You are on page 1of 11

I.

Nấu đường
- Sử dụng phương pháp gián đoán: Sirô cung cấp và kết tinh từng mẻ, xong một nồi
đường nghĩa là đạt đến thể tích, nồng độ, độ đặc nhất định xả xuống bồi tinh rồi thực
hiện 1 chu kỳ mới. Nó được thực hiên qua 4 giai đoạn: Cô đặc, gây mầm tinh thể, nuôi
tinh thể và cô đặc chỉnh lý cuối cùng.( Còn liên tục thì dùng nhiều ngăn nối tiếp nhau,
từ khi đưa siro và giống vào ngăn đầu đến khi đường non đạt yêu cầu thì lấy ra ở
đường cuối)
- Phương pháp nấu đường gián đoạn tuy được dùng rộng rãi nhưng vẫn còn một số
nhược điểm sau :
+ Sử dụng hơi không đều, ảnh hưởng đến cân bằng hơi.
+ Thời gian nấu dài, do phải tốn thời gian rửa nồi, rút và xả
+ Đòi hỏi trình độ tay nghề cao có nhiều kinh nghiệm.
1. Sơ đồ quy trình nấu đường
2. Thiết bị
2.1 Túi lọc
- Siro sau khi lắng nổi sẽ được chuyển sang
thiết bị lọc túi. Tại đây siro đạt tiêu chuẩn sẽ
được bơm lên thùng chứa siro ở tầng 17m,
siro nào không đạt tiêu chuẩn sẽ quay về bên
hóa chế
- Cấu tạo: 24 ống chia làm 2 hàng ngang
+ 18 ống lọc siro
+ 2 ống lọc hồi dung C
+ 2 ống hòa tan đường dính cục
+ 2 ống lọc lại sàng rung( những hạt ko đạt
tiêu chuẩn)
2.2 Thùng chứa siro và thùng chứa nước nóng( trên tầng 17m )

Hình 1. 1 Thùng chứa nước nóng

2.3 Các nồi nấu


- Có 3 nồi nấu đường non A: F5-0 (60m3), Hình 1. 2 có 5 thùng chứa siro
F5-1 (75m3),F5-2 ( 65 m3)
- Có 6 nồi nấu đường non B : F5-3 đến F5-8 ( 20 m3)
- Có 2 nồi nấu đường non C : F5-11 (65m3), F5-12 (75m3)
- Có 1 nồi nấu giống B: F5-10 (30m3)
- Có 1 nồi nấu giống C:F5-9 (30m3)

 Cấu tạo của nồi nấu giống A


 Chia làm 3 phần chính
 Buồng bốc
+ Chóp thu hồi
+ Van xả chân không
+ Kính quan sát
 Buồng đốt
+ Ống truyền nhiệt
+ Đường hơi vào
+ Đường nước ngưng ra
+ Đường thoát khí không ngưng
 Đáy
+ Ống nạp giống
+ Van xả đường
+ Van xả đáy ( để vệ sinh )
 Hình ảnh cấu tạo bên trong
Ngoài ra nồi nấu đường A và C có cánh khuấy để trộn và tăng khả năng truyền
nhiệt ( trách ván cục)

 Hình ảnh cấu tạo đáy nồi


 Nguyên lý hoạt động
- Thiết bị làm việc từng mẻ, gián đoạn.Dùng nồi nấu chân không để đối lưu dung dịch
nồi ( mỗi nồi có thiết bị tạo chân không riêng)
- Siro có thể vào bằng ống trung tâm hoặc van ở dưới tùy vào nồi nấu. Hơi đốt từ hơi
thứ của quá trình bốc hơi đi vào ở dưới qua một lớp màng để hơi phân bố đều trong
trong nồi, làm cho dung dịch ống truyền nhiệt sôi tạo thành hỗn hợp hơi-lỏng có khối
lượng riêng giảm đi và bị đẩy lên miệng ống. Dung dịch trong ống tuần hoàn có thể
tích theo một đơn vị bề mặt truyền nhiệt lớn hơn so với ống truyền nhiệt do đó lượng
hơi tạo ra ít hơn nên khối lượng riêng lớn hơn trong truyền nhiệt, sẽ bị đẩy xuống
dưới. Qúa trình liên tục như vậy cho đến khi nồng độ đường non cũng như tinh thể đạt
yêu cầu thì đóng chân không để đưa xuống trợ tinh. Còn hơi thứ vào buồng bốc sẽ đi
qua tháp thu hồi để tách các giọt lỏng do hơi thứ mang theo, còn hơi sẽ đi vào thiết bị
baromet.
2.4 Thiết bị baromet
 Vai trò của thiết bị baramet
- Ngưng tụ hơi thứ
- Tạo chân không cho nồi nấu
 Nguyên lý hoạt động
Nước lạnh từ trong hồ trước khi đưa vào trong tháp sẽ có màng lọc, lọc rác, các
chất bẩn…và được cái vòi phun, phun hơi nước này thành hạt sương. Hơi thứ từ
nồi nấu sẽ đi vào tháp gặp hơi sương sẽ bị ngưng tụ vào theo đường ống sẽ chạy ra
hồ nước thông qua cái vòi phun ( giảm nhiệt độ )
2.4 Các thiết bị trợ tinh
Nhà máy sử dụng 2 loại thiết bị trợ tinh: thiết bị trợ tinh làm nguội tự nhiên( thiết bị
trợ tinh nằm ngang) và thiết bị trợ tinh cưỡng bức( thiết bị trợ tính đứng)
 Thiết bị trợ tinh ngang
Thiết bị có hình trụ có đáy hình bán nguyệt, nằm ngang có cánh khuấy giúp đường non
được trộn đều, tinh thể không bị lắng xuống và hấp thụ đường mật đều đặn, đồng thời
tránh ván cục, phía trên là nắp sắt đảm bảo an toàn thiết bị và người vận hành.
Loại này dùng để trợ tinh đường non A, B vì loại đường non này độ nhớt thấp, tinh độ
cao quá trình kết tinh diễn ra dễ dàng
 Thiết bị trợ tinh đứng ( sử dụng 2 cái )
Trợ tinh này áp dụng cho đường non C ( có tinh độ thấp, độ nhớt cao nên khó kết
tinh), sau khi đường non C nấu xong sẽ chuyển sang trợ tinh ngang rồi dùng bơm sang
trợ tinh đừng sau đó chuyển sang trợ tinh trung gian.

