You are on page 1of 48

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ


KHOA CÔNG NGHỆ
----------

BÁO CÁO ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH & THIẾT BỊ


CÔNG NGHỆ HÓA HỌC

THIẾT KẾ THIẾT BỊ SẤY PHUN CÀ PHÊ

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC HIỆN


TS. Ngô Trương Ngọc Mai Võ Quốc Qui
Ngành: Công nghệ hóa học – K39

Cần Thơ, 4/2017


MỞ ĐẦU

Cà phê là loại thức uống được sử dụng rộng rải và phổ biến tại nhiều quốc gia
trên thế giới. Với nhiều loại cà phê khác nhau, chất lượng hay đẳng cấp phụ thuộc
vào từng loại cây, từng loại hạt và tùy vào thổ nhưỡng nơi cây cà phê được trồng.
Việt Nam là một trong những nước sản xuất cà phê đứng hàng nhất nhì trên thế giới,
chính vì thế việc bảo quản cà phê là một trong những vấn đề cấp thiết cần sớm giải
quyết.
Trong những năm 70 trở lại đây, người ta đã áp dụng kỹ thuật sấy vào nông
sản để tạo các sản phẩm sấy khô, không chỉ tăng thời gian sử dụng mà còn làm đa
dạng các sản phẩm trên thị trường như: cà phê, sữa bột, trái cây, cá khô, thịt khô. Do
nước ta là một nước thuộc vùng nhiệt đới ẩm, với độ ẩm không khí khá cao làm cho
việc bảo quản nông sản sau khi thu hoạch gặp nhiều khó khăn, chính vì thế việc
nghiên cứu công nghệ sấy để bảo quản các nguyên liệu nông sản có ý nghĩa rất đặc
biệt đối với ngành nông nghiệp và công nghiệp của Việt Nam trên bước đường hội
nhập quốc tế.
Do đặc thù của cà phê khi sấy bán ra thị trường phải giữ được mùi thơm và
màu sắc đặc trưng nên ta có thế sử dụng một số phương pháp sau: sấy phun, sấy hầm,
sấy tháp, sấy thùng quay,..
Trong bài báo cáo này, em sẽ giới thiệu về phương pháp sấy phun để tạo cà
phê hòa tan – một sản phẩm rất thịnh hành trong thị trường hiện nay.
Em xin chân thành cám ơn sự chỉ bảo tận tình từ TS. Ngô Trương Ngọc Mai,
cùng các thầy cô trong bộ môn công nghệ hóa và các bạn sinh viên đã giúp em hoàn
thành đồ án này.
Trong thời gian khá ngắn và cũng là lần đầu tiên em xây dựng và thiết kế một
thiết bị, sẽ không tránh khỏi những sai sót trong tính toán cũng như thiết kế bản vẽ.
Em mong nhận được sự chỉ bảo từ phía quý thầy cô và các bạn sinh viên để đồ án của
em được hoàn thiện hơn. Em chân thành cám ơn.
Đồ án quá trình và thiết bị công nghệ hóa SVTH: Võ Quốc Qui

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
MỤC LỤC ................................................................................................................... i
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... i
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ................................................................................. 2
1.1 Nguyên liệu....................................................................................................2
1.1.1 Xuất xứ của cây cà phê ...........................................................................2
1.1.2 Phân loại cà phê ......................................................................................2
1.1.3 Cấu tạo của cà phê ..................................................................................3
1.1.4 Tính chất hóa học của cà phê ..................................................................4
1.1.5 Tính chất vật lý của cà phê .....................................................................4
1.2 Phương pháp sấy............................................................................................5
1.2.1 Lý thuyết sấy...........................................................................................5
1.2.2 Công nghệ sấy phun ................................................................................6
1.2.3 Nguyên lý hoạt động ...............................................................................9
1.2.4 Quy trình sản xuất cà phê hòa tan .........................................................10
CHƯƠNG 2: LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ VÀ CÁC THÔNG SỐ
BAN ĐẦU ....................................................................................... 12
2.1 Lựa chọn phương án thiết kế .......................................................................12
2.2 Các thông số ban đầu ...................................................................................13
CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN QUÁ TRÌNH SẤY ................................................ 14
3.1 Tính cân bằng vật chất .................................................................................14
3.2 Tính quá trình sấy lý thuyết .........................................................................14
3.3 Tính toán quá trình sấy thực ........................................................................16
CHƯƠNG 4: TÍNH TOÁN THIẾT BỊ CHÍNH ............................................... 18
4.1 Chọn đĩa phun ..............................................................................................18
4.2 Đường kính thiết bị sấy ...............................................................................18
4.3 Thể tích thiết bị sấy .....................................................................................19
Đồ án quá trình và thiết bị công nghệ hóa SVTH: Võ Quốc Qui

4.4 Tính bền cho thiết bị sấy..............................................................................21


4.4.1 Thân thiết bị ..........................................................................................21
4.4.2 Tính chọn đáy thiết bị : .........................................................................23
4.4.3 Chọn nắp thiết bị: ..................................................................................23
4.5 Tính kích thước các ống dẫn .......................................................................23
4.5.1 Ống nhập liệu ........................................................................................23
4.5.2 Ống tháo liệu .........................................................................................23
4.5.3 Tính chọn tai treo cho thiết bị: ..............................................................24
4.5.4 Tính cho mặt bích .................................................................................25
4.5.5 Cửa quan sát:.........................................................................................26
4.6 Tính tổn thất nhiệt và cách nhiệt cho thiết bị ..............................................26
CHƯƠNG 5: TÍNH TOÁN THIẾT BỊ PHỤ .................................................... 31
5.1 Tính calorifer ...............................................................................................31
5.2 Tính và chọn cyclon lắng.............................................................................36
5.3 Tính và chọn quạt hút: .................................................................................37
5.4 Tính và động cơ điện: ..................................................................................40
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 43
Đồ án quá trình và thiết bị công nghệ hóa SVTH: Võ Quốc Qui

DANH MỤC HÌNH


Hình 1-1 Cấu tạo của hạt cà phê .................................................................................4
Hình 1-2 Vòi phun ......................................................................................................7
Hình 1-3 Sơ đồ hoạt động của công nghệ sấy phun ....................................................9
Hình 3-1 Đồ thị log h-d cho quá trình sấy không có không khí hồi lưu ...................14
Hình 4-1 Mối ghép bích ............................................................................................25
Đồ án quá trình và thiết bị công nghệ hóa SVTH: Võ Quốc Qui

DANH MỤC BẢNG


sBảng 1-1 Thành phần hóa học của hạt cà phê ...........................................................5
Bảng 2-1 Thông số ban đầu ......................................................................................13
Bảng 4-1 Thông số của đáy của thiết bị ....................................................................23
Bảng 4-2 Thông số kỹ thuật của 1 tay treo: ..............................................................25
Bảng 4-3: Các kích thước cơ bản của mặt bích ........................................................26
Bảng 5-1 Thành phần nguyên tố trong dấu FO .........................................................34
Bảng 5-2 Các kích thước cơ bản của cyclon .............................................................36
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1 Nguyên liệu
1.1.1 Xuất xứ của cây cà phê
Theo một truyền thuyết đã được ghi lại trên giấy vào năm 1671, những người
chăn dê ở Kaffa (thuộc Ethiopia ngày nay) phát hiện ta một số con dê trng đàn sau
khi ăn một cành câu có hoa trắng và quả màu đỏ, đã chạy nhảy không mệt mỏi cho
đến tân đêm khuya. Họ bèn đem câu chuyện này kể với thầy tu trong tu viện gần đó.
Khi một người chăn dê ăn thử loại quả màu đỏ đó anh ta đã xác nhận công hiệu của
nó. Sau đó các thầy tu đã xem xét lại khu vực ăn của của bầy dê và phát hiện tra một
loại cây có lá màu xanh thẫm và quả giống như quả anh đào. Họ uống nước ép ra từ
loại quả đó va tỉnh táo cầu nguyện, trò chuyện cho đến tận khuya. Như vậy có thể coi
nhờ chính đàn dê này con người đã biết được cây cà phê.
Người ta tin rằng tỉnh Kaffa của Ethiopia chính là cùng đất khởi nguyên của
cà phê. Vào thế kỉ 14 những người nô lệ đã mang cà phê từ Ethiopia sang Ả Rập.
Nhưng tới tận thế kỉ 15 người ta mới biết rang hạt cà phê lên và sử dụng nó làm đồ
uống.
Cây cà phê đầu tiên chỉ được trồng ở Ả Rập và Châu Phi, nhưng sau được đem phân
bố ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới với điều kiện hợp phong thổ.
Ở Việt Nam, đồn điền cà phê đầu tiên đưuọc thành lập là do người Pháp khởi
sự ở gần Kẻ Sở, Bắc Kỳ vào năm 1888. Sau đó việc canh tác được lan rông xuống
các vùng như: Phủ Lý, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Kon Tum, và Di Linh. Năm
1937 – 1938 tổng cộng trên lãnh thổ Việt Nam có 13.000 ha cà phê, cung ứng 1.500
tấn cho thị trường. [1]

1.1.2 Phân loại cà phê


Theo thống kê, trên toàn thế giới hiện nay có hơn 70 loại cà phê đang được
trồng và xuất khẩu. Trong đó phổ biến nhất về diện tich trồng cũng như vai trò quan
trọng trên thị trường cà phê thế giới là cà phê Arabica (cà phê chè) và cà phê Robusta
(cà phê vối).

2
Đồ án quá trình và thiết bị công nghệ hóa SVTH: Võ Quốc Qui

Những địa phương có diện tích trồng cà phê lớn ở nước ta như: Daklak, Lâm
Đồng, Gia Lai, Kon Tum,...mỗi vùng theo điều kiện tự nhiên đặc trưng mà có thế
mạnh về một loại cà phê: Daklak thì mạnh về Robusta, còn Lâm Đồng lại mạnh về
Arabica.
Hiện nay các sản phẩm cà phê rất đa dạng, sản phẩm ban đầu của cây cà phê
là cà phê quả tươi. Qua quá trình sơ chế, ta sẽ thu được cà phê nhân từ cà phê quả
tươi. Từ cà phê nhân qua quá trình chế biến công nghiệp ta sẽ thu được cà phê hòa
tan, cà phê bột, cà phê sữa, vv... Các sản phẩm tinh chế này được đem ra thị trường
bán cho người tiêu dùng, là những người sẽ sử dụng cuối cùng.
Trong công nghiệp sản xuất cà phê hòa tan, cà phê nhân thường được sử dụng
là cà phê Robusta vì các lý do sau:
+ Hàm lượng cà phê hòa tan trong cà phê Robusta cao hơn cà phê Arabica, do
đó lượng sản phẩm thu hồi được nhiều hơn.
+ Hàm lượng caffeine trong cà phê nhân Robusta thường khoảng 2% (chất
khô) cao hơn hàm lượng caffeine trong cà phê Arabica (khoảng 1,2% chất khô).
+ Giá thành cà phê Robusta thấp hơn Arabica.
Hiện nay hoạt động thương mại trên thế giới, các nước xuất khẩu cà phê chủ
yếu là cà phê nhân hay còn được gọi là cà phê nguyên liệu. Ở dạng này người xuất
khẩu có thể dễ dàng vận chuyển đến các nước nhập khẩu tại thị trường nước ngoài.
Do điều kiện công nghệ chế biến còn lạc hậu nên hầu hết cà phê xuất khẩu cả Việt
Nam là cà phê nhân mới qua sơ chế. Ngoài ra còn có một số ít là cà phê hòa tan nhưng
chưa cạnh tranh được với hàng ngoại cả dạng nguyên chất lẫn tổng hợp.[1]

1.1.3 Cấu tạo của cà phê


- Lớp vỏ quả: là lớp vỏ ngoài cùng, mềm mỏng, có màu xanh hoặc màu đỏ đậm khi
chính.
- Lớp vỏ thịt: nằm dưới lớp vỏ quả
- Lớp vỏ thóc: cứng, nhiều xơ, bao bọc quanh nhân.
- Lớp vỏ lụa: lớp vỏ nằm sát nhân cà phê, màu sắc và đặc tính khác nhau phụ thuộc
vào từng loại cà phê.

