You are on page 1of 98

HỌC VIỆN Y DƯỢC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM

BỘ MÔN HÓA DƯỢC

GIÁO TRÌNH THỰC TẬP


HÓA DƯỢC
(Tài liệu lưu hành nội bộ)

1
HÀ NỘI, 2020
LỜI NÓI ĐẦU
Bộ môn Hóa Dược đã biên soạn cuốn Giáo trình thực hành Hóa Dược với nội
dung phù hợp với chương trình lý thuyết Hóa dược 1 và lý thuyết Hóa dược 2 theo
giáo trình Hóa dược 1 và Hóa dược 2 do Bộ y tế xuất bản.
Tài liệu thực tập gồm 15 bài, 2 phụ lục. Trong mỗi bài có 2 phần, phần 1 là
kiểm nghiệm một nguyên liệu dùng làm thuốc, phần 2 là nhận thức, định tính một
số nguyên liệu làm thuốc khác. Nội dung từng phần được chọn lọc theo Dược điển
Việt Nam và Dược điển các nước hiện hành như Anh, Mỹ, Trung Quốc,…, Ngoài
ra có bổ sung một số phản ứng định tính nhằm chứng minh tính chất hóa học của các
hợp chất.
Trong quá trình biên soạn, các tác giả đã có nhiều cố gắng, tuy vậy, cũng khó
tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp
của các bạn đồng nghiệp, sinh viên, bạn đọc để nội dung cuốn Thực tập Hóa Dược
này được hoàn thiện hơn.
Tháng 2 năm 2020
Bộ môn Hóa Dược

2
NỘI QUY PHÒNG THỰC TẬP
1. Sinh viên phải đến đúng giờ (muộn 15 phút không được thực tập ), phải
chuẩn bị bài trước khi thực tập, khi vào phòng thực tập phải mặc áo blue, đeo thẻ,
đồ dùng cá nhân để đúng vị trí theo quy định.
2. Phải tuân thủ các qui định về an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, thực
tập đúng vị trí quy định, giữ trật tự chung và không được làm việc riêng.
3. Chỉ sử dụng bộ hóa chất, dụng cụ đã được giáo viên hướng dẫn. Bộ dụng
cụ, hóa chất dùng chung cho cả tổ không được mang về chỗ của cá nhân.
4. Sinh viên phải tự mình làm lấy thí nghiệm. Trong quá trình làm phải theo
dõi, quan sát hiện tượng và ghi lấy các dữ kiện thực nghiệm.
5. Phải bảo quản thiết bị, dụng cụ trong quá trình thực tập, nếu làm hỏng hoặc
vỡ sẽ bị xử lý theo qui định.
6. Làm xong thực tập, mỗi sinh viên phải sắp xếp lại dụng cụ, hóa chất, rửa
sạch ống nghiệm, làm vệ sinh bàn thí nghiệm. Mỗi tổ cử trực nhật làm sạch phòng
thí nghiệm.
7. Phải báo cáo trung thực kết quả thực tập, bàn giao sản phẩm (nếu có yêu
cầu) cho cán bộ hướng dẫn.
8. Kết quả hoàn thành học phần thực tập được đánh giá theo qui chế chung.

3
MỤC LỤC
Lời nói đầu
Nội qui phòng thí nghiệm
Bài 1: Thử giới hạn tạp chất – Kiểm nghiệm Natri clorid ......................................... 5
Bài 2: Kiểm nghiệm Procain HCl. Định tính Lidocain HCl .................................... 11
Bài 3: Kiểm nghiệm Aspirin. Định tính Salicylic , natri salicylat………….......... 14
Bài 4: Kiểm nghiệm Paracetamol. Định tính Diclofenac Natri……………..…….19
Bài 5: Kiểm nghiệm Barbital. Định tính Phenobarbital, Diazepam………………23
Bài 6: Kiểm nghiệm Cafein. Định tính Theophylin, Theobromin………..……....29
Bài 7: Kiểm nghiệm Vitamin C. Định tính Vitamin K…………………………...34
Bài 8: Kiểm nghiệm Thiamin (vitamin B1). Định tính Pyridoxine (Vitamin
B6)………………………………………………………………………………..38
Bài 9: Kiểm nghiệm glucose. Định tính Manitol, Clorothiazide………………...42
Bài 10: Kiểm nghiệm Mebendazol. Định tính Metronidazol, Cloroquine phos-
phat……………………………………………………………………………….49
Bài 11: Kiểm nghiệm Ampicillin. Định tính Rifampicin……………………..…53
Bài 12: Kiểm nghiệm Cloramphenicol. Định tính các Sulfonamide…………….61
Bài 13: Kiểm nghiệm Promethazine hydroclorid. Định tính Clopheniramin
maleat………………………………………………………………………..….68
Bài 14: Kiểm nghiệm Isoniazid. Định tính Quinine hydroclorid (hoặc quinine sul-
fat)…………………………………………………………………………….....72
Bài 15: Kiểm nghiệm Dexamethasone và viên nén dexamethasone………..…..79
Phụ lục 1: Thử giới hạn một số tạp chất……………………………………...….84
Phụ lục 2: Một số phản ứng định tính…………………………………………...92

4
Bài 1.
THỬ GIỚI HẠN TẠP CHẤT – KIỂM NGHIỆM NATRI
CLORID
Mục tiêu
1. Trình bày được nguồn gốc tạp chất và nguyên tắc xác định giới hạn tạp chất.
2. Làm được các phép thử giới hạn tạp chất trong NaCl.
3. Trình bày và làm được các phản ứng định tính NaCl.
4.. Trình bày được nguyên tắc và thực hành định lượng được NaCl bằng phương
pháp đo bạc.
I, Thử giới hạn tạp chất
Nguồn gốc tạp chất:
Nói chung các nguyên liệu làm thuốc đều chứa tạp chất.
Tạp chất chứa trong thuốc sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của thuốc hoặc có tác dụng
độc vì vậy một trong những vấn đề quan trọng trong kiểm nghiệm thuốc là xác định mức
độ tinh khiết của thuốc, nghĩa là xác định giới hạn tạp chất trong thuốc đó.
Tạp chất có lẫn trong thuốc có thể do các nguyên nhân khác nhau như: do có sẵn
trong nguyên liệu điều chế, do tạo ra trong quá trình điều chế hoặc sinh ra trong quá trình
bảo quản.
- Tạp chất có sẵn trong nguyên liệu điều chế:
Ví dụ chế phẩm NaCl thường có lẫn muối Calci, Magnesi vì thông thường người ta
điều chế NaCl bằng cách tinh chế muối ăn. Trong muối ăn luôn luôn có chứa CaSO4 và
MgCl. Trong quá trình tinh chế khó loại hết các muối này.
- Tạp chất tạo ra trong quá trình điều chế:
Ví dụ CaCO3 thường lẫn với kiềm vì nó được điều chế từ Cacbonat kim loại kiềm
hoặc nước oxy già đậm đặc thường chứa muối bari vì khi điều chế người ta cho thêm muối
bari hòa tan để loại ion sulfat.
Một nguồn tạp chất khác hay tạo ra trong quá trình điều chế do dung môi mang lại,
nếu dung môi là nước thì thường có tạp clorid, sulfat; dung môi hữu cơ thì còn lại trong
thuốc. Một loại tạp chất khác sinh ra trong quá trình điều chế là các sản phẩm trung gian,
sản phẩm phụ, hoặc chất được dùng làm xúc tác, nó chưa bị loại hết trong thành phẩm.
- Tạp chất sinh ra trong quá trình bảo quản:
Việc bảo quản thuốc không đúng quy cách gây phân hủy thuốc, biến đổi thuốc và
tạo ra các tạp chất: sản phẩm phân hủy, biến màu. Các sản phẩm phân hủy có khi giống
các sản phẩm trung gian trong quá trình điều chế.
Ví dụ: Aspirin sản phẩm phân hủy là acid acetic và acid salicylic, hai chất này chính
là nguyên liệu trong tổng hợp aspirin
1. Giới hạn và xác định giới hạn tạp chất
1.1. Giới hạn tạp chất trong thuốc

5
Trong một thuốc tùy theo mức độ tác hại của từng tạp chất, người ta quy định những
giới hạn cho phép khác nhau. Ví dụ trong chuyên luận Natri clorid, dược điển Mỹ (USP
24) cho phép giới hạn tạp sulfat là 20 phần triệu, tạp kim loại nặng là 5 phần trăm, tạp arsen
là 1 phần triệu và không được cho phản ứng của ion bari trong phép thử.
Cùng một tạp chất, các chế phẩm thuốc khác nhau dược điển cho phép có ở mức độ
khác nhau. Ví dụ theo dược điển Mỹ (USP 24) với cùng tạp chất kim loại nặng trong chuyên
luận paracetamol cho phép 0,001%, trong chuyên luận natri clorid lại chỉ cho phép có
0,0005%.
Cùng một tạp chất trong một chế phẩm thuốc, các dược điển khác nhau có thể cho
phép có những giới hạn tạp chất cụ thể khác nhau. Ví dụ tạp kim loại nặng trong aspirin
dược điển Việt Nam III cho phép giới hạn 20 phần triệu còn dược điển Mỹ USP 24 chỉ cho
phép có 10 phần triệu.
Trong chuyên luận Natri clorid dược điển Trung Quốc 1997 không yêu cầu thử giới
hạn nhôm, phosphate song dược điển Mỹ USP 24 lại yêu cầu thử giới hạn hai tạp chất này.
Do đó, trong phiếu kiểm nghiệm thuốc, phải ghi rõ là đạt hay không đạt theo tiêu
chuẩn nào hoặc theo dược điển nào.
1.2. Cách xác định giới hạn tạp chất
A, Nguyên tắc
Dùng phương pháp so sánh (độ đục, cường độ màu) trực tiếp hoặc sau một phản
ứng hóa học đặc hiệu của dung dịch thử và dung dịch mẫu (là dung dịch chứa một lượng
tạp chất bằng giới hạn cho phép). Chế phẩm thuốc được coi là đạt độ tinh khiết khi độ đục
hay màu của dung dịch thử không vượt quá độ đục hay màu của dung dịch chuẩn.
Ví dụ muốn thử giới hạn tạp chất sulfat trong một chế phẩm (thuốc) người ta so sánh
độ đục của dung dịch thử thuốc với một dung dịch mẫu ion sulfat sau khi cùng cho phản
ứng với thuốc thử ion sulfat là dung dịch bari clorid.
Cách thử giới hạn các tạp chất khác xem phần phụ lục I của tài liệu này hoặc xem
trong các dược điển.
B, Dung dịch mẫu và dung dịch thử
- Dung dịch mẫu là dung dịch chứa một lượng tạp nhất định. Ví dụ dược điển Việt
Nam III quy định dung dịch mẫu để thử giới hạn tạp chất sulfat có nồng độ SO42- là 10
phần triệu (tức là 0,001% hoặc 0,01mg/ml) ở nồng độ này khi phản ứng với thuốc thử bari
clorid sẽ cho một độ đục mờ có thể quan sát được. Vì dung dịch mẫu có nồng độ thấp nên
để thuận tiện trước tiên thường pha một dung dịch đặc hơn (dung dịch gốc), khi dùng sẽ
pha loãng thành nồng độ cần thiết.
Chẳng hạn để pha dung dịch mẫu sulfat ta làm như sau:
Cân chính xác 0,181g Kali Sulfat (tt) hòa vào nước cất vừa đủ 100 ml, được dung
dịch gốc, dung dịch mẫu 1000 phần triệu.
Pha loãng một thể tích dung dịch 1000 phần triệu thành 100 thể tích thì được dung
dịch mẫu 10 phần triệu. Dung dịch này chỉ được pha ngay trước khi sử dụng.

6
- Dung dịch thử phải được tính toán (giả thiết rằng tạp chất trong thuốc đúng bằng
giới hạn cho phép) để pha sao cho theo giả thiết đó thì lượng tạp có trong dung dịch thử
đúng bằng lượng tạp có trong dung dịch mẫu (cùng một thể tích). Ví dược điển cho phép
tạp sulfat trong natri clorid là 200 phần triệu (0,02%) mà dung địch chuẩn sulfat là 0,001%
thì hệ số pha loãng của chế phẩm sẽ là 0,001/0,02 = 1/20. Vậy cân 1g chế phẩm pha trong
20ml nước cất sẽ được dung dịch thử. Trong chuyên luận cụ thể đã hướng dẫn cách pha
này ( có thể pha 1 dung dịch đặc hơn rồi pha tiếp miễn là thu được dung dịch có nồng độ
đã tính).
C. Tiến hành thử giới hạn tạp chất:
Chọn 2 ống nghiệm không màu, cùng đường kính, cho vào ống thứ nhất dung dịch
thử (dung dịch này pha theo hướng dẫn trong từng chuyên luận) và ống thứ hai là dung
dịch mẫu (dung dịch mẫu được pha như hướng dẫn trong chuyên luận (nếu có) hoặc theo
mục “các dung dịch mẫu” trong dược điển). Cho vào mỗi ống mọi thuốc thử (ghi ở mục “
thử giới hạn tạp chất”) và so sánh màu hay độ đục của 2 ống.
Để phép xác định đúng cần lưu ý:
 Nước và thuốc thử dùng không được chứa các tạp chất cần tìm.
 Hóa chất pha dung dịch mẫu phải cân bằng cân phân tích.
 Khi so sánh độ đục, phải nhìn từ trên ống nghiệm xuống đáy và đặt 1 tờ giấy
đen ở đáy ống nghiệm. Khi so sánh màu thì nhìn ngang trên nền trắng; trừ trường hợp thử
kim loại nặng (màu của tủa) thì phải nhìn dọc trên nền trắng.
 Phải cho các thuốc thử vào cả 2 ống nghiệm cùng một lúc và với số lượng
như nhau.
 Nếu dược điển ( tài liệu) nói “dung dịch đã pha không được cho phản ứng
của một tạp chất nào đó” thì tiến hành như sau: cho mọi thuốc thử để tìm tạp chất đó vào
dung dịch đã pha (trừ thuốc thử chính), sau đó chia dung dịch ra làm hai phần bằng nhau;
một phần cho thêm thuốc thử chính, còn phần kia để nguyên. Giữa hai phần phải không
được có sự khác biệt rõ rệt.
Áp dụng nguyên tắc và cách tiến hành như trên, cụ thể khi xác định giới hạn sulfat
trong natri clorid theo dược điển Việt Nam ta làm như sau:
 Chọn hai ống nghiệm không màu, cùng đường kính.
 Tìm trong dược điển Việt Nam mục “thử giới hạn các tạp chất”, phần sulfat.
Có thể xem phụ lục I ở trong tài liệu thực tập này.
 Tiến hành như hướng dẫn trong chuyên luận hoặc phụ lục I
Phương pháp trên thường áp dụng đối với các tạp chất vô cơ. Ngoài việc sử dụng
ống nghiệm, việc so sánh màu có thể thực hiện phản ứng trên giấy hoặc bằng một phương
pháp đặc biệt khác (ví dụ thử tạp asen).
Đối với tạp chất hữu cơ, ngày nay hay dùng phương pháp sắc ký lớp mỏng (TLC)
hay phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC). Để xác định giới hạn cho phép của
tạp chất, người ta so sánh điện tích pic (trong HPLC) hoặc kích thước và đậm độ màu của

7
vết ( trong TLC) của tạp chất trên sắc ký đồ của dung dịch thử và dung dịch đối chiếu (hay
dung dịch chuẩn), dung dịch này có nồng độ tạp (hay hoạt chất) so với nồng độ dung dịch
thử bằng giới hạn cho phép của tạp chất.
II. Kiểm nghiệm Natri clorid
NaCl Pt.l.: 58,44
Tính chất
Bột kết tinh trắng hoặc tinh thể không màu, dễ tan trong nước, thực tế không tan
trong ethanol, không mùi vị mặn.
Định tính
Khi hòa tan vào nước, natri clorid dễ dàng phân li thành ion natri và ion clorid. Các
phản ứng định tính là phản ứng xác định sự có mặt các ion này:
NaCl Na + Cl
A. Phản ứng của ion natri (xem phụ lục 2):
 Dùng một dây bạch kim hay đũa thủy tinh, lấy vài tinh thể chế phẩm hay một
giọt dung dịch S, đốt trên ngọn lửa không màu, ngọn lửa sẽ nhuốm thành màu vàng.
 Hòa tan khoảng 50mg trong 2ml nước hoặc lấy 2ml dung dịch S, acid hóa
dung dịch bằng acid acetic loãng (TT), thêm 1ml thuốc thử Streng (dung dịch magnesi
uranyl acetat), cọ thành ống nghiệm bằng 1 đũa thủy tinh nếu cần, sẽ có tinh thể màu
vàng.
Na+ + Mg[(UO2)3(CH3COO-)8] + CH3COO- + 9H2O = NaMg[(UO2)3(CH3COO-)9.9H2O
B. Phản ứng của ion clorid (xem phụ lục 2)
 Hòa tan khoảng 2mg trong 2ml nước hoặc lấy 2ml dung dịch S. Acid hóa
bằng acid nitric 10%. Thêm 5 giọt dung dịch bạc nitrat 5%, lắc, để yên. Tạo tủa trắng lổn
nhổn. Tủa tan trong amoniac thừa.
 Cho vào ống nghiệm 1 lượng chế phẩm tương ứng khoảng 10 đến 50mg ion
clorid. Thêm 1ml dung dịch Kali permanganate 5% và 1ml acid sulfuric (TT), đun nóng,
sẽ giải phóng khí Clo có mùi đặc biệt, khí này làm xanh giấy tẩm hồ tinh bột có kali iodid
(TT) đã thấm nước.
Thử tinh khiết
Dung dịch S: hòa tan 20,0mg trong nước mới đun sôi để nguội đủ 100ml
Cảm quan của dung dịch: dung dịch S phải trong và không màu (xem phụ lục 5.12
và phụ lục 5.17 DĐVN III).
Giới hạn acid-kiềm: lấy 20ml dung dịch S, thêm 2 giọt dung dịch chỉ thị xanh bro-
mothymol. Để làm chuyển màu dung dịch, không được dùng quá 0,5ml acid hydrochloric
0,01M hoặc 0,5ml dung dịch natri hydroxyd 0,01M.
Bromid: không được quá 50 phần triệu.
Lấy 1,0ml dung dịch S, thêm 4,0ml nước; 2,0ml dung dịch đỏ phenol và 1,0ml dung
dịch cloramin (0,1g/l) và trộn ngay. Sau đúng 2 phút cho 3 giọt dung dịch natri thiosulfate
0,1M. trộn đều, thêm nước vừa đủ 10ml. độ hấp thu của dung dịch này đo ở 590 nm không

8
được lớn hơn độ hấp thụ của dung dịch được điều chế đồng thời, song thay 1,0ml dung
dịch S và 4ml nước bằng 5,0ml dung dịch KRr có nồng độ 30mg trong 1 lít. Dung dịch
mẫu trắng là nước.
Iodid: làm ẩm 5,0g chế phẩm bằng cách thêm từng giọt hỗn hợp vừa mới pha gồm
0,15ml dung dịch natri nitrit 10%, 2ml dung dịch acid sulfuric 0,5M, 25ml dung dịch hồ
tinh bột không có iodid và 25ml nước. Sau 5 phút quan sát dưới ánh sáng ban ngày, hỗn
hợp chất thử không được có màu xanh.
Sulfat: không được quá 0,02%.
Lấy 7,5ml dung dịch S pha loãng với nước đủ 30ml rồi lấy 15ml dung dịch này tiến
hành thử giới hạn sulfat (phụ lục 1).
Bari: lấy 5ml dung dịch S, thêm 5ml nước cất và 2ml acid sulfuric 1M. sau 2 giờ,
dung dịch thử không được đục hơn dung dịch mẫu gồm 5ml dung dịch S và 7ml nước cất.
Kim loại nặng: không quá 5 phần triệu.
Lấy 12ml dung dịch S đem thử giới hạn kim loại nặng (phụ lục 1, phương pháp 1).
Dùng dung dịch chì mẫu 1 phần triệu đễ chuẩn bị mẫu đối chiếu.
Arsen: Không được quá 1 phần triệu.
Lấy 5ml dung dịch S đem thử giới hạn arsen (phụ lục 1, phương pháp A).
Mất khối lượng do làm khô: không được quá 0,5%
Sấy 1,0g ở 100C - 105C trong 2 giờ.
Định lượng
Dùng phương pháp đo bạc theo phản ứng sau:
NaCl + AgNO3 = AgCl + NaNO3
Dung dịch chuẩn là dung dịch bạc nitrat 0,1N.
Phương pháp định lượng thẳng thường dùng chỉ thị là dung dịch kali cromat hoặc
chỉ thị hấp thụ fluorescein. Có thể định lượng theo phương pháp thừa trừ bằng cách cho
một lượng dư dung dịch bạc nitrat 0,1N, sau đó chuẩn độ lượng bạc dư bằng dung dịch
amoni thiocyanat 0,1N với chỉ thị là dung dịch phèn sắt amoni.
Vì vậy có thể định lượng NaCl theo các quy trình sau:
A. Hòa tan 1,000g trong nước vừa đủ 100ml. lấy 10,0ml dung dịch này thêm 50ml
nước, 5ml acid nitric loãng; 25,0ml dung dịch bạc nitrat 0,1N và 2ml dibutyl phtalat, lắc.
Chuẩn độ bằng dung dịch amoni thiocyanat 0,1N, dùng 2ml dung dịch sắt (III) amoni sulfat
làm chỉ thị. Lắc mạnh trước điểm kết thúc.
B. Hòa tan khoảng 0,12g (cân chính xác) trong 50ml nước, thêm 5ml dung dịch
dextrin (1/50) và 5-8 giọt chỉ thị fluorescein. Chuẩn độ bằng dung dịch bạc nitrat 0,1N.
Nếu định lượng dung dịch NaCl 0.9% thì lấy 10ml; nếu dung dịch 10% thì lấy 1ml thay
cho lượng cân trên).
C. Cân chính xác khoảng 0,125g hòa tan trong 50ml nước. Chuẩn độ bằng dung dịch
bạc nitrat 0,1N dùng 0,5ml dung dịch kali cromat 5% làm chỉ thị.
1ml AgNO3 0,1N tương đương với 5,844mg NaCl.

9
Yêu cầu chế phẩm phải đạt từ 99,0% đến 100,5% NaCl tính theo chế phẩm đã làm
khô

10
Bài 2
KIỂM NGHIỆM PROCAIN HYDROCLORID
ĐỊNH TÍNH LIDOCAIN HYDROCLORID
Mục tiêu:
1. Trình bày được nguyên tắc và thực hiện được các phản ứng định tính procain
hydroclorid và lidocain hydroclorid.
2. Trình bày được nguyên tắc và thực hiện được các phép thử tinh khiết procain
hydroclorid.
3. Trình bày được nguyên tắc chung của phương pháp chuẩn độ nitrit. Ứng dụng để
định lượng procain hydroclorid đạt kết quả đúng.
1. Kiểm nghiệm procain hydroclorid
Công thức

C2H5
H2N COOCH2 CH2 N .HCl
C2H5
C14H20N2O2 Ptl: 272,8
Tên khoa học: 2-N,N-Diethylaminethyl p-aminobenzoat hydroclorid
Tính chất:
Tinh thể không màu hay tinh bột biến tính, không mùi. Rất dễ tan trong nước, tan
trong ethanol 96, thực tế không tan trong ether.
Định tính:
A. Phản ứng với HNO3: lấy khoảng 5mg chế phẩm vào 1 chén sứ, thêm 0,5ml acid
nitric đậm đặc, bốc hơi tới khô trên nồi cách thủy, để nguội. Hòa tan cắn trong 5ml
aceton, thêm 1ml dung dịch KOH 0,1M trong ethanol. Xuất hiện màu đỏ nâu.
B. Tính thử của procain: lấy 2ml dung dịch chất thử 5% mới pha vào 1 ống nghiệm,
thêm 2ml nước và 0,5ml acid sulfuric loãng, lắc. Thêm 1ml dung dịch KMnO4 0,1% theo
dõi sự mất màu tím.
C. Phản ứng tạo phẩm màu Nitơ (phản ứng của nhóm amin thơm bậc 1):
Tiến hành:
 Ống nghiệm 1: hòa tan khoảng 50mg chất thử vào 3ml dung dịch HCl 10%.
Thêm 1-2 giọt dung dịch NaNO2 0,1M
 Ống nghiệm 2: hòa tan 10mg β-naphtol vào 2ml dung dịch NaOH 10%. Đổ
từ từ dịch trong ống nghiệm 1 vào ống nghiệm 2: xuất hiện màu đỏ và tủa đỏ.
Cơ chế phản ứng xảy ra như sau:
+
ArNH2 + NaNO2 + 2 HCl [Ar-N N]Cl- + NaCl + 2H2O

11
N=N-Ar
NaO NaO
-
[Ar-N N]Cl +

β – naphtol Phẩm màu nitơ

Ar = COOCH2CH2N(C2H5)2

D. Phản ứng của ion clorid (xem phụ lục 2)


Lấy 2ml dung dịch chất thử 0,5% vào 1 ống nghiệm, acid hóa bằng 5 giọt acid nitric
10%. Thêm 0,5ml dung dịch bạc nitrat 5%: xuất hiện tủa AgCl màu trắng xám, tan trong
dung dịch ammoniac dư.
Thử tinh khiết:
Dung dịch S: hòa tan 2,5g chế phẩm trong nước không có khí CO2 để được 50ml.
Độ trong và màu sắc dung dịch S: dung dịch S phải trong và không màu
pH: pha loãng 4ml dung dịch S tới 10ml bằng nước không có CO2, pH của dung
dịch này từ 5,0-6,5 (đo bằng máy đo pH)
Kim loại nặng: không được quá 5 phần triệu. Hòa tan 1,0g chế phẩm trong nước để
được 25,0ml lọc. Lấy 10ml dịch lọc tiến hành theo phương pháp 5, mục 7, phụ lục 1. Dùng
2ml dung dịch chì mẫu 1 phần triệu để chuẩn bị mẫu đối chiếu.
Định lượng:
Nguyên tắc: bằng phương pháp chuẩn độ nitrit.
Chuẩn độ bằng nitrit là phương pháp định lượng thể tích, trong đó dung dịch chuẩn
độ là dung dịch natri nitrit.
Phương pháp này được dùng chủ yếu để định lượng các chế phẩm có chứa nhóm
amin thơm bậc nhất hoặc những chế phẩm khác mà qua biến đổi hóa học chuyển được
thành hợp chất có nhóm amin thơm bậc nhất.
Nhiệt độ thích hợp cho phản ứng nằm trong khoảng 5-20C.
Đa số trương hợp, phản ứng giữa amin và nitrit xảy ra chậm làm ảnh hưởng đến kết
qủa định lượng. Để làm tăng tốc độ phản ứng thêm Kali bromid làm chất xúc tác.
Phương trình phản ứng:
+
KBr [Ar-N N]Cl- + NaCl + 2H O
ArNH2 + NaNO2 + 2 HCl 2
10 -150C

Ar = COOCH2CH2N(C2H5)2

Tiến hành:

12
Cân chính xác khoảng 0,3 g chế phẩm cho vào bình nón dung tích 100ml. Thêm
10ml HCl 1N để hòa tan. Thêm 10ml H2O, 1g KBr và chuânr độ bằng dung dịch NaNO2,
chỉ thị là Treopeolin OO.
1ml dung dịch NaNO2 0,1M tương ứng với 27,28mg C13H20N2O2.HCl. Hàm lượng
chất này trong chế phẩm phải đạt từ 99,0% đến 101,0%.
2. Định tính lidocain hydroclorid
Công thức
CH3
C2H5
NH CO CH2 N .HCl.H2O
C2H5
CH3

C14H22N2O.HCl.H2O Ptl: 288,82


Tên khoa học: 2-(N.N-diethylamino)-N-(2,6-dimethylphenyl)acetamid hydroclorid,
monohydrate
Tính chất:
Bột kết tinh trắng, không màu, vị đắng nhẹ. Rất dễ tan trong nước, dễ tan trong
ethanol 96o, thực tế không tan trong ether. Nóng chảy ở 74-79oC.
Định tính:
A. Lấy khoảng 5mg chế phẩm cho vào một chén sứ, thêm 0,5ml acid nitric đặc. Bốc
hơi trên nồi cách thủy, để nguội. Hòa tan cắn trog 5ml aceton, thêm 1ml dung dịch KOH
0,1M trong ethanol, dung dịch có màu xanh lục.
B. Hòa tan 0,25g chế phẩm trong 5ml H2O rồi kiềm hóa bằng dug dịch NaOH 2M
đến kết tủa hoàn toàn. Lọc rửa tủa bang nước (khoảng 15-20ml) đến khi hết kiềm. Hòa tan
tủa trong 1ml ethanol 96o, thêm 0,5ml dung dịch cobalt (II) nitrat 10% xuất hiện kết tủa
màu xanh.
C. Hòa tan 0,2g chế phẩm trong 10ml H2O, thêm 10ml dung dịch acid picric bão
hòa. Xuất hiện tủa màu vàng. Rửa tủa bằng nước, sấy khô. Điiẻm chảy của tủa khô ở
khoảng 230oC.
D. phản ứng đặc trưng của ion clorid ( xem phụ lục 2)

13
Bài 3
Kiểm nghiệm aspirin
Định tính salicylic, natri salicylat
Mục tiêu:
1. trình được nguyên tắc và thực hiện được các phản ứng định tính aspinrin, acid
salisylic và natri salisylat.
2. trình bày được nguyên tắc và làm được các phép thử tinh khiết của aspinrin
3. trình bày được nguyên tắc chung caủa phương pháp chuẩn độ acid base. Ứng
dụng để định lượng aspinrin đạt kết quả đúng.

