You are on page 1of 19

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP MÔN HÓA PHÂN TÍCH

Nội dung ôn tập môn hóa phân tích bao gồm toàn bộ kiến thức cơ bản, quan trọng
của chương trình hóa học phân tích. Yêu cầu về mặt kiến thức đã được cụ thể hóa trong
câu hỏi thi. Sau đây là những hướng dẫn cụ thể:

Phần I

CƠ SỞ LÝ THUYẾT CƠ BẢN TRONG HÓA PHÂN TÍCH

1. Những khái niệm cơ bản

- Sự điện ly và dung dịch chất điện ly, sự điện ly của nước, chỉ số pH.

- Tích số tan và điều kiện kết tủa hay hoà tan.

- Cấu tạo phức chất và điều kiện tạo thành phức chất.

2. Những định luật cơ bản

- Định luật bảo toàn khối lượng.

- Định luật thành phần không đổi.

- Định luật đương lượng.

3. Nồng độ dung dịch và cách biểu thị nồng độ

- Nồng độ phần trăm (%)

- Nồng độ phân tử (Nồng độ mol/lít)

- Nồng độ đương lượng (N)

- Một số cách biểu thị nồng độ khác (nồng độ gam/lít, nồng độ ion gam, độ chuẩn,
nồng độ phần triệu (ppm), nồng độ phần tỷ (ppb))

- Mối liên hệ giữa một số nồng độ dung dịch


Phần II

HÓA PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH

1. Nguyên tắc chung của phân tích định tính, các phương pháp của hóa phân tích định
tính để xác định một ion hoặc một chất chưa biết.

2. Các phản ứng hóa học dùng trong hóa phân tích

- Phản ứng trao đổi ion

- Phản ứng tạo phức

- Phản ứng oxy hóa khử

3. Phân loại các nhóm phân tích định tính.

4. Phân tích định tính cation ( cation nhóm I, II, III, IV, V, VI )

5. Phân tích định tính anion (anion nhóm I, II, III)

6. Phân tích định tính hỗn hợp cation và anion trong dung dịch
PHẦN III
HÓA PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG
Bài 1. Đại cương về hóa phân tích định lượng.

- Trình bày được khái niệm về sai số, các đại lượng đặc trưng của toán thông kê.

- Ứng dụng toán thống kê để xử lý các kết quả thu được từ thực nghiệm.

- Trình bày kết quả phân tích đảm bảo được mức độ chính xác theo yêu cầu

Bài 2. Các sai số trong phân tích định lượng.

- Trình bày được vị trí, đối tượng của môn học

- Nêu được các nguyên tắc chung của các phương pháp hóa học dùng trong phân tích định
lượng.

- Phân loại các phương pháp hóa học phân tích định lượng và nêu nguyên tắc cơ bản của
từng phương pháp đó.

- Trình bày được yêu cầu cơ bản của phương pháp phân tích định lượng
Bài 3. Phương pháp phân tích khối lượng

- Trình bày được nội dung và phân loại của phương pháp phân tích khối lượng.

- Mô tả các giai đoạn chính của phân tích khối lượng.

- Tính được kết quả của định lượng bằng phương pháp khối lượng.

Bài 4. Phương pháp phân tích thể tích

- Trình bày được nội dung của phương pháp phân tích thể tích. Nêu được cách xác định
điểm tương đương.

- Kể tên được bốn loại phương pháp chuẩn độ chính và ba kỹ thuật chuẩn độ.

- Trình bày được quy tắc chung và cách tính kết quả định lượng theo nồng độ định lượng.

Bài 5. Phương pháp chuẩn độ acid-base

- Nêu được các khái niệm về acid – base theo các thuyết Arrhenius, Lewis, Bronsted.

- Sử dụng được các công thức để tính pH của các dung dịch có tính acid -base.
- Trình bày được ý nghĩa của phương pháp định lượng acid-base và cách chọn chỉ thị màu
trong từng phép định lượng.

- Ứng dụng phương pháp acid – base để định lượng các hoạt chất trong thuốc.

Bài 6. Phương pháp chuẩn độ kết tủa

 Giải thích được biểu thức tích số tan, độ tan và ý nghĩa trong phân tích.

 Trình bày được hiện tượng hấp phụ khi chuẩn độ theo phương pháp bạc.

 Nêu được nguyên tắc, điều kiện tiến hành và ứng dụng của 3 phương pháp: Mohr,
Fajans, Volhard.

 Bài tập ứng dụng

Bài 7. Phương pháp chuẩn độ tạo phức

 Trình bày được định nghĩa phức chất và phân biệt được phức chất cộng, phức chất nội,
muối kép.

 Giải thích được ý nghĩa của hằng số tạo phức.

 Trình bày được nguyên tắc và cách chọn chỉ thị trong phương pháp chuẩn độ bằng
Complexon III.

 Trình bày được các kỹ thuật chuẩn độ bằng Complexon III.

 Bài tập ứng dụng

Bài 8. Phương pháp chuẩn độ oxy hóa khử

 Trình bày được khái niệm về chất oxy hoá, chất khử, phản ứng oxy - hoá khử.

 Trình bày các phương pháp oxy hoá khử hay được sử dụng trong ngành Dược.

