You are on page 1of 6

CÂU HỎI CHUẨN BỊ BÀI 6

CỘT CHÊM

1. Các yếu tố ảnh hưởng đến độ giảm áp của cột khô?


Theo công thức của Zhavoronkov:


Với: De = a : đường kính tương đương của vật chêm

fck = f(Rec): hệ số ma sát


4G
Rec =

 Độ giảm áp của cột khô phụ thuộc vào các yếu tố sau:

G: vận tốc khối lượng dòng khí dựa trên một đơn vị diện tích cột, kg/(s.m2)

Z: chiều cao phần chêm, m

Ɛ – độ xốp của vật chêm


ρG – khối lượng riêng của pha khí, kg/m3
a – diện tích bề mặt riêng của vật chêm, m2/m3
μ – độ nhớt của dòng khí, kg/ms
Ngoài ra còn có yếu tố hình dạng của vật chêm, sự xắp xếp các vật chêm,…

2. Tháp chêm được ứng dụng trong những lĩnh vực nào? Ưu và nhược điểm
của chúng?

Ưu điểm Nhược điểm Phạm vi ứng dụng


- Cấu tạo khá đơn giản. - Do có hiệu ứng thành → - Không nên dùng khi
- Trở lực thấp. hiệu suất truyền khối thấp. đường kính thiết bị quá
- Làm việc được với chất - Độ ổn định không cao, lớn.

lỏng bẩn nếu dùng đệm cầu khó vận hành. - Dùng trong hầu hết các

lĩnh vực: hấp thụ, chưng


có của chất lỏng. - Do có hiệu ứng thành khi cất, trích ly lỏng lỏng,..

tăng năng suất thì hiệu ứng


thành tăng khó tăng năng
suất.

3. Có mấy loại vật chêm ? Chúng được chế tạo được từ vật liệu gì?
- Vật chêm là những vật rắn trơ có hình dạng khác nhau: trụ, cầu, tấm, yên
ngựa, lò xo,..
- Vật chêm có thể làm từ nhiều vật liệu khác nhau: gỗ, nhựa, kim loại,
gốm sứ, thậm chí đá sỏi…
* Phổ biến nhất là một số loại vật chêm sau:

- Vòng Raschig: sứ hoặc kim loại, nhựa.


- Vật chêm hình yên ngựa: sứ
- Vật chêm vòng xoắn
4. Kích thước vật chêm cần thỏa mãn những điều kiện gì? Tại sao?
Kích thước của vật chêm cần phải thỏa mãn những điều kiện:
- Diện tích bề mặt riêng lớn → bề mặt tiếp xúc pha lớn.
- Độ rỗng (hay thể tích tự do) lớn → giảm trở lực cho pha khí.
- Đường kính vật chêm phải thỏa điều kiện: d=115 18. Tốt nhất là 110 để giảm
hiệu ứng thành. Hiệu ứng thành là hiện tượng chất lỏng có xu hướng chảy từ
tâm ra thành thiết bị, nên khó phân phối đều chất lỏng theo chiều cao tháp →
giảm tiếp xúc 2 pha → giảm hiệu suất truyền khối. Hiệu ứng thành thiết bị
càng lớn khi đường kính thiết bị càng lớn.

5. Lựa chọn vật chêm cần phải thỏa mãn những điều kiện gì?
- Đủ độ bền cơ học để có thể làm việc với tải trọng lớn của lỏng và khí.
- Có tính chịu ăn mòn cao.
- Thấm ướt tốt chất lỏng.
- Trở lực thủy lực nhỏ, thể tích tự do lớn và diện tích bề mặt riêng lớn.
- Khối lượng riêng nhỏ (để làm việc với chất lỏng bẩn nên chọn đệm cầu có khối
lượng riêng nhỏ).
- Phân phối đều chất lỏng.
- Rẻ tiền, dễ kiếm, ổn định.
- Không tác dụng với dòng khí, với dung dịch, không tương tác hóa học với môi
trường.
- Ít độc hại với người.
- Cần đạt yêu cầu về giảm hiệu ứng thành thiết bị
6. Ưu và nhược điểm của vật chêm bằng sứ?

Ưu và nhược điểm của vật chêm bằng sứ (so với thép):

 Ưu điểm:
- Có bề mặt riêng lớn hơn.
- Cột hoạt động trong vùng dưới điểm gia trọng.
- Rẻ tiền, dễ kiếm.
- Bền với môi trường, không hấp thu dung môi.
 Nhược điểm:
- Độ rỗng nhỏ.
- Khối lượng riêng xốp lớn.
- Trở lực lớn, chiếm nhiều thể tích, ma sát lớn với dòng khí.
7. Trong thí nghiệm các số liệu đo được cũng như lưu lượng các dòng có ổn
định không? Tại sao?

Trong thí nghiệm này các số liệu đo không ổn định vì bơm và quạt cung cấp
lưu lượng dòng lỏng và dòng khí không ổn định.

