You are on page 1of 69

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC & CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
⁕⁕⁕⁕⁕⁕⁕⁕

BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN


CƠ SỞ DỰ ÁN VÀ THIẾT KẾ NHÀ MÁY
Dự án: “Thiết kế nhà máy sản xuất bột tía tô năng suất
2000 kg nguyên liệu/ngày”

Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Tiến Thành


TS. Lê Tuân
Nhóm SVTH:
1. Nguyễn Anh Thư 20180553 KTTP03 – K63
2. Phạm Thị Oanh 20180528 KTTP03 – K63
3. Trần Thị Thanh Huyền 20180474 KTTP03 – K63
4. Nguyễn Thị Thanh 20180537 KTTP03 – K63

Hà Nội, 2022
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 5


CHƯƠNG 1: SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ .............................................................. 8
1.1. LẬP LUẬN KINH TẾ ............................................................................................... 8
1.2. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ .............................................................................. 8
1.2.1. Need ..................................................................................................................... 8
1.2.2. Approach .............................................................................................................. 9
1.2.3. Benefit .................................................................................................................. 9
1.2.4. Competition ....................................................................................................... 10
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG ÁN SẢN PHẨM...................................................................... 11
2.1. KHÁCH HÀNG HƯỚNG ĐẾN .............................................................................. 11
2.2. ĐẶC TÍNH SẢN PHẨM ......................................................................................... 11
2.3. BAO BÌ .................................................................................................................... 12
2.4. DÒNG SẢN PHẨM................................................................................................. 13
2.5. SẢN LƯỢNG........................................................................................................... 13
CHƯƠNG 3: ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ............................................... 14
3.1. PHÙ HỢP VỚI QUY HOẠCH CHUNG ................................................................ 15
3.2. THUẬN LỢI VỀ MẶT GIAO THÔNG .................................................................. 16
3.3. THUẬN LỢI VỀ NHÂN LỰC ................................................................................ 17
3.4. THUẬN LỢI VỀ ĐỊA CHẤT, ĐỊA HÌNH, THỜI TIẾT ........................................ 17
3.5. THUẬN LỢI VỀ ĐIỆN, NƯỚC.............................................................................. 18
3.6. THUẬN LỢI VỀ MẶT XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG .................................................... 19
3.7. ĐỦ DIỆN TÍCH YÊU CẦU .................................................................................... 19
3.8. VÙNG NGUYÊN LIỆU .......................................................................................... 19
CHƯƠNG 4: PHƯƠNG ÁN CÔNG NGHỆ .................................................................. 20
4.1. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ ................................................................................... 20
4.2. THUYẾT MINH QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ....................................................... 21
4.2.1. Sơ chế .................................................................................................................... 21
4.2.2. Rửa ........................................................................................................................ 21
4.2.3. Chần ...................................................................................................................... 21

2
4.2.4. Làm mát ................................................................................................................ 22
4.2.5. Cắt nhỏ .................................................................................................................. 22
4.2.6. Sấy lạnh ................................................................................................................. 23
4.2.7. Nghiền ................................................................................................................... 23
4.2.8. Bao gói .................................................................................................................. 24
CHƯƠNG 5: TÍNH TOÁN CÂN BẰNG SẢN PHẨM ................................................. 26
5.1. KẾ HOẠCH SẢN XUẤT ........................................................................................ 26
5.2. TÍNH TOÁN CÂN BẰNG SẢN PHẨM ................................................................. 26
5.2.1. Độ ẩm của nguyên liệu qua các công đoạn sản xuất bột tía tô .......................... 26
5.2.2. Hao phí qua các công đoạn sản xuất bột tía tô .................................................. 27
5.2.3. Tính toán cân bằng sản phẩm cho từng công đoạn sản xuất ............................. 28
CHƯƠNG 6: PHƯƠNG ÁN THIẾT BỊ ......................................................................... 32
6.1. THIẾT BỊ SƠ CHẾ .................................................................................................. 32
6.2. THIẾT BỊ RỬA........................................................................................................ 32
6.3. THIẾT BỊ CHẦN ..................................................................................................... 33
6.4. THIẾT BỊ LÀM MÁT ............................................................................................. 34
6.5. THIẾT BỊ CẮT ........................................................................................................ 35
6.6. THIẾT BỊ SẤY LẠNH ............................................................................................ 36
6.7. THIẾT BỊ NGHIỀN ................................................................................................. 37
6.8. THIẾT BỊ ĐÓNG GÓI ............................................................................................ 37
CHƯƠNG 7: XÂY DỰNG NHÀ MÁY .......................................................................... 40
7.1. SƠ ĐỒ DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ .................................................................. 40
7.2. MẶT BẰNG PHÂN XƯỞNG SẢN XUẤT CHÍNH .............................................. 40
7.3. TỔNG BÌNH ĐỒ NHÀ MÁY ................................................................................. 42
CHƯƠNG 8: PHƯƠNG ÁN ĐIỆN – NƯỚC ................................................................. 44
8.1. PHƯƠNG ÁN ĐIỆN................................................................................................ 44
8.1.1. Tính phụ tải chiếu sáng ..................................................................................... 44
8.1.2. Tính điện cho các thiết bị................................................................................... 46
8.1.3. Xác định các thông số của hệ thống điện .......................................................... 46
8.1.4. Tính điện năng tiêu thụ hàng năm ..................................................................... 47
8.2. PHƯƠNG ÁN NƯỚC ............................................................................................. 48
8.2.1. Nước cho sản xuất ............................................................................................. 48

3
8.2.2. Nước cho mục đích khác ................................................................................... 48
CHƯƠNG 9: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ AN TOÀN LAO ĐỘNG
............................................................................................................................................ 49
9.1. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG .................................................... 49
9.1.1. Chất thải rắn ....................................................................................................... 49
9.1.2. Nước thải ........................................................................................................... 50
9.1.3. Khí thải .............................................................................................................. 50
9.2. AN TOÀN LAO ĐỘNG .......................................................................................... 52
9.2.1. Tai nạn lao động ................................................................................................ 52
9.2.2. Biện pháp phòng ngừa, ứng phó đối với các rủi ro, sự cố ................................. 53
CHƯƠNG 10: HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN ....................................................................... 57
10.1. PHƯƠNG ÁN NHÂN SỰ ..................................................................................... 57
10.2. TÍNH KINH TẾ ..................................................................................................... 60
10.2.1. Dự kiến vốn đầu tư dự án .................................................................................... 60
10.2.2. Tính giá thành sản phẩm .................................................................................. 64
10.2.3. Đánh giá hiệu quả của dự án ............................................................................ 65
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 68
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 69

4
Tỷ lệ đóng góp của các thành viên trong nhóm (%)

Thành viên
Chương Nguyễn Anh Nguyễn Thị Phạm Thị Trần Thị
Thư Thanh Oanh Thanh Huyền
1 25 25 25 25
2 25 25 25 25
3 25 25 25 25
4 25 25 25 25
5 25 25 25 25
6 25 25 25 25
PFD 50 50
Mặt bằng 100
7
Tổng bình
75 25
đồ
8 100
9 100
10 100
Tổng hợp word 50 50
Làm powerpoint 50 50

Tổng kết

STT Thành viên Tỷ lệ đóng góp (%)


1 Nguyễn Anh Thư (Nhóm trưởng) 26,8
2 Nguyễn Thị Thanh 25,0
3 Phạm Thị Oanh 23,2
4 Trần Thị Thanh Huyền 25,0

5
LỜI MỞ ĐẦU

Việt Nam là đất nước có điều kiện khí hậu, đất đai phù hợp với sự phát triển của nhiều
loại cây nông sản đặc thù. Nhiều sản phẩm chế biến từ các loại cây nông sản đã ra đời và
đang ngày một phát triển hơn. Việc phát triển sản phẩm mới có giá trị từ chính cây nông
sản trong nước vẫn luôn được quan tâm, được Chính phủ phê duyệt theo các quyết định và
kế hoạch hành động để phát triển công nghiệp chế biến theo hướng nâng cao giá trị gia tăng
và phát triển bền vững. Không những vậy, sự bùng nổ của đại dịch COVID-19 nhưng năm
gần đây giúp nguồn cung rau quả chế biến tăng khi xuất khẩu sản phẩm tươi hoặc đông
lạnh giảm, buộc các nhà sản xuất phải chuyển hướng sang chế biến. Trong khi đó, giá cả,
thời gian sử dụng và sự đổi mới là những động lực chính thúc đẩy sự gia tăng tiêu thụ trái
cây và rau quả chế biến. Người tiêu dùng cũng ngày càng quan tâm hơn về các loại thực
phẩm tốt cho sức khỏe của mình. Bên cạnh đó với sự phát triển của xã hội, con người ngày
càng trở nên bận rộn hơn, việc bỏ ra thời gian để chế biến thực phẩm dường như thu hẹp
lại. Có thể nói, các sản phẩm vừa tốt cho sức khỏe vừa nhanh chóng tiện lợi đã và đang trở
thành xu hướng.

Trước xu thế của thị trường, chúng em mong muốn được mang sản phẩm chất lượng
đến người tiêu dùng, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm từ rau củ. Đặc
biệt với mục tiêu giới thiệu cây nông sản Việt Nam đến với bạn bè quốc tế. Vì vậy, nhóm
em quyết định đưa ra dự án: “Thiết kế nhà máy sản xuất bột tía tô má sấy lạnh, năng suất
2000 kg nguyên liệu/ngày”.

Nhóm xin gửi lời cảm ơn đến thầy Nguyễn Tiến Thành và thầy Lê Tuân đã có những
hướng dẫn đầy đủ, chi tiết để bài báo cáo được hoàn thiện nhất có thể. Bài báo cáo có thể
còn nhiều sai sót, mong nhận được sự góp ý từ các thầy để hoàn thiện hơn.

▪ Nội dung chính gồm 10 chương:

Chương 1: Sự cần thiết phải đầu tư

Chương 2: Phương án sản phẩm

Chương 3: Địa điểm xây dựng công trình

Chương 4: Phương án công nghệ

Chương 5: Tính toán cân bằng sản phẩm

Chương 6: Phương án thiết bị

6
Chương 7: Xây dựng nhà máy

Chương 8: Phương án điện – nước

Chương 9: Đánh giá tác động môi trường và an toàn lao động

Chương 10: Hiệu quả dự án

▪ Bản vẽ (Số lượng: 3)

1. Bản vẽ sơ đồ công nghệ.

2. Bản vẽ bố trí thiết bị trong phân xưởng chính.

3. Bản vẽ tổng bình đồ nhà máy.

7
CHƯƠNG 1: SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ

1.1. LẬP LUẬN KINH TẾ

Ở Việt Nam tía tô là loại cây gia vị lâu đời, quen thuộc và có tiềm năng phát triển nhưng
hiện nay mức độ phát triển và sử dụng cây tía tô ở nước ta vẫn còn rất hạn chế, vùng trồng
tía tô chưa được quy hoạch cụ thể, chúng ta sử dụng tía tô còn rất đơn giản, chủ yếu để làm
gia vị hay một phần sử dụng trong các bài thuốc dân gian. Do vậy, việc trồng và phát triển
cây tía tô còn rất manh mún, các sản phẩm từ cây tía tô còn nghèo nàn nên giá trị của cây
tía tô còn rất thấp.

Theo Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản thuộc Bộ NN&PTNT, trong tổng
cộng 7.500 doanh nghiệp chế biến nông lâm thủy sản, có rất nhiều đơn vị chỉ chế biến quy
mô nhỏ lẻ, hộ gia đình nên các phước pháp còn gặp nhiều hạn chế, chưa biết áp dụng công
nghệ cao. Do đó, nông sản thành phẩm vẫn chưa đạt chất lượng cao. Sản phẩm sơ chế giá
trị gia tăng thấp chiếm đến 70%-80%. Đây là hạn chế lớn làm giảm giá trị nông sản Việt
Nam trên thị trường thế giới.

Giá trị gia tăng của nông sản nằm ở công nghệ chế biến. Nếu có công nghệ bảo quản
tốt sẽ giúp nông sản tạo ra nhiều giá trị, giúp nông dân tăng thu nhập. Một kg tía tô tươi
được bán với giá khoảng 15.000 - 25.000 đồng/kg nhưng 1 kg bột tía tô có giá trên dưới 1
triệu đồng. Bột tía tô có nhiều công dụng, lại có thời gian bảo quản dài gấp nhiều lần, để
được thời gian dài không sợ biến tính, giảm chất lượng.

Đây chính là tiềm năng để xuất khẩu nông sản tăng giá trị trên thị trường, đảm bảo yêu
cầu để xuất khẩu tới các thị trường khó tính trên thế giới. Nông dân cũng bán được nhiều
hàng hơn vì để làm ra được 1 kg bột rau thì cần đến khoảng 20 kg rau tươi.

1.2. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ

Đánh giá ý tưởng bằng NABC

1.2.1. Need

- Trong đại dịch Covid – 19 nhu cầu sử dụng thực phẩm đem lại sức khỏe và sức đề
kháng tốt ngày càng cao , điều đó dẫn đến xu hướng thực phẩm được chế biến từ
8
thiên nhiên và thảo dược ngày càng tăng.
- Đặc biệt thời gian gần đây xu hướng sử dụng các sản phẩm an toàn, tự nhiên đang
được mọi người quan tâm, việc chế biến một cốc nước ép thảo dược tự nhiên thì
mọi người phải tốn công thời gian ra chợ mua nguyên liệu, về nhà sơ chế, ngâm rửa,
tốn công xay ép sau đó dọn rửa.
- Ý tưởng sản xuất bột tía tô là một sự lựa chọn tối ưu, vừa tiết kiệm thời gian, công
sức mà vẫn có thể thưởng thức một thức uống thảo dược đảm bảo dinh dưỡng và
đem lại sức đề kháng tốt.
- Sản phẩm này phù hợp với mọi lứa tuổi, nhất là với chị em phụ nữ đang ưa chuộng
các sản phẩm làm đẹp từ thảo dược thì đây là một sản phẩm không tồi

1.2.2. Approach

- Sản xuất bột tía tô có tem mác rõ ràng, đạt tiêu chuẩn chất lượng từ đó giúp người
dùng yên tâm về nguồn gốc, xuất sứ đồng thời giải quyết được vấn đề không có thời
gian nhưng vẫn có thể thưởng thức thức uống có lợi sức khỏe, tăng cường sức đề
kháng, phù hợp với xu hướng ăn uống healthy ngày nay.
- Nguyên liệu tạo ra sản phẩm có nguồn gốc thảo dược đem lại tính tự nhiên và an
toàn với người tiêu dùng.
- Về chiến lược phân phối: ngoài việc sử dụng các kênh phân phối như siêu thị, cửa
hàng nhỏ, lẻ. Ta có thể làm việc và quảng cáo với các trang web lớn: facebook,
shopee, tiktok...