1. kiểm nghiệm aspirin


Công thức:
COOH

OCOCH3
C9H8O4 Ptl: 180,2
Tên khoa học: Acid acetylsalisylic
Tính chất:
Tinh thể không màu hay bột kết tinh trắng, vị hơi chua. Xát trên lòng bàn tay có mùi
giấm.
Khó tan trong nước, dễ tan trong ethanol 96, tan trong ethanol và cloroform, tan
trong các dung dịch kiềm và cacbornat kiềm.
Định tính:
A. tính acid của aspirin: đặt vài tinh thể chế phẩm lên giấy quỳ xanh, thêm vào đó 1
giọt nước. Phần giấy quỳ có aspirin và nước sẽ chuyển sang màu đỏ.
B. xác định acid salisylic và acid acetic: đun sôi khoảng 0,2g chê phẩm với 4ml
dung dịch NaOH 10% trong 3phút. Để nguội và thêm 5ml dung dịch H2SO4 10%. Lọc tủa
và giữ lại phần dịch lọc.
Các phản ứng xảy ra như sau:
COOH COONa
OCOCH3 ONa
3NaOH CH3COONa 2H2O

COOH
OH
H+
CH3COOH

14
 Phần tủa xác định acid salisylic bằng phản ứng với dung dịch FeCl3
5%, xuất hiện màu tím.
 Phần dịch lọc xác định acid acetic bằng cách: thêm quá thừa bột
CaCO3, lắc kỷ cho hết sủi bọt, lọc. Thêm vào dịch lọc vào giọt dung dịch FeCl3 5%
sẽ xuất hiện màu đỏ hồng của Fe(CH3COO)3.
Thử tinh khiết:
Độ trong và màu sắc của dung dịch: hòa tan 1,0g chế phẩm trong 9ml ethanol 96
dung dịch phải trong và không màu.
Acid salisylic tự do: không được quá 0,05%. Cách tiến hành như sau: hòa tan 0,1g
chế phẩm trong 5ml ethanol 96, thêm ngay 15ml nước đã được làm lạnh trong nước đá và
0,05ml FeCl3 0,5%. Sau 1 phút dung dịch này không được có màu đậm hơn màu của 1
dung dịch gồm: 1ml dung dịch acid salisylic mẫu, 4ml dung dịch ethanol 96, 15ml nước
lạnh và 0,05ml dung dịch FeCl3 0,5%
Dung dịch acid salisylic mẫu gồm có 10ml acid salisylic; 0,1ml acid acetic bang
trong ethanol 96 vừa đủ 100ml
Kim loại nặng: không được quá 0,002%. Cách tiến hành như sau: hoa ftan 0,75g
chế phẩm trong 9ml aceton và pha loãng với nước thành 15ml. lấy 12ml dung dịch này,
xác định giới hạn kim loại nặng ( phụ lục 1, mục 7 phương pháp 2). Ống so sánh gồm 10ml
dung dịch mẫu chì 1 phần triệu và 2ml dung dịch thử.
Dung dịch mẫu chì 1 phần triệu (1µg/ml) được điều chế bằng cách pha loãng dung
dịch mẫu chì 100 phần triệu trong hỗn hợp dung môi gồm 9 thể tích aceton và 6 thể tích
nước.
Định lượng:
1/ Theo DĐVN II: phương pháp trung hòa
Nguyên tắc: cho natri hydroxyd tác dụng với chức acid (-COOH) của aspirin, làm
lạnh để bảo vệ chức ester không bị NaOH tác dụng. Phản ứng xảy ra như sau:
COOH COONa
OCOCH3 OCOCH3
NaOH H2O + CH3COONa

Tiến hành: cân chính xác khoảng 0,3 g chế phẩm, hòa tan trong 10ml ethanol đã
được trung tính hóa (với chỉ thị phenolphthalein) trong bình nón thích hợp. Làm lạnh dung
dichj xuống 8-10C. Thêm 0,2ml dung dịch phenolphthalein và chuẩn độ bằng dung dịch
NaOH 0,1N.
1ml dung dịch NaOH 0,1N tương ứng với 0,01802g C9H8O4. Chế phẩm phải chứa
99,5-101,0% C9H8O4 tính theo chất đã làm khan.
2/ Theo BP98 và DĐVN III:
Nguyên tắc: dùng NaOH 0,5M dư đểt thủy phân chức ester của aspirin. Sau đó chuẩn
độ lượng NaOH dư bằng dung dịch HCl 0,5M. Phản ứng xảy ra như sau:
15
COOH COONa
OCOCH3 OH
2NaOH CH3COOH H2O

Tiến hành: cân chính xác khoảng 1,00 g chế phẩm, hòa tan vào 10ml ethanol 96
(TT) trong bình nón nút mài, thêm 50ml dung dịch NaOH 0,5M. Đậy nút bình nón để yên
trong 1 giờ. Chuẩn độ bang dung dịch HCl 0,5M, dùng 0,2ml dung dịch phenolphthalein
(CT) làm chỉ thị. Song song làm một mẫu trắng. 1ml dung dịch NaOH 0,5M tương ứng với
45,04mg C9H8O4.
* Phương pháp chuẩn độ acid-base (phương pháp trung hòa)
Là phương pháp phân tích định lượng dựa trên phản ứng cho nhận proton giữa acid
và base (phản ứng trung hòa).
Acid (1) + base (2) = base (1) + acid (2)
Trong quá trình chuẩn độ, pH của dung dịch biến đổi. Tại điểm tương đương có sự
biến đổi đột ngột của pH và ta thu đực một dung dịch có pH nhất định ở vùng acid, trung
tính hoặc kiềm. Để phát hiện điểm tương đương có thể dùng phép đo thế, phổ biến nhất là
dùng các chỉ thị màu. Chỉ thị màu là các hợp chất hữu cơ thay đổi màu ở lân cận điểm
tương đương, giúp nhận ra điểm kết thúc phản ứng.
Một số điểm cần chú ý khi định lượng bằng phương pháp trung hòa (môi trường
nước):
 Nước dùng trong định lượng là nước cất mới đun sôi để nguội, để loại
hết các khí hòa tan ảnh hưởng đến pH của nước (CO2, NH3, SO3…)
 Một số dung môi hữu cơ: ethanol, aceton, ether… cần được trung tính
hóa theo chỉ thị dùng cho mẫu định lượng trước khi hòa tann chất thử.
 Trường hợp khó nhận màu khi kết thúc phản ứng cần làm một màu
mẫu để so sánh
 Lượng chỉ thị màu có ảnh hưởng đến độ chính xác của điểm kết thúc
định lượng. Tỷ lệ thông thường 2 giọt chỉ thị cho khoảng 25 ml dung dịch định
lượng.
2. Định tính acid salicylic
Công thức
COOH
OH

C7H6O3 Ptl: 138,1

Tên khoa học: 2-Hydroxybenzoic acid

16
Tính chất:
Tinh thể hình kim màu trắn hoặc không màu hay bột kết tinh trắng. Khó tan trong
nước, dễ tan trong ethanol 96o và ether, hơi tan trong cloroform. Dung dịch chế phẩm có
phản ứng acid
Định tính
A. Phản ứng của nhóm OH phenol: hòa tan 10mg chế phẩm trong 5ml nước bằng
cách đun nóng, để nguội. Thêm 1 giọt dung dịch FeCl3 5% xuất hiện màu tím
B. Phản ứng tạo phức: Hòa tan 10mg chế phẩm trong 10ml nước , thêm 1-2 giọt
acid acetic đặc, 5 giọt dung dịch NaNO2 10% và 1 giọt dung dịch CuSO4 10%. Sau vài
phút xuất hiện màu đỏ.
Phương trình phản ứng
COOH COOH
COOH
OH OH O
HNO2

O=N HO N

O O O O
C
Cu
O O
CuSO4

HO N N OH
C. Với thuốc thử Marki: lấy vài giọt tinh thể chế phẩm cho vào 1ml H2SO4 đặc, thêm
1-2 giọt formol, xuất hiện màu đỏ.
D. Phản ứng tạo ester: Lấy 0,05g chế phẩm, thêm 0,5 ml methanol vad 0,5ml H2SO4
đặc. Đun nhẹ có mùi methyl salicylate
COOH COOCH3
OH OH
H+
CH3OH
(-H 2O)

3. Định tính natri salicylate


Công thức
COONa
OH

C7H5NaO3 Ptl: 160,1

17
Tính chất: bột kết tinh trắng hoặc vẩy hình óng ánh, không mùi. Dễ tan trong nước,
ethanol thấp độ, glycerin, khó tan trong ethanol cao độ, thực tế không tan trong ether.
Định tính:
A. Phản ứng của ion natri (Xem phụ lục 2): tạo tủa tinh thể màu vàng với thuốc thử
streng
B. Phản ứng của nhóm OH phenol: lấy 5ml dung dịch chế phẩm 0,1%. Thêm 1 giọt
dug dịch FeCl3 5% xuất hiện màu tím.
C. Phản ứng tạo acid salicylic: hòa tan 1,, 5g chế phẩm trong 24ml nước, thêm
6mlacid nitric loãng xuất hiện tủa trắng. Điểm chảy thu được từ 158-161C.

18
Bài 4
KIỂM NGHIỆM PARACETAMOL
ĐỊNH TÍNH DICLOFENAC NATRI
Mục tiêu
1. Trình bày được nguyên tắc và thực hiện các phản ứng định tính paracetamol và
diclofenac natri
2. Trình bày được nguyên tắc, cách tiến hành làm được các phép thử tinh khiết
paracetamol.
3. Trình bày được nguyên tắc chung của phương pháp đo quang phổ hấp thụ tử ngoại
khả kiến (UV-VIS). Ứng dụng để định lượng paracetamol đạt kết quả đúng
1. Kiểm nghiệm paracetamol
Công thức
NH CO CH3

HO

C8H9NO2 Ptl: 151,2

Tên khoa học: p-hydroxyacetanilid ( p-acetamidophenol)


Tính chất
Bột kết tinh màu trắng, không mùi. Hơi tan trong nước. Rất khó tan trong ether và
cloroform, tan trong ethanol và dung dịch hydroxyd kim loại kiềm (do tạo muối phenolat).
Định tính
A. Phản ứng màu của OH phenol: Hòa tan 10mg chế phẩm trong 3ml nước, thê
thuốc thử FeCl3 5%, xuất hiện màu xanh tím
B. Phản ứn oxy hóa: đun sôi khoảng 0,1g chế phẩm với 1ml dung dịch acid hydro-
clorid 10% trong 3 phút, thêm 10 ml nước, làm lạnh, không có tủa tạo thành. Thêm một
giọt thuốc thử kalibicromat xuất hiện màu tím và không chuyển sang màu đỏ.
Về cơ chế, phản ứng có thể xảy ra như sau:
H+ K2Cr2O7
HO NHCOCH3 HO NH2
to

NH2
HO NH2
O NH O N

HO

19
C. Phản ứng tạo phẩm màu nitơ: đun sôi 0,1g chế phẩm với 1ml acid hydroclorid
10% trong 3 phút. Thêm 10ml nước, làm lạnh. Thêm 5 giọt dung dịch NaNO2 10% rồi thêm
dung dịch β-napthol trong dung dịch natri hydroxyd 10% sẽ xuất hiện màu đỏ hoặc tủa đỏ.
H+ NaNO2/H+
HO NHCOCH3 HO NH2
to

NaO
+
HO N N Cl NaO N N

NaO
D. Độ hấp thụ tử ngoại: hòa tan 50ml chế phẩm trong methanol và pha loãng với
methanol thành 100ml. Lấy 1ml dung dịch này, thêm 0,5ml HCl 0,1M và pha loãng với
methanol vừa đủ 100ml. dung dịch đã pha tránh ánh sáng và đo ngay độ hấp thụ tại bước
sóng 249nm. Độ hấp thụ riêng A(1%, 1cm) trong khoảng từ 860 – 980.
E. Phản ứng của nhóm acetyl: đun nóng 0,1g chế phẩm với 5ml dung dịch H2SO4
10% sẽ có mùi của acid acetic.
Thử tinh khiết
Độ trong và màu sắc dung dịch: hòa tan 1,00g chế phẩm trong 10ml ethanol. Dung
dịch phải trong và không màu.
Kim loại nặng: không được quá 0,002%. Hòa tan 1,0g chế phẩm trong 1 hỗn hợp
gồm 85 thể tích aceton và 15 thể tích nước vừa đủ để được 20ml dung dịch. Lấy 12ml dung
dịch này để xác định giới hạn kim loại nặng (phụ lục 1, mục 7, phương pháp 2) ống so sánh
rồi gồm 10ml dung dịch mẫu chì 1 phần triệu và 2ml dung dịch thử.
Dung dịch mẫu chì 1 phần triệu được điều chế bằng cách pha loãng dung dịch mẫu
chì 100 phần triệu trong hỗn hợp dung môi gồm 9 thể tích aceton và 6 thể tích nước.
Định lượng: bằng phương pháp đo độ hấp phụ tử ngoại *(DĐ Trung Quốc 1997)
Nguyên tắc dùng dung môi hòa tan là dung dịch kiềm. Đo độ hấp thụ của dung dịch
chế phẩm ở cực đại 257nm và tính hàm lượng paracetamol dựa vào độ hấp thụ riêng.
Tiến hành: cân chính xác khoảng 40mg chế phẩm, hòa tan bằng 50ml dung dịch
NaOH 0,4% trong một bình định mức dung tích 250ml. thêm nước tới vạch và trộn đều.
Lấy chính xác 50ml dung dịch trên cho vào 1 bình định mức 100ml. thêm 10ml NaOH
0,4%, thêm nước tới vạch. Trộn đều, đo độ hấp thụ của dung dịch này ở bước sóng 257nm.
Tính hàm lượng Paracetamol biết A(1%,1cm) ở 257nm là 715
*Phương pháp hấp thụ tử ngoại và khả kiến
Phương pháp hấp thụ tử ngoại và tử kiến còn được gọi là phương pháp hấp thụ điện
tử, là 1 trong các phương pháp phân tích dựa trên sự hấp thụ bức xạ điện từ.

20
Xác định độ hấp thụ: độ hấp thụ A của 1 dung dịch là logarit thập phân của nghịch
đảo độ truyền quang T khi có ánh sáng đơn sắc đi qua
1 𝐼𝑜
A = lg = lg
𝑇 𝐼
Trong đó I là cường độ ánh sáng đơn sắc sau khi đã truyền qua dung dịch; I0 là
cường độ ánh sáng đơn sắc tới; T là độ truyền quang. Khi không kể đến sự có mặt của các
yếu tố lý hóa học, độ hấp thụ A tỷ lệ với độ dài quang trình d của ánh sáng truyền qua dung
dịch (bề dày lớp dung dịch) và nồng độ c của dung dịch chất khảo sát. Sự phụ thuộc này
được biểu thị bằng phương trình
A = ε.c.d
Giá trị ε là độ hấp thụ mol, nếu d được biểu thị bằng cm và c được biểu thị bằng
mol/l
Giá trị A (1%, 1cm) đặc trưng cho từng chất và được gọi là độ hấp thụ riêng của
chất. Nó có thể được coi là độ hấp thụ của dung dịch chất tan ở nồng độ 1% ( kl/dt) hay
10g/l trong 1 cuvet có chiều dày 1cm và đo ở 1 bước sóng xác định. Do vậy:
10 𝑥 𝜀
A (1%, 1cm) =
𝑀
M: trọng lượng phân tử của mẫu thử.
Ngoại trừ các chỉ dẫn trong chuyên luận riêng, các phép đo được tiến hành so sánh
với dung môi hoặc với hỗn hợp dugn môi đã được dùng để chuẩn bị mẫu thử. Độ hấp thụ
của dung môi hoặc hỗn hợp dugn môi đo đối chiếu với không khí không được vượt quá 0,4
và tốt nhất là dưới 0,2.
Thiết bị: máy quang phổ thích hợp dùng cho việc đo phổ tử ngoại và khả kiến gồm
1 hệ thống quang học cung cấp ánh sáng đơn sắc trong dải từ 200 – 800nm và 1 bộ phận
phù hợp để đo phổ hấp thụ. 2 cuvet đo dùng cho dung dịch mẫu thử và mẫu đối chiếu cần
phải có đặc tính quang học như nhau. Ở máy tự ghi 2 chùm tia, cóng đựng dung dịch đối
chiếu được đặt ở bên có chùm tia đối chiếu đi qua.
2. Định tính diclofenac natri
Công thức:
Cl CH2 COONa
N

Cl
C14H10Cl2NNaO2 Ptl: 318, 1

Tên khoa học: Mononatri-2-(2,6-dicloroanilino)phenyl acetat


Tính chất
Tinh thể hay bột kết tinh trắng hoặc hơi vàng, dễ hút ẩm. Hơi tan trong nước, dễ tan
trong methanol và ethanol 96, thực tế không tan trong ether.
Định tính:
21
A. thêm 1ml HNO3 đậm đặc vào 1ml dung dịch chế phẩm 1% trong methanol sẽ
xuất hiện màu đỏ nâu.
B. dung dịch chế phẩm 1% phải cho phản ứng của ion natri (phản ứng với thuốc thử
Streng, xem phụ lục 2).
C. hòa tan 10mg chế phẩm trong 10ml ethanol. Lấy 1ml dung dịch này thêm 0,2ml
1 hỗ[n hợp mới điều chế bằng cách trộn đồng thể tích dung dịch Kali fericyanid (6g/l) và
dung dịch FeCl3 (9g/l). để yên, tránh ánh sáng 15 phút, xuất hiện màu xanh và có tủa tạo
thành. Cơ chế phản ứng xảy ra như sau:

K3[Fe(CN)6] + HCldiclofenac FeCl3


H4[Fe(CN)6] + HCl Fe4[Fe(CN)6]3 +
HCl

22
Bài 5
Kiểm nghiệm barbital
Định tính phenobarbital, diazepam
Mục tiêu
1. trình bày được nguyên tắc và thực hiện được các phản ứng định tính barbital
phenobarbital, diazepam.
2. trình bày được nguyên tắc chung của phương pháp sắc ký lớp mỏng. Ứng dụng
để định tính barbital bằng phương pháp này.
3. trinh bày được nguyênn tắc chung của phương pháp chuẩn độ acid-base. Ứng
dụng để định lượng barbital đạt kết quả đúng.
1. Kiểm nghiệm barbital
Công thức:
O
HN
C2H5
O
HN C2H5
O
C8H12N2O3 Ptl: 184,19

Tên khoa học: Acid 5,5-diethyl barbituric


Tính chất
Bốt kết tinh trắng, không mùi, vị hơi đắng. Bền vững ngoài không khí. Tan ít trong
nước lạnh, tan trong nước sôi. Tan trong ethanol và ether. Dễ tan trong dung dịch kiềm.
Định tính:
A. phản ứng thủy phân: hòa tan khoảng 0,10g chế phẩm vào 3ml dung dịch NaOH
15%. Đặt 1 mẩu giấy quỳ đỏ trên miệng ống nghiệm, đun sôi dung dịch. Hơi bốc lên làm
quỳ đỏ chuyển sang màu xanh (do khí NH3 giảỉ phóng ra). (xem phụ lục 2: barbiturat).
B. phản ứng tạo muối với ion kim loại: lắc 1 lượng chế phẩm với 2ml dung dịch
NaOH 0,1M để được dung dịch bão hòa, lọc. Thêm từng giọt dung dịch AgNO3 5% vào
dịch lọc: xuất hiện tủa trắng. Phản ứng xảy ra như sau:

23
O O
HN N +
C2H5 C2H5 Ag+
O NaOH NaO
HN C2H5 HN C2H5
O O O
N C2H5
AgO
N C2H5
Ag O
C. phản ứng đặc trưng của dẫn chất barbituric:

 Thuốc thử (1): dung dịch hỗn hợp 10% Cobalt (II) nitrat và 10% CaCl2 trong
nước. Thuốc thử (2): dung dịch NaOH 2M
 Tiến hành hòa tan khoảng 5mg barbital vào 2ml methanol. Thêm 2-3 giọt
thuốc thử (1), trôn đều vừa lắc vừa thêm 2-3 giọt thuốc thử (2) xuất hiện màu và tủa
xanh tím.

D. sắc ký lớp mỏng *:

 Pha tĩnh: bản mỏng milicagel GF254


 Pha động: hỗn hợp dung môi ammoniac 13,5M – ethanol 96- cloroform
(5:15:80), lắc kỹ, để phân lớp lấy lớp dưới.
 Dung dịch (1): 75mg chế phẩm trong 25ml ethanol 96.
 Dung dịch (2): 95ml barbital chuẩn trong 25ml ethanol 96. Chấm riêng biệt
dung dịch (1) và dung dịch (2) lên bản mỏng, mỗi vết 10µl. triển khai sắc ký đên khi
dung môi chaỵ được 18cm. sau khi lấy bản mỏng ra, kiểm tra ngay dưới đèn tử ngoại
254nm: vết chính trên phác đồ dugn dịch (1) tương ứng về vị trí và kích thước với vết
chính trên phác đồ dung dịch (2).

* Phương pháp sắc ký lớp mỏng.

Phương pháp sắc ký lớp mỏng là 1 kỹ thuật tách các chất được tiến hành khi pha
động di chuyển trên pha tĩnh trên đó đã chấm hỗn hợp các chất cần tách.

 Pha tĩnh:là chất hấp thụ được chọn phù hợp theo từng yêu cầu phân tích,
được trải thành lớp mỏng đồng nhất và được cố định trên các phiến kính hoặc phiến kim
loại.
 Pha động: là 1 hệ dung môi đơn hoặc đa thành phần được trộn với nhau theo
tỷ lệ quy định trong tưng chuyên luận.

24
Trong quá trình khai triển sắc ký, pha động chạy và kéo theo các chất trong hỗn hợp
mẫu phân tích trên pha tĩnh với các tốc độ khác nhau. Kết quả ta thu được 1 sắc ký đồ trên
lớp mỏng.

Căn cứ vào vị trí các vết trên sắc ký đồ để xác định hệ số di chuyển Rƒ. Đây là đại
lượng đặc trưng cho mức độ di chuyển của chất phân tích, được tính bằng tỷ lệ giữa khoảng
dịch chuyển của chất thử và khoảng dịch chuyển của dung môi.
𝑎
Rƒ=
𝑏

trong đó: a là khoảng cách từ điểm xuất phát đến tâm của vết mẫu thử, tính bằng
cm; b là khoảng cách từ điểm xuất phát đến mức dung môi đo trên cùng đường đi của vết,
tính bằng cm. Rƒ chỉ có giá trị từ 0 đến 1.

Vì Rƒ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau nên người ta thường hay chạy sắc ký
song song với một chất chuẩn đã biết để đối chiếu. Khi đó dùng hệ số dịch chuyển tương
đối Rr, được xác định bằng tỷ số giữa khoảng cách dịch chuyển của vết chất thử và khoảng
cách dịch chuyển của vết chất chuẩn đối chiếu:
𝑎
Rr =
𝑐

Trong đó: c là khoảng cách từ điểm xuất phát đến tâm của vết chất chuẩn, tính bằng
cm. giá trị Rr phải bằng hoặc xấp xỉ 1.

Ứng dụng:

 Định tính, thử giới hạn 1 số tạp chất.


 Định lượng: có thể diện tích S của vết sắc ký, dựa vào đó để tính lượng
chất m trên vết. Cũng có thể cạo lấy bột chứa vết. Chiết lấy chất thử từ bột đó, đem
định lượng bằng quang hay một phương pháp thích hợp khác.

Thử tinh khiết:

Độ trong và màu sắc dung dịch: hòa tan 1,00g chế phẩm vào hỗn hợp gồm 4ml
NaOH 10% và 6ml nước. Dung dịch thu được phải trong và hầu như không màu.

Độ acid: đun sôi hỗn hợp 1,0g chế phẩm trong 50ml nước trong 2 phút. Để nguội
đến nhiệt độ phòng và lọc lấy dịch lọc. Lấy 10ml dịch lọc, thêm 0,15ml chỉ thị đỏ methyl,
dung dịch có màu vàng cam, phải chuyển sang màu vàng khi thêm không quá 0,1ml NaOH
0,1M.

