You are on page 1of 72

KHOA CƠ KHÍ – CÔNG NGHỆ

==========

ĐỒ ÁN THIẾT BỊ
Tên đề tài:
THIẾT KẾ HỆ THỐNG THIẾT BỊ SẤY BĂNG TẢI ĐỂ SẤY KHOAI TÂY
CẮT LÁT VỚI NĂNG SUẤT 300KG NGUYÊN LIỆU/ GIỜ

Giáo viên hướng dẫn : TS. Võ Văn Quốc Bảo


Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Thùy Dương
Lớp : CNTP 51A

Huế, 6/2020
TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM HUẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM
KHOA CƠ KHÍ – CÔNG NGHỆ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN THIẾT BỊ
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Thùy Dương
Lớp: CNTP51A
Ngành học: Công nghệ thực phẩm
1. Tên đề tài: “Thiết kế hệ thống thiết bị sấy băng tải để sấy khoai tây cắt
lát với năng suất 400kg nguyên liệu/ giờ”
2. Số liệu ban đầu:
- Năng suất ban đầu: G1 = 300kg/h
- Độ ẩm đầu: w1 = 80%
- Độ ẩm cuối cùng: w2 = 7%
- Nhiệt độ tác nhân sấy vào: t1 = 75oC
- Nhiệt độ tác nhân sấy ra: t2 = 35oC
3. Nội dung các phần thuyết minh và tính toán:
- Đặt vấn đề
- Mục lục
- Chương 1. Tổng quan về nguyên liệu và phương pháp sấy
- Chương 2. Cân bằng vật liệu
- Chương 3. Cân bằng nhiệt lượng và tính toán thiết bị chính
- Chương 4. Tính toán thiết bị phụ
- Kết luận
- Tài liệu tham khảo
- Phụ lục
4. Các Bản vẽ:
- 1 bản vẽ hệ thống thiết bị. Khổ A3 đính kèm trong bản thuyết minh.
- 1 bản vẽ hệ thống thiết bị. Khổ A1
5. Ngày giao nhiệm vụ :
6. Ngày hoàn thành nhiệm vụ:
7. Ngày bảo vệ :
Thông qua bộ môn
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Huế, ngày … tháng … năm 2020 (Ký, ghi rõ họ tên)
TRƯỞNG BỘ MÔN
(Ký, ghi rõ họ tên)
T.S Võ Văn Quốc Bảo
MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................1


