiều dày vỉ ống ở dưới buồng đốt là 55 mm

b. Nồi II

• Sơ lược về cấu tạo:

+ Chọn vỉ ống loại phẳng tròn, lắp cứng với thân thiết bị. Vỉ ống phải giữ chặt các
ống truyền nhiệt dưới tác dụng của ứng suất.

+ Được giữ nguyên dạng trước và sau khi nong

+ Vật liệu chế tạo là thép X18H10T

+ Nhiệt độ tính toán của vỉ ống bằng với nhiệt độ hơi đốt, ttt =thđ =96,99℃

+ Ứng suất cho phép tiêu chuẩn của vật liệu ở t tt là [σu ]* =142,79 N.mm-2

([9], hình 1.2, trang 16)

+ Chọn hệ số hiểu chỉnh =1 (có vỏ bọc cách nhiệt)

([9], trang 17)

→ Ứng suất cho phép của vật liệu là:

SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Trang 84


Chương 3 Tính toán, thiết kế thiết bị cô đặc CBHD: PGS.TS Đặng Huỳnh Giao

[σu ]=.[σu ]* =1.142,79=142,79 N.mm-2

• Tính vỉ ống phía trên của buồng đốt:

+ Chiều dày tính toán tối thiểu ở phía ngoài của vỉ ống h1’ được xác định theo:

P0 0,105
h'1 =Dt .K.√ =1400.0,3.√ =11,39 mm
[σu ] 142,79

([9], CT 8-47, trang 181)

Trong đó:

- K=0,3: hệ số được chọn

([9], trang 181)

- Dt : đường kính trong của buồng đốt (mm)

- P0 : áp suất tính toán trong ống

P0 =0,105 N.mm-2

- [σu ]: ứng suất uốn cho phép của vật liệu làm vỉ ống (N.mm-2 )

→ Chọn h'1 =15 mm

+ Chiều dày tính toán tối thiểu ở phía giữa của vỉ ống h’ được tính theo công thức:

P0
h' =Dt .K.√
[σu ].φ0

([9], CT 8-48, trang 181)

Trong đó:

- K= 0,5 : hệ số được chọn

([9], trang 181)

- φ0 : hệ số làm yếu của vỉ ống do khoan lỗ

Dn - ∑ d
φ0 = <1
Dn

SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Trang 85


Chương 3 Tính toán, thiết kế thiết bị cô đặc CBHD: PGS.TS Đặng Huỳnh Giao

- Dn : đường kính của vỉ ống (mm)

- ∑ d: tổng số đường kính của các lỗ trong vỉ ống (mm)

∑ d =407+45.(21-5)=1127 m

Dn - ∑ d 1400-1127
φ0 = = =0,195<1
Dn 1400

P0 0,105
→ h' =Dt .K.√ =1400.0,5.√ =42,99 mm
[σu ].φ0 142,79.0,195

Chọn h’=45 mm

Kiểm tra bền vỉ ống:

+ Ứng suất ứng của vỉ được xác định theo công thức:

P0
σu = ≤ [σu ]
d h' 2
3,6. (1-0,7. n ) . ( )
L L
0,105
= =0,098→Thỏa
45 45 2
3,6. (1-0,7. ).( )
50,66 50,66

([9], CT 8-53, trang 183)

Trong đó:

- dn: đường kính ngoài ống truyền nhiệt dn=45mm

- P0 : áp suất tính toán ở trong ống P0 =0,105 N.mm-2

- L được tính theo hình ([9], hình 8.14, trang 182)

√3 √3
L= .t= .60=51,96 mm
2 2
Với các vỉ ống được bố trí theo đỉnh của tam giác đều, t=60 mm- bước ống

 Vậy chọn chiều dày vỉ ống ở trên buồng đốt là 45 mm

• Tính cho vỉ ống ở phía dưới buồng đốt:

SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Trang 86


Chương 3 Tính toán, thiết kế thiết bị cô đặc CBHD: PGS.TS Đặng Huỳnh Giao

+ Chiều dày tính toán tối thiểu ở phía ngoài của vỉ ống h1’ được xác định theo:

P0 0,126
h1 =Dt .K.√ =1400.0,3.√ =12,48 mm
[σu ] 142,79

([9], CT 8-47, trang 181)

Trong đó:

- K=0,3: hệ số được chọn

([9], trang 181)

- Dt : đường kính trong của buồng đốt (mm)

- P0 : áp suất tính toán trong ống

P0 = Pm +ρ.g.H=0,105+(1087,33.9,81.2.10−6 )=0,126 N.mm-2

- [σu ]: ứng suất uốn cho phép của vật liệu làm vỉ ống (N.mm-2 )

→ Chọn h1 =15 mm

+ Chiều dày tính toán tối thiểu ở phía giữa của vỉ ống h’ được tính theo công
thức:

P0
h' =Dt .K.√
[σu ].φ0

([9], CT 8-48, trang 181)

Trong đó:

- K= 0,5 : hệ số được chọn

([9], trang 181)

- φ0 : hệ số làm yếu của vỉ ống do khoan lỗ

Dn - ∑ d
φ0 = <1
Dn

- Dn : đường kính của vỉ ống (mm)

- ∑ d: tổng số đường kính của các lỗ trong vỉ ống (mm)

SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Trang 87


Chương 3 Tính toán, thiết kế thiết bị cô đặc CBHD: PGS.TS Đặng Huỳnh Giao

∑ d =407+45.(21-5)=1127 mm

Dn - ∑ d 1400-902
φ0 = = =0,195<1
Dn 1400

P0 0,126
→ h' =Dt .K.√ =1400.0,5.√ =47,09 mm
[σu ].φ0 142,79.0,195

Chọn h’=50 mm

Kiểm tra bền vỉ ống:

+ Ứng suất ứng của vỉ được xác định theo công thức:

P0
σu = ≤ [σu ]
d h' 2
3,6. (1-0,7. n ) . ( )
L L
0,126
= =0,095→Thỏa
45 50 2
3,6. (1-0,7. ).( )
50,66 50,66

([9], CT 8-53, trang 183)

Trong đó:

- dn: đường kính ngoài ống truyền nhiệt dn=45mm

- P0 : áp suất tính toán ở trong ống P0 =0,126 N.mm-2

- L được tính theo hình ([9], hình 8.14, trang 182)

√3 √3
L= .t= .60=51,96 mm
2 2
Với các vỉ ống được bố trí theo đỉnh của tam giác đều, t=60 mm- bước ống

→ Vậy chọn chiều dày vỉ ống ở trên buồng đốt là 55 mm

3.4.7. Tính khối lượng và tai treo


Khối lượng tai treo cần chịu bằng tổng khối lượng của các thiết bị cộng với khồi
lượng của dung dịch khi chứa đầy:

m= mtb +mdd , kg

SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Trang 88


Chương 3 Tính toán, thiết kế thiết bị cô đặc CBHD: PGS.TS Đặng Huỳnh Giao

+ Với mtb là tổng khối lượng thép làm thiết bị

mtb =mn +mđ +mbđ +mbb +mcụt +mvỉ +mống tn,th +mbích +mbulong, đai ốc

Trong đó:

- m=ρ.Vtb

- Vtb , m-3 : thể tích thiết bị

- mn , kg: khối lượng nắp

- mđ ,kg: khối lượng đáy

- mbđ , kg: khối lượng buồng đốt

- mbb ,kg: khối lượng buồng bốc

- mcụt , kg: khối lượng nón cụt nối giữa buồng bốc và buồng đốt

- mvỉ ,kg: khối lượng vỉ ống

- mống tn,th ,kg: khối lượng ống truyền nhiệt và ống tuần hooàn trung tâm

- mbích , kg: khối lượng mặt bích

- mbulong, đai ốc , kg: khối lượng bulong, đai ốc

 = 7900 kg.m-3 : đối với thép không gỉ X18H10T

a. Khối lượng buồng bốc

+ Thể tích buồng bốc:


π
Vbb = .(D2nbb -D2tbb ).Hbb
4
Trong đó:

- Dnbb : đường kính ngoài buồng bốc

- Dtbb : đường kính trong buồng bốc

- Hbb : chiều cao buồng bốc

• Nồi I

SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Trang 89


Chương 3 Tính toán, thiết kế thiết bị cô đặc CBHD: PGS.TS Đặng Huỳnh Giao

3,14
Vbb = .(1,8162 -1,82 ).2=0,091 m3
4
Khối lượng buồng bốc:

m=7900.0,091=718,9 kg

• Nồi II

3,14
Vbb = .(1,822 -1,82 ).2=0,114 m3
4
Khối lượng buồng bốc:

m=7900.0,114=900,6 kg

b. Khối lượng buồng đốt

+ Thể tích buồng đốt:


π
Vbđ = .(D2nbđ -D2tbđ ).Hbđ
4
Trong đó:

- Dnbđ : đường kính ngoài buồng đốt

- Dtbđ : đường kính trong buồng đốt

- Hbđ : chiều cao buồng đốt

• Nồi I

3,14
Vbđ = .(1,4122 -1,42 ).2=0,053 m3
4
Khối lượng buồng đốt:

m=7900.0,053=418,7 kg

• Nồi II

3,14
Vbđ = .(1,4162 -1,42 ).2=0,071 m3
4
Khối lượng buồng đốt:

m=7900.0,071=560,9 kg

SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Trang 90


Chương 3 Tính toán, thiết kế thiết bị cô đặc CBHD: PGS.TS Đặng Huỳnh Giao

c. Khối lượng phần nón cụt giữa buồng bốc và buồng đốt

+ Phần nón cụt được làm bằng thép không gỉ X18H10T

+ Đường kính trong lớn bằng đường kính buồng bốc

+ Đường kính trong nhỏ bằng đường kính buồng đốt

+ Bề dày hình nón cụt (không tính phần gờ) bằng với đường kính buồng bốc

+ Bề dày phần gờ nón cụt bằng với bề dày buồng bốc


π π
Vcụt = .[(D2nbb +Dnbb .Dnbđ +D2nbđ )-(D2tbb +Dtbb .Dtbđ +D2tbđ )].Hc + .(D2nbb -D2tbb ).Hgc
12 4