Định lượng: phương pháp chuẩn độ acid-base (xem nguyên tắc chi tiết ở bài 3)
25
Nguyên tắc: barbital có tính acid yếu, dùng dung dịch NaOH 0,1M để định lượng,
với chỉ thị thymolphtalein. Phương trình phản ứng xảy ra như sau:

O O
HN N
C2H5 C2H5
O NaOH NaO H 2O
HN C2H5 HN C2H5
O O

Tiến hành:

 Trung hòa dung mỗi theo chỉ thị: lấy 25ml ethanol 96 vào bình nón dung
tích 50ml, thêm 6 giọt chỉ thị thymolphtalein. Thêm từng giọt dung dịch NaOH 0,1M
đến khi có màu xanh lơ rõ. Dịch thu được dùng làm dung môi cho định lượng barbital.
 Hai bình nón dung tịch 100m, đánh số 1 và 2. Cho vào mỗi bình 10ml dung
môi đã trung hòa trên.
Bình số 1: cân chính xác khoảng 0,3g barbital, cho vào bình và lắc cho tan. Định
lượng bằng dung dịch NaOH 0,1M đến khi xuất hiện màu xanh lơ, có độ đậm tương đương
bình số 2.
Bình số 2: thêm thể tích nước (ml) bằng tỉ số P/0,01842 (P= lượng barbital đã cân).
Bình này dùng làm mẫu.
1ml dung dịch NaOH 0,1M tương ứng với 0,01842g C8H12N2O3. Hàm lượng chất
này phải đạt 99,0 – 101,0%
2. Định tính phenobarbital
Công thức
O
HN
C2H5
O
HN C6H5
O
C12H22N2O3 Ptl: 232,2

Tên khoa học: acid 5-ethyl-5-phenylbarbituric


Tính chất:
Bột kết tinh trắng, không mùi. Khó tan trong nước lạnh, tan hơn trong nước sôi. Tan
trong ethanol, dễ tan trong dung dịch kiềm và ammoniac, ít tan trong cloroform.
Định tính:
A. Các phản ứng chung của dẫn chất barbituric tiến hành tương tự như barbital (các
phản ứng như A, B, C)
B. Một số phản ứng riêng của nhóm phenyl:

26
- Phản ứng 1: hòa 0,10g chất thử vào 2ml formaldehyde, đun sôi để nguội. Thêm từ
từ theo thành ống nghiệm 1ml acid sulfuric đặc để tạo thành 2 lớp. Đặt ống nghiệm vào
nồi cách thủy (không lắc): xuất hiện vòng màu đỏ ở ranh giới giữa hai lớp.
- Phản ứng hai: trộn 10mg chất thử với 2 giọt acid sulfuric đặc trên lỗ khay sứ, thêm
5mg NaNO2 trộn đều: xuất hiện màu vàng cam, chuyển sang đỏ cam.
3. Định tính diazepam
Công thức
CH3
O
N

Cl N

C16H13ClN2O Ptl: 248,7

Tên khoa học: 7-cloro-2,3-dihydro-1-methyl-5-phenyl-1,4-benzodiazepin-2-on.


Tính chất:
Bột kết tinh màu trắng hoặc gần như trắng, không mùi, vị hơi đắng. Dễ tan trong
aceton và cloroform, tan trong ethanol 96, hầu như không tan trong nước.
Định tính:
A. Hòa tan 10mg chất thử vào 3ml acid sulfuric đặc, soi dưới đèn tử ngoại (365nm),
có huỳnh quang xanh lục – vàng nhạt.
B. Phổ hấp thụ tử ngoại: pha dung dịch chất thử nồng độ 0,0005% trong dung dịch
acid sulfuric 0,5% trong methanol. Phổ hấp thụ của dung dịch đo ngay sau khi pha, ở vùng
230-330nm, có hai cực đại hấp thụ ở 242nm và 285nm. Trị số A (1%, 1cm) ở 242nm bằng
khoảng 1020. Pha dung dịch chất thử nồng độ 0,0025% trong cùng dung môi trên. Phổ hấp
thụ của dung dịch trong vùng từ 325 đến 400nm thể hiện cực đại hấp thụ ở 366nm với trị
số A (1cm, 1%) ở 366nm bằng khoảng 140 – 155.
C. Xác định nguyên tử Clo: trộn khoảng 80mg chất thử với 0,3g Na2CO3 khan trong
chén sứ. Đốt trên ngọn lửa khoảng 10 phút. Để nguội, thêm 5ml acid nitric 10% lọc. Dịch
lọc cho kết tủa trắng với dung dịch AgNO3, tủa tan trong ammoniac
Định tính diazepam trong viên nén:
Cân 10 viên, nghiền thành bột rồi tiến hành các phép thử sau:
A. Lấy một lượng bột viên tương ứng 10mg diazepam, thêm 5ml aceton, lắc đều 1
phút, lọc. Bay hơi dịch lọc đến khô. Lấy cặn, tiến hành phép thử A như ở phần diazepam,
tạo huỳnh quang xanh lục.

27
B. Lấy một lượng bột viên tương ứng khoảng 10mg diazepam, chuyển vào bình định
mức dung tích 100ml. Thêm 5ml nước, trộn kỹ để yên 15 phút. Thêm khoảng 60ml dung
dịch acid sulfuric 0,5% trong methanol. Lắc kỹ để hòa tan diazepam. Thêm dung dịch acid
sulfuric 0,5% trongg methanol đến vạch trộn đều (dung dịch 1). Lọc, bỏ một ít dịch lọc
đầu. Lấy chính xác 10ml dịch lọc sau cho vào bình định mức dung tích 100ml. Thêm dung
dịch acid sulfuric 0,5% trong methanol đến vạch, trộn kỹ (dung dịch 2).
Phổ hấp thụ tử ngoại của dung dịch 2 được ghi trong vùng 230 – 350 nm, có hai cực
đại hấp thụ ở 242nm và 284nm.
Ghi chú: pha dung dịch H2SO4 0,5% trong methanol: hòa tan 0,5g acid sulfuric đậm
đặc (96%) vào methanol vừa đủ 100ml.

28
Bài 6
Kiểm nghiệm cafein
Định tính theophylline, theobromin
Mục tiêu:
1. Trình bày được nguyên tắc và thực hiện các phản ứng định tính cafein, theophyl-
line, theobromin
2. Trình bày được nguyên tắc và làm các phép thử tinh khiết cafein
3. Trình bày được nguyên tắc của các phương pháp định lượng cafein. Ứng dụng để
định lượng cafein đạt kết quả đúng.
1. Kiểm nghiệm cafein
Công thức
O CH3
CH3 N
N
.H2O
O N N
CH3
C8H10N4O2.H2O Ptl: 212,2

Tên khoa học: 3,7-dihydro-1,3,7-trimethyl-1H-purin-2,6-dion monohydrate


Tính chất:
Tinh thể trắng, mịn hay bột kết tinh trắng. Vụn nát ngoài không khí khô, đun nóng
ở 100C mất nước và thăng hoa ở khoảng 200C.
Dễ tan trong nước sôi, cloroform, hơi tan trong nước, khó tan trong ethanol và ether,
tan trong các dung dịch acid và các dung dịch đậm đặc của bezoat hay salicylate kiềm.
Dung dịch cafein có phản ứn trung tính với giấy kiềm.
Định tính:
A. Phản ứn Murexit (phản ứng của nhân xanthin): cho vào chén sứ khoảng 0,01g
chế phẩm. Thêm 1ml acid hydroclorid 10% và vài giọt nước oxy già đậm đặc (100 thể tích)
hoặc 0,1g KClO4, đun cách thủy cho đến cạn. Nhỏ vào cặn 1-2 giọt dung dịch NH3 10%,
xuất hiện màu đỏ tía. Màu đỏ mất đi khi thêm vài giọt dung dịch NaOH hoặc KOH 30%.
Phản ứng xảy ra như sau:

29
O R2 O O
OH
R N R R
N [O] N N NH4OH

O N N O N N
O O O
R1 R1 R1

O O O O
R R R R
N N N NH4OH N N N

O N N O N N
O O O O O- O
R1 R1 R1 NH4+R1
B. với dung dịch Iod: cho 0,05mg dung dịch iod-iodid ( thuốc thử Bouchardat) vào
2ml dung dịch bão hòa cafein, dung dịch vẫn trong. Thêm 0,1ml dung dịch acid HCl loãng
(10%), có tủa nâu xuất hiện, tủa này tan khi trung hòa bằng dung dịch NaOH 2M.
C. điểm chảy: 234-239C.
Thử tinh khiết:
Độ trong và màu sắc dung dịch: dung dịch S: hòa tan 0,5g chế phẩm trong 50ml
nước không có CO2 bằng cách đun nóng, làm nguội và sau đó thêm nước đến vừa đủ 50ml.
dung dịch S phải trong và không màu.
Giới hạn acid: thêm 1 giọt xanh bromothymol vào 10ml dung dịch S. dung dịch có
màu xanh lục hay vàng. Màu của dung dịch sẽ chuyển thành xanh lam khi thêm không quá
2ml dung dịch NaOH 0,01M.
Sulfat: không được quá 0,05%. Lấy 15ml dung dịch S tiến hành thử theo phương
pháp ghi trong phụ lục 1. Để chuẩn bị mẫu đối chiếu lấy 7,5ml dung dịch sulfat mẫu 10
phần triệu và thêm nước vừa đủ 15ml.
Kim loại nặng: không được quá 0,002%. Lấy 1,0g chế phẩm, thử giới hạn kim lọi
nặng theo phương pháp 3 (mục 7 phụ lục1) dùng 2ml dung dịch mẫu chì 10 phần triệu để
chuẩn bị đối chiếu.
Tạp chất liên quan: tiến hành thử bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng
- pha tĩnh: bản mỏng silicagel GF254
- pha động: hỗn hợp dung môi ammoniac 13,5M – aceton – cloroform – butanol
(10:30:30:40).
- dung dịch thử hòa tan 0,2g chế phẩm trong hỗn hợp dung môi methanol-cloroform
(4:6) và pha loãng đến 10ml với cùng hỗn hợp dung môi.
- dung dịch đối chiếu: pha loãng 0,5ml dung dịch thử thành 100ml với hõn hợp dung
môi nói trên.

30
- tiến hành: chấm riêng biệt lên bản mỏng 10µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển
khai để khô bản mỏng ngoài không khí. Quan sát dưới đèn tử ngoại ở bước sóng 254nm.
Bất kỳ vết phụ nào trên sắc ký đồ của dung dịch thử đều không được có màu đậm hơn vết
trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.
Định lượng:
1. Phương pháp đo iod ( định lượng cafein trong thuốc tiêm cafein natri benzoate)
Công thức điều chế:
Cafein 70g
Natri benzoate 100g
Nước để pha thuốc tiêm vừa đủ 1000ml

Nguyên tắc: trong môi trường acid cafein cho kết tủa với dung dịch iod dưới dạng
phức có thành phần xác định (periiodid: C8H10N4O2.HI.I4). lọc bỏ tủa và định lượng iod
thừa bằng dung dịch natri thiosulfate. Phương trình phản ứng xảy ra như sau:
2I2 HI C8H10N4O2 C8H10N4O2.HI.I4
(HI được tạo ra từ KI dùng khi pha dung dịch iod và HCl của môi trường định
lượng).
Tiến hành: lấy chính xác 1ml dung dịch tiêm cho vào 1 bình định mức 100ml, thêm
20ml nước, 10ml H2SO4 10%. Thêm chính xác 20ml dung dịch iod 0,1N. thêm nước đến
vạch và trộn đều. Để yên chỗ tối 15 phút. Lọc qua giấy lọc khô, bỏ đi 15-20ml dịch lọc
đầu. Lấy chính xác 25ml dịch lọc sau đem chuẩn độ với dung dịch natri-thiosulfat 0,05N,
thêm 2ml hồ tinh bột vào cuối định lượng rồi chuẩn độ đến khi mất màu xanh. Song song
làm một 1mẫu trắng.
1ml dung dịch iod 0,1N tương đương với 5,305mg C8H10N4O2 ngậm thêm 1 phân
tử nước. Hàm lượng cafein ngậm nước phải đạt 95,0% đến 105,0% hàm lượng ghi trên
nhãn (từ 6,65g – 7,35g trong 100ml dung dịch)
2. phương pháp môi trường khan (xem nguyên tắc chung ở bài 8)
Tiến hành: cân chính xác khoảng 150mg chế phẩm đã làm khô, hòa tan trong 15ml
anhydride acetic khan và 20ml benzen khan. Cho thêm vài giọt dung dịch tím tinh thể. định
lượng bằng acid perclorid 0,1N đến khi dung dịch chuyển sang màu vàng hoặc xác định
điểm kết thúc bằng phương pháp chuẩn độ đo điện thế. Song song tiến hành 1 mẫu trắng (
nếu dùng chỉ thị)
1ml dung dịch acid perclorid 0,1N tương ứng với 19,42mg C8H10N4O2. Chế phẩm
phải chứa 98,5 – 101,5% C8H10N4O2 tính theo chế phẩm đã làm khô.
2. Định tính theophylin
Công thức:

31
O
CH3 NH
N
.H2O
O N N
CH3
C7H8O2N4.H2O Ptl: 198,2

Tên khoa học: 1,3-dimethylxanthin monohydrate


Tính chất:
Bột kết tinh màu trắng, không mùi. Khó tan trong nước và cloroform, hơi tan trong
ethanol, tan trong nước nóng, trong các dung dịch hydroxid kiềm, amoniac và các acid vô
cơ. Dung dịch chế phẩm có phản ứng trung tính.
Định tính:
A. phản ứng Murexit: cách làm và kết qủa giống như với cafein
B. phản ứng tạo muối bạc: lắc khoảng 0,2g chế phẩm với 5ml dung dịch NaOH 0,1N
trong 2-3 phút rồi lọc (chú ý cho dư lượng chế phẩm để trung hòa hết NaOH). Lấy 2ml
dịch lọc, thêm 2-3 giọt dung dịch AgNO3 5% xuất hiện tủa trắng của theophylinat bạc.
O O O
Na Ag
CH3 CH3 CH3 N
NH N N
N NaOH N AgNO3

N N O N N
O N O N
CH3 CH3 CH3

Muối Na (tan) Theophylinat bạc


(tủa trắng)
C. Phản ứng tạo muối cobalt: lấy 2ml dịch lọc ở phản ứng B thêm 4 giọt dung dịch
cobalt clorid 2%, xuất hiện tủa trắng ánh hồng (khác với cafein và theobromin).
3. định tính theobromin
Công thức:
O
CH3
H N
N

O N N
CH3
C7H8O2N4 Ptl: 180,0

32
Tên khoa học: 3,7- dimethylxanthin
Tính chất:
Bột kết tinh trắng, không mùi , vị đắng. Rất khó tan trong nước lạnh, khó tan trong
nước sôi, trong cồn 95, cloroform. Dễ tan trong các dung dịch hydroxyd kiềm và các acid
vô cơ.
Định tính:
A. phản ứng Murexit: cách tiên hành và nhận xét giống cafein
B. phản ứng tạo muối bạc: thực hiện như với theophylin, xuất hiện tủa trắng của
theobrominat bạc.
O O O
CH3 CH3 CH3
H N Na N Ag N
N NaOH N AgNO3 N

O N N O N N O N N

CH3 CH3 CH3


Muối Na (tan) Bạc Theobrominat
(tủa trắng)
C. Phản ứng tạo muối cobalt: lấy 2ml dịch lọc ở phản ứng B thêm 4 giọt dung dịch
cobalt clorid 2% và lắc, sau vài phút màu tím phai đi và xuất hiện tủa trắng xanh xám (khác
với cafein và theophylin).

33
Bài 7
Kiểm nghiệm vitamin C
Định tính vitamin K
Mục tiêu:
1. Trình bày được nguyên tắc và thực hiên được các phản ứng định tính vitamin C,
K
2. Trình bày được cách xác định góc quay cực và góc quay cực riêng. Ứng dụng để
thử tinh khiết vitamin C
3. Trình bày được nguyên tắc chung của phương pháp chuẩn độ đo iod. Ứng dụng
để định lương vitamin C đạt kết quả đúng
1. kiểm nghiệm vitamin C (acid ascorbic)
Công thức:
CH2OH
HCOH
O
O

OH OH
C6H8O6 Ptl: 176,1

Tên khoa học: 5-(1,2-dihydroxyethyl)-3,4-dihydroxy-5H-furan-2-on.


Tính chất:
Tinh thể không màu hay bột kết tinh trắng hoặc gần như trắng, bị biến màu khi tiếp
xúc với không khí, ánh sáng và ẩm. Không mùi hoặc gần như không mùi. Chảy ở khoảng
190C (với sự phân hủy)
Dễ tan trong nước, tan trong ethanol 96, thực tế không tan trong ether và cloroform.
Định tính:
Dung dịch S: Hòa tan 1,0g chế phẩm trong nước không có CO2 đủ 20ml.
Hóa tính cơ bản của vitamin C là tính acid và tính khử. Ngoài ra do có các nối đôi
liên hợp và các carbon bất đối nên vitamin C hấp thu ánh sáng ở vùng tử ngoại và làm quay
mặt phẳng của ánh sáng phân cực.
A. Tính acid của vitamin C: Lấy 1ml dung dịch S, thêm 0,01g NaHCO3 và 1ml
nước. Lắc cho tan. Thêm một giọt dung dịch FeCl3 hoặc 1-2 tinh thể FeSO4, dung dịch có
màu tím. Thêm vào dung dịch vài giọt H2SO4 loãng, dung dịch mất màu.
B. Tính khử của vitamin C: Lấy 1ml dung dịch S, thêm 1ml nước và 1-2 giọt dung
dịch 2,6-diclorophenol indophenol (CT). Dung dịch không có màu.
C. Tính khử của vitamin C: Lấy 1ml dung dịch S, thêm vài giọt dung dịch AgNO3
5%. Tạo tủa xám.
D. Độ hấp thụ tử ngoại: Hòa tan 0,1g chế phẩm trong nước đủ 100,0ml. Lấy chính
xác 1,0ml dung dịch trên cho vào bình định mức 100ml, thêm 10ml HCl 0,1N, thêm nước

34
vừa đủ đến vạch. Đo ngay độ hấp thụ của dung dịch này ở cực đại 243nm. Độ hấp thụ rêng
ở cực đại này phải từ 545-585nm.
Thử tinh khiết:
Độ trong và màu sắc dung dịch: Dung dịch S phải trong và không có màu đậm hơn
màu của dung dịch đối chiếu NV (nâu-vàng) số 7
Góc quay cực riêng: Hòa tan 2,50g trong nước đủ 25,0ml. Góc quay cực riêng là
+20,5 đến +21,5.
Acid oxalic: không được quá 0,2%. Hòa tan 0,25g chế phẩm trong 5ml nước, trung
hòa bằng dung dịch NaOH 2M với chỉ thị là giấy quỳ đỏ. Thêm 1ml acid acetic 2M và
0,5ml dung dịch CaCl2 0,5M (TT) (dung dịch thử). Đồng thời chuẩn bị 1ml dung dịch đối
chiếu nhu sau: hòa tan 70mg acid oxalic trong nước đủ 500ml. Lấy 5 ml dung dịch này,
thêm 1ml acid acetic 2M và 0,5ml dung dịch CaCl2 0,5M (TT). Để yên các dung dịch trong
1 giờ. Dung dịch thử không được đục hơn dung dịch đối chiếu.
Kim loại nặng: không được quá 0,001%. Lấy 2,0g để thử giới hạn kim loại nặng
(phụ lục I, phương pháp 4), dùng 2ml dung dịch chì chuẩn 10 phần triệu để pha dung dịch
mẫu.
Định lượng bằng phương pháp đo iod
Nguyên tắc: vitamin C có tính khử, có thể dùng một chất oxy hóa (dung dịch iod)
để định lượng theo phương pháp đo iod.
Phương trình phản ứng:
CH2OH CH2OH
HCOH HCOH
O H2SO4 O
O I2 O 2HI

O O
OH OH
Tiến hành:
Hòa tan 0,15g chế phẩm trong một hỗn hợp gồm 10ml H2SO4 10% và 80ml nước
mới đun sôi để nguội. Thêm 1ml dung dịch hồ tinh bột. Chuẩn độ bằng dung dịch iod 0,1N
cho đến khi màu xanh bền vững ít nhất 30s, 1ml dung dịch iod 0,1N tương ứng với 8,81mg
C6H8O6. Hàm lượng phải đạt 99,0-100,5% C6H8O6.
*góc quay cực và góc quay cực riêng
Góc quay cực riêng của một chất là góc của một mặt phẳng ánh sáng phân cực bị
quay đi khi ánh sáng phân cực đi qua chất đó nếu là chất lỏng hoặc qua dung dịch chất đó
nếu là chất rắn.
Góc quay cực riêng [α]20D của một chất lỏng là góc quay cực đo được khi chùm ánh
sáng D truyền qua lớp chất lỏng có bề dày là 1dm ở 20C, chia cho tỷ trọng của chất ở cùng
nhiệt độ.

35
Góc quay cực riêng [α]20D của một chất rắn là góc quay cực đo được khi chùm ánh
sáng D truyền qua lớp dung dịch có bề dày là 1dm và có nồng độ là 1g/ml ở 20C.
Với chất lỏng:
α = [α]20D.l.d
Với chất rắn
𝑙.𝑐
α = [α]20D.
100

Trong đó α là góc quay cực đo được bằng phân cực kế, tính bằng độ (); l là chiều
dài ống đo của phân cực kế, tính bằng dm, d là tỷ trọng chất thử (lỏng); c là nồng độ phần
trăm chất thử rắn trong dung dịch.
Ứng dụng: góc quay cực riêng của một chất có thể dùng để định tính, thử tinh khiết
và định lượng:
- Định tính: với một chất, trong điều kiện đo nhất định thì [α]20D của nó là một hằng
số. Xác định [α]20D giúp nhận biết được chất đó cũng như mức độ tinh khiết.
- định lượng: căn cứ vào góc quay cực đo được , có thể tính nồng độ phần trăm của
chất thử trong dung dịch:
𝛼.100
C=
[α]20D.l

2. Định tính vikasol


Công thức
O
CH3
.H2O
SO3Na

O
C12H13O6Na Ptl:

Tính chất:
Bột kết tinh màu trắng hay trắng ánh vàng, không mùi. Dễ tan trong nước, khó tan
trong ethanol 95, rất khó tan trong ether.
Định tính:
Trong môi trường kiềm hay acid, vikasol dễ dàng bị phân tách ra menadion (vitamin
K3) (không tan trong nước, ó màu vàng, có độ chảy xác định) và NaHSO3. Dựa vào tính
chất đó để định tính vikasol.

36
A. Hòa tan 0,1g chế phẩm trong 5ml nước. Thêm 3ml dung dịch NaOH 1N. xuất
hiện tủa màu vàng. Lọc. Rửa tủa bằng nước cất. Hòa tan tủa trong 2ml cồn 90. Bốc hơi
cách thủy đến khô, tủa có nhiệt độ nóng chảy là 104-107C.
O O
CH3 CH3
NaOH
SO3Na Na2SO3 H2O

O O
B. Hòa tan 0,05g chế phẩm trong 2ml nước. Thêm 5ml H2SO4 đặc (TT), có bọt khí
bay lên làm xanh giấy quỳ ẩm tẩm kali iodat – hồ tinh bột.
O O
CH3 CH3
H2SO4
2 SO3Na 2 Na2SO4 H2O 2SO2

O O
KIO3 5SO2 K2SO4 I2 4SO3
C. Dịch lọc ở phản ứng trên, trung hòa bằng dung dịch NH3 đặc (TT). Lấy 2ml dịch
lọc đã trung tính trên, xác định ion Na+ bằng phản ứng với thuôc thử Streng.

37
Bài 8
Kiểm nghiệm thiamin hydroclorid (vitamin B1)
Định tính pyridoxine (vitamin B6)
Mục tiêu:
1. Trình bày được nguyên tắc và thực hiện được các phản ứng định tính vitamin B1
và vitamin B6
2. Trình bày nguyên tắc và làm được các phép thử tinh khiết vitamin B1
3. Trình bày được nguyên tắc chung của phương pháp chuẩn độ trong môi trường
khan. Ứng dụng để định lượng vitamin B1 đạt kết quả đúng.
1. Kiểm nghiệm vitamin B1
Công thức
H2
N N S OH
+
Cl-.HCl
N N
CH2 CH3
C12H17ClN4OS.HCl Ptl: 337,3

Tên khoa học: 3-[(4-amino-2-methyl-5-pyrimidinyl)methyl]-5-(2-hydroxyethyl)-4-


methyl thiazolium clorid monohydroclorid
Tính chất
Tinh thể không màu hay bột kết tinh màu trắng hoặc gần như trắng. Có mùi nhẹ và
đặc trưng. Khó tan trong methanol và ethanol. Dạng hydroclorid (hydrobromid) dễ tan
trong nước.
Định tính
A. Các phản ứng với thuốc thử chung của alkaloid: trong một ống nghiệm, hòa tan
0,1g trong 5ml nước, nếu cần, thêm 0,5ml HCl loãng. Chia dung dịch làm hai phần
- Ống 1: thêm 2ml dung dịch acid piric bão hòa, xuất hiện tủa vàng.
- Ống 2: thêm 0,5ml dung dịch acid silicovolframic, xuất hiện tủa trắng.
B. Phản ứng tạo thiocrom: hòa tan khoảng 5mg trong 2,5ml dung dịch NaOH 0,4%.
Thêm 0,5ml dung dịch kali fericyanid 5% và 5ml butanol. Lắc mạnh trong 2 phút, để yên
cho phân lớp. Lớp trên butanol có huỳnh quang màu xanh. Huỳnh quang mất đi khi acid
hóa và hiện lại khi kiềm hóa.
C. Dung dịch chế phẩm cho phản ứng của ion clorid (phụ lục 2)
Thử tinh khiết
Hòa tan 2,5g chế phẩm trong nước không có CO2 để được 25ml dung dịch S.
Độ trong và màu sắc dung dịch: pha loãng 2,5ml dung dịch S thành 5 ml bằng nước,
dung dịch thu được phải trog và có màu không được đậm hơn màu của dung dịch mẫu V7
hay LV7 (xem phụ lục 5.17, DĐVN III).

