You are on page 1of 23

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ

BÀI GIẢNG
THỰC HÀNH HÓA DƯỢC 2
(Đối tượng sinh viên hệ Đại học)

Đơn vị: KHOA DƯỢC – ĐIỀU DƯỠNG

Cần Thơ – Năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÀI GIẢNG MÔN HỌC

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ Tên môn học: Hóa Dược 2


(Phần Thực hành)
Trình độ: Đại học Dược
Số tín chỉ: 1 - Giờ thực hành: 30 tiết

Đối tượng: sinh viên đại học ngành dược học, trường Đại học Tây Đô
1. Bộ môn chịu trách nhiệm giảng dạy học phần: Liên bộ môn Hóa dược- Dược lý-
Dược lâm sàng, khoa Dược – Điều dưỡng, trường Đại học Tây Đô
2. Học phần tiên quyết: Lý thuyết và thực tập Hóa dược 1
3. Mục tiêu môn học:
- Trình bày được nguyên tắc điều chế, công thức cấu tạo, các tính chất lý hóa và
ứng dụng các tính chất đó trong kiểm nghiệm, điều chế.
- Vận dụng được các kiến thức đã học (hóa vô cơ, hóa hữu cơ, hoá phân tích, hoá
lý dược) để định tính, thử tinh khiết và định lượng một số nguyên liệu dùng làm
thuốc và các chế phẩm.
- Thông qua thực tập, rèn luyện kỹ năng làm việc tại phòng thí nghiệm.
4. Nội dung:

BÀI TÊN BÀI HỌC SỐ TIẾT

1 Điều chế Natri clorid dược dụng 4

2 Định tính kháng sinh penicillin - kiểm định cloramphenicol 4


3 Tổng hợp kháng sinh sulfacetamid 4

4 Kiểm định thuốc kháng lao: Rimifon 4

5 Điều chế và định tính bạc sulfadiazine 4


6 Kiểm định viên nén Methionin 4

7 Ôn tập 2

8 Kiểm tra và đánh giá 4

Tổng 30

1
5. Phương pháp dạy và học
- Hướng dẫn các thao tác thí nghiệm, cơ sở lý thuyết của bài thực hành và cách phân
tích kết quả thí nghiệm.
- Sinh viên cần nghiêm túc trong học tập, biết vận dụng kiến thức để kiểm tra và đối
chiếu giữa kết quả thực nghiệm với lý thuyết. .
6. Đánh giá kết quả học tập
6.1. Thang điểm:
- Điểm chuyên cần chiếm trọng số 20% tổng số điểm phần thực hành. Hình thức: làm
bài kiểm tra và viết báo cáo phúc trình thực tập.
- Điểm đánh giá thực tập chiếm trọng số 80% tổng số điểm phần thực hành. Hình thức:
thực hành, tự luận hoặc vấn đáp.
6.2. Số lần dự đánh giá thực tập: 01 lần.
6.3. Điều kiện dự đánh giá thực tập:
Sinh viên được dự đánh giá thực tập nếu không rơi vào một trong các trường hợp
sau:
- Sinh viên vắng quá 20% số tiết quy định cho mỗi học phần lý thuyết hoặc cả lý
thuyết và thực hành thì không được dự thi hoặc dự đánh giá kết thúc học phần đó. Sinh
viên đảm bảo 100% số tiết quy định cho mỗi học phần thực hành thì được dự đánh giá
kết thúc học phần đó.
- Sinh viên nằm trong danh sách bị cấm thi tất cả các học phần của học kỳ do
không đóng học phí hoặc đóng học phí không đúng hạn.
- Sinh viên nằm trong danh sách đề nghị cấm dự thi kết thúc học phần hoặc cấm dự
đánh giá kết thúc học phần do giảng viên giảng dạy học phần đề xuất về Khoa.
- Sinh viên vi phạm nội quy, quy chế học vụ và các quy định khác sẽ bị cấm thi
theo quy định.
7. Tài liệu tham khảo:
- Giáo trình Thực tập Hóa Dược, 2011, Trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
- Giáo trình Thực tập Hóa Dược, 2011, Trường Đại học Y dược Cần Thơ.
- Trần Đức Hậu, 2007, Hoá Dược tập I và II, Nhà xuất bản Y học.
- Giáo trình Hóa dược Tập 1 và 2, 2005, Trường Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh.
- Dược Điển Việt Nam IV, 2009, NXB Y Học – Bộ Y Tế.