• Nồi I

3,14
Vcụt = .[(1,8162 +1,816.1,412+1,4122 )-(1,82 +1,8.1,4+1,42 )].0,15
12
3,14
+ .(1,8162 -1,82 ).0,04=0,0071 m3
4
Khối lượng nón cụt là:

mcụt =7900.0,0071=56,09 kg

• Nồi II

3,14
Vcụt = .[(1,822 +1,82.1,416+1,4162 )-(1,82 +1,8.1,4+1,42 )].0,15
12
3,14
+ .(1,822 -1,82 ).0,04=0,0091 m3
4
Khối lượng nón cụt là:

mcụt =7900.0,0091=71,89 kg

d. Khối lượng đáy nón

+ Đáy nón có gờ được làm bằng thép không gỉ X18H10T góc đáy bằng 300

+ Tra ([4], bảng XIII.21, trang 395) ta được:

+ Đáy có đường kính trong Dt =1400mm và có bề dày S=10mm, chiều cao gờ bằng
50mm

SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Trang 91


Chương 3 Tính toán, thiết kế thiết bị cô đặc CBHD: PGS.TS Đặng Huỳnh Giao

→ mđ =284.1,01=286,84kg

e. Khối lượng nắp elip

+ Nắp elip được làm từ thép không gỉ X18H10T

+ Tra ([4], bảng XIII.11, trang 384), ta được:

• Nồi I

+ Nắp có đường kính trong Dt =1800mm và có bề dày S=8mm, chiều cao gờ bằng
25mm

→ mn =232.1,01=234,32 kg

• Nồi II

+ Nắp có đường kính trong Dt =1800mm và có bề dày S=10 mm. chiều cao gờ bằng
40mm

→ mn =297.1,01=299,97 kg

f. Khối lượng ống truyền nhiệt và ống tuần hoàn trung tâm

+ Ống đốt và ống tuần hoàn trung tâm được làm bằng thép không gỉ X18H10T
π π
mtn,th =n. .(d2n -d2t ).H.ρ+ .(D2nth -D2tth ).H.ρ
4 4
3,14 3,14
mtn,th =330. .(0,0452 -0,0382 ).2.7900+ .(0,4072 -0,42 ).2.7900=2448,09 kg
4 4
Trong đó:

- H=2m: chiều cao ống truyền nhiệt

- =7900kg.m-3: khối lượng riêng của thép X18H10T ([4], bảng XII.7, trang 313)

- dn=0,045m: đường kính ngoài ống truyền nhiệt

- dt=0,038m: đường kính trong ống truyền nhiệt

- n=330 ống: số ống truyền nhiệt còn lại

- Dnth=0,407m: đường kính ngoài ống tuần hoàn trung tâm

- Dtth=0,4m: đường kính trong ống tuần hoàn trung tâm

SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Trang 92


Chương 3 Tính toán, thiết kế thiết bị cô đặc CBHD: PGS.TS Đặng Huỳnh Giao

f. Khối lượng mặt bích:

+ Các loại mặt bích được làm bằng thép X18H10T

+ Có ba loại mặt bích:

- Mặt bích nối giữa buồng bốc và buồng đốt

- Mặt bích nối giữa đáy và buồng đốt

- Mặt bích nối giữa nắp và buồng bốc

• Thể tích hai mặt bích nối không có vỉ ống:

2.π.h 2.3,14.0,03
V1 = .(D2 -D2t -Z.d2b )= .(1,542 -1,42 -40.0,022 )=0,019 m3
4 4

• Thể tích hai mặt bích nối có vỉ ống:

2.π.h
V2 = .(D2 -D2nth -n.d2n -Z.d2b )
4
2.3,14.0,03
V2 = .(1,542 -0,4072 -330.0,0452 -40.0,022 )=0,07 m3
4

• Thể bích mặt bích nối giữa buồng bốc và nắp:

2.π.h 2 2 2.3,14.0,035
V3 = .(D -Dt -Z.d2b ) = .(1,952 -1,82 -48.0,0242 )=0,029 m3
4 4
Vậy tổng khối lượng mặt bích là:

mbích1 =mbích2 =(V1 +V2 +V3 ).ρ=(0,019+0,07+0,029 ).7900=932,2 kg

g. Khối lượng vỉ ống

+ Vỉ ống được làm từ thép không gỉ X18H10T

+ Khối lượng vỉ ống được tính theo công thức sau:


Vvỉ = .(D2t -n.d2n -D2nth ).S
4
Trong đó:

-S: chiều dày tính toán tối thiểu ở giữa của vỉ ống

• Nồi I

SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Trang 93


Chương 3 Tính toán, thiết kế thiết bị cô đặc CBHD: PGS.TS Đặng Huỳnh Giao

2.3,14
Vvỉ = .(1,42 -330.0,0452 -0,4072 ).0,045=0.08 m3
4
→ mvỉ1 =0.08.7900=632 kg

• Nồi II

2.3,14
Vvỉ = .(1,42 -330.0,0452 -0,4072 ).0,035=0,06 m3
4

→ mvỉ2 =0,06.7900=474 kg

h. Khối lượng bulong, đai ốc

• Khối lượng bulong

Các bulong được làm từ thép X18H10T

▪ Thể tích bulong ren dùng cho mặt bích nối buồng bốc với nắp:

π.Z 3,14.48
V' = . (D2 .H+d2b .(h' +h'' +h''' )) = . (0,0412 .0,019+0,0242 .(0,019+0,037+0,009)) =0.0026
4 4

V' =0.0026 m3

Trong đó:

D =1,7.db = 1,7.0,024 = 0.041 m - đường kính bulông.

H = 0,8.db = 0,8.0,024 = 0,019 m - chiều cao phần bulông không chứa lõi.

h’ = 0,8.db = 0,019 m - chiều cao đai ốc.

h’’ = h + 2 = 0,037 m - chiều cao phần lõi bulông.

h’’’ = 0,009 m – kích thước phần ren trống.

Z = 48 - số lượng bulông.

▪ Thể tích bulong ren dùng cho mặt bích nối giữa buồng đốt với đáy và
buồng bốc với buồng đốt:
Trong đó:

π.Z 3,14.40
V' = . (D2 .H+d2b .(h' +h'' +h''' )) = . (0,0342 .0,016+0,022 .(0,016+0,032+0,009)) =0.0013
4 4

V' =0,0013 m3

SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Trang 94


Chương 3 Tính toán, thiết kế thiết bị cô đặc CBHD: PGS.TS Đặng Huỳnh Giao

D =1,7.db = 1,7.0,02 = 0,034 m - đường kính bulông.

H = 0,8.db = 0,8.0,02 = 0,016 m - chiều cao phần bulông không chứa lõi.

h’ = 0,8.db = 0,016 m - chiều cao đai ốc.

h’’ = h + 2 = 0,032 m - chiều cao phần lõi bulông.

h’’’ = 0,009 m - kích thước phần ren trống.

Z = 40 - số lượng bulông

Tổng khối lượng bulong là:

mbulong1 =mbulong2 =(0.0026+0.0013.2 ).7900=41,08 kg

• Khối lượng đai ốc

Các đai ốc được làm từ thép X18H10T

▪ Thể tích đai ốc cho buồng bốc với nắp:

π.Z 2 2 3,14.48
V= .(dn -dt ).H = .(0,0392 -0,0342 ).0,019=0,00026 m3
4 4
Trong đó:

H’ = 0,8.db = 0,8.0,024 = 0,019 m – chiều cao đai ốc.

dt = 1,4.db =1,4.0,024 = 0,034 m – đường kính trong đai ốc.

dn = 1,15.dt = 1,15.0,034 = 0,039 m – đường kính ngoài đai ốc.

Z = 48 - số lượng đai ốc.