3
Đồ án quá trình và thiết bị công nghệ hóa SVTH: Võ Quốc Qui

- Nhân cà phê: nằm trong cùng. Lớp tế bào phần ngoài của nhân cứng, tế bào nhỏ,
trong chứa dầu. Phía trong có các tế bào lớn mềm hơn. Một quả phê thường có 1, 2
hoặc 3 nhân, thường là 2 nhân. [2]

Hình 1-1 Cấu tạo của hạt cà phê


1.1.4 Tính chất hóa học của cà phê
Đối với người thích cà phê, quá trình rang luôn có một chút ảo thuật biến
những hạt cà phê nhân xỉn mùi, đục màu thành những hạt màu nâu ngon tuyệt vời tỏa
ra hương thơm ngây ngất. Trong quá trình rang có vô số phản ứng xảy ra làm cho các
hạt cà phê nhân sẽ có màu nâu và tạo một hợp chất có hàng trăm mùi vị từ đó hình
thành nên mùi đặc trưng cho cà phê. Quá trình rang cũng làm cho những hạt cà phê
nguyên chất đủ giòn để dễ xay và đủ xốp để cho nước thẩm thấu và chiết xuất các
hương vị hòa tan.
Bảng 1-1 cho ta thấy rằng, những thay đổi trong thành phần hạt cà phê sau khi
rang chính là việc làm mất đi độ ẩm của hạt ( giảm xuống từ 12% còn 2%) và xuất
hiện CO2 (2% - không đáng kể so với khối lượng hạt). Một số thành phần khô tăng
1% do mất nước, nhưng trọng lượng thay đổi không đáng kế so với ban đầu.[2]

1.1.5 Tính chất vật lý của cà phê


Cà phê nhân được bốc ra từ cà phê thóc. Cà phê nhân có hình dáng bầu dục,
có chiều dài khoảng 1cm, chiều rộng khoảng 0.5cm. [2]
Một số thông số vật lý của hạt cà phê:
+ Khối lượng riêng: 𝜌 = 650 𝑘𝑔/𝑚3
+ Nhiệt dung riêng: c = 0,37 (kcal/kg0C)
+ Độ ẩm: 𝜔1 = 28% ; 𝜔2 = 3%
+ Nhiệt độ đốt nóng hạt cho phép của cà phê nhân: 400C

4
Đồ án quá trình và thiết bị công nghệ hóa SVTH: Võ Quốc Qui

Bảng 1-1 Thành phần hóa học của hạt cà phê

Trước khi Sau khi


Thành phần
rang rang Công dụng
hóa học
(%) (%)
Cacbonhydrate 47 43 Tạo màu và mùi cho cà phê.

Protein 12 13 Góp phân hình thành hương vị của sản phẩm.


Độ ẩm cao ảnh hưởng chất lượng sản phẩm,
Nước 12 2
ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

Dầu 11 13 Tạo hương thơm, và mùi cho sản phẩm

Axit không bay hơi 7 7 Tạo vị chua đặc trưng cho cà phê
Tro 3 4 Ảnh hưởng xấu đến mùi và vị của cà phê.
Trigonelline 1 1 Tạo mùi thơm cho sản phẩm.

Caffeine 1 1 Kích thích hệ thần kinh người sử dụng.

CO2 0 2

1.2 Phương pháp sấy


1.2.1 Lý thuyết sấy
Sản phẩm nông nghiệp của nước ta ngày càng nhiều, nhất là các sản phẩm đặc
sản của vùng nhiệt đới có giá trị xuất khẩu cao, ngày càng chiểm tỉ trọng lớn trong
toàn phần thu nhập của ngành nông nghiệp. Các sản phẩm này muốn bảo quản được
phải có độ ẩm nhỏ, nhưng độ ẩm này ít khi có được sau khi thu hoạch. Vì vậy các sản
phẩm nông nghiệp phải thông qua quá trình phơi sấy để là khô tới thủy phần yêu cầu
của bảo quản. Sấy là phương pháp tương đối có hiệu quả, tạo tiền đề để bảo quản tốt
sản phẩm. Mặt khác có nhiều sản phẩm chỉ cần thông qua quá trình phơi sấy mới đảm
bảo tốt, nâng cao được giá trị thương phẩm như cà phê, chè, lúa,…

5
Đồ án quá trình và thiết bị công nghệ hóa SVTH: Võ Quốc Qui

Sấy là quá trình làm bốc hơi nước ra khỏi vật liệu dưới tác dụng của nhiệt, là
một quá trình khá phức tạp. Khi sấy cần đảm bảo được tính chất của sản phẩm, đảm
bảo được chất lượng và giữ sản phẩm ở trạng thái tốt nhất.
Trong quá trình sấy, nước được tách ra khỏi vật liệu nhờ sự khuếch tán do:
+ Chênh lệch độ ẩm giữa bề mặt và bên trong vật liệu.
+ Chênh lệch áp suất hơi riêng phần của nước và tại bề mặt vật liệu và môi
trường xung quanh.
Mục đích của quá trình sấy là làm giảm khối lượng vật liệu, tăng độ bền và
bảo quản sản phẩm được lâu hơn.

1.2.2 Công nghệ sấy phun


a. Giới thiệu về công nghệ sấy phun
Sấy phun là một công nghệ sấy đặc biệt do khả năng sấy trực tiếp nguyên liệu
từ dạng lỏng sang dạng bột. Hệ thống sấy phun là hệ thống dùng đê sấy các vật liệu
ở dạng dung dịch huyền phù như sản xuất cà phê hòa tan, sữa bột, các sản phẩm từ
trái cây,….
Cấu tạo chủ yếu của hệ thống sấy phun gòm một bơm dịch thể tích, một buồng
hình trụ, trong đó bố trí các vòi phun thành dạng sương vào trong buống sấy, quá
trình diễn ra nhanh đến mức không kịp đốt nóng vật liệu lên quá giới hạn cho phép,
do đó có thể sử dụng tác nhân sấy ở nhiệt độ cao. Sản phẩm thu được ở dạng bột mịn.
Nhiệt độ dòng khí có thể lên đến 7500C và chỉ phụ thuộc vào tính chịu nhiệt
của vật liệu. Dòng khí ra khỏi thiết bị sấy phải qua hệ thống cyclon để thu hồi bụi sản
phẩm bị lôi cuốn theo. Việc tuần hoàn khí thải trong trường hợp này là không thực tế
vì quá trình thu hồi bụi sẽ mất nhiệt rất nhiều. [10, 11]
+ Ưu điểm: sấy nhanh, sản phẩm thu được ở dạng bột mịn, chi phí điều hành
tương đối thấp, tháp sấy có năng suất lớn.
+ Nhược điểm: kích thước phòng sấy lớn mà vận tốc của tác nhân sấy nhỏ nên
cường độ sấy nhỏ, tiêu tốn nhiều năng lượng, thiết bị phức tạp nhất là cơ cấu phun và
hệ thống thu hồi sản phẩm.

6
Đồ án quá trình và thiết bị công nghệ hóa SVTH: Võ Quốc Qui

b. Cấu tạo thiết bị sấy phun


Các thiết bị sấy phun gồm các bộ phận sau:
 Vòi phun (cơ cấu phun): có chức năng đưa nguyên liệu (dạng lỏng) vào
buồng dưới dạng hạt mịn (sương mù). Quá trình tạo sương mù sẽ quyết định kích
thước các giọt lỏng và sự phân bố của chúng trong buồng sấy, do đó sẽ ảnh hưởng
đến giá trị bề mặt truyền nhiệt và tốc độ sấy. Cơ cấu phun có các dạng như: phun áp
lực, phun bằng khí động, phun ly tâm. [10, 11]

a) b)

Hình 1-2 Vòi phun

a) Vòi phun đĩa ly tâm ; b) Vòi phun cơ khí


Vòi phun khí động: người ta dùng không khí để phun dung dịch. Trước hết
không khí qua ống phun tăng tốc độ rồi phun ra miệng phun, dùng bơm đưa dung
dịch đến miệng vòi. Không khí có tốc độ cao sẽ thổi dung dịch văng ra thành hạt nhỏ.
Tốc độ khí ra khỏi ồng phun phụ thuộc vào tỉ số áp suất trước và sau ống phun.
Ưu điểm: ứng dụng rộng với nhiều loại dung dịch, có khả năng điều chỉnh lưu
lượng và cỡ hạt.
Nhược điểm: tiêu hao năng lượng lớn so với các vòi phun khác, thường là 50
– 60 kWh/tấn dung dịch.
Vòi phun cơ khí:
Ưu điểm: tiêu hao ít điện năng (4-10 kWh/tấn dung dịch), năng suất cao
(4500kg/h).
Khuyết điểm: không dùng được cho dung dịch quá nhớt, nhạy bén với tạp chất
nên đường kín lỗ phun nhở hơn 1mm, không điều chỉnh được công suất vòi.

7
Đồ án quá trình và thiết bị công nghệ hóa SVTH: Võ Quốc Qui

Vòi phun đĩa ly tâm: đĩa chuyển động với tốc độ 4000 – 20.000 vòng/phút,
chất lỏng theo các rảnh trên đĩa văng ra ngoài thành hạt lỏng. Tốc độ trên vành đĩa
cao (130 – 200 m/s), đĩa quay được nhờ động cơ điện. Chất lỏng được đưa tới đĩa nhờ
bơm có độ chênh áp không đổi và điều chỉnh tự động. [10]
Ưu điểm: có thể làm việc ở bất kỳ dịch thể nào kể cả dịch nhão.
Khuyết điểm: giá thành cao, bố trí và vận hành phức tạp.
 Buồng sấy: là nơi hòa trộn mẫu sấy (dạng sương mù) tác nhân sấy (không
khí nóng). Buồng sấy phun có thể có nhiều hình dạng khác nhau nhưng phổ biến nhất
là buồng sấy hình trụ đứng, đáy côn. Kích thước buồng sấy (chiều cao, đường
kính,…) được thiết kế phụ thuộc vào kích thước các hạt lỏng và quỷ đạo chuyển động
của chúng, tức phụ thuộc vào loại cơ cấu phun sương sử dụng. Dựa vào sự chuyển
động của dòng nguyên liệu và tác nhân sấy trong buống sấy, ta có ba trường hợp sau
đây: dòng nguyên liệu và tác nhân sấy chuyển động cùng chiều, dòng nguyên liệu và
tác nhân sấy chuyển động ngược chiều, dòng nguyên liệu và tác nhân sấy chuyển
động hỗn hợp.
 Tác nhân sấy: không khí nóng là tác nhân sấy thông dụng nhất. Hơi là tác
nhân gia nhiệt phổ biến nhất. Nhiệt độ hơi sử dụng thường dao động trong khoảng
100 – 1500C. Nhiệt độ trung bình của không khí nóng thu được thấp hơn nhiệt độ hơi
sử dụng là 100C. Nếu nhiệt độ sấy cao hơn thì sử dụng khói lò làm tác nhân gia nhiệt
không khí.
 Hệ thống thu hồi sản phẩm: bột sau khi sấy phun được thu hồi tại cửa đáy
buồng sấy. Để tách sản phẩm ra khỏi khí thoát, người ta sử dụng nhiều phương pháp
khác nhau: lắng xoáy tâm, lọc, lắng tĩnh điện,…nhưng phổ biến nhất là phương pháp
lắng xoáy tâm, sử dụng cyclon.
 Hệ thống quạt hút: để tăng lưu lượng tác nhân sấy, người ta sử dụng quạt
ly tâm. Ở quy mô công nghiệp, các thiết bị sấy phun được trang bị hệ thống hai quạt.
Quạt chính được đặt sau thiết bị thu hồi bột sản phẩm từ dòng khí thoát. Còn quạt
phụ đặt trước thiết bị gia nhiệt không khí trước khi vào buồng sấy. Ưu điểm của việc
sử dụng hệ thống hai quạt là người ta có thể kiểm soát dễ dàng áp lực trong buồng
sấy. Trong trường hợp chỉ sử dụng một quạt ly tâm đặt sau cyclon thu hồi sản phẩm,
8
Đồ án quá trình và thiết bị công nghệ hóa SVTH: Võ Quốc Qui

buồng sấy sẽ hoạt động với áp lực chân không rất cao. Chính áp lực chân không này
sẽ ảnh hưởng đến lượng bột sản phẩm bị cuốn theo dòng khí thoát, do đó sẽ ảnh
hưởng đến năng suất hoạt động và hiệu quả thu hồi bột sản phẩm của cyclon.[10,11]