PHẦN 1. TỔNG QUAN......................................................................................2
1.1. Tổng quan về nguyên liệu:.............................................................................2
1.1.1. Nguồn gốc lịch sử: [7].................................................................................2
1.1.2. Điều kiện thích nghi, phân loại:..................................................................2
1.1.3. Thành phần dinh dưỡng và công dụng:.......................................................5
1.1.4. Mục đích sấy khoai tây:...............................................................................8
1.1.5. Chỉ tiêu chất lượng của nguyên liệu:...........................................................9
1.1.6. Chỉ tiêu chất lượng sản phẩm:.....................................................................9
1.2. Tổng quan về phương pháp sấy:..................................................................10
1.2.1. Định nghĩa:................................................................................................10
1.2.2. Mục đích:...................................................................................................10
1.2.3. Bản chất của quá trình sấy:........................................................................10
1.2.4. Phân loại quá trình sấy:.............................................................................10
1.2.5. Tác nhân sấy:.............................................................................................12
1.2.6. Thiết bị sấy:...............................................................................................13
1.2.7. Một số loại tác nhân sấy thường gặp:........................................................13
1.3. Lựa chọn phương án sấy:.............................................................................14
1.3.1. Lựa chọn phương thức sấy:.......................................................................14
1.3.2. Giới thiệu thiết bị sấy băng tải:.................................................................14
1.4. Thuyết minh sơ đồ hệ thống sấy băng tải:....................................................15
1.4.1. Sơ đồ hệ thống sấy băng tải:......................................................................15
1.4.2. Thuyết minh sơ đồ:....................................................................................16
PHẦN 2 : TÍNH TOÁN CÂN BẰNG VẬT CHẤT........................................17
2.1. Xác định thông số của tác nhân sấy:............................................................17
2.1.1. Các thông số ban đầu:...............................................................................17
2.1.2. Các thông số tính toán cho tác nhân sấy...................................................17
2.2. Cân bằng vật liệu cho quá trình sấy:............................................................20
2.2.1. Cân bằng vật liệu cho vật liệu sấy:............................................................20
2.2.2. Cân bằng vật chất cho tác nhân sấy:..........................................................21
PHẦN 3: TÍNH TOÁN THIẾT BỊ CHÍNH VÀ CÂN BẰNG NHIỆT
LƯỢNG..............................................................................................................23
3.1. Tính toán thiết bị chính:...............................................................................23
3.1.1. Thể tích riêng của không khí sấy:.............................................................23
3.1.3. Chọn vật liệu và tính kích thước phòng sấy:.............................................25
3.1.4. Vận tốc chuyển động của không khí và chế độ chuyển động của không khí
trong phòng sấy:..................................................................................................28
3.1.5. Hiệu số nhiệt độ trung bình giữa tác nhân sấy và môi trường xung quanh:
.............................................................................................................................29
3.2. Tổn thất nhiệt lượng:....................................................................................29
3.2.1. Tổn thất qua tường:...................................................................................29
3.2.2. Tổn thất qua trần:......................................................................................35
3.2.3. Tổn thất qua nền:.......................................................................................35
3.2.4. Tổn thất qua cửa:.......................................................................................36
3.2.5. Tổn thất do vật liệu gây ra:........................................................................37
3.3. Các thông số của quá trình sấy thực:............................................................37
3.3.1. Không khí sau khi ra khỏi phòng sấy:.......................................................38
3.3.2. Không khí trước khi vào calorife và sau khi ra khỏi calorife:...................38
3.4. Phương trình cần bằng nhiệt lượng: qv=qr ..................................................39
3.4.1. Nhiệt lượng vào:........................................................................................39
3.4.2. Nhiệt lượng ra:..........................................................................................40
3.4.3.Lập bảng cân bằng nhiệt:............................................................................41
PHẦN 4: TÍNH TOÁN THIẾT BỊ PHỤ.........................................................43
4.1. Calorife:........................................................................................................43
4.1.1. Chọn kích thước ống truyền nhiệt:............................................................43
4.1.2. Tính toán:..................................................................................................45
4.1.3. Xác định bề mặt truyền nhiệt:...................................................................48
4.1.4. Tính kích thước calorife:...........................................................................49
4.2. Cyclon:.........................................................................................................50
4.2.1. Giới thiệu về cyclon:.................................................................................50
4.2.2. Tính toán:..................................................................................................50
4.3. Quạt:.............................................................................................................52
4.3.1. Giới thiệu về quạt:.....................................................................................52
4.3.2. Tính trở lực toàn bộ quá trình:..................................................................52
4.3.3. Tính công suất của quạt và chọn quạt:......................................................62
KẾT LUẬN........................................................................................................66
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................67
ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là một trong các nước có nền sản xuất nông nghiệp lâu đời trên
thế giới. Hiện nay, nông nghiệp vẫn còn chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu
kinh tế nước ta. Mặc dù vậy, ngành nông nghiệp vẫn chưa đạt hiệu quả tương
xứng với vị trí của nó trong nền kinh tế. Nguyên nhân chủ yếu là do các khâu
thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản tại Việt nam hiện nay được thực hiện
chưa khoa học. Điều đó làm giảm giá trị các sản phẩm khi đưa ra thị trường tiêu
thụ. Vì vậy, thách thức đặt ra cho các ngành chế biến và bảo quản phải phát triển
không ngừng để nông sản Việt Nam có chất lượng ngày càng cao và có sức cạnh
tranh trên thị trường thế giới.
Để bảo quản nông sản được lâu dài, ngăn chặn sự xâm nhiễm của các loại
vi sinh vật cũng như các yếu tố gây hại khác thì cần phải tiến hành tách ẩm ra
khỏi vật liệu. Quá trình tách ẩm đó còn gọi là quá trình sấy. Ngày nay, công
nghệ sấy ngày càng phát triển với nhiều kỹ thuật sấy khác nhau như sấy băng
tải, sấy thùng quay, sấy tầng sôi,… và những công nghệ sấy hiện đại như sấy
lạnh hay sấy thăng hoa. Tùy theo đặc tính của nguyên liệu mà người ta lựa chọn
phương pháp sấy phù hợp. trong công nghiệp thực phẩm, sấy băng tải là một
trong những phương pháp khá phổ biến do mang lại hiệu quả kinh tế cao, thuận
lợi khi vận hành và tiết kiệm thời gian. Do đó, người ta thường chọn thiết bị sấy
băng tải trong việc sấy các sản phẩm rau củ quả, ngũ cốc.
Khoai tây là một loại thực phẩm giàu tinh bột, cung cấp các loại vitamin,
khoáng chất và các hợp chất thực vật tốt cho sức khỏe. Hơn thế nữa, chúng còn
có tác dụng hỗ trợ giảm cân và ngăn ngừa bệnh tim hiệu quả. Việc bảo quản
khoai tây không tốt sẽ ảnh dẫn đến nảy mầm sinh độc tố, khô héo và thối rửa,…
làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm khi chế biến. Vì vậy, sản phẩm sấy
khoai tây cắt lát sẽ đảm bảo được thành phẩm chất lượng về thành phần dinh
dưỡng trong thời gian dài.
Do đó, trong đồ án này em xin trình bày về đề tài: “Thiết kế hệ thống thiết
bị sấy sấy băng tải để sấy khoai tây cắt lát với năng suất 400kg nguyên liệu/giờ.
PHẦN 1. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về nguyên liệu:
1.1.1. Nguồn gốc lịch sử: [8]
Khoai tây tên khoa học là Solanum tuberosum, thuộc họ cà (solanaceae).
Khoai tây là loại cây nông nghiệp ngắn ngày, trồng lấy củ chứa tinh bột, là loại
cây trồng lấy củ rộng rãi trên thế giới.
Giới (regnum): Plantae
(không phân hạng): Angiospemae
(không phân hạng): Eudicots
(không phân hạng): Asterids
Bộ (ordo): Solanales
Họ (familia): Solanaceae
Chi (genus): Solanum
Loài (species): S.tuberosum
Khoai tây có nguồn gốc từ vùng núi Andes của Bolivia và Peru cách đây
hơn 7000 năm. Sau nhiều thế kỷ chọn lọc và nhân giống, hiện nay đã có hơn
một ngàn loại khoai tây khác nhau.
Sau cuộc chinh phục đế chế Inca của Tây Ban Nha, người Tây Ban Nha
giới thiệu khoai tây ra Châu Âu vào khoảng thập niên 1570. Sau đó nó được vận
tải chủ yếu bằng đường biển ra các vùng lãnh thổ và hải cảng trên toàn thế giới.
1.1.2. Điều kiện thích nghi, phân loại: [8]
1.1.2.1. Đặc điểm sinh học, thích nghi:
Là một loại cây lưu niên thân thảo phát triển trên khoảng 60 cm chiều cao,
cây chết sau khi ra hoa.
Hoa mày trắng, phớt tím, có 5-7 cánh hoa lưỡng tính, tự thụ phấn.
Đời sống của cây khoai tây có thể chia thành 4 thời kì: ngủ, nảy mầm, hình
thành thân củ và thân củ phát triển.
Rễ khoai tây phân bố chủ yếu ở tầng đất sâu 30cm.
Lá kép gồm một số đối lá chét, thường là 3-4 đôi.
Cây non sau khi mọc khỏi mặt đất 7-10 ngày thì trên các đốt đoạn thân,
nằm trong đất xuất hiện những nhánh con. Đó là những đoạn thân địa sinh. Các
thân địa sinh này phát triển được đòn về tập trung ở đầu mút, ở đây thân phình
to dần lên và phát triển thành củ. Trên thân củ có nhiều mắt.
Quả khoai tây có chứ một lượng lớn các chất độc alkaloid, solanine nên
không dùng để ăn được. tất cả các giống khoai tây mới được trồng tự hạt khác
biệt với trồng bằng củ giống. bất cứ loại khoai tây nào cũng có thể trồng bằng
các loại củ, miếng củ.
Hình 1.1. Thu hoạch khoai tây
Hình 1.2. Củ khoai tây
 Điều kiện thích nghi:
Nhiệt dộ thích hợp cho thân củ
phát triển từ 16-17oC.
Khoai tây là cây ưa ánh sáng.
Ánh sáng cần thiết cho quá trình
quang hợp, hinhf thành củ và tích lũy
chất khô.
Từ thời kì cây con đến lúc cây hình thành của khoai tây yêu cầu thời gian
chiếu sáng dài. Thời gian chiếu sáng giảm dần theo độ tuổi trưởng thành (thời
gian chiếu sáng thích hợp là khoảng 14h/ngày đêm)
Độ ẩm cũng là yếu tố vô cùng quan trọng vì khoai tây là một loại thân củ
trong thời gian sinh trường cần độ ẩm đất là 60%, khi thành củ yêu cầu độ ẩm
đất là 80%.
Đất trồng khoai tây tốt nhất là đất pha cát, đất bãi, đất phù sa ven sông. Độ
pH phù hợp là 5,2-6,4.
Khoai tây là cây có yêu cầu cao đối với các chất dinh dưỡng. Khoai tây có
phản ứng rất tốt với các phân hữ cơ.
Từ khi mọc đến trước khi hình thành củ khoai tây cần rất nhiều đạm.
Thời kì bắt đầu hình thành củ cần nhiều lân và kali. Tỷ lệ NPK cân đối cho
khoai tây là 2,5:1:3,3.
1.1.2.2. Phân loại khoai tây:
Theo điều kiện khí hậu, địa lý, nguồn gốc: Hiện nay có hàng trăm giống
khoai tây khác nhau trên thế giới nhưng chỉ có một số giống khoai tây phổ biến và
cho sản lượng tốt được khuyến cáo trồng ở Việt Nam vào những năm gần đây là:
 Giống Solara:
- Nguồn gốc: Nhập nội từ Đức. Giống đã được công nhận chính thức năm
2006.
- Đặc điểm: Thời gian sinh trưởng 90-95 ngày (vụ đông). Thân đứng, tán
gọn, củ nhiều (8-10 củ/cây). Dạng củ hình ovan, mắt củ rất nông, vỏ củ màu
vàng, ruột củ màu vàng. Chất lượng ăn tươi rất ngon, độ bở trung bình. Năng
suất từ 200-240 tạ/ha, thâm canh đạt 300 tạ/ha. Ít nhiễm bệnh mốc sương và
virus nhưng khá nhạy cảm với bệnh héo xanh.
 Giống Sinora:
- Nguồn gốc: Nhập nội từ Hà Lan. Giống đã được công nhận cho phép sản
xuất thử tháng 11/2018, là giống có nhiều triển vọng tại các tỉnh phía Bắc.
Giống dùng để ăn tươi và có thể chế biến.
- Đặc điểm: Thời gian sinh trưởng 85-90 ngày (vụ đông). Thân đứng, tán
gọn, củ khá (7-8 củ/cây). Dạng củ hình tròn, củ lớn, mắt củ nông, vỏ củ màu
vàng, ruột củ màu vàng. Chất lượng khá,dùng để ăn tươi và chế biến. Năng suất
từ 200-220 tạ/ha, thâm canh đạt 300 tạ/ha. Nhiễm trung bình bệnh mốc sương, ít
nhiễm virus và bệnh héo xanh.
 Giống Diamant:
- Nguồn gốc: Nhập nội từ Hà Lan. Giống đã được khảo nghiệm từ năm
2000. Là giống có nhiều triển vọng tại các tỉnh phía Bắc.
- Đặc điểm: Thời kì sinh trưởng 90-95 ngày (vụ đông). Thân đứng, tán gọn,
củ khá (6-7 củ/cây). Dạng củ hình ovan, mắt củ nông, vỏ củ màu vàng, ruột củ
màu vàng nhạt. Năng suất từ 180-200 tạ/ha, thâm canh đạt 250 tạ/ha. Ít nhiễm
bệnh mốc sương, héo xanh và virus, nhưng dể bị nhiễm ghẻ.
 Giống Atlantic:
- Nguồn gốc: Nhập nội từ Úc. Công nhận chính thức năm 2008. Là giống
có nhiều triển vọng tại các tỉnh phía Bắc. Giống dùng để chế biến.
- Đặc điểm: Thời gian sinh trưởng 95-100 ngày (vụ đông). Thân đứng, tán
gọn, củ khá (6-7 củ/cây). Dạng củ hình tròn, mắt củ nông, vỏ củ màu vàng, ruột
củ màu vàng nhạt. Đặc biệt thích hợp cho chế biến sấy lát. Năng suất từ 220-230
tạ/ha, thâm canh đạt 320 tạ/ha. Ít nhiễm bệnh mốc sương, bệnh héo xanh và
virus
Theo thời gian sinh trưởng:
 Giống chín cực sớm (65-70 ngày).
 Giống chín sớm (71-90 ngày).
 Giống chính trung bình (91-120 ngày)
 Giống chín muộn (121-140 ngày).
Người ta cũng phân loại theo cách sử dụng:
 Nhóm giống sử dụng cho thực phẩm.
 Nhóm giống sử dụng cho công nghiệp.
 Nhóm giống sử dụng cho thức ăn gia súc.
 Nhóm giống kiêm dùng.
1.1.3. Thành phần dinh dưỡng và công dụng: [9]
1.1.3.1. Thành phần dinh dưỡng:
- Khoai tây tươi chứa đến 80% là nước, ngoài ra chủ yếu là tinh bột, một
lượng chất đạm, chất xơ vừa phải, và gần như không có chất béo.
Bảng 1.1. Thành phần dinh dưỡng có trong 100g khoai tây
Vitamin Khoáng chất
Thông tin dinh Nhu Nhu
dưỡng cơ bản cầu Số cầu
Loại Số lượng Loại
hàng lượng hàng
ngày ngày
Calo 87 Vitamin A 0 μg Canxi 5 mg 1%
Nước 77% Vitamin C 13 mg 14% Sắt 0,31 mg 4%
Protein 1,9g Vitamin D 0 μg Magiê 22 mg 6%
Carbonhydrat Photph
20,1g Vitamin E 0,01 mg 0% 44 mg 6%
e o
Đường 0,9g Vitamin K 2,1 μg 2% Kali 379 mg 8%
Chất xơ 1,8g Vitamin B1 0,11 mg 9% Natri 4 mg 0%
Chất béo 0,1g Vitamin B2 0,02 mg 2% Kẽm 0,3 mg 3%
Bão hòa 0,03g Vitamin B3 1,44 mg 9% Đồng 0,19 mg 21%
Manga
Bão hòa đơn 0g Vitamin B5 0,52 mg 10% 0,14 mg 6%
n
Bão hòa đa 0,04g Vitamin B6 0,3 mg 23% Selen 0,3 v 1%
Vitamin
Omega-3 0,01g 0 μg
B12
Omega-6 0,03g Folate 10 μg 3%
Transfat Choline 13,5 mg 2%
 Carbonhydrate:
- Carbonhydrate chiếm khoảng 66 – 90% trọng lượng khô của khoai tây,
chủ yếu ở dạng tinh bột. Ngoài ra còn có hàm lượng nhỏ các loại đường đơn như
glucose, fructose.
- Chỉ số đường huyết là thước đo để đánh giá mức độ ảnh hưởng của
thức ăn đến sự gia tăng lượng đường trong máu sau bữa ăn. Chỉ số đường huyết
của khoai tây khá cao, nên không thích hợp cho những người mắc bệnh tiểu
đường
 Chất xơ:
- Phần lớn lượng chất xơ tập trung ở vỏ khoai tây, chiếm 1 – 2%. Trên
thực tế, vỏ khoai tây sấy khô chứa khoảng 50% chất xơ.
- Chất xơ trong khoai tây chủ yếu là chất xơ không hòa tan như pectin,
cellulose, hemicellulose; ngoài ra còn có tinh bột kháng – một loại chất xơ đóng
vai trò là nguồn thức ăn của các vi khuẩn có lợi trong đường ruột, góp phần cải
thiện sức khỏe hệ tiêu hóa.
- Ngoài ra, tinh bột kháng còn có khả năng hạn chế sự gia tăng lượng
đường trong máu sau khi ăn khoai tây.
 Protein:
- Hàm lượng protein trong khoai tây thấp, chỉ từ 1 – 1,5% đối với khoai
tây tươi và 8 – 9% đối với khoai tây sấy khô
- Patatin là loại protein chính trong khoai tây, có thể gấy dị ứng đối với
một số người.
 Các vitamin và khoáng chất:
- Khoai tây rất giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là kali và vitamin C.
 Kali: Là khoáng chất chủ yếu có trong khoai tây, tập trung ở phần vỏ,
có lợi cho sức khỏe tim mạch.
 Vitamin C: Là vitamin chủ yếu được tìm thấy trong khoai tây. Hàm
lượng vitamin C bị hao hụt khi nấu chín, nhưng nếu nấu cả vỏ thì sẽ hao hụt ít
hơn.
 Folate: Chủ yếu nằm ở vỏ, hàm lượng folate cao nhất thường tập trung
trong những củ khoai tây với ruột có màu
 Vitamin B6: Thuộc nhóm vitamin B, có trong hầu hết các laoij thực
phẩm, ảnh hưởng đến quá trình hình thành các tế bào hồng cầu. Hiếm khi xảy ra
trường hợp thiếu hụt vitamin B6.
 Các hợp chất thực vật khác:
- Khoai tây rất giàu các hợp chất thực vật có hoạt tính sinh học, tập trung
chủ yếu ở vỏ.
 Axit chlorogenic: Là chất chống oxy hóa poolyphenol chủ yếu có trong
khoai tây.
 Catechin: là chất chống oxy hóa chiếm khoảng 1/3 tổng hàm lượng
polyphenol. Hàm lượng catechin cao nhất có trong khoai tây tím.
 Lutein: Có trong khoai tây ruột vàng, là chất chống oxy hóa carotenoid
quan trọng cho sức khỏe của mắt.
 Glycoalkaloids: Thuộc nhóm dưỡng chất thực vật đọc hại, điển hình là
solanine và chaconine, được sản xuất ra để chống lại côn trùng và các mối đe
dọa khác. Nếu tiêu thụ số lượng lớn sẽ gây hại cho cơ thể.
1.1.3.2. Công dụng của khoai tây:
- Ăn khoai tây cả vỏ là một cách để bổ sung vào chế độ ăn lành mạnh, có
lợi cho sức khỏe.
- Sức khỏe tim mạch:
Tăng huyết áp đặc trưng bởi tình trạng huyết áp cao bất thường, là một
trong những những nguyên nhân chính gây nên bệnh tim.
Trong khí đó, khoai tây chứa nhiều khoáng chất và các hợp chất thực vật
có thể giúp hạ huyết áp.
Đáng chú ý là hàm lượng kali. Một nghiên cứu quan sát và thử nghiệm
ngẫu nhiên đã kết luận rằng tiêu thụ nhiều kali sẽ làm hiamr nguy cơ mắc bệnh
tim và cao huyết áp
Ngoài ra, một số chất khác như axit chlorogenic và kukoamines cũng có
khả năng làm giảm huyết áp.
- Kiểm soát cân nặng và cảm giác no;
No bụng là cảm giác thường thấy sau khi ăn, biểu hiện là đầy bụng và chán
ăn.
Tiêu thụ các loain thực phẩm gây no có thể hỗ trowjj kiểm soát cân nặng,
do nó làm hạn chế cảm giác thèm ăn và giảm lượng thức ăn, cũng như năng
lượng mà cơ thể hấp thụ.
1.1.4. Mục đích sấy khoai tây:
- Khai thác: Quá trình sấy sẽ tách bớt nước ra khỏi nguyên liệu do đó sẽ
làm tăng hàm lượng dinh dưỡng có trong một khối lượng sản phẩm.
- Chế biến: Quá trình sấy làm biến đổi sản phẩm và tạo nhiều tính chất đặc
trưng cho sản phẩm.
- Bảo quản: Quá trình sấy làm giảm giá trị hoạt độ nước trong nguyên liệu
nên ức chế vi sinh vật và một số enzyme từ đó kéo dài thời gian bảo quản của
sản phẩm.
- Hoàn thiện: Quá trình sấy làm ccair thiện một vài chỉ tiêu chất lượng của
sản phẩm như cố định hình dạng, hoàn thiện tính chất cảm quan về màu sắc và
mùi vị.
1.1.5. Chỉ tiêu chất lượng của nguyên liệu: [10]
Bảng 1.2. Chỉ tiêu chất lượng nguyên liệu
Chỉ tiêu Yêu cầu
Màu sắc Vàng tự nhiên, không có màu xanh
nơi vỏ
Trạng thái, hình dạng Cứng, chắc, không có mắt, không
mọc mầm, không bị ửng, héo và bầm
dập
Dư lượng nitrat 250mg/kg
Vi sinh vật gây bệnh Không có
- Ngoài ra, với khoai tây khi đưa vào sơ chế và bảo quản cần đảm bảo một
số yêu cầu sau:
+ Không nhiễm bệnh rệp vừng hoặc bệnh thối mục
+ Không dư lượng thuốc bảo vệ thực vật
+ Không nhiều hơn 10% củ bị hư hỏng nặng trong mỗi lô hàng
+ Không nhiều hơn 5% tạp chaatts trên mỗi lô hàng ( ví dụ: đất, cành cây,
…)
1.1.6. Chỉ tiêu chất lượng sản phẩm:
Màu sắc Màu vàng óng
Không bị gãy nát, có
hình dạng đặc trưng của
Trạng thái
Chỉ tiêu cảm quan sản phẩm sau khi cắt lát
và kích thước đồng đều
Có mùi thơm đặc trưng
Mùi
của sản phẩm
Vị Vị đậm đà
Chỉ tiêu vật lí Độ ẩm sản phẩm không lớn hơn 7%
Không được có vi sinh vật (lượng vi sinh vật tính
Chỉ tiêu sinh học
bằng số tế bào/ gam sản phẩm)
Tạp chất và các khuyết Không được có (khuyết tật nặng là sâu, xây xước
tật nặng nặng, chai sần, nấm men, nấm mốc)
1.2. Tổng quan về phương pháp sấy: [1]
1.2.1. Định nghĩa:
Sấy là quá trình tách nước hoặc ẩm trong vật liệu sấy. Kết quả của quá trình
sấy là làm giảm hàm lượng nước và từ đó làm tăng hàm lượng chất khô trong
vật liệu.
1.2.2. Mục đích:
- Làm giảm khối lượng vật liệu từ đó giảm được chi phí chuyên chở.
- Tăng thời gian bảo quản.
- Hạn chế sự phát triển của vi sinh vật và các phản ứng sinh hóa xảy ra.
- Tạo hình cho sản phẩm.
- Tăng tính cảm quan cho sản phẩm
- Tăng độ bền cho sản phẩm như gỗ, vật liệu là gốm sứ.
1.2.3. Bản chất của quá trình sấy:
Sấy là quá trình khuếch tán ẩm ở trạng thái lỏng hoặc rắn từ trong tâm vật
liệu ra bề ngoài vật liệu và quá trình bay hơi ẩm từ bề mặt vật liệu ra môi trường
xung quanh. Quá trình chuyển pha chỉ xảy ra khi áp suất hơi riêng phần trên bề
mặt vật liệu lớn hơn áp suất hơi riêng phần của không khí xung quanh.
- Cơ chế của quá trình được diễn tả bởi các quá trình cơ bản sau:
Cấp nhiệt cho bề mặt vật liệu
Dòng nhiệt dẫn từ bề mặt vào bên trong vật liệu
Khi nhận được lượng nhiệt, dòng ẩm di chuyển từ bên trong vật liệu ra
ngoài bề mặt
Dòng ẩm từ bề mặt vật liệu tách vào môi trường xung quanh
Bốn quá trình này thể hiện sự truyền vận bên trong vật liệu và sự trao đổi
nhiệt ẩm bên ngoài giữa bề mặt vật liệu và môi trường xung quanh.
1.2.4. Phân loại quá trình sấy:
Gồm sấy tự nhiên và sấy nhân tạo
1.2.4.1. Sấy tự nhiên:
- Dùng năng lượng sẵn có trong thiên nhiên để thực hiện quá trình sấy như
năng lượng mặt trời, năng lượng gió.
- Ưu điểm:
+ Thiết kế đơn giản, chi phí thấp
- Nhược điểm:
+ Phường pháp này có thời gian sấy dài.
+ Tổn nhân công, mặt bằng xây dựng.
+ Khó điều chingr các thông số trong quá trình sấy, phụ thuộc hoàn toàn
vào thời tiết
+ Vật liệu sau khi sấy còn lượng ẩm khá cao.
+ Năng suất thấp.
1.2.4.2. Sấy nhân tạo:
- Quá trình sấy cần cung cấp nhiệt,, phải dùng đến tác nhân sấy như khói
lò, không khí nóng, hơi quá nhiệt. Sấy nhân tạo có nhiều dạng tùy theo phương
pháp truyền nhiệt mà trong kỹ thuật sấy có thể chia ra nhiều dạng:
+ Sấy đối lưu: Phương pháp sấy cho tiếp xúc trực tiếp với vật liệu sấy, mà
tác nhân truyền nhiệt là không khí nóng, khói lò, …
+ Sấy tiếp xúc: Phương pháp sấy không cho tác nhân tiếp xúc trực tiếp vật
liệu sấy, mà tác nhân sấy truyền nhiệt cho vật liệu sấy gián tiếp qua một vách
ngăn.
+ Sấy bằng tia hồng ngoại: Phương pháp sấy dùng năng lượng của tia hồng
ngoại do nguồn nhiệt phát ra truyền cho vật liệu sấy.
+ Sấy bằng dòng điện cao tần: Phương pháp sấy dùng năng lượng điện
trường có tần số cao để đốt nóng toàn bộ chiều dày của lớp vật liệu sấy.
+ Sấy thăng hoa: Phương pháp sấy trong môi trường có độ chân khoogn rất
cao, nhiệt độ rất thấp, nên ẩm tự do trong vật liệu đóng băng và bay hơi từ trạng
thái rắn thành hơi không quá trạng thái lỏng.
Ba phương pháp sấy cuối ít được sử dụng trong công nghiệp, nên gọi
chung là phương pháp sấy đặc biệt.
- Ưu điểm:
+ Khắc phục được những nhược điểm của sấy tự nhiên.
+ Kiểm soát được sản phẩm ra vào, nhiệt độ cung cấp.
+ Chất lượng sản phẩm theo yêu cầu.
+ Tốn ít mặt bằng, nhân công.
- Nhược điểm:
+ Tốn chi phí đầu tư trang thiết bị, cán bộ kỹ thuật, chi phí năng lượng.
1.2.5. Tác nhân sấy:
Tác nhân sấy là những chất dùng để đưa lượng ẩm tách ra từ vật liệu sấy ra
khỏi thiết bị sấy. Trong quá trình sấy, môi trường bao quanh vật liệu sấy luôn
luôn được bổ sung ẩm thoát ra từ vật liệu sấy. Nếu độ ẩm này không được mang
đi thì độ ẩm tưởng đối trong buồng sấy tăng lên, đến một lúc nào đó sẽ đạt được
sự cân bằng giữa vật sấy và môi trường trong buồng sấy và quá trình thoát ẩm
của vật liệu sấy sẽ ngừng lại.
Vì vậy, nhiệm vụ của tác nhân sấy:
- Gia nhiệt cho vật sấy.
- Tải ẩm: Mang ẩm từ bề mặt vật vào môi trường.
- bảo vệ vật sấy khỏi bị hỏng do quá nhiệt.
Cơ chế của quá trình sấy gồm 2 giai đoạn: Gia nhiệt cho vật liệu sấy để làm
ẩm hóa hơi và mang hơi ẩm từ bề mặt vật vào môi trường. nếu ẩm thoát ra khỏi
vật liệu mà không mang đi kịp thời sẽ ảnh hưởng tới quá trình bốc ẩm từ vật liệu
sấy thậm chí nhừng trệ quá trình thoát ẩm. Để tải ẩm đã bay hơi từ vật sấy vào
môi trường có thể dùng các biện pháp:
- Dùng tác nhân sấy làm chất tải nhiệt.
- Dùng bơm chân không để hút ẩm từ vật sấy thải ra ngoài (sấy chân
không).
Trong sấy đối lưu vai trò của tác tác nhân sấy đặc biệt quan trọng vì nó
đóng vai trò vừa tải nhiệt vừa tải ẩm. Các tác nhân sấy thường dùng là không khí
nóng, khói lò, hơi quá nhiệt, chất lỏng,…
Các loại tác nhân sấy:
- Không khí ẩm: là loại tác nhân sấy thông dụng nhất có thể dùng cho hầu
hết các loại sản phẩm. Dùng không khí ẩm không làm sản phẩm sau khi sấy bị ô
nhiễm và thay đổi mùi vị. Tuy nhiên dùng không khí ẩm làm tác nhân sấy cần
trang bị thêm bộ gia nhiệt không khí (calorife khí, hơi hay khí hoặc khói), nhiệt
dộ sấy không quá cao, thường nhỏ hơn 500 oC vì nếu nhiệt độ cao qua thiết bị
trao đổi nhiệt phải được chế tạo bằng thép hợp kim hay gốm sứ với chi phí đắt.
- Khói lò: Khói lò được dùng làm tác nhân sấy có thế nâng nhiệt độ sấy lên
o
1000 C mà không cần thiết phải gia nhiệt, tuy nhiên làm vật liệu sấy bị ô nhiễm
gây mùi khói. Vì vậy khói chỉ dùng cho các vật liệu không sợ ô nhiễm như gỗ,
đồ gốm, một số loại hạt có vỏ.
- Hơi quá nhiệt: Tác nhân sấy này được dùng cho các loại sản phẩm dễ bị
cháy nổ và có khả năng chịu được nhiệt cao. Vì vậy sấy bằng hơi quá nhiệt nhiệt
độ thường lớn hơn 100oC (sấy ở áp suất khí quyển).
1.2.6. Thiết bị sấy:
Phân loại thiết bị sấy:
Do điều kiện sấy trong mỗi trường hợp khác nhau nên có nhiều cách để
phân loại thiết bị sấy:
- Dựa vào tác nhân sấy:
+ Thiết bị sấy bằng không khí hay khói lò.
+ Thiết bị sấy thăng hoa.
+ Thiết bị sấy bằng dòng điện cao tần …
- Dựa vào áp suất làm việc:
+ Thiết bị sấy chân không.
+ Thiết bị sấy ở áp suất thường.
- Dựa vào phương thức làm việc:
+ Máy sấy liên tục.
+ Máy sấy gián đoạn.
- Dựa vào phương pháp cung cấp nhiệt cho quá trình sấy:
+ Thiết bị sấy tiếp xúc hoặc máy sấy đối lưu.
+ Máy sấy bức xạ hoặc máy sấy bằng dòng điện cao tần.
- Dựa vào cấu tạo thiết bị: Phòng sấy, hầm sấy, sấy băng tải, sấy trục, sấy
thùng quay, sấy phun,…
- Dựa vào chiều chuyển động của vật liệu sấy và tác nhân sấy: Sấy cùng
chiều, ngược chiều, chéo dòng.
1.2.7. Một số loại tác nhân sấy thường gặp:
- Không khí nóng: là loại tác nhân sấy quan trọng nhất dùng để sấy nhiều
sản phẩm. Không khí nóng có ưu điểm là sẵn có trong tự nhiên, không độc và ít
ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm sau khi sấy.
- Khói lò: Tác nhân sấy có ưu điểm là phạm vi nhiệt độ rộng và không cần
dùng calorife để đốt nóng nhưng có nhược điểm là có thể làm ô nhiễm sản phẩm
bởi khói bụi và khí độc như CO2 và SO2…
- Hơi quá nhiệt: Dùng làm tác nhân sấy trong trường hợp nhiệt độ cao, sấy
các sản phẩm dễ cháy nổ.
1.3. Lựa chọn phương án sấy:
1.3.1. Lựa chọn phương thức sấy:
- Vì khoai tây là một loại củ giàu tinh bột, bên cạnh đó khoai tây cắt lát dễ
gãy vụn, nên chọn thiết bị sấy băng tải. Để giữ được giá trị dinh dưỡng và tinh
bột dễ bị biến tính ở nhiệt độ cao nên chọn tác nhân sâý là không khí ẩm. Bên
cạnh đó sản phẩm khoai tây cắt lát là sản phẩm có thể được sử dụng trược tiếp vì
vậy mà ta chọn tác nhân sấy là không khí ẩm để tránh nhiễm bẫn độc vào
nguyên liệu, tạo mùi thơm.
- Môi chất mang nhiệt sử dụng ở đây là hơi nước để thuận tiện cho việc
điều chỉnh nhiệt độ tác nhân khi cần thiết.
1.3.2. Giới thiệu thiết bị sấy băng tải:
- Sấy băng tải là một thiết bị đơn gian và nhiệt độ tác nhân sấy ban đầu có
nhiệt độ tương đối thấp (75 oC) nên chọn tác nhân sấy đi cùng chiều với vật liệu
sấy, để trao đổi nhiệt trong suốt quá trình di chuyển và đạt được độ ẩm cuối thấp
7%.
- Vậy để sấy khoai tây cắt lát ta thiết kế thiết bị sấy băng tải có các thông
số:
+ Chọn tác nhân sấy là không khí.
+ Chọn calorife khí-hơi.
+ Thiết bị làm việc liên tục.
+ Vật liệu sấy và tác nhân sấy đi cùng chiều.
- Ưu điểm và nhược điểm của thiết bị sấy băng tải:
+ Ưu điểm:
 Khi qua một tầng băng tải vật liệu được đảo trộn và sắp xếp lại nên tăng
bề mặt tiếp xúc pha nên tăng tốc độ sấy.
 Có thể điều khiển dòng khí.
 Hoạt động liên tục.
 Có thể thực hiện sấy cùng chiều, ngược chiều hay chéo chéo chiều với tác
nhân sấy
+ Nhược điểm:
 Thiết bị cồng kềnh.
 Tốn nhiều năng lượng.
1.4. Thuyết minh sơ đồ hệ thống sấy băng tải:
1.4.1. Sơ đồ hệ thống sấy băng tải:

Khí
5 thải

Hơi nước bão Nguyên liệu vào


hoà
Không khí vào

2 3
1 Bụi

Sản phẩm ra
Nước ngưng tụ

Hình 1.4. Sơ đồ hệ thống sấy băng tải


Chú thích:
1. Quạt đẩy 2. Calorife 3. Phòng sấy
4. Cyclone 5. Quạt hút
 Thiết bị sấy băng tải gồm:
- Quạt đẩy (1) đẩy không khí vào calorife để đốt nóng không khí tạo thành
tác nhân sấy.
- Calorife (2) dùng để đốt nóng không khí.
- Phòng sấy (1) hình chữ nhật trong đó có một hay vài băng tải chuyển
động nhờ tang quay, các băng tải này tựa trên các con lăn để khỏi bị võng
xuống. Băng tải làm bằng lưới Inox, có các tấm định hướng vật liệu để định
hướng vật liệu chuyển từ băng tải trên xuống băng tải dưới.
- Cyclone (4) thu hồi tạp chất, nhờ quạt hút (5) không khí sau khi làm sạch
được đưa ra ngoài.
1.4.2. Thuyết minh sơ đồ:
- Không khí ban đầu được quạt đẩy (1) đẩy vào calorife (2), ở đây không
khí nhận nhiệt gián tiếp từ hơi nước bão hòa qua thành ống trao đổi nhiệt. Hơi
nước đi trong ống, không khí đi ngoài ống. Tại đây, calorife sau khi nhận được
nhiệt độ sấy cần thiết thì không khí nóng sẽ đi vào phòng sấy (3). Khi đi vào
phòng sấy thì tác nhân sấy sẽ làm nóng phòng sấy đồng thời lúc đó nguyên liệu
sấy qua bộ phận nạp liệu được đưa vào phòng sấy. Tại đây xảy ra sự trao đổi độ
ẩm của vật liệu sấy và tác nhân sấy thực hiện quá trình tách ẩm. khi độ ẩm của
vật liệu đạt yêu cầu thì được tháo ra ngoài nhờ bộ phận tháo liệu đồng thời lúc
này hơi nước ngưng tụ được tháo ra ngoài. Trong quá trình sấy, không khí
chuyển động với vận tốc lớn nên có một phần nguyên liệu bị kéo theo có lẫn bui
và các tạp chất khác được thu hồi ở cyclone (4) và nhờ quạt hút (5) không khí
sau khi làm sạch được đưa ra ngoài.
PHẦN 2 : TÍNH TOÁN CÂN BẰNG VẬT CHẤT
2.1. Xác định thông số của tác nhân sấy:
2.1.1. Các thông số ban đầu:
- Năng suất tính theo nguyên liệu: G1 = 300 kg/h
- Độ ẩm vật liệu vào: W1 = 80%
- Độ ẩm vật liệu ra: W2 = 7%
- Nhiệt độ tác nhân sấy vào: t1 =75oC
- Nhiệt độ tác nhân sấy ra: t2 = 35oC
Quy ước:
- G1, G2: Lượng vật liệu trước khi vào và sau khi ra khỏi máy sấy (kg/h).
- Gk: Lượng vật liệu khô tuyệt đối khi đi qua máy sấy (kg/h).
- W1, W2: Độ ẩm của vật liệu trước và sau khi sấy tính theo % khối lượng
vật liệu ướt.
- W: Độ ẩm được tách tách ra khỏi vật liệu khi đi qua máy sấy (kg/h).
- L: Lượng không khí khô tuyệt đối ki đi qua máy sấy (kg/h).
- t1: Nhiệt độ tác nhân sấy vào (oC).
- t2: Nhiệt độ tác nhân sấy ra (oC) .
- x0: Hảm ẩm của không khí trước khi vào calorife sưởi (kg/kg kkk).
- x1, x2: Hàm ẩm của không khí trước khi vào máy sấy (sau khi đi qua
calorife sưởi) và sau khi ra khỏi máy sấy (kg/kg kkk).
2.1.2. Các thông số tính toán cho tác nhân sấy
Ta chọn nơi đặt thiết bị sấy ở Lâm Đồng (Đà Lạt). Các thông số trạng thái
của không khí mà ta quan tâm gồm:
- Độ ẩm tương đối của không khí.
- Hàm ẩm của không khí.
- Nhiệt độ riêng (Entanpy) của không khí.
- Nhiệt độ của không khí.
2.1.2.1. Trạng thái của không khí trước khi vào calorife:
- Để tối ưu hóa quá trình vận hành thiết bị, ở đây ta chọn nhiệt độ t 0 =
17,9oC và độ ẩm φ0 = 85% (Bảng VII.1/Tr.99-[3])
- Áp suất khí quyển: Pkq = 1,033 at
- Từ bảng I.250/Tr.312-[1]), ta có:
t 1 = 75℃ ⇒ P 1bh = 0,393 at

t 2 = 35℃ ⇒ P 2bh = 0,0573 at

- Nhiệt độ không khí t0 = 17,9oC, ta áp dụng PT 3.1:


4026,42
(
P b = exp 12 -
235,5 + t 0 ) ( PT 2.11 / Tr.14- [ 5 ] )

Trong đó:
+ Pb: Áp suất bão hòa ứng với nhiệt độ
Với t0 = 17,9oC, thay số vào ta được: P0bh = 0,0205 (bar) = 0,0209 (at)
- Hàm ẩm của không khí:
Ta có PT 3.2:
0,622 × φ 0 × P0bh
x0 = ( kg / kgkkk ) ( CT VII.11 / Tr.95- [ 3 ] )
Pkq - φ0 × P0bh

Trong đó:
+ φ0: Độ ẩm tương đối của không khí.
+ P0bh: Phần áp suất bão hòa (at).
+ Pkq = 1,033 (at): Áp suất khí quyển.
Với φ0 = 0,85; P0bh = 0,0209 (at). Thay số vào ta được:
0,622 × 0,81 × 0,0209
x0 = = 0,0109 ( kg / kgkkk )
1,033 - 0,81 × 0,0209

- Nhiệt Lượng riêng (Entanpy) của không khí:


Ta có PT 3.3:
I 0 = ck × t 0 + ( r 0 + c h × t 0 ) × x 0 ( kJ / kgkkk ) ( CTVII.13 / Tr.95- [ 3 ] )

Trong đó:
+ ck = 1 (kJ/kg.độ): Nhiệt dung riêng của không khí khô
+ t0 = 17,9oC: Nhiệt độ của không khí
+ r0 = 2493 (kJ/kg): Nhiệt hóa hơi của nước
+ ch = 1,97 (kJ/kg.độ): Nhiệt dung riêng của hơi nước
Từ đó ta được:
I 0 = 1 × 17,9 + ( 2493 + 1,97 × 17,9 ) × 0,0164 = 45,4581 ( kJ / kgkkk )

2.1.2.2. Trạng thái không khí khi vào calorife:


- Khi đi qua calorife không khí chỉ thay đổi nhiệt độ còn hàm ẩm không
thay đổi. Vì vậy, x 0 = x1 = 0,0109 (kg/kg kkk)
Ta có PT 3.4:
x 1 × Pkq
φ1 = ( CT VII.11/ Tr.105- [ 3 ] )
( 0,622 + x1 ) × P1bh
Trong đó:
+ φ1: Độ ẩm tương đối của không khí sau khi qua calorife.
+ x1: Hàm ẩm của không khí ẩm sau khi qua calorife (kg/kg kkk)
+ Pkq: Áp suất khí quyển (at)
+ P1bh: Phần áp suất hơi bão hòa sau khi qua calorife (at)
Với x 0 = x1 = 0,0109 (kg/kg kkk); Pkq = 1,033 (at); P1bh = 0,393 (at)
Thay số vào PT 3.4:
0,0109 × 1,033
φ1 = = 0,0453 = 4,53%
( 0,622 + 0,0109 ) × 0,393

- Nhiệt lượng riêng của không khí vào calorife:


I 1 = t 1 + ( 2493 + 1,97 × t 1) × x 1 ( kJ / kgkkk )

Với t1 = 75oC; x1 = 0,0109 (kg/kg kkk)


⇒ I1 =75 + ( 2493 + 1,97 × 75 ) × 0,0109 = 103,784 ( kJ / kgkkk )

2.1.2.3. Trạng thái không khí sau khi ra khỏi phòng sấy:
Theo quá trình sấy lý thuyết thì nhiệt lượng riêng của không khí không thay
đổi trong quá trình sấy. Vì vậy, I 1 = I 2 =103,784 ( kJ / kgkkk )
Mà I 2 = t 2 + ( 2493 + 1,97 × t 2 ) × x2 ( kJ / kgkkk )
Từ đó suy ra hàm ẩm của không khí sau khi ra khỏi phòng sấy:
I2 - t 2
x2 = ( kg / kgkkk )
2493 + 1,97 × t 2
Với I 2 =103,784 ( kJ / kgkkk ) ; t2 = 35 ℃. Thay số vào ta được:
103,784 - 35
x2 = =0,0268 ( kg / kgkkk )
2493 + 1,97 × 35
x2 × Pkq 0,0268 × 1,033
⇒ φ1 = =
( 0,622 + x2 ) × P2bh ( 0,622 + 0,0268 ) × 0,0573

= 0,7447 = 74,47%

- Kiểm tra nhiệt độ điểm sương:


+ Nhiệt độ điểm sương là nhiệt độ mà tại đó không khí bị lạnh đến mức trở
nên bão hòa hơi nước, độ ẩm tương đối đạt 100%. Kí hiệu ts
+ Xác định nhiệt độ điểm sương để xác định giới hạn làm nguội của không
khí ẩm, từ đó xác định nhiệt độ của không khí sau khi sấy. Nhiệt độ của không
khí sau khi sấy không được quá thấp vì sẽ có hiện tượng đọng sương trên bề mặt
vật liệu nhưng cũng không được quá lớn vì sẽ almf cho sản phẩm không đạt yêu
cầu và tiêu tốn năng lượng.
Ta có: Ở trạng thái bão hòa φ = 1; P2bh = 0,0573 (at)
Với x2 = 0,0268 (kg/kg kkk); Pkq = 1,033 (at)
Mà x2 = xs nên ta có:
0,622 × φ × P bhts x2 × Pkq 0,0268 × 1,033
x2 = xs = ⇒ P bhts = =
Pkq - φ × P bhts 0,622 + x 2 0,622 + 0,0268

= 0,0427 ( at )

Từ Pbhts = 0,0427 (at), (bảng I.251/Tr.314-[2]) rồi tính theo công thức nội
suy ta có: ts = 30,09oC. Từ đó suy ra: t2 – ts = 35 – 30,09 = 4,91oC với mức chênh
lệch như vậy ta có thể chấp nhận các thông số đã chọn.
2.2. Cân bằng vật liệu cho quá trình sấy:
2.2.1. Cân bằng vật liệu cho vật liệu sấy:
- Trong quá trình sấy, ta xem như không có hiện tượng mất mát vật liệu,
lượng vật liệu khô tuyệt đối coi như không bị biến đổi trong suốt qúa trình sấy.
+ G1: Lượng vật liệu trước khi sấy
+ G2: Lượng vật liệu sau khi sấy
+ Gk: Lượng vật liệu khô tuyệt đối
- Lượng vật liệu khô tuyệt đối:
Ta có PT 3.5:
100 - W 1 100 - W 2
Gk = G1 × = G2 ×
100 100

