You are on page 1of 48

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA: CÔNG NGHỆ HÓA HỌC

BÁO CÁO THÍ NGHIỆM


HÓA HỮU CƠ
NHÓM 6

GVHD: Mai Hùng Thanh Tùng


Họ và tên – MSSV:
Lê Thanh Tú – 2004190334
Nguyễn Thị Thanh Tuyền – 2004190150
Trương Thị Kiều Loan – 2004190255
Hoàng Đình Hùng – 2004190237

1
LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian thực hiện và hoàn thành Báo cáo Thí Nghiệm Hóa Hữu Cơ nhóm em
xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của quý thầy cô Khoa Công Nghệ Hóa học Trường
Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm Thành Phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ, cung cấp cho
nhóm em nhiều thông tin quý báu và tạo điều kiện cho nhóm em trong quá trình thực
hiện báo cáo này. Em cũng xin được gửi lời cảm ơn đặc biệt đến thầy Mai Hùng Thanh
Tùng đã tận tình hướng dẫn cho nhóm em thực hiện và hoàn thành báo cáo này.
Mặc dù nhóm em đã rất cố gắng nhưng do thời gian, kiến thức và kinh nghiệm có hạn
cũng như lần đầu tiên được tiếp xúc và thực hiện môn học này nên bài làm của nhóm
em còn nhiều thiếu sót trong việc trình bày. Nhóm em rất mong nhận được thông cảm,
đánh giá và đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn.
Cuối cùng nhóm em kính chúc quý thầy cô có nhiều sức khỏe và thành công trong sự
nghiệp cao quý trồng người của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!

TP.HCM, ngày 27 tháng 02 năm 2022


Nhóm thực hiện
NHÓM 6

1
MỤC LỤC

BÀI 1: ĐIỀU CHẾ n-BUTYL ACETAT .....................................................................4


Thí nghiệm điều chế butyl acetat .................................................................................4
CÂU HỎI CHUẨN BỊ: ................................................................................................ 8
BÀI 2: KHẢO SÁT TÍNH CHẤT VÀ ĐIỀU CHẾ HIDROCACBON VÀ
DẪN XUẤT HALOGEN ............................................................................................. 10
Thí nghiệm 1: Điều chế và khảo sát tính chất của etilen ...........................................10
Thí nghiệm 3: Phản ứng oxy hóa benzene và toluen .................................................12
Thí nghiệm 4: điều chế iodofom .................................................................................13
Thí nghiệm 5: Khảo sát tính chất dẫn xuất halogen ..................................................14
CÂU HỎI CHUẨN BỊ: .............................................................................................. 18
BÀI 3: KHẢO SÁT TÍNH CHẤT VÀ ĐIỀU CHẾ ALCOL VÀ PHENOL ..........20
Thí nghiệm 1: Nhận biết nước có lẫn trong ancol .....................................................20
Thí nghiệm 2: Phản ứng của alcol etylic với natri ....................................................21
Thí nghiệm 3: Phản ứng của etylenglicol và glycerin với đồng (II) hydroxit ...........22
Thí nghiệm 4: Phản ứng của phenol với natri hydroxit .............................................23
CÂU HỎI CHUẨN BỊ ............................................................................................... 25
BÀI 4: KHẢO SÁT TÍNH CHẤT VÀ ĐIỀU CHẾ ALDEHYDE VÀ CETONE ..27
Thí nghiệm 1: Phản ứng của aldehyde với đồng (II) hydroxit...................................27
Thí nghiệm 2.1: Điều chế acetone từ natri acetat......................................................28
Thí nghiệm 2.2: Oxy hóa aldehyde bằng hợp chất phức của bạc .............................. 29
Thí nghiệm 5: Phản ứng ngưng tụ aldol và croton của aldehyde acetic ...................31
CÂU HỎI CHUẨN BỊ: .............................................................................................. 31
BÀI 5 – KHẢO SÁT TÍNH CHẤT VÀ ĐIỀU CHẾ: CARBOXYLIC ACID VÀ
DẪN XUẤT CARBOXYLIC ACID...........................................................................33
Thí nghiệm 1: Tính acid của carboxylic acid ............................................................ 33
Thí nghiệm 2: Phản ứng oxi hóa của Carboxylic ......................................................34
Thí nghiệm 3: Phản ứng của acid hữu cơ với dung dịch FeCl3.................................36
Thí nghiệm 4: Điều chế benzoic acid .........................................................................39
CÂU HỎI CHUẨN BỊ: .............................................................................................. 41
BÀI 6 – KHẢO SÁT TÍNH CHẤT VÀ ĐIỀU CHẾ AMINE VÀ HỢP CHẤT
DIAZO .......................................................................................................................... 43
Thí nghiệm 1: Phản ứng màu với phenolphtalein ......................................................43
2
Thí nghiệm 2: Phản ứng với dung dịch đồng (II) sunfate ..........................................43
Thí nghiệm 3: Phản ứng với dung dịch sắt (III) clorua .............................................45
Thí nghiệm 4: Phản ứng của các amine bậc một với acid nitr) .................................46
CÂU HỎI CHUẨN BỊ: .............................................................................................. 46

3
BÀI 1: ĐIỀU CHẾ n-BUTYL ACETAT

Thí nghiệm điều chế butyl acetat


1. Giai đoạn phản ứng
- Cho 9ml n- butanol và 12ml acid acetic băng vào bình cầu 2 cổ, lắc đều hỗn hợp rồi
thêm 2,5ml H2SO4 đậm đặc.
- Thêm vào bình cầu vài viên đá bọt và thực hiện đun hoàn lưu hỗn hợp trên bếp điện
có lưới amiăng trong 90 phút. Khi đun luôn giữ hỗn hợp phản ứng trong bình cầu ở trạng
thái sôi đều. Hết thời gian ngừng đun, tắt bếp điện và để nguội bình phản ứng.

