You are on page 1of 92

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ


KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Ế
U
́H

HIEÄU QUAÛ KINH TEÁ ÑAÀU TÖ SAÛN XUAÁT
H
TINH BOÄT SAÉN CUÛA NHAØ MAÙY TINH BOÄT
IN

SAÉN THÖØA THIEÂN HUEÁ


K
̣C
O
̣I H
A
Đ

NGUYỄN THỊ HẢI YẾN

Khóa học 2009 – 2013


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

Ế
U
́H
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC TÊ
H
IN

HIEÄU QUAÛ KINH TEÁ ÑAÀU TÖ SAÛN XUAÁT


K

TINH BOÄT SAÉN


̣C

CUÛA NHAØ MAÙY TINH BOÄT SAÉN THÖØA


O

THIEÂN HUEÁ
̣I H
A
Đ

Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn:


Nguyễn Thị Hải Yến TS. Phan Văn Hòa
Lớp: K43BKHĐT
Niên khóa: 2009 – 2013
Khóa học 2009 – 2013

Khoá luận tốt nghiệp là kết quả của sự cố gắng, nỗ lực


của bản thân trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu trên
giảng đường Đại học. Từ tấm lòng mình tôi xin chân thành

Ế
U
cảm ơn các quý thầy giáo, cô giáo trường Đại học Kinh tế -

́H
Đại học Huế đã tận tình dạy bảo tôi trong suốt những năm
qua. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy

giáo TS Phan Văn Hòa, người đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ
H
bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu.
IN

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các cô chú, các anh chị
đang công tác tại Phòng Tổng hợp Nhà máy Tinh Bột Sắn
K

Thừa Thiên Huế đã tạo điều kiện tốt nhất và nhiệt tình
̣C

hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực tập.


O

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè
̣I H

đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do năng lực của bản
A

thân còn hạn chế, kinh nghiệm thực tiễn chưa nhiều, thời
Đ

gian thực hiện đề tài còn hạn hẹp nên khoá luận này khó
tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận được sự quan
tâm, góp ý của quý thầy cô giáo và các bạn sinh viên để
khoá luận được hoàn thiện hơn nữa.
Một lẫn nữa xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 5 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Hải Yến

Ế
U
́H

H
IN
K
̣C
O
̣I H
A
Đ
Khóa luận tốt nghiệp Niên khóa: 2009-2013

MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC ....................................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................... v
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ .......................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU................................................................................vii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ........................................................................................viii
Phần I: ĐĂT VẤN ĐỀ................................................................................................... 1

Ế
1.1. Tính cấp thiết ............................................................................................................ 1

U
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................. 2

́H
1.2.1. Mục tiêu chung ...................................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ...................................................................................................... 2

1.3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 2
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 2
H
1.5. Nội dung ................................................................................................................... 3
IN

Phần II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU........................................................................... 4


K

Chương I: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ ĐẦU TƯ SẢN XUẤT


TINH BỘT SẮN ............................................................................................................ 4
̣C
O

1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................................................... 4


̣I H

1.1.1. Hiệu quả kinh tế..................................................................................................... 4


1.1.1.1. Khái niệm ...........................................................................................................4
A

1.1.1.2. Bản chất của hiệu quả kinh tế đầu tư sản xuất ..................................................5
Đ

1.1.1.3. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh tế đầu tư sản xuất..............................5
1.1.1.4. Mối quan hệ giữa hiệu quả tài chính đầu tư sản xuất và hiệu quả xã hội đầu tư
sản xuất ............................................................................................................................5
1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế đầu tư sản xuất ............................... 6
1.1.2.1. Các yếu tố thuộc môi trường vi mô ....................................................................6
1.1.2.2. Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô ....................................................................8
1.1.3. Cây sắn và giá trị kinh tế của cây sắn.................................................................... 9
1.1.3.1. Đặc điểm sinh trưởng và phát triến của cây sắn.................................................9

Sinh viên: Nguyễn Thị Hải Yến Trang i


Khóa luận tốt nghiệp Niên khóa: 2009-2013

1.1.3.2. Quy trình sản xuất, chế biến tinh bột sắn .........................................................12
1.1.3.3. Giá trị kinh tế của tinh bột sắn..........................................................................13
1.1.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ........................................................................ 13
1.1.4.1. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả đầu tư sản xuất ..................................................13
1.1.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư sản xuất ................................................14
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN .............................................................................................. 16
1.2.1. Tình hình sản xuất và chế biến tinh bột sắn ở một số nước trên thế giới và Việt
Nam ............................................................................................................................... 16

Ế
1.2.1.1. Tình hình sản xuất và chế biến tinh bột sắn ở một số nước trên thế giới.........16

U
1.2.1.2. Tình hình sản xuất và chế biến tinh bột sắn ở Việt Nam .................................17

́H
1.2.1.3. Thị trường tinh bột sắn ở thế giới và Việt Nam ...............................................17
1.2.2. Kinh nghiệm sản xuất và chế biến tinh bột sắn ở một số địa phương................. 19
Chương II. THỰC TRẠNG, KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ ĐẦU TƯ SẢN TÊ
XUẤT TINH BỘT SẮN CỦA NHÀ MÁY TINH BỘT SẮN THỪA THIÊN HUẾ20
H
2.1. TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA TỈNH THỪA THIÊN HUẾ VÀ NHÀ MÁY TINH
IN

BỘT SẮN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ......................................................................... 20


K

2.1.1. Tình hình cơ bản của tỉnh Thừa Thiên Huế ảnh hưởng đến phát triển cây sắn............20
2.1.2. Tình hình cơ bản của nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế ............................. 20
̣C
O

2.1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của nhà máy................................................20
̣I H

2.1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của nhà máy...............................................................21


2.1.2.3 Công tác tổ chức bộ máy quản lý của công ty..................................................22
A

2.1.2.4. Hệ thống sản xuất của nhà máy........................................................................24


Đ

2.1.2.5. Nguồn lực cơ bản của Nhà máy tinh bột sắn Thừa thiên Huế .........................28
2.2. THỰC TRANG, KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ ĐẦU TƯ SẢN XUẤT
TINH BỘT SẮN Ở NHÀ MÁY TINH BỘT SẮN THỪA THIÊN HUẾ .................... 36
2.2.1. Thực trạng đầu tư sản xuất tinh bột sắn của nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên
Huế................................................................................................................................. 36
2.2.1.1. Tình hình đầu tư vùng nguyên liệu sắn của nhà máy .......................................36
2.2.1.2. Tình hình đầu tư sản xuất tinh bột sắn của nhà máy qua 3 năm 2010-2012 ....39

Sinh viên: Nguyễn Thị Hải Yến Trang ii


Khóa luận tốt nghiệp Niên khóa: 2009-2013

2.2.1.3 Tình hình tiêu thụ sản phẩm về mặt sản lượng của nhà máy qua 3 năm 2010-
2012 ...............................................................................................................................43
2.2.1.4. Phân tích tình hình biến động doanh thu của nhà máy qua 3 năm 2010-
2012 ...............................................................................................................................46
2.2.1.5. Phân tích kết quả hoạt động sản xuất của nhà máy qua 3 năm 2010-2012 ......50
2.2.2. Phân tích hiệu quả kinh tế đầu tư sản xuất của nhà máy..................................... 53
2.2.2.1. Hiệu quả sử dụng vốn.......................................................................................53
2.2.2.2. Hiệu quả sử dụng lao động ...............................................................................56

Ế
2.2.3. Phân tích một số hiệu quả đầu tư sản xuất khác của nhà máy ............................ 59

U
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG

́H
CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ ĐẦU TƯ SẢN XUẤT TINH BỘT SẮN NHÀ MÁY
TINH BỘT SẮN THỪA THIÊN HUẾ ...................................................................... 63

3.1. Mục tiêu phương hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới....................... 63
3.1.1 Cơ sở xây dựng định hướng ................................................................................. 63
H
3.1.1.1. Cơ hội (O).........................................................................................................63
IN

3.1.1.2. Thách thức (T) ..................................................................................................64


K

3.1.1.3. Điểm mạnh (S) .................................................................................................64


3.1.1.4. Điểm yếu (W) ...................................................................................................64
̣C
O

3.1.2. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ MÁY.............................................. 65


̣I H

3.1.2.1. Phối hợp SO......................................................................................................66


3.1.2.2. Phối hợp ST ......................................................................................................66
A

3.1.2.3. Phối hợp WO ....................................................................................................66


Đ

3.1.2.4. Phối hợp WT ....................................................................................................67


3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ ĐẦU TƯ SẢN XUẤT TINH
BỘT SẮN CỦA NHÀ MÁY TINH BỘT SẮN THỪA THIÊN HUẾ ......................... 67
3.2.1. Phát huy hiệu quả sử dụng nguồn lực lao động................................................... 67
3.2.2. Mở rộng đầu tư và ổn định vùng nguyên liệu ..................................................... 69
3.2.3. Thu hút nguồn vốn đầu tư ................................................................................... 70
3.2.4. Đầu tư và nâng cao hiệu quả sử dụng trang thiết bị cho nhà máy....................... 71
3.2.5. Sử dụng tiết kiệm chi phí và hiệu quả ................................................................. 71

Sinh viên: Nguyễn Thị Hải Yến Trang iii


Khóa luận tốt nghiệp Niên khóa: 2009-2013

3.2.6. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu và mở rộng thị trường....................................... 72
3.2.7. Biện pháp bảo vệ môi trường .............................................................................. 73
Phần III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................... 74
1. KẾT LUẬN ............................................................................................................... 74
2. KIẾN NGHỊ............................................................................................................... 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 76
PHỤ LỤC

Ế
U
́H

H
IN
K
̣C
O
̣I H
A
Đ

Sinh viên: Nguyễn Thị Hải Yến Trang iv


Khóa luận tốt nghiệp Niên khóa: 2009-2013

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

GT : Giá trị
LĐ : Lao động
NVL : Nguyên vật liệu
NSLĐ : Năng suất lao động

Ế
NV CSH : Nguồn vốn chủ sở hữu

U
P. KCS : Phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm

́H
P. KTSX : Phòng kỷ thuật sản xuất
P. TC-KT : Phòng tài chính kế toán
SL
TNDN
:
:
Sản lượng TÊ
Thu nhập doanh nghiệp
H
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
IN

TSCĐ : Tài sản cố định


K

VCĐ : Vốn cố định


VLĐ : Vốn lưu động
̣C
O
̣I H
A
Đ

Sinh viên: Nguyễn Thị Hải Yến Trang v


Khóa luận tốt nghiệp Niên khóa: 2009-2013

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ

SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của nhà máy Tinh Bột sắn Thừa Thiên Huế ............. 22
Sơ đồ 2: Quy trình sản xuất tinh bột sắn của nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế... 25

ĐỒ THỊ

Ế
Đồ thị 1: Lượng xuất khẩu tinh bột sắn của Việt Nam năm 2010-2012 (nghìn tấn) .... 17

U
́H

H
IN
K
̣C
O
̣I H
A
Đ

Sinh viên: Nguyễn Thị Hải Yến Trang vi


Khóa luận tốt nghiệp Niên khóa: 2009-2013

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

BẢNG
Bảng 1: Định mức kinh tế kỹ thuật cho 01 tấn tinh bột sắn thành phẩm năm 2012 ..... 24
Bảng 2: Tình hình lao động của nhà máy qua 3 năm 2010- 2012................................ 30
Bảng 3: Tình hình tài chính của nhà máy qua 3 năm 2010-2012.................................. 33

Ế
Bảng 4: Tình hình đầu tư trang bị cơ sở vật chất của nhà máy qua 3 năm 2010-2012 . 35

U
Bảng 5: Tình hình thu mua nguyên liệu sắn qua 3 năm 2010-2012.............................. 38

́H
Bảng 6: Tình hình đầu tư chi phí sản xuất tinh bột sắn của nhà máy qua 3 năm 2010-
2012 ............................................................................................................................... 40

Bảng 7: Tình hình tiêu thụ sản phẩm của nhà máy qua 3 năm 2010-2012 ................... 45
Bảng 8: Tình hình doanh thu của nhà máy qua 3 năm 2010-2012................................ 47
H
Bảng 9: Doanh thu của nhà máy theo thời gian qua 3 năm 2010-2012 ........................ 49
IN

Bảng 10: Kết quả hoạt động đầu tư sản xuất của nhà máy qua 3 năm 2010-2012 ...... 51
K

Bảng 11: Hiệu sử dụng vốn cố định của nhà máy qua 3 năm 2010-2012..................... 54
Bảng 12: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của nhà máy qua 3 năm 2010-2012............ 55
̣C
O

Bảng 13: Hiệu quả sử dụng lao động của nhà máy qua 3 năm 2010-2012 ................... 58
̣I H

Bảng 14: Hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhà máy tinh bột sắn qua 3 năm 2010-
2012 ............................................................................................................................... 61
A
Đ

BIỂU
Biểu đồ 1: Tình hình biến động tổng doanh thu, chi phí và lợi nhuận sau thuế của nhà
máy qua 3 năm 2010- 2012 ........................................................................................... 52

Sinh viên: Nguyễn Thị Hải Yến Trang vii


Khóa luận tốt nghiệp Niên khóa: 2009-2013

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

Nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế là một đơn vị sản xuất kinh doanh với mục
đích nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tinh bột sắn trong và ngoài nước. Do đó nhà máy phải
sản xuất tạo ra sản phẩm sao cho vừa được thị trường đón nhận nhưng cũng phải đem lại
nguồn lợi cho nhà máy nói riêng và xã hội nói chung là vô cùng quan trọng. Xuất phát từ
thực tế đó, tôi đã chọn đề tài: “ Hiệu quả kinh tế đầu tư sản xuất tinh bột sắn của nhà

Ế
máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế” để làm luận văn tốt nghiệp.

U
Từ các số liệu sơ cấp thu thập được từ quá trình điều tra trực tiếp từ nhà. Với

́H
các biện pháp phân tích và xử lý số liệu, dùng các chỉ tiêu so sánh, chỉ tiêu đánh giá
hiệu quả, … để tiến hành nghiên cứu đề tài.

Qua quá trình nghiên cứu, tôi nhận thấy rằng quá trình đầu tư sản xuất của nhà
máy đã gặt hái được nhiều thành công qua các năm. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn
H
tồn tại một số khó khăn. Từ đó, đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh
IN

tế đầu tư sản xuất tinh bột sắn của nhà máy tinh bột sắn Thừa thiên Huế.
K
̣C
O
̣I H
A
Đ

Sinh viên: Nguyễn Thị Hải Yến Trang viii


Khóa luận tốt nghiệp Niên khóa: 2009-2013

Phần I: ĐĂT VẤN ĐỀ

1.1. Tính cấp thiết


Ngày nay, các doanh nghiệp đang đứng trước những biến đổi sâu sắc của nền
kinh tế toàn cầu, mức độ cạnh tranh về hàng hoá và dịch vụ giữa các doanh nghiệp
Việt Nam, giữa doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghệp nước ngoài, giữa thị
trường trong nước với thị trường thế giới ngày càng trở nên khốc liệt, mang tính sống
còn của doanh nghiệp. Một khi Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của tổ

Ế
chức thương mại thế giới WTO thì cũng có nghĩa Việt Nam sẽ nhận được vô vàn cơ

U
hội quý báu, nhưng bên cạnh đó nước ta cũng phải đối mặt với không ít thách thức to

́H
lớn. Do đó, mỗi doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh


doanh của mình. Điều đó thể hiện tính tất yếu của cơ chế cạnh tranh trong nền kinh tế
thị trường, buộc các doanh nghiệp muốn đứng vững và tồn tại được phải ngày càng
H
hoàn thiện hơn sản phẩm của mình, phải có những chính sách hợp lý về sản xuất, về
IN

giá cả và công tác tiêu thụ sản phẩm. Trước khi doanh nghiệp muốn chiếm được thị
trường thì phải có một sản phẩm hoàn thiện về mọi mặt. Bên cạnh việc quảng bá sản
K

phẩm, tìm kiếm thị trường thì sản phẩm luôn là yếu tố quan trọng nhất mà người tiêu
̣C

dùng quan tâm đến. Mà sản xuất là khâu tạo ra sản phẩm và quyết định chất lượng, giá
O

thành sản phẩm nên phải được đầu tư một cách có khoa học, hợp lý nhất để đạt được
̣I H

những mục tiêu đề ra.


Vì thế các doanh nghiệp luôn đặt vấn đề: Làm như thế nào để có được sản
A

phẩm tốt, giá thành hợp lý nhất với chi phí thấp nhất để từ đó tạo ra nguồn lợi nhuận
Đ

tối đa cho doanh nghiệp?


Nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế thuộc chi nhánh Công Ty Trách Nhiệm
Hữu Hạn Một Thành Viên Thực Phẩm và Đầu Tư Fococev là đơn vị kinh tế độc lập
chuyên sản xuất chế biến kinh doanh tinh bột sắn.
Xuất phát từ thực tế đó, tôi đã chọn đề tài: “Hiệu quả kinh tế đầu tư sản
xuất tinh bột sắn của nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế” để làm khóa luận
tốt nghiệp.

Sinh viên: Nguyễn Thị Hải Yến Trang 1


Khóa luận tốt nghiệp Niên khóa: 2009-2013

1.2 Mục tiêu nghiên cứu


1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích thực tập, đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế đầu tư sản
xuất của nhà máy, đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế đầu tư sản xuất
của nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế trong thời gian đến.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quả đầu tư sản xuất;
- Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất và xác định những nhân tố ảnh hưởng đến

Ế
hiệu quả kinh tế sản xuất của nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế;

U
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư sản xuất của Nhà

́H
máy trong thời gian tới.
1.3. Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được các mục tiêu trên, khóa luận sử dụng một số phương pháp nghiên
H
cứu sau:
IN

- Phương pháp phân tích dữ liệu chuỗi thời gian;


- Phương pháp phân tích thống kê mô tả;
K

- Phương pháp so sánh,hạch toán kinh tế;


̣C

- Phương pháp phân tích lợi ích, chi phí;


O

- Phương pháp chuyên gia chuyên khảo.


̣I H

1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


- Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề liên quan đến đầu tư sản xuất, kết quả và hiệu
A

quả đầu tư sản xuất của Nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế qua 3 năm 2010-2012
Đ

- Phạm vi nghiên cứu:


+ Phạm vi về thời gian: Phân tích đánh giá hiệu quả đầu tư sản xuất của Nhà
máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế trong 3 năm 2010-2012.
+ Phạm vi về không gian: Tại địa bàn hoạt động của Nhà máy tinh bột sắn Thừa
Thiên Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Sinh viên: Nguyễn Thị Hải Yến Trang 2


Khóa luận tốt nghiệp Niên khóa: 2009-2013

1.5. Nội dung


Đề tài bao gồm những nội dung chính sau:
Chương I: Cơ sở khoa học của hiệu quả kinh tế đầu tư sản xuất tinh bột sắn
Chương II: Thực trạng , kết quả và hiệu quả kinh tế đầu tư sản xuất của nhà
máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế
Chương III: Phương hướng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế
đầu tư sản xuất tinh bột sắn của nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế

Ế
U
́H

H
IN
K
̣C
O
̣I H
A
Đ

Sinh viên: Nguyễn Thị Hải Yến Trang 3


Khóa luận tốt nghiệp Niên khóa: 2009-2013

Phần II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU


Chương I: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ ĐẦU TƯ SẢN XUẤT
TINH BỘT SẮN

1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1. Hiệu quả kinh tế
1.1.1.1. Khái niệm
Trong bối cảnh mọi nguồn lực của thế giới bị hạn chế đòi hỏi người sản xuất
phải khai thác có hiệu quả các nguồn lực để tạo ra một lượng hàng hóa có giá trị sử

Ế
U
dụng cao, với hao phí lao động xã hội thấp nhất. Bàn về khái niệm hiệu quả kinh tế các
nhà kinh tế ở nhiều nước, nhiều lĩnh vực có các quan điểm khác nhau, có thể tóm tắt

́H
thành ba quan điểm sau:


- Quan điểm thứ nhất cho rằng hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỷ số giữa kết
quả đạt được và các chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó:
H
H= K/C
IN

Trong đó:
H: hiệu quả kinh doanh
K

K: kết quả kinh doanh


̣C

C: hao phí nguồn lực cần thiết gắn với kết quả đó
O

Với quan điểm này thì phạm trù hiệu quả có thể thống nhất với phạm trù lợi nhuận.
Hiệu quả cao hay thấp tùy thuộc vào trình độ sản xuất và cách tổ chức quản lý.
̣I H

- Quan điểm thứ hai cho rằng hiệu quả kinh tế được đo bằng hiệu số giữa giá trị
sản xuất đạt được và lượng chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
A

Hiệu quả sản xuất = kết quả sản xuất - chi phí sản xuất.
Đ

- Quan điểm thứ ba xem xét hiệu quả kinh tế trong phần biến động giữa chi phí
và kết quả sản xuất.
Theo quan điểm này, hiệu quả kinh tế biểu hiện ở quan hệ tỷ lệ giữa kết quả bổ
sung và chi phí bổ sung.
H= ∆K/∆C
∆K: là phần tăng thêm của kết quả sản xuất
∆C: là phần tăng them của chi phí sản xuất
H: hiệu quả kinh doanh

Sinh viên: Nguyễn Thị Hải Yến Trang 4


Khóa luận tốt nghiệp Niên khóa: 2009-2013

Tóm lại, hiệu quả kinh tế là những lợi ích về tài chính và kinh tế xã hội, tạo ra
những năng lực sản xuất mới và những tài sản mới cho nền kinh tế.
1.1.1.2. Bản chất của hiệu quả kinh tế đầu tư sản xuất
Hiệu quả kinh tế bao gồm hiệu quả tài chính và hiệu quả xã hội nên nó có bản
chất như sau:
+ Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động
kinh tế.
+ Hiệu quả kinh tế là mối tương quan so sánh cả về tuyệt đối và tương đối giữa

Ế
lượng kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra. Mục tiêu của các nhà sản xuất và quản

U
lý là với một lượng dự trữ tài nguyên nhất định muốn tạo ra một khối lượng sản phẩm

́H
lớn nhất. Điều đó cho thấy quá trình sản xuất là sự liên hệ mật thiết giữa các yếu tố
đầu vào và đầu ra, là sự biểu hiện kết quả của các mối quan hệ, thể hiện tính hiệu quả
của sản xuất. TÊ
+ Hiệu quả kinh tế là vấn đề trung tâm nhất của mọi quá trình kinh tế, có liên
H
quan tới tất cả các phạm trù và các quy luật kinh tế khác.
IN

+ Hiệu quả kinh tế đi liền với nội dung tiết kiệm chi phí tài nguyên cho sản
K

xuất, tức làm giảm đến mức tối đa chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm tạo ra.
+ Bản chất của hiệu quả kinh tế xuất phát từ mục đích của sản phẩm và phát
̣C
O

triển kinh tế xã hội nhằm đáp ứng ngày càng cao nhu cầu về vật chất và tinh thần của
̣I H

mọi thành viên trong xã hội…


1.1.1.3. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh tế đầu tư sản xuất
A

Viêc nâng cao hiệu quả kinh tế đầu tư sản xuất ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu,
Đ

lợi nhuận của nhà máy. Bởi vì với một quá trình sản xuất có hiệu quả thì sản phẩm vẫn
đảm bảo chất lượng với mức giá thành thấp nhất. Giúp nhà máy chỉ với một nguồn vốn
như nhau nhưng doanh thu lại lớn hơn. Bên cạnh đó, còn giúp tạo công ăn việc làm, tăng
thu nhập cho xã hội,… Do đó việc nâng cao hiệu quả đầu tư sản xuất là rất cần thiết.
1.1.1.4. Mối quan hệ giữa hiệu quả tài chính đầu tư sản xuất và hiệu quả xã hội
đầu tư sản xuất
Một doanh nghiệp có thể có những cách nhìn nhận hiệu quả đầu tư sản xuất của
mình khác nhau nên họ có cách đánh giá kết quả khác nhau. Nhưng chúng ta có thể

Sinh viên: Nguyễn Thị Hải Yến Trang 5


Khóa luận tốt nghiệp Niên khóa: 2009-2013

thấy sự khác nhau giữa chúng là hiệu quả tài chính là cái bộ phận, hiệu quả kinh tế- xã
hội là cái tổng thể. Hiệu quả xã hội bao gồm cả hiệu quả tài chính, chúng có mối quan
hệ khăng khít với nhau. Nếu một doanh nghiệp có hiệu quả tài chính cao thì sẽ giúp
tăng thu nhập, tạo công ăn việc làm cho người dân. Góp phần ổn định cho xã hội.
Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp không những hoạt động vì mục tiêu tài chính
mà vì mục tiêu xã hội. Bởi vì họ muốn nâng cao hiệu uy tín, vị thế của mình. Còn một
số doanh nghiệp thì hoạt động vì tối đa hóa lợi nhuận thì chúng ta nên phân tích hiệu
quả tài chính là chủ yếu. Chúng ta nên đánh giá để lựa chọn phân tích hiệu quả tài

Ế
chính hay xã hội.

