You are on page 1of 9

I.

Phương pháp lấy mẫu


Dầu thực phẩm phần lớn ở dạng lỏng và được chứa trong nhiều loại bao bì khác nhau
(stec, thùng phuy …).
Việc lấy mẫu cần phải tuân theo các nguyên tắc:
+ Lấy mẫu theo số lượng thùng chứa, từ 0 – 30% số đơn vị
+Trong mỗi thùng chứa , căn cứ vào hình dáng và thể tích của nó mà địng điểm lấy mẫu
tương ứng với độ cao và bề rộng của lớp dầu.
Dụng cụ lấy mẫu dầu đơn giản là ống thuỷ tinh có lỗ với đường kính:2 cm và độ dài tuỳ
theo độ cao và bề rộng của thùng chứa và thường dài khoảng 1- 2m. Ống thuỷ tinh này
trước mỗi lần lấy mẫu dầu cần rữa kỷ bằng Natri hydroxyt 30% và rữa tráng nhiều lần
bằng nước cất đến hết phản ứng kiềm, và nhìn theo thành ống thấy trong cuốt không có
cặn bẩn bám vào.
II. Phân tích đánh giá Dầu Thực Vật
1.Xác định chỉ tiêu cảm quan
a. Xác định màu sắc
Các este- thành phần chủ yếu của dầu – là chất không màu, không mùi, không vị. Nếu
dàu có màu là do trong dầu có lượng nhất định không phải gluxit (este của gluxit và axit
béo cao cấp). Xác định màu sắc giúp cho ta nhận định sơ bộ phẩm chất của dầu. Màu sắc
nhạt hay đậm chứng tỏ dầu tốt hay xấu. Dầu đã qua tinh luyện thương không màu(hoặc
có màu nhạt) nhưng sau thời gian bảo quản, màu sắc thường đậm dần.
* Phương pháp sử dụng mắt:
Đây là phương pháp cảm quan xác địng màu sắc của dầu ở nhiệt độ phòng .
 Dụng cụ: cốc thuỷ tinhđường kính 50mm, cao 100mm.
 Tiến hành: cho dầu mẫu vào cốc, chiều coa của dầu trên 50mm.Đặt cốc trước màn
trắng và nhờ sự phản xạ ánh sáng của màu để quan sát. Ta có kết quả: Màu vàng
nhạt, Màu vàng, Màu nâu, Màu xanh (lục), Đỏ nâu, Màu trắng xanh (không màu).
* Phương pháp Kali bicromat
Phương pháp này dựa trên sự so sánh màu của dầu với các ống màu chứa lượng
kalicromat có trong 100ml H2SO4 đậm đặc.
 Dụng cụ ,hoá chất : Cân phân tích, Bình định mức dung tích 100 – 200ml, Kali
bicromat (K2Cr2O7) tinh khiết, Dãy màu K2Cr2O7: gồm các ống hoà tan
0.1:0.2:0.3:0.4 bicromat trong 100ml H2SO4 đậm đặc
 Tiến hành : Cân 2g K2Cr2O7( chính xác đến 0.001g)vào cốc thuỷ tinh nho, cho 1
it H2SO4 đậm đặc để hoà tan K2Cr2O7 rồi chuyển cả vào bình định mức 200ml,
rồi thêm vào axit sunfuric đậm đặc đến vạch định mức, lắc kĩ.
Như thế ta đã dược dung dịch đầu, khi pha dãy màu K2Cr2O7 tiêu chuẩn, lấy thể tích
dung dịch đầu và axit sunfuric đậm đặc theo bảng :
Thứ tự Nồng độ dung dịch đầu H2SO4 đậm chỉ số màu
K2Cr2O7 đặc
g/100ml
1 0.1 10 90 10
2 0.15 15 85 15
3 0.20 20 80 20
4 0.25 25 75 25
5 0.30 30 70 30
6 0.35 35 65 35
7 0.40 40 60 40
Cách so màu : đem dung dịch màu tiêu chuẩn và dầu đã lọc vào ống so màu hoặc ốgn
nghiệm có bề dày và đương kính, màu thuỷ tinh giống nhau rồi nhìn bằng mắt . màu của
dầu giống với màu của dung dịch tiêu chuẩn nào thì có chỉ số màu biểu thị theo nồng độ
K2Cr2O7 g/100ml đó.
b. Xác dịnh mùi vị :
Về mặt thực phẩm xác định mùi vị dầu rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến mùi
vị của các thức ăn chế biến cùng với nó. Xác định mùi vị góp phần phân biệt các loại dầu
theo mùi đặc trưng. nhờ xác định mùi vị dầu, ta sẽ biết sư bộ phẩm chất dầu : dầu mới ép
hay đã để lâu, tinh luyện hay ch ưa tinh luyện, nguyên liệu ép tốt hay xấu .....