- Cấu tạo
Thiết bị trợ tinh đứng có 2 hình trụ đứng nối với nhau bên trong có trục khuấy xen kẽ
nhau, cùng với các ống dẫn nước kiểu lò xo dẫn nước lạnh và dẫn nước nóng. Tổng
cộng có 18 tầng
+ 4 tầng dưới ống dẫn nước nóng( hâm nóng)
+ Các tầng trên ống dẫn nước lạnh( làm mát )
- Nguyên lý hoạt động:

3. Các sự cố xảy ra trong quá trình nấu đường


3.1 Ngụy tinh: Đó là những nhân tinh thể sinh ra ngoài mong muốn trong quá trình
nấu đường
 Nguyên nhân
- Số lượng giống ít.
- Cho nguyên liệu nguội vào.
- Tốc độ bốc hơi quá nhanh.
- Độ quá bảo hòa của mẫu dịch cao
 Biện pháp
- Kiểm tra áp lực hơi, độ chân không và nồng độ mẫu dịch.
- Khi cố định tinh thể và rửa phải nắm vững số lượng tinh thể.
- Dùng nước hoặc sirô để hòa tan hoặc giảm chân không.
3.2 Một số tinh thể đường bị hòa tan
 Nguyên nhân
- Chân không đột nhiên giảm thấp.
- Van nguyên liệu, van nước chưa đóng hoặc đóng không kín.
- Vào nước hoặc nguyên liệu nhiều quá….
 Biện pháp
- Phải tăng cường kiểm tra, theo dõi chân không, áp suất hơi…
- Khi tiếp nạp nguyên liệu và nước ở mức độ vừa phải.
- Nếu có tan phải lập tức đóng kín các van nguyên liệu, van nước và đóng bớt
van hơi.
- Kiểm tra chân không.
3.3 Đường non bị đóng cục hoặc dính chùm
 Nguyên nhân
- Đối lưu không tốt, đường non nấu quá đặc.
- Tinh thể đường non nấu không cứng.
- Nồng độ thấp hoặc nấu quá lâu.
 Biện pháp
- Thường xuyên theo dõi độ Bx, tinh độ…
- Phát hiện sớm rửa nước ngay.
- Thêm nước nóng hoặc nguyên liệu loảng vào để xử lý.
3.4 Chân không nồi nấu đột nhiên xuống thấp.
 Nguyên nhân:
• Thiếu nước làm lạnh ở tháp ngưng tụ.
• Đường ống bị thủng, lọt không khí vào.
• Nồi nấu không kín.
• Tress cánh khuấy nồi gián đoạn bì xì.
 Biện pháp:
 Thường xuyên kiểm tra các thiết bị phụ trợ,
 Khi tiếp nguyên liệu phải chú ý liên hệ các bộ phận khác có liên quan…
3.5 Nước tạo chân không có mang theo đường.
 Nguyên nhân:
• Độ chân không khi cao khi thấp.
• Van hơi mở to quá, quá trình bốc hơi nước quá mạnh làm lôi cuốn.
• Thể tích đường non cao quá.
 Biện pháp:
 Thường xuyên theo dõi độ chân không nhiệt độ, áp lực hơi.
 Không nấu đường có thể tích quá cao.
 Rút chân không mở van từ từ.
3.6 Nước ngung tụ thoát ra không đều, bộ phận phân ly có tiếng kêu lạ.
 Nguyên nhân:
• Bộ phận phân ly nước ngưng tụ bị hỏng.
• Sử dụng hơi không đồng đều, không ổn định.
• Khí không ngưng chứa trong buồng đốt quá nhiều.
• Buồng đốt hình thành trạng thái chân không.
 Biện pháp:
– Thường xuyên kiểm tra bộ phân ly hơi nước.
– Chú ý sử dụng hơi điều hòa, ổn định.
– Ống thoát nước ngưng bị nghẹt.
- Xả khí không ngưng và nước ngưng tụ thường xuyên
3.7 Nước ngưng tụ có đường:
 Nguyên nhân:
Ống gia nhiệt hoặc sàn gia nhiệt bị thủng.
 Biện pháp:
– Sử dụng hơi có áp lực vừa phải, không quá cao so với quy định.
– Sau khi xông rửa nồi nấu phải kiểm tra cẩn thận.
– Nếu có đường lập tức không đưa nước ngưng tụ về lò hơi và cô lập ống
bị thủng.

You might also like