You are on page 1of 37

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

THỰC HÀNH
HÓA HỮU CƠ – HÓA DƯỢC 3

Biên soạn:
TS. Dương Thị Minh Đào
ThS. Huỳnh Nguyễn Anh Khoa
ThS. Phạm Hoàng Duy Nguyên

www.hutech.edu.vn
THỰC HÀNH HÓA HỮU CƠ – HÓA DƯỢC 3
Ấn bản 2019
Các ý kiến đóng góp về tài liệu học tập này, xin gửi về e-mail của ban biên tập:
tailieuhoctap@hutech.edu.vn

2
MỤC LỤC

HƯỚNG DẪN ...................................................................................................................... 4


KỸ THUẬT AN TOÀN TRONG THÍ NGHIỆM HÓA ...................................................... 5
PHƯƠNG PHÁP CỨU CHỮA SƠ BỘ ............................................................................... 6
BÀI 1. ĐỊNH TÍNH CÁC CYCLINE –CHLORAMPHENICOL – CÁC PENICILLIN .... 7
BÀI 2. TỔNG HỢP VÀ KIỂM ĐỊNH METHYL SALICYLATE .................................... 11
BÀI 3. TỔNG HỢP VÀ KIỂM ĐỊNH ASPIRIN .............................................................. 15
BÀI 4. TỔNG HỢP SULFACETAMIDE - KIỂM ĐỊNH INH ......................................... 18
BÀI 5. TỔNG HỢP VÀ KIỂM ĐỊNH ACID BENZOIC .................................................. 21
CÁC MẪU BÁO CÁO THỰC HÀNH .............................................................................. 24
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 37

3
HƯỚNG DẪN
MÔ TẢ MÔN HỌC
Môn học này được sắp xếp sau khi sinh viên đã học lý thuyết hóa hữu cơ và hóa dược, nhằm
cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về kỹ thuật thực hành trong lãnh vực tổng hợp
- kiểm định các hợp chất hữu cơ nói chung và tổng hợp - kiểm định nguyên liệu hóa dược nói
riêng như: kỹ thuật phản ứng, kỹ thuật tinh chế sản phẩm (kết tinh, thăng hoa, chưng cất, ly
trích, làm khan, sấy, lọc…), kỹ thuật kiểm định sản phẩm (sắc ký lớp mỏng, những phản ứng
định tính nhóm chức…).
NỘI DUNG MÔN HỌC
- Bài 1: Định tính các cycline - chloramphenicol - các penicillin
- Bài 2: Tổng hợp và kiểm định methyl salicylate
- Bài 3: Tổng hợp và kiểm định aspirin
- Bài 4: Tổng hợp sulfacetamide - Kiểm định INH
- Bài 5: Tổng hợp và kiểm định acid benzoic
KIẾN THỨC TIỀN ĐỀ
Môn học này đòi hỏi sinh viên phải học xong các môn hóa vô cơ và hóa hữu cơ-hóa dược,
đồng thời đã làm quen với các dụng cụ và thao tác cơ bản trong phòng thí nghiệm.
YÊU CẦU MÔN HỌC
Sinh viên phải:
- Dự đầy đủ các buổi thực hành, chuẩn bị và nắm vững các kiến thức lý thuyết liên quan đến
bài thực hành trước khi vào buổi học.
- Nghiêm túc, cẩn thận khi thao tác, thực hành trong phòng thí nghiệm.
- Hoàn thành nội dung bài thực hành trong phòng thí nghiệm.
- Viết và nộp báo cáo theo quy định của Khoa và quy định riêng của môn học.
CÁCH TIẾP NHẬN NỘI DUNG MÔN HỌC
Trước mỗi buổi thực hành, sinh viên phải ôn tập các kiến thức liên quan đến lý thuyết được
đề cập trong bài, đọc trước và nghiên cứu kỹ bài thực hành, tìm thêm các thông tin liên quan
đến bài học, nắm được quy trình tổng hợp và tinh chế chất hữu cơ sẽ thực hành.
Trong giờ học, sinh viên cần hợp tác tốt với giảng viên hướng dẫn và thành viên khác trong
nhóm để thực hiện đúng yêu cầu và mục đích của từng bài thực hành, đảm bảo hiểu và giải
thích được lý do thực hiện và các kết quả nhận được.
PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC
Hình thức và nội dung đánh giá môn học do Khoa Dược quyết định, phù hợp với quy chế
đào tạo và tình hình thực tế tại nơi tổ chức học tập.

4
KỸ THUẬT AN TOÀN TRONG THÍ NGHIỆM
HÓA
An toàn trong phòng thí nghiệm là một vấn đề được đặt lên hàng đầu. Các hóa chất trong
phòng thí nghiệm đều có khả năng gây độc, gây dị ứng hoặc cháy nổ, vì vậy, người làm thí
nghiệm phải tuyệt đối tuân thủ các kỹ thuật an toàn cơ bản sau:
1. Bàn làm việc phải hoàn toàn sạch sẽ, gọn gàng, không để những dụng cụ thừa, không cần
thiết.
2. Mang kính bảo hộ khi thao tác với hóa chất.
3. Khi đun nóng ống nghiệm: phải dùng kẹp để kẹp ống nghiệm và phải lắc khi đun; phải
làm nóng đều ống nghiệm trước khi đun tại đáy ống nghiệm, cần tránh chỗ nhiệt độ quá
nóng của ngọn lửa vì có thể sẽ làm nứt ống nghiệm. Miệng ống nghiệm phải hướng ra
phía không có người đứng gần.
4. Không đun cốc thủy tinh trên ngọn lửa trần mà chỉ được đun nóng qua lưới amiante hoặc
dùng nồi cách thủy.
5. Người làm việc trong phòng thí nghiệm phải nắm rõ những tính chất chính của hóa chất
sẽ dùng, đặc biệt phải biết mức độ độc hại của chúng (tra cứu trên MSDS của từng chất)
và khả năng tạo thành các hỗn hợp dễ nổ, dễ cháy với các thuốc thử khác. Ví dụ: nước đổ
vào acid sẽ gây ra hiện tượng nổ.
6. Trên các lọ hóa chất phải có nhãn ghi thông tin hóa chất trong lọ.
7. Khi cân hóa chất khô không cho hóa chất trực tiếp lên đĩa cân vì có thể làm hỏng cân mà
phải dùng vật chứa như mặt kính đồng hồ, cốc thủy tinh,…
8. Các hóa chất dễ cháy phải được để riêng và bảo quản trong điều kiện đặc biệt.
9. Không để chung các hóa chất có thể tương tác gây cháy hoặc tỏa nhiệt mạnh.
10. Không được nhầm lẫn nút của những bình đựng hoặc dùng chung các dụng cụ hút các
hóa chất khác nhau để tránh nhiễm chéo các hóa chất với nhau.
11. Khi bảo quản những chất dễ hút ẩm hoặc dễ biến đổi khi tiếp xúc với không khí phải đậy
nút lọ thật kín và niêm bằng màng parafin.
12. Việc chiết, rót acid, hóa chất dễ bay hơi, hóa chất độc hại phải được thực hiện trong tủ
hút
13. Không đổ trực tiếp các chất dễ bay hơi, chất độc (như benzene, aniline, nitrobenzene,
chloroform…) trực tiếp xuống bồn rửa mà phải cho vào chai thu hồi. Không đổ trực tiếp
acid đậm đặc xuống bồn rửa khi chưa được làm loãng hoặc trung hòa.