38
Nitrat: thêm 1,6ml nước và 2ml H2SO4 đậm đặc vào 0,4ml dung dịch S để nguội.
Cho chồng lên 2ml dung dịch FeSO4 8% trong nước không có CO2 vừa pha trước khi dùng.
Không được có vòng nâu xuất hiện ở vùng tiếp giáp giữa hai lớp chất lỏng.
Sulfat: không được quá 0,03%. Lấy 5ml dung dịch S pha loãng với nước thành 15ml
để thử theo phương pháp ghi trong phụ lục 1. Dùng dung dịch mẫu chì 2 phần triệu để
chuẩn bị đối chiếu.
Định lượng: bằng phương pháp chuẩn độ trong môi trường khan*
Nguyên tắc: thiamin hydroclorid là muối của một base hữu cơ yếu, định lượng được
trong môi trường khan (acid acetic khan). Thêm vào môi trường một lượng dư Hg (II)
acetat để loại ảnh hưởng của ion clorid. Chuẩn độ bằng dung dịch acid percloric.
Tiến hành: hòa tan 0,150g chế phẩm trong 5ml acid formic khan, thêm 65ml aciđ
acetic khan và 10 ml dung dịch Hg (II) acetat 5%. Chuẩn độ bằng dung dịch acid percloric
0,1N. xác định điểm kết thúc bằng phương pháp chuẩn độ đo thế. Song song làm một mẫu
trắng cùng điều kiện
1ml dung dịch acid percloric 0,1N tương ứng với 16,68mg C12H17ClN4OS.HCl.
Hàm lượng phải đạt từ 98,5% đến 101,5% C12H17ClN4OS.HCl tính theo chế phẩm khan.
* Phương pháp chuẩn độ trong môi trường khan
Là phương pháp chuẩn độ acid và base yếu hoặ những muối của chúng được thực
hiện trong môi trường không phải là nước.
Nhiều acid yếu và base yếu khi tiến hành trong môi trường nước gặp khó khăn hoặc
không thực hiện được, do các hợp chất này trong nước phân ly quá yếu. Trong môi trường,
một số dung môi không phải là nước, các acid hoặc base trở nên mạnh hơn, phản ứng acid-
base dễ dàng thực hiện (dễ phát hiện điểm tương đương bằng chỉ thị màu hoặc đo thế) do
đó cho kết quả định lượng chính xác.
Để phát hiện điểm tương đương thường dùng 2 phương pháp:
- Chỉ thị màu pH, theo dõi sự chuyển màu của chỉ thị: thường dùng tím tinh thể, tím
methyl, các loại chỉ thị màu hỗn hợp.
- Chỉ thị đo thế
2. Định tính pyridoxine hydroclorid (vitamin B6)
Công thức
N CH3
.HCl
OH
OH
OH
C8H11NO3 Ptl: 205,6

Tên khoa học: (5-hydroxy-6-methyl-pyridin-3,4-diyl) dimethanol hydroclorid


Tính chất:

39
Bột kết tinh trắng hoặc gần như trắng. Chảy ở khoảng 205C kèm theo sự phân hủy.
Dễ tan trong nước, khó tan trong ethanol 96, thực tế không tan trong cloroform và ether.
Định tính:
A. Hòa tan 0,05g chế phẩm trong khoảng 3ml nước. Chia dung dịch ra 3 ống nghiệm:
- Ống 1: thêm 2 giọt dung dịch FeCl3. Dung dịch có màu đỏ. Thêm vài giọt HCl
loãng mất màu.
- Ống 2 và ống 3: cho vào mỗi ống 2ml dung dịch natri acetat 20%. Cho 1ml nước
vào ống 2, 1ml acid boric vào ống 3 trônnj đều. Thêm ngay vào mỗi ống 1ml thuốc thử
2,6-dicloroquinon clorimid. Cả 2 ống đều có màu xanh nếu đó là pyridoxal hay pyridoxa-
min; nếu chỉ có 1 ống (ống 2 có màu) có mau xanh thì đó là pyridoxol.
B. Trong 1 ống nghiệm, hòa tan 0,05g trong 2ml nước thêm 0,5ml HNO3 loãng 5%
và 3 giọt AgNO3 10%. Tủa trắng tạo thành tan trong NH3 thừa
C. Hòa tan 0,05g trong HCl 0,1N đủ 50,0ml (dung dịch A, thêm HCl đủ 100ml. đo
phổ hấp thụ của dung dịch này trong khoảng từ 250-350nm. Dung dịch cho một cực đại
hấp thụ ở khoảng 288-296nm với độ hấp thụ riêng từ 420-445. Lấy 1,0ml dung dịch A,
thêm dung dịch đệm phosphate đủ 100,0ml. Kiểm tra độ hấp thụ của dung dịch này từ 220-
350nm. Dung dịch có hai cục đại hấp thụ ở 248-256nm và ở 320-327nm. Độ hấp thụ riêng
ở các bước sóng trên lần lượt là 175-195 và 345-365.
Ghi chú: các pha dung dịch đệm phosphate: là dung dịch chứa kali dihydrophosphat
0,025M và dinatri hydrophosphat 0,025M.
D. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (xem nguyên tắc ở bài 5):
- Pha tĩnh: bản mỏng silicagel
- Pha động: ammoniac 13,5M – methylene clorid – tetrahydrofuran – aceton.
(9:13:13:65)
- Dung dịch chấm sắc ký:
+ Dung dịch thử: hòa tan 0,1g trong 10ml nước
+ Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 0,1g pyridoxine hydroclorid chuẩn trong 10ml nước.
- Tiến hành: chấm lên bản mỏng mỗi dung dịch 20µl. Triể khai trong bình không
bão hòa đến khi dung môi chạy được một đoạn dài 15cm. để bản mỏng khô ngoài không
khí. Phun lên bản mỏng dung dịch Na2CO3 5% trong hỗn hợp gồm 30 thể tích ethanol và
70 thể tích nước. Để bản mỏng khô ngoài không khí. Phun lên bản mỏng dung dịch cloro-
quinon clorimid 0,1% trong ethanol. Quan sát ngay các sắc ký đồ. Vết chính trên sắc ký đồ
của dung dịch thử phải tương tự về vị trí, màu sắc và kích thước so với vết chính trên sắc
ký đồ của dung dịch đối chiếu.

40
Bài 9
Kiểm nghiệm glucose
Định tính manitol, chlorothiazide
Mục tiêu:
1. Trình bày được nguyên tắc các phép thử định tính glucose, manitol, chlorothia-
zide, các phép thử tinh khiết glucose, các phương pháp định lượng glucose
2. Thực hành tốt kiểm nghiệm glucose dược dụng (tiến hành định lượng glucose
bằng phương pháp đo iod)
3. Sử dụng thành thạo máy đo góc quay cực.
1. Kiểm nghiệm glucose
Công thức
CH2OH
O
OH .H2O
HO OH
OH
Tên khoa học: D-(+)-Glucopyranose monohydrat.
Gluco khan: C6H12O6 Ptl: 180,2
Gluco ngậm 1 phân tử nước: C6H12O6.H2O Ptl: 198,2
Tính chất: bột kết tinh trắng, vi ngọt. Dễ tan trong nước ít tan trong ethanol.
Định tính:
A. Glucose là 1 polyalcol, lại có chứa nhóm chức aldehyl nên có tính khử và cho
các phản ứng sau:
Tiến hành:
* hòa tan 0,2g chế phẩm vào 2ml nước, thêm 0,5ml dung dịch đồng sulfat 10% và
1ml dung dịch NaOH 10%, dung dịch vẫn trong. Đun nóng tạo thành tủa đỏ nâu.
CH2OH CH2OH
O Oh O
NaOH
OH 2 CuSO4 OH C Cu2O
HO OH HO OH
OH OH
* Tác dụng với dung dịch bạc nitrat trong ammoniac tạo tủa bạc kim loại:

41
CH2OH CH2OH
O OH O
NH4OH
OH 2 AgNO3 OH C 2Ag
HO OH HO OH
OH OH
B. Xác định góc quay cực riêng:
Góc quay cực tiêng từ +52,5 đến 53,3 tính theo chế phẩm khan.
Hòa tan 10,0g trong 80ml nước. Thêm 0,2ml amoniac loãng (xem nguyên tắc ở trang
sau). Để yên 30 phút. Thêm nước đủ 100,0ml. tiến hành đo góc quay cực của dung dịch
này ở nhiệt độ 19,5 – 20,5C.
Góc quay cực riêng được tính theo công thức:
𝛼𝑑𝑜 ×100
[𝛼]20
𝐷 = 𝑐×𝑙

Ở đây: 𝛼𝑑𝑜 = góc quay cực đo được


𝑙 = chiều dài ống đo (dm)
𝑐 = nồng độ chất thử (%)
C. Phản ứng tạo osazon của glucose với phenylhydrazin:
Phương trình phản ứng:
H O H
C C N NH C6H5
H C OH C N NH C6H5
HO C H HO C H
CH3COOH 3NH3 C6H5NH2
H C OH 3C6H5NH NH2 H C OH 2H2O
H C OH H C OH

CH2OH CH2OH

Glucosazon
Tiến hành:
Lấy 2ml dung dịch glucose 10% vào ống nghiệm, thêm 2 giọt acid acetic đậm đặc
và 2 giọt phenylhydrazin 1%. Đun sôi trên cách thủy khoảng 10 phút: xuất hiện tủa kết tinh
màu vàng của glucosazon. Xem dưới kính hiển vi thấy các tinh thể kết tinh hình cành thông.
Thử tinh khiết:
Độ trong và màu dung dịch:
Hòa tan 10,0g chế phẩm vào 15ml nước:
+ Dung dịch phải trong.
+ Màu dung dịch không được đậm hơn màu mẫu NV7 (xem phụ lục 5.17- D.Đ.III
VN).

42
Giới hạn acid: Hòa tan 5,0g chế phẩm vào 50ml nước không có CO2, thêm vài giọt
chỉ thị phenolphthalein. Chuẩn độ NaOH 0,02M đến màu hồng. Màu của dung dịch phải
chuyển sang hồng khi dùng không quá 0,3ml NaOH 0,02M.
Asen: không được quá 1 phần triệu. Dùng 1,0g chế phẩm; tiến hành thử theo phương
pháp A phụ lục I.
* pha dung dịch S: 10,0g chế phẩm pha trong nước thành 100ml.
Clorid: không quá 0,0125%. Dùng 4ml dung dịch S, pha loãng bằng nước thành
15ml và tiến hành thử giới hạn 𝐶𝑙 − theo phụ lục I.
Sulfat: không qúa 0,02%. Dùng 7,5ml dung dịch S pha loãng thành 15ml, tiến hành
thử giới hạn 𝑆𝑂42− theo phụ lục I.
Kim loại nặng: Không được qúa 5 phần triệu (PPM). Hòa tan 4,0g chế phẩm vào
20ml nước. Lấy 12ml dung dịch thu được để thử kim loại nặng theo hướng dẫn ở phụ lục
I, phương pháp A. dùng dung dịch chì mẫu 1ppm để chuẩn bị dung dịch đối chiếu.
Đường ít tan và Dextrin: các tạp này khó tan trong ethanol 90%, nên nếu trong chế
phẩm có tạp chất này quá quy định thì sẽ làm cho dung dịch thử đục hơn dugn dịch mẫu
đối chiếu.
Tiến hành: Hòa tan bằng cách đun sôi 1,0g chế phẩm trong 30ml ethanol 90%, để
nguội. Dung dịch thu được không được đục hơn 30ml ethanol 90%.
Tinh bột tan: Hòa tan 2,5g chế phẩm vào 25ml nước, đun sôi 1 phút, để nguội. Thêm
0,1ml dung dịch iod 0,05M: không xuất hiện màu xanh.
Bari:
Lấy 10ml dung dịch S, thêm 1ml H2SO4 1M, trộn đều. So sánh độ đục: ống thử khồn
được đục hơn ống đối chiếu gồm 10ml dung dịch S và 1ml nước.
Calci: không quá 0,02%. Lấy 5ml dung dịch S, pha loãng bằng nước thành 15ml.
tiến hành thử theo hướng dẫn ở phụ lục I.
Đối tượng:
Tiến hành định lượng bằng 1 trong 2 phương pháp sau:
Phương pháp 1: đo góc quay cực.
Nguyên tắc: (xem bài 7 về phương pháp đo góc quay cực)
Trạng thái tinh thể đường Glucose tồn tại dưới 2 dạng đồng phân hoạt quang α và β
với năng suất quay cực rất khác nhau. Khi vào dung dịch xảy ra sự chuyển hóa α ↔ β đến
cân bằng, dung dịch có góc quay cực ổn định tỷ lệ với nồng độ glucose. Sự chuyển quay
này cần xúc tác của ammoniac.
Tiến hành:
Cân chính xác khoảng 10g chế phẩm (hoặc lấy chính xác thể tích thuốc tiêm tương
đương 10g glucose) cho vào bình định mức dung tích 100ml; thêm 0,2ml dung dịch am-
moniac 5M rồi thêm nước đến vạch, trộn đều, để yên 30 phút. Đo góc quay cực của dung
dịch thu được bằng ống dài 2dm.
Tính nồng độ (phần trăm) của glucose trong dung dịch theo công thức:

43
𝛼×100
C% =
2×[𝛼]20
𝐷
Ở đây:
𝛼 = góc quay cực đo được
[𝛼]20
𝐷 = góc quay cực riêng của glucose +52,9
( kết quả cuối cùng phải tính với độ pha loãng).
Giá trị góc quay cực đo được nhân với 0,9477 là khối lượng tính ra gam của glucose
C6H12O6 có trong thể tịch thuốc tiêm lấy ra định lượng.
Phương pháp 2: Đo iod*
Nguyên tắc:
Glucose bị OXH chậm bằng iod trong môi trường kiềm thành muối của acid glu-
conic; phản ứng ổn định hơn trong môi trương kiềm nhẹ Na2CO3
I2 2Na2CO3 H2O NaIO NaI 2NaHCO3

R-CHO NaIO R-COONa NaI

R = CH2OH-(CHOH)4-
Cho vào dung dịch cần chuẩn độ 1 lượng chính xác iod dư; sau khi phản ứng OXH
khử kết thúc, acid hóa môi trường để giải phóng I2 từ NaIO và phản ứng giữa I2 và Na2S2O3
cần môi trường acid. Cuối cùng chuẩn độ iod dư bằng dugn dịch Na2S2O3 0,1N chỉ thị hồ
tinh bột.
Tiến hành: cân chính xác khoảng 0,1g chế phẩm hòa tan với 50ml nước trong 1 bình
nón dung tích 250ml có nút mài. Thêm chính xác 25ml dung dịch iod 0,1N bằng Buret.
Thêm 10ml dung dịch Na2CO3 5% lắc, trộn đều. Đậy nút bình và để vào chỗ tối trong
khoảng 20 phút. Lấy bình ra, thêm từ từ 15ml H2SO4 10% vừa lắc nhẹ (cho hỗn hợp có
phản ứng acid). Chuẩn độ iod dư bằng Na2S2O3 với chỉ thị hồ tinh bột
+ mẫu trắng: tiến hành song song và tương tự như mẫu thử nhưng không có chế
phẩm.
1ml dung dịch iod 0,1N tương đương 9,008mg C6H12O6 khan hoặc 9,908mg
C6H12O6.H2O.
* chuẩn độ iod
- cặp OXH khử I2/2𝐼− có thế chuẩn trung bình, nằm giữa thang (E0= 0,54V) cho nên
có thể dùng cả tính khử và OXH của cặp.
- trong môi trường acid, dùng dung dịch iod để định lượng 1 số chất khử (SnCl2,
H2S, SO2, Na2S2O3, dùng iod để định lượng HNO2, Na3AsO4.
- trong môi trường kiềm iod nằm ở dạng 𝐼 − và 𝐼𝑂− có tính OXH mạnh hơn.

2. Định tính clorothiazid


Công thức:

44
HOOOO
S SN
2N H
C
l N
C7H6ClN3O4S2 Ptl: 295,7

Tên khoa học: 6-cloro-2H-1,2,4benzothiadiazin-7-sulfonamid-1,1-dioxyd.


Tính chất:
Bột kết tinh trắng hoặc hầu như trắng, rất khó tan trong nước, hơi tan trong aceton,
khó tan trong ethanol; tan trong các dung dịch hydroxyd kiềm loãng.
Định tính:
A. Hòa tan 80mg chế phẩm trong 100ml NaOH 0,1N rồi thêm nước đủ 1000ml. lấy
10,0ml dung dịch này, thêm NaOH 0,01N đủ 100,0ml. kiểm tra độ hấp thụ của dung dịch
này trong vùng từ 220nm – 320nm. Dung dịch cho 2 cực đại hấp thụ ở 225nm và 292nm;
1 vai ở khoảng 310nm. Độ hấp thụ riêng ở các cực đại trên lần lượt là 725-800 và 425-455.
B. Phổ hấp thụ hồng ngoại
So với phổ đối chiếu của clorothiazid.
C.Sắc ký lớp mỏng:
- chất hấp thụ Silicàgel GF24
- dung môi triển khai: ethyl acetat
- dung dịch chấm sắc ký:
+ dung dịch thử: hòa tan 25mg chế phẩm trong 5ml aceton
+ dung dịch đối chiếu: hòa tan 25mg clorothiazid chuẩn trong 5ml aceton.
Tiến hành:
Chấm riêng biệt lên bản mỏng 2µl dung dịch thử, 2µl dung dịch đối chiếu. Triển
khai sắc ký cho đến khi dung môi chảy được 10cm, lấy bản mỏng ra, để ngoài không khí
cho khô và quan sát sắc ký đồ dưới đèn tử ngoại ở 254nm. Vết chính trên sắc ký đồ của
dung dịch thử tương ứng về vị trí, kích thước với vết trên sắc ký đồ dung dịch đối chiếu.
D. Khí SO2 và NH3: lấy 0,1g chế phẩm, thêm 1 hạt NaOH và đun nóng. Khí bay lên
làm xanh giấy quỳ đỏ. Để nguội. Hòa cặn trong 10ml HCl loãng, khí bay lên làm đen giấy
tẩm chì acetat ( xác định phần sulfonamide)

3. định tính manitol

45
Công thức:
OH OH
HOH2C CH CH CH CH CH2OH
OH OH
C6H14O6 Ptl: 182,2

Tính chất:
bột kết tinh trắng, dễ tan trong nước, rất khó tan trong ethanol, thực tế không tan trong
ether.
Định tính:
A. Xác định nhiệt độ nóng chảy 165-170C
B. Lấy 3ml dung dịch pyrocatechol (100g/l) mới điều chế cho vào ống nghiệm, để
lạnh trong nước đá. Thêm 6ml H2SO4 đặc. Rót sang ống nghiệm khác 3ml hỗn hợp trên (
đang lạnh) thêm 0,3ml dung dịch thử (1g/10ml nước). Đun nóng nhẹ trên ngọn lửa dèn cồn
10 giây, tạo màu hồng.
C. Phương pháp sắc ký lớp mỏng.
- Chất hấp thụ silicagel G
- Hệ dung môi triển khai: nước – ethylacetat – propanol (10:20:70)
- Dung dịch chấm sắc ký:
+ dung dịch thử hòa tan 25mg chế phẩm trong nước, thêm vừa đủ 10ml nước.
+Dung dịch đối chiếu: hòa tan 25mg mannitol chuẩn và 25mg sorbitol chuẩn trong
nước vừa đủ 10ml.
Tiến hành:
Chấm riêng biệt lên bản mỏng, mỗi dung dịch 2µl. để bản mỏng vào bình chạy sắc
ký. Triển khai sắc ký cho đến khi dung môi chạy được khoảng 17cm, lấy bản mỏng ra, để
khô ngoài không khí rồi phun lên bản mỏng dung dịch 4-aminobenzoic (TT). Làm khô bản
mỏng dưới luồng khí lạnh đến hết mùi dung mội. Sấy bản mỏng ở 100C trong 15 phút.
Để nguội phun lên bản mỏng dugn dịch Kali periodat 0,2%. Lại sấy ở 100C trong 15 phút
sau khi đã để bản mỏng khô dưới luồng không khí lạnh. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử,
vết chính phải tương ứng về vị trí, màu sắc và kích thước so với vết chính trên sắc ký đồ
dung dịch đối chiếu.
Phép thử chỉ có giá trị khi sắc ký đồ cảu dung dịch đối chiếu có 2 vết tách nhau rõ
rệt.

46
Bài 10
Kiểm nghiệm mebendazol
Định tính metronidazole, cloroquin phosphat

Mục tiêu:
1. Trình bày được nguyên tắc các phép thử mebendazol, metronidazole và cloroquin
phosphate; các phép thử tinh khiết và phương pháp định lượng mebendazol.
2. Làm được các phép thử định tính mebendazol và định lượng mebendazol bằng
phươgn pháp đo quang phổ tử ngoại.
1. Kiểm nghiệm mebenndazol
Công thức:
H O
N
C
NH OCH3
C N
O
C16H13N3O3 Ptl: 295,3

Tên khoa học: methyl-N-(5-benzoin-1H-benzimidazol-2-yl) carbamat.


Tính chất:
Bột kết tinh trắng hoặc hơi vàng nhạt không mùi. Dễ tan trong acid formic, hơi tan
trong acid acetic loãng, rất ít tan trong aceton và cloroform, không tan trong nước, ethanol,
ether.
Định tính:
A. Phổ hấp thụ tử ngoại: hòa tan 30,0mg chế phẩm trong 2ml acid formic khan,
thêm 2-propanol đủ 100,0ml. lấy 2,5ml dung dịch này thêm 2-propanol đủ 100,0ml. kiểm
tra độ hấp thụ của dung dịch này trong vùng từ 230-320nm. Trong vùng này dung dịch cho
2 cực đại hấp thụ ở 247nm và 312nm với độ hấp thụ riếng lần lượt là 940-1040 và 485-
535. Dung dịch 0,05% acid formic khan trong 2-propanol làm dung dịch trắng.
B. Phổ hấp thụ hồng ngoại của chế phẩm (đo dạng viên KBr, không cần kết tinh lại),
phải phù hợp với phổ của mebendazol chuẩn.
C. Phản ứng màu ( phản ứng chung của nhóm chức ceton):
Nguyên tắc: mebendazol có nhóm chức ceton cho màu với thuốc thử dinitrobenzen
1% trong ethanol 96%
Tiến hành: lấy 10mg chế phẩm, thêm 5ml ethanol 96%, 1ml dung dịch dinitroben-
zene 1% trong ethanol 96% và 1ml dung dịch NaOH loãng 10% xuất hiện màu vàng đậm.
Thử tinh khiết:

47
Độ trong và màu sắc của dung dịch: hòa tan 0,10g trong hỗn hợp gồm 1 thể tích acid
formic khan và 9 thể tích methylenclorid đủ 10ml. dung dịch này phải trong và không được
có màu đậm hơn màu dung dịch đối chiếu NV4.
Tạp chất liên quan: kiểm tra bằng sắc ký lớp mỏng.
- chất hấp thụ: silicagel HF254
- hệ dung môi triển khai: methanol-acid formic khan- methylene clorid (5:5:90)
- dung dịch chấm sắc ký:
+ dung dịch thử: hòa tan 50mg trong hỗn hợp gồm 1 thể tích acid formic khan và 9
thể tích methylene clorid vừa đủ 5ml
+ dung dịch đối chiếu A: lấy 0,5ml dung dịch thử, thêm hỗn hợp acid formic khan-
methylenclorid (1:9) vừa đủ 100ml
+ dung dịch đối chiếu B: lấy 10ml dung dịch đối chiếu A, thêm hỗn hợp acid formic
khan-methylenclorid (1:9) vừa đủ 20ml.
Tiến hành:
Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10µl mỗi dung dịch trên. Triển khai dung môi được
15cm thì mang bản mỏng khỏi bình sắc ký. Để bản mỏng khô dưới luồng không khí ấm.
Kiểm tra sắc đồ dưới đèn tử ngoại 254nm. Bất kỳ một vết phụ nào trên sắc ký đồ của dung
dịch thử cũng không được đậm hơn vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu A (0,5%)
và nhiều nhất chỉ có 1 vết phụ đậm hơn vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu B
(>0,25%).
Mất khối lượng do làm khô: không quá 0,5%. Sấy 1,000g ở 100-105C trong 4 giờ.
Tro sulfat: không quá 0,1%. Dùng 1,0g chế phẩm.
Định lượng: có thể định lượng bằng 1 trong các cách sau:
1/ Phương pháp chuẩn độ môi trường khan:
Hòa tan 0,250g trong 3ml acid formic khan, thêm 40ml acid acetic khan. Chuẩn độ
bằng acid perclorid 0,1M với chỉ thị đo điện thế.
Ghi chú: Có thể dùng 25ml acid acetic băng và 5ml ahydric acetic thay các dung
môi trên.
1ml acid percloric 0,1M tương đương với 29,53mg C16H13N3O3.
Chế phẩm phải chứa từ 98,0% đến 101,0% C16H13N3O3 tính theo chất khô.
2/ Phương pháp quang phổ hấp thụ UV:
Cân chính xác khoảng 50mg mebendazol, thêm 50ml HCl 0,5M pha trong methanol,
khuấy tan trong 30 phút; chuyển vào bình định mức dung tích 100ml, thêm HCl 0,5M trong
methanol đến vạch, trộn đều.
Lấy chính xác 1ml dung dịch vừa pha vào bình định mức 100ml khác, thêm HCl
0,5M trong methanol đến vạch. Đo độ hấp thụ của dung dịch trên ở bước sóng 234nm,
cuvet dày 1cm; mẫu trắng là dung dịch HCl 0,5M trong methanol

48
Tiến hành tương tự như trên với mebendazol chuẩn.
Tính hàm lượng C16H13N3O3 của mẫu mebendazol thử dựa vào độ hấp thụ của dung
dịch mebendazol chuẩn.
2. Định tính metronidazole
Công thức
CH2 CH2 OH
O2N N CH3

N
C6H9O3N3 Ptl: 171,2

Tên khoa học: 2-(2-methyl-5-nitroimidazole-1-yl) ethanol.


Tính chất:
Bột kết tinh trắng hoặc hơi vàng, hơi có mùi, vị đắng hơi mặn. Khó tan trong nước,
aceton, ethanol và methylenclorid, rất khó tan trong ether.
Định tính:
Hóa tính của metronidazole là hóa tính của nhóm nitro thơm, tính base và hóa tính
dị vòng thơm.
A. tính base: tan trong acid vô cơ loãng, tạo tủa với thuốc thử chung alkaloid.
Tiến hành: hòa tan 0,1g chất thử vào 4ml H2SO4 3% thêm 2ml acid pỉic 1% xuất
hiênj tủa vàng.
B. phản ứng của nhóm nitro thơm: khử bằng hydro mới sinh thành amin thơm bậc
1, sau đó làm phản ứng tạo phẩm màu nitơ (nguyên tắc xem trang 4).
Tiến hành:
+ ống nghiệm 1: đun nóng trong nồi cách thủy trong 5 đến 10 phút hỗn hợp gồm:
10mg chất thử, 10mg kẽm bột, 1ml nước và 0,5ml HCl loãng, để nguội, lọc lấy dịch lọc.
Acid hóa dung dịch trên bằng acid HCl 2M (nếu cần) thêm 1-2 giọt NaNO2 10% vào dịch
lọc, trộn đều (để yên dung dịch vừa chuẩn bị 1-2 phút).
+ ống nghiệm 2: hòa tan khoảng 0,01g β-naphthol vào 2ml NaOH loãng, đổ từ từ
dịch ống 2 vào ống 1: xuất hiện màu đỏ, có thể có tủa đỏ.
C. Phản ứng màu: hòa 10mg chất thử vào 2mg NaOH 10%, đun nhẹ: hỗn hợp có
màu tím đỏ, màu chuyển sang vàng khi acid hóa bằng HCl loãng.
D. Phổ hấp thụ tử ngoại: hòa tan 40mg trong HCl 0,1M đủ 100ml. lấy 5ml dung
dịch này pha loãng bằng HCl 0,1M đủ 100ml. kiểm tra độ hấp thụ của dung dịch này trong
vùng từ 230-350nm. Trong vùng này dung dịch cho một cực đại hấp thụ ở 277nm với độ
hấp thụ riêng từ 365 đên 395 và một cực tiểu ở 240nm.
3. Định tính cloroquin phosphate

49
Công thức
Cl N

.2H3PO4

NH
C2 H 5
(CH2)3 N
H C2 H 5
CH3
C18H26ClN3.2H3PO4 Ptl: 515,9

Tên khoa học: (RS)-4-(7-cloro-4-quinolylamino) pentyldiethylamin diphosphat


Tính chất: bột kết tinh trắng hoặc hầu như trắng, dễ hút ẩm. Dễ tan trong nước, rất
khó tan trong ethanol, ether và methanol. Nó tồn tại dưới 2 dạng: một dạng nóng chảy ở
195C và một dạng khác nóng chảy ở 218C.
Định tính:
A. Độ hấp thụ tử ngoại:
D.d 1: 0,1g chế phẩm hòa tan trong nước thành 100ml.
D.d 2: 1ml d.d 1pha loãng bằng nước thành 100ml.
Đo độ hấp thụ của dung dịch 2 trong vùng 210-370nm: phổ hấp thụ có các cực đại
hấp thụ ở 220, 235, 256, 329 và 342nm. Với độ hấp thụ riêng lần lượt: 600, 660, 350-390,
300-330, 325-355 và 360-390.
B. Tính base: kết tủa với thuốc thử chung alkaloid: dung dịch 1% trong nước cho
kết tủa với dung dịch iod, thuốc thử Mayer, dung dịch acid picric… Riêng tủa màu vàng
với acid picric, sau khi rửa sạch sấy khô, có nhiệt độ nóng chảy 206-209C.
C. Phản ứng của ion phosphat: hòa tan 0,1g chế phẩm vào 10ml nước, thêm 2ml
NaOH 2M, trộn đều rồi chiết tủa tạo thành bằng cloroform (2lần x10ml). Lớp nước được
acid hóa bằng HNO3 (10%) cho phản ứng của phosphat (phụ lục II).