▪ Thể tích đai ốc ren dùng cho mặt bích nối giữa buồng đốt với đáy và buồng
bốc với buồng đốt:

π.Z 2 2 3,14.40
V= .(dn -dt ).H = .(0,0322 -0,0282 ).0,016=0,00012 m3
4 4
Trong đó:

H’ = 0,8.db = 0,8.0,02 =0,016 m - chiều cao đai ốc.

dt = 1,4.db = 1,4.0,02 = 0,028 m - đường kính trong đai ốc.

dn = 1,15.dt = 1,15.0,028 = 0,032 m - đường kính ngoài đai ốc

SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Trang 95


Chương 3 Tính toán, thiết kế thiết bị cô đặc CBHD: PGS.TS Đặng Huỳnh Giao

Z = 40 - số lượng đai ốc

Vậy tổng khối lượng đai ốc là:

mđai ốc 1 =mđai ốc 2 =(0,00026+0,00012 .2).7900=3,95 kg

Bảng 3-15 Tổng hợp các thông số đã tính toán khối lượng

Giá trị (kg)


Chi tiết Loại thép
Nồi I Nồi II
Buồng đốt X18H10T 418,7 560,9
Buồng bốc X18H10T 718,9 900,6
Nắp elip X18H10T 234,32 299,97
Đáy nón X18H10T 286,84 286,84
Phần nón cụt X18H10T 56,09 71,89
Ống truyền nhiệt
và ống tuần hoàn X18H10T 2448,09 2448,09
trung tâm
Mặt bích X18H10T 932,2 932,2
Bulong X18H10T 41,08 41,08
Đai ốc X18H10T 3,95 3,95
Vỉ ống X18H10T 632 474
Tổng 5772,17 6018,62

i. Khối lượng dung dịch khi chứa đầy trong thiết bị

• Nồi I

+ Thể tích dung dịch khi chứa đầy đáy nón:


Vdd(đáy) =1,269 m3

+ Thể tích dung dịch khi chứa đầy buồng đốt:


π.D2t 3,14.1,42
Vdd(bđ) = .H= .2=3,077 m3
4 4
+ Thể tích dung dịch khi chứa đầy phần hình nón cụt

SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Trang 96


Chương 3 Tính toán, thiết kế thiết bị cô đặc CBHD: PGS.TS Đặng Huỳnh Giao

π D2b +D2t +Db .Dt 3,14 1,82 +1,42 +1,8.1,4


Vdd(cụt) = . ( ) .Hc = .( ) .0,15=0,303 m3
3 4 3 4

+ Thể tích mực dung dịch tối đa trong buồng bốc:


π.D2b 3,14.1,82
Vdd(bb) = .Hb = .2=5,087 m3
4 4
→ Tổng thể tích khi chứa đầy trong thiết bị là:

Vdd tổng = Vdd đáy + Vdd(buongdot) + Vdd (cut) + Vdd(buongboc)


=1,269+3,077+0,303+5,087=9,736 m3

→ Tổng khối lượng dung dịch khi chứa đầy trong thiết bị là:

mdd1 =Vdd tổng .ρdd =9,736.1087,33=10586,24 kg

→ Tổng khối lượng của thiết bị:

m1 =mtb1 +mdd1 =5772,17+10586,24=16358,41 kg

+ Trọng lượng cực đại của thiết bị:

Gmax =m.g=16358,41.9,81=160476 N

➢ Tai treo

Chọn 4 tai treo, vật liệu làm bằng thép X18H10T được hàn bền với thân thiết bị
nên tải trọng cho phép trên một tai treo là:

Gmax 160476
G= = =40119 N
4 4
+ Các thông số của tai treo được chọn từ ([4], bảng XIII.36, trang 438):

Bảng 3-16 Tai treo thiết bị thẳng đứng

-4 F.104 q.10-6 L B B1 H S l a d mt
G.10 N
m2 N.m-2
mm kg
6 451 1,33 230 200 205 350 12 100 25 34 13,2

Trong đó:

G- tải trọng cho phép trên một tai treo (N)

SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Trang 97


Chương 3 Tính toán, thiết kế thiết bị cô đặc CBHD: PGS.TS Đặng Huỳnh Giao

F- bề mặt đỡ, N

q- tải trọng cho phép trên bề mặt đỡ, N.m-2

mt- khối lượng một tai treo, kg

+ Chọn tấm lót tai treo ([4],bảng XIII.37, trang 439)

Bảng 3-17 Tấm lót tai treo

δ0 δ H B SH
G.10-4
mm
6 20 10 550 340 8

δ0 :Chiều dày tối thiểu của thành thiết bị khi không có tấm lót

δ: Chiều dày tối thiểu của thành thiết bị khi có tấm lót

Hình 3-2 Tai treo

• Nồi II

+ Thể tích dung dịch khi chứa đầy đáy nón:


Vdd(đáy) =1,269 m3

+ Thể tích dung dịch khi chứa đầy buồng đốt:


π.D2t 3,14.1,42
Vdd(bđ) = .H= .2=3,077 m3
4 4
+ Thể tích dung dịch khi chứa đầy phần hình nón cụt

SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Trang 98


Chương 3 Tính toán, thiết kế thiết bị cô đặc CBHD: PGS.TS Đặng Huỳnh Giao

π D2b +D2t +Db .Dt 3,14 1,82 +1,42 +1,8.1,4


Vdd(cụt) = . ( ) .Hc = .( ) .0,15=0,303 m3
3 4 3 4

+ Thể tích mực dung dịch tối đa trong buồng bốc:


π.D2b 3,14.1,82
Vdd(bb) = .Hb = .2=5,087 m3
4 4
→ Tổng thể tích khi chứa đầy trong thiết bị là:

Vdd tổng = Vdd đáy + Vdd(buongdot) + Vdd (cut) + Vdd(buongboc)


=1,269+3,077+0,303+5,087=9,736 m3

→ Tổng khối lượng dung dịch khi chứa đầy trong thiết bị là:

mdd2 =Vdd tổng .ρdd =9,736.1288,73=12547,08 kg

→ Tổng khối lượng của thiết bị:

m2 =mtb2 +mdd2 =6018,62+12547,08=18565,7 kg

+ Trọng lượng cực đại của thiết bị:

Gmax =m.g=18565,7.9,81=182129,52 N

➢ Tai treo

Chọn 4 tai treo, vật liệu làm bằng thép X18H10T được hàn bền với thân thiết bị
nên tải trọng cho phép trên một tai treo là:

Gmax 182129,52
G= = =45532,38 N
4 4
+ Các thông số của tai treo được chọn từ ([4], bảng XIII.36, trang 438):

Bảng 3-18 Tai treo thiết bị thẳng đứng

-4 F.104 q.10-6 L B B1 H S l a d mt
G.10 N
m2 N.m-2
mm kg
6 451 1,33 230 200 205 350 12 100 25 34 13,2

Trong đó:

G- tải trọng cho phép trên một tai treo (N)

SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Trang 99


Chương 3 Tính toán, thiết kế thiết bị cô đặc CBHD: PGS.TS Đặng Huỳnh Giao

F- bề mặt đỡ, N

q- tải trọng cho phép trên bề mặt đỡ, N.m-2

mt- khối lượng một tai treo, kg

+ Chọn tấm lót tai treo ([4],bảng XIII.37, trang 439)

Bảng 3-19 Tấm lót tai treo

δ0 δ H B SH
G.10-4
mm
6 20 10 550 340 8

δ0 :Chiều dày tối thiểu của thành thiết bị khi không có tấm lót

δ: Chiều dày tối thiểu của thành thiết bị khi có tấm lót

Hình 3-3 Tai treo

3.4.8. Chọn kính quan sát và cửa vệ sinh


Chọn kính thủy tinh dày 10 mm, đường kính 150 mm. Chọn 2 kính quan sát lắp ở
mặt dung dịch để quan sát lượng dung dịch khi thiết bị hoạt động. Đặt kính ở giữa hai
mặt bích, dùng 8 bulông M20 để ghép hai mặt bích lại. Để đảm bảo kín, giữa hai mặt
bích có lớp đệm amiăng dày 3 mm. Vị trí lắp đặt kính quan sát phải đảm bảo quan sát
được cả hiện tượng bên trong lòng chất lỏng và hiện tượng phía trên mặt thoáng chất
lỏng.

SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Trang 100


Chương 3 Tính toán, thiết kế thiết bị cô đặc CBHD: PGS.TS Đặng Huỳnh Giao

Chọn cửa vệ sinh nằm ở phía dưới thân buồng bốc và phía trên buồng đốt có hình
tròn đường kính 600 mm đảm bảo vệ sinh thiết bị tốt trong thời gian bảo trì sữa chữa.

SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Trang 101


CHƯƠNG 4 THIẾT BỊ PHỤ
4.1. Thiết bị ngưng tụ baromet
4.1.1. Sơ lược về thiết bị ngưng tụ baromet
-Lượng khí bổ sung sinh ra trong thiết bị cô đặc bao gồm: Hơi nước, dung môi dễ
bay hơi, khí không ngưng.

- Khí bổ sung cần được giải phóng để tạo chân không. Thiết bị ngưng tụ kết hợp
với bơm chân không để hệ thống chân không hoạt động hiệu quả nhất.

-Thiết bị ngưng tụ làm ngưng tụ hầu hết hơi nước, giải phóng một lượng hơi nước
lớn cho bơm chân không, do đó giảm tiêu hao năng lượng cơ học và tránh hư hỏng cho
bơm (chỉ hút khí không ngưng).

- Chọn thiết bị ngưng tụ trực tiếp loại khô, ngược chiều, chân cao (baromet). Trong
đó nước làm lạnh và nước ngưng tụ chảy xuống còn khí không ngưng được bơm chân
không hút ra từ phần trên của thiết bị qua bộ phận tách lỏng.

Chiều cao của ống baromet được chọn sao cho tổng của áp suất trong thiết bị bằng
với áp suất khí quyển.