1.2.3. Benefit

- Trong bột tía tô có giá trị dinh dưỡng cao, giàu vitamin A, C, giàu hàm lượng Ca,
Fe, và P… Bột tía tô có khả năng chữa bệnh trong điều trị ngộ độc thực phẩm, cúm
và virus đường hô hấp, hen suyễn, tiểu đường và bệnh tim, các đặc tính bảo vệ tim
mạch, bảo vệ thần kinh và chống trầm cảm.
- Bột tía tô có thể làm đẹp, giúp trắng da, giảm thâm và trị nám.
- Giải cảm, chữa ho, hen, đàm suyễn tức ngực, khó thở, rối loạn tiêu hóa, ngộ độc cua
cá, dưỡng thai, điều trị bệnh Gout, giúp giảm cân, làm trắng da, trị thâm nám…
- Theo Đông y, hương vị của tía tô được đánh giá là có sự pha trộn giữa hương vị hồi
9
hương, cam thảo, quế và bạc hà. Chính vì vậy, tía tô được y học cổ truyền xếp vào
loại giải biểu, thuộc nhóm phát tán phong hàn có tác dụng hỗ trợ giải cảm, hạ sốt,
giải độc cua cá.
- Bột tía tô là một sản phẩm tự nhiên và an toàn cho sức khỏe.

1.2.4. Competition

▪ Ưu điểm:
- Phù hợp với phương án phát triển của nhà nước, góp phần giải quyết vấn đề lao
động, tạo công ăn việc làm ổn định cho người dân tại địa phương xây dựng cơ sở
sản xuất, đóng góp kinh tế nhà nước.
- Mặc dù rất tốt cho sức khỏe nhưng tía tô lại không phổ biến ở các thành phố lớn bởi
nguyên liệu khan hiếm và việc nghiền ép rất mất thời gian. Do đó, sản phẩm bột tía
tô là một sản phẩm tiềm năng nhờ vừa có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, vừa sử
dụng thuận tiện, tiết kiệm thời gian chế biến.
- Tạo ra sản phẩm đảm bảo chất lượng dinh dưỡng và an toàn vệ sinh hơn so với các
sản phẩm được chế biến thủ công, hơn nữa cây tía tô là loại cây dễ trồng và dễ sống
đem lại nguồn nguyên liệu dồi dào.
- Trên thị trường hiện tại, sản phẩm bột rau tía tô khá được ưa chuộng, mà cầu lớn
hơn cung nên việc phải tăng sản lượng là rất cần thiết. Nhu cầu khách hàng đa dạng
nên phải phát triển thêm các sản phẩm bột từ các loại rau khác: chùm ngây, rau diếp
cá, rau má
▪ Nhược điểm:
- Là một sản phẩm có hương vị hăng nên nhiều người tiêu dùng e ngại khi sử dụng
sản phẩm.
- Đối thủ cạnh tranh: Trên thị trường có rất nhiều sản phẩm bột nghiền khác cũng đem
lại công dụng sức khỏe và làm đẹp cạnh tranh như: bột rau má, rau diếp cá...ngoài
ra mọi người tự làm sản phẩm tại nhà.

10
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG ÁN SẢN PHẨM

2.1. KHÁCH HÀNG HƯỚNG ĐẾN

Mọi đối tượng và những đối tượng quan tâm đến sức khỏe bên trong, chất lượng dinh
dưỡng nạp vào cơ thể mỗi ngày.

Nhu cầu về sản phẩm: Họ thường là những người bận rộn, không có nhiều thời gian tự
chế biến rau quả nên cần những sản phẩm hữu cơ tiện lợi, có thể sử dụng hàng ngày, dễ chế
biến, dễ bảo quản, có thời hạn sử dụng lâu dài và có thể mang đi bên mình; trong nhiều
trường hợp có thể chữa bệnh, giải khát, làm đẹp da…

2.2. ĐẶC TÍNH SẢN PHẨM

- Hàm lượng dinh dưỡng:


Khẩu phần trong 100g
Thành phần dinh dưỡng
Năng lượng cung cấp: 37 kcal
Chất béo 1g
Carbohydrat tổng 7g
Chất xơ dinh dưỡng 7g
Canxi 160 mg
Sắt 3,2 mg
Vitamin C 30 mg
- Chỉ tiêu hóa lý:

Độ ẩm, tính theo % khối lượng, không lớn hơn 5


Độ tan trong nước nóng ở 60 ºC Tan trong 30 s có khuấy nhẹ
Độ tan trong nước lạnh ở nhiệt độ 16 °C ± 2 Tan trong 3 phút có khuấy nhẹ
°C
pH 4,5 – 5,5
- Chỉ tiêu kiểm nghiệm rau củ quả sấy khô:

Loại vi sinh vật Giới hạn vi sinh vật


(Trong 1g hay 1ml thực phẩm)
Tổng số vi sinh vật hiếu khí ở 30 ºC 104
Coliform 10

11
E. coli Không có
Cl. perfringens 10
B. cereus 102
- Chỉ tiêu cảm quan:
+ Màu sắc: màu xanh tím đặc trưng của lá tía tô
+ Mùi vị: không có mùi hăng ngái của rau tươi, mùi thơm đặc trưng của tía tô
+ Trạng thái: dạng bột mịn, khô
- Chỉ tiêu liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm:
+ Mức giới hạn tối đa ô nhiễm kim loại nặng: Mức giới hạn tối đa ô nhiễm kim loại
nặng trong bột sản phẩm nguyên chất theo quy định hiện hành [1]
+ Mức giới hạn tối đa ô nhiễm độc tố vi nấm: Mức giới hạn tối đa ô nhiễm độc tố vi
nấm trong bột sản phẩm nguyên chất theo quy định hiện hành [2]
+ Phụ gia thực phẩm: Mức giới hạn tối đa phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến,
bảo quản bột sản phẩm nguyên chất theo quy định hiện hành [3]
+ Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật:
• Bột sản phẩm nguyên chất không được có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cấm
sử dụng theo quy định hiện hành [4]
• Mức giới hạn tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục cho phép
quy định hiện hành [5]
[1] QCVN 8-2:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm
kim loại nặng trong thực phẩm.
[2] QCVN 8-1:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn an toàn cho phép
đối với ô nhiễm độc tố vi nấm trong thực phẩm.
[3] Văn bản hợp nhất Thông tư hướng dẫn quản lý phụ gia thực phẩm số 02/VBHN-
BYT ngày 15/6/2015 của Bộ Y tế đối với Thông tư số 27/2012/TT-BYT ngày
30/11/2012 của Bộ Y tế. Hướng dẫn quản lý phụ gia thực phẩm
2.3. BAO BÌ

- Phân tích sản phẩm: dạng bột khô nên dễ hút ẩm, cần tránh tiếp xúc giữa sản phẩm
bên trong và không khí ẩm bên ngoài; bao bì có thể ngăn được sự thoát mùi của sản
phẩm.
12
- Bao bì: đóng gói từ túi 200g, sử dụng túi zip có tráng bạc bên, ngăn ánh ánh chiếu
trực tiếp vào sản phẩm

2.4. DÒNG SẢN PHẨM

- Ngoài sản phẩm bột tía tô sấy lạnh từ lá tía tô, ta có thể sản xuất nhiều loại bột rau
khác như: bột cần tây, bột diếp cá, bột rau má…
- Ngoài ra cũng có thể làm mặt nạ chiết suất từ bột tía tô.

2.5. SẢN LƯỢNG

- Tổng nguyên liệu dự kiến: 610 tấn tía tô/năm.


- Tổng sản lượng dự kiến: 60 tấn bột tía tô/năm.

13
CHƯƠNG 3: ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

Việc chọn địa điểm để xây dựng nhà máy đóng vai trò rất quan trọng. Vị trí của nhà
máy phải đảm bảo cho nhà máy hoạt động tốt trong thời gian sản xuất. Nhà máy được xây
dựng cần đảm bảo thỏa mãn các điều kiện:

• Phù hợp với quy hoạch chung


• Thuận lợi về mặt giao thông: cho nguyên liệu và phân phối sản phẩm
• Thuận lợi về nhân lực
• Thuận lợi về địa chất, địa hình, thời tiết
• Thuận lợi về điện, nước
• Thuận lợi về mặt xử lý môi trường
• Đủ diện tích yêu cầu

Từ các nguyên tắc trên kết hợp quá trình khảo sát thị trường, nhóm chúng em quyết
định lựa chọn địa điểm thiết kế: Nhà máy được xây dựng trong khu công nghiệp Phố Nối
A – Thuộc địa bàn huyện Yên Mỹ, huyện Văn Lâm và thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên.

14
3.1. PHÙ HỢP VỚI QUY HOẠCH CHUNG

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với đơn vị tư vấn tổ chức lập Quy hoạch tỉnh
Hưng Yên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050:

* Quan điểm phát triển về nông nghiệp:

- Xây dựng nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa chất
lượng, hiệu quả và có sức cạnh tranh cao trên cơ sở phát triển nông nghiệp công nghệ cao,
nông nghiệp thông minh, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, hình thành các vùng sản
xuất nông nghiệp chuyên canh quy mô lớn.

- Tập trung phát triển các sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc trưng có tiềm năng, lợi thế
củ từng tiểu vùng trong tỉnh. Thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, hợp tác,
liên kết với các HTX, trang trại, để nâng cao giá trị gi tăng, chất lượng sản phẩm và có thị
trường tiêu thụ.

- Thu hút và khuyến khích phát triển công nghiệp bảo quản, chế biến sâu, chế biến tinh,
sử dụng công nghệ tiên tiến kết hợp với các biện pháp tổ chức tiêu thụ ứng dụng công nghệ
thông tin, công nghệ số gắn với phát triển thương mại điện tử; đồng thời đầu tư đồng bộ hệ
thống xử lý nước thải, chất thải, bảo vệ môi trường.

* Mục tiêu phát triển về nông nghiệp:

a) Mục tiêu tổng quát

- Phát triển nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững gắn với xây dựng nông
thôn mới phồn vinh và văn minh; nâng cao giá trị gia tăng, sản xuất hàng hoá quy mô lớn
trên cơ sở phát huy các lợi thế của từng địa phương trong tỉnh; phát triển theo hướng nông
nghiệp xanh, ứng dụng công nghệ cao, thông minh, để tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả
và năng lực cạnh tranh cao, tham gia chuỗi giá trị trong nước và thế giới.

b) Mục tiêu cụ thể

- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp 2-2,5 %/năm.

- Cơ cấu giá trị sản xuất nội bộ ngành: Trồng trọt 35% - Chăn nuôi 60% - Dịch vụ nông

15
nghiệp 5%.

- Giá trị bình quân thu được trên 1ha canh tác đạt trên 280 triệu đồng/ha.

- Tỷ lệ hàng hóa qua chế biến đạt 80%.

- Định hướng đến năm 2050, nền nông nghiệp tỉnh Hưng Yên phát triển hiện đại; 100%
các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung ứng dụng công nghệ cao; hoạt động sản xuất nông
nghiệp được ứng dụng công nghệ số trong quản lý và sản xuất. Người nông dân có mức thu
nhập cao từ nông nghiệp.

* Định hướng phát triển về nông nghiệp (đối với trồng trọt):

- Rau màu: Giai đoạn đến năm 2030, diện tích sản xuất rau màu khoảng 16.000 ha và
100% diện tích sản xuất rau chuyên canh được ứng dụng công nghệ cao. Ngoài các vùng
sản xuất rau đang phát triển như: Kim Động, Yên Mỹ, Ân Thi, Khoái Châu... dự kiến mở
rộng vùng sản xuất rau các huyện khu vực phía Nam của tỉnh như Phù Cừ, Tiên Lữ.

- Cây dược liệu: phát triển, mở rộng thêm khoảng 800-1.000 ha cây dược liệu có lợi
thế, giá trị kinh tế cao ở các huyện Khoái Châu, Văn Lâm, Kim Động, Phù Cừ.

Như vậy, việc xây dựng Nhà máy sản xuất bột tía tô sấy lạnh trong khu công nghiệp
Phố Nối A là hoàn toàn phù hợp với quy hoạch chung của tỉnh Hưng Yên.

3.2. THUẬN LỢI VỀ MẶT GIAO THÔNG

Khu công nghiệp Phố Nối A nằm trên cạnh đường Quốc lộ 5 (Hà Nội - Hải Phòng),
Hưng Yên; với địa hình và vị trí thuận lợi như vậy khu công nghiệp Phố Nối A vô cùng
thuận lợi trong việc giao thương, xuất nhập khẩu hàng hóa với bên ngoài. Không những thế
khu công nghiệp Phố Nối A còn nằm trên địa bàn các huyện Yên Mỹ, Mỹ Hào và Văn Lâm;
với diện tích lớn nằm trải dài như vậy, khu công nghiệp có thể xây dựng rất nhiều nhà máy
và thu hút nhiều nhân lực.

- Cách trung tâm Hà Nội 24 km (khoảng 30 phút đi bằng ô tô)


- Cách sân bay Nội Bài 45 km (khoảng 45 phút đi bằng ô tô)
- Cách Cảng Hải Phòng Hải Phòng 75 km (khoảng 70 phút đi bằng ô tô)

16
- Cách cảng biển nước sâu Quảng Ninh 120 km (khoảng 120 phút đi bằng ô tô)
- Nằm giáp Lạc Đạo (ga đường sắt Hà Nội - Hải Phòng).

3.3. THUẬN LỢI VỀ NHÂN LỰC

Hưng Yên là tỉnh thành có nguồn nhân lực dồi dào. Dân số tỉnh Hưng Yên năm 2020
là 1.269.090 người, trong đó:

- Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của tỉnh là 722.006 người với đa số đều là lực
lượng lao động trẻ, khoẻ (chiếm 56,89% dân số); trong số đó, lực lượng lao động
nam chiếm 50,06%, lao động nữ chiếm 49,94%, lao động ở khu vực thành thị chiếm
15,93%; lao động ở khu vực nông thôn chiếm 84,07%.
- Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc đã qua đào tạo: 26,35%
- Lao động trong công nghiệp, xây dựng chiếm 10,7%; lao động trong nông nghiệp,
lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 78,9%; lao động trong các ngành dịch vụ chiếm
10,4%.

