You are on page 1of 127

Đồ án tốt nghiệp

Tính toán thiết kế hệ thống chưng cất


ethanol với công suất 100000 m3/năm trong
công nghệ sản xuất Bio─Ethanol từ sắn
Đồ án tốt nghiệp Mục lục

MỤC LỤC
MỤC LỤC ........................................................................................................................ 1

LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................. 6

MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 7

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BIO─ETHANOL VÀ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT


BIO─ETHANOL TRONG CÔNG NGHIỆP .................................................................. 8

1.1. Tổng quan về Bio─Ethanol. ........................................................................... 8

1.1.1. Khái niệm về Bio─Ethanol. ................................................................ 8

1.1.2. Lịch sử phát triển và ứng dụng của Bio─Ethanol. .............................. 8

1.2. Tổng quan về Công nghệ sản xuất Bio─Ethanol. .......................................... 9

1.2.1. Các phương pháp sản xuất Ethanol..................................................... 9

1.2.2. Các nguồn nguyên liệu sản xuất Bio─Ethanol. ................................ 10

1.2.3. Sự khác nhau giữa công nghệ sản xuất cồn thực phẩm và
Bio─Ethanol. .............................................................................................. 11

1.3. Công nghệ sản xuất Bio─Ethanol từ tinh bột. ............................................. 12

1.3.1. Giới thiệu về nguyên liệu tinh bột sử dụng chủ yếu ở Việt Nam. .... 12

1.3.2. Giới thiệu về nguyên liệu sắn. .......................................................... 13

1.3.3. Các dây chuyền công nghệ sản xuất Bio─Ethanol trên thế giới....... 15

1.3.4. Công Nghệ sản xuất Bio─Ethanol hiện tại ở Việt nam. ................... 24

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ QUÁ TRÌNH CHƯNG LUYỆN .............................. 33

2.1. Cơ sở lý thuyết của quá trình chưng cất. ...................................................... 33

2.1.1. Khái niệm về chưng cất. ................................................................... 33

Hồ Sỹ Chính – Máy và TB CN HC K52 2


Đồ án tốt nghiệp Mục lục

2.1.2. Khái niệm về cân bằng lỏng – hơi. ................................................... 34

2.1.3. Hỗn hợp hai cấu tử. ........................................................................... 35

2.2. Các phương pháp chưng cất. ........................................................................ 35

2.2.1. Chưng đơn giản. ................................................................................ 35

2.2.2. Chưng bằng hơi nước trực tiếp. ........................................................ 37

2.2.3. Chưng luyện liên tục. ........................................................................ 38

2.2.4. Các phương pháp chưng khác. .......................................................... 41

2.3. Cở sở tính toán công nghệ chưng luyện liên tục hỗn hợp hai cấu tử ........... 44

2.3.1. Cân bằng pha. .................................................................................... 44

2.3.2. Cân bằng vật liệu............................................................................... 45

2.3.3. Chỉ số hồi lưu thích hợp. ................................................................... 47

2.4. Quy trình công nghệ hệ thống chưng cất ethanol. ....................................... 49

CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN CÔNG NGHỆ THÁP CHƯNG LUYỆN.......................... 52

3.1. Các thông số ban đầu. .................................................................................. 52

3.2. Cân bằng pha lỏng – hơi hệ Ethanol – water ở áp suất làm việc. ................ 52

3.3. Cân bằng vật chất. ........................................................................................ 54

3.3.1. Nồng độ phần mol của Ethanol trong tháp. ...................................... 54

3.3.2. Suất lượng mol của các dòng. ........................................................... 55

3.3.3. Phương trình đường làm việc cho đoạn chưng và đoạn luyện. ........ 56

CHƯƠNG 4: TÍNH TOÁN KẾT CẤU CHO THÁP CHƯNG LUYỆN ...................... 61

4.1. Chiều cao của tháp chưng luyện. ................................................................ 61

4.1.1. Số đĩa lý thuyết của tháp chưng luyện. ............................................. 61

4.1.2. Số đĩa thực tế của tháp chưng luyện. ................................................ 61

Hồ Sỹ Chính – Máy và TB CN HC K52 3


Đồ án tốt nghiệp Mục lục

4.1.3. Chiều cao tháp chưng luyện. ............................................................. 63

4.2. Đường kính của tháp. ................................................................................... 64

4.3. Thiết kế sơ bộ đĩa và dự đoán điểm sặc đĩa. ................................................ 68

4.3.1. Chọn thiết kế sợ bộ đĩa cho tháp chưng luyện. ................................. 68

4.3.2. Dự đoán điểm sặc đĩa. ....................................................................... 68

4.4. Trở lực của đĩa. ............................................................................................ 69

4.4.1. Trở lực của đĩa khô. .......................................................................... 69

4.4.2. Trở lực lớp hỗn hợp lỏng – khí trên đĩa. ........................................... 71

4.4.3. Tính kiểm tra kênh chảy truyền lỏng. ............................................... 73

4.5. Tính toán bề dày thiết bị và các chi tiết khác. .............................................. 75

4.5.1. Tính toán bề dày thiết bị. .................................................................. 75

4.5.2. Tính toán chân đỡ tháp...................................................................... 82

4.5.3. Cửa nối ống dẫn với thiết bị và bích nối tương ứng. ........................ 85

CHƯƠNG 5: TÍNH TOÁN CÁC THIẾT BỊ PHỤ TRỢ ............................................... 90

5.1. Thông số hai dòng lưu thể. ........................................................................... 90

5.2. Cân bằng nhiệt lượng cho thiết bị. ............................................................... 90

5.3. Hệ số cấp nhiệt cho từng lưu thể. ................................................................. 91

5.3.1. Hệ số cấp nhiệt cho hơi nước bão hòa khô ngưng tụ. ....................... 92

5.3.2. Hệ số cấp nhiệt cho hỗn hợp lỏng etanol – nước. ............................. 93

5.3.3. Bề mặt truyền nhiệt và đáng giá độ dài ống...................................... 94

5.4. Tính toán kết cấu cho thiết bị gia nhiệt đáy tháp. ........................................ 96

5.4.1. Bề dày thiết bị gia nhiệt đáy tháp...................................................... 96

5.4.2. Bề dày đáy và nắp thiết bị gia nhiệt. ................................................. 98

Hồ Sỹ Chính – Máy và TB CN HC K52 4


Đồ án tốt nghiệp Mục lục

5.4.3. Chọn mặt bích ghép nối thân – đáy và nắp thiết bị........................... 98

5.4.4. Bù giãn nở nhiệt và bề dày vỉ ống. ................................................... 99

5.4.5. Tính toán chân đỡ thiết bị gia nhiệt đáy tháp. ................................... 99

5.4.6. Cửa nối ống dẫn với thiết bị và bích nối tương ứng. ...................... 104

CHƯƠNG 6: QUY TRÌNH CHẾ TẠO, LẮP RÁP VÀ VẬN HÀNH THÁP CHƯNG
LUYỆN ........................................................................................................................ 107

6.1. Quy trình chế tạo một số chi tiết của thiết bị. ............................................ 107

6.1.1. Quy trình chế tạo thân tháp chưng cất. ........................................... 107

6.1.2. Quy trình chế tạo đáy và nắp thiết bị hình elip. .............................. 108

6.1.3. Quy trình chế tạo đĩa van chuyển động. ......................................... 109

6.2. Quy trình lắp ráp tháp chưng cất. ............................................................... 111

6.2.1. Quy trình lắp đặt thiết bị. ................................................................ 111

6.2.2. Quy trình lắp đặt đĩa van vào thân thiết bị. ..................................... 113

6.3. Quy trình vận hành thiết bị......................................................................... 114

6.3.1. Công tác chuẩn bị............................................................................ 114

6.3.2. Công tác vận hành. .......................................................................... 114

6.3.3. Ngừng hệ thống khi gặp sự cố. ....................................................... 115

6.3.4. Xử lý các sự cố trong vận hành....................................................... 116

KẾT LUẬN .................................................................................................................. 117

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 118

PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 120

Hồ Sỹ Chính – Máy và TB CN HC K52 5


Đồ án tốt nghiệp Lời cảm ơn

LỜI CẢM ƠN
Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới TS. Nguyễn Đặng Bình Thành,
người đã trực tiếp hướng dẫn em hết sức tận tình, chu đáo về mặt chuyên môn, động
viên em về mặt tinh thần để em hoàn thành bản đồ án tốt nghiệp này.

Em xin gửi lời cảm ơn tới tất cả thầy cô giáo trong bộ môn Máy và Thiết bị
Công nghiệp Hóa Chất, Viện Kỹ thuật Hóa học, Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội
đã tận tình dạy dỗ, chỉ bảo em trong suốt thời gian năm năm học tập và rèn luyện tại
trường.

Em xin chân thành cảm ơn các anh chị phòng Kỹ Thuật cùng toàn thể Công ty
Cổ phần Nhiên liệu Sinh học Miền trung đã cho phép em thực tập tại Quý Công ty, từ
đó tạo tiền đề cho em có thể hoàn thành bản đồ án tốt nghiệp này.

Sau cùng em xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân và bạn bè đã luôn động
viên giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập tại Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội
cũng như trong thời gian thực hiện đồ án tốt nghiệp.

Hà Nội, Ngày 02 Tháng 06 Năm 2012

Sinh viên

Hồ Sỹ Chính

Hồ Sỹ Chính – Máy và TB CN HC K52 6


Đồ án tốt nghiệp Mở đầu

MỞ ĐẦU
Thế giới hiện nay đang phải đương đầu với hai cuộc khủng hoảng lớn – sự ấm
lên toàn cầu và giá cả tăng cao của các loại nhiên liệu không tái tạo. Tuy nhiên, cả hai
vấn đề này đều có một giải pháp thông thường – một nhiên liệu thay thế nguồn năng
lượng tái tạo và hạn chế các loại khí thải gây hiện tương nóng lên toàn cầu. Trên
phương hướng đó, các nhà nghiên cứu và các nhà khoa học trên thế giới đã tìm ra một
nguồn nhiêu liệu tốt hơn và thân thiện với môi trường – Ethanol sinh học. Là một trong
những nguồn nhiên liệu thay thế với những lợi ích tuyệt vời của nó, đồng thời được
đánh giá là nguồn nhiên liệu tiềm năng với nhiều nước trên thế giới. Mặc dù có nhiều
thuận lợi và khó khăn khi sản xuất ethanol sinh học nhưng hiện nay ethanol sinh học đã
được sử dụng như là một nhiên liệu phụ ở một số nước.

Trong nhiều năm qua, công nghệ sản xuất ethanol sinh học đã được phát triển,
đổi mới vượt bậc, đem lại hiệu quả cao. Công nghệ được chú trọng nhất trong dây
chuyền là việc chưng cất ethanol từ giấm chín sau khi lên men. Vì vậy vấn đề tính toán,
thiết kế cải tiến công đoạn chưng cất cũng như toàn quá trình nói chung là điều tất yếu.

Bản đồ án của em với đề tài là:

“Tính toán thiết kế hệ thống chưng cất ethanol với công suất 100000 m3/năm trong
công nghệ sản xuất Bio─Ethanol từ sắn”

Trong đó gồm các phần chính sau:

+ Chương 1: Tổng quan về Bio─Ethanol và công nghệ sản xuất Bio─Ethanol


trong công nghiệp.

+ Chương 2: Tổng quan về quá trình chưng luyện.

+ Chương 3: Tính toán công nghệ tháp chưng luyện Ethanol.

+ Chương 4: Tính toán kết cấu cho tháp chưng luyện Ethanol.

+ Chương 5: Tính toán các thiết bị phụ trợ.

Hồ Sỹ Chính – Máy và TB CN HC K52 7


Đồ án tốt nghiệp Chương 1: Tổng quan về Bio-Ethanol

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BIO─ETHANOL VÀ


CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT BIO─ETHANOL TRONG
CÔNG NGHIỆP
1.1. Tổng quan về Bio─Ethanol.

1.1.1. Khái niệm về Bio─Ethanol.

Bio─Ethanol (ethanol sinh học) là ethanol được sản xuất từ các loại nguyên liệu
thực vật chứa đường bằng phương pháp lên men vi sinh hoặc từ các loại nguyên liệu
chứa tinh bột và cellulose thông qua các phản ứng trung gian thủy phân thành đường.

Hiện này trên thế giới, nguyên liệu chứa đường và tinh bột được sử dụng phổ
biết hơn do chi phí sản xuất thấp.

Xăng sinh học là hỗn hợp được pha trộn theo tỷ lệ xác định giữa ethanol và
xăng. Một số loại xăng sinh học đang được sử dụng trên thế giới như E5, E10, E85….
Ở Việt nam, chỉ mới đưa ra thị trường loại xăng E5 do Cty PV oil cung cấp [1].

1.1.2. Lịch sử phát triển và ứng dụng của Bio─Ethanol.

Từ những năm 1973 trở về trước, Bio─Ethanol không được phát triển nhiều, vì
đương thời, công nghệ Hóa dầu rất phát triển, trữ lượng xăng dầu còn lớn, nên giá
thành thấp.

Sau những năm 1973, cuộc khủng hoảng dầu mỏ trên toàn thế giới xảy ra [2],
khiến giá thành xăng dầu lên cao, nên các nước phát triển như Mỹ, Braxin và một số
nước châu Âu bắt đầu khởi động lại các nghiên cứu về Bio─Ethanol. Sau đó,
Bio─Ethanol được phát triển mạnh, đưa vào sự dụng thực tế ở một số nước như Mỹ,
Braxin, Nhật Bản…

Đầu thế kỉ 21, xăng sinh học đã trở thành nhiên liệu được ưu tiên hàng đầu trong
xây dựng chiến lược về năng lượng tại Mỹ, Tây Âu, Nhật, Braxin…

Hồ Sỹ Chính – Máy và TB CN HC K52 8


Đồ án tốt nghiệp Chương 1: Tổng quan về Bio-Ethanol

Ưu điểm của xăng sinh học là xăng cháy triệt để hơn, loại bỏ phụ gia chống kích
nổ chứa chì, giảm phát thải CO2 ra không khí đáng kể so với xăng thường.

Nhược điểm lớn nhất của xăng sinh học là do nồng độ cao Bio─Ethanol sẽ làm
hỏng các chi tiết lăng bằng cao su, nhưa trong động cơ.

Những loại xăng sinh học đã được sử dụng trên thế giới [3]:

+ E5, E10: Bio─Ethanol pha 5%, 10% thể tích vào xăng, được sử dụng thông
dụng, không ảnh hưởng đến động cơ xe.

+ E25: Bio─Ethanol pha 25% thể tích vào xăng, động cơ xe cần phải cải tiến
một số chi tiết, điề chỉnh thời gian phun nhiên liệu. Braxin là quốc gia sử dụng nhiều
nhất loại xăng này.

+E85: Bio─Ethanol pha 85% thể tích vào xăng, chỉ sử dụng cho các động cơ
được chế tạo riêng. Tiêu biểu là dòng xe Ford focus sản xuất ở Mỹ.

Thực tế, người ta sẽ không pha Bio─Ethanol với xăng theo tỷ lệ trung bình 40
đến 60% vì ở tỷ lệ này, xăng sau khi pha sẽ bị phân lớp rất nhanh trong quá trình lưu
trữ.

Hiệu quả khi dùng xăng sinh học thay thế:

+ Xăng pha 5% Bio─Ethanol sẽ tiết kiêm được 5% nhiên liệu so với xăng
thường.

+ Công suất của động được cải thiện hơn

+ Khi thải CO và Hidrocacbon giảm hơn 10%

+ Khả năng tăng tốc của đông cơ được tốt hơn.

1.2. Tổng quan về Công nghệ sản xuất Bio─Ethanol.

1.2.1. Các phương pháp sản xuất Ethanol.

Ethanol có thể sản xuất bằng nhiều phương pháp khác nhau , trong đó có hai
phương pháp sau là phổ biến và cơ bản nhất.

Hồ Sỹ Chính – Máy và TB CN HC K52 9


Đồ án tốt nghiệp Chương 1: Tổng quan về Bio-Ethanol

+ Công nghệ sản xuất ethanol tổng hợp:

Tổng hợp ethanol có nghĩa là sản xuất ethanol bằng phương pháp hoá học, trên
thế giới người ta sản xuất ethanol bằng nhiều phương pháp khác nhau. Trong công
nghệ tổng hợp hoá dầu ethanol được sản xuất bằng dây chuyền công nghệ hydrat hoá
đối với khí etylen hoặc công nghệ cacbonyl hoá với methanol.

Hydrat hoá: CH2=CH2 + H2O C2H5OH

Cacbonyl: CH3OH + CO + 2 H2 C2H5OH + H2O

+ Công nghệ sản xuất ethanol sinh học:

Công nghệ này dựa trên quá trình lên men các nguồn hydratcacbon có trong tự
nhiên như: nước đường ép, ngô, sắn, mùn, gỗ...

(C6H10O5)n + n H2O nC6H12O6 2C2H5OH + 2CO2 + Q

Trong quá trình sản xuất ethanol sinh học có thể phân thành 2 công đoạn là công
đoạn lên men nhằm sản xuất Bio─Ethanol có nồng độ thấp và công đoạn chưng cất -
làm khan để sản xuất ethanol có nồng độ cao để phối trộn vào xăng.

Hiện nay sản xuất cồn chủ yếu và phổ biến là sản xuất theo phương pháp sinh
học.

1.2.2. Các nguồn nguyên liệu sản xuất Bio─Ethanol.

Nguồn nguyên liệu để sản xuất Bio─Ethanol chủ yếu từ:

+ Các loại nguyên liệu chứa đường: mía, củ cải đường, thốt nốt …

+ Các loại nguyên liệu chứa tinh bột: sắn, ngô, gạo, lúa mạch, lúa mì…

+ Các loại nguyên liệu chứa cellulose

Tuy nhiên, tùy theo lợi thế về nguồn nguyên liệu của mỗi quốc gia, người ta
chọn loại nguyên liệu có lợi thế nhất để sản xuất Bio─Ethanol nhiên liệu. Ở Việt Nam,
các nguồn nguyên liệu thích hợp có thể sản xuất Bio─Ethanol là mía, sắn, gạo, ngô và
rỉ đường.

Hồ Sỹ Chính – Máy và TB CN HC K52 10


Đồ án tốt nghiệp Chương 1: Tổng quan về Bio-Ethanol

1.2.3. Sự khác nhau giữa công nghệ sản xuất cồn thực phẩm và Bio─Ethanol.

1.2.3.1. Mục đích sử dụng.

+ Cồn thực phẩm:

Người ta sản xuất cồn thực phẩm là để pha chế thành rượu và các loại đồ uống
có cồn. Các loại đồ uống này được dùng trực tiếp cho con người nên trong thành phẩm
của cồn thực phẩm chỉ bao gồm chủ yếu là etanol. Các loại cồn đầu, dầu fusel, andehyt,
axit, este… có hại cho sức khoẻ phải càng ít càng tốt và không được vượt quá ngưỡng
qui định.

Ngoài ra, do phải pha loãng khi pha chế, nên không bắt buộc phải sản xuất ra
cồn có nồng độ rất cao.

+ Cồn nhiên liệu:

Cồn nhiên liệu được sản xuất để dùng làm chất đốt. Khi sản xuất cồn nhiên liệu
người ta không cần phải tách bỏ cồn tạp vì bản thân chúng khi cháy cũng tạo ra năng
lượng.

Trái với cồn thực phẩm, cồn nhiên liệu bắt buộc phải tách nước triệt để, vì nếu
hàm lượng nước có trong cồn càng cao thì làm giảm hiệu quả của quá trình cháy và ảnh
hưởng đến động cơ thiết bị, đồng thời khi pha cồn vào xăng sẽ dẫn đến sự phân tách
pha. Cũng chính vì vậy mà khi sản xuất còn nhiên liệu, người ta phải chọn giải pháp
công nghệ thích hợp để loại bỏ nước trong cồn, tạo ra cồn có nồng độ rất cao.

1.2.3.2. Sự khác nhau trong công nghệ sản xuất ethanol thực phẩm và ethanol nhiên
liệu.

Sự khác nhau trong công nghệ sản xuất ethanol thực phẩm và ethanol nhiên liệu
chủ yếu xảy ra ở công đoạn cuối: chưng cất, tách nước [4]:

Hồ Sỹ Chính – Máy và TB CN HC K52 11


Đồ án tốt nghiệp Chương 1: Tổng quan về Bio-Ethanol

Công đoạn Ethanol thực phẩm Ethanol nhiên liệu

Phức tạp hơn do cần tách triệt để các


Chưng cất chất có hại cho sức khỏe con người: Không cần loại bỏ cồn tạp
cồn đầu, dầu fusel, adehyt…

Tách nước Không cần phải tách nước nâng Phải tách nước nâng nồng
nồng độ ethanol độ ethanol lên 99.8%

Ngoài ra, để tránh sử dụng ethanol nhiên liệu cho các mục đích khác, cồn nhiên
liệu sau khi tách nước được biến tính bằng cách thêm vào 1,96 – 5%v/v chất biến tính.
Khi đó ethanol dùng làm nhiên liệu được gọi là ethanol biến tính. Chất biến tính có thể
dùng là xăng không chì, naphta….

1.3. Công nghệ sản xuất Bio─Ethanol từ tinh bột.

1.3.1. Giới thiệu về nguyên liệu tinh bột sử dụng chủ yếu ở Việt Nam.

Có nhiều nguyên liệu chứa tinh bột như sắn, ngô, gạo….Thành phầ n hoá ho ̣c
của mô ̣t số nguyên liê ̣u chứa tinh bô ̣t đươ ̣c thể hiê ̣n ở bảng sau. Tiń h theo % trung
bình:

Hồ Sỹ Chính – Máy và TB CN HC K52 12


Đồ án tốt nghiệp Chương 1: Tổng quan về Bio-Ethanol

 Sắn:

- Hiện nay, diện tích trồng sắn ở nước ta khoảng gần 500.000 ha và được phân bố
chủ yếu ở Tây Nguyên và Đông Nam bộ. Năng suất thu hoạch sắn tại nước ta trung
bình là 15-20 tấn/ha và tăng đều qua các năm.[5]

- Hàm lượng tinh bột trong sắn tươi ở nước ta khoảng 25-35%. Cứ 2,3 kg sắn tươi
thì có thể thu được 1kg sắn lát.[5]

- Với giá cả hiện nay thì việc sử dụng sắn để sản xuất xăng sinh học là khả thi nhất.

 Ngô:

- Năng suất ngô của nước ta thấp, chỉ đạt ở mức 3.7 – 3.8 tấn/ha. Để sản xuất 1 lít
Bio─Ethanol, chúng ta cần 2,4 đến 2,6 kg ngô và giá ngô hiện nay là 4.100 đồng/kg,
đồng thời hàng năm Việt Nam phải nhập khẩu khoảng 400 – 500 nghìn tấn ngô Chính
vì vậy, việc sản xuất Bio─Ethanol từ ngô trong giai đoạn hiện nay là không khả thi vì
giá ngô quá cao so với sắn lát, mặc dù hàm lượng tinh bột thấp hơn (65%) [6].

Vì vậy, nguồn nguyên liệu được chọn lựa cho công nghệ sản xuất Bio─Ethanol
là sắn.

1.3.2. Giới thiệu về nguyên liệu sắn.

- Về cơ bản củ sắn gồm 3 phầ n chin


́ h: vỏ, thịt củ và lõi (ngoài ra còn có cuố ng và rễ
củ).

- Vỏ sắ n gồm có 2 phầ n là vỏ gỗ và vỏ cùi:

+ Vỏ gỗ có tác dụng bảo vê ̣ củ và chố ng mấ t nước của củ, tuy nhiên vỏ gỗ dễ bi ̣
mấ t khi thu hoa ̣ch và vâ ̣n chuyể n.

+ Vỏ cùi là mô ̣t lớp tế bào cứng phủ bên ngoài, thành phầ n chủ yế u là xenluloza
ngoài ra còn có chứa polyphenol, enzim, và linamarin.

+ Phầ n thiṭ củ có chứa nhiề u tinh bô ̣t, protein và các chấ t dầ u, mô ̣t it́ polyphenol,
đô ̣c tố và enzim.

Hồ Sỹ Chính – Máy và TB CN HC K52 13


Đồ án tốt nghiệp Chương 1: Tổng quan về Bio-Ethanol

+ Lõi sắn nằm ở tâm củ do ̣c suốt chiề u dài,thành phầ n chủ yế u là xenluloza. Lõi
có chức năng dẫn nước và các chấ t dinh dưỡng giữa cây và củ đồ ng thời giúp thoát
nước khi phơi hoă ̣c sấ y sắ n.

- Thành phần sắn tươi dao động trong giới ha ̣n khá lớn: tinh bô ̣t 20 - 34%, protein
0,8 - 1,2%, chất béo 0,3 - 0,4%, xenluloza 1 - 3,1%, chất tro 0,54%, polyphenol 0,1 -
0,3% và nước 60 - 74,2% [5]. Ngoài ra trong sắn còn chứa mô ̣t lượng Vitamin và đô ̣c
tố. Vitamin trong sắn thuô ̣c nhóm B. Các Vitamin này sẽ bi ̣ mấ t một phầ n khi chế biế n
và nhấ t là khi nấ u trong sản xuấ t rươ ̣u.

- Độc tố trong sắ n có tên chung là phazéolunatin gồ m 2 glucozit Linamarin và
Lotaustralin. Các đô ̣c tố này thường tâ ̣p chung ở vỏ cùi. Bình thường phazéolunatin
không độc nhưng khi bị thuỷ phân thì các glucozit này sẽ giải phóng axit HCN. Sắ n
tươi đã thái lát và phơi khô sẽ giảm đáng kể hàm lươ ̣ng glucozit gây độc kể trên. Đă ̣c
biệt trong sản xuất rươ ̣u, khi nấu ở nhiệt đô ̣ cao đã pha loañ g nước nên với hàm lươ ̣ng
it́ chưa ảnh hưởng đến nấ m men. Hơn nữa các muố i xyanat khi chưng cấ t không bay
hơi nên bi ̣loại cùng bã rươ ̣u [5].

- Tiêu chuẩn sắn lát sử dụng cho công nghệ [4]:

+ Hình dạng lát sắn: đường kính 30 – 70 mm, bề dày: 20 – 30 mm

+ Độ ẩm: 12 – 14 %kl

+ Hàm lượng tinh bột: 70 – 75 %kg

+ Protein: 1,5 – 1,8 %kg

+ Hàm lượng tro: 1,8 – 3,0 %kg

+ Lipid: 0,5 – 0,9 %kg

+ Độ xơ: 2,1 – 5,0 %kg

+ Các tạp chất khác: ≤ 3,0 %kg

Hồ Sỹ Chính – Máy và TB CN HC K52 14


Đồ án tốt nghiệp Chương 1: Tổng quan về Bio-Ethanol

1.3.3. Các dây chuyền công nghệ sản xuất Bio─Ethanol trên thế giới.

Trên thế giới, hiện nay có rất nhiều nhà cung cấp công nghệ sản xuất
Bio─Ethanol nhiên liệu. Có thể kể ra một số các nhà cung cấp công nghệ sản xuất
Bio─Ethanol nhiên liệu hàng đầu trên thế giới gồm:

+ Lurgi AG, Frankfurt, Đức

+ Technip-Coflexip, Paris, Pháp

+ Delta-T Corporation, Virginia, Mỹ

+ Katzen International INC., Cincinnati, Ohio, Mỹ

+ Tomsa Destil. S.L, Madrid, Tây Ban Nha

+ Vogelbusch GmbH, Vienna, Áo

Ngoài các nhà cung cấp bản quyền công nghệ kể trên, trong lĩnh vực sản xuất
Bio─Ethanol nhiên liệu còn có một số các nhà cung cấp công nghệ, thiết bị mua bản
quyền công nghệ của các hãng nêu trên rồi tự nghiên cứu phát triển công nghệ như:

+ Praj Industries Limited, Pune, Ấn Đô

+ Alfa Laval (India) Limited, Pune, Ấn Độ

+ Filli impianti, Monteriggioni, Italia

+ Kolon Engineering & Construction Co. Ltd., Kyunggi-Do, Hàn Quốc

+ Changhae Engineering Co.Ltd, Jeonju, Hàn Quốc

+ Rushan Risheng Machinery Manufacture Co., Ltd, Trung Quốc

Trong phạm vi đồ án tốt nghiệp, em xin trình bày các mô hình, dây chuyền công
nghệ của các nhà cung cấp công nghệ sau:

+ Vogelbusch GmbH, Vienna, Áo

+ Praj Industries Limited, Pune, Ấn Đô

+ Delta-T Corporation, Virginia, Mỹ

Hồ Sỹ Chính – Máy và TB CN HC K52 15


Đồ án tốt nghiệp Chương 1: Tổng quan về Bio-Ethanol

1.3.3.1. Công nghệ Vogelbusch.

Dây chuyền công nghệ Vogelbusch, Áo [7].