U
Do đó, khi phân tích hiệu quả tài chính mà trên một phạm vi lớn ảnh hưởng

́H
đến xã hội, đòi hỏi chúng ta phải phân tích cả hiệu quả xã hội của nó. Mặt khác, khi
phân tích hiệu quả kinh tế- xã hội để đưa ra nhận xét chính xác cần phân tích hiệu quả
tài chính. TÊ
Hiệu quả tài chính là một con số chính xác. Nhưng hiệu quả xã hội chỉ mang
H
tính định lượng trên cở sở hiệu quả tài chính và tác động của nó đến xã hội. Vì vậy,
IN

nếu hiệu quả tài chính đòi hỏi phải được tính đầy đủ và chính xác thì hiệu quả kinh tế
K

chỉ dừng lại ở yêu cầu cố gắng nhận dạng càng chi tiết và lượng hoá càng gần giá trị
thực càng tốt.
̣C
O

1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế đầu tư sản xuất
̣I H

1.1.2.1. Các yếu tố thuộc môi trường vi mô


Vùng nguyên liệu và giá nguyên liệu:
A

Vùng nguyên liệu


Đ

Nếu vùng nguyên liệu được phân bổ một cách hệ thống, thuận tiện, khoa học thì
sẽ giúp nhà máy tiết kiệm được chi phí thu gom, vận chuyển nguyên vật liệu cũng như
đảm bảo được chất lượng của nó. Góp phần làm hoàn thiện, nâng cao thêm hiệu quả
kinh tế đầu tư sản xuất.
Giá nguyên vật liệu
Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến đầu tư sản xuất. Bởi vì cùng một lượng
vốn thì giá nguyên liệu càng thấp thì nhà máy thu mua được nhiều hơn nguyên vật
liệu. Hoặc giá nguyên vật liệu giảm giúp giảm lượng vốn đầu tư.

Sinh viên: Nguyễn Thị Hải Yến Trang 6


Khóa luận tốt nghiệp Niên khóa: 2009-2013

Lao động, tiền lương


Lao động là một trong các yếu tố đầu vào quan trọng, nó tham gia vào mọi hoạt
động, mọi giai đoạn, mọi quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trình độ,
năng lực và tinh thần trách nhiệm của người lao động tác động trực tiếp đến tất cả các
giai đoạn các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh, tác động trực tiếp đến năng suất,
chất lượng sản phảm, tác động tới tốc độ tiêu thụ sản phẩm do đó nó ảnh hưởng trực
tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra công tác tổ chức
lao động hợp lý giữa các bộ phận sản xuất, giữa các cá nhân trong doanh nghiệp. Bên
cạnh lao động thì tiền lương và thu nhập của người lao động cũng ảnh hưởng trực tiếp

Ế
U
tới hiệu quả đầu tư sản xuất của doanh nghiệp vì tiền lương là một bộ phận cấu thành

́H
lên chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời nó còn tác động tói tâm lý
người lao động trong doanh nghiệp. Nếu tiền lương cao thì chi phí sản xuất kinh sẽ


tăng do đó làm giảm hiệu quả sản xuất, nhưng lại tác động tới tính thần và trách nhiệm
người lao động cao hơn do đó làm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm của doanh
H
nghiệp nên làm tăng hiệu quả sản xuất. Còn nếu mà mức lương thấp thì ngược lại. Cho
IN

nên doanh nghiệp cần chú ý tới các chính sách tiền lương, chính sách phân phối thu
nhập, các biện pháp khuyến khích sao cho hợp lý, hài hoà giữa lợi ích của người lao
K

động và lợi ích của doanh nghiệp.


̣C

Các yếu tố đầu vào khác


O

Các yếu tố đầu vào như: điện, dầu DO, than đá, bao bì, hóa chất,…cũng là nhân
̣I H

tố ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư sản xuất. Chi phí của các yếu tố đầu vào này càng
thấp giúp giảm chi phí đầu tư sản xuất. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần sử dụng chúng
A

tiết kiệm, tránh lãng phí làm giảm lợi lợi nhuận của nhà máy.
Đ

Tình hình tài chính của doanh nghiệp


Tài chính của doanh nghiệp không những ảnh hưởng khả năng sản xuất của
doanh nghiệp mà còn giúp doanh nghiệp cải tiến trang thiết bị công nghệ, giúp giảm
chi phí sản xuất.
Nhu cầu thị trường
Quyết định lớn đến đầu tư sản xuất. Nếu nhu cầu thị trường lớn thì thúc đẩy
doanh nghiệp tăng cường đầu tư sản xuất. Vì lúc này sản phẩm sẽ tiêu thụ tốt giúp tăng
khả năng thu hồi vốn và tái đầu tư.

Sinh viên: Nguyễn Thị Hải Yến Trang 7


Khóa luận tốt nghiệp Niên khóa: 2009-2013

1.1.2.2. Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô


Cơ sở hạ tầng kỷ thuật
Cơ sở hạ tầng kỷ thuật luôn là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu
trong quá trình đầu tư sản xuất. Nếu cơ sở hạ tầng tốt giúp quá trình đầu tư sản xuất
thuận tiện hơn, tiết kiệm được số công lao động. Công nghệ ngày càng được cải tiến
cũng là một tín hiệu quả khả quan cho quá trình đầu tư sản xuất. Đây là động lực giúp
các nhà máy không ngừng đầu tư hơn nửa cho quá trình sản xuất.
Môi trường kinh tế và xã hội

Ế
Nếu nền kinh tế phát triển sẽ khuyến khích các doanh nghiệp, nhà máy mở rộng

U
đầu tư sản xuất. Bên cạnh đó, phong tục tập quán cũng ảnh hưởng trực tiếp và gián

́H
tiếp tới đầu tư sản xuất. Ví dụ như nếu không có tình trạng thất nghiệp thì chí phí thuê
nhân công sẽ tăng, làm giảm hiệu quả của đầu tư sản xuất.
Môi trường chính trị, luật pháp TÊ
Môi trường chính trị ổn định luôn luôn là tiền đề cho việc phát triển và mở rộng
H
các hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp, các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước.
IN

Các hoạt động đầu tư nó lại tác động trở lại rất lớn tới các hiệu quả sản xuất kinh
K

doanh của các doanh nghiệp.


Môi trường pháp lý bao gồm luật, các văn bản dưới luật, các quy trình quy
̣C
O

phạm kỹ thuật sản xuất tạo ra một hành lang cho các doanh nghiệp hoạt động, các hoạt
̣I H

động của doanh nghiệp như sản xuất kinh doanh cái gài, sản xuất bằng cách nào, bán
cho ai ở đâu, nguồn đầu vào lấy ở đâu đều phải dựa vào các quy định của pháp luật.
A

Các doanh nghiệp phải chấp hành các quy định của pháp luật, phải thực hiện các nghĩa
Đ

vụ của mình với nhà nước, với xã hội và với người lao động như thế nào là do luật
pháp quy định (nghĩa vụ nộp thuế, trách nhiệm đảm bảo vệ sinh môi trường, đảm bảo
đời sống cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp... ). Có thể nói luật pháp là
nhân tố kìm hãm hoặc khuyến khích sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp, do
đó ảnh hưởng trực tiếp tới các kết quả cũng như hiệu quả của các hoạt động sản xuất
của các doanh nghiệp.
Ngoài ra còn nhiều nhân tố khác ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư sản xuất.

Sinh viên: Nguyễn Thị Hải Yến Trang 8


Khóa luận tốt nghiệp Niên khóa: 2009-2013

1.1.3. Cây sắn và giá trị kinh tế của cây sắn


1.1.3.1. Đặc điểm sinh trưởng và phát triến của cây sắn
Quy luật sinh học của cây sắn
- Nắm vững quy luật sinh học của cây sắn là rất quan trọng để thu hoạch lúc sắn
có năng suất củ tươi cao nhất và hàm lượng bột cao. Ở miền Bắc Việt Nam do có mùa
đông lạnh, sắn thường nên thu hoạch khoảng 11-12 tháng sau trồng. Tại các tỉnh phía
Nam, sắn thường được thu hoạch khoảng 10 tháng sau trồng.
- Sắn nảy mầm khoảng 10-15 ngày sau trồng, nếu đất đủ ẩm và nhiệt độ thích

Ế
hợp. Những rễ sắn đầu tiên nảy sinh từ các đốt hom thân khoảng 5-7 ngày sau trồng.

U
Sau đó, mầm sắn phát triển và mọc thành cây con. Hai tháng đầu, rễ sắn sinh trưởng

́H
mạnh hơn thân lá. Hai tháng kế tiếp thân lá sinh trưởng mạnh. Chỉ số diện tích lá đạt
cao nhất sau 4-6 tháng trồng, tùy thuộc giống, đất đai thời vụ và mức độ đầu tư. Từ

tháng 5-6 trở đi, củ bắt đầu phát triển mạnh. Thân và cành sắn hóa gỗ dần. Lá mới
được nẩy sinh nhưng tốc độ ra lá chậm lại, lá cũ rụng dần. Bột được tích lũy về củ.
H
Duy trì sự xanh lâu của bộ lá là một yếu tố giúp sắn quang hợp tốt để nâng cao năng
IN

suất. Cuối chu kỳ sinh trưởng của năm thứ nhất, sắn bước vào thời kỳ nghỉ: Lá sắn còn
K

lại một ít trên cây và bột đã vận chuyển hết về củ. Kéo dài thời kỳ nghỉ, lượng bột dự
trữ trong củ bị tiêu hao và giảm dần.
̣C
O

- Sang chu kỳ sinh trưởng năm thứ hai, cành lá mới nảy sinh và phát triển mạnh
̣I H

mẽ trở lại nhưng chỉ số diện tích lá không bằng năm trước. Tinh bột trong củ đựơc huy
động nuôi cây nên hàm lượng tinh bột giảm. Cuối chu kỳ sinh trưởng năm thứ hai, cây
A

sử dụng lá trở lại và bột được tích luỹ ở củ.


Các thời kỳ sinh trưởng và phát triển
Đ

Sắn được chia làm 4 thời kỳ sinh trưỏng phát triển: Thời kỳ sinh rê và mọc
mầm; thời kỳ phát triển hệ rễ; thời kỳ phát triển thân lá; thời kỳ phát triển củ.
*Thời kỳ sinh rễ và mọc mầm :
- Trong điều kiện khí hậu thuận lợi (nhiệt độ 20 độC – 35độC, ẩm độ đất đạt
70-80% độ ẩm tối đa đồng ruộng) sau trồng 3-5 ngày sắn bắt đầu mọc rễ đầu tiên và
tiếp tục mọc cho đến ngày thứ 15-20. Từ ngày thứ 8-10 sau trồng sắn bắt đầu mọc
mầm. Khi thời tiết không thuận lợi như khô hạn kéo dài sau trồng (nhiệt độ >40 độC;

Sinh viên: Nguyễn Thị Hải Yến Trang 9


Khóa luận tốt nghiệp Niên khóa: 2009-2013

Ẩm độ đất < 60%), sắn mọc mầm và sinh rễ con chậm, 12-15 ngày mới mọc mầm. Sắn
khó sinh rễ trên các mắt đốt . Tùy theo đặc điểm thời tiết khí hậu và điệu kiện sinh thái
cụ thể của từng vùng mà lưa chọn thời vụ trồng thích hợp nhất.
- Trên hom sắn sinh hai loại rễ: Rễ ở mô phân sinh (rễ mô sẹo /rễ trên mặt cắt /
rễ gốc) và rễ từ mắt hom dưới đất (rễ bên). Hai loại rễ này không khác nhau về cấu tạo
và đều có thể phát triển thành củ. Nhưng thực tế, đa số củ được hình thành là rễ của
mô phân sinh vì những rễ này được tập trung nhiều dinh dưỡng, nên phân hoá thành rễ
dầy nhiều sẽ có cơ hội hình thành củ nhiều. Rễ bên đa số là rễ con mảnh, làm chức
năng hút nước và dinh dưỡng là chủ yếu. Trong kỹ thuật chặt hom xiên vừa phải

Ế
U
không ảnh hưởng tới mắt hom và trồng đúng thời vụ sẽ có nhiều củ.

́H
- Số mầm trên thân phụ thuộc vào cách đặt hom và chất lượng hom: Đặt ngang
hom sắn sẽ có nhiều mầm hơn hom đứng. Hom bảo quản tốt không bị xốp hoá ở giữa


hom thì sắn dễ mọc, mầm khoẻ và nhiều mầm. Thời kỳ này kéo dài khoảng 2-3 tuần.
* Thời kỳ phát triển hệ rễ:
H
Đặc điểm thời kỳ phát triển hệ rễ là phát triển nhanh và mạnh cả về số lượng và
IN

chiều dài. Rễ mới sinh ra hướng sâu dần xuống đất và dài ra, làm nhiệm vụ hút nước
giúp cho các hoạt động sinh hoá để mầm và rễ sinh trưởng. Rễ con được sinh ra một
K

thời gian, chúng được phân hoá thành những rễ dầy và rễ mảnh. Rễ dầy chủ yếu là rễ ở
̣C

mô phân sinh. Những rễ dầy gặp điều kiện thuận lợi về thời tiết và dinh dưỡng dễ dàng
O

phân hoá thành củ, phát triển song song với mặt đất. Các rễ mảnh đâm sâu hơn xuống
̣I H

đất để làm nhiệm vụ cung cấp nước và phần ít dinh dưỡng nuôi cây.
- Thời kỳ phát triển hệ rễ, tốc độ phát triển thân lá còn chậm. Thân mầm sinh
A

trưởng chủ yếu dựa vào chất dự trữ trong hom. Khi chất dự trữ đã cạn kiệt sẽ làm mầm
Đ

sinh trưởng chậm lại, lá nhỏ và chuyển màu vàng. Điều này xãy ra khoảng 20 ngày
đến 1 tháng sau trồng. Trong kỹ thuật thâm canh, cần cung cấp bổ sung dinh dưỡng
(bón thúc lần một) khoảng 20 ngày đến 1,0 tháng sau trồng đối với giống sắn ngắn
ngày và bón sau trồng 1,0-1,5 tháng cho giống sắn dài ngày.
* Thời kỳ phát triển thân lá:
- Đặc điểm chủ yếu của thời kỳ này là hệ rễ đã phát triển đầy đủ. Rễ củ đã hình
thành và tượng tầng hoạt động mạnh. Đối với những giống ngắn ngày thì củ đã phát
triển và bắt đầu tích luỹ chất khô sớm hơn so với giống dài ngày.

Sinh viên: Nguyễn Thị Hải Yến Trang 10


Khóa luận tốt nghiệp Niên khóa: 2009-2013

- Tốc độ phát triển thân lá mạnh dần. Thân vươn cao khoảng 4cm /ngày và hoá
gỗ dần trở lên cứng cáp. Thời gian từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6 sắn sinh trưởng
mạnh nhất. Lá và diện tích lá tăng nhanh, quang hợp mạnh và tích luỹ vật chất khô
cao. Diện tích lá biến động từ 50-400 cm2/lá. Diện tích lá không chỉ phụ thuộc vào
khả năng cung cấp phân bón, chăm sóc mà còn phụ thuộc vào giống. Chỉ số diện tích
lá tháng thứ 4 đạt khoảng 3,0 - 3,5, tháng thứ 6 đạt 4,5 - 5,0.ở mức cao nhất. Tuổi thọ
trung bình của lá: 40-140 ngày, làm tăng tuổi thọ lá sẽ làm tăng năng suất.
- Sự phân cành sắn cũng được hình thành trong thời kỳ này. Mức độ phân cành

Ế
là tùy thuộc giống và điều kiện sinh thái Cuối thời kỳ phát triển thân lá, sắn bắt đầu ra

U
hoa. Không phải tất cả các giống sắn đều có hoa. Tập tính ra hoa của sắn phụ thuộc

́H
vào giống và điều kiện sinh thái nơi trồng: Vùng nóng ấm và biên độ ngày và đêm cao
sắn ra nhiều hoa hơn vùng lạnh và vĩ độ cao. Sắp xếp thời vụ để sắn sinh trưởng thân

lá trong điều kiện có mưa; tuyển chọn giống sắn có dạng hình lý tưởng, cung cấp đủ
nước.và chất dinh dưỡng là những điểm kỹ thuật cần lưu ý của thời kỳ này.
H
* Thời kỳ phát triển củ:
IN

- Theo Williams (1974): Thời kỳ phát triển củ thì song song với việc giảm tốc
K

độ sinh trưởng của thân lá và các rễ hút, rễ con . Trong thời kỳ này thân sắn hoá gỗ
mạnh, tốc độ ra lá chậm lại. Những lá phía dưới hoá già và rụng dần. Những giống sắn
̣C
O

có năng suất cao thường có tuổi thọ lá dài.


̣I H

- Tốc độ lớn của củ chia làm ba giai đoạn: Giai đoạn 1- 3 tháng sau trồng là
hình thành củ, tốc độ củ lớn chậm; Giai đoạn 4-7 tháng sau củ lớn rất nhanh; Giai đoạn
A

8-10 tháng sau trồng, củ tích lủy bột; tốc độ củ lớn chậm dần.
Đ

- Trọng lượng củ phụ thuộc lớn vào giống sắn, kỹ thuật trồng trọt, điều kiện
ngoại cảnh Những cây sắn lưu niên già, các bó mạnh gỗ ở củ hoá gỗ mạnh, nên củ
nhiều xơ và xơ cứng. Năng suất ở sắn lưu niên thường cao hơn sắn một năm tuổi,
nhưng phẩm chất củ giảm do nhiều xơ.
Quan hệ giữa sinh trưởng thân lá và phát triển củ:
- Năng suất sắn không chỉ phụ thuộc vào khả năng quang hợp của cây mạnh
hay yếu, lượng chất khô tạo ra nhiều hay ít, mà còn phụ thuộc vào khả năng vận
chuyển vật chất khô về củ. Thân lá sinh trưởng quá mạnh do mưa nhiều hoặc bón quá

Sinh viên: Nguyễn Thị Hải Yến Trang 11


Khóa luận tốt nghiệp Niên khóa: 2009-2013

nhiều đạm hoặc bón đạm quá muộn sẽ ức chế vận chuyển vật chất xuống củ. Mật độ
trồng quá dầy làm lá phía dưới bị che khuất ánh sáng, vật chất khô trong những lá đó
bị tiêu hao cho quá trình hô hấp, lượng chất khô huy động về củ sẽ ít. Bón phân
N:P:K.không cân đối cũng hạn chế quang hợp và sự vận chuyển vật chất khô về củ…
- Nghiên cứu mối quan hệ giữa sinh trưởng thân lá và phát triển rễ củ, tuyển
chọn giống để đạt được năng suất cao.
Từ đó, chúng ta có tiến trình gieo trồng, thu hoạch để có hàm lượng sắn cao nhất.
1.1.3.2. Quy trình sản xuất, chế biến tinh bột sắn

Ế
- Mài xát sắn thành cháo bột

U
Có thể dùng các dụng cụ khác nhau để mài xát sắn thành cháo bột. Dùng hai

́H
tay mài sát củ sắn trên bàn mài xát sắn thủ công có tấm kim loại đột gai. Năng suất 5 -
7 kg/giờ. Sử dụng bàn xát sắn tay quay có tấm kim loại đột gai gắn trên trục quay.

Chậu hứng cháo bột có nước ngập mặt dưới của tấm kim loại đột gai để làm sạch mặt
mài. Năng suất khong 10 - 15 kg/giờ
H
- Lọc bã
IN

Cứ một phần cháo bột dùng bốn phần nước để lọc bỏ bã sắn. Vi lọc càng mịn thì
K

tinh bột sắn thu được càng đẹp. Vi lọc được căng thành vỏ hoặc may thành túi cho dễ lọc.
Tinh bột cùng với nước lọt qua vi lọc tạo thành dịch bột. Hứng dịch bột vào bể lắng.
̣C
O

Bã sắn dùng làm nguyên liệu thức ăn gia súc, gia cầm.
̣I H

- Lắng thu hồi tinh bột


Đơn giản có thể dùng ni lông lót trong sọt thồ để lắng. Nếu ít, có thể dùng chậu
A

lắng, rửa tinh bột.


Đ

Bể lắng có dạng nằm, rộng đáy, không quá cao. Nếu là bể chuyên dùng để chế
biến tinh bột sắn, cần có vòi xa cách đáy 10 - 15 cm. Lắng bột ít nhất 12 giờ (thường
đề lắng qua đêm), khi bột đã lắng chắc dưới đáy bể, dùng ống cao su ống nhựa để gạn
nước trên bề mặt bột. Khi gạn nước không làm xáo động tinh bột.
Dùng nước sạch để rửa bề mặt tinh bột. Nước rửa bề mặt bột được pha vào
dịch bột của mẻ sau nhằm tận thu bột. Sau đó, xúc tinh bột ra để bảo quản. 2,5 - 3 kg
củ sắn tươi cho 1 kg tinh bột ướt. Tỷ lệ tinh bột thu được phụ thuộc nhiều vào mức
mịn của cháo bột, kỹ thuật lọc bã và thao tác gạn lắng tinh bột.

Sinh viên: Nguyễn Thị Hải Yến Trang 12


Khóa luận tốt nghiệp Niên khóa: 2009-2013

- Bảo quản tinh bột ướt


Tinh bột ướt được bảo quản bằng ang, chum, vại, bể, túi ni lông. Càng giữ kín
càng bảo quản tinh bột được lâu.
Nếu số lượng lớn, đựng tinh bột ướt trong túi ni lon rồi chôn kín dưới đất để gối vụ.
1.1.3.3. Giá trị kinh tế của tinh bột sắn
Hằng năm, cây sắn đã mang lại cho người trồng sắn cũng như các nhà máy chế
biến sắn một giá trị kinh tế không nhỏ. Hằng năm từ sắn người dân có thêm một
khoảng thu nhập giúp cải thiện cuộc sống, cung cấp cho nhà máy sắn nguyên liệu hoạt
động. Và tinh bột sắn lại là nguồn nguyên liệu chính cho việc sản xuất các sản phẩm

Ế
U
khác như: bột ngọt, đường, dược phẩm,…Bên cạnh những tác dụng tài chính đó thì

́H
sắn còn giúp tạo công ăn việc làm, xoá đói giảm nghèo cho người dân,..
1.1.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu


1.1.4.1. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả đầu tư sản xuất
+ Tổng doanh thu (TR)
H
TR = Qi x Pi
IN

Trong đó: TR doanh thu bán hàng;


Qi: khối lượng sản phẩm i bán ra;
K

Pi: giá bán sản phẩm i


̣C

Chỉ tiêu này phản ánh quy mô kết quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp,
O

doanh thu càng lớn thì lợi nhuận của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.
̣I H

+ Tổng chi phí (TC)


TC = FC + VC
A

Trong đó : FC là chi phí cố định


Đ

VC là chi phí biến đổi


Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đến sự tồn tại và hoạt
động của doanh nghiệp.
+ Lợi nhuận (LN)
Tổng lợi nhuận = Tổng doanh thu - Tổng chi phí
 = TR - TC
Là sự chênh lệch giữa doanh thu và chi phí, phản ánh kết quả kinh tế của mọi hoạt
động SXKD của doanh nghiệp và là cơ sở để tính toán các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả SXKD.

Sinh viên: Nguyễn Thị Hải Yến Trang 13


Khóa luận tốt nghiệp Niên khóa: 2009-2013

1.1.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư sản xuất
+ Lợi nhuận bình quân một lao động:

rLĐ =
L
Trong đó: rLĐ : là Lợi nhuận bình quân một lao động
Chỉ tiêu cho biết một lao động tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh có thể
mang lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận.
+ Doanh thu/ chi phí tiền lương:

Ế
TR
ITR =

U
QL QL

́H
Trong đó: ITR là doanh thu/ chi phí tiền lương
QL

QL là tổng quỹ lương của doanh nghiệp



Chỉ tiêu này phản ánh một đơn vị tiền lương sẽ tạo ra bao nhiêu đơn vị doanh
thu trong quá trình sản xuất kinh doanh.
H
+ Lợi nhuận/ chi phí tiền lương
IN


rTL =
K

QL
Trong đó: rTL là lợi nhuận/ chi phí tiền lương
̣C

Chỉ tiêu này cho biết lợi nhuận thu được khi đầu tư một đơn vị tiền lương vào
O

sản xuất kinh doanh.


̣I H

Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh khác:
A

+ Chỉ tiêu lợi nhuận/ chi phí:



Đ

I =
TC TC
Trong đó: I  là lợi nhuận/ chi phí
TC

Chỉ tiêu cho biết khi bỏ ra một đồng chi phí thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
+ Tỷ lệ lợi nhuận/ doanh thu:

I =
TR TR
Trong đó: I  là lợi nhuận /doanh thu
TR

Sinh viên: Nguyễn Thị Hải Yến Trang 14


Khóa luận tốt nghiệp Niên khóa: 2009-2013

Chỉ tiêu này phản ánh trong một đồng doanh thu thu được sẽ có bao nhiêu đồng
lợi nhuận.
+ Khả năng thanh toán hiện thời( K H )
VLĐ
KH =
NNH
Trong đó: NNH là nợ ngắn hạn

Đây là chỉ tiêu cho biết với tổng giá trị thuần của TSLĐ và đầu tư hiện có,
doanh nghiệp có đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hay không.