 Bài tập ứng dụng


MỘT SỐ VÍ DỤ THAM KHẢO

Câu 1 :

Cho các ion sau: Na+, NH +, Ba2+, Ca2+, Fe3+, Al3+, K+, Mg2+, Cu2+, CO 2-, PO 3-, Cl-, NO -, SO 2-,
4 3 4 3 4

Br . Trình bày một phương án lựa chọn ghép tất cả các ion trên thành 3 dung dịch, mỗi dung dịch
-

đều có 3 cation và 2 anion ( những ion đã chọn ở dung dịch này thì không được chọn lại ở dung
dịch khác).
Câu 2:

Chỉ dùng 1 thuốc thử, hãy nhận biết 4 cốc chứa 4 dung dịch mất nhãn gồm:
CaCl2 ; Na2CO3 ; AgNO3 ; Mg(NO3)2.

Câu 3:

a) Để pha chế 10 lít dung dịch NH3 0,1 M phải dùng bao nhiêu ml dung dịch NH3 26%
(d = 0,904 g/ml).

b) Sau khi pha chế xong người ta kiểm tra lại thấy nồng độ dung dịch NH3 là 0,11M. Tính thể
tích nước và thể tích dung dịch NH3 đã pha chế phải trộn với nhau để có được 1 lít dung dịch
NH3 có nồng độ mong muốn.

Câu 4:

a) Trộn m1 gam dung dịch NaOH 20% với m 2 gam dung dịch NaOH 45 % để thu được 400 gam
dung dịch NaOH 25 %. Tìm m1 và m2.

b) Tính thể tích dung dịch Ba(OH)2 0,025M cần cho vào 100ml dung dịch hỗn hợp gồm HNO3 và
HCl có pH = 1 để thu được dung dịch có pH =2.

Câu 5:
Hòa tan 0,114g CaCO3 nguyên chất trong HCl và pha loãng thành 250ml. Chuẩn độ 25ml dung
dịch thu được hết 40,25ml dung dịch Complexon III. Tính nồng độ mol của dung dịch
Complexon III.

Câu 6:

Hòa tan 42 g mẫu NaOH có chứa 11,13 % Na 2CO3 và 6% H2O trong nước đến thể tích 1 lít. Nếu
cho 100 ml dung dịch này phản ứng hoàn toàn với HCl 1,0N thì phải dùng hết bao nhiêu ml HCl
? (Coi như khi phản ứng, Na2CO3 bị trung hòa hoàn toàn)
Câu 7
a. Để trung hòa 0,5g hỗn hợp Na2CO3và K2CO3 tới CO2 cần 39,5ml dung dịch HCl 0,2M. Xác
định hàm lượng % Na2CO3 trong hỗn hợp. Biết rằng trong hỗn hợp đó không chứa các chất khác
nữa.
b. Trung hòa 25 ml dung dịch NH3 a M cần dùng 50 dung dịch HCl 0,1M. Tính a và khối lượng
NH3 trong 25 ml dung dịch đó

Câu 8:
Hòa tan 0,65g một mẫu hợp kim của nhôm. Tách bỏ các nguyên tố gây cản trở, thêm nước đến
250ml. Lấy 20ml dung dịch, thêm complexonat magie dư rồi chuẩn độ dung dịch thu được ở pH
= 9 với chỉ thị đen eriocrom T thì hết 7,6ml dung dịch Complexon III 0,1M. Tính hàm lượng %
của Al trong hợp kim.

Câu 9:

Tính số gam nước chứa trong 100 ml dung dịch H2SO4 95% (d=1,834 g/ml). Sau một thời gian
để ở không khí khối lượng của dung dịch axit này tăng lên 15% do hút ẩm.

a) Tính nồng độ % của dung dịch axit sau khi hút ẩm (dung dịch A)
b) Tính khối lượng SO3 cần thêm vào dung dịch A để thu được dung dịch có nồng độ 98%.

Câu 10:

Có 4 lọ mất nhãn chứa dung dịch các chất sau: AlCl3, ZnCl2, NaCl, MgCl2. Bằng phương pháp
hóa học, hãy nhận biết các dung dịch hóa chất trên. Viết phương trình phản ứng (nếu có).

Câu 11:

Có các lọ mất nhãn chứa dung dịch các chất sau: CaCl2 , (NH4)2CO3 , KHCO3 , NH4NO3 , KNO3 .
Chỉ được dùng 1 thuốc thử, hãy nhận biết các dung dịch hóa chất trên. Viết phương trình phản
ứng (nếu có).
Câu 12:
Để xác định hàm lượng CH3COOH trong một loại axit axetic đặc bán trên thị trường, ta làm thí
nghiệm sau:
Cân vào cốc cân có nắp 4,00 g axit đó, hòa tan vào bình định mức 250 ml bằng nước cất. Dùng
pipet lấy mỗi lần 50 ml đem chuẩn độ bằng dung dịch NaOH 0,5M. Kết quả trung bình sau ba lần
chuẩn độ là 20 ml NaOH.
a. Hãy cho biết kỹ thuật chuẩn độ dùng trong phương pháp xác định hàm lượng CH3COOH trên
b. Tính hàm lượng % theo khối lượng của CH3COOH (M = 60,052) có trong axit thị trường.