Hồ Sỹ Chính – Máy và TB CN HC K52 16


Đồ án tốt nghiệp Chương 1: Tổng quan về Bio-Ethanol

1. Công đoạn nghiền.

Sắn lát về đến nhà máy bằng xe tải được đổ xuống phễu tiếp nhận. Sau đó sắn
được tách bỏ tạp chất kim loại rồi đến kho chứa.

Từ kho chứa, sắn được làm sạch sơ bộ và cấp cho thùng chứa trung gian trước
khi vào máy nghiền búa.

Sản phẩm sau nghiền được phân loại bằng sàng phân loại, ở đây những sản
phẩm có kích thước chưa đạt sẽ được quay về lại thùng chứa trung gian trước máy
nghiền, bột sắn với kích thước đạt yêu cầu được chứa ở thùng chứa bột.

Bụi sinh ra sẽ được xử lý bằng hệ thống lọc đặc biệt với sự hỗ trợ của máy thổi
khí.

2. Công đoạn hồ hóa – đường hóa.

Bột sắn sẽ được hòa trộn với nước sạch, hơi ngưng và dịch hèm loãng sau ly
tâm. Tinh bột sẽ được chuyển hóa/cắt mạch thành dextrin, đường đa bởi enzyme Alpha
amylaza ở nhiệt độ, áp suất và pH thích hợp.

Quá trình nấu sẽ sử dụng sự phun hơi trực tiếp. Dịch sau khi hồ hóa sẽ được làm
mát bởi thiết bị làm lạnh nhanh hoạt động ở điều kiện chân không.

Dịch sau khi làm lạnh nhanh được cấp cho thùng đường hóa. Tại đây, một phần
dịch hèm loãng sau ly tâm cũng được bổ sung, dung dịch H2SO4 điều chỉnh pH và
enzyme Gluco-amylaza chuyển hóa dextrin, đường đa thành đường Glucô.

3. Công đoạn lên men.

Vogelbusch sử dụng công nghệ lên men liên tục. Kết quả của việc sử dụng công
nghệ như vậy sẽ giảm lao động, giảm lượng dung dịch CIP (kết quả là giảm hóa chất
và chi phí), công suất lên men tăng khoảng 130% so với hệ thống lên men theo mẻ và
làm tăng sản lượng ethanol.

Bản chất của phương pháp lên men liên tục là rải đều các giai đoạn lên men mà
mỗi giai đoạn đó được thực hiện trong một hoặc nhiều thiết bị lên men có liên hệ với

Hồ Sỹ Chính – Máy và TB CN HC K52 17


Đồ án tốt nghiệp Chương 1: Tổng quan về Bio-Ethanol

nhau. Dòng dịch sẽ lần lượt chảy qua các thùng lên men và giấm chín được lấy ra ở từ
bồn cuối cùng.

Trong thiết kế dây chuyền này, quá trình lên men có thể thực hiện gián đoạn
bằng cách đóng các van kết nối giữa các thùng lên men để cách ly các thùng với nhau.
Khi đó từng thùng sẽ được nạp liệu và lấy giấm chín ra một cách độc lập (lên men gián
đoạn từng thùng).

4. Công đoạn chưng cất – tách nước.

Sử dụng công nghệ chưng cất đa áp suất, hệ thống chưng cất hệ thống chưng cất
này sử dụng nhiệt năng tối ưu hơn và do đó giảm lượng hơi tiêu thụ.

Hệ thống các tháp gồm:

- Tháp cất I với khử khí một phần.

- Tháp cất II.

- Tháp khử Anđehyt.

- Tháp cất tinh I.

- Tháp cất tinh II.

Các tháp hoạt động ở mức áp suất khác nhau để các tháp có thể được gia nhiệt
bởi hơi đỉnh của tháp khác.

Cồn từ khu vực chưng cất sẽ được gia nhiệt siêu tốc nhằm nâng nhiệt độ lên
khoảng 115oC và hóa hơi hoàn toàn. Sau đó hơi cồn sẽ được tách nước bằng rây phân
tử 3A. Sản phẩm cồn khan sẽ được đưa đi ngưng tụ, làm mát và tồn chứa.

Sau một thời gian hấp phụ, tháp hấp phụ bị bão hòa và tháp được tái sinh bằng
một phần dòng hơi cồn khan đi ra khỏi tháp hấp phụ. Dòng hơi cồn tái sinh có chứa
nước sẽ quay trở lại khu vực chưng cất.

Hồ Sỹ Chính – Máy và TB CN HC K52 18


Đồ án tốt nghiệp Chương 1: Tổng quan về Bio-Ethanol

5. Công đoạn xử lý dịch hèm.

Dịch hèm thải từ tháp chưng cất được đưa đến máy ly tâm nhằm tách bỏ các
thành phần rắn lơ lửng. Dịch hèm loãng sau ly tâm, một phần sẽ hồi lưu lại quá trình
công nghệ, phần còn lại được đưa đi cô đặc bốc hơi.

Bã ẩm tách ra từ máy ly tâm sẽ được trộn với phần cặn đáy từ thiết bị cô đặc,
sau đó được đưa đi sấy làm thức ăn gia súc.

Hơi sinh ra từ thiết bị sấy, cô đặc sẽ được thu hồi và quay trở lại quá trình công
nghệ.

1.3.3.2. Công nghệ Praj.

Dây chuyền công nghệ Praj Industries Limited, Pune, Ấn Độ [8].

Quá trình sản xuất ethanol từ sắn lát dựa theo phương pháp chưng cất bao gồm
nghiền, loại bỏ cát đá, hồ hoá, lên men, và chưng cất - tách nước. Xử lý nước thải theo
phương pháp gạn lắng, xử lý bio-gas như là phương pháp xử lý cơ bản và xục khí như
là phương pháp xử lý lần hai.

Khu công nghệ chính có thể được chia thành 5 mục chính như sau:

Hồ Sỹ Chính – Máy và TB CN HC K52 19


Đồ án tốt nghiệp Chương 1: Tổng quan về Bio-Ethanol

- Nghiền sắn và tách cát: Trong khu vực này, sắn lát được làm sạch, nghiền và hoà
bột để tạo thành dịch bột sắn (slury).

- Hồ hoá: Trong khu vực này, tinh bột được hồ hoá ở khoảng 115oC với sự có mặt
của enzym.

- Đường hoá và lên men “HIFERM-NM”: Trong khu vực này, dịch hồ hoá đầu tiên
được chuyển hoá thành đường, sau đó đường lên men được được lên men đồng thời
bởi nấm men khô hoạt động tạo thành ethanol

- Chưng cất “ECOFINE MPR”: Trong khu vực này, dịch bột sau khi lên men được
chưng cất trong hai hệ thống tháp chưng cất để tạo thành ethanol ngậm nước 93%...
Trong trường hợp cần tăng nồng độ lên 95% thì sử dụng hơi nhiều hơn

- Tách bã và xử lý nước thải theo phương pháp xử lý methanol ECOMET XPD Dịch
hèm được sản xuất như là một sản phẩm phụ của khu chưng cất, được tách trong máy
tách ly tâm để tạo thành bã ẩm và dịch hèm loãng.

1. Công đoạn hồ hóa.

Bột sắn được xử lý trong khu vực xử lý sơ bộ sắn để tạo thành dịch bột. Cát
cũng được loại bỏ trong giai đoạn xử lý này. Dịch bột này được sử dụng làm nguyên
liệu cho công đoạn hồ hóa. Dịch bột trong khu xử lý sơ bộ sắn được hòa với dòng ra
khỏi đáy tháp tinh.

Dòng dịch hèm tuần hoàn và dịch bột được hòa trộn trong thùng chuẩn bị dịch.
Nó được gia nhiệt đến 105oC. Dịch này được đưa vào thùng hồ hóa đầu tiên. Trong
thùng hồ hóa này, dịch bột được duy trì ở 85oC.

Enzym hồ hóa được thêm vào cùng với enzym giảm độ nhớt. Sau khi hồ hóa,
dịch bột được làm mát và bơm đến khu vực đường hóa và lên men.

2. Công đoạn đường hoá và lên men.

Men giống được chuẩn bị trong bình chuẩn bị men bởi dịch bột đã được tiệt
trùng với men khô đã hoạt hóa. Nhiệt độ tối ưu được duy trì bằng cách tuần hoàn qua

Hồ Sỹ Chính – Máy và TB CN HC K52 20


Đồ án tốt nghiệp Chương 1: Tổng quan về Bio-Ethanol

thiết bị làm mát bằng nước. Các thành phần của bình chuẩn bị men được chuyển đến
thùng lên men sơ bộ.

Thùng lên men sơ bộ được làm đầy dịch bột và nạp các chất của thùng nhân
men. Mục đích của việc lên men sơ bộ có sục khí (aerated) cho phép các tế bào nấm
men phát triển nhiều hơn và giảm sự nhiễm khuẩn của thùng nhân men. Khi các chất
trong thùng lên men sơ bộ được chuyển đến thùng nhân men chính, nồng độ của nấm
men đã đủ cao về căn bản có thể giảm được thời gian trễ liên quan đến sự phát triển
của nấm men trong quá trình lên men.

Enzym đường hóa được thêm vào trong thùng lên men. Chúng sẽ chuyển hóa
tinh bột thành đường. Ở đây cơ bản là sự chuyển hóa của dextrin thành dextroza. Mục
đích của quá trình lên men là chuyển các chất có thể lên men được thành cồn.

pH của dịch bột được điều chỉnh cơ bản là nhờ dịch hèm tuần hoàn (cũng là để
cung cấp chất dinh dưỡng) hoặc là thêm axit vào. Nấm men có hiệu lực trong một
lượng vừa đủ để khởi đầu quá trình lên men nhanh và kết thúc nó trong vòng 60 giờ.

Tại giai đoạn đầu của chu kỳ, thùng lên men được nạp liệu với dịch bột và các
chất của thùng lên men sơ bộ. Lên men là quá trình sinh nhiệt. Nhiệt sinh ra được loại
bỏ bằng cách tuần hoàn làm mát trong thiết bị trao đổi nhiệt bên ngoài. Bơm tuần hoàn
cũng được cung cấp để bơm dịch đã lên men (giấm chín) đến thùng giấm chín. Sau đó
thùng lên men được làm sạch với nước và dung dịch xút, và khử trùng cho mẻ tiếp
theo.

3. Công đoạn rửa CO2.

CO2 rút ra trong suốt quá trình lên men sẽ kéo theo một lượng ethanol. CO2 này
được đưa vào thiết bị rửa CO2 bằng nước và loại bỏ lượng ethanol bị kéo theo.

4. Công đoạn chưng cất.

“ECOFINE MPR” là sơ đồ công nghệ đa áp suất với hai tháp chưng cất. Các
tháp này bao gồm các dòng:

Hồ Sỹ Chính – Máy và TB CN HC K52 21


Đồ án tốt nghiệp Chương 1: Tổng quan về Bio-Ethanol

- Tháp thô kết hợp tách khí ở đỉnh tháp: vận hành ở chân không

- Tháp tinh: vận hành ở áp suất dư

Dịch sau khi lên men được gia nhiệt trong thiết bị gia nhiệt sơ bộ và đưa vào
đỉnh của tháp tách khí ở đỉnh của tháp thô. Một khu vực nhỏ được cung cấp ở đỉnh của
tháp thô gọi là tháp tách khí. Dấm chín được đưa vào tháp này và dòng đi xuống tháp
thô.

Hơi ở đỉnh tháp thô chứa ethanol được chuyển đến tháp tinh sau khi ngưng tụ.
Một phần nhỏ của dòng hơi này được nạp vào tháp tách khí. Trong tháp tách khí các
khí hòa tan cùng với một số tạp chất được tách ra ở đỉnh của tháp. Hơi này được ngưng
tụ trong thiết bị ngưng tụ của tháp tách khí và thành phần ngưng tụ được đưa đến khu
vực thấp hơn của tháp tinh để thu hồi ethanol.

Phần còn lại của dấm chín tách ra khỏi dòng ethanol đi xuống dưới tháp thô và
lấy ra như dòng nước thải từ đáy của tháp thô. Tháp thô vận hành ở chân không đảm
bảo nhiệt độ vận hành thấp. Ở nhiệt độ thấp, độ hòa tan của muối canxi cao hơn nên
chúng không kết tủa trong tháp. Vì vậy tháp thô ít đóng cặn hơn.

Tháp tinh được vận hành ở áp suất tăng. Hơi được đưa vào thiết bị đun sôi đáy
tháp, được cung cấp ở đáy tháp.

Cồn được làm giàu đi ra ở đỉnh và có nồng độ khoảng 95% v/v. Cồn sau tinh
chế đi ra khỏi tháp và được đưa đi lưu trữ.

Dòng dầu fusel từ tháp tinh được đưa đến thiết bị tách dầu fusel, nơi mà dòng
này được hoà tan với nước và lớp giàu dầu fusel được tách ra. Nước rửa dầu fusel được
tuần hoàn trở lại tháp.

Dòng nước tách ra từ đáy tháp thô một phần được tuần hoàn lại khu vực lên men
như là nước hoà tan và phần còn lại được đưa đến phân xưởng xử lý nước thải.

Hồ Sỹ Chính – Máy và TB CN HC K52 22


Đồ án tốt nghiệp Chương 1: Tổng quan về Bio-Ethanol

5. Công đoạn tách nước.

Quá trình tạo thành cồn tinh chế thông qua lớp hút ẩm. Hai tháp hút ẩm được
cung cấp để cho phép vận hành liên tục: một tháp thực hiện quá trình hấp phụ trong khi
tháp kia tiến hành tái sinh.

Nguyên liệu là hơi quá nhiệt của tháp tinh, được gia nhiệt siêu tốc để đảm bảo
nhiệt độ vận hành, và tuần hoàn đến tháp rây phân tử 1 được giả định là đang trong giai
đoạn tách nước. Sau khi đi qua thiết bị làm khô, hơi được ngưng tụ, làm mát và đưa
đến bể chứa sản phẩm.

Một phần nhỏ của hơi sản phẩm được đưa đến tháp 2 đang trong giai đoạn tái
sinh, ở áp suất chân không, để tiến hành tái sinh.

Giai đoạn tái sinh hút hơi nước từ các mao quản của rây phân tử, giúp cho tháp
2 sẵn sàng cho chu kỳ kế tiếp. Nồng độ dòng hơi thu hồi thấp, được ngưng tụ và tuần
hoàn trở lại tháp tinh.

6. Công đoạn ly tâm tách bã.

Quá trình tách được thực hiện bởi máy tách ly tâm liên tục để tách bã ẩm. Dòng
chất lỏng là dịch hèm loãng từ thiết bị tách được đưa qua phân huỷ kỵ khí, theo sau là
phân huỷ hiếu khí.

1.3.3.3. Công nghệ Applied Process Technology International - APTI (Delta-T).

Đây là bản quyền công nghệ sản xuất Bio Ethanol nhiên liệu được áp dụng đối
với Nhà máy sản xuất Bio─Ethanol nhiên liệu Miền Trung. Công nghệ này sẽ được
trình bày chi tiết ở phần tiếp theo.

Hồ Sỹ Chính – Máy và TB CN HC K52 23


Đồ án tốt nghiệp Chương 1: Tổng quan về Bio-Ethanol

1.3.4. Công Nghệ sản xuất Bio─Ethanol hiện tại ở Việt nam.

1.3.4.1. Sơ đồ khối công nghệ sản xuất ethanol

Dây chuyền công nghệ của Applied Process Technology International - APTI
(Delta-T) [4].

Công nghệ sản xuất Bio─Ethanol với nguyên liệu là sắn lát (cassava chips), sắn
lát được đưa đến khu vực nghiền, chuẩn bị dịch và tách cát, ở đây sẽ tạo thành dung
dịch bột đồng nhất (cassava slurry). Tinh bột trong dung dịch bột được chuyển hóa
thành đường có khả năng lên men dựa trên hoạt động của các enzyme (công đoạn hồ
hóa và nấu) và sau đó đường được chuyển hóa thành Ethanol và CO2 bởi hoạt động của
men (công đoạn lên men).

Khí CO2 thô sẽ được rửa sơ bộ bằng nước để tách lượng cồn bị cuốn theo, sau
đó CO2 được đưa đến phân xưởng thu hồi và hóa lỏng CO2.

Hồ Sỹ Chính – Máy và TB CN HC K52 24


Đồ án tốt nghiệp Chương 1: Tổng quan về Bio-Ethanol

Dịch sau lên men (giấm chín) có nồng độ Ethanol thấp (9 ÷ 14%v/v), cần phải
loại bỏ tối đa lượng nước bằng phương pháp chưng cất, tinh luyện. Tuy nhiên do hiện
tượng điểm đẳng phí của hỗn hợp Ethanol và nước nên sau công đoạn chưng cất
Bio─Ethanol thu được chỉ đạt nồng độ 95-96 %v/v. Để sử dụng làm nhiên liệu,
Bio─Ethanol tiếp tục được đưa qua công đoạn tách nước để đạt nồng độ tối thiểu 99,8
%v/v.

Dịch hèm thải ra từ đáy của hai tháp chưng cất thô được đưa đến Decanter (máy
ly tâm) để tách các thành phần rắn có trong dịch hèm. Các bước xử lý tiếp theo là sấy
bã và xử lý nước thải có thu hồi Methane.

Hiệu suất của các công đoạn chính:

- Hiệu suất lên men: 94%

- Hiệu suất chưng cất: 99%

- Hiệu suất tách nước: 99,5%

- Hiệu suất tổng của nhà sản xuất chính (từ hồ hóa đến tách nước): 90,7%

Hồ Sỹ Chính – Máy và TB CN HC K52 25


Đồ án tốt nghiệp Chương 1: Tổng quan về Bio-Ethanol

1.3.4.2. Sơ đồ dòng của khu vực chuẩn bị dịch và tách cát.

Bột sắn sau nghiền được hòa trộn cùng với dòng dịch từ thùng TK-1101 gồm
nước công nghệ, dịch hèm loãng và dòng dịch Grits hồi lưu từ đỉnh hệ thống cyclone
cấp 2 của hệ thống cyclone tách cát. Dịch bột sau đó được đưa đến thùng TK-1102. Cả
2 thùng TK-1101 và TK-1102 đều được trang bị cánh khuấy.

Dịch bột từ thùng TK-1102 được gia nhiệt lên 40 - 50OC bằng dòng nước ngưng
công nghệ tại E-1102 để tránh tinh bột lơ lửng trong nước. Sau đó được dẫn qua thiết
bị đồng nhất và đến hệ thống cyclone 3 cấp tách cát triệt để.

Hồ Sỹ Chính – Máy và TB CN HC K52 26


Đồ án tốt nghiệp Chương 1: Tổng quan về Bio-Ethanol

1.3.4.3. Sơ đồ dòng của khu vực hồ hóa và nấu

Dịch bột từ cụm công nghệ chuẩn bị dịch và tách cát tiếp tục được hòa trộn với
nước ngưng công nghệ tại thùng hòa trộn dịch TK-2101. Thùng này được duy trì ở
nhiệt độ khoảng 82oC. Thời gian lưu của dịch trong thùng là 30 phút. Enzyme Alpha-
amylaza được đưa vào nhằm bẻ gãy tinh bột thành đường có khả năng lên men. NH3
được thêm vào để điều chỉnh pH, đồng thời cung cấp dinh dưỡng cho men. Một phần
dịch hèm loãng có thể được bổ sung vào thùng hòa trộn.

Dịch sau hòa trộn được bơm đến thùng hồ hóa TK-2201. Thời gian lưu của dịch
ở thùng hồ hóa là 120 phút để đủ thời gian cho enzyme Alpha-amylaza tiếp tục bẻ gãy
những chuỗi tinh bột thành đường đơn. Sau đó dịch được gia nhiệt bằng hơi tại thiết bị
trao đổi nhiệt nhằm chuyển hóa tinh bột triệt để và tiệt trùng dòng dịch. Hệ thống gồm
3 nồi nấu dạng ống được cung cấp nhằm tạo thời gian lưu cần thiết (15 phút) để tiệt
trùng. Sau khi nấu, dịch được làm lạnh 2 cấp bằng giấm chín và nước làm mát đến
nhiệt độ 32OC và cung cấp cho khu vực lên men.

Dung dịch H2SO4 được bổ sung tại đầu ra của thùng hồ hóa nhằm giảm pH
xuống thích hợp cho quá trình nhân men. Dòng dịch hèm loãng cũng có thể bổ sung

Hồ Sỹ Chính – Máy và TB CN HC K52 27


Đồ án tốt nghiệp Chương 1: Tổng quan về Bio-Ethanol

vào vị trí này để giảm pH, điều này sẽ làm giảm lượng H2SO4 tiêu thụ nhưng sẽ làm
tăng thành phần chất rắn trong dịch.

Trong thời gian dài dừng nhà máy, thùng hòa trộn, thùng hồ hóa và các đường
ống liên quan sẽ được vệ sinh làm sạch bằng hệ thống CIP.

1.3.4.4. Sơ đồ dòng của khu vực nhân men giống và lên men.

Hệ thống lên men gồm 6 thùng, trong đó thùng đầu tiên là thùng nhân giống, 4
thùng lên men cùng kích thước và thùng chứa giấm chín. Nhà máy sử dụng quá trình
lên men theo mẻ để chuyển hóa đường có khả năng lên men thành Ethanol và CO2 dựa
trên hoạt động của men.

Quá trình nhân men giống diễn ra ở thùng nhân men TK-3102. Thùng nhân men
được trang bị cánh khuấy và được làm lạnh bên ngoài bằng bơm tuần hoàn và thiết bị
làm lạnh.

Quá trình nhân men theo mẻ và toàn bộ mẻ nhân men sẽ được cấp cho thùng lên
men khi hoạt động của men đạt được điểm tối ưu (được quyết định bởi nhân viên phân
tích), bình thường thời gian lưu dịch trong thùng nhân men là 12h/mẻ. Sau mỗi mẻ,
thùng nhân men, thiết bị làm lạnh và các đường ống liên quan được vệ sinh làm sạch
bằng hệ thống CIP để ngăn ngừa nhiễm khuẩn.

Quá trình lên men theo mẻ với hiệu suất 94% và thời gian lưu 48h/mẻ. Quá trình
lên men sinh nhiệt nên phải tuần hoàn dịch đang lên men qua thiết bị làm mát bên
ngoài để duy trì nhiệt độ thùng lên men ở khoảng 32OC.

Sau khi đạt đủ thời gian lên men, giấm chín được bơm đến thùng chứa giấm
chín. Thể tích thùng chứa giấm chín bằng 1,3 lần thể tích thùng lên men. Tại đây giấm
chín sẽ được cung cấp liên tục cho khu vực chưng cất. Để thu hồi năng lượng, giấm
chín trước khi đến khu vực chưng cấp sẽ được gia nhiệt sơ bộ ở 1 trong 2 thiết bị trao
đổi nhiệt mà tác nhân gia nhiệt là dịch sau nấu.

Hồ Sỹ Chính – Máy và TB CN HC K52 28


Đồ án tốt nghiệp Chương 1: Tổng quan về Bio-Ethanol

Khí CO2 thô sẽ được rửa sơ bộ bằng nước để tách lượng cồn bị cuốn theo, sau
đó CO2 được đưa đến phẩn xưởng thu hồi và hóa lòng CO2. Khí CO2 sinh ra có thể tạo
bọt trong thùng lên men, do đó mỗi thùng lên men được trang bị các đầu phun chất
chống tạo bọt khi cần.

Các thùng lên men và đường ống lên quan, các thiết bị trao đổi nhiệt đều được
kết nối với hệ thống CIP để làm sạch và tiệt trùng. Hệ thống lên men được trang bị với
đường ống và điều khiển cho phép làm vệ sinh hay bảo trì bất kỳ thùng lên men nào
cũng không ảnh hưởng đến việc cung cấp giấm chín liên tục.

Hồ Sỹ Chính – Máy và TB CN HC K52 29


Đồ án tốt nghiệp Chương 1: Tổng quan về Bio-Ethanol

1.3.4.5. Sơ đồ dòng của khu vực chưng cất.

Chưng cất là quá trình làm bay hơi ethanol có trong giấm chín và cô đặc nó đến
nồng độ xấp xỉ 95 %v.

Ethanol trong giấm chín được tách ra khỏi dịch hèm sử dụng hệ thống với 3 tháp
chưng cất. Ba tháp chưng là tháp thô 1, 2 và tháp tinh.

Hệ thống chưng cất gồm ba tháp, nó sẽ bao gồm hai tháp chưng cất thô và một
tháp chưng cất tinh. Tháp chưng cất thô 1 vận hành ở áp suất khí quyển. Tháp chưng
cất thô 2 vận hành ở áp suất chân không và tháp tinh vận hành ở áp suất xấp xỉ là 3,4
bar.

Giấm chín được chia ra và đưa đến đỉnh của mỗi tháp chưng cất thô với tỷ lệ
như nhau. Sau khi gia nhiệt, giấm chín đi vào tháp thô 1 có nhiệt độ sấp xỉ là 88 oC
(190 oF), và đi vào tháp thô 2 với nhiệt độ sấp xỉ là 77 oC (170 0F). Sản phẩm đáy của
tháp thô, hay gọi là dịch hèm, được đưa đi xử lý. Hơi ethanol từ đỉnh của các tháp thô
được ngưng tụ và bơm đến tháp tinh. Tại đây nó được cô đặc, tăng nồng độ lên 95%.

Hồ Sỹ Chính – Máy và TB CN HC K52 30


Đồ án tốt nghiệp Chương 1: Tổng quan về Bio-Ethanol

Ethanol ra khỏi tháp tinh được đưa sang hệ thống tách nước. Dòng ra khỏi đáy tháp
tinh chủ yếu là nước cùng với lượng nhỏ ethanol và các chất hữu cơ dễ bay hơi được
quay lại quá trình công nghệ.

Hệ thống chưng cất được tính toán để hiệu suất sử dụng năng lượng là lớn nhất.
Phần cất của đỉnh tháp tinh được sử dụng để cung cấp nhiệt cho các tháp thô. Hơi
ngưng tụ được tuần hoàn lại tháp tinh làm dòng hồi lưu đỉnh. Độ axit của sản phẩm
được điều khiển bằng cách loại bỏ các khí không tan trong ethanol với một quá trình
riêng.

1.3.4.6. Sơ đồ dòng của khu vực tách nước.

Việc loại bỏ nước, làm khan cồn để sản xuất cồn nhiên liệu được thực hiện
trong hệ thống tách nước rây phân tử. Rây phân tử làm việc cơ bản là hấp phụ chọn lọc
ở pha hơi. Trong trường hợp này, nước được hấp phụ trong các mao quản trong khi

Hồ Sỹ Chính – Máy và TB CN HC K52 31


Đồ án tốt nghiệp Chương 1: Tổng quan về Bio-Ethanol

ethanol thoát ra ngoài. Nước bị hấp phụ sẽ được loại bỏ suốt trong giai đoạn tái sinh và
được đưa trở lại hệ thống chưng cất để thu hồi ethanol.