Hình 1.1: Hệ thống chưng cất


+ Rồi đổ từ từ vào beaker chứa sẵn 50ml nước, khuấy đều rồi cho vào phễu chiết

Hình 1.2: Bình phản ứng sau khi đun Hình1.3: Hỗn hợp cho vào phễu chiết

4
1.2 Giai đoạn xử lý và tách sản phẩm
- Lắc phễu tròn đều sao cho đảo xuống tận cuống phễu chiết rồi gắn lên giá đỡ và để
yên hỗn hợp đến khi hỗn hợp tách thành 2 lớp:

Hình 1.4: Để phễu chiết lên giá đỡ


- Bỏ lớp nước phía dưới

Hình 1.6: Tách lớp nước phía dưới Hình 1.5: Sau khi tách nước

5
- Rửa sản phẩm thô 2 lần với nước cất, mỗi lần 50ml

Hình 1.7: Chiết lần 1

Hình 1.8: Chiết lần 2

- Rửa lần nữa với 100ml Na2CO3 10%

6
Hình 1.7: Thêm Na2CO3, chiết lần 3
- Thu được sản phẩm, làm khan bằng Na2SO4 khan

Hình 1.8: Sản phẩm trước và sau khi cho Na2SO4 khan vào

- Lọc bỏ tạp chất:


7
Hình 1.11: Lọc bỏ tạp chất Hình 1.12: Sản phẩm este thu được

3. Quan sát hiện tượng và giải thích


- Có lớp este mùi thơm tạo thành nổi lên trên

Hiện tượng: Este gần như không tan trong nước nên chất lỏng thu được phân hai lớp,
este nhẹ nổi lên trên bề mặt.
Giải thích: Ta phải cho H2SO4 đậm đặc vì nó có khả năng hút nước (làm giảm nồng độ
H2O) mà phản ứng este là phản ứng hai chiều, để cho lượng este sinh ra thêm thì phải
chống lại tác nhân gây mất nước nghĩa là sinh ra thêm nước, tức là đi theo chiều thuận
của phương trình. H2SO4 đậm đặc đóng vai trò là chất xúc tác đồng thời cũng giúp cho
tốc độ phản ứng xảy ra nhanh hơn.
Ta phải đun hoàn lưu vì trong thí nghiệm trên hơi rượu, nước và axit bay lên được sinh
hàn làm mát, ngưng tụ và hồi lưu lại bình để quá trình tạo ra este không bị hao hụt.
CÂU HỎI CHUẨN BỊ:
Câu 1: Vai trò các hóa chất sử dụng trong bài
- Acid sunfuric trong thí nghiệm điều chế n-butylacetate dùng làm chất xúc tác; hút
nước làm đặc lại phần este
- Cho đá bọt vào các dung dịch cần chưng cất để tạo điều kiện hình thành bọt khí bên
trong lòng dung dịch (bọt khí được hình thành trên bề mặt của đá bọt khi dung dịch sôi),
các bọt khí này duy trì sự sôi của dung dịch một cách nhẹ nhàng. Nếu không dùng đá
bọt, sẽ xảy ra hiện tượng tăng nhiệt (superheating), dung dịch không sôi mặc dù nhiệt
độ tăng cao hơn nhiệt độ sôi của nó, dễ xảy ra hiện tượng nổ, gây nguy hiểm và ảnh
hưởng đến quá trình cất.
8
Câu 2: Viết cơ chế của phản ứng

Câu 3: Nguyên tắc của phương pháp tách và tinh chế sản phẩm
- Phương pháp tách: Dựa trên cơ sở sự phân bố (hay hòa tan) khác nhau của các chất
phân tích vào trong hai pha (hai dung môi) không trộn lẫn vào nhau.
- Phương pháp tinh chế: Quá trình kỹ thuật làm sạch,loại các tạp chất khỏi một hợp
chất nào đó để thu được chất dưới dạng tinh khiết.
Câu 4: Nêu bài học kinh nghiệm rút ra từ bản thân sau khi hoàn thành buổi thực
hành?
- Đảm bảo mẫu chất cần kết tinh và tinh thể sau khi ngưng tụ không bị phân hủy bởi
nhiệt độ.
- Cần đảm bảo tất cả các mối nối giữa các thiết bị được chặt chẽ.
- Đường dẫn nước của ống sinh hàn cần được kiểm tra trước khi tiến hành chưng cất,
nước vào từ đầu dưới và ra ở đầu trên để tránh không có bọt khí, dòng nước không quá
nhanh nhưng cũng không quá chậm.
- Lượng dung dịch trong bình cất nên chiếm từ 1/3 đến 1/2 thể tích bình.

9
BÀI 2: KHẢO SÁT TÍNH CHẤT VÀ ĐIỀU CHẾ HIDROCACBON VÀ
DẪN XUẤT HALOGEN

Thí nghiệm 1: Điều chế và khảo sát tính chất của etilen
- Cho 2ml ancol etylen vào ống nghiệm khô. Cho thêm từng giọt dung dịch H2SO4
đặc (khoảng 4ml), đồng thời lắc đều. Cho vào hỗn hợp vài viên đá bọt.

Hình 2.1 – Chuẩn bị dụng cụ như đề bài


- Đun nóng cẩn thận hỗn hợp phản ứng

Hình 2.2 – Sau khi đun nóng hỗn hợp phản ứng

10
Hiện tượng: hỗn hợp dần chuyển sang màu đen, có khí thoát ra
H2 SO4 ,to
C2 H5 OH → C2 H4 ↑ + H2 O
- Đốt nóng etylen ở đầu ống dẫn khí

Hình 2.3 – Đốt nóng etylen


Hiện tượng: ngọn lửa có màu vàng
C2H4 + 3O2 → 2CO2 + 2H2O
- Dẫn khí etilen vào ống nghiệm chứa 2ml dung dịch KMnO4 5%

Hình 2.4 – Quá trình biến đổi màu của dung dịch KMnO4
Giải thích: KMnO4 mất màu do nối đôi của etylen bị KMnO4 oxi hóa thành 1,2 diol
đồng thời tạo MnO2 dạng kết tủa đen theo phương trình:
H2C = CH2 + KMnO4 + H2O → HOCH2-CH2OH + KOH + MnO2 ↓
11
Thí nghiệm 3: Phản ứng oxy hóa benzene và toluen

- Cho vào 2 ống nghiệm, mỗi ống 1ml dd KMnO4 5% và 1ml dung dịch H2SO4
2N. Cho tiếp vào mỗi ống 1: 1ml benzen, ống 2: 1ml toluene

Hình 2.5 – Chuẩn bị hai ống nghiệm


- Lắc nhẹ và đun nóng cả hai ống nghiệm trên bếp đun cách thủy

Hình 2.6 – Đun cách thủy hai ống nghiệm


12
- Quan sát hiện tượng và giải thích

Hình 2.7 – Hai ống nghiệm sau khi đun Hình 2.8 - Ống nghiệm 2 sau khi đun
Hiện tượng:
+ Ống nghiệm 1 chứa benzen không bị mất màu
+ Ống nghiệm 2 chứa toluen màu nhạt dần, xuất hiện kết tủa nâu đen (MnO2)
Giải thích:
Do benzen có cấu trúc bền và tương đối trơ với các tác nhân oxi hóa nên không thấy
hiện tượng gì xảy ra.
Toluen có nhóm –CH3 gắn với vòng khi đó không phải nhân benzen tham gia phản
ứng mà phản ứng xảy ra tại các góc ankyl tạo thành nhóm carboxyl –COOH.
Thí nghiệm 4: điều chế iodofom

- Cho vào ống nghiệm 0,5ml C2H5OH 96°, nhỏ tiếp 1,5ml dung dịch KI bảo hòa iot
và 1,5ml dd NaOH 2N. Lắc đều và đun nhẹ cho đến khi có kết tủa vẩn đục. Làm lạnh
ống nghiệm bằng nước lạnh.