5
PHƯƠNG PHÁP CỨU CHỮA SƠ BỘ
1. KHI BỊ THƯƠNG
Tuyệt đối không được sờ vào vị trí bị thương. Dùng bông ngấm thuốc sát trùng lau sạch và
bôi dung dịch iod vào vết thương; băng kín lại nếu cần.
2. KHI BỊ BỎNG
2.1. Bỏng vì nhiệt
Khi bị nạn, bỏng đang lan, thì lập tức và hết sức cẩn thận lấy bộ quần áo đang bị cháy ra
(không được cởi mà chỉ được cắt để khỏi chạm vào vết bỏng).
Không lau chỗ bị bỏng (vì chạm vào có thể làm tăng nặng tình trạng tổn thương da).
Bất cứ trường hợp nào cũng không được dùng vaseline hoặc chất béo để bôi chỗ bỏng mà chỉ
được dùng băng ngấm thuốc tím (dung dịch kalipermanganat KMnO4).
2.2. Bỏng bởi acid hoặc kiềm
Lập tức rửa chỗ tiếp xúc hóa chất dưới vòi nước lạnh trong vòng 10 – 15 phút.
Sau đó dùng các dung dịch trung hòa:
- dd NaHCO3 2 % (hoặc bằng dung dịch ammonia yếu) cho trường hợp bị bỏng acid
- dd acid acetic/acid citric 1 % cho trường hợp bỏng kiềm
Trường hợp bị acid hoặc kiềm rơi vào mắt:
Dùng chậu nước đầy rửa mắt hoặc rửa bằng vòi rửa mắt trong 10 – 15 phút rồi đến
ngay cơ sở y tế gần nhất.
3. KHI BỊ ĐIỆN GIẬT
Ngắt điện bằng một trong những phương pháp sau tùy thuộc vào hoàn cảnh:
- Ngắt dòng điện
- Cắt dây dẫn điện
- Kéo dây dẫn ra khỏi người bị nạn (dùng gỗ hoặc dây khô)
- Kéo người bị nạn ra khỏi dây dẫn (cầm lấy đoạn áo khô hoặc dùng dây khô để kéo),
đưa người bị nạn tách khỏi lên trên mặt đất bằng cách đặt xuống dưới chân một vật
cách điện: gỗ khô, quần áo khô
Sau đó làm hô hấp nhân tạo người bị nạn.
Người giúp đỡ phải bảo vệ mình khỏi bị điện giật trước lúc lưới điện bị ngắt, phải dùng găng
cao su hoặc vải len, tơ lụa để bảo vệ tay, chân đi ủng cao su hoặc bọc bằng quần áo khô để
tránh tai nạn

6
BÀI 1. ĐỊNH TÍNH CÁC CYCLINE –
CHLORAMPHENICOL – CÁC PENICILLIN
Lưu ý về an toàn:
Bài thực hành có sử dụng H2SO4 đậm đặc có thể gây bỏng da, cần cẩn thận khi thao tác với
hóa chất này.

MỤC TIÊU
- Mô tả được hình thái cảm quan của một số cycline, chloramphenicol và penicillin
- Trình bày và giải thích được cơ chế và ứng dụng của các phản ứng định tính chung, các
phản ứng định tính phân biệt để xác định các thuốc trong các nhóm KS nêu trên
- Thực hiện được kỹ thuật hòa tan dược chất và pha chế được một số dung dịch đơn giản
- Quan sát, so sánh được hiện tượng phản ứng, từ đó định danh được dược chất chưa biết
- Quản lý được thời gian và chia sẻ công việc hợp lý khi làm việc nhóm
- Hình thành tác phong cẩn thận, thói quen chú ý về an toàn khi thao tác với acid đậm đặc,
bếp đun
- Có ý thức bảo vệ môi trường thông qua việc thu hồi tốt các hóa chất sử dụng trong bài
- Hình thành ý thức trách nhiệm về kết quả bài làm và kiến thức bản thân thu nhận được qua
bài học
A. ĐỊNH TÍNH CÁC CYCLINE

1. TÍNH CHẤT
Quan sát màu sắc và thực hiện các phép thử về tính tan của các chế phẩm cycline sau:
1.1 Tetracycline hydrochloride: C22H24N2O8. HCl P.t.l: 480,9
- Bột kết tinh vàng, không mùi, vị đắng.
- Tan trong 10 phần nước, dung dịch trong nước về sau vẩn đục do phóng thích tetracycline
base. Tan trong 100 phần cồn 96 %
1.2 Doxycycline hydrochloride: C22H24N2O8. HCl.1/2H2O P.t.l: 489,9
- Bột kết tinh màu vàng.
- Tan trong 3 phần nước, 4 phần methanol, tan chậm trong ethanol 96 %, không tan trong
cloroform, ether. Tan trong dung dịch kiềm carbonate.
- Dung dịch 1 % (kl/ tt) có pH 2-3.

7
2. PHẢN ỨNG ĐỊNH TÍNH CHUNG
Đối với mỗi phản ứng định tính, thực hiện cùng lúc cho tất các các mẫu chế phẩm để so sánh.
2.1 Phản ứng màu với FeCl3
Hòa tan 1 ít chế phẩm (cỡ hạt gạo) trong 1 ml nước. Thêm 2 giọt hỗn hợp (gồm 9 ml ethanol
và 1 ml dung dịch FeCl3 10 %). Các cycline cho màu nâu sẫm.
2.2 Phản ứng khử với thuốc thử Fehling
Lấy 1 ít chế phẩm (cỡ hạt gạo) hòa tan trong 2 ml NaOH 0,1M.
Thêm 1 ml thuốc thử Fehling (dung dịch Fehling A và Fehling B, tỉ lệ 1:1), đun nóng. Màu
xanh lá xuất hiện (quan sát nhanh), rồi có tủa đỏ Cu2O tạo thành. Riêng doxycycline cho màu
xanh lá cây đậm.
3. PHẢN ỨNG ĐỊNH TÍNH PHÂN BIỆT (PHẢN ỨNG MÀU VỚI H2SO4 ĐẬM ĐẶC)
Thực hiện cùng lúc cho tất các các mẫu chế phẩm để so sánh.
Cho 1 ít chế phẩm (cỡ hạt gạo) lên khay sứ khô. Nhỏ 1 giọt H2SO4 đđ lên (thực hiện
trong tủ hút). Quan sát ngay lập tức.
Tetracycline: cho màu tím, thêm nước chuyển thành màu vàng sẫm.
Doxycycline: cho màu vàng.
4. PHẢN ỨNG XÁC ĐỊNH MUỐI HYDROCHLORIDE
Thực hiện cùng lúc cho tất các các mẫu chế phẩm để so sánh.
Hòa 0,1 g chế phẩm vào 5 ml nước. Lọc.
Thêm vào dịch lọc 3 giọt HNO3 10 %, 3 giọt dung dịch AgNO3 5 %.
Các muối hydrocloride cho tủa trắng, vón.
B. ĐỊNH TÍNH CHLORAMPHENICOL

C11H12Cl2N2O5 P.t.l: 323,13


Tên khoa học: D(-)threo 1-p-nitrophenyl-2-dicloroacetamido propan-1,3-diol
1. TÍNH CHẤT
Quan sát màu sắc và thực hiện các phép thử về tính tan, nhiệt độ nóng chảy của chế phẩm.
- Bột kết tinh trắng, trắng xám hay trắng vàng, không màu, vị rất đắng.
- Dễ tan trong cồn, acetone, ethyl acetate, propylen glycol. Hơi tan trong ether và
chloroform. Khó tan trong nước (1 phần 400 ở 25 oC).
- Điểm chảy tức thời: 148-151 oC
2. ĐỊNH TÍNH
Lắc một ít (cỡ hạt gạo) chloramphenicol với 2 ml dung dịch NaOH 10 %, đun cách thủy sẽ
hiện màu vàng. Tiếp tục đun cách thủy màu sẽ chuyển dần sang cam.
Đun đến sôi: có khí NH3 tách ra và có kết tủa đỏ gạch.
8
Để nguội dung dịch, acid hóa bằng HNO3 loãng, lọc bỏ tủa. Thêm vài giọt AgNO3 5 % vào
dịch lọc thì có tủa trắng tạo thành.
C. ĐỊNH TÍNH CÁC PENICILLIN