Quá trình tái sinh đạt được khi sử dụng hệ thống chuyển đổi áp suất. Sự giảm áp
suất đạt được nhờ hệ thống chân không. Quá trình hấp phụ thực hiện ở áp suất dư trong
khi tái sinh thực hiện ở áp suất chân không.

Hệ thống giảm axit được thiết kế để loại bỏ CO2 và axit cacbonic làm cho nồng
độ axit cao. Phần lớn dòng cồn khan sau khi ra khỏi tháp tách nước được ngưng tụ và
đưa vào tháp khử axit. Một phần nhỏ hơi ethanol khan được đưa vào đáy tháp khử axit
để tách khí CO2 còn lưu lại. Dòng lỏng (sản phẩm cuối cùng) được thu nhận ở đáy của
tháp khử axit được làm mát và chuyển đến bể chứa.

Hồ Sỹ Chính – Máy và TB CN HC K52 32


Đồ án tốt nghiệp Chương 2: Tổng quan về quá trình chưng luyện

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ QUÁ TRÌNH CHƯNG


LUYỆN
2.1. Cơ sở lý thuyết của quá trình chưng cất.

2.1.1. Khái niệm về chưng cất.

Chưng là phương pháp dùng để tách các cấu tử của một hỗn hợp lỏng cũng như
hỗn hợp khí – lỏng thành các cấu tử riêng biệt dựa vào độ bay hơi khác nhau của các
cấu tử trong hỗn hợp (nghĩa là khi ở cùng một nhiệt độ, áp suất hơi bão hòa của các cấu
tử khác nhau). Thay vì đưa vào hỗn hợp một pha mới để tạo nên sự tiếp xúc giữa hai
pha như trong quá trình hấp thụ hoặc nhả khí, trong quá trình chưng cất pha mới được
tạo nên bằng sự bốc hơi hoặc ngưng tụ [9, tr49].

− Sự khác nhau giữa chưng và cô đặc:


+ Chưng: dung môi và chất tan đều bay hơi;
+ Cô đặc: chỉ có dung môi bay hơi còn chất tan không bay hơi.
− Khi chưng hỗn hợp 2 cấu tử [9, tr50]:
+ Sản phẩm đỉnh gồm cấu tử có độ bay hơi lớn và một phần cấu tử có độ
bay hơi bé.
+ Sản phẩm đáy gồm cấu tử có độ bay hơi bé và một phần cấu tử có độ
bay hơi lớn.
 Phân loại các phương pháp chưng:

Trong sản xuất, thường gặp các phương pháp chưng sau:

− Chưng đơn giản:


+ Dùng để tách các hỗn hợp gồm các cấu tử có độ bay hơi rất khác nhau.
+ Thường dùng để tách sơ bộ và làm sạch các cấu tử khỏi tạp chất.
− Chưng bằng hơi nước trực tiếp:
+ Tách các hỗn hợp gồm các chất khó bay hơi và tạp chất không bay hơi

Hồ Sỹ Chính – Máy và TB CN HC K52 33


Đồ án tốt nghiệp Chương 2: Tổng quan về quá trình chưng luyện

+ Thường được dùng trong trường hợp chất được tách không tan vào
nước
− Chưng chân không: Dùng trong trường hợp cần hạ thấp nhiệt độ sôi của cấu
tử (đối với các cấu tử trong hỗn hợp dễ bị phân huỷ ở nhiệt độ cao hay có nhiệt
độ sôi quá cao).
− Chưng luyện: Là phương pháp phổ biến nhất dùng để tách hoàn toàn hỗn
hợp các cấu tử dễ bay hơi có tính chất hòa tan một phần hoặc hòa tan hoàn toàn
vào nhau.
+ Chưng luyện ở áp suất thấp dùng cho các hỗn hợp dễ bị phân huỷ ở
nhiệt độ cao.

+ Chưng luyện ở áp suất cao dùng cho các hỗn hợp không hóa lỏng ở áp
suất thường.

2.1.2. Khái niệm về cân bằng lỏng – hơi.

Cân bằng lỏng hơi là trạng thái mà tại đó pha lỏng và pha hơi (pha khí) cân bằng
với nhau, tốc độ bay hơi bằng tốc độ ngưng tụ ở mức độ phân tử và lúc đó, xem như là
không có sự chuyển pha lỏng – hơi. Mặc dù, theo lý thuyết, quá trình chuyển pha luôn
đạt đến cân bằng, nhưng trên thực tế, sự cân bằng chỉ được thiết lập trong một hệ tương
đối kín, khi chất lỏng và hơi của nó tiếp xúc với nhau trong thời gian đủ dài và không
có sự tác động từ bên ngoài hoặc tác động từ từ.

Nồng độ của pha hơi khi tiếp xúc với pha lỏng của nó, đặc biệt ở trạng thái cân
bằng, được đặc trưng bởi áp suất hơi, hoặc áp suất riêng phần trong hỗn hợp hơi. Áp
suất hơi cân bằng của một chất lỏng thường phụ thuộc rất nhiều vào nhiệt độ. Ở trạng
thái cân bằng lỏng – hơi, một pha lỏng với những cấu tử có nồng độ nhất định sẽ có
pha hơi cân bằng, trong đó nồng độ hay áp suất riêng phần của các cấu tử hơi sẽ đạt giá
trị không đổi, phụ thuộc vào nồng độ của các cấu tử trong pha lỏng và nhiệt độ. Ngược
lai, nếu pha hơi có nồng độ các cấu tử hay áp suất riêng phần không đổi thì ở trạng thái
cân bằng, pha lỏng của nó có nồng độ không đổi, phụ thuộc vào nồng độ pha hơi và
nhiệt độ.

Hồ Sỹ Chính – Máy và TB CN HC K52 34


Đồ án tốt nghiệp Chương 2: Tổng quan về quá trình chưng luyện

Nồng độ cân bằng của mỗi cấu tử trong pha lỏng thường khác với nồng độ hay
áp suất hơi của nó trong pha hơi, nhưng giữa chúng có sự tương quan. Nồng độ cân
bằng lỏng – hơi thường được xác định qua thực nghiệm cho hỗn hợp lỏng – hơi có
nhiều cấu tử. Trong một số trường hợp, các số liệu của cân bằng lỏng – hơi có thể được
xác định nhờ Định luật Raoult, Định luật Dalton hay Định luật Henry.

Cân bằng lỏng hơi được ứng dụng nhiều trong việc thiết kế tháp chưng cất, đặc
biệt là tháp đĩa.

2.1.3. Hỗn hợp hai cấu tử.


Phân loại hỗn hợp hai cấu tử:
− Dung dịch lý tưởng [9, tr52]: là dung dịch mà ở đó lực liên kết giữa các
phân tử cùng loại và lực liên kết giữa các phân tử khác loại bằng nhau, khi đó các cấu
tử hòa tan vào nhau theo bất cứ tỷ lệ nào. Cân bằng giữa lỏng và hơi hoàn toàn tuân
theo định luật Raoult.
− Dung dịch thực [9, tr52]: là những dung dịch không hoàn toàn tuân theo
định luật Raoult, sự sai lệch với định luật Raoult là dương nếu lực liên kết giữa các
phân tử cùng loại lớn hơn lực liên kết giữa các phân tử khác loại, ngược lai, sai lệch là
âm nếu lực liên kết giữa các phân tử cùng loại nhỏ lực liên kết giữa các phân tử khác
loại. Trường hợp lực liên kết giữa các phân tử khác loại rất bé so với lực liên kết giữa
các phân tử cùng loại thì dung dịch sẽ phân lớp, nghĩa là các cấu tử không hòa tan vào
nhau hoặc hòa tan không đáng kể.

Căn cứ vào mức độ hòa tan, có thể chia dung dịch hai cấu tử thành các loại sau:

+ Chất lỏng hòa tan vào nhau theo bất cứ tỷ lệ nào


+ Chất lỏng hòa tan một phần vào nhau
+ Chất lỏng không hòa tan vào nhau.

2.2. Các phương pháp chưng cất.

2.2.1. Chưng đơn giản.


 Nguyên tắc và sơ đồ chưng đơn giản:

Hồ Sỹ Chính – Máy và TB CN HC K52 35


Đồ án tốt nghiệp Chương 2: Tổng quan về quá trình chưng luyện

Trong quá trình chưng đơn giản hơi được lấy ra ngay và cho ngưng tụ. Ta có thể
xem diễn biến của quá trình trên đồ thị t-y-x (hình 2.1):

Hình 2.1. Cân bằng pha cho trường hợp chưng đơn giản

Lúc đầu dung dịch có thành phần biểu thị ở điểm C, khi đun đến nhiệt độ sôi hơi
bốc lên có thành phần ứng với điểm P, vì trong hơi khi nào cũng có cấu tử dễ bay hơi
hơn trong lỏng nên trong thời gian chưng cất thành phần lỏng sẽ chuyển dần về phía
cấu tử khó bay hơi. Cuối cùng ta có chất lỏng còn lại trong nồi chưng với thành phần là
Cn và thu được hỗn hợp hơi P, P1, P2, ..., Pn, thành phần trung bình của hỗn hợp hơi
biểu thị ở điểm Ptb [9, tr118]

Sơ đồ chưng cất đơn giản biểu diễn trên hình 2.2: dung dịch đầu được cho vào
nồi chưng 1, ở đây dung dịch được đun bốc hơi, hơi tạo thành đi vào thiết bị ngưng tụ -
làm lạnh 2. Sau khi được ngưng tụ và làm lạnh đến nhiệt độ cần thiết, chất lỏng đi vòa
các thùng chứa 3. Thành phần chất lỏng ngưng luôn luôn thay đổi. Sau khi đã đạt được
yêu cầu chung, chất lỏng còn lại trong nồi được tháo ra. Như vậy quá trình là gián
đoạn. Ta cũng có thể tiến hành chưng liên tục được, khi đó thành phần sản phẩm không
thay đổi.

1. Nồi chưng

2. Thiết bị ngưng tụ

3. Thùng chứa sản phẩm

Hình 2.2. Sơ đồ chưng đơn giản

Hồ Sỹ Chính – Máy và TB CN HC K52 36


Đồ án tốt nghiệp Chương 2: Tổng quan về quá trình chưng luyện

 Chưng đơn giản thường ứng dụng cho những trường hợp sau:
− Khi nhiệt độ sôi của hai cấu tử khác nhau xa.
− Khi không đòi hỏi sản phẩm có độ tinh khiết cao.
− Tách hỗn hợp lỏng ra khỏi tạp chất không bay hơi.
− Tách sơ bộ hỗn hợp nhiều cấu tử.

2.2.2. Chưng bằng hơi nước trực tiếp.


 Nguyên lý:

Nếu có hai chất lỏng A và B không hòa tan vào nhau thì khi trộn lẫn, áp suất của
chúng trên hỗn hợp không phụ thuộc vào thành phần của A và B và áp suất chung bằng
tổng áp suất hơi bão hòa của các cấu tử ở cùng nhiệt độ [9, tr60].

 Sơ đồ chưng cất bằng hơi nước trực tiếp

Khi chưng bằng hơi nứớc trực tiếp người ta phun hơi nước qua lớp chất lỏng
bằng một bộ phận phun. Hơi nước có thể là bão hòa hay quá nhiệt. Trong quá trình tiếp
xúc giữa hơi nước và lớp chất lỏng, cấu tử cần chưng sẽ khuếch tán vào trong hơi. Hỗn
hợp hơi nước và cấu tử bay hơi đó được ngưng tụ và tách thành sản phẩm [9, tr61].

Quá trình chưng bằng hơi nước trực tiếp hợp lý nhất là chỉ dùng để tách cấu tử
không tan trong nước ra khỏi tạp chất không bay hơi, trường hợp này sản phẩm ngưng
sẽ phân lớp: cấu tử bay hơi và nước, chúng ta lấy sản phẩm ra một cách dễ dàng. Ưu
điểm của quá trình chưng bằng hơi nước trực tiếp là giảm được nhiệt độ sôi của hỗn
hợp nghĩa là ta có thể chưng ở nhiệt độ sôi thấp hơn bình thường. Điều này rất có lợi
với các chất dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao cũng như đối với các chất có nhiệt độ sôi
quá cao mà khi chưng cất gián tiếp đòi hỏi dùng hơi áp suất cao. Chưng bằng hơi nước
trực tiếp có thể tiến hành gián đoạn hay liên tục (hình 2.3). Trong cả hai trường hợp
người ta đều phải dùng cách đốt gián tiếp để đun bốc hơi hỗn hợp. Lượng hơi nước
trực tiếp đi vào hỗn hợp chỉ có nhiệm vụ mang cấu tử dễ bay hơi ra mà thôi [9,p62].

Hồ Sỹ Chính – Máy và TB CN HC K52 37


Đồ án tốt nghiệp Chương 2: Tổng quan về quá trình chưng luyện

Chưng gián đoạn Chưng liên tục

Hình 2.3: Sơ đồ chưng bằng hơi nước trực tiếp

 Căn cứ vào trạng thái hơi nước đi ra khỏi thiết bị người ta phân biệt [9,p62]:
− Chưng bằng hơi nước quá nhiệt nếu áp suất riêng phần của hơi nước trong
hỗn hợp đi ra khỏi thiết bị bé hơn áp suất hơi nước bão hòa ở cùng nhiệt độ.
− Chưng bằng hơi nước bão hòa nếu áp suất riêng phần của hơi nước trong
hỗn hợp hơi đi ra khỏi thiết bị bằng áp suất hơi nước bão hòa ở cùng nhiệt độ.

2.2.3. Chưng luyện liên tục.

Phương pháp chưng đơn giản


không cho phép ta thu được sản phẩm
có độ tinh khiết cao. Muốn thu được
những sản phẩm có độ tinh khiết cao
người ta phải tiến hành chưng nhiều
lần, sơ đồ chưng cất thể hiện trên hình
2.4 [9, tr71].

Hỗn hợp đầu liên tục đi vào


nồi chưng thứ nhất. Một phần chất Hình 2.4: Sơ đồ chưng nhiều lần
lỏng bốc hơi thành sản phẩm đỉnh, ống tháo sản phẩm đỉnh đồng thời là ống để duy trì
mực chất lỏng trong nồi không đổi. hơi C ở trong trạng thái cân bằng với lỏng B. Hơi C

Hồ Sỹ Chính – Máy và TB CN HC K52 38


Đồ án tốt nghiệp Chương 2: Tổng quan về quá trình chưng luyện

thu được đó ngưng tụ lại thành chất lỏng D và đi vào nồi chưng thứ hai. Trong nồi
chưng thứ hai ta thu được hơi F và chất lỏng E. tương tự như thế quá trình lặp lại ở nồi
thứ ba. Ở mỗi nồi có bộ phận đốt trong riêng biệt. Kết quả là ta thu được các sản phẩm
đáy B, E, H và sản phẩm đỉnh I chứa nhiều cấu tử dễ bay hơi [9, tr71].

Người ta đã thay đổi sơ đồ sản xuất trên để chỉ thu được một sản phẩm đáy có
chứa nhiều cấu tử ít bay hơi. Để đạt được mục đích đó ta cho sản phẩm đáy của nồi thứ
hai trở về nồi thứ nhất và sản phẩm đáy của nồi thứ ba trở về nồi thứ hai,… Dĩ nhiên là
trạng thái cân bằng trong các nồi không giống như sơ đồ trên nữa. Nếu ta khống chế
quá trình đốt nóng tốt thì ta có thể liên tục và ổn định thu được sản phẩm đỉnh I và sản
phẩm đáy B.

Ta cũng có thể lắp thêm một nồi hay nhiều hơn vào trước nồi thứ nhất với
nguyên liệu đầu vào là sản phẩm đáy B của nồi thứ nhất, thực hiện quá trình chưng ta
thu được sản phẩm đáy K chứa nhiều cấu tử khó bay hơi.

Thiết bị làm việc như thế có thể thu được sản phẩm có độ tinh khiết cao nhưng
cũng có nhược điểm là tốn hơi đốt quá nhiều.

Hình 2.5: Sơ đồ chưng nhiều lần cải tiến.

Nhìn vào đồ thị của hình 2.5 ta thấy hơi của nồi trước có nhiệt độ cao hơn nhiệt
độ của chất lỏng của nồi sau. Đằng nào thì hơi này cũng được ngưng tụ thành lỏng để
đi vào nồi sau, vì thế không cần thiết phải ngưng tụ ở trong thiết bị ngưng tụ gián tiếp
và để tiết kiệm hơi đốt cũng như giảm bớt các thiết bị ngưng tụ người ta cho hơi của

Hồ Sỹ Chính – Máy và TB CN HC K52 39


Đồ án tốt nghiệp Chương 2: Tổng quan về quá trình chưng luyện

nồi trước trực tiếp đi vào nồi sau qua bộ phận phun. Phương pháp này cho phép ta tiết
kiệm được hơi đốt rất nhiều, vì trừ nồi thứ nhất ra thì tất cả các nồi còn lại đều được
đun trực tiếp từ hơi bốc ra từ các nồi chưng. Một vấn đề đặt ra là lấy lỏng ở đâu để cho
vào các nồi phía sau nồi cho hỗn hợp đầu vào. Chỉ có một cách duy nhất là sau khi
ngưng tụ hơi ở nồi trên cùng ta cho một phần chất lỏng ngưng quay lại nồi trên cùng
đó. Lượng chất lỏng này gọi là lượng hồi lưu [9, tr72].

Trạng thái cân bằng trong các nồi chưng thể hiện ở đồ thị hình 2.6.

Hình 2.6: Sơ đồ chưng nhiều lần có hồi lưu

Tuy nhiên sơ đồ thiết bị như vậy vẫn có nhược điểm là chế tạo phức tạp và cồng
kềnh. Người ta đã đơn giản hệ thống đó bằng cách thay bằng một tháp gọi là tháp
chưng luyện và quá trình chưng nhiều lần như vậy gọi là quá trình chưng luyện.

Sơ đồ tháp chưng luyện (hình 2.7): tháp gồm nhiều đĩa, mỗi đĩa của tháp ứng
với mỗi nồi của các sơ đồ trên. Ở đây tháp có bộ phận đun bốc hơi. Nguyên tắc làm
việc của tháp: hơi đi từ dưới lên qua các lỗ của đĩa, lỏng chảy từ trên xuống theo các
ống chảy chuyền. Nồng độ các cấu tử thay đổi theo chiều cao của tháp, nhiệt độ sôi
cũng thay đổi theo tương ứng với sự thay đổi nồng độ.

Trên đĩa 1 chất lỏng chứa cấu tử dễ bay hơi nồng độ x1, hơi bốc lên từ đĩa có
nồng độ cân bằng với x1 là y1 > x1, hơi này qua các lỗ đi lên đĩa 2 tiếp xúc với chất
lỏng ở đó. Nhiệt độ đĩa 2 thấp hơn đĩa 1 cho nên một phần hơi được ngưng lại, do đó

Hồ Sỹ Chính – Máy và TB CN HC K52 40


Đồ án tốt nghiệp Chương 2: Tổng quan về quá trình chưng luyện

nồng độ x2 > x1. Hơi bốc lên từ đĩa 2 có nồng độ cân bằng với x2 là y2 > x2, hơi này đi
lên đĩa 3 tiếp xúc với chất lỏng ở đó và nhiệt độ đĩa 3 thấp hơn đĩa 2, một phần hơi
được ngưng lại, do đó chất lỏng trên đĩa 3 có nồng độ x3 > x2.

Trên mỗi đĩa xảy ra quá trình chuyển


khối giữa pha lỏng và pha hơi, một phần cấu tử
dễ bay hơi chuyển từ pha lỏng vào pha hơi và
một phần ít hơn chuyển từ pha hơi vào pha
lỏng, lặp lại nhiều lần bốc hơi và ngưng tụ như
thế hay nói cách khác, với một số đĩa tương
ứng, cuối cùng trên đỉnh tháp ta thu được cấu tử
dễ bay hơi ở dạng nguyên chất và ở đáy tháp ta
thu được cấu tử khó bay hơi ở dạng nguyên
chất.
Hình 2.7: Sơ đồ tháp chưng luyện

Theo lý thuyết thì mỗi đĩa của tháp là một bậc thay đổi nồng độ: thành phần hơi
đi ra khỏi đĩa bằng thành phần cân bằng với chất lỏng khi đi vào đĩa. Do đó theo lý
thuyết thì số đĩa bằng số bậc thay đổi nồng độ. Thực tế thì trên mỗi đĩa quá trình
chuyển khối giữa hai pha thường không đạt cân bằng.

Quá trình chưng luyện được thực hiện trong thiết bị loại tháp làm việc liên tục
hay gián đoạn.

2.2.4. Các phương pháp chưng khác.

2.2.4.1. Chưng luyện trích ly và chưng luyện đẳng phí.

Đối với những hỗn hợp gồm các cấu tử có nhiệt độ sôi gần giống nhau hoặc rất
gần nhau hay gồm những cấu tử tạo thành dung dịch đẳng phí ta không thể dùng
phương pháp chưng luyện thông thường như đã nghiên cứu ở trên để tách chúng ra ở
dạng gần như nguyên chất được dù cho có dùng những tháp vô cùng cao với lượng hồi
lưu rất lớn. Để tách các hỗn hợp ấy chúng ta phải dùng các phương pháp chưng luyện

Hồ Sỹ Chính – Máy và TB CN HC K52 41


Đồ án tốt nghiệp Chương 2: Tổng quan về quá trình chưng luyện

đặc biệt, thông thường người ta hay dùng phương pháp chưng luyện trích ly và chưng
luyện đẳng phí.

1. Chưng luyện trích ly.

Phương pháp này dựa trên cơ sở thêm một cấu tử mới vào hỗn hợp ở đĩa trên
cùng của tháp, cấu tử đó gọi là cấu tử dễ phân ly có độ bay hơi bé, nó có tác dụng làm
thay đổi độ bay hơi của các cấu tử khác trong hỗn hợp. Tất nhiên ta phải chọn cấu tử
phân ly làm sao để khi thêm vào hoh cần chưng thì nó làm tăng độ bay hơi của các cấu
tử trong hỗn hợp.

Nếu hỗn hợp tạo thành dung dịch đẳng phí, điểm đẳng phí đó sẽ mất đi khi thêm
cấu tử phân ly vào.

Ví dụ ta có hỗn hợp gồm hai cấu tử A và B có nhiệt độ sôi gần nhau tạo thành
hỗn hợp đẳng phí, khi thêm cấu tử phân ly R vào thì đẳng phí đó mất đi trong hỗn hợp
ABR và cho ta khả năng tách cấu tử dễ bay hơi A ở dạng nguyên chất (tương đối). Sản
phẩm đáy tháp là R+B. Ta có sơ đồ chưng luyện trích ly biểu diễn trên hình 2.8: R và B
có độ bay hơi khác xa nhau nên ta tách chúng dễ dàng theo phương pháp chưng luyện
thông thường.

Hình 2.8: Sơ đồ thiết bị chưng luyện trích ly

Quá trình chưng luyện trích ly gần giống như trích ly: cấu tử phân ly R kéo cấu
tử B đi và giải phóng cấu tử A; vì vậy quá trình này gọi là chưng luyện trích ly.

Hồ Sỹ Chính – Máy và TB CN HC K52 42


Đồ án tốt nghiệp Chương 2: Tổng quan về quá trình chưng luyện

2. Chưng luyện đẳng phí.

Phương pháp này cũng dựa trên nguyên tắc thêm vào một cấu tử phân ly. Quá
trình này khác với chưng luyện trích ly là ở đây cấu tử phân ly phải có độ bay hơi lớn
hơn độ bay hơi của các cấu tử trong hỗn hợp. Tác dụng của nó cũng tương tự như trong
trường hợp chưng luyện trích ly, nghĩa là làm thay đổi độ bay hơi tương đối của các
cấu tử trong hỗn hợp. Thêm vào đó nó tạo thành với cấu tử dễ bay hơi (hay cả hai cấu
tử) dung dịch đẳng phí có độ bay hơi lớn. Như thế trong kết quả chưng luyện sản phẩm
đỉnh tháp sẽ là hỗn hợp dẳng phí và sản phẩm đáy là cấu tử ở dạng n guyên chất.
Phương pháp này tiện lợi và tiết kiệm trong trường hợp cấu tử phân ly không tan vào
cấu tử dễ bay hơi.

Ví dụ ta xem sơ đồ chưng luyện đẳng phí hỗn hợp hai cấu tử A, B với cấu tử
phân ly S. Cấu tử phân ly S tạo với cấu tử A dung dịch đẳng phí đi lên đỉnh. Sau thiết
bị ngưng tụ hỗn hợp đẳng phí được phân lớp: một lớp là cấu tử phân ly S cho trở về
tháp và lớp kia gồm phần lớn là cấu tử A được đưa sang tháp chưng luyện khác để
tách A. Hỗn hợp đẳng phí AS cũng đi lên ở đỉnh qua ngưng tụ rồi vào thiết bị phân lớp.
Cấu tử B thu được ở dạng nguyên chất trong sản phẩm đáy của tháp thứ nhất.

Hình 2.9: Sơ đồ thiết bị chưng luyện đẳng phí

3. So sánh chưng luyện trích ly và chưng luyện đẳng phí.

Hồ Sỹ Chính – Máy và TB CN HC K52 43


Đồ án tốt nghiệp Chương 2: Tổng quan về quá trình chưng luyện

Khi chưng luyện trích ly không cần phải bốc hơi cấu tử phân ly, vì thế lượng hơi
đốt sẽ tốn ít hơn. Trong cả hai trường hợp yêu cầu của cấu tử phân ly là phải làm tăng
độ bay hơi của cấu tử trong hỗn hợp. Đối với chưng luyện trích ly thì yêu cầu độ bay
hơi của cấu tử phân ly càng bé càng tốt và ngược lại đối với chưng luyện đẳng phí thì
độ bay hơi của cấu tử phân ly phải lớn.

2.2.4.2. Chưng luyện nhiều cấu tử.

Hệ thống gồm ba cấu tử trở lên gọi là hệ nhiều cấu tử. Hệ nhiều cấu tử có thể
chia làm hai loại: loại thứ nhất là hỗn hợp chứa những cấu tử tuân theo định luật Raoult
gọi là hỗn hợp lý tưởng (hỗn hợp các hydrocarbon); loại thứ hai là hỗn hợp chứa những
cấu tử không tuân theo định luật Raoult, gọi là hỗn hợp thực (hỗn hợp rượu).

 Có hai cách chưng hỗn hợp nhiều cấu tử:


− Chưng sao cho trong cả hai sản phẩm đỉnh và đáy đều có mặt tất cả các cấu
tử, chỉ dùng cách này để tách sơ bộ
− Chưng sao cho một hoặc nhiều cấu tử không có mặt trong sản phẩm
Khi chưng luyện mỗi tháp chỉ có hai sản phẩm, vì thế để tách hỗn hợp nhiều cấu
tử ta cần nhiều tháp. Theo nguyên tắc thì để tách được n cấu tử ta cần có (n-1) tháp.
Trong thực tế để tách n cấu tử người ta thường ghép nhiều tháp lại thành một.

2.3. Cở sở tính toán công nghệ chưng luyện liên tục hỗn hợp hai cấu tử

2.3.1. Cân bằng pha.

Thành phần cân bằng của các pha trong hệ lỏng – hơi bão hòa đối với dung dịch
lý tưởng ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ tới hạn được xác định bởi định luật Raul: áp suất
riêng phần của mỗi cấu tử trong pha hơi bên trên dung dịch bằng tích số của áp suất hơi
bão hòa của cấu tử đó (ở cùng nhiệt độ) với nồng độ phần mol của cấu tử đó trong
dung dịch. [11, tr 143].

p  pbh .x

Hồ Sỹ Chính – Máy và TB CN HC K52 44


Đồ án tốt nghiệp Chương 2: Tổng quan về quá trình chưng luyện

Trong đó: p – áp suất riêng phần của cấu tử phân bố trong pha hơi bên trên chất lỏng
trong điều kiện cân bằng; pbh – áp suất hơi bão hòa của cấu tử đó ở cùng nhiệt độ; x –
nồng độ phần mol của cấu tử trong dung dịch.

