You are on page 1of 103

Đồ án CTR

MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................iv
DANH MỤC HÌNH ẢNH .......................................................................................... v
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Mục tiêu và nội dung ..................................................................................... 1
3. Nội dung của đề tài ........................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU ....................................... 2
1.1. Khái quát khu vực nghiên cứu ....................................................................... 2
1.1.1. Vị trí địa lý ........................................................................................... 2

1.1.2. Quy mô dân số ...................................................................................... 4

1.1.3. Điều kiện đại hình địa chất ................................................................... 4

1.1.4. Điều kiện khí hậu ................................................................................. 5

1.1.5. Hệ thống thủy văn ................................................................................ 8

1.1.6. Tình hình kinh tế - y tế - giáo dục ........................................................ 9

1.2. Hiện trạng môi trường khu vực nghiên cứu ................................................ 12
CHƯƠNG 2: ƯỚC TÍNH LƯỢNG CHẤT THẢI RẮN ....................................... 14
2.1. Tính toán vàn phân loại rác thải sinh hoạt .................................................. 14
2.1.1. Tính toán lượng rác thải sinh hoạt ...................................................... 14

2.1.2. Phân loại thành phần rác thải sinh hoạt .............................................. 16

2.2. Tính toán và phân loại rác thải công nghiệp................................................ 16


2.2.1. Tính toán rác thải công nghiệp ........................................................... 16

2.2.2. Phân loại rác thải công nghiệp ........................................................... 18

2.3. Tính toán và phân loại rác thải Thương mại – Dịch vụ ............................... 18
2.3.1. Tính toán rác thải Thương mại – Dịch vụ .......................................... 18

SVTH: Vũ Thị Phương Lâm i


Đồ án CTR

2.3.2. Phân loại rác thải Thương mại – Dịch vụ.......................................... 20

2.4. Tính toán và phân loại rác thải y tế ............................................................. 20


2.4.1. Tính toán chất thải y tế phát sinh ....................................................... 20

2.4.2. Phân loại rác thải y tế ......................................................................... 22

2.5. Thống kê khối lượng CTR phát sinh đến năm 2035 và phương pháp xử lý23
2.6. Lựa chọn vị trí xây dựng khu phức hợp xử lý CTR .................................... 24
2.6.1. Phân tích lựa chọn vị trí xây dựng khu liên hợp xử lý CTR .............. 24

CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ................ 25


3.1. Thiết kế ô chôn lấp CTR.............................................................................. 25
3.1.1. Nguyên tắc chung khi thiết kế BCL CTR .......................................... 25

3.1.2. Các hợp phần trong bãi chôn lấp ........................................................ 26

3.1.3. Lựa chọn BCL .................................................................................... 28

3.1.4. Lựa chọn loại hình bãi chôn lấp ......................................................... 29

3.2. Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn.............................................................. 29


3.2.1. Tính toán diện tích các ô chôn lấp ...................................................... 29

3.3. Thiết kế hệ thống thu khí bãi chôn lấp ........................................................ 33


3.3.1. Cơ sở lý thuyết về hình thành khí trong bãi chôn lấp ........................ 33

3.3.2. Xác định lượng khí hình thành trong bãi chôn lấp ............................. 34

3.4. Tính toán thu gom nước rỉ rác ..................................................................... 41


3.4.1. Cơ sở hình thành nước rỉ rác .............................................................. 41

3.4.2. Tính toán lượng nước rỉ rác sinh ra .................................................... 43

3.4.3. Thiết kế hệ thống thu gom nước rỉ rác ............................................... 44

3.4.4. Tính toán thủy lực .............................................................................. 46

3.4.5. Tính toán trạm bơm nước thải ............................................................ 48

3.5. Tính toán thu gom nước mưa ...................................................................... 59

SVTH: Vũ Thị Phương Lâm ii


Đồ án CTR

3.6. Tính toán nhà ủ phân ................................................................................... 59


3.6.1. Công nghệ ủ phân Steinmueller của Đức ........................................... 59

3.6.2. Công nghệ ủ phân tại nhà máy ủ phân hữu cơ Cầu Diễn ................... 62

3.6.3. Thiết kế nhà máy ủ phân compost ..................................................... 64

Tính toán độ ẩm trung bình trong nguyên liệu đầu vào ....................................... 64
3.6.4. Khái toán kinh tế ................................................................................ 68

3.7. Tính toán lò đốt chất thải công nghiệp và y tế ............................................ 70


3.7.1. Tính toán sự cháy dầu DO .................................................................. 71

3.7.2. Tính toán sự cháy của rác ................................................................... 75

3.7.3. Tính cân bằng nhiệt và nhiệt lượng tiêu hao ...................................... 79

3.7.4. Xác định kích thước lò đốt ................................................................. 81

3.7.5. Xác định thành phần và lưu lượng khí thải ........................................ 94

3.7.6. Tính toán chi phí xây dựng lò đốt ...................................................... 96

SVTH: Vũ Thị Phương Lâm iii


Đồ án CTR

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2-1: Thống kê lượng chất thải sinh hoạt phát sinh và thu gom ....................... 15

Bảng 2-2: Phân loại thành phần rác thải sinh hoạt .................................................... 16

Bảng 2-3: Tỷ lệ thu gom và lượng chất thải công nghiệp phát sinh ......................... 17

Bảng 2-4: Phân loại rác thải công ngiệp ................................................................... 18

Bảng 2-5: Tỷ lệ thu gom và lượng chất thải TM-DV phát sinh ................................ 19

Bảng 2-6: Phân loại rác thải TM-DV ........................................................................ 20

Bảng 2-7: Tỷ lệ thu gom và lượng chất thải y tế phát sinh ....................................... 21

Bảng 2-8: Pân loại rác thải y tế ................................................................................. 22

Bảng 2-9: Thống kê lượng rác phát sinh và biện pháp xử lý .................................... 23

Bảng 3-1: Tiêu chuẩn xây dựng bãi chôn lấp ........................................................... 28

Bảng 3-2: Phân chia ô chôn lấp theo năm ................................................................. 29

Bảng 3-3: Khối lượng chất thải PHN-PHC............................................................... 35

Bảng 3-4: Thành phần hóa học của các hợp phần cháy được của chất thải rắn ....... 35

Bảng 3-5: Khối lượng các thành phần cháy được ..................................................... 35

Bảng 3-6: Thành phần số mol các nguyên tố ............................................................ 36

Bảng 3-7: Công thức hóa học PHN, PHC ................................................................. 36

Bảng 3-8: Thành phần và phần trăm khối lượng chất thải rắn cần đốt ..................... 70

Bảng 3-9: Thành phần nhiên liệu dầu DO theo lượng mol ....................................... 71

Bảng 3-10: Thành phần và lượng sản phẩm cháy khi đốt 100kg dầu DO ................ 74

Bảng 3-11: Thành phần chất thải rắn chuyển thành lượng mol ................................ 75

Bảng 3-12: Thành phần và lượng sản phẩm cháy khi đốt 100kg rác ở điều kiện
chuẩn .............................................................................................................................. 78

Bảng 3-13: Các thông số thiết kế buồng sơ cấp ........................................................ 83

SVTH: Vũ Thị Phương Lâm iv


Đồ án CTR

Bảng 3-14: Các thông số thiết kế ở buồng đốt thứ cấp ............................................. 90

Bảng 3-15: Thành phần và lưu lượng khí khi đốt dầu ở buồng đốt thứ cấp ............. 94

Bảng 3-16: Thành phần và lưu lượng dòng vào buồng đốt thứ cấp.......................... 95

Bảng 3-17: Thành phần và lưu lượng khí ra khỏi lò đốt ........................................... 95

Bảng 3-18: Bảng so sánh khí thải lò đốt với QCVN 61-MT:2016/BTNMT ............ 95

Bảng 3-19: Ước tính vật liệu xây lò đốt CTR nguy hại ............................................ 96

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1-1: Tổng quan vị trí nghiên cứu........................................................................ 2

Hình 1-2: Tỉnh Lâm Đồng........................................................................................... 3

SVTH: Vũ Thị Phương Lâm v


Đồ án CTR

Hình 1-3: Thành phố Đà Lạt ....................................................................................... 3

Hình 2-1: Xã Xuân Trường ....................................................................................... 24

SVTH: Vũ Thị Phương Lâm vi


Đồ án CTR

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Hiện nay ô nhiễm do chất thải rắn là vấn đề đáng quan tâm của Việt Nam nói chung
và Đà Lạt nói riêng. Với mục tiêu phấn đấu trở thành đô thị xanh, thành phố Đà Lạt
đẩy mạnh công tác quản lý cũng như xử lý CTR trong những năm tới. Để đáp ứng
được tiêu chí đó, Đà Lạt tiến hành quy hoạch xây dựng khu xử lý CTR đáp ứng nhu
cầu xử lý CTR của toàn thành phố. Với mục tiêu đã đặt ra như trên, nhóm quyết định
tiến hành xây dựng khu liên hợp xử lý CTR cho thành phố Đà Lạt đáp ứng nhu cầu
cho thành phố từ năm 2018-2035.

2. Mục tiêu và nội dung

Tính toán thiết kế xây dựng khu liên hợp xử lý chất thải rắn tại xã Xuân Trường,
thành phố Đà Lạt đáp ứng nhu cầu xử lý trong giai đoạn từ 2018 - 2035

3. Nội dung của đề tài

Thiết kế các công trình trong khu liên hợp xử lý CTR bao gồm các ô chôn lấp, nhà ủ
phân, lò đốt rác. Ngoài việc xử lý rác thải thì ô nhiễm thứ cấp cũng là vấn đề cần quan
tâm như nước rỉ rác từ bãi chôn lấp, nhà ủ phân, khí từ ô chôn lấp và từ quá trình đốt
rác cần phải xử lý. Như vậy ngoài việc xây dựng các công trình xử lý rác thì cần quan
tâm đến xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước rác và khí thải.

SVTH: Vũ Thị Phương Lâm 1


Đồ án CTR

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU

1.1. Khái quát khu vực nghiên cứu

1.1.1. Vị trí địa lý

Hình 1-1: Tổng quan vị trí nghiên cứu


Lâm Đồng là một trong năm tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên, đồng thời là tỉnh có diện
tích lớn thứ 7 cả nước tiếp giáp với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Nằm trên cao
nguyên cao nhất của Tây Nguyên là Lâm Viên - Di Linh với độ cao 1500 mét so với
mực nước biển và là tỉnh duy nhất ở Tây Nguyên không có đường biên giới quốc tế.
Tỉnh lỵ là thành phố Đà Lạt nằm cách Thành phố Hồ Chí Minh 300 km về hướng Bắc,
đồng thời cách cảng biển Nha Trang 210 km về hướng Tây. Năm 2010, Lâm Đồng là
tỉnh đầu tiên của Tây Nguyên có 2 thành phố trực thuộc tỉnh (Đà Lạt, Bảo Lộc).

SVTH: Vũ Thị Phương Lâm 2


Đồ án CTR

Hình 1-2: Tỉnh Lâm Đồng

Hình 1-3: Thành phố Đà Lạt


Thành phố Đà Lạt nằm trong cao nguyên Lang Biang, phía Bắc tỉnh Lâm Đồng, Về
phía Bắc, Đà Lạt giáp với huyện Lạc Dương, về phía Đông và Đông Nam giáp với
huyện Đơn Dương, về phía Tây và Tây Nam giáp với hai huyện Lâm Hà và Đức

SVTH: Vũ Thị Phương Lâm 3


Đồ án CTR

Trọng. Đà Lạt cách thủ đô Hà Nội 1500 km, thành phố Hồ Chí Minh 320 km, thành
phố Nha Trang 135 km.

Hàng trăm năm trước đây, Đà Lạt là địa bàn cư trú của người Lạch, vốn là cư dân
của toàn bộ cao nguyên Lang Biang. Đà Lạt có diện tích hơn 400 km², bao bọc bởi các
đỉnh núi cao và dãy núi liên tiếp:

- Phía Bắc và Tây Bắc giới hạn bởi dãy Chorơmui, Yộ Đa Myut (1.816 m), Tây
Bắc dựa vào chân dãy núi Chư Yang Kae (1.921 m), thuộc quần sơn Lang Biang mà
đỉnh cao nhất là Chư Yang Sinh (1.408 m).

- Phía Đông là chân dãy núi Bi Doup (2.278 m) dốc xuống cao nguyên Dran.

- Phía Đông Nam chắn bởi dãy Cho Proline (1.629 m).

- Phía Nam và Tây Nam có dãy núi Voi (1.754 m) và Yàng Sơreng bao bọc.

1.1.2. Quy mô dân số

Ngày nay, phần lớn cư dân của thành phố là người Kinh, phần nhỏ còn lại gồm
những người Hoa, người Cơ Ho và các dân tộc thiểu số khác như . Theo số liệu năm
2011, Đà Lạt có 191.803 cư dân thành thị, tương đương 90%. Cấu trúc theo giới tính,
thành phố có 100.520 cư dân nam và 111.176 cư dân nữ. Cũng như các đô thị khác,
của Đà Lạt không đồng đều, dân cư tập trung nhiều nhất ở các phường trung tâm
như phường 1, phường 2, phường 6. Ở ngoại thành, cư dân sống chủ yếu bằng nông
nghiệp, lâm nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, trong đó nông nghiệp chiếm một phần
quan trọng. Khu vực ngoại thành của Đà Lạt rõ nét nhất là các xã Xuân Trường, Xuân
Thọ và Tà Nung.

Hiện nay, trên địa bàn thành phố Đà Lạt đã và đang hình thành một số khu đô thị
mới như khu đô thị Golf Valley Đà Lạt, khu đô thị Đà Lạt Green...

Thành phố Đà Lạt có tổng diện tích tự nhiên: 393,29 km² (39.329 ha) với dân số
tính đến cuối năm 2017 là 226.978 người với tỷ lệ gia tăng dân số là 1%

1.1.3. Điều kiện đại hình địa chất

a. Địa hình

SVTH: Vũ Thị Phương Lâm 4


Đồ án CTR

Nằm trên cao nguyên Lâm Viên, thành phố Đà Lạt có độ cao trung bình 1.500 m so
với mục nước biển.

Bên trong cao nguyên, địa hình Đà Lạt phân thành hai bậc rõ rệt:

 Bậc địa hình thấp là vùng trung tâm có dạng như một lòng chảo bao gồm các
dãy đồi đỉnh tròn, dốc thoải có độ cao tương đối 25-100 m, lượn sóng nhấp nhô,
độ phân cắt yếu, độ cao trung bình khoảng 1.500 m.
 Bao quanh khu vực lòng chảo này là các đỉnh núi với độ cao khoảng 1.700 m tạo
thành vành đai che chắn gió cho vùng trung tâm. Phía Đông Bắc có hai núi thấp:
hòn Ông (Láp Bê Bắc 1.738 m) và hòn Bộ (Láp Bê Nam 1.709 m). Ở phía Bắc,
ngự trị cao nguyên Lang Biang là dãy núi Bà (Lang Biang) hùng vĩ, cao 2.169
m, kéo dài theo trục Đông Bắc - Tây Nam từ suối Đa Sar (đổ vào Đa Nhim) đến
Đa Me (đổ vào Đạ Đờng). Phía Đông án ngữ bởi dãy núi đỉnh Gió Hú (1.644
m). Về phía Tây Nam, các dãy núi hướng vào Tà Nung giữa dãy Yàng Sơreng
mà các đỉnh cao tiêu biểu là Pin Hatt (1.691 m) và You Lou Rouet (1.632 m).
b. Địa chất
Về địa chất Đà Lạt, các nhà khoa học nhận định: Bề mặt địa hình và địa khối Đà Lạt
đã có từ lâu đời, cách đây cả triệu năm, nhưng so với niên đại địa chất thì nó còn tương
đối trẻ.

Tuy nhiên, trong suốt quá trình vận động để tự tạo cho mình trở nên vững chắc như
ngày nay, Đà Lạt còn bị các chấn động địa cầu khu vực, lực co rút của các khối macma
nên đã xuất hiện các vết đứt gãy phát triển chủ yếu theo hướng Đông Bắc, Tây Nam.
Đi kèm với các vết đứt gãy này là một hệ thống khe nứt dạng lông chim hoặc các đứt
gãy đi kèm mà sau này các con suối nhỏ thường đặt lòng lên chúng. Ngay ở trung tâm
Đà Lạt, suối Cam Ly cũng là một vết đứt gãy mà các thung lũng hẹp dọc đồi Cù, chợ
Đà Lạt, suối giữa đường Phan Đình Phùng và Hai Bà Trưng… thuộc hệ thống khe nứt
chân chim của vết đứt gãy ấy.

1.1.4. Điều kiện khí hậu

Do nằm ở độ cao 1.500 mét và được các dãy núi cùng quần hệ thực vật rừng, đặc
biệt là rừng thông bao quanh, nên đối lập với khí hậu nhiệt đới gió mùa của miền trung

SVTH: Vũ Thị Phương Lâm 5


Đồ án CTR

và khí hậu nhiệt đới xavan ở miền nam, thành phố Đà Lạt có một khí hậu miền núi ôn
hòa dịu mát quanh năm.

 Lượng mưa

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới xavan, Đà Lạt có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và
mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 10. Còn mùa khô kéo dài
từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau. Vào mùa khô, Đà Lạt chịu ảnh hưởng của
khối không khí biển Đông, mang lại thời tiết nắng ấm, ít mây, không mưa, nhiệt độ hạ
thấp về ban đêm và biên độ nhiệt lớn. Trong những tháng mùa mưa, gió mùa đông bắc
hầu như không còn ảnh hưởng đến Đà Lạt, thay thế bởi khối không khí xích đạo từ
phía nam tràn lên phía bắc. Gió mùa tây nam mang lại nguồn ẩm chủ yếu cho những
trận mưa lớn và những đợt mưa kéo dài nhiều ngày. Mặc dù vậy, do ảnh hưởng của
khối không khí nhiệt đới Thái Bình Dương, trong mùa mưa vẫn có những thời kỳ thời
tiết tạnh ráo.

Trung bình, một năm Đà Lạt có 161 ngày mưa với lượng mưa 1.739 mm, tập trung
nhiều nhất vào ba tháng 7, 9 và 10, ba tháng có sự hoạt động mạnh của trường gió mùa
tây nam. Nếu lấy trung bình từ tháng 5 tới tháng 10, tổng lượng mưa trong mùa mưa ở
Đà Lạt chiếm đến gần 80% lượng mưa của cả năm. So với vùng đồng bằng, Đà Lạt có
số ngày mưa trong năm nhiều hơn, nhưng lượng mưa lại thấp hơn. Ở Đà Lạt còn có
một hiện tượng thời tiết đáng chú ý khác là sương mù, trung hình 80 đến 85 ngày trong
một năm, nhưng xuất hiện nhiều nhất vào khoảng thời gian từ tháng 2 tới tháng 5 và từ
tháng 9 đến tháng 10.

 Nhiệt độ

Nhiệt độ trung bình năm của thành phố Đà Lạt là 18o. Nhiệt độ trung bình tháng ở
Đà Lạt không bao giờ vượt quá 20°C, ngay cả trong những tháng nóng nhất. Trong
những tháng mùa đông, nhiệt độ trung bình tháng vẫn trên 14°C. Biên độ nhiệt độ
ngày đêm ở Đà Lạt rất lớn, trung bình năm đạt 11°C, cao nhất trong những tháng mùa
khô, lên tới 13 – 14°C, và thấp nhất trong những tháng mùa mưa, chỉ khoảng 6 – 7°C..
Độ dài ngày trong các mùa ở Đà Lạt không có sự chênh lệch lớn, trung bình khoảng từ

SVTH: Vũ Thị Phương Lâm 6


Đồ án CTR

11 đến ít hơn 12 giờ vào mùa đông và trên 12 giờ vào mùa hè. Tổng số giờ nắng trong
năm ở đây tương đối cao, khoảng 2.258 giờ một năm, tập trung chủ yếu vào các tháng
12, 1, 2 và 3 của mùa khô. Tổng lượng bức xạ thu nhập ở Đà Lạt khoảng 140
kCalo/cm²/năm, nhiều nhất vào tháng 4 và ít nhất vào tháng 8. Nếu so với các vùng lân
cận, lượng bức xạ Mặt Trời của Đà Lạt không cao, nhưng đây là nguồn năng lượng
chủ yếu cho các quá trình trao đổi nhiệt, mang lại nền nhiệt độ thấp và tương đối ôn
hòa.

 Chế độ gió

Mặc dù điều kiện địa hình tác động không ít đến hướng gió, song gió ở Đà Lạt vẫn
giữ được hai hướng chính và tiêu biểu: Mùa khô (từ đầu tháng 11 đến hết tháng 4 năm
sau) hướng gió thịnh hành là hướng đông bắc; Mùa mưa (từ đầu tháng 5 đến hết tháng
10) hướng gió thịnh hành chủ yếu là hướng tây.

- Từ tháng 10 gió đông bắc đã ảnh hưởng đến thời tiết Đà Lạt. Trường gió này
hoạt động mạnh vào các tháng 11, 12 và tháng 1 năm sau với tần suất 45 - 65%.
Sang tháng 2 tần suất gió đông bắc giảm chỉ còn đạt khoảng 26% và tháng 3,
tháng 4 gió đông lại chiếm ưu thế hơn so với gió đông bắc song tần suất cũng ít
khi vượt quá 20%.

- Từ tháng 5 đến tháng 9 là thời kỳ hoạt động của trường gió tây, xen kẽ với gió
tây nam và tây bắc với tần suất khoảng 10 - 15%. Gió tây hoạt động mạnh nhất
vào tháng 8 với tần suất khoảng trên 60%.

Do ảnh hưởng của độ cao địa hình nên tốc độ gió ở Đà Lạt tương đối lớn, tốc độ gió
trung bình năm đạt khoảng 2,2m/s. Căn cứ vào tốc độ gió trung bình và tần suất lặng
gió, có thể chia gió ở Đà Lạt ra làm ba thời kỳ:

- Thời kỳ lặng gió là thời kỳ có tốc độ gió trung bình tháng 1,2 - 1,3m/s, tần suất
lặng gió trên 50%, thường xảy ra vào các tháng 2,3,4.

- Thời kỳ gió nhẹ là thời kỳ có tốc độ gió trung bình tháng 1,5 - 2,1m/s, tần suất
lặng gió khoảng 30 - 45%, thường xảy ra vào các tháng 1,5,9 và 10.

SVTH: Vũ Thị Phương Lâm 7


Đồ án CTR

- Thời kỳ gió mạnh là thời kỳ có tốc độ gió trung bình tháng trên 2,5m/s, tần suất
lặng gió khoảng 15 - 30%, thường xảy ra vào các tháng 6,7,8,11 và 12.

Thời kỳ gió mạnh ở Đà Lạt được chia làm hai giai đoạn:

Giai đoạn thứ nhất do trường gió tây nam hoạt động mạnh kết hợp với các nhiễu
động như bão, áp thấp nhiệt đới thường xảy ra vào các tháng 6, 7, 8. Tốc độ gió mạnh
nhất của giai đoạn này đã quan sát được trên 20m/s.

Bước sang tháng 11, 12 và tháng 1 năm sau, khi gió mùa đông bắc tràn về mạnh ở
phía Bắc nước ta thì ở Đà Lạt lại xuất hiện giai đoạn gió mạnh thứ hai trong năm. Gió
mùa đông bắc thường ít ảnh hưởng đến các vùng phía Nam, nhưng do Đà Lạt ở độ cao
trên 1.500m so với mặt biển nên ảnh hưởng của trường gió này thể hiện khá rõ nét và
mạnh. Vào các tháng trên tốc độ gió trung bình ở đây lên đến 3 - 3,5m/s. Tốc độ gió
mạnh nhất có thể lên tới trên 20m/s. Gió mạnh xảy ra từng đợt liên tục, mỗi đợt kéo
dài vài ngày, có khi đến 5 - 6 ngày.

Do ảnh hưởng của các nhiễu động nhiệt đới đổ bộ vào một số tỉnh lân cận, trong các
tháng 9, 10 và thậm chí tháng 11 những đợt gió mạnh tuy xảy ra không thường xuyên
hằng năm, song với gió mạnh cấp 6 - 7, gió giật cấp 8 - 9 thổi liên tục trong nhiều giờ,
kết hợp với mưa to, mang lại những thiệt hại lớn cho đời sống và sản xuất của nhân
dân.