50
Bài 11:
Kiểm nghiệm ampicillin
Định tính rifampicin
Mục tiêu:
1. Nói được nguyên tắc và thực hiện được các phép thử định tính ampicillin, rifam-
picin
2. Nói được nguyên tắc và xác định các tạp chất hoặc giới hạn tạp chất của ampicil-
lin.
3. Thực hiện được quy trình định lượng ampicillin bằng phương pháp sắc ký lỏng
hiệu năng cao (hoặc viên nén (viên nang) ampicillin bằng phương pháp đo iod
1. Kiểm nghiệm ampicillin
Công thức

CH CO
S CH3
NH2 NH
N CH3
O
COOH
C16H19N3O4S Ptl: 349,4

Tên khoa học: acid (2S, 5R, 6R)-6-[(R)-2-amino-2-phenylacetamido]-3,3-dimethyl-


7-oxo-1-thia-1-azabicyclo[3,2,0]heptan-2-carboxylic.
Tính chất:
Bột kết tinh màu trắng, không mùi hoặc gần như không mùi. Hơi tan trong nước,
thực tế không tan trong ethanol, ether và dầu béo, tan trong các dung dịch acid và hydroxyd
kiềm loãng.
Định tính:
A. Với hỗn hợp HCHO và H2SO4 (xem các phản ứng màu của các penicillin và
cephalosporin).
Trong ống nghiệm cho 2mg chế phẩm, thêm 1 giọt nước cất để làm ẩm, sau đó thêm
2ml thuốc thử HCHO/ H2SO4 trộn đều, dung dịch không màu, đun cách thủy 1 phút sẽ xuất
hiện màu vàng thẫm.
B. Phản ứng với ninhydrin (phản ứng của amin khác với penicillin)
Nhỏ 1 giọt dung dịch ninhydrin 0,1% lên một mảnh giấy lọc, sấy khô ở 100-105C.
nhỏ lên vết đã khô 1 giọt dung dịch ampicillin 0,1% và sấy khô ở 100-105C trong 5 phút,
để nguội sẽ xuất hiện màu tím.
C. Với thuốc thử Fehling

51
Lắc 10mg chế phẩm với 1ml nước, thêm 2ml dung dịch thuốc thử Fehling. Xuất
hiện màu tím đỏ.
D. Phương pháp sắc ký lớp mỏng:
Thực hiện trên bản mỏng silicagel H đã silan hóa:
- Pha dung dịch thử: hòa tan 25mg chế phẩm trong 10ml dung dịch NaHCO3 4,2%.
- Pha dung dịch đối chiếu: Hòa tan 25mg ampicillin khan chuẩn trong 10ml dung
dịch NaHCO3 4,2%.
Hệ dung môi gồm
10 thể tích aceton
90 thể tích amoniactat (154g/l) đã điều chỉnh pH đến 5 bằng acid acetic khan 98%
Tiến hành:
Chấm riêng các dung dịch thử và dung dịch đối chiếu lên bản sắc ký, mỗi dung dịch
2µl. sau khi triển khai sắc ký trong hệ dung môi trên, để khô bản mỏng ngoài không khí,
đặt bản mỏng vào bình có hơi iod cho đến khi xuất hiện các vết. Xác định các vết dưới ánh
sáng thường. Trên sắc ký đồ, vết chính thu được của dung dịch thử và dung dịch đối chiếu
phải tương đương nhau về vị trí, màu sắc và kích thước.
E. Năng suất quay cực:
Đo góc quay cực riêng của dung dịch chế phẩm (6,25mg pha với nước không có
CO2 vừa đủ 25ml. Góc quay cực riêng từ +280 đến +305 tính theo chất khan.
G. Phổ hấp thụ hồng ngoại:
Phổ hấp thụ hồng ngoại của chế phẩm phải phù hợp với phổ của ampicillin khan
chuẩn hoặc phổ đối chiếu của chất này.
Thử tinh khiết:
Độ trong của dung dịch:
Trong một ống nghiệm, hòa tan 1,0g chế phẩm với 10ml dung dịch HCl 1M
Trong một ống nghiệm khác hòa tan 1,0g chế phẩm với 10ml dung dịch NH3 2M
(14g NH3 đặc pha với nước tới vừa đủ 100ml).
Quan sát ngay sau khi hòa tan. Cả hai dung dịch trên không được đục hơn dung dịch
mẫu S2.
Cách pha mẫu S2
+ Pha dung dịch chuẩn đục: hòa tan 1,0g hydrazine sulfat trong nước vừa đủ 100ml.
để yên 4-6 giờ. Thêm 25,0 ml dung dịch thu được vào dung dịch chứa 2,5g hexamine trong
25,0ml nước, lắc kỹ, để yên trong 24 giờ.
Nếu được bảo quản trong lọ thủy tinh tốt (không có khuyết tật bề mặt) thì hỗn hợp
thu được bền vững trong 2 tháng.
Hỗn dịch này không được bám dính vào thành thủy tinh và phải được lắc kỹ trước
khi dùng.

52
Để có chuẩn đục, pha loãng 15,0ml hỗn dịch trên tới 1000,0ml với nước. Chuẩn đục
này chỉ sử dụng trong vòng 24 giờ.
+ Pha mẫu đối chiếu S2: thêm 90ml nước vào 10ml hỗn dịch trên, trộn lỹ và lắc
trước khi sử dụng.
Thử pH:
Hòa tan 0,1g chế phẩm trong nước cất mới đun sôi để nguội. Thêm nước vừa đủ tới
40ml, dung dịch này phải có pH 3,5-5,5.
N,N-dimethylalanin: Không quá 0,002% (xác định bằng phương pháp sắc ký khí,
dùng chuẩn nội là napthalen)
+ Pha dung dịch chuẩn nội: hòa tan 50mg napthalen trong cyclohaxan tới vừa đủ
50ml. pha loãng 5ml dung dịch trên tới vừa đủ 100ml.
+ Pha dung dịch thử: cân 1g chế phẩm cho vào ống nghiệm nút mài, thêm 5ml NaOH
1M và 1ml dung dịch chuẩn nội, đậy nút, lắc mạnh trong 1 phút, ly tâm nếu cần và lấy lớp
dung dịch ở phía trên.
+ Pha dug dịch đối chiếu:
Hòa tan 50mg dimethylalanin với 2ml HCl 10% và 20ml nước, lắc cho tan, thêm
nước tới vừa đủ 50ml.
Pha loãng 50ml dung dịch trên thành 250ml nước cất. Lấy 1ml dung dịch vừa pha
loãng cho vào một ống nghiệm nút mài, thêm 5ml NaOH 1M và 1ml dung dịch chuẩn nội,
đậy nút. Lắc mạnh trong 1 phút, ly tâm nếu cần, lấy phần dung dịch ở trên.
Tiến hành:
- Trên cột sắc ký thủy tinh (2m*2mm) được nhồi Kieselgur đã được silan hóa và rửa
bằng acid và được tẩm với 3% (w/w) cuả phenylmethylsilicon lỏng . duy trì nhiệt độ cột ở
120C, buồng tiêm và detector ở 150C.
- Khí mang: nito dùng cho sắc ký khí, tốc độ dòng là 30ml/phút
Nước: không quá 2%. Thử với 0,300g chế phẩm, xác định bằng phương pháp Karl
– Fisher
Tro sulfat: không quá 0,5%. Thử với 1g chế phẩm.
Các chất phân hủy: không quá 3% tính theo khối lượng khan, xác định bằng phương
pháp chuẩn độ với Hg(NO3)2 0,02M trong dung dịch đếm actat có pH bằng 4,6 tiến hành
cụ thể như sau:
Cân chính xác khoảng 0,25g chế phẩm trong cốc thủy tinh có dung tích 50ml, thêm
25ml dung dịch đệm boric có pH 9,0 và 0,5ml anhydride acetic. Lắc trong 3 phút và thêm
10ml dung dịch đệm acetat pH 4,6. Chuẩn độ ngay bằng dung dịch Hg(NO3)2 0,02M. xác
định điểm kết thúc bằng phương pháp đo thể, dùng điện cực so sánh là điện cực thủy ngân
(I) sulfat và điện cực chỉ thị là điện cực platin hoặc điện cực thủy ngân

53
1ml Hg(NO3)2 0,02M tương đương với 0,006988g sản phẩm phân hủy, tính theo
C16H19N3O4S.
Hàm lượng % sản phẩm phân hủy được tính theo công thức:
0,6988 .𝑛
D=
𝑚
Trong đó m: là lượng chế phẩm dùng thử
n: số ml dung dịch Hg(NO3)2 0,02M

Định lượng: có thể tiến hành bằng một trong hai phương pháp sau:
Phương pháp 1: định lượng ampicillin bằng phương pháp HPLC*:
Pha động A: hỗn hợp gồm 0,5ml CH3COOH loãng, 50ml kali dihydrophosphat
0,2M và 50ml acetonitrile, pha loãng bằng nước vừa đủ 100ml.
Pha động B: hỗn hợp gồm 0,5ml CH3COOH loãng, 50ml kali dihydrophosphat 0,2M
và 400ml acetonitrile, pha loãng bằng nước vừa đủ 1000ml.
Dung dịch thử (a): hòa tan 27,0mg chế phẩm trong pha động A, sau đó thêm pha
động a vừa đủ 50,0ml.
Dung dịch thử (b): hòa tan 27,0mg chế phẩm trong pha động A, sau đó thêm pha
đọng A vừa đủ 10,0ml.
Dung dịch chuẩn (a): hòa tan 27,0mg ampicillin khan chuẩn trong pha động A sau
đó thêm pha động A vừa đủ 50ml.
Dung dịch chuẩn (b): hòa tan 2mg cefradin chuẩn trong pha động, sau đó thêm pha
động vừa đủ 50ml. lấy 5,0ml dung dịch này cho vào 5ml dung dịch chuẩn (a).
Dung dịch chuẩn (c): pha loãng 1,0ml dung dịch chuẩn (a) vừa đủ 20,0ml bằng pha
động A.
Dung dịch chuẩn (d): pha loãng 1,0ml dung dịch chuẩn (c) vừa đủ 25,0ml bằng pha
động A.
Điều kiện sắc ký: cột thép không gỉ (25cm x 4,6mm) được nhồi bằng octadecylsilyl
silicagen với cỡ hạt chất nhồi là 5µm.
Tốc độ dòng 1ml/phút.
Thể tích tiêm: 50µl
Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại bước sóng 254nm
Tiến hành:
Triển khai sắc ký với pha động là hỗn hợp pha động A và pha động B với tỷ lệ 85:15.
Tiêm dung dịch chuẩn (b). Phép thử chỉ có giá trị khi độ phân giải giữa hai pic chính ít nhất
bằng 3. Nếu cần, thay đổi tỷ lệ của pha động A,B. Hệ số dung lượng k’ của pic thứ nhất
(ampicillin) khoảng 2 đến 2,5. Điều chỉnh hệ thống sao cho thu được tỷ lệ tín hiệu thu đượ
và nhiễu đường nền ít nhất là 3. Tiêm 6 lần dung dịch chuẩn (a), độ lệch chuẩn tương đối

54
của pic chính phải nhỏ hơn 1%. Tiêm lần lượt dung dịch thử (a) và dung dịch chuẩn (a).
Tính hàm lượng của ampicillim.
Hàm lượng ampicillin phải chứa từ 96-100,5% C16H19N3O4S tính theo chế phẩm sấy
khô.
Phương pháp 2: Định lượng nguyên liệu ampicillin bằng phương pháp đo iod:
Cơ chế:
R CO NH CH CHO I2 R CO HN CH COOH
Acid penaldic COOH (II) COOH
S
R CO HN I, OH-
pH
O HS CH3
(I) C 3I2 HO3S CH3
CH3 Penicillamin C
H2N CH CH3
H2N CH
COOH
COOH

Các penicillin nói chung và ampicillin khó bị oxy hóa bởi iod. Nhưng sau khi bị
thủy phân (bằng kiềm) thì sẽ bị iod oxy hóa, phản ứng này có thể dùng để định lượng. Thuy
nhiên do sự không ổn định ở giai đoạn (II) của quá trình oxy hóa nên để đảm bảo độ chính
xác của phương pháp ta phải làm song song một mẫu đối chiếu trong cùng một điều kiện
thí nghiệm để so sánh và tính kết quả.
Tiến hành:
+Pha dung dịch thử: Cân chính xác khoảng 0,125g Ampicillin thử ( mth), hòa tan
trong nước cất vừa đủ 100 ml.
+Pha dung dịch chuẩn: Cân chính xác khoảng 0,125g Ampicillinchuẩn (mc), hòa tan
trong nước vừa đủ 100ml.
+Định lượng mẫu thử: Lấy chính xác 2ml dung dịch thử cho vào bình nón nút mài
dung tích 100ml, thêm 2ml dung dịch NaOH 1N. Lắc, để yên 15 phút, thêm 2 ml dung dịch
HCl 1,2 N, 10ml dung dịch iod 0,01N, đậy ngay nút bình. Để yên 15 phút. Chuẩn độ iod
dư bằng Na2S2O3 0,01N, chỉ thị hồ tinh bột. Gọi thể thích Na2S2O3 0,01N đã dùng là Vt(ml).
+Định lượng mẫu trắng của dung dịch thử: Lấy chính xác 2ml dung dịch thử cho
vào bình nón nút mài dung tích 100ml, thêm 0,1 ml HCl 1,2N, 10ml dung dịch iod 0,01N.
Đậy ngay nút bình, lắc, để yên 15 phút. Chuẩn Iod dư bằng dung dịch Na2S2O3 0,01N, chỉ
thị hồ tinh bột ( 6 giọt). Gọi thể tích Na2S2O3 0,01N dùng là Vt(ml).
+ Định lượng dung dịch chuẩn: Dùng 2ml dung dịch chuẩn tiến hành định lượng
như với dung dịch thử. Gọi thể tích Na2S2O3 0,01N dùng là Vc.
+Định lượng mẫu trắng của dung dịch chuẩn:

55
Dùng 2ml dung dịch chuẩn và tiến hành định lượng như với mẫu trắng của dung
dịch thử. Gọi thể tích Na2S2O3 0,01N đã dùng là Vc.
Công thức tính hàm lượng ampicillin :
(Vot− Vt ) 𝑥 𝑚𝑐 𝑥 𝐶
C%= (Voc − Vc) 𝑥 𝑚𝑡ℎ

Trong đó:
C: hàm lượng % của chất chuẩn
mc: mchuẩn
mth: mthử
Chế phẩm phải chứa từ 96,0 – 100,5% C16H19N3O4S tính theo chế phẩm khan.
Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (High-Performance Liquid Chromatog-
raphy-HPLC)
Nguyên tắc:
Sắc ký lỏng hiệu năng cao đôi khi còn được gọi là sắc ký lỏng áp suất cao (High-
pressure) là kỹ thuật phân tích dựa trên cơ sở của sự phân tách các chất, trên một pha tĩnh
chứa trong cột, nhờ dòng di chuyển của pha động lỏng dưới áp suất cao. Pha tĩnh có thể
là chất rắn dưới dạng hạt mịn hoặc chất lỏng được bao trên bề mặt một chất mang rắn,
hoặc một chất mang rắn đã được liên kết hóa học với các nhóm hữu cơ. Sắc ký lỏng dựa
trên cơ chế hấp phụ, phân bố, trao dổi ion hay loại trừ theo kích cỡ.
Ứng dụng của phương pháp HPLC trong kiểm nghiệm thuốc: Định tính (dựa vào
thời gian lưu của chất thử và chất chuẩn), thử tinh khiết (dựa vào diện tích pic các tạp),
định
2.Định tính rifampicin
Công thức:

56
CH3 CH3
HO

H3COO O
CH3
H3CO OH OH
CH3 NH
CH3

O CH N N N CH3
O OH
CH3 O

C43H58N4O12 ptl: 823,0


Tên khoa học: (12Z, 14E, 24E)-(2S,16S, 17S, 18R, 19R, 20R, 21S, 22R, 23S)-
5,6,9,17,19-pentahydroxy-methoxy-2,4,12,16,18,20,22-heptamethyl-8-[N-(4-methyl-1-
piperazinyl)formimidoyl]-1,11-dioxo-2,7-[epoxy(1,11,13-pentadecatrieno)imino]-1,2-di-
hydronaptho[2,1-b]furan-21-yl acetat.
Tính chất:
Bột kết tinh màu đỏ nâu, không mùi. Tan trong methanol: khó tan trong nước, ace-
ton, ethanol 96% và ether
Định tính
A. hòa tan 50mg chế phẩm trong 50ml methanol (TT). Pha loãng 1ml dung dịch này
thành 50ml bằng dung dịch đệm phosphate 7,4. Đo phổ hấp thụ ánh sáng của dung dịch
này trong khoảng 220-500nm. Phổ thu được có 4 cực đại hấp thụ ở 237, 254, 334, 475nm.
Tỷ số độ hấp thụ ở bước sóng cực đại 334nm so với 475nm khoảng 1,75.
B. Phổ hồng ngoại của chế phẩm phải phù hợp với phổ hồng ngoại của rifampicin
chuẩn. Xác định phổ hồng ngoại của mẫu thử bằng cách phân tán trong paraffin lỏng (TT).
C. Tạo một hỗn dịch có khoảng 25mg chế phẩm trong 25ml nước, lắc trong 5 phút,
lọc. Thêm 1 ml dung dịch amoni persulfat 10% trong dung dịch đệm phosphate pH 7,4 vào
5ml dịch lọc và lắc trong vài phút, màu chuyển từ màu da cam sang màu đỏ tím và không
có tủa tạo thành.

57
Bài 12
Kiểm nghiệm chloramphenicol
Định tính các sulfonamide
Mục tiêu:
1. Nói được nguyên tắc các phép thử định tính chloramphenicol và các sulfonamide,
thực hiện các phép thử này
2. Nói được nguyên tắc của các phép thử tinh khiết và định lượng chloramphenicol
3. Thực hiện được các phép thử tinh khiết và định lượng chloramphenicol bằng
phương pháp quang phổ tử ngoại,
1. Kiểm nghiệm chloramphenicol
Công thức
OH NO2
O H
Cl
NH
H OH
Cl

C11H12Cl2N2O5 Ptl: 323, 13

Tên khoa học: 2,2-dicloro-N-[(1R, 2R)-1-hydroxymethyl-2-hydroxy-2-(4-nitro-


phenyl)ethyl] acetamid
Tính chất:
Bột kết tinh mịn màu trắng, trắng xám hoặc trắng vàng hay tinh thể hình kim hoặc
phiến dài. Khó tan trong nước, tan trong ethanol 96%, aceton và propylene glycol, khó tan
trong ether. Bền vững ở pH ≤ 7,0.
Dung dịch cloramphenicol trong ethanol thì hữu tuyền và trong ethyl acetat thì tả
tuyền.
Nhiệt độ nóng chảy: 149-153C.
Định tính:

58
A. phản ứng của phần nitro phenyl và clo hữu cơ: trong phân tử chloramphenicol có
nhóm amino thơm và nguyên tử clo hữu cơ trong những phản ứng đặc trưng trong hai thí
nghiệm sau.
Tiến hành:
Trong ống nghiệm đựng 0,10g chloramphenicol, thêm 5ml acid H2SO4 15%, thả 2
viên kẽm hạt. Để yên, thỉnh thoảng lắc nhẹ đến khi tan kết kẽm. Lọc lấy dịch lọc để tiến
hành các phản ứng 1 và 2:
+ phản ứng 1: tạo phẩm màu nitơ (amin thơm bậc 1):
Cơ chế: nhóm -NO2 sau khi khử hóa bằng H (Zn/acid) chuyển thành amin thơm bậc
1, cho phản ứng đặc trưng của nhóm này là tạo phẩm màu nitơ

+H+
NO2 NH2
Zn/HCl
HO
NaNO2/HCl ß-napthol
N N+Cl- N N

pham mau nito

Tiến hành:
Lấy khoảng 1ml dịch lọc vào 1 ống nghiệm, thêm 1 đến 2 giọt dung dịch NaNO2
0,1M. thêm 0,5ml dung dịch β-naphtol trong kiềm: xuất hiện màu đỏ và tủa đỏ.
Chú ý: pha dung dịch 2-naphtol ngay trước khi dùng: lấy khoảng 0,5g β-naphtol hòa
tan vào 4ml NaOH 10%, thêm nước vừa đủ 10ml.
+ phản ứng 2: xác định clorid (Cl-) sinh ra từ các nguyên tử clo hữu cơ có trong phân
tử chloramphenicol do hydro mới sinh.
Cơ chế:
H NH CO CHCl2
O2N C C CH2OH H2N R Cl- 2H2O
OH H

AgNO3 Cl- AgCl NO3-

59
Tiến hành:
Lấy 1ml dịch lọc vào một ống nghiệm không lẫn tạp clorid, thêm 2 ml nước, 0,5ml
dung dịch AgNO3 5% xuất hiện tủa vón màu trắng xám, tan trong NH3.
B. Cloramphenicol chuyển sang màu vàng -> đỏ khi đun nóng trong kiềm:
Tiến hành: trộn 0,1g chloramphenicol vào 4ml dung dịch NaOH 10% trong ống
nghiệm. Đun nóng từ từ trên đèn cồn: xuất hiện màu vàng -> vàng da cam -> đỏ.
C. Sắc ký lớp mỏng: tiến hành ở “ mục xác định các tạp chất liên quan” ( TTK)
Thử tinh khiết
pH dung dịch nước: trộn kỹ 0,10 g chất thử vào 20ml nước mới đun sôi để nguội
(không có khí CO2 hoặc NH3): thêm 0,1ml dung dịch chỉ thị bromothymol xanh. Màu phải
chuyển khi thêm không quá 0,1ml HCl 0,02M hoặc 0,1ml NaOH 0,02M.
Ghi chú: xanh bromothymol chuyển màu: pH 6,0 (vàng) đến 7,6 (xanh).
Xác định góc quay cực riêng: +18,5 đến +20,5.
Tiến hành: hòa tan 1,50 g chất thử vào 15ml ethanol tuyệt đối. Thêm ethanol tuyệt
đối đến vừa đủ 25ml (dùng bình định mức). Đo góc quay cực dung dịch thu được. Xác định
số [𝛼]20
𝐷 theo công thức sau:

100𝛼
[𝛼]20
𝐷 =
𝑙𝑐
α: là góc quay cực đo được
l: là độ dài ống do (dm)
c: nồng độ dung dịch đo (%)
chú ý: chuẩn bị dung dịch đo từ chất thử đã sấy khô.
Clorid (Cl-) không được quá 0,01%.
Tiến hành: cân 1,00g chế phẩm, thêm 20ml nước và 10ml acid nitric 10% lắc 5 phút,
lọc qua giấy lọc đã được rửa bằng nước cất nhiều lần, mỗi lần với 5ml nước đến khi 5ml
nước rửa không bị đục khi cho thêm 0,1ml dung dịch HNO3 đậm đặc 70% và 0,1ml dung
dịch AgNO3 4,25%. Lấy 15ml dịch lọc và tiến hành thử theo phụ lục 1.
Các chất liên quan:
+ pha tĩnh: silicagel GF254
+ pha động: hỗ hợp dung môi: nước-methanol-cloroform (1:10:90)

60
- chuẩn bị các dung dịch sắc ký
+ dung dịch thử: 0,1g chất thử trong 10ml aceton
+ dung dịch đối chiếu (a): 0,1g chloramphenicol chuẩn trong 10ml aceton
+ dung dịch đối chiếu (b): pha loãng 0,5ml dung dịch đối chiếu (a) thành 100ml
bằng aceton.
- Chấm lên bản sắc ký các vết riêng biệt:
(1): 1µl dung dịch thử
(2): 20µl dung dịch thử
(3): 1µl dung dịch đối chiếu (a)
(4): 20µl dung dịch đối chiếu (b)
- Triển khai sắc ký cho đến khi dung môi chạy được khoảng 15cm. lấy bản mỏng
ra, để khô ngoài không khí. Kiểm tra bản mỏng bằng đèn tử ngoại 254nm.
Nhận định kết quả:
+ với mục đích thử tinh khiết: bất kỳ vết phụ nào trên sắc đồ dung dịch (2) không
đậm hơn vết trên sắc đồ dung dịch (4) (0,5%)
+ Với mục đích định tính: vết chính trên sắc đồ dung dịch (1) phải tương tự về vị trí
và kích thước với vết chính trên sắc đồ dung dịch (3).
Khối lượng sau sấy khô 100-105C phải ≤ 0,5% (dùng 1,0g chất thử).
Định lượng: bằng phương pháp quang phố hấp thụ tử ngoại.
Nguyên tắc: do chloramphenicol trong công thức phân tử có nhân thơm nên có khả
năng hấp thụ ánh sáng trong vùng tử ngoại. Người ta đã áp dụng tính chất này để xây dựng
phương pháp định lượng chúng.
Tiến hành: hòa tan khoảng 90-100ml chloramphenicol (cân chính xác) vào khoảng
200ml nước, có thể nâng nhiệt độ lên 45-50C cho dễ tan trong cốc dung tích 250ml,
chuyển dung dịch vào bình định mức dung tích 500ml. tráng cốc 3 lần, mỗi lần 50ml nước
ấm. Tập trung dịch tráng vào bình định mức. Thêm nước đến vạch, trộn kỹ (dung dịch 1).
Lấy 10ml dung dịch 1 cho vào bình định mức 100ml, thêm nước đến vạch, trộn đều (dung
dịch 2).
Đo độ hấp thụ D của dung dịch 2 trên máy quang phổ ở bước sóng 278nm, góc đo
1cm. tính hàm lượng chất C11H12O5N2Cl2 (chloramphenicol) với trị số A (1%, 1cm) ở
278nm bằng 297.

