You are on page 1of 18

CHƯƠNG 1 : TRUYỀN KHỐI

1. Truyền khối là gì? Bản chất của quá trình truyền khối?

Truyền khối là quá trình truyền vật chất từ pha (phase) này sang pha khác khi 2 pha
tiếp xúc trực tiếp với nhau.

Bản chất: là quá trình thuận nghịch diễn ra do sự khác biệt về nồng độ của 2 pha

2. Hãy cho biết chiều khuếch tán của các quá trình truyền khối: hấp thu, chưng,
trích ly lỏng – lỏng, trích ly lỏng – rắn, hấp phụ, sấy, hòa tan, kết tinh; giải hấp thu-
degas, giải hấp phụ, trao đổi ion. CHO VD

Hấp thu là quá trình hút khí (hơi) bằng chất lỏng, trong đó vật chất đi từ pha khí
vào lỏng.

Quá trình hấp thu đc dùng để nạp khí CO2 vào thức uống có gas. Khi sục khí CO2 vào thức uống
sẽ hình thành những bọt khí trong pha lỏng. Nguồn khí là CO2 gọi là "chất đc hấp thu"và thức
uống gon là "dung dịch hấp thu"

Chưng cất là quá trình tách các hỗn hợp lỏng thành các cấu tử riêng biệt, vật
chất đi từ pha lỏng vào pha hơi và ngược lại.

Trong sx rượu whiskey , qtr chưng cất đc áp dụng để nâng cao nồng độ ethanol trong rượu.
Trong pha lỏng, cấu tử khó bay hơi ngày càng tăng. Còn trong pha khí, cấu tử dễ bay hơi ngày
càng tăng.

Trích ly lỏng – lỏng là quá trình tách các chất hòa tan trong chất lỏng bằng chất
lỏng khác không hòa tan với chất lỏng trước, vật chất đi từ pha lỏng vào pha
lỏng.

Nhằm mục đích sản xuất các loại dầu nhờn có chất lượng cao, người ta cần phải tách các hydrocarbon
naphten nhiều vòng và các aromatic có chỉ số độ nhớt thấp ra khỏi các hợp chất n-parafin

Trích ly lỏng – rắn là quá trình hòa tan chọn lựa một cấu tử trong chất rắn bằng
một dung môi lỏng, vật chất đi từ pha lỏng vào pha rắn.

Qtr trích ly chất chiết trong sản xuất trà và cà phê hòa tan. Các cấu tử từ nguyên liệu (pha rắn)
vào dung môi (pha lỏng)
Hấp phụ là quá trình hút khí (hơi) bằng chất rắn xốp, vật chất đi từ pha khí vào
pha rắn.

Sấy là quá trình tách nước ra khỏi vật liệu ẩm vật chất đi từ pha rắn hay lỏng vào
pha khí.

Trong sx trái cây sấy,  qtr sấy khô dùng nhiệt để nước chuyển từ pha lỏng thành pha hơi, nhờ đó
nước đc tách ra khỏi nguyên liệu

Hòa tan là quá trình vật chất đi từ pha rắn sang lỏng.

Trong qtr nấu syrup, các tinh thể đường sẽ hòa tan vào trong nước

Kết tinh là quá trình tách chất rắn trong dung dịch vật chất đi từ pha lỏng vào pha
rắn.

Kết tinh là qtr hình thành tinh thể của hợp chất từ dạng lỏng hoặc dạng hòa tan trong dd, sp thu
đc là các tinh thể dạng rắn. Trong sx đường saccharose, bột ngọt, muối ăn, qtr kết tinh có mục
đích thu hồi các cấu tử mong muốn.

Trao đổi ion là quá trình tách dựa trên khả năng của 1 số chất trao đổi ion có thể
trao đổi các nhóm ion linh động của mình với các ion trong dd, vật chất đi từ pha
lỏng vào pha rắn và ngược lại.

Trao đổi ion đc ứng dụng trong sx đường nha để tách một số chất trong syrup. Các tạp chất tích
điện sẽ thế chỗ cho các ion trên những hạt nhựa trong thiết bị trao đổi ion

Giải hấp phụ ngược lại với quá trình hấp phụ, vật chất từ đi từ pha rắn vào pha
khí.

3. Động lực quá trình truyền khối là gì? Khi quá trình truyền khối xảy ra, động lực
quá trình sẽ thay đổi như thế nào? Động lực quá trình truyền khối trung bình tính
bằng cách nào?

