You are on page 1of 3

ĐỀ THI NGÀY THỨ NHẤT

Câu I (4 điểm):
1 (1đ). Cho các dụng cụ và hóa chất sau: Cốc thủy tinh chịu nhiệt, giá đỡ, đèn cồn, đũa thủy tinh,
tristearin; dung dịch NaOH 40%; nước cất; dung dịch NaCl bão hòa.
a) Hãy nêu cách tiến hành thí nghiệm xà phòng hóa tristearin.
b) Giải thích vai trò của dung dịch NaCl trong thí nghiệm trên.

2 (3đ). Để pha chế 10,0 lít dung dịch sát khuẩn sử dụng trong phòng dịch Covid-19, Tổ chức Y tế
Thế giới WHO giới thiệu một công thức như sau:

Dung dịch etanol (rượu etylic) 96o 833,3 ml


Dung dịch hidro peoxit 3% 417 ml
Dung dịch glyxerol 98% 145 ml
Nước cất đã đun sôi, để nguội Phần còn lại

a) Hãy cho biết vai trò của hiđro peroxit và glixerol trong dung dịch trên
b) Độ ancol cho biết số ml rượu etylic nguyên chất (d = 0,8 g/ml) có trong 100 ml dung dịch ancol.
Tính khối lượng etanol có trong 833,3 ml ancol 96o ở trên.
c) Khi đun nhẹ hoặc có mặt xúc tác MnO 2, H2O2 bị phân hủy tạo ra khí oxi và nước. Đun nhẹ 100
gam dung dịch H2O2 34% một thời gian thu được dung dịch H 2O2 17%. Bỏ qua sự bay hơi nước, tính
thể tích khí oxi sinh ra (đktc).
d) Lập luận để so sánh độ dài liên kết O-O trong các phân tử H2O2, O2, O3.

Câu II (2đ) Cacborundum SiC kết tinh theo cấu trúc kiểu sphalerit với cạnh của ô cơ sở là a = 434
pm.
a. Vẽ cấu trúc một ô cơ sở của cacborundum, cho biết số phối trí của các nguyên tử khác nhau.
b. Tính bán kính của nguyên tử silic, biết bán kính nguyên tử cacbon 77,3 pm.
c. Xác định độ đặc khít của ô mạng và khối lượng riêng của cacborundum.

Câu III (2đ): Chỉ thị axit - bazơ thường là các axit hoặc bazơ yếu. Để xác định hằng số phân li axit
của chỉ thị, ta dùng phương pháp đo quang. Chỉ thị HIn là một đơn axit yếu có pK a ≈ 8, chỉ thị này có
dạng HIn hấp thụ quang cực đại ở bước sóng 520 nm còn dạng ánh sáng ở bước sóng này yếu hơn.
Để xác định chính xác hằng số pKa của chất chỉ thị HIn, người ta chuẩn bị 3 dung dịch chất chỉ thị có
cùng nồng độ mol/l nhưng được điều chỉnh ở các pH khác nhau. Tiến hành đo mật độ quang của 3
dung dịch đó tại bước sóng 520 nm, kết quả được đưa ra ở bảng sau:
pH 1,0 7,4 13,0
Mật độ quang A 0,90 0,64 0,10
Xác định hằng số phân li axit Ka của chất chỉ thị này.
Câu IV (3đ): Hòa tan hết 63,28 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4, Fe(NO3)2 và Cu trong dung dịch chứa
1,44 mol HNO3 và 0,24 mol NaNO3. Sau phản ứng thu được dung dịch Y (không chứa NH4+), hỗn
hợp khí Z gồm t mol NO2 và 0,04 mol NO. Biết Y hòa tan tối đa 12,8 gam Cu, thu được t mol khí NO
(sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch T chứa 166,96 gam muối. Tính phần trăm khối lượng của mỗi
chất trong hỗn hợp X. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.