1.2.3 Nguyên lý hoạt động


Nguyên lý hoạt động của thiết bị sấy phun là quá trình sấy thực hiện bằng cách
phun vật liệu (chất lỏng hòa tna, nhũ tương, huyền phù) thành hạt nhỏ và rơi tự do
trong buồng sấy. Môi chất sấy (không khí nóng, khói,…) được thổi vào và chuyển
động cùng với vật liệu sấy và sấy khô vật liệu. Nhờ quá trình phun vật liệu thành hạt
nhỏ nên bềmặt tiếp xúc giữa vật liệu và môi chất sấy rất lớn nên cường độ sấy rất cao,
thời gian sấy ngắn (vài giây đến vài chục giây). [2]

Hình 1-3 Sơ đồ hoạt động của công nghệ sấy phun

1.Buồng sấy; 2.Caloriphe; 3. Thùng chưa nguyên liệu; 4.Bơm nguyên liệu;
5. Cơ cấu phun mẫu; 6. Cyclon thu hồi sản phẩm; 7. Cyclon vận chuyển;
8. Hệ thống quạt hút và màng lọc
Nguyên liệu từ thùng chứa (3) được bơm (4) bơm vào buống sấy (1), khi vào
buồng sấy được phân bố mẫu thành hạt nhỏ li ti (dạng mù) nhờ cơ cấu phun. Không
khí nóng thổi qua calorifer (2) đưa vào buồng sấy. Không khí nóng và nguyên liệu ở

9
Đồ án quá trình và thiết bị công nghệ hóa SVTH: Võ Quốc Qui

dạng mù tiếp xúc với nhau trong vài giây tại cơ cấu phun mẫu (5) đặt trong buồng
sấy, nước từ nguyên liệu bốc hơi sau đó thoát ra ngoài sản phẩm thô được thu gom
tại đáy cyclon (6), được làm nguội và thu hồi. Một phần bụi mịn theo không khi qua
cyclon (7), sau đó qua bộ lọc vải (8) nhằm thu hồi lại các hạt bụi mịn còn sót lại và
thải ra ngoài.

1.2.4 Quy trình sản xuất cà phê hòa tan


Do đặc tính lý học cũng như sinh học của cà phê nhân thay đổi khác so với cà
phê thóc nên trong bảo quản cà phê nhân quá trình bất lợi xảy ra nhanh hơn, độ bền
bảo quản kém hơn cà phê thóc vì lớp vỏ trấu, lớp vỏ lụa có tính chất bảo vệ bị bóc đi,
hạt cà phê tiếp xúc trực tiếp với môi trường nên chế độ bảo quản và kiểm tra chất
lượng cà phê nhân khắc khe hơn so với cà phê thóc.
Hiện nay ta thường dùng các phương pháp sau để bảo quản cà phê nhân: sản
xuất cà phê nhân thành phẩm, sản xuất cà phê rang – cà phê bột, và sản xuất cà phê
hòa tan. Trong đó, sản xuất cà phê hòa tan là một trong các phương pháp được nhiều
nước trên thế giới áp dụng trong việc bảo quản và xuất khẩu cà phê. [4]
Sản xuất cà phê hòa tan bao gồm các bước chính yếu sau:
Tuyển chọn nguyên liệu cà phê nhân: việc lựa chọn nguyên liệu đầu vào ảnh
hưởng rất lớn đến chất lượng thành phẩm cuối cùng, có thể nói đây là khâu khá quan
trọng trong toàn qua trình.
Rang, xay cà phê: cà phê nhân sau khi được rang dưới nhiệt độ 1800C – 2400C,
hạt cà phê sau khi rang sẽ được xay thành cà phê bột.
Trích ly: quá trình trích ly nhằm thu chất hòa tan có trong bột cà phê rang vào
nước. Dùng nước nóng ở 800C – 900C để trích ly, không dùng nước có nhiệt độ cao
hơn 900C, vì nhiệt độ cao sẽ làm những chất không tốt cho sản phẩm cũng bị trích
xuất và tan vào dịch cà phê gây ảnh hưởng cho chất lượng của sản phầm. Tiến trình
trích ly nhiều lần và hạn chế lượng bột mịn tan sâu vào trong nước khi trích ly. Nồng
độ dung dịch cà phê trích ly có thể đạt tới 20 – 22%.
Cô đặc: do nồng độ của nước dịch cà phê sau trích ly là 20 – 22%, chưa thể
sấy khô được. Do đó phải tiến hành cô đặc dịch trích ly đến nồng độ 30 – 33% mới
thuận lợi cho quá trình sấy.
10
Đồ án quá trình và thiết bị công nghệ hóa SVTH: Võ Quốc Qui

Sấy khô: sấy khô nhằm đưa dịch trích ly cà phê cô đặc thành dạng bột khô để
tiện lợi cho quá trình bảo quản và sử dụng. Dịch cà phê được bơm vào đỉnh cyclon.
Tại đây có một đĩa đục nhiều lỗ nhỏ, có tốc độ quay lớn, làm cho dịch cà phê vào
cyclon ở dạng sương mù. Không khí nóng khô được thổi vào cyclon sấy khô cà phê
dang sương mù thành dạng bột. Cà phê bột hòa tan được thu ở đấy cyclon. Sau quá
trình sấy ta thu được sản phẩm có độ ẩm từ 1 – 2%, và có màu nâu đen đậm.
Quy trình sản xuất cà phê hòa tan:

Cà phê

Rang cà

Bột cà phê

Trích ly

Cô đặc

Sấy khô

Cà phê hòa

*** Hồi hương:


Trong quá trình chế biến, nhất là qua công đoạn sấy phun ở nhiệt độ cao, hương
thơm nguyên thủy của cà phê sẽ mất khá nhiều. Do đó, công nghệ hồi hương là một
trong những công nghệ quan trọng để tạo ra tính chất đặc trưng cho sản phẩm. Các
thành phần hóa học của hương cà phê bột phải được thu hồi trước khi trích ly rồi sau
đó bổ sung trở lại cho bột cà phê hòa tan.

11
CHƯƠNG 2: LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ
VÀ CÁC THÔNG SỐ BAN ĐẦU

2.1 Lựa chọn phương án thiết kế


- Vật liệu sấy là dung dịch cà phê có nồng độ ban đầu là 20%.
- Sản phẩm là cà phê bột có độ ẩm 3 – 5%
 Theo tính chất nguyên liệu, có thể sử dụng các phương án sấy như: sấy phun,
sấy thăng hoa, sấy hồng ngoại. Theo phân tích thì phương án thích hợp nhất là phương
pháp sấy phun vì các ưu điểm sau:
+ Quá trình sấy nhanh, sản phẩm thu được ở dạng bột mịn không cần nghiền, và
độ hóa tan lớn.
+ Do quá trình sấy nhanh, nên nhiệt độ nguyên liệu không tăng quá cao, các tính
chất của sản phẩm được đảm bảo.
+ Chi phí nhân công thấp, vận hành và bảo dưỡng đơn giản.
+ Thiết kế đa dạng cho từng loại sản phẩm, từng loại quy mô nhà máy.
+ Chất lượng bột đảm bảo trong suốt quá trình sấy.
 Phương án lựa chọn chi tiết cho hệ thống sấy như sau:
+ Chọn buồng sấy hình trụ, đáy hình nón.
+ Chế độ chuyển động của nguyên liệu và tác nhân sấy: với chế độ sấy này
nhiệt độ bột sản phẩm thu được sẽ thấp hơn nhiệt độ tác nhân sấy tại cửa vào buồng
sấy. Trong trường hợp này rất thích hợp cho những nguyên liệu mẫn cảm với nhiệt
độ. Đây cũng là trường hợp phổ biến nhất được sử dụng trong công nghiệp thực phẩm.
+ Vòi phun kiểu đĩa ly tâm: có thể làm việc với bất kỳ dịch thể nào.
+ Tác nhân sấy: là không khí nóng do không khí nóng là tác nhân sấy thông
dụng, rẻ tiền, không làm ô nhiễm vật liệu sấy.
+ Tác nhân gia nhiệt là khói lò, calorifer khí – khói: vì nhiệt độ sấy khoảng
2500C nên sử dụng khói làm tác nhân gia nhiệt không khí, không sử dụng điện làm
tác nhân vì giá thành cao, tác nhân điện ít dùng trong công nghiệp mà chủ yếu dùng
ở quy mô phòng thí nghiệm.

12
Đồ án quá trình và thiết bị công nghệ hóa SVTH: Võ Quốc Qui

+ Chọn hệ thống hai quạt hút kiểu ly tâm: quạt chính đặt sau thiết bị thu hồi
bột sản phẩm từ dòng khí thoát, quạt phụ đặt trước thiết bị gia nhiệt không khí trước
khi vào buồng sấy.
+ Hệ thống tách bụi cyclon + lọc túi vải.
+ Vật liệu chế tạo buồng sấy là thép không rỉ X18H10T

2.2 Các thông số ban đầu

Bảng 2-1 Thông số ban đầu

Dung dịch Cà phê


Thông số cà phê hòa tan
Khối lượng riêng 𝝆 Kg/m3 1050 920
Khối lượng riêng thể tích 𝜸 Kg/m3 - 550
Nhiệt dung riêng CP J/kgđộ 4050 1500
Hệ số dẫn nhiệt 𝝀 W/mđộ 0,6 1,6
Độ nhớt 𝝁 Ns/m2 - -
Nhiệt độ đầu tv1 0
C 50 -
Độ ẩm ban đầu 𝝎𝟏 % 60 -
Độ ẩm cuối 𝝎𝟐 % - 3
Độ ẩm tới hạn 𝝎𝒌 % - 5
Cường độ bay hơi ẩm A Kg/m3h - 0,03

13
CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN QUÁ TRÌNH SẤY
3.1 Tính cân bằng vật chất
G1 : Năng suất nhập liệu: G1=250 [kg/h]
Độ ẩm ban đầu của vật sấy : W1=60%
Độ ẩm của vật liệu sau khi sấy: W2=6%
G2 : Năng suất của sản phẩm thu được, [kg/h]
W : Năng suất bốc hơi ẩm, [kg ẩm/h]
Trong quá trình sấy chất khô không đổi nên ta có
G1(100-W1)=G1(100-W1)
100−𝑊1 100−60
G2=G1 = 250. = 103.093 [kg/h]
100−𝑊2 100−6

Lượng ẩm tách ra trong quá trình sấy:


W = G1 - G2= 250 - 103.093 = 146.907 [kg ẩm/h]
Các thông số trạng thái không khí

Hình 3-1 Đồ thị log h-d cho quá trình sấy không có không khí hồi lưu
3.2 Tính quá trình sấy lý thuyết
 Thông số không khí ngoài trời –Trạng thái 0:
+ Chọn không khí ngoài trời có nhiệt độ t0=280C, 𝝋0= 82%
+ Áp suất bảo hòa của không khí ngoài trời:
4026,42 4026,42
Pbho=exp{12- }=exp{12- }= 0.038 bar (CT 2.31/31 [10])
235,5+𝑡0 235,5+28