Ế
+ Khả năng thanh toán nhanh (Kn)

U
VLĐ  HTK

́H
Kn =
NNH


Chỉ tiêu này phản ánh với số vốn bằng tiền và các khoản phải thu doanh nghiệp
có đảm bảo thanh toán kịp thời các khoản nợ ngắn hạn hay không.
H
Các chỉ tiêu thể hiện hiệu quả đầu tư: NPV, IRR, BCR
IN

+ Giá trị hiện tại ròng (NPV)


Là hiệu số giữa giá trị thu nhập và chi phí thực hiện hàng năm của hoạt động
K

sản xuất, sau khi đã chiết khấu quy về hiện tại.


̣C

NPV=
O

Hoặc
̣I H

NPV=
A

Trong đó
Đ

NPV:giá trị hiện tại của lợi nhuận ròng (đồng)


Bt: giá trị thu nhập tại năm t ( đồng )
Ct: giá trị chi phí tại năm t (đồng )
r: tỷ lệ lãi suất
t: thời gian thực hiện các hoạt động sản xuất ( năm )
tổng giá trị hiện tại của lợi nhuận ròng từ năm 0-1

Sinh viên: Nguyễn Thị Hải Yến Trang 15


Khóa luận tốt nghiệp Niên khóa: 2009-2013

NPV dùng để đánh giá hiệu quả các mô hình đầu tư sản xuất tinh bột sắn, kết
cấu giống nhau, mô hình sản xuất nào có NPV lớn thì hiệu quả lớn. Nếu NPV>0 thì
mô hình có hiệu quả và ngược lại.
- Tỷ suất thu nhập và chi phí (BCR)

BCR =

Trong đó : BCR :là tỷ suất lợi nhuận và chi phí


BPV: giá trị hiện tại của thu nhập

Ế
CPV: giá trị hiện tại của chi phí

U
Nếu BCR>1 thì mô hình có hiệu quả kinh tế, BCR càng lớn càng có hiệu quả và

́H
ngược lại.
- Tỷ suất thu hồi nội bộ (IRR)
IRR=r1+( r2-r1 ) TÊ
H
Trong đó: IRR: hệ số hoàn vốn nội bộ
IN

r1:Tỷ suất chiết khấu thấp hơn tại đó NPV1>0


r2;Tỷ suất chiết khấu cao hơn tại đó NPV2<0
K

NPV: Giá trị hiện thực


̣C

Giá trị IRR sau khi tính toán sẽ được so sánh với lãi suất về tài chính hoặc tỷ lệ
O

chiết khấu để xem xét mức độ hấp dẫn về tài chính hoặc kinh tế của dự án. Một
̣I H

phương án chỉ đáng mong muốn khi nó mang lại tỷ lệ lợi nhuận lớn hơn so với mức lãi
suất mà nhà đầu tư phải trả trên thị trường vốn vay. Vì vậy căn cứ vào IRR, phương án
A

được chọn là phương án có hệ số hoàn vốn lớn hơn lãi suất mà nhà đầu tư phải trả trên
Đ

thị trường và thứ tự ưu tiên cũng được sắp xếp cho những phương án có IRR lớn hơn.
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.2.1. Tình hình sản xuất và chế biến tinh bột sắn ở một số nước trên thế giới và
Việt Nam
1.2.1.1. Tình hình sản xuất và chế biến tinh bột sắn ở một số nước trên thế giới
Sắn được sử dụng khá phổ biến đế sản xuất tinh bột, đây là nguyên liệu cho
nhiều ngành công nghiệp như công nghiệp dệt, thực phẩm, may mặc, bánh kẹo, sản
xuất lên men cồn,..

Sinh viên: Nguyễn Thị Hải Yến Trang 16


Khóa luận tốt nghiệp Niên khóa: 2009-2013

Sắn là loại lương thực của nhiều nước trên thế giới. Sắn có xuất sứ từ Trung -
Nam Mĩ, sau đó lan sang Châu Phi, Châu Á cùng với sự phát triển của nhiều ngành
công nghiệp và ngày càng có giá trị kinh tế cao.
Hiện nay, sắn được trồng ở trên 100 quốc gia ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới
với diện tích trên 19 triệu ha, tập trung nhiều ở châu Phi, châu Á và Nam Mỹ, là nguồn
thực phẩm của hơn 500 triệu người. Đi đôi với sự phát triển của cây sắn và sự phát
triển của sản xuất và chế biến tinh bột sắn.
Trong tình hình hiện tại và tương lai ở khu vực và thế giới việc sản xuất, xuất
khẩu tinh bột sắn vẫn là mặt hàng ổn định và bền vững.

Ế
1.2.1.2. Tình hình sản xuất và chế biến tinh bột sắn ở Việt Nam

U
Ở nước ta cây sắn cây sắn đang chuyển đổi nhanh chóng đóng vai trò là cây

́H
công nghiệp. Sự hội nhập đang mở rộng thị trường sắn, tạo nên những cơ hội chế biến


tinh bột sắn, tinh bột biến tính bằng hóa chất và Ezim, sản xuất sắn lát, sắn viên để
xuất khẩu và sử dụng trong công nghiệp thực phẩm, trong thức ăn gia súc và làm
nguyên liệu cho các ngành công nhiệp khác, góp phần pháp triển kinh tế đất nước.
H
Hiện nay cả nước có trên 500.000 ha trồng sắn với sản lượng trên 8 triệu tấn.
IN

Toàn quốc có 60 nhà máy chế biến tinh bột sắn có quy mô công nghiệp với tổng công
K

suất chế biến mỗi năm hơn nửa triệu tấn tinh bột sắn. Tính cho tới hết tháng 11/2009 có
khoảng 3 triệu tấn sắn và tinh bột đã được xuất khẩu với tổng trị giá gần 500 triệu USD
̣C

1.2.1.3. Thị trường tinh bột sắn ở thế giới và Việt Nam
O

Thị trường tinh bột sắn ở thế giới


̣I H
A
Đ

tháng

Đồ thị 1: Lượng xuất khẩu tinh bột sắn của Việt Nam năm 2010-2012 (nghìn tấn)
Nguồn: Theo trang web công ty phân tích thị trường lúa gạo agromonitor

Sinh viên: Nguyễn Thị Hải Yến Trang 17


Khóa luận tốt nghiệp Niên khóa: 2009-2013

Nhìn chung tình hình xuất khẩu tinh bột sắn có xu hướng tăng qua 3 năm. Xuất
khẩu tinh bột sắn của Việt Nam 9 tháng đầu năm tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu tinh bột sắn của Việt Nam trong
tháng 9/2012 đạt 148 nghìn tấn, tăng 43,5% so với tháng trước và tăng 61,9% so với
cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng, xuất khẩu tinh bột sắn của Việt Nam đạt 1283
nghìn tấn, tăng mạnh 87,1% so với cùng kỳ năm trước.
Như vậy, bên cạnh sự tăng trưởng xuất khẩu ấn tượng của mặt hàng sắn lát,
trong 9 tháng đầu năm 2012, xuất khẩu tinh bột sắn của Việt Nam cũng đạt tăng

Ế
trưởng khả quan khi vượt xa lượng xuất khẩu đạt được trong cả năm 2011.”

U
Tóm lại, trong những năm gần đây do những ưu thế về giá thành nên Tinh bột

́H
sắn đã dần thay thế bột mì và các loại cây khác trong việc cung cấp nguyên liệu trong
các ngành công nghiệp thực phẩm, dược phẩm, dệt,…

Ở Châu Á, tiêu thụ Tinh bột sắn sẽ tiếp tục được mở rộng ở Thái Lan, Việt
Nam. Nhu cầu tại thị trường Trung Quốc, Philippin, Malaixia, Nhật,... trong những
H
năm tới sẽ tiếp tục chủ yếu dựa vào các nguồn nhập khẩu. Nhu cầu thế giới về Tinh
IN

bột sắn tăng trưởng bình quân 15%/năm. Chính vì vậy, trong những năm tới thị trường
K

về Tinh bột sắn không ngừng tăng trưởng và có xu thế phát triển bền vững.
Thị trường tinh bột sắn ở Việt Nam
̣C
O

Ở Việt Nam, tinh bột sắn được sử dụng chủ yếu trong công nghiệp sản xuất mì
̣I H

chính, ngành công nghiệp này mỗi năm sử dụng hơn 40.000 tấn tinh bột. Chỉ tính riêng
Tổng Công ty Dệt may Việt nam (Vinatex) hằng năm đã sử dụng hơn 20.000 tấn tinh
A

bột. Ngoài ra, tinh bột sắn còn được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp dược
Đ

phẩm, công nghiệp chế biến đường glucô, sản xuất gỗ dán, sản xuất giấy bìa. Hiện
nay, vẫn chưa có số liệu thống kê chính thức về mức cầu tinh bột sắn sử dụng trong
các ngành công nghiệp thực phẩm và phi thực phẩm trong nước, nhưng theo một số
chuyên gia trong lĩnh vực này thì nhu cầu tiềm tàng vẫn còn rất lớn nhưng vẫn chưa
được các nhà máy sản xuất tinh bột sắn quan tâm đúng mức, và vì vậy tình hình cạnh
tranh của mặt hàng này trên thị trường vẫn chưa đến mức gay gắt, khốc liệt.

Sinh viên: Nguyễn Thị Hải Yến Trang 18


Khóa luận tốt nghiệp Niên khóa: 2009-2013

1.2.2. Kinh nghiệm sản xuất và chế biến tinh bột sắn ở một số địa phương
Trong quá trình điều tra, tham quan quá trình trồng sán ở một số địa phương thì
mọi người cho rằng để quá trình sản xuất và chế biến tinh bột sắn hiệu quả thì hàm
lượng tinh bột sắn trong củ sắn phải cao. Để làm được điều này thì người dân ở một số
địa phương ở tỉnh Thừa Thiên Huế đã cho một số ý kiến với nội dung chính là:
“Cây sắn cần ánh nắng 100% trên 8 giờ một ngày, không thể trồng dưới bóng
cây cao su được. Nếu chúng ta trồng dưới bóng cây, sẽ thất bạimất hết vốn bỏ ra.
Sau khi thu hoạch thì trồng ngay, lấy thân sắn mùa trước làm giống. Lấy thân

Ế
sắn tốt, còn non (không quá 1 năm), chặt khúc gần 1 gang tay, vùi rất nông, như trồng

U
mía, sao cho mầm ở 2 bên chứ không bị đè xuống.

́H
Sau khi nảy mầm, chỉ để lại 1 mầm thôi. Tuỳ theo đất tốt xấu mà trồng thưa hay
dày. Trồng dày quá thì thiếu nắng, năng suất thấp, mà trồng thưa thì lãng phí ánh mặt

trời, năng suất không cao. Khoảng cách chừng 1 mét hay gần 1 mét là được. Miền đồi
xấu, khoảng cách chỉ 60 cm. Đừng lấy những đoạn thân gần gốc, vì không mọc mầm,
H
hay mọc rất yếu.
IN

Cần thật nhiều phân chuồng phân xanh, phân hữu cơ bón lót để đất xốp củ dễ
K

phồng to. Cấy vào mùa xuân có mưa phùn, mầm sắn mọc rất tốt, không phải tưới. Nói
chung chưa có ai tưới bón cho sắn cả, nên năng suất không cao. Có thể vun gốc cho
̣C
O

cây khỏi đổ, nhưng vun thì tốn công, mà không thể hiện tăng năng suất. Không bón,
̣I H

thì đất tốt trồng sắn được 2 năm sẽ ra đất bạc màu, trồng cây gì cũng không mọc được.
Lúc này phải luân canh trồng đỗ đậu để đất tốt trở lại. Vì vậy, phân hữu cơ và vô cơ rất
A

cần để cho đất luôn luôn tốt mà trồng năm sau.


Đ

Cứ để tự nhiên, lá già thì rụng, vào tháng 9 đến tháng 10 thì nhổ sắn, nhổ cả củ
lên,có thể cuốc để bới những củ bị đứt khỏi gốc sắn. Đây là thời kì sắn có hàm lượng
bột cao nhất và để tránh mùa mưa lụt ở miền trung.”
Tóm lại, nguyên liệu là cơ sở đầu tiên giúp sản phẩm đạt chất lượng.

Sinh viên: Nguyễn Thị Hải Yến Trang 19


Khóa luận tốt nghiệp Niên khóa: 2009-2013

Chương II. THỰC TRẠNG, KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ ĐẦU TƯ SẢN
XUẤT TINH BỘT SẮN CỦA NHÀ MÁY TINH BỘT SẮN THỪA THIÊN HUẾ

2.1. TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA TỈNH THỪA THIÊN HUẾ VÀ NHÀ MÁY
TINH BỘT SẮN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
2.1.1. Tình hình cơ bản của tỉnh Thừa Thiên Huế ảnh hưởng đến phát triển cây sắn
Thừa Thiên Huế là một tỉnh có vị trí khá đặc biệt, địa hình và điều kiện thổ
nhưỡng rất đa dạng nên có thể trồng nhiều loại cây khác nhau. Cây sắn là một cây khá

Ế
dể trồng, thích hợp với khí hậu khá khắc nghiệt của Tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là loại

U
cây ngắn ngày nên có thể tránh được mùa lụt ở miền Trung nên được người dân ưa

́H
chuộng trong việc gieo trồng.
Bên cạnh đó, dân số ở đây đại đa số làm nghề nông và cây sắn lại là cây công


nghiệp có giá trị hàng hóa khá cao, nhận thấy được giá trị kinh tế của cây sắn nên tỉnh
đã quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu trên địa bàn tỉnh.
H
2.1.2. Tình hình cơ bản của nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế
IN

2.1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của nhà máy
- Tên công ty: Chi Nhánh Công Ty TNHH Một Thành Viên Thực Phẩm Và
K

Đầu Tư FOCOCEV- Nhà Máy Tinh Bột Sắn Thừa Thiên Huế.
̣C

- Địa chỉ: KM 802, Quốc Lộ 1A, Phong An, Phong Điền, Thừa Thiên Huế.
O

- Mã số thuế: 0400101588-013
̣I H

- Số điện thoại: 054.2215.216


Chi Nhánh Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên Thực Phẩm Và
A

Đầu Tư FOCOCEV- Nhà Máy Tinh Bột Sắn Thừa Thiên Huế được thành lập theo
Đ

quyết định 530/CTHV ngày 15/03/2004 của Tổng Giám Đốc Công Ty Thực Phẩm Và
Đầu Tư Công Nghệ FOCOCEV - là một doanh nghiệp nhà nước với chức năng sản
xuất và phân phối sản phẩm tinh bột sắn.
Nhà máy đi vào hoạt động ngày 2002 với công suất hoạt động là 60 tấn tinh bột
mỗi ngày tương đương 300 tấn củ sắn tươi mỗi ngày.
Nhà Máy Tinh Bột Sắn Thừa Thiên Huế là đơn vị có tư cách pháp nhân, hạch
toán kinh tế độc lập, được mở tài khoản tại ngân hàng và có con dấu riêng để giao
dịch. Cơ sở ban đầu của nhà máy bao gồm: Nhà xưởng, trang thiết bị máy móc, nhà

Sinh viên: Nguyễn Thị Hải Yến Trang 20


Khóa luận tốt nghiệp Niên khóa: 2009-2013

kho và đội ngũ cán bộ công nhân viên sản xuất kinh doanh mặt hàng tinh bột sắn.Cũng
như các doanh nghiệp khác, nhà máy đã có những thay đổi qua các năm mới thành lập
cho đến nay. Hiện nay, không những nhà máy đã đứng vững trên thị trường trong nước
mà còn ở thị trường nước ngoài.
Được sự hỗ trợ của ban chức năng và chính sự nổ lực vươn lên của tập thể cán
bộ công nhân viên, Nhà Máy Tinh Bột Sắn Thừa Thiên Huế đã đáp ứng nhu cầu cung
cấp tinh bột sắn để chế biến một số loại thực phẩm cho nông dân, đồng thời giải quyết
được phần lớn công việc làm cho nhân dân trong tỉnh bằng cách xây dựng vùng
nguyên liệu sắn của nhà máy, bao gồm 7 huyện của tỉnh Thừa Thiên Huế: Phong Điền,

Ế
U
Nam Đông, Phú Lộc, A Lưới…

́H
Nhà Máy Tinh Bột Sắn Thừa Thiên Huế với chức năng vừa sản xuất vừa kinh
doanh. Bước đầu đi vào hoạt động còn non nớt, nhà máy đã gặp không ít khó khăn


nhưng được sự lãnh đạo đúng đắn của ban giám đốc nhà máy cùng sự nổ lực của cán
bộ công nhân viên mà nhà máy đã vượt qua và dần phát triển.
H
Với một cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, nhà máy đã sớm
IN

nhận thức được nên nổ lực về mọi mặt nhằm năng cao vật chất kỹ thuật, nâng cao hiệu
quả sản xuất phù hợp với thực tế thị trường, tạo tiền đề sức mạnh cạnh tranh hàng hóa
K

trên thị trường cả nước. Đồng thời năm 2013, nhà máy đã tăng cường đầu tư, cải tiến
̣C

dây chuyền sản xuất hiện đại nhằm nâng cao sản phẩm, chất lượng sản phẩm, nâng
O

năng suất hoạt động từ 60 tấn thành phẩm trên ngày lên 100 tấn thành phẩm trên ngày
̣I H

tương đương mỗi ngày tiêu hao nhiên liệu từ 300 tấn đến 400 tấn củ sắn tươi mỗi ngày
đáp ứng lượng săn được cung cấp bởi người dân và nhu cầu thị trường.
A

2.1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của nhà máy


Đ

Chức năng của nhà máy


Nhà Máy Tinh Bột Sắn Thừa Thiên Huế là chi nhánh của Công Ty TNHH Một
Thành Viên Thực Phẩm Và Đầu Tư FOCOCEV có chức năng sản xuất tinh bột sắn chủ
yếu dung cho xuất khẩu thu ngoại tệ, góp phần vào cán cân thanh toán của Nhà nước,
phần còn lại phục vụ cho tiêu dung trong nước, dung làm nguyên liệu sản xuất ra các sản
phẩm như đường Maltoo, Đường gluco,…thay thế hàng nhập khẩu đáp ứng nguyên liệu
sản xuất bia, sản xuất dược phẩm. Việc xây dựng nhà máy sản xuất tinh bột sắn tại Phong
Điền tỉnh Thừa Thiên Huế là nhằm tận dụng hết khả năng đất trồng sắn, có nơi tiêu thụ

Sinh viên: Nguyễn Thị Hải Yến Trang 21


Khóa luận tốt nghiệp Niên khóa: 2009-2013

cây sắn của huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế và là vùng nguyên liệu ổn định với
giá cả phù hợp, tạo công ăn việc làm cho hơn 10.000 lao động nông dân trong vùng cũng
như đồng bào dân tộc miền núi, góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, trung du
miền núi từng bước hiện đại hóa, công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn.
Nhiệm vụ của của nhà máy
Nhằm nắm bắt nhu cầu thị trường và khả năng kinh doanh của nhà máy để tổ
chức xây dựng, thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
Tiêu thụ hàng hóa với chất lượng phù hợp nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng.
Quản lý sử dụng vốn kinh doanh theo chế độ, chính sách đảm bảo hiệu quả kinh

Ế
U
tế, đảm bảo cho việc bảo toàn và phát triển vốn, thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các chủ

́H
trương và chế độ của Nhà nước…
Quản lý đội ngũ cán bộ, thực hiện phân phối thu nhập hợp lý nhằm chăm lo đời


sống vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân viên nhà máy.
2.1.2.3 Công tác tổ chức bộ máy quản lý của công ty
H
Ban giám đốc
IN
K
̣C
O

P. kế hoạch P.kỹ thuật P.Quản lý chất P.Kế toán tài


̣I H

tổng hợp sản xuất lượng môi trường chính


A
Đ

Tổ cơ điện Ca sản xuất Ca sản xuất Ca sản xuất


A B C

Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của nhà máy Tinh Bột sắn Thừa Thiên Huế
Ghi chú:
: Quan hệ trực tuyến
: Quan hệ chức năng

Sinh viên: Nguyễn Thị Hải Yến Trang 22


Khóa luận tốt nghiệp Niên khóa: 2009-2013

Chức năng và nhiệm vụ của mỗi phòng ban


 Giám đốc nhà máy
Là đại diện pháp nhân của nhà máy, chịu trách nhiệm trước tồng giám đốc
công ty và pháp luật về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy. Giám đốc là
người có quyền hành cao nhất trong nhà máy. Tổ chức thực hiện mọi kế hoạch và điều
hành mọi hoạt đông kinh doanh, dịch vụ của nhà máy, là người chịu trách nhiệm
chung cũng như tiến độ của nhà máy.
 Phó giám đốc

Ế
Là người giúp cho giám đốc điều hành nhà máy theo sự phân công và ủy quyền

U
của giám đốc. Phó giám đốc chịu trách nhiệm trước giám đốc về các nhiệm vụ mà

́H
giám đốc nhà máy phân công và ủy quyền.
 Phòng kế họach tổng hợp


Thiết lập kế hoạch đầu tư theo các chu kỳ sản xuất và các biện pháp cụ thể
khác. Kiểm soát thực hiện các chương trình và công việc cụ thể có liên quan đến công
H
tác quản lý, nguyên nhiên vật liệu, thành phẩm của nhà máy.
IN

 Phòng kỹ thuật sản xuất


Triển khai thực hiện các kế hoạch sản xuất nhà máy giao, đảm bao năng suất
K

theo định mức, chất lượng sản phẩm và thời gian giao hàng kiểm soát chất lượng sản
̣C

phẩm của đơn vị mình sản xuất theo quá trình hướng dẫn của hệ thống chất lượng.
O

 Phòng quản lý chất lượng môi trường


̣I H

Kiểm tra chất lượng sản phẩm vệ sinh môi trường, chịu trách nhiệm kiểm tra và đề
xuất các biên pháp xử lý về nước cấp, nước thải, vệ sinh môi trường của nhà máy.
A

Phối hợp với các bộ phận giải quyết những khiếu nại của khách hàng về chất
Đ

lượng sản phẩm.


 Phòng kế toán tài chính
Thu thập số liệu, thông tin kế toán, ghi chép đầy đủ, kiểm tra, đối chiếu đúng sổ
liệu một cách hợp lý và hợp pháp.
 Tổ cơ điện
Quản lý vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng toàn bộ hệ thống thiết bị cơ điện của
nhà máy.

Sinh viên: Nguyễn Thị Hải Yến Trang 23


Khóa luận tốt nghiệp Niên khóa: 2009-2013

Kiểm tra các mức độ hư hỏng của vật tư, thay thế lập phương án sửa chữa, đề
xuất mua sắm mới dụng cụ, đồ nghề cơ điện.
 Ca sản xuất A, B, C
Trực tiếp sản xuất, sửa chữa, bảo vệ và vệ sinh các vị trí trong ca sản xuất theo
quy trình để đảm bảo dây chuyền sản xuất và vận hành ổn định, an toàn.
2.1.2.4. Hệ thống sản xuất của nhà máy
Đầu vào của quá trình sản xuất
Căn cứ vào trình độ tiên tiến của công nghệ và hiện đại của máy móc thiết bị, qua

Ế
kinh nghiệm sản xuất ở các Nhà máy tinh bột sắn trực thuộc và số liệu sản xuất kinh

U
doanh thực tế của Công ty trong niên vụ vừa qua. Căn cứ vào định mức tiêu hao năng

́H
lượng, nguyên nhiên vật liệu được quy định trong quy trình kiểm soát chất lượng theo tiêu
chuẩn ISO 9001:2008, đồng thời tận dụng nguồn nhân lực điều hành và sản xuất hiện có

của Công ty để xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật cho 01 tấn sản phẩm như sau:
Bảng 1: Định mức kinh tế kỹ thuật cho 01 tấn tinh bột sắn thành phẩm năm 2012
H
STT Hạng mục ĐVT Định mức Đơn giá (đồng)
IN

01 Nguyên liệu sắn tươi kg/tấn 3.900 1.600


K

02 Điện Kwh/tấn 170 1.550


̣C

03 Dầu DO lít/tấn 1 20.000


O

04 Than đá kg/tấn 10 4.280


̣I H

05 Bao bì Bộ/tấn 20 8.400


06 Chi phí hóa chất đ/tấn 1 50.000
A

07 Chi phí bốc xếp, cào sắn đ/tấn 1 40.000


Đ

08 Lương + BHXH đ/tấn 1 400.000


09 Chi phí bảo trì, sửa chữa đ/tấn 1 100.000
10 Chi phí khác đ/tấn 1 50.000
11 Chi phí quản lý đ/tấn 1 100.000
12 Chi phí bán hàng đ/tấn 1 50.000
Tổng 825.830
Nguồn: Phòng tổng hợp nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế năm 2012

Sinh viên: Nguyễn Thị Hải Yến Trang 24


Khóa luận tốt nghiệp Niên khóa: 2009-2013

Quy trình sản xuất

NẠP LIỆU RÁC


NƯỚC
BÓC VỎ, RỬA TÁCH HỒ XỬ LÝ
NƯỚC
H2SO3 RÁC SỮA THU HỒI
CHẶT, ĐỊNH LƯỢNG,

NƯỚC MÀI BÃ NƯỚC NƯỚC


TRÍCH LY THÔ

Ế

SÀNG CONG 1 TRÍCH LY THU

U
NƯỚC
HỒI 1

́H

SÀNG CONG 2
TRÍCH LY THU

NƯỚC
NƯỚC THẢI
TÁCH
CÁTLY 1
PHÂN
TÊ HỒI 2
BÃI CHỨA
H
NƯỚC
LƯU HUỲNH
IN

NƯỚC THẢI PHÂN LY


2 KHÔNG KHÍ
K

LY TÂM TÁCH LÒ ĐỐT


̣C

NƯỚC NƯỚC
SẤY, LÀM NGUỘI,
O

THÁP HẤP THỤ


RÂY
̣I H

KHÍ
ĐÓNG BAO
NÓNG BỂ CHỨA
A

TRAO ĐỔI DUNG DỊCH


LỌC
Đ

KHO
NHIỆT H2SO3

KHÔNG KHÍ
LÒ ĐỐT THAN

Sơ đồ 2: Quy trình sản xuất tinh bột sắn của nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế

Sinh viên: Nguyễn Thị Hải Yến Trang 25


Khóa luận tốt nghiệp Niên khóa: 2009-2013

Công đoạn 1: Nạp liệu - bóc vỏ - rửa sạch


Nguyên liệu sắn củ tươi, được vận chuyển từ ruộng đến Nhà máy để cân và
kiểm tra hàm lượng tinh bột, sắn củ tươi thu hoạch không quá 3 ngày được nạp vào
phểu liệu bằng xe xúc lật, nhờ sàn rung định lượng, nguyên liệu được cấp đều đặn vào
dây chuyền qua băng tải nghiêng đi vào lồng bóc vỏ. Ở đây củ được rửa bằng vòi nước
có áp lực ở tâm lồng nhằm loại bỏ đất cát sạn nhỏ. Củ sau khi được bóc một phần vỏ
lụa đi vào máy rửa củ, để chà xát và làm sạch vỏ lụa bằng nước tưới và nước chứa
trong máng rửa.