61
2. Nhận thức định tính một số sulfonamide kháng khuẩn
Công thức chung:

R HN SO2 NH R1

Chúng ta tiến hành định tính một số sulfonamide có R2=H; khác nhau ở R1. Các
sulfonamide sử dụng trong y học ở hai dạng acid và muối natri.

H2N SO2 N R1 H2N SO2 N R1


H Na

Tên R1 Ghi chú


Sulfanilamid -H
Sulfacetamid natri (sulfacilum) -CO-CH3 Dùng dạng muối natri
tan trong nước
Sulfaguanidin NH2 Tính kiềm
C ( C NH2 ) Không tan trong kiềm
NH NH2
Sulfathiazol

S
Sulfamerazin N

N
CH3
Sulfadimerazin CH3
N

N
CH3
Sulfamethoxazol
CH3
N O

Tính chất chung:


Bột kết tinh màu trắng, vị đắng nhẹ, dư vị ngọt, gần như không mùi. Bị biến màu
chậm khi để trong không khí và ánh sáng.

62
Độ tan: dạng acid khó tan trong nước, tan trong các dung dịch kiềm và acid vô cơ
(lưỡng tính), trừ sulfaguanidin không tan trong dung dịch kiềm; tan trong một số dung môi
hữu cơ. Dạng muối natri dễ tan trong nước và các dung dịch kiếm; dung dịch nước bị kết
tủa khi môi trường chuyển sang pH acid.
Định tính:
Tiến hành đồng thời các mẫu sulfonamide.
A. Thử độ tan trong nước, acid và kiềm:
1. Trong nước: lấy khoảng 0,1g chất thử vào ống nghiệm chứa 3ml nước, lắc nhẹ,
nhận xét độ tan:
+ Dạng acid khó tan
+ Dạng muối natri dễ tan
Giữ lại các ống cho phép thử tiếp theo
2. Trong acid tiến hành như (1), thay nước bằng 3ml HCl 10%: tất cả sulfonamide
đều tan
Giữ lại các ống cho phép thử sau
3. Trong kiềm: lấy khoảng 0,05g chất thử cho vào 3ml NaOH 0,1M và lắc nhẹ. Nhận
xét: sulfaguanidin không tan.
Chú ý: giữ lại các ống dung dịch kết quả cho cac phép thử sau.
B. Phản ứng tạo phẩm màu nitơ, đặc trưng của amin thơm bậc nhất:
Tiến hành: dùng ống thử trong phép thử độ tan trong acid trên, thêm 1-2 giọt NaNO2
0,1M, trộn đều, để vào chỗ lạnh (ống thử)
Trong một ống khác hòa tan 0,1g β-naphtol vào 3ml NaOH 5%. Cho từng giọt dung
dịch này vào ống thử: xuất hiện màu đỏ và tủa đỏ
C. Phản ứng tạo muối đồng: muối sulfamid cho kết tủa dạng muối đồng có màu
khác nhau. Dùng phản ứng này để phân biệt sơ bộ các sulfonamide.
Tiến hành:
+ dạng muối natri: dùng ống thử trong phép thử độ tan trong nước, thêm từ từ từng
giọt CuSO4 5%: ghi kết quả (ví dụ: sulfathiazole cho tím tro, sulfamerazin, sulfadimerazin,
sulfamethoxypyridazin cho tủa xanh rêu chuyển sang nâu đỏ).
+ dạng acid: dùng ống thử trong thử độ tan trong NaOH 0,1M: thêm bột sulfonamide
tương ứng vào các ống thử đến bão hòa, lắc trong 5 phút, lọc lấy dịch lọc trong, thêm từ từ

63
từng giọt CuSO4 5% vào dịch lọc sẽ xuất hiện màu và tủa màu khác nhau với sulfonamide
khác nhau
D. Kết tủa với acid picric: do trong phân tử các sulfonamide có chứa nguyên tử N
mang tính base yếu nên chúng có tính chất tương tự các alkaloid, tức là tạo muối picrat khi
tác dụng với acid picric.
Tiến hành: lấy 0,05g sulfonamide dạng acid vào ống nghiệm, trộn với 1,5ml nước,
thêm từng giọt HCl 10% đến khi tan hết. Thêm 1,5ml dung dịch acid picric 1%: xuất hiện
tủa màu vàng của muối picrat-sulfonamid.

64
Bài 13
Kiểm nghiệm promethazine hydroclorid
Định tính clopheniramin maleat
Mục tiêu:
1. Nói đươc nguyên tắc và thực hiện được các phép thử định tính promethazine
hydroclorid và clopheniramin maleat.
2. Nói được nguyên tắc và thực hiện được các phép thử tinh khiết, định lượng pro-
methazine hydroclorid bằng phương pháp acid – base.
1. Kiểm nghiệm promethazine hydroclorid
Công thức:
S
.HCl
N
CH3
CH2 CH N
CH3
CH3

C17H20N2S. HCl Ptl: 320,9

Tên khoa học: (2RS)-N,N-dimethyl-1-(10H-phenolthiazin-10-yl) propan-2-amin


hydroclorid.
Carbon số 2 ở mạch ngang bất đối, promethazine hydroclorid dược dụng là đồng
phân racemic gồm chất có cấu trúc 2R và đối quang có cấu trúc 2S.
Tính chất:
Bột kết tinh thể trắng hoặc trắng ngà, không mùi, vị đắng và tê lưỡi. Nhạy cảm với
ánh sáng, để lâu sẽ sẫm màu.
Rất dễ tan trong nước, ethanol 96, cloroform, methylenclorid, không tan trong
ether. Chảy ở khoảng 222C.
Định tính:
A. Phổ hồng ngoại của chế phẩm phải phù hợp với phổ hồng ngoại của promethazine
hydroclorid chuẩn hoặc với phổ hồng ngoại đối chiếu của promethazine hydroclorid.

65
B. tính dễ bị OXH của nhân phenothiazine, tiến hành các phép thử sau:
Lấy 10ml dung dịch chất thử 3% trong nước chia vào 3 ống nghiệm rồi thêm:
+ Ống 1: nhỏ vài giọt H2SO4 đặc: xuất hiện màu hồng bền.
+ Ống 2: nhỏ vài giọt FeCl3 5%: xuất hiện màu hồng bền.
+ Ống 3: thêm từng giọt HNO3 đặc, tạo tủa tan nhanh, dung dịch có màu đỏ chuyển
sang màu cam rồi vàng. Đun sôi hỗn hợp sẽ có tủa đỏ cam.
C. Tạo tủa promethazine picrat, đo độ chảy:
Lấy 5ml dung dịch 1%, thêm 3 giọt HCl và 5ml dung dịch acid picric bão hòa, trộn
đều, có tủa vàng. Lọc lấy tủa, rửa sạch bằng nước, kết tinh lại trong aceton, sấy khô. Đo độ
chảy, được kết quả 155-161C.
D. Dung dịch chế phẩm trong nước cho phản ưng đặc trưng của ion clorid:
5ml dung dịch 1%, acid hóa bằng dung dịch HNO3 10%. Thêm 1ml dung dịch
AgNO3 4,25% (w/v) và được bảo quản tránh ánh sáng, lắc kỹ và để yên, tủa trắng lổn nhổn
tạo thành. Lọc lấy tủa, rửa tủa 3 lần, mỗi lần với 1ml nước, hòa tan trong 2ml nước và thêm
1,5ml dung dịch NH3 10M, tủa tan dễ dàng.
Thử tinh khiết:
pH hòa tan 1,0g chế phẩm trong nước không có CO2 để được 10ml, pH của dung
dịch này ngay sau khi pha là 4,0-5,0 (đo bằng pH met).
Tạp chất liên quan: dùng phương pháp sắc ký lớp mỏng
Bản mỏng: silicagel G, các dung dịch pha trước khi dùng à tránh ánh sáng.
Dung môi triển khai: benzene-aceton-amoniac đậm đặc (70:29:1)
Dung dịch thử: dung dịch chứa 10mg chế phẩm trong 1ml methanol (TT)
Dung dịch đối chiếu (1): dugn dịch chứa 0,05mg chế phẩm trong 1ml methanol
(TT).
Dung dịch đối chiếu (2): dung dịch chứa 0,3mg chế phẩm trong 1ml methanol (TT).
Tiến hành: chấm riêng biệt lên bản mỏng 10µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển
khai sắc ký, sấy bản mỏng ở 105C trong 10 phút. Để nguội. Phun lên bản mỏng 1ml dung
dịch HCHO-H2SO4 ( trộn 90ml ethanol 96% với 10ml H2SO4 đậm đặc, làm lạnh rồi thêm
1ml HCHO và lắc kỹ). Sấy bản mỏng ở 105C trong 10 phút và quan sát ngay: số vết phụ
ngoài vết chính trên sắc đồ của dung dịch thử không được quá 2 vết. Vết phụ nằm trên sắc

66
đồ chính không được đậm màu hơn vết của dung dịch đối chiếu (1) và màu của vết phụ
nằm dưới vết chính không được đậm màu hơn vết của dung dịch đối chiếu (2).
Mất khối lượng do làm khô: không quá 0,5%. Dùng 1,000g sấy ở 100-105C.
Tro sulfat không quá 0,1%; dùng 1,0g chế phẩm.
Định lượng:
Hòa tan 0,25g vào hỗn hợp gồm 5,0ml HCl 0,01M và 50ml ethanol 96. Chuẩn độ
bằng dung dịch NaOH 0,1M. dùng phép đo điện thế, đọc thể tích NaOH 0,1M, giữa 2 lần
có biến đổi đột ngột về điện thế ( 2 điểm uốn). Yêu cầu hàm lượng: 99,0-101,0% ( theo
dược điển Anh 2003).
1ml NaOH 0,1M tương đương 32,09mg C17H21ClN2S.
2. Nhận thức định tính Clopheniramin maleat
Công thức:
COOH
CH3
N
H CH3
N COOH

Cl
và đối quang
C16H29ClN2.C4H4O4 Ptl: 390,9

Tên khoa học: (RS)-3-(4-clorophenyl)-N,N-dimethyl-3-(2-pyridyl)-propyldime-


thylamin hydrozen maleat.
Tính chất:
Bột tinh thể trắng, không mùi, vị đắng, dễ tan trong nước, tan trong ethanol, khó tan
trong ether.
Định tính:
Có thể chọn 1 trong hai nhóm định tính sau:
Nhóm 1: A, C
Nhóm 2: A, B. D, E
A. Đo độ chảy: 132-135C.

67
B. Phổ UV: hòa tan 30mg chế phẩm trong HCl 0,1M để được 100ml dung dịch. Pha
loãng 10ml dung dịch trên bằng HCl 0,1M đến 100m. đo độ hấp thụ của dung dịch thu
được ở vùng 230-350nm, có cực đại ở 265nm với 𝐴1%
1𝑐𝑚 là 200-220.

C. Phổ hồng ngoại phải phù hợp với phổ hồng ngoại của clopheniramin maleat
chuẩn
D. Hòa tan 0,1g vào 10ml nước, thêm từng giọt và lắc đều 25ml acid picric bão hòa.
Lọc qua phễu lọc thủy tinh xốp. Rửa bằng 3ml ethanol 96%. Kết tinh lại từ ethanol 50%.
Sấy khô tinh thể ở 100-105C. điểm chảy của tinh thể này là 196-200C
E. Phản ứng xác định phần hydro maleat: lắc khoảng 0,2g chế phẩm, thêm 3ml nước
và 1ml NaOH 10M. chiết 3 lần, mỗi lần với 5ml ether. Lấy 0,1ml của lớp nước, thêm dung
dịch gồm 0,01g resorcin trong 3ml H2SO4 đặc. Đun cách thủy 15 phút. Dung dịch không
có màu. Phần còn lại của lớp nước được thêm 2ml nước brom, đun cách thủy 15 phút, đun
đến sôi rồi để nguội. Lấy 0,2ml dung dịch này, thêm dung dịch gồm 0,01g resorcin trong
3ml H2SO4 đặc. Đun cách thủy 15 phút xuất hiện màu xanh lam.
Ghi chú: trong các chế phẩm bào chế như thuốc viên, clopheniramin maleat thường
được chiết bằng cloroform. Thường 1ml cloroform dùng bão hòa hết 5ml. sau đó bốc hơi
dung môi, lấy cặn đem thử tương tự

68
Bài 14
Kiểm nghiệm isoniazid
Định tính quinine hydroclorid (hoặc quinine sulfat)
Mục tiêu
1. Nói được nguyên tắc và làm được các phản ứng định tính isoniazid, quinine hy-
droclorid (hoặc quinine sulfat)
2. Nói được nguyên tắc và thực hiện được các phép thử tinh khiết isoniazid
3. Nói được nguyên tắc và thực hiện được quy trình định lượng isoniazid bằng
phương pháp đo bromate.
1. Kiểm nghiệm isoniazid
Công thức
CO NH NH2

C6H7N3O Ptl: 137,1

Tên khoa học: hydrazid của acid isonicotinic


Tính chất:
Bột kết tinh trắng hoặc tinh thể không màu, không mùi. Dễ tan trong nước, hơi tan
trong ethanol 96. Rất khó tan trong ether.
Định tính:
A. Với AgNO3 (tính khử của nhóm chức hydrazid): thêm vào 1ml dung dịch chế
phẩm 2% một giọt dung dịch AgNO3 xuất hiện tủa trắng, đun nóng cho tủa đen của Ag
nguyên tố

69
OH OAg
CO NH NH2 C N NH2 C N NH2

Ho bien AgNO3
HNO3
trong dung dich nuoc
N N N

CO NH NH2 COOH

+
H2O
4AgNO3 4Ag 4HNO3 N2
N N

B. thuốc thử Fehling: thêm vào 1ml chế phẩm 2% một giọt thuốc thử fehling A và
1 giọt thuốc thử Fehling B. đun nóng có tủa đỏ gạch của Cu2O
C. Phản ứng tạo hydrazon: hòa tan 0,1g chế phẩm trong 2ml nước, thêm 10ml dung
dịch 1% vanillin trong nước đã đun nóng. Lắc, rồi dùng đũa thủy tinh cọ thành ống nghiệm
sẽ xuất hiện tủa vàng, tủa này tách riêng và sấy khô có độ chảy từ 226-231C.

CO NH NH2 O C H CO NH N C H

H2O

N N OCH3
OCH3
OH OH
Hydrazon
(Phtivazid)

D. Phản ứng với CuSO4 hòa tan 0,1g chế phẩm trong 5ml nước, thêm 5 giọt dung
dịch CuSO4, xuất hiện tủa màu xanh do tạo thành phức.
COOH

N NH2 to
N C Cu2O N2
O Cu O N
C N
H2N N

Khi đun nóng màu xanh chuyển thành xanh ngọc thạch và có bọt khí bay lên do
chức hydrzid bị khử giải phóng ra khí nitơ

70
E. Phổ hồng ngoại của chế phẩm phải phù hợp với phổ hồng ngoại của isoniazid
chuẩn hoặc phổ hồng ngoại đối chiếu của isoniazid
G. Đo độ chảy: isoniazid chảy ở nhiệt độ 172-174C
Thử tinh khiết:
Thử độ trong và pH:
Hòa tan 2,5g chế phẩm trong nước cất mới đun sôi để nguội sau đó thêm nước tới
vừa đủ 50ml.
Dung dịch thu được phải trong và màu không được sẫm hơn màu của dung dịch mẫu
NV7 (pha theo mục 5.17 DĐVN III) và có pH 6-8
Hydrazine và các tạp chất liên quan:
Dùng phương pháp sắc ký lớp mỏng thực hiện trên bản sắc ký silicagel GF254.
Dung môi triển khai: nước-aceton-methanol-ethyl acetat (10:20:20:50)
Dung dịch thử: hòa tan 1,0g chế phẩm trong hỗn hợp dung môi đồng thể tích của
aceton và nước đến vừa đủ 10ml.
Dung dịch đối chiếu: hòa tan 50,0mg hydrazine sulfat trong 50ml nước. Rồi thêm
aceton tới vừa đủ 100ml. lấy 10ml dung dịch này, thêm 0,2ml dung dịch thử và pha loãng
thành 100ml bằng hỗn hợp đồng thể tích aceton (TT) và nước.
Tiến hành: chấm riêng biệt lên bản mỏng 5µl mỗi dung dịch trên. Triển khai bản
mỏng đến khi lớp dung môi đi được 15cm. để bản mỏng ngoài không khí cho đến khô rồi
kiểm tra dưới ánh sáng tử ngoại 254nm. Bất kỳ vết phụ nào ngoài vết chính của dung dịch
thử đều không được đậm màu hơn vết của dung dịch đối chiếu (0,2%).
Phun lên bản sắc ký dung dịch dimethylamino-benzaldehyd (TT1). Quan sát dưới
ánh sáng ban ngày. Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu, xuất hiện thêm 1 vết tương
ứng với hydrazine. Vết tương ứng với hydrazine của dung dịch thử không được đậm màu
hơn vết tương ứng với hydrazine trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (0,05%).
Cách pha dung dịch dimethylamino-benzaldehyd:
0,5g dimethylamino-benzaldehyd
20ml ethanol
0,5ml HCl đặc.
Trộn đều và lắc với than hoạt, lọc. Dung dịch này chỉ pha khi dùng.
Kim loại nặng: không quá 0,001%.

71
Tiến hành theo phương pháp 3, phụ lục 1: dùng 2ml dung dịch mẫu chì 10 phần
triệu để pha dung dịch đối chiếu.
Giảm khối lượng do làm khô: không quá 0,5%.
Dùng 1g chế phẩm, sấy ở nhiệt độ từ 100-105C.
Tro sulfat: không được quá 0,1%, thử với 0,1g chế phẩm.
Định lượng: bằng phương pháp đo bromate (OXH-khử)*
Đặc điểm:
Chuẩn độ bromate thường dùng trong phân tích các chất hữu cơ dựa vào tính OXH
của brom. Người ta dùng hỗn hợp bromate/bromid. Hỗn hợp này khi acid hóa bằng acid
mạnh sẽ giải phóng brom nguyên tố:

BrO3- 5Br- 6H+ 3Br2 3H2O

CO NH NH2 COOH

H2O 2Br2 4HBr N2

N N

Tiến hành: hòa tan 0,250g chế phẩm trong nước, thêm nước đến vừa đủ 100ml. lấy
chính xác 20ml dung dịch trên, thêm 100ml nước, 20ml HCl đặc, 0,2g KBr và 0,05ml dung
dịch methyl đỏ.
Chuẩn độ với KBrO3 0,1N cho đến khi dung dịch mất màu đỏ.
1ml KBrO3 0,1N tương ứng với 3,429ml C6H7N3O. chế phẩm dược dụng phải đạt
từ 99-101% tính theo chất khan
Nguyên tắc:
Chuẩn độ bromate ở đây có bản chất là chuẩn độ OXH-khử. Có một số chuẩn độ
OXH-khử thường gặp trong định lượng các chất hữu cơ, ví dụ: chuẩn độ dicromat, chuẩn
độ ceri, chuẩn độ bromate, chuẩn độ iod, chuẩn độ periodat.
2. Định tính quinine hydroclorid
Công thức

72
Tên khoa học: (8S, 9R)-6-methoxylcinchonan-9-ol monohydroclorid dihydrat.
Tính chất:
Bột tinh thể hình kim, mượt, mịn, trắng, vị rất đắng, tan trong nước, dễ tan hơn trong
nước nóng; dễ tan trong ethanol 96% và cloroform, rất khó tan trong ether.
Định tính:
A. Thử bằng sắc ký lớp mỏng (TLC)
- Bản mỏng silicagel G
- Dung dịch thử: là dung dịch 0,10g chế phẩm/10ml methanol
- Dung dịch chuẩn là dung dịch 0,10g quinine sulfat chuẩn/10ml methanol.
- Chấm riêng biệt 4µl mỗi dung dịch lên bản mỏng.
Pha động: diethylamin-ether-toluen (10:24:40). Triển khai sắc ký đến khi dung môi
chạy được khoảng 15cm.
Làm khô bản mỏng bằng luồng không khí trong 15 phút rồi lại triển khai (cho pha
động chạy) một lần nữa. Sấy bản mỏng ở 105C trong 30 phút, để nguội và phun thuốc thử
iodoplatinat (TT). Vết chính của dung dịch thử phải tương tự về vị trí, kích thước và màu
sắc với vết chính của dung dịch đối chiếu.
B. Phản ứng theleoquinin: cơ chế:

73
CH CH2 CH CH2

H Br Br
H N N
HO O HO
O
H3CO [O]
Dạng orthoquinon
Br2 N
N (có màu đỏ)

CH CH2

H OH OH
N
HN HO
NH4OH HN
-H2O, -NH4Br
Dạng quinondiimin
N (có màu xanh)

Tiến hành: hòa tan 5mg chế phẩm trong 5ml nước, thêm 4 giọt nước brom rồi thêm
1ml dung dịch NH4OH loãng (2M). Xuất hiện màu xanh lục nhạt (không có tủa)
C. Tạo huỳnh quang của dung dịch:
Hòa tan 0,1g vào 3ml H2SO4 loãng, thêm nước tới khoảng 100ml. dung dịch có
huỳnh quang xanh. Lấy một phần dung dịch (khoảng 5ml) thêm từng giọt acid HCl loãng,
huỳnh quang yếu đi hoặc mất hẳn.
D. Phản ứng của Cl-:
Dung dịch trong nước, acid hóa bằng HNO3 1%, thêm thuốc thử AgNO3 5%, có tủa
trắng, tủa tan khi thêm thừa NH4OH.
3. Định tính quinine sulfat
Công thức

74
Tên khoa học: (R)-{(6-methoxyquinolin-4-yl)-[(2S,4S,5R)-5-ethenyl-1-azabicyclo-
[2,2,2]-oct-2-yl]-methanol} sulfat
A. Các phản ứng hóa học và huỳnh quang (chỉ cần hòa tan quinine sulfat trong
nước): tương tự quinine hydro clorid.
B. Cho phản ứng đặc trưng của ion sulfat:
Lấy 5ml dung dịch chế phẩm 1%, thêm 1ml acid HCl 2m và 1ml dung dịch BaCl2
25% tủa trắng xuất hiện.

75
Bài 15
Kiểm nghiệm dexamethasone và viên nén dexamethasone
Mục tiêu:
1. Nói được nguyên tắc tiến hành và thực hiện tốt các phép thử định tính, thử tinh
khiết, định lượng dexamethasone (định lượng bằng phương pháp phổ tử ngoại).
2. Nói được nguyên tắc tiến hành và thực hiện tốt các phép thử trong kiểm nghiệm
viên nén dexamethasone
1. Kiểm nghiệm dexamethasone
Công thức:
CH2 OH
H CH3 C O
HO OH
CH3 H H
CH3
F H
O

Tên khoa học: 9-Fluoro-11β, 17, 21-trihydroxy-16α-methyl pregna-1,4-dien-3,20


dion.
Tính chất
Bột kết tinh trắng hoặc tinh thể không màu, không mùi. Chảy ở 253-255C (kèm
phân hủy). Thực tế không tan trong nước, hơi tan trong ethanol 96, khó tan trong cloro-
form.
Định tính:
Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:
Nhóm 1: B, C.
Nhóm 2: A, C D, E.
A. Đo phổ hấp thụ của dẫn chất hydrazon.
1. Hòa tan 10,0 mg chế phẩm trong ethanol 96 và pha loãng đến 100ml với cùng
dung môi. Cho 2,0ml dung dịch này vào ống nghiệm có nút, thêm 10ml dung dịch phenyl-
hydrazin tong acid sulfuric 10%, trộn đều và đun cách thủy ở 60C trong 20 phút, làm

76
nguội ngay. Thay 2ml dung dịch chế phẩm bằng 2ml dung môi để làm song song mọt mẫu
trắng
Độ hấp thụ của dung dịch thu được ở bước sóng 419nm phải không dưới 0,4
B. Phổ hồng ngoại của chế phẩm phải phù hợp với phổ hồng ngoại của dexame-
thasone chuẩn.
C. Dùng phương pháp sắc ký lớp mỏng (TLC): (Xem DDVN3)
D. Tính khử của α-cetol: Lắc để hòa tan 2mg trong 2ml H2SO4 đặc, trong vòng 5
phút xuất hiện màu đỏ nhạt. Đổ hỗn hợp vào 10ml nước và trộn đều, màu biên mất. (phản
ứng này là phản ửngất dăch trưng của các corticoid)
E. Thử nguyên tố flo(F): Trộn 5mg với 45mg oxyd magnesi nặng rồi nung trong
chén sứ đến khi được căn trắng (thường khoảng 5 phút) để vô cơ hóa. Để mguội, thêm 1ml
H20, 1 giọt dung dịch phenolphthalein và khoảng 1ml dung dịch HCl loãng để làm mất
màu dung dịch . Lọc, cho 1ml dịch lọc vào một hỗn hợp mới pha gồm 0,1ml dung dịch
alizarin (0,1%), 0,1ml dung dịch ziconyl nitrat 0,1%. Trộn đều, để 5 phút. Làm song song
mẫu trắng (không cho 5ml chế phẩm). Dung dịch thử có màu vàng, dung dịch mẫu trắng
có màu đỏ.
Thử tinh khiết:
Năng suất quay cực

𝐷 = +75 − 80
[𝛼]20
Hòa tan 0,25g chế phẩm trong dioxin (TT) và pha loãng đến 25,0ml với cùng dung
môi để đo.
Các tạp chất liên quan: Tiến hành theo phương pháp sắc ký lỏng
Pha động A: Trong bình định mức 1000ml, trộn 250ml acetonitrile (TT) với 700ml
nước và để cho cân bằng, thêm nước đến vạch và trộn đều.
Pha động B: acetonitrile (TT)
Dung dịch thử: Hòa tan 25,0 mg chế phẩm trong hỗn hợp acetonil (TT)-methanol
(TT) 1:1 để dược 10ml.
Dung dịch đối chiếu: pha loãng 1,0ml dung dịch thử thành 100ml bằng pha động A.
Dung dịch phân giải: Hòa tan 2mg dexamethasone chuẩn và 2mg methyl predniso-
lone chuẩn trong pha động A để được 100ml.
Điều kiện sắc ký: Cột thép không gỉ (0,25m  4,6mm) được nhồi pha tĩnh octade-
cylsilyl 5µl. Nhiệt độ cột được duy trì ở 45C.
77
Detector quang phổ tử ngoại bước sóng 254nm
Tốc độ sòng: 2,5ml/phút
Thể tích tiêm: 20µl.
Cách tiến hành: tiến hành chạy sắc ký theo chương trình ở bảng sau:
Thời gian (phút) Pha động A (%tt/tt) Pha động B (%tt/tt) Tiến hành
0 100 0 Đẳng dòng
15 100  0 0  100 Bắt đầu gradient tuyến
tính
40 0 100 Kết thúc quá trình sắc ký,
quay về 100% pha động
41 100 0 Bắt đầu cân bằng với pha
động A
46 - 0 100 0 Kết thúc cân bằng, bắt
đầu quá trình chạy sắc ký
tiếp theo