 Dụng cụ: Nồi cách thuỷ chạy điện, Cốc thuỷ tinh dung tích 150ml, Nhiệt kế đo
được nhiệt độ từ 100-1500C
 Tiến hành : Cho một lượng dầu vào cốc, đặt vào nồi cách thuỷ, làm nóng phần
nước của nồi đến 500c,dùng đũa thuỷ tinh khuấy nhanh và ngửi mùi dầu để đánh
giá. nếu nghi là dầu bị biến chất, đem so sánh với mùi dầu của mẫu có phẩm chất
tốt dã dược bảo quản kĩ lưỡng. Trong trường hợp không có điều kiện làm nóng thì
có thể nhỏ vài giọt dầu vào lòng hai bàn tay, dùng tay xoa kĩ rồi ngửi, kết quả cũng
khẳng định được.
 Nhận định kết quả : Mỗi loại dầu đều có mùi vị riêng, cùng một loại dầu mà có
cách ép khá nhau cũng có mùi vị khác nhau ( mùi dầu ép nóng khác mùi dầu ép
nguội). Mùi hôi, mùi cay thường chứng tỏ dầu đã để lâu; mùi chu, mùi mốc là dầu
ép từ nguyên liệu không tốt; mùi khét là do quá trình gia công không bảo đảm tốt.
Vị : chấm ít dầu và nếm, ta có kết quả : vị bình thường, khét, ôi, đắng
2. Xác định các chỉ tiêu hoá lý:
a. Dầu mỡ động vật và thực vật – xác định hàm lượng galat- phương pháp quang
phổ hâp phụ phân tử
 Phạm vi và lĩnh vực áp dụng: Tiêu chuẩn này quy định phương pháp quang phổ
hấp phụ phân tử để xác định riêng rẽ hàm lượng các Galat Propyl, octyl và
dodexyl, được sử dụng làm chất chống oxy hoá trong dầu mỡ động vật và thực vật.
Khi có các chất chống oxy hoá khác có thể phát hiệnvà xác định được theo
phương pháp quy định trong TCVN 6349-1998 (ISO5558), thì phải cẩn thạn khi
biểu thị kết quả, vì hàm lượng này có thể gây ảnh hưởng và làm cho giá trị của các
Galat nhận được cao hơn kết quả thực tế.
 Nguyên tắc: Chiết từng loại Galat từ phần mẫu thử bằng các dung môi thích hợp
và xác định bằng cách đo quang phổ ở vùng cục tím theo thứ tự sau: Galat propyl,
Galat octyl, Galat dodexyl
 Thuốc thử: Các thuốc thử phải đạt chất lượng tinh khiết phân tích và nước được
dùng phải là nước cất có độ tinh khiết tương đương n-hexan; Amoni axetat, dung
dịch 10g/lít; Axeton nitril, dung dịch 32%(V/V), đạt chất lượng có độ truyền tối
thiểu là 40% ở bước sóng 270nm (Cảnh báo – Axeton nitril rất dễ cháy, và độc khi
hít vào, tiếp xúc với da và khi ăn phải); Axeton nitril dung dịch 46%(V/V),đạt chất
lượng có độ truyền tối thiểu là 40% ở bước sóng 270nm.
 Thiết bị dụng cụ: Sử dung thiết bị, dụng cụ thông thường trong các phòng thí
nghiệm và:
1) Bình nón dung tích 500ml
2) Phễu chiết, dung tích 500ml
3) Cốc dung tích 150 ml
4) Pipet dung tích 100ml hoặc ống đong hình trụ dung tích 100ml
5) Phổ kế, có cuvét với chiều dài đường quang 10mm, thích hợp với việc đo trong
vùng tia cực tím.