Mặt khác, áp suất riêng phần còn được xác định theo phương trình:[11, tr143]

p x. pbh
ycb  
P P

Nếu hệ gồm hai cấu tử A và B, theo định luật Dalton, ta có áp suất chung là:

P  p A  pB

Hay: P  p Abh .x  pBbh .(1  x)

Thay vào phương trình trên, ta có với cấu tử A:

p Abh .x
y Acb 
p Abh .x  pBbh .(1  x)

Trong đó: pA, pB là áp suất riêng phần của cấu tử A và B

pAbh , pBbh là áp suất hơi bão hòa của cấu tử A và B.

p Abh
Gọi:   là độc bay hơi tương đối của cấu tử A trong hỗn hợp, ta có:
pBbh

 .x
y Acb 
1  x.(  1)

Phương trình trên gọi là phương trình đường cân bằng đối với cấu tử dễ bay hơi
A và đường biểu diễn nó gọi là đường cân bằng. Phương trình này dùng cho dung dịch
lý tưởng. Đối với dung dịch thực, số liệu cân bằng thường được xác định bằng thực
nghiệm.[11, tr144].

2.3.2. Cân bằng vật liệu.

Ký hiệu các đại lượng như sau:

Hồ Sỹ Chính – Máy và TB CN HC K52 45


Đồ án tốt nghiệp Chương 2: Tổng quan về quá trình chưng luyện

GF - lượng nguyên liệu đầu, kmol/s;

GD - lượng nguyên liệu đỉnh, kmol/s;

GB - lượng nguyên liệu đáy, kmol/s;

xF - nồng độ phần mol cấu tử dễ bay hơi trong hỗn hợp đầu.

xD - nồng độ phần mol cấu tử dễ bay hơi trong sản phẩm đỉnh.

xB - nồng độ phần mol cấu tử dễ bay hơi trong sản phẩm đáy.

Phương trình cân bằng vật liệu toàn tháp: [11, tr144]

GF  GB  GD

Đối với cấu tử dễ bay hơi: GF .xF  GD .xD  GB .xB

xF  xB
Lượng sản phẩm đỉnh: GD  GF .( )
xD  xB

Lượng sản phẩm đáy: GB  GF  GD

 Phương trình đường nồng độ làm việc của đoạn luyện có dạng: [11, tr144]

Rx x
y .x  D
Rx  1 Rx  1

Trong đó:

y – nồng độ phần mol của cấu tử dễ bay hơi trong pha hơi đi từ đĩa dưới lên đĩa.

x – nồng độ phần mol của cấu tử dễ bay hơi trog pha lỏng chảy tử đĩa đó xuống
đĩa dưới.

Gx
Rx  − chỉ số hồi lưu.
GD

Gx − lượng lỏng hồi lưu về tháp, kmol/s.

Hồ Sỹ Chính – Máy và TB CN HC K52 46


Đồ án tốt nghiệp Chương 2: Tổng quan về quá trình chưng luyện

Trong phương trình trên đối với mỗi trường hợp cụ thể Rx và xD là những đại
lượng không đổi, vì thế phương trình trên có dạng đường thẳng.[11, tr 144]

y  A.x  B

 Phương trình đường nồng độ làm việc của đoạn chưng có dạng:[11, tr158]

Rx  1 L 1
y .x  . xB
Rx  L L  Rx

GF
Trong đó: L 
GD

Phương trình đường nồng độ làm việc của đoạn chưng cũng có dạng đường
thẳng: y  A.x  B

2.3.3. Chỉ số hồi lưu thích hợp.

 Chỉ số hồi lưu tối thiểu của tháp chưng luyện [11, tr158]:

xD  yF*
Rx min  *
yF  xF

Trong đó: yF* − nồng độ cấu tử dễ bay hơi tron pha hơi cân bằng nồng độ trong pha
lỏng xF trong hỗn hợp đầu.

 Chỉ số hồi lưu làm việc thường được xác định qua chỉ số hồi lưu tối thiểu [11,
tr158]:
Rx  b.Rx min
Trong đó: b – hệ số dư.
Vấn đề chợn chỉ số hồi lưu thích hợp rất quan trọng, vì khi chỉ số hồi lưu bé thì
số bậc của tháp lớp nhưng tiêu tốn hơi đốt ít, ngược lại khi chỉ số hồi lưu lớn thì số bậc
của tháp có ít hơn nhưng tiêu tốn hơi đốt lại lớn.
 Trong tính toán công nghiệp, tùy theo yêu cầu của mức độ chính xác ta có ba
cách xác định chỉ số hồi lưu sau đây [11, tr158]:

Hồ Sỹ Chính – Máy và TB CN HC K52 47


Đồ án tốt nghiệp Chương 2: Tổng quan về quá trình chưng luyện

+ Để tính gần đúng ta có thể lấy chỉ số hồi lưu làm việc bằng [11, tr159]:
Rx  (1, 2  2,5) Rx min

Hay Rx  1,3Rx min  0,3


+ Xác định chỉ số hồi lưu từ điều kiện thể tích tháp nhỏ nhất ( không tính đến các
chỉ tiêu kinh tế vận hành). Trong trường hợp này ta cần thiết lập quan hệ giữa chỉ số
hồi lưu và thể tích của tháp Rx  V [11, tr 159].
Cũng dễ dàng thấy rằng, thể thích làm việc của tháp tỉ lệ với tích số mx ( Rx  1)

hay tích số m y ( Rx  1) , trong đó mx hay m y là số đơn vị chuyển khối.

Vấn đề là phải xác định các trị số của mx hay m y ứng với giá trị Rx khác nhau

để thiết lập quan hệ phụ thuộc giữa Rx hay mx ( Rx  1) trên đồ thị. Điểm cực tiểu của
đường cong vẽ được sẽ cho ta giá trị thể tích thiết bị nhỏ nhất và ứng với điểm đó sẽ có
chỉ số hồi lưu thích hợp.

Hình 2.10: Đồ thị xác định chỉ số hồi lưu thích hợp.

Hồ Sỹ Chính – Máy và TB CN HC K52 48


Đồ án tốt nghiệp Chương 2: Tổng quan về quá trình chưng luyện

Ví dụ đối với Rx1  Rx min ta vẽ đường làm việc của hai đoạn tháp ( hình 2.10), từ
đó ta xác định số đơn vị chuyển khối mx1 bằng phương pháp đồ thị thích phân theo
công thức:
xD dx
mx  
xB x  xcb
Cho lần lượt các giá trị Rx khác nhau ta sẽ thu được các giá trị mx tương ứng.
Quan hệ phụ thuộc Rx  mx ( Rx  1) được biểu thị bởi đồ thị hình 2.10. Điểm cực tiểu là
điểu ứng với chỉ số hồi lưu thích hợp Rxth mà ta cần tìm.
+ Để xác định chi số hồi lưu chính xác nhất ta phải tính đến chỉ tiêu kinh tế. Muốn
thế ta phải xác định toàn bộ chi phí cho sản xuất của hệ thống với nhiều giá trị chi số
hồi lưu khác nhau. Tổng chi phi sản xuất của hệ thống bao gồm: khấu hao giá thành
thiết bị A, tiêu tốn sửa chữa P, tiêu tốn vận hành T.
Quan hệ giữa chi phí sản xuất và chỉ số hồi lưu biểu thị ở hình 2.11. Điểm cực
tiểu của đường tổng chi phí  ứng với chỉ số hồi lưu thích hợp và tổng chi phí bé nhất.

Hình 2.11: Xác định chỉ số hồi lưu thích hợp kinh tế nhất.

2.4. Quy trình công nghệ hệ thống chưng cất ethanol.


Ethanol là một chất lỏng tan vô hạn trong nước, nhiệt độ sôi là 78,30C ở
760mmHg, nhiệt độ sôi của nước là 1000C ở 760mmHg: hơi cách biệt khá xa nên
phương pháp hiệu quả để thu ethanol có độ tinh khiết cao là phương pháp chưng cất.

Hồ Sỹ Chính – Máy và TB CN HC K52 49


Đồ án tốt nghiệp Chương 2: Tổng quan về quá trình chưng luyện

Trong trường hợp này, ta không thể sử dụng phương pháp cô đặc vì các cấu tử
đều có khả năng bay hơi, và không sử dụng phương pháp trích ly cũng như phương
pháp hấp thụ do phải đưa vào một cấu tử mới để tách, sẽ làm cho quá trình phức tạp
hơn hay quá trình tách không được hoàn toàn.

Sơ đồ quy trình công nghệ chưng cất hệ ethanol−nước:

Thuyết minh quy trình công nghệ:

Mục đích của phân xưởng chưng cất là phân tách ethanol ra khỏi giấm chín (dịch
sau lên men) và nâng nồng độ ethanol trong sản phẩm lên 95%tt.

Phân xưởng chưng cất được thiết kế theo tiêu chí sử dụng năng lượng tiết kiệm
nhất. Các thiết bị chính của phân xưởng chưng cất bao gồm:

- 02 tháp cất thô: 01 tháp C-4101 hoạt động ở áp suất thường (tháp thô 1), 01 tháp

Hồ Sỹ Chính – Máy và TB CN HC K52 50


Đồ án tốt nghiệp Chương 2: Tổng quan về quá trình chưng luyện

C-4102 hoạt động ở áp suất chân không (tháp thô 2);


- 01 tháp cất tinh C-4201 hoạt động ở áp suất dư (tháp tinh).
Điều kiện vận hành của phân xưởng chưng cất:

Thông số Tháp thô 1 Tháp thô 2 Tháp tinh


Áp suất (bar) 0.97 0.21 3.4
Nhiệt độ (oC) 89.5 53.7 112.3
Giấm chín trước khi vào tháp thô được gia nhiệt sơ bộ ở chuổi thiết bị thu hồi
nhiệt. Nhiệt độ giấm chín đi vào tháp thô 1 đạt khoảng 88oC và nhiệt độ giấm chín đi
vào tháp thô 2 đạt khoảng 75oC.

Trong tháp cất thô, cồn được tách ra khỏi giấm chín qua các khay của tháp, được
thiết kế chống cáu cặn có trong dịch bia bám trên bề mặt. Sản phẩm đáy của các tháp
thô là dịch hèm được thu gom về Stillage Tank để chuẩn bị cho quá trình lắng gạn và
sản suất DDFS.

Hỗn hợp ethanol - nước thoát từ đỉnh các tháp thô được ngưng tụ và đưa vào phần
giữa tháp tinh. Sản phẩm đáy của tháp tinh chủ yếu là nước được đưa về thùng hòa bột.
Hơi ethanol thoát ra ở đỉnh tháp cất tinh có nồng độ khoảng 95% tt (ethanol bán luyện)
được ngưng tụ và cấp vào hệ thống tách nước bằng rây phân tử.

Năng lượng cung cấp cho các tháp được cung cấp bởi các bộ gia nhiệt lắp ở đáy
tháp. Tác nhân gia nhiệt của tháp cất thô 2 là hơi bốc từ đỉnh tháp cất thô 1. Tác nhân
gia nhiệt của tháp cất thô 1 là hơi bốc từ đỉnh tháp tinh. Tác nhân gia nhiệt cho tháp cất
tinh là hơi bão hòa từ phân xưởng lò hơi-phát điện.

Hồ Sỹ Chính – Máy và TB CN HC K52 51


Đồ án tốt nghiệp Chương 3: Tính toán công nghệ tháp chưng luyện

CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN CÔNG NGHỆ THÁP


CHƯNG LUYỆN
3.1. Các thông số ban đầu.

 Năng suất nhập liệu: GF  22625(kg / h)

 Nồng độ nhập liệu: xF  50% (m3 /m3 )

 Nồng độ sản phẩm đỉnh: xD  95% (m3 /m3 )

 Nồng độ sản phẩm đáy: xB  0,005% (m3 /m3 )

 Khối lượng phân tử của Ethanol: M E  46 , của nước M W  18

 Nhiệt độ nhập liệu: TF  112,30 C

 Nhiệt độ sản phẩm đỉnh sau khi làm nguội: TB  350 C

 Nhiệt độ sản phẩm đáy sau khi làm nguội: TD  350 C

 Trạng thái nhập liệu là trạng thái hơi.


 Các kí hiệu:
+ G F , F: suất lượng nhập liệu tính theo kg/h, kmol/h.

+ G B , B: suất lượng sản phẩm đáy tính theo kg/h, kmol/h.

+ G D , D: suất lượng sản phẩm đỉnh tính theo kg/h, kmol/h.


+ L : suất lượng dòng hoàn lưu, kmol/h.

+ xi , xi : nồng độ phần mol, phần khối lượng của cấu tử i.

3.2. Cân bằng pha lỏng – hơi hệ Ethanol – water ở áp suất làm việc.

Áp suất làm việc: Plv  3,4 bar  340.000 N/m2

Sử dụng phần mềm DDBST 2006, tra cứu được bảng số liệu cân bằng lỏng –
hơi hệ Ethanol – water ở áp suất 3.4 bar:

Hồ Sỹ Chính – Máy và TB CN HC K52 52


Đồ án tốt nghiệp Chương 3: Tính toán công nghệ tháp chưng luyện

STT X Y T[K] STT X Y T[K]


1 0.00000 0.00000 410.94 51 0.50001 0.64407 387.65
2 0.01000 0.09336 407.80 52 0.51001 0.64922 387.54
3 0.02000 0.16353 405.30 53 0.52001 0.65441 387.44
4 0.03000 0.21780 403.28 54 0.53001 0.65965 387.34
5 0.04000 0.26081 401.62 55 0.54001 0.66493 387.24
6 0.05000 0.29561 400.24 56 0.55001 0.67026 387.15
7 0.06000 0.32429 399.08 57 0.56001 0.67564 387.05
8 0.07000 0.34830 398.10 58 0.57001 0.68107 386.96
9 0.08000 0.36869 397.25 59 0.58001 0.68655 386.87
10 0.09000 0.38625 396.52 60 0.59001 0.69209 386.78
11 0.10000 0.40154 395.88 61 0.60001 0.69767 386.69
12 0.11000 0.41501 395.32 62 0.61001 0.70332 386.61
13 0.12000 0.42700 394.82 63 0.62001 0.70902 386.53
14 0.13000 0.43778 394.37 64 0.63001 0.71478 386.44
15 0.14000 0.44756 393.97 65 0.64001 0.72060 386.37
16 0.15000 0.45650 393.60 66 0.65001 0.72648 386.29
17 0.16000 0.46476 393.27 67 0.66001 0.73242 386.22
18 0.17000 0.47243 392.96 68 0.67001 0.73843 386.15
19 0.18000 0.47962 392.67 69 0.68001 0.74450 386.08
20 0.19000 0.48640 392.41 70 0.69001 0.75065 386.01
21 0.20000 0.49283 392.16 71 0.70001 0.75686 385.94
22 0.21000 0.49896 391.92 72 0.71001 0.76315 385.88
23 0.22000 0.50485 391.70 73 0.72001 0.76951 385.82
24 0.23000 0.51052 391.49 74 0.73001 0.77596 385.76
25 0.24000 0.51602 391.29 75 0.74001 0.78248 385.71
26 0.25000 0.52137 391.10 76 0.75001 0.78909 385.66
27 0.26000 0.52660 390.91 77 0.76001 0.79578 385.61
28 0.27000 0.53172 390.73 78 0.77001 0.80257 385.56
29 0.28000 0.53675 390.56 79 0.78001 0.80945 385.51
30 0.29000 0.54171 390.39 80 0.79001 0.81643 385.47
31 0.30000 0.54662 390.23 81 0.80001 0.82351 385.43
32 0.31000 0.55148 390.07 82 0.81001 0.83070 385.39
33 0.32000 0.55630 389.92 83 0.82001 0.83801 385.36
34 0.33000 0.56110 389.77 84 0.83001 0.84543 385.33
35 0.34000 0.56589 389.63 85 0.84001 0.85299 385.30
36 0.35000 0.57066 389.48 86 0.85001 0.86067 385.28
37 0.36000 0.57543 389.34 87 0.86001 0.86850 385.26
38 0.37000 0.58019 389.21 88 0.87002 0.87648 385.24
39 0.38000 0.58497 389.07 89 0.88002 0.88462 385.22
40 0.39000 0.58976 388.94 90 0.89002 0.89292 385.21
41 0.40000 0.59456 388.81 91 0.90002 0.90141 385.21
42 0.41000 0.59938 388.69 (Azeo)92 0.91002 0.91010 385.20
43 0.42000 0.60422 388.56 93 0.92002 0.91899 385.21
44 0.43000 0.60909 388.44 94 0.93002 0.92811 385.21
45 0.44000 0.61399 388.32 95 0.94002 0.93747 385.22
46 0.45000 0.61891 388.20 96 0.95002 0.94709 385.24
47 0.46000 0.62387 388.09 97 0.96002 0.95700 385.26
48 0.47000 0.62886 387.98 98 0.97002 0.96721 385.29
49 0.48000 0.63389 387.87 99 0.98002 0.97776 385.32
50 0.49000 0.63896 387.76 100 0.99002 0.98868 385.36
101 1.00002 1.00000 385.41

Bảng 3.1: Cân bằng pha lỏng – hơi hệ Ethanol – water ở 3,4 bar.

Hồ Sỹ Chính – Máy và TB CN HC K52 53


Đồ án tốt nghiệp Chương 3: Tính toán công nghệ tháp chưng luyện

3.3. Cân bằng vật chất.

3.3.1. Nồng độ phần mol của Ethanol trong tháp.

xF  0, 240673

xD  0,857594

xB  0,000159

Từ bảng số liệu 3.1 ta xây dựng được đồ thị t-x,y cho hệ Ethanol – water.

Đồ thị 3.1: đồ thị t-x,y hệ Ethanol – water ở 3.4bar.

Do ta chọn trạng thái nhập liệu vào tháp chưng cất là trạng thái lỏng sôi nên từ
đồ thị 3.1 trên, tại xF  0, 240673 ta nội suy ra nhiệt độ tháp chưng cất là TF  391, 277

Nội suy theo phụ lục 3, ta được: W  944, 42 kg/m3.

Hồ Sỹ Chính – Máy và TB CN HC K52 54


Đồ án tốt nghiệp Chương 3: Tính toán công nghệ tháp chưng luyện

Nội suy theo phụ lục 4, ta được: E  693,81 kg/m3.

Suy ra khối lượng riêng của hỗn hợp khi nhập liệu vào tháp theo công thức I.2-
tr 5- [10].

1 xF 1  xF 0, 240673 1  0, 240673
     1,156.103 (3.1)
F E W 693,81 944, 42

  F  865,07 kg/m3.

Ta có: M F  xF .M E  (1  xF ).MW  0, 240673.46  (1  0, 240673).18  24,739


(kg/kmol)

GF 22625
Nên: F    914,554 (kmol/h)
M F 24,739

3.3.2. Suất lượng mol của các dòng.

Phương trình cân bằng vật chất cho toàn tháp, theo công thức 3.12-tr 143-[12]:

F  DB
(3.2)
F .xF  D.xD  B.xB

Thế các giá trị vào ta được hệ phương trình sau:

 D  B  914,554

0,857594.D  0,000159.B  914,554.0, 240673

 B  658,018 kmol/h
 
 D  256,536 kmol/h

Khối lượng mol trung bình của hỗn hợp tại đỉnh và đáy là:

M D  xD .M E  (1  xD ).MW  0,857594.46  (1  0,857594).18  42,013

(kg/kmol)

M B  xB .M E  (1  xB ).MW  0,000159.46  (1  0,000159).18  18,004


(kg/kmol)

Hồ Sỹ Chính – Máy và TB CN HC K52 55


Đồ án tốt nghiệp Chương 3: Tính toán công nghệ tháp chưng luyện

Suy ra:

GD  D.M D  256,536.42,013  10778 kg/h

GB  B.M B  568,014.18,004  11847 kg/h

3.3.3. Phương trình đường làm việc cho đoạn chưng và đoạn luyện.

Từ bảng 3.1 ta xây dựng đồ thì cân bằng pha của hệ Ethanol – water ở áp suất
3.4 bar.

Đồ thị 3.2: Đồ thị x-y hệ Ethanol – water ở 3,4 bar.

Hồ Sỹ Chính – Máy và TB CN HC K52 56


Đồ án tốt nghiệp Chương 3: Tính toán công nghệ tháp chưng luyện

Với xF  0, 240673 nội suy được yF*  0,515380

Tỉ số hồi lưu ngoại tháp tối thiểu theo công thức 3.32- tr 154- [12]:

xD  yF* 0,857594  0,51538


Rmin    1, 237596 (3.3)
yF*  xF 0,51638  0, 240673

Dùng thuật toán pascal (xem phụ lục 1), xác định chỉ số hồi lưu từ điều kiện thể
tích tháp nhỏ nhất ( không tính đến các chỉ tiêu kinh tế vận hành). Thiết lập quan hệ
giữa chỉ số hồi lưu và thể tích của tháp Rx  V , sử dụng vòng lặp với R  0, 05 , so
sánh kết quả theo phụ lục 2, ta tìm được giá trị tỉ số hồi lưu ngoại tháp thích hợp:

R  3,1826

Phương trình đường làm việc của phần chưng theo công thức 3.19b- tr 145- [12]:

RF /D 1 F / D
y .x  . xB (3.4)
R 1 R 1

Mặt khác theo công thức 3.13b- tr 143- [12]:

F xD  xB
  3,565 (3.5)
D xF  xB

Thay số vào phương trình 3-4 ta có phương trình đường làm việc của đoạn chưng:

y  1,613257.x  0,0001 (3.6)

Phương trình đường làm việc của phần luyện theo công thức 3.17- tr 144- [12]:

R 1
y .x  . xD (3.7)
R 1 R 1

Thay số được: y  0,760914.x  0, 205038 (3.8)

Từ các đường làm việc trên, ta dựng đồ thị đường làm việc tính số đĩa lý thuyết.
Qua việc vẽ số bậc thay đổi nồng độ của từng đoạn chưng và đoạn luyện, ta thu được
kết quả ( Đồ thị 3.3):

Hồ Sỹ Chính – Máy và TB CN HC K52 57


Đồ án tốt nghiệp Chương 3: Tính toán công nghệ tháp chưng luyện

Số đĩa lý thuyết đoạn luyện: 16

Số đĩa lý thuyết đoạn chưng: 5

Đồ thị 3.3a: Đồ thị xác định số đĩa lý thuyết

Hồ Sỹ Chính – Máy và TB CN HC K52 58


Đồ án tốt nghiệp Chương 3: Tính toán công nghệ tháp chưng luyện

Đồ thị 3.3b: Đồ thị xác định số lý thuyết ( phóng to x=0,6 ÷ 0,9)

Bảng cân bằng pha tại các đĩa theo số đĩa lý thuyết.

x y T

Luyện y=0.760914x+0.205038

D 0.857594 0.866608 385.26

1 0.846005 0.857594 385.29

2 0.834435 0.848776 385.32

3 0.822655 0.839972 385.35

Hồ Sỹ Chính – Máy và TB CN HC K52 59


Đồ án tốt nghiệp Chương 3: Tính toán công nghệ tháp chưng luyện

4 0.810431 0.831008 385.39

5 0.797464 0.821707 385.44

6 0.783434 0.811840 385.50

7 0.767941 0.801165 385.57

8 0.750437 0.789375 385.66

9 0.730158 0.776056 385.76

10 0.705997 0.760626 385.90

11 0.676290 0.742242 386.11

12 0.638356 0.719637 386.38

13 0.587632 0.690772 386.80

14 0.515705 0.652176 387.48

15 0.405987 0.597446 388.74

16 0.236255 0.513960 391.36

Chưng y=1.613257x-0.0001

F 16 0.240673 0.516380 391.28

17 0.240673 0.388170 391.28

18 0.091256 0.147121 396.44

19 0.017662 0.028395 405.88

20 0.003041 0.004809 409.98

B 21 0.000515 0.000734 410.78

Hồ Sỹ Chính – Máy và TB CN HC K52 60


Đồ án tốt nghiệp Chương 4: Tính toán kết cấu tháp chưng luyện

CHƯƠNG 4: TÍNH TOÁN KẾT CẤU CHO THÁP


CHƯNG LUYỆN
Trong chương 3, chúng ta đã đề cập đến cân bằng vật chất trong tháp chưng
luyện, từ đó tính toán được số đĩa lý thuyết của tháp. Trong phần này, em sẽ tiến hành
tính toàn các kết cấu cơ khí của tháp chưng luyện. Do yêu cầu bài toán đăt ra thiết kế
tháp với năng suất cao, hiệu suất cao, cần khoảng làm việc rộng, nên em chọn loại đĩa
thiết kế tháp là loại đĩa van chuyển động.

4.1. Chiều cao của tháp chưng luyện.

4.1.1. Số đĩa lý thuyết của tháp chưng luyện.

Theo đồ thị 3.3 ta có số đĩa lý thuyết toàn tháp là: 21 đĩa, trong đó có:

+ Số đĩa lý thuyết đoạn luyện: 16


+ Số đĩa lý thuyết đoạn chưng: 5

4.1.2. Số đĩa thực tế của tháp chưng luyện.

Phương pháp chọn để xác đinh số đĩa thực tế là phương pháp xác định số đĩa
thực tế theo hiệu suất trung bình theo công thức IX.59- tr 170- 11:

N lt
N tt  (4.1)
tb

Trong đó: N lt là số đĩa lý thuyết.

N tt là số đĩa thực tế.

tb là hiệu suất trung bình của thiết bị theo công thức IX.60- tr 171- 11.

1  2  3
tb  (4.2)
3

1 ,2 ,3 là hiệu suất của đĩa tại vị trí đỉnh, nhập liệu, đáy thiết bị.

Hồ Sỹ Chính – Máy và TB CN HC K52 61


Đồ án tốt nghiệp Chương 4: Tính toán kết cấu tháp chưng luyện

 Vị trí đỉnh tháp:


Nồng độ phần mol: xD  0,857594 ; yD  0.866608 ; TD  385, 26 K
Độ bay hơi tương đối theo công thức IX.61- tr 171- 11:
y D 1  xD
 .  1,079 (4.3)
1  y D xD
Nội suy theo phụ lục 3: E  0,3008 mPa.s
Nội suy theo phụ lục 4: W  0, 2571 mPa.s
Độ nhớt của hỗn hợp tại vị trí đỉnh tháp theo công thức I.12- tr 84- 10.
lg hh  xD .lg E  (1  xD )lg W (4.4)
Suy ra: hh  0, 2942 mPa.s
Tích số:  .hh  1,079.0, 2942  0,3174
Tra theo hình IX.11- tr 171- 11, ta được: 1  65%

 Vị trí nhập liệu của tháp:


Nồng độ phần mol: xF  0, 240673 ; yF  0,516380 ; TF  391, 28K
Độ bay hơi tương đối theo công thức IX.61- tr 171- 11:
y F 1  xF
 .  3,369
1  y F xF
Nội suy theo phụ lục 3: E  0,2978 mPa.s
Nội suy theo phụ lục 4: W  0, 2454 mPa.s
Độ nhớt của hỗn hợp tại vị trí đỉnh tháp theo công thức I.12- tr 84- 10.
lg hh  xF .lg E  (1  xF )lg W

Suy ra: hh  0, 2897 mPa.s


Tích số:  .hh  3,369.0, 2897  0,9760
Tra theo hình IX.11- tr 171- 11, ta được: 2  49%

 Vị trí đáy tháp:


Nồng độ phần mol: xB  0,000159 ; yB  0,001484 ; TB  410,89K
Độ bay hơi tương đối theo công thức IX.61- tr 171- 11:

Hồ Sỹ Chính – Máy và TB CN HC K52 62


Đồ án tốt nghiệp Chương 4: Tính toán kết cấu tháp chưng luyện

y B 1  xB
 .  9,348
1  y B xB
Nội suy theo phụ lục 3: E  0,2978 mPa.s
Nội suy theo phụ lục 4: W  0, 2128 mPa.s
Độ nhớt của hỗn hợp tại vị trí đỉnh tháp theo công thức I.12- tr 84- 10.
lg hh  xB .lg E  (1  xB )lg W

Suy ra: hh  0, 2128 mPa.s


Tích số:  .hh  9,348.0, 2128  1,989
Tra theo hình IX.11- tr 171- 11, ta được: 2  42%

 Hiệu suất trung bình toàn tháp là:


65  49  42
tb   52%
3
Số đĩa thực tế của tháp là:
N lt 21
N tt    40,38 đĩa
tb 0,52
Chọn: Ntt  41 đĩa, trong đó:

NC 5
N ttC    9,62 đĩa, chọn: NttC  10 đĩa.
tb 0,52

NL 16
N ttL    30,77 đĩa, chọn: NttL  31 đĩa.
tb 0,52

4.1.3. Chiều cao tháp chưng luyện.

Chiều cao toàn tháp chưng luyện tính theo công thức IX.54- tr 169- 11:

H  Ntt .( H d   )  (0,8  1) (m) (4.5)

Trong đó: H d là khoảng cách các đĩa. Chọn: H d  0,5 (m)

 là chiều dày của đĩa. Chọn:   0,002 (m)

Vậy: H  41.(0,5  0,002)  0,8  21,382 (m)

Hồ Sỹ Chính – Máy và TB CN HC K52 63


Đồ án tốt nghiệp Chương 4: Tính toán kết cấu tháp chưng luyện

4.2. Đường kính của tháp.