Câu 1 3:

Để xác định nồng độ của một hỗn hợp dung dịch gồm có Na2CO3 và NaOH người ta tiến hành
như sau:

Lấy chính xác 10,00ml hỗn hợp dung dịch NaOH và Na 2CO3 cần xác định nồng độ cho vào một
bình nón, thêm 7-8 giọt phenolphtalein làm chỉ thị, dung dịch có màu hồng, chuẩn độ bằng dung
dịch HCl 0,1000M đến khi dung dịch mất màu hồng thì thể tích HCl 0,1000M đọc được trên
buret là 15ml. Thêm tiếp vào bình nón 1-2 giọt methyl da cam dung dịch chuyển sang màu vàng,
chuẩn độ tiếp đến khi dung dịch chuyển từ vàng sang da cam thì thể tích HCl đọc được trên buret
là 25ml.

a) Hãy viết phản ứng xảy ra (theo thứ tự khi chuẩn độ từ từ hỗn hợp đó bằng HCl).

b) Biết rằng

- Khi phenolphtalein chuyển từ màu hồng sang không màu là toàn bộ lượng NaOH đã phản ứng
hết với HCl và Na2CO3 đã chuyển hết thành NaHCO3.

- Khi methyl da cam chuyển từ màu vàng sang da cam thì NaHCO 3 đã phản ứng vừa hết với HCl.

Hãy xác định nồng độ mol/lít của NaOH và Na 2CO3 trong hỗn hợp

Câu 14:

a) Tính số gam Na2HPO4.12H2O cần để pha chế được 1 lít dung dịch Na 2HPO4 10%. Nếu khối
lượng riêng của dung dịch này là 1,09 g/ml.

b) Tính thể tích nước cần để pha chế được dung dịch trên ở 20 oC , biết rằng khối lượng riêng của
nước ở nhiệt độ này là 0,998 g/ml

Câu 15:
Một hỗn hợp X chỉ chứa NaCl và KCl. Hòa tan 0,1225 gam X vào nước rồi chuẩn độ bằng
AgNO3 theo phương pháp Mohr hết 15,62 ml AgNO3 0,1170 M. Tính % khối lượng của mỗi
muối trong hỗn hợp.

Câu 16: Đun sôi 1,000g một mẫu muối amoni thô với lượng dư NaOH. Toàn bộ khí NH 3 bay ra
được hấp thụ hết trong 50,00ml HCl 0,2500M. Chuẩn độ axit còn thừa hết 16,00 ml NaOH
0,0500M. Tính hàm lượng % của NH3 có trong muối amoni.
Câu 17:
Để chuẩn độ Fe3+ và Al3+ trong cùng một hỗn hợp người ta làm như sau: Lấy 50,00 ml dung dịch
hỗn hợp, điều chỉnh pH=2 rồi chuẩn độ Fe3+ bằng dung dịch chuẩn Complexon III 0,0402M thì
hết 29,60 ml. Tiếp theo thêm vào dung dịch ấy 50,00 ml dung dịch Complexon III nữa, đun nóng,
điều chỉnh pH của dung dịch đến 5 rồi chuẩn độ lượng Complexon III dư bằng dung dịch chuẩn
Fe3+ 0,0323 M thì hết 19,50 ml. Tính nồng độ mol của mỗi ion có trong dung dịch ban đầu.

Câu 18
Để chuẩn độ Fe3+ và Al3+ trong cùng một hỗn hợp người ta làm như sau: Lấy 25,00 ml dung dịch
hỗn hợp, điều chỉnh pH=2 rồi chuẩn độ Fe3+ bằng dung dịch chuẩn Complexon III 0,0257M thì
hết 50,45 ml. Tiếp theo thêm vào dung dịch ấy 50,00 ml dung dịch Complexon III nữa, đun nóng,
điều chỉnh pH của dung dịch đến 5 rồi chuẩn độ lượng Complexon III dư bằng dung dịch chuẩn
Fe3+ 0,0134 M thì hết 15,70 ml. Tính nồng độ mol của mỗi ion có trong dung dịch ban đầu.

Câu 19:

Có 4 dung dịch trong suốt, mỗi dung dịch chứa một loại ion dương và một loại ion âm trong các
ion sau: Ba2+, Mg2+, Pb2+, Na+, SO42-, Cl-, CO32-, NO3-.

a) Xác định công thức của muối có trong mỗi dung dịch.

b) Trình bày phương pháp hóa học để nhận biết 4 dung dịch riêng biệt trên.

Câu 20:
Để xác định nồng độ của một hỗn hợp dung dịch gồm có Na2CO3 và NaOH người ta tiến hành
như sau:
Lấy chính xác 10,00ml hỗn hợp dung dịch NaOH và Na 2CO3 cần xác định nồng độ cho vào một
bình nón, thêm 7-8 giọt phenolphtalein làm chỉ thị, dung dịch có màu hồng, chuẩn độ bằng dung
dịch HCl 0,1000M đến khi dung dịch mất màu hồng thì thể tích HCl 0,1000M đọc được trên
buret là 10 ml. Thêm tiếp vào bình nón 1-2 giọt methyl da cam dung dịch chuyển sang màu vàng,
chuẩn độ tiếp đến khi dung dịch chuyển từ vàng sang da cam thì thể tích HCl đọc được trên buret
là 15ml.
a) Hãy viết phản ứng xảy ra (theo thứ tự khi chuẩn độ từ từ hỗn hợp đó bằng HCl).
b) Biết rằng
- Khi phenolphtalein chuyển từ màu hồng sang không màu là toàn bộ lượng NaOH đã phản ứng
hết với HCl và Na2CO3 đã chuyển hết thành NaHCO3.
- Khi methyl da cam chuyển từ màu vàng sang da cam thì NaHCO3 đã phản ứng vừa hết với HCl.
Hãy xác định nồng độ mol/lít của NaOH và Na2CO3 trong hỗn hợp
Câu 21:

a) Tính thể tích dung dịch H2SO4 95,7% (d=1,84 g/ml) phải thêm vào 1 lít dung dịch H 2SO4 40%
(d=1,304 g/ml) để thu được dung dịch H2SO4 50%.