 Lấy mẫu: Lấy mẫu thí nghiệm theoTCVN 2625:1999(ISO 5555:1991)
 Phát hiện: Theo TCVN 6349 :1998(ISO5558:1982)
 Cách tiến hành:
1) Chuẩn bị mẫu: Chuẩn bị mẫu theo TCVN6128:1996(ISO661:1989)
2) Phần mẫu thử: Cân 20g mẫu thử chính xác đến 0,1g cho vào bình nón
3) Tiến hành xác định: Hoà tan phân mẫu thử trong 200ml n-hexan và rót toàn bộ
dung dịch dó vào phểu chiết, rửa bình với 1 ít n-hexan. Tiến hành chiết và xác
định các Galat theo thứ tự: Galat propyl, Galat octyl, Galat dodexyl
*Xác định Galat propyl
- Tiến hành chiết: Dùng pipét hoặc ống đong hình trụ thêm 100ml dung dịch amoni axetat
vào phễu chiết. Lắc, để yên cho các pha táh lớp, thu lấy pha nước vào cốc. Tiến hành
chiết thêm 1 hoặc ít nhất 2 lần đối với phan hexan, mỗi lần với 100ml dung dich amoni
axetat và cũng thu lấy từng phần dich chiết vào các cốc riêng rẽ.
-Tiến hành xác định: Đo độ hấp thụ tại các bước sóng 272nm và 330 nm ở mỗi dịch chiết
trong cuvét với chiều dài đường quang 10mm trên phổ kế, dùng dung dịch amoni axetat
làm dung dịch đối chiếu. Tính toán sự chênh lệch giữa các giá trị của độ hấp thụ đã đo
được. Gọi các kết quả này là A1, A2 và A3 nếu phù hợp. Cần đảm bảo rằng đã chiết được
toàn bộ Galat propyl và không có Galat khác bị chiết lẫn vào bàng cách kiểm tra lại việc
tính toán sự chênh lệch các giá trị của độ hấp thụ đã đo được tại các bước sóng 272nm và
330 nm của lần chiết cuối cùng phải < 0,05.
*Xác định Galat octyl
-Tiến hành chiết: Sau khi chiết Galat Propyl phải dùng pipét hoặc ống đong cho thêm
100ml dung dịch axetonitril 32% vào pha hexan trong phễu chiết Lắc, để tách pha và thu
pha nước vào cốc. Tiến hành chiết thêm 1 hoặc ít nhất 2 lần , mỗi lần 100ml dung dịch
axeto nitril 32% và thu lấy từng phần dịch chiết vào các cốc riêng lẻ.
-Tiến hành xác định: Đo độ hấp thụ tại các bước sóng 272nm và 330 nm của mỗi dịch
chiết trong cuvét với chiều dài đường quang 10mm trên phổ kế dùng dung dịch axeto nỉtil
32% làm dung dịch đối chiếu. Tính toán sự chênh lệch giữa các giá trị của độ hấp thụ đã
đo được. Gọi các kết quả này là B1, B2, B3 nếu phù hợp. Cần đảm bảo rằng đã chiết
được toàn bộ Galat octyl và không có Galat khác bị chiết lẫn vào bằng cách kiểm tra lại
việc tính toán sự chênh lệch các giá trị của độ hấp thụ đã đo được tại các bước sóng
272nm và 330 nm của lần chiết cuối cùng phải < 0,05.
*Xác định Galat dodexyl
-Tiến hành chiết: Sau khi chiết Galat Propyl và octyl dùng pipét hoặc ống đong cho thêm
100ml dung dịch axetonitril 46% vào pha hexan trong phễu chiết Lắc nhẹ, để tránh tạo
huyền phù, để cho tách ơha và lấy pha nước cho vào cốc. Tiến hành chiết thêm 1 hoặc ít
nhất 2 lần , mỗi lần 100ml dung dịch axeto nitril 46% và thu lấy từng phần dịch chiết vào
các cốc riêng lẻ.
- Tiến hành xác định: Đo độ hấp thụ tại các bước sóng 272nm và 330 nm của mỗi dịch
chiết trong cuvét với chiều dài đường quang 10mm trên phổ kế dùng dung dịch axeto
nitril 46% làm dung dịch đối chiếu. Tính toán sự chênh lệch giữa các giá trị của độ hấp
thụ đã đo được. Gọi các kết quả này là C1, C2, C3 nếu phù hợp. Cần đảm bảo rằng đã
chiết được toàn bộ Galat dodexyl và không có Galat khác bị chiết lẫn vào bằng cách kiểm
tra lại sự chênh lệch các giá trị của độ hấp thụ đã đo được tại các bước sóng 272nm và
330 nm của lần chiết cuối cùng phải < 0,1.