8. Trong thí nghiệm có mấy điểm cần lưu ý? Điểm nào quan trọng nhất?

Các điểm cần lưu ý:

- Trong quá trình đo độ giảm áp của cột ướt, cần canh giữ mức lỏng ở đáy cột ổn
định ở ¾ chiều cao đáy bằng các điều chỉnh van 4. Nếu cần, tăng cường van 2
để nước trong cột thoát về bình chứa (van 2 dùng để xả nhanh khi giảm lưu
lượng khí).
- Khi tắt máy phải tắt bơm lỏng BL trước, mở tối đa van 4 trước sau đó tắt quạt
BX.
- Nếu sơ suất để nước tràn vào ống dẫn khí thì mở van xả nước ở phía trên bảng.
Trong các chú ý trên, chú ý thứ 1 quan trọng nhất vì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến
kết quả thí nghiệm.
9. Tại sao phải duy trì mực lỏng ở ¾ đáy cột?
Phần chất lỏng ở đáy cột để giới hạn không gian của chất khí vào trong ống.
Nếu thể tích của chất lỏng ít, có nghĩa là thể tích của chất khí nhiều, khi đó chất
khí vào nhiều hơn, áp lực của nó lớn hơn sẽ đẩy mạnh vào chất lỏng ở trên chảy
xuống làm nó chảy ngược trở lại. Thí nghiệm lúc này không còn chính xác nữa.
Nếu mực chất lỏng cao thì không khí ít. Nếu không khí quá ít sẽ không thắng
được trở lực của nước để len lỏi lên trên được.
Do đó mà mức chất lỏng giữ ở mức ¾ đáy cột là hợp lý.
- Nếu khí vào ít thì giãn nở ít, nên ít sai số.
- Nếu cột chất lỏng ở dưới ngắn quá thì khi nước vào nhiều sẽ không đủ để chứa.
10. Có mấy loại quạt? Kể tên? Quạt trong bài này là quạt gì? Cao áp hay
thường?
Có hai loại quạt thường được dùng trong công nghiệp:
 Quạt ly tâm:
Dùng để tạo áp lực dòng khí lớn. Được phân loại theo: áp lực, hệ số vận tốc,
mục đích sử dụng.

Theo áp lực:

- Quạt làm việc ở áp suất thấp (H < 100mmH O) 2

- Quạt làm việc ở áp suất trung bình (H = 100-400mmH O)2

- Quạt làm việc ở áp suất cao( H > 400mmH O) 2

Theo hệ số vận tốc:


Quạt cao tốc (n > 1500 vòng/phút)
s
Quạt vận tốc trung bình (n = 800-1400 vòng/phút)
s

Quạt vận tốc chậm (n < 800 vòng/phút)


s

Theo mục đích sử dụng: Quạt khói lò, quạt không khí nóng/lạnh, quạt hút
bụi,...
 Quạt hướng trục: Quạt thông gió trong các xí nghiệp, đường hầm, các lò
tuynel,... Dùng để tạo áp lực nhỏ. Ứng dụng để chuyển một thể tích khí tương
đối lớn trong trường hợp áp suất nhỏ.
Trong bài thí nghiệm này là quạt ly tâm (quạt cao áp). Sử dụng để tăng áp suất
khí và điều hòa dòng lưu lượng khí.
11. Tại sao phải nghiên cứu đồ thị của tháp chêm từ điểm gia trọng đến điểm
lụt?
Phải nghiên cứu đồ thị của tháp chêm từ điểm gia trọng cho đến điểm lụt vì: bắt
đầu từ điểm gia trọng nếu tiếp tục tăng vận tốc khí thì ảnh hưởng hỗ tương giữa
dòng lỏng và dòng khí rất lớn, Pc tăng mau chóng không theo phương trình:
Pck = Gn. Khi đó, nếu tăng vận tốc khí lên nữa thì tháp sẽ chuyển sang làm
việc ở chế độ cuốn theo từ đó chất lỏng bi cuốn ngược trở ra theo dòng khí. Vì
thế, ta phải nghiên cứu đồ thị để giới hạn điểm làm việc nằm trong khoảng
điểm gia trọng và điểm lụt. Để an toàn, có thể giới hạn điểm làm việc dưới
điểm gia trọng, nhưng không được nhỏ quá, vì khi đó hiệu suất quá trình sẽ
thấp.
12. Công thức tính vận tốc làm việc tối ưu trong tháp chêm?

[ ( ) ]
W 2s ρ K 0,16
( ) ( )
0,125
L 0,25
ρK
Tốc độ sặc: lg 3 μL =A−1,75
gε ρ L G ρL

Vận tốc tối ưu của tháp chêm: W k =¿ 0,85) W s

13. Công thức tính hệ số trở lực do ma sát trong tháp chêm ở các chế độ chảy
(Re) khác nhau?

3,8
Khi 50 < ℜc <7000 : f CK = 0,2
ℜc
35
Khi ℜc <50 : f CK = ℜ
c

14. Công thức tổng quát tính tổn thất áp suất trong tháp chêm? Giải thích các
thừa số trong công thức và mức độ ảnh hưởng của chúng đến độ giảm áp?
2 f G2 Z
∆ p= 2
ε ρG De

 Đối với cột khô: f = fck


 Đối với cột ướt: f = fcư = σ fck
σ – hệ số phụ thuộc vào mức độ xối tưới của dòng lỏng L, kg/m2.s
σ = 10𝛀L
Giá trị σ tùy thuộc vào loại, kích thước, cách thức sắp xếp vật chêm và độ lớn
của lưu lượng lỏng L.
 Mức độ ảnh hưởng: ∆ P ~ f, ∆ P ~ G2,...
15. Tháp chêm làm việc ở chế độ nào là tốt nhất? Thực tế có thể vận hành ở
chế độ này hay không? Tại sao?

Tháp chêm làm việc tốt nhất ở chế độ nhũ tương nhưng thực tế rất khó để vận
hành chế độ này vì: đoạn thẳng biểu diễn chế độ này rất dốc, chênh lệch vận tốc
khí rất nhỏ → chỉ cần sơ sẩy một chút là cột chêm đã chuyển sang làm việc ở chế
độ cuốn theo → chất lỏng bị cuốn ngược trở ra theo dòng khí.

You might also like