Dựa vào các yếu tố trên có thể đưa ra kết luận: hướng gió chủ yếu của Đà Lạt là
Đông-Bắc, Tây hoặc Tây-Bắc

1.1.5. Hệ thống thủy văn

 Hệ thống sông suối

Trên địa phận thành phố Đà Lạt, xen giữa vùng đồi thấp trung tâm thành phố và các
dãy núi bao quanh, có thể thấy hơn 20 dòng suối có chiều dài trên 4 km, thuộc các hệ
thống suối Cam Ly, Đa Tam và hệ thống sông Đa Nhim. Đây đều là những con suối
đầu nguồn thuộc lưu vực sông Đồng Nai, trong đó hơn một nửa là các con suối cạn,
chỉ chảy vào mùa mưa và cạn kiệt vào mùa khô. Suối Cam Ly dài 64,1 km, bắt nguồn
từ huyện Lạc Dương, chảy theo hướng bắc – nam và đổ vào hồ Xuân Hương. Đây
SVTH: Vũ Thị Phương Lâm 8
Đồ án CTR

chính là hệ thống suối lớn nhất Đà Lạt, có vai trò quan trọng trong việc tạo cảnh quan
cho khu vực đô thị trung tâm. Đà Lạt còn nổi tiếng là thành phố của hồ và thác với
khoảng 16 hồ lớn nhỏ phân bố rải rác, phần nhiều là các hồ nhân tạo. Hồ Xuân Hương
nằm ở trung tâm thành phố, rộng khoảng 38 ha, được tạo lập năm 1919 trong quá trình
xây dựng Đà Lạt. Trước năm 1986, hồ Xuân Hương cùng hồ Chiến Thắng và hồ Than
Thở là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho thành phố. Ngày nay, nguồn nước sinh hoạt
được dẫn về từ hồ Dankia thuộc huyện Lạc Dương, cách Đà Lạt khoảng 17 km.

 Nước ngầm

Do Đà Lạt có địa hình lòng chảo nên mực nước ngầm phân bố không đều, theo điều
tra cơ bản về mực nước ngầm tại Lâm Đồng (1999-2009), mực nước ngầm tại thành
phố Đà Lạt là 12m.

1.1.6. Tình hình kinh tế - y tế - giáo dục

a. Kinh tế và xã hội
Những năm gần đây cơ sở hạ tầng của thành phố Đà Lạt đã được quan tâm đầu tư,
nhất là hệ thống giao thông nội thị, hệ thống giao thông tại các khu dân cư nông thôn,
khu sản xuất nông nghiệp, các khu vực tham quan du lịch và các khu vực dự kiến phát
triển đô thị. Chính quyền địa phương đang tiến hành quy hoạch các khu vực phát triển
kinh tế tại các địa phương vùng ven đô thị và vùng nông thôn nhằm khuyến khích phát
triển kinh tế theo định hướng Du lịch, dịch vụ – Công nghiệp, xây dựng – Nông, lâm
nghiệp .

Các chương trình phát triển nông nghiệp nông thôn theo mục tiêu công nghiệp
hoá, hiện đại hoá từng bước đã được triển khai. Cơ sở hạ tầng nông thôn được quan
tâm đầu tư về giao thông, thủy lợi, điện, trường học, y tế…. Kinh tế xã hội tại một số
khu vực nông nghiệp trọng điểm của thành phố được nâng lên đáng kể, công tác ứng
dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất được triển khai nhanh chóng và
mang lại hiệu quả kinh tế thích đáng trên từng đơn vị diện tích. Đời sống đại bộ phận
dân cư được nâng lên, phúc lợi xã hội được quan tâm chăm sóc, đời sống văn hoá phát
triển.

SVTH: Vũ Thị Phương Lâm 9


Đồ án CTR

Về phát triển kinh tế, ngành Du lịch, dịch vụ được xác định là ngành kinh tế động
lực của thành phố trong những năm qua và trong những năm tiếp theo. Tốc độ tăng
trưởng của ngành được duy trì và phát triển hàng năm, hiện nay đạt 65% trong cơ cấu
kinh tế toàn xã hội củ địa phương. Các hoạt động dịch vụ ngày càng phát triển nhưng
còn mang tính dàn trãi, hoạt động xuất khẩu chậm phát triển.

Ngành Công nghiệp, xây dựng đang trên lộ trình phát triển với định hướng hình
thành những khu công nghiệp vừa và nhỏ tại các địa phương nông nghiệp nông thôn
nhằm thu hút đầu tư vào lĩnh vực chế biến nông sản phẩm để tham gia thị trường tiêu
dùng trong nước và từng bước tiến đến xuất khẩu. Thành phố đang chú trọng đầu tư
phát triển các ngành nghề thủ công mỹ nghệ, các ngành chế biến nông sản.

Ngành Nông, lâm nghiệp trong những năm trước đây là ngành kinh tế quan trọng
của địa phương. Tuy nhiên, với định hướng phát triển kinh tế Du lịch, dịch vụ – Công
nghiệp, xây dựng – Nông, lâm nghiệp; ngành nông nghiệp đã và đang từng bước thực
hiện mục tiêu giảm dần tỷ trọng một cách hợp lý trong cơ cấu kinh tế của thành phố.
Hiện nay ngành nông nghiệp Đà Lạt vẫn còn thu hút 38,5% lao động xã hội. Sản xuất
nông nghiệp trên lĩnh vực trồng trọt đang phát triển về diện tích, tăng vụ, tăng năng
suất và chất lượng nông sản. Hàng năm, ngành nông nghiệp Đà Lạt cung ứng cho thị
trường tiêu dùng khoảng 200.000 tấn rau các loại, trên 250 triệu cành hoa. Lĩnh vực
chăn nuôi phát triển chậm. Thành phố đang thực hiện các chương trình chuyển đổi cơ
cấu cây trồng, vật nuôi nhằm tăng cường tính đa dạng của sản phẩm nông nghiệp, đáp
ứng cho nhu cầu của thị trừơng tiêu dùng trong nước theo hứơng chất lượng cao và
từng bước tạo lập thị trường xuất khẩu nông sản.

Thành phố Đà Lạt có chức năng hàng đầu về du lịch nên trong thời gian qua đã duy
trì mức tăng trưởng cao hơn so với trung bình cả nước. Cơ sở hạ tầng được đầu tư xây
dựng và đang từng bước phát huy tác dụng. Hàng năm Đà Lạt đóng góp trên 40% vào
ngân sách của tỉnh. Thu nhập của người dân không ngừng được tăng lên, các lĩnh vực
văn hóa xã hội phát triển tốt, nhất là giào dục và thực hiện chính sách đối với người
đồng bào dân tộc

SVTH: Vũ Thị Phương Lâm 10


Đồ án CTR

Tăng trưởng kinh tế đạt 10,6%/năm. Tổng vốn đầu tư xã hội đạt 7.985 tỷ đồng, tăng
17,8% so với cùng kỳ. Tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt trên 1.175 tỷ đồng, đạt tỷ
lệ 127% và bằng 116% so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch xuất khẩu đạt 73,6 triệu
USD. Tổng lượng khách du lịch đến Đà Lạt là 5,1 triệu lượt khách, tăng 17% so cùng
kỳ năm trước. Nhìn chung, năm 2017, kinh tế xã hội của thành phố tiếp tục phát triển,
21/21 chỉ tiêu kinh tế xã hội đều đạt và vượt kế hoạch. Sản xuất nông nghiệp công
nghệ cao được đẩy mạnh áp dụng đồng bộ, góp phần nâng cao chất lượng, giá trị sản
phẩm nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Mục tiêu tổng quát năm cho các năm tới của Đà Lạt là đẩy mạnh phát triển kinh tế -
xã hội bền vững và tăng trưởng cao hơn mức tăng trưởng bình quân chung của cả
nước. Tiếp tục thực hiện tái cơ cấu kinh tế, trọng tâm là tái cơ cấu nông nghiệp; phát
triển mạnh dịch vụ du lịch; phát triển có chọn lọc ngành công nghiệp; tập trung thực
hiện các chương trình trọng tâm, các công trình trọng điểm; tiếp tục cải thiện và đảm
bảo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, bình đẳng; thực hiện tốt các mục tiêu về
phát triển văn hóa, giáo dục và đảm bảo an sinh xã hội, phúc lợi xã hội; chủ động ứng
phó biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai; tăng cường công tác phòng chống tham
nhũng lãng phí; giữ vững ổn định chính trị, tăng cường củng cố quốc phòng, đảm bảo
an ninh, trật tự an toàn xã hội…

b. Giáo dục
Cuối năm 2017 toàn thành phố có 77 trường , có 46 đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỷ lệ
59,7%; trong đó công lập 43/58 trường đạt tỷ lệ 74,14%. Tiếp tục thực hiện kế hoạch
triển khai các mô hình học tập ở cơ sở giai đoạn 2016 - 2020 và mô hình “Cộng đồng
học tập”. Các chế độ, chính sách về giáo dục cho học sinh dân tộc được thực hiện kịp
thời, đầy đủ.

c. Y tế
Ngày nay, Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng, Bệnh viện Y học cổ truyền Phạm Ngọc
Thạch và Bệnh viện Điều dưỡng và Phục hồi chức năng là ba bệnh viện tuyến tỉnh tại
Đà Lạt. Cuối năm 2008, Bệnh viện đa khoa Hoàn Mỹ ĐàLạt tọa lạc trên đồi Long Thọ,
thuộc Phường 10, bắt đầu hoạt động. Đây là bệnh viện tư đầu tiên củaĐà Lạt và vùng

SVTH: Vũ Thị Phương Lâm 11


Đồ án CTR

nam Tây Nguyên với diện tích sàn sử dụng 30.000 mét vuông và 200 giường bệnh.
Năm 2010, Bệnh viện Nhi Đà Lạt bắt đầu được xây dựng trên đồi thông thuộc khu
ThánhMẫu - Tô Hiệu thuộc Phường 8. Dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2013, Bệnh
viện Nhi Đà Lạt có quy mô 150 giường bệnh, sẽ là bệnh viện nhi đầu tiên ở khu vực
Tây Nguyên và Nam Trung Bộ. Bên cạnh các cơ sở y tế tuyến tỉnh, thành phố cũng có
một mạng lưới y tế riêng bao gồm các cơ sở như Nhà hộ sinh Thành phố, Văn phòng
Trung tâm Y tế, các phòng khám đa khoa khu vực... cùng các trạm y tế thuộc phường,
xã. Những tổ chức hội y tế, gồm Hội Y Dược học, Hội Y học cổ truyền và Hội Chữ
thập đỏ, cũng tham gia vào các hoạt động y tế ở thành phố.

Theo số liệu thống kê năm 2017, thành phố Đà Lạt có 358 bác sĩ, 295 y sĩ và kỹ
thuật viên, 460 y tá và 1545 giường bệnh.

1.2. Hiện trạng môi trường khu vực nghiên cứu

a. Hiện trạng môi trường nước


Thành phố Đà Lạt được biết đến như một Thành phố du lịch nghỉ dưỡng nổi tiếng
của cả nước nhờ có khí hậu ôn hòa mát mẻ, những công trình kiến trúc đặc sắc và danh
lam thắng cảnh hùng vỹ. Bao quanh Thành phố là những dải rừng thông xanh quanh
năm tạo cho Đà Lạt những nét đặc trưng riêng của một “Thành phố trong rừng, rừng
trong Thành phố”. Với những ưu đãi của thiên nhiên, Đà Lạt chú trọng phát triển
ngành nông nghiệp và đã trở thành vùng canh tác nông nghiệp lớn cả nước với nhiều
loại cây trồng đặc trưng của vùng ôn đới. Chính những điều này góp phần tạo nên
Thành phố Đà Lạt với đặc thù là Thành phố “công nghiệp không khói”.

Tuy nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, Đà Lạt cũng phải đối mặt với
nhiều vấn đề môi trường. Trong đó, vấn đề nổi cộm là ô nhiễm nguồn nước mặt do của
các hộ sản xuất, kinh doanh, nông nghiệp và nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý xả
thẳng ra môi trường. Nguồn nước thải này làm cho các thác, hồ nổi tiếng của Thành
phố Đà Lạt như thác Cam Ly, hồ Xuân Hương thường xuyên trong tình trạng ô nhiễm
nghiêm trọng. Bên cạnh đó, với vai trò là một vùng canh tác nông nghiệp lớn, nên
lượng chất thải nông nghiệp, đặc biệt là chất thải từ bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau
sử dụng ngày càng nhiều và gây ô nhiễm môi trường.
SVTH: Vũ Thị Phương Lâm 12
Đồ án CTR

Đan Kia - Suối Vàng (huyện Lạc Dương) là hồ chứa nước thô phục vụ sinh hoạt
cho toàn Thành phố Đà Lạt và huyện Lạc Dương. Nước từ đây sẽ được Nhà máy nước
Đà Lạt xử lý rồi bơm vào hệ thống cấp nước. Các đánh giá môi trường tại hồ Đan Kia
- Suối Vàng cho thấy hoạt động sản xuất nông nghiệp, kinh doanh du lịch ở đầu nguồn
nước là nguyên nhân ô nhiễm. Hàng năm, Công ty TNHH Cấp thoát nước Lâm Đồng
lấy khoảng 6,3 triệu m3 nước từ hồ Đan Kia - Suối Vàng để lọc và cung cấp lại cho
khoảng 50.000 người dân Đà Lạt, trong khi lượng hóa chất để xử lý nước tăng gấp 10
lần so với thời điểm trước đây. Ô nhiễm nghiêm trọng cũng đã ảnh hưởng đến nước
sinh hoạt của 5.000 người dân ở phía Đông thành phố Đà Lạt.

Với mục tiêu xây dựng Thành phố Đà Lạt trở thành đô thị sinh thái, việc giải quyết
các vấn đề trên đóng vai trò quan trọng. Trong những năm qua, Thành phố đã có nhiều
nỗ lực và hành động thiết thực nhằm khắc phục những vấn đề môi trường phát sinh
trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Được sự tài trợ của Chính phủ Đan Mạch,
Thành phố Đà Lạt đã xây dựng Nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt tập trung với công
suất thiết kế là 7.400 m3/ngày. Nhà máy đảm bảo thu gom và xử lý được 14,29% nước
thải trong giai đoạn 1 và đang triển khai thu gom xử lý khoảng 60% tổng lượng nước
thải phát sinh trong giai đoạn 2 nhằm giảm tình trạng ô nhiễm nguồn nước của các
suối, hồ trên địa bàn Thành phố. Thực tế cho thấy, từ khi Nhà máy đi vào hoạt động,
mức độ ô nhiễm ở các hồ, thác giảm đáng kể. Điều này đã tạo động lực để Thành phố
Đà Lạt tiếp tục mở rộng phạm vi thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt.

b. Hiện trạng thu gom và xử lý chất thải rắn


Hiện nay, tại cuối con hẻm bên hông Bệnh viện Hoàn Mỹ, Phường 10, Thành phố
Đà Lạt (đoạn cách cổng chính Bệnh viện Hoàn Mỹ khoảng 500 m, hướng bên tay
phải), xuất hiện bãi rác thải tự phát gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Theo báo
Lâm Đồng, Hồ Chiến Thắng là nơi cung cấp 3000m3 nước sinh hoạt mỗi ngày cho cư
dân thành phố Đà Lạt. Nhưng khi tìm hiểu khu vực thượng nguồn hồ, cụ thể là đường
Vòng Lâm Viên, dễ dàng nhìn thấy những “bể chứa bao gói thuốc BVTV sau sử dụng”
ngập ngụa rác tràn ra ngoài. Những thùng rác đặt ngay vệ đường, xung quanh là những
bao bì hóa chất đến bóng đèn bể, rác sinh hoạt hàng ngày tràn lan. Có thể thấy công

SVTH: Vũ Thị Phương Lâm 13


Đồ án CTR

tác thu gom CTR tại thành phố chưa thực sự triệt để làm ảnh hưởng đến cuộc sống của
người dân trong khu vực và cảnh quan đô thị.

Nhà máy xử lý chất thải rắn Thành phố Đà Lạt tại tiểu khu 163, xã Xuân Trường
(Thành phố Đà Lạt) do Công ty TNHH Môi trường Năng lượng xanh làm chủ đầu tư
với tổng số vốn 381 tỷ đồng, bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 6-2015. Việc xây dựng
nhà máy được xem là giải pháp cấp bách và có ý nghĩa quan trọng nhằm giải quyết
tình trạng quá tải rác thải cho Thành phố Đà Lạt bởi trước khi có nhà máy, toàn bộ rác
thải của thành phố đều phải chôn lấp thủ công tại bãi rác Cam Ly và đã gây ra tình
trạng ô nhiễm môi trường nặng nề.

Hiện nay, tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt đạt 85%. Với đặc thù của một vùng
chuyên canh nông nghiệp, tỷ lệ chất thải hữu cơ chiếm một lượng lớn trong tổng chất
thải rắn phát sinh, Thành phố Đà Lạt tiến hành xây dựng Nhà máy xử lý chất thải rắn
có công suất 200 tấn/ngày đã đi vào hoạt động và xử lý toàn bộ lượng chất thải rắn.
Ngoài ra, Nhà máy xử lý chất thải rắn cam kết tận dụng nguồn rác hữu cơ để tái chế
làm phân compost, đáp ứng nhu cầu phân bón cho vùng canh tác nông nghiệp của TP.
Tuy nhiên, đã hơn 1 năm đi vào hoạt động mà nhà máy hiện vẫn là công trường bề
bộn, ngổn ngang. Hàng nghìn tấn rác tồn đọng, chưa kịp xử lý chất cao như núi, không
được che chắn, ruồi nhặng bay vù vù, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc. Xung quanh bãi
rác, những dòng nước đen đặc đang rỉ ra, đầy ứ và chỉ được ngăn không cho thoát ra
môi trường xung quanh bằng những bờ đất tạm bợ. Cạnh đó, xưởng chế biến phân bón
và 1 lò đốt rác thải đang trong tình trạng “đắp chiếu”. Nhà máy không có hệ thống
tường bao, hệ thống xử lý nước thải cũng không có.

CHƯƠNG 2: ƯỚC TÍNH LƯỢNG CHẤT THẢI RẮN

2.1. Tính toán vàn phân loại rác thải sinh hoạt

2.1.1. Tính toán lượng rác thải sinh hoạt

Lượng rác thải phát sinh trong từng gia đình: Rsh= N(1+q).g.365/1000 (tấn)

SVTH: Vũ Thị Phương Lâm 14


Đồ án CTR

Trong đó: N – là số dân trong giai đoạn đang xét (người)

q – là tỉ lệ tăng dân số (%)

g – là tiêu chuẩn thải rác (kg/người. ngày đêm)

Lượng rác được thu gom: Rshxl=Rsh.P

Trong đó: P – tỷ lệ thu gom (%)


Bảng 2-1: Thống kê lượng chất thải sinh hoạt phát sinh và thu gom

Tiêu chuẩn thải Lượng Lượng rác


Tốc độ tăng Số dân Tỉ lệ thu
Năm rác rác thải được thu
dân số (%) (người) gom(%)
(kg/người.ngày) (tấn) gom ( tấn)

2017 226978
2018 1 229247.8 1.2 100411 0.85 85348.9
2019 1 231540.3 1.2 101415 0.85 86202.4
2020 1 233855.7 1.4 119500 0.9 107550.2
2021 1 236194.2 1.4 120695 0.9 108625.7
2022 1 238556.2 1.4 121902 0.9 109712.0
2023 1 240941.7 1.4 123121 0.9 110809.1
2024 1 243351.1 1.4 124352 0.9 111917.2
2025 1.1 246028 1.6 143680 0.9 129312.3
2026 1.1 248734.3 1.6 145261 0.9 130734.8
2027 1.1 251470.4 1.6 146859 0.9 132172.8
2028 1.1 254236.6 1.6 148474 0.9 133626.7
2029 1.1 257033.2 1.6 150107 0.9 135096.6
2030 1.1 259860.5 1.6 151759 1 151758.5
2031 1.1 262719 1.6 153428 1 153427.9
2032 1.1 265608.9 1.6 155116 1 155115.6
2033 1.1 268530.6 1.6 156822 1 156821.9
2034 1.1 271484.4 1.6 158547 1 158546.9
2035 1.1 274470.8 1.6 160291 1 160290.9
TỔNG 2317070.6

SVTH: Vũ Thị Phương Lâm 15


Đồ án CTR

2.1.2. Phân loại thành phần rác thải sinh hoạt

Bảng 2-2: Phân loại thành phần rác thải sinh hoạt
Năm Lượng rác Chất thải Giấy Nilon, Thủy Kim loại Cao su, Đá, sỏi,
được thu hữu cơ vụn, bìa nhựa tinh vun, 2% vải vun, cát, sành,
gom (tấn) 42.5% catton 6.4% chai lọ giẻ sứ,…
3.5% 2.6% 2.8% 40.2%

2018 85348.9 36273.3 2987.2 5462.3 2219.1 1707.0 2389.8 34310.3


2019 86202.4 36636.0 3017.1 5517.0 2241.3 1724.1 2413.7 34653.4
2020 107550.2 45708.8 3764.3 6883.2 2796.3 2151.0 3011.4 43235.2
2021 108625.7 46165.9 3801.9 6952.1 2824.3 2172.5 3041.5 43667.5
2022 109712.0 46627.6 3839.9 7021.6 2852.5 2194.2 3071.9 44104.2
2023 110809.1 47093.9 3878.3 7091.8 2881.0 2216.2 3102.7 44545.3
2024 111917.2 47564.8 3917.1 7162.7 2909.9 2238.3 3133.7 44990.7
2025 129312.3 54957.7 4525.9 8276.0 3362.1 2586.3 3620.7 51983.6
2026 130734.8 55562.3 4575.7 8367.0 3399.1 2614.7 3660.6 52555.4
2027 132172.8 56173.5 4626.1 8459.1 3436.5 2643.5 3700.8 53133.5
2028 133626.7 56791.4 4676.9 8552.1 3474.3 2672.5 3741.6 53718.0
2029 135096.6 57416.1 4728.4 8646.2 3512.5 2701.9 3782.7 54308.9
2030 151758.6 64497.4 5311.6 9712.6 3945.7 3035.2 4249.2 61006.9
2031 153427.9 65206.9 5370.0 9819.4 3989.1 3068.6 4296.0 61678.0
2032 155115.6 65924.1 5429.1 9927.4 4033.0 3102.3 4343.2 62356.5
2033 156821.9 66649.3 5488.8 10036.6 4077.4 3136.4 4391.0 63042.4
2034 158546.9 67382.4 5549.1 10147.0 4122.2 3170.9 4439.3 63735.9
2035 160290.9 68123.6 5610.2 10258.6 4167.6 3205.8 4488.2 64437.0
TỔNG 2317070.6 984755.0 81097.5 148293.0 60243.8 46341.4 64878.0 931462.4

2.2. Tính toán và phân loại rác thải công nghiệp

2.2.1. Tính toán rác thải công nghiệp

Lượng chất thải rắn công nghiệp phát sinh thường chiếm từ 5 – 20% chất thải rắn
sinh hoạt.