 Biểu thị các kết quả :
-Hàm lượng galat propyl được tính toán bằng miligam trên kilogam (ppm) của sản phẩm
theo công thức: (A1+A2+A3)×10^6/430×m
Trong đó: A1, A2 và A3: là cá giá trị chênh lệch giữa cá độ hấp thụ đo được ở bước
sóng 272 nm và 330 nm của từng dịch chiết
m: là khối lượng của phần mẫ thử, tính bằng gam
-Hàm lượng galat octctyl được tính bằng miligam trên kilogam (ppm) của sản phẩm theo
công thức: (B1+B2+B3)×10^6/370×m
Trong đó: B1, B2 và B3 là các giá trị chênh lệch giữa các độ hấp thụ đo được ở
bước sóng 272 nm và 330 nm của từng dịch chiết
m: là khối lượng của phần mẫu thử, tính bằng gam
-Hàm lượng galat dodexyl được tính toán bằng miligam trên kilogam(ppm) của sản phẩm
theo công thức: (C1+C2+C3)×10^6/280×m
Trong đó : C1, C2 và C3 là các giá trị chêng lệch giữa các độ hấp thụ đo được ở
bước sóng 272 nm và 330 nm của từng dịch chiết
m: là khối lượng của phần mẫu thử, tính bằng gam
 Báo cáo kết quả: Báo cáo kết quả cần phải nêu rõ phương pháp đã sử dụng và kết
quả thu được. báo cáo kết quả cũng được đề cập đến một số các điều kiện thao tác
khác không quy định trong tiêu chuẩn này cũng như một số các chi tiết có thể ảnh
hưởng đến kết quả thử. Báo cáo kết quả cũng bao gồm tất cả các thông tin cần
thiết để nhận dạng đầy đủ về mẫu thử.
b.Dầu mỡ động vật và thực vật_- xác định chỉ số xà phòng
 Phạm vi áp dụng: Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định chỉ số xà phòng
cho dầu mở động thực vật . Nếu trong sản phẩm có chứa axit vô cơ thì kết quả của
phương pháp này sẽ không đúng, trừ khi các axit vô cơ này được xác định riêng.
 Tiêu chuẩn trích dẫn: TCVN 6128: 1996 (ISO 661:1989) Dầu mỡ động vật và
thực vật - Chuẩn bị mầu thử: ISO 5555: 1991 dầu mở động vật và thực vật - lấy
mẫu.
 Định nghĩa: Chỉ số xà phòng: số miligam kalihydroxit cần để xả phòng hoá 1 g
chất béo dưới các điều kiện quy định của tiêu chuẩn này.
 Nguyên tắc: Đun sôi mẫu thử vớidung dịch kali hydroxit trong etanol và cho hồi
lưu bằng bộ sinh hàn sau đó chuẩn độ lượng kali hydroxit dư với dung dịch chuẩn
axit clohydic.
 Thuốc thử : Tất cả các thuốc thử phải là loại tinh khiết và nước để thử là nước cất
hoặc nước có độ tinh khiết tương đương; Kali hydroxit, dung dịch c(KOH) = 0,5
mol/ltrong etanol 95%; Dung dịch này không màu hoặc vàng nhạt; Dung dịch ổn
định không màu có thể được chuẩn bị theo cách sau đây: Cho hồi lưu 1 lit etanol
với 8g kali hydrõit và 5 g nhôm hạt trong 1 giờ, sau đó đem chưng cất ngay hoà
tan một số lượng cần thiết kali hydõit,sau đó để yên trong vòng vài ngày, gạn chất
lỏng trong trên bề mặt chất lắng của kali cacbonat. Thêm 4 g terbutylat trong 1 lit
etanol và sau đó trộn rồi để yên trong vài ngày, gạn chất lõng trên bế mặt và đem
hoà vào đó lượng kali hydroxit, sau dó để yên một vài ngày. gạn chất lỏng trong
trên bề mặt của chất lắng kali cacbonat. Đựng dung dịch trong bình thuỷ tinh màu
nâu hoặc vàng, đậy kín bình bằng nút cao su và đem gạn ra sử dụng; Axit
clohydric, dung dịch chuẩn, c(HCl) = 0,5 mol/l; Phenonphtalein, dung dịch 10 g/l
trong etanol 95%, hoặc kiềm xanh 6B, dung dịch 20 g/l trong etanol 95%; Chất
trợ sôi
 Thiết bị: Sử dụng các thiết bị trong phòng thí nghiệm và Bình nón, dung tích
250ml, cổ mài, được làm bằng thuỷ tinh bền kiềm; Bộ sinh hàn có chỗ nối bằng
thuỷ tinh mài nối vừa khít với bình nón; Dụng cụ đun nóng (nồi cách thuỷ, bếp
đun nóng bằng điện hoặc các dụng cụ thích hợp khác), ngọn lửa trần là kông thích
hợp; Buret, dung tích 50 ml, có vạch chia 0,1 ml; Pipet, dung tích 25 ml.