Ế
Công đoạn 2: Chặt và mài

U
Củ sạch được chặt và mài để giải phóng toàn bộ bột ra khỏi mô củ, quá trình

́H
này được thực hiện bằng dao chặt và máy mài với sự tham gia của acid H2SO3 trong
môi trường nước, qua công đoạn này được hỗn hợp sữa bột nhuyễn gồm bột tự do, bã

và nước có hòa tan dịch bào củ, acid H2SO3 có tác dụng giữ cho dịch bào bột không
bị ô xy hóa biến màu ảnh hưởng đến chất lượng bột.
H
Công đoạn 3: Lọc sữa bột
IN

Hỗn hợp sau khi mài được bơm vào hệ thống máy trích ly thô, quá trình này bã
K

được lọc qua 3 cấp để thu hồi toàn bộ bột, bã ra khỏi các máy trích ly thô được xả qua
băng tải ra ngoài, bã này là một loại phụ phẩm của Nhà máy, có thể dùng chế biến
̣C
O

thức ăn gia súc...


̣I H

Dịch sữa từ các máy trích ly thô được lọc qua 2 cấp sàng cong có cỡ lỗ nhỏ nhất
50 microns để loại bỏ tất cả xơ mịn nhất, dịch sữa thu được sau khi lọc chỉ gồm bột,
A

nước với các chất tan của dịch bào củ sẽ được tách sau đó, xơ và các tạp chất rắn đều
Đ

đã được lọc sạch.


Công đoạn 4: phân ly tách dịch bào củ và cô đặc
Dịch sữa sạch được bơm vào các 2 cấp phân ly để loại bỏ toàn bộ dịch bào củ và
cô đặc dịch sữa đến khi độ Baumé đạt 210 để sẵn sàng cho công đoạn tách nước sau đó.
Quá trình phân ly được thực hiện bởi các máy phân ly có tốc độ quay đến 5.100
vòng/phút và được hỗ trợ bởi các thiết bị lọc chổi quay và cyclone tách cát đảm bảo
đạt hiệu quả toàn diện để cho ra sữa bột có độ đặc và độ sạch đạt yêu cầu.

Sinh viên: Nguyễn Thị Hải Yến Trang 26


Khóa luận tốt nghiệp Niên khóa: 2009-2013

Công đoạn 5: Ly tâm tách nước


Dịch sữa từ thùng chứa sau phân ly cuối được bơm cao áp chuyển vào hệ thống
máy ly tâm tách nước cho ra bột ở độ ẩm tối đa 35%. Bột ở độ ẩm này dễ dàng đánh
tơi và phân tán trong không khí, sẵn sàng cho giai đoạn sấy sau đó. Sữa loãng từ các
máy ly tâm được hồi lưu về các công đoạn trước để tái chế.
Công đoạn 6: Sấy tinh bột và đóng gói
Tinh bột ẩm được băng tải thực phẩm chuyển vào bộ phận đánh tơi, định lượng
và phân tán vào ống sấy, nhờ dòng khí nóng mà khối bột được phân tán triệt để và

Ế
U
thóat ẩm nhanh chóng. Dòng khí nóng được tạo ra nhờ quạt hút công suất lớn, được

́H
lọc kỹ và gia nhiệt ở bộ trao đổi nhiệt. Nguồn nhiệt được cấp từ lò đốt than đá có giá
thành rẻ, môi chất dầu dẫn nhiệt mang nhiệt từ lò đốt qua bộ trao đổi nhiệt để truyền


cho không khí. Việc điều chỉnh công suất đốt lò và nạp liệu vào ống sấy được tự động
hoàn toàn đảm bảo cho quá trình sấy ổn định, hiệu quả cao nhất và chất lượng tinh bột
H
thành phẩm luôn đạt yêu cầu.
IN

Bột sau khi sấy khô được tách khỏi không khí nóng nhờ hệ Cyclone rồi đi qua
K

van quay vào đường ống làm nguội nhờ quạt hút. Dòng khí tự nhiên sẽ làm nguội bột
đến nhiệt độ gần với nhiệt độ môi trường để có thể cất giữ trong kho lâu dài.
̣C

Trước khi đóng bao, bột khô được rây lần cuối để loại bỏ tất cả các hạt thô. Bao
O

tiêu chuẩn có khối lượng tịnh 50kg được kiểm tra bằng cân điện tử có độ chính xác
̣I H

cao. Tuy nhiên, tùy yêu cầu của khách hàng, nhà máy có thể đóng các loại bao có khối
lượng lớn hoặc nhỏ hơn.
A

Chất lượng sản phẩm


Đ

Sản phẩm tinh bột sắn được ứng dụng làm đầu vào cho nhiều ngành công
nghiệp như sản xuất mì chính, công nghiệp dược phẩm, công nghiệp chế biến đường,
công nghiệp dệt và ngành công nghiệp chế biến thực phẩm nhất là ngành công nghiệp
chế biến bánh kẹo, tùy thuộc vào yêu cầu sử dụng mà chất lượng sản phẩm tinh bột
sắn thị trường yêu cầu khác nhau. Trong ngành công nghiệp dệt thì yêu cầu về độ dẻo
của sản phẩm là rất quan trọng, trong ngành công nghiệp thực phẩm thì yếu tố vệ sinh,
hàm lượng các hóa chất dư trong tinh bột sắn phải được khống chế ở mức cho phép.

Sinh viên: Nguyễn Thị Hải Yến Trang 27


Khóa luận tốt nghiệp Niên khóa: 2009-2013

Nhưng hầu hết các thị trường đều yêu cầu sản phẩm tinh bột sắn phải có hàm lượng
tinh bột cao, trên 85%, độ trắng và độ mịn cao, độ tro thấp và độ ẩm thấp, dưới 13%
để sản phẩm được bảo quản lâu.
Sản phẩm tinh bột sắn nhãn hiệu FOCOCEV-Brand của FOCOCEV đã đạt
danh hiệu Sao vàng đất Việt và đã được xuất khẩu sang Châu Âu, Autralia, Hàn Quốc,
Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á, được khách hàng ưa chuộng và đánh giá
cao về chất lượng, đặc biệt tại hội chợ Thương mại Quốc tế tổ chức tại Đà Nẵng năm
2002, sản phẩm tinh bột sắn do Nhà máy tinh bột sắn Quảng Nam sản xuất đã được

Ế
tặng huy chương vàng chất lượng.

U
2.1.2.5. Nguồn lực cơ bản của Nhà máy tinh bột sắn Thừa thiên Huế

́H
-Tình hình lao động của Nhà máy
Lực lượng lao động là yếu tố rất quan trọng quyết định sự thành công của nhà

máy. Với một đội ngủ lao động, kỷ sư lành nghề thì sẽ giúp việc vận hành bộ máy
quản lý và sản xuất của nhà máy diễn ra một cách xuyên suốt, thuận lợi. Lực lượng lao
H
động phản ánh quy mô của doanh nghiệp, cơ cấu lao động phản ánh lĩnh vực hoạt
IN

động và đặc điểm công nghệ, mức độ hiện đại hoá sản xuất của doanh nghiệp.
K

Nhận thức được tầm quan trọng của lao động, nhà máy đã có sự phân phối
lượng lao động một cách hợp lý, hệ thống đề tạo cho người lao động phát huy hết khả
̣C
O

năng của mình đem lại lợi ích tối đa cho nhà máy.
̣I H

Qua bảng 2, đây là tình hình lao động của nhà máy qua 3 năm(2010- 2012) có
xu hướng tăng thể hiện quy mô của nhà máy ngày càng được mở rộng.
A

Năm 2010, tổng số lao động là 102 người. Năm 2011, tổng số lao động 104,
Đ

tăng 2 người tương ứng 1,96% so với năm 2010. Tiếp tục năm 2012, tổng số lao động
là 113 người, tăng 9 người, chiếm 8,65%. Có sự tăng lao động đột biến trong năm
2012. Lý do của sự tăng lao động trong năm 2012 là do nhà máy chuẩn bị nâng cao
công suất tinh bột sắn từ 60 tấn lên 120 tấn thành phẩm/1 ngày.
Xét theo giới tính: Do đặc điểm của sản xuất tinh bột sắn. Trong quá trình sản
xuất có nhiều chất độc hại, mùi hôi,.. và công việc khá năng nên đòi hỏi lao động phải
có sức khỏe tốt. Nên lao động chủ yếu là nam. Cụ thể là năm 2010, tổng số lao động
nam là 66 người chiếm 64,71% tổng số lao động năm 2010. Năm 2011, tổng số lao

Sinh viên: Nguyễn Thị Hải Yến Trang 28


Khóa luận tốt nghiệp Niên khóa: 2009-2013

động nam vẫn là 66 người chiếm 63,46% so với năm 2011. Năm 2012, tổng số lao
động nam là 68 người chiếm 60,18% tổng số lao động năm 2012, tăng 2 người tương
ứng tăng 3,03% so với năm 2011. Tổng số lao động nữ có xu hướng tăng. Năm 2010,
tổng số lao động nữ là 36 người chiếm 35,29%. Năm 2011, tổng số lao động nữ là 38
người ciếm 36,54%, tăng 2 người tương ứng tăng 5,56% so với năm 2010. Năm 2012,
tổng số lao động nữ là 45 người chiếm 39,82%, tăng 7 người tương ứng tăng 18,72%
so với năm 2011.
Xét theo trình độ chuyên môn: Qua bảng 2 cho ta thấy lao động ở trình độ đại

Ế
học có xu hướng tăng và ngày càng chiếm tỷ trọng nhiều hơn. Năm 2010 số lượng lao

U
động ở trình độ đại học là 8 người, chiếm 7,84 % so với tổng số lao động năm 2010.

́H
Sau đó năm 2011, tổng số lao động ở trình động đại học 11 người chiếm 10,58% tổng
só lao động năm 2011, tăng 3 người tương ứng 37,50% so với năm 2010. Năm 2012,

số lượng lao động ở trình độ đại học là 13 người, chiếm 11,50% tổng số lao động năm
2012, tăng 2 người tương ứng tăng 18,18% so vơi năm 2011. Còn lao động ở trình độ
H
cao đẳng, trung cấp cũng có xu hướng tăng. Năm 2010, số lượng lao động ở trình độ
IN

cao đẳng trung cấp là 29 người, chiếm 28,43%. Năm 2011 là 32 người, chiếm 30,77%,
K

tăng 3 người tương ứng tăng 10,34% so với năm 2010. Năm 2012 tổng số lao đông ở
trình độ này là 40 người, chiếm 35,40%, tăng 8 người tương ứng tăng 25,00% so với
̣C
O

năm 2011. Bên cạnh đó, số lượng lao động phổ thông chiếm tỉ lệ lớn nhất, đáp ứng đủ
̣I H

nhu cầu sản xuất của nhà máy và xu hướng giảm chứng tỏ nhà máy ngày càng có sự
phân phối lao động hợp lý hơn. Năm 2010, số lượng lao động phổ thông là 65 người,
A

chiếm 63,73% tổng số lao động năm 2010. Năm 2011 là 61 người, chiếm 58,65% tổng
Đ

số lao động năm 2011,giảm 4 người tương ứng giảm 6,15% so với năm 2010. Năm
2012, số lượng là 60 người, chiếm 53,10%, giảm 1 người tương ứng giảm 1,64% so
với năm 2011. Tóm lại, ta thấy trình độ của người lao động ngày càng được cải thiện
rõ nét hơn.

Sinh viên: Nguyễn Thị Hải Yến Trang 29


Khóa luận tốt nghiệp Niên khóa: 2009-2013

Bảng 2: Tình hình lao động của nhà máy qua 3 năm 2010- 2012
Đơn vị: Người

Ế
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011

U
Chênh Chênh
Người % Người % Người % % %

́H
lệch lệch
Tổng 102 100 104 100 113 100 2 1,96 9 8,65


1.Theo trình độ
Nam 66 64,71 66 63,46 68 60,18 0 0,00 2 3,03

H
Nữ 36 35,29 38 36,54 45 39,82 2 5,56 7 18,42

IN
2.Theo chuyên môn

K
Đại học 8 7,84 11 10,58 13 11,50 3 37,50 2 18,18
Cao đẳng,trung cấp 29 28,43 32 30,77 40 35,40 3 10,34 8 25,00
Lao động phổ thông 65 ̣C 63,73 61 58,65 60 53,10 -4 6,15 -1 1,64
O
3. Phân theo tổ chức sản xuất.
̣I H

Lao động trực tiếp 54 52,94 57 54,81 60 53,10 3 5,56 3 5,26


A

Lao động gián tiếp 48 47,06 47 45,19 53 46,90 -1 2,08 6 12,77


Đ

Nguồn: Phòng kế toán- tài chính nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế

Sinh viên: Nguyễn Thị Hải Yến Trang 30


Khóa luận tốt nghiệp

Nếu xét theo tính chất sản xuất: ta có thể thấy cả lực lượng lao động trưc tiếp
và gián tiếp đều tăng. Thể hiện năm 2010, số lượng lao động trực tiếp là 54 người
chiếm 52,94% so với tổng số lao động năm 2010. Năm 2011, số lượng lao động trực
tiếp là 57 người chiếm 54,81%, tăng 3 người tương ứng tăng 5,56% so với năm 2010.
Năm 2012, tổng số lao động trực tiếp là 60 người chiếm 53,10% so với tổng số lao
động năm này, tăng 3 người tương ứng 5,26% so với năm 2011. Lao động gián tiếp
năm 2010 là 48 người chiếm 47,06%. Năm 2011, tổng số lao động gián tiếp là 47
người chiếm 45,19%, giảm 1 người tương ứng giảm 5,56% (do nhà máy đã chú trọng

Ế
cho cán bộ nhân viên thích ứng với nhiều công việc khác nhau để tinh gọn bộ máy lao

U
động). Nhưng năm 2012 lại có sự nhanh đột biến do nhà máy chuẩn bị cho việc nâng

́H
công suất vào đầu năm 2013. Thể hiện năm 2012, tổng số lao động gián tiếp là 53
người chiếm 46,90% so với tổng số lao động năm này, tăng 6 người tương ứng tăng
12,77% so với năm 2011. TÊ
Từ những phân tích trên cho thấy, nhà máy đã có những chính sách đúng đắn
H
trong đào tạo nhằm nâng cao trình độ tay nghề cho lao động, không ngừng học tập để
IN

nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng các nhu cầu hoạt động sản xuất
K

kinh doanh của nhà máy


-Tình hình tài chính của nhà máy
̣C
O

Cùng với nguồn lực con người thì nguồn vốn là yếu tố quan trọng quyết định sự
̣I H

tồn tại của nhà máy. Bởi vì nguồn tiền của nhà máy có chức năng giống như dòng máu
của đang lưu thông trong cơ thể. Cho nên việc xem xét phân tích tình hình tài chính
A

của nhà máy là rất cần thiết. Từ đó chúng ta có thể rút ra được những quy luật và định
Đ

hướng giúp sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả.


Qua bảng 3, ta thấy được xu hướng tăng của tổng vốn qua 3 năm. Năm 2010,
tổng vốn là 108.118,75 triệu đồng. Năm 2011, tổng vốn là 123.768,28 triệu đồng, tăng
15.649,53 triệu đồng tương ứng tăng 14,47% so với năm 2010. Năm 2012, tổng vốn là
182.926,92 triệu đồng, tăng 59.158,63 triệu đồng tương ứng tăng 32,34% so với năm
2011. Để đánh giá một cách chính xác và cụ thể hơn về tình hình tài chính, chúng ta
xem xét các chỉ tiêu sau:

Sinh viên: Nguyễn Thị Hải Yến Trang 31


Khóa luận tốt nghiệp

Xét theo tính chất: gồm vốn cố định và vốn lưu động, trong cơ cấu nguồn vốn
của nhà máy ta thấy rằng tỷ trọng VLĐ và VCĐ có sự thay đổi qua các năm, biểu hiện
là năm 2010 VLĐ của nhà máy chiếm tỷ trọng 74,71% và VCĐ là 25,29% so với tổng
vốn. Nhưng sang năm 2011, VLĐ có tỷ trọng giảm nhẹ xuống 74,66% và VCĐ là
25,34% so với tổng vốn. Năm 2012, tỷ trọng VLĐ tăng mạnh lên là 80,67%, còn VCĐ
là 19,33% so với tổng vốn. Do nhà máy mở rộng quy mô sản xuất, số lượng sản phẩm
sản xuất ra nhiều nên làm cho cả VCĐ và VLĐ tăng qua các năm.
Xét theo nguồn vốn: Nguồn vốn CSH có xu hướng tăng nhanh qua các năm.

Ế
Cụ thể là NV CSH năm 2010 là 37.883,57 triệu đồng chiếm 35,04% tổng vốn năm

U
2010. Năm 2011, NV CSH là 61.078,11 triệu đồng chiếm 49,35% so với tổng vốn năm

́H
2011, tăng 23.194,54 triệu đồng tương ứng tăng 61,23% so với năm 2010. Năm 2012,
NV CSH là 105.127,74 triệu đồng chiếm 57,47% so với tổng vốn năm 2012, tăng

44.049,62 triệu đồng, tương ứng tăng 41,90% so với năm 2011. Còn nợ phải trả năm
2010 là 70.235,18 triệu đồng chiếm 64,96% so với tổng vốn năm 2010. Năm 2011, nợ
H
phải trả của nhà máy có xu hướng giảm nhẹ, năm này nợ phải trả là 62.690,17 triệu
IN

đồng, chiếm 50,65% so với tổng vốn năm 2011, giảm 7.545,01 triệu đồng, tương ứng
K

giảm 10,74% so với năm 2010. Chứng tỏ yêu cầu thanh toán của công ty đã có xu
hướng giảm, giúp nhà máy tăng uy tín trên thương trường cũng như đối với các cơ
̣C
O

quan quản lý nhà nước. Tuy nhiên, nhà máy cần chiếm dụng được một khoản nợ. Đó
̣I H

là một điều tốt vì đã lợi dụng được nguồn vốn bên ngoài trong thời gian dài để sản
xuất kinh doanh, tạo lợi nhuận cho nhà máy và hình thành các chiến lược kinh doanh
A

lâu dài. Bên cạnh đó, nhà máy chuẩn bị cho việc đầu tư nâng cao công suất nhà máy
Đ

vào năm 2013. Do đó năm 2012, nợ phải trả của nhà máy có xu hướng tăng, với nợ
phải trả là 77.199,18 triệu đồng chiếm 42,53% so với tổng vốn năm 2012, tăng
15.109,01 triệu đồng tăng 19,42% so với năm 2011.

Sinh viên: Nguyễn Thị Hải Yến Trang 32


Khóa luận tốt nghiệp Niên khóa: 2009-2013

Bảng 3: Tình hình tài chính của nhà máy qua 3 năm 2010-2012
Đơn vị: Triệu đồng

Ế
So sánh

U
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
2011/2010 2012/2011

́H
Chỉ tiêu
Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Chênh %tăng, Chênh %tăng,


GT GT GT
(%) (%) (%) lệch giảm lệch giảm
Tổng vốn 108.118,75 100 123.768,28 100 182.926,92 100 15.649,53 14,47 59.158,63 32,34

H
1. Phân theo tính

IN
chất

K
- Vốn lưu động 80.771,15 74,71 92.408,25 74,66 147.567,35 80,67 11.637,10 14,41 55.159,10 37,38
- Vốn cố định 27.347,60 25,29 31.360,03 25,34 35.359,57 19,33 4.012,43 14,67 3.999,53 11,31
2. Phân theo NV ̣C
O
- NV CSH 37.883,57 35,04 61.078,11 49,35 105.127,74 57,47 23.194,54 61,23 44.049,62 41,90
̣I H

- Nợ phải trả 70.235,18 64,96 62.690,17 50,65 77.799,18 42,53 -7.545,01 10,74 15.109,01 19,42
A

Nguồn: Phòng kế toán- tài chính nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế
Đ

Sinh viên: Nguyễn Thị Hải Yến Trang 33


Khóa luận tốt nghiệp Niên khóa: 2009-2013

Qua phân tích, ta thấy nguồn vốn của nhà máy qua 3 năm đều tăng lên, đặc biệt
là nguồn VCSH bổ sung một lượng khá lớn thể hiện khả năng tự chủ của Công ty ngày
càng được nâng lên. Bên cạnh đó, khả năng huy động vốn ngắn hạn và dài hạn tăng
mạnh nhằm đáp ứng việc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của nhà máy.
Tóm lại, để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được phát triển cần
phải có chính sách hiệu quả hơn để quản lý các khoản phải thu để tránh tình trạng bị
chiếm dụng vốn, các khoản phải trả tránh tình trạng nợ quá nhiều sẽ gặp khó khăn
trong việc trả nợ. Bên cạnh đó cần có chính sách để quản lý vốn bằng tiền tốt hơn, để

Ế
đảm bảo khả năng thanh toán tức thời của nhà máy được tốt hơn trong những thời

U
điểm cần thiết. Mặt khác cũng cần có những biện pháp quản lý vốn cố định như tài sản

́H
cố định, đầu tư trang bị máy móc thiết bị nhằm phục vụ tốt hơn trong hoạt động sản
xuất kinh doanh và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

-Tình hình cơ sở vật chất kỷ thuật của nhà máy
Cơ sở vật chất là công cụ để nhà máy sản xuất ra sản phẩm. Việc đầu tư cho
H
trang thiết bị máy móc,phương tiện vận tải là một vấn đề đáng chú trọng. Đó là lý do
IN

chúng ta phân tích sự biến động của cơ sở vật chất kỷ thuật nhà máy giúp chúng ta đưa
K

ra những định hướng hợp lý về việc đầu tư tốt chi phí vào cơ sở vật chất.
Nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế là chi nhánh của công ty trách nhiệm
̣C
O

hữu hạn một thành viên thực phẩm và đầu tư Fococev. Nhà máy được đầu tư một
̣I H

cơ sở vật chất với trang thiết bị hiện đại. Bảng 4 phản ánh tình hình cơ sở vật chất
của nhà máy.
A

Nhìn chung, qua 3 năm giá trị cở sở vật chất của nhà máy có xu hướng tăng. Cụ
Đ

thể là năm 2010, tổng giá trị là 27.347,60 triệu đồng. Năm 2011 tổng giá trị là
31.360,03 triệu đồng, tăng 4.012,43 triệu đồng tương ứng tăng 14,67% so với năm
2010. Năm 2012, tổng giá trị là 35.359,57 triệu đồng, tăng 3.999,53 triệu đồng tương
ứng tăng 12,57% so với năm 2011. Điều này chứng tỏ nhà máy cũng đã có chú trọng
trong việc đầu tư tài sản cố định, giúp tăng năng suất, nâmg cao chất lượng sản phẩm.