4.1.2. Tính toán thiết bị ngưng tụ


a.Lượng nước lạnh tưới vào thiết bị ngưng tụ baromet

1842,08
W.(i-Cn .t2c ) .(2609600-4178.40)
Gn = = 3600 =29,91 kg.s-1
Cn .(t2c -t2đ ) 4178.(40-30)

([7], CT III.35, trang 123)

Trong đó:

+ Gn là lượng nước lạnh tưới vào thiết bị, kg.s-1

+ W=1842,08 kg.h-1 là lượng hơi thứ vào thiết bị

+ i là nhiệt lượng riêng của hơi thứ ngưng tụ, J.kg-1

i=2609600 J.kg-1 ([8], bảng I.251, trang 314)

+ Cn là nhiệt lượng riêng trung bình của nước, J.kg-1.độ-1

Cn =4178 J.kg-1 .độ-1 ([8], bảng I.49, trang 310)

Trang 102
Chương 4 Thiết bị phụ CBHD: PGS.TS Đặng Huỳnh Giao

+ t2d, t2c lần lượt là nhiệt độ của nước làm nguội vào và ra khỏi thiết bị oC

Chọn:

+ Nhiệt độ đầu nước lạnh vào là t2đ =300 C

+ Nhiệt độ cuối nước lạnh ra là t2c =400 C

b.Thể tích không khí và khí không ngưng cần hút ra khỏi thiết bị ngưng tụ

Gkk = 0,000025.W + 0,000025.Gn + 0,01.W, kg.s-1 ([4], CT VI.49, trang 84)

1842,08 1842,08
Gkk =0,000025. +0.000025.29,91+0,01. =0,00588 kg.s-1
3600 3600

Thể tích không khí cần hút ra khỏi thiết bị ngưng tụ có thể tính theo phương trình
trạng thái:

288.Gkk .(273+tkk ) 288.0,00588.(273+35)


Vkk = = =0,033 m3 .s-1
P-Ph 0,2421574,97-5648,72

([4], CT VI.49, trang 84)

Trong đó:

P là áp suất chung của hỗn hợp trong thiết bị ngưng tụ, N.m-2

P = Png = 0,22 at = 21574,97 N.m-2

Ph là áp suất của hơi nước trong hỗn hợp, N.m-2

Ph = 0,0576 at = 5648,72 N.m-2 lấy bằng áp suất hơi nước bão hòa ở nhiệt độ
không khí (tkk).

tkk =t2đ +4+0,1.(t2c -t2đ )=30+4+0,1.(40-30)=35℃

([7], CT III-34, trang 123)

c.Các kích thước chủ yếu của thiết bị ngưng tụ baromet

• Đường kính của thiết bị ngưng tụ baromet

1842,08
W
Dba =1,383.√ =1,383.√ 3600 =0,48 m
ρh .ωh 0,14.30

SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Trang 103


Chương 4 Thiết bị phụ CBHD: PGS.TS Đặng Huỳnh Giao

([4], CT VI.52, trang 84)

Chọn Dba =0,5m ([4], bảng VI.8, trang 88)

Trong đó:

+Dba là đường kính trong của thiết bị ngưng tụ, m.

+W là lượng hơi nước ngưng tụ, W = 1842,08 kg.h-1

+ ρh là khối lượng riêng của hơi, ρh = 0,14 kg.m-3 ([4], bảng I.251, trang 314)

+ ωh là tốc độ của hơi trong thiết bị, m.s-1 → chọn ωh = 30 m.s-1

• Kích thước tấm ngăn

Tấm ngăn có dạng hình viên phân với chiều rộng là:

Dba 500
b= +50= +50=300 mm
2 2
([4], CT VI.53, trang 85)

Trên tấm ngăn có đục nhiều lỗ nhỏ và sử dụng nước làm nguội là nước bẩn nên
lấy đường kính các lỗ là 5 mm.

Chiều dày tấm ngăn chọn δ=4 mm

Chiều cao gờ tấm ngăn hgờ =40 mm

• Chiều cao của thiết bị ngưng tụ

+ Mức độ đun nước được xác định theo công thức sau:

t2c -t2đ 40-30


P= = =0,31
tbh -tđ 61,63-30

([4], CT VI.56, trang 85)

tbh : là nhiệt độ hơi bão hòa ngưng tụ

tbh =61,630 C

+ Từ giá trị mức đun nóng nước ta tra theo ([4], bảng VI.7, trang 86) với tia nước
d=5mm ta có:

Số ngăn là n= 8

SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Trang 104


Chương 4 Thiết bị phụ CBHD: PGS.TS Đặng Huỳnh Giao

Số bậc là 4

Khoảng cách giữa các ngăn htb =300 mm

Thời gian đi qua một bậc là τ=0,35s

+ Chọn:

Khoảng cách từ ngăn trên cùng đến nắp thiết bị là 1300 mm.

Khoảng cách từ ngăn dưới cùng đến đáy thiết bị là 1200 mm.

([4], bảng VI.8, trang 88)

Chiều cao phần gờ của nắp là 25 mm.

Chiều cao phần nắp elip là 125 mm. ([4], bảng XIII.10, trang 382)

Chiều cao phần đáy nón là 453 mm. ([4], bảng XIII.21, trang 394)

Vậy chiều cao của thiết bị ngưng tụ là

Hngt =(8-1).300+1300+1200+25+125+453=5203 mm

Chọn :

Hngt =5300mm

• Kích thước ống baromet

+ Đường kính trong ống baromet tính theo công thức:

1842,08
0,004.(Gn +W) √0,004.(29,91- 3600 )
d=√ = =0,278 m
π.ω 3,14.0,5

([4], CT VI.57, trang 86)

Chọn d=0,3m

ω là tốc độ của hỗn hợp nước và chất lỏng đã ngưng chảy trong ống baromet

→ chọn ω = 0,5 m.s-1

+ Chiều cao ống baromet:

H = h1 + h2 + 0,5 m ([4], CTVI.58, trang 86)

SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Trang 105


Chương 4 Thiết bị phụ CBHD: PGS.TS Đặng Huỳnh Giao

h1 là chiều cao cột nước trong ống baromet cân bằng với hiệu số giữa áp suất khí
quyển và áp suất trong thiết bị ngưng tụ.

b 598,3
h1 =10,33. =10,33. =8,132 m
760 760
([4], CTVI.59, trang 86)

b là độ chân không trong thiết bị ngưng tụ:

b = 760 – 0,22.735 = 598,3 mmHg

h2 là chiều cao cột nước trong ống baromet cần để khắc phục toàn bộ trở lực khi
nước chảy trong ống.

H ω2
h2 =(1+λ. + ∑ ζ). , 𝑚
d 2g

([4], CTVI.60, trang 87)

Thường lấy hệ số trở lực cục bộ vào ống là ξ1 = 0,5 và khi ra khỏi ống là ξ2 = 1.

Khi đó, tổng trở lực cục bộ Σξ = 1,5

H ω2
h2 =(2,5+λ. ). , m
d 2g

([4], CTVI.61, trang 87)

Trong đó:

H là toàn bộ chiều cao ống baromet, m

d là đường kính trong của baromet, m

λ là hệ số trở lực do ma sát khi nước chảy trong ống.

ω là tốc độ của hỗn hợp nước lạnh và nước ngưng chảy trong ống baromet

→chọn ω = 0,5 m.s-1

Ta có nhiệt độ trung bình của nước ttb = 35 0C tra ta được các thông số sau:

ρ = 994 kg.m-3 , μ = 0,722.10-3 Ns.m-2

SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Trang 106


Chương 4 Thiết bị phụ CBHD: PGS.TS Đặng Huỳnh Giao

Hệ số trở lực do ma sát (λ) phụ thuộc chế độ chuyển động của chất lỏng và độ
nhám của thành ống dẫn.

Chế độ chuyển động của chất lỏng được xác định theo công thức:

ω.ρ.d 0,5.994.0,3
Re= = =206509,7
μ 0,722.10-3

([4], CT V.36, trang 13)

Re > 4000 (chế độ chảy rối) Chọn ống thép nguyên và ống hàn trong điều kiện
ăn mòn ít nên độ nhám tuyệt đối là: ε = 0,2 mm ([8], bảng II.15, trang 381)

Khu vực nhẵn thủy:

Reynold được xác định:


8 8
d 7 0,3 7
Regh =6. ( ) =6. ( ) =25584,08
ε 0,2.10-3

([8], CT II.60, trang 378)

Khu vực nhám:


9 9
d 8 0,3 8
Ren =220.( ) =220. ( ) =823237,88
ε 0,2.10-3

([8], CT II.62, trang 379)

Khu vực quá độ: Regh < Re < Ren

Hệ số ma sát được tính theo công thức


0,25
ε 100 0,25 0,2.10-3 100
λ=0,1.(1,46. + ) =0,1. (1,46. + ) =0,0195
d Re 0,3 206509,7

([8], CT II.14, trang380)

Hba ω2 Hba 0,52


h2 = (2,5+. ). = (2,5+0,0195 ).
d 2.g 0,3 2.9,81

0,25
H-8,132-0,5=(2,5+0,065.H).
19,62

SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Trang 107


Chương 4 Thiết bị phụ CBHD: PGS.TS Đặng Huỳnh Giao

→ Hba = 7,67 m

Chọn Hba =8 m

Tổng chiều cao thiết bị ngưng tụ: H = Hng + Hb = 5,3 + 8 = 13,3 m

4.2. Bồn cao vị


Bồn cao vị có vai trò ổn định lưu lượng của hỗn hợp đầu trước khi vào thiết bị gia
nhiệt, nhờ đó lưu lượng dung dịch vào thiết bị ổn định theo tính toán và thiết kế. Bồn
được đặt ở độ cao sao cho dung dịch thắng được trở lực của đường ống và có thể tự chảy
vào nồi.

Mặt cắt (1-1) là mặt thoáng chất lỏng trong bồn cao vị.

Mặt cắt (2-2) là mặt thoáng của nồi cô đặc.

