You are on page 1of 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA CÔNG NGHÊ ̣


BỘ MÔN CNHH
ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC KỲ Họ tên SV: Trần Thị Thúy Quỳnh
HỌC KỲ 1, NĂM HỌC 2021-2022 MSSV:………B1809063…………..
- Học phần: Nhiên liê ̣u sinh học-CN300
- Thời gian làm bài: 60 phút (không kể thời gian phát đề thi), ĐƯỢC sử dụng tài liê ̣u
- Nội dung đề thi:
Câu 1 Có mấy thế hệ sản xuất nhiên liệu sinh học (1đ)
Câu 2 Sản phẩm thủy phân của cellulose là gì? của hemicellulose là gì? (1 đ)
Câu 3 Cho Sơ đồ công đoạn xử lý mẫu như sau:

* NaOH (0,5 – 2,5%) * H2O


* Nhiê ̣t độ (20, 80 và 100oC) * Sấy 60 oC 3 ngày
* Thời gian (15-60 phút) * Nghiền nhỏ
Mẫu lọc lấy bã

Câu hỏi: giải thích công dụng của dùng H2O ? (1đ)

Câu 4 Trong quá trình chuyển hóa ethanol sinh học từ rơm, người ta dùng H2SO4
trong giai đoạn xử lý mẫu. Gỉa sử có H2SO4 nồng độ 3% và 15%, hãy lựa
chọn 1 trong 2 nồng độ đó trong giai đoạn xử lý mẫu, giải thích (1đ).
Câu 5 có mấy giai đoạn sx ethanol, trình bày sơ lược các giai đoạn đó? (1đ)
--------------------------------------------------------
GHI CHÚ:
- TRẢ LỜI NGẮN GỌN (NHƯNG ĐỦ Ý), KHÔNG CẦN DÀI DÒNG MÀ THIẾU
Ý CHÍNH
- bài làm file word (nếu không có máy tính thì viết tay cũng được nhé)

Duyệt của Trưởng hoặc Phó trưởng Bộ môn Giảng viên ra đề thi
(ký tên và ghi rõ họ tên) (ký tên và ghi rõ họ tên)

--------------------------------------------------------------------------------------------
Bài làm

Câu 1:
Nhiên liệu sinh học có 4 thế hệ:
Thế hệ 1: Thụ phẩm nông nghiệp dạng hạt, từ bột, đường, giảm 30% hiệu ứng nhà
kính
Thế hệ 2: Ligno cellulose, sinh khối, phụ phẩm nông nghiệp. Giảm 70-90% hiệu
ứng nhà kính
Thế hệ 3: Tảo ( năng suất cao hơn gấp 10 lần những cây trồng trên đất)
Thế hệ 4: Nước tiểu bò, phụ phẩm nông nghiệp, có thể đốt trực tiếp được.
Câu 2:
Sản phẩm thủy phân của cellulose là C6H12O6 (Glucose)
(C6H10O5)n + nH2O → nC6H12O6 (xúc tác H+, to)
Sản phẩm thủy phân của hemicellulose là hexose và pentose

Câu 3:
H2O có công dụng làm pha loãng nồng độ kiềm của bã, để bã không cháy khi sấy, để đưa
pH về trung hòa, sự thủy phân trong bước pha loãng sẽ thu được phần lớn lượng đường.
Pha loãng bằng nước ở nhiệt độ thường sẽ làm cho sự thủy phân glucose diễn ra nhanh
chóng và hoàn toàn, với ít sự thất thoát nhất. Để thuận lợi cho quá trình thủy phân thì dung
dịch cần điều chỉnh ở mức pH từ 4,8-5,0.

Câu 4:
Dùng acid sulfuric 3% vì dung nồng độ acid càng cao thì nồng độ lignin càng cao và hàm
lượng cellulose bị phân hủy càng cao, phá vỡ liên kết hydra giữa các mạch cellulose và phá
vỡ cấu trúc tinh thể của chúng, chuyển hóa hemicellulose thành đường 5 Carbon và 6
Carbon, chuyển hóa hoàn toàn cấu trúc cellulose đã gãy thành Gluco Cacbon.

Câu 5:
Có 4 giai đoạn,
Giai đoạn 1 xử lý mẫu ( sấy, cắt nhỏ, nghiền thành bột,…)
Giai đoạn 2 quá trình thủy phân, trong công nghiệp sản xuất etanol người ta ưu tiên sử
dụng công nghệ thủy phân bằng acid vì gá thành của enzyme cellulase quá cao, theo
nguyên tắc bất cứ acid nào cũng có thể sử dụng cho quá trình thủy phân, nhưng thực tế thì
acid sunfuric vẫn được dùng phổ biến vì giá thành rẻ và cho hiệu quả thủy phân tương đối
cao, có thể dùng acid đặc hoặc loãng. Quá trình thủy phân bằng enzyme và quá trình lên
men có thể được diễn ra đồng thời với nhau hoặc tách riêng
Giai đoạn 3 quá trình lên men, khi lên men có khoảng 95% đường biến thành rượu và CO2
còn 5% là tạo ra các sản phẩm khác và đường sót, sự lên men chỉ xảy ra khi có sự có mặt
của vi sinh vật, nếu ngăn cản không cho vi sinh vật tiếp xúc với đường thì hiện tượng lên
men không xảy ra.
Giai đoạn 4 Chưng cất (khử nước đáp ứng đặc điểm kỹ thuật của sản phẩm, nồng độ etanol
sẽ được tăng cao tối đa, có thể là cồn khan)

- Xử lý mẫu
 Phương pháp vật lý
 Nổ hơi nước
 Nước nóng
 Nước cận tới hạn
 Phương pháp hóa học
 Xử lý bằng acid
 Xử lý bằng kiềm
 Xử lý bằng ion lỏng
 Phương pháp sinh học
 Xử lý bằng vi sinh vật, chủ yếu là nấm
- Quá trình thủy phân
 Thủy phân bằng hóa chất
 Thủy phân bằng enzyme
- Quá trình lên men

You might also like