Hình 2.9 – Ống nghiệm chứ alcol etylic sau khi đun

13
Hiện tượng: Ban đầu ống nghiệm không màu, sau khi đun thì xuất hiện kết tủa màu
vàng nhạt
C2H5OH + I2 + NaOH NaI + HCOONa + CH3I + H2O
- Cho vào ống nghiệm 2ml dung dịch KI bão hòa iot và 2ml dd NaOH 2N và 0,5ml
acetone. Lắc nhẹ

Hình 2.10 – Ống nghiệm chứa acetone sau khi lắc nhẹ
Hiện tượng: xuất hiện kết tủa màu vàng nhạt lắng xuống đáy ống nghiệm
CH3COCH3 + 3I2 + 4NaOH CH3COONa + CHI3 + 3NaI
Thí nghiệm 5: Khảo sát tính chất dẫn xuất halogen

a) Rửa sạch ion halogen của clorofom: cho 1ml CHCl3 và 6ml nước cất vào ống nghiệm
rồi lắc đều, để yên, hỗn hợp phân thành hai lớp. Gạn bỏ lớp nước ở phía trên sang ống
nghiệm khác có chứa sẵn vài giọt dung dịch AgNO3 1% nếu thấy có kết tủa tiến hành
rửa lại như trên cho đến khi dung dịch nước rửa không còn ion clorua.

Hình 2.11 - Ống nghiệm sau khi lắc đều, để yên


14
b) Cho 1ml CHCl3 đã rữa sạch ion halogen và 3ml dung dịch NaOH 10% vào ống
nghiệm, lắc đều và đun sôi cẩn thận hỗn hợp.
4NaOH + CHCl3 → HCOONa + 3NaCl + 2H2 O

Hình 2.12 – Hỗn hợp sau khi đun


- Làm lạnh hỗn hợp phản ứng và gạn phần dung dịch trong ở phía trên chia thành ba
phần vào 3 ống nghiệm:

Hình 2.13 – Hỗn hợp sau khi gạn phần phía trên chia làm 3 phần

15
Ống 1: Thực hiện acid hóa bằng dung dịch HNO3 20%, thêm tiếp vài giọt AgNO3 1%

Hình 2.14 – Hỗn hợp sau khi acid hóa và thêm AgNO3
Hiện tượng: xuất hiện kết tủa màu trắng đục
Ag + + Cl− → AgCl↓

Ag + + 2OH− → Ag 2 O + H2 O
Ống 2: Cho thêm 1ml dung dịch phức bạc amoniacat và đun nhẹ

Hình 2.15 – Hỗn hợp sau khi thêm phức bạc amoniacat
16
Hình 2.16 – Hỗn hợp sau khi đun
Hiện tượng: Sau khi thêm phức bạc amoniacat dung dịch chuyển sang màu nâu, sau
khi đun nhẹ xuất hiện kết tủa đen bám vào thành ống nghiệm
18HCOONa + 4AgNO3 + 14NH3 + 6H2 O → 4Ag + 9 Na2 CO3 + 9(NH4 )2 CO3

Ống 3: Nhỏ vài giọt dung dịch KMnO4 5%

Hình 2.17 – Hỗn hợp sau khi nhỏ dd KMnO4 5%


Hiện tượng: Dung dịch chuyển sang màu xanh rêu

HCOONa + KMnO4 + 3NaOH → Na2 CO3 + K 2 MnO4 + Na2 MnO4 + 2H2 O

17
CÂU HỎI CHUẨN BỊ:
Câu 1: Vì sao phải thêm đá bọt vào phản ứng điều chế etilen? Giải thích vì sao phải
nối ống dẫn khí có ống đựng bông tẩm NaOH đặc hoặc vôi tôi xút?
- Thêm đá vào phản ứng điều chế etylen để điều hòa quá trình sôi, tránh hiện tượng
quá sôi sẽ gây nổ ống nghiệm
- Phải nối ống dẫn khí có ống đựng bông tẩm NaOH đặc để hấp thụ khí độc CO2, SO2
và H2SO4 đặc có thể sinh ra
2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O
2NaOH + CO2→ Na2CO3 + H2O
Ca(OH)2 + SO2 → CaSO3 + H2O
C2H5OH + 6H2SO4 → 2CO2 + 6SO2 + 9H2O
H2 SO4 ;170℃
C2H5OH → C2H4 + H2O
3C2H4 + H2O + 2KMnO4 → 2KOH + 2MnO2↓ + 3C2H4(OH)2
Câu 2: Giải thích nguyên nhân sự khác nhau về tính chất của benzen và toluen đối
với KMnO4 ?
Do các gốc hidrocacbon gắn vào nhân thơm dễ bị oxy hóa bởi tác nhân oxy hóa như
KMnO4 trong môi trường acid:
+ Trong môi trường acid các gốc hidrocacbon này bị oxy hóa tạo thành nhóm chức
acid hữu cơ -COOH.
+ Trong môi trường trung tính KMnO4 bị khử tạo thành MnO2 (chất rắn không tan
trong nước, có màu đen).
Hiện tượng xảy ra khi cho KMnO4 vào benzen và toluen → benzen không làm mất
màu dung dịch thuốc tím, toluen làm màu thuốc tím nhạt dần.
Do benzen có cấu trúc bền và tương đối trơ với các tác nhân oxi hóa nên không có
hiện tượng xảy ra
Toluen có nhóm -CH3 gắn với vòng khi đó không phải nhân benzen tham gia phản
ứng mà phản ứng xảy ra tại góc ankyl tạo thành nhóm Carboxyl-COOH
C6 H5 − CH3 + 2KMnO4 → C6 H5 COOH + 2MnO2 ↓ + KOH + H2 O
2KMnO4 + C6 H5 CH3 → KOH + 2MnO2 ↓ +C6 H5 COOK + H2 O
Câu 3: Tại sao không được đun sôi hỗn hợp phản ứng? Cho biết đặc điểm cấu tạo
của các hợp chất có khả năng phản ứng với I2 để tạo ra iodofom.
- Do iodine là chất rắn dễ thăng hoa nên khi đun sôi nó sẽ bay hơi mất.
- Alcol: Do nồng độ dung dịch iodua quá cao nên màu của nó trở nên vàng đỏ đậm
nên sau khi cho ethanol và sodium hydroxide vào thì khó quan sát hiện tượng, nên pha
loãng các dung dịch ra và xem hiện tượng. ta thấy, dung dịch iodua có màu vàng đỏ còn
trong trong ống nghiệm khảo sát thì có màu vàng. Điều này cho thấy đã có hiện tượng