14
Đồ án quá trình và thiết bị công nghệ hóa SVTH: Võ Quốc Qui

Độ chứa hơi của không khí ngoài trời:


𝜑0 .𝑃𝑏ℎ0 0,82 . 0.038
d0=0.622.745 = 0.622. 745 = 0.02 [kg/kgkkk] (CT2.18/28 [12])
– 𝜑0 .𝑃𝑏ℎ0 − 0,82 . 0.038
750 750

Entanpy của không khí ngoài trời:


I0 = Cpk.t0 + d0 (r+Cph.t0)
= 1,004.30 + 0,02 (2500 + 1,842.28) = 79,144 [kJ/kgkkk] (CT 2.25/29 [12])
Nhiệt dung riêng dẫn xuất của không khí:
Cdx(0) = 1,004 + 1,842.d0 = 1,004 + 1,842.0,02 = 1,041 [kJ/kgkkk]
 Thông số không khí sau khi qua calorifer- Trạng thái 1:
+ Nhiệt độ không khí sau khi qua calorifer: t1=2500C
+ Độ chứa hơi nước của không khí ở trạng thái 1: d1=d0=0,02 [kg/kgkkk]
 Entanpy của không khí ở trạng thái 1:
I1 = Cpk.t1 + d1 (r+Cph.t1) (CT 2.25/29 [31])
= 1,004.250 + 0,02 (2500 + 1,842.250) = 310,21 [kJ/kgkkk]
 Nhiệt dung riêng dẫn xuất của không khí ở trạng thái 1:
Cdx(1) = 1,004+1,842.d1 = 1,004 + 1,842.0,02 = 1,041[kJ/kgkkk]
 Áp suất bão hòa ở trạng thái 1:
4026,42 4026,42
Pph1 = exp{12- } = exp{12 - }= 40,717 bar (CT 2.31/31[12])
235,5+𝑡1 235,5+250

 Độ ẩm tương đối 𝜑1 :
𝑃.𝑑1 1.0,02
𝜑1 = = = 76𝑥10−5 (CT 2.31/31 [12])
𝑃𝑝ℎ1 . (0,622+𝑑1 ) 40,717.(0,622+0,02)

 Thông số không khí sau khi sấy lý thuyết- Trạng thái 2:


Nhiệt độ sau khi sấy lý thuyết: t2 = 900C
 Entanpy của không khí sau sấy lý thuyết:
I2 =I1= 310,21[kJ/kgkkk]
 Độ chứa hơi của không khí sau khi sấy lý thuyết:
𝐼2 −1,004.𝑡2 310,21−1,004.90
d2 = = = 0,078 [kg/kkk] (CT 2.26/26[12])
𝑟+𝐶𝑝𝑎 .𝑡2 2500+1,842.90

 Áp suất bão hòa sau khi sấy lý thuyết:


4026,42 4026,42
Pph2=exp{12- }=exp{12- } = 1 bar (CT 2.19/29[12])
235,5+𝑡2 235,5+90

15
Đồ án quá trình và thiết bị công nghệ hóa SVTH: Võ Quốc Qui

 Độ ẩm tương đối sau khi sấy lí thuyết :


𝑃.𝑑2 1.0,078
𝜑2 = = = 11,1% (CT 2.19/28[12])
𝑃𝑏ℎ2 .(0,622+𝑑2 ) 1(0,622+0,078)

Lượng không khí của quá trình sấy :


 Lượng không khí riêng cần cho quá trình sấy:
1 1
I0 = = = 17,241[kgkkk/kg ẩm] (CT 7.14/131[12])
𝑑2 −𝑑0 0,078−0,02

 Lượng không khí cần cho quá trình sấy:


L0 =l0 .W=17,24.146,907=2518,858[kgkkk/h] (CT 7013/131 [12])
 Nhiệt lượng tiêu hao
q0 =l0 (I1 – I0) =17,24.(310,24-79,144)=3893,81 [KJ/kg ẩm]
Q0 = L0 (I1 – I0) =2518,808(310,21-79,144)=582022,443

3.3 Tính toán quá trình sấy thực


-Tổn thất do vật liêu sấy mang đi:
Qvl=G2Cp(t2-to)=103,093.1,5(90-28)=11134,044 (KJ/h)
qvl=Qvl/W=11134,044/146,097=76,212 (KJ/kg ẩm)
-Nhiệt lượng do vaath liệu ẩm mang vào:
Qa=W.Cn.tvl=146,907.4,186.50=30584,57 [KJ/h]
-Giả sửa tổn thất nhiệt ra môi trường là 10 % tổng lượng:
Qmt=(Qo+Qvl-Qa).10%
=(582022,443+11134,044-30584,57).0,1=56257,192 [Kg/h]
qmt=Qmt/W=56257,192/146,907=385,078[kJ/kg ẩm]
-Các tổn thất nhiệt:
∆= 𝐶𝑛. 𝑡𝑣1 − 𝑞𝑚𝑡 − 𝑞𝑣𝑙 (CT 5.15/61[13])
=4,186.50-385,078-76,212=-251,94 [kJ/kg ẩm]
h2<h1 : trạng thái của tác nhân sấy sau quá trình sấy thực nằm dưới đường
h=h1

16
Đồ án quá trình và thiết bị công nghệ hóa SVTH: Võ Quốc Qui

 Tính lại các thông số quá trình sấy thực:


𝐶𝑑𝑥(𝑜).(𝑡1−𝑡2) 1,04.(250−90)
d2 = do+ =0,02+ = 0,073[kg/kgkkk]
𝑟+𝐶𝑝ℎ.𝑡2−∆ 2500+1,842.90+251,94

I2 = 1,004.t2+d2(2500+1,842.t2)
= 1,004.90+0,073(2500+1,842.90) = 296,347[kJ/kgkkk]
+ Độ ẩm tương đối sau khi sấy thực 𝜑2:
𝑝.𝑑2 1.0,073
𝜑2 = = = 10,5%
𝑃𝑏ℎ2.(0,622+𝑑2) 1(0,621+0,0730

+Lượng không khí tiêu hao thực tế:


1 1
Io= = = 18,868 [kgkkk/kg]
𝑑2−𝑑1 0,073−0,02

Lo=146,907.18,868=2756,483[kgkkk/kg]
+Nhiệt lượng calorifer cần cung cấp :
Qo=Lo(I1-I0)=2756,483.(310,21-79,144)=636929,501 (KJ/h)
 Kiểm tra lại giả thuyết tác nhân sấy: (Tr 104/[13])
+Nhiệt lượng tiêu hao:
q=lo(I1-Io)=18,868(310,21-79,144)=4339,753[KJ/kgkkk]
+Nhiệt lượng có ích:
q1=r+cph.t2-catvl=2500+1,842.90-4,186.50=2474,95[kJ/kg ẩm]
+Tổn thất nhiệt do tác nhân sấy mang đi:
q2=Io.Cdx(o).(t2-to)=18,868.1,04.(90-28)=1414,194 [KJ/kg ẩm]

17
CHƯƠNG 4: TÍNH TOÁN THIẾT BỊ CHÍNH
4.1 Chọn đĩa phun
Chọn đĩa phun có đường kính dd=200mm
n=18000 v/p: tốc độ đĩa quay
vo=0,48 m/s: vận tốc của dịch chảy vào đĩa phun.
Sức căng bề mặt :
𝜎 = 0,0757. (1 − 0,002. 𝑡𝑣1)= 0,0757.(1-0,002.50)= 0,068(kgf/m) [14]

4.2 Đường kính thiết bị sấy


 Đường kính hạt cà phê sau khi phun:
98,5 𝜎 98,5 2.0.069
dh =
𝑛
√𝑅𝛾1 = 16000 √200.10−3.1050.9,81 = 4,45. 10−5 [m] (Tr 218[5])

Bán kính tán phun:


𝑹𝝍 𝑟.𝜇𝑘 .𝑔
= 1,995. 103 . 𝑅𝑒 1,13 . ( )0,4
𝒅𝒉 𝜆𝑘 .(𝑡1 −𝑡𝑢 )

Trong đó
𝑹𝚿 :bán kính tán phun [m]
r=2500: ẩn nhiệt hóa hơi [kJ/kg.độ]
𝜇𝑘 = 27,4. 10−6 [N.s/𝑚2 ]:độ nhớt tuyệt đối của TNS
𝜆𝑘 =0,0378[W/m.độ]
t1=250: nhiệt độ TNS vào
tu=50+5=55oC: nhiệt độ ướt của vật liệu
𝑣𝑜𝑑𝑑 . 𝑣𝑜 𝑑𝑑 𝜌 2500.27,4.10−6 9,81 0,4
Re= = =( ) =15548,370
𝑑 𝜇 0,0393.(250−55)

𝑅Ψ =15548,370x4,45.10−5 =0,692[m]


Đường kính thiết bị
D ≥ (1,5 ÷1,7) 𝑫𝚿 (Tr 161 [15])
D = 1,5.0,628 = 1,884≈ 2 [𝑚]
 Chọn D=2

18
Đồ án quá trình và thiết bị công nghệ hóa SVTH: Võ Quốc Qui

Tiết diện buồng sấy:


𝜋𝐷 2 3,14.22
F= = = 3,14 [𝑚2 ]
4 4

4.3 Thể tích thiết bị sấy


𝑄
V= (CT 13.16/273[12])
𝑎𝜐 ×∆𝑡𝑡𝑏

Trong đó:
Q: Nhiệt lượng mà vật liệu sấy nhận được từ tác nhân sấy.
𝛼𝑣 : Hệ số trao đổi nhiệt thẻ tích (W/𝑚3 K)
∆𝑡𝑡𝑏 : Độ chênh lệch nhiệt độ trung bình.
 Xác định độ chênh lệch nhiệt độ trung bình ∆𝒕:
+Lượng ẩm cần bốc hơi trong giai đoạn sấy đẳng tốc:
𝑊1 −𝑊𝑅 0,6 −0,2
𝑊1 = 𝐺1 = 250 =125 (kg/h)
1 −𝑊𝑅 1 −0,2

+Lượng chứa ẩm của tác nhân sấy sau giai đoạn sấy đẳng tốc d’2:
𝑊1 −𝑊𝑘 0,6−0,2
d’2=d1+ = 0,02 + = 0,057 [kg/kgkkk] (CT13.16 [12])
𝑙𝑜 (𝑊1 −𝑊2 ) 18,686.(0,6−0,03)

+Nhiệt độ tác nhân sấy ra khỏi giai đoạn sấy đẳng tốc 𝑡′2 :
𝐶𝑑𝑥(1) .𝑡1 −(𝑑′ 2 −𝑑1 ).(2500−∆)
t’2= (CT 13.29/276[12])
1,842.(𝑑′ 2 −𝑑1 )+𝐶𝑑𝑥(1)

1,041.250−(0,057−0,02)(2500+251,94)
= = 142,837 0C
1,842(0,057−0,02)+1,041

+ Độ chênh lệch nhiệt độ ∆𝑡1 trong giai đoạn sấy đẳng tốc. Để tính ∆𝑡1 trước hết ta
tính nhiệt độ 𝑡ư .
𝑡ư = 𝑡𝑣1 + 5 = 50 + 5 = 55 oC
𝑡1 −𝑡2 250−142,837
∆𝑡1 = 𝑡 −𝑡 = 250−55 =134,371oC
ln 1 𝑢 ln
𝑡2 −𝑡𝑢 142,837−55

+Nhiệt độ vật liệu sấy khô khỏi quá trình sấy 𝑡𝑣2 :
𝑊𝑘 −𝑊2 0,2−0,03
𝑡𝑣2 = 𝑡𝑢 + (𝑡2 − 𝑡𝑢). = 55 + (90 − 55) = 88,056oC (Tr 279[12])
𝑊𝑘 −𝑊𝑐𝑏 0,2−0,02