b) Tính số ml H2O cần thêm vào 250 ml dung dịch NaOH 1,25M để tạo thành dung dịch NaOH
0,5M. Giả sử sự hòa tan không làm thay đổi đáng kể thể tích dung dịch.
Câu 22:
Cho NaCl dư vào 25,00 ml AgNO3. Lọc kết tủa, làm khô, cân được 0,4306g. Mặt khác, nếu
chuẩn độ 50,00 ml AgNO3 trên thì hết 32,58 ml NH4SCN. Tính nồng độ mol của AgNO 3 và
NH4SCN.

Câu 23:

Lựa chọn một hóa chất thích hợp để phân biệt các dung dịch muối sau: NH 4Cl, (NH4)2SO4,
NaNO3, MgCl2, FeCl2, FeCl3, Al(NO3)3.

Câu 24:
Hòa tan 0,2940 gam K2Cr2O7 trong nước và chuyển vào bình định mức 200,00ml. Thêm nước
đến vạch. Lấy 25,00ml dung dịch thu được axit hóa bằng H 2SO4 thêm KI dư. Chuẩn độ I 2 giải
phóng ra hết 10,00ml Na2S2O3. Tính nồng độ mol của dung dịch Na2S2O3.

Câu 25:

a) Tính khối lượng CuSO4.5H2O và khối lượng nước cần lấy để pha thành 200 gam dung dịch
CuSO4 8%.
b) Tính khối lượng FeSO4.7H2O cần lấy để pha thành 250 ml dung dịch X, biết để kết tủa hết ion
Fe2+ trong 50 ml dung dịch X cần 15 gam dung dịch NaOH 40 %.

Câu 26:

Trộn dung dịch A chứa NaOH và dung dịch B chứa Ba(OH) 2 theo thể tích bằng nhau được dung
dịch C. Trung hòa 100 ml dung dịch C cần hết 35 ml dung dịch H 2SO4 2M và thu được 9,32 g kết
tủa. Tính nồng độ mol/lít của các dung dịch A và B.
Câu 27:

Xem H2SO4 và Ba(OH)2 điện li hoàn toàn theo 2 nấc. Hãy so sánh pH của các dung dịch sau có
cùng nồng độ và điều kiện . Giải thích.

a) Các dung dịch : HCl ; H2SO4 ; CH3COOH .


b) Các dung dịch : NaOH ; Ba(OH)2 ; NH3 .

Câu 28:

Có hai dung dịch H2SO4 là A và B.

a) Nếu hai dung dịch A và B được trộn lẫn theo tỷ lệ khối lượng 7:3 thì thu được dung dịch
C có nồng độ 29%. Tính nồng độ % của dung dịch A và dung dịch B. Biết nồng độ dung
dịch B bằng 2,5 lần nồng độ dung dịch A.

b) Lấy 50 ml dung dịch C (D = 1,27 g/ml) cho phản ứng với 200 ml dung dịch BaCl 2 1M.
Tính khối lượng kết tủa và nộng độ mol/lít của dung dịch E còn lại sau khi đã tách hết kết
tủa. Giả sử thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể.
Câu 29:

Trộn dung dịch A chứa NaOH và dung dịch B chứa Ba(OH) 2 theo thể tích bằng nhau được dung
dịch C. Trung hòa 100 ml dung dịch C cần hết 35 ml dung dịch H 2SO4 2M và thu được 9,32 g kết
tủa. Tính nồng độ mol/lít của các dung dịch A và B.
Câu 30:

Thêm từ từ 4,0 gam dung dịch H2SO4 49% vào nước và điều chỉnh lượng nước để thu được đúng
2 lít dung dịch A . Coi H2SO4 phân li hoàn toàn ở 2 nấc.

a) Tính nồng độ mol của ion H+ trong dung dịch A .

b) Tính thể tích dung dịch NaOH 1,8M cần thêm vào 0,5 lít dung dịch A để thu được

* dung dịch có pH = 2 ;
* dung dịch có pH = 12.

Câu 31:

X là dung dịch H2SO4 0,02M, Y là dung dịch NaOH 0,035M . Khi trộn lẫn dung dịch X với dung
dịch Y ta thu được dung dịch Z có thể tích bằng tổng thể tích hai dung dịch mang trộn và có pH =
2. Coi H2SO4 phân li hoàn toàn ở 2 nấc. Hãy tính tỉ lệ thể tích giữa dung dịch X và dung dịch Y .
Câu 32:

A là dung dịch H2SO4, B là dung dịch NaOH. Tiến hành các thí nghiệm sau :

- Trộn 0,2 lít A và 0,3 lít B thu được 0,5 lít dung dịch C . Để trung hoà 20 ml dung dịch C
cần 40 ml dung dịch HCl 0,5M.

- Trộn 0,3 lít A với 0,2 lít B thu được 0,5 lít dung dịch D. Để trung hoà 20 ml dung dịch D
cần 80 ml dung dịch NaOH 0,1M.
Tính nồng độ mol của H2SO4 và NaOH trong dung dịch A, B. Coi H2SO4 phân li hoàn
toàn ở 2 nấc.