18
phản ứng xảy ra có tạo ra iodoform (chất kết tủa màu vàng) do hiệu suất thấp nên hiện
tượng kết tủa không rõ ràng.
Phương trình phản ứng:
CH3 CH2 OH + I2 + 2NaOH → CH3 CHO + 2NaI + 2H2 O
CH3 CHO + 3I2 + 4NaOH → HCOONa + CHI3 ↓ +3NaI + 3H2 O
- Acetone: Hiện tượng và kết quả giống như alcol
Phương trình phản ứng:
CH3 CHO + 3I2 + 4NaOH → HCOONa + CHI3 ↓ +3NaI + 3H2 O
Câu 4: Vì sao phải acid hóa hỗn hợp CHCl3 và NaOH bằng dung dịch HNO3 20%
trước khi cho dung dịch AgNO3 1% vào hỗn hợp trên?
Phải acid hóa hỗn hợp CHCl3 và NaOH bằng dung dịch HNO3 20% trước khi cho
dung dịch AgNO3 1% vào hỗn hợp trên do NaOH dư, cho acid vào để trung hòa phản
ứng với Ag+ tạo Ag2O kết tủa đen

19
BÀI 3: KHẢO SÁT TÍNH CHẤT VÀ ĐIỀU CHẾ ALCOL VÀ PHENOL

Thí nghiệm 1: Nhận biết nước có lẫn trong ancol


- Cho 2g bột CuSO4.5H2O và chén sứ

Hình 3.1 – Cân 2g CuSO4.5H2O


- Đun nóng chén sứ trên bếp điện cho đến khi được CuSO4 khan, để nguội trong bình
hút ẩm

Hình 3.2 – Đun nóng chén sứ và để nguội

Hiện tượng: Lúc đầu bột CuSO4.5H2O trong chén sứ có màu xanh sau khi đun nóng thì
các phân tử H2O được giải phóng cho ta CuSO4 khan có màu trắng.

CuSO4.5H2O (xanh) → CuSO4 khan (trắng) + H2O↑


- Cho toàn bộ chất rắn này vào ống nghiệm đã chứa sẵn 3ml ancol etylic 96o. Lắc đều
ống nghiệm đun nhẹ:

20
Hình 3.3 – Đun nhẹ ống nghiệm
Hiện tượng: CuSO4 từ màu trắng chuyển sang xanh nhạt ( tùy vào lượng ancol etylic ta
có sự đổi màu đậm nhạt tương ứng)
- Gạn lấy ancol etylic khan để dùng cho thí nghiệm sau
Thí nghiệm 2: Phản ứng của alcol etylic với natri
Cắt lấy một mẫu kim loại Natri cỡ bằng hạt đậu xanh, lau sạch lớp dầu bảo vệ, cho
vào ống nghiệm khô đã chứa sẵn 2ml ancol etylic khan ở thí nghiệm 1, rồi bịt miệng
ống nghiệm ống nghiệm bằng ngón tay cái. Để đảm bảo an toàn thí nghiệm có thể dùng
khăn ướt quấn quanh ống nghiệm.

Hình 3.4 – Đun nóng hỗn hợp natri và ancol etylic

- Sau khi phản ứng kết thúc, đưa ống nghiệm lại gần ngọn lửa đèn cồn và lấy ngón
tay cái ra
Hiện tượng: khí H2 sinh ra cháy với ngọn lửa màu xanh
Phản ứng hóa học: C2H5OHkhan + Na → C2H5ONa trắng (khan) + ½ H2
21
- Phần còn lại trong ống nghiệm, được lắc với từng giọt ancol etylic 960, cho đến khi
không còn khí bay ra thì dừng lại. Kết tủa trắng còn lại trong ống nghiệm được hòa tan
bằng 3ml nước cất, rồi nhỏ thêm vài giọt dung dịch phenolphtalein.

Hình 3.5 – Dung dịch sau khi thêm phenolphtalein

Hiện tượng: Dung dịch từ không màu chuyển sang màu đỏ tím
C2H5ONa trắng (khan) + H2O → C2H5OH trắng (khan) + NaOH
Thí nghiệm 3: Phản ứng của etylenglicol và glycerin với đồng (II) hydroxit
a) Chuẩn bị 3 ống nghiệm, cho vào mỗi ống 3 giọt dd CuSO4 3% và 2ml NaOH 10% và
lắc nhẹ.
Hiện tượng: Cả ba ống nghiệm đều xuất hiện kết tủa huyền phù màu xanh lơ
CuSO4 + NaOH → Cu(OH)2 + Na2SO4
- Tiếp tục nhỏ vào ống thứ nhất 1ml glixerol, ống thứ hai 1ml ancol etylic và ống thứ
ba 1ml etylen glicol. Lắc nhẹ ba ống nghiệm

Hình 3.6 - Ống 1(glycerol) Hình 3.7 - Ống 2(etanol) Hình 3.8 - Ống 3(etylen glicol)

Hiện tượng:
Ống 1: Kết tủa tan tạo thành dung dịch màu xanh lam của muối đồng (II) glixerat
2C3H5(OH)3 + Cu(OH)2 → [C3H5(OH)2O]2Cu + 2H2O
22
Ống 2: Không có hiện tượng, kết tủa không tan
Ống 3: Kết tủa tan tạo thành dung dịch màu xanh lam
2C2H4(OH)2 + Cu(OH)2 → [C2H4(OH)2O]2Cu + 2H2O
Giải thích: Do etylen glicol và glyceron là ancol đa chức có nhóm -OH liền kề nên có
thể tạo phức với Cu(OH)2. Còn etanol là ancol đơn chức nên không tạo phức.
b) Acid hóa dung dịch trong các ống nghiệm trên bằng dung dịch HCl 10%
Hiện tượng:
Ống 1 ( glyxerol): dung dịch mất màu xanh lam, xuất hiện trở lại kết tủa xanh lơ
Ống 2 (etanol ): kết tủa tan tạo dung dịch màu xanh lơ
Ống 3 (etylen glicol): dung dịch mất màu xanh lam, xuất hiện trở lại kết tủa xanh lơ
Giải thích:
- Ống I (etylen glicol) và ống II (glycerol): dung dịch mất màu xanh lam, xuất hiện
trở lại kết tủa xanh lơ Cu(OH)2 do phức [C2H4(OH)O]2Cu và [C3H5(OH)2O]2Cu chỉ bền
trong môi trường kiềm, khi thêm HCl vào, nó đã trung hòa NaOH và tạo môi trường
acid khiến phức kém bền, cấu trúc của phức chất dần biến mất và tạo lại kết tủa ban đầu.
HCl + NaOH → NaCl + H2O
- Ống 2 (C2H5OH): kết tủa tan tạo dung dịch màu xanh lơ do phản ứng:
Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O
Thí nghiệm 4: Phản ứng của phenol với natri hydroxit
- Dùng pipet lấy 1ml phenol cho vào ống ống nghiệm. Cho tiếp 1ml nước cất vào ống
nghiệm, lắc đều

Hình 3.6 –Dung dịch phenol và nướt cất trong ống nghiệm

23
Hiện tượng: Dung dịch tách lớp
Giải thích: Phenol có khả năng tan trong nước nhờ khả năng hình thành liên kết
hydrogen với nước, nhưng không tan hoàn toàn nên dd bị tách lớp.
- Cho thêm từ từ từng giọt dung dịch NaOH 2N cho đến khi dung dịch trong ống
nghiệm trong suốt
Giải thích: Phenol có tính axit vì có hiệu ứng cộng hưởng xảy ra trong phân tử. Vì vậy
khác với rượu phenol có thể tác dụng với bazơ làm dung dịch trong lại.