2
MỤC LỤC
Trang
Bài 1: Điều chế Natri clorid dược dụng ..................................................................... 4
Bài 2: Định tính kháng sinh penicillin - kiểm định cloramphenicol .......................... 6
Bài 3: Tổng hợp kháng sinh sulfacetamid .................................................................. 12
Bài 4: Kiểm định thuốc kháng lao: Rimifon .............................................................. 15
Bài 5: Điều chế và định tính bạc sulfadiazine ............................................................ 18
Bài 6: Kiểm định viên nén Methionin ........................................................................ 21

3
BÀI 1: ĐIỀU CHẾ NATRI CLORID DƯỢC DỤNG
MỤC TIÊU THỰC HÀNH
1. Hiểu nguyên tắc và điều chế được natri clorid dược dụng từ muối bếp.
2. Hiểu được khái niệm tạp chất trong nguyên liệu làm thuốc.

DỤNG CỤ VÀ HÓA CHẤT


Dụng cụ
- Cốc, bát sứ dung tích 500-1000 mL.
- Ống đong dung tích 100; 500 và 1000 mL.
- Bộ lọc chân không với phễu lọc bằng sứ dung tích 250 mL.
- Phễu lọc thủy tinh dung tích 250 mL.
- Giấy lọc.
- Đũa khuấy bằng thủy tinh.
- Tủ sấy nhiệt độ tối đa 300-350o C.
- Bếp điện + chảo rang muối.
Hóa chất:
- Muối bếp
- HCl 10% và Na2CO3 10%;

NỘI DUNG THỰC HÀNH


1. Nguyên tắc điều chế:
- Loại tạp hữu cơ bằng cách rang muối bếp ở nhiệt độ 500-600 oC.
- Loại tạp không tan: Hòa tan muối rang vào nước và lọc thu dịch trong.
- Loại các ion kim loại: Kết tủa dạng carbonat bằng Na2CO3; lọc trong.
- Trung tính hóa dịch lọc về pH 6,8-7,1 bằng HCl 10%.
- Cô đuổi nước thu NaCl kết tinh; để lại lượng nước ót khoảng 1/5 thể tích ban đầu,
trong đó còn lại các tạp Br - và I -.
- Loại tạp SO42- bằng cách rửa tinh thể NaCl trên máy hút chân không.
- Sấy khô sản phẩm ở 100o C; cân tính hiệu suất.

4
2. Tiến hành
- Cân 200 g muối đã rang cháy tạp chất hữu cơ; hòa tan vào khoảng 500 ml nước để
được dung dịch gần bão hòa. Lọc sơ bộ qua bông thấm nước; tiếp theo lọc trong bằng
giấy lọc.
- Kết tủa kim loại bằng Na2CO3 10%:
+ Thăm dò: Lấy 20 ml dịch lọc vào cốc dung tích 50 ml, đun nóng. Thêm từ từ
dung dịch Na2CO3 10% (dùng ống hút chia vạch) vào dịch đang nóng, khuấy đều, đến
khi không thấy kết tủa tiếp . Đọc thể tích dung dịch Na2CO3 10% đã tiêu thụ cho 20 ml
dịch lọc muối.
+ Tiến hành loại tạp:
* Tính tổng thể tích Na2CO3 10% dùng cho thể tích dịch lọc muối còn lại từ
thể tích dung dịch Na2CO3 10% đã dùng cho 20 ml dịch lọc muối ở trên.
* Đun dịch lọc muối đến nhiệt độ 50-60oC; thêm từ từ, vừa khuấy, thể tích
dung dịch Na2CO3 10% đã tính vào dịch muối nóng. Đun hỗn hợp tới khi tủa vón; lọc
lấy dịch trong, bỏ tủa.
- Trung hòa dịch lọc (đã loại kim loại): để nguội dịch lọc rồi thêm từ từ dung dịch
HCl 10% đến pH 6,8-7,1 (chỉ thị bằng giấy pH vạn năng). Chú ý: Nếu pH xuống dưới
6,8 (dư acid) thì chỉnh về bằng Na2CO3 10%.
- Cô kết tinh NaCl thô: cô nhẹ ở nhiệt độ sôi dịch muối đã trung tính, khuấy đều tay để
kết tinh NaCl tinh thể mịn; dùng thìa sứ vớt dần tinh thể NaCl vào phễu lọc chân
không. Khi lượng nước ót còn khoảng 1/5 thể tích ban đầu thì ngừng lấy muối (lúc này
Br - và I - còn lại trong nước ót).
- Loại tạp SO42- và các tạp hòa tan khác: hút chân không làm khô bột NaCl thô, kết
hợp rửa loại SO42- bằng phun nước cất (dùng dung dịch NaCl dược dụng gần bão hòa
sẽ cho hiệu suất cao); thử nước rửa bằng dung dịch BaCl2 5% đến khi hết tủa trắng.
- Hút kiệt nước khỏi NaCl thành phẩm; sấy khô ở 100o C.
- Cân tính hiệu suất.
* Thuốc thử sinh viên tự pha:

- Dung dịch natri carbonat 10%: Hòa tan 10 g Na2CO3 vào nước đủ 100 ml; lọc trong
nếu cần.