1. TÍNH CHẤT
Quan sát màu sắc và thực hiện các phép thử về tính tan của chế phẩm.
1.1 Natri/kali benzyl penicillin (penicillin G)
C16H17O4N2SNa P.t.l: 356,38
C16H17O4N2SK P.t.l: 372,39
- Bột kết tinh trắng, vị đắng, mùi đặc biệt.
- Dễ tan trong nước, cồn.
- Dễ bị chảy nước khi tiếp xúc không khí ẩm.
1.2 Phenoxy methyl penicillin (penicillin V) C16H17O4N2SNa P.t.l: 356,38
- Bột kết tinh trắng, không mùi, vị đắng hơi chua.
- Rất ít tan trong nước, tan trong cồn, acetone, chloroform, dung dịch kiềm.
- Không bị chảy nước.
1.3 Amoxicillin C16H17O4N2SNa P.t.l: 356,38
- Bột kết tinh trắng, không mùi, vị đắng.
- Độ ẩm cao và nhiệt độ > 37 oC ảnh hưởng bất lợi đến độ bền.
- Độ tan: 1 g/370 ml nước hoặc 1000 ml alcol.
2. PHẢN ỨNG ĐỊNH TÍNH CHUNG
Tiến hành cùng lúc phản ứng định tính cho 3 chế phẩm.
Lấy vài tinh thể của chế phẩm, cho lên mặt kính đồng hồ hay khay sứ.
Thêm 1 giọt dung dịch có chứa 1 ml dung dịch hydroxylamine hydrochloride 1 M và 0,3 ml
dung dịch NaOH 1 M. Trộn đều.
Sau 2-3 phút, cho vào hỗn hợp một giọt dung dịch acid acetic 1 N. Trộn thật kỹ. Thêm 1 giọt
dung dịch Cu (II): cho tủa màu xanh ngọc.

9
3. PHẢN ỨNG ĐỊNH TÍNH PHÂN BIỆT
Tiến hành cùng lúc mỗi phản ứng định tính cho tất cả chế phẩm.
3.1 Phản ứng với formaldehyde trong acid sulfuric
Cho 20 giọt formaldehyde trong acid sulfuric vào ống nghiệm, thêm 1 ít chế phẩm (cỡ nửa
hạt gạo), lắc nhẹ.
Penicillin G: cho màu nâu đỏ
Penicillin V: cho màu nâu đỏ thẫm
Amoxicillin: cho màu vàng nhạt
3.2 Phản ứng với thuốc thử Fehling
Cho vài tinh thể chế phẩm vào ống nghiệm, thêm 1 ml nước. Lắc đều.
Sau đó thêm 2 ml dung dịch Fehling (đã được pha loãng 4 lần) vào ống nghiệm.
Penicillin G: sau 5 phút chuyển dần qua xanh thẫm
Penicillin V: cho màu xanh
Amoxicillin: cho màu đỏ tím

CÂU HỎI CHUẨN BỊ BÀI


1. Nêu các tiêu chuẩn kiểm tinh khiết doxycycline hydrochloride theo DĐVN V?
2. Phương pháp định lượng tetracycline hydrochloride và doxycylcline hydrochloride
theo DĐVN V là gì?
3. Đề nghị 3 phương pháp khác nhau (nguyên tắc) để định lượng chloramphenicol?
4. Đề nghị cơ chế phản ứng định tính chloramphenicol trong kiềm NaOH?
5. Đề nghị cơ chế phản ứng giữa amoxicillin với thuốc thử Fehling.
6. Giải thích phản ứng định tính chung các penicillin và hydroxylamine.
7. Nêu các tiêu chuẩn kiểm tinh khiết amoxicillin trihydrate theo DĐVN V?

10
BÀI 2. TỔNG HỢP VÀ KIỂM ĐỊNH
METHYL SALICYLATE

Lưu ý về an toàn:
Bài thực hành có sử dụng bếp đun và NaOH 2 M, H2SO4 đậm đặc có tính ăn mòn, lưu ý tránh
bỏng và hóa chất bay hơi.

MỤC TIÊU
- Trình bày và giải thích được cơ chế, ứng dụng, thực hiện được phản ứng ester hóa, các
phản ứng dùng để định tính và định lượng methyl salicylate
- Thực hiện được các thao tác đun hồi lưu, tách chiết 2 pha lỏng, chưng cất, trình bày và giải
thích được cách đo chỉ số khúc xạ, đo tỷ trọng tương đối đúng kỹ thuật
- Thực hiện được các phép thử so màu, thử giới hạn acid của một chế phẩm
- Quản lý được thời gian và chia sẻ công việc hợp lý khi làm việc nhóm
- Hình thành tác phong cẩn thận, thói quen chú ý về an toàn khi thao tác với acid đậm đặc,
bếp đun
- Có ý thức bảo vệ môi trường thông qua việc thu hồi tốt các hóa chất sử dụng trong bài
- Hình thành ý thức trách nhiệm về kết quả bài làm và kiến thức bản thân thu nhận được qua
bài học

A. THÔNG TIN VỀ SẢN PHẨM

C8H8O3 P.t.l.: 152,1


Methyl salicylate
Methyl 2-hydroxybenzoate
I. Tính chất
- Methyl salicylate là chất dầu, không màu hay màu vàng nhạt, mùi đặc biệt, ít tan trong nước
(0,07 %), tan trong chloroform, hỗn hòa trong alcol, methanol, acid acetic, dầu béo và tinh
dầu.
- Nhiệt độ sôi: 220-224 oC.
- Tỷ trọng: 1,18.
II. Công dụng
Giảm đau, dùng ngoài da dưới dạng xoa bóp.

11
B. TỔNG HỢP METHYL SALICYLATE
I. Nguyên tắc
Methyl salicylate được điều chế bằng phản ứng ester hóa acid salicylic với methanol có sự
xúc tác của acid sulfuric đậm đặc. Đây là phương pháp áp dụng trong công nghiệp cũng như
trong phòng thí nghiệm. Methyl salicylate cũng có thể được chiết xuất từ dược liệu nhưng
thực tế không áp dụng vì không kinh tế.

Sau phản ứng tổng hợp, loại bỏ methanol thừa và rửa hỗn hợp nhiều lần để tinh chế methyl
salicylate.
II. Thực hành
1. Hòa tan 3 g acid salicylic với 10 ml methanol tuyệt đối (d: 0,79) trong một bình quả lê 30
ml (hoặc bình cầu 50 ml) đã sấy khô. Cẩn thận thêm vào 1,5 ml H2SO4 đậm đặc (d: 1,84).
2. Ráp dụng cụ và đun hồi lưu cách thủy trong 90 phút. (Trong công nghiệp đun hồi lưu 30-
40 giờ, hiệu suất có thể đạt trên 80 %). Sau khi đun, làm nguội trước khi tháo bình phản ứng
ra khỏi sinh hàn.
3. Ráp bình quả lê vào hệ thống chưng cất và đun cách thủy cho đến khi chưng cất hết
methanol thừa (nhiệt kế đang chỉ 64 oC hạ dần đến khoảng 60 oC thì ngừng).
4. Ghi số ml methanol thu hồi được, sau đó cho vào chai thu hồi.
5. Làm nguội bình quả lê, đổ hỗn hợp vào bình lắng gạn có chứa sẵn 25 ml nước. Lắc nhẹ rồi
để yên. Lấy lớp dầu ở bên dưới cho vào ống Falcon 15 ml, nhanh chóng đậy nắp kỹ. Đổ bỏ
nước rửa trong bình lắng gạn.
6. Tiếp tục sử dụng bình lắng gạn để rửa hỗn hợp dầu theo thứ tự các bước: Rửa bằng 5 ml
nước, rửa bằng 5 ml dung dịch NaHCO3 bão hòa, rửa bằng 10 ml nước cất. Giữa các lần rửa,
tạm trữ hỗn hợp dầu vào ống Falcon 15 ml, đậy nắp kỹ để tránh bay hơi làm thất thoát sản
phẩm.
7. Thêm dần Na2SO4 khan vào ống Falcon để hút nước đồng thời đun cách thủy cho đến khi
hỗn hợp trở nên trong. Để nguội, gạn lớp dầu vào eppendorf đựng sản phẩm. Ghi nhận thể
tích sản phẩm thu được.