C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O

Hình 3.7 – Dung dịch trong ống nghiệm sau khi thêm NaOH
- Chia dung dịch ra thành 2 phần vào hai ống nghiệm:
+ Ống 1: cho từ từ từng giọt dung dịch HCl 2N, lắc nhẹ

Hình 3.8 – Dung dịch sau khi cho HCl 2N vào ống nghiệm
Hiện tượng: Dung dịch vẫn đục lại, do sự tạo thành phenol
C6H5ONa + HCl → C6H5OH + NaCl
24
+ Ống 2: Dẫn luồng khí CO2 dư vào

Hình 3.9 – Dung dịch sau khi cho luồng khí CO2 vào

Hiện tượng: dung dịch vẩn đục, do sự tạo thành phenol

C6H5ONa + CO2 + H2O → C6H5OH + NaHCO3

CÂU HỎI CHUẨN BỊ


Câu 1: Cho biết mục đích của việc bịt ống nghiệm và sau đó thử gần ngọn lửa trong
quá trình thực hiện ở thí nghiệm 2.
Để biết được phản ứng có sinh ra khí hydro hay không. Do khí hydro sinh ra sau phản
ứng bị oxi hóa trong không khí là cháy trên đầu ống nghiệm.
Câu 2: Tại sao phải dùng alcol ertylic khan? So sánh khả năng phản ứng của alcol
etylic và nước với Na. Giải thích?
Vì nếu C2H5OH không khan thì khi đó Na cho vào sẽ không tác dụng với rượu mà
tác dụng với nước trong dung dịch theo phương trình:
2Na + 2H2O→ 2NaOH + H2
Na có tính bazơ mạnh nên khi cho vào nước sẽ tác dụng ngay, còn alcol etylic do tính
acid của etanol rất yếu nên muốn tác dụng được với Na cần phải thêm chất xúc tác vào.
Câu 3: Hãy cho biết môi trường (acid hay bazo) của phản ứng giữa etylen glycol
hoặc glycerin với đồng (II) hydroxit?
Etylen glycol với đồng (II) hydroxit trong môi trường bazơ.

25
Câu 4: Vì sao có thể nhận biết được alcol đơn chức có bậc khác nhau bằng thuốc
thử Lucas?
Thuốc thử Lucas là hỗn hợp của dung dịch HCl đậm đặc và ZnCl2 khan. Dùng để
định tính nhóm chức alcohol (bậc 1, 2, 3) có khối lượng phân tử tương đối nhỏ:
+ Alcohol bậc 1: Không phản ứng ở điều kiện thường, dung dịch trong suốt.
+ Alcohol bậc 2: Phản ứng sau một thời gian, dung dịch bị vẩn đục.
+ Alcohol bậc 3: Phản ứng ngay tức khắc, dung dịch bị vẩn đục sau đó tách lớp.

26
BÀI 4: KHẢO SÁT TÍNH CHẤT VÀ ĐIỀU CHẾ

ALDEHYDE VÀ CETONE

Thí nghiệm 1: Phản ứng của aldehyde với đồng (II) hydroxit
- Nhỏ từ từ CuSO4 vào hỗn hợp 1ml dung dịch HCHO và 1ml NaOH 10% sẽ xuất
hiện kết tủa huyền phù màu xanh nhạt

Hình 4.1 – Sau khi nhỏ CuSO4 vào hỗn hợp


Giải thích: Xuất hiện huyền phù do CuSO4 tác dụng với NaOH tạo thành kết tủa xanh
nhạt là Cu(OH)2
CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)↓ + Na2SO4
Xanh nhạt
- Khi đun nóng phần trên hỗn hợp, sẽ xuất hiện kết tủa vàng ở trên

Hình 4.2 – Khi đun nóng nhẹ phần trên dung dịch
Giải thích: Khi đun nóng nhẹ phần trên xuất hiện kết tủa vàng là CuOH
HCHO + 4Cu(OH)2 + 2NaOH → 4CuOH↓ + Na2CO3 + 4H2O
- Tiếp tục đun đến sôi, toàn bộ dung dịch sẽ chuyển sang kết tủa màu đỏ gạch
27
`Hình 4.3 – Đun đến sôi dung dịch

Giải thích: Tiếp tục đun nóng xuất hiện kết tủa đỏ gạch là Cu2O
to
4Cu(OH)2 + 2NaOH + HCHO → 2Cu2O↓ + Na2CO3 + 6H2O
đỏ gạch
Thí nghiệm 2.1: Điều chế acetone từ natri acetat
- Cho 0,2 ÷ 0,5 gam CH3COONa vào ống nghiệm khô. Kẹp ống nghiệm nằm nghiêng
trên giá và đậy bằng nút có ống dẫn khí cong. Đầu cuối ống nghiệm được đưa vào đáy
ống nghiệm chứa 6-8 giọt nước. Đun nóng ống nghiệm chứa CH3COONa.

Hình 4.4 – Sau khi đun nóng ống nghiệm


Nhận xét: Ở ống nghiệm hứng sản phẩm thể tích nước tăng
28
Giải thích: CH3COONa khi đun nóng sẽ tạo ra aceton và muối natri cacbonat. Khi
aceton trong dung dịch bốc hơi theo ống dẫn khí cong và ngưng tụ sang ống đựng nước
làm thể tích nước trong ống hứng sản phẩm tăng lên.
to
2CH3COONa → CH3COCH3 + Na2CO3
- Nhỏ vào ống nghiệm phản ứng (đã làm lạnh) một giọt dd HCl. Nhỏ 5 giọt KI bão
hòa iot vào ống nghiệm chứa sản phẩm và lắc đều. Thêm từ từ dd NaOH 10% vào ống
nghiệm có chứa I2 ở trên cho đến khi xuất hiện kết tủa.