5
BÀI 2: ĐỊNH TÍNH CÁC KHÁNG SINH PENICILLIN
VÀ KIỂM ĐỊNH KHÁNG SINH CLORAMPHENICOL
MỤC TIÊU THỰC HÀNH
1. Trình bày được tính chất của các kháng sinh nhóm penicillin và cloramphenicol.
2. Hiểu và giải thích được cơ chế của phương pháp định tính chung các kháng sinh
nhóm penicillin.
3. Trình bày và giải thích được cơ chế của các phương pháp định tính phân biệt các
kháng sinh nhóm penicillin.
4. Trình bày được nguyên tắc hoạt động của máy quang phổ phân tử UV – Vis.
5. Hiểu và trình bày được phương pháp định tính và định lượng cloramphenicol.

DỤNG CỤ VÀ HÓA CHẤT


Dụng cụ
- Ống nghiệm và mặt kính đồng hồ.
- Bình định mức 50 ; 100 ; 250 ; 500 mL.
- Cốc thủy tinh dung tích 50 ; 100 ; 250 ; 500 mL.
- Ống đong dung tích 10 ; 25 ; 50 ; 100 mL.
- Phễu lọc thủy tinh dung tích 250 mL.
- Giấy lọc, giấy quỳ tím.
- Đũa khuấy bằng thủy tinh.
- Bếp điện hoặc bể điều nhiệt.
- Bể siêu âm.
- Hệ thống máy quang phổ phân tử UV – Vis.
Hóa chất
- Các chế phẩm penicillin G, penicillin V, amoxicillin, cloramphenicol.
- Acid sulfuric đậm đặc.
- Acid nitric 2%.
- Hydroxylamin hydroclorid 1 N .
- Formaldehyd.

6
- Thuốc thử Fehling (gồm Fehling A và Fehling B).
- Natri hydroxid 10%.
- Bạc nitrat 2%.

NỘI DUNG THỰC HÀNH

I. ĐỊNH TÍNH CÁC KHÁNG SINH PENICILLIN


1. Tính chất
- Benzyl penicillin – Penicillin G (dạng muối natri và kali)
+ C16H17O4N2SNa (phân tử lượng: 356,38).
+ C16H17O4N2SK (phân tử lượng: 372,39).
+ Bột kết tinh trắng, vị đắng, mùi đặc biệt.
+ Dễ tan trong nước, cồn.
+ Dễ bị chảy khi tiếp xúc với không khí ẩm.
- Phenoxy methyl penicillin – Penicillin V
+ C16H18O5N2S (phân tử lượng: 350,40).
+ Bột kết tinh trắng, không mùi, vị đắng hơi chua.
+ Rất ít tan trong nước; tan trong cồn, aceton, cloroform, dung dịch kiềm.
+ Không bị chảy
- Amoxicillin
+ C16H19O5N3S (phân tử lượng: 365,41).
+ Bột kết tinh trắng, không mùi, vị đắng.
+ Độ ẩm cao và nhiệt độ > 37 oC ảnh hưởng bất lợi đến độ bền.
+ Độ tan: 1 g/370 mL nước hoặc 1000 mL alcol.