Rcn(n+1)=(5%÷20%)Rsh(n).(1+qcn).pcn

Trong đó: Rcn(n+1) – chất thải rắn công nghiệp phát sinh năm thứ n+1

Rsh(n): chất thải rắn sinh hoạt phát sinh năm thứ n

qcn: tỉ lệ tăng trưởng công nghiệp

pcn: tỉ lệ thu gom (%)


SVTH: Vũ Thị Phương Lâm 16
Đồ án CTR

Bảng 2-3: Tỷ lệ thu gom và lượng chất thải công nghiệp phát sinh

Tỷ lệ rác Tỷ lệ tăng Lượng rác Lượng rác


Năm thải thu trưởng công thải sinh thải công
gom (%) nghiệp (%) hoạt (tấn) nghiệp

2017 21
2018 90 21 85348.9 4647.3
2019 90 21 86202.4 4693.7
2020 90 21 107550.2 5856.1
2021 90 21 108625.7 5914.7
2022 90 21 109712.0 5973.8
2023 90 21 110809.1 6033.6
2024 90 21 111917.2 6093.9
2025 100 21 129312.3 7823.4
2026 100 21 130734.8 7909.5
2027 100 21 132172.8 7996.5
2028 100 21 133626.7 8084.4
2029 100 21 135096.6 8173.3
2030 100 21 151758.5 9181.4
2031 100 21.5 153427.9 9320.7
2032 100 21.5 155115.6 9423.3
2033 100 21.5 156821.9 9526.9
2034 100 21.5 158546.9 9631.7
2035 100 21.5 160290.9 9737.7
Tổng cộng 136021.8

SVTH: Vũ Thị Phương Lâm 17


Đồ án CTR

2.2.2. Phân loại rác thải công nghiệp

Bảng 2-4: Phân loại rác thải công ngiệp

Tỷ lệ
Tỷ lệ
rác Tỷ lệ
Lượng rác thải Tỷ lệ
không rác tái
rác thải nguy rác trơ
Năm nguy chế
công hại chiếm
hại chiếm
nghiệp chiếm 10%
chiếm 23%
37%
30%
2017
2018 4647.3 1719.5 1394.2 1068.9 464.7
2019 4693.7 1736.7 1408.1 1079.6 469.4
2020 5856.1 2166.8 1756.8 1346.9 585.6
2021 5914.7 2188.4 1774.4 1360.4 591.5
2022 5973.8 2210.3 1792.1 1374.0 597.4
2023 6033.6 2232.4 1810.1 1387.7 603.4
2024 6093.9 2254.7 1828.2 1401.6 609.4
2025 7823.4 2894.7 2347.0 1799.4 782.3
2026 7909.5 2926.5 2372.8 1819.2 790.9
2027 7996.5 2958.7 2398.9 1839.2 799.6
2028 8084.4 2991.2 2425.3 1859.4 808.4
2029 8173.3 3024.1 2452.0 1879.9 817.3
2030 9181.4 3397.1 2754.4 2111.7 918.1
2031 9320.7 3448.7 2796.2 2143.8 932.1
2032 9423.3 3486.6 2827.0 2167.4 942.3
2033 9526.9 3525.0 2858.1 2191.2 952.7
2034 9631.7 3563.7 2889.5 2215.3 963.2
2035 9737.7 3602.9 2921.3 2239.7 973.8
Tổng 136021.8 50328.1 40806.5 31285.0 13602.2

2.3. Tính toán và phân loại rác thải Thương mại – Dịch vụ

2.3.1. Tính toán rác thải Thương mại – Dịch vụ

Lượng chất thải rắn thương mại đô thị lấy từ 1 – 5 % lượng chất thải rắn sinh hoạt

Rtm(n+1)=(1%÷5%)Rsh(n).(1+qtm).ptm

Trong đó:

SVTH: Vũ Thị Phương Lâm 18


Đồ án CTR

Rtm(n+1) – chất thải rắn thương mại phát sinh năm thứ n+1

Rsh(n) – chất thải rắn sinh hoạt phát sinh năm thứ n

qtm – tỉ lệ tăng trưởng công nghiệp

ptm – tỉ lệ thu gom (%)

Bảng 2-5: Tỷ lệ thu gom và lượng chất thải TM-DV phát sinh
Lượng CTR
Tốc độ tăng
Lượng rác Tỉ lệ thu gom TM - DV
Năm trưởng
thải (tấn) (%) thu gom
TM-DV(%)
(tấn)
2017
2018 100410.5 0.85 21.0 5163.6
2019 101414.6 0.85 21.0 5215.2
2020 119500.2 0.9 21.0 6506.8
2021 120695.2 0.9 21.0 6571.9
2022 121902.2 0.9 21.0 6637.6
2023 123121.2 0.9 21.0 6704.0
2024 124352.4 0.9 21.0 6771.0
2025 143680.4 0.9 21.5 7855.7
2026 145260.8 0.9 21.5 7942.1
2027 146858.7 0.9 21.5 8029.5
2028 148474.2 0.9 21.5 8117.8
2029 150107.4 0.9 21.5 8207.1
2030 151758.5 1 21.5 9219.3
2031 153427.9 1 21.7 9336.1
2032 155115.6 1 21.7 9438.8
2033 156821.9 1 21.7 9542.6
2034 158546.9 1 21.7 9647.6
2035 160290.9 1 22.0 9777.7
Tổng 2481739.7 140684.46

SVTH: Vũ Thị Phương Lâm 19


Đồ án CTR

2.3.2. Phân loại rác thải Thương mại – Dịch vụ

Bảng 2-6: Phân loại rác thải TM-DV

Khối
Lượng Tỉ lệ Khối
Tỉ lệ Khối lượng
CTR Tỉ lệ chất lượng
chất lượng chất
Năm TM - DV CHC TC, chất thải
không chất thải thải TC,
thu gom (%) TSD KTC,TSD
TC (%) HC (tấn) TSD
(tấn) (%) (tấn)
(tấn)
2017 42.5 40.2 17.3
2018 5163.6 42.5 40.2 17.3 2194.5 2075.8 893.3
2019 5215.2 42.5 40.2 17.3 2216.5 2096.5 902.2
2020 6506.8 42.5 40.2 17.3 2765.4 2615.7 1125.7
2021 6571.9 42.5 40.2 17.3 2793.1 2641.9 1136.9
2022 6637.6 42.5 40.2 17.3 2821.0 2668.3 1148.3
2023 6704 42.5 40.2 17.3 2849.2 2695.0 1159.8
2024 6771 42.5 40.2 17.3 2877.7 2721.9 1171.4
2025 7855.7 42.5 40.2 17.3 3338.7 3158.0 1359.0
2026 7942.1 42.5 40.2 17.3 3375.4 3192.7 1374.0
2027 8029.5 42.5 40.2 17.3 3412.5 3227.9 1389.1
2028 8117.8 42.5 40.2 17.3 3450.1 3263.4 1404.4
2029 8207.1 42.5 40.2 17.3 3488.0 3299.3 1419.8
2030 9219.3 42.5 40.2 17.3 3918.2 3706.2 1594.9
2031 9336.1 42.5 40.2 17.3 3967.8 3753.1 1615.1
2032 9438.8 42.5 40.2 17.3 4011.5 3794.4 1632.9
2033 9542.6 42.5 40.2 17.3 4055.6 3836.1 1650.9
2034 9647.6 42.5 40.2 17.3 4100.2 3878.3 1669.0
2035 9777.7 42.5 40.2 17.3 4155.5 3930.6 1691.5
Tổng 140684 59790.9 56555.1 24338.4
2.4. Tính toán và phân loại rác thải y tế

2.4.1. Tính toán chất thải y tế phát sinh

Ryt=G.(1+qy).gy.py.365/1000 (tấn)

Trong đó: G – số giường bệnh

qyt – tỉ lệ tăng giường bệnh (%)

gyt – tiêu chuẩn thải rác y tế (kg/gb.ngđ)

SVTH: Vũ Thị Phương Lâm 20


Đồ án CTR

pyt – tỷ lệ thu gom (%)

Bảng 2-7: Tỷ lệ thu gom và lượng chất thải y tế phát sinh

Tỉ lệ tăng số Tiêu chuẩn Lượng rác


Số giường Tỉ lệ
Năm giường bệnh thải rác được thu
bệnh (%)
(%) (kg/gib.ngđ) gom (tấn)

2017 1545
2018 5.1 1624 0.8 100 474.2
2019 5.1 1706 0.8 100 498.4
2020 5.1 1793 0.85 100 556.3
2021 5.1 1884 0.85 100 584.6
2022 5.1 1980 0.85 100 614.3
2023 5.1 2080 0.85 100 645.6
2024 5.1 2186 0.85 100 678.2
2025 5.1 2297 0.85 100 712.8
2026 5.4 2421 0.9 100 793.0
2027 5.4 2544 0.9 100 835.9
2028 5.4 2681 0.9 100 878.3
2029 5.4 2826 0.9 100 925.6
2030 5.4 2979 0.9 100 975.7
2031 5.4 3140 0.9 100 1028.5
2032 5.4 3310 0.9 100 1084.1
2033 5.4 3489 0.9 100 1142.8
2034 5.4 3677 0.9 100 1204.6
2035 5.4 3875 0.9 100 1269.5
Tổng 14902.4

SVTH: Vũ Thị Phương Lâm 21


Đồ án CTR

2.4.2. Phân loại rác thải y tế

Bảng 2-8: Pân loại rác thải y tế


KL KL Khối
KL KL
KL KL kim bông KL KL thủy KL lượng
nhựa kim
CTHC bao tiêm, băng bệnh tinh thuốc các
KL CTR chiế loại
Năm chiếm gói vất dính phẩm chiếm quá đát chất
y tế (tấn) m chiếm
28,5% 10% nhọn máu 3.7% 12.5% 1.3% khác
2% 2%
(tấn) (tấn) 3.5% 16.5% (tấn) (tấn) (tấn) 20%
(tấn) (tấn)
(tấn) (tấn) (tấn)
2018 474.2 135.1 47.4 16.6 78.2 17.5 9.4 9.4 59.3 6.2 94.8
2019 498.4 142.0 49.8 17.4 82.2 18.4 9.9 9.9 62.3 6.5 99.7
2020 556.3 158.5 55.6 19.5 91.7 20.6 11.1 11.1 69.5 7.2 111.3
2021 584.6 166.6 58.4 20.5 96.5 21.7 11.7 11.7 73.1 7.6 116.9
2022 614.3 175.1 61.4 21.5 101.4 22.7 12.3 12.3 76.8 7.9 122.9
2023 645.6 184.0 64.5 22.6 106.5 23.9 12.9 12.9 80.7 8.4 129.1
2024 678.2 193.3 67.8 23.7 111.9 25.0 13.6 13.6 84.8 8.8 135.6
2025 712.8 203.2 71.2 24.9 117.6 26.4 14.3 14.3 89.1 9.3 142.6
2026 793.0 226.0 79.3 27.7 130.8 29.3 15.9 15.9 99.1 10.3 158.1
2027 835.9 238.2 83.5 29.3 137.9 30.9 16.7 16.7 104.5 10.9 167.2
2028 878.3 250.3 87.8 30.7 144.9 32.5 17.6 17.6 109.8 11.4 175.7
2029 925.6 263.8 92.5 32.4 152.7 34.2 18.5 18.5 115.7 12.0 185.1
2030 975.7 278.1 97.5 34.1 161.0 36.1 19.5 19.5 122.0 12.7 195.1
2031 1028.5 293.1 103 35.9 169.7 38.1 20.6 20.6 128.6 13.4 205.7
2032 1084.1 309.0 108 37.9 178.9 40.1 21.7 21.7 135.5 14.1 216.8
2033 1142.8 325.7 114 39.9 188.6 42.3 22.9 22.9 142.8 14.9 228.6
2034 1204.6 343.3 120 42.2 198.8 44.6 24.1 24.1 150.6 15.6 240.9
2035 1269.5 361.8 127 44.4 209.5 46.9 25.4 25.4 158.7 16.5 253.9
Tổng 14902.4 4247.1 1489 521.3 2647.2 551.2 337.8 337.8 1862.8 193.6 2979.8

SVTH: Vũ Thị Phương Lâm 22


Đồ án CTR

2.5. Thống kê khối lượng CTR phát sinh đến năm 2035 và phương pháp xử lý

Bảng 2-9: Thống kê lượng rác phát sinh và biện pháp xử lý

Khối lượng
Loại rác Thành phần Công nghệ xử lý
(tấn)
Chất hữu cơ 984755 Ủ phân
Chất có thể thu hồi, tái chế Thu hồi, tái chế
CTR sinh 400852.7
hoạt
Chất không thu hồi tái chế Chôn lấp
931462.4
được
Các chất không nguy hại 40806.5 Chôn lấp
CTR công Các chất nguy hại 50328.1 Đốt
nghiệp Các chất có thể tái chế 31285 Tái chế, tái sử dụng
Các chất trơ 13602.2 Đốt
Chất hữu cơ 59790.9 Ủ phân
Chất có thể thu hồi, tái chế Tái chế, tái sử dụng
CTR 24338.4
thương mại
Chất không thu hồi tái chế Chôn lấp
56555.1
được
Chất hữu cơ 4247.1 Chôn lấp
Giấy bao gói các loại 1489 Chôn lấp
Kim tiêm, vật sắc nhọn… 521.3 Đốt
Bông băng dính máu mủ… 2647.2 Đốt
Bệnh phẩm 551.2 Đốt
CTR y tế Các đồ vật băng KL 337.8 Tái chế, tái sử dụng
Thuỷ tinh vỡ, chai lọ … 1862.8 Tái chế, tái sử dụng
Thuốc quá đát 193.6 Chôn lấp
Các chất khác 2979.8 Chôn lấp
Các đồ vật bằng nhựa 337.8 Tái chế, tái sử dụng
Ủ phân: 1044546 (tấn);
Đốt: 67650 (tấn); Chôn
Tổng 2608943.9 lấp: 1037734 (tấn);Tái
chế: 459014.5 (tấn)

SVTH: Vũ Thị Phương Lâm 23


Đồ án CTR

2.6. Lựa chọn vị trí xây dựng khu phức hợp xử lý CTR

Vị trí để xây dựng khu liên hợp xử lý chất thải rắn phải đáp ứng các yêu cầu về
khoảng cách với khu dân cư, điều kiện địa hình, địa chất, thủy văn và phù hợp với bản
đồ quy hoạch chung của tỉnh/thành phố. Theo “Quy hoạch quản lý CTR tỉnh Lâm
Đồng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, tại thành phố Đà Lạt sẽ xây dựng khu
xử lý CTR tại xã Xuân Trường thành phố Đà Lạt với công suất tiếp nhận là 320,2
tấn/ngày, diện tích 28ha. Dựa vào quy hoạch của tỉnh ta lựa chọn vị trí xây dựng khu
liên hợp xử lý CTR cho thành phố Đà Lạt đặt tại xã Xuân Trường, thành phố Đà Lạt
với công suất trung bình 144913.1 tấn/năm tương đương với 397 tấn/ngày với tổng
diện tích dự kiến là 30ha.

2.6.1. Phân tích lựa chọn vị trí xây dựng khu liên hợp xử lý CTR

Hình 2-1: Xã Xuân Trường


Địa điểm dự kiến xây dựng bãi chôn lấp hợp vệ sinh sẽ được đặt tại khu xử lý chất
thải rắn xã Xuân Trường, thành phố Đà Lạt. Đây là khu vực ít dân cư, hệ thống giao
thông thuận lợi cho việc vận chuyển rác (gần quốc lộ 20) , địa hình, điều kiện thủy văn
thuận lợi để xây dựng bãi chôn lấp.

Địa hình là một trong những yếu tố quan trọng trong việc xác định vị trí và quyết
định đến việc xác định chiều sâu nền đáy cũng như độ cao đê bao chống lũ của BCL.

SVTH: Vũ Thị Phương Lâm 24


Đồ án CTR

Vị trí BCL nằm cách xa khu dân cư và trung tâm thành phố Đà Lạt (cách 17km) nên
thỏa mãn về điều kiện mặt bằng theo quy định của thông tư liên tịch số
01/2001/TTLT-BKHCNMT – BXD ngày 18/01/2001 về việc hướng dẫn các quy định
về bảo vệ môi trường đối với việc lựa chọn địa điểm, xây dựng và vận hành bãi chôn
lấp CTR.

Trong khu vực dự án không có dân cư sinh sống, không có công trình văn hóa,
không có di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh. Nhìn chung, vị trí đặt bãi chôn lấp
tương đối phù hợp và thuận lợi cho việc xây dựng và vận hành bãi chôn lấp chất thải
rắn.

CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ

3.1. Thiết kế ô chôn lấp CTR

3.1.1. Nguyên tắc chung khi thiết kế BCL CTR

Khi thiết kế bãi chôn lấp phải tuân thủ theo tiêu chuẩn thiết kế TCXDVN 261-2001
và theo một số quy định cơ bản sau:

SVTH: Vũ Thị Phương Lâm 25


Đồ án CTR

Khu vực chôn lấp rác có khả năng tiêu thoát nước nhanh, ngăn ngừa nước ứ đọng
trong bãi rác.

Giảm thấp nhất sự ô nhiễm bề mặt và ô nhiễm nước ngầm do rác thải gây ra.

Bãi chôn lấp đặt xa thành phố, xa khu dân cư ít nhất 1000 m.

Bãi đặt cuối hướng gió và có hàng cây cách ly bảo vệ.

Có đường giao thông thuận tiện cho hoạt động của xe và cự ly vận chuyển cho phù
hợp.

Bãi rác có hệ thống thu gom nước rỉ rác đạt tiêu chuẩn trước khi xả ra nguồn.

Bãi có hệ thống thông khí đảm bảo yêu cầu.

Địa điểm chôn lấp phải có điều kiện tự nhiên thích hợp để hạn chế tác động tiêu cực
tới môi trường trong quá trình xây dựng, vận hành, đóng bãi.

Khi lựa chọn địa điểm chôn lấp cần phải chú ý đến các yếu tố: địa lý tự nhiên, đặc
điểm địa hình, địa chất thuỷ văn, địa chất công trình, văn hoá, xã hội, luật định của địa
phương, ý kiến cộng đồng, khoảng cách vận chuyển chất thải, di tích lịch sử, cảnh
quan, du lịch.

Lựa chọn mô hình bãi chôn lấp: có 3 mô hình là bãi chôn lấp: bãi chôn lấp nổi,
bãi chôn lấp chìm, bãi chôn lấp kết hợp nửa nổi - nửa chìm.

3.1.2. Các hợp phần trong bãi chôn lấp

Bãi chôn lấp CTR (landfill): là một diện tích hoặc một khu đất được quy hoạch,
lựa chọn, thiết kế, xây dựng để thải bỏ CTR nhằm giảm tối đa các tác động tiêu cực
của BCL tới môi trường. (Nguyễn Văn Phước, 2008).

Nó bao gồm bãi chôn lấp và các công trình phụ trợ.
 Bãi chôn lấp:

Là hệ thống các ô chôn lấp có lớp lót đáy, hệ thống thu gom và thoát nước rỉ rác, hệ
thống thu và thoát khí bãi rác, các lớp che phủ hàng ngày và che phủ cuối cùng.

SVTH: Vũ Thị Phương Lâm 26


Đồ án CTR

- Ô chôn lấp CTR(cell): là thể tích chứa vật liệu bao gồm CTR và vật liệu che
phủ được đổ vào bãi chôn lấp trong một đơn vị thời gian vận hành, thường là 1 ngày.

- Lớp lót đáy(landfill liner): là các vật liệu bao gồm cả tự nhiên và nhân tạo
được trải trên toàn diện tích đáy và thành, bao quanh ô chôn lấp. Lớp lót đáy thường là
lớp đất sét nén và lớp màng địa chất được được thiết kế nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu
sự ngấm, thẩm thấu của nước rỉ rác và khí bãi rác vào tầng nước ngầm.

- Lớp che phủ hằng ngày(daily cover): là lớp đất hay vật liệu khác dày 0,15-
0,35m được phủ lên bề mặt làm việc của BCL vào mỗi ngày vận hành. Lớp che phủ
này được sử dụng để tránh hiện tượng rác bay do gió, tránh chuột bọ ruồi nhặng và
những vi sinh vật gây bệnh xâm nhập vào BCL hay lan truyền mầm bệnh ra bên ngoài
BCL, cũng như hạn chế nước mưa thấm vào BCL trong quá trình vận hành.

- Lớp(lift): là một lớp hoàn chỉnh bao phủ tất cả các đơn nguyên trên toàn bộ bề
mặt làm việc của BCL. Thông thườn BCL gồm nhiều lớp.

- Lớp che phủ cuối cùng(final cover layer): là lớp phủ trên cùng của BCL khi
kết thúc hoạt động chôn lấp tại BCL. Lớp này bao gồm nhiều lớp đất và màng địa chất,
được thiết kế để tăng cường khả năng thoát nước bề mặt, ngăn chặn nước thấm vào
BCL và là lớp cấp dưỡng cho cây trồng.
 Hệ thống thu gom khí thải

Là hệ thống các công trình, thiết bị thu gom khí thải sinh ra từ BCL, nhằm ngăn
ngừa, giảm thiểu ô nhiễm không khí và nguy cơ gây cháy nổ.

 Hệ thống thu gom và xử lý nước rác

Là hệ thống các công trình bao gồm tầng thu gom, đường ống dẫn, mương dẫn để
thu gom nước rác về hồ tập trung hoặc tới khu xử lý nước rác.

Khu xử lý nước rác là hệ thống bao gồm: trạm bơm nước rác, các công trình xử lý
nước rác(lý-hóa-sinh), ô chứa bùn.

 Hệ thống thoát nước bề mặt và nước mưa

SVTH: Vũ Thị Phương Lâm 27


Đồ án CTR

Là hệ thống thu gom nước mặt và nước mưa dẫn về nơi quy định nhằm ngăn ngừa
nước mặt từ bên ngoài xâm nhập vào ô chôn lấp.

 Hệ thống các công trình phụ trợ

- Trạm cân, trạm rửa xe

- Khu nhà điều hành, nhà nghỉ cho cán bộ và công nhân

- Trạm quan trắc

- Khu chứa vật liệu phủ bề mặt

3.1.3. Lựa chọn BCL

Quy mô của bãi chôn lấp được quy định theo tiêu chuẩn TCVN 6696: 2000.

Khi lựa chọn quy mô bãi chôn lấp, phải dựa trên cơ sở dân số đô thị, khu công
nghiệp và khối lượng chất thải, tỷ lệ tăng dân số và lượng gia tăng chất thải, khả năng
tăng trưởng kinh tế và định hướng phát triển, áp dụng theo bảng (TCXDVN
261:2001).

Bảng 3-1: Tiêu chuẩn xây dựng bãi chôn lấp

Dân số Khối lượng chất Thời gian


Loại đô thị, khu công Quy mô
(1000 thải (1000 sử dụng
nghiệp bãi
người) tấn/năm) (năm)

Đô thị cấp 4,5, cụm CN Dưới 100 Dưới 20 Dưới 5 Nhỏ


nhỏ

Đô thị cấp 3, 4, khu 100-500 20-65 Từ 5-10 Vừa


CN, cụm CN vừa

Đô thị cấp 1, 2, 3, khu 500-1000 65-200 Từ 10-15 Lớn


CN, khu chế xuất

Đô thị cấp 1,2, khu CN Trên 1000 Trên 200 Từ 15-30 Rất lớn
lớn, khu chế xuất

SVTH: Vũ Thị Phương Lâm 28


Đồ án CTR

Khối lượng chất thải rắn phát sinh là : 1037734 tấn, vậy trung bình 18 năm lượng
chất thải rắn là 57652 tấn nên bãi chôn lấp có qui mô vừa (TCVN 261:2001) phù hợp
với số dân là 274471 người.

3.1.4. Lựa chọn loại hình bãi chôn lấp

Tùy thuộc vào đặc tính của từng loại chất thải được chôn lấp và đặc điểm địa hình
của từng khu vực để có thể lựa chọn mô hình bãi chôn lấp. Có nhiều loại bãi chôn lấp
như: bãi chôn lấp khô, bãi chôn lấp ướt, bãi chôn lấp hỗn hợp, bãi chôn lấp nổi, bãi
chôn lấp chìm, bãi chôn lấp kết hợp nổi và chìm…

Do địa hình, địa chất nơi đặt bãi chôn lấp CTR thành phố Đà Lạt là miền núi. Nên
bãi chôn lấp thích hợp nhất là “bãi chôn lấp nửa chìm nửa nổi”. Phương pháp được
chọn dựa trên các cơ sở:

- Biện pháp vận hành bãi chôn lấp đơn giản, dễ kiểm soát (thu khí dễ dàng)

- Tạo ra sự ổn định vững chắc của bãi.

- Tận dụng được nguồn đất đào từ hố lên.

3.2. Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn

3.2.1. Tính toán diện tích các ô chôn lấp

Bãi chôn lấp nửa nổi nửa chìm, có quy mô vừa.

Số lượng ô chôn lấp: Theo thông tư 01/2001 của bộ Xây dựng và bộ Khoa học công
nghệ môi trường thì mỗi ô chôn lấp thường lấp trong 2-3 năm là hết và chuyển sang ô
mới.

Số lượng ô chôn lấp: 6 ô.

Bảng 3-2: Phân chia ô chôn lấp theo năm


Khối Khối
Giai lượng Giai lượng
Năm Ô Năm Ô
đoạn rác chôn đoạn rác chôn
lấp lấp
Giai 2018 Giai 2027
124460.1 Ô1 179805.4 Ô4
đoạn 1 2019 đoạn 2 2028

SVTH: Vũ Thị Phương Lâm 29


Đồ án CTR

2020 2029
2021 2030
2022 146801.6 Ô2 2031 206519.3 Ô5
2023 2032
2024 2033
2025 166455.7 Ô3 2034 213691.8 Ô6
2026 2035
Tổng khối lượng CTR 1037734 (tấn)

 Thể tích rác cần chôn ở một ô chôn lấp:

M 3
V (m )
D

Trong đó:

M: Khối lượng chất thải rắn đem chôn lấp (tấn).

D: Tỷ trọng chất thải rắn (tấn/m3). Lấy D=0,65 tấn/m3.

 Thể tích rác sau đầm nén:

Vrn  Vr  k (m3 )

Trong đó: k: hệ số đầm nén (0,6-0,9). Chọn k = 0,8.

Vr: Thể tích rác cần chôn lấp ở một ô chôn lấp.

 Số lớp rác chôn lấp L trong ô chôn lấp:


𝐻−𝑑+𝑑𝑝 15−1,4+0,2
𝐿= = =6
𝑑𝑝 +𝑑𝑟 0,2+2

 Số lớp rác chôn lấp trong ô chôn lấp L= 6 lớp

Trong đó: H: Độ cao tổng thể ô chôn lấp, H=15m.

dr: Độ dày lớp rác (m), dr= 2m.

ddp: Độ dày lớp đất xen kẽ, chọn ddp= 0,2m.

d: độ dày lớp đất phủ trên cùng, chọn d= 1,4m.

 Thể tích đất phủ:

SVTH: Vũ Thị Phương Lâm 30


Đồ án CTR

d p  ( L  1)
Vdp   Vrn
dr  L

Tổng thể tích của ô chôn lấp: Vô=Vrn+Vdp (m3)

Bãi chôn lấp nửa nổi nửa chìm chiều cao H=15m.