Hình 4.5 – Dung dịch sau khi thêm từ từ NaOH vào ống có chứa I2
Hiện tượng: Cả hai ống nghiệm đều xuất hiện kết tủa màu vàng nhạt
Giải thích: CH3COCH3 là một metyl xeton nên bị oxi hóa nhẹ bởi hypoioid (dung dịch
I2 trong môi trường kiềm) tạo ra idoform (kết tủa vàng nhạt).
CH3COCH3 + 5I2 + 2NaOH → 3CHI3↓+ CH3COONa + NaI + H2O
vàng nhạt
Ống axeton nguyên chất có kết kết tủa vàng nhạt giống hệt ống sản phẩm ngưng tụ
chứng tỏ sản phẩm ngưng tụ tạo thành là axeton.
Thí nghiệm 2.2: Oxy hóa aldehyde bằng hợp chất phức của bạc ( thuốc thử Tollens)
- Cho 1ml dung dịch AgNO3 1% vào ống nghiệm. Lắc ống nghiệm và nhỏ thêm từ từ
từng giọt dung dịch NH3 5% cho đến khi vừa hòa tan kết tủa bạc oxit.

29
Nhận xét: Khi dẫn khí Amoniac (NH3) qua dung dịch AgNO3) tạo với phức chất tan
bạc amoniac. Anđehit khử được ion Ag+ trong phức bạc amoniac ([Ag(NH3)2]OH) tạo
thành Ag kim loại. Đây là một phản ứng oxi hóa khử. Với phản ứng này, anđehit đóng
vai trò là chất có tính khử. Phản ứng tráng bạc là phản ứng đặc trưng dùng để nhận biết
các anđehit.
AgNO3 + 3NH3 + H2O → [Ag(NH3)2]OH + NH4NO3
- Nhỏ vài giọt dung dịch formaldehyde vào dung dịch thuốc thử Tollens. Đun nóng
hỗn hợp vài phút trên nồi nước nóng 60-70oC

Hình 4.6 – Dung dịch trước khi đun

Hình 4.7 – Dung dịch sau khi đun


30
Hiện tượng: Xuất hiện lớp bạc kim loại bám trên thành ống nghiệm
HCHO +4AgNO3 + 6NH3 + H2O → (NH4)2CO3 + 4NH4NO3 + 4Ag↓
Thí nghiệm 5: Phản ứng ngưng tụ aldol và croton của aldehyde acetic
Cách tiến hành: Rót 3ml dung dịch NaOH 10% vào ống nghiệm. Cho thêm 5,6 giọt
aldehyde acetic và đun nóng nhẹ hỗn hợp. Lúc đầu phản ứng tạo ra aldol (có mùi dễ
chịu). Sau đó, aldol chuyển thành aldehyde crotonic (mùi khó chịu, cần thực hiện trong
tủ hút). Khi đun nóng lâu hơn chất lỏng chuyển thành nhựa màu nâu.

Hình 4.8 – Sau khi đun nóng hỗn hợp


Hiện tượng: Dung dịch từ màu vàng đục chuyển sang màu vàng cam, khi đun nóng
lâu hơn chất lỏng chuyển dần sang nhựa màu nâu.
CÂU HỎI CHUẨN BỊ:
Câu 1: Viết phương trình phản ứng xả ra giữa Felinh A và Felinh B?

Phứt đồng tartrat màu xanh đậm (thuốt thử Felinh)


Câu 2: Viết phương trình phản ứng oxy hóa aldehyde formic bằng thuốc thử Felinh
tạo ra acid formic?
Màu vàng của ống nghiệm là do CuOH
Felinh, Heat
HCHO → CuOH + HCOOH

31
Tiếp tục đun nóng, xuất hiện kết tủa đỏ gạch Cu2O
Felinh, Heat
HCHO → Cu2O + HCOOH
Câu 3: Dùng thuốc thử Felinh để oxi hóa aldehyde thuận lợi hơn dùng đồng (II)
hydroxide, giải thích vì sao?
Cu(OH)2 trong môi trường kiềm vẫn có thể oxy hóa được aldehyde nhưng ta không
dùng Cu(OH)2 mà dùng thuốc thử Fehling, lý do là ion Cu2+ (tác nhân oxy hóa
aldehyde) trong Cu(OH)2 không tồn tại dưới dạng ion tự do mà tồn tại dưới dạng kết
tủa, khó oxy hóa aldehyde hơn. Trong khi Cu2+ trong thuốc thử Fehling tồn tại ở dạng
phức chất tan, dễ dàng phân tán vào dung dịch và oxy hóa aldehyde.
Câu 4: Cho biết đặc điểm cấu tạo phân tử của các aldehyde có khả năng tham gia
phản ứng Kanizaro – Tisenco? Giải thích vì sao phải dùng dung dịch kiềm trong
alcol etylic ở thí nghiệm 6?
Phản ứng Kanizaro: là một phản ứng hóa học liên quan đến sự mất cân đối giữa hai
phân tử của một andehit không thể phân hủy để tạo ra rượu chính và acid cacboxylic.
Chỉ các andehit không thể bị phá hủy mới gây ra phản ứng này.
Phản ứng Tisenco: xảy ra đối với những andehit không có hydro alpha (tuy nhiên
xúc tác thường dùng không phải kiềm đặc (như Cannizaro) mà là nhôm alkoxide. Sản
phẩm của phản ứng này là este của acid và ancol tương ứng andehit ban đầu.

32
BÀI 5 – KHẢO SÁT TÍNH CHẤT VÀ ĐIỀU CHẾ: CARBOXYLIC ACID
VÀ DẪN XUẤT CARBOXYLIC ACID

Thí nghiệm 1: Tính acid của carboxylic acid


- Nhỏ vào ba ống nghiệm, mỗi ống 2ml dung dich CH3COOH 10%. Thêm:
+ Ống 1: 1 giọt metyl da cam (pH=3,1 ÷ 4,4)
+ Ống 2: 1 giọt metyl đỏ (pH=4,4 ÷ 6,2)
+ Ống 3: 1 giọt phenolphtalein (pH=8 ÷ 10)
Quan sát hiện tượng và giải thích:

Hình 5.3 – Ba ống nghiệm sau khi thêm lần lượt metyl da cam, metyl đỏ, PP
+ Ống 1: Dung dịch có màu đỏ vàng. Do metyl da cam có khoảng chuyển màu từ
3,1 ÷ 4,4 nên sẽ bị đổi màu và CH3COOH là axit yếu, phân ly cho ion H+, theo phương
trình:

+ Ống 2: Dung dịch có màu đỏ hồng. Do metyl đỏ có khoảng chuyển màu từ


4,4 ÷ 6,2 nên sẽ bị đổi màu và CH3COOH là axit yếu, phân ly cho ion H+, theo phương
trình:

+ Ống 3: Dung dịch mất màu và xuất hiện kết tủa. Do CH3COOH có tính acid nên
làm cho phenolphtalein mất màu.
- Cho khoảng 0,2g CuO vào ống nghiệm. Rót tiếp vào đó khoảng 3ml acetic acid và
đun nhẹ hỗn hợp trên ngọn lửa đèn cồn.