7
2. Phản ứng định tính chung
Làm cùng 1 lúc 3 chế phẩm trên mặt kính đồng hồ.
- Lấy vài tinh thể của chế phẩm, cho lên mặt kính đồng hồ hay chén sứ.
- Thêm vào vài giọt dung dịch (chứa 1 mL dung dịch hydroxylamin hydroclorid 1 N
và 0,3 mL dung dịch NaOH 1N). Trộn đều.
- Sau 2 – 3 phút, cho vào hỗn hợp 1 giọt dung dịch acid acetic 1 N. Trộn thật kỹ. Thêm
1 giọt CuSO4. Hiện tượng: kết tủa màu xanh ngọc.
3. Phản ứng định tính phân biệt
3.1 Phản ứng màu với H2SO4 đậm đặc
- Cho một ít chế phẩm (cỡ hạt gạo) lên mặt kính đồng hồ khô. Nhỏ 1 giọt H2SO4 đậm
đặc vào. Quan sát hiện tượng ngay lập tức.
+ Penicillin G: cho màu vàng nhạt.
+ Penicillin V: cho màu vàng rất nhạt.
+ Amoxicillin: cho màu vàng.
3.2 Phản ứng với HCHO/H2SO4 đậm đặc
- Cho một ít chế phẩm vào dung dịch hỗn hợp HCHO/H2SO4 đậm đặc, lắc nhẹ.
+ Penicillin G: cho màu nâu đỏ.
+ Penicillin V: cho màu đỏ thẫm.
+ Amoxicillin: cho màu vàng nhạt.
3.3 Phản ứng với thuốc thử Fehling
- Cho vài tinh thể chế phẩm vào ống nghiệm, thêm 1 mL nước cất, lắc đều. Sau đó
thêm 2 mL hỗn hợp (gồm 2 mL thuốc thử Fehling và 6 mL nước cất).
+ Penicillin G: Sau 5 phút chuyển dần qua màu xanh thẫm.
+ Penicillin V: cho màu xanh.
+ Amoxicillin: cho màu đỏ tím.
4. Định tính 1 kháng sinh họ β-lactam
Yêu cầu: Định danh mẫu kháng sinh X (X là kháng sinh họ β-lactam).

8
II. KIỂM ĐỊNH KHÁNG SINH CLORAMPHENICOL

1. Tính chất
- Bột kết tinh trắng, trắng xám hay trắng vàng, không mùi, vị rất đắng.
- Dễ tan trong etanol, aceton, ethyl acetat, propylen glycol. Ít tan trong ether và
cloroform. Khó tan trong nước.
- Điểm chảy: 148 – 151 oC.
2. Định tính
- Cho một ít cloramphenicol vào trong ống nghiệm, thêm 2 mL dung dịch NaOH 10%.
Tiến hành đun cách thủy sẽ xuất hiện màu vàng, tiếp tục đun cách thủy thì màu vàng
dần chuyển sang màu da cam.

- Đun đến sôi: chức amin bị thủy phân, đồng thời N bị tách ra dưới dạng NH3 (phát
hiện qua mùi hoặc giấy quỳ tím ẩm), có kết tủa đỏ gạch.

- Để nguội dung dịch, acid hóa bằng HNO3 loãng, lọc bỏ kết tủa. Thêm vào dịch lọc
thu được vài giọt AgNO3 2% xuất hiện kết tủa màu trắng.

3. Định lượng

3.1 Nguyên tắc

- Định lượng cloramphenicol bằng quang phổ phân tử UV – Vis. Bước song hấp thu
cực đại của cloramphenicol là 278 nm. Định lượng bằng phương pháp tuyệt đối với
A11 (1%, 1 cm) là 297.

- Chế phẩm phải chứa 98 – 102% hàm lượng ghi trên nhãn.

3.2 Tiến hành thí nghiệm

- Hòa tan khoảng 0,1 g chế phẩm bằng nước trong bình định mức 500 mL. (Chú ý: giai
đoạn này cần hòa tan thật kỹ, có thể sử dụng bể siêu âm không gia nhiệt để hòa tan).

- Lấy 10 mL dung dịch trên pha loãng với nước thành 100 mL (dùng bình định mức
100 mL). Đo độ hấp thu của dung dịch này bằng cuvet dày 1 cm ở 278 nm.

9
BÀI 3: TỔNG HỢP KHÁNG SINH SULFACETAMID

MỤC TIÊU THỰC HÀNH


1. Trình bày được tính chất của kháng sinh sulfacatamid.
2. Hiểu và giải thích được nguyên tắc của phương điều chế sulfacetamid từ
sulfanilamid.
3. Điều chế được sulfacetamid.

DỤNG CỤ VÀ HÓA CHẤT


Dụng cụ
- Ống nghiệm và mặt kính đồng hồ.
- Bình định mức 50 ; 100 ; 250 ; 500 mL.
- Cốc thủy tinh, bình tam giác dung tích 50 ; 100 ; 250 ; 500 mL.
- Ống đong dung tích 10 ; 25 ; 50 ; 100 mL.
- Phễu lọc thủy tinh dung tích 250 mL.
- Giấy lọc, giấy đo pH.
- Than hoạt tẩy màu.
- Đũa khuấy bằng thủy tinh.
- Bể điều nhiệt.
- Hệ thống lọc dưới áp suất giảm.
- Tủ sấy.
Hóa chất
- Sulfanilamid
- Anhydrid acetic (acid acetic băng).
- Kẽm clorid 50% trong acid acetic băng.
- Hydroxylamin hydroclorid 1 N .
- Dung dịch NH3 đậm đặc.
- Acid clohydric 10%.
- Natri hydroxid 30% và 10%.