+Độ chênh lệch nhiệt độ trong giai đoạn sấy tốc độ giảm dần:
(𝑡′2 −𝑡𝑢 )−(𝑡2 −𝑡𝑣2 ) (142,837−55)−(90−88,056)
∆𝑡1 = 𝑡′ −𝑡 = 142,837−55 = 22,540 oC
ln 2 𝑢 ln
𝑡2 −𝑡𝑣2 90−88,056

19
Đồ án quá trình và thiết bị công nghệ hóa SVTH: Võ Quốc Qui

+Tính tỉ số X:
1
𝑋= (𝑡′ 2 −𝑡2 )(𝑊1 −𝑊𝑘 )
1+ 𝑊 −𝑊𝑐𝑏
(𝑡1 −𝑡2 )(𝑊𝑘 −𝑊𝑐𝑏 ) ln 𝑘
𝑊2 −𝑊𝑐𝑏

1
= (142,837−90)(0,6−0,2) = 0,725
1+ 0,2−0,02
(250−142,837)(0,2−0,02) ln
0,03−0,02

+Độ chênh lệch nhiệt độ trong quá trình sấy:


∆𝑡 = ∆𝑡1 (1 − 𝑋 ) + ∆𝑡2 . 𝑋
=134,371(1-0,725) + 22,540.0,725 = 53,294o C (CT13.16/273[12])
 Xác định nhiệt lượng VLS nhận được Q:
Q = W(2500+1,842.t2-4,186.tv2) + CpG2(tv2-tv1)
=146,907.(2500 + 1,842.90-4,186.50) + 1,5.103.903.(88,056-50)
=366805,306 (kJ/h)
Xác định hệ số trao đổi nhiệt thể tích 𝜶𝒗 :
+ V𝒌𝟏 = 4,640. 10−3 (0,621 + 𝑑1 )(𝑡1 + 273)
=4,640.10-3(0,621+0,02)(250+273)
=1,556 m3/kgkk
+ V𝒌𝟐 = 4,640. 10−3 (0,621 + 𝑑2 )(𝑡2 + 273)
=4,640.10-3(0,621+0,073)(90+273)
=1,769 m3/kgkk
0,5(𝑣𝑘1 +𝑣𝑘2 ).𝐿 0,5(1,556+1,169).2756,483
⇒𝑤= = =0,337 m/s
3600.𝐹 3600.3,14
2
1.𝑑𝑟 2 (𝑓.𝑓𝑘 ).9 (4,45.10−5 ) (1050−0,779).9,81
𝑤𝑐𝑏 = = = 0,045
18.𝑣𝑘. 𝑓𝑘 18.32,49.10−6 .0,779

𝜆𝑘 𝐺𝑘 1 1,6 1
⇒ 𝛼𝑣 = 6,615. 10−3 . .( ) .( )0,8
𝑓. 𝐹 𝑑𝑟 𝑤 + 𝑤∞
0,0378.43,5 1 1
= 6,615. 10−3 . .( −5
)1,6
. ( )0,8
6.3,14 4,45. 10 0,037 + 0,045
= 509,54

20
Đồ án quá trình và thiết bị công nghệ hóa SVTH: Võ Quốc Qui

366805,306
→𝑉= = 13,508 𝑚3
509,54𝑥53,294
4𝑉 4.13,508
H= = = 4,302𝑚
𝜋.𝐷 2 3,14.22

Chọn H = 4,3m
𝐻 4,3
Thời gian sấy 𝜏 = = = 11,257(𝑠)
𝑤𝑐𝑏 +𝑤 0,337+0,045

4.4 Tính bền cho thiết bị sấy


4.4.1 Thân thiết bị
Vì tháp hoạt động ở áp suất thường nên ta thiết kế thân hình trụ bằng phương
pháp hàn giáp mối
Để đảm bảo chất lượng của sản phẩm và khả năng ăn mòn của các tác nhân
nhiệt ẩm với thiết bị, ta chọn vật liệu chế tạp thân tháp là thép không gỉ X18H10T
Các thông số của thép X18H10T (tra bảg XII.4/310[2])
Khối lượng riêng : 𝜌=7,900kg/m3
Hệ số dẫn nhiệt : 𝜆=16.3 W/m.k
Giới hạn bền kéo : 𝜎𝑘 =540x106 N/mm2
Giới hạn bền chảy : 𝜎𝑐 =220x106 N/mm2
Hệ số bền mối hàn 𝜑ℎ : chọn hàn tự động dưới lớp thuốc, hàn giáp mối, 2 phía.
Với đường kính D≥ 700𝑚𝑚, chọn 𝜑ℎ = 0.95.
Hệ số hiệu chỉnh 𝜂: thiết bị thuộc nhóm 2, loại II, chọn 𝜂 = 1
 Ứng suất cho giới hạn bền:
𝜎𝑘 540.106
[𝜎𝑘 ] = 𝜂 = 1. = 208. 106 [N/m2] (VIII.1/355[12])
𝑛𝑘 2,6

 Ứng suất cho phép giới hạn chảy:


𝜎𝑐 220.106
[𝜎𝑐 ] = 𝜂 = 1. = 147. 106 [N/m2] (VIII.2/355[12])
𝑛𝑐 1,5

Ta lấy giá trị bé hơn trong hai kết qủa vừa tính toán đươc của ứng suất để tính toán
tiếp.
[𝜎𝑐 ] 147.106
Vì: 𝜑ℎ = . 0,95 = 1424 > 50
𝑃 9,81.104

21
Đồ án quá trình và thiết bị công nghệ hóa SVTH: Võ Quốc Qui

Do đó bề dày tối thiểu của thùng được xác định theo công thức (VIII.8/360[2])
𝐷𝑡 𝑃 2.9,81.104
S= +𝐶 = + 𝐶 = 7,025. 10−4 [𝑚] + 𝐶
2[𝜎]𝜑ℎ 2.147.106 .0,95

Trong đó:
Dt: đường kính trong của thiết bị [m]
𝜑ℎ : hệ số bền mối hàn
C: số bổ xung do ăn mòn, bào mòn và dung sai về chiều dày [m]
P: Áp xuất trong thiết bị [N/m2]
Các hệ số bổ xung kích thước:
C= C1 + C2 + C3
Trong đó
C1: hệ số bổ xung do ăn mòn hóa học của môi trường. Chọn C1=2,5mm
C2: hệ số bổ sung do bào mòn cơ học của môi trường. Do trong thiết bị không
có các hạt rắn chuyển động vỡi tốc độ lớn nên bỏ qua C2
C3: hệ số bổ sung do dung sai của chiều dày. Đối với thép X18H10T, chọn
Cc=0,18mm
⟹C= 0,25 + 0 + 0,18 = 2,68[mm]
Bề dày thực của tháp sấy:
S=0,7+C=0,7+2,68=3,38[mm]
⟹Chọn S = 4 [mm]
Kiểm tra bề dày tháp: (VIII.26/365[2])
[𝐷𝑡 +(𝑆−𝐶)].𝑝𝑜 𝜎𝑐 [2+(4−2,68).10−3 ]0,2.106 220.106
𝜎= ≤ = =160.106< = 183. 106
2(𝑆−𝐶)𝜑 1,2 2(4−2,68)10−3 .0,95 1,2

Trong đó:
po=pth+p1=0,2.106+0=0,2.106 [N/m2]
pth: áp suất thử thủy lực tra bảng XIII.5
p1: áp suất thủy tỉnh của nước
⟹ 𝑉ậ𝑦 𝑏ề 𝑑à𝑦 𝑡ℎá𝑝 𝑠ấ𝑦 là 4 mm

22
Đồ án quá trình và thiết bị công nghệ hóa SVTH: Võ Quốc Qui

4.4.2 Tính chọn đáy thiết bị :


Chọn đáy thiết bị sấy phun có dạng hình nón, đáy nón không gờ, làm bằng
thép X18H10T, và có cấu tạo như vỏ tháp, góc đáy bằng 900. Đường kính trong của
đáy là 2 m, dựa vào Dt tra các thông số của đáy theo [XIII.22,tr396].

Bảng 4-1 Thông số của đáy của thiết bị

Dt H chiều cao hình D đườngkính lỗ ở R


(mm) nón tâm đáy (mm)
(mm) S = 4(mm)
2000 1000 50 300

Chọn chiều dày đáy nón bằng chiều dày thiết bị S = 4mm.

4.4.3 Chọn nắp thiết bị:


Chọn thiết bị nắp phẳng có gờ có bề dày bằng bề dày gấp đôi thân thiết bị
S = 8mm, với đường kính Dt = 2000 mm, chiều cao gờ h = 50mm.

4.5 Tính kích thước các ống dẫn


Đường kính của các ống dẫn được tính một cách tổng quát theo (CTVI.41/74]:

4G
d=√
πvρ

Trong đó:
 G là lưu lượng khối lượng của lưu chất; kg/s
 v là vận tốc lưu chất; m/s
 ρ là khối lượng riêng của lưu chất; kg/m3
4.5.1 Ống nhập liệu
G1 = 250 (kg.h-1)
ρdd = 1050 (kg.m-3)

4 × 250
⇒d=√ = 0.013 (m)
3600 × 𝜋 × 0.5 × 1050

 Chọn dt = 20 mm, dn =30 mm

4.5.2 Ống tháo liệu


23
Đồ án quá trình và thiết bị công nghệ hóa SVTH: Võ Quốc Qui

G2 = 103.093 kg.h-1
Ρbột = 920 kg.m-3

4.103.093
⇒d=√ = 0,01 m
3600 × 𝜋 × 0.4 × 920

 Chọn dt = 50 mm, dn = 60 mm

4.5.3 Tính chọn tai treo cho thiết bị:


Khối lượng thép làm thân thiết bị:
M1 = πS. 𝐷𝑡. Hρ = 108.050 × 7.93 = 856.84(kg)
Khối lượng thép làm nắp thiết bị:
D2 22
M2 = V2 × ρ = π Sρ = 3.14 × × 4 × 7.93 = 99.6(kg)
4 4
Khối lượng thép ở đáy thiết bị: Đây là nón có gờ góc đáy bằng 90 0 , với
Dt=2000mm, S=4mm, hg=40mm, theo(3, tr394) ta được khối lượng đáy nón là:
M3 = 200 × 1.01 = 202(kg)
 khối lượng thiết bị là:
Mtb = 856.84 + 99.6 + 202 = 1158.41(kg)
Khối lượng khi thiết bị hoạt động ổn định:
M = Mtb + Mnhập liệu + Mkkk = 1158.41 + 250 + 3956.74 = 5365.15(kg)
 Tải trong cho một bệ đỡ:
P = Mg = 5365.15 × 9.81 = 52632.122N
 Chọn tai treo:
 Dự phòng chọn tải trọng là 6*104 N.
 Chọn vật liệu là thép CT3.
 Chọn thiết bị gồm 4 tai treo.
 Tải trọng ở mỗi tai treo 2.5*104N.

24
Đồ án quá trình và thiết bị công nghệ hóa SVTH: Võ Quốc Qui

Bảng 4-2 Thông số kỹ thuật của 1 tay treo:

Tên G.104 F.104 q.10-6 L B B1 H S l a d (kg)


gọi (N) m2 N.m-2

Tai
2.5 173 1.45 150 120 130 215 8 60 20 30 3.48
treo

 Chọn chân đỡ

Dự phòng tải trọng là 105 N.m-2


chọn vật liệu bề mặt đỡ là bêtông mác 90.