Cân bằng cột ít nhất trong 30 phút với pha động B và sau đó với pha động A trong
5 phút. Đối với các lần chạy sắc ký tiếp theo dùng điều kiện như mô tả trong bảng trên từ
phút 40,0 đến phút 46,0.
Điều chỉnh độ nhạy sao cho chiều cao của pic chính trong sắc đồ của dung dịch đối
chiếu ít nhất bằng 50% của thang đo.
Tiêm dung dịch phân giải. Trong điều kiện sắc ký đã mô tả, thời gian lưu của pred-
nisolon khoảng 11,5 và của dexamethason khoảng 13 phút. Phép thử chỉ có giá trị khi hệ
số phân giải giữa các pic methyl prednisolone và pic dexamethasone ít nhất 2,8. Nếu cần
thiết, điều chỉnh nồng độ acetonitrile trong pha động A.
Tiêm mẫu trắng là hôn hợp dung môi acetonitrile (TT) – methanol (TT) (1:1), dung
dịch thử và dung dịch đối chiếu. Ghi sắc đồ của dung dịch thử trong thời gian gấp 2 lần
thời gian lưu của pic chính. Bất cứ pic phụ nào của dung dịch thử không có diện tích lớn
hơn 0,5 lần diện tích của pic chính của dung dịch đối chiếu 0,5%, tổng diện tích của các
pic phụ không được lớn hơn diện tích của pic chính của dung dịch đối chếu (1%). Bỏ qua
pic của mẫu trắng và bất kỳ pic nào có diện tích nhỏ hơn 0,05 lần diện tích của pic chính
của dung dịch đối chiếu.
C. Mất khối lượng do làm khô: không quá 0,5%. Dùng 0,5g, sấy ở 100-105C.
Định lượng bằng phổ hấp thụ UV.
Nguyên lý:

78
Do dexamethasone có liên kết đơn, đôi liên hợp nên có khả năng hấp thụ ánh sáng
ở vùng tử ngoại và cho cực đại hấp thụ ở bước sóng 238,5nm, nên người ta áp dụng tính
chất này để xây dựng phương pháp định lượng chúng.
Hòa tan 0,1g chế phẩm trong ethanol 96% để được 100ml.
Pha loãng 1ml dung dịch trên thành 100ml với ethanol 96%; đo ở khoảng 238,5nm,
dùng cốc 1cm, mẫu trắng là ethanol 96%. Lấy E (1% 1cm) của dexamethasone ở 238,5 nm
là 394 để tính kết quả. Yêu cầu hàm lượng: 97,0 – 109,0%. (DĐVN3)
2. Kiểm nghệm viên nén Dexamethason
Tính chất:
Viên màu trắng hay trắng ngà, không mùi
Định tính:
Lắc một lượng bột viên đã nghiền mị tương ứng khoảng 10mg dexamethasonvới
25ml cloroform trong 30 phút, lọc và bốc hơi cloroform đến khi còn lại cắn, sấy khô ở
105 trong 2 giờ. Cắn dùng để thử các phản ứng sau:
A. Phổ hồng ngoại của cắn phải phù hợp với phổ hồng ngoài của dexamethasone.
B. Hòa tan một lượng cắn khô trong ethanol 96 với nồng độ 0,01%, rồi lấy 2ml
dung dịch vừa pha cho vào ống nghiệm có nút mài, thêm 10ml dung dịch phenylhydrazin
sulfuric (TT), lắc đều và để trong cách thủy ở trong cách thủy ở 60C trong 20 phút, almg
nguội nhanh. Đo độ hấp thụ của dung dịch thu được ở bước sóng khoảng 423nm. Độ hấp
thụ không được nhỏ hơn 0,4.
C. Phương pháp sắc ký lớp mỏng.
Bản mỏng silicagel GF254
Dung môi khai triển: Cloroform-methanol (9:1) hoặc methylene clorid-methanol
(180:16)
Dung dịch thử: Lấy một lượng cắn khô ở trên hòa tan trong 1ml cloroform
Dung dịch chuẩn: Dung dịch dexamethasone 0,5% trong cloroform
Cách tiến hành: Chấm riêng biệt trên bản mỏng 10µl mỗi dung dịch trên. Khi dung
môi di chuyển trên bản mỏng được khoảng 15cm, lấy ra sấy khô và quan sát dưới ánh sáng
tử ngoại ở bước sóng 254nm, vết của mẫu thử phải có giá trị Rf và màu sắc giống vết của
mẫu chuẩn. Phun lên bản mỏng của hỗn hợp dung dịch formandehyd trong acid sulfuric
10%, sấy khô bản mỏng ở 125C trong 10 phút, vết có màu tím xanh.
Định lượng:
79
Nguyên tắc: Chiết hoàn toàn dexamethasone ra khỏi tá dược và đo phổ hấp thụ UV
theo phương pháp chung để định lượng các corticoid tại bước dóng cực đại hấp thụ
240±1nm (các corticoid đều cho cực đại hấp thụ ở bước sóng này)
Tiến hành:
Cân 20 viên bất kỳ, tính khối lượng trung bình của viên và nghiền thành bột mịn.
Cân chính xác khoảng một lượng bột viên tươngứng với khoảng 0,75mg dexamethasone,
chuyển vào bình định mức 50ml. Thêm 40ml ethanol 96%. Đun nóng dung dịch trên cách
thủy 50-60C trong 10 phút, vừa đun vừa lắc để cho dexamethasone hòa tan hoàn toàn. Để
nguội đến nhiệt độ phòng và thêm ethanol 96% đến vạch. Lọc, bỏ 10ml dịch lọc đầu. Dịch
lọc thu được đem đo độ hấp thụ ở bước sóng 240nm +/- 1nm trong cốc đo dày 1cm với
mẫu trắng là ethanol 96%. Tính hàm lượng dexamethasone theo A(1%;1cm); lấy 385 là
giá trị A(1%;1cm) ở bước sóng cực đại 240nm.
Chú ý: phương pháp này chỉ dùng khi viên nén dexamethasone không chứa các tá
dược có độ hấp thụ ánh sáng tử ngoại.
Hàm lượng của dexamethasone C22H29FO5 TỪ 90 đến 110% so với lượng ghi trên
nhãn.

80
Phụ lục I
THỬ GIỚI HẠN MỘT SỐ TẠP CHẤT
1. Amoni
Dùng phương pháp A, trừ khi có chỉ dẫn khác trong chuyên luận
Phương pháp A:
Nguyên tắc: Thuốc thử Nessler (TT) là dung dịch kiềm của muối kaliidomercurat
(K2[HgI4] phản ứng với NH3 cho tủa màu đỏ ( nếu lượng nhỏ thì cho dung dịch màu vàng):
𝑁𝐻4+ + 𝑂𝐻 − = 𝑁𝐻3 + 𝐻2 𝑂
Hg
[O NH2 ]I
Hg
NH3 + 2K2[HgI4] + 3KOH = (đỏ) + 7KI +
2H2O
Tiến hành: hòa tan một lượng chế phẩm thử như chỉ dẫn trong chuyên luận với 14ml
nước trong 1 ống nghiệm, kiềm hóa nếu cần bằng dung dịch NaOH 2M (TT), thêm nước
cho đủ 15ml. thêm 0,3ml thuốc thử Nessler (TT), lắc đều rồi để yên 5 phút. So sánh màu
tạo thành trong ống thử với màu mẫu được chuẩn bị đồng thời. Khi so màu, quan sát dọc
theo trục ống trong ánh sáng khuếch tán trên nền trắng. Màu trong ống thử không được
đậm hơn ống mẫu.
Màu mẫu: lấy chính xác 10ml dung dịch ion amoni mẫu 1 phần triệu NH4 cho vào
1 ống nghiệm, pha loãng với nước thành 15ml. thêm 0,3ml thuốc thử Nessler (TT), lắc đều
rồi để yên 5 phút.
Phương pháp B:
Cho một lượng theo chỉ dẫn chế phẩm thử đã nghiền mịn vào 1 bình 25ml có nút
đậy bằng polyethylene và hòa tan hoặc phân tán trong 1ml nước. Thêm 0,3g MgO nặng.
Đậy bình ngay sau khi đã đặt xuống dưới nắp polyethylene một mẩu giấy tẩm mangan bạc
rộng 5mm đã được làm ẩm bằng vài giọt nước. Lắc xoay tròn bình,tránh chất lỏng bắn lên
và để yên ở 40C trong 30 phút.
Màu xám nếu xuất hiện trên mẩu giấy tẩm mangan bạc ở bình thử không được đậm
hơn ở bình mẫu được tiến hành đồng thời trong cùng điều kiện với lượng dung dịch amoni
mẫu đã được chỉ dẫn trong chuyên luận, 1ml nước và 0,3g MgO nặng (TT).

2. Arsenit
Dùng phương pháp A, trừ khi có chỉ dẫn khác trong chuyên luận
81
Phương pháp A:
Nguyên tắc: các hợp chất của asen phản ứng với hydro mới sinh (do kẽm và acid)
tạo thành AsH3 ở dạng khí. Khí này bay lên gặp giấy tẩm muối thủy ngân II, cho các sản
phẩm có màu từ vàng đến đỏ nâu:
AsH2(HgCl); AsH(HgCl)2; As(HgCl)3; As2Hg3
Dụng cụ: Bộ dụng cụ thử arsen ( hình PL 1) gồm một bình nón nút mài cỡ 100ml
được đậy bằng nút thủy tinh mài, xuyên qua nút có một ống thủy tinh dài khoảng 200mm,
đường kính trong là 5mm. phần dưới của ống thủy tinh được kéo nhỏ lại để có đường kính
trong là 1mm. cách đầu ống 15mm có một lỗ trên thành ống với đường kính 2-3mm.
Khi gắn ống thủy tinh này vào nút thì lỗ này phải ở cách mặt dưới của nút ít nhất là
3mm. Đầu trên của ống thủy tinh có một đãi tròn thẳng, mặt phẳng cảu đĩa vuông góc với
trục ống.
Một ống thủy tinh thứ 2 dài 30mm, có cùng đường kính và cũng có đãi tròn phẳng
tương tự như ống thứ nhất, đặt tiếp xúc với mặt đĩa tròn của ống thứ nhất và được giữ chặt
với ống thứ nhất bằng 2 dậy lò xo.
Tiến hành: cho vào ống thủy tinh dài khoảng50-60mg bông tẩm chì acetat (TT). Đặt
một miếng giấy tẩm thủy ngân (II) bromid (TT), hình tròn hay mặt vuông, có kích thước
đủ để phủ kín lỗ tròn giữa 2 ống thủy tinh, giữ chặt2 ống thủy tinh bằng 2 dậy lò xo.
Cho vào bình nón một lượng chế phẩm thử theo chỉ dẫn trong chuyên luận. Hòa tan
hoặc pha loãng với nước thành 25m. thêm 15ml HCl (TT), 0,1ml dung dịch thiếc (II) clorid
AsT (TT) và 5ml dung dịch KI 20% (TT). Để yên 15 phút rồi thêm 5g kẽm hạt không có
arsen (TT). Đậy ngay bình nón bằng nút đã lắp sẵn giấy thử ở trên. Ngâm bình trong nước
ở nhiệt độ sao cho khí được giải phóng đều đặn.
Song song tiến hành một mẫu so sánh trong cùng điều kiện, dung 1ml dung dịch
arsen mẫu 1 phần triệu hòa loãng với nước thành 25ml thay cho chế phẩm thử.

82
Hình 1. PL 1: bộ dụng cụ thử Arsen
Sau ít nhất 2 giờ lấy các miếng giấy tẩm thủy ngân (II) bromid ra so sánh các vết
màu. Vết màu nếu có trên giấy của bình thử phải không được đậm hơn vết màu trên miếng
giấy của bình mẫu.
Phương pháp B:
Nguyên tắc:
Các hợp chất của arsen bị khử bởi acid hypophosphorơ thuốc thử Bugo hay Tile giải
phóng arsen nguyên tố có mầu (hoặc tủa) nâu:
4As𝑁𝑂33− + 3H3PO2 + 12𝐻 + = 4As (màu nâu) + 3H3PO4 + 6H2O
Tiến hành:
Lấy 1 lượng chế phẩm thử theo chỉ dẫn trong chuyên luận vào 1 ống nghiệm chứa
4ml HCl (TT) và khoảng 5mg KI (TT), thêm 3ml dung dịch hypophosphite (TT). Đun cách
thủy hỗn hợp trong 15 phút, thỉnh thoảng lắc.
Tiến hành song song một mẫu kiểm tra trắng trong cùng điều kiện, thay chế phẩm
thử bằng 0,5ml dung dịch arsen mẫu 10 phần triệu.
So màu trong 2 ống. Màu trong ống thử không được đậm hơn màu trong ống chuẩn.

83
Dung dịch mẫu arsen:
Hòa tan 0,330g arsen trioxyd (TT) trong 5ml dung dịch natri 2M và thêm nước vừa
đủ 250ml, được dung dịch mẫu arsen 1000 phần triệu.
Pha loãng 1 thể tích dung dịch mẫu arsen 1000 phần triệu thành 100 thể tích với
nước được dung dịch mẫu arsen 10 phần triệu. Dung dịch pha ngay trước khi sử dụng.
Pha loãng 1 thể tích dung dịch mẫu arsen 10 phần triệu thành 10 thể tích với nước
được dung dịch mẫu arsen 1 phần triệu. Dung dịch pha ngay trước khi sử dụng.
3. Calci
Thêm 1ml dung dịch amoni oxalate 4% (TT) vào 0,2ml dung dịch calci mẫu 100
phần triệu trong ethanol 96%. Sau 1 phút, thêm 1 hỗn hợp gồm 1ml dung dịch acid acetic
2M (TT) và 15ml dung dịch chế phẩm thử như chỉ dẫn trong chuyên luận và lắc.
Sau 15 phút, so sánh độ đục tạo thành trong ống thử với độ đục mẫu được chuẩn bị
đồng thời trong cùng điều kiện nhưng thay dung dịch chế phẩm thử bằng hỗn hợp gồm
10ml dung dịch calci mẫu 10 phần triệu Ca và 5ml nước.
Độ đục trong ống thử phải không đậm hơn độ đục chuẩn.
4. Clorid
Nguyên tắc:
Dung dịch chứa ion Cl- cho phản ứng với dung dịch muối bạc cho muối AgCl kết
tủa ( nếu nồng độ ion Cl- loãng thì cho dung dịch đục mờ), so sánh độ đục với 1 dung dịch
mẫu của ion Cl-.
Cl- + AgNO3 = AgCl (tủa trắng) + NO3-
Tủa không tan trong acid nitric nhưng tan trong dung dịch ammoniac.
Tiến hành:
Chuẩn bị dung dịch thử như chỉ dẫn trong chuyên luận, cho vào 1 ống nghiệm, pha
loãng với nước đến 15ml. thêm 1ml dung dịch acid nitric 2M (TT) và 1ml dung dịch bạc
nitrat 2% (TT). Để yên 5 phút, tránh ánh sáng. So sánh độ đục tạo thành trong ống thử với
độ đục chuẩn được chuẩn bị đồng thời, quan sát dọc theo trục ống nghiệm trong ánh sáng
khuếch tán trên nền đen. Độ đục trong ống thử không được lớn hơn độ đục chuẩn.
Độ đục chuẩn: chuẩn bị cùng điều kiện với ống thử, nhưng thay dung dịch thử bằng
hỗn hợp 10ml dung dịch clorid mẫu 5 phần triệu Cl và 5ml nước.
Dung dịch mẫu clorid:

84
Cân chính xác 0,0824g natri clorid (TT) đã sấy khô ở 100-105C đến khối lượng
không đổi, cho vào bình định mức 100ml, hòa tan với nước và thêm nước tới vạch, lắc đều,
được dung dịch clorid mẫu 500 phần triệu.
Pha loãng 1 thể tịch dung dịch clorid mẫu 500 phần triệu thành 100 thể tích với nước
được dung dịch clorid mẫu 5 phần triệu. Dung dịch pha ngay trước khi sử dụng.
5. Kim loại nặng
Nguyên tắc:
Ion kim loại nặng (đại diện là chì) phản ứng với ion s-(sulfur) cho kết tủa (hoặc dung
dịch) màu đen (PbS). Thuốc thử có thể dùng là Na2S (H2S) hoặc thioacetamid.
So sánh màu với một dung dịch chì mẫu với cùng điều kiện phản ứng.
Tiến hành:
Dùng một trong các phương pháp sau đây, tùy theo chỉ dẫn trong chuyên luận riêng.
Phương pháp 1:
Lấy 12ml dung dịch chế phẩm thử được pha chế như chỉ dẫn trong chuyên luận, cho
vào 1 ống nghiệm, thêm 2ml dung dịch đệm acetat pH 3,5. Lắc đều. Thêm 1,2ml dung dịch
thioacetamid (TT), lắc ngay rồi để yên 2 phút. Chuẩn bị đồng thời ống mẫu dùng hỗn hợp
10ml dung dịch ion chì mẫu 1 phần triệu Pb hoặc dung dịch chì mẫu 2 phần triệu Pb tùy
theo chỉ dẫn trong chuyên luận, và 2ml dung dịch chế phẩm thử. So sánh màu tạo thành
trong ống thử và ống chuẩn. Màu nâu trong ống không được đậm hơn màu trong ống chuẩn.
Ống chuẩn có màu nâu nhạt khi được so sánh với ống trắng được chuẩn bị đồng thời trong
cùng điều kiện, dùng 10ml nước và 2ml dung dịch chế phẩm thử.
Phương pháp 2:
Hòa tan 1 lượng chế phẩm thử như chỉ dẫn trong chuyên luận trong một dung môi
hữu cơ có chứa một tỷ lệ nước tối thiểu như 1,4-dioxan (TT) hoặc aceton (TT) có chứa
15% nước. Thực hiện như phương pháp 1, nhưng chuẩn bị dung dịch ion chì mẫu bằng
cách pha loãng dung dịch chì mẫu 100 phần triệu Pb với dung môi được dùng để pha chế
phẩm thử thành các dung dịch chì mẫu 1 phần triệu Pb hoặc 2 phần triệu Pb tùy theo chỉ
dẫn trong chuyên luận.
Phương pháp 3:
Lấy 1 lượng chế phẩm thử như chỉ dẫn trong chuyên luận (không nhiều hơn 2g) cho
vào 1 chén nung sứ. Thêm 4ml dung dịch MgSO4 25% trong H2SO4 2N (TT). Trộn đều
bằng 1 đũa thủy tinh nhỏ rồi đun nóng cẩn thận. Nếu hỗn hợp là 1 chất lỏng thì làm bay
hơi từ từ trên cách thủy đến khô. Đốt dần dần để than hóa, chú ý đốt ở nhiệt độ không quá

85
cao 800C tiếp tục đốt cho đến khi thu được cắn màu trắng hay xám nhạt. Để nguội, làm
ẩm cắn bằng khoảng 0,2ml H2SO4 2N (TT), bốc hơi rồi đốt lại, sau đó để nguội. Toàn bộ
thời gian đốt không nên quá 2 giờ. Hòa tan cắn, dùng 2 lượng mỗi lượng 5ml dung dịch
H2SO4 2N (TT). Thêm 0,1ml dung dịch phenolphthalein (CT), rồi cho từng giọt dung dịch
ammoniac đậm đặc (TT) cho đến khi có màu hồng. Làm nguội, thêm acid acetic bang (TT)
đến khi mất màu dung dịch, rồi thêm 0,5ml nữa. Lọc nếu cần, rồi pha loãng dugn dịch với
nước thành 20ml.
Lấy 12ml dung dịch thu được ở trên cho vào 1 ống nghiệm, thêm 2ml dugn dịch
đệm acetat pH 3,5, lắc đều. Thêm 1,2ml dung dịch thioacetamid (TT), lắc đều rồi để yên 2
phút. So sánh màu của ống thử với màu của ống mẫu được chuẩn bị đồng thời trong cùng
điều kiện. Màu của ống thử không được đậm hơn màu của ống mẫu.
Ống mẫu được chuẩn bị như sau: lấy 1 thể tích dung dịch chì mẫu 10 phần triệu Pb
như đã chỉ dẫn trong chuyên luận, cho vào chén nung sứ, thêm 4ml dung dịch MgSO4 25%
trong H2SO4 2N (TT) sau đó tiếp tục xử lý như cách xử lý mẫu ghi ở trên bắt đầu từ câu :”
trộn đều bằng 1 đũa thủy tinh nhỏ…” đến câu:” lọc nếu cần, rồi pha loãng dung dịch với
nước thành 20ml”. lấy 2ml dugn dịch thu được từ xử lý chế phẩm thử cho vào 1 ống
nghiệm, thêm 10ml dung dịch thu được từ xử lý dung dịch chì mẫu, 2ml dung dịch đệm
acetat pH 3,5. Lắc đều, thêm 1,2ml dung dịch thioacetamid (TT). Lắc ngay, rồi để yên 2
phút.
Phương pháp 4:
Trộn đều 1 lượng chế phẩm thử như chỉ dẫn trong chuyên luận với 0,5g MgO (TT)
trong 1 chén sứ. Nung đỏ thẫm cho đến khi thu được một khối đồng nhất màu trắng hay
màu xám nhạt. Nếu sau khi nung 30 phút mà hỗn hợp vẫn có màu thì để nguội, dùng đũa
thủy tinh trộn đều rồi nung lại. Nếu cần, lặp lại thao tác đó. Cuối cùng nun gở 800C trong
1 giờ. Hòa tan cắn, dùng 2 lượng, mỗi lượng 5ml HCl 5N (TT), sau đó tiếp tục tiến hành
như mô tả ở phương pháp 3, bắt đầu từ câu: “thêm 0,1ml dung dịch phenolphthalein
(CT)…”.
Chuẩn bị dung dịch màu mẫu như sau: lấy một thể tích dung dịch chỉ mẫu 10 phần
triệu Pb (ĐC) như chỉ dẫn trong chuyên luận, cho vào một chén sứ, trộn với 0,5g MgO
(TT). Làm khô hỗn hợp trong tủ sấy ở 100-105C. nung như mô tả ở trên. Hòa tan cắn,
dùng hai lượng, mỗi lượng 5ml acid HCl 5N (TT) rỗi tiếp tục tiến hành như mô tả ở phương
pháp 3, bắt đầu từ câu: “thêm 0,1ml dung dịch phenolphthalein (CT)…”.Dùng 10ml dung
dịch thu được từ xử lý dung dịch ion chì mẫu và 2ml dung dịch thu được từ xử lý chế phẩm
thử để làm phản ứng chuẩn bị dung dịch màu chuẩn.
Phương pháp 5:

86
Dùng một bộ giữ màng lọc có kích thước như ghi trên hình vẽ (hình vẽ 2), lắp với
một bơm tiêm cỡ 50ml. màng lọc (C) được làm từ một chất liệu thích hợp, có đường kính
lỗ là 3µm và được bảo vệ bởi một màng lọc phụ (B) bằng sợi thủy tinh borosilicate.
Hòa tan một lượng chế phẩm thử như chỉ dẫn trong chuyên luận trong 30ml nước,
nếu không có quy định gì khác. Lọc dung dịch qua màng lọc nhờ một áp lực nhẹ.
Tháo bộ giữ màng lọc và kiểm tra xem màng lọc có bị nhiễm bẩn không, nếu cần
thì thay màng lọc và lọc lại. Lấy toàn bộ hay một phần dịch lọc như chỉ dẫn ở chuyên luận,
thêm 2ml dung dịch đệm acetat pH 3,5 và 1,2ml dung dịch thioacetamid (TT), lắc đều và
để yên 10 phút. Đảo trật tự màng lọc với màng lọc phụ rồi lọc dung dịch phản ứng qua
màng với một áp lực nhẹ và chậm. Lấy màng lọc ra, làm khô bằng cách ép trên giấy lọc.
Độ đậm của vết màu tạo thành trên màng lọc không được đậm hơn màu mẫu thu được với
một thể tích dung dịch chì mẫu 1 phần triệu Pb như đã chỉ dẫn trong chuyên luận và được
chuẩn bị như cách làm với mẫu thử, bắt đầu từ câu “thêm 2ml dung dịch đệm acetat pH
3,5”.

Hình 2. PL 1: Dụng cụ thử giới hạn kim loại nặng (Phương pháp 5)
Dung dịch mẫu chì: hòa tan 0,4000g chì (II) nitrat (TT) trong nước và thêm nước
vừa đủ 250ml, lắc đều, được dung dịch mẫu chì 1000 phần triệu.
Pha loãng 1 thể tích dung dịch mẫu chì 1000 phần triệu thành 10 thể tích với nước
được dung dịch mẫu chì 100 phần triệu. Dung dịch pha ngay trước khi sử dụng.
Pha loãng 1 thể tích dung dịch mẫu chì 100 phần triệu thành 10 thể tích với nước
được dung dịch mẫu chì 10 phần triệu. Dung dịch pha ngay trước khi sử dụng.
6. Phosphate
Thêm 4ml thuốc thử sulphomolybdic (TT) vào 100ml dung dịch đã được chuẩn bị
và nếu cần thì trung hòa như chỉ dẫn. Lắc và thêm 0,1ml dung dịch thiếc (II) clorid R1 (TT).
Chuẩn bị dung dịch chuẩn trong cùng điều kiện, dùng 2ml dung dịch phosphate mẫu 5 phần
triệu PO4 và 98 ml nước. Sau 10 phút, lấy mỗi dung dịch 20ml và so sánh màu.
Màu trong ống thử phải không được đậm hơn màu trong ống chuẩn.
7. Sulfat
Nguyên tắc:
Dung dịch có ion sulfat tác dụng với một muối bari (môi trường HCl) cho kết tủa
trắng hoặc dung dịch đục mờ. So sánh độ đục với một mẫu
SO4- + BaCl2 = BaSO4 (kết tủa) + 2Cl-

87
Tiến hành:
Thêm 1ml dung dịch BaCl2 25% (TT) vào 1,5ml dung dịch sulfat mẫu 10 phần triệu
SO4, lắc và để yên 1 phút. Thêm 15ml dung dịch chế phẩm thử đã được chỉ dẫn trong
chuyên luận hoặc một lượng chế phẩm thử quy định đã hòa tan trong 15ml nước và 0,5ml
dung dịch CH3COOH 5M (TT). Để yên 5 phút.
Độ đục tạo thành trong ống thử không được đậm hơn trong ống chuẩn được chuẩn
bị đồng thời trong cùng điều kiện nhưng dùng 15ml dung dịch sulfat mẫu 10 phần triệu
SO4 thay cho dung dịch chế phẩm thử.