Với W1 = 80%; W2 = 7%; G1 = 300 (kg/h)


100 - 80
⇒ G k = 300 × = 60 ( kg / h )
100

- Lượng ẩm bay hơi trong quá trình sấy:


Ta có PT:
W1 - W 2
W= G 1 × ( kg / h )
100 - W 2

Trong đó, W1 và W2 là độ ẩm của nguyên liệu trước và sau khi vào phòng
sấy
Với G1 = 300 (kg/h); W1 = 80%; W2 = 7%. Thay số vào ta được:
80 - 7
W= 300 × = 235,484 ( kg / h )
100 - 7

- Khối lượng sản phẩm sau khi sấy:


G2 = G1 - W = 300 - 235,484 = 64,516 ( kg / h )

2.2.2. Cân bằng vật chất cho tác nhân sấy:


- Cũng như vật liệu khô, coi như không khí khô tuyệt đối đi qua máy sấy
không bị mất mát trong suốt quá trình sấy. Khi quá trình làm việc ổn định lượng
không khí khô L đi vào máy sấy mang theo một lượng ẩm là L× x 1
- Kết thúc quá trình sấy, từ vật liệu ẩm bốc ra một lượng ẩm là W, dẫn đến
lượng ẩm chứa trong không khí khô sau quá trình sấy là L× x 2
Ta có phương trình cân bằng vật liệu theo lượng ẩm là:
L × x1 + W = L × x 2 (CT 7.28/Tr.290-[4])
Từ phương trình cân bằng ẩm trên, ta xác định được lượng không khí khô
cần thiết để làm bốc hơi ẩm trong vật liệu là:
W
L = ( CT 7.29 / Tr.290- [ 4 ] )
x2 - x1

Với W = 235,484 (kg/h); x2 = 0,0268 (kg/kg kkk); x1 = 0,0109 (kg/kg kkk)


Thay số vào ta được:
235,484
L= = 14810,314 ( kgkkk / h )
0,0268 - 0,0109

Lượng không khí khô cần thiết để làm bốc hơi 1kg ẩm vật liệu:
1
l= ( CT VII.20 / Tr.102- [ 3 ] )
x2- x1

1
= = 62,893 ( kgkkk / kg ẩm bay hơi )
0,0268 - 0,0109

Bảng 2.1. Các thông số trạng thái của tác nhân sấy
Các thông số
Sau khi ra
trạng thái Kí hiệu và Trước khi Khi vào
khỏi phòng
của tác nhân đơn vị vào calorife calorife
sấy
sấy
Nhiệt độ t (oC) 17,9 75 35
Áp suất P (at) 0,0205 0,393 0,0573
Độ ẩm φ (%) 85 4,53 74,47
Hàm ẩm của X
0,0109 0,0109 0,0268
không khí (kg/kg kkk)
Nhiệt lượng
I
riêng của 45,458 103,784 103,784
(kJ/kg kkk)
không khí ẩm
Bảng 2.2. Tổng hợp các thông số của vật liệu
Các thông số của vật liệu Kí hiệu và đơn vị Giá trị
Lượng vật liệu trước khi vào máy sấy G1 (kg/h) 300
Lượng vật liệu sau khi ra khỏi máy sấy G2 (kg/h) 64,516
Lượng vật liệu khô tuyệt đối Gk (kg/h) 60
Độ ẩm ban đầu của vật liệu W1 (%) 80
Độ ẩm cuối của vật liệu W2 (%) 7
Lượng ẩm bay hơi W (kg/h) 235,484
Lượng không khí tiêu tốn để làm bốc hơi L (kg kkk/h) 14810,314
ẩm trong vật liệu
Lượng không khí khô tiêu tốn riêng để l (kg kkk/kg ẩm 62,893
bốc hơi 1 kg ẩm khỏi vẩ liệu bay hơi)

PHẦN 3: TÍNH TOÁN THIẾT BỊ CHÍNH VÀ


CÂN BẰNG NHIỆT LƯỢNG
3.1. Tính toán thiết bị chính:
3.1.1. Thể tích riêng của không khí sấy:
- Thể tích riêng của không khí vào thiết bị sấy là:
288 × T1
Ta có PT 4.1: v 1 = ( m3 / kg kkk ) ( CTVII.8 / Tr.94- [ 3 ] )
Pkq - φ1 × P1bh

Trong đó:
+ T 1 = t1 + 273 = 75 + 273 = 348°K
+ P kq = 1,033 (at) = 1,033 × 0,981 × 105 (N/ m 2 )
+ P1bh = 0,393 (at) = 0,393 × 0,981 × 105 (N/ m2 )
+ φ 1 = 4,53% = 0,0453
288 × 348
⇒ v1 = 5 5
= 1,0064 ( m 3 / kg kkk )
1,033 × 0,981 × 10 - 0,0453 × 0,393 × 0,981 × 10

- Thể tích của không khí sấy vào thiết bị sấy:


Ta có PT 4.2: V 1 = L × v1

Với L = 14810,314 (kg kkk/h); v1 = 1,0064 (m3/kg kkk)


=> V 1 = 14810,314 × 1,0064 = 14905,1 ( m 3 /h)

- Thể tích riêng của không khí sau khi sấy:


288 × T2
Ta có PT 4.3: v 2 = ( m3 / kg kkk )
P kq - φ 2 × P2bh

Trong đó:
+ T 2 = t2 + 273 = 35 + 273 = 308°K
+ P kq = 1,033 ( at ) = 1,033 × 0,981 × 105 ( N / m2)
+ P2bh = 0,0573 (at) = 0,0573 × 0,981 × 105 (N/ m 2 )
+ φ 2 = 74,47% = 0,7447
288 × 313
=> v 2 =
1,033 × 0,981 × 105 - 0,7447 × 0,0573 × 0,981 × 105

= 0,9131 ( m 3 / kg kkk )

- Thể tích không khí ra khỏi phòng sấy:


Ta có PT 4.4: V 2 = L × v 2 ( m 3 /h)

Với L = 14810,314 (kg kkk/h); v2 = 0,9131 (m3/kg kkk)


=> V 2 = 14810,314 × 0,9131 = 13523,2977 ( m 3 /h)

- Thể tích trung bình của không khí trong phòng sấy:
Ta có PT 4.5:
V1 + V2 14905,1 + 13523,2977 3
V tb = = = 14214,1989 ( m /h)
2 2

3.1.2. Chọn kích thước của băng tải:


Đặt:
+ Br: Chiều rộng lớp băng tải (m)
+ h: Chiều dày lớp khoai tây (m), lấy h = 0,03 (m)
+ ω: Vận tốc băng tải, ta chọn ω = 0,4 ( m / phút ) = 0,4×60 ( m / s )
+ ρ: Khối lượng riêng của khoai tây, chọn ρ = 1034 kg/ m3
- Năng suất của quá trình sấy:
Ta có PT 4.6: G1 = Br ×h×ω×ρ (kg/h)

G1
=> Br = (m)
h × ω × ρ

Với G1 = 300 (kg/h). Thay số vào ta được:


300
Br = = 0,403 ( m )
0,03 × 0,4 × 60 ×1034

- Chiều rộng thực tế của băng tải:


Ta có PT 4.7:
Br
Btt = với η là hiệu số hiệu chỉnh
η
0,403
Chọn η = 0,9, ta có: Btt = = 0,448 (m)
0,9

- Chiều dài của băng tải:


Gọi:
+ Lb: Chiều dài của băng tải (m)
+ ls: Chiều dài phụ thêm, chọn ls = 0,5 (m)
+ T: Thời gian sấy, Chọn T = 0,5 (h)
Ta có PT 4.8:
G1 × T
Lb= + l s (m) (CT V.48/Tr.121-[ 3 ])
Br × h × ρ

Với G1 = 300 (kg/h). Thay số vào ta được:


300 × 0,5
=> Lb = + 0,5 = 12,5 (m)
0,403 × 0,03 × 1034
- Ta chia băng tải thành nhiều băng tải ngắn, số băng tải ta chọn là i = 2
11
=> Chiều dài mỗi băng tải là Lb = = 6,25 (m)
2

Đường kính tang quay dbăng = 0,3 (m)


Bảng 3.1.2. Bảng kích thước băng tải
Kích thước Kí hiệu và đơn vị Giá trị
Chiều dài băng tải Lb (m) 6,25
Chiều rộng băng tải Btt (m) 0,448
Đường kính tang quay dbăng (m) 0,3
3.1.3. Chọn vật liệu và tính kích thước phòng sấy:
- Phòng sấy được xây dựng bằng gạch và vữa xi măng. Chọn:
+ Chiều dày viên gạch: 0,2 m
+ Hai lớp vữa hai bên: 0,01 x 2 m
=> Bề dày tường là 0,22 m
- Trần phòng được làm bằng bê tông cốt thép có:
+ Chiều dày: 0,1 m
+ Lớp cách nhiệt dày: 0,15 m
- Cửa phòng sấy được làm bằng tấm nhôm mỏng, giữ có lớp cách nhiệt dày
0,01 m và hai lớp nhôm mỗi lớp dày 0,015 m.
- Chiều dài làm việc của phòng sấy:
Ta có PT 4.9: Lp = Lb + 2 × Lbs
Trong đó:
+ Lb: Chiều dài của băng tải (m)
+ Lbs: Khoảng cách giữa băng tải đến tường, chọn Lbs = 0,5 (m)
Với Lb = 6,25 (m); Lbs = 0,5 (m). Thay số vào ta được:
=> Lp = 6,25 + 2 × 0,5 = 7,25 ( m )

- Chiều cao làm việc của phòng sấy:


Ta có PT 4.10: H p = i× d băng + ( i - 1 ) ×d + d bs + d n (m)
Trong đó:
+ dbăng = 0,3 (m): Đường kính băng tải
+ d: Khoảng cách giữa các băng tải, chọn d = 0,3 (m)
+ dbs: Khoảng cách giữa băng tải đến trần, chọn dbs = 0,4 (m)
+ dn: Khoảng cách từ băng tải đến nền, chọn dn = 0,4 (m)
+ i = 2: Số băng tải
=> H p = 2×0,3+ ( 2 - 1 ) ×0,3 + 0,4 + 0,4=1,7 (m)

- Chiều rộng làm việc của phòng:


Ta có PT 4.11: Bp = Btt + 2 × Bbs (m)
Trong đó:
+ Bbs: Khoảng cách giữa các băng tải đến tường, chọn Bbs = 0,35 (m)
+ Btt = 0,448 (m): Chiều rộng thực tế của băng tải
=> Bp = 0,448 + 2 × 0,35 = 1,148 (m)

- Vậy, kích thước phòng sấy kể cả tường:


+ Chiều dài của phòng sấy kể cả tường:
Lph = Lp + 2 × 0,22 = 7,25 + 2 × 0,22 = 7,69 (m)

+ Chiều rộng của phòng sấy kể cả tường:


Bph = Bp + 2 × 0,22 = 1,148 + 2 × 0,22 = 1,588 (m)

+ Chiều cao của phòng sấy kể cả trần:


H ph = H p + 0,1 × 2 + 0,15 = 1,7 + 0,1 × 2 + 0,15 = 2,05(m)

Bảng 3.1.3. Bảng kích thước phòng sấy


Kích thước Kí hiệu và đơn vị Giá trị
Chiều dài phòng sấy Lph (m) 7,69
Chiều cao phòng sấy Hph (m) 2,05
Chiều rộng phòng sấy Bph (m) 1,588
3.1.4. Vận tốc chuyển động của không khí và chế độ chuyển động của không
khí trong phòng sấy:
- Vận tốc của không khí trong phòng sấy:
V tb
Ta có PT 4.12: ω kk = (m/s)
Hp × Bp
14214,1989
V tb = 14214,1989 ( m 3 / h ) = ( m3 / s ) ; H p = 1,7 (m);
3600

Bp = 1,148 (m). Thay số vào ta được:


14214,1989
ω kk = = 2,023 (m/s)
1,7 × 1,148 × 3600

- Chế độ chuyển động của không khí:


ωkk × l tđ
Ta có PT 4.13: Re = (CT V.36/Tr.13-[ 3 ])
γ

Trong đó:
+ Re: Hằng số Reynol đặc trưng cho chế độ chảy của dòng
+ ltđ: Đường kính tương đương với:
2 × Hp × Bp 2 × 1,7 × 1,148
l tđ = = = 1,37 (m)
H p + Bp 1,7 + 1,148

Nhiệt độ trung bình của không khí trong phòng sấy:


75 + 35
t tb = = 55 ℃
2

Từ nhiệt độ trung bình này tra bảng (I.255/Tr.318-[2]) và tính toán, ta có:
λ = 0,02865 (W/m.độ)

γ = 18,46× 10-6 ( m 2 /s)


2,023 × 1,37
Vậy Re = = 150135,97
18,46 × 10-6

Re = 15,013597 × 10 4 > 10 4 ⇒ Chế độ chuyển động của không khí


trong phòng sấy làchuyển động xoáy .

3.1.5. Hiệu số nhiệt độ trung bình giữa tác nhân sấy và môi trường xung
quanh:
∆ t1 - ∆t2
Ta có PT 4.14: ∆ tb = (CT V.8/Tr.5-[ 3 ])

ln t1
∆ t2

Với:
+ ∆ t1: Hiệu số nhiệt độ giữa tác nhân sấy vào phòng sấy với không khí bên
ngoài => ∆ t1 = 75 - 17,9 = 57,1 ℃
+ ∆ t2: Hiệu số nhiệt độ giữa tác nhân sấy đi ra khỏi phòng sấy với tác nhân
sấy bên ngoài => ∆ t2 = 35 - 17,9 = 17,1 ℃
57,1 - 17,1
=> ∆ tb = = 33,18℃
57,1
ln
17,1

3.2. Tổn thất nhiệt lượng:


Một thiết bị sấy thực tế ngoài tổn thất nhiệt do tác nhân sấy mang đi còn
có nhiệt lượng bổ sung (Q bổ sung) và đương nhiên luôn tồn tại tổn thất nhiệt
qua môi trường do kết cấu bao che và tổn thất nhiệt do vật liệu sấy mang đi.
3.2.1. Tổn thất qua tường:
- Lượng nhiệt tổn thất qua tường:
k t × Ft × ∆t tb × 3600
Ta có PT 4.15: q t = (kJ/kg ẩm)
W × 1000

Trong đó:
+ t1 = 75oC: Nhiệt độ tác nhân sấy vào trong thiết bị
+ t2 = 35oC: Nhiệt độ không khí ra ngoài môi trường
+ W = 235,484 (kg/h): Lượng ẩm bay hơi
+ kt: Hệ số truyền nhiệt qua tường
1
Ta có PT 4.16: k t = (W/m.độ)
1 δ1 δ2 1
+ + +
α 1 λ1 λ2 α 2

Trong đó:
+ δ1 = 0,01 (m): Chiều dày một lớp vữa
+ δ2 = 0,2 (m): Chiều dày lớp gạch
+ λ 1 = 1,2 (W/m.độ): Hệ số dẫn nhiệt của vữa
+ λ 2 = 0,77 (W/m.độ): Hệ số dẫn nhiệt của gạch
+ α 1: Hệ số cấp nhiệt từ tác nhân sấy đến tường
+ α 2: Hệ số cấp nhiệt từ tường đến môi trường
Lưu thể nóng (không khí nóng) chuyển động trong phòng do đối lưu tự
nhiên (vì có sự chênh lệch nhiệt độ) và cưỡng bức (quạt). Không khí chuyển
động theo chế độ xoáy do Re > 104.
 Tính α1:
Ta có PT 4.17: α 1 = k( α' 1 + α'' 1 ) (W/m.độ) (CT V.42/Tr.16-[ 3 ])

Trong đó:
+ k: Hệ số hiệu chỉnh phụ thuộc chế độ chuyển động của không khí. Khi
chuyển động xoáy và tường nhám thì k = 1,2-1,3. Ta chọn k = 1,3
+ α' 1: Hệ số cấp nhiệt của không khí nóng đến thành máy sấy do đối lưu
cưỡng bức (W/m2.độ)
+ α''2: Hệ số cấp nhiệt của không khí nóng đến thành máy sấy do đối lưu tự
nhiên (W/m2.độ)
- Tính α' 1:
Nu' 1 × λ tb
Ta có PT 4.18: α'1 = (CT 1.40/Tr.28-[2 ])
Hp