Thể tích Tổng thể Diện


Ô Thể tích rác Thể tích Diện tích
rác sau tích ô tích thi Kích thước
chôn cần chôn đất phủ, các ô
đầm nén chôn lấp công ô chôn lấp
lấp (m3) (m3) (m2)
(m3) (m3) (m2)

1 191447 153181 12254.5 165435.5 11029 11200 112 x 100


2 225849 180679 14454.32 195133.3 13008.9 13100 131 x 100
3 260086 204487 16358.92 200845.4 13389.6 13500 135 x 100
4 276624 221299 17703.9 241881.5 16125.4 16200 135 x 120
5 317722 254178 20334.2 274511.8 18300.8 18500 148 x 125
6 356448 285158 22812.6 307970.7 20531.4 21000 150 x 140

C
D1 C1

a a1
b1
A1 B1

A
b B D
V1h1 C
h2
D2 C2 a
a2
A2 b2 B2 A
b
B

Trong đó: V1 : Thể tích phần nổi (m3)

V2 : Thể tích phần chìm (m3)

h1: Chiều cao phần nổi (m)

h2: Chiều cao phần chìm (m)


SVTH: Vũ Thị Phương Lâm 31
Đồ án CTR

a, b : Kích thước mặt bằng ô chôn lấp (m)

a1 , b1 : Kích thước mặt nổi ô chôn lấp (m)

a2 , b2 : Kích thước mặt chìm ô chôn lấp (m)

Ta có công thức:

a1 = a – 2m1.h1 ,b1=b – 2m1.h1

a2 = a – 2m2.h2 , b2 = b – 2m2.h2

V1=h1/6[ab+(a+a1)(b+b1)+a1b1]

V2=h2/6[ab+(a+a2)(b+b2)+a2b2]

Chọn h1 = 8m, h2= 7m, m1 = 1, m2 = 1

a1= a – 2.8, b1= b – 2.8

a2 = a – 2.7, b2 = b – 2.7

Theo quy trình thi công thì diện tích đào đất sẽ được tận dụng làm đất phủ trung
gian => V2>=Vdp

V1+V2=Vô

Tìm được kích thước ô chôn lấp:

Diện
Chiều Chiều
Kích thước mặt Kích thước Thể tích tích bề
Ô Kích thước mặt cao cao Thể tích Tổng thể
bằng ô chôn mặt nổi ô phần mặt ô
chôn chìm ô chôn lấp phần phần phần nổi tích thực
lấp chôn lấp chìm chôn
lấp nổi chìm
lấp
3 3 3
(m) (m) (m) (m) (m) (m ) (m ) (m ) (m²)
A b a1 b1 a2 b2 h1 h2 V1 V2 V = V1+V2 S=a•b
1 112 100 96 84 98 86 8 7 76714.7 68469.3 145184 11200
2 131 100 115 84 117 86 8 7 90698.7 80838.3 171537 13100
3 135 100 119 84 121 86 8 7 93642.7 83442.3 177085 13500
4 135 120 119 104 121 106 8 7 113963 101362 215325 16200
5 148 125 132 109 134 111 8 7 131211 116580 247791 18500
6 150 140 134 124 136 126 8 7 150123 133247 283370 21000
Tổng 93500

Hệ thống lớp lót đáy chống thấm ( bố trí từ dưới lên):


Đất nền ở đáy và 2 bên thành được đầm nén kỹ

SVTH: Vũ Thị Phương Lâm 32


Đồ án CTR

- Lớp đất sét dày chống thấm: 0.6m ( hệ số thấm nước > 10-7 cm/s)
- Lớp chống thấm: HDPE: 0.002m
- Lớp cát: 0.2m
- Lớp sỏi + đường ống: 0.3m
 Bề dày lớp lót đáy: 1.406m
Lớp phủ bề mặt trên cùng ( bố trí từ dưới lên):
- Lớp đất dày: 0.6m
- Lớp chống thấm HDPE: 0.002m
- Lớp cát thoát nước dày: 0.3m
- Lớp đất trồng cỏ dày: 0.5m
 Bề dày lớp phủ mặt: 1.402m

3.3. Thiết kế hệ thống thu khí bãi chôn lấp

3.3.1. Cơ sở lý thuyết về hình thành khí trong bãi chôn lấp

 Các sản phẩm của khí

Các sản phẩm khí chủ yếu được tạo thành ở bãi chôn lấp rác là CH4,NH3, H2S,
CO2,... Khí sinh học là sản phẩm của quá trình phân hủy các chát hữu cơ có trong bãi
chôn lấp. Thành phần của khí gas trong giai đoạn đầu chủ yếu là carbondioxide (CO2)
và một số loại khí như N2 và O2. Sự có mặt của khí CO2 trong BCL tạo điều kiện cho
sinh vật kị khí phát triển và từ đó bắt đầu giai đoạn hình thành khí methane . Như vậy
khí gas có hai thành phầm chủ yếu là CH4 và CO2 chiếm khoảng từ 40-50%. Mặc dù
H2S là khí độc đối với con người song hiếm khi nào nó có thể tích tụ ở bãi rác tới nồng
độ có thể gây ảnh hưởng đến con người. Tuy nhiên vấn đề cần chú ý là các bãi rác
chôn lấp kị khí có chứa nhiều chất hữu cơ do vậy CH4 có thể hình thành tới một nồng
độ đủ cao để có thể gây ra tình trạng cháy nổ, ô nhiễm môi trường BCL và các khu
vực xung quanh. Mối nguy hiểm này thậm chí còn kéo dài cả sau khi bãi rác đã hoàn
tất việc chôn lấp. Vì vậy BCL rác thải hợp vệ sinh nhất thiết phải có hệ thống thu gom
và xử lý khí.

 Cơ chế hình thành các khí trong bãi chôn lấp

Các chất hữu cơ trong bãi rác tạo ra rất nhiều loại khí, phụ thuộc vào quá trình phân
hủy và ổn định do các vi sinh vật. Quá trình phân hủy thay đổi phụ thuộc vào các vi
sinh vật liên quan. Thông thường chúng được chia ra thành hai dạng: phân hủy hiếu
SVTH: Vũ Thị Phương Lâm 33
Đồ án CTR

khí nhờ hoạt động của các vi sinh vật tiêu thụ oxy và phân hủy kị khí nhờ hoạt dộng
của các vi sinh vật không cần đến oxy. Qúa trình phân hủy được thể hiện bằng công
thức sau:

Phân hủy hiếu khí:

(HaObNc+ ¼ (4+a-2b-3c)O2 → CO2 + 1/2(a-3c) H2O + c NH3

Phân hủy kỵ khí:

(HaObNc + ¼ (4 + a-2b-3c)H2O→CO2 + 1/8(4-a-2b+3c)CO2 +1/8(4+a-2b-3c)CH4 +


c NH3

Trong thực tế, không thể giữ toàn bộ một bãi rác trong điều kiện kỵ khí đồng thời
cũng không thể tránh được việc để chúng tồn tại trong điều kiện kỵ khí. Trong phân
hủy kỵ khí các chất khí như methane (CH4), dixit cacbon (CO2), annonia (NH3) được
giải phóng ra cùng vơi một lượng rất nhỏ sulphua hydro (H2S), sulphua methyl
(CH3)2S, methyl mecaptan (CH3SH).

3.3.2. Xác định lượng khí hình thành trong bãi chôn lấp

Thông thường lượng khí gas ở BCL có sản lượng lớn nhất là 5 năm đầu tiên , đạt
được khoảng từ 4-14m3 thể tích khí biogas tấn phế thải khô và kéo dài khoảng 10 năm
kể từ khi giai đoạn yếm khí bắt đầu xuất hiện. Sau đó khả năng sản sinh khí bị giảm
dần , thậm chí có bãi chỉ còn là hiện tượng nhỏ giọt (thu hồi khí trong tình trạng ngắt
quãng ), khi đó có thể tạm ngưng việc thu hồi khí trong một thời gian .

a. Xác định công thức hóa học đối với chất hữu cơ phân hủy nhanh và chậm

SVTH: Vũ Thị Phương Lâm 34


Đồ án CTR

Bảng 3-3: Khối lượng chất thải PHN-PHC

%m
Độ ẩm
Thành phần trung m trung bình m khô m ướt
(% )
bình
Chất thải hữu cơ 42.5 70 441037.0 132311.1 308725.9
Giấy 34 6 352829.6 331659.8 21169.8
Giấy carton 6 5 62264.0 59150.8 3113.2
Nhựa 7 2 72641.4 71188.6 1452.8
Vải vụn 2 10 20754.7 18679.2 2075.5
Cao su 0.5 2 5188.7 5084.9 103.8
Da 0.5 10 5188.7 4669.8 518.9
Chất thải trong 18.5 60 191980.8 76792.3 115188.5
Gỗ 2 20 20754.7 16603.7 4150.9
PHN 557366.9 449235.0
PHC 158773.3 7264.1

Bảng 3-4: Thành phần hóa học của các hợp phần cháy được của chất thải rắn

% trọng lượng theo trạng thái khô


Hợp phần
C H O N
Chất thải thực
48 6.4 37.6 2.6
phẩm
Giấy 43.4 6 44 0.3
Catton 4.4 5.9 44.6 0.3
Nilong, nhựa 60 7.2 22.8 0
Vải, hàng dệt 55 6.6 31.2 4.6
Cao su 78 10 0 2
Da 60 8 11.6 10
Lá cây, cỏ 47.8 6 38 3.4
Gỗ 49.5 6 42.7 0.2

Bảng 3-5: Khối lượng các thành phần cháy được

Khối lượng (tấn)


Hợp phần

C H O N

SVTH: Vũ Thị Phương Lâm 35


Đồ án CTR

Chất thải thực 63509.3 8467.9 49749.0 3440.1


phẩm
Giấy 143940.3 19899.6 145930.3 995.0
Catton 2602.6 3489.9 26381.3 177.5
Nilong, nhựa 42713.1 5125.6 16231.0 0.0
Vải, hàng dệt 10273.6 1232.8 5827.9 859.2
Cao su 3966.2 508.5 0.0 101.7
Da 2801.9 373.6 541.7 467.0
Lá cây, cỏ 36706.7 4607.5 29181.1 2610.9
Gỗ 8218.9 996.2 7089.8 33.2
314732.7 44701.6 280932.0 8684.6

Bảng 3-6: Thành phần số mol các nguyên tố

Nguyên tố C H O N
Khối lượng nguyên
12.01 1 16 14.01
tử
Tổng số mol
Phân hủy nhanh 252375.2 33971.3 231950.2 7079.2
Phân hủy chậm 62357.4 10730.4 48981.9 1605.4

Bảng 3-7: Công thức hóa học PHN, PHC


Cho N=1

C H O N
Phân hủy nhanh 21013.8 33971.3 14496.9 505.3
Phân hủy chậm 5192.1 10730.4 3061.4 114.6
Công thức PHN 42 67 29 1
Công thức PHC 45 94 27 1
b. Xác định lượng khí hình thành từ phân hủy nhanh và phân hủy chậm
 Phân hủy nhanh
C42H67O29N + 11,5 H2O 21,75 CH4 + 20,25CO2 + NH3
1049 348 891
1 0,33 0,85 (tấn)
Khối lượng riêng của CH4: CH4  0.7167 kg/m3

SVTH: Vũ Thị Phương Lâm 36


Đồ án CTR

 Thể tích khí CH4 sinh ra khi chôn lấp 1 tấn CTR khô PHN là
0,33 . 1000
V(CH4 ) = = 460,44(m3)
𝑂,7167

Khối lượng riêng của CO2: CO2  1.9768 kg/m3

 Thể tích khí CO2 sinh ra khi chôn lấp tấn CTR khô PHN là:
0,85 . 1000
V(CO2 ) = = 430(m3)
1,9768

Tổng thể tích khí sinh ra khi phân hủy 1 tấn chất thải rắn khô PHN là:

VPHNkhô=𝑉 (𝐶𝐻4 ) + 𝑉(𝐶𝑂2 ) = 460,44 + 430 = 890,44 (m3)

Tổng thể tích khí sinh ra khi phân hủy 1 tấn chất thải rắnPHN là:

𝑉𝑃𝐻𝑁 =VPHNkhô×(m /m ) = 890,44×0,55= 489,742(m3)


khô PHN PHN

 Phân hủy chậm

C45H94O27N + 8,75 H2O 27,125 CH4 + 17,875 CO2 + NH3


1080 434 787
1 0,4 0,73 (tấn)
Khối lượng riêng của CH4: CH4  0.7167 kg/m3

 Thể tích khí CH4 sinh ra khi chôn lấp 1tấn CTR khô PHC là:
0,4 . 1000
V(CH4 ) = = 558,11(m3)
𝑂,7167

Khối lượng riêng của CO2: CO2  1.9768 kg/m3

 Thể tích khí CO2 sinh ra khi chôn lấp tấn CTR khô PHC là
0,73 . 1000
V(CO2 ) = = 369,3(m3)
1,9768

Tổng thể tích khí sinh ra khi phân hủy 1 tấn chất thải rắn khô PHC là:

VPHCkhô=(𝑉 (𝐶𝐻4 ) + 𝑉𝐶𝑂2 ) = 558,11 + 369,3 = 927,41(m3)

Tổng thể tích khí sinh ra khi phân hủy 1 tấn chất thải rắn PHC là:

SVTH: Vũ Thị Phương Lâm 37


Đồ án CTR

𝑉𝑃𝐻𝐶 =VPHCkhô×(m /m ) = 927,41 ×0,96= 886,8 (m3)


khô PHC PHC

c. Xác định sự biến thiên khí theo thời gian

Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, độ ẩm cao, mưa nhiều, độ ẩm rác
thải cao (30-60%) do vậy tốc độ phân hủy của CTR sau khi chôn lấp khá nhanh. Giả
thiết phần hữu cơ sinh học nhanh phân hủy trong 5 năm, phần hữu cơ sinh học chậm
phân hủy trong 20 năm

 Phân hủy nhanh trong 5 năm


Sử dụng mô hình tam giác ta có:

(m3/năm) h
Tốc độ 3/4h
sinh khí 2/4h

1/4h
phát
0 1 2 3 4 5
sinh
Thời gian (năm)
khí
Tốc độ phát sinh khí cực đại (cuối năm 1):

h = 2V/5 = (2.489,742)/5 = 196 (m3/kg/năm)

Tổng lượng khí sinh ra trong năm thứ 1:

x1 = ½.h = 1/2.199,54 = 98(m3/kg)

Tốc độ phát sinh khí cuối năm thứ 2:

h1 = ¾.h = ¾.199,54 = 147 (m3/kg/năm)

Tổng lượng khí sinh ra trong năm thứ 2:

x2= ½.(h +h1) = ½ .(196+147) = 171,5(m3/kg)

Tốc độ phát sinh cuối năm thứ 3:

SVTH: Vũ Thị Phương Lâm 38


Đồ án CTR

h2 = ½.h = ½.196 = 98 (m3/kg/năm)

Tổng lượng khí sinh ra trong năm thứ 3:

x3= ½.( h2 + h1) = 1/2.(147+98) = 122,5 (m3/kg)

Tốc độ phát sinh khí cuối năm thứ 4:

h3 = ¼.h = ¼.196 = 49 (m3/kg/năm)

Tổng lượng khí sinh ra trong năm thứ 4:

x4 = ½.(h3 + h2) = ½.(98+49) =73,5(m3/kg)

Tốc độ phát sinh khí cuối năm thứ 5:

h4 = 0,0 (m3/kg/năm)

Tổng lượng khí sinh ra trong năm thứ 5:

x5 = ½.( h4 + h3) = ½.(0+49) = 24,5(m3/kg)

 PHC trong 20 năm (coi đạt max ở năm thứ 5)

Tốc độ sinh khí


(m3/năm)

10/15h

5/15h

năm
0 5 10 15 20

SVTH: Vũ Thị Phương Lâm 39


Đồ án CTR

Tốc độ sinh khí cực đại của rác phân hủy chậm (cuối năm 5)

VPHC = ½.hmax PHC.20

=>hmax = 886,8/10 = 88,68 m3/tấn.năm

Tổng lượng khí sinh ra trong năm thứ 5:

x1 = ½.h = ½.88,68 = 44,34(m3/kg)

Tốc độ phát sinh khí cuối năm thứ 10:

h1 = 2/3.h = 2/3.88,68 = 59,12(m3/kg/năm)

Tổng lượng khí sinh ra trong năm thứ 10:

x2 = ½.(h +h1) = ½.(88,68+59,12) = 73,9(m3/kg)

Tốc độ phát sinh cuối năm thứ 15

h2 = 1/3.h = 1/3.88,68 = 29,56 (m3/kg/năm)

Tổng lượng khí sinh ra trong năm thứ 15:

x3= ½.( h2 + h1) = ½.(59,12+29,56) = 44,34(m3/kg)

Tốc độ phát sinh khí cuối năm thứ 20:

h3 = 0,0 (m3/kg/năm)

Tổng lượng khí sinh ra trong năm thứ 20:

x4= ½.( h3 + h2) = ½.(0+29,56) = 14,78(m3/kg)

Tổng khối lượng khí BCL sinh ra:

Mkhi = (VPHN+VPHC).mCTR = (489,742+886,8).1037734 = 1428484436 (m3)

d. Hệ thống thu khí bãi chôn lấp

Thu hồi khí gas thường bằng hệ thống thu khí gas chủ động bằng các giếng khoan
thẳng đứng, cách đều nhau. Khoảng cách giữa các giếng thu là 60m và đặt so le hai
hàng với nhau. Trong giếng thu đặt ống HDPE ∅90 đục lỗ ∅20 , xung quanh đổ sỏi 3-
5mm. Tại mỗi bãi chôn lấp bố trí các hàng giếng thu cách nhau 60m. Ống thu gom

SVTH: Vũ Thị Phương Lâm 40


Đồ án CTR

ngang bằng HDPE ∅150 thu gom khí từ các giếng trong một hàng, sau đó thu về ống
thu chính ∅400

3.4. Tính toán thu gom nước rỉ rác

3.4.1. Cơ sở hình thành nước rỉ rác

Nước rỉ rác là lượng nước bẩn thấm qua lớp rác của các ô chôn lấp, kéo theo các
chất ô nhiễm từ rác chảy vào tầng đất ở dưới bãi chôn lấp.

Nước rác được hình thành trong quá trình chôn lấp vận hành bãi rác là do:

Bản thân rác có độ ẩm.

Mực nước ngầm có thể dâng lên và vào các ô chôn lấp, nước có thể vào các ô chôn
rác qua lớp cạnh của ô rác.

Nước từ các khu khác chảy qua có thể thấm vào rác trước khi đóng bãi.

Nước mưa rơi xuống khu vực ô chôn lấp trước khi phủ đất, trước và sau khi đóng
cửa ô chôn lấp.

Nước do tưới dung dịch EM và các phế phẩm khác.

a. Hệ thống thu gom nước rác


Do vậy phải có hệ thống thu gom nước rác tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản sau
đây:

- Hệ thống thu gom phải đủ lớn để thu gom hết lượng rác phát sinh.
- Hệ thống thu gom phải đủ lớn để thu gom hết lượng nước rác phát sinh.
- Hệ thống thu gom lắp đặt làm sao hạn chế nước đọng lại đáy, độ dốc tối thiểu
1%.

SVTH: Vũ Thị Phương Lâm 41


Đồ án CTR

Hình 3-1: Ống thu gom nhẵn, đường kính từ 15-20 cm


b. Thành phần của nước rác.

- Nước rác có độ ô nhiễm hữu cơ cao gấp hàng chục lần nước thải sinh hoạt đặc
trưng bởi thành phần COD, BOD
- Hàm lượng chất rắn SS và cặn hòa tan cũng cao gấp nhiều lần nước thải sinh
hoạt.
- Thành phần của nước rác có thể thay đổi theo các giai đoạn khác nhau của quá
trình phân hủy sinh học.

Bảng 3-8: Thành phần nước rác biến đổi trong các giai đoạn phân hủy rác thải
Giai đoạn 2 Giai đoạn 3 Giai đoạn 4
Giai đoạn 1
(năm thứ 2, (năm thứ 4, (các năm tiếp
(năm thứ 1)
3) 5) theo)
Tỷ lệ BOD/COD 0.6 - 0.7 0.25 - 0.35 0.05 - 0.15
pH 5.6 - 6 - 7.5 - 8 - Hàm lượng các
Hàm lượng BOD 2500 - 5000 - BOD giảm chất gây ô nhiễm
(mg/l) 38000 15000 mạnh không cao.
Phương - Không phải xử lý
Phương
pháp hóa lý Phương sơ bộ, có thể đưa
Phương pháp xử pháp sinh
trước khi pháp sinh thẳng đến hồ sinh
lý học đem lại
đưa vào xử học học.
hiệu quả cao
lý sinh học

SVTH: Vũ Thị Phương Lâm 42


Đồ án CTR

3.4.2. Tính toán lượng nước rỉ rác sinh ra

Sử dụng công thức tính toán lượng rỉ rác nước rác:

Tính toán lượng nước rò rỉ theo mô hình vận chuyển 1 chiều của nước rò rỉ xuyên
qua lớp rác nén và đất bao phủ như sau:

𝑄 = 𝑀 ∗ (𝑊1 − 𝑊2 ) + [𝑃 ∗ (1 − 𝑅) − 𝐸 ] ∗ 𝐴

Trong đó:

+ Q là lưu lượng nước rò rỉ sinh ra trong bãi rác (𝑚3 /𝑛𝑔à𝑦)

+ M là khối lượng rác trung bình ngày ( tấn/ngày)

+ W2 là độ ẩm của rác sau khi nén (%). W2=25%

+ W1 là độ ẩm của rác trước khi nén (%). W1=60%

+ P là lượng mưa ngày trong tháng lớn nhất (mm/ngày) P= 153 mm/ngày (số liệu
địa phương)[1]

+ R là hệ số thoát nước bề mặt. Đất sét pha cát chọn R=0.15

+ E là lượng bốc hơi lấy bằng 6 mm/ngày ( thường là 5 - 6 mm/ ngày)

+ A là diện tích chôn rác mỗi ngày (m2)

SVTH: Vũ Thị Phương Lâm 43


Đồ án CTR

Năm KLTB Diện tích Diện tích ô Độ ẩm Độ ẩm của Hệ số thoát Lượng Lượng Lưu lượng Lượng nước
rác M ô chôn chôn lấp của rác rác trước nước bề mặt, bốc hơi mưa lớn nước rỉ nác rỉ rác theo
(tấn/ngày) lấp trong mỗi ngày sau khi khi đầm R m/ngày nhất trong (m3/ngày) năm
năm A(m2) đầm nén nén, W1 tháng P,
S(m2) W2 (m/ngày)
2018 104.28 113.66 0.25 0.6 0.15 0.006 0.282 63.062 23018
2019 105.36 113.66 0.25 0.6 0.15 0.006 0.282 63.438 23155
2020 131.34 124460 113.66 0.25 0.6 0.15 0.006 0.282 72.533 26475
2021 132.69 134.07 0.25 0.6 0.15 0.006 0.282 77.774 28388
2022 134.06 134.07 0.25 0.6 0.15 0.006 0.282 78.252 28562
2023 135.44 146802 134.07 0.25 0.6 0.15 0.006 0.282 78.736 28739
2024 136.84 152.01 0.25 0.6 0.15 0.006 0.282 83.42 30448
2025 158.67 152.01 0.25 0.6 0.15 0.006 0.282 91.06 33237
2026 160.53 166456 152.01 0.25 0.6 0.15 0.006 0.282 91.712 33475
2027 162.36 164.21 0.25 0.6 0.15 0.006 0.282 95.2 34748
2028 164.2 164.21 0.25 0.6 0.15 0.006 0.282 95.844 34983
2029 166.06 179805 164.21 0.25 0.6 0.15 0.006 0.282 96.497 35222
2030 186.44 188.6 0.25 0.6 0.15 0.006 0.282 109.33 39906
2031 188.61 188.6 0.25 0.6 0.15 0.006 0.282 110.09 40183
2032 190.76 206519 188.6 0.25 0.6 0.15 0.006 0.282 110.84 40457
2033 192.93 195.15 0.25 0.6 0.15 0.006 0.282 113.13 41294
2034 195.13 195.15 0.25 0.6 0.15 0.006 0.282 113.9 41575
2035 197.39 213692 195.15 0.25 0.6 0.15 0.006 0.282 114.69 41863

3.4.3. Thiết kế hệ thống thu gom nước rỉ rác

Nguyên tắc khi thiết kế hệ thống thu gom nước rỉ rác

Hệ thống thu gom nước rác: sử dụng lớp chống thấm nước rác sẽ được giữ lại trong
bãi chôn lấp và phải được thu gom triệt để nếu không nó sẽ chảy tràn ra cạnh của lớp
chống thấm. Bãi chôn lấp rác thải hợp vệ sinh cần phải có 1 hệ thống thu gom nước
rác từ đáy ô chôn lấp và được tập trung dẫn về nơi xử lý trước khi xả ra ngoài. Hệ
thống thu gom này bao gồm: tầng thu nước rác và mạng lưới ống thu gom, hố thu
nước rác.