Sinh viên: Nguyễn Thị Hải Yến Trang 34


Khóa luận tốt nghiệp Niên khóa: 2009-2013

Bảng 4: Tình hình đầu tư trang bị cơ sở vật chất của nhà máy qua 3 năm 2010-2012
Đơn vị :Triệu đồng

Ế
So sánh
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

U
2011/2010 2012/2011
Chỉ tiêu

́H
% tăng, %tăng,
GT % GT % GT % +/- +/-


giảm giảm
Tổng 27.347,60 100 31.360,03 100 35.359,57 100 4.012,43 14,67 3.999,53 12,75

H
1.Nhà cửa, vật kiến

IN
trúc 7.435,65 27,19 7.889,57 25,16 8.343,50 23,60 453,92 6,10 453,92 5,75
2. Máy móc thiết bị 18.450,11 67,47 21.739,10 69,32 25.028,10 70,78 3.288,99 17,83 3.288,99 15,13

K
3. Phương tiện vận tải
truyền dẫn 450,78 1,65
̣C680,51 2,17 910,24 2,57 229,73 50,96 229,73 33,76
O
4. Thiết bị, dụng cụ
̣I H

quản lý 43,72 0,16 61,83 0,20 67,04 0,19 18,11 41,42 5,21 8,43
5. TSCĐ hữu hình
A

khác 967,34 3,54 989,02 3,15 1.010,69 2,86 21,67 2,24 21,67 2,19
Đ

Nguồn: Phòng kế toán- tài chính nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế

Sinh viên: Nguyễn Thị Hải Yến Trang 35


Khóa luận tốt nghiệp Niên khóa: 2009-2013

Máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng giá trị cơ sở vật chất kỹ thuật
(trên 60%) của Công ty, cụ thể là: Năm 2010, giá trị máy móc thiết bị là 18.450,11 triệu
đồng hay chiếm 67,47%, năm 2011 là 21.739,10 triệu đồng hay chiếm 69,32%, năm 2012
là 25.028,10 triệu đồng chiếm 70,78%. Qua 3 năm giá trị máy móc thiết bị đều tăng: năm
2011 so với năm 2010 tăng 17,38% hay tương ứng tăng 3.288,99 triệu đồng; Và năm
2012 tăng 15,13% hay tăng 3.288,99 triệu đồng so với năm 2011, đó là do nhà máy đã
đầu tư mua thêm máy móc thiết bị để phục vụ đầu tư cho dây sản xuất mới nên đã làm
tăng lên giá trị của máy móc thiết bị. Có được điều này là do nhà máy luôn chú trọng
trong việc đầu tư cho công nghệ, đổi mới máy móc thiết bị....

Ế
U
Để nâng cao môi trường lao động cho cán bộ nhân viên thì nhà máy đã không

́H
ngừng cải thiện nhà cửa, vật kiến trúc. Năm 2011, tăng 453,92 triệu đồng tương ứng
tăng 6,10% so với năm 2010. Năm 2012, tiếp tục tăng 453,92 triệu đồng tương ứng
tăng 5,75% so với năm 2011.

Trong 3 năm qua nhà máy cũng đầu tư nhiều vào phương tiện vận tải. Năm
H
2011, giá trị phương tiện vận tải đạt 680,51 triệu đồng, tăng 50,96% hay tăng 229,73
IN

triệu đồng so với năm 2010. Và năm 2012, giá trị phương tiện vận tải đều so với năm
2011, tăng 33,76% hay tăng 229,73 triệu đồng. Có sự tăng đều về phương tiện vận tải
K

như vậy là Công ty đã đầu tư mua thêm ô tô tải để vận chuyển nguyên vật liệu, thành
̣C

phẩm nhằm giảm bớt chi phí, hạ giá thành sản phẩm theo kế hoạch hằng năm.
O

Ngoài ra, thiết bị dụng cụ quản lý và tài sản cố định khác cũng không ngừng
̣I H

tăng lên về mặt giá trị cũng như tỷ trọng nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng quy mô sản
xuất ngày càng tăng của nhà máy.
A

Nắm bắt được tầm quan trọng của cơ sở vật chất đối với sản xuất nên nhà máy
Đ

đã không ngừng đầu tư vào khía cạnh này.


2.2. THỰC TRANG, KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ ĐẦU TƯ SẢN XUẤT
TINH BỘT SẮN Ở NHÀ MÁY TINH BỘT SẮN THỪA THIÊN HUẾ
2.2.1. Thực trạng đầu tư sản xuất tinh bột sắn của nhà máy tinh bột sắn Thừa
Thiên Huế
2.2.1.1. Tình hình đầu tư vùng nguyên liệu sắn của nhà máy
Nguyên liệu là đầu vào cuả quá trình sản xuất. Do vậy để sản xuất liên tục diễn
ra thì cần có nguyên liệu cung cấp kịp thời, đầy đủ cho nhà máy. Để giải quyết được

Sinh viên: Nguyễn Thị Hải Yến Trang 36


Khóa luận tốt nghiệp Niên khóa: 2009-2013

vấn đề này, nhà máy phải có công tác tổ chức thu mua thật tốt. Nắm bắt được nhu cầu
của nhà máy cũng như phương hướng chỉ đạo của tỉnh, công ty nhà máy đã lịch thu
mua sắn ở các địa phương để đáp ứng nhu cầu sản xuất của nhà máy.
Qua bảng 5, cho nhận thấy nguồn nguyên liệu mà nhà máy thu mua không
ngừng tăng. Thể hiện, năm 2010 tổng sản lượng thu mua là 50.299,22 tấn, năm 2010 là
50.740,99 tấn tăng 441,77 tấn tương ứng tăng 0,88% so với năm 2010. Đến năm 2012,
do thời tiết thuận lợi nên sắn phát triển tốt, nguồn nguyên liệu nhà máy thu mua tăng
một cách rỏ nét đạt 79,298,77 tấn. Năm 2012 này tăng 28.557,78 tấn tương ứng tăng

Ế
56,28% so với năm 2011.

U
Đối với thu mua trong tỉnh: Đây là nguồn cung cấp nguyên liệu chủ yếu cho

́H
nhà máy chiếm trên dưới 70% tổng sản lượng và có sự tăng về mặt số lượng qua các
năm. Cụ thể, năm 2010 là 35.256,32 tấn chiếm 70,09% tổng sản lượng. Năm 2011 là

38.450,76 tấn chiếm 75,78% so với năm 2010,tăng 3.194,44 tấn tương ứng tăng 9,06%
so với năm 2010. Năm 2012, tổng sản lượng trong tỉnh là 50.410,03 tấn tăng
H
11.959,27 tấn tăng 31,10% so với năm 2011.
IN

Trong các huyện Phong Điền, Hương Trà, Phú Lộc, A Lưới thì 2 huyện Phong
K

Điền và A Lưới là cung cấp chủ yếu nguồn nguyên liệu cho nhà máy. Chiếm 50- 60%
tổng sản lượng trong tỉnh. Các huyện khác do diện tích trồng sắn ở các huyện các nhỏ,
̣C
O

manh mún nên còn chưa khai thác hết tiềm năng của mình, cần có biện pháp thay đổi.
̣I H
A
Đ

Sinh viên: Nguyễn Thị Hải Yến Trang 37


Khóa luận tốt nghiệp Niên khóa: 2009-2013

Bảng 5: Tình hình thu mua nguyên liệu sắn qua 3 năm 2010-2012
Đơn vị: Tấn
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011/2010 2012/2011

Ế
Chỉ tiêu Chênh

U
SL % SL % SL % +/- % %
lệch

́H
Tổng cộng 50.299,22 100 50.740,99 100 79.298,77 100 441,77 0,88 28.557,78 56,28


1. Trong tỉnh 35.256,32 70,09 38.450,76 75,78 50.410,03 63,57 3.194,44 9,06 11.959,27 31,10
Huyện Phong Điền 9145,34 25,94 9.398,45 24,44 9.245,06 18,34 253,11 2,77 -153,39 1,63

H
Huyện Hương Trà 4.120,46 11,69 6.475,99 16,84 9.142,65 18,14 2.355,53 57,17 2.666,66 41,18

IN
Huyện Phú Lộc 8.415,44 23,87 9.412,55 24,48 13.250,66 26,29 997,11 11,85 3.838,11 40,78

K
Huyện A Lưới 9.101,33 25,81 10.457,78 27,20 15.520,04 30,79 1.356,45 14,90 5.062,26 48,41
Nơi khác 4.473,75 12,69 2.705,99 7,04 3.251,62 6,45 -1.767,76 39,51 545,63 20,16
2. Ngoại tỉnh 15.042,90 29,91 ̣C
12.290,23 24,22 28.888,74 57,31 -2.752,67 18,30 16.598,51 135,05
O
Quảng Trị 8.142,39 54,13 7.990,10 65,01 15.214,66 52,67 -152,29 1,87 7.224,56 90,42
̣I H

Quảng Bình 4.250,76 28,26 2.587,06 21,05 8.456,22 29,27 -1.663,70 39,14 5.869,16 226,87
Nơi khác 2.649,75 17,61 1.713,07 13,94 5.217,86 18,06 -936,68 35,35 3.504,79 204,59
A
Đ

Nguồn: Phòng tổng hợp nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế

Sinh viên: Nguyễn Thị Hải Yến Trang 38


Khóa luận tốt nghiệp Niên khóa: 2009-2013

Bên cạnh đó, vẫn tồn tại những vấn đề khó giải quyết như là người dân thường
bán cho các tư thương do giá thu mua họ lớn hơn nhưng lại không phải là nguồn cung
ổn định cho người dân nên tạo ra vùng nguyên liệu không ốn định cho nhà máy. Do
vậy, nhà máy cần nắm bắt thị trường, cũng như tạo mối quan hệ với người dân để có
nguồn nguyên liệu trong tỉnh ổn định.
Đối với thu mua ngoài tỉnh: Ngồn nguyên liệu có xu hướng biến động và được
thu mua vào cuối mỗi mùa khi nguồn nguyên liệu trong tỉnh thiếu hụt. Năm 2011 là
12.290,23 tấn giảm 2.752,67 tấn tương ứng giảm 18,30% so với năm 2010, do năm

Ế
này các nhà máy tinh bột sắn ở các tỉnh khác có giá thu mua lớn hơn. Năm 2012, tổng

U
sản lượng là 28.888, 74 tấn tăng 16.598,51 tấn tương ứng tăng 135,05% so với năm

́H
2011. Trong đó, tỉnh quảng trị luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trên 50% tổng sản lượng
ngoại tỉnh, do đây là tỉnh nằm gần nhất so với nhà máy.

Tóm lại, nguồn nguyên liệu của nhà máy chủ yếu là ở trong tỉnh nên không đủ
cung cấp cho nhà máy hoạt động hết công suất và chỉ dừng lại ở 70- 80% công suất
H
nhà máy, nên nhà máy cần có những giải pháp để có nguồn nguyên liệu đpá ứng đủ
IN

nhu cầu.
K

2.2.1.2. Tình hình đầu tư sản xuất tinh bột sắn của nhà máy qua 3 năm 2010-2012
Tình hình đầu tư sản xuất tinh bột sắn thể hiện qua chi phí mà nhà máy phải bỏ
̣C
O

ra để tiến hành sản xuất. Chi phí là một phạm trù kinh tế quan trọng gắn liền với quá
̣I H

trình sản xuất. Đó là những hao phí lao động mà nhà máy phải bỏ ra cho quá trình sản
xuất. Chi phí đầu tư sản sản xuất của nhà máy bao gồm tất cả những chi phí phát sinh
A

trong quá trình mua nguyên liệu đến tạo ra thành phẩm. Do vậy, việc phân tích biến
Đ

động của chi phí rất quan trọng, góp phần vào việc hệ thống lại quá trình tái sản xuất.
Giúp tối thiểu hóa chi phí, mang tới cho nhà máy lợi nhuận tối đa.

Sinh viên: Nguyễn Thị Hải Yến Trang 39


Khóa luận tốt nghiệp Niên khóa: 2009-2013

Bảng 6: Tình hình đầu tư chi phí sản xuất tinh bột sắn của nhà máy qua 3 năm 2010-2012

Ế
Đơn vị: Triệu đồng

U
So sánh

́H
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
2011/2010 2012/2011


Chỉ tiêu
%tăng, %tăng,
GT % GT % GT % +/- +/-
giảm giảm

H
83.405,27 100 137.566,00 100 146.496,12 100 54.160,73 64,94 8.930,12 6,49
Tổng chi phí

IN
2.302,87 2.76 2.302,87 1,67 2.302,87 1,57 0,00 0,00 0,00 0,00
1.Khấu hao TSCĐ

K
66.528,41 79,77 114.925,60 83,54 118.958,74 81,20 48.397,19 72,75 4.033,14 3,51
2.Chi phí NVL chính
4.437,41 5,32 ̣C
4.899,38 3,56 7.296,67 4,98 461,97 10,41 2.397,30 48,93
O
3.Chi phí tiền lương
̣I H

10.136,58 12.15 15.438,16 11,22 17.937,84 12,24 5.301,57 52,30 2.499,68 16,19
4.Chi phí khác
A

Nguồn: Phòng kế toán- tài chính nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế
Đ

Sinh viên: Nguyễn Thị Hải Yến Trang 40


Khóa luận tốt nghiệp Niên khóa: 2009-2013

Qua bảng 6 , ta thấy chi phí đầu tư sản xuất nhìn chung có xu hướng tăng qua
các năm. Cụ thể, tổng chi phí của nhà máy năm 2010 là 83.405,27 triệu đồng. Đến
năm 2011, tổng chi phí là 137.566,00 triệu đồng, tăng 54.160,73 triệu đồng tương ứng
tăng 64,94% so với năm 2010. Do nhà máy đã nhập nhiều hơn nguyên vật liệu để đáp
ứng nhu cầu sản xuấtnên đẩy chi phí lên. Năm 2012 thì chí chi phí lại tăng do nhà máy
tăng công suất hoạt động. Biểu hiện qua, năm 2012 tổng chi phí là 146.496,12 triệu
đồng, tăng 6,49 % tương ứng tăng 8.930,12 triệu đồng. Sự biến động của chi phí thể
hiện qua các chi phí như: chi phí nguyên vật liệu, chi phí tiền lương, chi phí khấu hao
TSCĐ và một số chi phí khác.

Ế
U
Chi phí khấu hao TSCĐ

́H
Tài sản cố định sẽ bị khấu hao theo quá trình sử dụng. Nên đây là một trong
những loại chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm. Chi phí khấu hao tài


sản cố định cũng ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm, vì vậy chúng ta cần phải nghiên
cứu để giảm thiểu chi phí này và biết được tác động của nó. Qua bảng 6, ta nhận thấy
H
tình hình khấu hao qua 3 năm đều là 2.302,87 triệu đồng nhưng tỷ lệ nó chiếm trong
IN

tổng chi phí qua 3 năm có xu hướng giảm và lần lượt là: 2,76%; 1,67% và1,57%.
Chi phí nguyên vật liệu chính
K

Dựa vào bảng ta thấy, chi phí nguyên vật liệu chiếm tỉ lệ lớn nhất trong tổng chi
̣C

phí.Nguyên liệu chủ yếu của quá trình sản xuất tinh bột sắn là sắn củ. Nguồn nguyên
O

liệu của nhà máy chủ yếu tập trung ở các tỉnh miền trung như tỉnh Thừa Thiên Huế,
̣I H

Quảng Bình,… Với giá thành từ 1.000 đồng đến 2.000 đồng/1 kg thì chi phí nguyên
vật liệu tăng hay giảm không những phụ thuộc vào khối lượng mà còn phụ thuộc vào
A

giá cả của nguyên vật liệu.Quan sát bảng 6, ta thấy giá nguyên vật liệu chính năm
Đ

2010 là 66.528,41 triệu đồng chiếm 79,77% tổng chi phí năm 2010. Năm 2011, chi phí
nguyên vật liệu chính là114.925,60 triệu đồng chiếm 83,54% tổng chi phí năm 2011,
tăng 48.397,19 triệu đồng tương ứng tăng 72,75% so với năm 2010. Do năm này,
nguồn sắn nguyên liệu được cung cấp nhiều hơn. Nhưng năm 2012, chi phí nguyên vật
liệu chính là 118.958,74 triệu đồng, chiếm 81,20% tổng chi phí năm 2012, tăng
4.033,14 triệu đồng tương ứng tăng 3,51% so với năm 2011. Năm này chi phí tăng do
khối lượng nguyên vật liệu tăng mạnh và bên cạnh đó là sự giảm nhẹ về giá (năm 2011
giá là 1.700 đồng/ 1kg đến năm 2012 giá là 1.500 đồng/ 1kg).

Sinh viên: Nguyễn Thị Hải Yến Trang 41


Khóa luận tốt nghiệp Niên khóa: 2009-2013

Chi phí tiền lương


Tiền lương là một phần của sản phẩm xã hội được phân phối cho người lao
động dưới hình thức tiền tệ.
Tiền lương được chi trả xứng đáng với trình độ và công sức của người lao động
bỏ ra sẽ là đòn bẩy kinh tế quan trọng có tác dụng kích thích người lao động nâng cao
năng suất lao động, tăng số lượng và chất lượng sản phẩm, cải thiện được đời sống vật
chất và tinh thần cho người lao động.
Đây cũng là một trong nhưng chi phí chiếm tỉ lệ cao trong tổng chi phí đầu tư sản

Ế
xuất. Vì thế, việc nghiên cứu biến động của chi phí tiền lương cũng vô cùng quan trọng.

U
Dựa vào bảng 6, ta nhận thấy chi phí tiền lương liên tục tăng, chứng tỏ nhà

́H
máy đã có doanh thu tăng và mặt khác giúp cán bộ công nhân viên cải thiện đời sống
của mình.

Cụ thể là: năm 2010, chi phí tiền lương là 4.437,41 triệu đồng, chiếm 5,32 tổng
chi phí năm 2010. Năm 2011, chi phí tiền lương là 4.899,38 triệu đồng, chiếm 3,56%,
H
tăng 461,97 triệu đồng tương ứng 10,41% so với năm 2010. Năm 2012, chi phí tiền
IN

lương là 7.296,67 triệu đồng chiếm 4,98%, tăng 2.397,30 triệu đồng ứng 48,93% so
K

với năm 2011. Sự tăng chi phí lương đột biến năm này do nhà máy vận hành với công
suất lớn hơn và kinh doanh có hiệu quả hơn.
̣C
O

Chi phí khác


̣I H

Loại chi phí này chiếm tỉ lệ cao thứ 2, sau chi phí nguyên vật liệu chính. Bởi vì
nó bao gồm nhiều loại chi phí khác nhau như: chi phí vận chuyển, chi phí điện,
A

nước,… Chi phí này có xu hướng tăng đều qua các năm. Cụ thể, năm 2010, chi phí
Đ

khác là 10.136,58 triệu đồng chiếm 12,15% so với năm 2010. Năm 2011, chi phí là
15.438,16 triệu đồng chiếm 11,22% so với tổng chi phí, tăng 5.301,57 triệu đồng
tương ứng tăng 52,30% so với năm 2010. Năm 2012, chi phí là 17.937,84 triệu đồng
chiếm 12,24% so với tổng chi phí, tăng 2.499,68 triệu đồng tương ứng 16,19% so với
năm 2011.
Nhìn chung, chi phí đầu tư sản xuất của nhà máy có xu hướng tăng thể hiện quy
mô đầu tư sản xuất của nhà máy ngày càng tăng và kinh doanh có hiệu quả.

Sinh viên: Nguyễn Thị Hải Yến Trang 42


Khóa luận tốt nghiệp Niên khóa: 2009-2013

2.2.1.3 Tình hình tiêu thụ sản phẩm về mặt sản lượng của nhà máy qua 3 năm
2010-2012
Sản phẩm tinh bột sắn ngày càng được sử dụng trên nhiều lĩnh vực khác nhau
như làm nguyên liệu cho sản xuất maltoza, đường gluco, sanck,… Thể hiện vị thế
vững chắc của sản phẩm trên thị trường Việt Nam và thế giới.
Cụ thể thông qua bảng 7, ta thấy tổng sản lượng tiêu thụ của sản phẩm qua 3
năm liên tục tăng. Năm 2010, tổng sản lượng tiêu thụ là 10.381.650 kg. Năm 2011,
tổng sản lượng tiêu thụ là 15.720.720 kg, tăng 5.339.070 kg tương ứng 51,43 % so với

Ế
năm 2010. Năm 2012, tổng sản lượng tiêu thụ là 20.118.760 kg, tăng 4.398.040 kg

U
tương ứng 27,98 % so với năm 2011.

́H
Do nhà máy có đặc thù là sản xuất ít hay nhiều tùy vào mỗi mùa vụ sắn theo chu
kỳ năm do vì vậy, chúng ta tiến hành phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm theo quý.

Cụ thể là sản lượng của quý I năm 2010 sản lượng tiêu thụ là 714,20 kg, chiếm
6,88% tổng sản lượng tiêu thụ năm 2010. Quý I năm 2011, sản lượng tiêu thụ là 73,65
H
kg chiếm 0,47% tổng sản lượng tiêu thụ năm này, giảm 640,55 kg tương ứng giảm
IN

89,69% so với năm 2010. Tiếp theo, quý I năm 2012, sản lượng tiêu thụ là 4.547,09 kg
K

chiếm 22,60% tổng sản lượng năm này, tăng 4.473,44 kg tương ứng tăng 6.073,42%
so với năm 2011.
̣C
O

Quý II năm 2010 sản lượng tiêu thụ là 2.391,70 kg, chiếm 23,04% tổng sản
̣I H

lượng tiêu thụ năm 2010. Quý II năm 2011, sản lượng tiêu thụ là 6.773,80 tấn chiếm
43,09% tổng sản lượng tiêu thụ năm này, tăng 4.382,10 tấn tương ứng tăng 183,22%
A

so với năm 2010. Tiếp theo, quý II năm 2012, sản lượng tiêu thụ là 3.870,02 tấn
Đ

chiếm 18,79% tổng sản lượng năm này, giảm 2.993,78 tấn tương ứng giảm 44,20% so
với năm 2011.
Quý III năm 2010 sản lượng tiêu thụ là 4.439,75 tấn, chiếm 42,77% tổng sản
lượng tiêu thụ năm 2010. Quý III năm 2011, sản lượng tiêu thụ là 2.048,01 tấn chiếm
13,03% tổng sản lượng tiêu thụ năm này, giảm 2.391,65 tấn tương ứng giảm 53,87%
so với năm 2010. Tiếp theo, quý III năm 2012, sản lượng tiêu thụ là 3.071,75 tấn
chiếm 15,27 % tổng sản lượng năm này, tăng 1.023,65 tấn tương ứng tăng 49,98 % so
với năm 2011.

Sinh viên: Nguyễn Thị Hải Yến Trang 43


Khóa luận tốt nghiệp Niên khóa: 2009-2013

Quý IV năm 2010 sản lượng tiêu thụ là 2.836,00 tấn, chiếm 27.32% tổng sản
lượng tiêu thụ năm 2010. Quý IV năm 2011, sản lượng tiêu thụ là 6.825,17 tấn chiếm
43,42% tổng sản lượng tiêu thụ năm này, tăng 3.989,17 kg tương ứng tăng 140,66% so
với năm 2010. Tiếp theo, quý IV năm 2012, sản lượng tiêu thụ là 8.719,90 tấn chiếm
43,34 % tổng sản lượng năm này, tăng 1.894,73 tấn tương ứng tăng 27,76% so với
năm 2011.
Tóm lại, số lượng sản phẩm tiêu thụ không ngừng tăng, nhân tố này sẽ góp
phần làm doanh thu nhà máy tăng cũng như khẳng định được vị trí trên thị trường.

Ế
U
́H

H
IN
K
̣C
O
̣I H
A
Đ

Sinh viên: Nguyễn Thị Hải Yến Trang 44


Khóa luận tốt nghiệp Niên khóa: 2009-2013

Bảng 7: Tình hình tiêu thụ sản phẩm của nhà máy qua 3 năm 2010-2012

Ế
Đơn vị: Tấn

U
So sánh

́H
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Chỉ tiêu 2011/2010 2012/2011


SL % SL % SL % +/- % +/- %

H
Tổng 10.381,65 100 15.720,72 100 20.118,76 100 5.339,07 51,43 4.398,04 27,98

IN
Quý I 714,20 6,88 73,65 0,47 4.547,09 22,60 -640,55 89,69 4.473,44 6.073,92

K
Quý II 2.391,70 23,04 6.773,80 43,09 3.780,02 18,79 4.382,10 183,22 -2.993,78 44,20

Quý III 4.439,75 42,77 ̣C


2.048,10 13,03 3.071,75 15,27 -2.391,65 53,87 1.023,65 49,98
O
̣I H

Quý IV 2.836,00 27,32 6.825,17 43,42 8.719,90 43,34 3.989,17 140,66 1.894,73 27,76
A

Nguồn: Phòng kế toán- tài chính nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế
Đ

Sinh viên: Nguyễn Thị Hải Yến Trang 45


Khóa luận tốt nghiệp Niên khóa: 2009-2013

2.2.1.4. Phân tích tình hình biến động doanh thu của nhà máy qua 3 năm
2010-2012
*Tình hình biến động doanh thu qua 3 năm theo nguồn doanh thu
Doanh thu nhà máy được tập hợp từ nhiều nguồn khác nhau như doanh thu do
tiêu thụ sản phẩm, doanh thu từ hoạt động tài chính và doanh thu khác.
Để xem xét cụ thể hơn thì dựa vào bảng 8, ta thấy doanh thu có xu hướng tăng
qua 3 năm. Năm 2010, tổng doanh thu 94.121,40 triệu đồng. Năm 2011, tổng doanh
thu của nhà máy là 140.970,49 triệu đồng, tăng 46.849,09 triệu đồng tương ứng tăng

Ế
49,78% so với năm 2010. Năm 2012, tổng doanh thu là 149.741,57 triệu đồng, tăng

U
8.771,08 triệu đồng tương ứng tăng 6,22% so với năm 2011.