Bên cạnh đó, khu công nghiệp còn thu hút nguồn nhân lực từ các tỉnh thành lân cận
như: Bắc Ninh, Hải Dương, Thái Bình, Hà Nam…

3.4. THUẬN LỢI VỀ ĐỊA CHẤT, ĐỊA HÌNH, THỜI TIẾT

* Đặc điểm địa hình tỉnh Hưng Yên:

Địa hình tương đối bằng phẳng, không có núi đồi, thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây
sang Đông sen kẽ những ô đất trũng thường xuyên bị ngập nước. Địa hình cao chủ yếu ở
phía Tây Bắc gồm các huyện Văn Giang, Khoái Châu, Văn Lâm; địa hình thấp ở các huyện
Phù Cừ, Tiên Lữ, Ân Thi. Địa hình tỉnh Hưng Yên có thể chia thành 5 tiểu vùng, trong đó
có Tiểu khu Khoái Châu, Văn Giang, Mỹ Hào, Yên Mỹ và Văn Lâm (nơi có KCN Phố Nối
A) có cốt đất cao +6m đến +7m.

* Đặc điểm địa chất:

Tỉnh Hưng Yên nằm gọn trong ô trũng thuộc đồng bằng sông Hồng được cấu tạo bằng
các trầm tích bở rời thuộc kỷ Đệ Tứ, chiều dày từ 150 đến 160 m. Theo thứ tự địa tầng bao
gồm các loại đất đá như sau:
17
- Các trầm tích Phistoxen, bề dày 130 đến 140 m với các trầm tích vụn thô gồm sạn,
sỏi, cát thô, cát trung có xen kẹp các thấu kính xét bột.

- Các trầm tích Holoxen, bề dày 5 đến 30m thành phần chủ yếu là sét cát, sét bột, sét
chứa hữu cơ, phân bố trên mặt địa tầng

* Về khí hậu, thời tiết:

Hưng Yên chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, bốn
mùa rõ rệt. Trong thời kỳ đầu mùa đông khí hậu tương đối khô, nửa cuối thì ẩm ướt; mùa
hạ nóng ẩm, nhiều mưa.

- Số giờ nắng trung bình 1.650 giờ/năm.

- Nhiệt độ trung bình 23,2oC, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 16oC.

- Lượng mưa trung bình 1.450 - 1.650mm, nhưng lượng mưa phân bố không đều trong
năm. Mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10) tập trung tới 70% lượng mưa cả năm, gây úng lụt,
ảnh hưởng xấu đến sản xuất. Mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau) lạnh và thường
có mưa phùn, thích hợp cho gieo trồng nhiều loại cây ngắn ngày có giá trị kinh tế.

- Gió: Khí hậu Hưng Yên có 2 mùa gió chính: gió mùa Đông Bắc (từ tháng 9 đến tháng
2 năm sau), gió mùa Đông Nam (tháng 3 đến tháng 5). Hướng gió trong một năm biến đổi
và thể hiện theo mùa của hoàn lưu. Các tháng giữa mùa đông, gió Bắc, Đông Bắc và Tây
Bắc chiếm tần suất từ 40 đến 65%, trong đó hướng Bắc xuất hiện nhiều hơn cả. Tuy vậy,
trong mùa đông gió Đông Nam vẫn có tần suất lớn (đầu mùa 15 đến 25%, giữa mùa 25 đến
45%, cuối mùa 50 đến 65%). Về mùa hạ gió Đông Nam lại thịnh hành với tần suất 32 đến
65%. Ngoài ra, gió Tây Nam tuy xuất hiện với tần suất 5% nhưng có ảnh hưởng xấu tới
người, cây trồng và vật nuôi vì tính chất khô nóng.

3.5. THUẬN LỢI VỀ ĐIỆN, NƯỚC

- Cấp điện: Nguồn điện được cung cấp liên tục và ổn định thông qua 02 trạm biến áp
110/22KV với công suất 4x63MVA.

- Cấp nước: Nhà máy nước Khu công nghiệp được xây dựng với công suất 12.000
m3/ngày đêm.
18
3.6. THUẬN LỢI VỀ MẶT XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG

- Thoát nước: Hệ thống thoát nước sinh hoạt và nước thải được xử lý riêng biệt. Nước
mưa được thu gom qua hệ thống cống và thoát ra các sông trong khu vực. Nước thải được
thu gom về nhà máy xử lý nước thải của Khu công nghiệp Phố Nối A.

- Xử lý nước thải và chất thải:

+ Nhà máy nước thải được xây dựng với công suất 6.000 m3/ngày đêm, sử dụng hệ
thống xử lý nước thải sinh học. Nước thải được xử lý cục bộ tại các nhà máy trước
khi thải ra hệ thống thoát nước thải chung của Khu công nghiệp.
+ Khu công nghiệp cung cấp dịch vụ thu gom và vận chuyển rác thải cho các doanh
nghiệp. Chất thải rắn từ các nhà máy sẽ được phân loại, thu gom tại chỗ và chuyển
về khu tập trung chất thải trong Khu công nghiệp trước khi vận chuyển đi nơi
khác để xử lý theo quy định.

3.7. ĐỦ DIỆN TÍCH YÊU CẦU

Diện tích quy hoach của Khu công nghiệp Phố Nối A là 688,94 ha. Trong đó diện tích
đất công nghiệp cho thuê là 486 ha. Năm 2021, Khu công nghiệp được Thủ tướng Chính
phủ vừa đồng ý chủ trương dự án quy hoạch mở rộng, đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ
tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Phố Nối A mở rộng với diện tích 92,5 ha.

Mặt bằng xây dựng: Mặt bằng các lô đất đã được xử lý, sẵn sàng cho việc xây dựng
Nhà máy

3.8. VÙNG NGUYÊN LIỆU

Nguyên liệu được nhập về nhà máy theo ngày và đưa luôn vào sản xuất. Nhà máy thu
mua nguyên liệu từ các hợp tác xã trồng rau đạt tiêu chuẩn VietGap trong địa bàn thành
phố Hưng Yên.

19
CHƯƠNG 4: PHƯƠNG ÁN CÔNG NGHỆ

4.1. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ

Hình 4.1. Quy trình công nghệ sản xuất bột tía tô

20
4.2. THUYẾT MINH QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ

4.2.1. Sơ chế

* Mục đích: Loại bỏ cành, lá héo, úa, bị dập nát hoặc những loại cỏ dại bị lẫn tạp trong
khi thu hoạch.

* Cách tiến hành

Công đoạn này được thực hiện bằng tay do công nhân trong nhà máy chịu trách nhiệm.
Nguyên liệu được cho lên băng tải, người công nhân tiền hành loại bỏ những lá bị héo, ngắt
lá nhặt các cành, rễ còn sót lại sau khi thu hoạch. Lá tía tô sau khi được sơ chế sẽ được băng
tải đưa sang công đoạn rửa.

4.2.2. Rửa

* Mục đích: Loại bỏ bụi bẩn, tạp chất, đặc biệt là trứng của các loại ấu trùng ẩn nấp
trong gân lá, một phần vi sinh vật và rửa sạch các hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, các chất
bảo quản…

* Các biến đổi:

- Các tạp chất bị trôi.


- Lá tía tô có thể bị rách hoặc dập.

* Cách tiến hành

- Rửa bằng nước sạch, tránh làm dập lá, nhàu lá. Sử dụng thiết bị rửa băng tải có sục
khí, tùy theo mức độ nhiễm bẩn, có thể rửa một lần hay nhiều lần trong nước sạch
luân lưu đến khi sạch hết tạp chất trên lá.
- Yêu cầu với lá tía tô sau khi rửa: Lá tía tô sau khi rửa phải sạch, không còn lẫn đất
cát, tạp chất bẩn, không bị dập nát.

4.2.3. Chần

* Mục đích

- Vô hoạt enzyme có trong lá tía tô, giúp các biến đổi hóa học dưới tác dụng của men
không xảy ra, giữ màu sắc đặc trưng của lá tía tô.
- Giảm mật độ tế bào vi sinh vật trong nguyên liệu, hạn chế những biến đổi bất lợi do
vi sinh vật gây nên trong quá trình chế biến tiếp theo, góp phần làm tăng thười gian
bảo quản thành phẩm.

21
* Các biến đổi

- Biến đổi vật lý: Sự khuếch tán và hào tan một số cấu tử từ nguyên liệu vào dung dịch
chần (nước nóng) làm tổn thất thành phần dinh dưỡng trong nguyên liệu. Ngoài ra, một số
vi sinh vật và các tạp chất cũng sẽ khuếch tán vào nước nóng.

- Biến đổi hóa học: Nhiệt độ cao trong quá trình chần thúc đẩy một số phản ứng hóa
học xảy ra nhanh hơn như vitamin có thể bị phân hủy bởi nhiệt hoặc bị oxy hóa làm giảm
hàm lượng vitamin trong nguyên liệu (đặc biệt là vitamin C).

- Biến đổi hóa lý: Khí thoát ra khỏi gian bào trong cấu trúc mô thực vật.

- Biến đổi sinh học: Một số loài vi sinh vật bị ức chế hoặc tiêu diệt do nhiệt độ cao làm
biến tính protein và một số enzyme trong tế bào.

- Biến đổi hóa sinh: Các enzyme trong nguyên liệu bị vô hoạt.

* Cách tiến hành: Lá tía tô sau khi rửa được băng tải vận chuyển tới thiết bị chần băng
tải, tiến hành quá trình chần. Quá trình chần cần đảm bảo các điều kiện:

- Nhiệt độ: 85oC


- Thời gian: 30 giây
4.2.4. Làm mát

* Mục đích: Hạ nhiệt độ của nguyên liệu sau khi chần, tránh để lá tía tô chín quá mức
gây nhũn, thay đổi màu sắc, ảnh hưởng tới các công đoạn chế biến tiếp theo.

* Các biến đổi: Nhiệt độ bán thành phẩm hạ xuống (từ 85oC xuống còn 45 – 50oC).

* Cách tiến hành: Lá tía tô sau quá trình chần được vận chuyển tới băng tải làm mát,
tiến hành quá trình làm mát bằng không khí lạnh.

4.2.5. Cắt nhỏ

* Mục đích: Làm nhỏ bán thành phẩm giúp chuẩn bị cho quá trình sấy, giúp giảm thời
gian sấy và giúp quá trình sấy đồng đều hơn.

* Các biến đổi

- Biến đổi hóa lý: Lá tía tô được cắt nhỏ, tăng diện tích bề mặt riêng của bán thành
phẩm.

* Cách tiến hành: Lá tía tô sau khi làm mát được băng tải vận chuyển đến thiết bị cắt,
22
tiến hành quá trình cắt nhỏ. Bán thành phẩm sau công đoạn cắt được đưa vào khay, đặt lên
xe goong để vận chuyển tới phòng sấy.

4.2.6. Sấy lạnh

* Mục đích

- Tách bớt nước ra khỏi nguyên liệu, làm giảm hàm ẩm của nguyên liệu để chuẩn bị
cho công đoạn nghiền tiếp theo.
- Sử dụng phương pháp sấy lạnh giúp giữ được màu sắc, mùi vị, bảo toàn được hàm
lượng dinh dưỡng cao nhất trong lá tía tô.
- Quá trình sấy làm giảm giá trị hoạt độ nước trong nguyên liệu, giúp ức chế hệ vi
sinh vật và một số enzyme, giúp kéo dài thời gian bảo quản sản phẩm.

* Các biến đổi

- Biến đổi vật lý: Xảy ra sự khuếch tán ẩm do sự chênh lệch ẩm tại các vùng khác nhau
trong nguyên liệu và trong tác nhân sấy. Các tính chất vật lý của nguyên liệu thay đổi như
hình dạng, kích thước, khối lượng, độ giòn…

- Biến đổi hóa học: Xảy ra sự biến đổi chất màu, phân hủy vitamin nhưng không nhiều
do sử dụng phương pháp sấy lạnh.

- Biến đổi hóa lý: Xảy ra sự chuyển pha của nước từ lỏng thành hơi. Các hợp chất dễ
bay hơi thoát ra môi trường bên ngoài.

- Biến đổi sinh học: Các vi sinh vật, enzyme trong nguyên liệu bị ức chế hoặc tiêu diệt
do tác dụng nhiệt và do hoạt độ nước giảm.

* Cách tiến hành

Bán thành phẩm sau công đoạn cắt được đưa vào khay và chất lên xe goong để đưa vào
thiết bị sấy lạnh, tiến hành quá trình sấy. Quá trình sấy cần đảm bảo các điều kiện:

- Nhiệt độ sấy: 50%


- Thời gian sấy: 6 giờ
- Độ ẩm tác nhân sấy: 10 – 30%
4.2.7. Nghiền

* Mục đích: Hoàn thiện, nghiền nhỏ bán thành phẩm để đạt được sản phẩm bột tía tô
đạt yêu cầu.

23
* Các biến đổi

- Biến đổi vật lý: Kích thước nguyên liệu giảm, diện tích bề mặt riêng tăng. Dưới tác
dụng của các lực trong quá trình nghiền, nhiệt độ vật liệu sẽ tăng lên, gây ra một số biến
đổi về cấu trúc hoặc diễn ra các phản ứng hóa học làm ảnh hưởng tới quá trình nghiền và
tính chất sản phẩm.

- Biến đổi hóa học: Khi nghiền, cấu trúc vật liệu bị phá vỡ, các thành phần của nguyên
liệu tiếp xúc với oxy, gây phảm ứng oxy hóa, làm giảm giá trị dinh dưỡng của sản phẩm.

- Biến đổi hóa lý: Diện tích bề mặt riêng tăng làm tăng tốc độ bay hơi của các cấu tử
dễ bay hơi, làm giảm giá trị cảm quan về mùi của sản phẩm. Sản phẩm sau nghiền có tính
chất dễ hút ẩm, gây hiện tượng vón cục nên sản phẩm cần được bao gói ngay say quá trình
nghiền để hạn chế tổn thất hương cũng như tránh hiện tượng hút ẩm.

