You are on page 1of 2

Bàn Luận

1.1. Tại sao thiết bị gia nhiệt J1 lại đặt ở ngoài nồi đun C1 mà không đặt trong C1?
Thiết bị gia nhiệt J1 đặt ở ngoài nồi đun C1 là vì hỗn hợp phân tách cần được đun nóng
đều khắp trong bình chứa dung dịch, chất lỏng đi từ phía dưới qua điện trở đi lên trên vào
trong bình chứa dung dịch tạo dòng đối lưu làm dung dịch được nung nóng đều khắp. Nếu
đặt điện trở ở bất kỳ vị trí nào trong bình chứa, thì tại chỗ điện trở sẽ có nhiệt độ cao hơn
so với các vị trí khác trong bình chứa, sẽ sinh ra ứng suất lớn rất dễ làm hỏng bình chứa
dung dịch nhập liệu đặc biệt là vật liệu bằng thủy tinh

1.2. Tại sao ở giửa tháp có một van xả? Công dụng của van xả đó là gì?
Ở giữa thân tháp ta thấy có một bộ phận lấy sản phẩm trích ngang, dùng để xã mẫu khi
hiện tượng ngập lụt xảy ra. Nhưng theo thực tế rất hiếm trường hợp xã van xảy ra vì nhiều
khi chưng cất các chất dễ cháy, các chất acid rất nguy hiểm khi tiếp xúc với môi trường.

1.3. Hiện tượng ngập lụt là gì? Giải quyết như thế nào khi xảy ra hiện tượng ngập
lụt?
Hiện tượng ngập lụt là hiện tượng tràn ngập chất lỏng trên bề mặt các mâm vì chất lỏng
không chảy kịp dẫn đến hơi không thể bay lên. Khi xảy ra hiện tượng ngập lụt tháp sẽ bị
tắc dẫn đến chất lỏng trong ống chảy chuyền không kịp hoặc chất lỏng trên bề mặt đĩa bị
lôi cuốn quá dữ dội dưới tác động của dòng hơi bay lên với vận tốc quá lớn. Dẫn đến áp
suất tăng do sự ứ dồn của pha hơi, có thể nguy hiểm nếu hiện tượng ngập lụt không được
phát hiện kịp thời. Trong quá trình thí nghiệm có xảy ra hiện tượng ngập lụt, để giải quyết
trường hợp này ta có thể giảm nhiệt lượng đun, tắt hệ thống đun hoặc mở van xả áp trên
tháp (trường hợp này hạn chế sử dụng), trong bài ta chọn phương án tắt hệ thống đun cho
đến khi hiện tượng ngập lụt mất đi
1.4. Ý nghĩa của việc hoàn lưu? Vì sao tỉ số hoàn lưu càng lớn thì nồng độ sản phẩm
đỉnh càng cao? Có thể bỏ qua hoàn lưu được không? Vì sao?
Ý nghĩa của việc hoàn lưu là hoàn lưu giúp tăng nồng độ sản phẩm đỉnh, tránh hiện tượng
khô mâm. Tỉ số hoàn lưu càng lớn thì lượng hổn hợp lỏng sản phẩm đỉnh được đưa về
càng cao. Hơi từ tháp chưng cất đi lên thiết bị ngưng tụ tiếp xúc với lượng lỏng hoàn lưu
này. Trong hơi chứa 2 thành phần: phần lớn cấu tử etanol và một phần nhỏ hơi nước.
Dòng hoàn lưu cũng chứa 2 thành phần: etanol và nước ở dạng lỏng. Do sự tiếp xúc giữa
pha hơi và pha lỏng, cấu tử etanol trong hơi sẽ lôi kéo một lượng etanol trong dung dịch
hoàn lưu, đồng thời hơi nước trong pha hơi sẽ được giữ lại một phần trong dung dịch
hoàn lưu. Lượng hơi sau khi tiếp xúc với dung dịch hoàn lưu sẽ có nồng độ cấu tử etanol
cao hơn, đồng thời giảm nồng độ cấu tử nước. Do đó khi được ngưng tụ, nồng độ sản
phẩm đỉnh càng tăng lên. Quá trình tiếp tục, sản phẩm đỉnh này sẽ được hoàn lưu lại,
tương ứng sẽ có nồng độ cấu tử etanol cao hơn dòng hoàn lưu ban đầu. Cứ thế sự tiếp xúc
pha hơi và pha lỏng kèm sự lôi cuốn cấu tử có độ bay hơi cao diễn ra liên tục, nồng độ sản
phẩm đỉnh thu được càng cao. Với ý nghĩa của việc hoàn lưu như trên nên nếu bỏ qua
hoàn lưu thì nồng độ sản đỉnh sẽ không cao, hiệu suất chưng cất sẽ thấp.

Tài liệu tham khảo:

[1] Trần Xoa, Nguyễn Trọng Khuông và tập thể tác giả, “Sổ tay Quá trình và thiết bị
Công Nghệ Hóa Chất, tập 1” – NXB Khoa Học & Kỹ Thuật

[2] Giáo trình Thực tập Quá trình & thiết bị CNHH – ĐHCT Khoa Công Nghệ

You might also like