́H
Doanh thu của nhà máy chủ yếu do doanh thu tiêu thụ sản phẩm quyết định.
Để doanh thu tăng chứng tỏ nhà máy ngày càng có chiến lược phát triển tốt hơn về

mọi mặt để tăng doanh thu tiêu thụ của nhà máy mình. Biểu hiện năm 2010, doanh thu
tiêu thụ là 94.026,48 triệu đồng chiếm 99,90% tổng doanh thu năm này. Năm 2011,
H
doanh thu tiêu thụ là 140.941,62 triệu đồng chiếm 99,98% tổng doanh thu năm 2011,
IN

tăng 46.915,14 triệu đồng tương ứng tăng 49,90% so với năm 2010. Năm 2012, doanh
K

thu tiêu thụ là 149.723,60 triêu đồng chiếm 99,99% tổng doanh thu năm 2012, tăng
8.781,98 triêu đồng tương ứng tăng 6,23% so với năm 2011.
̣C
O

Doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty chủ yếu là các khoản lãi thu từ
̣I H

tiền gửi ngân hàng, các khoản thu từ chênh lệch về tỷ giá hối đoái chỉ chiếm một tỷ lệ
rất nhỏ trong tổng doanh thu và nó có xu hướng biến động. Năm 2010, doanh thu từ
A

hoạt động tài chính là 14,06 triệu động chiếm 0,01% so với tổng doanh thu năm 2010.
Đ

Năm 2011, Doanh thu từ hoạt động tài chính là 20,87 triệu đồng chiếm 0,01%, tăng
6,80 triệu đồng tương ứng tăng 48,37% so với năm 2010. Năm 2012, doanh thu từ
hoạt động tài chính là 13,77 triệu đồng tương ưng 0,01% so tổng doanh thu năm 2012,
giảm 7,10 triệu đồng tương ứng giảm 34,03% so với năm 2011.

Sinh viên: Nguyễn Thị Hải Yến Trang 46


Khóa luận tốt nghiệp Niên khóa: 2009-2013

Bảng 8: Tình hình doanh thu của nhà máy qua 3 năm 2010-2012

Ế
Đơn vị: Triêu đồng

U
So sánh

́H
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
2011/2010 2012/2011


Chỉ tiêu
%tăng %tăng
GT % GT % GT % +/- +/-
giảm giảm

H
Tổng doanh thu 94.121,40 100 140.970,49 100 149.741,57 100 46.849,09 49,78 8.771,08 6,22

IN
1.Doanh thu tiêu thụ 94.026,48 99,90 140.941,62 99,98 149.723,60 99,99 46.915,14 49,90 8.781,98 6,23
2.Doanh thu từ hoạt

K
14,06 0,01 20,87 0,01 13,77 0,01 6,80 48,37 -7,10 34,03
động tài chính
3.Doanh thu khác 80,86 0,09 ̣C 8,00 0,01 4,20 0,00 -72,86 90,11 -3,80 47,50
O
̣I H

Nguồn: Phòng kế toán- tài chính nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế
A
Đ

Sinh viên: Nguyễn Thị Hải Yến Trang 47


Khóa luận tốt nghiệp Niên khóa: 2009-2013

Doanh thu khác từ các hoạt động như kiểm kê quỹ thừa, tiền thu từ việc làm
thẻ ra vào nhà máy,.. Năm 2010, doanh thu khác là 80,86 triệu đồng chiếm 0,09% tổng
doanh thu của nhà máy. Năm 2011, doanh thu khác là 8,00 triệu đồng chiếm 0,01%,
giảm 72,86% tương ứng giảm 90,11% so với năm 2010. Năm 2012, doanh thu khác là
4,20 triệu đồng chiếm tỉ lệ gần bằng 0% trong tổng thu nhập, giảm 3,80 triệu đồng
tương ứng giảm 47,50% so với năm 2011.
*Tình hình biến động doanh thu qua 3 năm theo quý
Như đã phân tích ở bảng 9, ta nhận thấy doanh thu chủ yếu phụ thuộc vào khối

Ế
tiêu thụ. Do đó, khi phân tích theo quý, ta thấy sự tương thích giữa doanh thu và tình

U
hình tiêu thụ sản phẩm.

́H
Quý I năm 2010, doanh thu là 5.261,44 triệu đồng chiếm 5,59% tổng doanh thu
năm 2010. Quý I năm 2011 là 926,50 triệu đồng chiếm 0,66% tổng doanh thu năm

2011, giảm 4.334,94 triệu đồng tương ứng giảm 82,39% so với năm 2010. Tiếp theo
quý I năm 2012 là 33.994,29 triệu đồng chiếm 22,70% tổng doanh thu năm 2012, tăng
H
33.067,80 triệu đồng tương ứng tăng 3.569,12% so với năm 2011.
IN

Quý II năm 2010, doanh thu là 18.901,14 triệu đồng chiếm 20,08% tổng doanh
K

thu năm 2010. Quý II năm 2011 là 67.995,36 triệu đồng chiếm 48,23% tổng doanh thu
năm 2011, tăng 49.094,22 triệu đồng tương ứng tăng 259,74% so với năm 2010. Tiếp
̣C
O

theo quý II năm 2012 là 27.315,51 triệu đồng chiếm 18,24% tổng doanh thu năm
̣I H

2012, giảm 40.679,85 triệu đồng tương ứng giảm 59,83% so với năm 2011.
Quý III năm 2010, doanh thu là 40.822,66 triệu đồng chiếm 43,37% tổng
A

doanh thu năm 2010. Quý III năm 2011, doanh thu là 17.331,01 triệu đồng chiếm
Đ

12,29% tổng doanh thu năm 2011, giảm 23.491,65 triệu đồng tương ứng giảm 57,55%
so với năm 2010. Tiếp theo quý III năm 2012, doanh thu là 23.550,88 triệu đồng
chiếm 15,73% tổng doanh thu năm 2012, tương ứng tăng 6.219,87 triệu đồng tương
ứng giảm 35,89% so với năm 2011.

Sinh viên: Nguyễn Thị Hải Yến Trang 48


Khóa luận tốt nghiệp Niên khóa: 2009-2013

Bảng 9: Doanh thu của nhà máy theo thời gian qua 3 năm 2010-2012
Đơn vị: Triệu đồng

Ế
So sánh

U
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
2011/2010 2012/2011

́H
Chỉ tiêu % %


GT % GT % GT % +/- tăng +/- tăng
giảm giảm

H
Tổng doanh thu 94.121,40 100 140.970,49 100 149.741,57 100 46.849,09 49,78 8.771,08 6,22

IN
Quý I 5.261,44 5,59 926,50 0,66 33.994,29 22,70 -4.334,94 82,39 33.067,80 3.569,12

K
Quý II 18.901,14 20,08 67.995,36 48,23 27.315,51 18,24 49.094,22 259,74 -40.679,85 59,83

Quý III 40.822,66 43,37 ̣C


17.331,01 12,29 23.550,88 15,73 -23.491,65 57,55 6.219,87 35,89
O
̣I H

Quý IV 29.136,17 30,96 54.717,62 38,81 64.880,89 43,33 25.581,45 87,80 10.163,27 18,57
A

Nguồn: Phòng kế toán- tài chính nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế
Đ

Sinh viên: Nguyễn Thị Hải Yến Trang 49


Khóa luận tốt nghiệp Niên khóa: 2009-2013

Quý IV năm 2010, doanh thu là 29.136,17 triệu đồng chiếm 30,96% tổng
doanh thu năm 2010. Quý IV năm 2011 là 54.717,62 triệu đồng chiếm 38,81% tổng
doanh thu năm 2011, tăng 25.581,45 triệu đồng tương ứng tăng 87,80% so với năm
2010. Tiếp theo quý IV năm 2012 là 64.880,89 triệu đồng chiếm 43,33% tổng doanh
thu năm 2012, tăng 10.163,27 triệu đồng tương ứng tăng 18,57% so với năm 2011.
Mọi hoạt động đầu tư sản xuất đều có mục đích cuối cùng là doanh thu. Ảnh hưởng
của các nhân tố giá bán và khối lượng tiêu thụ sản đến doanh thu là lớn nhất. Ta thấy
nhìn chung doanh thu có xu hướng tăng đây là tín hiệu tốt cho nhà máy.

Ế
2.2.1.5. Phân tích kết quả hoạt động sản xuất của nhà máy qua 3 năm 2010-2012

U
Kết quả của quá trình đầu tư sản xuất luôn được nhà đầu tư quan tâm nhất. Do

́H
đó việc xem xét phân tích sự biên động của doanh thu và chi phí là rất quan trọng. Nhà
máy có đặc thù là sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nguyên, giá cả thị trường

của sản phẩm nên lợi nhuận của nhà máy luôn có những biến động. Tuy nhiên nhà
máy luôn nổ lực để thu được một nguồn lợi nhuận đáng kể vào mỗi năm.
H
Như đã phân tích ở bảng 8 và 9 tổng doanh thu có xu hướng tăng qua các năm.
IN

Ở bảng 10, năm 2010, tổng doanh thu là 94.121,40 triệu đồng. Năm 2011 là
K

140.970,49 triệu đồng, tăng 46.849,09 triệu đồng hay tăng 49,78% so với năm 2010.
Năm 2012 là 149.741,57 triệu đồng, tăng 8.771,08 tấn, tăng 6,22% so với năm 2011.
̣C
O

Tổng chi phí cũng có xu hướng tăng. Năm 2011 tổng chi phí là 137.566,00 triệu đồng,
̣I H

tăng 54.160,73 triệu đồng tương ứng tăng 64,94% so với năm 2010. Năm 2012 là
146.496,12 triệu đồng, tăng 8.930,12 triệu đồng tương ứng tăng 6,49% so với năm
A

2011. Hai năm này chi phí tăng cao là do chi phí nguyên vật liệu tăng mạnh về giá.
Đ

Sinh viên: Nguyễn Thị Hải Yến Trang 50


Khóa luận tốt nghiệp Niên khóa: 2009-2013

Bảng 10: Kết quả hoạt động đầu tư sản xuất của nhà máy qua 3 năm 2010-2012

Ế
Đơn vị: Triệu đồng

U
́H
so sánh


2008/2007 2009/2008
%tăng, %tăng,

H
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 +/- giảm +/- giảm

IN
1. Tổng doanh thu 94.121,40 140.970,49 149.741,57 46.849,09 49,78 8.771,08 6,22

K
2.Tổng chi phí 83.405,27 137.566,00 146.496,12 54.160,73 64,94 8.930,12 6,49
3.Lợi nhuận trước thuế 10.716,13 3.404,49 3.245,45 -7.311,64 68,23 -159,04 4,67
4.Thuế TNDN ̣C
2.143,10 680,30 649,20 -1.462,80 68,26 -31,10 4,57
O
5.Lợi nhuận sau thuế 8.573,03 2.724,19 2.596,25 -5.848,84 68,22 -127,94 4,70
̣I H

Nguồn: Phòng kế toán- tài chính nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế
A
Đ

Sinh viên: Nguyễn Thị Hải Yến Trang 51


Khóa luận tốt nghiệp Niên khóa: 2009-2013

Chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế là được quan tâm nhất. Chỉ tiêu có xu hướng giảm
qua 3 năm. Cụ thể, năm 2010, lợi nhuận sau thuế là 8.573,03 triệu đồng. Năm 2011 là
2.724,19 triệu đồng, giảm 5.848,84 triệu đồng tương ứng giảm 68,22 triệu đồng. Năm
2012 là 2.596,25 triệu đồng, giảm 127,94 triệu đồng tương ứng giảm 4,70%. Nguyên
nhân giảm là do tốc độ tăng chi phí lớn hơn tốc độ tăng doanh thu.

Ế
U
́H

H
IN
K
̣C
O

Biểu đồ 1: Tình hình biến động tổng doanh thu, chi phí và lợi nhuận sau thuế của nhà
̣I H

máy qua 3 năm 2010- 2012


A

Qua biểu đồ ta thấy doanh thu và chi phí tăng qua các năm. Nhưng tốc độ tăng
Đ

chi phí lớn hơn tốc độ tăng doanh thu nên lợi nhuận sau thuế có xu hướng giảm. Tuy
nhiên, nhà máy luôn thu được lợi nhuận qua các năm.
Do vậy, trong những năm tới nhà máy nên có những biện pháp thích hợp để
giảm chi phí và tăng doanh thu góp phần ổn định nguồn lợi nhuận của nhà máy cũng
như giữ được lòng tin của khách hàng.

Sinh viên: Nguyễn Thị Hải Yến Trang 52


Khóa luận tốt nghiệp Niên khóa: 2009-2013

2.2.2. Phân tích hiệu quả kinh tế đầu tư sản xuất của nhà máy
2.2.2.1. Hiệu quả sử dụng vốn
Vốn cố định
Hiệu suất sử dụng vốn cố định: là chỉ tiêu phản ánh trong sản xuất kinh doanh
bình quân một đơn vị VCĐ sẽ tạo ra được bao nhiêu đơn vị doanh thu. Qua 3 năm hiệu
suất sử dụng VCĐ của nhà máy tinh bột sắn có sự biến động theo chiều hướng tăng
dần. Năm 2010, hiệu suất sử dụng VCĐ là 3,44 lần. Sang năm 2011, 2012 tiếp tục biến
động, tương ứng là 4,50 lần và 4,23 lần.

Ế
U
Với hiệu suất sử dụng VCĐ của năm 2010 là 3,44 lần và giá trị VCĐ bình quân

́H
năm 2011 là 31.360,03 triệu đồng thì doanh thu đạt được là:
3,44 x 31.360,03= 107.878,50 (triệu đồng)


Tuy nhiên, trong thực tế năm 2011 doanh thu của nhà máy đạt được là
140.970,49 triệu đồng, như vậy sự tăng lên của hiệu suất sử dụng VCĐ đã làm tăng
H
doanh thu của Công ty một lượng là:
IN

140.970,49 - 107.878,50 = 33.091,99 ( triệu đồng)


K

Để đạt được mức doanh thu như năm 2011, với hiệu suất sử dụng VCĐ năm
2010 thì, nhà máy cần sử dụng lượng VCĐ là:
̣C

140.970,49 : 3,44= 40.979.79 ( triệu đồng)


O

Nhưng trong thực tế nhà máy đã sử dụng 31.360,03 triệu đồng VCĐ, vậy Công
̣I H

ty đã tiết kiệm được một lượng VCĐ là:


40.979,79- 31.360,03= 9.619,76 ( triệu đồng)
A

Như vậy, hiệu suất sử dụng VCĐ của năm 2011 so với năm 2010 tăng 30,61%
Đ

đã làm tăng doanh thu của nhà máy.


Tương tự, với hiệu suất sử dụng VCĐ năm 2011, để đạt được mức doanh thu
như năm 2012 cần lượng VCĐ là: 149.741,57 : 4,50 = 33.275,90 (triệu đồng)
Thực tế, nhà máy chỉ sử dụng 35.359,57 triệu đồng VCĐ, đã lãng phí 2.083,67
triệu đồng VCĐ. Vậy nhà máy cần luôn quan tâm, chú trọng trong việc tìm cách nâng
cao hiệu suất sử dụng VCĐ, để sử dụng hợp lý nguồn VCĐ.

Sinh viên: Nguyễn Thị Hải Yến Trang 53


Khóa luận tốt nghiệp Niên khóa: 2009-2013

Bảng 11: Hiệu sử dụng vốn cố định của nhà máy qua 3 năm 2010-2012

Ế
U
so sánh

́H
2011/2010 2012/2011


ĐVT Năm2010 Năm 2011 Năm 2012
Chỉ tiêu %tăng, %tăng,
+/- +/-
giảm giảm

H
1. Tổng doanh thu Trđ 94.121,40 140.970,49 149.741,57 46.849,09 49,78 8.771,08 6,22

IN
2.Tổng lợi nhuận sau thuế Trđ 8.573,03 2.724,19 2.596,25 -5.848,84 68,22 -127,94 4,93

K
3.Vốn cố định Trđ 27.347,60 31.360,03 35.359,57 4.012,43 14,67 3.999,53 11,31
4.Hiệu suất sử dụng VCĐ(1/3) Lần 3,44 4,50 4,23 1,05 30,61 -0,26 6,15
5.Mức đảm nhiệm VCĐ(3/1) Lần ̣C 0,29 0,22 0,24 -0,07 23,44 0,01 5,79
O
6.Mức doanh lợi VCĐ(2/3) Lần 0,31 0,09 0,07 -0,23 72,29 -0,01 18,31
̣I H

Nguồn: Phòng kế toán- tài chính nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế
A
Đ

Sinh viên: Nguyễn Thị Hải Yến Trang 54


Khóa luận tốt nghiệp Niên khóa: 2009-2013

Vốn lưu động


Bảng 12: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của nhà máy qua 3 năm 2010-2012

Ế
U
so sánh

́H
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011/2010 2012/2011


+/- % +/- %
1. Tổng doanh thu Trđ 94.121,40 140.970,49 149.741,57 46.849,09 49,78 8.771,08 6,22

H
2.Tổng lợi nhuận sau thuế Trđ 8.573,03 2.724,19 2.596,25 -5.848,84 68,22 -127,94 4,70

IN
3.Vốn lưu động Trđ 80.771,15 92.408,25 147.567,35 11.637,10 14,41 55.159,10 59,69

K
4.Số vòng quay VLĐ(1/3) Vòng 1,17 1,53 1,01 0,36 30,91 -0,51 33,48
5.Mức đảm nhiệm VLĐ(3/1) Lần 0,86 0,66 0,99 -0,20 23,61 0,33 50,34
6.Mức doanh lợi VLĐ(2/3) Lần ̣C 0,11 0,03 0,02 -0,08 72,23 -0,01 40,32
O
7.Độ dài vòng quayVLĐ(360/4) Ngày 308,94 235,99 354,77 -72,95 23,61 118,79 50,34
̣I H

Nguồn: Phòng kế toán- tài chính nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế
A
Đ

Sinh viên: Nguyễn Thị Hải Yến Trang 55


Khóa luận tốt nghiệp Niên khóa: 2009-2013

Vốn lưu động là số vốn cần thiết đảm bảo cho doanh nghiệp dự trữ các loại tài
sản lưu động nhằm đáp ứng mọi nhu cầu cơ bản của doanh nghiệp. Trong quá trình sản
xuất kinh doanh VLĐ là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, mỗi doanh nghiệp cần phải xác định
nhu cầu VLĐ sao cho phù hợp với tính chất và quy mô sản xuất kinh doanh để hoạt
động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả.
Để phân tích hiệu quả sử dụng VLĐ nhà máy ta sử dụng chỉ tiêu: Số vòng quay
VLĐ, mức đảm nhiệm VLĐ, mức doanh lợi VLĐ, độ dài vòng quay VLĐ.

Ế
Chỉ tiêu số vòng quay vốn lưu động: biểu hiện mỗi đơn vị VLĐ đầu tư vào kinh doanh

U
có thể mang lại bao nhiêu đơn vị doanh thu. Số vòng quay VLĐ phản ánh tốc độ chu

́H
chuyển VLĐ trong kinh doanh, chỉ tiêu này tăng hay giảm biểu hiện hiệu quả sử dụng
vốn lưu động tăng hay giảm tương ứng.

Qua bảng số liệu, ta thấy số vòng quay vốn lưu động của nhà máy có sự biến
động qua các năm. Cụ thể, năm 2010 số vòng quay vốn lưu động là 1,17 vòng, thì sang
H
năm 2011 là 1,53 vòng, tăng 0,36 vòng tương ứng tăng là 30,91%. Nếu năm 2010 cứ
IN

một đồng VLĐ tạo ra được 1,17 đồng doanh thu thì sang năm 2011tăng lên 1,53 đồng.
K

Để đạt được doanh thu năm 2011 và với số vòng quay VLĐ của năm 2010 thì cần một
lượng VLĐ là:
̣C
O

140.970,49 : 1,17 = 120.487,60 (triệu đồng)


̣I H

Nhưng trong thực tế nhà máy đã sử dụng 92.408,25 triệu đồng VLĐ, như vậy Công ty
đã tiết kiệm một lượng VLĐ là 28.079,35 (triệu đồng).
A

Tương tự, năm 2012, số vòng quay VLĐ của nhà máy là 1,01 vòng, giảm 0,51 vòng
Đ

hay giảm 33,48% so với năm 2011. Với số vòng quay VLĐ năm 2011 để đạt được
doanh thu năm 2012 cần lượng VLĐ là:
149.741,57 : 1,53 = 97.870,31( triệu đồng)
Thực tế, nhà máy đã sử dụng 147.567,35 triệu đồng VLĐ, như vậy nhà máy đã
lãng phí 46.697,04 triệu đồng.
2.2.2.2. Hiệu quả sử dụng lao động
Lao động góp phần rất lớn tạo nên sự thành công cho nhà máy. Cho nên nhà
máy phải biết làm thế nào để quản lý nhân sự một cách tôt nhất. Để làm được điều này

Sinh viên: Nguyễn Thị Hải Yến Trang 56


Khóa luận tốt nghiệp Niên khóa: 2009-2013

thì nhà máy phải biết được hiệu quả sử dụng lao động của mình trong quá trình đầu tư
sản xuất. Từ đó, việc phân tích tình hình của chúng là vô cùng quan trọng. Như đã
phân tích ở bảng 2, ta thấy số lao động của nhà máy liên tục tăng, chứng tỏ nhà máy
đang mở rộng quy mô nên nhu cầu lao động tăng lên. Đặc biệt là lao động qua đào tạo.
Qua đó ta thấy nhà máy đã chú trọng rất nhiều đến nguồn lao động.
Để đánh giá hiệu quả lao động của Công ty, chúng ta sử dụng hệ thống chỉ tiêu phản
ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh như: năng suất lao động, lợi nhuận bình quân một
lao động, doanh thu trên chi phí tiền lương và lợi nhuân trên chi phí tiền lương để phân

Ế
tích. Kết quả phân tích thể hiện trong bảng 13:

U
Năng suất lao động: là chỉ tiêu chất lượng thể hiện hiệu quả hoạt động có ích

́H
của người lao động được đo bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời
gian hay lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.

NSLĐ bình quân :Qua bảng 13, ta thấy năng suất lao nhìn chung có xu hướng
tăng tuy nhiên năm 2012 có xu hướng giảm nhẹ. Cụ thể, Năm 2010, NSLĐ bình quân
H
là 922,76 triệu đồng. Năm 2011, năng suất lao động bình quân là 1.335,49 triệu đồng,
IN

tăng 432,73 triệu đồng tương ứng tăng 46,89% so với năm 2010. Do năm này doanh
K

thu của nhà máy tăng rỏ nét. Năm 2012, năng suất lao động là 1.325,15 triệu đồng,
giảm 30,34 triệu đồng tương ứng giảm 2,24% so với năm 2011.
̣C
O

Lợi nhuận bình quân trên 1 LĐ: Do lợi nhuận giảm nên lợi nhuận bình quân
̣I H

1 LĐ cũng có xu hướng giảm. Năm 2010 84,05 triệu đồng. Năm 2011, 2012 tương
ứng giảm 68,83%, 12,29%.
A

Doanh thu/ Chi phí tiền lương: Năm 2010, doanh thu/ chi phí tiền lương của
Đ

nhà máy là 21,21 lần, có nghĩa là khi nhà máy bỏ ra một đồng chi phí tiền lương sẽ thu
được 21,21 đồng doanh thu. Năm 2011, chỉ tiêu này tăng 7,56 lần hay tăng 35,65% so
với năm 2010. Tuy nhiên, sang năm 2012 đã giảm xuống 8,25 lần hay giảm 28,68%,
đó là do tốc độ tăng của chi phí tiền lương cao hơn tốc độ tăng của doanh thu.

Sinh viên: Nguyễn Thị Hải Yến Trang 57


Khóa luận tốt nghiệp Niên khóa: 2009-2013

Bảng 13: Hiệu quả sử dụng lao động của nhà máy qua 3 năm 2010-2012

Ế
So sánh

U
2008/2007 2009/2008

́H
Năm %tăng %tăng


Chỉ tiêu ĐVT 2007 Năm 2008 Năm 2009 +/- giảm +/- giảm
1.Tổng doanh thu Trđ 94.121,40 140.970,49 149.741,57 46.849,09 49,78 8.771,08 6,22

H
2.Lợi nhuận sau thuế Trđ 8.573,03 2.724,19 2.596,25 -5.848,84 68,22 -127,94 4,70

IN
3.Chi phí tiền lương Trđ 4.437,41 4.899,38 7.296,67 461,97 10,41 2.397,30 48,93

K
4.Số lao động bình quân Người 102 104 113 2 1,96 9 8,65
5.NSLĐ bìnhquân(1/4) Trđ 922,76 1.355,49 1.325,15 432,73 46,89 -30,34 2,24
6.Lợi nhuận bình quân 1 LĐ(2/4) Trđ ̣C 84,05 26,19 22,98 -57,86 68,83 -3,22 12,29
O
7.Doanh thu/chi phí tiền lương(1/3) Lần 21,21 28,77 20,52 7,56 35,65 -8,25 28,68
̣I H

8.LNST/chi phí tiền lương(2/3) Lần 1,93 0,56 0,36 -1,38 71,22 -0,20 36,01
A

Nguồn: Phòng kế toán- tài chính nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế
Đ

Sinh viên: Nguyễn Thị Hải Yến Trang 58


Khóa luận tốt nghiệp Niên khóa: 2009-2013

Lợi nhuận sau thuế/ chi phí tiền lương: Là nhà máy bỏ ra một đồng tiền lương
thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Từ bảng 13 chỉ tiêu này có xu hướng giảm do tốc
đó tăng lợi nhuận nhỏ hơn tốc độ tăng chi phí. Năm 2010, lợi nhuận/ chi phí tiền lương là
1,93 lần. Năm 2011, giảm 1,38 lần tương ứng giảm 71,22% so với năm 2010. Năm 2012,
tiếp tục giảm 0,20 lần tương ứng giảm 36,01% so với năm 2011.
Qua phân tích ta thấy, nhà máy đa quản lý tốt nhân sự của mình. Tuy nhiên, tốc
độ tăng tốc độ tăng chi phí tiền lương cao dơn tốc độ tăng của chi phí và lợi nhuận do
đó nhà máy cần khai thác những tiềm năng của nguồn nhân lực. từ đó giúp tăng doanh

Ế
thu và lợi nhuận của nhà máy.