12
Hệ thống đun hồi lưu Hệ thống chưng cất

C. KIỂM ĐỊNH METHYL SALICYLATE


I. Tiêu chuẩn
CÁC CHỈ TIÊU TIÊU CHUẨN TRONG PHẦN THỰC HÀNH
Định tính Phản ứng đặc trưng của gốc salicylate
Các giới hạn tạp chất
Dung dịch thử phải trong và không được đậm màu hơn dung
Độ trong và màu sắc
dịch màu mẫu V7.
Giới hạn acid Lượng dung dịch NaOH 0,1 N để giữ màu xanh lam của chỉ thị
lục bromocresol không được quá 0,4 ml.
Chỉ số khúc xạ 1,535 đến 1,538
Tỷ trọng tương đối Phải từ 1,180 đến 1,186
Hàm lượng 99,0 đến 100,5 % C8H8O3
II. Thực hành
1. Định tính
a. Đun nóng 0,25 ml chế phẩm với 2 ml dung dịch natri hyroxyde 2 M (TT) trên cách thủy
trong 5 phút. Thêm 3 ml dung dịch acid sulfuric 10 % (TT). Tủa tinh thể được tạo thành
(SV chỉ làm đến bước này). Lọc, rửa tủa bằng nước rồi sấy khô ở 100 oC đến 105 oC.
Tủa này phải có điểm chảy từ 156 oC – 161 oC.
b. Cho khoảng 20 giọt chế phẩm vào ống nghiệm chứa sẵn 15 ml nước cất. Lắc mạnh khoảng
1 phút rồi để yên cho hỗn hợp tách lớp. Gạn lấy phần nước bên trên (dung dịch bão hòa
chế phẩm) vào một ống nghiệm khác. Thêm 0,05 ml dung dịch sắt (III) chloride 10,5 %
(TT) vào 10 ml dung dịch nước bão hòa chế phẩm, dung dịch sẽ hiện màu tím.

13
2. Thử tinh khiết
2.1. Độ trong và màu sắc của dung dịch
Thêm 10 ml ethanol 96 % (TT) vào 2 ml chế phẩm, dung dịch thu được phải trong và không
được đậm màu hơn dung dịch màu mẫu V7 (bộ môn pha sẵn theo phụ lục 9.3. phương pháp
2, DĐVN 5).
2.2. Giới hạn acid
Chuẩn bị hỗn hợp dung môi: Cho 50 m ethanol 96% vào erlen 100 ml, thêm 0,2 ml dung dịch
lục bromocresol (TTI), nhỏ từng giọt dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ) và lắc đều cho đến
khi hỗn hợp có màu xanh lam. Nếu hỗn hợp có sẵn màu xanh lam khi chưa nhỏ natri hydroxyd
thì phải acid hóa bằng dung dịch acid hydrochloric 0,1 N (TT) rồi sau đó trung hòa bằng dung
dịch natri hydroxyde 0,1 N (CĐ) đến khi xuất hiện màu xanh lam.
Hòa tan 5,0 g chế phẩm trong hỗn hợp 50 ml dung môi đã được trung hòa trước. Lượng dung
dịch natri hydroxyde 0,1 N (CĐ) dùng để giữ màu xanh lam không được quá 0,4 ml.
3. Chỉ số khúc xạ (SV không làm)
Đo bằng khúc xạ kế. Chỉ số khúc xạ phải từ 1,535 đến 1,538.
4. Tỷ trọng tương đối (SV không làm)
Đo bằng pycnometer. Tỷ trọng tương đối phải từ 1,180 đến 1,186.
5. Định lượng (SV không làm)
Hòa tan 0,500 g chế phẩm trong 25 ml ethanol 96% (TT). Thêm 0,05 ml dung dịch đỏ trung
tính (TT) và trung hòa bằng dung dịch natri hydroxyde 0,1 N (CĐ). Thêm 50,0 ml dung dịch
natri hydroxyde 0,1 N (CĐ) vào dung dịch đã trung hòa, đun nóng dưới sinh hàn hồi lưu cách
thủy trong 30 phút. Để nguội, chuẩn độ bằng dung dịch acid hydrochloric 0,1 N (CĐ).
Song song tiến hành một mẫu trắng.
Tính lượng dung dịch natri hydroxyde 0,1 N dùng để xà phòng hóa.
1ml dung dịch natri hydroxyde 0,1 N (CĐ) tương đương với 15,21 mg C8H8O3.
CÂU HỎI CHUẨN BỊ BÀI
1) Cơ chế của phản ứng tổng hợp?
2) Viết các phương trình phản ứng xảy ra trong quá trình định tính.
3) Tại sao phải trung tính hóa alcol trước khi thử giới hạn acid?

14
BÀI 3. TỔNG HỢP VÀ KIỂM ĐỊNH
ASPIRIN
Lưu ý về an toàn:
Bài thực hành có sử dụng bếp đun và NaOH 10 %, H2SO4 đậm đặc, H2SO4 10% có tính ăn
mòn, lưu ý tránh bỏng và hóa chất bay hơi

MỤC TIÊU
- Trình bày và giải thích được cơ chế và ứng dụng của phản ứng acyl hóa, các phản ứng
dùng định tính và định lượng aspirin
- Thực hiện được thao tác lọc nóng, tinh chế bằng phương pháp kết tinh, lọc chân không
đúng kỹ thuật
- Trình bày và giải thích được nguyên tắc phương pháp kiểm định chỉ tiêu giảm khối lượng
do làm khô đối với một mẫu rắn
- Quản lý được thời gian và chia sẻ công việc hợp lý khi làm việc nhóm
- Hình thành tác phong cẩn thận, thói quen chú ý về an toàn khi thao tác với acid đậm đặc,
bếp đun
- Có ý thức bảo vệ môi trường thông qua việc thu hồi tốt các hóa chất sử dụng trong bài
- Hình thành ý thức trách nhiệm về kết quả bài làm và kiến thức bản thân thu nhận được qua
bài học
A. THÔNG TIN VỀ SẢN PHẨM

C9H8O4 P.t.l. 180,2


Acid acetyl salicylic
Acid 2-acetoxybenzoic
Aspirin
I. Tính chất
- Tinh thể không màu hoặc bột kết tinh trắng, không mùi hoặc gần như không mùi.
- Khó tan trong nước, dễ tan trong ethanol 96 %, tan trong ether, chloroform.
- Điểm chảy ở khoảng 143 oC.
II. Công dụng
Hạ nhiệt, giảm đau, kháng viêm; ngừa huyết khối ở liều thấp.
B. TỔNG HỢP ASPIRIN
I. Nguyên tắc
Acetyl hóa acid salicylic (acid ο-hydroxybenzoic) bằng anhydride acetic với sự hiện diện của
H2SO4 đậm đặc.