Động lực quá trình truyền khối là sự sai biệt nồng độ làm cho chất khuếch tán từ nơi có
nồng độ cao tới nơi có nồng độ thấp.

Khi quá trình truyền khối thì Động lực giảm dần, hiệu số giữa nồng độ làm việc và nồng
độ cân bằng sẽ nhỏ dần.
Động lực quá trình truyền khối trung bình tính bằng trung bình Logaric

4. Gọi x, y là nồng độ làm việc trong pha x và y. Trường hợp nào vật chất chủ yếu
chuyển từ pha x sang pha y (x*, y*: nồng độ cân bằng trong pha x và pha y)? HD: x
> x* và y < y*

Nồng độ làm việc trong pha x lớn nồng độ cân bằng x* và nồng độ làm việc trong pha y
nhỏ hơn nồng độ cân bằng y*

Trường hợp nào vật chất chủ yếu chuyển từ pha y sang pha x (x*, y*: nồng độ cân
bằng trong pha x và pha y)? HD: x < x* và y > y*

Nồng độ làm việc trong pha x nhỏ nồng độ cân bằng x* và nồng độ làm việc trong pha y
lớn hơn nồng độ cân bằng y*

5. Biểu thức của định luật Henry, định luật Raoult, định luật Dalton là gì? ỨNG
DỤNG

Định luật Henrry: Đối với dd lý tưởng áp suất riêng phần p của khí trên chất lỏng tỷ lệ
với phần mol x của nó trong dd.

p = H.x

Xác định nồng độ cân bằng của pha khí

Định luật Raoult: Áp suất riêng phần p của một cấu tử trên dd bằng áp suất hơi bão hòa
Pbh của cấu tử đó (cùng nhiệt độ) nhân với nồng độ phần mol x của cấu tử đó trong dd.

p = Pbh . x

xác định áp suất tổng và phần mol của benzene, toluene. Xác định nồng độ cân bằng của
pha khí 
Định luật Dalton:

p* = P.y*

pt cân bằng:

y* (ycb)= (H/P).x = m.x

y* (ycb)= (Pbh/P).x

Xác định phần mol của heptane trong pha lỏng và pha hơi khi đun sôi ở nhiệt độ trên
nhưng với áp suất tổng là 100 kPa. Xác định nồng độ cân bằng của pha khí 

CHƯƠNG 2 : HẤP THU (dài hơn)


1. Đường cân bằng sử dụng trong quá trình hấp thu là đường cân bằng theo nồng
độ gì?

=> Đường cân bằng sử dụng trong quá trình hấp thu là đường cân bằng theo nồng độ luôn
luôn lớn hơn nồng độ làm việc, vì thế lượng dung môi thực tế luôn lớn hơn lượng dung
môi tối thiểu, thường khoảng 20%.

2. Khi chọn đệm, để giảm khối lượng thiết bị, vật đệm cần thỏa yêu cầu nào? (xem
thầy Nghĩa)

+ Có khối lượng riêng bé.

3. Khi chọn đệm, để giảm trở lực pha khí, vật đệm cần thỏa yêu cầu nào? (xem thầy
Nghĩa)

Thường sử dụng đệm gỗ vì có kích thước lớn nên bề mặt riêng của đệm bé

4. Khi chọn đệm, để tăng bề mặt tiếp xúc, vật đệm cần thỏa yêu cầu nào? (xem thầy
Nghĩa)

+ Có kích thước bé, có bề mặt riêng lớn.

5. Đặc điểm của lượng dung môi, nhiệt độ và áp suất làm việc. HD: Ltr >> Ltrmin, t
giảm, P tăng
Đặc điểm của lượng dung môi: SGK/27,28

Có tính chất hòa tan chọn lọc

Độ nhớt của dung môi nhỏ

Nhiệt dung riêng nhỏ

Có nhiệt độ sôi khác xa với nhiệt độ sôi của cấu tử hòa tan

Có nhiệt độ đóng rắn thấp

Không tạo thành kết tủa với chất bị hấp thu

Ít bay hơi

Không độc và không ăn mòn thiết bị

Nhiệt độ & Áp suất :SGK/33

6. Độ hòa tan của chất khí trong chất lỏng phụ thuộc vào các yếu tố nào? Giải thích
vì sao

+ Độ hòa tan của khí trong chất lỏng phụ thuộc vào:
Tính chất của khí và chất lỏng
Nhiệt độ môi trường
Áp suất riêng phần của khí trong hỗn hợp.