Câu 33:

Trộn dung dịch Ba(OH)2 0,5 M với dung dịch KOH 0,5 M ( theo tỉ lệ thể tích 1:1 ) được 200 ml
dung dịch A. Tính thể tích dung dịch HNO3 10% (D = 1,1g/ml) cần để trung hoà 1/5 dung dịch
A.
Câu 34:

Dung dịch H2SO4 98% có khối lượng riêng D = 1,84 gam/ml. Hãy xác định nồng độ mol/lít, nồng
độ đương lượng gam/lít của dung dịch H2SO4 98%.
c) Từ dung dịch H2SO4 98% muốn thu được dung dịch H2SO4 20% thì phải pha loãng bao
nhiêu lần? Cho biết dung dịch H2SO4 20% có khối lượng riêng 1,14 gam/ml.

Câu 35: Trộn 250 ml dung dịch hỗn hợp HCl 0,08 mol/l và H 2SO4 0,01 mol/l với 250 ml
dung dịch Ba(OH)2 có nồng độ x mol/l thu được m gam kết tủa và 500 ml dung dịch có pH = 12.
Hãy tính m và x. Coi H2SO4, Ba(OH)2 điện li hoàn toàn cả hai nấc.

Câu 36:

Cho biết giá trị tích số hòa tan của AgCl là 1,6.10 -10. Kết tủa AgCl có tạo thành không trong hai
trường hợp sau:

a) Trộn 100 ml dung dịch AgNO3 0,1 M với 100 ml dung dịch KCl 0,04 M.

b) Trộn 20 ml dung dịch AgNO3 10-4 M với 30 ml dung dịch NaCl 10-6 M.

Câu 37:

Cho dung dịch HNO3 2M

a) Cần lấy bao nhiêu ml dung dịch NaOH 1,8 M thêm vào 100 ml dung dịch axit trên để
thu được dung dịch có pH =1.
b) Cần lấy bao nhiêu lít dung dịch NaOH 1,8 M thêm vào 1 lít dung dịch axit trên để thu
được dung dịch có pH =13.

Câu 38:

Hòa tan 7,1 gam Na2SO4 ; 7,45 gam KCl ; 2,925 gam NaCl vào nước để được 1 lít
dung dịch A.

a) Tính nồng độ mol/lít của mỗi ion trong dung dịch A.


b) Cần dùng bao nhiêu mol NaCl và bao nhiêu mol K2SO4 để pha thành 400 ml dung dịch
muối có nồng độ ion như trong dung dịch A.
c) Có thể dùng 2 muối KCl và Na2SO4 để pha thành 400 ml dung dịch muối có nồng độ ion
như dung dịch A được không? Vì sao ?

Câu 39:

Hòa tan hỗn hợp 2 chất rắn NaOH và NaHCO3 vào trong H2O được dung dịch A. Trình bày cách
nhận biết từng ion có mặt trong dung dịch A.

Câu 40:

Trình bày phương pháp hóa học để nhận biết từng cặp chất sau (chỉ dùng một thuốc thử)

a) AlCl3 và ZnCl2
b) CO2 và SO2

Câu 41:

Cho 3 lọ hóa chất riêng biệt đựng các dung dịch hỗn hợp gồm:

- Lọ 1: Na2CO3 và K2SO4

- Lọ 2: NaHCO3 và K2CO3

- Lọ 3: NaHCO3 và Na2SO4
Hãy dùng dung dịch HCl và dung dịch BaCl2 để phân biệt 3 lọ hóa chất trên.

Câu 42:
Dung dịch A chứa các ion: NH +, SO 2-, SO 2-, CO 2-, NO -. Bằng những phản ứng hóa học nào
4 4 3 3 3

có thể nhận biết từng loại anion có trong dung dịch.

Câu 43:

Không dùng thêm thuốc thử nào khác, hãy trình bày cách phân biệt 2 dung dịch riêng biệt mất
nhãn sau: HCl ; Na2CO3.
Câu 44:

Chỉ dùng HCl và H2O, hãy nhận biết các chất rắn sau đây đựng riêng trong các lọ mất nhãn: Al,
Ba , MgO, CuCl2, Al2O3, FeO, Fe2O3 và CaCO3.
Câu 45:

Cho dung dịch A chứa các ion: Na+, NH +, HCO -, CO 2-


và SO 2-
(không kể ion H+ và OH- của
4 3 3 4

H2O). Chỉ dùng quỳ tím và các dung dịch HCl, Ba(OH)2 có thể nhận biết được các ion nào trong
dung dịch A. Viết phương trình phản ứng, nếu có.

Câu 46: Cho Na dư vào dung dịch Al2(SO4)3 đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Nêu hiện
tượng quan sát được. Viết các phương trình phản ứng minh họa.

Câu 47: Lựa chọn một hóa chất thích hợp để phân biệt các dung dịch muối sau: NH4Cl,
(NH4)2SO4, NaNO3, MgCl2, FeCl2, FeCl3, Al(NO3)3. Viết đầy dủ phương trình phản ứng xảy ra.

Câu 48: Chỉ dùng quỳ tím, hãy trình bày phương pháp nhận biết các dung dịch sau:
BaCl2; NH4Cl; (NH4)SO4; NaOH; Na2CO3.

Câu 49:

Chỉ dùng CO2 và H2O, hãy trình bày phương pháp hóa học để nhận biết các chất rắn sau: NaCl,
Na2CO3, CaCO3, BaSO4. Viết phương trình phản ứng (nếu có).

