You are on page 1of 4

BÀI KIỂM TRA SỐ 2 - QT&TBTC (N2) - Set A

First and last name

Question 1/11
So sánh dưới đây giữa quá trình trích ly và quá trình hấp thụ là đúng hay sai

A. Sai
B. Đúng

Question 2/11
Chọn đáp án đúng biểu thức toán học của định luật Raoult và phạm vi áp dụng của định luật.
A. pi = pi0*xi
pi: áp suất riêng phần của cấu tử i trong pha khí
pi0: áp suất hơi bão hòa của cấu tử i
xi: nồng độ phần mol của cấu tử i trong pha lỏng cân bằng với pha khí
Áp dụng cho quá trình chưng (cấu tử cần tách đi từ pha lỏng sang pha khí)
B. pi = KH*xi
pi: áp suất riêng phần của cấu tử i trong pha khí
KH: Hệ số Henry
xi: nồng độ phần mol của cấu tử i trong pha lỏng cân bằng với pha khí
Áp dụng cho quá trình hấp thụ (quá trình hòa tan pha khí vào trong pha lỏng)
C. pi = pi0*xi
pi: áp suất hơi bão hòa của cấu tử i
p0i: áp suất riêng phần của cấu tử i trong pha khí
xi: nồng độ phần mol của cấu tử i trong pha lỏng cân bằng với pha khí
Áp dụng cho quá trình hấp thụ (quá trình hòa tan pha khí vào trong pha lỏng)
D. pi = pi0*xi
pi: áp suất riêng phần của cấu tử i trong pha khí
pi0: áp suất hơi bão hòa của cấu tử i
xi: nồng độ phần mol của cấu tử i trong pha lỏng cân bằng với pha khí
Áp dụng cho quá trình hấp thụ (cấu tử cần tách đi từ pha khí sang pha lỏng)

1
BÀI KIỂM TRA SỐ 2 - QT&TBTC (N2) - Set A

Question 3/11
Một hỗn hợp khí gồm NH3 và N2 (xem như khí trơ) có lưu lượng là 1000 (kmol/h), được rửa bằng nước sạch
trong một tháp hấp thụ ngược chiều.Tính lượng khí NH3 bị hấp thụ trong nước, nếu nồng độ của khí NH3 đi vào
tháp và ra khỏi tháp hấp thụ lần lượt là 0,2 và 0,01 (phần mol).
A. GNH3 = 191,919 (kmol/h)
B. GNH3 = 190 (kmol/h)
C. GNH3 = 152 (kmol/h)
D. GNH3 = 239,899 (kmol/h)

Question 4/11
Chưng đơn giản 100kg hỗn hợp chứa 40% khối lượng rượu etylic và 60% khối lượng nước. Sau khi chưng trong
nồi còn lại 10% khối lượng rượu và nồng độ rượu thu được là 75% khối lượng. Xác định khối lượng rượu etylic
có trong sản phẩm đỉnh và khối lượng rượu etylic còn lại trong sản phẩm đáy.
A. mC2H5OH(đỉnh) = 33,157 (kg)
mC2H5OH(đáy) = 66,843 (kg)
B. mC2H5OH(đỉnh) = 24,867 (kg)
mC2H5OH(đáy) = 2,785 (kg)
C. mC2H5OH(đỉnh) = 46,154 (kg)
mC2H5OH(đáy) = 53.846 (kg)
D. mC2H5OH(đỉnh) = 34,615 (kg)
mC2H5OH(đáy) = 5,385 (kg)

Question 5/11
Một dung dịch lý tưởng được tạo thành khi trộn 100g benzene (M C6H6=78g/mol) với 100g toluene (MC7H8
=92g/mol). Ở 300C áp suất hơi bão hoà của benzene và toluene lần lượt bằng 120,2mmHg và 36,7mmHg. Hãy
xác định áp suất hơi riêng phần của benzene và toluene trong pha hơi cân bằng với pha lỏng ở 30 0C.
A. pBenzen = 55,171 mmHg
pToluen = 19,854 mmHg
B. pBenzen = 16,845 mmHg
pToluen = 65,028 mmHg
C. pBenzen = 19,854 mmHg
pToluen = 55,171 mmHg
D. pBenzen = 65,028 mmHg
pToluen = 16,845 mmHg