15
Sản phẩm sau phản ứng tổng hợp được tinh chế bằng phương pháp kết tinh nhiều lần.
II. Thực hành
1. Chuẩn bị một nồi cách thủy 70 oC, giữ nhiệt độ này trong suốt quá trình tổng hợp.
2. Cho 2,5 g acid salicylic và 3,5 ml anhydride acetic vào erlen đã sấy khô. Khuấy đều hỗn
hợp. Thêm một giọt H2SO4 đậm đặc. Khuấy đều. Cho ngay erlen vào nồi cách thủy sao cho
mực nước bên ngoài ngập đến cổ erlen. Đun cách thủy 30 phút, thỉnh thoảng khuấy đều. (Chú
ý dùng kẹp giữ chặt erlen để tránh ngã đổ hóa chất vào trong bếp cách thủy).
3. Để nguội hỗn hợp tới nhiệt độ phòng. Thêm vào từ từ 35 ml nước cất, vừa thêm vừa khuấy
mạnh. Sau cùng làm lạnh trong nước đá để kết tinh hoàn toàn. Lọc dưới áp suất giảm, thu tủa.
4. Cho tủa thô vào trở lại erlen, thêm 5 ml ethanol 96%. Đun cách thủy ở 70 oC, vừa đun vừa
khuấy đều đến khi tan hoàn toàn. Thêm vào erlen 20 ml nước nóng 60 oC, khuấy mạnh, hỗn
hợp thoáng đục sẽ trong lại ngay. Nếu có tủa, đun cách thủy nhẹ để hòa tan.
5. Lọc nhanh hỗn hợp còn nóng trên giấy lọc xếp (phễu và giấy lọc được tráng trước bằng
nước sôi). Để nguội dịch lọc rồi làm lạnh trong nước đá. Lọc dưới áp suất kém thu lấy tinh
thể.
6. Rửa tinh thể ngay trên phễu lọc với một ít nước cất lạnh cho đến khi nước qua lọc không
cho màu tím tức khắc với dung dịch FeCl3 10%. Rút khô.
7. Sấy sản phẩm ở 60 oC cho đến khô.
8. Cân, tính hiệu suất. Đóng gói và dán nhãn theo quy định.
C. KIỂM ĐỊNH ASPIRIN
I. Tiêu chuẩn
CÁC CHỈ TIÊU TIÊU CHUẨN TRONG PHẦN THỰC HÀNH
Phản ứng đặc trưng gốc salicylate
Định tính
Phản ứng của acid acetic
Các giới hạn tạp chất
Giảm khối lượng do làm khô Không được quá 0,5%
Hàm lượng 99,5 – 101% C9H8O4, tính trên chất khan
II. Thực hành
1. Định tính
A. Đun 0,2 g chế phẩm với 4 ml dung dịch NaOH 10% trong 3 phút, để nguội và acid hóa
bằng 5 ml dung dịch H2SO4 10% sẽ có tủa dạng tinh thể xuất hiện. Tủa sau khi được lọc, rửa,
rửa với nước. Hòa tan bằng cách đun nóng khoảng 20 mg tủa trên với 10 ml nước và làm
nguội; thêm một giọt FeCl3 10%, dung dịch có màu tím.
B. Trong một ống nghiệm, trộn 0,1 g chế phẩm với 0,5 g calci hydroxyde (TT). Đun hỗn hợp
và cho khói sinh ra tiếp xúc với miếng giấy lọc đã được tẩm 0,5 ml dung dịch
nitrobenzaldehyde (TT) sẽ xuất hiện màu vàng ánh lục hoặc xanh lam ánh lục. (Chú ý: khi có

16
khói bay lên tiếp xúc tờ giấy lọc mới nhỏ thuốc thử nitrobenzaldehyde lên miếng giấy lọc).
Làm ẩm giấy lọc với dung dịch acid hydroclorid loãng (TT), màu sẽ chuyển thành xanh lam.
2. Giới hạn tạp chất (SV không làm)
Chỉ thực hiện chỉ tiêu “Giảm khối lượng do làm khô”. Cân chính xác khoảng 1,000 g chế
phẩm, làm khô trong điều kiện áp suất 1,5 – 2,5 kPa ở nhiệt độ phòng có mặt chất hút ẩm
P2O5 đến khối lượng không đổi.
3. Định lượng
3.1 Nguyên tắc
Aspirin là acid nên có thể định lượng bằng phương pháp chuẩn độ acid – base. Dung dịch
chuẩn độ là NaOH 0,1N. Chỉ thị là phenolphthalein. Dung môi là ethanol trung tính.
3.2. Tiến hành
a. Trung tính hóa ethanol
Trong erlen cho 10ml ethanol 96 %, thêm 2 giọt phenolphthalein. Nếu dung dịch không màu
thì cho từng giọt NaOH 0,1N cho đến khi xuất hiện màu hồng nhạt.
b. Chuẩn độ
Cân chính xác khoảng 0,5g chế phẩm, hòa tan trong 10 ml ethanol đã trung tính hóa với natri
hydroxyde 0,1N với chỉ thị phenolphthalein (TT), chuẩn độ dung dịch này với dung dịch natri
hydroxyde 0,1N.
1 ml dd natri hydroxyde 0,1N tương ứng với 0,01802 g C9H8O4.
CÂU HỎI CHUẨN BỊ BÀI
1. Giải thích cơ chế phản ứng tổng hợp aspirin.
2. Có thể thay anhydride acetic bằng acid acetic được không. Tại sao?
3. Tại sao phải giữ nhiệt độ nồi cách thủy ở 70 oC? Sản phẩm phụ có thể sinh ra trong phản
ứng này là gì?
4. Có thể thay acid sulfuric đậm đặc bằng những acid nào?
5. Giải thích hiện tượng: “hỗn hợp thoáng đục sẽ trong lại ngay” ở bước 4 trong phần tổng
hợp aspirin.
6. Viết phản ứng định lượng aspirin trong bài thực tập.
7. Đề nghị phương pháp định lượng aspirin dựa trên nhóm ester.
8. Định lượng chế phẩm dựa trên acid và dựa theo nhóm ester, phương pháp nào cho kết
quả chính xác hơn? Tại sao?

17
BÀI 4. TỔNG HỢP SULFACETAMIDE -
KIỂM ĐỊNH INH

Lưu ý về an toàn:
Bài thực hành có sử dụng bếp đun và NaOH 20 %, NaOH 10 % , HCl 10 % có tính ăn mòn,
lưu ý tránh bỏng và hóa chất bay hơi

MỤC TIÊU
- Trình bày và giải thích được cơ chế, ứng dụng và thực hiện được các phản ứng acetyl
hóa, thủy phân, diazo hóa và ghép đôi, các phản ứng dùng định tính INH
- Thực hiện được thao tác lọc chân không, tinh chế, kết tinh thu tủa đạt hiệu suất cao, tẩy
màu bằng than hoạt đúng kỹ thuật
- Quản lý được thời gian và chia sẻ công việc hợp lý khi làm việc nhóm
- Hình thành tác phong cẩn thận, thói quen chú ý về an toàn khi thao tác với acid đậm đặc,
bếp đun
- Có ý thức bảo vệ môi trường thông qua việc thu hồi tốt các hóa chất sử dụng trong bài
- Hình thành ý thức trách nhiệm về kết quả bài làm và kiến thức bản thân thu nhận được qua
bài học

A. THÔNG TIN VỀ SẢN PHẨM


1. Sulfacetamide

1.1. Tính chất


- Bột kết tinh trắng, tan trong 150 phần nước lạnh ở 20 0C, 15 phần alcol, 7 phần acetone,
không tan trong ether.
- Dung dịch nước có phản ứng acid với giấy quỳ.
- Điểm chảy 182-184 0C.
1.2. Công dụng
Kháng khuẩn đường tiểu, da, mắt.
2. INH (Rimifon)
2.1. Tính chất
- Bột trắng hay trắng hơi ánh vàng hoặc bột kết tinh, không màu, không mùi, vị lúc đầu hơi
thoảng ngọt sau hơi đắng.
- Dễ tan trong nước, khó tan trong alcol, ether, chloroform.
- Độ chảy 170-174 0C.
2.2. Công dụng
- Kháng lao

18
B. TỔNG HỢP SULFACETAMIDE
1. Nguyên tắc
Sulfacetamide được điều chế từ sulfanilamide qua phản ứng acetyl hóa và thủy phân không
hoàn toàn:

Sản phẩm sau phản ứng được tinh chế bằng phương pháp kết tinh ở khoảng pH đẳng điện.
2. Thực hành
1. Chuẩn bị nồi cách thủy ở nhiệt độ 70-80 oC.
2. Cho 5 g sulfanilamide vào bình nón 100 ml đặt vào nồi cách thủy ở 70-80 oC. Thêm lần
lượt 9 ml anhydride acetic và 2-3 ml dung dịch ZnCl2 50 % trong acid acetic băng. Khuấy
đều và giữ ở 75 oC trong khoảng 30 phút. Kiểm tra phản ứng kết thúc bằng cách:
- Cho một ít hỗn hợp phản ứng (khoảng bằng nửa hạt bắp) vào ống nghiệm chứa sẵn
khoảng 10 ml dung dịch NH4OH đậm đặc; hỗn hợp phải tan hoàn toàn.
- Cho một ít hỗn hợp phản ứng (khoảng bằng hạt bắp) vào ống nghiệm khác chứa sẵn
10 ml HCl 10%; hỗn hợp không được tan.
3. Thêm 50 ml nước cất vào hỗn hợp phản ứng, khuấy đều và lọc dưới áp suất giảm, thu tủa.
Dùng 1 ít nước tráng erlen và rửa tủa.
4. Chuyển tủa vào cốc 100 ml, thêm 25 ml dung dịch NaOH 20 %, khuấy cho tan hết.
5. Điều chỉnh nhiệt độ nồi cách thủy xuống khoảng 55 oC.
6. Đặt becher vào cách thủy ở 55 oC và khuấy đều trong 60-90 phút. Kiểm tra phản ứng kết
thúc bằng cách cho một ít hỗn hợp phản ứng vào ống nghiệm chứa sẵn khoảng 10 ml dung
dịch HCl 10%; hỗn hợp phải tan hết.
7. Trung hòa sản phẩm bằng HCl 10 % đến khi xuất hiện tủa (xác định pH bằng giấy chỉ thị
vạn năng). Để yên 3 phút.
8. Tiếp tục thêm từ từ HCl 10 % đến khi pH = 1-2. Nếu còn tủa, lọc bỏ tủa. Nếu dịch lọc có
màu, thêm than hoạt để khử màu (nếu cần). Lọc lấy dịch lọc không màu.
9. Trung hòa dịch lọc bằng NaOH 10 % cho đến khoảng pH 5. Chờ đến khi sulfacetamide kết
tủa hết. Có thể làm lạnh để thu được tủa tốt hơn (nếu cần).
10. Lọc dưới áp suất giảm. Rửa sulfacetamide bằng nước cất (khoảng 20 ml). Sấy khô ở
60 oC. Tính hiệu suất.
C. KIỂM ĐỊNH INH (RIMIFON)
1. Tiêu chuẩn
CÁC CHỈ TIÊU TIÊU CHUẨN
Định tính
Phản ứng nung với Na2CO3 Dương tính
Phản ứng tạo phức với Natri nitroprussiate Dương tính
Phản ứng với thuốc thử vanillin Dương tính
Phản ứng tạo tủa với CuSO4 Dương tính
19
2. Thực hành
2.1. Phản ứng nung với Na2CO3 (sinh viên không thực hiện).
Cho 0,05 g chế phẩm và 1,0 g Na2CO3 khan vào ống nghiệm khô, đun cẩn thận, pyridine sẽ
được phóng thích cho mùi đặc biệt.
2.2. Phản ứng tạo phức với Natri nitroprussiate
Hòa tan 0,01 g chế phẩm vào 10 ml nước. Thêm vào 1,0 ml dung dịch này 3 giọt dung dịch
natri nitroprussiate 5 %, 3 giọt dung dịch NaOH 10% và 2 giọt acid acetic loãng, màu đỏ da
cam xuất hiện.
Thêm 3 giọt HCl, màu đỏ cam chuyển thành màu đỏ nâu và nếu thêm HCl nữa sẽ chuyển
sang màu vàng.
2.3. Phản ứng tạo tủa với CuSO4
Hòa tan 0,1 g chế phẩm vào 5 ml nước, thêm 5 giọt dung dịch CuSO4 sẽ hiện màu xanh và có
tủa.
Đun nóng dung dịch này, màu xanh sẽ chuyển thành màu xanh ngọc thạch, đồng thời có bọt
khí bay lên.
2.4. Phản ứng tạo tủa với vanillin
Hòa tan 0,1 g chế phẩm trong 2 ml nước, thêm dung dịch nóng của 0,1 g vanillin trong nước,
để yên và cọ thành ống nghiệm (gần mép trên dung dịch) với một đũa thủy tinh sẽ có tủa vàng
(sinh viên chỉ làm đến bước này).
Tủa này sau khi kết tinh lại bằng 5 ml ethanol 70 % và sấy khô ở 100-105 oC có điểm chảy
từ 226-231 oC.

CÂU HỎI CHUẨN BỊ BÀI


1. Những phản ứng phụ trong các giai đoạn phản ứng tổng hợp sulfacetamide và cách loại bỏ
chúng đi?
2. pH (lúc trung hòa dịch lọc bằng NaOH 10 % ở giai đoạn 6) có ảnh hưởng như thế nào đến
hiệu suất và chất lượng sản phẩm?
3. Nêu phương pháp khác để theo dõi phản ứng tổng hợp sulfacetamide?
4. Nêu 2 phương pháp hóa học có thể dùng để định tính sulfacetamide?
5. Viết các phản ứng định tính INH mô tả ở trên.
6. Hãy cho biết các phản ứng khác có thể dùng để định tính INH.

20
BÀI 5. TỔNG HỢP VÀ KIỂM ĐỊNH ACID
BENZOIC
Lưu ý về an toàn:
- Bài thực hành có sử dụng bếp đun KMnO4 là chất oxy hóa mạnh, lưu ý đun chậm, khi kết
thúc phản ứng mở nút bình phản ứng từ từ khi bình đã nguội nhằm tránh nút bình và hóa
chất phản ứng văng ra do chênh lệch áp suất.
- Cẩn thận khi thao tác với HCl đậm đặc có tính ăn mòn và bay hơi (thao tác trong tủ hút).

MỤC TIÊU
- Trình bày và giải thích được cơ chế, ứng dụng và thực hiện được các phản ứng oxy hóa-
khử, phản ứng benzoate và các phản ứng khác dùng định tính, định lượng acid benzoic
- Thực hiện và giải thích được thao tác lọc chân không, kỹ thuật lọc nóng, tinh chế, kết tinh
lại đúng kỹ thuật
- Thực hiện được một số phép kiểm tinh khiết một chế phẩm, phép thử giới hạn kim loại
nặng bằng cách so độ đục
- Quản lý được thời gian và chia sẻ công việc hợp lý khi làm việc nhóm
- Hình thành tác phong cẩn thận, thói quen chú ý về an toàn khi thao tác với acid đậm đặc,
bếp đun
- Có ý thức bảo vệ môi trường thông qua việc thu hồi tốt các hóa chất sử dụng trong bài
- Hình thành ý thức trách nhiệm về kết quả bài làm và kiến thức bản thân thu nhận được qua
bài học
A. THÔNG TIN VỀ SẢN PHẨM

C7H6O2 P.t.l. 122,12


Acid benzoic
Acid benzene carboxylic
I. Tính chất
- Tinh thể hình kim hay mảnh không màu hoặc bột kết tinh trắng, không mùi hoặc thoáng mùi
cánh kiến trắng.
- Ít tan trong nước, tan trong nước sôi, dễ tan trong ethanol 96 %, ether, chloroform và dầu
béo. Acid benzoic bắt đầu thăng hoa ở 100 oC.
- Điểm chảy ở khoảng 122 oC.
II. Công dụng
- Kháng nấm, bảo quản thực phẩm

21
B. TỔNG HỢP ACID BENZOIC
1. Nguyên tắc
Acid benzoic (benzene carboxylic acid) được điều chế từ sự oxy hóa benzyl alcol bằng kali
permanganate trong môi trường trung tính. Trong công nghiệp, acid benzoic được điều chế
từ sự oxy hóa trực tiếp toluene bằng KMnO4, K2CrO4, HNO3 dưới áp suất cao.