Câu 50:

Hãy nêu phương pháp hóa học để nhận biết các dung dịch bị mất nhãn sau đây: AlCl 3, NaCl,
MgCl2, H2SO4. Cho biết có thể dùng một trong các thuốc thử sau: quỳ tím, Cu, Zn, dung dịch
NH3, HCl, NaOH, BaCl2, AgNO3, Pb(NO3)2.

Câu 51:

Chỉ được dùng kim loại, hãy nhận biết các dung dịch sau đây: HCl, HNO 3 đặc, AgNO3, KCl,
KOH. Nếu chỉ dùng một kim loại, có thể nhận biết được các dung dịch trên hay không? Vì sao ?

Câu 52:Có 6 lọ mất nhãn đựng riêng biệt từng dung dịch sau: K 2CO3, (NH4)2SO4, MgSO4,
Al2(SO4)3, FeSO4 và Fe2(SO4)3. Hãy dùng xút, trình bày cụ thể phương pháp để nhận biết các
dung dịch trên.
Câu 53:

Để định lượng natri clorid trong một dung dịch ta thực hiện như sau:
Trước hết ta cho chính xác 10,00 ml AgNO3 0,1M dư vào để tủa hòa toàn ion clorid trong dung
dịch. Sau đó chuẩn độ AgNO3 0,1M còn thừa thì cần dùng 6,5 ml dung dịch chuẩn KSCN 0,1M
a) Viết phương trình phản ứng xảy ra trong phép chuẩn độ trên
b) Hãy cho biết kỹ thuật chuẩn độ dùng để định lượng Natri clorid.
c) Tính khối lượng Natri clorid trong dung dịch trên.

Câu 54

Có 10,00 ml dung dịch Natri clorid chưa biết nồng độ. Để định lượng natri clorid trong
một dung dịch trên ta thực hiện như sau
Trước hết ta cho chính xác 10,00 ml AgNO 3 0,1M dư vào 10,00 ml dung dịch Natri clorid
để tủa hòa toàn ion clorid trong dung dịch. Sau đó chuẩn độ AgNO3 0,1M còn thừa thì
cần dùng 6,50 ml dung dịch chuẩn KSCN 0,1M
a. Viết phương trình phản ứng xảy ra trong phép chuẩn độ trên.
b. Hãy cho biết kỹ thuật chuẩn độ dùng để định lượng Natri clorid.
c. Tính nồng độ mol/l của dung dịch Natri clorid trên.

Câu 55

Thêm 25,00ml dung dịch AgNO3 0,1248M vào 20,00ml dung dịch NaCl, chuẩn độ
AgNO3 dư hết 11,54ml dung dịch KSCN 0,0875M.
a. Hãy cho biết kỹ thuật chuẩn độ dùng để định lượng Natri clorid nói trên.
b. Viết phương trình phản ứng xảy ra
c. Tính nồng độ phần trăm (kl/tt) của dung dịch Natri clorid trên
Câu 56

Hòa tan 0,294g K2Cr2O7 trong nước và pha loãng thành 200,0ml. Lấy 20,00ml dung dịch
trên, acid hóa bằng dung dịch H 2SO4 2M, thêm KI dư, chuẩn độ I 2 giải phóng ra hết
10,68ml Na2S2O3.
a. Viết phương trình phản ứng xảy ra
b. Tính nồng độ mol/lít của dung dịch Na2S2O3.
Câu 57

Có 10,00 ml dung dịch Natri clorid chưa biết nồng độ. Để định lượng natri clorid trong một dung
dịch trên ta thực hiện như sau:
Trước hết ta cho chính xác 10,00 ml AgNO 3 0,1M dư vào 10,00 ml dung dịch Natri clorid để tủa
hòa toàn ion clorid trong dung dịch. Sau đó chuẩn độ AgNO 3 0,1M còn thừa thì cần dùng 6,50 ml
dung dịch chuẩn KSCN 0,1M
a. Viết phương trình phản ứng xảy ra trong phép chuẩn độ trên
b. Hãy cho biết kỹ thuật chuẩn độ dùng để định lượng Natri clorid.

c. Tính nồng độ phần trăm (kl/tt) của dung dịch Natri clorid trên.

Câu 58
Để xác định hàm lượng CH3COOH trong một loại axit axetic đặc bán trên thị trường, ta
làm thí nghiệm sau:
Cân vào cốc cân có nắp 4,00 g axit đó, hòa tan vào bình định mức 250 ml bằng nước cất.
Dùng pipet lấy mỗi lần 50 ml đem chuẩn độ bằng dung dịch NaOH 0,5M. Kết quả trung
bình sau ba lần chuẩn độ là 18 ml NaOH.
a. Hãy cho biết kỹ thuật chuẩn độ dùng trong phương pháp xác định hàm lượng
CH3COOH trên.

b. Tính hàm lượng % theo khối lượng của CH 3COOH (M = 60,052) có trong axit thị
trường.

Câu 59
Để xác định hàm lượng CH3COOH trong một loại axit axetic đặc bán trên thị trường, ta
làm thí nghiệm sau:
Cân vào cốc cân có nắp 5,00 g axit đó, hòa tan vào bình định mức 250 ml bằng nước cất.
Dùng pipet lấy mỗi lần 50 ml đem chuẩn độ bằng dung dịch NaOH 0,5M. Kết quả trung
bình sau ba lần chuẩn độ là 30 ml NaOH.
a) Hãy cho biết kỹ thuật chuẩn độ dùng trong phương pháp xác định hàm lượng
CH3COOH trên

b) Tính hàm lượng % theo khối lượng của CH 3COOH (M = 60,052) có trong axit thị
trường.