4.5.4 Tính cho mặt bích


c. Sơ lược về cấu tạo
Bu lông và bích được làm từ thép CT3.
Mặt bích ở đây được dùng để nối nắp và đáy của thiết bị với thân thiết bị. Chọn
bích rời bằng thép, kiểu 1 (bảng XIII.27, trang 417, ) Các thông số cơ bản của mặt
bích:
 Dt – đường kính gọi; mm
 D – đường kính ngoài của mặt bích; mm
 Db – đường kính vòng bu long; mm
 db – đường kính bu lông; mm
 Z – số lượng bu lông; cái
 h – chiều dày mặt bích; mm

Hình 4-1 Mối ghép bích

25
Đồ án quá trình và thiết bị công nghệ hóa SVTH: Võ Quốc Qui

d. Chọn mặt bích:


Nắp thiết bị và thân thiết bị được nối với nhau D = 2000 mm.
Đáy thiết bị và thân thiết bị được nối với nhau D = 2000 mm.
Áp suất tính toán của thân và nắp là 0,1 N.mm-2.
Áp suất tính toán của thân và đáy là 0,1 N.mm-2.
Chọn dự phòng áp suất trong thân là Py = 0,3 N.mm-2 để bích được kín thân.
Các thông số chọn bích được tra từ bảng (XIII.27, trang 420, []):

Bảng 4-3: Các kích thước cơ bản của mặt bích

Kích thước nối Kiểu bích


Py Dt Bu lông 1
D Db
db Z h δđệm
N/mm2 mm mm mm mm cái mm mm
0,3 2000 2141 2090 M20 44 28 5

4.5.5 Cửa quan sát:


Cửa quan sát làm bằng kính thủy tinh chịu nhiệt có đường kính D = 230 (mm).

4.6 Tính tổn thất nhiệt và cách nhiệt cho thiết bị


Tổn thất nhiệt do vật liệu sấy mang đi:
Qvl = G2.Cp.(t2-to)=103,093.1,5.(90-28)=9587,649 (kJ/h)
Tổn thất nhiệt ra ngoài môi trường:
Qmt=K.F.∆𝑡
Xác định K:
1
K= 1 𝛿 1
+ +
𝛼1 𝜆 𝛼2

Trong đó:
𝛼1 :hệ số cấp nhiệt từ trong lòng tháp đến thành thiết bị
𝛼2 :hệ số cấp nhiệt từ thành thiết bị ra môi trường bên ngoài
𝛿:chiều dày võ thiết bị
𝜆:hệ số dẫn nhiệt

26
Đồ án quá trình và thiết bị công nghệ hóa SVTH: Võ Quốc Qui

Xác định 𝜶𝟏 : gồm cấp nhiệt tự do và cưỡng bức.


 Chế độ chuyển động của không khí trong thiết bị:
𝑣𝑘 .𝐷 0,337.2
Re= = = 20744 >104 (V.36/13[11])
𝑣𝑘 32,49.10−6

⟹Chế độ chảy rối:


𝑡 +𝑡2 250+90
ttb= 1 = =170oC
2 2

 Hệ số cấp nhiệt trong lòng đến thành tháp do đối ưu lưỡng bức 𝛼′1 :
Nu = 0.018.Re0,8.𝜀1 (V.42/16[11])
Trong đó: 𝜀1 -hệ số hiệu chỉnh tính đến tỉ số giữa chiều dài và đường kính.
𝑅𝑒 > 104
𝐻 4,3 } −→ 𝜀1 = 1,4
= = 2.15
𝐷 2

⇒Nu = 0,18.207440,8.1,4 = 71,6


𝑁𝑢.𝜆𝑘 71,6.0,0378
𝛼1 , = = = 1,35
𝐷 2

 Hệ số cấp nhiệt trong lòng đến thành tháp do đối lưu tự do:
𝑔.𝐷 3 .(𝑡𝑡𝑏 −𝑡2) 0,25
Nu=0,47.Gr0,25=0,47[ ] (CT 1.29/24[])
𝑣𝑘 2 .𝑇𝑡𝑏

9,81.23 (170−90)
=0,47[(32,49.106 )2 ]0,25=160
.(127,5+273)
𝑁𝑢.𝜆 160.0,0378
 𝛼”1= = = 3,204
𝐷 2

 Hệ số cấp nhiệt tổng quát từ lòng tới thành tháp là:


𝛼1 = 𝑘 (𝛼 ′ 1 + 𝛼"1 ) = 1,25(1,35 + 3,024) = 5,468
K: hệ số tính đến độ nhám.
 Xác định 𝜶2:gồm cấp nhiệt từ do và bức xạ nhiệt
𝛼2 = 𝛼′2 + 𝛼"2
+ Nhiệt độ thành ngoài tháp sấy tn=70oC
+ Nhiệt độ ngoài trời tk=28oC
𝑡 +𝑡𝑘 70+28
ttb= 𝑛 = = 49oC
2 2

Ở nhiệt độ này, ta có: 𝜆=2,83.10-2 (W/mk): hệ số dẫn nhiệt không khí


v=17,95.10-6 (m2/s): Độ nhớt không khí.

27
Đồ án quá trình và thiết bị công nghệ hóa SVTH: Võ Quốc Qui

 Hệ số cấp nhiệt do đối lưu tự nhiên được tính 𝛼′2 :


𝑔.𝐷 3 .(𝑡𝑇𝐵 −𝑡𝑘) 0,25
Nu= 0,47.Gr0,25= 0,47.[ ]
𝑣𝑘 2 .𝑇𝑇𝐵

9,81.23 (49−28)
=0,47[(16,7106 )2 ]0,25=95,63
.(49+273)

𝑁𝑢.𝜆 95,63.2,82.10−2
𝛼′2 = = = 1,35 [𝑊/m2]
𝐷 2

 Hệ số cấp nhiệt do bức xạ 𝛼"2 :


𝑇 4 𝑇 4
𝜀.𝐶𝑜 [( 1 ) −( 2 ) ]
100 100
𝛼"2 = (V.135/41[2])
𝑇1 −𝑇2

Trong đó:
𝜀=0,8: độ đen của vỏ tháp bằng thép
Co=5,7: hệ số cấp nhiệt của vật đen tuyệt đối
t1= tn+273 =170+273=343 oC
t2= tk +273 =28+273=301oC
343 4 301 4
0,8−5,7[( ) −( ) ]
100 100
⟹ 𝛼"2 = =6,116 [W/m2độ]
343−301

 Hệ số cấp nhiệt tổng quát từ thành tháp đến không khí:


𝛼2 = 𝛼′2 + 𝛼"2 =1,35+6,116=7,466 [W/m2độ]
- Chọn vật liệu cách nhiệt cho tháp là bông thủy tinh, hệ số dẫn điện là 𝜆2=0,0372
(W/m độ).
- Bề dày thiết bị là 𝛿 1=5(mm)
- Bề dày lớp vỏ bảo vệ là 𝛿 3=1(mm), làm bằng vật liệu thep không gỉ X18H10T
có 𝜆1= 𝜆3=16,3(W/m.độ).
-Bề dày lớp cách nhiệt là : 𝛿 2
 Lượng nhiệt truyền từ trong tháp do cấp nhiệt là:
q = π.D1.α1(ttb-t2) = 3,14.2.5,468. (170-90) =2747,123 [W/m]
Mặc khác:
𝜆2
q= .π .Dn (tw2-tw3)
𝛿2
𝑞×𝛿2
Dn =
𝜋×𝜆2×(tw2−tw3)

28
Đồ án quá trình và thiết bị công nghệ hóa SVTH: Võ Quốc Qui

Trong đó:
tw2,tw3: nhiệt độ bên trong và bên ngoài thành thiết bị xem tw1~tw2=170oC
tw3,tw4: nhiệt độ bên trong và bên ngoài của lớp vỏ bảo vệ xem tw3~tw4=70oC
Dn:đường kính trung bình của thiết bị khi kể cả lớp cách nhiệt và lớp vỏ bảo vệ
Dn= Dt + 2.( 𝛿 1+ 𝛿 2+ 𝛿 3) = 2+2(5+ 𝛿 2+1)10-3 = 2,012+2 𝛿 2[m]
Thay vào tính được 𝛿 2=8,6.10-3[m]=8,6[m]
Chọn 𝛿 2=10[mm]
- Hệ số truyền nhiệt tổng quát từ trong lòng thiết bị ra môi trường xung quanh
là:
1 1
K= =
1 1 δ + δ3 δ2 1 1 (5 + 1)10−3 0.01
+ + 1 + + + +
α1 α2 λ1 λ2 5,468 7,466 16.3 0.0372
= 1.71(W. m−2 . độ−1 )
- Chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa môi trường trong thiết bị và môi trường
xung quanh:
∆t1 = t1 − t n = 250 − 70 = 1800 C

∆t 2 = t tb − t k = 170 − 28 = 1420 C

∆t1 − ∆t 2 180 − 142


∆t = = = 160,250 C
∆t1 180
ln ln
∆t 2 142

- Diện tích trao đổi nhiệt với bề mặt xung quanh:


πD2t 3.14 × 22
F = πDt H + = 3.14 × 2 × 4,3 + = 28,763 (m2 )
4 4
- Tổn thất nhiệt ra môi trường:
Q mt = KF∆t = 1.71 × 28,763 × 160,25 = 28374,671 (kJ. h−1 )

Q mt 28374,671
=> qmt = = = 193.147(kJ. kg −1 )
W 146,907

- Nhiệt lượng tiêu hao:


q = l0 (I1 − I0 ) = 18.868(310,21 − 79.144) = 4359,753(kJ. kgkkk −1 )

29
Đồ án quá trình và thiết bị công nghệ hóa SVTH: Võ Quốc Qui

- Nhiệt lượng có ích:


q1 = r + cph t 2 − ca t vl
= 2500 + 1.842 × 90 − 4,186 × 50 = 2456.48 (kJ. kgẩm−1 )
- Tổn thất nhiệt do tác nhân sấy mang đi:
q2 = l0 Cdx(0) (t 2 − t 0 ) = 18.868 × 1.041(90 − 28)
= 1217,778(kJ. kgẩm−1 )
- Tổn thất do VLS :
Q vl 9587.649
qvl = = = 65.263(kJ. kgẩm−1 )
W 146.907