88
Phụ lục 2
Một số phản ứng định tính
1. Acetat

A. phản ứng giải phóng acid acetic: đun nóng chế phẩm với cùng một lượng acid
oxalic. Hơi xông ra có mùi acid acetic
CH3COO- + H+ = CH3COOH
B. Hòa tan khoảng 30mg chế phẩm trong 3ml nước, hoặc lấy 3ml dung dịch theo
chỉ dẫn trong chuyên luận. Thêm 0,25ml dung dịch lanthan nitrat (TT) 0,1ml dung dịch iod
0,1N và 0,05ml dung dịch NH3 2M và đun nóng hỗn hợp cẩn thận đến sôi, sau vài phút
xuất hiện tủa màu xanh hay màu xanh thẫm
C. Phản ứng với dung dịch FeCl3 cho phức chất màu hồng:

[Fe3(OH)2(CH3COO)6]+ + 4H2O = 3Fe(OH)2CH3COO + 3CH3COOH + H+


D. Tác dụng với ethanol khi có mặt H2SO4 đặc tạo ester ethyl acetat có mùi thơm
CH3COOH + OHC2H5 = CH3COOC2H5 + H2 O
2. Alcaloid
Nguyên tắc:
Các chất alkaloid do có cấu trúc amin (thường là bậc 3) nên cho phản ứng kết tủa
với một số thuốc thử như thuốc thử Dragendorff, thuốc thử Mayer, acid picric, acid silico-
wolframic… gọi là các thuốc thử chung của alkaloid.
Tiến hành: (với thuốc thử Dragendorff)
Hòa tan một vài mg chế phẩm hoặc một lượng chế phẩm theo chỉ dẫn trong chuyên
luận trong 5ml nước, thêm dung dịch HCl 2M đến khi có phản ứng acid, thêm 1ml thuốc
thử Dragendorff, xuất hiện tủa màu cam hay đỏ cam.
3. Amin thơm bậc nhất
Phản ứng diazo hóa và ngưng tụ với 2-naphtol: acid hóa dung dịch chế phẩm theo
chỉ dẫn trong chuyên luận bằng dung dịch HCl 2M hoặc hòa tan 0,1g chế phẩm trong 2ml
dung dịch HCl 2M. thêm 0,2ml dung dịch NaNO2 10%, sau 1-2 phút thêm 1ml dung dịch
2-naphtol trong kiềm. Hỗn hợp có màu cam thẫm hay màu đỏ và thường có kết tủa cùng
màu.
4. Amoni (muối)
89
A. Phản ứng với kiềm giải phóng NH3: Hòa tan khoảng 0,2g chế phẩm trong 2ml
nước, hoặc lấy một lượng dung dịch the chỉ dẫn trong chuyên luận, thêm 2ml dung dịch
NaOH 2M, đun nóng, sẽ xông ra khí có mùi đặc biệt và làm xanh giấy quỳ đỏ đã thấm
nước
NH4+ + OH- = NH3 + H2 O
B. Phản ứng với thuốc thử Nessler: hòa tan khoảng 10ml chế phẩm trong 5ml nước,
hay một lượng dung dịch theo chỉ dẫn trong chuyên luận, thêm 0,2ml thuốc thử Nessler,
hỗn hợp có màu vàng hay tủa vàng nâu
Hg
[O NH2 ]I
Hg
NH3 + 2K2[HgI4] + 3KOH = (đỏ) + 7KI +
2H2O
5. Arsenit
A. Với thuốc thử Bugo: Đun cách thủy 5ml dung dịch chế phẩm 5% hoặc 5ml dung
dịch chế phẩm theo chỉ dẫn trong chuyên luận với cùng thể tích dung dịch hypophosphite
(thuốc thử Burgo hay Tile), sẽ cho tủa màu nâu.
4AsO4- + 5H3PO4 + 6H+ = 4As (nâu) + 5H3PO4 + 3H2O
B. Với AgNO3: Hòa tan khoảng 0,1g chế phẩm trong 2ml nước, hoặc lấy 2ml dung
dịch theo chỉ dẫn trong chuyên luận, thêm 1ml dung dịch AgNO3 2% sẽ tạo thành tủa màu
nâu đỏ, tủa này tan khi thêm một lượng HNO3 loãng hoặc một lượng dung dịch NH3.
C. Với dung dịch magnesi (MgCl2 + NH4OH + NH4Cl): hòa tan khoảng 0,02g chế
phẩm trong 5ml nước hoặc lấy 5ml dung dịch theo chỉ dẫn trong chuyên luận, thêm 5ml
dung dịch NH4Cl, 1ml dung dịch NH3 10% và vài giọt dung dịch MgSO4 (TT) sẽ cho tủa
kết tinh trắng magnesi amonarseniat:
AsO43- + Mg2+ + NH4+ = MgNH4AsO4 (kết tủa trắng)
6. Arsenit
A. Phản ứng A trong mục arsenit
B. Phản ứng với dung dịch AgNO3: hòa tan khoảng 0,1g chế phẩm trong 2ml nước,
hoặc lấy 2ml dung dịch theo chỉ dẫn trong chuyên luận, thêm 1ml dung dịch AgNO3 2%
sẽ tạo thành tủa màu trắng hơi vàng, tủa này tan khi thêm một lượng dung dịch NH3 hoặc
một lượng HNO3 loãng.
C. Với dung dịch CuSO4: hòa tan 0,1g chế phẩm trong 2ml nước, hoặc lấy 2ml dung
dịch chế phẩm theo chỉ dẫn trong chuyên luận, thêm 1ml dung dịch CuSO4 5% tủa màu
xanh lục sẽ được tạo thành:

90
H3AsO3 + CuSO4 = CuHAsO3 (kết tủa xanh lục) + H2SO4
Nếu tách tủa rồi thêm NaOH và đun nóng sẽ có kết tủa màu đỏ của Cu2O:
2CuHAsO3 + 6NaOH = Na3AsO4 + Cu2O(đỏ) + 4H2O + NaAsO3
(Phản ứng này dùng để phân biệt giữa AsO4- và AsO3-)
7. Bạc (muối)
A. Phản ứng với HCl: Hòa tan khoảng 10mg chế phẩm trong 5ml nước, hoặc lấy
một lượng dung dịch theo chỉ dẫn trong chuyên luận, thêm 3 giọt dung dịch acid HCl 10%
sẽ xuất hiện tủa trắng lổn nhổn, tủa này không tan trong HNO3 (l) nhưng tan trong dung
dịch NH3
Ag+ + Cl- = AgCl (kết tủa trắng)
AgCl + 2NH3 = Ag(NH3)2+ + Cl-
B. Phản ứng tráng gương: hòa tan 20mg chế phẩm trong 5ml nước, hoặc lấy một
lượng dung dịch theo chỉ dẫn trong chuyên luận, thêm một lượng dung dịch NH3 sẽ có tủa
màu nâu xám, tiếp tục thêm dung dịch NH3, tủa sẽ tan. Sau đó thêm vài giọt formalin, đun
nóng dung dịch sẽ có tủa bạc kim loại bám vào thành ống nghiệm:
Ag+ + NH4OH  Ag2O + HCHO  Ag(NH3)2 + Ag + HCOOH
8. Barbiturat
A. Phản ứng tạo phức với ion kim loại: Lấy khoảng 5mg chế phẩm, hòa tan trong
3ml dung dịch cobalt (II) acetat 0,2% trong methanol, thêm 20 – 30 mg natri tetraborat đã
được tán mịn, đun sôi sẽ xuất hiện màu xanh tím.
B. Barbiturat có hydro ở nhóm NH không bị thay thế: hòa tan khoảng 5mg chế phẩm
trong 3ml ethanol, thêm 0,1ml dung dịch có chứa 10% (kl/tt) cobalt (II) nitrat và 10% (kl/tt)
calci clorid. Trộn đều, và vừa lắc vừa thêm 0,1ml dung dịch NaOH 2M, sẽ xuất hiện màu
vàng và tủa xanh tím.
C. Đun nóng với kiềm đặc sẽ giải phóng khí NH3 và CO2:

NH CO R1 NH2 COOH
NaOH
O C C O C R1 C R2
+ H2O
NH CO R2 NH2 COOH

NH2
to
O C 2NH3 CO2
+ H2O
NH2

91
9. Bari (muối)
A. Phản ứng với H2SO4: lấy một lượng dung dịch muối bari theo chỉ dẫn trong
chuyên luận, thêm vài giọt acid sulfuric loãng sẽ xuất hiện tủa trắng, tủa này không tan
trong acid HCl 10% và acid HNO3 loãng
B. Phản ứng đốt: dùng một dây bạch kim hoặc đũa thủy tinh lấy một lượng chất thử
đốt trên ngọn lửa không màu, ngọn lửa sẽ nhuộm thành màu xanh lục hơi vàng, khi nhìn
qua kính thủy tinh màu lục, ngọn lửa sẽ có màu xanh
10. Benzoat
A. Phản ứng tạo muối sắt III: lấy 1ml dung dịch trung tính 10% của chế phẩm, hoặc
một lượng chế phẩm theo chỉ dẫn trong chuyên luận, thêm 0,5ml dung dịch sắt III clorid
10,5% sẽ xuất hiện tủa màu vàng thẫm, tủa này tan trong ether
B. Tạo acid benzoic thăng hoa: lấy khoảng 0,2g chế phẩm hoặc một lượng chế phẩm
theo chỉ dẫn trong chuyên luận. Làm ẩm bằng 0,2ml đến 0,3ml acid H2SO4 và đun nóng
nhẹ ở đáy ống nghiệm, sẽ có thăng hoa trắng bám ở thành trong của ống
C. Kết tủa acid benzoic: hòa tan 0,5g chế phẩm trong 10ml nước hoặc dùng 10ml
dung dịch theo chỉ dẫn trong chuyên luận, thêm 0,5ml acid HCl 10% sẽ cho kết tủa. Kết
tinh lại tủa trong nước rồi làm khô dưới áp suất giảm, tủa thu được có nhiệt độc hảy từ
120oC – 140oC.
11. Bismuth (muối)
A. Phản ứng thủy phân: thêm 10ml acid HCl 10% vào 0,5g chế phẩm, hoặc dùng
10ml dung dịch theo chỉ dẫn trong chuyên luận. Đun sôi trong 1p, để nguội rồi lọc nếu cần.
Thêm 20ml nước vào 1ml dung dịch thu được ở trên, xuất hiện tủa trắng hay hơi vàng, tủa
này sẽ chuyển thành nâu khi thêm 0,05ml đến 0,1ml dung dịch natri sulfit 10%.
Bi3+ + Cl- + H2 O  BiOCl (kết tủa trắng) +
2H+
B. Tác dụng với dung dịch kiềm: cho tủa Bi(OH)3 màu trắng, khi đun nóng với nước
ngả màu vàng
Bi3+ + OH- = Bi(OH)3 (kết tủa trắng)  (BiO)OH (kết tủa vàng) + H2O
C. Phản ứng với S2-: cho tủa nâu đen Bi2S3.
D. Phản ứng với Thioure: trong môi trường acid cho màu vàng da cam hay vàng
xanh lá cây (nhiều cho kết tủa): thêm 10ml dung dịch HNO3 2M và 40mg đến 50mg chế
phẩm, hoặc dùng 10ml chế phẩm đã được xử lý theo chỉ dẫn trong chuyên luận. Đun sôi

92
trong 1p, để nguội rồi lọc nếu cần. Thêm 2ml dung dịch thioure 10% vào 5ml dung dịch
lọc thu được ở trên, xuất hiện màu vàng da cam hay tủa da cam.
[Bi(H2N-CS-NH2)3](NO3)2: vàng cam
[Bi(H2N-CS-NH2)3]Cl3: vàng xanh lá cây
12. Bromid
A. Phản ứng với AgNO3: hòa tan một lượng chế phẩm có chứa khoảng 3mg ion
bromid trong 2ml nước, hoặc dùng 2ml dung dịch theo chỉ dẫn trong chuyên luận. Acid
hóa bằng acid HNO3 loãng và thêm 0,4ml dung dịch AgNO3 4%. Lắc và để yên sẽ tạo tủa
lổn nhổn màu vàng nhạt AgBr. Lọc lấy tủa, rủa tủa ba lần, mỗi lần với 1ml nước. Phân tán
tủa trong 2ml nước, thêm 1,5ml dung dịch NH3 10M khó tan (khác với tủa AgCl)
B Phản ứng oxy hóa Br- thành Br2: hòa tan một lượng chế phẩm có chứa khoảng
5mg ion bromid trong 2ml nước, hoặc lấy một lượng dung dịch theo chỉ dẫn trong chuyên
luận, acid hóa dung dịch bằng H2SO4 loãng (TT), thêm 1ml nước Clor và 2ml cloroform,
lắc. Lớp cloroform sẽ có màu đỏ nâu. Có thể dùng thuốc tím để oxy hóa:
10Br- + 2MnO4- + 16H+ = 5Br2 + 2Mn2+ + 8H2O
13. Cacbonat và hydrocacbonat
A. Giải phóng CO2: cho vào ống nghiệm khoảng 0,1g chế phẩm, thêm 2ml nước
hoặc lấy 2ml dung dịch chế phẩm đã được chỉ dẫn trong chuyên luận. Thêm 2ml dung dịch
CH3COOH 2M. Đậy ngay nút đã lắp sẵn một ống thủy tinh nhỏ uốn góc. Đun nhẹ ống
nghiệm, khí thoát ra được dẫn vào một ống nghiệm khác có chứa sẵn 5ml dung dịch
Ca(OH)2 5% sao cho ống thủy tinh nhỏ phải ngập trong dung dịch; sẽ cho tủa trắng, tủa
này tan trong acid HCl quá thừa.
B. Phân biệt cacbonat và hydrocacbonat: cho vào ống nghiệm khoảng 0,1g chế
phẩm, thêm 2ml nước hoặc lấy 2m dung dịch chế phẩm đã được chỉ dẫn trong chuyên luận.
Thêm 2ml dung dịch MgSO4 (TT), sẽ cho kết tủa trắng nếu là cacbonat, không tạo tủa nếu
là hydrocacbonat nhưng khi đun sôi cũng cho tủa trắng
14. Calci (muối)
A. phản ứng với dung dịch kali ferocyanid: lấy khoảng 20mg chế phẩm, hoặc một
lượng chế phẩm theo chỉ dẫn trong chuyên luận, hòa tan trong 5ml dung dịch acid acetic
5M, thêm 0,5ml dung dịch kali ferocyanid 5%, dung dịch vẫn trong, thêm khoảng 50mg
amoni clorid, tạo thành tủa kết tinh trắng.
Ca2+ + K4[(Fe(CN))6] + 2NH4+ = Ca(NH4)2[Fe(CN)6] (kết tủa trắng + 4K+

93
B. Phản ứng của tủa calci oxalate: thêm vào dung dịch chế phẩm theo chỉ dẫn trong
chuyên luận vài giọt dung dịch amoni oxalate 4%, tạo thành tủa trắng, tủa này ít tan trong
acid CH3COOH 6M, nhưng tan trong acid HCl
Ca2+ + (NH4)2C2O4 = CaC2O4 (kết tủa trắng) + 2NH4+
15. Chì (muối)
A. Phản ứng tủa với muối cromat: hòa tan 0,1g chế phẩm trong 1ml dung dịch acid
CH3COOH 5M, hoặc lấy 1ml dung dịch theo chỉ dẫn trong chuyên luận, thêm 2ml dung
dịch kali cromat 5% tủa vàng sẽ tạo thành, tủa này tan trong dung dịch NaOH 10M.
Pb2+ + K2CrO4 = PbCrO4 (tủa vàng) + 2K+
B. Kết tủa với KI: hòa tan 50mg chế phẩm trong 1ml dung dịch acid CH3COOH
5M, hoặc lấy 1ml dung dịch theo chỉ dẫn trong chuyên luận, Thêm 10ml nước và 0,2ml
dung dịch kali iodid 10%, tủa vàng sẽ tạo thành; đun sôi 1 đến 2 phút cho tủa tan ra, để
nguội, tủa lại xuất hiện như những mảnh vàng (tủa tan trong KI thừa):
Pb2+ + 2I- = PbI2 (kết tủa vàng)
16. Citrate
A. Phản ứng với muối calci: Hòa tan khoảng 0,1g chế phẩm trong 2ml nước, nếu
cần có thể trung tính hóa dung dịch bằng NH3, hoặc dùng một lượng dung dịch theo chỉ
dẫn trong chuyên luận. Thêm 1ml dung dịch CaCl2 10%, dung dịch vẫn trong. Đun sối
dung dịch sẽ xuất hiện tủa trắng, tan trong acid CH3COOH 6M.
B. Hòa tan khoảng 0,1g chế phẩm trong 2ml, hoặc lấy 2ml dung dịch theo chỉ dẫn
trong chuyên luận, thêm vài giọt dung dịch acid H2SO4 loãng, đun đến sôi, sau đó thêm vài
giọt dung dịch kali permanganate 1% lắc, màu tím sẽ biến mất. Chia dung dịch thành hai
phần, một phần dung dịch thêm vài giọt thủy ngân (II) sulfat 5% phần thứ hai thêm vài giọt
dung dịch nước brom, tủa trắng được tại thành ở cả hai dung dịch.
17. Clorid
A. Phản ứng tạo muối bạc (xem mục bạc): hòa tan một lượng chế phẩm tương ứng
với 2mg ion clorid trong 2ml nước hoặc dùng 2ml dung dịch theo chỉ dẫn trong chuyên
luận. Acid hóa bằng dung dịch acid HNO3 2M, thêm 0,4ml dung dịch AgNO3 2%. Lắc và
để yên, tạo thành tủa trắng lổn nhổn. Lọc lấy tủa, rửa tủa 3 lần, mỗi lần với 1ml nước, hòa
tan trong 2ml nước, và thêm 1,5ml dung dịch NH3 10M, tủa tan ra dễ dàng; acid hóa bằng
HNO3 sẽ kết tủa trở lại.
AgCl + 2NH3 = [Ag(NH3)2]Cl + HNO3  AgCl (kết tủa trắng)

94
B. Phản ứng oxy hóa thành clor: cho vào ống nghiệm một lượng chế phẩm tương
ứng khoảng từ 10 đến 15mg ion clorid hay một lượng theo chỉ dẫn trong chuyên luận.
Thêm 1ml kali permanganate 5% và 1ml acid H2SO4 đặc đun nóng, sẽ giải phóng khí clor
có mùi đặc biệt, khí này làm xanh giấy tẩm hồ tinh bột có kali iodid đã thấm nước.
2MnO4- + 10Cl- + 17H+ = 2Mn2+ + 5Cl2 + 8H2O
Cl2 + 2I- = 2Cl- + I2 (I2 làm xanh hồ tinh bột)
18. Đồng (muối)
A. Hòa tan 10mg chế phẩm trong 2ml nước, hoặc dùng 2ml dung dịch theo chỉ dẫn
trong chuyên luận, thêm vài giọt dung dịch kali ferocyanid 5%, sẽ có tủa màu đỏ nâu không
tan trong acid acetic.
Cu2+ + K4[Fe(CN)6] = CuK2[Fe(CN)6] (kết tủa đỏ nâu + 2K+
B. Phản ứng với dung dịch NH3: cho tủa muối base màu xanh Cu2(OH)22+, muối này
tan trong NH3 dư tạo thành phức màu xanh Cu(NH3)42+
2CuSO4 + 2NH4OH = (NH4)2SO4 + Cu2(OH)2SO4(kết tủa)
Cu2(OH)2SO4 + (NH4)2SO4 + 6NH3 = Cu(NH3)42+ + 2SO4- + 2H2O
19. Iodid
A. Hòa tan một lượng chế phẩm tương ứng khoảng 4mg iodid trong 2ml nước, hoặc
dùng 2ml dung dịch theo chỉ dẫn trong chuyên luận. Acid hóa bằng dung dịch acid HNO3
2M, thêm 0,4ml dung dịch AgNO3 4%. Lắc và để yên, có tủa tạo thành màu vàng nhạt, lổn
nhổn. Lọc lấy tủa. Phân tán tủa trong 2ml nước, thêm 1,5ml dung dịch NH3 10M, tủa không
tan.
B. Hòa tan một lượng chế phẩm tương ứng khoảng 4mg ion iodid trong 2ml nước,
hoặc dùng 2ml dung dịch theo chỉ dẫn trong chuyên luận. Thêm vài giọt dung dịch sắt (III)
clorid 3%, 2 giọt acid HCl, 1ml cloroform và lắc, để yên. Lớp cloroform có màu tím.
20. Kali (muối)
A. Phản ứng màu ngọn lửa: muối kali khi đốt cho ngọn lửa màu tím (vạch quang
phổ có λ = 768nm và 404nm.
B. Hòa tan 0,1g chế phẩm trong 2ml nước, hoặc dùng 2ml dung dịch theo chỉ dẫn
trong chuyên luận. Thêm 1ml dung dịch NaCO3 10% rồi đun nóng, không tạo thành tủa.
Thêm vào trong lúc nóng 0,05ml dung dịch natri sulfit (TT) không tạo thành tủa. Làm
nguội trong nước đá và thêm 2ml dung dịch acid tartric 15%, để yên, tạo thành tủa kết tinh
trắng.

95
C. Hòa tan khoảng 40mg chế phẩm trong 1ml nước hoặc dùng 1ml dung dịch theo
chỉ dẫn trong chuyên luận. Thêm 1ml dung dịch acid acetic 2M và 1ml dung dịch natri
cobaltinitrit 10% mới pha, tạo thành tủa vàng hay da cam.
21. Kẽm (muối)
Hòa tan 0,1g chế phẩm trong 5ml nước, hoặc dùng 5ml dung dịch theo chỉ dẫn trong
chuyên luận. Thêm 0,2ml dung dịch NaOH 10M, tạo thành tủa trắng Zn(OH)2, tủa này tan
khi thêm 2ml dung dịch NaOH 10M do tạo thành muối zincat ZnO-. Thêm 10ml dung dịch
NH4Cl (TT), dung dịch vẫn trong, thêm 0,1ml dung dịch natri sulfit (TT) tủa bông trắng
ZnS được tạo thành.
Zn2+ + 2OH- = Zn(OH)2
Zn(OH)2 + 2OH- = ZnO22- + 2H2O
22. Magnesi (muối)
Hòa tan khoảng 15mg chế phẩm trong 2ml nước, hoặc lấy 2ml dung dịch theo chỉ
dẫn trong chuyên luận. Thêm 1ml dung dịch NH3= 6M, tạo thành tủa trắng, tủa này tan khi
thêm 1ml dung dịch NH4Cl (TT). Thêm 1ml dung dịch dinatri hydrophosphat (TT), sẽ có
tủa kết tinh trắng.
Mg2+ + HPO4- + NH4+ + OH- + 5H2O = MgNH4PO4.6H2O (kết tủa
trắng)
23. Natri (muối)
A. Phản ứng màu ngọn lửa: dùng dây bạch kim hay đũa thủy tinh, lấy một hạt chất
thử hay một giọt dung dịch chế phẩm, đưa vào ngọn lửa không màu, ngọn lửa sẽ nhuộm
thành màu vàng (vạch quang phổ có λ = 589nm)
B. Hòa tan khoảng 50mg chế phẩm trong 2ml nước, hoặc lấy 2ml dung dịch theo
chỉ trong chuyên luận. Acid hóa dung dịch acid acetic loãng, thêm 1ml dung dịch kẽm
(hoặc magnesi) uranyl acetat (thuốc thử Streng), cọ thành ống nghiệm bằng một đũa thủy
tinh nếu cần, sẽ có tủa kết tinh vàng.
3(UO2)(CH3COO)2.2H2O + Zn(CH3COO)2 + CH3COOH + Na+ = H+ +
NaZn(UO2)3(CH3COO)9.6H2O (kết tủa vàng)
24. Nitrat
A. Hòa tan 0,1g chế phẩm trong 2ml nước, hoặc dùng 2ml dung dịch theo chỉ dẫn
trong chuyên luận. Thêm từ từ 2ml acid sulfuric (TT), trộn để nguội. Cho cẩn thận (không
trộn) dọc theo thành ống nghiệm 1ml dung dịch sắt (II) sulfat (TT), ở miền tiếp giáp giữa
hai chất lỏng có một vòng màu nâu.

96
B. Trộn 0,1ml nitrobenzene (TT) với 0,2ml acid sulfuric (TT), thêm một lượng chế
phẩm đã tán nhỏ tương ứng với khoảng 1mg ion nitrat hoặc một lượng dung dịch theo chỉ
dẫn trong chuyên luận, để yên 5 phút, làm lạnh trong nước đá vài phút, vừa lắc vừa thêm
từ từ 5ml nước, sau đó 5ml dung dịch NaOH 10M (TT) và 5ml aceton (TT), lắc rồi để yên.
Lớp chất lỏng ở trên có màu tím thẫm.
25. Oxalat
A. Hòa tan khoảng 0,1g chế phẩm trong 5ml nước, hoặc dùng 5ml dung dịch theo
chỉ dẫn trong chuyên luận. Thêm 0,5ml dung dịch calci clorid 10% tạo tủa trắng, tủa tan
trong acid vô cơ, không tan trong dung dịch acid CH3COOH 6M (xem mục calci)
B. Làm mất màu thuốc tím: hòa tan khoảng 0,1g chế phẩm trong5ml nước, hoặc
dùng 5ml dung dịch theo chỉ dẫn trong chuyên luận. Acid hóa dung dịch bằng acid H2SO4
10% (TT), dung dịch này sẽ làm mất màu dung dịch kali permaganat 1% khi đun nóng:
2MnO4- + 5C2O4- + 8H+ = 2Mn2+ + 10CO2 + 4H2O
26. Peroxyd
A. Phản ứng với dung dịch kali cromat trong môi trường acid: nhỏ 1 giọt dung dịch
chế phẩm vào 10ml dung dịch H2SO4 2% thêm 2ml ether và một giọt dung dịch kali cromat
5%, lắc. Ở lớp ether hiện màu xanh.
Cr2O7- + 4H2O2 + 2H+ = 2H2Cr2O6 (acid pecromic) + 3H2O
B. Phản ứng giải phóng I2 từ KI: lấy 1ml dung dịch chế phẩm, acid hóa nhẹ bằng
acid sulfuric 10%, thêm từng giọt dung dịch KI (TT), sẽ giải phóng iod, làm xanh hồ tinh
bột (CT)
H2 O2 + 2I- + 2H+ = I2 + 2H2O
27. Phosphat
A. Phản ứng với (NH4)MO4: hòa tan khoảng 50mg chế phẩm trong 3ml nước, hoặc
dùng 3ml dung dịch theo chỉ dẫn trong chuyên luận. Acid hóa dung dịch bằng acid HNO3
loãng, thêm 2ml dung dịch amoni molybdat (TT) sẽ hiện tủa vàng
H3PO4 + 12(NH4)2MoO4 + 21HNO3  [NH4]3P[Mo12O40] + 21NH4NO3 +
12H2O
B. Phản ứng với dung dịch AgNO3: hòa tan khoảng 0,1g chế phẩm trong 2ml nước,
hoặc dùng 2ml dung dịch theo chỉ dẫn trong chuyên luận. Trung tính hóa dung dịch bằng
HNO3 loãng hoặc dung dịch NaOH loãng. Thêm 1ml dung dịch AgNO3 4% sẽ tạo thành
tủa vàng, màu của tủa không thay đổi khi đun sôi:
PO43+ + 3Ag+  Ag3PO4 (kết tủa vàng)

97
Tủa tan khi thêm dung dịch NH3 10M.
28. Salicylat
A. Phản ứng màu với dung dịch sắt (III) clorid: lấy 1ml dung dịch 10% trung tính
của chế phẩm trong nước, hoặc dùng 1ml dung dịch theo chỉ dẫn trong chuyên luận. Thêm
0,5ml dung dịch sắt (III)

98

You might also like