2
BÀI KIỂM TRA SỐ 2 - QT&TBTC (N2) - Set A

Question 6/11
Để thu được cấu tử cần tách có độ tinh khiết cao trong quá trình trích ly lỏng-lỏng được thể hiện trên đồ thị tam
giác đều thì ảnh hưởng của nhiệt độ và dung môi trích ly đến kích thước vùng hai pha rất lớn. Anh (chị) hãy
chọn đáp án phù hợp.
A. - Nhiệt độ tăng
- Dung môi cho kích thước vùng hai pha lớn
B. - Nhiệt độ giảm
- Dung môi cho kích thước vùng hai pha nhỏ
C. - Nhiệt độ giảm
- Dung môi cho kích thước vùng hai pha lớn
D. - Nhiệt độ tăng
- Dung môi cho kích thước vùng hai pha nhỏ

Question 7/11
Quá trình trích ly thường được thực hiện trong các thiết bị loại tháp như: tháp phun, tháp đĩa hoặc tháp đệm.
Phương pháp tiếp xúc giữa các dòng pha đi trong tháp là:
A. Cả hai pha đều ngập trong tháp
B. Giống như tháp hấp thụ
C. Lỏng đi từ trên xuống, hơi đi từ dưới lên
D. Giống như tháp chưng luyện

Question 8/11
Để tách dioxan ra khỏi nước, người ta sử dụng dung môi chiết là benzen nguyên chất. Lưu lượng hỗn hợp đầu
cho vào thiết bị chiết là 150 kg/h với nồng độ dioxan là 0,25 (kg dioxan/kg nước). Sau khi ra khỏi thiết bị chiết
nồng độ dioxan có trong pha trích là 0,24 (kg dioxan/kg benzen) và nồng độ dioxan còn lại trong pha raphinat là
0,0416 (kg dioxan/kg nước). Tính lưu lượng dung môi benzen tiêu tốn cho quá trình chiết.
A. Lưu lượng dung môi benzen tiêu tốn: S= 103,28 (kg/h)
B. Lưu lượng dung môi benzen tiêu tốn: S= 104,2 (kg/h)
C. Lưu lượng dung môi benzen tiêu tốn: S= 79,2(kg/h)
D. Lưu lượng dung môi benzen tiêu tốn: S= 97,68 (kg/h)

Question 9/11
Khi xác định chiều cao thiết bị theo cách vẽ đường cong động học thì:
A. Số bậc vẽ được giữa đường cong động học và đường nồng độ làm việc là số đĩa lý thuyết
B. Số bậc vẽ được giữa đường cong động học và đường cân bằng là số đĩa thực tế
C. Số bậc vẽ được giữa đường cong động học và đường cân bằng là số đĩa lý thuyết
D. Số bậc vẽ được giữa đường cong động học và đường nồng độ làm việc là số đĩa thực tế

3
BÀI KIỂM TRA SỐ 2 - QT&TBTC (N2) - Set A

Question 10/11
Để tách cấu tử hòa tan A ra khỏi pha lỏng F(A-B), người ta dùng một dung môi trích ly S. Các giai đoạn trích ly
như sau:
1/ Giai đoạn tách hai pha R (pha Raphinat: giàu B và một ít A và S) và E (pha Extract: giàu A, S và một ít B).
Hai pha này phân thành lớp nên tách ra dễ dàng.
2/ Giai đoạn trộn lẫn dung dịch đầu F(a-B) với dung môi thứ S. Cấu tử cần tách A sẽ di chuyển từ dung dịch đầu
vào dung môi S đến khi đạt cân bằng giữa hai pha.
3/ Giai đoạn hoàn nguyên dung môi: tách cấu tử cần tách A ra khỏi các pha và hoàn nguyên lại dung môi thứ S.
Hãy chọn thứ tự đúng các giai đoạn của quá trình trích ly nêu trên.
A. 1→ 3 → 2
B. 2→ 1 → 3
C. 1→ 2 → 3
D. 2→3→1

Question 11/11
Sử dụng tháp chưng cất liên tục vận hành ở áp suất thường để tách hỗn hợp gồm benzen (C 6H6) và toluene (C7H

8
). Hỗn hợp đầu cho vào tháp ở nhiệt độ sôi. Biết:
Phương trình đường nồng độ làm việc của đoạn luyện là: y = 0,75x + 0,225
Phương trình đường nồng độ làm việc của đoạn chưng là: y = 1,25x - 0,019
Tính nồng độ phần mol của benzen trong sản phẩm đỉnh; sản phẩm đáy và trong hỗn hợp đầu
A. xp = 0,9 (phần mol)
xw = 0,0108 (phần mol)
xF = 0,488 (phần mol)
B. xp = 0,96 (phần mol)
xw = 0,016 (phần mol)
xF = 0,488 (phần mol)
C. xp = 0,9 (phần mol)
xw = 0,076 (phần mol)
xF = 0,488 (phần mol)
D. xp = 0,9 (phần mol)
xw = 0,076 (phần mol)
xF = 0,412 (phần mol)

You might also like