You are on page 1of 4

ĐỀ ÔN TẬP SỐ 17

Câu I (4,0 điểm)


1.Dựa vào đồ thị dưới đây và trả lời các câu hỏi sau:
(a) Cho biết độ dài liên kết H-H trong phân tử H2 và H2+.
(b) Cho biết năng lượng ion hóa của phân tử H2 và năng lượng ion hóa của nguyên tử Hidro.
(c) Nếu sử dụng dòng điện từ có tần số 3,9.1015 Hz để ion hóa H2 thì sẽ giải phóng được dòng
electron có tốc độ là bao nhiêu?

2. Khi đổ axit sunfuric vào pyrolusite (ảnh) - một


dạng đồng hình của mangan đioxit, thì Carl
Scheele đã nhận được chất khí A – sau này được
xác định là một đơn chất.

a. Xác định chất A. Viết phương trình hóa học


minh họa phản ứng thí nghiệm của Scheele.
b. Tại sao không thể sử dụng axit clohidric trong thí nghiệm Scheele
để tạo thành A? Giải thích bằng phương trình phản ứng.
Pyrolusite có cấu trúc tinh thể như hình bên với ô mạng cơ sở
có a = b = 4,4 Å; c = 2,9 Å.

c. Tính khối lượng riêng của pyrolusite.

3. Các hình ảnh orbital dưới đây biểu diễn các MO tính toán được của phân tử PN:


 
(a) Với mỗi MO được đưa ra ở trên, hãy xác định nó là σ hay π-MO và là obitan liên kết hay
phản liên kết? Sắp xếp các obitan theo chiều năng lượng tăng dần.
(b) Viết cấu hình electron theo giản đồ MO và giải thích từ tính của phân tử PN.

Câu II (4,0 điểm)


1. Cuối thế kỉ 19, người ta đã nhận thấy rằng khi phóng điện hoặc nung nóng cacbon monoxit
đến khoảng 550oC thì thu được một hỗn hợp khí gọi là “oxicacbon”. Hợp chất cacbon suboxit
(C3O2) được tìm ra vào năm 1873, C2O vào năm 1961, còn C2O2 thì mãi tới năm 2015 mới có
bằng chứng thực nghiệm về nó.
(a) Đề nghị công thức Lewis và hình dạng phân tử cho C3O2. Biết rằng nó bền ở điều kiện thường
và có momen lưỡng cực μ = 0.
(b) Sắp xếp các chất C3O2, N2, NO và CO theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi và giải thích ngắn
gọn. Có thể dự đoán được thứ tự về nhiệt độ nóng chảy của các chất đó được không, vì sao?
(c) Khi cho cacbon suboxit phản ứng lần lượt với H2O, NH3 và HCl thì thu được các hợp chất
bền có công thức phân tử tương ứng là C3H4O4, C3H6N2O2 và C3H2Cl2O2. Viết cơ chế phản ứng
và công thức cấu tạo các chất thu được.
2.Ở nhiệt độ thường, ba hợp chất A, B, C tạo thành các chất rắn kết tinh màu trắng. Trong cả ba
hợp chất này đều có tỉ lệ n(Pt):n(Cl):n(NH3) = 1:2:2. A tan trong các dung môi phân cực như
etanol, trong khi đó B tan trong xăng ete (một hỗn hợp của các hidrocacbon) và cacbon
tetraclorua. A và B là các chất không điện li, còn C là chất điện li mạnh. Một trong các hợp chất
này được dùng trong điều trị ung thư.
(a) Xác định cấu trúc A, B, C.
(b) Giải thích tại sao A tan trong các dung môi phân cực, còn B tan trong các dung môi không
phân cực?
3. Chất lỏng A trong suốt, không màu; về thành phần khối lượng, A có chứa 8,3% hiđro; 59,0%
oxi còn lại là clo; khi đun nóng A đến 1100C thấy tách ra khí X đồng thời khối lượng giảm đi
16,8% khi đó chất lỏng A trở thành chất lỏng B. Khi làm lạnh A ở dưới 00C, thoạt đầu tách ra
tinh thể Y không chứa clo, còn khi làm lạnh chậm ở nhiệt độ thấp hơn nữa sẽ tách ra tinh thể Z
chứa 65% clo về khối lượng. Khi làm nóng chảy tinh thể Z có thoát ra khí X.
a. Cho biết công thức và thành phần khối lượng của A, B, X, Y, Z.
b. Giải thích vì sao khi làm nóng chảy Z có thoát ra khí X.
c. Viết phương trình hóa học của chất lỏng B với 3 chất vô cơ, 2 chất hữu cơ thuộc các loại chất
khác nhau.

Câu III (4,0 điểm)


1. Cho các số liệu nhiệt động học sau:
Chất CO2(k) H2O(k) CH4(k) N2(k) H2O(l)
0 -1
∆H f (kJ.mol ) -393,5 -241,8 -74,9 0 -285,9
-1 -1
Cp (J.K . mol ) 37 33 35 29 75

(a) Tính hiệu ứng nhiệt (∆H1) cho quá trình sau trong điều kiện đẳng nhiệt ở 298K và 1 bar:
CH4(k, 298K) + 2 O2(k, 298K) → CO2(k, 298K) + 2H2O(k, 298K)
(b) Tính hiệu ứng nhiệt (∆H2), cho quá trình sau trong điều kiện không đẳng nhiệt ở 1 bar (coi
nhiệt dung của các chất không phụ thuộc vào nhiệt độ):
CH4(k, 298K) + 2 O2(k, 298K) → CO2(k, 498K) + 2H2O(k, 498K)