10
NỘI DUNG THỰC HÀNH
1. Nguyên tắc
Sulfacetamid được điều chế từ sulfanilamid bằng phản ứng acetyl hóa và thủy phân
không hoàn toàn.

2. Tiến hành thí nghiệm


1. Chuẩn bị nồi cách thủy ở nhiệt độ 70 – 80 oC.
2. Cho 5 g sulfanilamide vào erlrn 100 mL đặt vào nồi cách thủy ở 70 – 80 oC. Thêm
lần lượt 9 mL anhydride acetic và 2 – 3 mL dung dịch ZnCl2 50% trong acid acetic
bang. Khuấy đều và giữ ở 75 oC trong khoảng 20 phút.
Kiểm tra phản ứng kết thúc bằng cách:
- Cho một ít hỗn hợp phản ứng (khoảng bằng nữa hạt bắp) vào ống nghiệm chứa sẵn
khoảng 10 mL dung dịch amoniac đậm đặc, hỗn hợp phải tan hoàn toàn.
- Cho một ít hỗn hợp phản ứng (khoảng bằng nữa hạt bắp) vào ống nghiệm khác chứa
sẵn khoảng 10 mL dung dịch HCl 10%, hỗn hợp không tan.
Thêm 50 mL nước cất vào hỗn hợp phản ứng khuấy đều và lọc dưới áp suất giảm để
thu kết tủa. Dùng một ít nước tráng erlen và rửa tủa.
3. Chuyển tủa vào bercher 100 mL, them 25 mL dung dịch NaOH 30% khuấy cho tan
hết. Chuyển hỗn hợp sang erlen 250 mL để thực hiện phản ứng.
4. Điều chỉnh nhiệt độ nồi cách thủy xuống khoảng 45 oC.
5. Đặt erlen vào bếp cách thủy ở 45 oC trong 45 – 60 phút.
Kiểm tra phản ứng kết thúc bằng cách: Cho một ít hỗn hợp phản ứng (khoảng bằng
nữa hạt bắp) vào ống nghiệm chứa sẵn khoảng 10 mL dung dịch HCl 10%, hỗn hợp
tan hoàn toàn.
6. Trung hòa sản phẩm bằng 40 mL dung dịch HCl 10% đến khi xuất hiện kết tủa
(bercher chứa hỗn hợp phản ứng được đặt trong thau nước đá để làm lạnh). Để yên 3

11
phút cho kết tủa hoàn toàn. Tiếp tục them HCl 10% cho đến khi pH = 1 (xác định bằng
giấy chỉ thị pH vạn năng).
7. Thêm than hoạt tẩy màu (nếu hỗn hợp có màu) và lọc lấy dịch lọc.
8. Trung hòa dịch lọc bằng NaOH 10% cho đến khi kết tủa hoàn toàn (pH = 5 – 6).
9. Lọc dưới áp suất giảm. Rửa tủa sulfacetamid bằng nước cất (khoảng 20 mL). Sấy
khô ở 60 oC. Tính hiệu suất.
Lưu ý: Kiểm tra sản phẩm bằng sắc ký lớp mỏng nếu thấy cần

12
BÀI 4: KIỂM ĐỊNH THUỐC KHÁNG LAO - RIMIFON
MỤC TIÊU THỰC HÀNH
1. Trình bày được tính chất của Rimifon.
2. Hiểu và trình bày được phương pháp định tính và định lượng Rimifon.

DỤNG CỤ VÀ HÓA CHẤT


Dụng cụ
- Ống nghiệm và mặt kính đồng hồ.
- Bình định mức 50 ; 100 ; 250 ; 500 mL.
- Buret 25 mL; Pipet 5 mL; 1 mL.
- Chậu thủy tinh.
- Cốc thủy tinh, bình tam giác có nút mài dung tích 50 ; 100 ; 250 ; 500 mL.
- Ống đong dung tích 10 ; 25 ; 50 ; 100 mL.
- Phễu lọc thủy tinh dung tích 250 mL và đũa thủy tinh.
Hóa chất
- Chế phẩm Rimifon.
- Natri nitroprussiat 5%.
- Natri hydroxid 10%.
- Acid clohydric 10%.
- Acid acetic loãng.
- Acid Clohydric đậm đặc.
- Dung dịch CuSO4 5%.
- Dung dịch Vanilin.
- Ethanol 70%.
- Dung dịch Iod 0,1 N.
- Natri hydrocacbonat (rắn).
- Natri thiosulfat 0,1 N.
- Hồ tinh bột.