U
2.2.3. Phân tích một số hiệu quả đầu tư sản xuất khác của nhà máy

́H
Để đánh giá hiệu quả đầu tư sản xuất của nhà máy thì ta đánh giá hiệu quả tài
chính của nhà máy qua một số chỉ tiêu như bảng 14.

Qua phân tích ở bảng 14 giá trị của lợi nhuận sau thuế/ chi phí có xu hướng
giảm. Năm 2010 giá trị này vượt trội là do năm này giá nguyên vật liệu rẻ, thời tiết
H
thuận lợi cho việc trồng sắn nên giá trị đạt được là 0,103 lần. Năm 2011, 2012 lần lượt
IN

là 0,020; 0,018 lần. Đây là dấu hiệu không tốt cho nhà máy, nhà máy nên có những
K

biện pháp nhằm làm tốc độ tăng của lợi nhuận lớn hơn tốc độ tăng của chi phí.
Ta cũng dể nhận thấy lợi nhuận sau thuế/ doanh thu có chung xu hướng với lợi
̣C
O

nhuận/ chi phí. Năm 2011 giảm 0,072 lần (0,072 lần nghĩa là cứ 1 đồng doanh thu thì
̣I H

thu được 0,072 đồng lợi nhuận) tương ứng với 78,79% so với năm 2010. Năm 2012
giảm 0,002 lần tương ứng giảm 11,46% so với năm 2011. Nhà máy cần có những cách
A

giảm chi phí như: giảm giá nguyên vật liệu, chi phí vận chuyển, chi phí bảo quản,…
Đ

Khả năng thanh toán hiện thời của nhà máy có xu hướng tăng qua các năm có
xu hướng tăng và luôn luôn lớn hơn 1 chứng tỏ nhà máy có khả năng thanh toán tốt,
đồng thời cũng cho thấy khả năng tự chủ về mặt tài chính của nhà máy. Năm 2010,
khả năng thanh toán hiện thời là 2,078 lần có nghĩa là nhà máy có 2,078 đồng vốn lưu
động có khả năng chuyển đổi thành tiền mặt để thanh toán một đồng nợ ngắn hạn.
Năm 2011, khả năng thanh toán hiện thời là 2,615 lần, tăng 0,537 lần tương ứng với
25,84%. Năm này vốn lưu động của công ty tăng mạnh và nợ ngắn hạn lại có xu
hướng giảm xuống nên khả năng thanh toán tăng lên.Đây là một tín hiệu tốt cho nhà

Sinh viên: Nguyễn Thị Hải Yến Trang 59


Khóa luận tốt nghiệp Niên khóa: 2009-2013

máy. Năm 2012, vốn lưu động tiếp tục tăng nhưng nợ ngắn hạn cũng tăng nên khả
năng thanh toán tăng nhẹ có giá trị là 2,725 lần, tăng 0,111 lần tương ứng tăng 4,06%
so với năm 2011. Nhà máy nên duy trì xu hướng này.
Bên cạnh đó, khả năng thanh toán nhanh cho ta thấy rỏ hơn khả năng thanh
toán các khoản nợ ngắn hạn của nhà máy. Năm 2010, khả năng thanh toán nhanh là
1,160 lần, chênh lệch khá nhiều so với khả năng thanh toán nhanh, cho thấy năm này
giá trị tồn kho rất lớn. Năm 2011 khả năng thanh tán là 2,371 lần, tăng 1,210 lần tương
ứng tăng 104,30% so với năm 2011. Năm 2012, khả năng thanh toán nhanh là 2,465

Ế
lần, tăng 0,094 lần, tăng 3,81% so với năm 2011. Trong 2 năm 2011, 2012, hàng tồn

U
kho đã giảm, do nhu cầu thị trường tăng cao.

́H
Nhìn chung, hiệu quả tài chính của nhà máy có những biến động khác nhau.
Năm 2011, các chỉ tiêu như lợi nhuân/ chi phí và tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu có xu

hướng giảm do chi phí nguyên vật liệu tăng nhanh, cùng với các chi phí sản xuất
khác,.. Nhưng bên cạnh đó nhà máy luôn duy trì một lượng vốn lưu động lớn giúp nhà
H
máy có thể chủ động về mặt tài chính cũng như khả năng thanh toán nợ ngắn hạn.
IN
K
̣C
O
̣I H
A
Đ

Sinh viên: Nguyễn Thị Hải Yến Trang 60


Khóa luận tốt nghiệp Niên khóa: 2009-2013

Bảng 14: Hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhà máy tinh bột sắn qua 3 năm 2010-2012
So sánh

Ế
2008/2007 2009/2008

U
%tăng, %tăng,

́H
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 +/- giảm +/- giảm


1.Tổng doanh thu trđ 94.121,40 140.970,49 149.741,57 46.849,09 49,78 8.771,08 5,86
2.Tổng chi phí trđ 83.405,27 137.566,00 146.496,12 54.160,73 64,94 8.930,12 6,10

H
3.Tổng lợi nhuận sau thuế trđ 8.573,03 2.724,19 2.596,25 -5.848,84 68,22 -127,94 4,93

IN
4.Vốn lưu động trđ 80.771,15 92.408,25 147.567,35 11.637,10 14,41 55.159,10 37,38

K
5.Hàng tồn kho trđ 35.660,20 8.619,30 14.105,40 -27.040,90 75,83 5.486,10 38,89
6.Nợ ngắn hạn trđ 38.875,65 35.343,70 54.149,75 -3.531,95 9,09 18.806,05 34,73
7.Lợi nhuận sau thuế/chi phí(3/2) Lần ̣C 0,103 0,020 0,018 -0,083 80,73 -0,002 11,74
O
8.Lợi nhuận sau thuế/doanh thu(3/1) Lần 0,091 0,019 0,017 -0,072 78,78 -0,002 11,46
̣I H

9.Khả năng thanh toánhiện thời (4/6) Lần 2,078 2,615 2,725 0,537 25,84 0,111 4,06
10.Khả năng thanh toán nhanh[(4-5)/6] Lần 1,160 2,371 2,465 1,210 104,30 0,094 3,81
A
Đ

Nguồn: Phòng kế toán- tài chính nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế

Sinh viên: Nguyễn Thị Hải Yến Trang 61


Khóa luận tốt nghiệp Niên khóa: 2009-2013

*Dự báo về hiệu quả tài chính đầu tư sản xuất tinh bột sắn của nhà máy
cho đến năm 2031 (r= 12%)
Chúng ta giả sử thời gian khấu hao hết tài sản cố định là 30 năm.
Tính hình tài chính của nhà máy trong 11 năm đầu hoạt động. Lợi nhuận bình
quân trong 11 năm đầu từ 2002 đến 2012 hoạt động là
LNBQ = Tổng lợi nhuận từ năm 2002 đến năm 2012/ 11
= 93.740,31/11= 8497.30 (triệu đồng)
Ta lấy lợi nhuận bình quân này làm lợi nhuận hằng năm cho 19 năm còn lại.
Để đánh giá hiệu quả tài chính của việc đầu tư sản xuất tinh bột sắn trong vòng

Ế
30 năm kể từ khi nhà máy đi vào hoạt động ta tiến hành tính các chỉ tiêu tài chính

U
NPV, IRR, BCR của quá trình đầu tư.

́H
 Giá trị hiện tại ròng
NPV= = 75226- 69333,60= 5892.40(triệu đồng)

NPV= 5892,40 (triệu đồng) >0 nên việc đầu tư sản xuất.
H
Hay nói cách khác, việc đầu tư sản xuất tinh bột sắn là có hiệu quả.
 Tỷ suất thu hồi nội bộ
IN

IRR=13% > r (r=12%) nên việc đầu tư sản xuất chấp nhận được.
K

 Tỷ suất thu nhập và chi


̣C

BCR= = 75226 : 69333,60= 1,085


O
̣I H

BCR> 1 Việc đầu tư sản xuất tinh bột sắn có hiệu quả.
Từ việc đánh giá 3 chỉ tiêu tài chính trên ta thấy được việc đầu tư sản xuất tinh
A

bột sắn có hiệu quả nếu thời gian khấu hao tài sản cố định là 30 năm.
Đ

Bên cạnh những hiệu quả kinh tế mà quá trình đầu tư sản xuất đem lại nó còn
có những hiệu quả xã hội như là:
Nguồn cung ổn định cho người dân. Luôn thu mua sắn cho người dân với giá cả
ổn định. Người dân sẽ an tâm trong việc trồng và mở rộng diện tích trồng sắn.
- Tạo công ăn viêc làm cho người dân xung quanh và các vùng lân cận. Giúp
người dân từng bước cải thiện cuộc sống, giảm tệ nạn xã hội.
- Giúp phát triển kinh tế vùng nói riêng và tỉnh nói chung. Góp phần tăng GDP của tỉnh.

Sinh viên: Nguyễn Thị Hải Yến Trang 62


Khóa luận tốt nghiệp Niên khóa: 2009-2013

- Tuyên truyền, nâng cao kiến thức cho người dân trong việc trồng sắn qua các
buổi tuyên truyền…
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG
CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ ĐẦU TƯ SẢN XUẤT TINH BỘT SẮN NHÀ MÁY
TINH BỘT SẮN THỪA THIÊN HUẾ

3.1. Mục tiêu phương hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới
3.1.1 Cơ sở xây dựng định hướng

Ế
Lập ma trận SWOT để đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của

U
nhà máy.

́H
Qua quá trình đánh giá, phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của nhà máy tinh
bột sắn thì phần nào chúng ta hiểu được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức


của nhà máy. Từ đó chúng ta phải nhận biết được đâu là cơ hội, đâu là điểm mạnh để tận
dụng nó một cách tốt nhất khắc phục điểm yếu và thách thức. Vì vậy chứng ta tiến hành
H
phân tích ma trận SWOT của nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế.
IN

3.1.1.1. Cơ hội (O)


K

Chính quyền địa phương luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nhà máy, đặc
biệt cho vay vốn để đầu tư sản xuất.
̣C

Tỉnh Thừa Thiên Huế có khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp cho việc phát triển cây
O

sắn giúp xây dựng nguồn nguyên liệu lâu dài trong tỉnh nhờ đó mà nhà máy tiết kiệm
̣I H

được chi phí thu mua.


Đảng và nhà nước có xu hướng phát triển vùng, với sự quan tâm đặc biệt đó thì
A

chính phủ đã cắt giảm thuế xuất khẩu tinh bột sắn. Bên cạnh đó còn giúp nhà máy quy
Đ

hoạch nhiều vùng nuyên liệu, cũng như nguồn vốn.


Đặc biệt hơn, là nước ta đa gia nhập vào Tổ chức thương mại thế giới WTO.
Đây là một cơ hội lớn cho mọi thành phần kinh tế. Do vậy, nhà máy tinh bột sắn Thừa
Thiên Huế cũng đã nổ lực để tận dụng cơ hội này. Từ đó mở rộng quy mô sản xuất của
mình từ việc tận dụng nguồn vốn từ ngân hàng phát triển. Bên cạnh đó còn tiếp nhận
được khoa học công nghệ hiện đại của thế giới vào quá trình sản xuất. Mở rộng thị
trường kinh doanh và thuế quan được dần dần cắt bỏ.

Sinh viên: Nguyễn Thị Hải Yến Trang 63


Khóa luận tốt nghiệp Niên khóa: 2009-2013

3.1.1.2. Thách thức (T)


Bên cạnh những thuận lợi thì luôn tồn tại những thách thức, đòi hỏi nhà máy
phải có biện pháp để tồn tại trước những thách thức đó.
Miền trung là nơi có khí hậu khắc nghiệt nên thường xuyên có lũ lụt, hạn hán.
Hiện nay trên các địa bàn tỉnh, tỉnh nào cũng có 1 đến 2 nhà máy sản xuất tinh
bột sắn. Do vậy thị trường cũng bị bó hẹp hơn.
Các cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới ảnh hưởng đến nền kinh tế đất nước nói
chung và Thừa Thiên Huế nói riêng làm giảm nguồn vốn vay cho nhà máy.

Ế
Là thành viên WTO cũng có thách thức rất lớn khi chúng ta phải cạnh tranh với

U
mặt hàng nhập khẩu, số lượng đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiều hơn.

́H
3.1.1.3. Điểm mạnh (S)
Nguồn lao động dồi dào, đội ngũ cán bộ nhân viên có tinh thần trách nhiệm cao,

không ngừng nổ lực, học hỏi nâng cao trình độ.
Nhà máy nằm ở quốc lộ 1A nên việc giao thông rất lợi, giúp tiết kiệm chi phí
H
vân chuyển cho nhà máy.
IN

Diện tích nhà máy rất rộng nên rất thuận lợi cho việc xây dựng mở rộng.
K

Năng động, linh hoạt trong công tác huy động nguồn vốn, có mối quan hệ tốt
với các ngân hàng.
̣C
O

Trang thiết bị máy móc hiện đại, giúp tiết kiệm chi phí sản xuất.
̣I H

Sản phẩm có chất lượng cao, có giá thành hợp lý nên nhận được sự ưa chuộng của
khách hàng.
A

Bạn hàng tin tưởng, hợp tác kinh doanh, làm ăn lâu dài.
Đ

3.1.1.4. Điểm yếu (W)


Nguyên liệu không đáp ứng tốt nhu cầu hoạt động của nhà máy. Vào mùa sắn
thì số lượng sắn nguyên liệu quá lớn vượt quá khả năng hoạt động của nhà máy,mùa
còn lại thì khối lượng sắn nguyên liệu quá bé không đủ cho nhà máy hoạt động.
Sản phẩm chưa được phong phú, chỉ có một loại sản phẩm là tinh bột sắn.
Quy mô sản xuất nhà máy còn nhỏ so với các nhà máy khác ở vùng lân cận.

Sinh viên: Nguyễn Thị Hải Yến Trang 64


Khóa luận tốt nghiệp Niên khóa: 2009-2013

Chưa có bộ phận chuyên nghiên cứu thị trường, đặc biệt là thị trường ngoại
tỉnh. Hoạt động marketing còn chưa quan tâm đúng mức, chính sách xúc tiến bán
hàng, khuếch trương sản phẩm chưa được chú trọng.
Nguồn vốn còn phụ thuộc nhiều vào ngân hàng, nguồn vốn tự có còn chiếm tỉ lệ
nhỏ cho nên mất tính chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Từ những phân tích đó, ta xây dựng ma trận SWOT như sau:
Điểm mạnh (S) Cơ hội (O)
1. Cán bộ nhân viên có trình độ, ý thức và 1. Sự quan tâm của nhà nước và địa

Ế
tinh thần trách nhiệm với tập thể. phương.

U
2. Nằm trên quốc lộ 1A nên dể vận chuyển 2. Gia nhập WTO nên thị trường mở

́H
nguyên liệu và sản phẩm. rộng, thuế quan cắt bỏ, tiếp nhận được
3. Diện tích đất nhà máy rộng.
4. Trang thiết bị máy móc hiện đại. TÊ
KHCN hiện đại của thế giới.
3. Nguồn nguyên liệu được mở rộng ra
5. Chất lượng sản phẩm cao, giá thành hợp lý. bên ngoài.
H
6. Bạn hàng hợp tác lâu dài. 4. Kết cấu hạ tầng đồng bộ và phát
IN

triển.
K

5. Nhiều cơ hội thu hút được nguồn vốn


̣C

đầu tư cho hoạt động sản xuất.


O

Điểm yếu (W) Thách thức (T)


̣I H

1. Nguồn nguyên liệu đáp ứng ko đều đặn cho


1. Ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh
nhà máy. hơn.
A

2. Sản phẩm chưa phong phú. 2. Lạm phát và suy giảm kinh tế.
Đ

3. Quy mô sản xuất nhà máy nhỏ. 3. Sự biến động về giá cả trên thị trường.
4. Chưa khai thác hết thị trường, hoạt động
4. Thời tiết khắc nghiệt.
marketing còn yếu.
5. Phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn ngân
hàng.
3.1.2. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ MÁY.
Kết hợp giữa các yếu tố của ma trận SWOT để đưa ra một số định hướng nhằm
nâng cao hiệu quả kinh tế đầu tư sản xuất của nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế.

Sinh viên: Nguyễn Thị Hải Yến Trang 65


Khóa luận tốt nghiệp Niên khóa: 2009-2013

3.1.2.1. Phối hợp SO


Phối hợp S (1) với O (2) tiếp tục tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ tiếp cận với
khoa học kỹ thuật hiện đại và ứng dụng nó vào sản xuất trong khả năng và nguồn lực
của nhà máy.
Phối hợp S (2) với O (4) tiến hành đầu tư phương tiên giao thông để tận dụng
lợi thế giúp nhà máy giảm chi phí.
Phối hợp S (3) với O (1,2,3) mở rộng nhà máy, thu hút vốn để đầu tư vào sản xuất.
Phối hợp S (1,3,4,5) với O (1,2,5) nhà máy tận dụng những vốn vay, vốn đầu tư,

Ế
nguồn nguyên liệu dồi dào để mở rông quy mô, tăng năng suất hoạt động nhà máy với điểm

U
mạnh là cán bộ nhân viên trình độ,lao động dồi dào, trang thiết bị máy móc hiện đại.

́H
Phối hợp S (6) với O (2) mở rộng mạng lưới tiêu thụ, tăng cường đầu tư đổi mới
công nghệ công nghệ, đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường.
3.1.2.2. Phối hợp ST TÊ
Phối hợp S (5,6) với T (1) nhà máy có những biện pháp giữ chân khách hàng
H
lâu năm cũng như với chất lượng cao và giá thành hợp lý để không nhất đi những thị
IN

trường đã có và tiếp tục khai thác những thị trường tiềm năng.
K

Phối hợp S (1,4,5) với T (2,3) cán bộ nhân viên nhà máy kết hợp với những
điểm mạnh về trang thiết bị chất lượng cũng như giá thành để có thể tồn tại trong nền
̣C
O

kinh tế thị trườngPhối hợp S (1,2,3,4,5,6) với T (1,2,3,4) tận dụng tất cả điểm mạnh
̣I H

bên trong nhà máy để có thể tồn tại và giữ được chổ đứng trên thị trường.
3.1.2.3. Phối hợp WO
A

Phối hợp W (1) với O (3) tăng cường thu mua nguyên liệu để đáp ứng nhu cầu
Đ

hoạt động của nhà máy, đáp ứng đủ cung ứng trên thị trường.
Phối hợp W (2) với O (3) tận dụng nguồn nguyên liệu chất lượng và giá rẻ cùng
với nhu cầu thị trường tăng lên để đa dạng hóa sản phẩm, cải tiến bao bì theo thị hiếu
khách hàng.
Phối hợp W (4) với O (1,2) đẩy mạnh công tác quảng bá sản phẩm với sự hổ
trợ của địa phương và nhà nước.
Phối hợp W (3,5) với O (1,2,5) tận dụng những cơ hội từ bên ngoài để mở rộng
quy mô sản xuất và thu hút vốn đầu tư cho nhà máy.

Sinh viên: Nguyễn Thị Hải Yến Trang 66


Khóa luận tốt nghiệp Niên khóa: 2009-2013

3.1.2.4. Phối hợp WT


Sự phối hợp này giúp nhà máy giảm thiểu điểm yếu như nguồn nguyên liệu còn
thiếu, quy mô nhà máy còn nhỏ… và tránh được những thách thức như biến động giá,
đối thủ cạnh tranh. Để làm được việc này đòi hỏi nhà máy phải có những chính sách,
bước đi hợp lý cho mình.
Tóm lại, sau quá trình phân tích và bên cạnh đó, nhà máy tinh bột sắn Thừa
Thiên Huế là chi nhánh của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tực phẩm và
đầu tư Fococev. Do đó nhà máy cần phải có những định hướng phát triển phù hợp với

Ế
công ty cũng như là bối cảnh hiện tại của nhà máy, cụ thể là:

U
-Mở rộng vùng nguyên liệu với hiệu quả và năng suất cao cũng như thu hút

́H
nguồn nguyên liệu từ nhiều địa phương khác để đáp ứng đủ công suất hoạt động của
nhà máy. Đồng thời, tổ chức ngày càng nhiều hội thảo, tập huấn kỉ thuật canh tác,

chăm sóc và chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý nhằm góp phần tạo sự ổn định vùng
nguyên liệu sắn cho nhà máy hoạt động đúng công suất.
H
-Thực hiện dự án đầu tư nâng cao công suất hoạt động của nhà máy từ 60 tấn
IN

thành phẩm/1 ngày lên 120 tấn thành phẩm/1 ngày vào năm 213.
K

-Nâng cao hiệu quả quản lý, nâng cao doanh thu, kinh doanh có hiệu quả, thực
hiện tốt nghĩa vụ với nhà nước
̣C
O

-Nâng cao chất lượng sản phẩm để luôn giữ vững lòng tin với khách hàng và
̣I H

giúp mở rộng thị trường hoạt động của mình.


3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ ĐẦU TƯ SẢN XUẤT TINH
A

BỘT SẮN CỦA NHÀ MÁY TINH BỘT SẮN THỪA THIÊN HUẾ
Đ

Để nhà máy ngày càng phát triển hơn nửa, chúng ta phải không ngừng đưa ra
những giải pháp và phấn đấu thực hiện chúng. Từ đó nhà máy sẽ ngày một hoàn thiện
hơn, thành công hơn.
3.2.1. Phát huy hiệu quả sử dụng nguồn lực lao động
Đối với mỗi doanh nghiệp sự thành công hay thất bại đều phụ thuộc phần lớn
vào con người, lực lượng lao động luôn là lực lượng nòng cốt để điều hoà chu kỳ kinh
doanh, là chủ thể tác động tạo ra sản phẩm, tạo ra kết quả kinh doanh. Vì vậy, giáo dục
đào tạo và phát triển năng lực của người lao động có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát

Sinh viên: Nguyễn Thị Hải Yến Trang 67


Khóa luận tốt nghiệp Niên khóa: 2009-2013

triển kinh tế- xã hội của quốc gia, của từng doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp tạo ra
khả năng cạnh tranh trong cơ chế thị trường
Qua tình hình nhân sự của nhà máy, tuy nhà máy đã không ngừng nổ lực nâng
cao trình độ của công nhân viên nhưng chủ yếu là lao động phổ thông. Nhà máy nên
có chính sách thu hút và đãi ngộ đối với các tài năng trẻ, công nhân làm việc nhiệt tình
và tích cực hơn. Để sử dụng có hiệu quả hơn nguồn lực lao động công ty cần phải:
- Tiến hành tốt ngay từ khâu tiến hành công tác tuyển dụng lao động. Vì đây là
cơ sở đầu tiên quyết định đến trình độ của lao động nhà máy. Do vậy công tác tuyển

Ế
dụng phải đáp ứng được các yêu cầu sau:

U
Người lao động cần phải được kiểm tra trình độ chuyên môn, tay nghề để có sự

́H
phân công, bố trí nhân sự hợp lý. Đối với lao động chưa có trình độ phải tiến hành đào
tạo để người lao động làm quen được với công việc của nhà máy,cũng như không

ngừng nâng cao trình độ của các nhân viên đã qua đào tạo. Đây là giải pháp mà mọi
nhà máy đều quan tâm, vì trình độ của nhân viên ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản
H
xuất của nhà máy. Bởi vậy cần thực hiện phân tích đánh giá nhu cầu đào tạo của nhân
IN

viên, tạo cơ hội cho nhân viên học tập nâng cao năng lực làm việc. Đồng thời, ban lãnh
K

đạo cũng luôn cập nhật các kỹ năng, kiến thức mới cho nhân viên. Ngoài công tác đào
tạo, nhà máy nên tổ chức cho cán bộ, công nhân viên đi tham quan các nhà máy khác
̣C
O

để học hỏi kinh nghiệm.