 Lấy mẫu: Lấy mẫu theo ISO 5555: 1991.
 Chuẩn bị mẫu thử: Theo TCVN 6128: 1996 (ISO 661: 1989)
 Tiến hành thử:
Phần mẫu thử: Cân khoảng 2 g mẫu thử, chính xác đến 5 mg (theo điều 8) cho vào bình
nón
Tiến hành xác định: Dùng pipet lấy 25,0ml dung dịch kali hyđroxit trong etanol cho vào
phần mẫu thử và một ít chất trợ sôi. Nối bộ sinh hàn với bình đặt trên dụng cụ đun nóng
và đun sôi tư từ, lắc nhẹ trong suốt thời gian 60 phút hoặc 2 giờ trong trường hợp dầu và
mỡ có điểm nóng chảy cao và khó xà phòng hoá. Cho thêm vào dung dịch đang nóng 0,5
ml dung dịch phenonphtalein và chuẩn độ với dung dịch chuẩn acid clohiđric cho đến hki
màu hồng của chất chỉ thị bị mất. Nếu dung dịch có màu đậm thì sử dụng 0,5-1ml dung
dịch kiềm xanh 6B
Mẫu trắng: Mẫu trắng được chuẩn bị theo trình tự ở 9.2, dùng lại 25ml dung dịch
kalihiđrôxit trong etanol nhưng bỏ qua phần mẫu thử Số phép xác định tiến hành 2 phép
xác định trên cùng 1 mẫu thử
 Biểu thị kết quả:
- Chỉ số xà phòng hoá, Is, được tính theo công thức: Is×(V0-V1)×c×56.1/m
Trong đó: V0: Là thể tích của dung dịch chuẩn acid clohiđric đã sử dụng cho mẫu
trắng(ml)
V1: Là thể tích của dung dịch chuẩn acid clohiđric đã sử dụng cho phép xác định ( ml )
C:Là nồng độ chính xác của dung dịch chuẩn acid clohiđric , (mol/lit)
m: Là khối lượng của phần mẫu thử (g)
Kết quả được làm tròn đến số thập phân thứ nhất.
 Độ lặp lại: Sự chênh lệch giữa 2 chỉ số của 2 phép xác định được thực hiện cùng 1
người phân tích, trên cùng thiết bị thử và trên cùng 1 mẫu thử <0,5% (tương đối)
giá trị trung bình cộng.
 Báo cáo kết quả: Báo cáo kết quả phải ghi rõ phương pháp sử dụng, kết quả thu
được và phương pháp tính toán. Báo cáo kết quả cũng phải đề cập đến các điều
kiện thao tác không được quy định trong tiêu chuẩn này, hoặc được coi là tự chọn,
Các chi tiết bất kỳ có ảnh hưởng tới kết quả. Báo cáo kết quả cũng bao gồm tất cả
các chi tiết cần thiết cho việc nhận biết mẫu
c.Dầu mỡ thực vật và động vật – xác định chỉ số peoxit (tcvn 6121:2007)
 Phạm vi áp dụng: Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định chỉ số peoxit
của dầu mỡ thực vật và động vật.
 Tài liệu viện dẵn: Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết cho việc áp dụng tiêu
chuẩn. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm ban hành thì áp dụng phiên bản được
nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm ban hành thì áp dụng phiên bản
mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi. TCVN 6128: 2007 (ISO 661: 2003), Dầư mỡ
động vật và thực vật - Chuẩn bị mẫu thử: TCVN 4851 – 98 (ISO 3696: 1987)
,Nước dùng để phân tích trong phòng thuý nghiệm – Yêu cầu kỹ thuật và phương
pháp thử.
 Thuật ngữ và định nghĩa: Chỉ số peoxit (peroxide value) lượng chất có trong mẫu
thử, tính bằng oxy hoạt tính, làm oxy hoá kali iodua, trên khối lượng mẫu thử,
dưới các điều kiện theo tiêu chuẩn này.
 Nguyên tắc: Xử lý phần mẫu trong môi trường acid axetic và isooctan bằng dung
dịch kali iodua. Chuẩn độ iodua tự do bằng dung dịch chuẩn nảti thiosunphat.