 Tầng thu gom nước rác

Được điền đầy = cuội sỏi, được bao phủ lên trên bằng lớp vải địa kỹ thuật để ngăn
trặn sự xâm nhập của bụi mịn và rãnh thu gom và cuối cùng là ống thu gom nước rác.

Tầng thu gom nước rác được đặt ở đáy bãi chôn lấp và khi cao bằng mặt đất thì sẽ
có cách mương thu nước rỉ rác xung quanh bãi rác.

SVTH: Vũ Thị Phương Lâm 44


Đồ án CTR

Lớp lọc bao quanh đường ống = cát thô có ít nhất 5% khối lượng các hạt có đường
kính 0,075mm.

Thiết kế bãi chôn lấp dùng lớp lót đáy bằng vải kỹ thuật HDPE chống thấm và
chống mùi rất tốt.

Hệ thống thu gom nước rác phải được lắp đặt và thiết kế để hạn chế đến mức thấp
nhất sự tồn đọng của nước rác ở dưới đáy bãi chôn lấp.

Hệ thống đảm bảo chống thấm tốt ở đáy và hai bên thành để hạn chế rò rỉ xuống
tầng nước ngầm và nước mặt.

 Hệ thống ống thu gom nước rác phải tuân thủ theo nguyên tắc:

Thông thường người ta sử dụng những ống được đục lỗ từ 15 – 20 cm có độ bền


vững về mặt cấu trúc khi đặt ở bất cứ độ sâu nào trong bãi chôn lấp

Mạng lưới ống thu nước rác được đặt bên trong tầng thu nước rác. Mạng lưới đường
ống thu nước rác này phải đáp ứng yêu cầu sau:

+ Có thành bên trong nhẵn và đường kính tối thiểu là 150 mm

+ Có độ dốc tối thiểu là 1%

+ Cứ 100mm ống thu gom nước rác sẽ khoan 1 lỗ thóat nước, các lỗ khoan được
khoan trên nửa chu vi phía trên của các ống thu gom, khoảng cách giữa các lỗ khoan là
6mm

+ Các ống thu gom thường đặt cách nhau 6m

+ Sử dụng hệ thống nhiều ống thu gom nước rò rỉ sẽ đảm bảo loại bỏ nước rỉ rác từ
đáy BCL

 Hố thu nước rác

Các hố thu nước rác nên thiết kế đủ dung tích để chứa nước rác trong một thời gian
(thường từ 1 – 3 ngày ) trong suốt mùa mà lượng nước rác đạt tới đỉnh. Dung tích sẽ
phụ thuộ vào tần số bơm nước và lưu lượng tối đa cho phép đối với nhà máy xử lý.

SVTH: Vũ Thị Phương Lâm 45


Đồ án CTR

Cả 2 loại hố thu nước rác tường đơn và tường kép đều có thể sử dụng. Các bể chứa
nước rác tường đơn nên đặt vào giữa một lớp bọc màng đất sét hay màng nhân tạo.

Cần giám sát dược mặt trong của lớp bọ. Giếng giám sát sẽ phát hiện ra sự rò rỉ của
bể tại một thời điểm sớm nhất.

Hình 3-2: Mạng lưới thu gom nước rác về TXL


3.4.4. Tính toán thủy lực

Lưu lượng nước rác tại các ô chôn lấp

Bảng 3-9: Lưu lượng nước rác tại các ô chôn lấp
Năm Lưu lượng Lưu lượng Lưu lượng Hố th gom
nước rò nước tại ô tính toán (l/s)
rỉ(m3/ngày) (m3/ngày)

2018 63.062
2019 63.438 199.03 2.304 1
2020 72.533
2021 77.774
2022 78.252 234.76 2.717 2
2023 78.736

SVTH: Vũ Thị Phương Lâm 46


Đồ án CTR

2024 83.42
2025 91.06 266.19 3.081 3
2026 91.712
2027 95.2
2028 95.844 287.54 3.328 4
2029 96.497
2030 109.33
2031 110.09 330.26 3.822 5
2032 110.84
2033 113.13
2034 113.9 341.73 3.955 6
2035 114.69
Lựa chọn tuyến thu gom nước thải bất lợi nhất là 1-2-5-8-9-TXL

- Lưu lượng nước rác tại đoạn 1:

Q1 = Q4 = 3,328 (l/s)

- Lưu lượng nước rác tại đoạn 1-2:

Q2= Q1-2 + Q1 = 3,328 + 2,304 = 5,632 (l/s)

- Lưu lượng nước rác đoạn 2-5:

Q2-5= Q2 + Q5 + Q2 = 5,632 + 3,822 + 2,717= 12,171 (l/s)

- Lưu lượng nước rác đoạn 5-8:

Q5-8= Q2-5+ Q6 = 12,171 + 3,955 = 15,126 (l/s)

- Lưu lượng nước rác tại đoạn 8-9:

Q8-9= Q5-8+ Q3 = 15,126 + 3,081 = 18,207 (l/s)

- Lưu lượng nước rác tại Trạm Xử Lý:

QTXL= Q8-9 = 18,207 (l/s)

SVTH: Vũ Thị Phương Lâm 47


Đồ án CTR

Bảng 3-10: Các thông số thủy lực


Đoạn D v
L(m) Q (l/s) i 1/D h (m) h/D
ống (mm) (m/s)
1/2 80 5.632 140 0.003 0.628 0.24 0.079 0.565
2/5 190 12.171 200 0.0024 0.695 0.456 0.109 0.545
5/8 235 15.126 225 0.0022 0.708 0.517 0.119 0.529
89/TXL 155 18.207 250 0.0021 0.728 0.325 0.127 0.507

Tính cao trình đường ống

- Cốt mắt đất tại khu vực chôn lấp là 1432m

- Lấy độ sâu chôn cống đầu tiên là 0,5m

Ta được bảng thủy lực và cao trình các đoạn cống sau:

Cao độ
Đường Chiều sâu chôn ống
Đoạn ống h h/D Đỉnh ống Mực nước Đáy ống
kính
Đầu Cuối Đầu Cuối Đầu Cuối Đầu Cuối
1/2 140 0.079 0.565 1432 1431 1431.579 1431.339 1431.5 1431.26 0.5 -0.26
2/5 200 0.109 0.545 1431 1430 1431.339 1430.883 1431.23 1430.774 -0.23 -0.774
5/8 225 0.119 0.529 1430 1429 1430.883 1430.366 1430.764 1430.247 -0.764 -1.247
89/TXL 250 0.127 0.507 1429 1424 1430.366 1430.041 1430.239 1429.914 -1.239 -5.914

3.4.5. Tính toán trạm bơm nước thải

Trong các ô chôn lấp ô thứ 9 có lưu lượng lớn nhất Q = 341.73(m3/ngày). Vì vậy
chọn công suất xử lý của trạm là Q = 341.73(m3/ngày) = 3.955(l/s) = 0.004 (m3/s)

SVTH: Vũ Thị Phương Lâm 48


Đồ án CTR

Trạm bơm nước rác

Để bơm nước rác từ hố thu nước rác đến hồ chứa nước rỉ rác ở khu vực xử lý nước
rỉ rác thì cần 2 máy bơm: 1 máy bơm dự trữ, 1 máy bơm làm việc. Loại máy bơm lựa
chọn là máy bơm dạng cánh quạt.

 Thiết kế ống hút

Thông thường mỗi máy bơm sẽ có một ống hút. Các máy bơm được bố trí thẳng
hàng.

Vận tốc trong ống hút: v = 0,7 – 1 m/s (chọn v=0.8m/s)

Đường kính ống hút:

4. 𝑄 4. 0.004
𝐷ℎ𝑢𝑡 = √ = √ = 0.079 (𝑚) 𝐶ℎọ𝑛 𝐷 = 80 𝑚𝑚
𝜋. 𝑣 3.14. 0,8

Trong đó :

Q : lưu lượng nước rác trong ống , Q = 0,004(m3/s)

Kiểm tra vận tốc trong đường ống:

4𝑥 𝑄 4𝑥 0,004
𝐷ℎ𝑢𝑡 = = = 0.8 (𝑚/𝑠) 𝑇ℎỏ𝑎 𝑚ã𝑛 𝑣 = 0,7 − 1 𝑚/𝑠
3,14 𝑥 𝐷 2 3,14 𝑥 0,082

 l v2
Tổn thất cột nước trong ống hút: hw1=(  van vào+  uốn+ )
d 2g

SVTH: Vũ Thị Phương Lâm 49


Đồ án CTR

Trong đó :

8 g 8  9,81
 : Hệ số sức kháng ống hút.     0, 028
C 2 (53,13)2

𝐷 80
𝑅= = = 20 𝑚𝑚 = 0,02 𝑚 𝑣à 𝑛 = 0,015 ( ố𝑛𝑔 𝑡ℎé𝑝)
4 4

1 1 1 1
C  .R 6  .0, 25625 6  53,13m / s
n 0,015

 van vào : Hệ số tổn thất cục bộ chỗ vào :  van vào = 0,5

 uốn : Hệ số tổn thất cục bộ chỗ ra :  uốn = 1

Chọn l = 10 m

0,028.10 0,82
hw1  (0,5  1  ).  0,063(m)
0,65 2.9,81

 Thiết kế ống đẩy (ống dài)

Có thể lắp riêng hoặc ghép song song. Số ống đẩy >= 2

Đường kính ống đẩy:

4.𝑄 4.0.004
𝐷𝑑𝑎𝑦 = √ = √ = 0.058(𝑚) . Chọn D=60 mm
𝜋.𝑣 3.14.1,5

Trong đó:

v: Vận tốc nước trong ống đẩy: v=1-2,5 m/s (chọn V-1,5 m/s)

Kiểm tra vận tốc trong ống đẩy:


4. 𝑄 4.0,004
𝑣= = = 1,415𝑚/𝑠
𝜋. 𝐷 2 𝜋. 0.062

Tổn thất đường đi ống đẩy

Ống đẩy tính như ống dài bỏ qua tổn thất cục bộ, chỉ tính tổn thất dọc đường:

SVTH: Vũ Thị Phương Lâm 50


Đồ án CTR

𝑄2 3,9552
ℎ𝑑𝑑 = 2 𝑥𝑙= 𝑥 20 = 0,39 (𝑚)
𝐾 28,372
Trong đó :

Q : lưu lượng nước rác (l/s) Q = 3,955 (l/s)

L = 20 m

K: Tra bảng phụ lục 6.1 –sách Thủy lực tập 1 – Nguyễn Cảnh Cầm .

Với D = 60mm => K = 28.37 (l/s)

 Tính cột nước bơm

Hb = Hdh +hh + hđ + h0 = 2+ 0,079 + 0.39 + 1 = 3,469 (m)

Hdh = Zđ - Zb = 108.49-106.49 = 2 (m)

Trong đó:

Hb : Cột nước bơm

Hđh : Cột nước địa hình

Zđ Cao trình mực nước bể xả (miệng xả ngập)hoặc công trình tâm ống đẩy, Zđ
=108.49 m

Zb : Cao trình mực nước thấp nhất trong bể chứa, Zb = 106.49m

hh : tổn thất thủy lực trong ống hút , hh = 0,079 m

hđ : Tổn thất thủy lực trong ống đẩy, hđ = 0.39 m

ho : Cột nước tự do tại cửa ra của ống đẩy ( lấy bằng 1m)

 Công suất của máy bơm

𝛾. 𝑄. 𝐻𝑏 980𝑥 0,004 𝑥 3,469 𝑁𝑚3


𝑁= = = 0,02 ( )
1000. 𝑛𝑏 . 𝑛𝑐 1000 𝑥0,8 𝑥 0,75 𝑠

Trong đó :

nb = 0.8, nc = 0.75 (bài giảng hướng dẫn đồ án thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn -
Nguyễn Thanh Hòa )

SVTH: Vũ Thị Phương Lâm 51


Đồ án CTR

ϒ –Trọng lượng riêng nước rỉ rác (10-15 % ϒnước) (N/m2) = 0,1.9800= 980 (N/ m2).

 Đề xuất công nghệ xử lý nước rác

- Thành phần của nước rác rất khó xác định vì có nhiều yếu tố tác động lên sự hình
thành nước rác:

+ Thời gian chôn lấp: thành phần nước rác thay đổi theo thời gian chôn lấp, nước
rác từ các bãi chôn lấp lâu năm có lượng chất ô nhiễm thấp hơn nước rác từ các bãi
mới chôn lấp.

+ Điều kiện khí hậu, mùa, độ ẩm: các yếu tố này ảnh hưởng đến các phản ứng phân
hủy trong bãi chôn lấp do đó ảnh hưởng tới thành phần nước rác

+ Mức độ pha loãng với nước mặt và nước ngầm

+ Loại rác chôn lấp.

+ Ngoài ra còn nhiều yếu tố khác như: độ nén, chiều dày và nguyên liệu làm lớp
phủ,…đều ảnh hưởng đến thành phần nước rác.

Các chất hữu cơ: Phần lớn các chất hữu cơ trong nước rỉ rác là các chất cao phân tử
như axit humic (mùn), axit fulvic, các hợp chất tannin, các loại tạp chất hữu cơ có
nguồn gốc nhân tạo. Các chất hữu cơ này là nguyên nhân gây ra màu, mùi trong nước
và cũng là nguyên nhân gây lên chỉ số COD rất cao trong nước thải. Cấu trúc phức tạp
gồm nhiều nhân thơm, chúng là những polymer mang màu, từ vàng đậm đến nâu đen,
làm cho nước rỉ rác luôn có màu nâu sẫm, là thành phần hữu cơ khó xử lý trong nước rác.

Các chất vô cơ: Các chất vô cơ có trong nước rỉ rác là các hợp chất của nito,
photpho. Đây là những yếu tố gây nên hiện tượng phú dưỡng, làm thực vật phát triển
nhanh chóng, sau đó chết và thối rữa gây ô nhiễm hữu cơ. Nito tồn tại trong nước rỉ
rác dưới các dạng khác nhau như: nitrat, nitrit, amoni và các dạng hữu cơ. Với bãi
chôn lấp càng lâu năm thì nồng độ amoni thường cao. Photpho tồn tại trong nước rác
dưới dạng octophotphat, polyphotphat và các hợp chất photpho hữu cơ, chúng có
nguồn gốc từ các chất tẩy rửa và các phế phẩm nông nghiệp.

Ta có bảng thành phần nước rỉ rác của bãi chôn lấp mới và lâu năm

SVTH: Vũ Thị Phương Lâm 52


Đồ án CTR

Hàm lượng
Bãi mới (dưới 2 năm) Bãi lâu năm
Chỉ tiêu Đơn vị
Khoảng Trung bình
(trên 10 năm)
Ph 4,5 – 7,5 6 6,6 – 9
BOD5 mg/l 2000 – 55000 10000 100 – 200
TOC mg/l 1500 – 20000 6000 80 – 160
COD mg/l 3000 – 90000 18000 100 – 500
Chất rắn hòa tan mg/l 10000 - 55000 10000 1200
Tổng chất rắn lơ lửng mg/l 200 – 2000 5000 100 – 400
Nito hữu cơ mg/l 10 – 800 200 80 – 120
Amoniac mg/l 10 – 800 200 20 – 40
Nitrat mg/l 5 – 40 25 5 – 10
Tổng photpho mg/l 5 – 100 30 5 – 10
Othophotpho mg/l 4 – 80 20 4–8
Độ kiềm theo CaCO3 mg/l 1000 – 22000 3000 200 – 1000
Độ cứng theo CaCO3 mg/l 300 – 25000 3500 200 – 500
Canxi mg/l 50 – 7200 1000 100 – 400
Magie mg/l 50 - 1500 250 50 – 200
Clorua mg/l 200 - 5000 500 100 – 400
Sulfat mg/l 50 – 1825 300 20 – 50
Tổng Fe mg/l 50 – 5000 60 20 - 200
(Nguồn: Tchobanoglouset al, 1993) [9]

Xử lý nước rỉ rác hiện nay giá một mét khối nước thải nước rỉ rác trung bình từ
82.000 - 120.000 (bãi rác Nam Sơn - Hà Nội). Giá thành cao như vậy nguyên nhân là
do công nghệ xử lý nước rỉ rác đang áp dụng hiện nay quá phức tạp và rối rắm. Lượng
hóa chất đổ vào quá nhiều để khử màu, khử nitơ bằng tháp Striping làm cho giá thành
xử lý nước rỉ rác tăng lên quá cao. Dùng phương pháp khử màu bằng fenton là hạ pH
xuống 3-4, châm sắt, H2O2 để sinh ra gốc OH* tự do để khử màu, sau đó lại phải nâng
pH lên mới keo tụ tạo bông được. Dùng tháp Striping để khử Nitơ lại phải đưa pH lên
trên 10 để các dạng nitơ trong nước thải chuyển sang NH3, sau đó dùng quạt thổi cho
bay ra khỏi nước. Phương pháp này hiện nay áp dụng cho các nhà máy xử lý nước rỉ
rác như Bình Dương, Nam Sơn và một số nhà máy xử lý nước rỉ rác khủng khác. Qua
phân tích trên chúng ta dễ dàng nhận thấy quá tốn kém tiền bạc.

Các bước thực hiện:

SVTH: Vũ Thị Phương Lâm 53


Đồ án CTR

Bước 1: Xử lý sơ bộ Bao gồm hồ chứa nước rác tươi,máy tách rác & bể trôn vôi,bể
điều hòa,bể lắng cặn vôi.Nước thải được thu gom làm thoáng sơ bộ,tách rác đồng thời
ổn định nước thải đầu vào và khử kim loại trong nước rác

Bước 2: Xử lý nước thải rỉ rác: tháp Stripping hai bậc. Dùng để xử lý N-NH3 trong
nước thải.Các thiết bị trong tháp hoạt động hoặc dừng tự động theo sự hoạt động của
bơm cấp nước thải lên

Bước 3: Bể khử Canxi + bể tiền xử lý hóa lý Dùng để xử lý lắng cặn Can xi trong
nước rỉ rác.Bể khử caxi được bố trí hệ thống châm hóa chất như 1 bể tiền xử lý hóa lý
nhằm tăng cường quá trình xử lý sinh học

Bước 4: Xử lý nước thải rỉ rác: Bể phản ứng sinh học Seletor + MBBR Dung oxy
hóa COD,BOD đồng thời với quá trình nitrification và denitrification.bể được lắp đặt
hệ thống phân phối khí dưới đáy bể để dung cấp khí dạng bọt mịn.Khí được cấp gián
đoạn thông qua van điều khiển.

Bước 5: Bể xử lý hóa lý Sử dụng các chất keo tụ để xử lý các chất lơ lửng trong
nước rỉ rác và xử lý 1 phần độ màu

Bước 6: Bể oxy hóa fenton hai cấp lien tiếp Sử dụng các chất oxy hóa mạnh để oxy
hóa các chất mang màu và chất ô nhiễm khó phân hủy,sử dụng 2 cấp lien tiếp nhằm
làm tăng hiệu suất của quá trình oxy hóa Bước 7: Xử lý nước thải rỉ rác: Bể lọc khử
trùng Xử lý các thành phần cặn lơ lửng trong nước rác bằng hệ thống bể lọc cát,sử
dụng hóa chất NAClO để khử trùng nước thải Bước 8 : Hệ thống xử lý bùn Bùn dư từ
công đoạn xử lý được bơm đến bể chứa và nén bùn .Bùn từ bể chứa sẽ được hút thu
gom và vận chuyển vào các ô chôn rác của bãi

QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ ĐƯỢC THỂ HIỆN NHƯ HÌNH SAU

SVTH: Vũ Thị Phương Lâm 54


Đồ án CTR

QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC RỈ RÁC ĐƯỢC DIỄN RA NHƯ SAU:

Xử lý sơ bộ

Nước rác từ bãi chôn lấp được thu gom về hồ chứa nước rác.tại hồ chứa nước rác có
bố trí hệ thống sục khí dạng treo nhằm điều hòa lưu lượng và nồng độ nước rỉ rác.bên

SVTH: Vũ Thị Phương Lâm 55


Đồ án CTR

cạnh đó thì hồ chưa nước rỉ rác còn có khả năng phân hủy sinh học. Nước rỉ rác từ hồ
chứa được bơm đến máy tách rác để loại bỏ rác có kích thước lớn hơn 2 mm và chảy
vào bể trộn vôi có bố trí hệ thông máy khuấy vôi (hoặc hệ thống sục khí). Bể trộn vôi
A-02 được cấp vôi và sục khí gián đoạn để tránh lắng cặn vôi và làm tăng hiệu quả
nâng pH. Bể có vai trò khử 1 số ion kim loại nặng trong nước rỉ rác và khử màu cho
nước rỉ rác. Nước thải sau bể trộn được tiếp tục được dẫn vào bể điều hòa (A-03). Tại
bể điều hòa có bố trí hệ thống sục khí nhằm tăng khả năng hòa trộn,đồng thời giảm
mùi phát sinh do quá trình yếm khí xảy ra. Nước thải từ bể điều hòa được bơm lên bể
lắng vôi (A-04) để tách cặn vôi trước khi vào công đoạn tiếp theo. Lưu lượng nước
thải được đo tự động,tín hiệu thu được sau đó sẽ được truyền vào hệ thống điều khiển
PLC-SCADA để từ đó điều khiển lại bơm nước thải đễ vận hành đúng lưu lượng yêu
cầu.

Xử lý nito và khử cacbon

Loại bỏ ( N-NH3) bằng hệ thống Stripping và khử Canxi + tiền xử lý hóa lý. Nước
thải sau khi lắng vôi được dẫn vào hố bơm (A-05). Nước thải được tiếp tục bơm lên
tháp Stripping (A-06) để loại bỏ N-NH3 từ >1000 mg/l xuống 10 mg/l. Tại đây nước
thải được bổ sung thê hóa chất là dung dịch NaOH để duy trì giá trị pH = 10 - 11 cho
quá trình xử lý tại tháp Stripping bằng bơm định lượng hóa chất.Quá trình châm
NaOH trên đường ống bơm lên tháp Stripping được điều khiển tự động qua thiết bị đo
pH được lắp trên đường ống. Nước thải trong bể sẽ được bơm tự động lên tháp
Stripping theo mực nước đo được trong bể. Các thiết bị tháp Stripping được hoạt động
hoặc dừng tự động theo sự hoạt động của bơm cấp nước từ bể thu nước. Khí được cấp
cho 2 tháp Stripping hoạt động theo nguyên tắc nối tiếp: Nước thải sau tháp Stripping
1 sẽ được thu vào hố bơm rồi được bơm tiếp lên tháp stripping 2 quá trình hoạt động
như tháp Stripping 1, sau khi qua tháp Stripping 2 nước thải sẽ được đưa qua bể xử lý
Canxi (B-01) nhằm loại bỏ ion Ca2+ trước khí đi vào giải đoạn xử lý sinh học. Tại đây
nước thải được trộn với hóa chất trên đường ống phần Ca2+ kết tủa sẽ lắng tại ngăn
lắng,nước sẽ tràn theo máng thu sang bể xử lý sinh học. Trên đường ống dẫn nước thải
từ bể Stripping 2 sang bể B-01 có bố trị thêm hệ thống châm hóa chất
SVTH: Vũ Thị Phương Lâm 56
Đồ án CTR

(FeCl3,H2SO4,polymer). Lúc này bể B-01 đóng vai tròn là bể tiền xử lý hóa lý( keo
tụ – tạo bông- lắng) nhằm tăng điều kiện ổn định và tăng hiệu suất xử lý cho hệ thống
xử lý sinh học MBBR. Nước rỉ rác sau quá trình tiền xử lý hóa lý có giá trị pH thấp
nên đường ống dẫn sang bể sin học selector (B-02) co châm dung dịch NaOH để nâng
pH = 7-7,5 là điệu kiến thuận lợi cho xử lý sinh học hiếu khí.