Giải thích vì sao: sự phụ thuộc đó được biểu thị bằng:

Định luật Henry-Dalton


Biểu thức:
ycb = m.x
Khi tính toán hấp thu, người ta thường
dùng tỷ số mol, trong trường hợp này có:
CHƯƠNG 3 : CHƯNG CẤT (xem thầy Nghĩa)
1. Chưng là gì? Phân biệt các quá trình chưng và ứng dụng của các quá trình đó?
- Chưng cất là quá trình tách hỗn hợp lỏng cũng như các hỗn hợp khí lỏng thành các cấu
tử riêng biệt dựa vào độ bay hơi khác nhau của các cấu tử trong hỗn hợp.
- Gồm 3 phương pháp chưng cất:
o Chưng cất đơn giản: dùng để tách các hỗn hợp gồm có các cấu tử có độ bay hơi rất
khác nhau. Phương pháp này dùng để tách sơ bộ và làm sạch các cấu tử khỏi tạp chất.
o Chưng cất bằng hơi nước trực tiếp: dùng để tách hỗn hợp gồm các chất khó bay hơi
và tạo chất không bay hơi, thường được ứng dụng trong trường hợp hợp chất được
tách không tan vào nước.
o Chưng cất chân không: dùng trong trường hợp cần hạ nhiệt độ sôi của cấu tử, như
trường hợp các cấu tử trong hỗn hợp dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao hay trường hợp các
cấu tử có nhiệt độ sôi quá cao.

(Trang 41)

2. Trong quá trình chưng cất khi đi từ đáy tháp lên đỉnh tháp, nồng độ cấu tử dễ
bay hơi trong pha khí thay đổi như thế nào? Nồng độ cấu tử dễ bay hơi trong pha
lỏng thay đổi như thế nào? Nhiệt độ sôi của hỗn hợp thay đổi như thế nào? (xem
thầy Nghĩa)

Quá trình chưng cất đi từ đáy tháp lên đỉnh tháp, nồng độ cấu tử thay đổi theo chiều
cao của tháp, nhiệt độ sôi cũng thay đổi tương ứng với sự thay đổi nồng độ.

(Trang 43)
3. Trong chưng cất, nồng độ cấu tử nhẹ trong dòng hoàn lưu đỉnh tháp như thế nào
so với trong dòng sản phẩm đáy và so với trong dòng sản phẩm đỉnh? (xem thầy
Nghĩa)

Sản phẩm đỉnh: nồng độ cấu tử bay hơi lớn

Sản phẩm đáy: nồng độ cấu tử bay hơi bé

(Tham khảo trên mạng, chưa chắc chắn)

4. Trong tháp chưng cất, phần nào là phần chưng, phần nào là phần cất, ranh giới 2
phần này được xác định bằng cách nào? (xem thầy Nghĩa)

Trong tháp chưng cất, phần trên vị trí nhập liệu gọi là phần cất, phần dưới gọi là phần
chưng

5. Trong chưng cất, chỉ số hồi lưu (hoàn lưu) làm việc và chỉ số hồi lưu tối thiểu là
gì? (xem thầy Nghĩa)

Chỉ số hoàn lưu tối thiểu là khi giao điểm của 3 đường làm việc gặp nhau tại đường cân
bằng.

Chỉ số hoàn lưu làm việc là tỉ số trọng lượng hoàn lưu quay về tháp và sán phẩm đỉnh
lấy ra

6. Có bao nhiêu loại hiệu suất mâm được sử dụng cho chưng cất? Kể tên các loại
này. (xem thầy Nghĩa)

HD: có 3 loại, hiệu suất mâm tổng quát, liên quan đến toàn tháp; hiệu suất mâm
Murphree, liên quan đến 1 mâm; hiệu suất mâm cục bộ, liên quan đến một vị trí cụ thể
trên mâm.

7. Trình bày nội dung các chú thích có mũi tên trên hình tháp chưng cất bên dưới?
Cho biết trạng thái nhiệt động của các vị trí đó (xem câu 8) .