Trong đó:
+ ttb = 55oC: Nhiệt độ trung bình của tác nhân sấy trong thiết bị
+ λtb = 0,02865 (W/m.độ): Hệ số dẫn nhiệt của tác nhân sấy ở nhiệt độ
trung bình
+ Nu' 1: Chuẩn số Nuselt. Đối với không khí ta có:
Nu' 1 = 0,018× ε1 × Re0,8 (CT V.42/Tr.16-[ 3 ])

Với:
 Re: Chuẩn số Reynol, Re=150135,97
pL
 ε1 phụ thuộc vào tỷ số L và Re

Lp 7,25
Với = =5,2 9
l tđ 1,37
Tra (Bảng V.2/Tr.15-[3]) và ta được ε1= 1,1433
Vậy Nu' 1 =0,018 × 1,1433 × 150135,97 = 284,8528
Nu' 1 × λ tb 284,8528 × 0,02865 2
=> α'1 = = = 4,801 (W/ m .độ)
Hp 1,7

- Tính α''1 :
Gọi tT1 là nhiệt độ trung bình của bề mặt tường tiếp xúc với không khí trong
phòng sấy, chọn tT1 = 47oC
Gọi ttbk là nhiệt độ trung bình của chất khí vào phòng sấy
75+35
t tbk = = 55 ℃
2

Gọi ttb là nhiệt độ trung bình giữa tường trong phòng sấy với nhiệt độ trung
bình tác nhân sấy:
47+55
t tb = = 51 ℃
2
Nu''1 × λtb
Ta có PT 4.19: α''1 =
Hp

Trong đó:
+ Hp = 1,7 (m): Chiều cao phòng sấy
+ λtb: Hệ số dẫn nhiệt của tác nhân sấy ở nhiệt độ trung bình
Với ttb = 51oC tra bảng (I.255/Tr.318-[2]) và tính toán
=> λ tb = 0,02837 (W/m.độ)

=> γ tb = 18,052× 10-6 ( m 2 /s)

+ Nu'' 1: Chuẩn số Nuselt. Đối với không khí ta có công thức sau:
Nu'' 1 = 0,47 × Gr0,25 (CT V.78/Tr.24-[3 ])

Với Gr là chuẩn số Gratkov đặc trưng cho tác dụng tương hỗ của lực ma sát
phân tử và lực nâng do chênh lệch khối lượng riêng ở các điểm có nhiệt độ khác
nhau của dòng.
Ta có PT 4.20:
g × H 3p × ∆ t1
Gr= 2 (CT V.39/Tr.24-[3 ])
γ × T

Trong đó:
+ g = 9,8 (m/s2): Gia tốc trọng trường
+ Hp = 1,7 (m): Chiều cao phòng sấy (m)
+ ∆ t1 = t tbk - t T1 = 55 - 47 = 8 ℃
+ T = t tbk + 273 = 55 + 273 = 328 ℃
9,8 × 1,7 3 × 8
⇒ Gr = 2
= 3603614564
( 18,052 × 10-6 ) × 328
Mà chuẩn số Nuselt là:
Nu'' 1 = 0,47 × (3603614564)0,25 = 115,155
115,155 × 0,02837
=> α''1 = = 1,922 (W/ m 2 .độ)
1,7

Vậy hệ số cấp nhiệt từ tác nhân sấy đến tường là:


α 1 = k( α'1 + α'' 1 ) = 1,3×(4,801+1,922) = 8,74 (W/ m 2 .độ)

 Tính α2:
Ta có PT 4.21: α 2 = α'2 - α''2 ( CT V.134/Tr.41-[3])
Trong đó:
+ α 2: Hệ số cấp nhiệt do bức xạ từ mặt ngoài của tường phòng sấy ra môi
trường ngoài (W /m2 . độ).
+ α' 2: Hệ số cấp nhiệt do không khí đối lưu tự nhiên(W /m2 . độ).
+ α''2: Hệ số cấp nhiệt do không khí đối lưu cưỡng bức(W /m2 . độ).
Ta có nhiệt tải riêng của không khí từ phòng sấy đến môi trường xung
quanh là:
q 1 = α 1 × ∆ t1 (CT V.2/Tr.3-[23 )

= 8,74 × 8 = 69,92 ( kJ / kgẩm )

Trong quá trình truyền nhiệt ổn định thì:


t T1 - t T2
q1=
δ1 δ2 δ3
+ +
λ1 λ2 λ3

Trong đó:
+ δ1 ; δ2 ; δ3: Bề dày các lớp tường (m)
+ λ 1 ; λ2 ; λ3: Hệ số dẫn nhiệt tương ứng (W/m.độ)
+ δ1 = δ2 = 0,01 (m): Bề dày lớp vữa có λ 1 = λ 2 = 1,2 (W/m.độ)
+ δ3 = 0,2 (m): Bề dày viên gạch có λ 3 =0,77 (W/m.độ)
Vậy:
δ1 δ2 δ3 0,01 0,01 0,2 2
+ + = + + = 0,276 ( m .độ / W )
λ1 λ2 λ3 1,2 1,2 0,77

δ1 δ2 δ3
Từ đó: t T1 - t T2 = q 1 × ( λ1
+
λ2
+
λ3)= 69,92 × 0,276 = 19,3 ℃

=> t T2 = t T1 - 19,3 = 47 - 19,3 = 27,7℃

Với tT2 là nhiệt độ tường ngoài phòng sấy (oC)


- Nhiệt độ lớp biên giới giữa tường ngoài phòng sấy và không khí ngoài
trời:
t T2 + t 0 27,7 + 17,9
Ta có PT 4.22: T bg = = = 22,8 ℃
2 2

Tại nhiệt độ T bg = 22,8 ℃ ta tra bảng (I.255/Tr.318-[2]) được:


λ bg = 0,0262 (W/m.độ)

γ bg = 15,323×10-6 ( m 2 /s)

- Nhiệt độ tường ngoài và nhiệt độ không khí có độ lệch :


∆ t2 = t T2 - t 0 = 27,7 - 17,9 = 9,8 ℃

- Chuẩn số Gratkov:
Ta có PT 4.23:
g × H3p × ∆ t2 9,8 × 1,73 × 9,8
Gr = = = 7106109694
γ2 × T (15,323 × 10-6 ) 2 × (9,8 +273)
- Chuẩn số Nuselt:
Nu = 0,47 × Gr 0,25 = 0,47 × (7106109694)0,25 = 136,4601
Nu × λ 136,4601 × 0,0262
⇒ α' 2 = = = 2,1 ( W / m 2 .độ )
Hp 1,7

- Hệ số cấp nhiệt do bức xạ α''2:


Ta có PT 4.24:
4 4
ε × C0 T T
α''2 = v
t T2 - t 0 [( ) ( ) ]
× 1
100
- 2
100
(CT V.135/Tr.41-[ 3 ])

Trong đó:
+ ε v: Độ đen của vữa, lấy ε v =0,9
+ C0: Hệ số bức xạ của vật đen tuyệt đối, lấy C0 =5,7
+ T 1 = t T2 + 273 = 27,7 + 273 = 300,7 ℃
+ T2 = t 0 + 273 = 17,9 + 273 = 290,9 ℃
4 4
0,9 × 5,7 300,7 290,9
=> α''2 =
27,7 - 17,9
× [( ) ( ) ]
100
-
100
= 5,31 (W/ m 2 .độ)

Nên α 2 = α'2 + α'' 2 = 2,1 + 5,31 = 7,41 (W/ m 2 .độ)


- Nhiệt tải riêng từ bề mặt của tường ngoài đến môi trường không khí:
Ta có PT 4.25:
q 2 = α 2 × ∆ t2 = 7,41 × 9,8 = 72,618 (kJ/kg ẩm) (CT V.2/Tr.3-[ 3 ])

∆q 72,618 - 69,92
So sánh: = ×100 = 3,7% < 5%
q max 72,618

Vậy tổn thất qua tường:


k t × Ft × ∆t tb × 3600
Qt = = 3,6 × k t × F t × ∆t tb (kJ)
1000

Mà Ft = 2 × Lp × Hp + 2 × Bp × H p = 2 × 7,25 × 1,7 + 2 × 1,148 × 1,7


= 28,553 (m2)
1 1
kt = = = 1,903
1 1
3
δi 1 1
+ +∑ + + 0,276
α1 α2 i λi
8,74 7,41

Nên ta có: Q t = 3,6 × 1,903 × 28,553 × 33,18 = 6490,369 (kJ)


Qt 6490,369
Vậy q t = = = 27,562 (kJ/kg ẩm)
W 235,484

3.2.2. Tổn thất qua trần:


- Trần đúc:
+ Lớp bê tông cốt thép dày: δ2 = 0,1 (m), λ2 = 1,55 (W/m.độ)
+ Lớp cách nhiệt dày: δ3 = 0,15 (m), λ3 = 0,058 (W/m.độ)
- Để tính tổn thất qua trần ta cần xác định:
Ta có PT 4.26:
α 2tr = 1,3 × α 2 = 1,3 × 7,41 = 9,633 (W/m2.độ) (Tr.71-[3])
Do đó hệ số truyền nhiệt qua trần:
1 1
K tr = =
1 δ2 δ3 1 1 0,1 0,15 1
+ + + + + +
α 1 λ2 λ3 α 2tr 8,74 1,55 0,058 9,633

=0,349 (W/ m 2 .độ)

- Diện tích mặt trần nhà:


Ta có PT 4.27: F tr = Lp × Bp = 7,25 × 1,148 = 8,323 ( m2 )
Vậy tổn thất nhiệt qua trần:
Q tr = 3,6 × K tr × Ftr × ∆t = 3,6 × 0,349 × 8,983 × ( 55-17,9 )

= 387,955 (kJ/h)

- Nhiệt tải riêng:


Q tr 387,955
q tr = = = 1,647 (kJ/kg ẩm)
W 235,484

3.2.3. Tổn thất qua nền:


- Nhiệt độ trung bình của tác nhân sấy bằng 55 oC, giả sử tường và phòng
sấy cách tường bao che của phân xưởng 2m.
Ta có PT 4.28: Qn = 3,6 × F n × q1
Trong đó:
+ Fn: Diện tích mặt nền nhà. F n = F tr = 8,323 (m)
+ q1: Tổn thất nhiệt qua 1 m2 nền là 36,275 (W/m2) (Bảng 7.1/Tr.142-
[6])
Thay số vào ta được: Qn = 3,6 ×8,323 × 36,275 = 1086,901 (kJ/h)
Qn 1086,901
=> q n = = = 4,616 (kJ/kg ẩm)
W 235,484

3.2.4. Tổn thất qua cửa:


- Hai đầu phòng sấy có cửa làm bằng thép dày δ4 = 0,005 (m) và lớp cách
nhiệt dày δ5 = 0,02 (m), hệ số dẫn nhiệt của thép λ 4 = 0,5 (W/m.độ) và
λ 5 = 0,058 (W/m.độ).

Do đó hệ số dẫn nhiệt của Kc là:


1 1
Kc = =
1 δ4 δ5 1 1 0,005 0,02 1
+ + + + + +
α1 λ4 λ5 α2 8,74 0,5 0,058 7,41

= 1,655 (W/ m 2 .độ)

- Cửa phí tác nhân sấy vào có độ chênh lệch nhiệt độ (t 1 – t0) còn đầu kia có
độ chênh lệch bằng (t2 – t0)
Do đó ta có PT 4.29: Qc = 3,6 × K c × F c × [ ( t 1 - t 0 ) + ( t2 - t 0 ) ]
Trong đó:
+ F c = Bp × Hp = 1,148 × 1,7 = 1,952 ( m2 )
+ t1 = 75oC; t2 = 35oC
+ K c = 1,655 (W/ m 2 .độ)
Thay số vào ta được:
Q c = 3,6 × 1,655 × 1,952 × [ ( 75-17,9 ) + ( 35-17,9 ) ]

= 465,201 (kJ/h)
Qc 465,201
=> qc = = = 1,976 (kJ/kg ẩm)
W 235,484

Như vậy tổng tổn thất nhiệt truyền qua kết cấu bao che ra môi trường xung
quanh là:
Ta có PT 4.30:
q tt = q t + q c + qtr + q n = 27,562 + 1,976 + 1,647 + 4,616

= 5,801 (kJ/kg ẩm)

3.2.5. Tổn thất do vật liệu gây ra:


- Trong sấy nông sản, nhiệt độ sản phẩm sấy ra khỏi thiết bị sấy lấy thấp
hơn nhiệt độ sấy tương ứng (5 – 10) oC. Trong hệ thống sấy này, vật liệu sấy và
tác nhân sấy chuyển động ngược chiều nhau nên t vl2 = t1 – (5 – 10)oC. Vì vậy ta
lấy tvl2 = 35 – 5 = 30oC.
- Nhiệt dung riêng của khoai tây ra khỏi phòng sấy:
Ta có PT 4.31:
Cvl = Cvlk × (1- w 2 ) + C_ẩm × w2 (kJ/kg.độ) (CT Tr.197-[4])

Trong đó:
+ Cvlk = 3,62 (kJ/kg.độ): Nhiệt dung riêng của khoai tây khô.
+ C_ẩm = Cn = 4,18 (kJ/kg.độ)
+ w2 = 7% = 0,07
=> Cvl = 3,62 × (1-0,07) + 4,18 × 0,07 = 3,659 (kJ/kg.độ)

Vậy tổn thất do nhiệt mang đi:


Ta có PT 4.32: Q vl = G2 × Cvl × ( t vl2 - t vl1 ) (CT Tr.197-[ 6 ])

= 64,516 × 3,659 × ( 30-17,9 )

= 2856,375 (kJ/h)
Q vl 2856,375
=> q vl = = = 12,13 (kJ/kg ẩm)
W 235,484

3.3. Các thông số của quá trình sấy thực:


Ta xác định các thông số của quá trình sấy thực bằng phương pháp giải tích
vì nó dựa trên các công thức tính toán nên chính xác hơn.
- Nhiệt lượng bổ sung thực tế:
Ta có PT 4.33:
∆ = q bs + Cn × t vl1 - ∑ q (kJ/kk ẩm) (CT 7.33/Tr.208-[ 7 ])

Trong đó:
+ qbs = 0 (do không sử dụng calorife bổ sung)
+ Cn = 4,18 (kJ/kg.độ)
+ tvl1: Nhiệt độ của vật liệu trước khi đưa vào máy sấy (bằng nhiệt độ môi
trường)
+ ∑ q: Tổng nhiệt tổn thất trong quá trình sấy.
∑ q= q vl + q tt = 12,13 + 35,581 = 47,931 (kJ/kg ẩm)

=> ∆ = 0 + 4,18 × 17,9 - 47,931 = 26,891 (kJ/kg ẩm)


3.3.1. Không khí sau khi ra khỏi phòng sấy:
- Hàm ẩm của không khí ra khỏi phòng sấy trong quá trình sấy thực
là:
Ta có PT 4.34:
- I 1 + Δ × x 0 + Ck × t 2
x'2 = (kg/kg kkk) (CT VII.26/Tr.105-[ 3 ])
∆ - ( r0 + C h × t 2 )

Trong đó:
+ I1: Entanpi của không khí khi ra khỏi calorife, I1 = 103,7842 (kJ/kg kkk)
+ ∆ = 26,891 (kJ/kg ẩm)
+ Ck = 1 (kJ/kg.độ): Nhiệt dung riêng của không khí
+ t2 = 35℃ : Nhiệt độ của tác nhân sấy sau khi ra khỏi phòng sấy
+ r 0 = 2493 (kJ/kg): Nhiệt lượng riêng của hơi nước
+ Ch = 1,97 (kJ/kg.độ): Nhiệt dung riêng của hơi nước
+ x0 = 0,0109 (kg/kg kkk) : Hàm ẩm của không khí trước khi vào calorife
sưởi.
Thay số vào ta được:
- 103,7842 + 26,891 × 0,0109 + 1 × 35
x'2 = = 0,027 (kg/kg kkk)
26,891 - (2493 + 1,97 × 35)

- Nhiệt dung riêng của không khí khi sấy:


Ta có PT 4.35: I' 2 = t2 + ( r 0 + Ch × t 2 ) × x'2
= 35 + ( 2493 + 1,97 × 35 ) × 0,027

= 104,173 (kJ/kg kkk)