* Cách tiến hành

Đặc điểm của bán thành phẩm đi vào quá trình nghiền có cấu trúc từ các sợi cenllulose
dai và bền nên ta cần sử dụng phương pháp nghiền đĩa để có thể nghiền nhỏ các sợi
cenllulose. Tuy nhiên, sử dụng thiết bị nghiền đĩa tạo nên lực ma sát gây nóng khối chè,
dẫn tới làm mất màu của sản phẩm. Do đó, ta lựa chọn phương pháp nghiền đĩa truyền
thống, sử dụng thiết bị cối đá Granite. Đây là phương pháp nghiền phù hợp với quy trình
sản xuất bột tía tô, có những ưu điểm vượt trội so với các phương pháp khác:

- Cối đá Granite là thiết bị sử dụng để nghiền tinh, có thể nghiền nhỏ được các sợi
cenllulose trong lá chè, tạo thành sản phẩm matcha dạng bột siêu mịn (kích thước
hạt bột < 20 µm).
- Làm giảm sự ma sát tạo nhiệt hơn so với những phương pháp khác, giúp hạn chế tối
đa sự hao tổn các chất có hoạt tính sinh học, giữ được màu cho sản phẩm.
Tiến hành cho bán thành phẩm sau khi sấy vào cối đá Granite nghiền với tốc độ 40 –
50 vòng/phút.

Yêu cầu sản phẩm bột tía tô sau khi nghiền:

- Sản phẩm dạng bột mịn, kích thước của hạt bột nhỏ hơn 20 µm.
- Bột tơi xốp, độ ẩm từ 5 - 6 %.
- Màu sắc bột: xanh.
4.2.8. Bao gói

* Mục đích
24
- Đóng gói bao bì giúp bảo vệ vật lý: bảo vệ chống sốc, chống va đập, nén, bảo vệ
khỏi thay đổi nhiệt độ, vi khuẩn, tránh các tác động từ oxy, hơi nước, bụi…
- Kết hợp quá trình tách sắt, loại bỏ tạp chất sắt khỏi sản phẩm trước khi bao gói.
- Bao bì còn giúp truyền tải thông tin, tiếp thị, tạo điều kiện sử dụng thuận lợi cho
người tiêu dùng.

* Cách tiến hành

- Sản phẩm bột tía tô được đóng gói bằng máy đóng gói tự động, sử dụng bao bì túi zip
3 lớp (PE-PET tráng nhôm) giúp chống ánh sáng, áp suất, nhiệt độ và độ ẩm làm hư hỏng
sản phẩm, an toàn cho người sử dụng.

- Sau khi đóng gói, các gói sản phẩm được chuyển sang bàn đóng thùng, được công
nhân xếp và đóng thùng thủ công.

25
CHƯƠNG 5: TÍNH TOÁN CÂN BẰNG SẢN PHẨM

5.1. KẾ HOẠCH SẢN XUẤT

Nguyên liệu của nhà máy là tía tô tươi, được thu hoạch và sản xuất ngay trong ngày.
Dự kiến nguyên liệu được nhập theo ngày với 2000 kg nguyên liệu/ngày. Căn cứ vào thời
vụ thu hoạch của tía tô, ta lập biểu đồ cho kế hoạch thu mua nguyên liệu để sản xuất như
sau:

Bảng 5.1. Kế hoạch thu mua nguyên liệu

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Tía tô x x x x x x x x x x x x
Nhà máy sản xuất 12 tháng trong năm, mỗi ngày 2 ca, mỗi ca 8 tiếng. Công nhân
được nghỉ vào các ngày chủ nhật và các ngày lễ theo quy định của Nhà nước. Từ đó ta lập
được bảng kế hoạch sản xuất của nhà máy như sau:

Bảng 5.2. Kế hoạch sản xuất của phân xưởng

Cả
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
năm
Số ngày
26 19 27 25 25 26 26 27 25 26 26 27 305
làm việc
Số ca
52 38 54 50 50 52 52 54 50 52 52 54 610
làm việc

5.2. TÍNH TOÁN CÂN BẰNG SẢN PHẨM

5.2.1. Độ ẩm của nguyên liệu qua các công đoạn sản xuất bột tía tô

Bảng 5.3. Độ ẩm của nguyên liệu qua các công đoạn sản xuất bột tía tô

STT Tên nguyên liệu và bán thành phẩm Độ ẩm (%)

1 Tía tô nguyên liệu 85


2 Bán thành phẩm sau sơ chế 85

3 Bán thành phẩm sau rửa 86


4 Bán thành phẩm sau chần 88

26
5 Bán thành phẩm sau làm mát 86

6 Bán thành phẩm sau cắt 86

7 Bán thành phẩm sau sấy lạnh 5


8 Bán thành phẩm sau nghiền 6

9 Sản phẩm sau bao gói 6


5.2.2. Hao phí qua các công đoạn sản xuất bột tía tô

Bảng 5.4. Hao phí qua các công đoạn sản xuất bột tía tô

STT Công đoạn Tổn thất (%) Nguyên nhân

Loại bỏ cành, lá tía tô dập nát, không đạt


1 Sơ chế 30
yêu cầu
2 Rửa 1 Tạp chất bị rửa trôi

Bán thành phẩm không đạt yêu cầu, tổn thất


3 Chần 1
chất tan trong quá trình chần

4 Làm mát 0 Không có

5 Cắt 1 Rơi vãi bán thành phẩm

Rơi vãi bán thành phẩm khi vận chuyển,


6 Sấy lạnh 1
loại bỏ bán thành phẩm không đạt yêu cầu

7 Nghiền 1 Hao hụt do bột nghiền dính lại ở thiết bị


8 Bao gói 1 Hao hụt sản phẩm trong quá trình đóng gói

Bảng 5.5. Nguyên liệu, phụ phẩm và hiệu suất chuyển hóa qua các công đoạn sản xuất

Công Nguyên liệu (bán thành phẩm) Hiệu suất


STT Phụ phẩm
đoạn chính/phụ chuyển hóa

- NL chính: Tía tô tươi Tạp chất; cành,


lá tía tô dập
1 Sơ chế - NL phụ: Không 0,70
nát, không đạt
- Bán thành phẩm: Tía tô đã sơ chế chất lượng
2 Rửa - NL chính: Tía tô đã sơ chế Không 1,06

27
- NL phụ: Không
- Bán thành phẩm: Tía tô đã rửa và
để ráo
- NL chính: Tía tô đã sơ chế
3 Chần - NL phụ: Không Không 1,16
- Bán thành phẩm: Tía tô đã chần
- NL chính: Tía tô đã chần
- NL phụ: Không
4 Làm mát Không 0,86
- Bán thành phẩm: Tía tô đã làm
mát

- NL chính: Tía tô đã làm mát


5 Cắt - NL phụ: Không Không 0,99
- Bán thành phẩm: Tía tô đã cắt

- NL chính: Tía tô đã cắt


6 Sấy lạnh - NL phụ: Không Không 0,15
- Bán thành phẩm: Tía tô khô
- NL chính: Tía tô khô
7 Nghiền - NL phụ: Không Không 1,0
- Bán thành phẩm: Bột tía tô
- NL chính: Bột tía tô
8 Bao gói - NL phụ: Không Không 0,99
- Thành phẩm: Gói bột tía tô
5.2.3. Tính toán cân bằng sản phẩm cho từng công đoạn sản xuất

Tính toán cân bằng vật chất tính cho 1000 kg nguyên liệu.
* Công đoạn sơ chế:
- Lượng nguyên liệu đi vào công đoạn sơ chế là: G1 = 1000 (kg)
- Tổn thất của công đoạn sơ chế: 30%
28
- Lượng nguyên liệu còn lại sau công đoạn sơ chế là:
1000 × (100 − 30)
𝐺1′ = = 700 (𝑘𝑔)
100
* Công đoạn rửa:
- Lượng nguyên liệu đi vào công đoạn rửa là: G1’ = 700 (kg)
- Công đoạn rửa làm độ ẩm nguyên liệu tăng từ 85% lên 86%, ta có:
700 × (100 − 85)
𝐺2 = = 750 (𝑘𝑔)
100 − 86
- Tổn thất của công đoạn rửa: 1%
→ Lượng bán thành phẩm thực tế sau công đoạn rửa là:
750 × (100 − 1)
𝐺2′ = = 742,5 (𝑘𝑔)
100
* Công đoạn chần:
- Lượng bán thành phẩm đi vào công đoạn chần là: G2’ = 742,5 (kg)
- Công đoạn chần làm độ ẩm bán thành phẩm tăng từ 86% lên 88%, ta có:
742,5 × (100 − 86)
𝐺3 = = 866,3 (𝑘𝑔)
100 − 89
- Tổn thất của công đoạn chần: 1%
→ Lượng bán thành phẩm thực tế sau công đoạn chần là:
866,3 × (100 − 1)
𝐺3′ = = 857,6 (𝑘𝑔)
100
* Công đoạn làm mát:
- Lượng bán thành phẩm đi vào công đoạn làm mát là: G3’ = 857,6 (kg)
- Công đoạn làm mát làm độ ẩm bán thành phẩm giảm từ 88% xuống 86%, ta có:
857,6 × (100 − 88)
𝐺4 = = 735,1 (𝑘𝑔)
100 − 86
- Tổn thất của công đoạn làm mát: 0%
→ Lượng bán thành phẩm thực tế sau công đoạn làm mát là: 𝐺4 = 735,1 (𝑘𝑔)
* Công đoạn cắt:

29
- Lượng bán thành phẩm đi vào công đoạn sấy lạnh là: G4 = 735,1 (kg)
- Tổn thất của công đoạn cắt: 1%
→ Lượng bán thành phẩm thực tế sau công đoạn loại sấy lạnh là:
735,1 × (100 − 1)
𝐺5 = = 727,7 (𝑘𝑔)
100
* Công đoạn sấy lạnh:
- Lượng bán thành phẩm đi vào công đoạn sấy lạnh là: G5 = 727,7 (kg)
- Công đoạn sấy sấy lạnh làm độ ẩm bán thành phẩm giảm từ 86% xuống 5%, ta có:
727,7 × (100 − 86)
𝐺6 = = 107,2 (𝑘𝑔)
100 − 5
- Tổn thất của công đoạn sấy lạnh: 1%
→ Lượng bán thành phẩm thực tế sau công đoạn loại sấy lạnh là:
107,2 × (100 − 1)
𝐺6′ = = 106,1 (𝑘𝑔)
100
* Công đoạn nghiền:
- Lượng bán thành phẩm đi vào công đoạn nghiền là: G6’ = 106,1 (kg)
- Công đoạn nghiền làm độ ẩm bán thành phẩm tăng từ 5% lên 6%, ta có:
106,1 × (100 − 5)
𝐺7 = = 107,2(𝑘𝑔)
100 − 6
- Tổn thất của công đoạn nghiền: 1%
→ Lượng bán thành phẩm thực tế sau công đoạn nghiền là:
107,2 × (100 − 1)
𝐺7′ = = 106,1(𝑘𝑔)
100
* Công đoạn bao gói:
- Lượng bán thành phẩm đi vào công đoạn bao gói là: G7’ = 106,1 (kg)
- Tổn thất của công đoạn bao gói: 1%
→ Lượng sản phẩm thực tế thu được sau công đoạn bao gói là:
106,1 × (100 − 1)
𝐺8 = = 105,0(𝑘𝑔)
100

30
Bảng 5.6. Tổng hợp cân bằng sản phẩm

Tính theo kg/h Tính theo kg/ca Tính theo kg/ngày


STT Công đoạn
Vào Ra Vào Ra Vào Ra

1 Sơ chế 125,0 87,5 1000,0 700,0 2000,0 1400,0

2 Rửa 87,5 92,8 700,0 742,5 1400,0 1485,0

3 Chần 92,8 107,2 742,5 857,6 1485,0 1715,2

4 Làm mát 107,2 91,9 857,6 735,1 1715,2 1470,2

5 Cắt 91,9 91,0 735,1 727,7 1470,2 1455,4

6 Sấy lạnh 91,0 13,3 727,7 106,1 1455,4 212,2

7 Nghiền 13,3 13,3 106,1 106,1 212,2 212,2

8 Bao gói 13,3 13,1 106,1 105,0 212,2 210,0

31
CHƯƠNG 6: PHƯƠNG ÁN THIẾT BỊ

6.1. THIẾT BỊ SƠ CHẾ

- Năng suất giờ của dây chuyền tại công đoạn lựa sơ chế là: 125 kg/h

- Lựa chọn sử dụng băng tải sơ chế, công nhân đứng sơ chế thủ công ở hai bên băng
tải.

Hình 6.1. Băng tải sơ chế

- Năng suất định mức trung bình của mỗi công nhân là: 30 kg/h

125
→ Số công nhân cần ở công đoạn này là = 4,2 (công nhân)
30

Vậy cần có 5 công nhân ở băng tải. Một bên băng tải có 2 công nhân, một bên có 3
công nhân, công nhân đứng theo hình zigzag. Khoảng cách giữa 2 công nhân là 1,6m và
cách đầu băng tải 0,5m.

- Do vậy chọn 1 băng tải sơ chế có chiều dài như sau: 1,6 x 2 + 0,5 = 3,7 m.

→ Chọn băng tải có kích thước như sau: dài 4m, rộng 1m, cao 1m (Công suất điện:
0,55kW(380V/50Hz)).

- Số công nhân vận chuyển nguyên liệu lên băng tải là 2 công nhân.

Vậy tổng cần 7 công nhân cho giai đoạn này.

6.2. THIẾT BỊ RỬA

- Lượng nguyên liệu đi vào công đoạn rửa: 87,5 kg/h

32
- Lựa chọn sử dụng thiết bị rửa băng tải sục khí.

Hình 6.2. Thiết bị rửa sục khí

- Thông số kỹ thuật

Model R3M3
Điện áp 220V/50Hz
Chất liệu Inox 304
750W
Motor • Bơm khí: 750W
• Bơm nước: 600W
Kích thước 5000x1250x1400mm
Lưu lượng Ozone 10 kg/h
Năng suất 120 kg/h
87,5
- Số thiết bị cần cho công đoạn rửa là: = 0,73
120

→ Chọn 1 thiết bị

6.3. THIẾT BỊ CHẦN

- Lượng bán thành phẩm đi vào công đoạn chần: 92,8 kg/h

- Lựa chọn thiết bị chần băng tải.