13
NỘI DUNG THỰC HÀNH

1. Tính chất
- Bột màu trắng hơi ánh vàng hoặc bột kết tinh, không màu, không mùi, vị lúc đầu hơi
thoảng ngọt sau hơi đắng.
- Dễ tan trong nước, khó tan trong alcol, ether, cloroform.
- Điểm nóng chảy 170 oC – 174 oC.
2. Tiến hành thí nghiệm
2.1 Định tính
2.1.1 Phản ứng tạo phức với natri nitroprussiat
Hòa tan 0,01 g chế phẩm vào 10 mL nước. Thêm vào 1 mL dung dịch này 3 giọt dung
dịch natri nitroprussiat 5%, 3 giọt dung dịch NaOH 10% và 2 giọt acid acetic loãng.
Xuất hiện màu đỏ da cam. Thêm 3 giọt HCl, màu đỏ da cam chuyển sang màu nâu đỏ.
Nếu tiếp tục thêm HCl sẽ chuyển sang màu vàng.
2.1.2 Phản ứng tạo tủa với CuSO4
Hòa tan 0,1 g chế phẩm vào 5 mL nước, thêm 5 giọt dung dịch CuSO 4 sẽ xuất hiện
màu xanh lam và có kết tủa. Đun nóng dung dịch này, màu xanh lam sẽ chuyển sang
màu xanh ngọc thạch, đồng thời có bọt khí bay lên.
2.1.3 Phản ứng tạo tủa với vanilin
Hòa tan 0,1 g chế phẩm trong 2 mL nước. Thêm dung dịch nóng của 0,1 g vanilin
trong nước để yên và cọ thành ống nghiệm (gần mép trên dung dịch) bằng đũa thủy
tinh sẽ có màu vàng. Tủa này sau khi kết tinh lại bằng 5 mL ethanol 70% và sấy khô ở
100 oC – 105 oC có điểm chảy từ 226 oC – 231 oC.

14
2.2 Định lượng
2.2.1 Nguyên tắc
Oxy hóa Rimifon bằng Iod dư trong môi trường kiềm nhẹ, sau đó định lượng iod dư
bằng natri thiosulfat.
2.2.2 Thực hiện
- Cân chính xác 0,1 g chế phẩm, cho vào erlen nút mài 250 mL, thêm 100 mL nước cất
để hòa tan, thêm 2 g NaHCO3, 50 mL dung dịch iod 0,1 N.
- Để yên trong tối 30 phút, sau đó để 10 phút trong nước đá và và trong tối. Thêm từ từ
đến hết 20 mL dung dịch acid HCl 10%.
Vẫn làm lạnh, định lượng iod thừa bằng dung dịch Na2S2O3 0,1 N với chỉ thị là hồ tinh
bột.
(Chú ý: Cho hồ tinh bột vào khi dung dịch có màu vàng nhạt)
- Tiến hành song song một mẫu trắng trong cùng điều kiện (3 nhóm làm chung một
mẫu trắng).

15
BÀI 5: ĐIỀU CHẾ VÀ ĐỊNH TÍNH BẠC SULFADIAZIN
MỤC TIÊU THỰC HÀNH
1. Trình bày được tính chất của bạc sulfadiazin.
2. Hiểu và giải thích được nguyên tắc của phương điều chế bạc sulfadiazin.
3. Điều chế được bạc sulfadiazin.

DỤNG CỤ VÀ HÓA CHẤT


Dụng cụ
- Ống nghiệm và mặt kính đồng hồ.
- Cốc thủy tinh, bình tam giác dung tích 50 ; 100 ; 250 ; 500 mL.
- Ống đong dung tích 10 ; 25 ; 50 ; 100 mL.
- Chậu thủy tinh.
- Giấy lọc, giấy đo pH.
- Đũa khuấy bằng thủy tinh.
- Máy khuấy từ
- Hệ thống lọc dưới áp suất giảm.
- Tủ sấy.
Hóa chất
- Natri sulfadiazin và sulfadiazin.
- Anhydrid acetic (acid acetic băng).
- Acid clohydric 10%.
- Natri hydroxid 1N và 0,4%.
- Dung dịch bạc nitrat 0,5 N.
- Dung dịch Natri clorid.
-Thuốc thử β-naphtol.
- Dung dịch natri nitrit 1%.
- Dung dịch đồng sulfat.