Áp dụng phương trình Bernoulli với 2 mặt cắt

p1 v21 p2 v22
z1 + + =z2 + + + ∑ h1-2
ρg 2g ρg 2g

p2 -p1 v22 -v21


z1 =z2 + + + ∑ h1-2
ρg 2g

Trong đó:

v1 =v2 =0 m.s-1

z1: Độ cao mặt thoáng (1-1) so với mặt đất, xem như chiều cao bồn cao vị Hcv = z1
(m)

z2: Độ cao mặt thoáng (2-2) so với mặt đất, xem như chiều cao từ vị trí nhập liệu
tới mặt đất (m)

z2 =z' +Hđ +Hbđ +Hgc +h2 =1+1,269+2+0,04+0,5=4,809 m

P1 = 1 at

P2 = 0,96at

ρ=1048,31 kg.m-3 , khối lượng riêng dung dịch nhập liệu

μ=0,000353 N.s.m-2 , độ nhớt động lực học của dung dịch mía đường 12% ở 30℃

SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Trang 108


Chương 4 Thiết bị phụ CBHD: PGS.TS Đặng Huỳnh Giao

l = 15 m, chiều dài đường ống từ bồn cao vị đến buồng bốc

d=40 mm, đường kính ống nhập liệu

Vận tốc dòng nhập liệu trong ống dẫn:

4600
Gđ 3600
v= 2 = 2 =0,97 m.s-1
d 0,04 1048,31
π. .ρ 3,14. 4 . 3600
4
Chuẩn số Reynolds

v.d.ρ 0,97.0,04.1048,31
Re= = =115225,01
μ 0,000353

Chọn ống thép X18H10T trong điều kiện ăn mòn ít nên độ nhám ε=0,2 mm

Tính Regh:
8 8
d 7 40 7
Regh =6. ( ) =6. ( ) =2557,996
ε 0,2

([8], CT II.60, trang 378)


9 9
d 8 40 8
Ren =220.( ) =220. ( ) =85326,008
ε 0,2

([8], CT II.62, trang 379)

Do Re ˃ Ren

Hệ số ma sát được tính:

1
λ= =0,0304
d
(1,14+2.lg ( ))
ε

([8], CT II.63, trang 380)

Bảng 4-1 Các hệ số trở lực cục bộ

Yếu tố gây trở lực Ký hiệu Hệ số trở lực cục bộ Số lượng
Đầu vào ξvào 0,5 1
Đầu ra ξra 1 1

SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Trang 109


Chương 4 Thiết bị phụ CBHD: PGS.TS Đặng Huỳnh Giao

Khuỷu 90° ξkhuỷu 90 1 3


Van cửa ξvan 1,5 4

→ Σξ = 10,5

v2 l 0,972 15
h1-2 = (λ. + ∑ ξ) = . (0,0304. +10,5) =1,05 m
2g d 2.9,81 0,04

([4], CT VI.60, trang 87)

Chiều cao bồn cao vị:

P2 -P1 1-0,96
Hcv =z1 =z2 + +h1-2 =4,809+ +1,05=6,24 m
ρ.g 1048,31.9,81.1,0197.10-5

Chọn :

Hcv =7m

4.3. Thiết bị gia nhiệt


+ Chọn thiết bị là ống chùm thẳng đứng, dung dịch đi trong ống, hơi đốt đi ngoài
ống

+ Dòng nhập liệu (dòng lạnh):

Tv =300 C

Tr =Ts1 =100,70 C

→ttb =65,350 C

+ Dòng hơi đốt (dòng nóng): hơi nước bão hòa ở 2,3at

Tđ =Tc =124,020 C

+ Hiệu số nhiệt độ đầu vào:

∆tv =Tđ -Tv =124,02-30=94,02 0 C

+ Hiệu số nhiệt độ đầu ra:

∆tr =Tc -Tr =124,02-100,7=23,320 C

+ Hiệu số nhiệt độ trung bình:

SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Trang 110


Chương 4 Thiết bị phụ CBHD: PGS.TS Đặng Huỳnh Giao

∆tv -∆tr 94,02-23,32


̅=
∆t = =50,710 C
∆tv 94,02
ln ln
∆tr 23,32

([4], V.8, trang 5)

+ Nhiệt độ trung bình của lưu thể:

Hơi đốt:

t1tb =124,020 C

Phía hỗn hợp:

t2tb =73,310 C

+ Nhiệt tải riêng phía hơi đốt cấp cho thành thiết bị (q1):

4 r
α1 =2,04.A.√ , W.m-2 .độ-1
∆t.H

([4], CT V.101, trang 28)

Trong đó

- H=1 : chiều dài ống truyền nhiệt

- 1: hệ số cấp nhiệt khi hơi ngưng tụ (W.m-2.độ-1)

∆T1 =T-Tv1 : hiệu số nhiệt độ giữa nhiệt độ hơi đốt và thành thiết bị (oC)

- A: chỉ số phụ thuộc vào nhiệt độ màng: Tm =0,5.(Tđ +Tv1 ) (oC)

Tm
0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 200
(oC)
A 102 120 139 155 169 179 188 194 197 199 199

Ứng với Tđ =124,020 C → r=2196548 J.kg-1

Chọn ∆t1 =4,80 C

Tv1 =T-∆t1 =124,02-4,8=119,220 C

Tm =0,5.(T+Tv1 )=0,5.(124,02+119,22)=121,620 C

SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Trang 111


Chương 4 Thiết bị phụ CBHD: PGS.TS Đặng Huỳnh Giao

→ A= 188,49

4 2196548
α1 =2,04.188,49.√ =10001 W.m-2 .độ-1
4,8.1

q1 =α1 .∆t1 =10001 .4,8=48004,8 W.m-2

+ Nhiệt tải riêng phía dung dịch sôi (q2):

Chất lỏng sôi nhẹ và chuyển động cưỡng bức nên hệ số cấp nhiệt này được tính
theo các công thức của đối lưu cưỡng bức

Hệ số nhiệt độ ở hai phía thành ống:

∆𝑡1 = 𝑇𝑣1 − 𝑇𝑣2 = 𝑞1. ∑ 𝑟

Tổng trở r:

δ 0,002
∑ r = r1 + r2 + = 0,232. 10−3 + 0,387. 10−3 + = 0,000742
 16,3

- r1: nhiệt trở lớp cáu cặn trên thành thiết bị phía hơi ngưng tụ, với lớp cáu cặn là
màng nước ngưng tụ (nước sạch) ở nhiệt độ cao: r1= 0,232.10-3 m2.độ.W-1

([4], bảng V.1, trang 4)

- r2: nhiệt trở lớp cáu cặn trên thành thiết bị phía chất lỏng sôi: r2=0,387.10-3
m2.độ.W-1

([4], bảng V.1, trang 4)

- : hệ số dẫn nhiệt của ống truyền nhiệt: chọn vật liệu làm ống là thép không gỉ
XH18H10T=7900 kg.m-3 với = 16,3 W.m-1.độ-1

([4], bảng XII.7, trang 313)

- : bề dày ống truyền nhiệt với =0,002m

Tv2 =Tv1 -q1. ∑ r =119,22-48004,8.0,000742=83,61

∆T2 =Tv2 -t2tb =83,61-73,31=10,30 C

SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Trang 112


Chương 4 Thiết bị phụ CBHD: PGS.TS Đặng Huỳnh Giao

Bảng 4-2 Các thông số vật lý của dung dịch ở t2tb và Tv2

Nhiệt độ (0C)  (kg.m-3) C (J.kg-1.độ-1) µ (Ns.m-2)  (W.m-1.độ-1)


t2tb =73,310 C 1022,5 3954,67 0,000539 0,535
Tv2 =83,610 C 1018,3 3964 0,000499 0,533

A=3,58.10-8: hệ số phụ thuộc mức độ liên kết của chất lỏng đối với nước

M=20,31 g.mol-1: khối lượng mol trung bình của dung dịch

Tính hệ số dẫn nhiệt của dung dịch:

3 ρdd
dd =ACdd .ρdd .√ W.m-2.độ-1
M

→ dd =0,533 W.m-2 .độ-1

Chọn tốc độ của dung dịch mía đường 12% trong ống truyền nhiệt là v= 1m.s-1

Đường kính trong của ống truyền nhiệt d=0,025m

.v.d 1022,5.0,025
Re= = =47425,79>10000
μ 0,000539

Chuẩn số Prandtl:

μ.C 0,000539.3954,67
Pr= = =3,99
 0,535

Chuẩn số Prt:

μt .Ct 0,000499.3964
Prt = = =3,72
 0,533

Áp dụng công thức tính hệ số cấp nhiệt khi dòng chảy rối qua ống (Re>10000)
0,25
0,8 0,43 Pr 0,25 0,8 0,43 3,99
Nu=0,021ε.Re .Pr . ( ) =0,021.1,02.47425,79 .3,99 . ( ) =217,6
Prt 3,72

([4], CT V.40, trang 14)

Trong đó: l=1m

l 1
= =40 =1,02
d 0,025

SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Trang 113


Chương 4 Thiết bị phụ CBHD: PGS.TS Đặng Huỳnh Giao

([4], bảng V.2, trang 15)

.Nu 0,533.217,6
→ α2 = = =4639,24 W.m-2 .độ-1
d 0,025

→ q2 =4639,24 .10,3=47784,17 W.m-2

Kiểm tra lại điều kiện cho phép:

q1-q2 48004,8-47784,17
= .100= .100=0,46%
q2 48004,8

Nhiệt tải riêng trung bình:

q1+q2 48004,8+47784,17
qtb = = =47894,49 W.m-2
2 2
Diện tích bề mặt truyền nhiệt:

Thiết bị gia nhiệt được tính toán cân bằng năng lượng giống như với buồng đốt:

Dòng nhiệt vào (W):

Do dung dịch ở 30°C Gđ cđ t'1

Do hơi đốt Di"D

Do hơi ngưng trong đường ống dẫn hơi đốt φDctD

Dòng nhiệt ra (W):

Do dung dịch ở tsdd°C Gđ cđ t"1

Do nước ngưng Dcθ

Nhiệt tổn thất Qtt

Phương trình cân bằng nhiệt:

Gđ cđ t'1 +Di"D +φDctD =Gđ cđ t"1 +Dcθ+Qtt

Có thể bỏ qua nhiệt lượng do hơi nước bão hòa ngưng tụ trong đường ống dẫn hơi
đốt vào: φDctD =0

Độ ẩm của hơi:φ=0,05

→Nhiệt lượng do hơi nước bão hòa cung cấp là: D(1-φ)(i"D -cθ) (W)

SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Trang 114


Chương 4 Thiết bị phụ CBHD: PGS.TS Đặng Huỳnh Giao

Nước ngưng chảy ra có nhiệt độ bằng nhiệt độ hơi đốt vào:

Ẩn nhiệt hóa hơi ngưng tụ:

(i'' D -c.θ)=rD 2196547 (j.kg-1 )

→ D(1-φ)(i"D -cθ)+Gđ cđ t'1 =Gđ cđ t"1 +Qtt

Thay Qtt =ε.QD =0,05QD và Gd =Gc =G

→QD =D(1-ε)(1-φ)(i"D -cθ)=G(cc t"1 -cd t'1 )

Lượng hơi đốt (kg/s):

4600
G.(cc .t'' 1 -cđ .t' 1 ) 3600 .39979,46.100,739315,47.30)
D= = =0,183kg.s-1
(1-ε).(1-φ).rD (1-0,05).(1-0,05)21960547

Nhiệt lượng do hơi đốt cung cấp (W):

QD =D.(1-ε).(1-φ).rD =03183 .(1-0,05).(1-0,05).2196547=362776,21 W

Diện tích bề mặt truyền nhiệt:

QD 362776,21
F= = =7,57 m2
qtb 47894,49

Số ống truyền nhiệt:

F 7,57
n= = =96,43
π.d.l 3,14.0,025.1

Chọn n=97 ống

Trong đó:

F: Diện tích bề mặt truyền nhiệt (m2)

L = 1 m: Chiều dài ống truyền nhiệt (m)

d: Đường kính ống truyền nhiệt (m), vì α1 ˃α2 →d=dt =0,025m

Theo bảng ([4],V.11, trang 48), chọn số ống127 ống, bố trí theo hình lục giác đều.

Đường kính trong của thiết bị trao đổi nhiệt:

D=t.(b-1)+4.dn =0,0465.(13-1)+4.0,031=0,682m

SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Trang 115


Chương 4 Thiết bị phụ CBHD: PGS.TS Đặng Huỳnh Giao

Chọn D=0,7 m ([4], bảng XIII.6, trang 339)

Trong đó:

Đường kính ngoài của ống truyền nhiệt:

dn =dt +2.S=0,025+2.0,003=0,031m

Bước ống:

t=β.dn =1,5.0,031=0,0465m

Số ống trên đường xuyên tâm của lục giác

4 4
b=√ (n-1)+1=√ (127-1)+1=13 ống
3 3

Thể tích thiết bị gia nhiệt:

D2 0,72
V=π. .H=3,14. .1=0,38 m3
4 4

4.4. Tính bơm


4.4.1. Bơm chân không
Bơm chân không có tác dụng tạo độ chân không cho hệ thống, hút khí không ngưng
và không khí ra khỏi thiết bị tách.

Công suất bơm chân không được tính theo công thức:
m-1
1 m p2 m
N= ρ .V . [( ) -1] ,W
ηck m-1 kk kk p1

Trong đó:

m là chỉ số đa biến, giá trị từ 1,2 đến 1,62 (chọn m =1,5)

p1 là áp suất không khí trong thiết bị ngưng tụ:

p1 = pkk = Pc - Ph = 0,1624 at = 15931,44 N.m-2

p2 là áp suất khí quyển, p2 =1 at = 98100 N.m-2

Vkk là lưu lượng thể tích cần hút, Vkk = 0033 m3.s-1

SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Trang 116


Chương 4 Thiết bị phụ CBHD: PGS.TS Đặng Huỳnh Giao

ηck là hệ số hiệu chỉnh ηck = 089

W
1,5-1
1 1,5 0,1624 1 1,5
N= . . . 0,033. [( ) -1] =1459,62W
0,9 1,5-1 10,197.10-6 0,1624

Ta tính công suất động cơ

N.β 1459,62.1,5
Nđc = = =2560,74 W
ηtr .ηđc 0,9.0,95

Trong đó:

Chọn β=1,5 : hệ số dự trữ công suất

ηtr =0,9 : hiệu số truyền động

ηđc =0,95 : hiệu số động cơ

4.4.2. Bơm đưa nước vào thiết bị ngưng tụ


Chọn bơm ly tâm một guồng để bơm nước lạnh vào thiết bị ngưng tụ

Công suất bơm được tính theo công thức sau:

Q.g.H.ρ
N= , kW
1000.η

([8], CT II.189, trang 439)

Trong đó:

H là cột áp của bơm, m

η là hiệu suất của bơm. (Chọn η = 0,75)

ρ là khối lượng riêng của nước ở nhiệt độ t2đ = 30 0C, ρ = 995,7 kg.m-3

g là gia tốc trọng trường g = 9,81 m.s-2

Q là lưu lượng thể tích nước lạnh tưới vào Baromet:

Gn 29,91
Q= = =0,003 m3 .s-1
ρ 995,7

SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Trang 117


Chương 4 Thiết bị phụ CBHD: PGS.TS Đặng Huỳnh Giao

Áp dụng phương trình bernoulli cho hai mặt cắt 1-1 (mặt thoáng bể nước) vào 2-2
(mặt thoáng thiết bị baromet).

P1 α1 .v21 P2 α1 .v22
Z1 + + +H=Z2 + + +h1-2
ρ.g 2.g ρ.g 2.g

Trong đó:

ρ = 995,7 kg.m-3: khối lượng riêng của nước ở nhiệt độ 30 oC.

v1 = v2 = 0: vận tốc chảy của nước trong ống, m.s-1

P1 = Pkq = 1 at: áp suất khí quyển.

P2 = Png = 0,22 at: áp suất trong thiết bị ngưng tụ.

Z1 = 2 m: khoảng cách từ mặt thoáng của bể nước đến mặt đất.

Z2 = 12 m: khoảng cách từ mặt thoáng của thiết bị ngưng tụ đến mặt đất.

H: cột áp của bơm, m.

h1-2: tổng tổn thất trên đường ống, m.

Chọn dhút = dđẩy = 0,05 m  v1 = v2 = v

Tốc độ của dòng chảy trong ống:

𝑄 0,003
𝑉= 2 = 2 = 1,529 𝑚3
𝜋. 𝑑 3,14. 0,05
4 4
Chuẩn số Reynold:

vdρ 1,529.0,05.995,7
Re= = =95032,79˃10000→chế độ chảy rối
μ 0.000801

Trong đó:

μ = 0.000801 Ns.m-2: độ nhớt động lực của nước ở 30 oC

([8], bảng I.249, trang 310)

Chọn ống thép X18H10T trong điều kiện ăn mòn ít nên độ nhám ε = 0,2 mm

Tính Regh:

SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Trang 118


Chương 4 Thiết bị phụ CBHD: PGS.TS Đặng Huỳnh Giao

8 8
d 7 50 7
Regh =6. ( ) =6. ( ) =3301,07
ε 0,2

([8], CT II.62, trang 379)


9 9
d 8 50 8
Ren =220. ( ) =220. ( ) =109674,38
ε 0,2

Do Regh ˂Re < Ren

Hệ số ma sát được tính:


0,25 0,25
ε 100 0,2 100
=0,1. ((1,46. ) + ) =0,1. ((1,46. ) + ) =0,029
d Re 50 95032,79

([8], CT 11.64, trang 380)

Bảng 4-3 Các hệ số trở lực cục bộ của bơm đưa nước vào thiết bị ngưng tụ

Yếu tố gây trở lực Ký hiệu Hệ số trở lực cục bộ Số lượng

Đầu vào ξvào 0,5 1

Đầu ra ξra 1 1

Khuỷu 90° ξkhuỷu 90 0,38 2

Van cửa ξvan 4,1 4

→ Σξ = 18,66

Tổng tổn thất:

v2 l 1,5292 12
h1-2 = (λ. + ∑ ξ) = . (0,029. +18,66) =3,053 m
2g d 2.9,81 0,05

([4], CT VI.60, trang 87)

Cột áp của bơm:

P2 -P1
H=(z2 -z1 )+ +h1-2 , m
γ

SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Trang 119


Chương 4 Thiết bị phụ CBHD: PGS.TS Đặng Huỳnh Giao

(0,22-1)
H=(12-2)+ +3,053=5,222m
9,81.995,7.1,0197.10-5

Công suất của bơm:

Q.g.H.ρ 0,003.955,7.9,81.5,222
N= = = 0,196 𝑘𝑊
1000.η 1000.0,75

Công suất tiêu thụ thực của bơm:

N 0,196
Nđc = = =0,258 kW
ntr .nđc 0,8.0,95

([8], CT II.189, trang 439)

Trong đó:

ηtr : công suất truyền động (chọn ηtr =0,8)