Xử lý sinh học (MBBR)

Nước thải từ bể khử Canxi được dẫn sang ngăn Selector (B-02) rồi chảy sang bể
MBBR (b-03). Ngăn đầu tiên của bể Selector có nhiệm vụ tiếp nhận và hòa trộn nguồn
nước thải đưa vào hệ thống cùng lượng hồi bùn và hồi lưu lắp đặt trong bể MBBR,
đảm bảo điều kiện tối ưu nhất cho quá trình xử lý ơ bể MBBR. Lưu lượng nước thải sẽ
được tính toán thông qua lập trình căn cứ và thể tính rút nước trong bể MBBR và thời
gian hoạt động của mỗi chu kỳ xử lý. Ưu điễm nổi bật của công nghệ MBBR là toàn
bộ quá trình xử lý sinh học chỉ diễn ra trong 1 bể,không cần sử dụng bể lắng và chu kỳ
xử lý ngắn 4h/1 mẻ. Công nghệ MBBRđã được áp dụng hơn 100 công trình trên thế
giới và được cấp chứng nhận độc quyền tại Mỹ. Chu trình xử lý tại bể MBBR được mô
tả như sau: Giờ 1-2h đầu: Fill and Aeration; Giờ thứ 3: setting ; Giờ thứ 4 : decanting.
Ở đây các chất ô nhiễm trong nước thải được xử lý bởi các tác nhân là vsv (bùn hoạt
tính) và được cấp khí từ máy thôi khí thông qua hệ thống phân phối khí dạng bọt mịn
được lắp đặt dưới đáy bể. Quá trình cấp khí diễn ra trong thời gian đầu của chu kỳ
nhằm cung cấp đủ lượng Oxy cần thiết cho quá trình cũng như khuấy trộn tăng khả
năng tiếp xúc giữa vsv với chất ô nhiễm. Hệ thống đo lương và điều khiễn sẽ giúp
người vận hành nắm bắt được nhu cầu sử dụng oxy của hệ thống từ đó quyết định mức
độ hoạt động của máy thổi khí sao cho vẫn đạt hiệu quả xử lý đồng thời tiết kiệm chi
phí điện năng cho quá trình xử lý. Sau thời gian sục khí vừa đủ, ngưng cung cấp không
khí vào bể MBBR và bể lắng, thời gian này sẽ diễn ra mãnh liệt quá trình khử Nito.
Cuối chu kỳ xử lý nước được đưa sang bể trung gian bằng thiết bị dacentor

Xử lý hóa lý

SVTH: Vũ Thị Phương Lâm 57


Đồ án CTR

Nước thải sau khi xử lý sinh học sẽ được bơm sang bể xử lý hóa lý B-05 để loại bỏ
các căn lơ lửng trong nước rỉ rác và 1 phần tử màu.Lưu lượng nước thải bơm lên bể xử
lý hóa lý được điều khiển tự động nhờ thiết bị đo lưu lượng lắp trên đường ống.bể xử
lý hóa lý gồm 3 ngăn đóng vai trò là cụm thiết bị keo tụ + tao bong + lắng.Tại ngăn
đầu của bể xử lý hóa lý đóng vai trò là bể tạo bong, dung dịch phèn FeCl3 và H2SO4
được châm vào ngăn này.Ngăn tạo bông được bổ sung polymer nhằm lien kết các
bông cặn lại với nhau tạo thành bông cặn có kích thước to hơn và dễ lắn hơn trước khi
chảy sang ngăn thứ 3 là ngăn lắng.Quá trình keo tụ,tạo bông với phèn Fe2+ diễn ra ơ
pH=3-3,5

Oxy hóa Fenton 2 bậc

Sau quá trình xử lý hóa lý nước thải sẽ được dẫn sang cụm xử lý fenton 2 bậc (C-
01–> C-02–>C-04–>C-05–>C-03) để tiếp tục xử lý màu và các chất không có khả
ngăn phân hủy sin học trong nước rỉ rác.tại cụm oxy hóa fenton 2 bậc hóa chất
Fe2+,H2O2 và H2SO4 được châm vào các ngăn C-01(fenton bậc 1) và C-04 (fenton
bậc 2) - Hệ tác nhân fenton là 1 hỗn hợp gồm các ion Fe2+ và H2O2 chúng tác dụng
với nhau tạo thành các gốc tự do hydroxyl * OH,còn ion Fe2+ bị oxy hóa thành Fe3+ -
Chính các gốc *OH sinh ra trong quá trình phản ứng sẽ phản ứng với các gốc hữu cơ
mang màu theo phản ứng *OH + RH –> R* + H2O - Các gốc hữu cơ sau quá trình
phản ứng sẽ trở nên linh động và dễ dàng tạo thành các phản ừng cắt thành các mạch
ngắn ,mà sản phẩm cuối cùng là CO2 và H2O - Phản ứng fenton đối với nước rỉ rác
diễn ra mạnh ở giá trị pH thích hợp. Sau quá trình phản ừng fenton 2 bậc,dung dịch
NaOH được châm vào bể C-03 nhằm nâng pH =7-8 để khữ Fe và hàm lượng H2O2
dư - Quá trình sau khi phản ứng nước được bơm lên thiết bị lắng gồm 3 ngăn C-06.
Tại đây hóa chất polymer được châm vào ngăn 1 nhằm lien kết tạo thành các bông cặn
có kích thước lớn và NaOCl sẽ được châm vào ngăn 2 để tăng cường quá trình oxy hóa
các chất ô nhiễm còn lại trong nước rác.Sau đó tại ngăn lắng bùn được lắng xuống
đáy,nước trong chảy qua máng tràn vào bể lọc C-08

Lọc và khử trùng nước

SVTH: Vũ Thị Phương Lâm 58


Đồ án CTR

Bể lọc C-08 với lớp vật liệu lọc là cát thạch anh có chức năng loại bỏ các cặn còn
lại sau bể lắng thứ cấp - Nước rác sau khi qua bể lọc được dẫn sang bể khử trùng C-
07 ,tại ngăn đầu tiên của bể khử trùng,bơm định lượng sẽ cấp dung dịch hóa chất đễ
khử trùng nước thải,sau 1 thời gian phản ứng trong bể khử trùng nước thải đạt theo
tiêu chuẩn yêu cầu và chảy vào hồ sinh thái

Xử lý bùn

Bùn lắng từ các bể A-04,B-01,B-04 và bùn sinh học dư từ bể B-03 được xả về bể


nén bùn B-04,tại bể nén bùn lắp đạt hệ thống phân phối khí đễ cấp khí trong quá trình
phân hủy bùn(bùn sinh học).Trong bể phân hủy bùn duy trì bùn ở trạng thái thiếu khí
để làm tăng quá trình phân hủy VSV và tránh các mùi hôi thối sinh ra nếu để bùn ở
trạng thái yếm khí - Bùn từ quá trình xử lý hóa lý,bùn sinh học được tự động thu
gom về bể chứa bùn.Bùn từ bể chứa sẽ được xe bồn hút thu gom và vận chuyển vào
các ô chôn rác của bãi rác.

3.5. Tính toán thu gom nước mưa

3.6. Tính toán nhà ủ phân

3.6.1. Công nghệ ủ phân Steinmueller của Đức

Sơ đồ dây chuyền công nghệ

SVTH: Vũ Thị Phương Lâm 59


Đồ án CTR

Thu gom ctr sinh hoạt

Trạmcân

Tạp chất kích


Sàn phân loại
thước lớn

Xé bao
Nylon, giấy, thủy
Phân loại thủ công tinh

Tuyển từ Kim loại

Nghiền (trục vít ) và sàng

Cắt

Ủ thổi khí cưỡng bức Nước rỉ rác

Ủ ổn định

Tái sử dụng
Thành phẩm Sàng (< 5mm)
hoặc chôn lấp

Đóng bao Nghiền

Phân compost Sàng (< 2mm)

Thuyết minh quy trình công nghệSteinmueller – Đức


Bước 1:Chất thải rắn được thu gom chuyên chở bằng xe chuyên dụng, qua trạm cân
để xác định khối lượng.

SVTH: Vũ Thị Phương Lâm 60


Đồ án CTR

Bước 2: Rác được chuyển qua sàng phân loại, phân loại rác theo kích thước, tính
chất của rác.

Bước 3: Thành phần rác có kích thước lớn hoặc bị bọc trog lớp túi nilon được tiến
hành xé bao và tiếp tục được phân loại trên sàng phân loại bằng thủ công. Túi nilon
được tách riêng và đem đi xử lý, có thể chôn lấp hoặc đốt.

Bước 4: Thành phần chất thải hữu cơ dễ phân hủy được sử dụng làm nguyên liệu
sản xuất phân hữu cơ. Các thành phần kim loại được tách ra khỏi hỗn hợp rác bằng
tuyển từ. Sản phẩm phân loại được sử dụng làm nguyên liệu tái chế. Thành phần chất
thải không thể tái chế được đưa đến hố chôn lấp hoặc lò đốt.

Bước 5: Rác tiếp tục được nghiền nhỏ lại đồng đều kích thước bằng máy cắt.

Bước 6: Bổ sung chế phẩm sinh học và tiến hành thổi khí cưỡng bức giúp quá trình
phân hủy hiếu khí diễn ra nhanh hơn. Trong giai đoạn này nước rỉ rác xuất hiện nhiều
cần thu và đưa đi xử lý.

Bước 7: Bổ sung vi sinh, chất dinh dưỡng: Thành phần chất thải hữu cơ dễ phân
hủy được bổ sung thêm vi sinh, chất dinh dưỡng, độ ẩm phù hợp để tạo điều kiện tối
ưu cho quá trình phân hủy của vi sinh vật.

Bước 8: Ủ lên men: Sau khi bổ sung phụ gia, hỗn hợp nguyên liệu hữu cơ được nạp
vào bể ủ với thời gian ủ lên men khoảng 21 ngày thì dỡ bể để đưa ra Nhà ủ chín.

Bước 9: Ủ chín: thời gian ủ chín khoảng 18 ngày trong nhà ủ

Bước 10:Tinh chế mùn compost: Sàn tuyển lấy mùn compost tinh có kích thước
nhỏ hơn 5mm và 2mm.

Bước 11: Phối trộn phụ gia (N, P, K, ...). Kiểm tra chất lượng mùn compost tinh
trước và sau khi bổ sung thành phần dinh dưỡng, tỷ lệ thích hợp cho từng loại cây
trồng.

Bước 12: Đóng bao phân hữu cơ: Đóng bao theo các trọng lượng khác nhau: 10kg,
20kg, 25kg, 30kg, 50kg, … theo đúng mẫu mã quy định.

SVTH: Vũ Thị Phương Lâm 61


Đồ án CTR

Bước 13: Tiêu thụ sản phẩm: Mùn compost và phân hữu cơ được sản xuất từ chất
thải sinh hoạt sau khi kiểm tra đạt chất lượng theo quy định tại Thông tư 36/2010/TT-
BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành, được vận chuyển
đến kho thành phẩm để lưu trữ và tiêu thụ trên thị trường.

3.6.2. Công nghệ ủ phân tại nhà máy ủ phân hữu cơ Cầu Diễn

Sơ đồ công nghệ:

Rác thu gom vận


chuyển đến nhà máy

Xác định trọng lượng


(cân điện tử)

Chất vô cơ đi
Xử lí sơ bộ (VSV)
chôn lấp

Tuyển chọn

Bổ sung vsv phụ gia,


Bay hơi
ủ háo khí

Ủ chín Bay hơi

Chất vô cơ đi
Tinh chế
chôn lấp

Nguyên liệu cải


Mùn loại 2 Mùn loại 1
tạo đất làm phân
bón

SVTH: Vũ Thị Phương Lâm 62


Đồ án CTR

Đóng bao hoàn thiện sản phẩm Tiêu thụ sản phẩm

Thuyết minh dây chuyền

Bước 1. Rác đưa về qua cân điện tử để xác định khối lượng và chủng loại rác. Nếu
hàm lượng hữu cơ lớn sẽ được đưa vào xử lí và chế biến. Nếu thành phần hữu cơ lớn
sẽ đưa vào bãi chôn lấp

Bước 2. Rác hữu cơ qua bang chuyền phân loại, nghiễn nhỏ

Bước 3. Trộn với phân bể phốt và một số chủng vi sinh phân hủy xenluloza

Bước 4. Đảo trộn đưa vào ủ háo khí

Thổi không khí bằng các quạt gió được điều khiển tự động nhờ có hệ thống điều
nhiệt tự động đảm bảo nhiệt độ ủ yêu cầu từ 45-65oC và độ thoáng khí trong đống ủ.

Sau thời gian 21 ngày rác được phân hủy thành mùn, dỡ bể, chuyển mùn sang ủ
yếm khí 28 ngày

Bước 5. Sàng lọc, pha thêm phụ gia, đóng bao.

Chú ý: để tăng chất lượng hữu cơ, bổ sung vsv EM vào một số giai đoạn trong quá
trình sản xuất. Khi tập kết rác về phun EM để khử mùi hôi và một phần lên men.

Rác cho vào lò ủ háo khử, bổ sung thêm nước có pha EM theo tỷ lệ 1/500 để đạt độ
ẩm 55-60%. Đồng thời nhờ tác dụng của các vsv EM quá trình lên men háo khí và
phân hủy hữu cơ thành mùn tốt hơn.

Dựa vào đặc trưng của rác thải sinh hoạt của Đà Lạt và tham khảo công nghệ trên ta
đưa ra quy trình xử lý rác thải hữu cơ làm phân compost bằng công nghệ ủ phân hiếu
khí để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường của thành phố và sản xuất phân vi sinh từ
rác thải sinh hoạt.

SVTH: Vũ Thị Phương Lâm 63


Đồ án CTR

3.6.3. Thiết kế nhà máy ủ phân compost

Tính toán độ ẩm trung bình trong nguyên liệu đầu vào

Dựa vào thành phần của chất thải rắn tính trên bảng trên ta được tổng lượng ctr tính
đến năm 2035 là: Rđt= 1044546 tấn

Tính toán được trọng lượng trung bình của từng thành phần chất thải theo công
thức sau:

G1i = (tỉ lệ trọng lượng x Rđt)/ 100 (Kg)

G1i thành phần i của CTR sinh hoạt

Rđt: tổng lượng ctr

G1ctthucpham = ( 28 x 1044546)/100 = 292472,88 (kg)

G1spvuon = ( 104 x 1044546)/100 = 1086327,84 (kg)

G1 = 1378800,72 kg

+ Trọng lượng của từng phần CTR sau khi sấy khô ở 105o dựa vào mối quan hệ

100  W
G2i= x G1i
100

Trong đó:

G1i Trọng lượng trung bình của thành phần i của CTR sinh hoạt

G2i Trọng lượng khô của thành phần i của CTR sinh hoạt

W Độ ẩm %

G2ctthucpham= 87741,86(kg)

G2spvuon= 434531,14(kg)

G2 = 522273,1 kg

-Vậy xác định độ ẩm trung bình của CTR đô thị

G1i  G 2i 1378800,72−522273,1
W= %= = 0,62%
G1i 1378800,72

SVTH: Vũ Thị Phương Lâm 64


Đồ án CTR

Tính toán công suất nhà máy

Công suất của nhà máy xử lý rác bằng lượng rác hữu cơ nhà máy có thể tiếp nhận
trong 1 ngày.
1044546
P= = 159 tấn/ngày
18×365

Tính toán nhà tâp kết rác

Công thức tính thể tích rác tính như sau: Wdt 
Rdt
Dtb
 m3 

Trong đó:

Rđt: Là lượng tổng lượng chất thải rắn (kg/người.nđ)

Dtb: Khối lượng trung bình của Rác thải đô thị, Dtb = 300 kg/m3

1044546×1000
Rđt= = 158987.2 ( kg/ngày)
365×18

𝑅đ𝑡 158987.2
Suy ra: Wđt= = = 529.96 ( m3)
𝐷𝑡𝑏 300

Diện tích tối thiểu của nhà tập kết CTR là: Ftn 
h
m 
Wdt 2

Trong đó h là chiều cao của rác trong nhà tập kết, h ≤ 2.5 (m) => chọn h = 2.5 m

𝑊đ𝑡 529.96
Ftn= = = 211.98 (m2)
ℎ 2,5

Vậy diện tích nhà tập kết rác là 211.98m2.

Lấy kích thước nhà tập kết rác L x B= 15 x 15m

Nhà phân loại rác

Diện tích sân đảo trộn lấy khoảng 2 – 5% diện tích tổng mặt bằng xây dựng nhà
máy.

5%× 211.98 = 10.6(m2)

Lấy kích thước nhà phân loại rác: L x B = 4 x 3 m

SVTH: Vũ Thị Phương Lâm 65


Đồ án CTR

Sân đảo trộn

Diện tích sân đảo trộn lấy gần bằng diện tích của nhà phân loại rác => lấy diện tích
sân đảo trộn bằng 12 m2. Lấy kích thước sân đảo trộn L x B = 4 x 3 m

Khu ủ háo khí (ủ trong vòng 21 ngày)

Hệ số chu kì ủ trong năm:


365
K= = 17 ( lần)
21

Trong nhà ủ hiếu khí được chia làm mỗi ngăn bể ủ với kích thước là 15×15 m.

Mỗi nhà ủ háo khí được chia thành mỗi ngăn bể kích thước: Fb=15×15=225m2

Chiều cao lớp phân ủ, h = 2 – 3 m. chọn h = 3 m

𝑊 529.96 ×365
Số bể ủ là: N = = = 16,85. lấy 20 bể
𝑎×𝑏×ℎ×17 15×15×3×17

Kích thước khu ủ háo khí:

Su = 20x225 = 4500(m2)

Hệ thống phân phối khí vào bể ủ: Bố trí hệ thống ống phân phối khí với lưu lượng
sục khí 0,006 m3/h.kg

Lượng không khí cần thiết cung cấp cho 1 bể ủ là:


0,006×1000×𝑅𝑡ℎ𝑜 0,006×1000×1044546
Qkk = = = 0,213 (m3/s)
24×𝐾×𝑁×3600 24×17×20×3600

Lưu lượng khí ở mỗi hàng ống chính phân phối khí là:

Qpp1 = 0,213(m3/s)

Ống phân phối khí:

Tiết diện ống phân phối khí vào các hàng của bể ủ

𝑄𝑘𝑘 ×4 0.213×4
Dong= √ =√ = 0.16 (m)
𝑣×𝜋 10𝜋

Chọn ống có đường kính 160 mm.

SVTH: Vũ Thị Phương Lâm 66


Đồ án CTR

Từ mỗi ống chính chia làm 28 ống nhánh sang 2 bên theo hình xương cá chạy dọc
theo chiều dài của bể, thiết kế các ống cách nhau 1m

Lưu lượng khí ở mỗi ống nhánh là Qpp2= 0,213/28=0.0076

Tiết diện ống phân phối khí nhánh là:

𝑞𝑘𝑘 ×4 0.0076×4
Dong = √ =√ = 0.031(m)
𝑣×𝜋 10𝜋

Chọn đường kính ống nhánh là 31mm.

Vận tốc khí đi trong các ống duy trì khoảng 10 – 20 m/s. Chọn v= 10m/s

Khoảng cách các lỗ thoát khí là 5 cm, các lỗ được bố trí sang hai bên.

Bên dưới bể ủ có lưới ngăn không để rác rơi xuống lấp kín đường ống dẫn khí, có
rãnh thu gom nước rỉ rác chảy về hố thu nước rác. Lưới sử dụng loại thép không gỉ
kích thước D = 2mm, kích thước mắt lưới 2cm x 2cm. Bố trí rãnh thu gom nước rỉ rác
xung quanh bể ủ, khoảng cách rãnh thu theo chiều rộng x chiều cao là 2m x 2m. Thiết
kế sàn có hướng dốc về rãnh thu nước chính, với độ dốc 1%.

Sử dụng hệ thống đảo trộn bằng máy xúc, máy trộn để trộn rác trong quá trình ủ

Mỗi bể ủ trong khu ủ háo khí đều có cửa bằng gỗ để dễ tháo lắp và vận chuyển sang
nhà ủ chín.

Nhà ủ chín

Phân hữu cơ từ nhà háo khí sau 21 ngày sẽ được chuyển sang nhà ủ chín với thời
gian 15 ngày.

Nhà ủ chín chỉ cần có mái che, không xây tường bao dể thoáng khí và có độ cao
đảm bảo để máy xúc lật có thể hoạt động dễ dàng. Nhà ủ chín cần phải có diện tích đủ
để chứa phân hữu cơ trong vòng 1 tháng trong đó 1 nửa diện tích phân ủ trong 15
ngày, còn 1 nửa diện tích là phân ủ cho ngày tiếp theo.

Sủ chín = 35%. Sủ = 0,35×4500 = 1575 m2 ( theo kinh nghiệm thì khối lượng rác hữu
cơ tại nhà ủ chín còn khoảng 35% sau khi ủ.)

SVTH: Vũ Thị Phương Lâm 67


Đồ án CTR

Chọn kích thước nhà ủ chín: a.b =45 x 35 m

Chọn chiều cao đống ủ chín là 2,5 m để máy xúc lật có thể hoạt động hiệu quả

Nhà sàng phân

Diện tích của nhà sàng phân loại phụ thuộc vào số lượng máy sàng nghiền

Nhà sàng phân loại có đặt máy nghiền sàng liên hợp, đồng thời có đủ chỗ đạt thêm
tấm sàng cát trong xây dựng để tận dụng nguồn lao động thủ công.

Nhà tinh chế

Kho sản phẩm

Bể chứa nước phân và bùn cống

Cây xanh

Đường nội bộ, sân vườn

Chứa chất thải trơ

3.6.4. Khái toán kinh tế

Toán tính toán đầu tư xây dựng

Đơn Khối Đợn vị Thành tiền


TT Hạng mục công việc
vị lượng (VNĐ) ( VNĐ)
1 Trụ cổng m3 4 780000 3120000
2 Hàng rào m2 3 420000 1260000
3 Cửa cổng m2 40 520000 21840000
4 Bể nước sinh hoạt m3 100 689000 68900000
Bể chứa nước phân và bùn
5 m3 400 912000 364800000
cống
6 Bể chứa nước cho sản xuất m3 200 689000 137800000
7 Mái che nhà tập kết m2 225 106000 23850000
8 Mái che phân loại rác m2 12 106000 1272000
9 Mái che sân đảo trộn m2 12 106000 1272000
10 Mặt bằng (bêtông xi măng) m3 574
11 Nhà hành chính m2 300 2850000 855000000
12 Nhà tập thể công nhân m2 200 2750000 550000000

SVTH: Vũ Thị Phương Lâm 68


Đồ án CTR

13 Nhà bảo vệ m2 24 2750000 66000000


14 Lán xe m2 52 106000 5512000
15 Khu ủ háo khí m2 4500 3000000 13500000000
16 Mái che khu ủ háo khí m2 4700 106000 498200000
17 Khu ủ chín, tinh chế m2 1575 3000000 4725000000
18 Kho chứa sản phẩm m2 900 2750000 2475000000
19 Trồng cây xanh Cây 1000 10000 10000000
20 Trụ điện Cột 50 384000 19200000
21 Cống thoát nước d = 1000
m 12 317000 3804000
22 mm
23
Ống thoát nước d = 140 mm m 1000 76500 76500000
24

Ống cấp nước sản xuất d =


25 m 200 231220 46244000
220 mm

26 Ống cấp nước sinh hoạt d =


m 175 53680 9394000
90 mm
23.463.968.000
Cộng

Trang thiết bị đầu tư của nhà máy

1 Hệ thống nạp liệu 1 144800000 144800000


2 Băng tải 2 60000000 120000000
3 Sàng quay đôi tĩnh 2 10680000 21360000
4 ống phân phối khí 1000 25800 25800000
ống cấp khí 102535 3000 307605000
Băng chuyền phân loại
5 2 1697000 3394000
bằng tay MS17
6 Máy băm rác P180S 2 2524000 5048000
Máy đảo trộn 5330
7 2 4800000 9600000
SPM
8 Máy nghiền sàng 1 15000000 15000000
9 Máy trộn và đóng gói 1 12082000 12082000
10 Xe xúc 2 200000000 400000000
11 Xe ủi 2 300000000 600000000
12 Xe thu gom rác 10 800000000 8000000000
9.664.689.000
Tổng

SVTH: Vũ Thị Phương Lâm 69


Đồ án CTR

3.7. Tính toán lò đốt chất thải công nghiệp và y tế

Lượng CTR cần đốt bao gồm CTR y tế và CTR công nghiệp có tổng khối lượng là
67650 tấn. Trong đó CTR y tế nguy hại là 3719,7 tấn; CTR CN, SH nguy hại là
63930,3 tấn. Dựa vào phần trăm khối lượng của các thành phần ta tính được phần trăm
khối lượng CTR cần đốt

Bảng 3-11: Thành phần và phần trăm khối lượng chất thải rắn cần đốt

% khối lượng % khối lượng


Thành % khối lượng
phần (CTR CN, CTR cần đốt
(CTR y tế)
SH nguy hại

C 50.85 50 50.05
H 6.71 10 9.82
O 19.15 9.43 9.96
N 2.75 6 5.82
S 2.71 0.5 0.62
A 1.05 11.6 11.02
W 1.5 12.4 11.8
Khác 15.28 0.07 0.91
Tổng 100 100 100

Công suất thiết kế của lò đốt được xác định theo công thức:

Q
Qtk  (tấn/h)
365  24  n   1  K 2

Trong đó:

ΣQ: tổng lượng chất thải rắn công nghiệp cần đốt cả 2 giai đoạn

n: Số năm , n = 18.

K1: Hệ số ảnh hưởng đến công suất K1 = 0,85

K2: Hệ số ảnh hưởng thời gian ngưng lò cho mục đích chăm sóc kĩ thuật lò, K2=
0,93
SVTH: Vũ Thị Phương Lâm 70
Đồ án CTR

Q 67650
Do đó: Qtk  = . 1000 = 543 (kg/h).
365  24  n   1  K 2 365.24.18.0,85.0,93

Thiết kế với công suất 560 kg/h. Lựa chọn kiểu lò đáy tĩnh, hoạt động 24/24.