Tinh chế bằng phương pháp tái kết tinh nhiều lần ở nhiệt độ thấp.
2. Thực hành

Nước ra

Nước vào

1. Cho 100 ml nước cất vào bình cầu 250 ml. Thêm lần lượt 5,5 g KMnO4, 2,5 ml benzyl alcol
(d=1,04) và vài hạt đá bọt.
2. Gắn sinh hàn nước vào bình cầu để đun hoàn lưu. Đun hỗn hợp phản ứng đến sôi nhẹ trong
90 phút.
3. Để nguội, làm lạnh hỗn hợp trong thau nước đá.
4. Lọc dưới áp suất giảm để lấy dịch lọc, tráng phễu với 10 ml nước cất.
5. Cẩn thận, thêm từ từ HCl đậm đặc vào dịch đến pH acid (dùng giấy chỉ thị).
6. Cho dung dịch Na2SO3 20 % vào từ từ và lắc đều đến khi hỗn hợp mất màu chỉ còn lại tủa
trắng của acid benzoic.
7. Để hỗn hợp lạnh hoàn toàn.
8. Lọc dưới áp suất giảm. Rửa tủa với 10 ml nước cất lạnh.
9. Hòa tan acid benzoic thô thu được trong 70 ml nước sôi.
10. Đun nhẹ và khuấy mạnh đến khi hỗn hợp trong suốt.
11. Lọc nhanh hỗn hợp còn nóng trên giấy lọc xếp (tráng phễu và giấy lọc bằng nước sôi).
12. Để nguội. Sau đó làm lạnh trong nước đá để kết tinh hoàn toàn.
13. Lọc dưới áp suất giảm cho đến khô. Sấy trong tủ sấy ở 60 oC trong 4 giờ. Cân và tính
hiệu suất.

22
C. KIỂM ĐỊNH ACID BENZOIC
1. Tiêu chuẩn
CÁC CHỈ TIÊU TIÊU CHUẨN TRONG PHẦN THỰC HÀNH
Định tính
Phản ứng benzoate Dương tính
Giới hạn tạp chất
Các chất khử kali permanganate Đạt theo tiêu chuẩn
Kim loại nặng Không quá 10 ppm

2. Thực hành
2.1. Định tính
Phản ứng benzoate
Hòa tan 0,1 g chế phẩm trong 1 ml dung dịch NaOH 0,1 N (TT) và thêm nước vừa đủ 10 ml.
Thêm vài giọt FeCl3 10 %: dung dịch có tủa vàng nâu.
2.2. Kiểm tinh khiết
2.2.1. Các chất khử kali permanganate
Thêm từng giọt dung dịch KMnO4 0,1 N vào 100 ml nước đang sôi đã được acid hóa bằng
H2SO4 loãng (dung dịch 10 %) đến khi màu hồng tím xuất hiện và bền vững trong 30 giây.
Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong dung dịch đang nóng nêu trên và chuẩn độ bằng dung dịch
KMnO4 0,1 N đến khi có màu hồng bền vững trong 15 giây.
Lượng KMnO4 0,1 N dùng không được quá 0,5 ml.
2.2.2. Kim loại nặng: không được quá 0,001 %
Pha 50 ml dung dịch chế phẩm 5% trong ethanol 96 % (bình định mức).
Ống thử: lấy 12 ml dung dịch trên, thêm 2 ml dung dịch đệm acetate pH 3,5.
Ống đối chiếu: gồm 5 ml ethanol 96 % trộn đều với 5 ml dung dịch chuẩn chì 1 phần triệu và
2 ml dung dịch chế phẩm, thêm 2 ml dung dịch đệm acetate pH 3,5.
Cách pha dung dịch thioacetamide: thêm 1 ml hỗn hợp gồm 15 ml dung dịch NaOH 1 N (TT),
5 ml nước cất và 20 ml glycerine 85 % (TT) vào 0,2 ml dung dịch thioacetamide 4% (TT),
đun nóng trong cách thủy 20 giây, làm lạnh và dùng ngay.
Thêm 1,2 ml dung dịch thioacetamide (TT) vào 2 ống thử và đối chiếu, lắc đều, để yên 2 phút.
So sánh màu tạo thành trong ống thử với màu ống đối chiếu: ống thử không được đậm màu
hơn trên ống đối chiếu (quan sát trên nền trắng, nhìn từ trên xuống).

CÂU HỎI CHUẨN BỊ BÀI


1. Tóm tắt các giai đoạn tổng hợp acid benzoic bằng các phản ứng hóa học?
2. Ảnh hưởng của pH đến khả năng oxy hóa của KMnO4?
3. Vai trò của HCl đậm đặc trong quá trình điều chế acid benzoic?
4. Công dụng của acid benzoic?
5. Tại sao phải thử giới hạn tạp chất hữu cơ chứa chlor? Nguyên tắc của thử nghiệm?
6. Tại sao phải trung tính hóa alcol trước khi định lượng?
7. Giải thích phản ứng định tính với dung dịch NaOH và FeCl3?
8. Trong phản ứng định tính, cho quá thừa NaOH có ảnh hưởng gì không?
23
CÁC MẪU BÁO CÁO THỰC HÀNH

24
ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ Tp. HCM
Môn: Thực Hành HÓA HỮU CƠ - HÓA DƯỢC 3 Điểm tổng
Mã môn học: PCHE237

BÁO CÁO THỰC HÀNH


BÀI 1. Định tính các cycline – chloramphenicol - penicillin
Lớp: ................. Nhóm: .................. Buổi: .................... Ngày: ....................... Ca:....................
Họ và Tên Mã số SV
...................................................................................... ...........................................
...................................................................................... ...........................................
...................................................................................... ...........................................
...................................................................................... ...........................................
...................................................................................... ...........................................
...................................................................................... ...........................................
KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM (Tổng cộng 4,0 đ)
1. Định tính các cycline (1 đ)
Phản ứng Yêu cầu Kết quả Kết luận
(Đúng/Đạt)
Tetracycline + FeCl3 Hỗn hợp có màu
Doxycycline + FeCl3 nâu sẫm
Tetracycline + tt Fehling Hỗn hợp có màu
Doxycycline + tt Fehling xanh lá, có tủa đỏ
-Tetracycline + H2SO4 đđ - Hỗn hợp màu tím
chuyển vàng sẫm
-Doxycycline + H2SO4 đđ - Hỗn hợp màu vàng

Tetracycline.HCl + AgNO3
Có tủa trắng, vón
Doxycycline.HCl + AgNO3
Định danh 1 KS cycline.
Xác định đúng tên
Mã số mẫu được cấp phát:
kháng sinh
………………………….

25
2. Định tính chloramphenicol (1 đ)

Phản ứng Yêu cầu Kết quả Kết luận


(Đúng/Đạt)
Chloramphenicol + Dung dịch màu vàng
NaOH đun cách thủy chuyển dần sang cam
Khí thoát ra làm xanh
Chloramphenicol +
giấy quỳ + tủa đỏ
NaOH đun sôi
gạch
Dịch lọc + AgNO3 Có tủa trắng

3. Định tính các penicillin (2 đ)


Phản ứng Yêu cầu Kết quả Kết luận
(Đúng/Đạt)
Penicillin G + NH2OH +... + Cu2+
Penicillin V + NH2OH + ...+ Cu2+ Tủa xanh ngọc
Amoxicillin + NH2OH +... + Cu2+
-Penicillin G + HCHO/H2SO4 - Màu nâu đỏ
-Penicillin V + HCHO/H2SO4 - Màu nâu đỏ sậm
-Amoxicillin + HCHO/H2SO4 - Màu vàng nhạt
-Penicillin G + thuốc thử Fehling - Màu xanh thẫm
-Penicillin V + thuốc thử Fehling - Màu xanh
-Amoxicillin + thuốc thử Fehling - Màu đỏ tím
Định danh 1 KS -lactam
Xác định đúng
Mã số mẫu được cấp phát:
tên kháng sinh
………………………….

NHẬN XÉT KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM – TRẢ LỜI CÂU HỎI (3,0 đ) (ghi lại những
quan sát, nhận xét, đề xuất và trả lời câu hỏi của GV)
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................