Đường kính tháp được xác định theo công thức 7.2- tr 6- 13.

4.Vmax
D (4.6)
 . v .U v

Trong đó: Vmax - lưu lượng hơi tối đa của pha hơi (kg/s).

 v - khối lượng riêng của pha hơi (kg/m3).

U v - tốc độ tối đa cho phép của pha hơi tính theo tiết diện ngang của toàn
tháp (m/s).

Đường kính của tháp sẽ được tính theo phương pháp dự đoán sặc đĩa do cuốn tia
lỏng theo khí.

Lưu lượng dòng hơi đi trong đoạn luyện:

V  D.(R  1)  256,536.(3,1826  1)  1072,99 (kmol/h)

Lưu lượng dòng lỏng đi trong đoạn luyện:

L  R.D  3,1826.256,536  816, 45 (kmol/h)

Hệ số góc của đường làm việc đoạn chưng ( phương trình 3.6) là:

L' 1,613
'
 tg   1,613
V 1

Do: V '  L'  B  L'  658,018


V  1073, 44 kmol/h
'

Suy ra:  '


 L  1731, 46 kmol/h

 Ở đáy tháp, tại áp suất 3,4 bar, tra cứu theo Data of Aspen được:
+ Khối lượng riêng của hơi: V'  1,79 kg/m3.

+ Khối lượng riêng của lỏng: L'  927,51 kg/m3.

Hồ Sỹ Chính – Máy và TB CN HC K52 64


Đồ án tốt nghiệp Chương 4: Tính toán kết cấu tháp chưng luyện

+ Khối lượng phân tử: M B  18,004 kg/kmol.

+ Sức căng bề mặt:   0,0509 N/m.


'

 Ở đỉnh tháp, tại áp suất 3,4 bar, tra cứu theo Data of Aspen được:
+ Khối lượng riêng của hơi: V  4,63 kg/m3.

+ Khối lượng riêng của lỏng:  L  702,79 kg/m3.

+ Khối lượng phân tử: M D  42,013 kg/kmol.

+ Sức căng bề mặt:   0, 0202 N/m.

Thông số dòng không thứ nguyên theo công thức 7.17- tr 36- 13.
0,5
L  
FLG  . V  (4.7)
V  L 

L' V' 1731, 46 1,79


Đoạn chưng: FLGC    0,071
V'  L' 1073, 44 927,51

L V 816, 45 4,63
Đoạn luyện: FLGL    0,062
V  L 1072,99 702,79

Thông số năng suất tính theo công thức 7.18- tr 40- 13.

Csbf  0,0105  8,127.104.( H d )0,755 .exp[1, 463.( FLG ) 0,842 ] (4.8)

Đáy tháp: Csbf  0,0105  8,127.104.5000,755.exp[1, 463.0,0710,842 ]  0,0862

Đỉnh tháp: Csbf  0,0105  8,127.104.5000,755.exp[1, 463.0,0620,842 ]  0,0875

Tốc độ hơi tối đa cho phép đi qua diện tích tự do của đĩa theo công thức 7.19- tr 40- 13.
0,2 0,5
  .103    L  V 
U nf  Csbf .   .  (4.9)
 20   V 

Đoạn chưng: U nfC  2,363 (m/s)

Đoạn luyện: U nfL  1,077 (m/s)

Hồ Sỹ Chính – Máy và TB CN HC K52 65


Đồ án tốt nghiệp Chương 4: Tính toán kết cấu tháp chưng luyện

Tốc độ làm việc của dòng hơi, ta chọn tốc độ làm việc bằng 85% tốc độ hơi tối đa:

Đoạn chưng: UVC  0,85.U nfC  0,85.2,363  2,009 (m/s)

Đoạn luyện: UVL  0,85.U nfL  0,85.1,077  0,916 (m/s)

Lưu lượng thể tích hơi lớn nhất của dòng hơi:

V ' .M B 1073, 44.18,004


Đoạn chưng: Vmax C    2,999 (m3/s)
V .3600
'
1,79.3600

V .M D 1072,99.42,013
Đoạn luyện: Vmax L    2,705 (m3/s)
V .3600 4,63.3600

Diện tích làm việc thực của đĩa:

Vmax C 2,999
Đoạn chưng: AnC  S NC    1, 493 (m2)
UVC 2,009

Vmax L 2,705
Đoạn luyện: AnL  S NL    2,953 (m2)
UVL 0,916

Diện tích tiết diện ngang của tháp, chọn diện tích kênh chảy chuyền lỏng là 12%. Khi
đó, diện tích tiết diện ngang của đĩa:

S NC 1, 493
Đoạn chưng: STC    1,697 (m2)
(1  0,12) 0,88

S NL 2,953
Đoạn luyện: STL    3,359 (m2)
(1  0,12) 0,88

Đường kính của tháp:

STC .4 1,697.4
Đoạn chưng: DC    1, 470 (m)
 3,14

STL .4 3,359.4
Đoạn luyện: DL    2,068 (m)
 3,14

Hồ Sỹ Chính – Máy và TB CN HC K52 66


Đồ án tốt nghiệp Chương 4: Tính toán kết cấu tháp chưng luyện

Chuẩn hóa đường kính: DT  2200 mm.

Vận tốc pha hơi trong tháp theo thực tế:

4.Vmax C 4.2,999
Đoạn chưng: UVC    1,737 (m/s)
 .DT2 3,14.2, 2

4.Vmax L 4.2,705
Đoạn luyện: UVL    1,566 (m/s)
 .DT2 3,14.2, 2

Tính chọn mô hình dòng lỏng trên đĩa:

DT  2200 mm  7, 22 ft

Lưu lượng dòng lỏng tối đa trên đĩa:

L' .M B 1731, 46.18,004


Lmax    9,34.103 (m3/s) (4.10)
3600. L '
3600.927,51

Lmax  148 (gal/min)

Tra theo bảng 7.1- tr 10- 13: ta chọn mô hình dòng lỏng trên đĩa là mô hình đơn
giản.

Hình 4.1: Mô hình dòng lỏng đơn giản.

Hồ Sỹ Chính – Máy và TB CN HC K52 67


Đồ án tốt nghiệp Chương 4: Tính toán kết cấu tháp chưng luyện

4.3. Thiết kế sơ bộ đĩa và dự đoán điểm sặc đĩa.

4.3.1. Chọn thiết kế sợ bộ đĩa cho tháp chưng luyện.

Đường kính của tháp: DT  2200 mm.

Tra theo bảng 7.28- tr 198- 13, ta được các thông số của đĩa van chuyển động như sau:

Tiết diện tự do của tháp: Ac  3,80 m2

Diện tích làm việc của đĩa: Aa  2,76 m2

Chiều dài ngưỡng chảy tràn: LC  1,74 m

Diện tích chảy chuyền lỏng: Ad  0,52 m2

Diện tích thực của đĩa: An  3, 28 m2

Bước van: t  50 mm
Số lượng van: 432

Số dãy van theo đường đi của lỏng: 22

4.3.2. Dự đoán điểm sặc đĩa.

Vận tốc của dòng hơi ở điều kiện thiết kế, theo diện tích tự do của đĩa An .

L.M
U (4.11)
3600. . An

L' .M B 1731, 46.18,004


Đoạn chưng: U C    1, 475 (m/s)
3600.V . An 3600.1,79.3, 28
'

L.M D 816, 45.42,013


Đoạn luyện: U L    0,628 (m/s)
3600.V . An 3600.4,63.3, 28

Yếu tố C được tính theo công thức 7.4- tr 29- 13.

Hồ Sỹ Chính – Máy và TB CN HC K52 68


Đồ án tốt nghiệp Chương 4: Tính toán kết cấu tháp chưng luyện

V
C  U. (4.12)
 L  V

V' 1,79
Đoạn chưng: CC  U C .  1, 475.  0,065
 
'
L
'
V 927,51  1,79

V 4,63
Đoạn luyện: CL  U L .  0,628.  0,051
 L  V 702,79  4,63

Nhận thấy giá trị yếu tố C  80%.Csbf tại điểm sặc. Nên tháp với thông số đã

chọn hoàn toàn thích hợp với các điều kiện làm việc theo yêu cầu đặt ra.

4.4. Trở lực của đĩa.


Trở lực của đĩa có ảnh hưởng tới công suất của thiết bị đun sôi đáy tháp, thiết bị
tạo áp và tải trọng cần thiết của tháp. Vì vậy, trong thực tế luôn cần các giải pháp để
giảm trở lực của đĩa đến mức thấp nhất.

Trở lực của đĩa gồm các hợp phần sau theo công thức 7.27- tr 52- 13.

ht  hd  hL (4.13)

Trong đó: hd - trở lực của đĩa khô (do các van khô của đĩa tạo ra), mm cột chất lỏng

hL - trở lực do lớp hỗn hợp lỏng – khí tạo ra, mm cột chất lỏng

4.4.1. Trở lực của đĩa khô.

Trở lực của đĩa khô được tính theo phương trình chuyển động của khí qua van,
công thức 7.28- tr 52- 13:

  2
hd  K .  V  .U h (4.14)
 L 

Trong đó: U h - tốc độ dòng khí qua rãnh van, m/s.

K - hệ số.

Hồ Sỹ Chính – Máy và TB CN HC K52 69


Đồ án tốt nghiệp Chương 4: Tính toán kết cấu tháp chưng luyện

Tốc độ dòng khí vào thời điểm van bắt đầu mở theo công thức 7.33- tr 54- 13:
0,5
 R  
U hc  1,14. tv . vw . M  (4.15)
 K c V 

Trong đó: tv - chiều dày của van, chọn tv  2 mm.

Rvw - tỷ số khối lượng của van có chân trên van không có chân, tra theo

bảng 7.8- tr 57- 13, được: Rvw  1.

K c - hệ số lỗ khi tất cả các van đều đóng, tra theo tr 54- 13, ta được:

K c  1683 (mm.s2/m2).

V - khối lương riêng của khí

 M - khối lượng riêng vật liệu chế tạo tan, chọn vật liệu chế tạo là thép
ko gỉ 304 (AISI/SEA),  M  8000 (kg/m3).

0,5
 R  
0,5
 1 8000 
Đoạn chưng: U hcC  1,14. tv . vw . M'   1,14. 2. .   2,639 (m/s)
 K c V   1683 1,79 

0,5
 R  
0,5
 1 8000 
Đoạn luyện: U hcL  1,14.  tv . vw . M   1,14.  2. .   1,641 (m/s)
 K c V   1683 4,63 

Tốc độ dòng khí khi tất cả các van đều mở tính theo công thức 7.34- tr 54- 13:
0,5
K 
U ho  U hc  c  (4.16)
 Ko 

Trong đó: K o - hệ số lõ khi tất cả các van đều mở, tra theo tr 54- 13, ta được:

0,5
 2,64 
K o  254,5.   (4.17)
 tt 

Với: tt - chiều dày đĩa, chọn tt  3 mm.

Hồ Sỹ Chính – Máy và TB CN HC K52 70


Đồ án tốt nghiệp Chương 4: Tính toán kết cấu tháp chưng luyện

0,5
 2,64 
Vậy: K o  254,5.    238,7
 3 
0,5
 1683 
Đoạn chưng: U hoC  2,639.   7,007 (m/s)
 238,7 
0,5
 1683 
Đoạn luyện: U hoL  1,641.   4,357 (m/s)
 238,7 

Trở lực của đĩa khô khi tất cả các van đều mở:

 '  2 1,79
Đoạn chưng: hdC  K o .  V'  .U hoC  238,7. .7,007 2  22,618 mm
 L  927,51

  2 4,63
Đoạn luyện: hdL  K o .  V  .U hoC  238,7. .4,357 2  29,853 mm
 L  702,79

4.4.2. Trở lực lớp hỗn hợp lỏng – khí trên đĩa.

Trở lực do lớp hỗn hợp lỏng – khí trên đĩa tạo ra được tính theo công thức 7.38-
tr 55- 13.

hL   .hds (4.18)

Trong đó:  - hệ số sục khí (không thứ nguyên)

hds - chiều cao tính toán của lớp chất lỏng sạch khí, mm.

 Yếu tố sục khí  :

Yếu tố F, với vận tốc dòng hơi U tính theo tiết diện tự do của đĩa An được tính
theo công thức 7.3- tr 29- 13:

F  U.  (4.19)

Đoạn chưng: FC  U C . V'  1,475. 1,79  1,973 (kg1/2/m1/2.s)

Hồ Sỹ Chính – Máy và TB CN HC K52 71


Đồ án tốt nghiệp Chương 4: Tính toán kết cấu tháp chưng luyện

FC  1,619 (lb1/2/ft1/2.s)

Tra theo đồ thị 7.26- tr 56-13, ta được: C  0,56

Đoạn luyện: FL  U L . V  0,628. 4,63  1,351 (kg1/2/m1/2.s)

FL  1,108 (lb1/2/ft1/2.s)

Tra theo đồ thị 7.26- tr 56-13, ta được:  L  0,6

 Chiều cao tính toán của chất lỏng sạch khí hds :

Được xác định theo công thức 7.40- tr 55- 13:

hds  hw  how  0,5.hhg (4.20)

Trong đó: hw - Chiều cao ngưỡng chảy tràn, mm cột chất lỏng.

how - chiều cao lớp bọt phía trên ngưỡng chảy tràn, mm cột chất lỏng.

hhg - gradien thủy lực theo phương ngang của đĩa, mm cột chất lỏng.

Chiều cao ngưỡng chảy tràn, chọn hw  50 mm.

Chiều cao lớp bọt phía trên ngưỡng chảy tràn hình viên phân tính theo công
thức7.41- tr 56- 13:
2/3
Q
how  664   (4.21)
 Lw 
2/3
 L' .M B 
2/3
 1731, 46.18,004 
Đoạn chưng: howC  664    664.    20,351
 3600. L .Lw 
'
 3600.927,51.1,74 

2/3
 L.M D 
2/3
 816, 45.42,013 
Đoạn luyện: howL  664    664.    26,097
 3600. L .Lw   3600.702,79.1,74 

Riêng gradien thủy lực theo phương ngang của đĩa thường khá nhỏ nên có thể
bỏ qua.

Hồ Sỹ Chính – Máy và TB CN HC K52 72


Đồ án tốt nghiệp Chương 4: Tính toán kết cấu tháp chưng luyện

Vậy trở lực do hỗn hợp lỏng – khí trên đĩa tạo nên, kết hợp công thức 4.18 và
4.20 ta có:

hL   .(hw  how ) (4.22)

Đoạn chưng: hLC  C .(hw  howC )  0,56.(50  20,351)  39,397 (mm.ccl)

Đoạn luyện: hLL   L .(hw  howL )  0,6.(50  26,097)  45,658 (mm.ccl)

 Trở lực tổng cổng của đĩa:

Đoạn chưng: htC  hdC  hLC  22,618  39,397  62,015 (mm.ccl)

Đoạn luyện: htL  hdL  hLL  29,853  45,658  75,511 (mm.ccl)

4.4.3. Tính kiểm tra kênh chảy truyền lỏng.

Chọn khoảng cách giữa mép dưới kênh chảy truyền lỏng và mặt đĩa:

hap  hw  10  50  10  40 (mm)

Diện tích lỏng đi qua ở phía dưới kênh chảy truyền:

Aap  hap .Lw  0,04.1,74  0,0696 (m2)

Do diện tích này lớn hơn diện tích kênh chảy truyền ( Aap  Ad  0,52 m2) nên ta

chọn diện tích này để tính trở lực của kênh chảy truyền theo công thức 7.44- tr 64- 13:
2
Q
hda  165, 2.  (4.23)
 Ad 

Đoạn chưng:
2
 L' .M B 
2
 1731, 46.18,004 
hdaC  165, 2.    165, 2.    2,972 (mm)
 3600. L . Ad 
'
 3600.927,51.0,0696 

Đoạn luyện:

Hồ Sỹ Chính – Máy và TB CN HC K52 73


Đồ án tốt nghiệp Chương 4: Tính toán kết cấu tháp chưng luyện

2
 L.M D 
2
 816, 45.42,013 
hdaL  165, 2.    165, 2.    6, 268 (mm)
 3600. L . Ad   3600.702,79.0,0696 

Chiều cao mức lỏng trong kênh chảy truyền được tính theo công thức 7.20a- tr
42- 13:

hdc  (hw  how )  ht  hda (4.24)

Đoạn chưng: hdcC  hw  howC  htC  hdaC  50  20,351  62,015  2,972  135,338

Đoạn luyện: hdcL  hw  howL  htL  hdaL  50  26,097  75,511  6, 268  157,876

Kiểm tra khoảng cách các đĩa theo công thức:

1
hdc  (khoảng cách giữa các đĩa + chiều cao ngưỡng chảy tràn)
2

1
Xét: hdcC  0,135338  (0,5  0,05)  0, 275 Thỏa mãn.
2

1
hdcL  0,157876  (0,5  0,05)  0, 275 Thỏa mãn.
2

Vì vậy, khoảng cách đĩa 0,5m chọn ban đầu thỏa mãn tính toán.

Kiểm tra thời gian lưu của lỏng trong kênh chảy truyền:

Ad .hdc . L Ad .hdc . L .3600


t   (4.25)
Lm L.M

Ad .hdcC . L' .3600 0,52.0,135338.927,51.3600


Đoạn chưng: t C    7,538  3
L' .M B 1731, 46.18,004

Ad .hdcL . L .3600 0,52.0,157876.702,79.3600


Đoạn luyện: t L    6,055  3
L.M D 816, 45.42,013

Tra theo bảng 7.6, thấy thời gian lưu tính được thỏa mãn điều kiện thời gian lưu
nhỏ nhất.

Hồ Sỹ Chính – Máy và TB CN HC K52 74


Đồ án tốt nghiệp Chương 4: Tính toán kết cấu tháp chưng luyện

4.5. Tính toán bề dày thiết bị và các chi tiết khác.

4.5.1. Tính toán bề dày thiết bị.

4.5.1.1. Bề dày thân tháp.

Thiết bị chưng luyện đang thiết kế là thiết bị hình trụ dạng vỏ mỏng, chịu áp
suất trong. Bề dày thân tháp sẽ được tính toán thiết kế theo phương pháp thiết kế bề
dày thiết bị chịu tải trọng tổng hợp. Ngoài tải trọng do áp suất làm việc, còn phải xem
xét các tải trọng chính do:

+ Trọng lượng tĩnh của thiết bị và các bộ phận bên trong thiết bị.
+ Gió
+ Động đất
+ Các tải trọng ngoài do các đường ống nối và các thiết bị liên quan tạo ra.

Trong bài toán của đề ra, ta chỉ xét đến tải trọng do áp suất làm việc, tải trọng do
tổng trọng lượng thiết bị và tải trọng do gió gây ra.

1. Áp suất làm việc và vật liệu chế tạo.

Áp suất làm việc: P  3, 4 bar  0,34 (N/mm 2 )

Nhiệt độ làm việc tối đa: tmax  410K  137o C

Chọn áp suất thiết kế lớn hơn áp suất làm việc 10%:

Pt  1,1.P  1,1.0,34  0,374 (N/mm2)

Chọn vật liệu chế tạo là thép không gỉ 18Cr/8Ni (SUS304), tra bảng 8.2, tr 475-
13, ta được:

+ Độ bền kéo: T  510 (N/mm2)

+ Ứng suất thiết kế: f  135 (N/mm2)

Chọn kiểu mối hàn kép nối đỉnh, với mức độ siêu âm kiểu tra là 100%, tra bảng
8.3- tr 476- 13, ta có hệ số hàn: J  1

Hồ Sỹ Chính – Máy và TB CN HC K52 75


Đồ án tốt nghiệp Chương 4: Tính toán kết cấu tháp chưng luyện

2. Hệ số bổ sung chiều dày thiết bị.

Hệ số bổ sung chiều dày thiết bị được tính theo công thức 2.23- tr 74- 14:

C  C1  C2  C3 (mm) (4.26)

Trong đó: C1 - độ dư ăn mòn, với tuổi thọ thiết bị là 20 năm, chọn C1  2

C2 - độ dư bù cho sai số chế tao, gia công, chọn C2  1

C3 - độ dư do ăn mòn hóa chất, môi chất không ăn mòn nên C3  0

Vậy: C  C1  C2  C3  3 (mm)

3. Chiều dày thân thiết bị.

Chiều dày nhỏ nhất thân thiết bị được tính theo công thức 8.36a- tr 478- 13:

Pt .Dt
S C (4.27)
2.J . f  Pt

Trong đó: Dt - đường kính trong của thiết bị, Dt  2200 (mm)

0,374.2200
Vậy: S  3  6,052 (mm)
2.1.135  0,374
Chiều dày thân tháp sẽ phải lớn hơn nhiều so với chiều dày nhỏ nhất để có thể
chịu được tải trọng do gió và trọng lượng của tháp gây ra.

Chọn chiều dày tháp để bắt đầu vòng lặp tính chọn chiều dày thích hợp là:

S  10 (mm)

4. Trọng lượng tĩnh của thiết bị.

 Trọng lượng của thân tháp:

Chọn hệ số:

Cv  1,15 đối với tháp chưng cất

Dm  Dt  S  2210 mm

Hồ Sỹ Chính – Máy và TB CN HC K52 76


Đồ án tốt nghiệp Chương 4: Tính toán kết cấu tháp chưng luyện

H v  21,382 m

Khi đó trọng lượng tháp theo công thức 8.54a- tr 495- 13:

Gv   .M .g.Cv .Dm . Hv  0,8.Dm .S (4.28)

Gv  3,14.8000.9,81.1,15.2, 21. 21,382  0,8.2, 21.10.103  144987 N

Gv  145 (kN)

 Trọng lượng của đĩa

Diện tích của đĩa:

 .Dt2 3,14.2, 22
Sp    3,78 (m2)
4 4

Trọng lượng của 1 đĩa (bao gồm cả dầm đỡ và các phụ kiện) được tính gần đúng
theo công thức 8.54c- tr 495- 13:

GP1  1, 2.SP  1, 2.3,78  4,536 (kN)

Trọng lượng của toàn bộ đĩa:

GP  Ntt .GP1  41.4,536  186 (kN)

 Trọng lượng của lớp cách nhiệt

Khối lượng riêng của sợi khoáng:   130 (kg/m3)

Chọn bề dày lớp cách nhiệt: tin  50 (mm)

Thể tích gần đúng lớp cách nhiệt:

Vin   .( Dt  2S ).Hv .tin  3,14.(2,2  2.0,01).21,382.5.103  0,745 (m3)

Trọng lượng lớp cách nhiệt:

Gin  Vin ..g  0,745.130.9,81  950 (N)  0,95 (kN)

Tính cả phần phụ kiện cho lớp cách nhiệt chọn:

Hồ Sỹ Chính – Máy và TB CN HC K52 77


Đồ án tốt nghiệp Chương 4: Tính toán kết cấu tháp chưng luyện

Gin  2.0,95  1,9 (kN)

 Trọng lượng lỏng trong tháp

Trọng lượng tĩnh tối đa của tháp sẽ xuất hiện khi tháp chứa đầy lỏng, lấy với
chất lỏng có khối lượng riêng lớn hơn là nước, tra theo phụ lục 4,   958 (kg/m3)

 .Dt2 3,14.2, 22
GL  .H v ..g  .21,382.958.9,81  763180 (N)
4 4

GL  763 (kN)

 Tổng khối lượng của thiết bị:

G  Gv  Gin  GP  GL  145  1,9  186  763  1095,9 (kN)

5. Tải trọng gió.

Chọn áp suất do gió tạo ra bằng: Pw  1280 (N/m2) (tương đương tốc độ gió 160
km/h).

Đường kính ngoài của tháp (bao gồm cả lớp cách nhiệt):

Def  Dt  2.(S  tin )  2, 2  2.(10.103  50.103 )  2,32 (m)

Tải trọng gió tính theo một đơn vị chiều dài được tính theo công thức 8.64- tr
503-13:

Fw  Pw .Def  1280.2,32  2967 (N/m) (4.29)

Mômen uốn tại đáy tháp được tính theo công thức 8.60- tr 501- 13:

W .x 2 Fw .H v2
M  M v   (4.30)
2 2

2967.21,3822
M  M v   678241 (N.m)
2

6. Phân tích ứng suất.

Hồ Sỹ Chính – Máy và TB CN HC K52 78


Đồ án tốt nghiệp Chương 4: Tính toán kết cấu tháp chưng luyện

 Tại mặt đáy của tháp:

Ứng suất áp suất theo chu vi và theo hướng trục được tính theo công thức 8.5 và
8.6- tr 466- 13:

Pt .Dt 0,374.2200
h  2    41,14 (N/mm2) (4.31)
2.S 2.10

Pt .Dt 0,374.2200
 L  1    20,57 (N/mm2) (4.32)
4.S 4.10

Ứng suất do tổng trọng lượng của tháp gây ra (ứng suất nén) được tính theo
công thức 8.67- tr 507- 13:

G 1095,9.103
w    15,79 (N/mm2) (4.33)
 .( Dt  S ).S 3,14.(2200  10).10

Ứng suất uốn (nén hoặc căng) sẽ được tính theo công thức 8.68- tr 507- 13:

M v  Dt 
b    S (4.34)
Iv  2 

Trong đó: M v - mômen uốn tổng cộng tại mặt đang xét.

Iv - mômen thứ cấp của diện tích tiết diện của tháp tại mặt tác dụng
của mômen uốn và được tính theo công thức 8.69- tr 508- 13:


Iv 
64
 D04  Dt4  
3,14
64
(22204  22004 )  4, 24.1010 (mm4) (4.35)

678241.103  2200 
b   10 
 10   17,76 (N/mm2)
4, 24.10  2 

Ứng suất tổng hợp theo hướng dọc trục:

 z   L   w  b (4.36)

Ở đây,  w là ứng suất nén nên có giá trị âm.