30
CHƯƠNG 5: TÍNH TOÁN THIẾT BỊ PHỤ
5.1 Tính calorifer
 Các thông số ban đầu:
- Các thông số của không khí:
Lượng không khí đi trong thiết bị:
G2′ = L0 = 2756,483 (kg. h−1 ) = 0,766 (kg. s −1 )
Nhiệt độ không khí ban bầu là t0=280C vào calorifer được gia nhiệt đến t”f2
= 2700C (xem tổn thất nhiệt từ calorifer đến tháp là 200C).
Chọn loại ống thép dùng làm ống truyền nhiệt có hệ số dẫn nhiệt λ = 50,2
đường kính ống d2/d1 =40/34 mm. Ống được đặt song song; bước ống: S1 = S2 =
1,5d2.
- Khói lò:
Khói lò cho đi trong ống thép với vận tốc là ω1 = 6 m/s; không khí đi ngoài
ống thép với vận tốc là: ω2 = 3 m.s-1.
Lưu lượng: G1′ = 1(kg.s-1)
Nhiệt độ: t ′f1 = 40000 C
Nhiệt độ trung bình của không khí:
t f2 = 0.5(t ′′f2 + t ′f2 ) = 0.5(270 + 28) = 1490 C
Từ nhiệt độ tf2 tra bảng thông số vật lý ta có:
Khối lượng riêng 𝜌𝑓2 = 0.835 (kg.m-3)
Độ nhớt động: 𝑣𝑓2 = 28.945 × 10−6 (m2.s-1).
Hệ số dẫn nhiệt: 𝜆𝑓2 = 3.565 × 10−2 (W.m-1.độ-1).
Nhiệt dung riêng: 𝑐𝑝𝑓2 = 1.015(kJ.kg-1.độ-1).
Chuẩn số Prandl của không khí: Pr1=0.683.
 Nhiệt lượng mà không khí nhận được:
Q 2 = G2′ cp (t ′′f2 − t ′f2 ) = 0.766 × 1.015(270 − 28) = 188.153(kJ)
Để xác định gần đúng nhiệt độ trung bình của khói lò sau khi trao đổi nhiệt với
không khí giả sử nhiệt độ của nó là tf1 = 3500C sau đó tính lặp kiểm tra lại.
Ở nhiệt độ tf1 = 3500C ta có : Cp1 = 1.059(KJ.Kg-1.độ-1).
31
Từ phương trình truyền nhiệt ta có nhiệt lượng mà khói lò truyền cho không khí là:
Q1 = G1′ cp1 (t ′f1 − t ′′f1 )
Bỏ qua tổn thất nhiệt thì lượng nhiệt này đúng bằng nhiệt lượng mà không khí nhận
được Q2, do vậy ta có:
Q2 188.153
t ′′f1 = t ′f1 − ′ = 350 − = 222,330 C
G1 cp1 1 × 1.059
Nhiệt độ trung bình của khói lò được tính lại như sau :
t ′f1 + t ′′f1 350 + 222.33
= = 311.1650 C
2 2
Vì vậy chọn nhiệt độ trung bình của khói lò là 3500C là hợp lý.
Vậy ta dùng tf1 = 3500C để chọn các thông số vật lý của khói lò, tra bảng ta có:
 Khối lượng riêng của khói lò: ρ1 = 0,566 (kg.m-3).
 Nhiệt dung riêng của khói lò: cp1 = 1,059 (KJ.Kg-1.độ-1).
 Hệ số dẫn nhiệt của khói lò: λf1 = 4.91*10-2 (W.m-1.độ-1).
 Độ nhớt động học của khói lò : υf1 =55,46*10-6 (m2.s-1).
 Chuẩn số Prandl của khói lò: Pr1 = 0,676.
Chuẩn số Reynolds của khói lò được tính theo công thức sau:
w1 d 6 × 0.034
Re = = = 3768.327
vf1 55.46 × 10−6
Với giá trị của chuẩn số Re trên tra bảng ta có :
Nu
= 10
Pr10.43
=> Nu = 8.45
Từ đây ta tính được hệ số cấp nhiệt về phía khói lò:
αf1 d1
Nu =
λf1
Nu × λf1 8.45 × 4.91 × 10−2
αf1 = = = 12.2(W. m−2 . độ−1 )
d1 0.034
Về phía không khí ( bên ngoài ống):
w 2 d2 3 × 0.04
Ref2 = = = 4145.79 > 103
vf2 28.945 × 10−6

32
Không khí đi trong calorifer theo phương vuông góc vói chùm ống trong trường hợp
này thì chuẩn số Nu được tính theo công thức sau:
Nu = 0.41Re0.6 0.35
f2 Pr1 = 0.41 × 4145.790.6 × 0.6760.35 = 52.946
Từ đây ta tính được hệ số cấp nhiệt phía không khí đi ngoài ống :
αf2 d2 Nuλf2 52.946 × 3.565 × 10−2
Nu = => αf2 = = = 50.088(W. m2 . độ−1 )
λf2 d2 0.04
Hệ số truyền nhiệt tổng quát cho calorifer :
1 1
K= = −3 9.904(W. m−2 . độ−1 )
1 1 δ 1 1 6 × 10
+ +
αf1 αf2 λ 12.2 + 50.088 + 50.2
Độ chênh lệch nhiệt độ trung bình logarit:
Trong calorifer dòng không khí và dòng khói lò trao đổi nhiệt giao dòng với nhau
một cách hỗn độn do trong calorifer có nhiều tấm ngăn làm đổi hướng của dòng không khí
phía ngoài ống . Lúc này chênh lệch nhiệt độ trung bình sẽ lớn hơn trường hợp xuôi chiều
nhưng nhỏ hơn trường hợp ngược chiều và được tính theo công thức sau:
∆t = ∆t ng ε
Trong đó :
∆t ng = t f1 − t f2 = 350 − 149 = 2010 C
ε : hệ số hiệu chỉnh, để tính được ε ta cần tính , (V.11/5 [11]):
t ′f1 − t ′′f1 400 − 222.33
R = ′′ = = 0.734
t f2 − t ′f2 270 − 28
t ′′f2 − t ′f2 270 − 28
P= ′ = = 0.651
t f1 − t ′f2 400 − 28
Từ hai thông số trên dựa vào đồ thị thực nghiệm (V.7/8[11]) ta tra được: ε=0,83
Thay vào ta có :
∆t = 201 × 0.83 = 166.830 C
Tổng diện tích bề mặt trao đổi nhiệt :
Q2 188.153 × 103
F= = = 113,874 (m2 )
K∆t 9.904 × 166.83
Diện tích mặt ngoài của một ống là :
F1ống = 2πdtb L = 2 × 3.14 × 0.5(0.04 + 0.034) × 2 = 0.465(m2 )
Trong đó L là chiều dài của thiết bị, chọn sơ bộ L = 2 m
33
Tổng số ống cần cho thiết bị truyền nhiệt là:
F 113.874
n= = = 245(ống)
F1ống 0.465
Bố trí số ống trong 1 dãy bằng số dãy, nên số dãy là:

4 4
m = √1 + (𝑛 − 1 ) = √1 + (245 − 1) = 18
3 3

Khoảng cách giữa ống ngoài cùng đến Calorifer là : a=0.01

Bước ống:
𝑠 = 1.5𝑑𝑡𝑏 = 1.5 × 0.5 × (0.04 + 0.034) = 0.055(m)
. Chiều rộng thiết bị:
𝐵 = s(m − 1) + 2a = 0.055(18 − 1) + 2 × 0.01 = 0.955(m)
. Chiều cao thiết bị :𝐴 = 𝐵 = 1(m).

 Lượng nhiên liệu tiêu tốn:


Lưu lượng không khí khô cần thiết cho quá trình sấy : G2’= 2756.483 (kg.h-1).
Nhiên liệu dùng để đốt là dầu FO có thành phần chủ yếu là các paraffin từ C14 – C17.

Bảng 5-1 Thành phần nguyên tố trong dấu FO

Nguyên tố C H O N S A W

Phần trăm 82.98 12.38 0.74 1.12 2.77 0.00 0.01

Lượng không khí khô cần thiết để đốt cháy 1 kg nhiên liệu là, (CT 2.5/83[9]):

L0 = 0.115C + 0.346H + 0.043(S − O)


= 0.115 × 82.98 + 0.346 × 12.38 + 0.043(2.77 − 0.74)
= 13.9(kgkkk. kg nhiên liệu−1 )

- Theo công thức Mendeleep, nhiệt trị cao của dầu FO, (CT 2.3/83[9]):

Q c = 339C + 1256H − 109(O − S)

= 339 × 82.98 + 1256 × 12.38 − 109(0.74 − 2.77) = 43900(kJ. kg −1 )

34
Sau khi cháy với dầu trở thành khói lò nó được dẫn vào buồng hoà trộn với không
khí ban đầu để có nhiệt độ mong muốn. Quá trình này được đặc trưng bởi hệ số dư của
không khí, (CT 2.6/85[9]) :

Q c ηbd + Cnl t nl − (9H + W)ha − (1 − (9H + A + W))Cpk t k


α=
L0 (d0 (ha − ha0 ) + Cpk (t k − t 0 ))

Trong đó :

 Ηbd: Hiệu suất của buồng đốt (ηbd = 0,9 ).


 Qc: Nhiệt trị cao của nhiên liệu.
 Cnl,tnl : Nhiệt dung riêng và nhiệt độ của nhiên liệu.
 Cpk,tk: Nhiệt dung riêng và nhiệt độ của khói lò (Cpk = 1,182 KJ/kg.độ).
 ha, ha0: Enthanpi của hơi nước chứa trong khói lò sau buồng hoà trộn và
enthanpi của không khí ngoài trời (ha =3478 kJ.kg-1,
ha0 = 2552kJ.kg-1).
 d0, t0 : Hàm ẩm và nhiệt độ ban đầu của không khí (d0 = 0.02 kg.kg kkk-1).
 W: Lượng hơi nước có trong nhiên liệu.
 A: Hàm lượng có trong nhiên liệu.
Thay vào ta tính được:

43900 × 0.9 + 1.27 × 28 − (9 × 0.1238 + 10−4 )3478 − (1 − (9 × 0.1238 + 10−4 ))1.0182 × 400
α= = 5.609
13.9(0.02(3478 − 2552) + 1.182(400 − 28))

- Lượng không khí khô sau buồng hoà trộn cần thiết là, (CT 3.8/85[17]):

Lk = 1 + αL0 − (9H + W + A) = 1 + 9.23 × 5.609 − (9 × 0.1238 + 10−4 )


= 77.851(kgkkk. kgnhiên liệu−1 )

- Lượng nhiên liệu tiêu tốn :

G2′ 2756.483
B= = = 35.407(kg. h−1 )
Lk 77.851

Thể tích nhiên liệu tiêu tốn cho quá trình sấy là:

B 35.407
Vd = = = 38.385(l. h−1 )
ρd 0.92

35
5.2 Tính và chọn cyclon lắng
Hệ bụi là dòng không khí có nhiệt độ khoảng 900C chứa các hạt mịn của sản phẩm
sấy phun với kích thước bé nhất khoảng 44.5 µm. Lưu lượng khí L = 2756.483(kg.h-1),
(188-189/[7]).
− Khối lượng riêng của khí:
273
ρ = 1.293 = 0.973(kg. m−3 )
273 + 90
− Lưu lượng khí vào cyclon:

L 2756.483
Vs = = = 0.787(m3 . s −1 )
ρ3600 0.973 × 3600

∆𝑃/𝜌𝑘 = 740
Chọn cyclon của viện NIOGAS:  {
𝜉 = 100

− Tốc độ quy ước:

2. Δ𝑃 2.740
𝑉𝑝′ = √ = √ = 3.8 (𝑚. 𝑠 −1 )
𝜉. 𝜌𝑘 100

- Đường kính của cylon được tính theo công thức:

4. 𝑉𝑠 4.0.787
D=√ = √ = 0.5(m)
π𝑉𝑝′ 3.14 × 3,8

Chọn cyclon theo catalogue của hãng NIOGAS với đường kính D = 0.5m theo bảng
( 4.1 /188[7]).

Bảng 5-2 Các kích thước cơ bản của cyclon

Đường Chiều rộng Chiều cao Đường kính Chiều cao Chiều cao
kính cửa vào cửa vào ống tâm võ trụ nón

D(m) b=0.21D h=0.66D d0=0.58D H1=1.6D H2=2D

0.5 0.105 0.33 0.29 0.8 1

36
− Trở lực của cyclon:

ξvq′ 2 ρ 100 × 3.82 × 0.973


∆P = = = 702.506(N. m−2 )
2 2
Với: ξ là hệ số trợ lực tra bảng ta được ξ=100.

5.3 Tính và chọn quạt hút:


Chọn ống dẫn không khí có đường kính ∅= 300mm

 Trở lực từ quạt đến calorifer:

Chọn khoảng cách từ quạt đến calorifer là: 1m.

4L0 4 × 2756.483
w= 2
= = 12.78(m. s −1 )
ρπ∅ 1.177 × 3.14 × 0.32 × 3600

w×∅ 12.78 × 0.3


Re = = = 24.4 × 104
v 15.72 × 10−6
Vì Re > 104 nên đây là chế độ chảy rối.
8⁄ 8⁄
∅ 7 0.3 7
Regh = 6 ( ) = 6( ) = 8978 (CT II. 60/378/[6])
ε 0.5×10−3

(chọn ống thép, ε=0,5mm: độ nhám tuyệt đối).