16
NỘI DUNG THỰC HÀNH
I. ĐIỀU CHẾ BẠC SULFADIAZIN
1. Nguyên tắc
Trong môi trường kiềm, sulfadiazin chuyển về dạng natri sulfadiazin. Sau đó,
chất này sẽ kết hợp với AgNO3 để tạo tủa bạc sulfadiazin.

Tính chất
Bột trắng, sẫm màu khi tiếp xúc với không khí. Không tan trong cồn, ether,
cloroform.
Công dụng
Bạc sulfadiazin được sử dụng dưới dạng kem 1% để ngăn ngừa và điều trị
nhiễm trùng trong trường hợp bỏng nặng.
2. Thực hành
2.1 Phương pháp 1: từ nguyên liệu sulfadiazin
- Hòa tan 1 g sulfadiazin trong 3 mL NaOH 1 N. Điều chỉnh pH của dung dịch đến 9
bằng acid HNO3 loãng.
- Cho từ từ 12 mL dung dịch AgNO3 0,5 N (vừa cho vừa khuấy đều), kết tủa trắng
xuất hiện. Tiếp tục khuấy trong 10 phút. Lọc lấy kết tủa trên phễu Buchner, rửa kết tủa
bằng nước cất cho đến khi nước rửa có pH =7 (dùng giấy chỉ thị vạn năng).
- Sấy sản phẩm ở 90 oC trong tủ sấy chân không.

17
2.2 Phương pháp 2: từ nguyên liệu natri sulfadiazin
- Hòa tan 1 g natri sulfadiazin trong 3 mL nước bằng becher 50 mL (có thể làm lạnh).
- Cho từ từ 12 mL dung dịch AgNO3 0,5 N (vừa cho vừa khuấy đều, có thể sử dụng cá
từ để khuấy). Lọc lấy kết tủa trên phễu Buchner, rửa tủa bằng nước cất cho đến khi
nước rửa hết AgNO3 (thử bằng Cl-).
- Sấy sản phẩm ở 90 oC trong tủ sấy chân không.
Chú ý: Sản phẩm sau khi sấy khô được bảo quản trong lọ kín để nơi mát
và tránh ánh sáng trực tiếp.

II. ĐỊNH TÍNH BẠC SULFADIAZIN


Kết tủa bạc sulfadiazin sau khi được điều chế tiến hành định tính theo chuyên
luận bạc sulfadiazin được quy định trong Dược điển Việt Nam IV.
1. Phản ứng đặc trưng của nhóm amin thơm bậc nhất (phản ứng diazo hóa)
Hòa tan 0,1 g chế phẩm (khoảng bàng hạt bắp) vào 2 mL dung dịch HCl 10%
và làm lạnh trong nước đá. Thêm vào dung dịch trên 5 mL dung dịch NaNO2 1%. Lấy
1 mL dung dịch này cho vào 5 mL dung dịch β-naphtol trong kiềm (pha ngay khi
dùng), sẽ xuất hiện màu đỏ thẫm.
2. Phản ứng với CuSO4
Hòa tan 0,1 g chế phẩm trong 3 mL nước và 3 mL dung dịch NaOH 0,4%, lắc
đều và lọc. Thêm vào dịch lọc vài giọt CuSO4, xuất hiện kết tủa màu xanh hơi vàng và
chuyên sang màu tím khi để yên một thời gian.

18
BÀI 6: KIỂM ĐỊNH VIÊN NÉN METHIONIN
MỤC TIÊU THỰC HÀNH
1. Trình bày được tính chất của Methionin.
2. Hiểu và trình bày được phương pháp định tính và định lượng Methionin.

DỤNG CỤ VÀ HÓA CHẤT


Dụng cụ
- Ống nghiệm và mặt kính đồng hồ.
- Bình định mức 50 ; 100 ; 250 ; 500 mL.
- Buret 25 mL; Pipet 5 mL; 10 mL.
- Chậu thủy tinh.
- Cốc thủy tinh, bình tam giác có nút mài dung tích 50 ; 100 ; 250 ; 500 mL.
- Ống đong dung tích 10 ; 25 ; 50 ; 100 mL.
- Phễu lọc thủy tinh dung tích 250 mL ; đũa thủy tinh để khuấy.
- Bể điều nhiệt, bếp điện.
Hóa chất
- Chế phẩm methionin.
- Natri nitroprussiat 2,5%.
- Natri hydroxid 5%.
- Hỗn hợp acid phosphoric - acid clohydric (1:9)
- Acid Clohydric đậm đặc.
- Dung dịch CuSO4 5%.
- Ethanol 70%.
- Dung dịch Iod 0,1 N.
- Natri hydrocacbonat (rắn).
- Natri thiosulfat 0,1 N.
- Hồ tinh bột.