33
Hình 6.3. Thiết bị chần băng tải
- Thông số kỹ thuật

Model CBT-500
Điện áp 380V/50Hz
Công suất 3 kW
Chất liệu Inox 304
Kích thước 3000x1000x1250mm
Kích thước băng tải 2000x600mm
Năng suất 150 kg/h
92,8
- Số thiết bị cần cho công đoạn chần là: = 0,62
150

→ Chọn 1 thiết bị

6.4. THIẾT BỊ LÀM MÁT

- Lượng bán thành phẩm đi vào công đoạn làm mát là: 107,2 kg/h.

- Sử dụng thiết bị băng tải làm mát liên tục, làm mát bằng gió.

Hình 6.4. Băng tải làm mát

34
- Thông số kỹ thuật

Model HCGX-2500
Điện áp 380V/50Hz
Công suất 2,2 kW
Chất liệu Inox 304
Trọng lượng 180 kg
Kích thước 5000x1000x1200mm
Kích thước băng tải 700mm rộng
Năng suất 200 kg/h
107,2
- Số thiết bị cần cho công đoạn làm mát là: = 0,53
200

→ Chọn 1 thiết bị
6.5. THIẾT BỊ CẮT

- Lượng bán thành phẩm đi vào công đoạn cắt là: 91,9 kg/h.

- Sử dụng thiết bị cắt thái băng tải.

Hình 6.5. Thiết bị cắt băng tải


- Thông số kỹ thuật

Model Kronen GS-20


Điện áp 380V/50Hz
Công suất 3 kW
Kích thước 2600x1050x1490 mm
Trọng lượng 530 kg
Chiều cao sản phẩm tối đa 210 mm
35
Bề dày cắt lý thuyết 1 – 50 mm
Tốc độ quay dao 130 – 590 vòng/phút
Năng suất 150 kg/h
91,9
- Số thiết bị cần cho công đoạn cắt là: = 0,61
150

→ Chọn 1 thiết bị

6.6. THIẾT BỊ SẤY LẠNH

- Lượng bán thành phẩm đi vào công đoạn sấy lạnh là: 91,0 kg/h.

- Sử dụng thiết bị tủ sấy lạnh công nghiệp.

Hình 6.6. Tủ sấy lạnh công nghiệp


- Thông số kỹ thuật

Model MSL2000
Điện áp 380V/50Hz
Công suất 7 kW
Nhiệt độ sấy 10 – 50oC
Kích thước 2100x1400x1800 mm
32 khay sấy inox304, kích
Khay sấy
thước 560x850x20 mm
Năng suất 150 kg/mẻ
129,3×6×60
- Số thiết bị cần cho công đoạn sấy lạnh là: = 3,64
60×150

→ Chọn 4 thiết bị

36
6.7. THIẾT BỊ NGHIỀN

- Lượng bán thành phẩm đi vào công đoạn nghiền là: 13,3 kg/h.

- Sử dụng thiết bị cối đá granite để nghiền nhỏ bán thành phẩm.

Hình 6.7. Thiết bị nghiền cối đá 4 thùng nghiêng

- Thông số kỹ thuật

Tên thiết bị Cối đá granite 4 thùng nghiêng


Điện áp 220V/50Hz
Công suất 800W
Kích thước 1000x1000x1200 mm
Đường kính thớt nghiền 350 mm
Khối lượng 345 kg (thớt đá 200 kg)
Yêu cầu nguyên liệu Độ ẩm dưới 6%, kích cỡ 4-6 mm
Phòng lạnh 18-20oC, độ ẩm
Yêu cầu môi trường xay
không khí dưới 40%
Năng suất 0,7 – 1 kg/h
13,3
- Số thiết bị cần cho công đoạn nghiền là: = 19,4
0,7

→ Chọn 20 thiết bị.

6.8. THIẾT BỊ ĐÓNG GÓI

- Lượng bán sản phẩm đi vào công đoạn đóng gói là: 13,3 kg/h.

- Sử dụng thiết bị đóng gói tự động các sản phẩm dạng bột dạng túi zipper.

37
Hình 8.8. Thiết bị bao gói túi zipper

- Thông số kỹ thuật:

Model QM-ZC-L200/250
Điện áp 380V/50Hz
Công suất 2 kW
Kích thước 4000x2000x2100 mm
• Chiều dài: 100 – 350 mm
• Chiều rộng: 80 – 250 mm
Kích thước túi
• Khối lượng sản phẩm: 100 –
500g/túi
Khối lượng 1800 kg
Năng suất 30 kg/h
13,3
- Số thiết bị cần cho công đoạn đóng gói là: = 0,44
30

→ Chọn 1 thiết bị.

- Sau khi được đóng gói, các gói sản phẩm sẽ được vận chuyển tới bàn đóng thùng và
công nhân sẽ tiến hành đóng thùng giấy trước khi đưa sản phẩm vào kho lưu trữ.

Chọn bàn đóng thùng inox có kích thước: 2000x1000x800 mm

38
Hình 6.9. Bàn đóng thùng

Bảng 6.1. Tổng hợp thiết bị chính

STT Tên thiết bị Kích thước (mm) Số lượng


1 Băng tải sơ chế 4000 x 1000 x 1000 1
2 Máy rửa sục khí 3300 x 1250 x 1400 1
3 Máy chần băng tải 3000 x 1000 x 1250 1
4 Băng tải làm mát 5000 x 1000 x 1200 1
5 Máy cắt băng tải 2600 x 1050 x 1490 1
6 Máy sấy lạnh 2100 x 1400 x 1800 4
7 Máy nghiền 1000 x 1000 x 1200 20
8 Máy đóng gói 4000 x 2000 x 2100 1
9 Bàn đóng thùng 2000 x 1000 x 800 1

39
CHƯƠNG 7: XÂY DỰNG NHÀ MÁY

7.1. SƠ ĐỒ DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ

7.2. MẶT BẰNG PHÂN XƯỞNG SẢN XUẤT CHÍNH

40
Trên cơ sở tính toán, chọn và lắp đặt thiết bị phù hợp với dây chuyền sản xuất, phân
xưởng có kích thước theo bảng sau:

Bảng 7.1. Thông số kích thước phân xưởng sản xuất chính

Diện tích (m2) 48 x 18 = 864


Nhịp nhà L (m) 6
Bước cột B (m) 6
Chiều cao nhà H (m) 6
Chiều rộng nhà R (m) 18
Chiều sài nhà D (m) 48
Số lượng phân xưởng 1

▪ Chọn cách xây dựng:


- Nhà máy khung thép tiền chế.
- Mái nhà: Chọn loại mái dốc.
- Nền nhà được xây dựng theo các lớp:
+ Bê tông đá dăm.
+ Vữa xi măng.
+ Đất dầm chặt.
+ Dầm móng.
+ Tường: Chọn vật liệu xây dựng là gạch dày 200mm.
- Cửa sổ: Cao x rộng: 2000 x 3000.
- Cửa vào nguyên liệu: Cao x rộng: 2000 x 3000 mm.
- Cửa thông giữa các phòng: Cao x rộng: 2000 x 1500 mm.

41
7.3. TỔNG BÌNH ĐỒ NHÀ MÁY

Bảng 7.2. Diện tích các công trình trong nhà máy

STT Phân khu Diện tích (m2)


1 Tổng khu doanh nghiệp 90 x 88
2 Khu sản xuất 48 x 18
3 Kho nguyên liệu 21 x 9
4 Kho sản phẩm 24 x 9
5 Phòng bảo vệ 3x3
6 Nhà hành chính 18 x 9
7 Nhà giới thiệu sản phẩm 12 x 9
8 Nhà để xe 21 x 6
9 Nhà ăn 18 x 6
10 Khu y tế 12 x 6
11 Trạm lạnh 12 x 6
12 Trạm biến áp 9x6
13 Phân xưởng cơ điện 12 x 6
14 Khu xử lí nước thải 18 x 9
42
15 Bể chứa nước 9x6
16 Khu xử lý nước cấp 9x6
17 Nhà vệ sinh 12 x 9
18 Gara ô tô tải 18 x 9

43
CHƯƠNG 8: PHƯƠNG ÁN ĐIỆN – NƯỚC

8.1. PHƯƠNG ÁN ĐIỆN

Điện dùng trong nhà máy:

- Để chạy các động cơ và thắp sáng.

- Được lấy từ mạng lưới điện của khu công nghiệp, từ đường dây 6kV qua trạm biến
áp của nhà máy giảm xuống 380V/220V rồi theo đừng dây ngầm hay trên cột điện
đến từng nơi tiêu thụ.
8.1.1. Tính phụ tải chiếu sáng

8.1.1.1. Xác định kiểu đèn

Khu vực hành chính, phòng bảo vệ, nhà ăn, hội trường, nhà vệ sinh và khu vực phân
xưởng sản xuất đều sử dụng đèn LED.

8.1.1.2. Cách bố trí đèn

Bố trí đèn ở mỗi khu vực, phân xưởng căn cứ vào các thông số sau:

- Chọn chiều cao đèn:


+ H: chiều cao treo đèn, tính từ mặt sàn hoàn thiện đến vị trí treo đèn (m)
+ Hmin: chiều cao tối thiểu treo đèn (m)
Trong nhà máy sử dụng đèn có công suất < 200W nên Hmin = 3 – 4 m
→ Chọn H = Hmin = 3 m

- Chọn khoảng cách giữa các đèn:


+ L: khoảng cách giữa các đèn (m), chọn L theo tỉ lệ L/h là có lợi nhất. Để đèn
chiếu sáng đồng đều cần đảm bảo L/h = 2 - 2,5
+ h: chiều cao tính toán (m)
+ H0: chiều cao từ sàn nhà đến mặt công tắc, H0 = 1m, h = H – H0 = 3 – 1 = 2 (m)
→ Chọn L/h = 2 nên L = 2 x 2 = 4 (m)

- Chọn khoảng cách từ đèn đến tường:


+ l: khoảng cách từ đèn ngoài cùng đến tường (m)
+ Do sát tường không có người làm việc nên l = (0,3 - 0,5) x L
→ Chọn l = 0,5 x L = 0,5 x 4 = 2 (m)

44
8.1.1.3. Tính số đèn thắp sáng cho các công trình

Số đèn trong 1 phòng được tính theo công thức: n = n1 x n2


Trong đó:
a − 2l
- n1: là số đèn của 1 dãy, n1 = +1
L
b − 2l
- n2 : là số dãy đèn, n2 = +1
L
- a là chiều dài nhà (m); b là chiều rộng nhà (m); l = 2 (m); L=4 (m).

→ Tính được số đèn cần thắp sáng cho các công trình chính của nhà máy

Bảng 8.1. Số đèn cần thắp các công trình chính của nhà máy
STT Phòng thắp sáng a b n1 n2 n
1 Kho nguyên liệu 21 9 5 3 15
2 Kho sản phẩm 24 9 6 3 18
Phân xưởng sản xuất
3 48 18 12 5 60
chính
Tổng 93

Bảng 8.2. Số đèn cần thắp các công trình phụ của nhà máy
STT Tên công trình a b n1 n2 n
1 WC 12 9 4 3 12
2 Nhà ăn 18 6 5 2 10
3 Phòng bảo vệ 3 3 1 1 1
4 Nhà để xe 21 6 6 2 12
5 Phòng hành chính 18 9 5 3 15
6 Khu y tế 12 6 4 2 8
Nhà giới thiệu sản
7 12 9 4 3 12
phẩm
8 Phân xưởng cơ điện 12 6 4 2 8
9 Gara ô tô tải 18 9 5 3 15
Tổng 94

8.1.1.4. Tính công suất đèn


Pcs = Pđ x n (kW)
Trong đó:

45
- Pcs: công suất chiếu sáng trên toàn bộ gian phòng
- Pđ: ở đây dùng đèn có công suất chiếu sáng 100W đối với nhà xưởng, còn nhà
hành chính và phục vụ sinh hoạt dùng đèn có công suất 40W.
- n: số đèn
Áp dụng công thức trên, ta có bảng tổng hợp sau:
Bảng 7.3. Công suất đèn trong các công trình
STT Tên công trình Điện áp (V) Pđ (kW) n Pcs (kW)
1 Công trình chính 220 0,1 93 9,3
2 Công trình phụ 220 0,04 94 3,76
Tổng (Pcs) 13,06

8.1.2. Tính điện cho các thiết bị

STT Tên thiết bị Số lượng Công suất (kW) Tổng công suất (kW)
1 Thiết bị sơ chế 1 0,55 0,55
2 Thiết bị rửa 1 0,75 0,75
3 Thiết bị chần 1 3 3
4 Thiết bị làm mát 1 2,2 2,2
5 Thiết bị cắt 1 3 3
6 Thiết bị sấy lạnh 4 7 28
7 Thiết bị nghiền 20 0,8 16
8 Thiết bị bao gói 1 2 2
Tổng (Psx) 55,5

8.1.3. Xác định các thông số của hệ thống điện

Tổng phụ tải của nhà máy: ∑P = ∑Pcs + ∑Psx = 13,06+ 55,5 = 68,56 kW

Công suất tiêu thụ trung bình (phụ tải tính toán) của xưởng:

Ptt = Ksx × ∑Psx + Kcs × ∑Pcs


Trong đó:
- Ksx: Hệ số sản xuất (Ksx = 0,6)
- Kcs: Hệ số chiếu sáng (Kcs = 0,9)
→ Ptt = Ksx × ∑Psx + Kcs × ∑Pcs= 0,6 × 55,5 + 0,9 × 13,06 = 45,054 (kW)

46
* Xác định hệ số công suất
Hệ số công suất trung bình xác định theo công thức sau:
Ptt
cos  =
P + Qph
2
tt
2

Trong đó:
- Qph: Công suất phản kháng của các thiết bị tiêu thụ (kW)
- Qph = Ptt × tgφ
Giả sử hệ số công suất ban đầu cosφ1 = 0,7 (khi đó tgφ1 = 1,020)

Để nâng cao hệ số công suất tới cosφ2 = 0,95 (khi đó tgφ2 = 0,329) là hệ số công suất
thông thường của các máy phát điện thì trong mạch phải mắc thêm tụ điện có dung lượng
bù bằng:

Qph = Ptt × (tgφ1 – tgφ2) = 45,054 × (1,020 – 0,329) =31,13(KW)

Công suất biểu kiến của máy biến áp:

𝑆 = √p2𝑡𝑡 + Q2𝑝ℎ = √45,0542 + 31,132 = 54,86

Chọn máy biến áp có công suất biểu kiến 55 kVA. Chọn máy phát điện có công suất
55 KVA, điện áp định mức 300V.
8.1.4. Tính điện năng tiêu thụ hàng năm
8.1.4.1.Điện năng thắp sáng hàng năm
Acs = ∑Pcs × Tcs × Kcs (kWh)
Trong đó:
- Kcs = 0,9: Hệ số thắp sáng đồng thời
- ∑Pcs: Tổng công suất chiếu sáng (kW)
- Tcs: Thời gian chiếu sáng trong năm (h)
Một năm làm việc 308 ngày, mỗi ngày thắp sáng 8 giờ thì: Tcs = 305 × 8 = 2440 (h)
→ Acs = ∑Pcs × Tcs × Kcs = 13,06× 2440 × 0,9 = 28679,76 (KWh)
8.1.4.2. Điện năng tiêu thụ cho sản xuất hàng năm
Asx = ∑Psx × Tsx × Ksx (KWh)
Trong đó:
- Ksx = 0,6: Hệ số làm việc đồng thời

47
- ∑Psx: Tổng công suất điện tiêu thụ cho sản xuất (KW)
- Tsx: Thời gian sản xuất trong năm (h)
Một năm làm việc 305 ngày , mỗi ngày làm việc 8h thì: Tsx = 305 x 8 = 2440 (h)
→ Asx = ∑Psx × Tsx × Ksx = 55,5 × 2440 × 0,6 = 81252 (KWh)
8.1.4.3. Điện năng tiêu thụ cả năm
Acs + Asx
A= (kWh)

Coi tổn thất điện năng trên mạng hạ áp là 5% thì η = 0,95
28679,76 +81252
→𝐴= = 115117,64 (𝑘𝑊ℎ)
0,95

8.2. PHƯƠNG ÁN NƯỚC


Nguồn nước dự kiến cho nhà máy là nguồn nước từ hệ thống cấp nước của khu công
nghiệp, đã qua hệ thống lọc và xử lý để đảm bảo chất lượng vệ sinh theo quy định.