3.3.2. Không khí trước khi vào calorife và sau khi ra khỏi calorife:

Do ∆ = 26,891 > 0 nên ta có I'2 > I'1 và I' 2 - I'1 = = ∆ × ( x'2 - x'0 ) vì:
l'
1
l' = (Tr.105-[3 ])
x'2 - x'0

I'1 = I' 2 - ∆ × ( x'2 - x'0 )


Giải hệ phương trình:
{ I'1 = t 1 + (2493 + 1,97 × t 1 ) × x'1
x'0 = x'1

Trong đó:
+ I' 2 = 104,173 (kJ/kg kkk)
+ ∆ = 26,891 (kJ/ kg ẩm)
+ x'2 = 0,027 (kg/kg kkk)
+ t1 = 75℃
x' = x' = 0,0109 (kg/kg kkk)
Thay số vào và giải hệ phương trình ta được: I' 0= 103,74
1
1
{
(kJ/kg kkk)

Từ đó, ta có:
I '0 = t 0 + ( 2493 + 1,97 × t 0 ) × x'0

= 17,9 + ( 2493 + 1,97 × 17,9 ) × 0,0109

= 45,458 (kJ/kg kkk)

Vậy trong thực tế:


I' 0 = 45,458 (kJ/kg kkk); x'0 = 0,0109 (kg/kg kkk)

I' 1 = 103,74 (kJ/kg kkk); x'1 = 0,0109 (kg/kg kkk)

I' 2 = 104,173 (kJ/kg kkk); x'2 = 0,027 (kg/kg kkk)

- Lượng không khí cần thiết để bay hơi 1 kg ẩm trong quá trình sấy
thực là:
1 1
l' = = = 62,112 (kg kkk/kg ẩm)
x'2 - x'0 0,027 - 0,0109

⇒ L' = l ' × W = 62,112 × 235,484 = 14626,382 ( kg / h )

3.4. Phương trình cần bằng nhiệt lượng:


∑ qv = ∑ qr
3.4.1. Nhiệt lượng vào:
4.4.1.1. Nhiệt lượng do calorife cung cấp:
q s = l ' × ( I '2 - I '0 ) = 62,112 × (104,173 - 45,458 )

= 3646,906 ( kJ / kg ẩm )

4.4.1.2. Nhiệt lượng do vật liệu sấy mang vào:


Ta có PT 4.36:
G 2 × Cvl × t vl1
q vlv = + Cn × t vl1 (kJ/kg ẩm) (Tr.206-[ 7 ])
W

Trong đó:
+G2 = 64,516 (kg/h)
+ Cvl = 3,659 (kJ/kg): Nhiệt dung riêng của khoai tây ra khỏi phòng sấy
+ tvl1 = 17,9℃: Nhiệt độ vật liệu vào
+ Cn = 4,18 (kJ/kg.độ)
+ W = 235,484 (kg/h)
Thay số vào ta được:
64,516 × 3,659 × 17,9
q vlv = + 4,18 × 17,9
235,484
= 92,766 (kJ/kg ẩm)

4.4.1.3. Nhiệt lượng do không khí mang vào:


q kkv = l ' × I 0 = 62,112 × 45,458 (Tr.206-[6 ])

= 2823,487 (kJ/kg ẩm)

Vậy tổng nhiệt lượng vào là:


∑ qv = q s + q vlv + qkkv = 3646,906 + 92,766 + 2823,487

= 6563,159 (kJ/kg ẩm)

3.4.2.Nhiệt lượng ra:


3.4.2.1. Nhiệt lượng do vật liệu sấy mang ra:
G 2 × Cvl × t vl2
q vlr = (kJ/kg ẩm) (Tr.206-[ 6 ])
W
64,516 × 3,659 × 30
= = 30,074 (kJ/kg ẩm)
235,484

3.4.3.2. Nhiệt lượng do không khí mang ra:


q kkr = l ' × I2 = 62,112 × 103,784 (Tr.206-[6 ])

= 6446,232 (kJ/kg ẩm)

3.4.2.3. Nhiệt lượng do tổn thất:


q tt = 35,581 (kJ/kg ẩm)

Vậy tổng nhiệt lượng ra là:


∑ qr = q vlr + q kkr + qtt = 30,074 + 6446,232 + 35,581

= 6512,107 (kJ/kg ẩm)

So sánh tổng nhiệt lượng vào vào tổng nhiệt lượng ra:
|q v - q r| |6563,159 - 6512,107|
ε = × 100 = × 100
q max 6563,159

= 0,778% < 5% (Chấp nhận)

Vậy các giả thiết và các quá trình tính toán trên đều có thể chấp nhận được.
3.4.3.Lập bảng cân bằng nhiệt:
- Nhiệt lượng cần thiết để bốc hơi 1 kg ẩm :
Ta có PT 4.37:
I'1 - I' 0
q0 = (kJ/kg ẩm) (CT 6.1/Tr.119-[ 7 ])
x'2 - x'0

Với I' 1 = 103,74 (kJ/kg kkk); I'0 = 45,458 (kJ/kg kkk)


x'0 = 0,0109 ( kg / kgkkk ) ; x'2 = 0,027(kg/kg kkk). Thay số vào ta được:

103,74 - 45,458
q0 = = 3620 (kJ/kg ẩm)
0,027 - 0,0109

- Nhiệt lượng cần thiết cho cả quá trình:


Q 0 = q 0 × W = 3620 × 235,484 = 852452,08 (kJ/h)
Bảng 4.4. Bảng cân bằng nhiệt lượng
STT Đại lượng Kí hiệu và đơn vị Giá trị
1 Nhiệt lượng do không khí mang qkkv (kJ/kg ẩm) 2823,487
vào
2 Nhiệt lượng do calorife cung cấp qs (kJ/kg ẩm) 3646,906
3 Nhiệt lượng do vật liệu sấy qvlv (kJ/kg ẩm) 92,766
mang vào
4 Nhiệt lượng do không khí mang qkkr (kJ/kg ẩm) 6446,232
ra
5 Nhiệt lượng do vật liệu sấy qvlr (kJ/kg ẩm) 30,074
mang ra
6 Nhiệt lượng do tổn thất qtt (kJ/kg ẩm) 35,801
7 Tổng nhiệt lượng vào Σqv (kJ/kg ẩm) 6563,159
8 Tổng nhiệt lượng ra Σqr (kJ/kg ẩm) 6512,107
9 Sai số ε (%) 0,778
PHẦN 4: TÍNH TOÁN THIẾT BỊ PHỤ
4.1. Calorife:
- Calorife là một thiết bị truyền nhiệt, tác nhân sấy khi đi qua calorife và
nhận nhiệt từ thành ống sẽ đạt được nhiệt độ sấy theo cầu t1 = 75oC.
- Do yêu cầu của chất lượng sản phẩm khoai tây sau khi sấy nên chọn tác
nhân sấy là không khí nóng, chất truyền nhiệt là hơi nước bão hòa có t hn =
120oC, Phnbh = 2,755 at.
- Chọn calorife khí hơi dạng ống chùm có gân về phía không khí để tăng hệ
số truyền nhiệt , hơi nước bão hòa đi trong ống truyền nhiệt còn không khí đi
ngoài ống.
4.1.1. Chọn kích thước ống truyền nhiệt:
Chọn ống truyền nhiệt bằng đồng, có gân để nâng cao hệ số truyền nhiệt ,
hệ số dẫn nhiệt của đồng là λ = 385 (W/m.độ) (Bảng I.123/Tr.125-
[2])
 Chọn ống:
- Đường kính ngoài của ống: dng = 0,03 (m)
- Đường kính trong của ống: dtr = 0,025 (m)
d ng - d tr 0,03 - 0,025
- Chiều dày của ống: δ = = = 0,0025 (m)
2 2

- Đường kính của gân: Dg = 1,4 × d ng = 1,4 × 0,03 = 0,042 (m)


- Bước gân: bg = 0,01 (m)
Dg - d ng 0,042 - 0,03
- Chiều cao của gân: hg = = = 0,006 (m)
2 2

- Chiều dài của ống: l = 1,2 (m)


- Bề dày của gần: b = 0,002 (m)
l 1,2
- Số gân trên một ống: m = b = 0,01 = 120
g

- Tổng chiều dài của gân: Lg = b × m = 0,002 × 120 = 0,24 (m)


- Tổng chiều dài không gân: Lkg = l - Lg = 1,2 - 0,24 = 0,96 (m)
- Lượng không khí cần thiết cho quá trình sấy (theo tính toán thực tế ở
trên):
 l ' = 62,112 (kg/kg ẩm)
 L' = 14626,382 (kg/h)
- Nhiệt độ không khí ban đầu là:
t 0 = 17,9℃ => ρ 17,9℃ = 1,2138 (kg/ m 3 ) (Bảng I.255/Tr.318-[2])
- Nhiệt độ không khí khi ra khỏi calorife:
t 1 = 75℃ => ρ75 ℃ = 1,0145 (kg/ m 3 ) (Bảng I.255/Tr.318-[2])
- Nhiệt độ không khí sau khi ra khỏi thiết bị sấy :
t 1 = 35℃ => ρ 35℃ = 1,1465 (kg/ m 3 ) (Bảng I.255/Tr.125-[2])
- Thể tích riêng của không khí:
1
Ta có PT 5.1: V = ( m 3 /kg)
ρ

Trong đó: ρ là khối lượng riêng của vật liệu (kg/m3), thay số vào ta
được:
V 17,9 ℃ = 0,824 ( m 3 /kg)

V75℃ = 0,986 ( m 3 / kg )

V 35℃ = 0,872 ( m 3 /kg)


V 17,9 ℃ + V 75 ℃ 0,824 + 0,986 3
V tb = = = 0,905( m /kg)
2 2

- Lưu lượng không khí khô đi vào calorife:


V = L' × V tb = 14626,382 × 0,905 = 13236,876 ( m 3 /h)

- Hệ số cấp nhiệt từ mặt ngoài của ống ra khỏi không khí (α1)
 Nhiệt độ trung bình của không khí trong calorife (ttb)
∆t đ - ∆t c
t tb = t hn - ∆tb mà ∆tb =
∆t
ln đ
∆t c

( ∆tb là chênhlệch nhiệt độ trung bình)

 Chọn nhiệt độ hơi nước bão hòa khi vào là thnv = 120oC
 Chọn nhiệt độ nước ngưng tụ ra là thnc = 120oC
Nên ta có:
∆t đ = t hnv - t đ = 120 - 17,9 = 102,1 ℃

∆t c = t hnc - t c = 120 - 75 = 45 ℃
Thay số vào ta có:
102,1 - 45
∆ tb = = 69,69 ℃
102,1
ln
45
=> t tb = 120-69,69 = 50,31℃

Ứng với giá trị ttb = 50,31oC, tra bảng (I.255/Tr.318-[2]), ta có:
ρ = 1,092 (kg/ m 3 )

λ = 2,832 × 10-2 (W/m.độ)

μ = 19,613 × 10-6 (Ns/ m 2 )

γ = 17,982 × 10-6 (m/ s2 )

Pr = 0,6979
4.1.2. Tính toán:
- Diện tích bề mặt của một ống (phía trong của ống):
F tr = π × d tr × l = 3,14 × 0,025 × 1,2 = 0,0942 ( m 2 )

- Diện tích mặt ngoài của ống:


F ng = π × d ng × l = 3,14 × 0,03 × 1,2 = 0,113 ( m 2 )

- Diện tích phần bề mặt ngoài của một ống:


F bm = Fg + F kg

+ Diện tích phần có gân:


π π
Fg = π × D g × L g + × D 2g - × d2ng
4 4
3,14
= 3,14 × 0,042 × 0,24 + × ( 0,0422 - 0,032 )
4

= 0,0323 ( m 2 )

+ Diện tích phần không gân:


F kg = Lkg × π × d ng = 0,96 × 3,14 × 0,03 = 0,0904 ( m 2 )

=> F bm = 0,0323 + 0,0904 = 0,1227 ( m 2 )

- Chọn số ống xếp trên một hàng là: i = 30


- Khoảng cách giữa ống này với ống kia là d = 0,008 (m)
- Khoảng cách giữa ống ngoài cùng đến calorife là: x = 0,01 (m)
- Diện tích tự do của calorife (Ftd):
+ Chiều dài của cả calorife:
Lx = Dg × i + 2 × x + (i - 1) × d

= 0,042 × 30 + 2 × 0,01 + (30 - 1) × 0,008 = 1,512 (m)

+ Chọn chiều cao ống là: hcao = 1,2 (m)


+ Diện tích tiết diện của calorife là:
F x = Lx × h cao = 1512 × 1,2 = 1,8144 ( m 2 )

+ Diện tích cản của gân là:


F cg = Dg × Lg × i = 0,042 × 0,24 × 30 = 0,3024 ( m 2 )

+ Diện tích cản của ống là:


F c/ống = d ng × Lkg × i = 0,03 × 0,96 × 30 = 0,864 ( m 2 )

Vậy diện tích phần tự do là:


F td = F x - Fc/ống - Fcg = 1,8144 - 0,864 - 0,3024 = 0,648 ( m 2 )

- Vận tốc không khí:


V 13236,876
ω kk = = = 5,647 (m/s)
Ftd 0,648

- Hệ số cấp nhiệt từ hơi nước bão hòa đến mặt ngang của ống
Ta có PT 5.1:
0,25
r
α 1 = 2,04 × A × ( H × ∆t ) (W/ m 2 .độ) (CT V.101/Tr.28-[ 3 ])

Trong đó:
+ H = 1,4 (m): Chiều cao ống.
+ r : Ẩn nhiệt hóa hơi (J/kg)
Từ thnv = 120oC, tra bảng (Bảng I.250/Tr.312-[2])
Ta có: r = 2207 × 103 (J/kg)
+ Hệ số A có giá trị phụ thuộc vào nhiệt độ màng nước ngưng tự tm
Chọn tT = 119,76oC: Nhiệt độ của thành ống trong của ống
t T + t hnd 119,76 + 120
Vậy t m = = = 119,88 ℃
2 2

Sử dụng phương pháp nội suy, tra (Bảng Tr.29-[3]), ta có:


t m = 119,88 ℃ => A = 187,946
+ ∆t = 120 - 119,76 = 0,24 ℃
Vậy thay số vào ta được:
0,25
2207 × 103
α 1 = 2,04 × 187,9595 ×
1,4 × 0,24 ( ) = 19410,156 (W/ m 2 .độ)

=> q1 = α 1 × ∆t = 19410,156 × 0,24 = 4658,437 (kJ/kg ẩm)

- Tính hệ số cấp nhiệt từ mặt ngoài ống đến không khí chuyển động trong
calorife α2
+ Nhiệt độ vách ngoài của ống truyền nhiệt (tw2):
δ 0,0025
t w2 = t w1 - q1 × = 119,76 - 4658,437 × = 119,73 ℃
λ 385

+ Nhiệt độ trung bình của không khí cần sấy trong calorife:
t V2 + t R2 17,9 + 75
T tb2 = = = 46,45 ℃
2 2

Từ T tb2=46,45 ℃ tra (Bảng I.255/Tr.318-[2]), ta có:


ρ = 1,1054 (kg/ m 3 )

λ = 2,805 × 10-2 (W/m.độ)

μ = 19,44 × 10-6 (Ns/ m 2 )

γ = 17,599 × 10 -6 (m/ s2 )

Pr = 0,6984
+ Lưu thể chảy qua bên ngoài ống chum có gân:
Ta có PT 5.2:
-0,54 -0,14
dng hg
Nu = C × ( ) ( )
bg
×
bg
× Ren × Pr 0,4 (CT V.57/Tr.20-[ 3 ])

Trong đó:
+ C, n: Là đại lượng phụ thuộc vào cách xếp ống , đối với ống xếp thẳng
hàng:
C = 0,116; n = 0,72
+ dng: Đường kính ngoài của ống, dng = 0,03 (m)
+ bg: Bước của gân, bg = 0,01 (m)
+ hg: Chiều cao của gân, hg = 0,006 (m)
+ Pr = 0,6984
+ Chuẩn số Reynol:
ωkk × bg 5,674 × 0,01
Re = = = 3224,0468
γ 17,599 × 10-6

Ta có: 3000 < Re < 25000 do đó:


d
ng
Không khí chảy theo chế độ chảy quá độ và 3 < b < 4,8
g
( )
Vậy thay số vào ta được:
-0,54 -0,14
0,03 0,006
Nu = 0,116 × ( ) (
0,01
×
0,01 ) × 3224,04680,72 × 0,6984 0,4

= 20,0245

+ Hệ số cấp nhiệt đối lưu:


Nu × λ 20,0245 × 2,805 × 10 -2 2
α2 = = = 56,169 (W/ m .độ)
bg 0,01

=> Hệ số cấp nhiệt đối lưu thực tế α2tt = 40,12 (Đồ thị V.17b/Tr.20-[2])
Vậy
1 1
k = = = 40,012
1 1 Fbm 1 1 0,1227
+ × + +
α 2tt α1 Ftr 40,12 19410,156 0,0942

Vậy nhiệt lượng riêng là:


q 2 = k × t tb = 40,012 × 119,73 = 4790,673 (kJ/kg ẩm)

So sánh
q2 - q 1 4790,673 - 4658,437
∆q = = × 100 = 2,76% < 5%
q2 4790,673

Vậy những giả thiết đưa ra có thể chấp nhận được


4.1.3. Xác định bề mặt truyền nhiệt:
- Lượng nhiệt do calorife cung cấp: qs = 3646,906 (kJ/kg ẩm)
Qs = q s × W = 3646,906 × 234,484 = 858788,013 (kJ/h)

- Hiệu suất calorife: Lấy η = 0,9


- Lượng nhiệt thực tế do calorife cung cấp:
Qs 858788,013
Qt = = = 954208,903 (kJ/kg)
η 0,9

- Lượng nhiệt thực tế truyền từ hơi nước trong ống đến thành ống:
Q t = 3,6 × K × F × ∆t tb

 Bề mặt truyền nhiệt là:


Qt 954208,903 2
F = = = 95,056 ( m )
3,6 × K × ∆t tb 3,6 × 40,012 × 69,69

- Bề mặt truyền nhiệt thực:


F t = k × F ; k = 1,2-1,5

Chọn k = 1,2 => F t = k × F = 1,2 × 95,056 = 114,0672 ( m2 )


- Bề mặt truyền nhiệt trung bình của một ống:
Fbm + F tr 0,1227 + 0,0942 2
F tb = = = 0,108 ( m )
2 2

4.1.4. Tính kích thước calorife:


- Số ống truyền nhiệt trong calorife:
Ft 114,0672
n = = = 1056,178 (ống)
F tb 0,108

- Số ống sắp xếp theo chiều ngang:


n 1056,178
m = = = 35,206 (ống), chọn m = 36 (ống)
i 30

- Chiều dài của calorife:


Lx = 1,512 (m)
- Chiều rộng của calorife:
B x = ( m - 1 ) × d + Dg × m + 2 × x

= ( 36 - 1 ) × 0,008 + 0,042 × 36 + 2 × 0,01

= 1,812 (m)

- Chiều cao của calorife:


H x = H cao + a × 2 = 1,4 + 0,15 × 2 = 1, 7 (m)

Trong đó: a là bề dày lớp chắn, chọn a = 0,15 (m)


4.2. Cyclone:
4.2.1. Giới thiệu về cyclone:
Khi tác nhân sấy ( không khí nóng) đi qua máy sấy thường mang theo rất
nhiều hạt bụi nhỏ, chúng cần được thu hồi trước khi thải ra môi trường không
khí bên ngoài thông qua một cyclon đặt ngoài đường không khí.
4.2.2. Tính toán:
- Ở nhiệt độ 35oC thể tích riêng của không khí:
1 1
v 35℃ = = = 0,872 ( m 3 /kg)
ρ 35℃ 1,1465

- Lưu lượng không khí ra khỏi phòng sấy:


V'2 = L' × v 35℃ = 14626,382 × 0,872 = 12754,2051 ( m 3 /h)

- Trở lực của cyclon:


∆P
Ta chọn tỷ số: = (540 ÷ 740) (Tr.522-[1])
ρkk

∆P
Chọn = 720
ρ kk

Với ρkk(35 ℃) = 1,1465 (kg/ m 3 )


=> ∆P = ρkk × 720 = 1,1465 × 720 = 825,48 ( m 2 )

- Chọn kiểu cyclone LIH – 24 là loại cyclcone đơn với góc nghiêng của của
vào là 24o, loại này đảm bảo sạch bụi lớn, năng suất cao với hệ số sức cản thủy
lực nhỏ nhất.
Theo bảng (III.10/Tr.528-[1]), ta có: ξ = 60
Tốc độ quy ước ωq
2 × ∆P
ωq =
√ ρkk × ξ
(CT III.48/Tr.522-[1])

2 × 825,48
=
√ 1,1465 × 60
= 4,9 (m/s)

- Đường kính của cyclone là:


V'2 12754,2051
D Cyclone =
√ 0,785 × ωq × 3600
=

0,785 × 4,9 × 3600
= 0,96 (m)

 Theo tiêu chuẩn ta chọn đường kính của một cyclone là 960 mm thuộc
loại LIH-24
Bảng 4.1. Kích thước cơ bản của cyclon LIH-24 theo đường kính
D = 960 mm (Bảng III.4/Tr.524-[2])
Các thông số Kí hiệu Công thức Giá trị
Chiều cao cửa vào a (mm) 1,11D 1066
Chiều cao ống tâm có mặt bích h1 (mm) 2,11D 2026
Chiều cao phần hình trụ h2 (mm) 2,11D 2026
Chiều cao phần hình nón h3 (mm) 1,75D 1680
Chiều cao phần bên ngoài ống h4 (mm) 0,4D 384
tâm
Chiều cao chung H (mm) 4,26D 4090
Đường kính ngoài ống ra d1 (mm) 0,6D 576
Đường kính trong của cửa tháo d2 (mm) 0,4D 384
bụi
Chiều rộng của vào b1/b (mm) 0,26D/0,2D 250/192
Chiều dài của ống cửa vào l (mm) 0,6D 576
Khoảng cách từ tận cùng h5 (mm) 0,32D 307
cyclone đến mặt bích
Góc nghiên giữa nắp và ống α α 24oC
vào
Đường kính trong của xyclone D = 0,4 … 1 960
Hệ số trở lực của cyclone ξ ξ 60
4.3. Quạt:
4.3.1. Giới thiệu về quạt:
- Quạt là bộ phận vận chuyển không khí và tạo áp suất cho dòng khí đi qua
các thiết bị: Calorife, máy sấy, đường ống, cychone. Nhăng lượng do quạt tạo ra
cung cấp cho dòng khí một áp suất động học để di chuyển và một phần để khắc
phục trở lực lên đường ống vận chuyển.
- Năng suất của quạt đặc trưng bởi thể tích khí đi vào hay ra thiết bị sấy.
- Sử dụng hai quạt:
+ Quạt đẩy: Đặt ở đầu hệ thống có nhiệm vụ cung cấp không khí cho
calorife để gia nhiệt sau đó đẩy vào phòng sấy.
+ Quạt hút: Đặt ở cuối hệ thống có nhiệm vụ hút khí thải vào cyclone để
lọc bụi.
4.3.2. Tính trở lực toàn bộ quá trình:
4.3.2.1. Trở lực ống dẫn từ miệng quạt đến calorife:
- Chọn ống nối từ quạt đến calorife:
+ Chọn đường kính ống d = 0,5 (m)
+ Chọn chiều dài ống l = 1,5 (m)
- Vận tốc không khí nóng đi trong đường ống :
L'
ωd =
3600 × F × ρ

Ở nhiệt độ t0 = 17,9oC, tra (Bảng I.255/Tr.318-[2]).Ta có:


ρ = 1,2138 (kg/ m 3 ) γ = 14,871 × 10-6 ( m 2 /s)

π × d2 3,14 × 0,52 2
F0 = = = 0,196 ( m )
4 4
L' = 14626,382 (m)
L' 14626,382
=> ω d = = = 17,078 (m/s)
3600 × F0 × ρ 3600 × 0,196 × 1,2138

Chuẩn số Reynol là:


ωd × d 17,078 × 0,5
Re = = = 574204,8282
γ 17,9℃ 14,871 × 10 -6

Ta có: Re > 104 => Không khí đi trong ống theo chế độ chảy xoáy
- Chuyển động chảy xoáy chia làm 3 khu vực:
+ Khu vực 1: Nhẵn thủy lực học, đặc trưng của khu vực này là lớp màng
chảy dòng phủ kín gờ nhám của ống nên độ nhám không ảnh hưởng đến hệ số
ma sát.
Trị số Reynol giới hạn trên được xác định theo công thức sau:
8
d
Regh = 6 × ()ε
7
(CT II.60/Tr.378-[2 ])

Với ε = 10 -4 (m): Độ nhám tuyệt đối của tôn (Bảng II.15/Tr.318-[2])


8
0,5
=> Regh = 6 × ( ) = 101285,095
10 -4
7

=> Re > Regh

+ Khu vực 2 (Khu vực nhám): Đặc trưng của khu vực này là chiều dày của
lớp màng dòng chảy nhở hơn gờ nhám của ống. Trong khu vực này hệ số ma sát
phụ thuộc vào độ nhám mà không phụ thuộc vào chuẩn số Reynol.
Giá trị của chuẩn số Re khi bắt đầu xuất hiện vùng nhám là:
9
d
Re n = 220 × () ε
8
(CT II.62/Tr.379-[2 ])

9
0,5
=> Ren = 220 × ( ) = 3189803,54 > Re
10-4
8

Vậy ℜgh< ℜ< ℜn


+ Khu vực 3 (Khu vực quá độ): Là khu vực nằm giữa khu vực nhẵn thủy
thủy và khu vực nhám ứng với ℜgh< ℜ< ℜn. Hệ số ma sát khu vực này phụ thuộc
vào chuẩn số Re và độ nhám của thành ống.
ε 10-4 -5 -5 -5
= = 20 × 10 thuộc khoảng (8 × 10 ÷ 1250 × 10 )
d 0,5

Vậy hệ số ma sát được tính theo công thức:


0,25
ε 100
(
λ = 0,1 × 1,46 × )
d
+
Re
0,25
100
= 0,1 × ( 1,46 × 20 × 10 +
574204,8282 )
-5
= 0,0147 (W/m.độ)

Vậy trở lực trên ống từ miệng quạt đến calorife là:
λ × l × ρ × ω2d 0,0147 × 1,5 × 1,2138 × 17,0782 2
∆P 1 = = = 7,806 (N/ m )
2 × d 2 × 0,5
4.3.2.2. Trở lực do calorife:
- Nhiệt độ trung bình của không khí nóng trong calorife:
t1 + t0 75 + 17,9
T tb2 = = = 46,45 ℃
2 2

Tại nhiệt độ T tb2 = 50,15 ℃, tra (Bảng I.255/Tr.318-[1]).Ta có:


ρ = 1,1054(kg/ m 3 )

λ = 2,805 × 10-2 (W/m.độ)

γ = 17,599 × 10 -6 (m/ s2 )

- Vận tốc của không khí trong calorife:


L'
ω kk1 =
3600 × ρ × F

Trong đó:
+ F1: Diện tích mặt cắt trung gian của calorife.
F1 = H x × Bx = 1,7 × 1,182 = 3,08 ( m 2 )
L' 14626,382
=> ω kk1 = = = 1,193 (m/s)
3600 × ρ × F1 3600 × 1,1054 × 3,08

- Chuẩn số Reynol:
ωkk1 × d td
Re =
γ 46,45 ℃

Trong đó:
+ ωkk1 = 1, 193 (m/s)
4 × F1
+ d td =
π1

π 1: là chu vi mặt cắt ngang của calorife

π1 = 2 × ( Hx + Bx ) = 2 × (1,7 + 1,812) = 7,024

4 × 3,08
Nên d td = = 1,754 (m)
7,024
1,193 × 1,754
Vậy: Re = = 1 18900,0511
17,599 × 10-6

=>Re = 118900,0511 > 104: Không khí chuyển động theo chế độ xoáy.

- Do ống sắp xếp theo kiểu hành lang nên:


-0,23
S
ξ = (6 + 9 × m) ×
d () × Re-0,26 (CT II.72/Tr.404-[2 ])

Trong đó:
+ ξ : là sức cản thủy lực của chum ống
+ S: là khoảng cách giữa các trục ống theo phương cắt ngang của dòng
chuyển động (theo chiều rộng của dòng).
d ng 0,03
S = hg + + d = 0,006 + + 0,008 = 0,029 (m)
2 2

+ m: Số dãy ống theo phương chuyển động của không khí, chọn m = 22
+ d: Đường kính ống. d = Dg = 0,042 (m)
-0,23
0,029
ξ = (6 + 9 × 22) × ( 0,042 ) × 118900,0511-0,26 = 10,634

Vậy trở lực của calorife:


ω2kk1
∆P 2 = ξ × ρ 46,45℃ × (CT II.56/Tr.377-[2])
2
2
1,193 2
= 10,634 × 1,1054 × = 8,372 (N/ m )
2

4.3.2.3. Trở lực do đột mở vào calorife:


- Diện tích của mặt cắt ngang của ống đẩy:
d2 0,52 2
F0 = π × = 3,14 × = 0,196 ( m )
4 4

- Diện tích cắt ngang của calorife:


F1 = H x × Bx = 1 ,7 × 1,812 = 3,0 8 ( m 2 )

- Chuẩn số Reynol:
ωd × d 17,078 × 0,5
Re = = = 485198,0226
γ 46,45 ℃ 17,599 × 10 -6
F0 0,196 3
Tỷ số: = = 0,0 636 và Re > 10 , không khí chuyển động theo chế
F1 3,08

độ xoáy.
=> ξ = 0,879 (Bảng N011/Tr.387-[2])
Vậy trở lực do đột mở vào calorife:
ω 2d 17,0782
∆P 3 = ξ × ρ46,45 ℃ × = 0,8 79 × 1,1054 ×
2 2

= 1 41,694 (N/ m 2 )

4.3.2.4. Trở lực do đột thu từ calorife ra ống dẫn không khí nóng:
Không khí nóng có nhiệt độ t = 75oC, tra (Bảng I.255/Tr.318-[2]).Ta có:
ρ = 1,0145 (kg/ m 3 )

γ = 20,555 × 10 -6 ( m 2 /s)

- Diện tích cắt ngang của không khí nóng:


d2 0,52 2
F = π × = 3,14 × = 0,196 ( m )
4 4

- Đường kính tương đương:


4 × F
d td =
π2

Với π2 = 3,14 × d = 3,14 × 0,5 = 1,57 (m)


4 × F 4 × 0,196
=> d td = = = 0,499
π2 1,57

- Diện tích mặt cắt trung gian của calorife:


F 4 = H x × Bx = 1,7 × 1,812 = 3,08 ( m 2 )

Vận tốc của không khí nóng trong ống:


L' 14626,382
ω kk2 = = = 20,433 (m/s)
3600 × ρ × F 3600 × 1,0145 × 0,196

- Chuẩn số Reynol:
ωkk2 × d td 20,433 × 0,499
Re = = = 496038,288
γ 75℃ 20,555 × 10-6

Re > 3,5 × 10 3: Vậy không khí chuyển động theo chế độ xoáy.
F 0,196
Tỷ số: = = 0,0 636 => ξ = 0,4 82 (Bảng N0 13/Tr.388-[2 ])
F4 3,08

Vậy trở lực đột thu ở calorife:


ω 2kk2 20,433 2 2
∆P 4 = ξ × ρ75 ℃ × = 0,4 82 × 1,0145 × = 10 2,078 (N/ m )
2 2

4.3.2.5. Trở lực đột mở vào phòng sấy:


- Diện tích mặt cắt ngang ống: F 0 = 0,196 ( m2 )
- Diện tích cắt ngang của phòng sấy:
F5 = H p × Bp = 1,7 × 1,148 = 1,952 ( m 2 )
F0 0,196
Tỷ số: = = 0,1004 ⇒ ξ = 0,809
F5 1,952

Vậy trở lực đột mở vào phòng sấy là:


ω 2kk2 20,433 2 2
∆P 5 = ξ × ρ75 ℃ × = 0,809 × 1,0145 × = 171,331 ( N / m )
2 2

4.3.2.6. Trở lực đột thu ra khỏi phòng sấy:


- Nhiệt độ ra khỏi phòng sấy: t2 = 35oC, tra (Bảng I.255/Tr.318-[2]).Ta có:
ρ = 1,1465 (kg/ m 3 )

λ = 2,715 × 10-2 (W/m.độ)


-6 2
γ = 16,48 × 10 ( m /s)

- Diện tích mặt cắt ngang của ống:


d2 0,52 2
F0 = π × = 3,14 × = 0,196 ( m )
4 4

- Diện tích của phòng sấy:


F6 = H p × Bp = 1,7 × 1,148 = 1,952 ( m 2)

- Vận tốc không khí:


L' 14626,382
ω kk3 = = = 18,08 (m/s)
3600 × ρ × F0 3600 × 1,1465 × 0,196

- Chuẩn số Reynol:
ωkk3 × d 18,08 × 0,5
Re = = = 548543,689
γ 35℃ 16,48 × 10 -6

Re > 3,5 × 10 3: Vậy không khí chuyển động theo chế độ xoáy.
F0 0,196
Tỷ số: = = 0,1004 ⇒ ξ = 0,4669
F6 1,952

Vậy trở lực đột thu ra khỏi phòng sấy:


ω 2kk3 18,08 2 2
∆P 6 = ξ × ρ35 ℃ × = 0,4669 × 1,1465 × = 88,053 ( N / m )
2 2

4.3.2.7. Trở lực của phòng sấy:


Giả sử tổn thất áp suất trên 1m chiều dài phòng sấy là 2 mmH20
Hay 2 × 9,81 = 19,62 ( N / m 2 )
Vậy trở lực phòng sấy:
∆P 7 = 19,62 × Lp = 19,62 × 7,25 = 142,245 ( N / m 2 )

4.3.2.8. Trở lực đường ống dẫn khí từ phòng sấy đến cyclone:
- Nhiệt độ ra khỏi phòng sấy: t2 = 35oC
ρ = 1,1465 (kg/ m 3 )

γ = 16,48 × 10 -6 ( m 2 /s)

- Đường ống này được chia thành 2 giai đoạn:


+ Giai đoạn 1: Từ phòng sây đi ra chọn ống có đường kính d = 0,4 (m),
chiều dài đoạn ống l = 1,5 (m)
Diện tích cắt ngang của ống dẫn không khí nóng:
d2 0,4 2 2
F0 = π × = 3,14 × = 0,1256 ( m )
4 4

Vận tốc không khí đi trong đường ống là:


L' 14626,382
ω kk4 = = = 28,214 ( m / s )
3600 × ρ × F 0 3600 × 1,1465 × 0,1256

Chuẩn số Reynol:
ωkk4 × d 28,214 × 0,4
Re = = = 684805,825
γ 35℃ 16,48 × 10-6

⇒ Re > 104 nên không khí chuyển động theo chế độ xoáy.