ηđc : công suất động cơ (chọn ηđc =0,95 )

Công suất để bơm làm việc an toàn:

Ncđc =β.Nđc =2.0,258=0,516kW

([8], CT II.191, trang 439)

Trong đó:

β: hệ số làm việc an toàn của công suất, phụ thuộc vào đại lượng Ndc

Chọn β = 2 ([8], bảng II.33, trang 440)

4.4.3. Bơm đưa dung dịch lên bồn cao vị


Chọn bơm ly tâm một guồng để bơm dung dịch lên bồn cao vị

Công suất bơm được tính theo công thức sau:

Q.g.H.ρ
N= , kW
1000.η

([8], CT II.189, trang 439)

Trong đó:

H là cột áp của bơm, m

SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Trang 120


Chương 4 Thiết bị phụ CBHD: PGS.TS Đặng Huỳnh Giao

η là hiệu suất của bơm. (Chọn η = 0,75)

ρ là khối lượng riêng của dung dịch mía đường 12% ở nhiệt độ tđ = 30 0C,

ρ = 1048,31 kg.m-3

g là gia tốc trọng trường g = 9,81 m.s-2

Q là lưu lượng

4600
Gn
Q= = 3600 =0,00122 m3 .s-1
ρ 1039,3

Áp dụng phương trình bernoulli cho hai mặt cắt 1-1 (mặt thoáng bể chứa nguyên
liệu) vào 2-2 (mặt thoáng của bồn cao vị).

P1 α1 .v21 P2 α1 .v22
Z1 + + +H=Z2 + + +h1-2
ρ.g 2.g ρ.g 2.g

Trong đó:

v1 = v2 = 0: vận tốc chảy của nước trong ống, m.s-1

P1 = Pkq = 1 at: áp suất khí quyển.

P2 = 1 at: áp suất khí quyển.

Z1 = 2 m: khoảng cách từ mặt thoáng của bể chưa nguyên liệu.

Z2 = 10 m: khoảng cách từ mặt thoáng của bồn cao vị đến mặt đất

H: cột áp của bơm, m.

h1-2: tổng tổn thất trên đường ống, m.

Chọn dhút = dđẩy = 0,04 m  v1 = v2 = v

Tốc độ của dòng chảy trong ống:

𝑄 0,00122
𝑉= 2 = = 0,971 𝑚3
𝜋. 𝑑 3,14. 0,042
4 4

Chuẩn số Reynold:

vdρ 0,971.0,04.1048,31
Re= = =27072,05˃10000→chế độ chảy rối
μ 0.001504

SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Trang 121


Chương 4 Thiết bị phụ CBHD: PGS.TS Đặng Huỳnh Giao

Trong đó:

μ =0,001504 Ns.m-2: độ nhớt động lực của dung dịch ở 30 oC

([8], bảng I.112, trang 114)

Chọn ống thép X18H10T trong điều kiện ăn mòn ít nên độ nhám ε = 0,2 mm

Tính Regh:
8 8
d 7 40 7
Regh =6. ( ) =6. ( ) =2557,99
ε 0,2

([8], CT II.60, trang 378)


9 9
d 8 40 8
Ren =220. ( ) =220. ( ) =85326,01
ε 0,2

([8], CT II.62, trang 379)

Do Regh < Re < Ren

Hệ số ma sát được tính:


0,25 0,25
ε 100 0,2 100
=0,1. ((1,46. ) + ) =0,1. ((1,46. ) + ) =0,032
d Re 40 27072,05

([8], CT 11.64, trang 380)

Bảng 4-4 Các hệ số trở lực cục bộ của bơm đưa dung dịch lên bồn cao vị

Yếu tố gây trở lực Ký hiệu Hệ số trở lực cục bộ Số lượng

Đầu vào ξvào 0,5 1

Đầu ra ξra 1 1

Khuỷu 90° ξkhuỷu 90 0,38 3

Van cửa ξvan 4,1 2

→ Σξ = 10,84

SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Trang 122


Chương 4 Thiết bị phụ CBHD: PGS.TS Đặng Huỳnh Giao

Tổng tổn thất:

v2 l 0,9712 10
h1-2 = (λ. + ∑ ξ) = . (0,032. +10,84) =0,905 m
2g d 2.9,81 0,04

([4], CT VI.60, trang 87)

Cột áp của bơm:

P2 -P1
H=(z2 -z1 )+ +h1-2 , m
γ

(1-1)
H=(10-2)+ +0,905=8,905m
9,81.1048,31.1,0197.10-5

Công suất của bơm:

Q.g.H.ρ 0,00122.1048,31.9,81.8,905
N= = =0,149 kW
1000.η 1000.0,75

Công suất tiêu thụ thực của bơm:

N 0,149
Nđc = = =0,196 kW
ntr .nđc 0,8.0,95

([8], CT II.189, trang 439)

Trong đó:

ηtr : công suất truyền động (chọn ηtr =0,8)

ηđc : công suất động cơ (chọn ηđc =0,95 )

Công suất để bơm làm việc an toàn:

Ncđc =β.Nđc =2.0,196=0,392kW

([8], CT II.191, trang 439)

Trong đó:

β: hệ số làm việc an toàn của công suất, phụ thuộc vào đại lượng Ndc

Chọn β = 2 ([8], bảng II.33, trang 440)

SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Trang 123


Chương 4 Thiết bị phụ CBHD: PGS.TS Đặng Huỳnh Giao

4.4.4. Bơm tháo liệu


Chọn bơm ly tâm một guồng để bơm dung dịch tháo liệu từ nồi 2 sang bồn chứa

Công suất bơm được tính theo công thức sau:

Q.g.H.ρ
N= , kW
1000.η

([8], CT II.189, trang 439)

Trong đó:

H là cột áp của bơm, m

η là hiệu suất của bơm. (Chọn η = 0,75)

ρ là khối lượng riêng của dung dịch mía đường 60% ở nhiệt độ tsdd

ρ = 1288,73 kg.m-3

g là gia tốc trọng trường g = 9,81 m.s-2

Q là lưu lượng

Gn 920
Q= = =0,000198 m3 .s-1
ρ 1288,73.3600

Áp dụng phương trình bernoulli cho hai mặt cắt 1-1 (mặt thoáng nồi 2) vào 2-2
(mặt thoáng bồn chứa).

P1 α1 .v21 P2 α1 .v22
Z1 + + +H=Z2 + + +h1-2
ρ.g 2.g ρ.g 2.g

Trong đó:

v1 = vh = v, m.s-1

v2=0, m.s-1

2 1288,73.9,81.1,269
P1 =P0 +2Δp+ρgHđ =0,23+2. (0,5+ ) .0,000198+ =0,39 at
2 1,0197.105

P2 = 1 at: áp suất khí quyển.

Z1 = 1m: khoảng cách từ ống tháo liệu đến mặt đất.

SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Trang 124


Chương 4 Thiết bị phụ CBHD: PGS.TS Đặng Huỳnh Giao

Z2 =2 m: khoảng cách từ mặt thoáng của bể chứa sản phẩm đến mặt đất.

H: cột áp của bơm, m.

h1-2: tổng tổn thất trên đường ống, m.

Chọn dhút = dđẩy = 0,025 m  v1 = v2 = v

Tốc độ của dòng chảy trong ống:

𝑄 0,000198
𝑉= 2 = = 0,404 𝑚3
𝜋. 𝑑 3,14. 0,0252
4 4
Chuẩn số Reynold:

vdρ 0,404.0,025.1288,73
Re= = =1945,62=˃10000→chế độ chảy dòng
μ 0.00669

Trong đó:

μ =0,00669 Ns.m-2: độ nhớt động lực của dung dịch ở 30 oC

([8], bảng I.112, trang 114)

Chọn ống thép X18H10T trong điều kiện ăn mòn ít nên độ nhám ε = 0,2 mm

Hệ số ma sát được tính:

A 64
= = =0,033
Re 1945,62

Với A=64

([8], CT II.58, trang 377)

Bảng 4-5 Các hệ số trở lực cục bộ của bơm tháo liệu

Yếu tố gây trở lực Ký hiệu Hệ số trở lực cục bộ Số lượng

Đầu vào ξvào 0,5 1

Đầu ra ξra 1 1

SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Trang 125


Chương 4 Thiết bị phụ CBHD: PGS.TS Đặng Huỳnh Giao

Khuỷu 90° ξkhuỷu 90 0,38 1

Van cửa ξvan 4,1 2

→ Σξ = 14,58

Tổng tổn thất:

v2 l 0,4042 1
h1-2 = (λ. + ∑ ξ) = . (0,033. +14,58) =0,132 m
2g d 2.9,81 0,025

([4], CT VI.60, trang 87)

Cột áp của bơm:

P2 -P1
H=(z2 -z1 )+ +h1-2 , m
γ

(1-0,39)
H=(2-1)+ +0,132=5,864m
9,81.1288,73.1,0197.10-5

Công suất của bơm:

Q.g.H.ρ 0,000198.1288,73.9,81.5,864
N= = =0,02 kW
1000.η 1000.0,75

Công suất tiêu thụ thực của bơm:

N 0,02
Nđc = = =0,026 kW
ntr .nđc 0,8.0,95

([8], CT II.189, trang 439)

Trong đó:

ηtr : công suất truyền động (chọn ηtr =0,8)

ηđc : công suất động cơ (chọn ηđc =0,95 )

Công suất để bơm làm việc an toàn:

Ncđc =β.Nđc =2.0,026=0,052kW

([8], CT II.191, trang 439)