Khi gió thổi hướng lên trên:

Hồ Sỹ Chính – Máy và TB CN HC K52 79


Đồ án tốt nghiệp Chương 4: Tính toán kết cấu tháp chưng luyện

 z   L   w   b  20,57  15,79  17,76  22,54 (N/mm2)

Khi gió thổi hướng xuống dưới:

 z   L   w   b  20,57  15,79  17,76  12,98 (N/mm2)

Do không có ứng suất xoắn nên các ứng suất chính sẽ là ứng suất tiếp tuyến
theo chu vi  h và ứng suất tổng theo hướng dọc trục  z .

Đối với tháp, ứng suất theo hướng kính được tính gần đúng theo công thức 8.70-
tr 508- 13:

Pt 0,374
r  3    0,187 (N/mm2) (4.37)
2 2

Có giá rất nhỏ nên ta bỏ qua ứng suất này.

Theo lý thuyết về ứng suất cắt cực đại áp dụng cho thiết kế tháp, thì giá trị lớn
nhất của các ứng suất tại điểm đang xét sau đây sẽ được sử dụng cho mục đích thiết kế:

 max  max  1   2  ,  1   3  ,  2   3  (4.38)

Trong trường hợp đang xét, hiệu số lớn nhất của các ứng suất chính sẽ đạt được
trong trường hợp gió thổi xuống dưới:

 max  41,14  (12,98)  54,12 (N/mm2)

 max  f  135 (N/mm2)

Ứng suất cắt cực đại thỏa mãn yêu cầu thiết kế của thép không gỉ SUS304

7. Kiểm tra độ bền đàn hồi.

Ứng suất uốn đàn hồi tới hạn được tính theo công thức 8.72- tr 509-13:

 S  4  10 
 c  2.104.   2.10    90,91 (N/mm )
2
(4.39)
 Dt   2200 

Ứng suất nén tổng cộng:

Hồ Sỹ Chính – Máy và TB CN HC K52 80


Đồ án tốt nghiệp Chương 4: Tính toán kết cấu tháp chưng luyện

 ct   w   b  15,79  17,76  33,55 (N/mm2)

Nhận thấy,  ct   c nên điệu kiện về độ bền đàn hồi thỏa mãn yêu cầu thiết kế.

Vậy với S  10 (mm) là giá trị bề dày tháp nhỏ nhất nên chọn, ta đã thỏa mãn
điều kiện thiết kế, nên dừng vòng lặp tính toán và kết luận S  10 (mm) là bề dày của
thiết bị.

4.5.1.2. Bề dày đáy và nắp thiết bị.

Đáy và nắp thiết bị sử dụng vật liệu chế tạo như thân thiết bị, thép không gỉ
SUS304. Hình dạng đáy và nắp thiết bị chọn là hình elip tiêu chuẩn, có gờ. Tra theo
bảng XIII.10- tr 382- 11, với Dt  2, 2 m, ta được:

H  550 mm

h  60 mm

Chọn chiều dày đáy và nắp: S  10.103 (m).

Kiểm nghiệm độ bền cho đáy và nắp thiết bị theo công thức 2.33- tr 94- 14:

Pt .  Dt2  2.H .  S  C   T
  z (4.29)
8.H .  S  C  .J 1, 2

Ứng suất với chiều dày thiết bị đã tính phía trên:

0,374.106 2,22  2.0,55.(10.103  3.103 ) 


 3 3
 58,86.106 (N/m2)
8.0,55.(10.10  3.10 ).1

T 515.106
  429.106 (N/m2)
1, 2 1, 2

T
Nhận thấy:   nên chiều dày tính toán đủ bền trong cả khi kiểm tra thủy
1, 2
lực. Chiều dày đã chọn thõa mãn.

Hồ Sỹ Chính – Máy và TB CN HC K52 81


Đồ án tốt nghiệp Chương 4: Tính toán kết cấu tháp chưng luyện

4.5.1.3. Chọn mặt bích ghép nối thân – đáy và nắp thiết bị.

Chọn bích ghép liền kiểu I theo bảng XIII.27- tr 417- 11, theo đường kính trong
của thiết bị Dt  2, 2 m và áp suất làm việc P  3, 4 bar  0,34.106 N/m 2 , ta được:

Kích thước bích nối:

D  2360 (mm)

Db  2000 (mm)

D1  2260 (mm)

D0  2215 (mm)

Bu lông: M27

Z  56 (cái)

h  40 (mm)

Để đảm bảo độ bít kín, sử dụng đệm bít kín bằng amiang dày 3 mm, đường kính
trong là 2230 mm, đường kính ngoài là 2260 mm.

4.5.2. Tính toán chân đỡ tháp.

Chọn chân đỡ tháp kiểu trụ đỡ, theo phương pháp hàn phẳng với vỏ thiết bị. Trụ
đỡ dạng trụ ( góc  s  90o ) và vật liệu chế tạo là SUS304 có:

+ Ứng suất thiết kế: f  135 (N/mm2)


+ Mô đun Young : E  200000 (N/mm2) theo [15].

Chọn chiều cao trụ đỡ là: 2 (m)

Trọng lượng tĩnh tối đa của tháp. G  1095,9 (kN)

4.5.2.1. Chiều dày trụ đỡ.

1. Tải trọng do gió tạo ra.

Mômen uốn tại chân đáy trụ đỡ theo công thức 8.56- tr 496- 13:

Hồ Sỹ Chính – Máy và TB CN HC K52 82


Đồ án tốt nghiệp Chương 4: Tính toán kết cấu tháp chưng luyện

Fw 2 2967
Ms  .H  (21,382  2) 2  811056 (N.m) (4.30)
2 2

2. Phân tích ứng suất.

Lần tính đầu tiên của vòng lặp, chọn chiều dày trụ đỡ t  10 (mm)

Ứng suất uốn được tính theo công thức 8.46- tr 490- 13:

4.M s
 bs  (4.31)
 .( Dt  t ).t.Dt

4.811056.103
 bs   21, 25 (N/mm2)
3,14.(2200  10).10.2200

Ứng suất do trọng lượng tối đa tạo ra tính theo công thức 8.47-tr 490- 13:

G
 ws  (4.32)
 .( Dt  t ).t

1095,9.103
 ws   15,79 (N/mm2)
3,14.(2200  10).10

Ứng suất nén lớn nhất theo công thức 8.45- tr 490- 13:

 s max (nen)   bs   ws  21, 25  15,79  37,04 (N/mm2) (4.33)

Ứng suất căng nhỏ nhất theo công thức 8.44- tr 490- 13:

 s max (cang )   bs   ws  21, 25  15,79  5, 46 (N/mm2) (4.34)

Tiêu chuẩn kiểm tra thiết kế theo 8.48 và 8.49- tr491- 13:

 s max (cang )  5,46  f .J .sin s  135.1.sin90o  135 Thỏa mãn

t
 s max (nen)  37,04  0,125.E. .sin 90o  113,64 Thỏa mãn.
Dt

Nhận xét: cả hai tiêu chí trên đều được thỏa mãn vậy chiều dày trụ đỡ là:

t  10 (mm)

Hồ Sỹ Chính – Máy và TB CN HC K52 83


Đồ án tốt nghiệp Chương 4: Tính toán kết cấu tháp chưng luyện

4.5.2.2. Vòng chịu tải ở đáy trụ đỡ và các bu lông đinh vị.

Chọn gần đúng đường kính vòng tròn tâm các lỗ lắp bu lông:

Db  Dt  t  50.103  2,2  10.103  50.103  2,26 (m)

Chu vi của đường tròn tâm các lỗ lắp bu lông:

Cb   .Db  3,14.2, 26  7,096 (m)

Chọn bước bu lông: Pb  0,3 (m)

C 7,096
Số bu lông cần thiết để định vị: Nb    23,6
Pb 0,3

Chọn số bu lông là bội số chung gần nhất của 4: Nb  24

Chọn vật liệu chế tạo bu lông là thép cácbon, tra bảng 8.2- tr475- 13, ứng suất
thiết kế là: fb  135 (N/mm2)

Diện tích tiết diện ngang của bu lông được tính theo công thức 8.50- tr 491- 13:

1  4.M s 
Ab   G (4.35)
Nb . fb  Db 

1  4.811056 
Ab    1095,9.103   104,81 (mm2)
24.135  2, 26 

Chọn bu lông M24 có diện tích Ab  353 (mm2). (Kích thước bu lông tối thiểu
để định vị trụ đỡ thiết bị).

Tải trọng nén tổng cộng tác dụng lên vòng đáy của trụ đỡ ( tính theo một đơn vị
chiều dài) tính theo công thức 8.51- tr 492- 13:

4.M s G
Fb   (4.36)
 .Db  .Db
2

4.811056 1095,9.103
Fb    356716 (N/m)
3,14.2, 262 3,14.2, 26

Hồ Sỹ Chính – Máy và TB CN HC K52 84


Đồ án tốt nghiệp Chương 4: Tính toán kết cấu tháp chưng luyện

Chọn áp suất đỡ tối đa tác dụng lên nền móng bê tông: f c  5 (N/mm2)

Chiều rộng vòng đáy trụ tính theo công thức 8.52- tr 493- 13:

Fb 356716
Lb    71,34 (mm) (4.37)
f c .103 5.103

Chọn các kích thước thiết kế trụ đỡ theo bảng 8.20- tr 494- 13:

Bu lông Tiết diện A B C D E F G


M24 353 45 76 64 13 19 30 36
Chiều rộng thực tế của vòng đáy trụ:

Lb  B  t  50  76  10  50  136 (mm)

Áp suất thực tế tác dụng lên móng bê tông:

Fb 356716
f c'    2,62 (N/mm2)
3
Lb .10 136.103

Chiều dày nhỏ nhất của vòng đáy trụ tính theo công thức 8.53- tr 493- 13:

3. f c' 3.2,62
tb  B.  76.  18,34 (mm)
fb 135

Chọn: tb  20 (mm).

4.5.3. Cửa nối ống dẫn với thiết bị và bích nối tương ứng.

4.5.3.1. Ống nhập liệu.

Lưu lượng của hỗn hợp: GF  22625 (kg/h)

Chọn loại ống nối cắm sâu vào thiết bị.

Khối lượng riêng hỗn hợp lỏng, nội suy theo phụ lục 3 và 4, ta được:

 E  693,81 (kg/m3)

W  944, 42 (kg/m3)

Hồ Sỹ Chính – Máy và TB CN HC K52 85


Đồ án tốt nghiệp Chương 4: Tính toán kết cấu tháp chưng luyện

1 xF 1  xF
Theo công thức I.2- tr 5- 10:  
 hh E W

Vậy: hh  868,89 (kg/m3)

Chọn vận tốc chất lỏng chảy trong ống nối là: vF  1 (m/s)

Đường kính trong của ống nối:

4.GF 4.22625
DF    0,096 (m)
3600. F . .vF 3600.868,89.3,14.1

Chọn: DF  0,1 (m) = 100 (mm)

Chọn bích liền bằng kim loại đen, kiểu 1 tra bảng XIII.26- tr 409- 11:

DF Dn D Dt D1 h Bu lông
db z
100 108 205 170 148 14
M16 4

4.5.3.2. Ống hơi đi ra đỉnh tháp.

Lưu lượng của hỗn hợp: GD  10777,75 (kg/h)

Chọn loại ống nối cắm sâu vào thiết bị.

Khối lượng riêng hỗn hợp hơi: V  4,63 (kg/m3)

Hồ Sỹ Chính – Máy và TB CN HC K52 86


Đồ án tốt nghiệp Chương 4: Tính toán kết cấu tháp chưng luyện

Chọn vận tốc chất hơi chảy trong ống nối là: vD  25 (m/s)

Đường kính trong của ống nối:

4.GD 4.10777,75
DD    0,182 (m)
3600.V . .vD 3600.4,63.3,14.25

Chọn: DD  0, 2 (m) = 200 (mm)

Chọn bích liền bằng kim loại đen kiểu 1, tra bảng XIII.26- tr 409- 11:

DD Dn D Dt D1 h Bu lông
db z
200 219 290 255 232 16
M16 8
4.5.3.3. Ống hoàn lưu đỉnh tháp

Lưu lượng của hỗn hợp: GD  10777,75 (kg/h)

Chọn loại ống nối cắm sâu vào thiết bị.

Khối lượng riêng hỗn hợp lỏng, nội suy theo phụ lục 3 và 4, ta được:

 E  694,81 (kg/m3)

W  949,37 (kg/m3)

1 xD 1  xD
Theo công thức I.2- tr 5- 10:  
D E W

Vậy:  D  702,79 (kg/m3)

Chọn vận tốc chất lỏng chảy trong ống nối là: vLD  1 (m/s)

Đường kính trong của ống nối:

4.GD .Rth 4.10777,75.3,1826


DLD    0,131 (m)
3600. D . .vD 3600.702,79.3,14.1

Chọn: DLD  0,15 (m) = 150 (mm)

Hồ Sỹ Chính – Máy và TB CN HC K52 87


Đồ án tốt nghiệp Chương 4: Tính toán kết cấu tháp chưng luyện

Chọn bích liền bằng kim loại đen, kiểu 1 tra bảng XIII.26- tr 409- 11:

DLD Dn D Dt D1 h Bu lông
db z
150 159 260 225 202 16
M16 8
4.5.3.4. Ống lỏng đi ra đáy tháp.

Lưu lượng của hỗn hợp: G  11847, 25 (kg/h)

Do sử dụng thiết bị gia nhiệt đun sôi lại 50% để gia nhiệt đáy tháp nên lưu
lượng dòng thực tế là: GB  150%.11847, 25  17771

Chọn loại ống nối cắm sâu vào thiết bị.

Khối lượng riêng hỗn hợp lỏng, nội suy theo phụ lục 3 và 4, ta được:

 E  693,81 (kg/m3)

W  927,64 (kg/m3)

1 xB 1  xB
Theo công thức I.2- tr 5- 10:  
B E W

Vậy:  B  927,51 (kg/m3)

Chọn vận tốc chất lỏng chảy trong ống nối là: vB  1 (m/s)

Đường kính trong của ống nối:

4.GB 4.17771
DB    0,082 (m)
3600. B . .vB 3600.927,51.3,14.1

Chọn: DB  0,1(m) = 100 (mm)

Chọn bích liền bằng kim loại đen, kiểu 1 tra bảng XIII.26- tr 409- 11:

DB Dn D Dt D1 h Bu lông
db z
80 89 185 150 128 14
M16 4

Hồ Sỹ Chính – Máy và TB CN HC K52 88


Đồ án tốt nghiệp Chương 4: Tính toán kết cấu tháp chưng luyện

4.5.3.5. Ống hơi đi vào đáy tháp.

Lưu lượng của hỗn hợp: G  11847, 25 (kg/h)

Sau khi qua thiết bị gia nhiệt đáy tháp, hồi lưu 50% lưu lượng để gia nhiệt cho
hỗn hợp đáy, nên lưu lượng dòng hơi thực tế là:

GVB  50%.11847, 25  5924 (kg/h)

Chọn loại ống nối cắm sâu vào thiết bị.

Khối lượng riêng hỗn hợp hơi: V  1,79 (kg/m3)

Chọn vận tốc chất hơi chảy trong ống nối là: vVB  25 (m/s)

Đường kính trong của ống nối:

4.GVB 4.5924
DVB    0, 216 (m)
3600.V . .vVB 3600.1,79.3,14.25

Chọn: DD  0, 25 (m) = 250 (mm)

Chọn bích liền bằng kim loại đen kiểu 1, tra bảng XIII.26- tr 409- 11:

DVB Dn D Dt D1 h Bu lông
db z
250 273 370 350 312 22
M16 12
4.5.3.6. Cửa người ở đỉnh tháp và đáy tháp.

Chọn cửa người đường kính 600 mm. Cửa người được thiết kế 2 cái, một ở trên
đỉnh tháp, một ở dưới đãy tháp.

Chọn bích liền bằng thép kiểu 1, tra bảng XIII.27- tr 417- 11:

D Dn D Dt D1 h Bu lông
db z
600 740 690 650 611 20
M20 20

Hồ Sỹ Chính – Máy và TB CN HC K52 89


Đồ án tốt nghiệp Chương 5: Tính toán các thiết bị phụ trợ

CHƯƠNG 5: TÍNH TOÁN CÁC THIẾT BỊ PHỤ TRỢ


Thiết bị phụ trợ chọn lựa tính toán cho đồ án là thiết bị gia nhiệt đáy tháp dạng
ống chùm thẳng đứng.

Hình 5.1: Thiết bị gia nhiệt đáy tháp ống chùm dạng thẳng đứng.

5.1. Thông số hai dòng lưu thể.

 Lưu thể lạnh: dung dịch hỗn hợp etanol – nước ở nhiệt độ Tl  410,89 K và áp

suất Pl  0,34.106 (N/m2) được gia nhiệt cho bay hơi hoàn toàn tại cùng điều
kiện.
 Lưu thể nóng: là hơi nước bão hòa khô ở nhiệt độ Tn  442,75 K và áp suất
Pn  0.8.106 (N/m2) nhường nhiệt thành hơi bão hòa ẩm tại cùng điều kiện.

Chọn lưu thể nóng đi ngoài ống, lưu thể lạnh đi trong ống.

5.2. Cân bằng nhiệt lượng cho thiết bị.


Nhiệt lượng mà hỗn hợp etanol – nước nhận là:

Hồ Sỹ Chính – Máy và TB CN HC K52 90


Đồ án tốt nghiệp Chương 5: Tính toán các thiết bị phụ trợ

Q  GVB .rl (5.1)

Trong đó: GVB - lưu lượng hỗn hợp etanol – nước, kg/s.

GVB  5924 (kg/h)  1,646 (kg/s)

rl - ẩn nhiệt hóa hơi hỗn hợp etanol – nước tại nhiệt độ Tl  410,89 K

và áp suất Pl  0,34.106 (N/m2), tra theo data of Aspen với nông


độ phần mol của etanol xB  0,000159 ta được:

rl  2302 (kJ/kg)

Vậy: Q  1,646.2302.103  3,79.106 (W)

5.3. Hệ số cấp nhiệt cho từng lưu thể.


Thiết bị gia nhiệt đáy tháp gia nhiệt làm bay hơi hỗn hợp etanol – nước hoạt
động như hình 5.2. Phần thân thiết bị được chia thành hai phần với công dụng tương
ứng. Đoạn BC ứng với việc gia nhiệt hỗn hợp etanol – nước tới nhiệt độ sôi của hỗn
hợp. Đoạn CD gia nhiệt để hóa hơi hỗn hợp etanol – nước.

Hình 5.2. Mô hình hoạt động của thiết bị gia nhiệt.

Hồ Sỹ Chính – Máy và TB CN HC K52 91


Đồ án tốt nghiệp Chương 5: Tính toán các thiết bị phụ trợ

5.3.1. Hệ số cấp nhiệt cho hơi nước bão hòa khô ngưng tụ.

Nhiệt lượng cung cấp cho thiết bị được lấy từ quá trình ngưng tụ hơi nước bão
hòa bên ngoài thành ống thẳng đứng.Ta chọn bố trí ống tam giác, sole để đạt hiệu quả
tra đổi nhiệt lớn.

Chọn vận tốc hỗn hợp etanol – nước đi trong ống (đoạn CD) với vận tốc:

wgt  10 (m/s)

Chọn kích thước ống: d  30X2 (mm)

d N  0,03 (m)

dT  0,026 (m)

dtb  0,028 (m)

 Số ống trong thiết bị được tính theo công thức 2.98- tr 81- 16:

4.GVB
m (5.2)
 .dT2 .V' .wgt

4.1,646
m  173,3 (ống)
3,14.0,0262.1,79.10

Làm tròn: m  173 (ống)

Chọn sô ngăn: N  1

Số ống trong thiết bị: n  N.m  1.173  173 (ống)

Tra theo bảng V.11- tr 48- 11 chọn theo chuẩn: n  217 (ống)

Với số ống xuyên tâm: z  17

Số ống ở hình viên phân: 24 ống

Tổng số ống là: 241 ống

Hồ Sỹ Chính – Máy và TB CN HC K52 92


Đồ án tốt nghiệp Chương 5: Tính toán các thiết bị phụ trợ

 Hệ số truyền nhiệt của hơi nước ngưng tụ  1 được tính theo công thức V.101- tr
28- 11:

rn
1  2,04. A. 4 (W/m2.K) (5.3)
t1.H

Trong đó: rn - ẩn nhiệt ngưng tụ của hơi bão hòa tại điều kiện làm việc

Pn  0.8.106 (N/m2), tra bảng I.251- tr 314-10: rn  2057 (kJ/kg)

A- hệ số tra theo bảng 1.64- tr 40- 17, được: A = 198.

Chọn: t1  6, 2 (K)

H  10 (m)
Giải bài toán cân bằng nhiệt bằng các giả thiết chiều dài ống, chiều dài ống sẽ
được tính lại sau khi tìm được diện tích truyền nhiệt. Nếu đạt sai số bé hơn 3% thì sử
dụng vòng lặp với một giá trị chiều dài ống khác.

2057.103
Vậy: 1  2,04.198. 4  5451 (W/m2.K)
6, 2.10

Nhiệt tải riêng của hơi nước ngưng tụ:

q1  t.1  6, 2.5451  33799 (W/m2)

5.3.2. Hệ số cấp nhiệt cho hỗn hợp lỏng etanol – nước.

Vì chất lỏng chạy trong ống là chất lỏng đã đạt nhiệt độ sôi, nhiêm vụ của thiết
bị gia nhiệt là gia nhiệt cho chất lỏng sôi. Chọn chế độ sôi của hỗn hợp lỏng là chế độ
sôi sủi bọt. Hệ số cấp nhiệt sẽ được xác đinh theo công thức gần đúng V.93- tr 26- 11:

 1,3 . L' 0,5 .V' 0,06 .q20,6


 2  780 '0,5 0,5 0,66 0,3 0,3 (5.4)
 .r .o .C p .

Trong đó: q2 - Nhiệt tải riêng của hỗn hợp etanol – nước.

Hồ Sỹ Chính – Máy và TB CN HC K52 93


Đồ án tốt nghiệp Chương 5: Tính toán các thiết bị phụ trợ

q2  q1  48370 (W/m2)

r- Ẩn nhiệt hóa hơi của hỗn hợp etanol – nước tra theo data of Aspen
tại điều kiện làm việc, r  2302.103 (J/kg)

 - Độ nhớt của hỗn hợp etanol – nước tra theo data of Aspen tại điều

kiện làm việc,   0, 213.10 3 (N.s/m2)

C p - Nhiệt dung riêng của hỗn hợp etanol – nước tra theo data of Aspen

tại điều kiện làm việc, C p  4228 (J/kg.K)

o - Khối lượng riêng của hơi ở áp suất 9,81.10 4 (N/m2), tra theo data
of Aspen, o  0,52 (kg/m3)

 - Hệ số dẫn nhiệt của hỗn hợp etanol – nước được tính theo công
thức I.32- tr 123- 10:

 L'
  4, 22.108.C p . L' . 3 (5.5)
MB

927,51
  4, 22.108.4228.927,51. 3  0,616 (W/m.K)
18,004

0,6161,3.927,510,5.1,790,06.337990,6
Vậy:  2  780  31724
0,05090,5.(2302.103 )0,5 .0,520,66 42280,3.(0, 213.10 3 ) 0,3

5.3.3. Bề mặt truyền nhiệt và đáng giá độ dài ống.

 Nhiệt trở do bám cặn thành ống tra theo bảng V.1- tr 4- 11:

Hơi nước: r1  0,464.103 (m2.K/W)

Etanol – nước: r2  0,116.103 (m2.K/W)

Chọn vật liệu chế tạo ống là thép không gỉ SUS304 có hệ số dẫn nhiệt tra theo
bảng I.125- tr 127-10:

Hồ Sỹ Chính – Máy và TB CN HC K52 94


Đồ án tốt nghiệp Chương 5: Tính toán các thiết bị phụ trợ

  16, 4 (W/m.K)

Tổng nhiệt trở của thành ống là:


r  r    r
1 2 (5.6)

0,002
 r 0, 464.10 3

16, 4
 0,116.103  0,702.103 (m2.K/W)

Vậy: tt  q1. r  33799.0,702.103  23,73 (K)

t2  t  t1  tt  31,86  6, 2  23,73  1,93 (K)

Tt1  T1  t1  442,75  6, 2  436,55 (K)

Tt 2  T1  t1  tt  442,75  6, 2  23,73  412,82 (K)

 Bề mặt truyền nhiệt

Q 3,79.106
F   112,14 (m2) (5.7)
q 33799

Chiều dài thực tế của ống:

F 112,14
H   10,043 (m) (5.8)
 .n.dtb 3,14.127.0,028

Đánh giá sai số:

H tt  H 10,043  10
   0, 43%  3% Thỏa mãn yêu cầu.
H 10

Thực tế, để tính được kết quả với sai số chính xác như trên, bài giải đã sử dụng
phương pháp lặp để tìm kết quả hợp lý nhất gồm các yếu tố:

+ Chiều dài ống là bé nhất.


+ Hiệu nhiệt độ giữa hỗn hợp etanol – nước và thành ống phải lớn hơn 0.

Hồ Sỹ Chính – Máy và TB CN HC K52 95


Đồ án tốt nghiệp Chương 5: Tính toán các thiết bị phụ trợ

Các số liệu chi tiết của phương pháp lặp được tính toán rõ trong file excel kèm
theo (sheet: phu tro) hoặc phụ lục 5.

5.4. Tính toán kết cấu cho thiết bị gia nhiệt đáy tháp.

5.4.1. Bề dày thiết bị gia nhiệt đáy tháp.

5.4.1.1. Đường kính trong của vỏ thiết bị.

Theo công thức V.140- tr 49- 11:

D  t ( z  1)  4.d N (5.9)

Trong đó: t - bước ống, mm.

t  (1, 2  1,5)d N  (1, 2  1,5).30  (36  45) (mm)

Chọn: t  45 (mm)

Vậy: D  45(17 1)  4.30  840 (mm)

Tra bảng XIII.6- tr 359- 11, chọn đường kính theo chuẩn:

Dt  900 (mm)

5.4.1.2. Áp suất làm việc và vật liệu chế tạo.

Áp suất làm việc lấy theo áp suất lớn hơn là áp suất của hơi nước bão hòa khô:

P  8 bar  0,8 (N/mm 2 )

Nhiệt độ làm việc tối đa: tmax  442,75K

Chọn áp suất thiết kế lớn hơn áp suất làm việc 10%:

Pt  1,1.P  1,1.0,8  0,88 (N/mm2)

Chọn vật liệu chế tạo là thép không gỉ 18Cr/8Ni (SUS304), tra bảng 8.2, tr 475-
13, ta được:

+ Độ bền kéo: T  510 (N/mm2)

Hồ Sỹ Chính – Máy và TB CN HC K52 96


Đồ án tốt nghiệp Chương 5: Tính toán các thiết bị phụ trợ

+ Ứng suất thiết kế: f  135 (N/mm2)

Chọn kiểu mối hàn kép nối đỉnh, với mức độ siêu âm kiểu tra là 100%, tra bảng
8.3- tr 476- 13, ta có hệ số hàn: J  1

5.4.1.3. Hệ số bổ sung chiều dày thiết bị.

Hệ số bổ sung chiều dày thiết bị được tính theo công thức 2.23- tr 74- 14:

C  C1  C2  C3 (mm)

Trong đó: C1 - độ dư ăn mòn, với tuổi thọ thiết bị là 20 năm, chọn C1  2

C2 - độ dư bù cho sai số chế tao, gia công, chọn C2  1

C3 - độ dư do ăn mòn hóa chất, môi chất không ăn mòn nên C3  0

Vậy: C  C1  C2  C3  3 (mm)

5.4.1.4. Chiều dày thân thiết bị.

Chiều dày nhỏ nhất thân thiết bị được tính theo công thức 8.36a- tr 478- 13:

Pt .Dt
S C
2.J . f  Pt

Trong đó: Dt - đường kính trong của thiết bị, Dt  900 (mm)

0,8.900
Vậy: S  3  5,675 (mm)
2.1.135  0,8
Chiều dày thân tháp sẽ phải lớn hơn nhiều so với chiều dày nhỏ nhất để có thể
chịu được tải trọng do gió và trọng lượng của tháp gây ra. Chọn:

S  7 (mm)

Hồ Sỹ Chính – Máy và TB CN HC K52 97


Đồ án tốt nghiệp Chương 5: Tính toán các thiết bị phụ trợ

5.4.2. Bề dày đáy và nắp thiết bị gia nhiệt.

Đáy và nắp thiết bị sử dụng vật liệu chế tạo như thân thiết bị, thép không gỉ
SUS304. Hình dạng đáy và nắp thiết bị chọn là hình elip tiêu chuẩn, có gờ. Tra theo
bảng XIII.10- tr 382- 11, với Dt  900 mm, ta được:

H  225 mm

h  50 mm

Chọn chiều dày đáy và nắp: S  7.103 (m).