Câu 60
Hòa tan 0,5873 gam K2Cr2O7 trong nước và chuyển vào bình định mức 250,00ml. Thêm nước
đến vạch. Lấy 50,00ml dung dịch thu được axit hóa bằng H 2SO4 thêm KI dư. Chuẩn độ I 2 giải
phóng ra hết 15,00ml Na2S2O3. Tính nồng độ mol của dung dịch Na2S2O3.
Câu 61
Cho NaCl dư vào 50,00 ml AgNO3. Lọc kết tủa, làm khô, cân được 0,2547g. Mặt khác, nếu
chuẩn độ 25,00 ml AgNO3 trên thì hết 15,45 ml NH4SCN. Tính nồng độ mol của AgNO 3 và
NH4SCN.

Câu 62
Một hỗn hợp X chỉ chứa NaCl và KCl. Hòa tan 0,5035 gam X vào nước rồi chuẩn độ bằng
AgNO3 theo phương pháp Mohr hết 35,25 ml AgNO3 0,2206 M. Tính % khối lượng của mỗi
muối trong hỗn hợp.

Câu 63
Hòa tan 0,525g CaCO3 nguyên chất trong HCl và pha loãng thành 100ml. Chuẩn độ 10ml dung
dịch thu được hết 29,60ml dung dịch Complexon III. Tính nồng độ mol của dung dịch
Complexon III.

Câu 64
Để chuẩn độ Fe3+ và Al3+ trong cùng một hỗn hợp người ta làm như sau: Lấy 25,00 ml dung dịch
hỗn hợp, điều chỉnh pH=2 rồi chuẩn độ Fe3+ bằng dung dịch chuẩn Complexon III 0,0105M thì
hết 11,00 ml. Tiếp theo thêm vào dung dịch ấy 50,00 ml dung dịch Complexon III nữa, đun nóng,
điều chỉnh pH của dung dịch đến 5 rồi chuẩn độ lượng Complexon III dư bằng dung dịch chuẩn
Fe3+ 0,0250 M thì hết 10,35 ml. Tính nồng độ mol của mỗi ion có trong dung dịch ban đầu.

Câu 65
Hòa tan 4,145g một mẫu hợp kim của nhôm. Tách bỏ các nguyên tố gây cản trở, thêm nước đến
500ml. Lấy 50ml dung dịch, thêm complexonat magie dư rồi chuẩn độ dung dịch thu được ở pH
= 9 với chỉ thị đen eriocrom T thì hết 35,5ml dung dịch Complexon III 0,25M. Tính hàm lượng
% của Al trong hợp kim.

Câu 66

Xác định hàm lượng aspirin dược dụng người ta làm như sau:
Cho vào bình nón 0,500g aspirin và 10ml cồn 96 o, lắc cho tan rồi cho vào đó vài giọt
phenolphtalein làm chỉ thị. Làm lạnh bình nón trong nước đá xuống 8 oC-10oC. Chuẩn độ
dung dịch này bằng NaOH 0,1N thì thể tích NaOH đọc được trên buret là 20 ml.
a) Hãy cho biết kỹ thuật chuẩn độ dùng trong phương pháp định lượng aspirin trên
b) Tính hàm lượng aspirin (M = 180) trong aspirin dược dụng trên biết aspirin phản
ứng với NaOH theo tỉ lệ 1:1 về số mol (trong điều kiện phản ứng).

Câu 67
Hòa tan 0,2537g CaCO3 nguyên chất trong HCl và pha loãng thành 500ml. Chuẩn độ 50ml dung
dịch thu được hết 14,35ml dung dịch Complexon III. Tính nồng độ mol của dung dịch
Complexon III.

Câu 68

Xác định hàm lượng aspirin dược dụng người ta làm như sau:
Cho vào bình nón 0,500g aspirin và 10ml cồn 96 o, lắc cho tan rồi cho vào đó vài giọt
phenolphtalein làm chỉ thị. Làm lạnh bình nón trong nước đá xuống 8 oC-10oC. Chuẩn độ dung
dịch này bằng NaOH 0,4M thì thể tích NaOH đọc được trên buret là 5,1 ml.
a. Hãy cho biết kỹ thuật chuẩn độ dùng trong phương pháp định lượng aspirin trên
b. Hãy cho biết dấu hiệu nhận biết điểm kết thúc khi chuẩn độ bằng phương pháp trên.
c. Tính hàm lượng aspirin (M = 180) trong aspirin (M = 180) dược dụng trên biết aspirin
phản ứng với NaOH theo tỉ lệ 1:1 về số mol (trong điều kiện phản ứng)

Câu 69: Để chuẩn độ Fe3+ và Al3+ trong cùng một hỗn hợp người ta làm như sau: Lấy 10,00 ml
dung dịch hỗn hợp, điều chỉnh pH=2 rồi chuẩn độ Fe 3+ bằng dung dịch chuẩn Complexon III
0,0204M thì hết 15,75 ml. Tiếp theo thêm vào dung dịch ấy 50,00 ml dung dịch Complexon III
nữa, đun nóng, điều chỉnh pH của dung dịch đến 5 rồi chuẩn độ lượng Complexon III dư bằng
dung dịch chuẩn Fe3+ 0,0135 M thì hết 25,85 ml. Tính nồng độ mol của mỗi ion có trong dung
dịch ban đầu.