19
NỘI DUNG THỰC HÀNH

1. Tính chất
- Bột kết tinh trắng hay vẩy trắng.
- Hơi tan trong nước, rất khó tan trong ethanol 96%. Tan trong các dung dịch acid và
hydroxyd kiềm loãng.
- Điểm chảy ở khoảng 270 oC.
2. Định tính
2.1 Phương pháp sắc ký lớp mỏng
Bản mỏng: Silicagel G.
Dung môi khai triển: Acid acetic băng (TT) - nước - butanol (TT) (20 : 20 : 60).
Dung dịch thử: Lấy một lượng bột viên tương ứng với khoảng 20 mg DL-methionin,
thêm 50 mL nước. Lắc kỹ để hòa tan. Lọc.
Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 20 mg DL-methionin đối chiếu trong nước vừa đủ 50
mL.

Các tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 L các dung dịch trên. Triển khai sắc
ký đến khi dung môi đi được khoảng 10 cm, lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ
phòng. Phun dung dịch ninhydrin 1% trong ethanol (TT). Sấy bản mỏng ở 110 oC đến
khi xuất hiện vết.
Vết chính trên sắc ký‎ đồ thu được của dung dịch thử phải có vị trí và màu sắc tương
ứng với vết chính trên sắc ký‎đồ thu được của dung dịch đối chiếu.
2.2 Phương pháp hóa học
Hòa tan một lượng bột viên tương ứng với 0,1 g DL-methionin và 0,1 g glycin
trong 4,5 ml dung dịch natri hydroxyd loãng, lọc.Thêm vào dịch lọc 1 ml dung dịch
natri nitroprusiat 2,5% mới pha rồi đun ở 40 oC trong 10 phút. Làm lạnh bằng nước đá
rồi thêm 2 ml hỗn hợp acid phosphoric - acid hydrochloric (1 : 9), lắc, hỗn hợp chuyển
thành màu đỏ thẫm.

20
3. Định lượng

3.1 Nguyên tắc

Methionin tan tốt trong nước, ta dùng nước hòa tan methionin trong chế phẩm.
Methionin là acid amin có nhóm thioether nên thể hiện tính khử khi tác dụng dung
dịch I2. Dựa vào dặc tính của phản ứng oxi – hóa khử này, có thể định lượng methinin
bằng cách chuẩn độ ngược, chuẩn độ I2 thừa bằng dng dịch Na2S2O3 với chỉ thị là hồ
tinh bột. Dung dịch chuyển từ màu xanh đậm sang không màu. Lưu ý không được cho
chỉ thị hồ tinh bột ngay từ đầu mà cho vào khi gần điểm kết thúc, bởi vì nếu thêm hồ
tinh bột từ đầu, nó sẽ hấp phụ I2, I2 bị hấp phụ lên hồ tinh bột bị giải hấp rất chậm nên
khi chuẩn độ lượng Na2S2O3 đã dư mà màu xanh vẫn chưa mất, do đó chuẩn độ sẽ quá
điểm tương đương rất nhiều nên kết quả sai.
Phương trình phản ứng:

Hay:

2Na2S2O3 + I2 → Na2S4O6 + 2NaI


3.2 Tiến hành thí nghiệm
Cân 2 viên, tính khối lượng trung bình viên và nghiền thành bột mịn. Cân một
lượng bột viên tương ứng với khoảng 0,5 g DL-methionin cho vào bình định mức 100
ml. Thêm khoảng 75 ml nước, lắc, để yên 30 phút, thỉnh thoảng lắc nhẹ, thêm nước
tới định mức. Lọc qua giấy lọc khô và hứng dịch lọc vào bình khô. Bỏ 20 ml dịch lọc
đầu. Lấy chính xác 25 ml dịch lọc cho vào bình nón nút mài và thêm 1,25 g dikali
hydrophosphat (TT), 0,5 g kali dihydrophosphat (TT), 1 g kali iodid (TT) và lắc cho

21
tan hoàn toàn. Thêm chính xác 25 ml dung dịch iod 0,1 N (CĐ), đậy nút bình, lắc
mạnh và để yên 30 phút tránh ánh sáng. Chuẩn độ iod thừa bằng dung dịch natri
thiosulfat 0,1 N (CĐ) với chỉ thị là dung dịch hồ tinh bột (TT).
Song song tiến hành một mẫu trắng trong cùng điều kiện.
1 ml dung dịch iod 0,1 N (CĐ) tương đương với 7,461 mg C5H11NO2S.

22

You might also like