Kiểm nghiệm độ bền cho đáy và nắp thiết bị theo công thức 2.33- tr 94- 14:

Pt .  Dt2  2.H .  S  C   T
  z
8.H .  S  C  .J 1, 2

Ứng suất với chiều dày thiết bị đã tính phía trên:

0,8.106 0,92  2.0,225.(7.103  3.103 ) 


 3 3
 90,2.106 (N/m2)
8.0,225.(7.10  3.10 ).1

T 515.106
  429.106 (N/m2)
1, 2 1, 2

T
Nhận thấy:   nên chiều dày tính toán đủ bền trong cả khi kiểm tra thủy
1, 2
lực. Chiều dày đã chọn thõa mãn.

5.4.3. Chọn mặt bích ghép nối thân – đáy và nắp thiết bị.

Chọn bích ghép liền kiểu I theo bảng XIII.27- tr 417- 11, theo đường kính trong
của thiết bị Dt  900 mm và áp suất làm việc P  8 bar  0,8.106 N/m 2 , ta được:

Dt D Db D1 Do h Bu lông
db z
900 1060 1000 960 913 35
M27 28

Hồ Sỹ Chính – Máy và TB CN HC K52 98


Đồ án tốt nghiệp Chương 5: Tính toán các thiết bị phụ trợ

Để đảm bảo độ bít kín, sử dụng đệm bít kín bằng amiang dày 3 mm, đường kính
trong là 913 mm, đường kính ngoài là 960 mm.

5.4.4. Bù giãn nở nhiệt và bề dày vỉ ống.

5.4.4.1. Bù giãn nở nhiệt.

Do hiệu nhiệt độ giữa hai dòng lưu thể: t  31,86  40 K và vật liệu chế tạo
của vỏ thiết bị và hệ thống ống là cùng một loại (SUS304) nên ta bỏ qua sự sai lệch
giãn nở nhiệt giữa vỏ thiết bị và hệ thống ống.

5.4.4.2. Bề dày vỉ ống.

Vỉ ống được cố định vào thiết bị bằng phương pháp kẹp chặt giữa hai mặt bích
vỏ thiết bị và nắp, đáy thiết bị

Ống được cố định vào vỉ ống bằng phương pháp hàn.

Chọn bề dày vỉ ống: Sv  30 mm.

5.4.5. Tính toán chân đỡ thiết bị gia nhiệt đáy tháp.

Chọn chân đỡ tháp kiểu trụ đỡ, theo phương pháp hàn phẳng với vỏ thiết bị. Trụ
đỡ dạng trụ ( góc  s  90o ) và vật liệu chế tạo là SUS304 có:

+ Ứng suất thiết kế: f  135 (N/mm2)


+ Mô đun Young : E  200000 (N/mm2) theo [15].

Chọn chiều cao trụ đỡ là: 1 (m)

5.4.5.1. Trọng lượng tĩnh của thiết bị gia nhiệt đáy tháp.

 Trọng lượng của thân thiết bị:

Chọn hệ số:

Cv  1,15 đối với thiết bị có nhiều bộ phận bên trong

Dm  Dt  S  907 mm

Hồ Sỹ Chính – Máy và TB CN HC K52 99


Đồ án tốt nghiệp Chương 5: Tính toán các thiết bị phụ trợ

H v  10 m

Khi đó trọng lượng tháp theo công thức 8.54a- tr 495- 13:

Gv   .M .g.Cv .Dm . Hv  0,8.Dm .S

Gv  3,14.8000.9,81.1,15.0,907. 10  0,8.0,907 .7.103  19298 N

Gv  19,3 (kN)

 Trọng lượng của các ống trong thiết bị

 . d N2  dT2  .H 3,14.(0,032  0,0262 ).10


GP  n. . M .g  241. .8000.9,81  33258
4 4

G p  33, 26 (kN)

 Trọng lượng của lớp cách nhiệt

Khối lượng riêng của sợi khoáng:   130 (kg/m3)

Chọn bề dày lớp cách nhiệt: tin  50 (mm)

Thể tích gần đúng lớp cách nhiệt:

Vin   .( Dt  2S ).Hv .tin  3,14.(0,9  2.7.103 ).10.5.103  0,1435 (m3)

Trọng lượng lớp cách nhiệt:

Gin  Vin ..g  0,1435.130.9,81  527 (N)  0,53 (kN)

Tính cả phần phụ kiện cho lớp cách nhiệt chọn:

Gin  2.0,57  1,14 (kN)

 Trọng lượng lỏng trong tháp

Trọng lượng tĩnh tối đa của tháp sẽ xuất hiện khi tháp chứa đầy lỏng, lấy với
chất lỏng có khối lượng riêng lớn hơn là nước, tra theo phụ lục 4,   958 (kg/m3)

Hồ Sỹ Chính – Máy và TB CN HC K52 100


Đồ án tốt nghiệp Chương 5: Tính toán các thiết bị phụ trợ

 .Dt2 3,14.0,92
GL  .H v ..g  .10.958.9,81  59757 (N)
4 4

GL  59,76 (kN)

 Tổng khối lượng của thiết bị:

G  Gv  Gin  GP  GL  19,3  1,14  33, 26  59,76  113, 46 (kN)

5.4.5.2. Chiều dày trụ đỡ.

1. Tải trọng do gió tạo ra.

Chọn áp suất do gió tạo ra bằng: Pw  1280 (N/m2) (tương đương tốc độ gió 160
km/h).

Đường kính ngoài của tháp (bao gồm cả lớp cách nhiệt):

Def  Dt  2.(S  tin )  0,9  2.(7.103  50.103 )  1,014 (m)

Tải trọng gió tính theo một đơn vị chiều dài được tính theo công thức 8.64- tr
503-13:

Fw  Pw .Def  1280.1,014  1298 (N/m)

Mômen uốn tại chân đáy trụ đỡ theo công thức 8.56- tr 496- 13:

Fw 2 1298
Ms  .H  (10  2) 2  93456 (N.m)
2 2

2. Phân tích ứng suất.

Lần tính đầu tiên của vòng lặp, chọn chiều dày trụ đỡ t  10 (mm)

Ứng suất uốn được tính theo công thức 8.46- tr 490- 13:

4.M s
 bs 
 .( Dt  t ).t.Dt

4.93456.103
 bs   14,54 (N/mm2)
3,14.(900  10).10.900

Hồ Sỹ Chính – Máy và TB CN HC K52 101


Đồ án tốt nghiệp Chương 5: Tính toán các thiết bị phụ trợ

Ứng suất do trọng lượng tối đa tạo ra tính theo công thức 8.47-tr 490- 13:

G
 ws 
 .( Dt  t ).t
113, 46.103
 ws   3,97 (N/mm2)
3,14.(900  10).10

Ứng suất nén lớn nhất theo công thức 8.45- tr 490- 13:

 s max (nen)   bs   ws  14,54  3,97  18,51 (N/mm2)

Ứng suất căng nhỏ nhất theo công thức 8.44- tr 490- 13:

 s max (cang )   bs   ws  14,54  3,97  10,57 (N/mm2)

Tiêu chuẩn kiểm tra thiết kế theo 8.48 và 8.49- tr491- 13:

 s max (cang )  10,57  f .J .sin s  135.1.sin90o  135 Thỏa mãn

t
 s max (nen)  18,51  0,125.E. .sin 90o  113,64 Thỏa mãn.
Dt

Nhận xét: cả hai tiêu chí trên đều được thỏa mãn vậy chiều dày trụ đỡ là:

t  10 (mm)

5.4.5.3. Vòng chịu tải ở đáy trụ đỡ và các bu lông đinh vị.

Chọn gần đúng đường kính vòng tròn tâm các lỗ lắp bu lông:

Db  Dt  2(t  50.103 )  0,9  2.(10.103  50.103 )  1,02 (m)

Chu vi của đường tròn tâm các lỗ lắp bu lông:

Cb   .Db  3,14.1,02  3, 2028 (m)

Chọn bước bu lông: Pb  0,3 (m)

C 3, 2028
Số bu lông cần thiết để định vị: Nb    10,676
Pb 0,3

Hồ Sỹ Chính – Máy và TB CN HC K52 102


Đồ án tốt nghiệp Chương 5: Tính toán các thiết bị phụ trợ

Chọn số bu lông là bội số chung gần nhất của 4: Nb  12

Chọn vật liệu chế tạo bu lông là thép cácbon, tra bảng 8.2- tr475- 13, ứng suất
thiết kế là: fb  135 (N/mm2)

Diện tích tiết diện ngang của bu lông được tính theo công thức 8.50- tr 491- 13:

1  4.M s 
Ab   G
Nb . fb  Db 
1  4.93456 
Ab    113, 46.103   156, 2 (mm2)
12.135  1,02 

Chọn bu lông M24 có diện tích Ab  353 (mm2). (Kích thước bu lông tối thiểu
để định vị trụ đỡ thiết bị).

Tải trọng nén tổng cộng tác dụng lên vòng đáy của trụ đỡ ( tính theo một đơn vị
chiều dài) tính theo công thức 8.51- tr 492- 13:

4.M s G
Fb   (4.36)
 .Db  .Db
2

4.93456 113, 46.103


Fb    114465 (N/m)
3,14.1,022 3,14.1,02

Chọn áp suất đỡ tối đa tác dụng lên nền móng bê tông: f c  5 (N/mm2)

Chiều rộng vòng đáy trụ tính theo công thức 8.52- tr 493- 13:

Fb 114465
Lb   6
 22,89.103 (m) (4.37)
fc 5.10

Chọn các kích thước thiết kế trụ đỡ theo bảng 8.20- tr 494- 13:

Bu lông Tiết diện A B C D E F G


M24 353 45 76 64 13 19 30 36
Chiều rộng thực tế của vòng đáy trụ:

Lb  B  t  50  76  10  50  136 (mm)

Hồ Sỹ Chính – Máy và TB CN HC K52 103


Đồ án tốt nghiệp Chương 5: Tính toán các thiết bị phụ trợ

Áp suất thực tế tác dụng lên móng bê tông:

Fb 114465
f c'    0,84 (N/mm2)
3
Lb .10 136.103

Chiều dày nhỏ nhất của vòng đáy trụ tính theo công thức 8.53- tr 493- 13:

3. f c' 3.0,84
tb  B.  76.  10,83 (mm)
fb 124

Chọn: tb  12 (mm).

5.4.6. Cửa nối ống dẫn với thiết bị và bích nối tương ứng.

5.4.6.1. Ống lỏng đi vào đáy thiết bị gia nhiệt đáy tháp.

Thiết bị gia nhiệt chỉ đun sôi lại 50% để gia nhiệt đáy tháp nên lưu lượng dòng
thực tế là: GB  50%.11847, 25  5924

Chọn loại ống nối cắm sâu vào thiết bị.

Khối lượng riêng hỗn hợp lỏng:  B  927,51 (kg/m3)

Chọn vận tốc chất lỏng chảy trong ống nối là: vB  1 (m/s)

Đường kính trong của ống nối:

4.GB 4.5924
D   0,048 (m)
3600. B . .vB 3600.927,51.3,14.1

Chọn: D  0, 05 (m) = 50 (mm)

Chọn bích liền bằng kim loại đen, kiểu 1 tra bảng XIII.26- tr 409- 11:

DB Dn D Dt D1 h Bu lông
db z
50 57 140 110 90 12
M12 4

Hồ Sỹ Chính – Máy và TB CN HC K52 104


Đồ án tốt nghiệp Chương 5: Tính toán các thiết bị phụ trợ

5.4.6.2. Ống hơi đi ra đỉnh thiết bị gia nhiệt.

Lưu lượng hơi bốc hơi trong thiết bị gia nhiệt đáy tháp:

GVB  50%.11847, 25  5924 (kg/h)

Chọn loại ống nối cắm sâu vào thiết bị.

Khối lượng riêng hỗn hợp hơi: V  1,79 (kg/m3)

Chọn vận tốc chất hơi chảy trong ống nối là: vVB  25 (m/s)

Đường kính trong của ống nối:

4.GVB 4.5924
DVB    0, 216 (m)
3600.V . .vVB 3600.1,79.3,14.25

Chọn: DD  0, 25 (m) = 250 (mm)

Chọn bích liền bằng kim loại đen kiểu 1, tra bảng XIII.26- tr 409- 11:

DVB Dn D Dt D1 h Bu lông
db z
250 273 370 350 312 22
M16 12
5.4.5.3. Ống hơi bão hòa đi vào thiết bị.

Lưu lượng của hơi bão hòa:

Q 3,79.106
GH    1,8425 (kg/s)
rn 2057.103

Chọn loại ống nối cắm sâu vào thiết bị.

Khối lượng riêng của hơi nước bão hòa tại áp suất 8bar: Vn  4,075 (kg/m3)

Chọn vận tốc chất lỏng chảy trong ống nối là: vVn  20 (m/s)

Đường kính trong của ống nối:

Hồ Sỹ Chính – Máy và TB CN HC K52 105


Đồ án tốt nghiệp Chương 5: Tính toán các thiết bị phụ trợ

4.GH 4.1,8425
D   0,169 (m)
Vn . .vVn 4,075.3,14.20

Chọn: D  0, 2 (m) = 200 (mm)

Chọn bích liền bằng kim loại đen, kiểu 1 tra bảng XIII.26- tr 409- 11:

DF Dn D Dt D1 h Bu lông
db z
200 219 310 270 242 24
M20 8
5.4.5.4. Ống nước ngưng đi ra thiết bị.

Lưu lượng của nước ngưng:

Q 3,79.106
GH    1,8425 (kg/s)
rn 2057.103

Chọn loại ống nối cắm sâu vào thiết bị.

Khối lượng riêng của nước ngưng tại áp suất 8bar:  Ln  927,56 (kg/m3)

Chọn vận tốc chất lỏng chảy trong ống nối là: vLn  1 (m/s)

Đường kính trong của ống nối:

4.GH 4.1,8425
D   0,50 (m)
 Ln . .vLn 927,56.3,14.1

Chọn: D  0, 05 (m) = 50 (mm)

Chọn bích liền bằng kim loại đen, kiểu 1 tra bảng XIII.26- tr 409- 11:

DF Dn D Dt D1 h Bu lông
db z
50 57 160 125 102 18
M16 4

Hồ Sỹ Chính – Máy và TB CN HC K52 106


Đồ án tốt nghiệp Chương 6: Quy trình chế tạo, lắp ráp và vận hành

CHƯƠNG 6: QUY TRÌNH CHẾ TẠO, LẮP RÁP VÀ


VẬN HÀNH THÁP CHƯNG LUYỆN
6.1. Quy trình chế tạo một số chi tiết của thiết bị.

6.1.1. Quy trình chế tạo thân tháp chưng cất.

Phương pháp chế tạo: hàn từ thép tấm

Vật liệu chế tạo: thép không gỉ SUS304

Kích thước thép tấm đặt mua: 7000x3000x10 (mm).

 Chế tạo thân trụ bằng cách hàn cần chú ý những điểm sau:

- Tổng chiều dài các mối hàn là bé nhất, vì vậy cần chọn thép tấm có kích thước
hợp lý: Chiều dài phù hợp với chu vi thiết bị (6,91 m), chiều rộng lớn nhất có
thể đặt mua (3 m).

- Thân được cuốn theo chiều ngang của tấm thép

- Mối hàn dọc hoặc mối hàn ngang cần phải là hàn giáp mối, hàn tự động, được
kiểm tra bằng siêu âm (mức độ siêu âm 100%).

Quy trình các bước chế tạo thân tháp chưng cất.

STT Nguyên công chế tạo Phương tiện gia công

1 Thép tấm 7000x3000x10 Đặt mua

Cắt thành kích thước


2 Máy cắt chuyên dụng
6910x3000x10

3 Làm sạch tấm thép Máy phun hơi áp suất cao

Hàn kín các tấm thép theo bề


4 Hàn tự động
dài tấm thép với nhau

5 Cuộn tấm thép thành trụ tròn Máy cuộn chuyên dụng

Hồ Sỹ Chính – Máy và TB CN HC K52 107


Đồ án tốt nghiệp Chương 6: Quy trình chế tạo, lắp ráp và vận hành

6 Hàn dọc thân thiết bị Hàn tự động

Khoan cắt cửa người, lỗ hoàn


Máy khoan cắt chuyên
7 lưu đỉnh tháp và hơi đi vào
dụng
đáy tháp, lỗ nhập liệu

8 Hàn bích hai đầu thân thiết bị Hàn tự động

Hàn bích cho cửa người và


9 Hàn tự động
các lỗ
Hàn vành đỡ đĩa vào trong
10 Hàn tay
thân thiết bị

11 Làm sạch thân thiết bị Máy phun hơi áp suất cao

12 Kiểm tra mối hàn Siêu âm

6.1.2. Quy trình chế tạo đáy và nắp thiết bị hình elip.

Phương pháp chế tạo: hàn từ thép tấm

Vật liệu chế tạo: thép không gỉ SUS304

Kích thước thép tấm đặt mua: 3000x3000x10 (mm).

Quy trình các bước chế tạo đáy và nắp tháp chưng cất.

STT Nguyên công chế tạo Phương tiện gia công

1 Thép tấm 3000x3000x10 Đặt mua

Cắt thành kích thước


2 Máy cắt chuyên dụng
2670x2670x10

3 Làm sạch tấm thép Máy phun hơi áp suất cao

4 Dập, vê đáy và nắp thiết bị Máy vê chỏm cầu

5 Cắt viền Máy cắt

Hồ Sỹ Chính – Máy và TB CN HC K52 108


Đồ án tốt nghiệp Chương 6: Quy trình chế tạo, lắp ráp và vận hành

6 Làm sạch Máy phun hơi áp suất cao

Khoan cắt lỗ hơi ra đỉnh tháp Máy khoan cắt chuyên


7
và lỗ lỏng đi ra đáy tháp dụng

Hàn bích cho đáy và nắp thiết


8 Hàn tự động
bị

9 Hàn bích cho các lỗ Hàn tự động

10 Làm sạch thiết bị Máy phun hơi áp suất cao

11 Kiểm tra mối hàn Siêu âm

6.1.3. Quy trình chế tạo đĩa van chuyển động.

Vật liệu chế tạo: thép không gỉ SUS304

Kích thước thép tấm đặt mua: 7000x3000x10 (mm).

Phương pháp chế tạo: phân đĩa thành 8 phần và kênh chảy chuyền như hình 6.1

Hình 6.1: Mô hình chế tạo đĩa van

Hồ Sỹ Chính – Máy và TB CN HC K52 109


Đồ án tốt nghiệp Chương 6: Quy trình chế tạo, lắp ráp và vận hành

Quy trình chế tạo đĩa van cho tháp chưng luyện

STT Nguyên công chế tạo Phương tiện gia công

1 Thép tấm 7000x3000x10 Đặt mua

Cắt thành kích thước phù hợp


2 Máy cắt chuyên dụng
với từng phần

3 Làm sạch tấm thép Máy phun hơi áp suất cao

Đục các lỗ van (hình 6.3)


4 Máy chuyên dụng
theo vị trí định sẵn
Khoan các lỗ bắt bu lông cố
5 Máy khoan
đinh các tấm với nhau

6 Làm sạch Máy phun hơi áp suất cao

Chế tạo van bằng phương


7 Đúc theo khuôn
pháp đúc (hình 6.2)

8 Ghép van vào các lỗ van Ghép bằng tay

10 Làm sạch thiết bị Máy phun hơi áp suất cao

9 Kiểm tra vấn đề ghép van Kiêm tra bằng tay

Hình 6.2: Van di động hình chữ nhật

Hồ Sỹ Chính – Máy và TB CN HC K52 110


Đồ án tốt nghiệp Chương 6: Quy trình chế tạo, lắp ráp và vận hành

Hình 6.3: Mô hình các lỗ van theo vị trí định sẵn

6.2. Quy trình lắp ráp tháp chưng cất.

6.2.1. Quy trình lắp đặt thiết bị.

Thiết bị gồm ba phần lớn: nắp thiết bị, thân thiết bị, đáy thiết bị kèm theo trụ đỡ
đã được hàn liền được lắp đặt theo các bước trình tự sau:

 Đặt thiết bị nằm trên mặt bằng thi công, ghép thân vào đáy tháp bằng mặt bích,
ghép nắp vào thân tháp bằng mặt bích.

Hồ Sỹ Chính – Máy và TB CN HC K52 111


Đồ án tốt nghiệp Chương 6: Quy trình chế tạo, lắp ráp và vận hành

 Đổ bê tông móng cho tháp, đo đạc chính xác, cắm bu lông nền vào bê tông
móng trong khi đổ bê tông.
 Sử dụng 2 cần cẩu, một trên một dưới, đưa tháp vào vị trí bê tông móng, lắp
ghép chính xác với bu lông móng. Sau khi đặt đúng vị trí, kiếm tra lại vị trí , góc
đặt. Khi đã hoàn chỉnh, bắt đầu xiết bu lông móng, giữ tháp. (hình 6.4).

Hình 6.4: Phương pháp đặt thiết bị vào móng bê tông

Hồ Sỹ Chính – Máy và TB CN HC K52 112


Đồ án tốt nghiệp Chương 6: Quy trình chế tạo, lắp ráp và vận hành

6.2.2. Quy trình lắp đặt đĩa van vào thân thiết bị.

Đĩa van được lắp vào thiết bị theo hướng từ dưới lên trên, mỗi đĩa gồm 8 phần
và kênh chảy chuyền. Đĩa van được cố định vào thiết bị bằng cách sử dụng các dạng bu
lông, đai ốc, đệm lót, liên kết giữa các tấm với nhau và liên kết với vành đỡ (đã hàn
vào thân thiết bị). Thứ tự lắp ráp lần lượt các phần của đĩa sẽ là 1, kênh chảy chuyền, 2
và 7, 3 và 6, 4 và 5, 8.

Phương pháp lắp đặt được mô hình hóa chi tiết trong hình 6.5.

Hình 6.5: Mô hình lắp đặt đĩa van.

Hồ Sỹ Chính – Máy và TB CN HC K52 113


Đồ án tốt nghiệp Chương 6: Quy trình chế tạo, lắp ráp và vận hành

Các chi tiết như bu lông, đai ốc, đệm lót… sẽ được đặt mua với lượng dư là 5%
cho mỗi đĩa.

6.3. Quy trình vận hành thiết bị.

6.3.1. Công tác chuẩn bị.


1. Kiểm tra kỹ các hạng mục của hệ thống, xác định toàn bộ công việc đã hoàn tất

2. Kiểm tra toàn bộ các thiết bị động đã ở trang thái dự phòng, vị trí công tác của các
van trong hệ thống phải chính xác. Các đồng hồ đo có đủ điều kiện mở máy và ở trạng
thái sẵn sang vận hành.

3. Phòng phân tích, điều khiển chuẩn bị đủ điều kiện để khởi động hệ thống

4. Kiểm tra các van đóng và van mở đúng quy định.

6.3.2. Công tác vận hành.

Hồ Sỹ Chính – Máy và TB CN HC K52 114


Đồ án tốt nghiệp Chương 6: Quy trình chế tạo, lắp ráp và vận hành

1. Khởi động hệ thống chưng cất, chạy với 50% công suất .

2. Khởi động bơm, bơm dịch beer vào hai tháp thô C-4101 và C-4102

3. Mở các van giữa bơm và thiết bị gia nhiệt rồi khởi động bơm PC-4101 và PC-4102
tạo động lực cho thiết bị gia nhiệt đáy E-4101 và E-4102 hoạt động.

4. Khởi động hệ thống tạo chân không (gồm hai bơm chân không ) tạo áp suất làm việc
cho hai tháp thô.

5. Mở dòng lỏng từ đáy tháp tinh C-4201 vào thiết bị gia nhiệt đáy bằng hơi nước bão
hòa E-4201.

6. Mở dòng hơi từ đinh tháp tinh C-4201 về gia nhiệt cho thiết bị gia nhiệt đáy cho
tháp thô C-4101 là E-4201.

7. Mở dòng hơi từ đỉnh tháp thô C-4101 về gia nhiệt cho thiết bị gia nhiệt đáy tháp thô
C-4102 là E-4102

8. Mở dòng đỉnh của hai tháp thô sang thiết bị ngưng tụ rồi đưa sang tháp tinh C-4201.

9. Đo nồng độ tại đáy các tháp thô và tinh, khi đạt nồng độ yêu cầu. Khởi động bơm
PC-4105, PC-4106 bơm bã hèm quay về thùng chứa dịch sau lên men. Khởi động bơm
PC-4201 sản phẩm đáy tháp tinh về khu vực nước ngưng.

10. Đô nồng độ đỉnh tháp tinh C-4201, khi đạt nồng độ yêu cầu, mở dòng hơi đưa qua
thiết bị ngưng tụ rồi sau đó đưa sang khu vực tách nước bằng xúc tác.

11. Kiểm tra độ ổn định các thông số kĩ thuật của các dòng, đạt yêu cầu thì bắt đầu
nâng công suất lên dần, tới khi đạt 100% công suất.

6.3.3. Ngừng hệ thống khi gặp sự cố.

1. Ngừng cấp beer từ thùng chứa dịch beer sang hai tháp thô.

2. Ngừng các bơm PC-4105, PC-4106,PC-4201.

3. Ngắt dòng từ đỉnh 2 tháp thô đưa sang tháp tinh.

Hồ Sỹ Chính – Máy và TB CN HC K52 115


Đồ án tốt nghiệp Chương 6: Quy trình chế tạo, lắp ráp và vận hành

4. Ngừng cấp hơi cho E-4201, tiếp đó ngừng dòng từ tháp tinh về gia nhiệt cho tháp
thô C-4101.

5. Dừng bơm PC-4101, tiếp đó ngắt dòng từ tháp thô C-4101 về gia nhiệt cho tháp thô
C-4202.

5. Dừng bơ PC-4102, tiếp đó dừng hệ thống tạo chân không.

6.3.4. Xử lý các sự cố trong vận hành.

STT Nguyên nhân Hiện tượng Xử lý

Hệ thống điện, nước có Thao tác ngừng máy theo


1 Mất điện, mất nước
liên quan gặp sự cố trình tự như bình thường

Mở van khí thải của bơm để


Áp suất của ra của bơm Có khí trong bơm hoặc
2 thải khí, hoặc ngừng bơm để
không tăng lên được bơm bị hỏng
kiểm tra sửa chữa

Bị vượt áp hoặc lâu ngày


Thiết bị, đường ống bị Nhanh chóng ngừng hệ
4 không được bảo dưỡng,
rạn nứt, vỡ thống để sửa chữa, thay thế
sửa chữa

Bơm bị quá dòng, mất Nhanh chóng chạy bơm dự


5 Bơm tự ngừng
điện, phòng

Đổi sang thao tác bằng


Van tự động điều chỉnh Mất không khí nén, hoặc
6 tay,liên hệ với đội sửa chữa
không nhạy đồng hồ đo bị trục trặc
để sửa chữa hoặc thay thế

Hồ Sỹ Chính – Máy và TB CN HC K52 116


Đồ án tốt nghiệp Kết luận

KẾT LUẬN
Qua thời gian làm đồ án tốt nghiệp em đã rút ra được những kết luận sau:

1. Đã nghiên cứu, tổng hợp được các tài liệu liên quan đến công nghệ sản xuất etanol
từ nguồn nguyên liệu là tinh bột trong nước và trên thế giới.