Trong đó:

SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Trang 126


Chương 4 Thiết bị phụ CBHD: PGS.TS Đặng Huỳnh Giao

β: hệ số làm việc an toàn của công suất, phụ thuộc vào đại lượng Ndc

Chọn β = 2 ([8], bảng II.33, trang 440)

4.5. Tính cách nhiệt


4.5.1. Lớp cách nhiệt cho ống dẫn
Bề dày lớp cách nhiệt cho ống dẫn trong trường hợp không khí lưu chuyển tự do dưới
nền nhiệt độ 20℃ được tính gần đúng theo công thức:
1,35 1,3
d1,2
n .λ .tt2
δ=2,8. 1,5
q

([4], CT V.137, trang 41)

Trong đó:

dn : đường kính ngoài của ống dẫn (không tính lớp cách nhiệt), mm

tt2 : nhiệt độ mặt ngoài ống dẫn kim loại chưa kể lớp cách nhiệt, ℃

q : nhiệt tổn thất tính theo một mét chiều dài của ống dẫn, W.m-1 (chọn theo [4], bảng
V.7, trang 42)

λ : hệ số dẫn nhiệt lớp cách nhiệt, W.m-1.độ-1

Chọn lớp cách nhiệt là bông thủy tinh có:

Khối lượng riêng là 200 kg.m-3 ([8], bảng 1.1, trang 8)

Hệ số dẫn nhiệt là λ=0,0372 W.m-1.độ-1 ([8], bảng I.126, trang 128)

• Chiều dày lớp cách nhiệt cho ống dẫn hơi đốt:

Đại lượng q được tra từ ([4], bảng V.7, trang 42) và xem nhiệt độ tt2 là nhiệt độ lưu chất
trong ống, ta có bảng sau:

Hơi đốt Nồi 1 Nồi 2 TBNT

dn , mm 219 219 426

tt2 , ℃ 124,02 96,99 62,63

λ , W.m-1.độ-1 0,0372 0,0372 0,0372

SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Trang 127


Chương 4 Thiết bị phụ CBHD: PGS.TS Đặng Huỳnh Giao

q , W.m-1 124,22 102,83 125,21

δ tính , mm 8,06 7,77 7,28

δ chọn , mm 9 8 8

• Chiều dày lớp cách nhiệt cho ống dẫn hơi thứ

Ống dẫn hơi thứ nồi 1 là ống dẫn hơi đốt nồi 2, chọn chiều dày lớp cách nhiệt là 8 mm.

Ống dẫn hơi thứ nồi 2 là ống dẫn hơi qua thiết bị ngưng tụ, chọn chiều dày lớp cách
nhiệt là 8 mm.

• Chiều dày lớp cách nhiệt cho ống dẫn dung dịch

Đại lượng q được tra từ ([4], bảng V.7, trang 42)

Nồi 1 Nồi 2

dn , mm 45 57

tt2 , ℃ 100,7 72,44

λ , W.m-1.độ-1 0,0372 0,0372

q , W.m-1 44,88 38,17

δ tính , mm 4,24 4,68

δ chọn , mm 5 5

4.5.2. Lớp cách nhiệt cho thân thiết bị


Bề dày lớp cách nhiệt được tính theo công thức:

λc .(tT1 -tT2 )
δ=
an .(tT2 -tKK )

([4], CT VI.66, trang 92)

Trong đó :

SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Trang 128


Chương 4 Thiết bị phụ CBHD: PGS.TS Đặng Huỳnh Giao

tT1 : nhiệt độ lớp cách nhiệt tiếp giáp bề mặt thiết bị, vì trở lực nhiệt tường rất nhỏ so với
trở lực nhiệt của lớp cách nhiệt, cho nên có thể lấy bằng nhiệt độ hơi đốt, hơi thứ
tương ứng.

tT2 : nhiệt độ bề mặt lớp cách nhiệt về phía không khí vào khoảng 40÷50℃.

Chọn tT2=45℃

tKK : nhiệt độ không khí (bảng VII.1, trang 97)

Ta có nhiệt độ không khí trung bình cả năm ở Cần Thơ là tKK=26,6 ℃

an : hệ số cấp nhiệt từ bề mặt ngoài của lớp cách nhiệt đến không khí, W.m-2.độ-1

an = 9,3 + 0,058 tT2 =11,91 W.m-2.độ-1

λc : hệ số dẫn nhiệt lớp cách nhiệt bằng bông thủy tinh và bằng 0,0372 W.m-1.độ-1

tT1 , ℃ δ tính , m δ chọn , mm

Nồi I 124,02 0,0134 14


Buồng đốt
Nồi II 96,99 0,0088 9

Nồi I 97,99 0,0089 9


Buồng bốc
Nồi II 62,63 0,0029 3

SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Trang 129


CHƯƠNG 5 TÍNH TOÁN GIÁ THÀNH THIẾT BỊ
Sau khi tính toán và thiết kế thiết bị cô đặc, giá thành mua vật liệu và các thiết bị
phụ được tổng hợp trong bảng sau:

Bảng 5-1 Giá thành vật liệu và gia công

Khối
Tên thiết bị Vật liệu Đơn vị Đơn giá Thành tiền
lượng
Thiết bị cô đặc X18H10T 11790,79 kg 60,000 707,447,400

Baromet 1 Cái 24,000,000 24,000,000

Bẫy hơi 3 Cái 150,000 450,000

Van 36 Cái 30,000 1,080,000

Cửa sữa chữa 2 Cái 1,200,000 2,400,000

Kính quan sát Thủy tinh 2 Cái 250,000 500,000


Tai treo X18H10T 26,4 kg 50,000 1,320,000
Xả khí, xả nước 6 Cái 5,550,000 33,300,000
Đệm Amiăng 16 Mét 22,000 352,000
Bơm ly tâm
APP ½ HP
nhập liệu, tháo 2 4,260,000 8,520,000
LSJ-05
liệu
Bơm ly tâm đưa APP CPS
nước lên thiết bị 1 50x32x150- 18,940,000 18,940,000
ngưng tụ 7,5Hp
Doovac
Bơm chân
1 MVO-100- 46,000,000 46,000,000
không
3kw
Bồn chứa
1 Cái 5,000,000 5,000,000
nguyên liệu
Bồn chứa sản
1 Cái 5,000,000 5,000,000
phẩm
Bồn cao vị 1 Cái 8,130,000 8,130,000
Áp kế 8 Cái 150,000 1,200,000
Lưu lượng kế 6 Cái 750,000 4,500,000

Trang 130
Nhiệt kế 9 Cái 165,000 1,485,000
Tổng chi phí nguyên liệu: 869,624,400 VNĐ
Tổng chi phí lắp đặt và chế tạo bằng 200% chi phí nguyên liệu: 1,739,248,800 VNĐ
Tổng chi phí toàn bộ hệ thống: 2,608,873,200 VNĐ

SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Trang 131


CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN

Sau một thời gian cố gắng tìm, đọc, tra cứu tài liệu tham khảo, cùng với sự giúp
đỡ tận tình của PGS.TS Đặng Huỳnh Giao và các Thầy Cô trong Bộ môn Công nghệ
Hóa học, em đã hoàn thành nhiệm vụ thiết kế thiết bị cô đặc dung dịch mía đường, buồng
đốt trong, hai nồi, xuôi chiều, liên tục. Thiết bị hoạt động ở áp suất chân không nên nhiệt
độ sôi của dung dịch giảm xuống, tránh hư hỏng sản phẩm, dung dịch thu được không
bị biến tính và đảm bảo về chất lượng, tổn thất nhiệt ra môi trường xung quanh ít, tiết
kiệm được một phần chi phí khi vận hành.

Mặt dù đã cố gắng hoàn thành đồ án, song do hạn chế về tài liệu, kiến thức và đặc
biệt là kinh nghiệm thực tế, nên sẽ không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình tính
toán thiết kế. Em mong nhận được sự góp ý và hướng dẫn thêm từ các Thầy Cô. Em xin
chân thành Cảm ơn!

SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Trang 132


TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] T.T.M. Hạnh, Giáo trình công nghệ sản xuất Đường- Bánh- Kẹo.
[2] N. Ngộ, Công nghệ sản xuất mía đường, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà
Nội, 1984.
[3] Đ.A.D. Th.S Huỳnh Thị Phương Loan, Giáo trình Công nghệ sản xuất mía đường,
Trường Đại học Cần Thơ, 2008.
[4] N.t. giả, Sổ tay quá trình và thiết bị công nghệ hóa chất Tập 2, NXB Khoa học và kỹ
thuật, 2006.
[5] P.T.M. Tâm, Các quá trình công nghệ trong chế biến nông sản thực phẩm, Nhà xuất
bản Nông nghiệp Hà Nội, 1998.
[6] P.V. Bôn, Quá trình và thiết bị công nghệ hóa học và thực phẩm Tập 5, NXB Đại
học quốc gia TP Hồ Chí Minh, 2004.
[7] P.V. Thơm, Sổ tay thiết kế thiết bị hóa chất và chế biến thực phẩm đa dụng, Bộ Giáo
dục và Đào tạo, Viện Đào tạo Mở rộng (1997).
[8] N.t. giả, Sổ tay quá trình và thiết bị công nghệ hóa chất Tập 1, NXB Khoa học và kỹ
thuật, 2006.
[9] H. Lê Viên, Tính toán, thiết kế các chi tiết thiết bị hoá chất và dầu khí, NXB Khoa
học kỹ thuật (2006).

SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Trang 133

You might also like