3.7.1. Tính toán sự cháy dầu DO

Thành phần sử dụng của dầu DO (Theo Tính Tóan Kỹ Thuật Nhiệt Lò Công Nghiệp
Tập I,)

C d  86,3%; H d  10,5%; O d  0,3%; N d  0,3%;W d  1,8%; S d  0,5%; Ad 0,3%

+ Nhiệt trị của dầu DO được xác định theo công thức của D.I.Mendeleev:

Qtd  339  C d  1256  H d  108,8  (Od  S d )  25,1 (Wd  9  H d )

= 40048,33 (kJ/kg).

Trong đó: Cd, Hd, Od, Sd, Wd là thành phần phần trăm các nguyển tố C, H, O, S, W
có trong dầu DO.

 Tính lượng không khí để đốt cháy 100kg dầu DO

Bảng 3-12: Thành phần nhiên liệu dầu DO theo lượng mol
Thành phần nhiên Hàmlượng Phân tử lượng Lượng mol
liệu (kg/100kg NL) (g) (Kmol)
C 86,3 12 7,192
H 10,5 2 5,25
O 0,3 32 0,00938
N 0,3 28 0,0107
S 0,5 32 0,0156
A 0,3 - -
W 1,8 18 0,1
Tổng 100
Các phương trình phản ứng xảy ra trong quá trình cháy:

SVTH: Vũ Thị Phương Lâm 71


Đồ án CTR

C  O2  CO2 (1)
1
2 H  O2  H 2O(2)
2
S  O2  SO2 (3)
H 2O  H 2O(4)
N 2  N 2 (5)

Tuy theo lý thuyết ở nhiệt độ thấp (dưới 2000oC) lượng khí NOx hình thành do
nhiệt và do nhiên liệu không đáng kể, tuy nhiên trên thực tế trong nhiều trường hợp
mặc dù nhiệt độ cháy không quá cao nhưng vẫn phát hiện thấy khí NOx trong khói
thải.

 Xác định lượng và thành phần của sản phẩm cháy


Đối với nguồn thải sử dụng nhiên liệu là dầu DO, định lượng và thành phần sản
phẩm cháy được tính toán theo phương pháp tính toán tải lượng phát thải khí ô nhiễm
từ quá trình đốt cháy nhiên liệu (Trần Ngọc Chấn, 2001). Để tính toán được các thành
phần trên cần tiến hành các bước sau:

Thu thập số liệu về nhiên liệu sử dụng như: thành phần phần trăm theo khối lượng
của C, H, O, N, S, độ ẩm và độ tro, khối lượng sử dụng, công nghệ sử dụng, hệ số thừa
không khí, hệ số cháy không hoàn toàn, hệ số tro bay theo khói, nhiệt độ khói thải ứng
với công nghệ và nhiên liệu sử dụng.

Các hệ số sử dụng:

- Lượng nhiên liệu tiêu thụ: B = 560kg/h

- Hệ số thừa không khí: α = 1,2

- Hệ số cháy không hoàn toàn: η = 0,04

- Hệ số tro bụi bay theo khói: a = 0,5

- Nhiệt độ khói thải: tkhói = 800oC

Lượng không khí khô lý thuyết:

Vo  0.089  C p  0.264  H p  0.0333  (O p  S p ), m3chuan / kgNL


Vo  0, 089  86,3  0, 264 10,5  0.0333  (0,3  0,5)  10, 46(m3chuan / kgNL)
SVTH: Vũ Thị Phương Lâm 72
Đồ án CTR

Lượng không khí ẩm lý thuyết cần cho quá trình cháy: (ở t = 30oC ; φ = 65 % → d =
17 g/kg)

Va  (1  0, 0016d )  Vo  (1  0, 0016 17) 10, 46  10, 74( m3chuan / kgNL)

Lượng không khí ẩm thực tế với hệ số thừa không khí α = 1,2 - 1,6 , chọn α = 1,2 :

Vt  Va  1, 2 10, 74  12,888 (m3chuan / kgNL)

Lượng khí CO2 trong sản phẩm cháy:

VCO2  1,853102 (1  )C p  1,853102  (1  0,04)  86,3  1,535(m3chuan / kgNL)

Lượng khí CO trong sản phẩm cháy với hệ số cháy không hoàn toàn về hóa học và
cơ học η (η = 0,01 – 0,05), chọn η = 0,04:

VCO  1,865 102C p  1,865 102  0,04  86,3  0,064(m3chuan / kgNL)

Lượng khí SO2 trong sản phẩm cháy:

VSO2  0,683 102 S p  0.683 102  0,5  3, 4 103 m3chuan / kgNL

Lượng hơi nước có trong sản phẩm cháy:

VH 2O  0,111H p  0, 0124Wp  0, 0016dVt , m3chuan / kgNL


VH 2O  0,11110,5  0, 0124 1,8  0, 0016 17 12,888  1,54(m3chuan / kgNL)

Lượng khí NOx có trong sản phẩm cháy (xem như NO2 với ρNO2 = 2,054 kg/m3
chuẩn):

𝑀𝑁𝑂𝑥 = 1,723. 10−3 . 𝐵1,18 = 1,723. 10−3 . 5601,18 = 3,01 (kg/h)

Quy đổi ra m3 chuẩn/kgNL:


𝑀𝑁𝑂𝑥 3,01
𝑉𝑁𝑂𝑥 = = = 2,62.10−3 (m3 chuẩn /kgNL)
𝜌𝑁𝑂𝑥 560.2,054

+ Thể tích khí N2 tham gia vào phản ứng của NOx:

𝑉𝑁2(𝑁𝑂𝑥) = 0,5. 𝑉𝑁𝑂𝑥 = 0,5.2,62. 10−3 = 1,31. 10−3 (m3 chuẩn/kgNL)

+ Thể tích O2 tham gia vào phản ứng của NOx:

SVTH: Vũ Thị Phương Lâm 73


Đồ án CTR

𝑉𝑂2(𝑁𝑂𝑥) =2,62.10-3 (m3 chuẩn / kgNL)

Lượng khí N2 có trong sản phẩm cháy:

𝑉𝑁2 = 0,8. 10−2 . 𝑁𝑝 + 0,79. 𝑉𝑡 − 𝑉𝑁2(𝑁𝑂𝑥) = 0,8. 10−2 . 0,3 + 0,79.12,888 −


1,31. 10−3 = 10,1(𝑚3 𝑐ℎ𝑢ẩ𝑛/𝑘𝑔𝑁𝐿)

Lượng khí O2 có trong không khí thừa:

𝑉𝑂2 = 0,21. (𝛼 − 1). 𝑉𝑎 − 𝑉𝑂2(𝑁𝑂𝑥) = 0,21.(1,2-1).10,74 – 2,62.10-3 = 0,45 (m3 chuẩn


/ kgNL)

Lượng sản phẩm cháy tổng cộng:

VSPC=VSO2+VNox+VCO2+VCO+VH2O+VN2+VO2 (m3 chuẩn / kgNL)

VSPC= 3,4.10-3 + 2,62.10-3 + 1,535 + 1,54 + 10,1 + 0,45 = 13,63 (m3 chuẩn / kgNL)

Lượng khói (sản phẩm cháy) ở điều kiện tiêu chuẩn:


𝑉𝑆𝑃𝐶.𝐵 13,63.560
𝐿𝑐 = = = 2,12(m3/s)
3600 3600

Lượng khói (sản phẩm cháy) ở điều kiện thực tế tk = 2000oC :


𝐿𝑐 (273+𝑡𝑘 ) 2,12.(273+800)
𝐿𝑇 = = = 8,33(m3/s)
273 273

Tải lượng tro bụi:


10.𝑎.𝐴𝑝 .𝐵 10.0,5.0,3.13,5.560
𝑀𝑏ụ𝑖 = = = 0,32(g/s)
3600 3600

Nồng độ phát thải bụi:


𝑀𝑏ụ𝑖 0,32
𝐶𝑏ụ𝑖 = = = 0,038(g/m3)
𝐿𝑡 8,33

Bảng 3-13: Thành phần và lượng sản phẩm cháy khi đốt 100kg dầu DO
ở điều kiện chuẩn

Tổng
Thành phần Số mol Thể tích
%
(Kmol) (n.m3)
CO2 6.853 1.535 11.25
SVTH: Vũ Thị Phương Lâm 74
Đồ án CTR

CO 0.286 0.064 0.47


NOx 0.012 0.00262 0.02
SO2 0.001 0.0034 0.02
H2 O 6.875 1.54 11.29
O2 1.786 0.4 2.93
N2 45.089 10.1 74.02
Tổng 14 100
Trong đó : CO2, CO, SO2,NOx, H2O, O2, N2 là số mol các khí trong thành phần của
sản phẩm cháy trong quá trình đốt cháy nhiên liệu sinh ra.

3.7.2. Tính toán sự cháy của rác

 Nhiệt trị của rác

𝑄𝑟𝑡 = 339𝐶 + 1256𝐻 − 108,8(𝑂 − 𝑆) − 25,1(𝑊 + 9𝐻 )


= 339.50,05 + 1256.9,82 − 108,8(9,96 − 0,62) − 25,1(11,8 + 9.9,82)

=25770,16 (kJ/kg)
Trong đó: C, H, O, S, W, H là thành phần phần trăm của các nguyên tố C, H, O, S,
W, H có trong chất thải rắn.

 Hệ số tiêu hao không khí

Hệ số tiêu hao không khí là tỉ số giữa không khí thực tế L và lượng không khí lý
L
thuyết L0 khi đốt cùng một lượng nhiên liệu.  r 
L0

Đới với chất thải rắn là chất thải y tế nguy hại thì chọn hệ số tiêu hao không khí
 r  1, 2 .

 Xác định lượng không khí cần thiết để đốt 100kg rác

Bảng 3-14: Thành phần chất thải rắn chuyển thành lượng mol

Khối Khối
Khối
% khối lượng lượng
Thành phần lượng
lượng phân tử mol
(kg)
(g) (kmol)

SVTH: Vũ Thị Phương Lâm 75


Đồ án CTR

C 50.05 50.05 12 4.17


H 9.82 9.82 2 4.91
O 9.96 9.96 16 0.62
N 5.82 5.82 14 0.42
S 0.62 0.62 32 0.02
A 11.02 11.02
W 11.8 11.8 18 0.66
Thành phần khác 0.91 0.91
Các phản ứng xảy ra khi đốt:

C + 𝑂2 → 𝐶𝑂2 ;
S + 𝑂2 → 𝑆𝑂2 ;
H + ½ 𝑂2 → 𝐻2 𝑂;
𝐻2 𝑂 → 𝐻2 𝑂;
𝑁2 → 𝑁2 .

 Xác định lượng và thành phần của sản phẩm cháy


Đối với quá trình đốt rác, định lượng và thành phần sản phẩm cháy được tính toán
theo phương pháp tính toán tải lượng phát thải khí ô nhiễm từ quá trình đốt cháy nhiên
liệu (Trần Ngọc Chấn, 2011).

Các hệ số sử dụng:

- Lượng nhiên liệu tiêu thụ: B = 560kg/h

- Hệ số thừa không khí: α = 1,2

- Hệ số cháy không hoàn toàn: η = 0,06

- Hệ số tro bụi bay theo khói: a = 0,5

- Nhiệt độ khói thải: tkhói = 1200oC

Lượng không khí khô lý thuyết:

Vo  0,089  C p  0, 264  H p  0,0333  (Op  S p ), m3chuan / kgNL

𝑉𝑜 = 0,089.50,05 + 0,264.5,82 − 0,0333. (4,91 − 0,62) = 5,85 (m3 chuẩn / kgNL)

SVTH: Vũ Thị Phương Lâm 76


Đồ án CTR

Lượng không thí ẩm lý thuyết cần cho quá trình cháy: (ở t = 30oC ; φ = 65 % → d =
17 g/kg)

𝑉𝑎 = (1 + 0,0016𝑑 ). 𝑉𝑜 = (1+0,0016.17).5,85 = 6 (m3 chuẩn / kgNL)

Lượng không khí ẩm thực tế với hệ số thừa không khí α = 1,2 - 1,6 , chọn α = 1,2 :

𝑉𝑡 = 𝛼. 𝑉𝑎 =1,2.6 = 7,2 (m3 chuẩn / kgNL)

Lượng khí CO2 trong sản phẩm cháy:

𝑉𝐶𝑂2 = 1,853. 10−2 (1 − η ). 𝐶𝑝 =1,853.10−2 . (1 − 0,06). 50,05 = 0,87(m3 chuẩn/


kgNL)

Lượng khí CO trong sản phẩm cháy với hệ số cháy không hoàn toàn về hóa học và
cơ học η , chọn η = 0,06:

𝑉𝐶𝑂 = 1,865. 10−2 . 𝜂 . 𝐶𝑝 = 1,865. 10−2 . 0,06.50,05 = 0,056 (m3 chuẩn / kgNL)

Lượng hơi nước có trong sản phẩm cháy:

𝑉𝐻2𝑂 = 0,111. 𝐻𝑝 + 0,0124. 𝑊𝑝 + 0,0016𝑑. 𝑉𝑡 (m3 chuẩn / kgNL)

→ 𝑉𝐻2𝑂 = 0,111.4,91 + 0,0124.11,8 + 0,00016.17.8,3 = 0,6 (m3 chuẩn / kgNL)

Lượng khí SO2 trong sản phẩm cháy:

𝑉𝑆𝑂2 = 0,683. 10−2 . 𝑆𝑝 = 0,683. 10−2 . 0,62 = 0,004 (m3 chuẩn / kgNL)

Lượng khí NOx có trong sản phẩm cháy (xem như NO2 với ρNO2 = 2,054 kg/m3
chuẩn):

𝑀𝑁𝑂𝑥 = 3,953. 10−8 (𝐵. 𝑄𝑡𝑟 )1,18 = 3,953. 10−8 . (560.25770,16)1,18 = 11.09(kg/h)

Quy đổi ra m3 chuẩn/kgNL:


𝑀𝑁𝑂𝑥 11,09
𝑉𝑁𝑂𝑥 = = = 0,0096 (m3 chuẩn / kgNL)
𝐵.𝜌𝑁𝑂𝑥 560.2,054

+ Thể tích khí N2 tham gia vào phản ứng của NOx:

𝑉𝑁2(𝑁𝑂𝑥) = 0,5. 𝑉𝑁𝑂𝑥 = 0,5.0,0096 = 0,0048 (m3 chuẩn / kgNL)

+ Thể tích O2 tham gia vào phản ứng của NOx:

SVTH: Vũ Thị Phương Lâm 77


Đồ án CTR

𝑉𝑂2(𝑁𝑂𝑥) = 0,0096 ((m3 chuẩn / kgNL)

Lượng khí N2 có trong sản phẩm cháy:

𝑉𝑁2 = 0,8. 10−2 . 𝑁𝑝 + 0,79. 𝑉𝑡 − 𝑉𝑁2(𝑁𝑂𝑥) = 0,8. 10−2 . 5,82 + 0,79.8,3 − 0,0096
= 6,6 (m3 chuẩn / kgNL)

Lượng khí O2 có trong không khí thừa:

𝑉𝑂2 = 0,21(𝛼 − 1)𝑉𝑎 − 𝑉𝑂2(𝑁𝑂𝑥) = 0,21(1,2 − 1)6,9 − 0,096 = 0,19 (m3 chuẩn /
kgNL)

Lượng sản phẩm cháy tổng cộng:

VSPC=VSO2+VNox+VCO2+VCO+VH2O+VN2+VO2 (m3 chuẩn / kgNL)

VSPC= 0,004 + 0,0096 + 0,87 + 0,056 + 0,6 + 6,6 + 0,19 = 8,3 (m3 chuẩn / kgNL)

Lượng khói (sản phẩm cháy) ở điều kiện tiêu chuẩn:


𝑉𝑆𝑃𝐶.𝐵 8,3.560
Lc= = = 1,3(m3/s)
3600 3600

Lượng khói (sản phẩm cháy) ở điều kiện thực tế tk = 1200oC :


𝐿𝑐 (273+𝑡𝑘 ) 1,3.(273+1200)
𝐿𝑇 = = = 7,01(m3/s)
273 273

Tải lượng tro bụi:


10.𝑎.𝐴𝑝 .𝐵 10.0,5.11,02.560
𝑀𝑏ụ𝑖 = = = 8,57(g/s)
3600 3600

Nồng độ phát thải bụi:


𝑀𝑏ụ𝑖 7,01
𝐶𝑏ụ𝑖 = = = 0,82 (g/m3)
𝐿𝑡 8,57

Thành phần và lượng của sản phẩm cháy khi đốt 100kg rác được tính ở bảng sau:

Bảng 3-15: Thành phần và lượng sản phẩm cháy khi đốt 100kg rác ở điều kiện
chuẩn

Tổng
Thành phần Số mol Thể tích
%
(Kmol) (n.m3)

SVTH: Vũ Thị Phương Lâm 78


Đồ án CTR

CO2 3.884 0.87 10.44


CO 0.250 0.056 0.67
NOx 0.043 0.0096 0.12
SO2 0.018 0.004 0.05
H2O 2.679 0.6 7.20
O2 0.850 0.19 2.28
N2 29.500 6.6 79.24
Tổng 37 8.33 100

Trong đó: CO2, CO, SO2, NOx, H2O, O2, N2 là số mol các khí trong thành phần của
sản phẩm cháy do quá trình đốt rác sinh ra.

3.7.3. Tính cân bằng nhiệt và nhiệt lượng tiêu hao

 Nhiệt thu

Nhiệt do cháy dầu DO:

Q1 = Bd.Qtd = 40048330.Bd (W)

Trong đó:

Bd – lượng nhiên liệu tiêu hao (kg/s).

Qtd – nhiệt trị thấp của dầu DO (J/kg).

Nhiệt do cháy rác:

Q2 = Br. Qtr = 0,16.25770,16.103 = 4008692 (W)

Trong đó:

Br – lượng rác đốt trong lò (kg/s)

Qtr – nhiệt trị thấp của rác (J/kg)

 Nhiệt chi

Nhiệt lượng để đốt cháy rác:

Do thành phần của CTR cần đốt khá phức tạp nên nhiệt lượng cung cấp để cháy rác
được xác định bằng thực nghiệm và chấp nhận rác cháy ở 800oC.
SVTH: Vũ Thị Phương Lâm 79
Đồ án CTR

Theo Hazadous Wastc incineration có nhiệt lượng cần để đốt cháy 1 kg rác công
nghiệp : 𝑄𝑐𝑟 = 22,44.106 J/kg.

Nhiệt lượng cần thiết để đốt rác ở 800 0C:


Q3 = Br.𝑄𝑐𝑟 = 0,16.22,44.106 = 3490667 (W)

Nhiệt lượng mất do sản phẩm cháy khi đốt 1 kg dầu DO:
Sản phẩm cháy khi đốt dầu DO gồm: CO2, H2O, N2, SO2

Tại buồng sơ cấp, rác cháy ở 8000C:

Q4 = v.Bd.Ck.tk (W)

Trong đó:

v = (n.m3): lượng sản phẩm cháy khi đốt 1 kg dầu DO

Bd: lượng dầu DO tiêu hao (kg/s).

ik = Ck.tk: hàm nhiệt trung bình của sản phẩm cháy ở nhiệt độ ra khỏi buồng sơ cấp.

iCOi 2 '  CO2  1718,95  0,12225  1718,95  210,14


i H i 2O  H 2 O  1328,11  0,08924  1328,11  118,52
iOi 2  O2  1162,32  0,03332  1162,32  38,73
i N i 2  N 2  1094,65  0,75492  1094,65  826,37
i SO2  SO2  1745,1  0,00026  1745,1  0,454
 i  1194,214(kJ / m 3 )  ik

Q4 = 13,1774.1194,214.103.Bd= 15736635,56.Bd (W)

Nhiệt lượng mất do dẫn nhiệt qua nóc, tường, đáy lò, khe hở…

Nhiệt lượng mất phụ thuộc vào thể tích, vật liệu xây lò…Thường chiếm 10% nhiên
liệu tiêu hao lò.

Q5 = 4004833.Bd + 400869,2 (W)

Nhiệt lượng mất do cháy không hoàn toàn:

Khi đốt cháy rác ở 8000C thì lượng sản phẩm cháy ra khỏi lò chứa khoảng 2% CO
và 0,5% H2 chưa kịp cháy.

SVTH: Vũ Thị Phương Lâm 80


Đồ án CTR

Q6 = P.Br.vr .12,14.103= 0,02.0,16.7,5.12,14.103 = 291,36(W)

Trong đó:

12,14 kJ/n.m3 là nhiệt trị của hỗn hợp.

P: phần sản phẩm chưa cháy ( P = 0,005 – 0,03). chọn P=0,02

vr: lượng sản phẩm cháy khi đốt 1 kg rác.

Xác đinh lượng nhiên liệu tiêu hao dựa vào cân bằng nhiệt thu và nhiệt chi
Qthu = Qchi => Q1 + Q2 = Q3 + Q4 + Q5 +Q6

40048330.Bd + 4008692 = 3490667 + 15736635,56.Bd + 4004833.Bd + 400869,2 + 291,36

→ Bd =0,006(kg/s) = 20,72 (kg/h)

Do đó lượng nhiên liệu tiêu hao để cung cấp nhiệt cho lò đốt là Bd = 20,72(kg/h).

3.7.4. Xác định kích thước lò đốt

Kích thước lò được xác định gồm: tính thể tích buồng đốt và diện tích mặt ghi

3.7.4.1. Tính buồng đốt sơ cấp

Thể tích buồng được xác định theo công thức:

Qtd .Bd  Qtr .G 3


V lth
sc  (m )
q

Trong đó:

Qdt = 40048,33 kJ/kg = 40048,33.103 J/kg – nhiệt trị thấp của dầu

Qrt = 25770,16 kJ/kg = 25770,16.103 J/kg – nhiệt trị thấp của rác

Bd = 0,006 kg/s – lượng dầu tiêu hao

G = 0,16 kg/s – công suất của lò

q = (290 ÷581).103 W/m3 – mật độ nhiệt thể tích buồng đốt.

Chọn q = 400.103 W/m3

𝑄𝑡𝑑 .𝐵𝑑 +𝑄𝑡𝑟 .𝐺 40048,33.103 .0,006+25770,16.103 .0,16


𝑉= = = 13 (m3)
𝑞 400.103

SVTH: Vũ Thị Phương Lâm 81


Đồ án CTR

 Xác định diện tích bề mặt ghi lò

Diện tích bề mặt ghi phụ thuộc vào lượng nhiên liệu B đốt trong một đơn vị thời
gian và cường độ cháy của ghi R, diện tích bề mặt ghi lò :
𝐵 524,1
𝐹𝑚 = = = 5,24 (m2)
𝑅 100

Trong đó:

B : lượng nhiên liệu chuẩn sử dụng trong 1 giờ (kg/h), B= 0,9359.560 = 524,1(kg/h)

(1 kg rác = 0,9359 kg nhiên liệu tiêu chuẩn).

R: cường độ cháy của ghi lò (bảng 3-5/95 Tính Toán Kỹ Thuật Nhiệt Lò Công
Nghiệp T1) lấy R = 100 kg/m2

Diện tích mắt gió trên ghi lấy bằng 30% tổng diện tích ghi, diện tích ghi:

F’= 𝐹𝑚 +30% Fm = 1,3.5,24 = 6,812 (m2)

Thiết kế ghi hình vuông thì cạnh ghi: a  F = 2,6 (m)

Diện tích đáy lò: Smd = F/0,7 = 6,812/0,7 = 9,6 (m2)

(Với hệ số chênh lệch diện tích giữa mặt ghi và đáy lò đốt từ 0,65 – 0,7. Chọn 0,7)

 Xác định kích thước buồng đốt lý thuyết

V = L x B x H = 13 (m3)

Trên thực tế thể tích buồng đốt sơ cấp còn phải tính đến phần không gian mà CTR
chiếm chỗ, hệ số ảnh hưởng của công suất, hệ số ảnh hưởng của thời gian

Thể tích chất thải rắn chiếm chỗ:

Gctr
Vcc 
nct

560
𝑉𝑐𝑐 = = 2,33 (m3)
240

Trong đó:

Gctr: khối lượng CTR nạp trong một giờ (kg)


SVTH: Vũ Thị Phương Lâm 82
Đồ án CTR

n : số lần nạp ctr trong 1 giờ, chọn n = 1

ρct: trọng lượng riêng CTR 240kg/m3(theo Hoàng Kim Cơ – Ô nhiễm không khí và
xử lý khói bụi)

Hệ số ảnh hưởng công suất từ 0.8 – 0.9,chọn = 0,85

Hệ số ảnh hưởng thời gian từ 0.9 – 0.95 , chọn = 0,95

Tính ra V thực của buồng sơ cấp.


13
𝑉𝑡 = + 2,33 = 18,43 (m3). Chọn Vt =19 (m3)
0,85.0,95

Chọn L = 3,5 m, B = 2,7 m , H = 2 m.