9⁄ 9⁄8
∅ 8 0.3
Ren = 220 ( ) = 220 ( −3
) = 29.37 × 104 , (CT II. 62/379/[6]).
ε 0.5×10

Ta thấy:Regh < Re < Ren nên hệ số ma sát được tính theo công thức, (CT II.
64/380/[6]:
0.25
𝜀 100 0.25 0.5 × 10−3 100
𝜆 = 0.1 (1.46 + ) = 0.1 (1.46 + ) = 0.023
∅ 𝑅𝑒 0.3 24.4 × 104

- Trở lực từ quạt đến calorifer là:

𝑙 𝑤2 1 12.782
∆𝑃1 = 𝜆 𝜌 = 0.023 1.177 = 7.37(N. m−2 )
∅ 2 0.3 2

 Trở lực trong calorifer:


− Nhiệt độ trung bình của dòng khí trong calorifer:
200 + 27
∆t tb = = 113.50 C
2
37
− Vận tốc không khí trong calorifer:
L0 2756.483
w= = = 2.9(m. s −1 )
ρF 0.9124 × 0.4 × 3600

Trong đó :
𝐹 = 𝐹1 − 𝐹2 = 0.8 × 2 − 15(2 × 0.04) = 0.4(m2 )
F1 : Diện tích bề mặt truyền nhiệt .
F2 : Diện tích chiếm chỗ của các ống truyền nhiệt.
− Chuẩn số Reynol:
wl 2.9 × 2
Re = = = 23.43 × 104
v 24.754 × 10−6
− Do ống sắp theo kiểu song song nên:

s −0.23 −0.26 0.055 −0.23


ξ = (6 + 9m) ( ) Re = (6 + 9 × 15) ( ) (23.43 × 10−3 )−0.26
d 0.04
= 5.26
Với: s: là khoảng cách các ống theo phương cắt ngang của ống dòng chuyển động
(theo chiều rộng của dòng).
m: là số dãy chùm theo phương chuyển động (m = 15)
d: đường kính ngoài của ống : d = 0,04m
− Vậy trở lực do calorifer:
w2 2.92
∆P2 = ξρ = 5.26 × 0.9124 × = 20.18(m. s −1 )
2 2
 Trở lực từ calorifer đến buồng sấy:

− Vận tốc không khí trong ống dẫn


4Gk 4 × 2756.483
w= = = 20.17(m. s −1 )
ρπ∅2 0.746 × 3.14 × 0.32 × 3600
w∅ 20.17 × 0.3
Re = = = 17.36 × 104
v 34.85 × 10−6
− Ta thấy: Regh < Re < Ren, nên hệ số ma sát được tính theo công thức:
0.25
ε 100 0.25 0.5 × 10−3 100
λ = 0.1 (1.46 + ) = 0.1 (1.46 + ) = 0.0234
∅ Re 0.3 17.36 × 104

38
− Trở lực:
l w2 15 20.172
∆P3 = λ ρ = 0.0234 × 0.746 = 177.5(N. m−2 )
∅ 2 0.3 2
 Trở lực trong thiết bị sấy:

16 16
λ= = = 1.43
Re0.2 (17.36 × 104 )0.2
l w2 3 0.742
∆P4 = λ ρ = 1.43 0.779 = 0.61(N. m−2 )
∅ 2 1.5 2
 Trở lực đột thu mở vào và ra thiết bị:
− Tiết diện của ống:
π∅2 3.14 × 0.32
F= = = 0.071(m2 )
4 4
− Tiết diện của tháp sấy:
πD2 3.14 × 1.62
F1 = = = 2.01(m2 )
4 4
Ta có: F⁄F1 = 0.035 từ đây tra bảng ta có ε = 0.75.
− Xem trở lực đột thu bằng trở lực đột mở; vậy tổng trở lực đột thu và đột mở được
tính theo biểu thức sau:
w2 20.172
∆P5 = 2ε ρ = 2 × 0.75 × 0.746 = 227.62(N. m−2 )
2 2
 Vậy tổng trở lực là:

HP = ∑ ∆P = ∆P + ∆P1 + ∆P2 + ∆P3 + ∆P4 + ∆P5 = 635.28(g)

= 64.75(mmH2 O)
− Áp suất quạt trong điều kiện thực tế:
273 + t 760 ρk 273 + 180 0.779
H = HP = 64.75 × = 65.81(mmH2 O)
293 B ρ 293 1.185
Trong đó:
t: nhiệt độ làm việc của khí
ρ : khối lượng riêng của khí ở điều kiện tiêu chuẩn
ρk : khối lượng riêng của khí ở điều kiện làm việc
B: áp suất tại nơi đặt quạt ( B = 760mmHg).

39
− Công suất của quạt được tính theo công thức:
gG1′ HP 9.81 × 1.945 × 65.81
N= = = 1.79(kW)
η1000 0.7 × 1000
Trong đó: G1’=1.945 (kg.s-1)
𝜂=0.7, hiệu suất chung.
HP: cột áp toàn phần của quạt.
Trong hệ thống dùng 2 quạt mắc nối tiếp như vậy công suất của mỗi quạt là 0.9KW.
Một quạt đặt trước calorifer đẩy không khí vào calorifer còn một quạt đặt sau cyclon
hút không khí khỏi thiết bị sấy. Công suất của động cơ mỗi quạt:
Nđc = βN = 1.1 × 0.9 = 1(kW)
Với: N = 0.9 chọn hệ số dự trữ β = 1,1.

5.4 Tính và động cơ điện:


250
N = 1.91 × 10−3 × 𝐺1 × 𝜔 = 1.91 × 10−3 × × 188.5 = 0.025 (𝐾𝑊)
3600
Trong đó:
G1: là lưu lượng thể tích [kg.s-1]
𝜔 : tốc độ quay của đĩa [m.s-1]
Tốc độ đĩa quay n = 18000 vòng.phút-1, đường kính đĩa dd = 0.2 m
𝑛 18000
 𝜔 = 3.14. 𝑑𝑑 . = 3.14 × 0.2 × = 188.5 (𝑚. 𝑠1 )
60 60

40
KẾT LUẬN

Sau một thời gian tìm tòi nghiên cứu về đề tài sấy vật liệu đặc biệt là sấy phun cà phê
bột hoà tan em có một vài nhận xét về ưu, nhược điểm của công nghệ này như sau:
 Về mặt ưu điểm:

- Công nghệ này có thể sấy được các loại vật liệu dạng dung dịch, dạng huyền phù
với thời gian sấy rất nhanh.
- Sản phẩm thu được ở dạng bột mịn, không cần nghiền, và chất lượng hầu như không
bị biến đổi nhiều đổi sau với ban đầu.
- Thiết bị này có thể dễ dàng tự động hoá, điều khiển bằng máy tính

 Về khuyết điểm:

- Chi phí năng lượng cho quá trình sấy lớn.

- Thiết bị khó gia công, khó chế tạo đặc biệt là cơ cấu đĩa phun ly tâm. Quá trình sấy
diễn ra trong buồng sấy với chế độ phức tạp.
Hiện nay thiết bị sấy phun được sử dụng rất rộng rãi trong thực tế như sấy sản xuất
bột cam, bột đậu nành, sản xuất sữa bột…và đặc biệt là trong công nghệ sản xuất cà phê
hoà tan vì nó cho chất lượng sản phẩm cao và thời gian sấy ngắn mà các thiết bị khác không
đáp ứng được.
Qua tính toán thiết kế tuy kết quả chỉ mang ý nghĩa lý thuyết nhưng giúp em biết được
các bước cơ bản, các nguyên tắc, cách áp dụng công thức, tra bảng để tìm thông số, trong
việc thiết kế một thống sản xuất thực phẩm. Đây là một tiền đề quan trọng cho một kỹ sư
sau khi ra trường.
Sau một thời gian cố gắng tìm đọc, tra cứu tài liệu tham khảo, cùng với sự giúp đỡ tận
tình của cô hướng dẫn em đã hoàn thành nhiệm vụ thiết kế được giao. Đồ án thiết kế quá
trình thiết bị tuy đã hoàn thành, nhưng vẫn còn nhiều điểm thiếu soát, mong các thầy cô
nhận xét và hướng dẫn để bài của em được hoàn thiện hơn.

Một lần nữa em xin chân thành cám ơn sự hướng dẫn tận tình của tiến sĩ Ngô
Trương Ngọc Mai đã giúp em hoàn thành đồ án môn học này.

41
 Thông số:

Đơn vị Giá trị


Công suất thiết bị Kg/h 250
Nồng độ ban đầu nguyên liệu % 60
Đường kính tháp sấy mm 2000
Chiều cao tháp sấy mm 4300
Dày nắp mm 25
Đường kính nắp mm 2000
Đường kính đáy mm 2000
Chiều cao đáy mm 1000
Góc ở đáy độ 90
Nhiệt độ sấy 0
C 350
Nhiệt độ ra khỏi tháp 0
C 90
Độ ẩm sản phẩm sau khi sấy % 6

42
Đồ án quá trình và thiết bị công nghệ hóa SVTH: Võ Quốc Qui

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%A0_ph%C3%AA

2. https://www.puriocafe.com/tin-tuc/nhung-dieu-chua-biet/213-thanh-phan-
hoa-hoc-hat-cafe-nguyen-chat-khi-rang-se-thay-doi-nhu-the-
nao.html#.WG_ENHyg-00
3. http://www.slideshare.net/linhlinpine/cong-nge-say-phun-va-ung-dung-
trong-san-xuat-thucpham-do-an-thuc-pham
4. http://anadacoffee.vn/cac-phuong-phap-che-bien-ca-phe.html
5. Trần Xoa - Nguyễn Trọng Khuông - Hồ Lê Viên, Sổ tay quá trình và thiết bị
công nghệ hóa chất tập 1, Nhà XB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2006.
6. Trần Xoa - Nguyễn Trọng Khuông - Phạm Xuân Toản, Sổ tay quá trình và
thiết bị công nghệ hóa chất tập 2, Nhà XB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2006.
7. Trần Văn Phú, Tính toán và thiết kế hệ thống sấy, Nhà XB Giáo dục, Hà Nội,
2001.
8. Trần Văn Phú, Kỹ thuật sấy, Nhà XB Giáo dục, Hà Nội, 2008.
9. Hoàng Văn Chước, Kỹ thuật sấy, Nhà XB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội,
1999.
10. Hoàng Văn Chước, Thiết kế hệ thống thiết bị sấy, Nhà XB Khoa học và Kỹ
thuật, Hà Nội, 2006.
11. Nguyễn Văn Lụa, Kỹ thuật sấy vật liệu, Nhà XB Đại học Quốc gia, TP. Hồ
Chí Minh, 2006.
12. Nguyễn Văn May, Giáo trình kỹ thuật sấy nông sản thực phẩm, Nhà XB Khoa
học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2004.
13. Phạm Xuân Toản, Các quá trình thiết bị trong công nghệ hoá chất và thực
phẩm - Tập 3: Các quá trình và thiết bị truyền nhiệt, Nhà XB Khoa học và Kỹ thuật,
Hà Nội, 2008.
14. Võ Văn Bang – Vũ Bá Minh, Quá trình và thiết bị công nghệ hóa học và thực
phẩm – Tập 3 Truyền khối, Nhà XB Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh, 2004.
15. Phạm Văn Bôn -Vũ Bá Minh - Hoàng Minh Nam, Quá trình và thiết bị trong
công nghệ hoá học, Tập 10, Nhà XB Đại Học Bách Khoa, TP. Hồ Chí Minh, 2000.
16. Lê Văn Việt Mẫn, Công nghệ chế biến thực phẩm, Nhà XB Đại học Quốc
Gia, TP. Hồ Chí Minh, 2009.
17. Bộ môn Máy và Thiết bị, Bảng tra cứu Quá trình cơ học – Truyền nhiệt –
Truyền khối, NXB ĐHQG TPHCM, 2009.
18. Hồ Lê Viên, Tính toán, thiết kế các chi tiết thiết bị hóa chất và dầu khí, NXB
Khoa học và Kỹ thuật, 2006.
19. Lê Nguyễn Đoan Duy - Lê Mỹ Hồng, Giáo trình công nghệ thực phẩm truyền
thống, Nhà XB Đại Học Cần Thơ, 2012.
43

You might also like