26
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................

27
ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ Tp. HCM
Môn: Thực Hành HÓA HỮU CƠ - HÓA DƯỢC 3 Điểm tổng
Mã môn học: PCHE237

BÁO CÁO THỰC HÀNH


BÀI 2. Tổng hợp và kiểm định methyl salicylate

Lớp: ................. Nhóm: .................. Buổi: .................... Ngày: ....................... Ca:....................


Họ và Tên Mã số SV
...................................................................................... ...........................................
...................................................................................... ...........................................
...................................................................................... ...........................................
...................................................................................... ...........................................
...................................................................................... ...........................................
...................................................................................... ...........................................
KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM (Tổng cộng 4,0 đ)
4. Tổng hợp methyl salicylate (tổng cộng 2,0 đ)
Lượng acid salicylic cân ban đầu: ...…....g (2,97-3,03 g, phải cân lại nếu ngoài khoảng này)
Vmethanol đã dùng:………(ml)……… tương ứng……….(mol) methanol

Tính chất Kết luận


Yêu cầu Kết quả
sản phẩm (Đúng/Đạt)

Thể tích methyl


1-1,5 mL
salicylate thu được

Chất lỏng hơi sánh,


Cảm quan trong, màu vàng nhạt,
có mùi đặc trưng

Thể tích methanol


 1 mL
thu hồi được

28
5. Kiểm định methyl salicylate (dùng mẫu có sẵn) (Tổng cộng 2,0 đ)
Chỉ tiêu/ Yêu cầu Kết quả Kết luận
thí nghiệm (Đúng/Đạt)

Định tính A. Có tủa tinh thể

Định tính B. DD có màu tím

DD thu được phải trong và


Độ trong và không được đậm màu hơn dung
màu sắc dịch màu mẫu. Mẫu soi phải
được chuẩn bị đúng kỹ thuật.
Lượng dung dịch natri
hydroxyd 0,1 N (CĐ) dùng để
Giới hạn
giữ màu xanh lam không được
acid
quá 0,4 mL. Mẫu đo phải được
chuẩn bị đúng kỹ thuật.

NHẬN XÉT KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM (3,0 đ) (ghi lại những quan sát, nhận xét, đề
xuất và trả lời câu hỏi của GV)

....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
29
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
30
ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ Tp. HCM
Môn: Thực Hành HÓA HỮU CƠ - HÓA DƯỢC 3 Điểm tổng
Mã môn học: PCHE237

BÁO CÁO THỰC HÀNH


BÀI 3. Tổng hợp và kiểm định aspirin

Lớp: ................. Nhóm: .................. Buổi: .................... Ngày: ....................... Ca:....................


Họ và Tên Mã số SV
...................................................................................... ...........................................
...................................................................................... ...........................................
...................................................................................... ...........................................
...................................................................................... ...........................................
...................................................................................... ...........................................
KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM (Tổng cộng 4,0 đ)
6. Tổng hợp aspirin (tổng cộng 2,0 đ)
Lượng acid salicylic cân ban đầu: …......…g (2,4-2,6 g, phải cân lại nếu ngoài khoảng này)
Tính chất sản phẩm Yêu cầu Kết quả
Lượng aspirin Hiệu suất trên 95 % (sau khi - Khối lượng khô:…………
thu được đo độ ẩm) - Hiệu suất:………………
Tinh thể không màu hoặc bột
Cảm quan kết tinh trắng, không mùi
hoặc gần như không mùi

7. Kiểm định Aspirin (tổng cộng 2,0 đ)

Chỉ tiêu/ thí nghiệm Yêu cầu Kết quả Kết luận
Định tính A. Có tủa tinh thể

Định tính B. Màu vàng/lam ánh lục


chuyển xanh lam
Hàm lượng 99,5 – 101% C9H8O4,
tính trên chất khan. Mẫu
đo phải được chuẩn bị
đúng kỹ thuật

31
NHẬN XÉT KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM (3.0 đ) (ghi lại những quan sát, nhận xét, đề
xuất và trả lời câu hỏi của GV)
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................

32
ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ Tp. HCM
Môn: Thực Hành HÓA HỮU CƠ - HÓA DƯỢC 3 Điểm tổng
Mã môn học: PCHE237

BÁO CÁO THỰC HÀNH


BÀI 4. Tổng hợp sulfacetamidee - kiểm định INH
Lớp: ................. Nhóm: .................. Buổi: .................... Ngày: ....................... Ca:....................
Họ và Tên Mã số SV
...................................................................................... ...........................................
...................................................................................... ...........................................
...................................................................................... ...........................................
...................................................................................... ...........................................
...................................................................................... ...........................................
KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM (Tổng cộng 4,0 đ)
8. Tổng hợp sulfacetamidee (2,0 đ)
Lượng sulfanilamide cân ban đầu: ...............g (4,95-5,05 g, phải cân lại nếu ngoài khoảng này)
Tính chất của sản phẩm Yêu cầu Kết quả
Lượng sulfacetamidee thu Hiệu suất trên 95 % - Khối lượng khô:…………
được (sau khi đo độ ẩm) - Hiệu suất:………….

Cảm quan của sản phẩm Bột kết tinh trắng

9. Định tính INH (2,0 đ)


Chỉ tiêu/ thí nghiệm Yêu cầu Kết quả Kết luận
Xuất hiện màu đỏ da
Phản ứng tạo phức với
cam chuyển thành đỏ
natri nitroprussiate
nâu rồi vàng khi dư acid

Xuất hiện màu xanh trong dd


và có tủa. Đun nóng dung
Phản ứng tạo tủa với
dịch, màu xanh sẽ chuyển
CuSO4 thành màu xanh ngọc thạch
và có bọt khí bay lên.

Phản ứng tạo tủa với Có tủa vàng xuất hiện


vanillin

33
NHẬN XÉT KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM (3.0 đ) (ghi lại những quan sát, nhận xét, đề
xuất và trả lời câu hỏi của GV)
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................

34
ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ Tp. HCM
Môn: Thực Hành HÓA HỮU CƠ - HÓA DƯỢC 3 Điểm tổng
Mã môn học: PCHE237

BÁO CÁO THỰC HÀNH


BÀI 5. Tổng hợp và kiểm định acid benzoic
Lớp: ................. Nhóm: .................. Buổi: .................... Ngày: ....................... Ca:....................
Họ và Tên Mã số SV
...................................................................................... ...........................................
...................................................................................... ...........................................
...................................................................................... ...........................................
...................................................................................... ...........................................
...................................................................................... ...........................................
KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM (Tổng cộng 4,0 đ)
10. Tổng hợp acid benzoic (2,0 đ)
Tính chất sản phẩm Yêu cầu Kết quả Kết luận
Lượng acid benzoic Hiệu suất trên 95 % - Khối lượng khô:…….
thu được (sau khi đo độ ẩm) - Hiệu suất:…………….

Tinh thể hình kim hay


mảnh không màu hoặc bột
Cảm quan kết tinh trắng, không mùi
hoặc thoáng mùi cánh kiến
trắng

11. Kiểm định acid benzoic (2,0 đ)


Chỉ tiêu/thí nghiệm Yêu cầu Kết quả Kết luận
Phản ứng benzoate Có tủa vàng nâu

Các chất khử Lượng KMnO4 0,1 N dùng


KMnO4 không được quá 0,5 ml

Kim loại nặng Không được quá 0,001 %

35
NHẬN XÉT KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM (3,0 đ) (ghi lại những quan sát, nhận xét, đề
xuất và trả lời câu hỏi của GV)
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................

36
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình thực tập Hóa Dược 1 & 2, Bộ môn Hóa Dược, Khoa Dược, Trường Đại học Y
Dược Thành phố Hồ Chí Minh
2. Nguyễn Thúy Dần (2007), Giáo trình Hóa Dược – Dược lý, Nhà xuất bản Hà Nội, Sở
giáo dục và Đào tạo Hà Nội
3. Dược điển Việt Nam V

37

You might also like