You are on page 1of 4

TS. Nguyễn Tiến Dũng - TS.

Ngô Hạnh Thương

XÁC ĐỊNH HẰNG SỐ CÂN BẰNG CỦA PHẢN ỨNG THUẬN NGHỊCH
(phản ứng giữa acid salicylic và ion Fe3+)
Mục tiêu:
- Xác định được bằng thực nghiệm công thức phức chất tạo thành giữa acid
salicylic và ion Fe3+.
- Xác định hằng số cân bằng K của phản ứng tạo phức này.
- Tính F0 của phản ứng.
I. Nguyên tắc
Acid salicylic C6H4COOH do có chức phenol bên cạnh nhóm chức COOH
nên khi phản ứng với ion Fe3+ tạo nên phức chất có màu tím theo phương trình
phản ứng:

Xác định công thức phức chất thực chất là xác định hệ số tương tác a, b của
2 chất tham gia phản ứng. Điều này có thể thực hiện dựa trên nhận xét: Với những
hỗn hợp phản ứng của 2 chất có tổng số mol bằng nhau thì hiệu suất hay lượng
sản phẩm tạo thành sẽ lớn nhất khi tỷ số mol của chúng bằng tỷ số của hệ số
tương tác.
Với ký hiệu [...] là nồng độ các chất ở cân bằng thì KC của phản ứng sẽ là:
C H 4 OHCOOH  a  Fe 3  b 
KC 
6

C 6 H 4 OHCO OH 
a
Fe 
3 b

Để xác định được hằng số cân bằng KC ta cần phải xác định được nồng độ
của các chất ở cân bằng. Điều này sẽ không khó nếu có sẵn phức chất bền và tách
riêng được dưới dạng tinh khiết để pha những dung dịch chuẩn, đo mật độ quang
học D, lập đường chuẩn D - Cphức rồi dùng nó để xác định Cphức.
Thực tế phức chất rất không bền, không có sẵn ở dạng tinh khiết. Để giải
quyết vấn đề tạo những dung dịch có nồng độ phức đã biết ta dựa trên nguyên lý:
Nếu một trong hai chất phản ứng được cho quá thừa thì chất kia sẽ phản ứng hết,
nồng độ phức trong hỗn hợp được tính dựa vào hệ số tương tác a, b đã xác định
và vào nồng độ chất kia như trong thí nghiệm thứ 2 của bài thực tập. Khi đã biết
nồng độ phức thì việc xác định [Fe3+] và [acid] còn lại ở cân bằng không khó.

Giáo trình thực tập hóa lý dược 1


TS. Nguyễn Tiến Dũng - TS. Ngô Hạnh Thương

Xác định được KC ta có thể tính được 1 đại lượng quan trọng của phản ứng
là biến thiên thể đẳng tích đẳng nhiệt của phản ứng:
F0 = - 2,303 R.T.lgKC.
II. Tiến hành thí nghiệm
1. Xác định bằng thực nghiệm công thức của phức chất
- Lấy 9 ống nghiệm đánh số từ 1 đến 9.
- Dùng pipet 10ml để pha 9 hỗn hợp phản ứng theo bảng mẫu nêu ở báo
cáo kết quả.
- Rửa tay sạch, bịt miệng ống lật ngược 3 - 4 lần để trộn đều hỗn hợp phản
ứng.
- Đo mật độ quang học D của các ống ở 550nm trên máy quang phổ.
- Vẽ đồ thị D-- số ống để tìm cực đại.
- Kết luận về hệ số a, b của phản ứng. Viết phương trình phản ứng
2. Xác định hằng số cân bằng KC và F0 của phản ứng.
- Pha các dung dịch ion Fe3+ nồng độ 1.10-4 M; 2.10-4M; 3.10-4M; 4.10-4M.
Mỗi ống 10ml như ở bảng 2 mẫu báo cáo.
- Cho vào mỗi ống trên 1 ít bột acid salicylic (khoảng bằng hạt ngô).
- Bịt miệng ống, lắc thật mạnh từ 5 đến 10 phút để hòa tan acid salicylic
đảm bảo phản ứng xảy ra hoàn toàn.
- Lọc riêng, đảm bảo các dung dịch lọc xong phải thật trong (gấp giấy lọc
nhiều nếp, không thấm ướt giấy lọc, lọc trước 1 phần dung dịch rồi đổ dịch đã lọc
ngược trở lại phễu sau đó mới lọc tiếp).
- Đo mật độ quang D của các dung dịch ở bước sóng 550nm.
- Tính nồng độ phức chất (Cphức) tạo thành trong các ống trên dựa vào nồng
độ Fe3+ và dựa vào hệ số a, b đã xác định được trong thí nghiệm 1.
- Vẽ đồ thị D - Cphức.
- Dựa vào đồ thị vừa vẽ hãy:
*/ Xác định Cphức tạo thành trong ống nghiệm số 4, 5, 6 của thí nghiệm 1.
*/ Từ đó tính nồng độ acid và ion Fe3+ còn lại; Tính KC và F0 và rút ra
kết luận về chiều của phản ứng.

Giáo trình thực tập hóa lý dược 2


TS. Nguyễn Tiến Dũng - TS. Ngô Hạnh Thương

III. Báo cáo kết quả


Thí nghiệm 1
Bảng 1. Kết quả của thí nghiệm 1

Số ống nghiệm 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Thể tích (ml)


1 2 3 4 5 6 7 8 9
dd ion Fe3+

Thể tích (ml)


9 8 7 6 5 4 3 2 1
dd A.Salicylic

Mật độ quang
học D đo được

Tỷ số mol
Fe3+/Salicylic

Kết luận: Mật độ quang lớn nhất ở ống số...…Lượng chất tạo thành nhiều
nhất ở ống số....... hệ số tương tác của acid salicylic và ion Fe3+ là ....
Phương trình phản ứng....
Thí nghiệm 2
Bảng 2. Báo cáo kết quả của thí nghiệm 2

ống 1' ống 2' ống 3' ống 4'

Nồng độ ion Fe3+ 1.10-4 2.10-4 3.10-4 4.10-4

Mật độ quang học


D

Nồng độ phức
tạo thành

Đồ thị D-Cphức* (vẽ và dán đồ thị vào vở báo cáo)

Giáo trình thực tập hóa lý dược 3


TS. Nguyễn Tiến Dũng - TS. Ngô Hạnh Thương

Bảng 3. Kết quả tính hằng số cân bằng

Ống 4 Ống 5 Ống 6

Nồng độ phức tạo thành (M)

Nồng độ ion Fe3+ (M) còn lại


(ở cân bằng)

Nồng độ acid Salicylic (M)


còn lại (ở cân bằng)

Hằng số cân bằng KC

Trị trung bình của KC:


Giá trị của F0:
IV. Trả lời câu hỏi
1. Cân bằng hóa học là gì? Những yếu tố nào có ảnh hưởng tới tốc độ xác định
cân bằng? Những yếu tố nào có ảnh hưởng tới hằng số cân bằng?
2. Trong thí nghiệm này những yếu tố nào làm ảnh hưởng tới tốc độ xác lập
cân bằng? Biện pháp để khắc phục ảnh hưởng đó?
3. Vì sao để lập đồ thị D - Cphức ta lại phải cho thừa acid salicylic? Khi nào ta
cần dùng phương pháp này?
4. Nếu xác định KC cho tất cả 9 ống nghiệm của thí nghiệm thì KC sẽ thay đổi
theo chiều hướng nào? Vì sao?

Giáo trình thực tập hóa lý dược 4

You might also like