1. Hơi đi vào thiết bị ngưng tụ

2. Dòng hoàn lưu

3. Phần cất
4. Phần chưng

5. Ống dẫn hơi vào đáy tháp

6. Ống dẫn lỏng ra

7. Mâm

8. Ống nhập liệu

8. Trình bày nguyên lý hoạt động của hệ thống chưng cất bên dưới?

- Nguyên lý tổng quát:

Nhập liệu vào tháp ở trạng thái lỏng sôi

Hoàn lưu về tháp ở trạng thái lỏng sôi

Hơi vào thiết bị ngưng tụ là hơi bão hoà

Hơi ở nồi đun về lại tháp ở trạng thái lỏng sôi

Hơi đi trong toàn bộ tháp là hơi bão hòa

Lỏng đi trong toàn bộ tháp là lỏng sôi

Hỗn hợp cần chưng luyện (VD như dịch sau lên men hoăc dung dich cồn nồng độ thấp) được đưa vào
phần giữa tháp. Những chất nặng (VD như nước) sẽ thu đươc ở đáy tháp. Đáy tháp luôn được đun sôi
để những chất nhẹ (như cồn ethanol) sẽ bay hơi dần lên đỉnh tháp. Sau khi được ngưng tụ, một phần
cồn sẽ được hồi lưu trở lại tháp. Phần còn lại là sản phẩm được lấy ra. Tùy thuộc phương pháp chưng
cất mà nồng độ cồn có thể đạt từ 95 ¸ 99.5%

CHƯƠNG 4 : TRÍCH LY (xem thầy Nghĩa)


1. Bản chất của quá trình trích ly là gì? Động lực quá trình trích ly? Khi nào cần thực
hiện quá trình trích ly? Ứng dụng của quá trình trích ly trong công nghệ thực phẩm – đồ
uống?

Bản chất của quá trình trích ly: là sự rút chất hòa tan trong chất lỏng hoặc chất rắn
bằng 1 chất hòa tan khác nhờ quá trình khuếch tán giữa các chất có nồng độ khác
nhau.

Động lực của quá trình trích ly: chênh lệch nồng độ của cấu tử ở trong nguyên liệu và ở
ngoài dung môi.

Thực hiện quá trình trích ly khi: tách cấu tử quý, thu hồi dd có nồng độ đậm đặc ( trích
ly lỏng - lỏng), phân tách hỗn hợp đồng nhất thành các cấu tử thành phần, làm tăng
nồng đọ cấu tử sản phẩm cuối và hoàn thiện sản phẩm.

Ứng dụng của quá trình trích ly trong CNTP - đồ uống: trích ly chất béo trong đậu nành,
trích ly caffeine trong cà phê và trà, trích ly saccharose trong củ cải đường....

2. Đặc điểm cấu tạo và nguyên lý hoạt động của thiết bị trích ly Kennedy? (HÌNH VẼ)

 Cấu tạo thiết bị gồm nhiều khoang.

Nguyên lý: Vật liệu trích ly được đưa từ khoang này sang khoang khác bằng cánh
gạt, trong khi dung môi chảy tràn ngược chiều. Số khoang của thiết bị được xác
định theo yêu cầu quá trình trích ly.

3. Đặc điểm cấu tạo, nguyên lý hoạt động và ưu/nhược điểm của thiết bị trích ly kiểu vít
tải? (HÌNH VẼ)
 Đặc điểm:thiết bị có 2 tháp dạng trụ dạng đứng được nối với nhau bởi ống
trụ nằm ngang, bên trong thiết bị có vít tải nguyên liệu.
 Nguyên lý:nguyên liệu được nạp vào tháp 1 và được vít tải đưa xuống bên
dưới tháp, dung môi được đưa vào ở cửa khác của tháp 2 theo chiều ngược
lại với nguyên liệu, dịch trích đuolực thoát ra ngoài theo cửa thoát.
 Ưu điểm : vận chuyển đc vật liệu dính ướt.
 Nhược điểm: bề mặt vít và máng lọc dễ bị mài mòn nhanh, nguyên liệu dễ bị
bám vào các rãnh của vít.
4. Đặc điểm cấu tạo, nguyên lý hoạt động và ưu/nhược điểm của thiết bị trích ly kiểu
tháp phun? (HÌNH VẼ)

 Đặc điểm: 1 tháp rỗng có bộ phận phân phối chất lỏng và tháo chất lỏng ra,
có các van điều chỉnh.
 Nguyên lý: pha liên tục chiếm toàn bộ diện tích tháp đi từ dưới lên hoặc từ
trên xuống. Pha phân tán nhờ bộ phận phun tạo thành hạt nhỏ, phá tán vào
pha liên tục. Pha phân tán sau khi vượt qua khỏi bộ phận phân phối pha liên
túc sẽ kết tụ lại, tách khỏi pha liên tục.
 Ưu điểm: chi phí chế tạo không lớn, dễ vệ sinh, năng suất cao.
 Nhược điểm: hiệu suất thấp nên không dùng trong thực tế.
5. Đặc điểm cấu tạo, nguyên lý hoạt động và ưu/nhược điểm của thiết bị trích ly kiểu
tháp chêm? (HÌNH VẼ)