̣I H

Người lao động cần phải có đầy đủ các yêu cầu về sức khoẻ, tâm lý vì đây là
nhà máy sản xuất tinh bột sắn với tính chất công việc nặng nhọc và độc hại.
A

- Thực hiện tốt công tác phân công và hiệp tác lao động:
Đ

Việc phân công lao động vào những công việc cụ thể nào cho đạt hiệu quả cao
nhất là một bài toán khó đối với mọi nhà máy, nếu được phân công đúng công việc
phù hợp với chuyên môn, họ sẽ phát huy hết khả năng, năng lực vốn có đem lại hiệu
quả lao động tối đa; Nếu phân công không hợp lý sẽ dẫn đến tình trạng lãng phí, dư
thừa. Ngài ra, để bắt nhịp được sự cân đối giữa các khâu, các bộ phận trong quá trình
sản xuất nhà máy cần phải có những phương án nhằm liên kết các hoạt động của từng
cá nhân, từng bộ phận nhằm phục vụ mục tiêu quan trọng nhất là tăng doanh thu, tối
đa hoá lợi nhuận. Đồng thời, tổ chức các buổi giao lưu như bóng đá, văn nghệ,… giúp

Sinh viên: Nguyễn Thị Hải Yến Trang 68


Khóa luận tốt nghiệp Niên khóa: 2009-2013

các công nhân viên hiểu nhau hơn, tao điều kiện thuận lợi cho việc phối hợp trong
công viêc.
- Tạo động lực thúc đẩy lao động:
Kết hợp hài hoà giữa lợi ích của người lao động và mục tiêu của Công ty. Động
viên, khuyến khích nhân viên thực hiện tốt công việc, đồng thời tiến hành các biện
pháp kích thích lao động về vật chất cũng như tinh thần bằng cách: xây dựng một bảng
lương hợp lý sẽ có nhiều tác động tích cực đến người lao động nhất. Mục tiêu của
người lao động là thu nhập, có cải thiện được thu nhập mới giúp họ có động lực hăng

Ế
say làm việc hơn, hết mình phục vụ vì nhà máy. Bên cạnh đó phải có chế độ tiền

U
thưởng tiền phạt để khuyến khích sản xuất cũng như nâng cao tinh thần trách nhiệm

́H
cho người lao động. Ngoài ra, Công ty phải thường xuyên tiến hành các biện pháp về
mặt tinh thần như: đảm bảo điều kiện làm việc tốt hơn, kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho

người lao động, đánh giá đúng năng lực của từng lao động...phát hiện ra những lao
động có năng lực vượt trội để có chính sách đào tạo thích hợp để họ sớm phát huy
H
được khả năng của mình.
IN

Tóm lại, nắm bắt được tầm quan trọng của lao động, là yếu tố quan trọng trong
K

quá trình sản xuất nên nhà máy cần ngày một làm tốt công tác về nhân sự hơn nửa để
góp phần vào sự thành công của nhà máy.
̣C
O

3.2.2. Mở rộng đầu tư và ổn định vùng nguyên liệu


̣I H

Nguyên liệu là yếu tố đầu vào quan trọng nhất của quá trình sản xuất nên cần
phải tìm các nguồn nguyên liệu ổn định, lâu dài cho nhà máy. Để làm được điều này
A

nhà máy cần có những biện pháp tốt, linh động trong quá trình thu mua nguyên liệu:
Đ

Tạo lòng tin đối với người dân, để họ cung cấp nguồn nguyên liệu cho nhà máy,
tránh trường hợp họ bán ra bên ngoài. Nhà máy sẽ thanh toán chi phí ngay cho người dân
sau khi họ cung cấp nguyên liệu, luôn là nơi thu mua nguyên liệu ổn định cho người dân.
Thu mua nguyên liệu với giá thích hợp nhất để cạnh tranh trong việc thu mua
nguyên liệu với các nhà máy khác. Thường xuyên tham khảo mức giá của thị trường
tránh thu mua nguyên liệu sắn tươi với mức giá quá cao hay quá thấp so với giá thị
trường. Tránh việc nguyên liệu trong vùng được cung cấp cho các tỉnh khác do thu
mua giá thấp, cũng như thu mua quá cao làm tăng chi phí cho nhà máy.

Sinh viên: Nguyễn Thị Hải Yến Trang 69


Khóa luận tốt nghiệp Niên khóa: 2009-2013

Nhà máy cho người dân vay vốn ban đầu để trồng sắn với cam kết cung cấp
nguyên liệu sắn tươi cho nhà máy.
Nhà máy cũng nên cung cấp, hỗ trợ nguồn giống, phân bón cũng như hướng
dẫn kỷ thuật cho người dân. Để cây sắn luôn đạt năng suất cao và là cây trồng hấp dẫn
đối với người dân.
Trồng sắn tạo nên những vùng nguyên liệu của nhà máy, thực hiện tự cung tự
cấp bên cạnh thu mua từ bên ngoài để đảm bào nguồn nguyên liệu tối thiểu cho quá
trình sản xuất. Để làm được điều này nhà máy phải trồng sắn một cách hệ thống, tập

Ế
trung. Bắt đầu là việc chọn một địa điểm lý tưởng và sau đó dựa vào trình độ chuyên

U
môn về kỷ thuật trồng sắn để đạt được hiệu quả cao nhất.

́H
Nhìn chung, nhà máy không thể hoạt động khi không có nguyên liệu do vậy cần
có nguồn cung nguyên liệu ổn định.
3.2.3. Thu hút nguồn vốn đầu tư

H
Tìm nguồn vốn cho quá trình sản xuất, giúp cho nhà máy luôn có nguồn vốn ổn
IN

định. Để làm được đều này thì nhà máy phải:


Lập bảng kế hoạch hoạt động nhà máy trong những năm tới một cách khả thi.
K

Kế hoạch phải dựa trên kết quả thực tế của nhà máy trong những năm qua để tạo sự tin
̣C

cậy cho nhà đầu tư. Bên cạnh đó kế hoạch phải thật chi tiết, rỏ ràng dể hiểu.
O

Sử dụng hiệu quả với nguồn vốn vay đã có. Chi tiêu tiết kiệm, hợp lí để tạo ra
̣I H

nguồn lợi nhuận cho nhà máy. Dựa vào đây các nhà đầu tư sẽ tin tưởng hơn với nguồn
vốn họ đã bỏ ra với hi vọng thu được lợi nhuận.
A

Có mối quan hệ rộng rãi đối với các ngân hàng, nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Đ

Muốn làm được điều này thì phải tạo được thương hiệu cho sản phẩm trên thị trường
cũng như giữ chử tín với họ bằng cách trả nợ đúng kì hạn.
Bên cạnh đó, dựa vào lợi thế là nước chúng ta đã gia nhập WTO để có hình
thức quảng bá sản phẩm ra thế giới. Từ đó, thu hút vốn đầu tư của cá nước trong tổ
chức WTO cũng như các nước trên thế giới.

Sinh viên: Nguyễn Thị Hải Yến Trang 70


Khóa luận tốt nghiệp Niên khóa: 2009-2013

3.2.4. Đầu tư và nâng cao hiệu quả sử dụng trang thiết bị cho nhà máy
Trang thiết bị hiện đại giúp nhà máy tiết kiệm được nhân công, nâng cao năng
suất,chất lượng sản phẩm. Do đó nhà máy cần có các giải pháp nhằm sử dụng tối đa
hiệu quả máy móc:
Có kế hoạch bảo trì trang thiết bị máy móc định kì để tránh những hư hỏng do
chúng ta không kịp thời phát hiện. Với đặc thù nguyên liệu là sắn tươi được người dân
cung cấp ngay sau khi thu hoạch nên không thể tránh khỏi lẫn tạp chất như đất,
đá…gây trở ngại cho máy móc trong quá trình hoạt động. Do đó cần phải phát hiện kịp
thời để tiến hành sửa chửa để quá trình sản xuất được diễn ra thông suốt.

Ế
U
Hoạt động máy móc với nâng suất tối đa tránh hao mòn vô hình. Máy móc cần

́H
được sử dụng thường xuyên bởi vì nếu chúng ta không sử dụng trong thời gian dài thì
sẽ có hiện tượng rỉ sắt.


Mặt khác, viêc đầu tư trang thiết bị máy móc mới cũng rất cần thiết. Giúp đuổi
kịp tiến bộ khoa học, công nghệ của thế giới. Công nghệ mới giúp tiết kiệm lao động,
H
năng lượng cũng như bảo vệ môi trường hơn. Từ đó, nhà máy sẽ thu được những lợi
IN

ích trong quá trình sản xuất kinh doanh.


Bên cạnh việc đầu tư trang thiết bị hiện đại thì nhà máy phải đầu tư chi phí cho
K

việc tìm tòi, học hỏi kiến thức về cơ chế vận hành của máy móc thiết bị, cũng như các
̣C

yếu tố liên quan ảnh hưởng đến công nghệ này. Đây là một điều rất quan trọng giúp
O

nhà máy sử dụng hiệu quả những gì đang có.


̣I H

Máy móc luôn đi đôi với quá trình sản xuất nên đầu tư và nâng cao hiệu quả sử
dụng máy móc là vô cùng quan trọng.
A

3.2.5. Sử dụng tiết kiệm chi phí và hiệu quả


Đ

Bên cạnh việc tối đa hóa doanh thu thì nhà máy phải tối thiểu hóa chi phí để
đạt được những lợi nhuận cao nhất. Bằng những biện pháp như:
Thu mua nguyên liệu với khối lượng thích hợp, không quá ít gây ra thiếu
nguyên liệu trong quá trình hoạt động cũng như dư thừa làm hao hụt nguyên liệu trong
quá trình dự trữ. Do nguyên liệu sắn được cung cấp theo mùa nên thường xuyên xảy ra
hiện tượng có quá nhiều nguyên liệu được cung ứng vào mùa vụ và ngược lại. Điều
này gây hao hụt nguyên liệu cho nhà máy trong quá trình dự trữ, cũng như thiều hụt
nguyên liệu cho quá trình sản xuất.

Sinh viên: Nguyễn Thị Hải Yến Trang 71


Khóa luận tốt nghiệp Niên khóa: 2009-2013

Kho bảo quản nguyên liệu và sản phẩm phải khoa học để giảm thiểu lượng hao
hụt trong quá trình dự trữ.
Sử dụng tiết kiệm điện, nước, ga trong quá trình sản xuất. Chỉ sử dụng khi cần
thiết và ngắt nguồn điện vào các dịch nghỉ lể. Nhà máy nên có bộ máy dự trữ điện nếu
trong quá trình sản xuất điện bị ngắt thì có thể sử dụng giúp tránh việc khởi động lại
bộ máy gây lãng phí điện,..
Hoạt động bộ máy sản xuất với năng suất tối đa, tránh các hao mòn vô hình.
Cũng như có kế hoạch bảo quản máy móc như bảo hành định kì đề phát hiện những hư

Ế
hỏng và kịp thời sửa chữa.

U
Có bộ máy nhân sự hợp lý cũng như phân công lao động để khai thác tối đa

́H
nguồn nhân lực và bên cạnh đó cũng tránh dư thừa lao động.
3.2.6. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu và mở rộng thị trường

Nhà máy cần công tác nghiên cứu và nắm bắt nhu cầu thị trường qua đó điều
chỉnh quá trình đầu tư sản xuất, sao cho mục đích cuối cùng là sản phẩm được thị
H
trường chấp nhận. Vì vậy việc đẩy mạnh nghiên cứu thị trường, tìm kiếm khách hàng
IN

là một trong những biện pháp cần thiết đối với nhà máy. Để làm được điều này nhà
K

máy cần phải thực hiện các giải pháp sau:


Thành lập phòng Marketing cho nhà máy để tiến hành các công tác nghiên cứu,
̣C
O

mở rộng thị trường. Để làm tốt công tác Marketing đòi hỏi các nhân viên phải có năng
̣I H

lực, có khả năng giao tiếp tốt, có đầu óc nhạy bén. Nhà máy cũng cần tạo ra những cơ
chế nhằm phát huy tính sáng tạo, năng động của các nhân viên hoạt động trong lĩnh
A

vực này.
Đ

Thường xuyên lấy ý kiến của các đại lý. Họ là người tiếp xúc trực tiếp với
khách hàng để hiểu thêm về nhu cầu, thị hiếu của khách hàng. Từ đó thay đổi sản
phẩm phù hợp với thị trường.
Tiếp tục khai thác thị trường trong nước. Đây là thị trường chủ yếu cho sản
phẩm tinh bột sắn nên cần có các biện pháp quảng bá mạnh cũng như tận dụng lợi thế
là là sản phẩm trong nước để chiếm thị trường, cạnh tranh với hàng ngoại nhập.
Bên cạnh đó, cũng như các nhà máy tinh bột sắn khác, sản phẩm sản xuất ra
được tiêu ra cả nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc, đây là thị trường tiếm năng nhưng

Sinh viên: Nguyễn Thị Hải Yến Trang 72


Khóa luận tốt nghiệp Niên khóa: 2009-2013

cũng chứa đựng nhiều rủi ro. Do vây, nhà máy cần tận dụng nước ta đã gia nhập WTO
để mở rộng ra các thị trường khác trong tổ chức. Cũng như các thị trường khó tính
khác như Mỹ, Châu Âu, xúc tiến ký kết hợp đồng. Bên cạnh đó, cũng khai thác hết thị
trường trong nước. Áp dụng các phương pháp bán hàng hiện đại như qua mạng
Internet,..
3.2.7. Biện pháp bảo vệ môi trường
Muốn phát triển một cách bên vững thì chúng ta không thể không nhắc đến môi
trường. Trong quá trình sản xuất không thể không tạo ra chất thải nhưng quan trọng

Ế
nhất là làm sao để sử lý chất thải đó, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường. Vì vậy,

U
nhà máy nên:

́H
Hạn chế thấp nhất chất thải ra môi trường. Có thể là thay đổi công nghệ kỷ
thuật thân thiện với môi trường, dùng nguyên liệu ít chất thải. Khoa học kỷ thuật ngày

càng hiện đại và quan tâm đến môi trường hơn. Việc thay đổi máy móc là một việc có
tầm nhìn xa và cần thiết.
H
Lao động phải làm việc trong môi trường độc hại nên phải có áo quần bảo hộ để
IN

giảm thiểu chất độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Với sức khỏa tốt thì lao
K

động có thể cống hiến cho công việc nhiều hơn.


Chất thải rắn như máy móc thiết bị cũ, bao bì phải đưa ra thanh lý để tái sử dụng.
̣C
O

Sử dụng chất thải bằng cách ủ nó và tạo ra khí làm nguyên liệu cho quá trình
̣I H

sản xuất.
Trồng cây xanh xung quanh nhà máy, tạo môi trường làm việc xanh sạch đẹp.
A
Đ

Sinh viên: Nguyễn Thị Hải Yến Trang 73


Khóa luận tốt nghiệp Niên khóa: 2009-2013

Phần III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN
Sau quá trình thực tập và tìm hiểu thực tế tại Nhà Máy Tinh Bột Sắn Thừa
Thiên Huế nắm bắt được cơ chế đầu tư sản xuất của nhà máy, tôi rút ra kết luận sau:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quả đầu tư sản xuất:
Hệ thống, đưa ra những lý liên liên quan đến đầu tư và đầu tư sản xuất. Hiệu quả, kết
quả đầu tư sản xuất cũng như mối quan hệ giữa chúng. Bên cạnh đó đưa ra những nhân

Ế
tố ảnh hưởng đến đầu tư sản xuất.

U
- Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất và xác định những nhân tố ảnh hưởng đến

́H
hiệu quả kinh tế sản xuất của nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế: Phân tích tình
hình chung của tỉnh Thừa Thiên Huế ảnh hưởng đến phát triển cây sắn cũng như tình

hình hình chung của nhà máy. Tiếp theo, dựa trên phân tích tình hình đầu tư, hiệu quả
của quá trình sản xuất kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn, lao động để từ đó đưa ra
H
những đánh giá, nhận xét cho quá trình đầu tư sản xuất của nhà máy. Nhìn chung, hiệu
IN

quả kinh tế đầu tư sản xuất của nhà máy qua 3 năm 2010-2012 có những biến động
K

khác nhau. Nhưng nhà máy luôn thu được một nguồn lợi nhuận đáng kể và tạo ra
những hiệu quả xã hội tích cực cho địa phương nói riêng và tỉnh nói chung. Bên cạnh
̣C
O

những kết quả đạt được vẫn còn tồn tại những khó khăn như chưa chủ động nguyên
̣I H

liệu cũng như chưa nhạy bén trong tìm kiếm thị trường.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư sản xuất của Nhà máy trong
A

thời gian tới: Căn cứ vào mục tiêu đầu tư sản xuất của nhà máy đưa ra và dựa vào
Đ

những phân tích đã có để có những định hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư
sản xuất cho nhà máy trong những năm tiếp theo nhằm làm cho quá trình đầu tư sản
xuất ngày càng hiệu quả.
Nhà máy chỉ mới đi vào hoạt động khoảng 11 năm và cũng đang trong quá trình
cải thiện quá trình đầu tư sản xuất của mình để nó được hoàn thiện hơn. Trong những
năm tới, cùng với xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu, việc cạnh tranh ngày càng gay gắt
hơn, ngày càng nhiều nhà máy sản xuất tinh bột sắn hơn đòi hỏi nhà máy phải nổ lực
hơn nữa để tồn tại nâng cao năng lực sản xuất của mình.

Sinh viên: Nguyễn Thị Hải Yến Trang 74


Khóa luận tốt nghiệp Niên khóa: 2009-2013

2. KIẾN NGHỊ
Từ kết quả nghiên cứu, tôi xin có một số kiến nghị sau:
Đối với Nhà nước
- Sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo sự công bằng trong kinh doanh. Đặc
biệt, Nhà nước cần có những biện pháp cụ thể để ngăn chặn và xử lý những hoạt động
làm hàng giả và nhập lậu hàng hoá gây nên sự cạnh tranh không lành mạnh... Bởi vì,
khi thị trường xuất hiện nhiều hàng giả, hàng lậu nhập khẩu sẽ làm ảnh hưởng rất
nhiều đến ngành sản xuất tinh bột sắn trong nước.

Ế
-Hoàn thiện hơn các hệ thống thuế, chính sách khuyến khích hoạt động đầu tư

U
để nhà máy có thể hoạt động ổn định, lâu dài.

́H
- Bên cạnh đó, tạo điều kiện cho việc xuất khẩu tinh bột sắn và mở rộng thị
trường.

Đối với Công Ty TNHH Một Thành Viên Thực Phẩm Và Đầu Tư FOCOCEV
Đầu tư thêm vốn cho nhà máy cải thiện, nâng cao trang thiết bị máy móc để
H
nâng cao công suất hoạt động cũng như chất lượng sản phẩm.
IN

Tạo điều kiện học hỏi giao lưu giữa các nhà máy, để trao đổi kinh nghiệm để
K

đưa công ty ngày càng đi lên, cạnh tranh với các công ty khác trong và ngoài nước.
Định hướng phát triển cho nhà máy để phù hợp với xu thế phát triển chung của
̣C
O

công ty.
̣I H

Đối với Nhà máy Tinh Bột Sắn Thừa Thiên Huế
Nhà máy nên tạo cho mình một vùng nguyên liệu ổn định. Luôn giữ mối quan
A

hệ bền vững với người dân và phối hợp với chình quyền địa phương để xây dựng vùng
Đ

nguyên liệu ổn định, lâu dài.


Không ngừng học hỏi khoa học công nghệ của các nhà máy tinh bột sắn trong
nước và trên thế giới để nâng cao hiệu quả sản xuất.
Đồng thời, hoàn thiện hơn nửa hệ thống xử lý chất thải của nhà máy để không
ảnh hưởng đời song người dân và bảo vệ môi trường.
Không ngừng quảng bá sản phẩm, thương hiệu đến khách hàng, đồng thời hoàn
thiện sản phẩm và có chình sách giá để đứng vững trên thị trường.

Sinh viên: Nguyễn Thị Hải Yến Trang 75


Khóa luận tốt nghiệp Niên khóa: 2009-2013

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bài giảng Kinh tế đầu tư của Th.S Hồ Tú Linh


2. TS. Phạm Văn Dược- Đặng Kim Cương(2001) Phân tích hoạt động kinh doanh,
nhà xuất bảng thống kê, tại Hà Nội.
3. Giáo trình Kinh tế phát triển của P. Giáo sư tiến sĩ Phan Thúc Huân
4. Báo cáo tài chính qua các năm của nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế.

Ế
U
5. Phương hướng, nhiệm vụ qua các năm của nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế.

́H
6. Tham khỏa một số khóa luận anh chị khóa trước.
7. Một số trang web FOCOCEV.com, Theo Website Rau Hoa Quả Việt Nam,


http://agromonitor.vn/upload/File/bantintuansan.pdf, …
H
IN
K
̣C
O
̣I H
A
Đ

Sinh viên: Nguyễn Thị Hải Yến Trang 76


Khóa luận tốt nghiệp Niên khóa: 2009-2013

PHỤ LỤC

Chất lượng thành phẩm đạt được như sau:


+ Hàm lượng tinh bột : Min 85%
+ Hàm lượng xơ : Max 0,5%
+ Độ ẩm : Max 13%
+ Độ hạt : 99,5% theo tiêu chuẩn USA (140 mesh)

Ế
+ Hàm lượng tro : Max 0,2%

U
+ pH : 5–7

́H
+ Độ trắng : Min 96%
+ Độ nhớt : Min 700 BU
+ Dị vật : không TÊ
Với chất lượng trên, tinh bột có thể đáp ứng yêu cầu thị trường các nước trong khu vực
H
và cả Nhật Bản.
IN

Chất lượng sản phẩm phụ ( bã sắn):


K

+ Độ ẩm : 60 – 75%
+ Protein : 0,1%
̣C
O

+ Chất béo : 0,1%


̣I H

+ Bã bột (xơ bã) : 15 – 18%


+ Tạp chất khác : 1,8%
A
Đ

Sinh viên: Nguyễn Thị Hải Yến


Khóa luận tốt nghiệp Niên khóa: 2009-2013

*Dự báo về hiệu quả tài chính đầu tư sản xuất tinh bột sắn của nhà máy cho đến năm 2031
(Với r=12%)

Ế
Đơn vị: Triệu đổng

U
Năm Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

́H
STT 0 1 2 3 4 5


Đầu tư 69.333,60
Doanh thu 88.125,76 85.245,90 88.367,38 90.124,87 91.235,79

H
Chi phí 79.333,56 75.339,98 80.453,12 80.147,92 80.451,33

IN
Lợi nhuận hằng năm 8.792,20 9.905,92 7.914,26 9.976,95 10.784,46

K
Thuế phải nộp 1.758,44 1.981,184 1.582,852 1.995,39 2.156,892
LNST 7.033,76 7.924,74 6.331,41 7.981,56 8.627,57
Khấu hao ̣C 2080,008 2773,344 2302,866 2302,866 2302,866
O
TNR 9.113,77 10.698,08 8.634,27 10.284,43 10.930,43
̣I H

Hệ số chiết khấu 0,892857 0,797194 0.71178 0,6355181 0,567426856


PV 8137,293 8528,444 6145.706 6535,9386 6202,221796
A

Lũy kế 8137,293 16665,74 22811.44 29347,381 35549,60287


Đ

Sinh viên: Nguyễn Thị Hải Yến


Khóa luận tốt nghiệp Niên khóa: 2009-2013

Năm Năm 20 07 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
STT 6 7 8 9 10 11

Ế
Đầu tư

U
Doanh thu 92.987,88 93.566,87 94,672,90 94.121,40 140.970,49 149.741,57

́H
Chi phí 85.376,99 82.992,77 84.127,44 83.405,27 137.566,00 146.496,12


Lợi nhuận hằng năm 7.610,89 10.574,10 10.545,46 10.716,13 3.404,49 3.245,45
Thuế phải nộp 1522,178 2114,82 2109,092 2143,226 680,898 649,09

H
LNST 6.088,71 8.459,28 8.436,37 8.572,90 2.723,59 2,596,36

IN
Khấu hao 2.302,866 2.302,866 2.302,866 2.302,866 2.302,866 2.302,866

K
TNR 8.391,58 10.762,15 10.739,23 10.875,77 5.026,46 4.899,23
Hệ số chiết khấu 0,506631121 0,452349 0,403883 0,36061 0,321973237 0,2874761
PV ̣C
4251,434571 4868,248 4337,396 3921,912 1618,384951 1408,4104
O
Lũy kế 39801,03744 44669,29 49006,68 52928,59 54546,97887 55955,3893
̣I H
A
Đ

Sinh viên: Nguyễn Thị Hải Yến


Khóa luận tốt nghiệp Niên khóa: 2009-2013

Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm


Năm
2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021

Ế
STT 12 13 14 15 16 17 18 19 20

U
Đầu tư

́H
Doanh thu


Chi phí
Lợi nhuận hằng

H
năm 8.497,30 8.497,30 8.497,30 8.497,30 8.497,30 8.497,30 8.497,30 8.497,30 8.497,30

IN
Thuế phải nộp 1699,46 1699,46 1699,46 1699,46 1699,46 1699,46 1699,46 1699,46 1699,46

K
LNST 6.797,84 6.797,84 6.797,84 6.797,84 6.797,84 6.797,84 6.797,84 6.797,84 6.797,84
Khấu hao 2.302,866 2.302,866 2.302,866 2.302,866 2.302,866 2.302,866 2302,866 2302,866 2302,866
TNR 9.100,71 9.100,71 ̣C
9.100,71 9.100,71 9.100,71 9.100,71 9.100,71 9.100,71 9.100,71
O
Hệ số chiết khấu 0,25668 0,22917 0,20462 0,1827 0,16312 0,14564 0,13004 0,11611 0,10367
̣I H

PV 2335,92 2085,65 1862,18 1662,67 1484,52 1325,47 1183,45 1056,65 943,441


Lũy kế 58291,3 60377 62239,1 63901,8 65386,3 66711,8 67895,3 68951,9 69895,3
A
Đ

Nguồn: Phòng kế toán- tài chính nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế

Sinh viên: Nguyễn Thị Hải Yến

You might also like