33
Quan sát hiện tượng và giải thích:

Hình 5.4 – Đun ống nghiệm sau khi thêm CuO, Acid acetic trên đèn cồn
Dung dịch ban đầu có màu đen sau khi đun trên ngọn lửa đèn cồn thì màu đen của
dung dịch khi cho CuO nhạt dần.

Thí nghiệm 2: Phản ứng oxi hóa của Carboxylic


Cho vào ba ống nghiệm mỗi ống nghiệm 1ml các hóa chất sau:
+ Ống 1: Axit fomic HCOOH đậm đặc
+ Ống 2: Axit axetic CH3COOH 95%
+ Ống 3: Axit Oxalic HOOC-COOH đặc
Cho vào mỗi ống nghiệm 1ml dung dịch KMnO4 0,1N
Quan sát hiện tượng và giải thích:
Ống 1: Màu tím hơi nhạt rồi dần chuyển sang màu nâu. Do axit fomic có nhóm anđehit
nên có khả năng tham gia phản ứng oxi hóa nên làm màu thuốc KMnO4 nhạt dần. Phản
ứng sinh ra MnO2 nên làm dung dịch xuất hiện nâu.

34
Hình 5.5 - Ống 1: KMnO4 + HCOOH
Ống 2: Không làm mất màu tím vì CH3COOH là một acid yếu nên không có khả năng
tham gia phản ứng oxi hóa.

Hình 5.6 - Ống 2: KMnO4 + CH3COOH


Ống 3: Làm mất màu tím của KMnO4 chuyển sang màu vàng nhạt. Do HOOC-COOH
có 2 nhóm cacboxyl đều có hiệu ứng hút điện tử về phía mình nên liên kết giữa 2 nhóm
này dễ bị bẻ gãy, do đó khả năng tham gia phản ứng oxi lớn hơn 2 axit còn lại.

Hình 5.7 - Ống 3: KMnO4 + HOOC-COOH


35
Thí nghiệm 3: Phản ứng của acid hữu cơ với dung dịch FeCl3
Cho vào ba ống nghiệm mỗi ống nghiệm 1ml các hóa chất sau:
+ Ống 1: Axit fomic HCOOH đậm đặc
+ Ống 2: Axit axetic CH3COOH 95%
+ Ống 3: Axit Oxalic HOOC-COOH đặc

Hình 5.8 – Màu của giấy chỉ thị trước khi cho dd Amoniac vào
Hiện tượng: Quỳ tím hóa đỏ là do các ống nghiệm đều chứa acid
- Cho từ từ mỗi ống nghiệm trên từng giọt amoniac 2N để kiềm hóa cho đến khi giấy
quỳ đỏ hóa xanh

36
Hình 5.9 – Màu của giấy chỉ thị sau khi kiềm hóa
- Đun nhẹ trên đèn cồn cho đến khi hết mùi amoniac, để nguội. Cho vào mỗi ống 2ml
dung dịch FeCl3 0,2N và lắc đều.
Quan sát hiện tượng và giải thích:
+ Ống 1: Dung dịch chuyển sang màu đỏ thẩm, để một lát sau sẽ thấy kết tủa màu đỏ
thẫm lắng xuống đáy
3HCOONH4 + FeCl3 → (HCOO)3Fe + 3NH4Cl

Hình 5.10 - Ống 1 sau khi nhỏ dung dịch FeCl3 vào
37
+ Ống 2: Dung dịch chuyển sang màu đỏ thẩm, để một lát sau sẽ thấy kết tủa màu đỏ
thẫm lắng xuống đáy
3CH3COONH4 + FeCl3 → (CH3COO)3Fe + 3NH4Cl

Hình 5.11 - Ống 2 sau khi nhỏ dung dịch FeCl3 vào
Các muối (HCOO)3Fe, (CH3COO)3Fe không bền dễ bị thủy phân, tạo kết tủa
Fe(OH)3 lắng xuống đáy ống nghiệm theo phản ứng:
(HCOO)3Fe + 3H2O → Fe(OH)3↓ + 3HCOOH
(CH3COO)3Fe + 3H2O → Fe(OH)3↓ + 3CH3COOH
+ Ống 3: Dung dịch có màu vàng do không xảy ra phản ứng trao đổi:
Không xảy ra
(NH4)2C2H4 + FeCl3 →
Do sản phẩm tạo thành là Sắt(III) Oxalat và NH4Cl đều là những muối bền và tan
trong nước.

Hình 5.12 - Ống 3 sau khi thêm dung dịch FeCl3 vào

38
Thí nghiệm 4: Điều chế benzoic acid
Cân 7g KMnO4 và cho vào cốc thủy tinh 250ml. Tiến hình hòa tan bằng 80ml nước
cất. Sau đó cho khoảng 20ml dung dịch này vào bình cầu 2 cổ có lắp ống sinh hàn hồi
lưu.
Lấy 2,5ml toluene và một vài viên đá bọt cho vào bình cầu. Tiến hành đun hồi lưu
hỗn hợp phản ứng trong 1 giờ. Trong khoảng thời gian này, nhỏ từng giọt dd KMnO4
vào hỗn hợp phản ứng cho đến hết.

Hình 5.13 – Sơ đồ lắp đặt đun hoàn lưu hỗn hợp

Hình 5.14 – Đun hoàn lưu hỗn hợp KMnO4 và Toluen


39
Đun đến khi màu tím không còn nữa. Nếu sau 1 giờ vần còn tím hồng có thể thêm
một ít oxalic acid. Để nguội hỗn hợp phản ứng. Lọc bỏ kết tủa MnO2

Hình 5.15 – Dung dịch sau khi thêm oxalic acid vào

Hình 5.16 – Lọc bỏ kết tủa MnO2

40
- Tiến hành acid hóa nước lọc bằng dung dịch HCl 1M

Hình 5.17 – Nhỏ dung dịch HCl vào nước lọc


- Benzoic acid tách ra ở dạng hình vẫy.
Nguyên nhân Benzoic acid không tách ra dạng hình vẫy là do nồng độ nước lọc còn
loãng chưa được cô đặc lại. Vì vậy khó tạo thành tinh thể.
CÂU HỎI CHUẨN BỊ:
Câu 1: Tại sao phải acid hóa hỗn hợp sau phản ứng bằng dung dịch HCl?
Acid hóa hỗn hợp sau phản ứng bằng dung dịch HCl tỷ lệ 1:1 => acid benzoic có
dạng hình vảy tách ra => lọc, rửa, làm khô => thu sản phẩm.
Câu 2: Vì sao khi rửa MnO2 phải dùng nước nóng, còn khi lọc benzoic acid lại rửa
bằng nước lạnh?
MnO2 tạo thành trong phản ứng thường hấp thụ một lượng lớn sản phẩm => ta phải
rửa MnO2 rắn bằng nước nóng.