8.2.1. Nước cho sản xuất

- Máy rửa sục khí: 6000 lít/ngày

- Máy chần: 6000 lít/ngày

- Vệ sinh dụng cụ, sàn nhà máy: 2000 lít/ngày

8.2.2. Nước cho mục đích khác

- Nhu cầu vệ sinh: 40 lít/người/ngày

+ Nhà máy khoảng 120 công nhân

+ Lượng nước cho công nhân = 4800 lít/ngày

- Nước để tưới đường, cây xanh (chọn theo chỉ tiêu): 2 lít/m2/ngày

+ Diện tích dường đi, cây xanh 5000 m2

+ Lượng nước = 10000 lít/ngày

➢ Tổng lượng nước cần cung cấp là: 28,8 (m3/ngày)


➢ Lượng nước cung cấp cho nhà máy dự kiến 30 m3/ngày
➢ Sử dụng bể chứa 100 m3 nước cung cấp cho nhà máy.
➢ Tổng lượng mước cần kung cấp trong 1 năm là: 30 x 305 = 9150 (m3/năm)

48
CHƯƠNG 9: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ AN
TOÀN LAO ĐỘNG

Dự án thuê đất đã giải phóng mặt bằng tại địa phương. Dự án đảm bảo chất lượng, tiến
độ; tuân thủ đúng quy định của pháp luật về quy hoạch, đất đai, đầu tư, xây dựng, bảo vệ
môi trường và các quy định của pháp luật liên quan.
Dự án có nhiều tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế xã hội. Góp phần phát triển
kinh tế của địa phương và tỉnh nhà trong việc thu mua nguyên liệu để sản xuất chế biến cho
dự án. Giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần nâng cao thu nhập không chỉ công
nhân của công ty mà còn nâng cao mức sống cho người dân trong việc canh tác các loại cây
trồng cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến của dự án. Yêu cầu nguyên liệu đầu vào
cao đạt chuẩn VietGap nên giúp bảo vệ môi trường, giảm phát thải, thông qua việc giảm sử
dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật.
Nông dân tiếp cận được thị trường thông qua liên kết với công ty và công ty đặt hàng
nông dân sản xuất theo yêu cầu thị trường về chủng loại, số lượng, chất lượng nên sản xuất-
tiêu thụ bền vững, hiệu quả cho nông dân và công ty. Góp phần hình thành người nông dân
mới sản xuất hàng hóa, biết gắn kết sản xuất với thị trường, công ty không chỉ vì lợi ích của
mình, mà còn vì lợi ích của cộng động, người tiêu dùng, bảo vệ môi trường.

9.1. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG


Việc thực hiện dự án sẽ ảnh hưởng đến môi trường xung quanh khu vực lân cận. Các
nguồn tác động đến môi trường có thể là:
- Giai đoạn thi công xây dựng dự án.
- Giai đoạn vận hành của dự án.
9.1.1. Chất thải rắn
❖ Chất thải rắn
- Rác xây dựng như đất, cát, đá, gạch vụn, sắt thép vụn, đinh, dây điện, ống nhựa…
- Chất thải sinh hoạt của lực lượng nhân công.
- Vật liệu dư thừa và các phế liệu thải ra.
❖ Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án đến môi trường

49
- Dự toán chính xác khối lượng nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình thi công, giảm
thiểu lượng dư thừa tồn đọng sau khi xây dựng công trình.
- Lựa chọn địa điểm tập kết nguyên vật liệu phù hợp nằm cuối hướng gió và trên nền
đất cao để tránh tình trạng hư hỏng và thất thoát khi sử dụng đến.
- Rác hữu cơ cho vào bao nilon màu xanh dương, đặt trong thùng nhựa có nắp đậy kín,
bên ngoài dán nhãn “Rác hữu cơ”. Rác vô cơ cho vào bao nilon màu vàng, đặt trong thùng
nhựa, bên ngoài dán nhãn “Rác vô cơ”. Tổ thu gom rác dân lập địa phương thu gom rác
hàng ngày và vận chuyển đến bãi chôn lấp.
- Phụ phẩm từ lá tía tô đem đi ủ phân bón.
9.1.2. Nước thải
❖ Nguồn nước thải
- Nước mưa chảy tràn: Về cơ bản, nước mưa được quy ước là nước sạch. Nước mưa
chảy tràn có lưu lượng phụ thuộc vào chế độ khí hậu khu vực và thường có hàm lượng chất
lơ lửng là bùn đất cao, ngoài ra còn có nhiều tạp chất khác.
- Nước thải sinh hoạt: phát sinh từ quá trình sinh hoạt, vệ sinh của công nhân viên có
nhiều các hợp chất hữu cơ khác nhau, nước thải và chất thải của các nhà vệ sinh, nhà tắm
chứa hàm lượng chất rắn rất cao, nhiều Nitơ và Phốtpho. Đồng thời trong nước thải cũng
chứa rất nhiều các vi sinh vật gây bệnh.
- Nước thải sản xuất: Nước thải sản xuất phát sinh từ công đoạn vệ sinh máy móc thiết
bị, nhà xưởng, rửa nguyên liệu, nước pha hóa chất sát trùng cho rửa tay và vệ sinh giày ủng
của công nhân, …
❖ Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án đến môi trường
- Nước mưa chảy tràn: Nước mưa được quy ước là sạch, có thể xả trực tiếp ra nguồn
tiếp nhận mà không cần phải xử lý. Nước mưa được thoát ra mương thoát nước chung và
tự thấm.
- Nước thải sinh hoạt: Nước thải sinh hoạt từ nhà vệ sinh của nhà máy sẽ được xử lý sơ
bộ bằng bể tự hoại 3 ngăn xây dựng theo đúng quy cách, toàn bộ lượng nước thải sinh hoạt
của dự án
9.1.3. Khí thải
❖ Nguồn phát sinh

50
- Bụi, khí thải phát sinh từ các phương tiện giao thông vận chuyển: Trong quá trình lắp
đặt máy móc thiết bị của dự án, ô nhiễm không khí chủ yếu là bụi sinh ra từ quá trình bốc
dỡ máy móc thiết bị, khí thải của các phương tiện vận chuyển có chứa bụi, CO, SO2, NO2,..
- Trong giai đoạn hoạt động của dự án:
+ Ô nhiễm không khí từ quá trình bốc dỡ nguyên vật liệu.
+ Hoạt động phương tiện giao thông vận chuyển.
+ Bụi phát sinh khi vệ sinh, quét dọn nhà xưởng.
+ Khí thải từ trạm xử lý nước thải tập trung.
+ Hơi khí độc hại từ khu vực tập trung chất thải rắn chờ đem đi nơi khác xử lý.
❖ Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án đến môi trường
- Trang bị đồ bảo hộ lao động cho công nhân, hạn chế bụi ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Xe vận chuyển được kiểm tra kỹ thuật định kỳ, bảo dưỡng đúng kỹ thuật, đảm bảo
các thông số khói thải của xe đạt yêu cầu quy định về môi trường. Xe chở đúng tải trọng và
có phủ bạt trên thùng chứa. Sử dụng nhiên liệu chứa hàm lượng các chất gây ô nhiễm thấp.
- Sân bãi bê tông hóa và thường xuyên quyét dọn, phun nước để hạn chế bụi do các
phương tiện vận chuyển, đi lại gây ra và bụi khuếch tán vào không khí.
- Phân luồng giao thông và bố trí các bãi đậu xe hợp lý.
- Bố trí xe phun nước đường ra vào nhà máy vào những ngày khô hanh, hạn chế bụi
phát tán theo chiều gió.
- Tăng cường hệ thống cây xanh vừa đảm bảo mỹ quan công nghiệp, vừa tăng cường
bảo vệ môi trường. Trồng các loại cây cao, có tán lá rộng cũng là một biện pháp hạn chế
bụi, cách ly khu vực phát sinh bụi với các khu vực khác.
Bảng 9.1 Bảng tổng hợp các tác động, các biện pháp giảm thiểu, quản lý môi trường

Các giai
Các hoạt dộng Các tác động đến
đoạn của Biện pháp khắc phục
của dự án mối trường
dự án
Thi công xây - Môi trường không -Thời gian thi công hợp lý
dựng cơ sở hạ khí như: Bụi, độ - Sử dung phương tiện thi công
Giai đoạn tầng và ồn, SO2, NO2, CO, hợp lý
thi công
lắp đặt máy móc, CO2 - Che chắn các khu vực phát sinh
thiết bị -Chất thải rắn xây bụi

51
dựng. - Bố trí hợp lý và quản lý hiệu
quả kho bãi
- San lấp tại chỗ và bán cho cơ
sở thu mua phế liệu
- Lắp đặt nhà vệ sinh di động
- Nước thải sinh
Sinh hoạt của trong khu vực công trường
hoạt của công nhân
công nhân thi - Trang bị các thùng chứa rác và
- Chất thải rắn sinh
công thuê đơn
hoạt
vị chức năng thu gom, xử lý
Hoạt động giao
-Môi trường không - Phun nước tưới đường giao
thông vận tải
khí như: Bụi, độ thông trong khu vực dự án
chuyên chở
ồn, SO2, NO2, CO, - Tắt máy trong khi bốc dỡ hàng
nguyên liệu, sản
CO2 hóa
phẩm
Hoạt động sản -Chất thải rắn công - Thuê đơn vị chức năng thu
xuất phát sinh nghiệp phát sinh gom và xử lý đúng quy định
Giai đoạn chất thải rắn -Phụ phẩm từ rau. - Ủ làm phân bón
vận hành Hoạt động sản - Nước rửa rau - Tưới cây
xuất phát sinh - Nước rửa sàn, vệ - Xây dựng, vận hành hệ thống
nước thải sinh thiết bị... xử lý nướcthải tập trung
- Xây dựng bể tự hoại ba ngăn,
- Nước thải sinh
hoạt về hệ thống xử lý nước thải tập
Sinh hoạt của trung của nhà máy.
công nhân viên - Chất thải rắn sinh
- Thuê đơn vị chức năng thu
hoạt
gom và xử lý đúng quy định

9.2. AN TOÀN LAO ĐỘNG


9.2.1. Tai nạn lao động
❖ Trong giai đoạn thi công xây dựng
- Trong khu vực dự án, có nhiều phương tiện vận chuyển ra vào, có thể dẫn đến tai nạn
cho xe cộ hay tai nạn cho người lao động, người đi đường và dân cư khu vực xung quanh
dự án.
-Việc thi công trên cao có khả năng gây ra tai nạn lao động do trượt té trên các giàn
giáo. Rơi rớt vật liệu xây dựng và dụng cụ thi công khi vận chuyển lên các tầng cao gây ra
tai nạn lao động.
- Các công tác tiếp cận với điện như thi công hệ thống điện hoặc do va chạm vào đường

52
dây điện có thể dẫn đến tai nạn lao động.
- Vật liệu xây dựng chất đống cao có thể gây nguy hiểm cho công nhân nếu đổ, ngã…
- Tai nạn lao động có thể xảy ra khi vận chuyển và lắp đặt thiết bị, máy móc sản xuất
trọng tải.
❖ Trong giai đoạn vận hành
- Sự cố cháy nổ:
+ Máy móc, thiết bị trong dây chuyền sản xuất của dự án hầu hết đều sử dụng điện
năng. Do đó, sự cố chập điện dẫn đến cháy nổ rất dễ xảy ra nếu không có hệ thống dẫn điện
và không có phương án quản lý tốt.
+ Lựa chọn thiết bị điện và dây điện không phù hợp với cường độ dòng điện, không
trang bị các thiết bị chống quá tải, có thể gây ra sự cố cháy nổ.
- Tai nạn lao động: Vấn đề an toàn lao động cần được quan tâm đúng mức. Nguyên
nhân thường do công nhân không tuân thủ các nội quy về an toàn lao động như:
+ Thói quen không sử dụng bảo hộ lao động khi làm việc. Không thực hiện các quy
định an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp.
+ Bất cẩn trong sử dụng điện, trong quá trình bốc dỡ nguyên vật liệu và sản phẩm.
+ Không tuân thủ các quy định khi vận hành máy móc, thiết bị trong sản xuất.
9.2.2. Biện pháp phòng ngừa, ứng phó đối với các rủi ro, sự cố
❖ Trong giai đoạn thi công xây dựng
- Lập ban an toàn lao động và bảo vệ môi trường tại công trường.
- Quy định các nội quy làm việc tại công trường, bao gồm nội quy ra, vào làm việc tại
công trường; Nội quy về trang phục bảo hộ lao động; Nội quy sử dụng thiết bị nâng cẩu;
Nội quy về an toàn điện; Nội quy an toàn giao thông.
- Tuân thủ các quy định về an toàn lao động khi lập đồ án thi công.
- Tổ chức thi công phải có các giải pháp thích hợp, đảm bảo an toàn lao động.
- Công nhân trực tiếp thi công phải được đào tạo, huấn luyện thao tác đúng cách.
- Máy móc thi công đảm bảo các thông số kỹ thuật và an toàn.
- Thi công trên cao phải có dây mốc an toàn và nón bảo hộ.