2. Đã tìm hiểu, nắm bắt được kỹ thuật phân tách hỗn hợp hai hoặc nhiều câu tử, đặc
biệt là phương pháp chưng cất liên tục.

3. Đã tính toán được các thông số về công nghệ:

 Cân bằng lỏng hơi của hỗn hợp etanol – nước ở áp suất làm việc
 Chỉ số hồi lưu thích hợp cho quá trình chưng luyện.
 Chọn loại đĩa van chuyển động phù hợp với các yêu cầu về năng suất, nồng độ...
 Số đĩa lý thuyết xác định theo phương pháp vẽ đồ thị.

4. Đã tính toán được các thông số về cơ khí:

 Hiệu suất của thiết bị, từ đó suy ra được số đĩa thực tế


 Chiều cao của thiết bị
 Bề dày của thiết bị
 Các chi tiết phụ trợ khác

5. Đã tính toán được công nghệ và kết cấu thiết bị gia nhiệt đáy tháp.

6. Nêu được quy trình chế tạo, lắp ráp thiết bị chưng luyện, đưa ra được phương pháp
vận hành cũng như xử lý sự cố cho dây chuyền công nghệ.

Những vấn đề giải quyết chưa thỏa đáng:

1. Tính hiệu suất thiết bị bằng phương pháp hiệu suất trung bình, đây là phương pháp
có độ sai số lớn.

2. Phần quy trình chế tạo, lắp ráp và vận hành thiết bị chưa thật sự kĩ càng vì kinh
nghiệm thực tế của em còn chưa nhiều.

Hồ Sỹ Chính – Máy và TB CN HC K52 117


Đồ án tốt nghiệp Tài liệu tham khảo

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] http://www.pvoil.com.vn/vi-vn/default.aspx, truy cập cuối cùng ngày 20/03/2012.

[2] http://en.wikipedia.org/wiki/1973_oil_crisis, truy cập cuối cùng ngày 20/03/2012.

[3] http://en.wikipedia.org/wiki/Bio-ethanol, truy cập cuối cùng ngày 20/03/2012.

[4] Thuyết minh thiết kế cơ sở ( Design feasibility story) dự án Bio−Ethanol Dung


Quất, 2009.

[5] http://vi.wikipedia.org/wiki/S%E1%BA%AFn, truy cập cuối cùng ngày 20/03/2012

[6] http://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C3%B4, truy cập cuối cùng ngày 20/03/2012.

[7] http://www.vogelbusch-biocommodities.com/en/, truy cập cuối cùng ngày


24/03/2012.

[8] http://www.praj.net/default.asp, truy cập cuối cùng ngày 24/03/2012.

[9] GS. TSKH. Nguyễn Bin, Các quá trình, thiết bị trong công nghiệp hóa chất và thực
phẩm, tập 4, Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật, 2008.

[10] Bộ môn quá trình và thiết bị công nghệ hóa chất, Sổ tay quá trình và thiết bị công
nghiệp hóa chất, tập 1, Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật, 2006.

[11] Bộ môn quá trình và thiết bị công nghệ hóa chất, Sổ tay quá trình và thiết bị công
nghiệp hóa chất, tập 2, Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật, 2006.

[12] Nguyễn Hữu Tùng, Kỹ thuật tách hỗn hợp nhiều cấu tử, tập 1, Nhà xuất bản Bách
Khoa, 2010.

[13] Nguyễn Hữu Tùng, Kỹ thuật tách hỗn hợp nhiều cấu tử, tập 2, Nhà xuất bản Bách
Khoa, 2010.

[14] Hồ Hữu Phương, Cơ sở tính toán thiết bị hóa chất, Nhà xuất bản Bách Khoa,
1976.

[15] http://en.wikipedia.org/wiki/Young's_modulus, truy cập lần cuối ngày20/5/2012.

Hồ Sỹ Chính – Máy và TB CN HC K52 118


Đồ án tốt nghiệp Tài liệu tham khảo

[16] Bùi Hải, Dương Đức Hồng, Hà Mạnh Thư, Thiết bị trao đổi nhiệt, Nhà xuất bản
Bách Khoa, 1996.

[17] Phạm Xuân Toản, Các quá trình, thiết bị trong công nghiệp hóa chất và thực
phẩm, tập 3, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 2008.

Hồ Sỹ Chính – Máy và TB CN HC K52 119


Đồ án tốt nghiệp Phụ lục

PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Thuật toán Pascal thực hiện nội suy tìm tỷ số hồi lưu thích hợp.
Program chungluyen_1;
uses crt;
Type
mX=array [1..1000] of real;
mXX=array [1..1000] of integer;
Var
T,X,Y,RR,VV:mX;
NN,NNC,NNL:mXX;
F,P,W,xF,xP,xW,R,Rmin,Ropt,V,Vmin,deltaR:real;
xs,ys,yF,yFCB:real;
NLT,NLTC,NLTL,NLTLeff,NLTCeff,NLTeff,n,i,j,k:integer;
Procedure NOISUY(xs:real; var ys:real; Y,X:mX);
Var k:integer;
Begin
k:=0;
Repeat
k:=k+1;
Until (xs<x[k]) or (k>=1000);
if k>= 1000 then
writeln('so lan tim kiem qua lon');
ys:=y[k-1]+(y[k]-y[k-1])*(xs-x[k-1])/(x[k]-x[k-1]);
End;
Function DLVL(xs:real):real;
Begin
DLVL:=R*xs/(R+1)+xP/(R+1);
End;
Function DLVC(xs:real):real;
Begin
DLVC:=(R+F/P)*xs/(R+1)+(1-F/P)*xW/(R+1);
End;
Procedure NLTR(R:real; var NLT:integer);
Begin
ys:=xP;

Hồ Sỹ Chính – Máy và TB CN HC K52 120


Đồ án tốt nghiệp Phụ lục

NLTL:=0;
Repeat
NOISUY(ys,xs,X,Y);
ys:=DLVL(xs);
NLTL:=NLTL+1;
Until xs<=xF;
{Xac dinh so dia ly thuyet doan chung}
ys:=DLVC(xF);
NLTC:=0;
Repeat
NOISUY(ys,xs,X,Y);
ys:=DLVC(xs);
NLTC:=NLTC+1;
Until xs<=xW;
{Xac dinh tong so dia ly thuyet toan thap}
NLT:=NLTL+NLTC;
End;
{Chuong trinh chinh}
BEGIN
clrscr;
{Nhap cac so lieu dau}
{write ('Nhap so diem thuc nghiem can bang pha, n = ');readln(n);
For i:=1 to n do
Begin
write ('X[',i,'] = ');readln(x[i]);
End;
For i:=1 to n do
Begin
write ('Y[',i,'] = ');readln(y[i]);
End;}
n:=101;
X[1]:=0;X[2]:=0.01;X[3]:=0.02;X[4]:=0.03;X[5]:=0.04;
X[6]:=0.05;X[7]:=0.06;X[8]:=0.07;X[9]:=0.08;X[10]:=0.09;
X[11]:=0.1;X[12]:=0.11;X[13]:=0.12;X[14]:=0.13;X[15]:=0.14;
X[16]:=0.15;X[17]:=0.16;X[18]:=0.17;X[19]:=0.18;X[20]:=0.19;
X[21]:=0.2;X[22]:=0.21;X[23]:=0.22;X[24]:=0.23;X[25]:=0.24;
X[26]:=0.25;X[27]:=0.26;X[28]:=0.27;X[29]:=0.28;X[30]:=0.29;

Hồ Sỹ Chính – Máy và TB CN HC K52 121


Đồ án tốt nghiệp Phụ lục

X[31]:=0.3;X[32]:=0.31;X[33]:=0.32;X[34]:=0.33;X[35]:=0.34;
X[36]:=0.35;X[37]:=0.36;X[38]:=0.37;X[39]:=0.38;X[40]:=0.39;
X[41]:=0.4;X[42]:=0.41;X[43]:=0.42;X[44]:=0.43;X[45]:=0.44;
X[46]:=0.45;X[47]:=0.46;X[48]:=0.47;X[49]:=0.48;X[50]:=0.49;
X[51]:=0.50001;X[52]:=0.51001;X[53]:=0.52001;X[54]:=0.53001;X[55]:=0.54001;
X[56]:=0.55001;X[57]:=0.56001;X[58]:=0.57001;X[59]:=0.58001;X[60]:=0.59001;
X[61]:=0.60001;X[62]:=0.61001;X[63]:=0.62001;X[64]:=0.63001;X[65]:=0.64001;
X[66]:=0.65001;X[67]:=0.66001;X[68]:=0.67001;X[69]:=0.68001;X[70]:=0.69001;
X[71]:=0.70001;X[72]:=0.71001;X[73]:=0.72001;X[74]:=0.73001;X[75]:=0.74001;
X[76]:=0.75001;X[77]:=0.76001;X[78]:=0.77001;X[79]:=0.78001;X[80]:=0.79001;
X[81]:=0.80001;X[82]:=0.81001;X[83]:=0.82001;X[84]:=0.83001;X[85]:=0.84001;
X[86]:=0.85001;X[87]:=0.86001;X[88]:=0.87002;X[89]:=0.88002;X[90]:=0.89002;
X[91]:=0.90002;X[92]:=0.91002;X[93]:=0.92002;X[94]:=0.93002;X[95]:=0.94002;
X[96]:=0.95002;X[97]:=0.96002;X[98]:=0.97002;X[99]:=0.98002;X[100]:=0.99002;X[101]:=1.00002;
Y[1]:=0;Y[2]:=0.09336;Y[3]:=0.16353;Y[4]:=0.2178;Y[5]:=0.26081;
Y[6]:=0.29561;Y[7]:=0.32429;Y[8]:=0.3483;Y[9]:=0.36869;Y[10]:=0.38625;
Y[11]:=0.40154;Y[12]:=0.41501;Y[13]:=0.427;Y[14]:=0.43778;Y[15]:=0.44756;
Y[16]:=0.4565;Y[17]:=0.46476;Y[18]:=0.47243;Y[19]:=0.47962;Y[20]:=0.4864;
Y[21]:=0.49283;Y[22]:=0.49896;Y[23]:=0.50485;Y[24]:=0.51052;Y[25]:=0.51602;
Y[26]:=0.52137;Y[27]:=0.5266;Y[28]:=0.53172;Y[29]:=0.53675;Y[30]:=0.54171;
Y[31]:=0.54662;Y[32]:=0.55148;Y[33]:=0.5563;Y[34]:=0.5611;Y[35]:=0.56589;
Y[36]:=0.57066;Y[37]:=0.57543;Y[38]:=0.58019;Y[39]:=0.58497;Y[40]:=0.58976;
Y[41]:=0.59456;Y[42]:=0.59938;Y[43]:=0.60422;Y[44]:=0.60909;Y[45]:=0.61399;
Y[46]:=0.61891;Y[47]:=0.62387;Y[48]:=0.62886;Y[49]:=0.63389;Y[50]:=0.63896;
Y[51]:=0.64407;Y[52]:=0.64922;Y[53]:=0.65441;Y[54]:=0.65965;Y[55]:=0.66493;
Y[56]:=0.67026;Y[57]:=0.67564;Y[58]:=0.68107;Y[59]:=0.68655;Y[60]:=0.69209;
Y[61]:=0.69767;Y[62]:=0.70332;Y[63]:=0.70902;Y[64]:=0.71478;Y[65]:=0.7206;
Y[66]:=0.72648;Y[67]:=0.73242;Y[68]:=0.73843;Y[69]:=0.7445;Y[70]:=0.75065;
Y[71]:=0.75686;Y[72]:=0.76315;Y[73]:=0.76951;Y[74]:=0.77596;Y[75]:=0.78248;
Y[76]:=0.78909;Y[77]:=0.79578;Y[78]:=0.80257;Y[79]:=0.80945;Y[80]:=0.81643;
Y[81]:=0.82351;Y[82]:=0.8307;Y[83]:=0.83801;Y[84]:=0.84543;Y[85]:=0.85299;
Y[86]:=0.86067;Y[87]:=0.8685;Y[88]:=0.87648;Y[89]:=0.88462;Y[90]:=0.89292;
Y[91]:=0.90141;Y[92]:=0.9101;Y[93]:=0.91899;Y[94]:=0.92811;Y[95]:=0.93747;
Y[96]:=0.94709;Y[97]:=0.957;Y[98]:=0.96721;Y[99]:=0.97776;Y[100]:=0.98868;Y[101]:=1;
T[1]:=410.94;T[2]:=407.8;T[3]:=405.3;T[4]:=403.28;T[5]:=401.62;
T[6]:=400.24;T[7]:=399.08;T[8]:=398.1;T[9]:=397.25;T[10]:=396.52;
T[11]:=395.88;T[12]:=395.32;T[13]:=394.82;T[14]:=394.37;T[15]:=393.97;

Hồ Sỹ Chính – Máy và TB CN HC K52 122


Đồ án tốt nghiệp Phụ lục

T[16]:=393.6;T[17]:=393.27;T[18]:=392.96;T[19]:=392.67;T[20]:=392.41;
T[21]:=392.16;T[22]:=391.92;T[23]:=391.7;T[24]:=391.49;T[25]:=391.29;
T[26]:=391.1;T[27]:=390.91;T[28]:=390.73;T[29]:=390.56;T[30]:=390.39;
T[31]:=390.23;T[32]:=390.07;T[33]:=389.92;T[34]:=389.77;T[35]:=389.63;
T[36]:=389.48;T[37]:=389.34;T[38]:=389.21;T[39]:=389.07;T[40]:=388.94;
T[41]:=388.81;T[42]:=388.69;T[43]:=388.56;T[44]:=388.44;T[45]:=388.32;
T[46]:=388.2;T[47]:=388.09;T[48]:=387.98;T[49]:=387.87;T[50]:=387.76;
T[51]:=387.65;T[52]:=387.54;T[53]:=387.44;T[54]:=387.34;T[55]:=387.24;
T[56]:=387.15;T[57]:=387.05;T[58]:=386.96;T[59]:=386.87;T[60]:=386.78;
T[61]:=386.69;T[62]:=386.61;T[63]:=386.53;T[64]:=386.44;T[65]:=386.37;
T[66]:=386.29;T[67]:=386.22;T[68]:=386.15;T[69]:=386.08;T[70]:=386.01;
T[71]:=385.94;T[72]:=385.88;T[73]:=385.82;T[74]:=385.76;T[75]:=385.71;
T[76]:=385.66;T[77]:=385.61;T[78]:=385.56;T[79]:=385.51;T[80]:=385.47;
T[81]:=385.43;T[82]:=385.39;T[83]:=385.36;T[84]:=385.33;T[85]:=385.3;
T[86]:=385.28;T[87]:=385.26;T[88]:=385.24;T[89]:=385.22;T[90]:=385.21;
T[91]:=385.21;T[92]:=385.2;T[93]:=385.21;T[94]:=385.21;T[95]:=385.22;
T[96]:=385.24;T[97]:=385.26;T[98]:=385.29;T[99]:=385.32;T[100]:=385.36;T[101]:=385.41;
{write ('Nhap luu luong vao F = ');readln(F);}F:=914.553647;
{write ('Nhap ham luong long xF = ');readln(xF);}xF:=0.240673;
{write ('Nhap ham luong SP dinh xP = ');readln(xP);}xP:=0.857594;
{write ('Nhap ham luong SP day xW = ');readln(xW);}xW:=0.000159;
{Xac dinh Rmin}
NOISUY(xF,yFCB,Y,X);
Rmin:=(xP-yFCB)/(yFCB-xF);
writeln('Chi so hoi luu toi thieu Rmin = ',Rmin:4:2);
{write ('Nhap chi so hoi luu R = ');readln(R);}
{Tinh toan can bang vat lieu cho toan thap}
P:=F*(xF-xW)/(xP-xW);
W:=F-P;
{Xac dinh so dia ly thuyet doan luyen}
deltaR:=0.05;
Vmin:=1e15;
R:=1.40*Rmin;
j:=0;
Repeat
j:=j+1;
writeln('so lan lap j = ',j);

Hồ Sỹ Chính – Máy và TB CN HC K52 123


Đồ án tốt nghiệp Phụ lục

R:=R+deltaR;
writeln('R = ',R:8:4);
{readln;}
NLTR(R,NLT);
writeln('NLT = ',NLT);
{readln;}
V:=NLT*(R+1);
RR[j]:=R;
VV[j]:=V;
NNC[j]:=NLTC;
NNL[j]:=NLTL;
NN[j]:=NLT;
writeln('V = ',V:8:4);
If V<=Vmin then
Begin
Vmin:=V;
Ropt:=R;
NLTCeff:=NLTC;
NLTLeff:=NLTL;
NLTeff:=NLT;
End;
writeln('NLT = ',NLT);
Until (R>=5*Rmin) or (j>=500);
{In ket qua}
writeln ('So dia ly thuyet doan luyen NLTL = ',NLTLeff);
writeln ('So dia ly thuyet doan chung NLTC = ',NLTCeff);
writeln ('So dia ly thuyet toan thap NLT = ',NLTeff);
writeln ('Chi so hoi luu thich hop Ropt = ',Ropt:8:4);
readln;
For i:=1 to j do
Begin
write('V[',i,'] = ',VV[i]:8:4,' NLT[',i,'] = ',NN[i]);
write(' NLTC[',i,'] = ',NNC[i],' NLTL[',i,'] = ',NNL[i],' R[',i,'] = ',RR[i]:8:4);
writeln;
if (i mod 10) = 0 then readln;
End;
readln; END.

Hồ Sỹ Chính – Máy và TB CN HC K52 124


Đồ án tốt nghiệp Phụ lục

Phụ lục 2: Bảng kết quả nội suy chọn chỉ số hồi lưu thích hợp.

Stt V NTL R Stt V NTL R


1 1082.4448 389 1.7826 46 95.6201 19 4.0326
2 277.5982 98 1.8326 47 96.5701 19 4.0826
3 201.7844 70 1.8826 48 97.5201 19 4.1326
4 167.1602 57 1.9326 49 98.4701 19 4.1826
5 149.1317 50 1.9826 50 94.1874 18 4.2326
6 136.4685 45 2.0326 51 95.0874 18 4.2826
7 126.3880 41 2.0826 52 95.9874 18 4.3326
8 119.0401 38 2.1326 53 96.8874 18 4.3826
9 114.5748 36 2.1826 54 97.7874 18 4.4326
10 109.9096 34 2.2326 55 98.6874 18 4.4826
11 108.3269 33 2.2826 56 99.5874 18 4.5326
12 106.6443 32 2.3326 57 100.4874 18 4.5826
13 101.4790 30 2.3826 58 101.3874 18 4.6326
14 99.5464 29 2.4326 59 102.2874 18 4.6826
15 97.5138 28 2.4826 60 103.1874 18 4.7326
16 95.3811 27 2.5326 61 104.0874 18 4.7826
17 93.1485 26 2.5826 62 104.9874 18 4.8326
18 94.4485 26 2.6326 63 105.8874 18 4.8826
19 92.0659 25 2.6826 64 100.8548 17 4.9326
20 93.3159 25 2.7326 65 101.7048 17 4.9826
21 90.7832 24 2.7826 66 102.5548 17 5.0326
22 91.9832 24 2.8326 67 103.4048 17 5.0826
23 89.3006 23 2.8826 68 104.2548 17 5.1326
24 90.4506 23 2.9326 69 105.1048 17 5.1826
25 91.6006 23 2.9826 70 105.9548 17 5.2326
26 88.7180 22 3.0326 71 106.8048 17 5.2826
27 89.8180 22 3.0826 72 107.6548 17 5.3326
28 90.9180 22 3.1326 73 108.5048 17 5.3826
29 87.8353 21 3.1826 74 109.3548 17 5.4326
30 88.8853 21 3.2326 75 110.2048 17 5.4826
31 89.9353 21 3.2826 76 111.0548 17 5.5326
32 90.9853 21 3.3326 77 111.9048 17 5.5826
33 92.0353 21 3.3826 78 112.7548 17 5.6326
34 88.6527 20 3.4326 79 113.6048 17 5.6826
35 89.6527 20 3.4826 80 114.4548 17 5.7326
36 90.6527 20 3.5326 81 115.3048 17 5.7826
37 91.6527 20 3.5826 82 116.1548 17 5.8326
38 92.6527 20 3.6326 83 117.0048 17 5.8826
39 93.6527 20 3.6826 84 117.8548 17 5.9326
40 94.6527 20 3.7326 85 118.7048 17 5.9826
41 90.8701 19 3.7826 86 119.5548 17 6.0326
42 91.8201 19 3.8326 87 120.4048 17 6.0826
43 92.7701 19 3.8826 88 114.1222 16 6.1326
44 93.7201 19 3.9326 89 114.9222 16 6.1826
45 94.6701 19 3.9826 90 115.7222 16 6.2326

Hồ Sỹ Chính – Máy và TB CN HC K52 125


Đồ án tốt nghiệp Phụ lục

Phụ lục 3: Tính chất vật lý của etanol theo nhiệt độ (tại áp suất 3,4 bar)

T klr µ(mPa.s)
373.15 708.30 0.3481
374.15 707.22 0.3438
375.15 706.13 0.3396
376.15 705.03 0.3355
377.15 703.93 0.3314
378.15 702.83 0.3274
379.15 701.72 0.3235
380.15 700.60 0.3196
381.15 699.48 0.3158
382.15 698.36 0.3121
383.15 697.22 0.3084
384.15 696.09 0.3048
385.15 694.94 0.3012

Phụ lục 4: Tính chất vật lý của nước theo nhiệt độ (tại áp suất 3,4 bar)

T klr µ(mPa.s)
373.15 958.96 0.2837
375.15 957.41 0.2790
377.15 955.85 0.2744
379.15 954.27 0.2700
381.15 952.68 0.2656
383.15 951.08 0.2614
385.15 949.46 0.2573
387.15 947.83 0.2533
389.15 946.19 0.2494
391.15 944.53 0.2456
393.15 942.87 0.2419
395.15 941.19 0.2383
397.15 939.50 0.2348
399.15 937.81 0.2313
401.15 936.10 0.2280
403.15 934.38 0.2247
405.15 932.65 0.2215
407.15 930.92 0.2184
409.15 929.17 0.2154

Hồ Sỹ Chính – Máy và TB CN HC K52 126


Đồ án tốt nghiệp Phụ lục

Phụ lục 5: Bảng tính toán cân bằng nhiệt thiết bị gia nhiệt đáy tháp.

T2 410.89 r 0.000702
T1 442.75 Q 3790000
T1-T2 31.86
H DeltaT1 Tt1 Alpha 1 q1 alpha 2 Delta Tt Delta T2 Tt2 F H Sai so
10 1 441.75 8602 8602 13958 6.04 24.82 435.71 440.59 39.459 294.59
10 2 440.75 7233 14467 19067 10.16 19.70 430.59 261.98 23.462 134.62
10 3 439.75 6536 19609 22883 13.77 15.09 425.98 193.28 17.310 73.10
10 4 438.75 6083 24330 26046 17.08 10.78 421.67 155.77 13.951 39.51
10 5 437.75 5753 28763 28797 20.19 6.67 417.56 131.77 11.801 18.01
10 6 436.75 5496 32977 31260 23.15 2.71 413.60 114.93 10.293 2.93
10 6.1 436.65 5474 33389 31493 23.44 2.32 413.21 113.51 10.166 1.66
10 6.2 436.55 5451 33799 31724 23.73 1.93 412.82 112.14 10.043 0.43 Chọn
10 6.3 436.45 5430 34207 31953 24.01 1.55 412.44 110.80 9.923 -0.77
10 7 435.75 5288 37019 33505 25.99 -1.13 409.76 102.38 9.169 -8.31
10 8 434.75 5115 40919 35580 28.72 -4.86 406.03 92.62 8.295 -17.05
10 9 433.75 4966 44698 37517 31.38 -8.52 402.37 84.79 7.594 -24.06
10 10 432.75 4837 48373 39338 33.96 -12.10 398.79 78.35 7.017 -29.83
5 9 433.75 5906 53155 41627 37.31 -14.45 396.44 71.30 6.386 27.71
5 10 432.75 5753 57526 43648 40.38 -18.52 392.37 65.88 5.900 18.01
5 11 431.75 5617 61788 45561 43.38 -22.52 388.37 61.34 5.493 9.87
5 12 430.75 5496 65955 47381 46.30 -26.44 384.45 57.46 5.146 2.93
5 12.5 430.25 5440 68005 48259 47.74 -28.38 382.51 55.73 4.991 -0.18
5 13 429.75 5387 70036 49118 49.17 -30.31 380.58 54.12 4.847 -3.07
5 14 428.75 5288 74038 50784 51.98 -34.12 376.77 51.19 4.584 -8.31
5 15 427.75 5198 77970 52385 54.74 -37.88 373.01 48.61 4.353 -12.93
5 16 426.75 5115 81837 53929 57.45 -41.59 369.30 46.31 4.148 -17.05
6 7 435.75 6009 42062 36173 29.53 -4.67 406.22 90.11 8.070 34.50
6 8 434.75 5812 46493 38413 32.64 -8.78 402.11 81.52 7.301 21.68
6 9 433.75 5643 50786 40504 35.65 -12.79 398.10 74.63 6.683 11.39
6 10 432.75 5496 54962 42471 38.58 -16.72 394.17 68.96 6.176 2.93
6 10.4 432.35 5443 56603 43227 39.74 -18.28 392.61 66.96 5.997 -0.06
6 11 431.75 5367 59035 44332 41.44 -20.58 390.31 64.20 5.750 -4.17
6 12 430.75 5251 63016 46102 44.24 -24.38 386.51 60.14 5.386 -10.23
6 13 429.75 5147 66915 47793 46.97 -28.11 382.78 56.64 5.073 -15.46
6 14 428.75 5053 70740 49414 49.66 -31.80 379.09 53.58 4.798 -20.03
7 6 436.75 6009 36053 32977 25.31 0.55 411.44 105.12 9.415 34.50
7 7 435.75 5782 40472 35346 28.41 -3.55 407.34 93.65 8.387 19.81
7 8 434.75 5592 44735 37535 31.40 -7.54 403.35 84.72 7.588 8.39
7 8.9 433.85 5445 48459 39380 34.02 -11.06 399.83 78.21 7.004 0.06
7 10 432.75 5288 52885 41500 37.13 -15.27 395.62 71.67 6.418 -8.31
8 5 437.75 6083 30413 29777 21.35 5.51 416.40 124.62 11.161 39.51
8 6 436.75 5812 34869 32324 24.48 1.38 412.27 108.69 9.734 21.68
8 7 435.75 5592 39143 34645 27.48 -2.62 408.27 96.82 8.671 8.39
8 7.8 434.95 5443 42452 36374 29.80 -5.74 405.15 89.28 7.995 -0.06
8 9 433.75 5251 47262 38794 33.18 -10.32 400.57 80.19 7.182 -10.23
8 10 432.75 5115 51148 40677 35.91 -14.05 396.84 74.10 6.636 -17.05
9 4 438.75 6245 24980 26461 17.54 10.32 421.21 151.72 13.588 50.98
9 5 437.75 5906 29531 29256 20.73 6.13 417.02 128.34 11.494 27.71
9 6 436.75 5643 33858 31757 23.77 2.09 412.98 111.94 10.025 11.39
9 6.9 435.85 5449 37599 33819 26.39 -1.43 409.46 100.80 9.028 0.31
9 8 434.75 5251 42011 36147 29.49 -5.63 405.26 90.21 8.080 -10.23
9 9 433.75 5099 45891 38114 32.22 -9.36 401.53 82.59 7.396 -17.82

Hồ Sỹ Chính – Máy và TB CN HC K52 127

You might also like