 Đặc điểm cấu tạo: tháp đệm hình trụ, bên trong đổ đầy đệm.
 Nguyên lý hoạt động: chất lỏng chảy từ trên cao xuống theo bề mặt đệm và
khí đi từ dưới lên phân tán đều trong chất lỏng.
 Ưu điểm: hiệu suất cao vì bề mặt tiếp xúc lớn, cấu tạo đơn giản, trở lực
trong tháp không lớn lắm, giới hạn làm việc tưởng đối rộng.
 Nhược điểm: khó làm ướt nhiều đệm, nếu tháp quá cao thì phân phối chất
lỏng không đều.
6. Đặc điểm cấu tạo, nguyên lý hoạt động và ưu/nhược điểm của thiết bị trích ly kiểu
thùng quay? (HÌNH VẼ)

 Cấu tạo: cửa vào nguyên liệu, ống dẫn dung môi, ống dẫn hơi nước, giỏ
nguyên liệu, cửa tháo bã, ống tháo mixen.
Nguyên lý: nguyên liệu được cho vào các giỏ lắp trên khung quay, các giỏ được
nhúng vào dung môi liên tục. Khi nguyên liệu đã hết tinh dầu thì mixen đc tháo ra,
sau đó hơi nước được cho vào trong vỏ nhiệt theo ống dẫn hơi tách dung môi từ bả
trích ly.

CHƯƠNG 5 : KẾT TINH (xem thầy Nghĩa)


1. Mầm tinh thể là gì? Quá trình tạo mầm tinh thể gồm có mấy giai đoạn? Các yếu tố ảnh
hưởng đến quá trình tạo mầm tinh thể? (Trang 81), (Trang 228 - Các Quá Trình Và Công
Nghệ Hoá Học Thực Phẩm (Tập 4) - GS. TSKH. Nguyễn Bin)

Mầm tinh thể còn gọi là tâm kết tinh được hình thành khi dung dịch ở trạng thái bão hòa
do dung dịch được làm lạnh hay cho bốc hơi một phần dung môi (trong nồi nấu đường
chẳng hạn).

- Qúa trình tạo mầm gồm 2 giai đoạn:

+ Mầm được tạo ra do sự liên kết của các ion (phân tử) khi va chạm với nhau của
chất hòa tan trong dung dịch

+ Mầm tinh thể đạt đến trạng thái cân bằng với dung dịch và sự liên kết dừng lại

Yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tạo mầm tinh thể:

+ Tính tự nhiên của chất hòa tan và dung môi

+ Mức độ bão hòa của dung dịch

+ Nhiệt độ và phương pháp khuấy trộn

+ Các tạp chất

2. Trong giản đồ biểu diễn độ tan của các chất, vùng nào quá bão hòa, vùng nào chưa bão
hòa? (Trang 227 - Các Quá Trình Và Công Nghệ Hoá Học Thực Phẩm (Tập 4) - GS.
TSKH. Nguyễn Bin) (SGK / 81)
- Vùng A: vùng quá bão hòa

- Vùng B: vùng hỗn hợp

- Vùng C: vùng chưa bão hòa


3. Trình bày cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các loại thiết bị kết tinh? So sánh ưu nhược
điểm của các thiết bị này: (Trang 88 => 92)

- Máng kết tinh:

+Cấu tạo: Máng, đai, con lăn. Máng kết tinh là loại máng hở, trong đó có vít tải.

+ MLHĐ: Vít tải vừa làm nhiệm vụ vận chuyển vừa làm nhiệm vụ khuấy. Thông
thường vỏ của máng được làm hai lớp, nước lạnh được dẫn vào và ra giữa hai lớp đó
để làm nguội dung dịch.

+ Ưu điểm: quá trình kết tinh trong thiết bị này vẫn nhanh hơn tháp kết tinh từ 6-
7 lần

+ Nhược điểm: Vít tải quay với vận tốc không lớn (~2 vòng/phút) trong thiết bị
này. Một phần nhiệt của dung dịch được bay hơi từ bề mặt thoáng.
- Tháp kết tinh:

+ Cấu tạo:

+ NLHĐ: Trong tháp kết tinh dung dịch được phun thành hạt nhỏ, dung dịch
được làm sạch sơ bộ trong tháp. Quá trình lạnh xảy ra được là do sự bay hơi những
hạt nhỏ chất lỏng trong không khí nhờ vào sự chênh lệch nhiệt độ giữa không khí và
dung dịch. Tinh thể được tạo thành cùng với nước được lấy ra, đồng thời quá trình tách
dung môi bằng cách cho bay hơi ở áp suất thường xảy ra chậm và đòi hỏi thiết bị bay
hơi phải to.