 
(c) Trong một máy hơi nước, ngọn lửa của metan sẽ đốt nóng hơi nước trong bình chứa. Trong
bom phản ứng chứa 1 mol metan và 10 mol không khí (2 mol oxi và 8 mol nitơ). Giả sử tất cả
các khí đưa vào (metan và không khí) đều có nhiệt độ 298K, các sản phảm đều có nhiệt độ 498K
và phản ứng là hoàn toàn. Toàn bộ lượng nhiệt này được truyền cho một lượng nước lỏng là 200
gam. Hãy tính nhiệt độ cuối cùng của lượng nước này (biết nước ban đầu ở thể lỏng, nhiệt độ
250C).
2. Hệ số hấp thụ phân tử gam của anilin (C6H5NH2) ở bước sóng 280 nm là 1,48.103 mol.l-1.cm-
1
. Dạng proton hóa của anilin C6H5NH3+ không hấp thụ ở bước sóng này. Độ truyền quang của
anilin 2,10-4 M trong cuvet có chiều dài l = 20 mm cũng ở bước sóng này là 0,92. Tính pH của
dung dịch chứa C6H5NH3+. Cho biết: Ka (C6H5NH3+) = 10-4,8
3. Thả một viên nước đá có khối lượng 20 gam ở -25 oC vào 200 ml rượu Vodka-Hà Nội 39,5o
(giả thiết chỉ chứa nước và rượu) để ở nhiệt độ 25 oC. Tính biến thiên entropi của quá trình thả viên
nước đá vào rượu trên đến khi hệ đạt cân bằng. Coi hệ được xét là cô lập.
Cho: R = 8,314 J.mol-1.K-1; khối lượng riêng của nước là 1g.ml-1 và của rượu là 0,8 g.ml-1; nhiệt dung
đẳng áp của nước đá là 37,66 J.mol-1.K-1, của nước lỏng là 75,31 J.mol-1.K-1 và của rượu là 113,00 J.mol-
1 -1
.K . Nhiệt nóng chảy của nước đá là 6,009 kJ.mol-1.
Câu IV (4,0 điểm)
1. Pin nhiên liệu hiện nay đang được các nhà khoa học hết sức quan tâm. Pin này hoạt động dựa
trên phản ứng: 2CH3OH(l) + 3O2(k) → 2CO2(k) + 4H2O(l)
(a) Viết sơ đồ pin và các phản ứng xảy ra tại các điện cực sao cho khi pin hoạt động xảy ra phản
ứng trên.
(b) Cho thế chuẩn của pin E° = 1,21V, hãy tính biến thiên năng lượng Gibbs ΔG° của phản ứng.
(c) Biết thế điện cực chuẩn của Catot ở pH=0 là 1,23V. Hãy tính giá trị E°c ở pH=14. Không tính
toán hãy so sánh E°pin ở pH = 0 và pH=14.
(d) Nêu những ưu điểm của việc sử dụng phản ứng này trong pin nhiên liệu so với việc đốt cháy
CH3OH.
2. Theo nghiên cứu, trong môi trường axit, ion hidrosunfit bị ion hidrocromat oxi hóa theo
phương trình tốc độ phản ứng: v  k[ HCrO 4 ].[HSO3 ] 2 [ H  ] .
- Thí nghiệm 1: thực hiện phản ứng trong dung dịch đệm ở pH = 5 với nồng độ ban đầu các ion

[ HCrO 4 ]0  104 (M ) ; [ HSO3 ]0  0,1( M ) thì sau 15s, nồng độ ion HCrO4 giảm một nửa.
- Thí nghiệm 2: thực hiện phản ứng trong dung dịch đệm ở pH = 5 nhưng thay nồng độ ban đầu
 
[HCrO4 ]0 = 0,01M và [HSO3 ]0 = 0,015M. Tính thời gian để HCrO4 giảm còn 12,5% lượng ban
đầu.
Câu V (4,0 điểm)
1. Trộn 1 ml H3PO4 0,10M với 1 ml CaCl2 0,010M được hỗn hợp X. Hỗn hợp X có xuất hiện
kết tủa không? Giải thích bằng định lượng.
2. Dung dịch X là hỗn hợp của H3PO4 và KHSO4 0,010 M.
a. Để xác định nồng độ của H3PO4, người ta tiến hành chuẩn độ dung dịch X bằng dung dịch
NaOH. Có thể chọn chất nào làm chỉ thị cho phép chuẩn độ trên trong số các chỉ thị metyl da
cam (pT = 4,0), Clorophenol đỏ (pT = 4,8), metyl đỏ ( pT = 5,0), phenol đỏ (pT = 6,4),
phenolphtalein (pT = 8,0), thimolphtalein (pT = 9,4) và cho biết sự thay đổi màu của chất chỉ thị
được chọn?
b. Sử dụng máy đo pH thì xác định được dung dịch X có pHX = 2,03. Tính nồng độ mol của
H3PO4.
Cho: H3PO4 có pKa1 = 2,15; pKa2 = 7,21; pKa3 = 12,32; HSO4- có pKa = 1,99; pKs (CaHPO4) =
6,60; pKs (Ca3(PO4)2) = 26,60.


 
3. Dung dich A gồm CrCl3 0,010 M và FeCl2 0,100M
a) Tính pH của dung dịch A
b) Tính pH của dung dịch A để bắt đầu xuất hiện kết tủa Cr(OH)3 và kết tủa hoàn toàn
Cr(OH)3 (coi một ion được kết tủa hoàn toàn nếu nồng độ còn lại của ion đó trong dung dịch
nhỏ hơn hoặc bằng 1,0.10-6 M)
Cho biết:

Cr 3  H 2O CrOH 2  H  * 1  103,8
Fe2  H 2O FeOH   H  *  2  105,92
Cr (OH )3 Cr 3  3OH  K s  1029,8
Cr (OH )3  OH  Cr (OH ) 4  K 1


 

You might also like