Câu 70

Xác định hàm lượng aspirin dược dụng người ta làm như sau:

Cho vào bình nón 1,000g aspirin và 10ml cồn 96 o, lắc cho tan rồi cho vào đó vài giọt
phenolphtalein làm chỉ thị. Làm lạnh bình nón trong nước đá xuống 8oC-10oC. chuẩn độ dung
dịch này bằng NaOH 0,4 M thì thể tích NaOH đọc được trên buret là 8,2 ml.

a. Hãy cho biết kỹ thuật chuẩn độ dùng trong phương pháp định lượng aspirin trên.
b. Hãy cho biết dấu hiệu nhận biết điểm kết thúc khi chuẩn độ bằng phương pháp trên.

c. Tính hàm lượng aspirin (M = 180) trong aspirin (M = 180) dược dụng trên biết aspirin phản
ứng với NaOH theo tỉ lệ 1:1 về số mol (trong điều kiện phản ứng)

Câu 71
Hòa tan 5,932g một mẫu hợp kim của nhôm. Tách bỏ các nguyên tố gây cản trở, thêm nước đến
500ml. Lấy 50ml dung dịch, thêm complexonat magie dư rồi chuẩn độ dung dịch thu được ở pH
= 9 với chỉ thị đen eriocrom T thì hết 25,45ml dung dịch Complexon III 0,25M. Tính hàm lượng
% của Al trong hợp kim.

Câu 72

Để xác định hàm lượng Bari trong một mẫu BaCl2.2H2O người ta cân 0,6531g mẫu, hòa tan
thành 250 ml dung dịch. Lấy ra 50ml dung dịch cho phản ứng với acid sulfuric thì thu được
0,1241g kết tủa. Tính hàm lượng Bari trong mẫu.

Câu 73
Một hỗn hợp X chỉ chứa NaCl và KCl. Hòa tan 0,7345 gam X vào nước rồi chuẩn độ bằng
AgNO3 theo phương pháp Mohr hết 24,70 ml AgNO3 0,4690 M. Tính % khối lượng của mỗi
muối trong hỗn hợp.

Câu 74

Để xác định hàm lượng CaCO3 trong đá vôi người ta cân 0,5120g mẫu hòa tan thành 100 ml
dung dịch. Kết tủa ion Ca2+ trong 50 ml dung dịch đó dưới dạng CaC2O4. Sau khi lọc, rửa và
nung tủa đến khối lượng không đổi thu được 0,1g CaO.

a. Hãy cho biết dạng tủa và dạng cân trong phép phân tích trên

b. Tính hàm lượng CaCO3 trong mẫu.

Câu 75
Cho NaCl dư vào 10,00 ml AgNO3. Lọc kết tủa, làm khô, cân được 0,5045g. Mặt khác, nếu
chuẩn độ 25,00 ml AgNO3 trên thì hết 15,45 ml NH4SCN. Tính nồng độ mol của AgNO 3 và
NH4SCN.

Câu 76: Hút chính xác 10 ml một dung dịch HCl chưa biết nồng độ pha thành 100ml
dung dịch trong bình định mức. Lấy 5 ml dung dịch vừa pha loãng này đem chuẩn độ
bằng dung dịch chuẩn độ NaOH có nồng độ 0,5 M hết 4,3 ml.
Viết phương trình phản ứng xảy ra

Xác định nồng độ phần trăm (kl/tt) của dung dịch HCl đậm đặc ban đầu.

Câu 77:
Hòa tan 0,3540 gam K2Cr2O7 trong nước và chuyển vào bình định mức 100,00ml. Thêm nước
đến vạch. Lấy 25,00ml dung dịch thu được axit hóa bằng H 2SO4 thêm KI dư. Chuẩn độ I 2 giải
phóng ra hết 35,50ml Na2S2O3. Tính nồng độ mol của dung dịch Na2S2O3.

Câu 78:

Hút chính xác 10 ml một dung dịch HCl đậm đặc pha thành 250ml dung dịch trong bình định
mức. Lấy 10 ml dung dịch vừa pha loãng này đem chuẩn độ bằng dung dịch chuẩn độ NaOH có
nồng độ 0,5 M hết 7,3 ml. Xác định nồng độ phần trăm (kl/tt) của dung dịch HCl đậm đặc ban
đầu.

Câu 79

Hòa tan 0,9312g CaCO3 nguyên chất trong HCl và pha loãng thành 50ml. Chuẩn độ 10ml dung
dịch thu được hết 25,35ml dung dịch Complexon III. Tính nồng độ mol của dung dịch
Complexon III.

Câu 80
Định lượng NaHCO3 trong một chế phẩm thuốc trên thị trường người ta làm như sau:
Hòa tan 15,0000 g chế phẩm trong bình định mức 500 ml. Chuẩn độ 50ml dung dịch này bằng
dung dịch HCl 1M và dùng dung dịch methyl da cam làm chỉ thị
a. Hãy cho biết dấu hiệu nhận biết điểm kết thúc chuẩn độ.
b. Viết phương trình phản ứng xảy ra.
c. Nếu tại thời điểm kết thúc chuẩn độ thể tích HCl 1M tiêu tốn là 9,5ml thì hàm lượng phần
trăm NaHCO3 trong chế phẩm là bao nhiêu.

You might also like