+ Nhược điểm: Quá trình tách dung môi bằng cách cho bay hơi ở áp suất
thường xảy ra chậm và đòi hỏi thiết bị bay hơi phải to.

- Thiết bị kết tinh chân không liên tục

+ Cấu tạo: Bơm, ống tuần hoàn, ống dung dịch, phòng bốc hơi, phòng kết tinh

+ NLHĐ: Trong thiết bị này tinh thể cũng tuần hoàn với dung dịch cho đến khi
nào vận tốc lắng thắng vận tốc tuần hoàn thì tinh thể lắng xuống.

+ Ưu điểm: Vì thế ta có thể điều chỉnh kích thước tinh thể bằng cách điều chỉnh
vận tốc tuần hoào dung dịch.
- Thiết bị kết tinh có cánh khuấy

+ Cấu tạo: Ống xoắn ruột gà, vỏ bọc ngoài, cánh khuấy

+ NLHĐ: Thiết bị kết tinh có cánh khuấy với bộ phận làm lạnh kiểu ống xoắn
(Như hình). Thiết bị loại này có thể làm việc liên tục hay gián đoạn. Khi kết tinh gián
đoạn ta cho dung dịch vào đầy thiết bị. Sau khi kết tinh xong, nước cái và tinh thể được
tháo ra phía dưới. Khi kết tinh liên tục, người ta lắp nhiều thiết bị nối tiếp nhau, dung
dịch chảy ra từ thiết bị này qua thiết bị khác và được tháo ra ở ống bên cạnh.

+ Ưu điểm: Nhờ có cấu tạo đơn giản nên loại thiết bị này được ứng dụng rộng
rãi.
- Thiết bị kết tình có phòng làm lạnh ở ngoài

+ Cấu tạo: Thùng kết tinh, ống tuần hoàn, thiết bị làm lạnh, bơm tuần hoàn, ống
dẫn dung dịch, bộ phận thu nước cái và phân ly hạt tinh thể nhỏ

+ NLHĐ: Dung dịch đi vào theo ống 6, sau đó đi vào ống 2 nhờ bơm tuần hoàn
5. Ở trong thiết bị làm lạnh 4 dung dịch được quá bão hòa. Nước cái lấy qua bộ phận
phân ly 7, ở đây những hạt tinh thể nhỏ lẫn với nước cái được tách ra.

+ Ưu điểm: Các tinh thể tạo thành cùng tuần hoàn với dung dịch cho đến khi nó
có kích thước lớn và vận tốc lắng lớn hơn vận tốc tuần hoàn, như vậy bằng cách điều
chỉnh vận tốc tuần hoàn, ta có thể điều chỉnh được kích thước tinh thể.
- Hệ thống kết tinh chân không nhiều thiết bị làm việc liên tục

+ Cấu tạo:

+ NLHĐ: Hệ thống này có nhiều thiết bị kết tinh chân không đấu nối tiếp theo
nguyên tắc độ chân không trong thiết bị sau sâu hơn thiết bị phía trước. Hay nói theo
áp suất tuyệt đối thì thiết bị sau có áp suất cao hơn phía trước. Nhờ vậy ta có thể dùng
lơi bay lên từ thiết bị phía trước để gia nhiệt cho dung dịch ban đầu. Sau khi truyền
nhiệt cho dung dịch ban đầu ở các thiết bị truyền nhiệt tương ứng thì hơi sẽ ngưng lại
thành thể lỏng chảy ra ngoài. Khí không ngừng được các bơm ejector hút để duy trì áp
suất chân không tương ứng trong các thiết bị. Năng lượng cấp cho các bơm ejector là
hơi nước nóng lấy từ nồi hơi. Hơi bay lên từ thiết bị cuối cùng được ngưng tụ trong
tháp ngưng tụ ống ống thủy lực. Dung dịch chảy từ thiết bị trước sang thiết bị sau nhờ
chênh lệch áp suất.

+ Ưu điểm: Hệ thống này có năng suất cao, chất lượng tốt, tốn ít năng lượng.

+ Nhược điểm: Tuy vậy nó có nhược điểm là phức tạp, dung dịch khó chảy do
nồng độ cao.

You might also like