Bảng 3-16: Các thông số thiết kế buồng sơ cấp


Các thông số tính toán Ký hiệu Kích thước Đơn vị
Thể tích buồng đốt sơ V 19 m3
Chiều dài buồng đốt sơ cấp L 3,5 m
Chiều rộng buồng đốt sơ cấp B 2,7 m
Chiều cao buồng đốt sơ cấp H 2 m

 Tính thiết bị đốt


 Lựa chọn thiết bị

Nhiên liệu lỏng dùng trong các lò công nghiệp thường là các loại dầu như: DO, FO..
Để đốt cháy hoàn toàn nhiên liệu cần biến dầu thành các hạt nhỏ có đường kính trong
khoảng 0,05 ÷ 0,3 mm gọi là bụi dầu. Mục đích biến dầu thành bụi dầu là tăng bề mặt
tiếp xúc của dầu với chất oxy hóa. Để tạo các hạt dầu có kích thước mong muốn, độ
nhớt của dầu không được lớn hơn 10mm2/s. Quá trình biến bụi dầu có thể thực hiện
đối với dầu nhẹ ở nhiệt độ phòng, đối với dầu nặng ở khoảng 110oC

- Quá trình cháy của một giọt nhiên liệu lỏng bao gồm các bước:
Hỗn hợp giọt sương với dòng không khí rối và với khí nóng hồi lưu.
Nung nóng các giọt sương (đối lưu, bức xạ).
Các giọt bay hơi và hỗn hợp hơi với không khí và khí nóng hồi lưu.
Hỗn hợp bắt lửa khi thành phần và nhiệt độ phù hợp.
SVTH: Vũ Thị Phương Lâm 83
Đồ án CTR

Hỗn hợp cháy.


Hình thành muội và các mạch cacbon.
Cháy muội và các mạch cacbon theo nguyên lý cháy nhiên liệu rắn.

Tuy tách biệt ra thành các giai đoạn cháy, song thực tế các khâu này có quan hệ mật
thiết với nhau. Nếu quá trình trao đổi nhiệt của môi trường với hỗn hợp chất biến bụi
và nhiên liệu tốt thì hỗn hợp được sấy nóng nhanh, dầu bốc hơi tốt và quá trình cháy
xảy ra nhanh. Hạt dầu càng nhỏ, thời gian sấy ngắn, bốc hơi càng nhanh thì sự cháy
xảy ra càng nhanh. Khi cháy, có sự phân hủy các hợp chất hydrocacbon nên có các hạt
muội than.

Để đốt cháy nhiên liệu dạng lỏng, thiết bị hay dùng là béc phun (mỏ phun). Béc
phun biến dầu thành các hạt nhỏ li ti để đưa vào lò. Béc phun được chia làm 2 loại: béc
phun thấp áp vá cao áp. Đặc tính của hai loại béc phun này được trình bày trong bảng
sau:

Bảng 3.8: Các đặc tính của béc phun thấp áp và cao áp[7]
Béc phun
Đặc tính
Thấp áp Cao áp
Không khí Không khí nén
Chất biến bụi dầu
do quạt cấp Hơi nước
Không khí nén: 590 ÷780
Áp suất của chất biến bụi, kN/m2 2,95÷8,8
Hơi nước: 590 ÷ 1780
Nhiệt độ nung không khí oC 300 Không hạn chế
Lượng chất biến bụi (không khí), % của
tổng lượng khí cần đốt cháy nhiên 100 7 ÷ 12
liệu...
Lượng không khí đợt hai, % của tổng
Không khí nén: 88 ÷ 93
lượng không khí cần đốt cháy nhiên -
Hơi mước: 100
liệu...
Không khí: 0,6
Lượng chất biến bụi cho 1kg dầu (kg) -
Hơi nước: 0,8

SVTH: Vũ Thị Phương Lâm 84


Đồ án CTR

Béc phun
Đặc tính
Thấp áp Cao áp
Tốc độ chất biến bụi ra khỏi miệng ống Thường đến 330 đôi khi
50 ÷ 80
(m/s) lớn hơn 330

Mức độ biến bụi (đường kính hạt bụi


Đến 0,5 0,1 ÷ 0,2
dầu) (mm)

Đối với lò đốt có công suất 560kg/h, dùng béc phun thấp áp.

 Tính toán thiết bị đốt

+ Nhiệt độ không khí: t = 18 0C

+ Áp suất không khí trước béc phun: h0 = 4,9 kN/m2

+ Lượng không khí dùng để đốt hoàn toàn nhiên liệu DO:

Va 10, 74
La    13,88 (kg/kg)
 1, 293

+ Áp suất môi trường lò: pmt = 99,2 kN/m2 (áp suất khí quyển).

 Tính áp suất thực tế ban đầu của khí


Do không khí chuyển động trong ống dẫn bị mất năng lượng, khoảng 10% áp suất
không khí, cho nên trước béc phun áp suất thực tế là:

ht  K  h0  0,9  4,9  4, 41 (kN/m2)

K: hệ số tính đến tổn thất áp suất của không khí trong ống dẫn.

Tính đến khắc phục trở lực của môi trường để không khí chuyển động thuận lợi, áp
suất ban đầu của không khí:

pd  pmt  ht  99, 2  4, 41  103, 61 (kN/m2)

Với áp suất ban đầu này có thể coi không khí chuyển động bị nén và tốc độ chuyển
động của không khí:

𝑃𝑚𝑡 99,2
𝑤2 = √2𝑅𝑇𝑘𝑘 (1 − ) = √2.228. (18 + 273)(1 − )= 75,15 (m/s)
𝑃𝑑 103,61

SVTH: Vũ Thị Phương Lâm 85


Đồ án CTR

Trong đó:

R = 288 Nm/kg.0K: hằng số khí

Tkk: nhiệt độ ban đầu của không khí

 Tính tiết diện miệng ra của ống dẫn khí:


G2
F2 
w 2 . 2 (m2)

Trong đó:

G2: lượng không khí cần đốt cháy nhiên liệu (kg/s)

G2 = G1.La = 0,006.13,88 = 0,08328 (kg/s)

ρ2: khối lượng riêng của không khí (kg/m3)

𝑝𝑑 103,61.103
𝜌2 = = =1,24(kg/m3)
𝑅.𝑇2 288.291

0,08328
Vậy :𝐹2 = = 9.10-4 (m2) = 900 (mm2)
75,15 .1,24

 Tính tiết diện miệng ra của ống dẫn dầu:


G1
F1 
w1.1 (m2)

Trong đó:

G1 = 0,006 (kg/s): lượng dầu tiêu hao

w1 = 0,5 (m/s): tốc độ của dầu

ρ1 = 850 (kg/m3): khối lượng riêng của dầu:


0,006
F1 = =1,4.10-5 (m2) = 14 (mm2)
0,5.850

 Đường kính miệng ra của ống dẫn dầu và khí


Đường kính miệng ra ống dẫn dầu:

4𝐹1 4.14
d1 = √ =√ = 4,2 (mm)
𝜋 𝜋

SVTH: Vũ Thị Phương Lâm 86


Đồ án CTR

Để tránh tắc miệng ra của ống dầu do bụi bẩn, lấy tăng d1=5 mm. Nếu ống dẫn dày
1mm thì đường kính ngoài của ống là 6 mm và tiết diện F1  29 mm2.

Đường kính miệng ra ống dẫn khí:

4.(𝐹1 +𝐹2 ) 4.(14+900)


d2 = √ =√ = 34,11 (mm)
𝜋 𝜋

Chọn d2 = 35 mm

3.7.4.2. Xác định buồng đốt thứ cấp


 Các đại lượng cần tính toán trong cân bằng nhiệt:
Phương trình cân bằng nhiệt:
Q1 + Q 2 = Q 3 + Q 4 + Q 5
Nhiệt vào:
Nhiệt cháy do dầu DO

Q1  Qtd  Bd  40048,33.103  Bd

Nhiệt do các sản phẩm cháy không hoàn toàn ở buồng sơ cấp

Q2 = 291,36 (W)

Nhiệt ra:
Nhiệt để nung sản phẩm của buồng sơ cấp
Lượng nhiệt cần cung cấp để nung sản phẩm từ buồng sơ cấp từ 800oC lên 1200oC:

Q3  Qv  Ck  (t1200
k
 t800
k
)

Trong đó:

Qv= 1,27 m3/s: lưu lượng dòng vào buồng đốt thứ cấp

i1200  Ck  t1200
k
: hàm nhiệt trung bình của dòng khí ra khỏi buồng thứ cấp ở nhiệt độ
1200oC

SVTH: Vũ Thị Phương Lâm 87


Đồ án CTR

iCO2  CO2  2746, 44  0, 2934  2746, 44  343, 69


iCO  CO  2418, 78  0, 0178  2118, 78  43, 05
iO2  O2  1802, 76  0, 4071 1802, 76  733,9
iN2  N 2  1699, 76  0, 2762  1699, 76  469, 47
iSO2  SO2  2733,1  0, 0052  2733,1  14, 21
iNOx  NOx 1350, 27  4.105 1350, 27  0, 054
i1200  1604,374(kJ / m3 )

i800o C  Ck  t800
k
: hàm nhiệt trung bình của dòng khí vào buồng thứ cấp.
iCO2  CO2  1718,95  0, 2934 1718,95  504,34
iCO  CO  1632, 25  0, 0178 1632, 25  29, 054
iO2  O2  1162,32  0, 40711162,32  473,18
iN2  N 2  1094, 65  0, 2762 1094, 65  302,34
iSO2  SO2  1745,1  0, 0052 1745,1  9, 074
iNOx  NOx  1263,17  4.105 1263,17  0, 05
i800  1318, 038( kJ / m3 )

𝑘 𝑘 )
𝑄3 = 𝑄𝑣 . 𝐶𝑘 (𝑡1200 − 𝑡800 =1,27.(1604,374-1318,038)=163,65(kJ/s)=163650 (J/s)

Nhiệt mất do dẫn qua tường, đáy, nóc khe hở: Q4


Lượng nhiệt phụ thuộc vào thể xây lò, chiếm 10% lượng nhiệt trong lò:

Q4 = 0,1(40048330.Bd+291,36) = 4004833Bd + 29,316 (W)

Nhiệt mất do sản phẩm cháy khi đốt 1kg dầu :Q5
Q5  vd  Bd  Ck  tk

vd = 13,1774 (n.m3): thể tích khí khi đốt 1kg dầu

Bd: lượng dầu tiêu hao

ik = Ck  tk:hàm nhiệt trung bình của sản phẩm cháy khi đốt dầu DO ở 1200oC

SVTH: Vũ Thị Phương Lâm 88


Đồ án CTR

iCO2  CO2  2746, 44  0,1117  2746, 44  306, 77


iCO  CO  2418, 78  0, 0047  2418, 78  11,368
iO2  O2 1802, 76  0, 02911802, 76  52, 46
iN2  N 2 1699, 76  0, 74211699, 76  1261,39
iSO2  SO2  2733,1  0, 0002  2733,1  0,546
iNOx  NOx 1350, 27  0, 00011350, 27  0,135
 i1200  1632, 669(kJ / m3 )

Vậy: Q5  1632, 669.103 13,1774  Bd  21514332, 48  Bd (J/s)


Xác định lượng nhiên liệu tiêu hao:
Lượng nhiên liệu tiêu hao xác định dựa vào cân bằng nhiệt vào và nhiệt ra:

Ta có: Qvào = Qra

 Q1 + Q 2 = Q 3 + Q 4 + Q 5

Thay số vào ta được:

40048330.Bd + 291,36 = 163650 + 4004833Bd + 29,316 + 21514332Bd

 Bd = 0,011 (kg/s) = 40,48 (kg/h)

 Tính toán buồng đốt


 Thể tích buồng đốt thứ cấp: Vlt= t.q

Trong đó:

t: thời gian lưu khí (s), chọn t = 2s

q: lưu lượng dòng khí(m3/s)

Lưu lượng dòng vào: Q V = Qd + Qr


𝑣𝑑 .𝐵𝑑 11,08.0,006
𝑄𝑑 = = = 0,07(m3/s)
1 1

Trong đó:

v: lượng sản phẩm cháy khi đốt 1 kg dầu DO

Bd = 0,006 kg/s lượng dầu tiêu hao

SVTH: Vũ Thị Phương Lâm 89


Đồ án CTR

𝑣𝑟 .𝐵𝑟 7,45.0,16
𝑄𝑟 = = = 1,2 (m3/s)
1 1

Trong đó:

vr:lượng sản phẩm cháy khi đốt 1 kg rác

Br = GCTR: Công suất lò đốt (kg/s) =0,16

Do đó: Qv = 0,07 + 1,2 = 1,27 (m3/s).

Nên thể tích buồng đốt thứ cấp theo lý thuyết là: V = Qv.t = 1,27.2 = 2,54(m3)

Thể tích thực của buông đốt thứ cấp phải kể đến hệ số ảnh hưởng công suất và hệ số
𝑉𝑙𝑡 2,54
thời gian: 𝑉𝑡𝑐 = = = 3,21(m3).
0,85.0,93 0,85.0,93

Chọn Vt=3,5 (m3)


𝑉𝑡𝑐 3,3
Chiều cao buồng đốt thứ cấp: Htc = 1 = 1 = 0,8 m.
𝑆 9,6.
2 𝑚𝑑 2

Kích thước buồng đốt thứ cấp: L = 2,2 m; B = 2 m; H = 0,8 m.

Bảng 3-17: Các thông số thiết kế ở buồng đốt thứ cấp


Các thông số tính toán Ký hiệu Kích thước Đơn vị
Thể tích buồng đốt thứ cấp V 3,5 m3
Chiều dài buồng đốt thứ cấp L 2,2 m
Chiều rộng buồng đốt thứ cấp B 2 m
Chiều cao buồng đốt thứ cấp H 0,8 m

 Tính béc phun dầu

Các thông số:

- Nhiệt độ không khí: t = 18oC

- Áp suất không khí trước béc phun: h0 = 4,9 kN/m2

- Lượng không khí dùng để đốt hoàn toàn nhiên liệu DO:

Va 10, 74
La    13,88 (kg)
 1, 293

SVTH: Vũ Thị Phương Lâm 90


Đồ án CTR

- Áp suất môi trường lò: Pmt = 99,2 kN/m2 ( làm việc ở áp suất khí quyển).

Tính áp suất thực tế ban đầu của khí:

Do không khí chuyển động trong ống dẫn có mất năng lượng, khoảng 10% áp suất
không khí, cho nên trước béc phun áp suất thực tế là:

ht  K .h0  0,9  4,9  4, 41 (kN/m2)

Trong đó:

K: hệ số tính đến tổn thất áp suất của không khí trong ống dẫn.

Tính đến khắc phục trở lực của môi trường để không khí chuyển độngthuận lợi, áp
suất ban đầu của không khí:

Pd  Pmt  ht  99, 2  4.41  103, 61 (kN/m2)

Với áp suất ban đầu này có thể coi không khí chuyển động bị nén và tốc độ chuyển
động của không khí:

𝑃𝑚𝑡 99,2
𝑤2 = √2𝑅𝑇𝑘𝑘 (1 − ) = √2.228. (18 + 273)(1 − = 75,15 (m/s)
𝑃𝑑 103,61)

Trong đó:

R = 288 Nm/kg.oK: hằng số khí

Tkk: nhiệt độ ban đầu của không khí

Tính tiếp diện miệng ra của ống dẫn khí:

G2
F2 
w 2  2 (m2)

Trong đó:

G2: lượng không khí cần đốt cháy nhiên liệu (kg/s):

G2 = G1.La = 0,011.13,88 = 0,15268 (kg/s)

ρ2: khối lượng riêng của không khí (kg/m3)

SVTH: Vũ Thị Phương Lâm 91


Đồ án CTR

𝑝𝑑 103,6.103
𝜌2 = = =1,24(kg/m3)
𝑅.𝑇2 288.291

𝐺2 0,15268
Vậy: F2 = = = 1,64.10-3 (m2) = 1640 (mm2)
𝑤2 .𝜌2 75,15.1,24

Tính tiếp diện miệng ra của ống dẫn dầu:

G1
F1 
w1  1 (m2)

Trong đó:

G1 = 0,011 (kg/s): lượng dầu tiêu hao

w1 = 0,5 (m/s): tốc độ của dầu

ρ1 = 850 (kg/m3): khối lượng riêng của dầu


0,011
F1 = = 2,6.10-5 (m2) = 26 (mm2)
0,5.850

Đường kính miệng ra của ống dẫn dầu và khí:


 Đường kính miệng ra ống dẫn dầu:
4.𝐹1 4.26
d1 = √ =√ = 5,75 (mm)
𝜋 𝜋

Chọn d1= 6 mm. Ống dẫn có thành dày 1mm, đường kính ngoài của ống là 8 mm và
tiết diện F1  51 mm2.

 Đường kính miệng ra ống dẫn khí:


4.(𝐹1 +𝐹2 ) 4.(51+1640)
d2=√ =√ = 46,4 (mm)
𝜋 𝜋

Chọn d2 = 45 mm

 Thể tích xây lò

Cơ sở lựa chọn vật liệu: Đối với lò đốt rác thải y tế vận hành ở nhiệt độ 800 –
1200oC, trong điều kiện khắc nghiệt như vậy đòi hỏi vật liệu xây dựng phải có độ bền
lớn, chịu được nhiệt độ và tính ăn mòn cao. Do đó, việc lựa chọn thể xây dựng lò
quyết định rất lớn khả năng làm việc của lò.

SVTH: Vũ Thị Phương Lâm 92


Đồ án CTR

Ta chọn thể xây dựng lò như sau:


Đối với tường lò
Xây dựng tường gồm 4 lớp:

+ Trong cùng là gạch chịu lửa sa mốt dày 230 mm.

+ Lớp thứ 2 là gạch cách nhiệt điatomit, dày 120 mm.

+ Bông thủy tinh, dày 50 mm.

+ Ngoài cùng là thép tấm, CT dày 5 mm.

Kích thước buồng đốt:

+ Buồng sơ cấp: L = 3,5 m, B = 2,8 m , H = 1,5 m.

+ Buồng thứ cấp: L = 2,2 m; B = 2 m; H = 0,8 m.

Đối với đáy lò


Đáy lò được xây trực tiếp trên móng lò. Đáy lò được xây phẳng 2 lớp:

+ Lớp dưới là gạch cách nhiệt điatomit, dày 120 mm.

+ Lớp trên là gạch chịu lửa sa mốt, dày 230 mm.

Đối với gạch xây nóc lò


Nóc lò được xây phẳng tạo với tường góc 90o. Chiều dày nóc lò bằng chiều dày
tường.

Đối với cửa lò


+ Cửa tiếp liệu được làm bằng thép CT 3, dày 10 mm. Bên trong là lớp bông thủy
tinh dày 50 mm và lớp gạch sa mốt, gạch diatomit dày 100 mm.

Kích thước cửa tiếp liệu: 600 x 600 mm.

+ Cửa dẫn sản phẩm cháy từ buồng sơ cấp sang buồng thứ cấp: 300 x 300 mm.

+ Cửa lấy tro: 600 x 300 mm.

+ Cửa dẫn sản phẩm khí từ buồng thứ cấp ra tháp xử lý khí : D = 300 mm. Cách
trần lò 100 mm.

SVTH: Vũ Thị Phương Lâm 93


Đồ án CTR

3.7.5. Xác định thành phần và lưu lượng khí thải

Duy trì nhiệt độ đốt trong bường thứ cấp ở 12000C và đốt trong thời gian 1 giờ. Nên
một số sản phẩm khí tạo ra ở buồng sơ cấp sẽ bị thay đổi như: H2O bị bay hơi hết, N2 ở
nhiệt độ cao chuyển thành NO2.

Khí thải ra khỏi lò đốt bao gồm:

+ Sản phẩm cháy do đốt cháy ở buồng sơ cấp

+ Sản phẩm cháy do đốt dầu DO ở buồng sơ cấp.

+ Sản phẩm cháy do đốt dầu DO ở buồng thứ cấp.

Lượng nhiên liệu tiêu hao ở buồng thứ cấp là B = 0,011 kg/s = 40,48 (kg/h).

Dựa vào bảng 3.4, xác định thành phần và lưu lượng của sản phẩm cháy khi đốt dầu
DO ở buồng thứ cấp là: thành phần và lưu lượng của sản phẩm cháy khi đốt 100 kg
dầu DO ta suy ra được thành phần và lưu lượng của sản phẩm cháy khi đốt 40,48 kg
dầu DO ở buồng thứ cấp.

Bảng 3-18: Thành phần và lưu lượng khí khi đốt dầu ở buồng đốt thứ cấp
Thành phần Kmol/s n.m3 % thể tích
CO2 7,7.10-4 0,017248 12,21
CO 3,21.10-5 7,2.10-4 0,51
SO2 1,12.10-7 2,51.10-6 0,0018
O2 4.10-4 8,96.10-3 6,35
N2 5,1.10-3 0,11424 81
NOx 1,35.10-6 3,024.10-5 0,02
Tổng 6,3.10-3 0,1412 100

Dựa vào thành phần và lưu lượng của sản phẩm cháy khi đốt 100 kg dầu DO và 100
kg rác ta suy ra được thành phần và lưu lượng của sản phẩm cháy khi đốt 20,27 kg dầu
DO và 560 kg rác ở buồng sơ cấp.

SVTH: Vũ Thị Phương Lâm 94


Đồ án CTR

Bảng 3-19: Thành phần và lưu lượng dòng vào buồng đốt thứ cấp

Từ đốt Từ đốt
Thành dầu DO rác
phần (Kmol/s) (Kmol/s) Kmol/s n.m3/s %
CO2 0.00039 0.00604 0.006436 0.1442 11.613
CO 1,6.10-5 0.00039 0.000405 0.0091 0.7314
SO2 5,8.10-8 2,8.10-5 2,81.10-5 0.0006 0.0506
N2 0.0026 0.04589 0.048484 1.086 87.483
NOx 6,9.10-7 6,7.10-5 6,76.10-5 0.0015 0.1219
Tổng 0.00301 0.00903 0.055354 1.2414 100

Khi đốt cháy khí ở nhiệt độ 12000C thì:

+ NOx chuyển hóa hết thành NO2.

+ CO chuyển hóa hết thành CO2

Bảng 3-20: Thành phần và lưu lượng khí ra khỏi lò đốt

Đốt DO từ Lượng sản phẩm khí thải cần


Thành Từ buồng sơ xử lý
buồng thứ cấp
phần cấp (Kmol/s) Kmol/s n.m3/s
(Kmol/s)

CO2 0,01049 7,7.10-4 1,126.10-4 0,003

SO2 2,81.10-5 1,12.10-7 2,821.10-5 6,32.10-4

NO2 0,02431 2,55.10-3 2,686.10-3 0,602


Tổng 0,605

Bảng 3-21: Bảng so sánh khí thải lò đốt với QCVN 61-MT:2016/BTNMT

Thành phần
Tổng QCVN
khí thải ra n.m3/s mg/m3 Nhận xét
Kmol/s 61:2016/BTNMT
khỏi lò đốt

SVTH: Vũ Thị Phương Lâm 95


Đồ án CTR

CO2 1,126.10-4 0,003 1964.29 Không quy định Không cần xử lý

SO2 2,821.10-5 6,32.10-4 2857.14 250 Phải xử lý

NO2 2,686.10-3 0,602 2053.57 500 Phải xử lý

3.7.6. Tính toán chi phí xây dựng lò đốt

Chi phí xây dựng hệ thống lò đốt và xử lý khí thải được tính dựa trên lượng vật
liệu chế tạo, đơn giá vật liệu và chi phí chế tạo:

C  CT Wvl  Zvl (Đồng)

Trong đó:

αCT: Hệ số chế tạo thiết bị

Wvl: Khối lượng vật liệu cần để chế tạo thiết bị, kg

Zvl: Đơn giá vật liệu, đồng/kg.

Khối lượng riêng của thép CT3 là: 7850 kg/m3

Bảng 3-22: Ước tính vật liệu xây lò đốt CTR nguy hại

Đơn vị Số Đơn giá Thành tiền


Thông số Vật liệu
tính lượng (VNĐ) (VNĐ)
Thép CT3 dày
kg 23296 13490 314263040
5mm
Tường lò
Bông thủy tinh m2 840 21500 18060000
Gạch Điatômit viên 30856 7400 228334400
Gạch samot tấn 64 9530000 609920000
Béc phun chiếc 4 1800000 7200000
Vữa xây Vữa điatomit bao 280 78000 21840000
Vữa xây Vữa samot bao 420 120000 50400000
Ghi lò Gang kg 1120 17600 19712000
Máy thổi khí chiếc 1 19320000 19320000

Ống dẫn khí Ống thép m 1 23320000 23320000


Cửa nạp Thép CT3 dày kg 224 13490 3021760
SVTH: Vũ Thị Phương Lâm 96
Đồ án CTR

10mm
Thép CT3 dày
Cửa tháo tro kg 168 13490 2266320
10mm
Tổng 1003394480

Chọn hệ số chế tạo thiết bị là αCT = 1,4. Ta có tổng chi phí chế tạo thiết bị là:

C1 = 1,4×1,1=1,54 (tỷ đồng)

SVTH: Vũ Thị Phương Lâm 97

You might also like