53
- Trang bị các phương tiện chữa cháy tại kho (Bình bọt, bình CO2, cát...)
❖ Trong giai đoạn vận hành
a) Biện pháp phòng chống cháy nổ
- Cháy và nổ có thể xảy ra đối với bất kỳ hoạt động sản xuất nào. Để phòng ngừa khả
năng cháy nổ, ngay từ lúc đầu thành lập Chủ đầu tư dự án sẽ áp dụng các biện pháp đồng
bộ về kỹ thuật, tổ chức huấn luyện, tuyên truyền giáo dục và pháp chế.
- Các biện pháp:
+ Đảm bảo khâu thiết kế phù hợp với yêu cầu PCCC. Nội dung chủ yếu của việc đảm
bảo này được vận dụng cụ thể đối với nhà máy như sau:
• Đường nội bộ trong nhà máy phải đến được tất cả các phân xưởng, đảm bảo tia nước
phun từ vòi rồng của xe cứu hỏa có thể khống chế được bất kỳ lửa phát sinh ở vị trí nào
trong nhà máy.
• Bể chứa nước cứu hỏa phải luôn đầy nước, đường ống dẫn nước đến các họng lấy
nước cứu hỏa phải luôn ở trong tình trạng sẵn sàng làm việc.
• Sắp xếp, bố trí các máy móc thiết bị đảm bảo trật tự, gọn và khoảng cách an toàn
cho công nhân làm việc khi có cháy nổ xảy ra.
• Hệ thống dây điện, các chỗ tiếp xúc, cầu dao điện có thể gây tia lửa điện phải được
bố trí thật an toàn.
+ Các loại nguyên liệu, nhiên liệu dễ cháy trong các nhà máy được giữ và bảo quản ở
nơi thoáng, với khoảng cách ly hợp lý để ngăn chặn chảy và cháy tràn lan khi có sự cố.
+ Khi xây dựng và lắp đặt thiết bị cần thiết, thực hiện hệ thống thông gió để giảm
nồng độ chất có thể gây cháy, giảm nhiệt độ không khí cũng như cách ly các bảng điện, tủ
điện điều khiển. Đồng thời, trong các giai đoạn công nghệ của các nhà máy trực thuộc sẽ
lưu ý việc tiếp đất cho các thiết bị nhằm tránh triệt để hiện tượng phát tia lửa điện sinh cháy.
+ Thiết lập các hệ thống báo cháy, đèn hiệu và thông tin tốt và trang bị đầy đủ các
phương tiện chữa cháy như bình khí CO2, cát... và có các kế hoạch kiểm tra thường xuyên.
Ngoài ra, các đường ống kỹ thuật cũng sẽ được sơn màu theo đúng tiêu chuẩn quy định.
+ Công nhân hoặc cán bộ vận hành phải được huấn luyện và thực hành thao tác đúng
cách khi có sự cố và luôn luôn có mặt tại vị trí của mình.
+ Tiến hành kiểm tra và sửa chữa định kỳ tất cả máy móc thiết bị.

54
- Lắp đặt hệ thống nối đất và chống sét: Việc lắp đặt hệ thống chống sét hiệu quả là cần
thiết. Vị trí lắp đặt trên mái nhà xưởng, ống khói các tháp cao vị trí kho chứa nhiên liệu.
- Máy móc sẽ nối đất theo đúng quy định 76 VT/QĐ ban hành ngày 02/3/1983 (Bộ
Vật tư).
b) Vệ sinh an toàn lao động
- Vệ sinh cá nhân:
+ Đối với công nghệ sản xuất bột tía tô sấy lạnh, công nhân trực tiếp tham gia sản
xuất phải khỏe mạnh, không mắc các bệnh mãn tính hay truyền nhiễm.
+ Khi làm việc, công nhân phải mặc quần áo bảo hộ lao động, sạch sẽ, gọn gàngvà
luôn có ý thức bảo vệ chung.
+ Trong khâu đóng gói, công nhân phải đeo khẩu trang, hạn chế nói chuyện, rửa tay
sạch sẽ sau đó được sát trùng trước khi vào phòng đóng gói
+ Mọi công nhân trong nhà máy cần thường xuyên được kiểm tra sức khỏe.
- Vệ sinh thiết bị nhà xưởng
+ Tất cả các thiết bị, dụng cụ tham gia vào dây chuyền sản xuất cần phải được vệ sinh
sạch sẽ, theo định kỳ.
+ Đối với máy móc thiết bị ở các phân xưởng phụ trợ, phải kiểm tra, bảo dưỡng thường
xuyên.
+ Kho nguyên liệu cần bố trí hợp lý, rộng rãi, thoáng mát, có nhiệt kế, ẩm kế theo dõi,
tránh để cho vi sinh vật phát triển làm hỏng nguyên liệu.
+ Khu vực hành chính xây dựng phía trước nhà máy cần phải được trồng nhiều cây
xanh đề tạo vẻ đẹp mỹ quan và điều hòa không khí cho nhà máy.
+ Chất thải và nước thải từ nhà máy cần phải được xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép trước
khi thải ra môi trường.
+ Đường đi, hệ thống thoát nước, hệ thống xử lý nước thải của nhà máy cần phải được
thường xuyên quét dọn, kiểm tra.
- Nhà xưởng được thiết kế cao, có hệ thống thông gió, đảm bảo các yếu tố vi khí hậu
và điều kiện lao động đạt Tiêu chuẩn do Bộ Y tế ban hành, nhằm đảm bảo sức khoẻ cho
người lao động.
- Che chắn các bộ phận dễ gây nguy hiểm của máy móc, thiết bị sản xuất.
55
- Nâng cao nhận thức của công nhân viên về bảo vệ môi trường và an toàn lao động.
- Các quy định về môi trường làm việc và an toàn lao động (Tiêu chuẩn Vệ sinh lao
động của Bộ Y tế – Quyết định số 3733/2002/QĐ – BYT ngày 10/10/2002).

56
CHƯƠNG 10: HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN

10.1. PHƯƠNG ÁN NHÂN SỰ

Cơ cấu doanh nghiệp theo dạng chức năng:

Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp được phân chia thành các chức năng tách riêng do
một bộ phận đảm nhiệm. Mỗi bộ phận đều có cấp trên trực tiếp. Chức năng, nhiệm vụ của
từng bộ phận như sau:

- Bộ phận tài chính: Chịu trách nhiệm các vấn đề liên quan đến tổ chức kế toán và
quản lý tài chính của công ty.
- Bộ phận Marketing (Chỉ có ở loại hình doanh nghiệp sản xuất - thương mại): Chịu
trách nhiệm về phát triển hình ảnh và thương hiệu, quảng cáo sản phẩm và xúc tiến
bán hàng.
- Sản xuất: Chịu trách nhiệm sản xuất theo kế hoạch của công ty.
- Kỹ thuật: Chịu trách nhiệm về các vấn đề kỹ thuật và công nghệ từ khâu sản xuất
đến bán hàng và sau bán hàng

Cụ thể:

- Hành chính - Nhân sự: Tham mưu cho lãnh đạo về tổ chức bộ máy điều hành công
ty, quản lý nhân sự, chế độ chính sách và quy chế của công ty.
- Bộ phận Marketing (Chỉ có ở loại hình doanh nghiệp sản xuất - thương mại): Chịu
57
trách nhiệm về phát triển hình ảnh và thương hiệu, quảng cáo sản phẩm và xúc tiến
bán hàng.
- Kế toán: Phụ trách vấn đề quản lý tài chính trong công ty và tổ chức kế toán.
- Sales: Phòng kinh doanh sẽ thu thập thông tin từ những kênh phân phối, cửa hàng
và đối tác để xác định được nhu cầu kinh doanh ở chu kỳ tới và lên kế hoạch kinh
doanh. Đối với quy trình phát triển sản phẩm mới, bộ phận kinh doanh sẽ chịu trách
nhiệm lên kế hoạch kinh doanh và dự đoán nhu cầu của chu kỳ tiếp theo.
- Marketing: Chỉ có ở Công ty Sản xuất – Thương mại. Chịu trách nhiệm thiết kế
thương hiệu, logo, bài viết, quảng cáo cho sản phẩm và phát triển thương hiệu của
công ty.
- R&D: Chịu trách nhiệm nghiên cứu thị trường, lên kế hoạch phát triển sản phẩm
mới
- Kế hoạch: Lập kế hoạch, cân đối và điều chuyển các nguồn lực của sản xuất nhằm
đảm bảo đáp ứng nhu cầu tối đa của hàng hóa đầu ra và tối ưu hóa về mặt kinh tế
các nguồn lực đầu vào. Lập các kế hoạch sản xuất, đảm bảo các hoạch định, chỉ tiêu
định mức tiêu hao được phổ biến, thực hiện và kiểm soát.
- Mua hàng: Tiếp nhận và xử lý những đề xuất mua nguyên vật liệu, mua dụng cụ bảo
hộ lao động, mua máy móc thiết bị...và đảm bảo cung ứng đúng hạn cho các bộ phận.
- Sản xuất: Chịu trách nhiệm sản xuất theo kế hoạch, nếu cần thêm dụng cụ lao động
thì có thể chủ động đề xuất với bộ phận mua hàng
- Kiểm soát chất lượng: Lập kế hoạch, cân đối và điều chuyển các nguồn lực của sản
xuất nhằm đảm bảo đáp ứng nhu cầu tối đa của hàng hóa đầu ra và tối ưu hóa về mặt
kinh tế các nguồn lực đầu vào.
- Vận chuyển: Vận chuyển theo đơn hàng đến cho khách hàngtheo đúng quy định

* Phân bổ nhân lực trong khu sản xuất:


a. Phân xưởng sản xuất, kĩ thuật

Chức năng Số công nhân Số ca/ ngày Tổng số công nhân/ngày


Tiếp nhận nguyên liệu 4 2 8
Sơ chế nguyên liệu 4 2 8
Sấy tía tô 2 2 4
Nghiền tía tô 6 2 12
Đóng gói 3 2 6

58
Khu bảo quản, lưu trữ 1 2 2
Trạm lạnh 1 2 2
Trạm biến áp 1 2 2
Phòng kĩ thuật 2 2 4
Phòng KCS 3 2 6
Nhân viên QC/QA 3 2 6
Tổng số 60
b. Khu hành chính, nhân sự

Chức vụ Số lượng
Hội đồng quản trị 2
Tổng giám đốc 1
Thư ký Tổng giám đốc 1
PGĐ Kỹ thuật 1
PGĐ Kinh doanh 1
PGĐ Hành chính tổng hợp 1
Trưởng phòng sản xuất 1
Trưởng phòng cung ứng - XNK 1
Trưởng phòng R&D 1
Trưởng phòng kinh doanh 1
Trưởng phòng Marketing 1
Trưởng phòng Quan hệ khách hàng 1
Trưởng phòng hành chính nhân sự 1
Trưởng phòng kế toán 1
Trưởng phòng thiết bị vật tư 1
Nhân viên các bộ phận 10
Quản lý kỹ thuật – bảo trì 1
Quản lý chất lượng 1
Tổng số 28

59
c. Một số các khu vực khác

Chức năng Số công nhân/ca Số ca/ngày Tổng số công nhân/ngày


Khu y tế 1 3 3
Nhà ăn 4 2 8
Khu vệ sinh 1 1 1
Nhà để xe 1 3 3
Bảo vệ 3 3 9
Khu xử lý nước 2 2 4
Tổng số 28
→ Tổng nhân sự trong nhà máy = 60 + 28 + 28 = 116 (người)

10.2. TÍNH KINH TẾ

10.2.1. Dự kiến vốn đầu tư dự án

10.2.1.1. Vốn đầu tư cố định


I= IXD + ITB + IVT

Trong đó:

- I: Tổng số vốn cố định


- IXD: vốn đầu tư vào xây dựng nhà xưởng
- ITB: vốn đầu tư vào mua thiết bị
- IVT: vốn đầu tư vào mua phương tiện vận tải

a. Vốn đầu tư vào mua thiết bị


ITB = ITB1 + ITB2 + ITB3 + ITB4

Trong đó:
- ITB: Tổng chi phí của thiết bị
- ITB1: Chi phí mua thiết bị
- ITB2: Chi phí cho vận chuyển lắp đặt thiết bị, 𝐼𝑇𝐵2 = 7%𝐼𝑇𝐵1
- ITB3: Chi phí đo lường kiểm tra, hiệu chỉnh, 𝐼𝑇𝐵3 = 2%𝐼𝑇𝐵1
- ITB4: Chi phí cho thiết bị phụ trợ sản xuất, 𝐼𝑇𝐵4 = 5%𝐼𝑇𝐵1

60
Bảng 10.1. Chi phí thiết bị chính

STT Thiết bị Đơn giá Số lượng Thành tiền


(triệu VNĐ) (triệu VNĐ)
1 Băng tải sơ chế 8 1 8
2 Thiết bị rửa thổi khí 110 1 110
3 Băng tải chần 170 1 170
4 Thiết bị làm mát 120 1 120
5 Thiết bị cắt 60 1 60
6 Thiết bị sấy lạnh 220 4 880
7 Thiết bị nghiền 50 20 1000
8 Thiết bị đóng gói 96 1 96
9 Bàn đóng thùng 2 1 2
Tổng 2 446
→ Tổng chi phí đầu tư thiết bị vào dây chuyền sản xuất bột tía tô là: 2 446 triệu VNĐ
b. Vốn đầu tư cho phương tiện vận tải
Bảng 10.2. Chi phí cho phương tiện vận tải
Loại xe Số lượng Giá (triệu VNĐ) Thành tiền (triệu VNĐ)
Xe con 2 400 800
Xe tải 1,5 tấn 1 385 385
Xe tải 2,5 tấn 2 530 1 060
thùng kín
Tổng 2 245

c. Vốn đầu tư xây dựng


𝐼𝑋𝐷 = 𝐼𝑋𝐷1 + 𝐼𝑋𝐷2 + 𝐼𝑇Đ
Trong đó:
- 𝐼𝑋𝐷 : tổng chi phí xây dựng
- 𝐼𝑋𝐷1 : chi phí xây dựng công trình chính
- 𝐼𝑋𝐷2 : chi phí xây dựng hạ tầng
- 𝐼𝑇Đ : chi phí thuê đất