Câu V (4đ) Tương tự như nước, ở trạng thái lỏng nguyên chất, amoniac có thể tự phân ly thành các
ion NH2- và NH4+.
Δf Ho239, NH = - 46,19 kJ/mol; Δ f Ho239, , (dd) = 42,3 kJ/mol; Δ f H o239, , = - 67,4 kJ/mol
3(k) NH
2 NH (dd)
Biết: Sinh nhiệt 4

Δ hh Ho239, NH = 23,27 kJ/mol


Nhiệt hóa hơi của amoniac tại nhiệt độ sôi (Ts = 239K); 3(l )

a. Tính biến thiên enthalpy của quá trình tự phân ly amoniac trong pha lỏng.
b. Giả sử amoniac luôn tồn tại dạng lỏng, hãy xác định nhiệt độ mà tại đó hằng số tự ion của
amoniac bằng của nước ở điều kiện chuẩn. Biết tại nhiệt độ sôi thường của amoniac, hằng số tự ion
hóa của amoniac là K = 10-22.
c. Tại nhiệt độ tìm được ở câu b, hãy xác định áp suất (bar) mà tại nhiệt độ đó amoniac sôi.
d. Amoniac có thể dùng làm dung môi trong các
phản ứng hóa học, nó có thể hòa tan khá nhiều chất.
Một oxit của A hòa tan trong dung dịch đậm đặc
amoniac thu được các sản phẩm B và C. A chứa kim
loại và là một thành phần của phân bón hóa học, tác
dụng của A làm tăng lượng đường trong quả, làm quả
thơn ngon, quang phổ của nguyên tử A cho vạch tím
đặc trưng. Sơ đồ liên hệ các phản ứng liên quan cho ở hình bên. Biết rằng A, G, E và D đều là các
hợp chất 2 nguyên tố. E và F là các muối vô cơ, có thể sử dụng làm phân bón trực tiếp cho cây trồng,
hòa tan E hoặc F trong nước thu được các dung dịch E hoặc F và nhiệt độ của hệ đều giảm. Hoàn
thành sơ đồ liên hệ các chất trên.
e. Hòa tan G trong nước thu được hai chất X và Y có cùng thành phần định tính. Viết phản ứng
và xác định các hợp chất X và Y.
f. Đề nghị hai phương pháp khác điều chế C.

Câu VI (5đ) Dung dịch X gồm HCl 0,300M và H2C2O4 0,400M. Dung dịch Y gồm CaCl2 0,020M và
BaCl2 0,020M.
1. Tính pH của dung dịch X.
2. Trộn 10,00 ml dung dịch X với 10,00 mL dung dịch Y, thu được 20,00 ml dung dịch hỗn
hợp Z. Bằng tính toán hãy cho biết có kết tủa tách ra từ dung dịch hỗn hợp Z hay không? Nếu có, hãy
cho biết thành phần kết tủa.
3. Cho từ từ NaOH vào 20,00 ml dung dịch hỗn hợp Z đến khi kết tủa hoàn toàn cả hai ion
Ca và Ba2+ với oxalat thì hết m gam NaOH. Biết rằng các ion được coi là kết tủa hoàn toàn nếu nồng
2+

độ còn lại của ion đó trong dung dịch  10−6 M, coi thể tích dung dịch không đổi sau khi thêm NaOH.
Tính giá trị của m.
4. Lọc tách kết tủa thu được ở ý 3, hoà tan hoàn toàn kết tủa trong 50,00 ml dung dịch HClO 4
rồi điều chỉnh pH của dung dịch đến pH = 0, thu được 50,00 ml dung dịch T. Chuẩn độ 10,00 ml
dung dịch T bằng dung dịch KMnO4 nồng độ 2,00.10–3 M.
a. Viết phản ứng chuẩn độ và tính hằng số cân bằng của phản ứng chuẩn độ.
b. Tính thể tích dung dịch KMnO4 cần dùng để chuẩn độ đến điểm tương đương.
c. Tính thế của điện cực Pt nhúng trong bình chuẩn độ tại các thời điểm chuẩn độ hết một nửa
lượng axit oxalic (coi pH của dung dịch được giữ cố định bằng 0 trong suốt quá trình chuẩn độ).
Cho biết: pKS(CaC2O4) = 8,75; pKS(BaC2O4) = 6,80; pKa1(H2C2O4) = 1,25; pKa2(H2C2O4) = 4,27;
Eo(MnO4–, H+/Mn2+) = 1,510V; Eo(CO2(k), H+/H2C2O4) = –0,490 V.
Hằng số Henry của CO2 là KH = 3,4.10–2 mol.L–1.atm–1.
Bỏ qua các quá trình tạo phức hidroxo của các cation Ca2+ và Ba2+.

You might also like