- Chuyển động chảy xoáy chia làm 3 khu vực:


+ Khu vực 1: Nhẵn thủy lực học
Trị số Reynol giới hạn trên được xác định theo công thức sau
8
d
Regh = 6 × ()
ε
7
(CT II.60/Tr.378-[2])

Với ε = 10 -4 (m): Độ nhám tuyệt đối của tôn (Bảng II.15/Tr.318-[2])


8
0,4
=> Regh = 6 × ( ) = 78485,827
10-4
7

=> Re > Regh

+ Khu vực 2: Khu vực nhám.


Giá trị của chuẩn số Re khi bắt đầu xuất hiện vùng nhám là:
9
d
Re n = 220 ×
ε ()
8
(CT II.62/Tr.379-[2 ])

9
0,4
=> Ren = 220 × ( )
10-4
8
= 2481647,945>Re

Vậy Regh < Re < Ren


+ Khu vực 3: Khu vực quá độ
ε 10-4 -5 -5 -5
= = 25 × 10 thuộc khoảng (8 × 10 ÷ 1250 × 10 )
d 0,4

Vậy hệ số ma sát được tính theo công thức:


0,25
ε 100
(
λ = 0,1 × 1,46 × )
d
+
Re
0,25
100
= 0,1 × ( 1,46 × 25 × 10 +
907446,6019 )
-5
= 0,015 (W/m.độ)

Vậy trở lực trên ống từ miệng quạt đến calorife là:
λ × l × ω2kk4 0,015 × 1,5 × 28,214 2
∆P 8 = = = 22,388(N/ m )
2 × d 2 × 0,4

+ Giai đoạn 2: Từ cuối đoạn 1 đến cyclone chọn ống có đường kính d = 0,4
(m), chiều dài đoạn ống l = 1.5 (m)
- Vận tốc của không khí trong ống:
L' 14626,382
ω kk5 = = = 28,214 ( m / s )
3600 × ρ × F0 3600 × 1,1465 × 0,1256

- Chuẩn số Reynol:
ωkk5 × d 28,214 × 0,4
Re = = = 684805,825
γ 35℃ 16,48 × 10-6

⇒ Re = 684805,825 > 104 : Không khí chuyển động theo chế độ xoáy.

- Chuyển động chảy xoáy chia làm 3 khu vực: giống giai đoạn 1
Vậy hệ số ma sát được tính theo công thức

0,25
ε 100
λ = 0,1 × 1,46 × ( d
+
Re )
0,25
100
(
= 0,1 × 1,46 × 25 × 10-5 +
684805,825 ) = 0,015 (W/m.độ)

Vậy trở lực trên đường ống dẫn khí từ cuối đoạn 1 đến quạt hút là:
λ × l × ρ × ω2kk5 0,015 × 1,5 × 1,1465 × 28,2142 2
∆P 9 = = = 25,668 (N/ m )
2 × d 2 × 0,4

4.3.2.9: Trở lực của cyclone:


∆P
Ta có tỷ số: = 540 ÷ 740 (Tr.522-[2 ])
ρk

∆P
Ta chọn: = 700
ρk

Với ρk = 1,1465: khối lượng riêng của không khí ở nhiệt độ t2 = 35oC
∆P 10 = ρk × 740 = 1,1465 × 700 = 802,55 (N/ m 2 )

4.3.2.10. Trở lực đường ống dẫn khí từ cyclone đến quạt hút:
Chọn một đoạn ống dài l = 1 (m), d = 0,4 (m), λ = 0,0148
=> Trở lực từ cyclone đến quạt hút là:
λ × l × ρ × ω2kk5 0,015 × 1 × 1,1465 × 28,2142 2
∆P 11 = = = 17,112 (N/ m )
2 × d 2 × 0,4

4.3.2.11. Trở lực đột mở vào cyclone:


- Diện tích của mặt cắt ngang của ống là:
d2 0,4 2 2
F0 = π × = 3,14 × = 0,1256 ( m )
4 4

- Diện tích cắt ngang của cyclone:


F cyclone = d × b = 0,6 × 0,26 = 0,156 ( m 2 )

- Chuẩn số Reynol:
ωkk5 × d 28,214 × 0,4
Re = = = 684805,825
γ 35℃ 16,48 × 10 -6
F0 0,1256
Tỷ số: = = 0,805 và Re > 103
Fcyclone 0,156

=> ξ = 0,0385 (Bảng N011/Tr.387-[1])


Vậy trở lực đột mở vào cyclone:
ξ × ρ × ω2kk5 0,0385 × 1,1465 × 28,2142 2
∆P 12 = = = 17,568 (N/ m )
2 2

4.3.2.12. Trở lực đột thu ra khỏi cyclone:


- Diện tích của mặt cắt ngang của ống là:
d2 0,4 2 2
F0 = π × = 3,14 × = 0,1256 ( m )
4 4

- Chuẩn số Reynol:
ωkk5 × d 28,214 × 0,4
Re = = = 684805,825
γ 35℃ 16,48 × 10 -6
F0 0,1256
Tỷ số: = = 0,805 và Re > 104 nên không khí theo chế độ
Fcyclone 0,156

chảy xoáy

=> ξ = 0,147 (Bảng N013/Tr.388-[2])


Vậy trở đột thu cyclone ra đường ống:
ξ × ρ × ω2kk5 0,147 × 1,1465 × 28,2142 2
∆P 13 = = = 67,08 (N/ m )
2 2

4.3.2.13. Trở lực tại các trục khủy ( Góc có 90o)


Với
+ d0 = 0,4 (m): Đường kính ống dẫn
+ R: Bán kính góc co, R = 0,5 (m)
+ α = 90oC
⇒ Hệ số trở lực tại các góc co:
2
d2 α 0,42
3,5
90
ξ = 0,131 + 0,16 × 0
R ( ) ×
90
= 0,131 + 0,16 ×( )
0,5
×
90
= 0,134

- Diện tích mặt cắt ngang của ống dẫn khí thải:
d2 0,4 2 2
F0 = π × = 3,14 × = 0,1256 ( m )
4 4

Từ nhiệt độ không khí ra khỏi phòng sấy là 35oC, ta có:


ρ = 1,1465 (kg/ m 3 )

γ = 16,48 × 10 -6 ( m 2 /s)

- Vận tốc không khí đi trong đường ống:


L' 14626,382
ω kk13 = = = 28,214 ( m / s )
3600 × ρ × F0 3600 × 1,1465 × 0,1256

Do đó trở lực tại góc co 90o:


ξ × ρ × ω 2kk13 0,134 × 1,1465 × 28,214 2
∆P 14 = = = 61,147 (N/ m )
2 2
4.3.2.14. Tính trở lực quạt:
- Trở lực quạt đẩy:
ρ17,9 ℃ × ω2d 1,2138 × 17,0782 2
∆P 15 = = = 177,077 (N/ m )
2 2

- Trở lực quạt hút:


ρ35 ℃ × ω 2kk3 1,1838 × 28,2142 2
∆P 16 = = = 456,324 (N/ m )
2 2

Vậy trở lực toàn bộ quá trình là:


16
∆P = ∑ ∆P i = 23 08, 4 2 (N/ m 2 )
i = 1

4.3.3. Tính công suất của quạt và chọn quạt:


4.3.3.1. Quạt đẩy hỗn hợp không khí vào calorife:
- Năng suất quạt đẩy: Không khí vào được coi là ít bẩn nên năng suất quạt
được lấy bằng lưu lượng thể tích không khí theo tính toán ở điều kiện làm việc.
- Lưu lượng không khí đẩy vào là:
Q d = V d = L' × v 17,9 ℃ = 14626,382 × 0,824

= 12052,139 ( m 3 / h ) = 3,348 ( m 3 / s )

- Áp suất làm việc toàn phần:


273 + t 0 760 ρk
H = Hp × × × (CT II.238a/Tr.463-[2 ])
293 B ρ

Trong đó:
+ Hp: Trở lực tính toán của hệ thống do dùng quạt hút và quạt đẩy
∆P 2308,42 2
=> H p = = = 115 4,21 2 (N/ m )
2 2

+ t0: Nhiệt độ làm việc của hỗn hợp khí t0 = 17,9oC


+ B: Áp suất tại chỗ đặt quạt, chọn B = 735,6 (mmHg)
+ ρ: Khối lượng riêng của khí ở điều kiện tiêu chuẩn, ρ = 1,293 (kg/m3)
+ ρk: Khối lượng riêng của khí ở điều kiện làm việc ρk = 1,2138 (kg/m3)
Thay số vào ta được:
273 + t 0 760 ρk
H = Hp × × ×
293 B ρ
273 + 17,9 760 1,2138
= 115 4 ,212 × × ×
293 735,6 1,293

= 104 7 , 67 8 (N/ m 2 )

Dựa vào đồ thị (II.52a/Tr.485-[2]), ta chọn quạt ly tâm II4-70 N08


- Công suất trên trục động cơ điện:
Q d × H p × g × ρk 3,348 × 115 4 , 212 × 9,81 × 1,2138
Nd = =
1000 × η q × η tr 1000 × 0,6 × 0,95

= 80,726 (KW)

Với
+ Hiệu suất của quạt: ηq = 0,6 = 60%
+ Hiệu suất truyền động qua bánh đai: ηtr = 0,95 (Tr.463-[2])
- Công suất thiết lập đối với động cơ điện:
N dc = N d × k3

Trong đó:
+ k3: Hệ số dự trữ, chọn k3 =1,1 (Bảng II.48/Tr.464-[1])
=> N dc = N d × k 3 = 80, 726 × 1,1 = 88, 799 (KW)

4.3.3.2. Quạt hút khí đặt trước cyclone:


- Lưu lượng hút:
Q h = L' × v 35 ℃ = 14626,382 × 0,872

= 12754,205 ( m 3 /h) = 3,543 ( m 3 /s)

- Áp suất làm việc toàn phần:


273 + t 0 760 ρk
H = Hp × × × (CT II.238a/Tr.463-[ 2])
293 B ρ

Trong đó:
+ Hp: Trở lực tính toán của hệ thống. Hp = 115 4,212 (N/ m2 )
+ t0: Nhiệt độ làm việc của hỗn hợp khí t0 = 35oC
+ B: Áp suất tại chỗ đặt quạt, B = 745 (mmHg)
+ ρ: Khối lượng riêng của khí ở điều kiện tiêu chuẩn, ρ = 1,2 (kg/m3)
+ ρk: Khối lượng riêng của khí ở điều kiện làm việc ρk = 1,1465 (kg/m3)
273 + t 0 760 ρk
Vậy: H h = Hp × × ×
293 B ρ
273 + 35 760 1,1465
= 115 4 ,212 × × ×
293 745 1,2

= 1182 ,548 (N/ m 2 )

Dựa vào đồ thị (II.52a/Tr.485-[1]), ta chọn quạt ly tâm II40-70 N08


Từ đồ thị đặt tuyến Tr. 494-[1], ta có được ηq = 0,6
+ Hiệu suất truyền động qua bánh đai: ηtr = 0,95 (Tr.463-[2])
- Công suất trên trục động cơ điện:
Qh × Hp × g × ρ k 3,543 × 115 4 , 212 × 9,8 × 1,1465
Nh = =
1000 × η q × ηtr 1000 × 0,6 × 0,95

= 80, 6 91 (KW)

- Công suất thiết lập đối với động cơ điện:


N dc = N h × k 3 = 80,6 91 × 1,1 = 88,76 (KW)

Như vậy 2 loại quạt ta sử dụng đều là quạt ly tâm II40-70 N 08 với hiệu suất
làm việc là ηq = 0,6 có đồ thị đặc tuyến hình II.64/Tr.494-[1].
KẾT LUẬN

Sau một thời gian nghiên cứu tài liệu, học hỏi và cố gắng cùng với sự giúp
đỡ nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn, em đã hoàn thành đồ án thiết bị với đề tài
“Thiết kế hệ thống thiết bị sấy băng tải để sấy khoai tây cắt lát với năng suất
400kg nguyên liệu/giờ. Đã tính toán được và biết cách chọn thiết bị như sau:
Thiết bị chính:
- Kích thước băng tải
+ Số băng tải: 2
+ Chiều dài của mỗi băng tải: 6,25 (m)
- Kích thước phòng sấy (kể cả tường)
+ Chiều dài: 7,69 (m)
+ Chiều rộng: 1,588 (m)
+ Chiều cao: 2,05 (m)
Thiết bị phụ:
- Chọn calorife:
+ Số ống: 1056 (ống)
+ Chiều dài: 1,512 (m)
+ Chiều rộng: 1,812 (m)
+ Chiều cao: 1,7 (m)
- Chọn cyclone LIH-24: Đường kính của cyclone là D = 960 mm để đảm
bảo năng suất và trở lực của hệ thống
- Chọn quạt ly tâm loại II4-70 N08
Trong quá trình tính toán vì chủ yếu là dựa vào lý thuyết, đặc biệt là chưa
được tiếp cận nhiều với điều kiện thực tế nên chắc chắn đồ án của em sẽ không
tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được sự hướng dẫn, đóng góp ý kiến
và những chỉ dậy của quý thầy cô để bản thiết kế của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Võ Văn Quốc Bảo, 2015, “Giáo trình Kỹ Thuật Sấy”, Nhà xuất bản Đại học
Huế.
[2] Nguyễn Bin – Sổ tây quá trình và thiết bị công nghệ hóa chất, Tập 1, NXB
Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2005
[3] Nguyễn Bin - Sổ tây quá trình và thiết bị công nghệ hóa chất, Tập 2, NXB
Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2005
[4] Nguyễn Bin – Các quá trình, thiết bị trong công nghệ hóa chất và thực
phẩm, Tập 4, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2005
[5] Trần Văn Phú – Kỹ thuật sấy, NXB Giáo dục, 2008
[6] Trần Văn Phú – Tính toán và thiết kế hệ thống sấy – NXB Giáo dục.
[7] Lê ngọc Trung (2011), Bài giảng “ Quá trình và thiết bị truyền chất “,
Trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng.
[8] https://tailieu.vn/doc/do-an-phan-tich-thuc-pham-tim-hieu-ve-cac-chi-tieu-
phan-tich-chat-luong-khoai-tay-1889229.html
[9] http://caroty.com/thanh-phan-dinh-duong-cua-khoai-tay/
[10] https://123doc.net/document/4155762-snack-khoai-tay-quy-trinh-san-
xuat-chi-tieu-sp-gmp-ssop-haccp-so-sanh-iso-haccp-brc.htm

You might also like