41
Benzoic sau phản ứng có dạng hình vảy tách nên rửa bằng nước lạnh để dễ tách sản
phẩm.
Câu 3: Sau khi kết thúc phản ứng, nếu dung dịch còn màu hồng, vì sao phải cho
alcol etylic hoặc oxalic acid nào?
Sau khi kết thúc phản ứng, nếu dung dịch còn màu hồng thì ta cho alcol etylic hoặc
acid oxalic vào để khử đi hết KMnO4.

42
BÀI 6 – KHẢO SÁT TÍNH CHẤT VÀ ĐIỀU CHẾ AMINE VÀ HỢP
CHẤT DIAZO

Thí nghiệm 1: Phản ứng màu với phenolphtalein


Cho vào ống nghiệm thứ nhất 5 giọt dung dịch methylamine, ống nghiệm thứ hai 5
giọt dung dịch aniline. Thêm vào mỗi ống nghiệm 2 giọt dung dịch phenolphtalein.
Quan sát hiện tượng và giải thích:

Hình 6.1 – Ống nghiệm 1 Hình 6.2 - Ống nghiệm 2


Ống 1: Trong nước methylamine có tính bazơ mạnh nên làm chất chỉ thị
phenolphtalein từ không màu chuyển sang màu hồng.
Ống 2: Anilin C6H5NH2 là amin bậc một, có tính bazơ nhưng rất yếu và yếu hơn
amoniac (do ảnh hưởng của gốc phenyl). Dung dịch của nó không làm chuyển màu dung
dịch phenolphtalein.
Thí nghiệm 2: Phản ứng với dung dịch đồng (II) sunfate
Cho vào ống nghiệm 5 giọt dung dịch CuSO4 5%. Nhỏ từ từ từng giọt dung dịch
methylamine (hoặc ethylamine) vào dung dịch CuSO4 cho đến khi xuất hiện kết tủa.

Hình 6.3 – Dung dịch CuSO4 5%

43
Hình 6.4 – Sau khi thêm dung dịch methylamine
Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa màu xanh lam xuất hiện kết tủa xanh đậm của Cu(OH)2
, do CuSO4 tạo kết tủa trong môi trường base của methylamine
2[CH3NH3]+OH- + CuSO4 → Cu(OH)2↓ + [CH3NH3+]2SO4
- Tiếp tục nhỏ thêm dung dịch methylamine cho đến khi kết tủa tan.

Hình 6.5 – Kết tủa bị hòa tan


Hiện tượng: Nhưng khi cho tiếp metylamin kết tủa tan thành dung dịch có màu xanh
dương tím
4CH3NH3+ + Cu(OH)2 → Cu(CH3NH3)4+ + 2OH-
Dd xanh tím
44
Giải thích : do khả năng tạo phức của amin với ion Cu2+ trong dung dịch base , có
màu xanh tím nên tủa tạo ra rồi tan lại khi tiếp tục cho methylamine vào.
Thí nghiệm 3: Phản ứng với dung dịch sắt (III) clorua

Cho 5 giọt dung dịch FeCl3 3% vào ống nghiệm. Nhỏ từ từ từng giọt dung dịch
methylamine (hoặc ethylamine) vào dung dịch FeCl3 cho đến khi xuất hiện kết tủa.

Hình 6.6 – Dung dịch FeCl3 3%

Hình 6.7 – Dung dịch FeCl3 + CH3NH2

45
Hiện tượng: Ta thấy xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ
Giải thích : Do methylamine không có phản ứng tạo phức với Fe(OH)3 nên tủa sẽ
không tan lại sau phản ứng
FeCl3 + 3[CH3NH3+]OH- → 3[CH3NH3+]Cl- + Fe(OH)3↓
Nâu đỏ
Thí nghiệm 4: Phản ứng của các amine bậc một với acid nitrơ (phản ứng nhận ra
amine bậc 1)
Cho 1ml dung dịch methylamine và 1ml dung dịch NaNO2 10% vào ống nghiệm. Khi
lắc nhỏ thêm vào hỗn hợp từng giọt dung dịch acid acetic đặc.

Hình 6.8 – Dung dịch sau khi thêm acid acetic đặc
Hiện tượng: Xuất hiện sủi bọt khí
Giải thích : đây là phản ứng đặc biệt dùng để phân biệt amin bậc 1 với amin bậc 2
và 3
CH3NH2 + NaNO2 + CH3COOH → CH3CHOOH+ CH3OH + N2 + H2O
CÂU HỎI CHUẨN BỊ:

Câu 1: Giải thích tính base của methylamine và aniline khi thực hiện phản ứng
màu với phenolphtalein?
Methylamine: Do nhóm ankyl có ảnh hưởng làm tăng mật độ làm tăng mật độ electron
ở nguyên tử nitơ → làm tăng tính bazơ (làm xanh được quỳ tím, làm hồng được
phenolphtalein).
46
Aniline: Do gốc phenyl (C6H5–) hút cặp electron tự do của nitơ về phía mình, sự
chuyển dịch electron theo hiệu ứng liên hợp p – p làm cho mật độ electron trên nguyên
tử nitơ giảm đi, khả năng nhận proton giảm đi. Kết quả là làm cho tính bazơ của aniline
rất yếu (không làm xanh được quỳ tím, không làm hồng được phenolphtalein).
Câu 2: Tại sao khi cho phenolphtalein vào methylamine, dung dịch lại có sự thay
đổi màu?
Do methylamine có nhóm -CH3 đẩy electron tự do → làm mật độ electron trên N tăng
→ khả năng nhận proton H+ tăng → tính base tăng → nên dung dịch đổi màu.
Câu 3: Giải thích hiện tượng xảy ra khi cho methylamine (hoặc aniline) phản ứng
với dung dịch đồng (II) sunfate, dung dịch sắt (III) chlorua?
Đồng (II) sunfate: Sau khi cho từ từ methylamine vào đồng (II) sunfate đến khi kết
tủa tan hết → Ta thấy dung dịch xuất hiện xanh đậm của Cu(OH)2, do CuSO4 tạo kết
tủa trong môi trường bazơ của methylamine nhưng sau khi cho tiếp methylamine kết tủa
tan lại hình thành dung dịch xanh dương tím.
Sắt (III) clorua: cho methylamine vào FeCl3 → hiện tượng kết tủa nâu đỏ. Tiếp tục
cho methylamine vào → không phản ứng, do methylamine không có phản ứng tạo phức
với Fe(OH)3 nên kết tủa sẽ không tan lại sau phản ứng.
Câu 4: Nêu phương pháp nhận biết amine bậc một, hai và ba?
Amin bậc 1 tác dụng với HNO2 có khí thoát ra:
RNH2 + HNO2 → ROH + N2 + H2O
Amin bậc 2 tạo hợp chất nitrozo màu vàng nổi trên mặt nước:
RNHR’ + HNO2 → RN(NO)R’ + H2O
Amin bậc 3 không có phản ứng này.

47

You might also like