61
Bảng 10.3. Chi phí xây dựng các công trình
STT Tên công Đặc điểm Diện tích Đơn giá (triệu Thành tiền
trình (𝒎𝟐 ) VNĐ/𝒎𝟐 ) (triệu VNĐ)
1 PXSX chính BTCT, khung 864 2 1 728
thép tiền chế
2 Các công Mái bằng 1 728 1,5 2 592
trình khác
Tổng 4 320

- Chi phí cho các công trình chính là 𝐼𝑋𝐷1 = 4 320 𝑡𝑟𝑖ệ𝑢 đồ𝑛𝑔
- Chi phí cho đường xá, giao thông, cống rãnh và tường bao là:
𝐼𝑋𝐷2 = 20%𝐼𝑋𝐷1 = 864 (triệu đồng)
- Chi phí thuê đất là: 1.500.000đ/𝑚2 /10 năm
Diện tích nhà máy là 7920m2. Vậy chi phi thuê đất cho 10 năm là:

𝐼𝑇Đ = 11 880 𝑡𝑟𝑖ệ𝑢 đồ𝑛𝑔

- Tổng vốn đầu tư xây dựng là:

IXD = 4320 + 864 + 11880 = 17 064 (triệu đồng)

→ Tổng vốn cố định là:


𝐼 = 𝐼𝑋𝐷 + 𝐼𝑇𝐵 + 𝐼𝑉𝑇 = 17064 + 2446 + 2245 = 21 764 (𝑡𝑟𝑖ệ𝑢 đồ𝑛𝑔)
- Hình thức gọi vốn: Vay vốn ngân hàng tín chấp. Tổng số tiền này bằng 100% vốn vay
ngân hàng, thường sẽ là các nguồn vốn vay trung và dài hạn tài trợ cho dự án. Lấy lãi suất
vốn vay là 8%/năm.
10.2.1.2. Vốn lưu động
a. Chi phí nguyên vật liệu
Bao gồm chi phí nguyên liệu chính, nguyên liệu phụ, bao bì nhãn mác.
𝐶𝑁𝑉𝐿 = 𝐶𝑁𝐿𝐶 + 𝐶𝑁𝐿𝑃 + 𝐶𝐵𝐵
Trong đó:
- CNLC: chi phí mua nguyên liệu chính
- CNLP: chi phí mua nguyên liệu phụ , CNLP = 5% CNLC
- CBB: chi phí bao bì , CBB = 1% CNLC

62
Bảng 10.4. Chi phí nguyên liệu chính

Nguyên liệu Đơn giá (triệu VNĐ/tấn) Số lượng (tấn/năm) Thành tiền (triệu/năm)
Lá tía tô 15 610 9 150
Trong quá trình sản xuất thì không sử dụng nguyên liệu phụ nên bỏ qua chi phí này.
→ Vậy chi phí nguyên vật liệu sẽ là:
𝐶𝑁𝑉𝐿 = 𝐶𝑁𝐿𝐶 + 𝐶𝐵𝐵 = 9150 + 0,1% x 9150 = 9 159,15 (triệu VNĐ)
b. Chi phí nhân công
Bảng 10.5. Chi phí nhân công

STT Bộ phận Số lượng Lương trung bình Thành tiền


công nhân (triệu VNĐ/tháng) (triệu/ VNĐ)
1 Phân xưởng sản xuất 48 6 288
2 Phòng KCS 6 8 48
3 Nhân viên QC/QA 6 7,5 45
4 Hội đồng quản trị 2 30 60
5 Tổng giám đốc 1 40 40
6 Thư kí TGĐ 1 10 10
7 Phó giám đốc 3 20 60
8 Trưởng phòng 9 15 135
9 Nhân viên các bộ 10 7,5 75
phận
10 Quản lí chất lượng, kĩ 2 8 16
thuật
11 Các khu vực khác ( y 28 5 140
tế, nhà ăn,...)
12 Tổng 116 917
→ Vậy tổng chi phí nhân công cho 1 năm là 917 × 12 = 11 004 (triệu VNĐ)
Chi phí các khoản trích theo lương áp dụng theo quy định là 22% tổng lương. Trong
đó bao gồm 16% bảo hiểm xã hội, 3% bảo hiểm y tế, 1% bảo hiểm thất nghiệp, 2% phí
công đoàn.
L1= 22%×11 004= 2 240,88 (triệu VNĐ)
Chi phí khen thưởng và phúc lợi xã hội chiếm 10% tổng lương.
63
L2= 10%×11 004= 1 100,4 (triệu VNĐ)
→ Chi phí nhân công là: 11 004 + 2 240,88 + 1100,4 = 14 345,28 (triệu VNĐ)
c. Chi phí năng lượng
Bảng 10.6. Chi phí năng lượng

STT Tên Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền


(nghìn VNĐ) (triệu VNĐ)
1 Điện KWh 115117,64 3 345
2 Nước 𝑚3 9150 12 110
Tổng 455
→ Vậy tổng vốn lưu động là:
9159,15 + 14 345,28 + 455 = 23 959,43 (triệu VNĐ)
→ Vốn lưu động tối thiểu là:
23 959,43
= 11 979,72 (𝑡𝑟𝑖ệ𝑢 𝑉𝑁Đ) (2 - số vòng quay vốn lưu động/năm)
2

Phần vốn lưu động sẽ huy động từ các cổ đông và xoay vòng lại để tiếp tục sản xuất.
Trích phần còn lại của doanh thu sẽ được dùng để trả lãi và vốn vay ngân hàng ban đầu.
→ Tổng vốn đầu tư ban đầu là:
11 979,72 + 21 764 = 33 743,72 (triệuVNĐ)
10.2.2. Tính giá thành sản phẩm
- Chi phí khấu hao tài sản cố định:
4320 2446
+ = 460,6 (triệu VNĐ)
20 10

- Chi phí bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị, nhà xưởng: 100 triệu VNĐ
- Chi phí giới thiệu sản phẩm: 500 triệu VNĐ
Bảng 10.6. Chi phí cấu thành giá thành sản phẩm

Chi phí Đơn vị ( triệu VNĐ)


Chi phí nguyên vật liệu 9159,15
Chi phí nhân công 14345,28
Chi phí thuê đất 11880

64
Chi phí năng lượng 445
Chi phí khấu hao tài sản cố định 460,6
Chi phí sửa chữa, bảo dưỡng 100
Chi phí giới thiệu sản phẩm 500
Tổng chi phí sản xuất 36 890,03

- Số sản phẩm sản xuất được trong 1 năm là:


210000 ∶ 200 × 305 = 320 250 (gói 200g)
→ Giá thành sản xuất mỗi sản phẩm là:
36 890,03 × 106
= 115 192 (đồ𝑛𝑔)
320 250
- Tính giá bán sản phẩm:
+ Với mức lợi nhuận kì vọng là 30%
+ Thuế VAT là: 10%
→ Giá bán của sản phẩm là:
115 192 × (1 + 0,3 + 0,1) = 160 268 (đồng)
→ Ta chọn giá bán trên thị trường là: 160 000 (đồng/gói 200g)
10.2.3. Đánh giá hiệu quả của dự án
10.2.3.1. Hiệu quả kinh tế xã hội
* Đối với địa phương:
+ Đẩy mạnh hiểu quả sản xuất nông nghiệp của địa phương, đặc biệt là cây tía tô
+ Kinh tế địa phương phát triển với nguồn từ thuế đóng góp của nhà máy
+ Phát triển cơ sở hạ tầng: đường, điện, nước của địa phương
+ An ninh địa phương được nâng cao
* Đối với người dân:
+ Tạo thu nhập cho người lao động hàng tháng với mức lương khoảng 7,5 triệu/tháng,
tạo đầu ra, nguồn thu cho các hộ dân trồng tía tô xung quanh
10.2.3.2. Hiệu quả về tài chính

65
Vốn cố định : bao gồm các khoản chi phí đầu tư vào tài sản cố định, nguồn tài sản có
giá trị lớn, không mất sau dự án nên cần phải có trong hoạt động dự án, nguồn vốn này sẽ
vay 22 tỷ ngân hàng, lãi suất 8%/năm
Vốn lưu động: bao gồm các chi phí chi trả cần thiết như mua nguyên liệu, thuê nhân
công, chi trả tiền năng lượng: 11 979,72 (triệu VNĐ)
Tổng vốn đầu tư ban đầu: 33 979,72 (triệuVNĐ) – 34 tỷ VNĐ
Chi phí vận hành hàng năm:
- Trả ngân hàng: vay ngân hàng 22 tỷ VNĐ, lãi suất 8%/năm
- Phương thức trả: trả gốc 2 tỷ mỗi năm trong vòng 11 năm + trả lãi hàng năm

Năm Dư gốc (tỷ VNĐ) Trả gốc (tỷ VNĐ) Trả lãi (tỷ VNĐ)
1 22 2 1,76
2 20 2 1,60
3 18 2 1,44
4 16 2 1,28
5 14 2 1,12
6 12 2 0,96
7 10 2 0,80
8 8 2 0,64
9 6 2 0,48
10 4 2 0,32
11 2 2 0,16
→ Tổng chi phí vận hành năm 1: 27 754,86 + 2000 + 1760 = 31 514,86 (triệu VNĐ)
* Doanh thu
- Giá bán 1 gói 200g: 160 000 đồng
- Số gói bán được trong một năm: 320 250 gói 200g
→ Doanh thu: 320 250 x 160 000 = 51 240 (triệu VNĐ)
* Lợi nhuận
Lợi nhuận tính cho từng năm một. Lợi nhuận tính cho năm thứ nhất
- Lợi nhuận trước thuế:

66
𝐿𝑁𝑡𝑟ướ𝑐 𝑡ℎ𝑢ế = 𝐷𝑇 − 𝐶𝐻𝑁 = 51 240 − 31 514,86 = 19 725,14 (triệu VNĐ)

- Thuế thu nhập doanh nghiệp: 22% 𝑥 𝐿𝑁𝑡𝑟ướ𝑐 𝑡ℎ𝑢ế


𝑇𝑡ℎ𝑢ế 𝑡ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 = 22% × 19 725,14 = 4 339,53 (𝑡𝑟𝑖ệ𝑢 𝑉𝑁Đ)

- Lợi nhuận sau thuế:


𝐿𝑁𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế = 𝐿𝑁𝑡𝑟ướ𝑐 𝑡ℎ𝑢ế − 𝑇𝑡ℎ𝑢ế 𝑡ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝

= 19 725,14 – 4 339,53 = 15 385,61 (triệu VNĐ)


- Dòng tiền sau thuế = lợi nhuận sau thuế + chi phí khấu hao
= 15 385,61 + 460,6 = 15 846,21 (triệu VNĐ)
* Thời gian thu hồi vốn:
Dòng tiền sau thuế là: 15 846,21 triệu VNĐ, r = 20%

Năm 1 2 3 4
Dòng tiền 15 846,21 15 846,21 15 846,21 15 846,21
Quy về 13 205,18 11 004,31 9 710,26 7 641,88
Ta thấy vốn đầu tư ban đầu là 34 (tỷ VNĐ), với nguồn trả lại trong 4 năm là 44 561,63
VNĐ
Vậy sau 4 năm đã hoàn thành thu hồi vốn đầu tư ban đầu.

67
KẾT LUẬN
Thông qua bài tập lớn môn Cơ sở dự án và Thiết kế nhà máy với dự án “Thiết kế nhà
máy sản xuất sản xuất bột tía tô năng suất 2000 kg nguyên liệu/ngày”, chúng em đã học
được nhiều kiến thức mới về việc lập dự án cũng như thiết kế nhà máy; đồng thời ôn tâp,
trau dồi cho mình những kiến thức mới về công nghệ chế biến rau quả nói riêng và chuyên
ngành công nghệ thực phẩm nói chung.
Chúng em nhận thấy đây là dự án mang tính kinh tế và cộng đồng. Xét về kinh tế, dự
án có thể đem lại nguồn lợi nhuận mỗi năm cao do nguồn nguyên liệu rẻ, thiết bị khá đơn
giản, chi phí nhiên liệu không cao. Xét về tính công đồng, dự án tạo việc làm cho người
dân, những đối tượng nông nhàn tận dụng thời gian nhàn rỗi tăng gia sản xuất, trồng tía tô
đem lại nguồi thu nhập lớn. Mặt khác, đây là sản phẩm sạch, an toàn và tốt cho sức khỏe,
từ khâu nguyên liệu đến tay người tiêu dùng hoàn toàn không dùng các chất hóa học, thuốc
bảo vệ thực vật, thân thiện với con người và môi trường. Dự án giúp nâng cao giá trị nông
sản Việt, góp phần quảng bá hình ảnh cây nông sản Việt Nam đến với bạn bè quốc tế.
Từ những đánh giá, phân tích trên, có thể kết luận rằng đây là dự án hoàn toàn hiệu
quả, khả thi và có tiềm năng lớn trong tương lai. Về lâu dài, nhà máy có thể mở rộng sản
xuất thêm các loại sản phẩm bột rau khác như: bột rau má, bột cần tây, bột diếp cá… để
khách hàng có thêm nhiều lựa chọn.

68
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. GS. Hoàng Đình Hòa, TS. Tuấn Anh, Lập dự án và thiết kế nhà máy trong nông
nghiệp thực phẩm và công nghiệp sinh học, NXB Bách Khoa Hà Nội.
2. Lê Văn Việt Mẫn và các tác giả, Công nghệ chế biến thực phẩm, NXB Đại Học
Quốc Gia TP Hồ Chí Minh.
3. Viện Dinh Dưỡng, Bảng thành phần thực phẩm Việt Nam, NXB Y học.
4. Thông tư 04/2010/TT-BXD.
5. Nghị định 18/2015/NĐ-CP và thông tư 27/2015/TT-BTNMT.
6. Luật xây dựng 2014 – chương III.
7. Nghị định 59/2015.
8. https://hungyen.gov.vn/portal/Pages/2018-1-18/Khu-cong-nghiep-Pho-Noi-
Ary64f6.aspx

69

You might also like