 Thuốc thử: Tất cả các thuốc thử phải có chất lượng phân tích trừ khi có các qui
định khác. Tất cả các thuốc thử và nước không được chứa oxy hoà tan.
1) Nước, theo TCVN 4851 – 89 (phù hợp với loại 3 của ISO 3696: 1987)
2) Axit axetic băng, làm sạch oxy bằng cách xử lý bằng cách xử lý với khí trơ khô,
tinh khiết (cacbon dioxit hoặc nitơ)
CẢNH BÁO – axit axetic băng khá độc khi ăn phải và hít phải, nó kích thích
mạnh lên da và tế bào.
3) Isooctan, không chức oxy bằng cách thổi luồng khí trơ tinh khiết và khô
(cacbondioxit hoặc nitơ)CẢNH BÁO –isoooctan dễ cháy và dễ gây ra hoả hoạn.
Giới hạn nổ trong không khí là 1,1% đến 6,0% (thể tích). Nó khá độc khi ăn hoặc
hít phải. Khi làm việc với dung môi này cần tiến hành trong tủ hút.
4) Dung dịch axit axetic/isooctan, [60:40(VN)] được chuẩn bị bằng cách trộn 3 thể
tich axit axetic băng với 2 thể tích isooctan
5) Dung dịch kali isoooctan bão hoà, vừa mới ha và không chứa iodat và iôt tự do.
Đảm bảo dung dịch bão hoà biểu thị bằng tinh thể không hoà tan. Bảo quản chỗ
tối. Thử hàng ngày bằng cách thêm 2 giọt dung dịch tinh bột vào 0,5 ml kali iodua
trong 30ml axit axetic/isooctan. Nếu dung dịch có mầu xanh thì thêm 1 giọt nảti
thiosunphat để làm mất màu dung dịch, loại bỏ dung dịch kali iodua và chuẩn bị
dung dịch mới
6) Dung dịch natri thiosunphat, c(Na2S2O3)=0,1mol/l, chuẩn lại trước khi sử dụng.
Hoà tan 24,9 g natri thíounphat ngậm 5 phân tử nước (Na2S2O3.5H2O)trong nước
cất và pha loãng đến 1 lit. Dung dịch natri thiosunphat, c(Na2S2O3)=0,01 mol/l,
chuẩn lại trước khi sử dụng. Chuẩn bị bằng cách pha loãng dung dịch
7) Dung dịch hồ tinh bột 5 g/l Trộn 1 g hồ tinh bột và 1 ít nước cất lạnh, vừa khuấy
vừa thêm vào 200ml nước đang sôi. Thêm 250 mg axit salisilic làm chất bảo quản
và đun sôi trong 3 phút. Lấy ngay ra khổi bếp và để nguội. Nếu để lâu,cần bảo
quản dung dịch trong tủ lạnh ở 4oC đeens 10oC. Cần chuẩn bị dung dịch hồ tinh
bột mới, khi điểm kết thúc chuẩn độ chuyển từ màu xanh sang không màu. Nếu
bảo quản tronh tủ lạnh, dung dịch sẽ bền trong 2 đến 3 tuần. Độ nhạy của dung
dịch tinh bột có thể kiểm tra bằng cách sau. Cho 5 ml hồ tinh bột vào 100ml nước,
thêm dung dịch kali iodua 0,05%(5,) và 1 giọt natri hypoclorit 0,05%.Lúc đầu
dung dịch có màu xanh đậm và sẽ biến mất sau khi cho 0,05 ml dung dịch natri
thiosunphat
 Thiết bị, dụng cụ: Tất cả các thiết bị được sử dụng của phòng thử thông thường:
Bình nón, có cổ mài và nút thuỷ tinh mài dung tích 250ml
Lấy mẫu: Điều quan trọng là mẫu gữi đến phòng thử nghiệm phải là mẫu đại diện,
không bị hư hỏng và thay đổi trong quá trình bảo quản và vận chuyển. Việc lấy mẫu
không quy định trong tiêu chuẩn này, nên lấy mẫu theo TCVN 2625: 2007 (ISO 5555:
2001). Mẫu phải đựoc lấy và bảo quản ở cách xa nơi có ánh sáng mạnh, giữ lạnh và
đựng đầy trong bình thuỷ tinh tinh màu tối
Nguồn : http://luanvan.net.vn/luan-van/danh-gia-chat-luong-san-pham-dau-thuc-vat-38216/

You might also like