You are on page 1of 4

ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 1

Câu 1: Hãy giải thích vì sao:


a) Trong các hợp chất magie tồn tại ở dạng Mg 2+ nhưng không tồn tại ở dạng Mg +, mặc dù
đối với nguyên tử Mg, năng lượng ion hoá thứ hai (15,035 eV) lớn gần gấp đôi năng lượng ion hoá
thứ nhất (7,646 eV)?
b) Ti (z = 22) tạo được các ion có điện tích khác nhau: +2, +3, +4, trong đó ion Ti(II) và
Ti(III) đều có màu, còn Ti(IV) không?
c) CO2 là chất khí ở nhiệt độ phòng, còn SiO2 có nhiệt độ nóng chảy rất cao.
d) N tạo được hợp chất NF3 nhưng không tạo được hợp chất NF 5, trong khi đó P tạo được
cả hợp chất PF3 lẫn PF5 và các triflorua đều là tháp tam giác, còn pentaflorua là lưỡng chóp tam
giác.
Câu 2: Nghiên cứu động học của phản ứng : NO(k) + O3(k) � NO2(k) + O2(k) (1) ở 250C được một
số kết quả sau đây:
C0, NO (M) C0, O3 (M) v0, (M.s-1)
1 2 2,4.1010
2 4 9,6.1010
2 1 2,4.1010
2.1. Tính các giá trị v0 theo atm.s-1?
2.2. Tính hằng số tốc độ k của phản ứng ở 250C?
2.3. Tính giá trị hằng số Areniuyt của phản ứng? Biết Ea = 11,7 KJ/mol.
2.4. Tính hằng số cân bằng của phản ứng (1) ở 750C ?
Câu 3: Hợp chất XY2 có tổng số proton trong phân tử là 50. X và Y là hai nguyên tố thuộc 2 nhóm
A kế tiếp. Electron cuối cùng của nguyên tử nguyên tố Y có tổng đại số các số lượng tử là 3,5; trong
đó tổng (n+ l ) bằng 4.
3.1. Xác định công thức hợp chất XY2 ?
3.2. Ở điều kiện thường XY2 là chất lỏng, màu đỏ, kém bền, phân hủy dần ở nhiệt độ thường thành
chất lỏng A không màu và khí B màu vàng lục. A phản ứng với nước tạo ra khí C mùi hắc, chất rắn
D màu vàng và axit E. A được tạo ra khi cho khí B khô tác dụng với D nóng chảy (lấy dư). Khí B
phản ứng với khí C có mặt chất xúc tác là long não tạo thành chất lỏng F không màu, mùi khó
chịu, bốc khói trong không khí ẩm. Cho axit E (đặc) tác dụng với chất rắn G màu đen tím thì thu
được khí B. Xác định các chất A, B, C, D, E,... và viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Câu 4:
1. Sắp xếp theo thứ tự tăng dần sự biến thiên độ bền liên kết, tính axít, bazơ của các hợp chất
hiđrua cộng hoá trị trong dãy sau và giải thích: CH4, NH3, H2O, HF.
2. Sắp xếp theo thứ tự tăng dần sự biến thiên góc liên kết trong dãy: CH4, NH3, H2O.
3. Giải thích tại sao ở điều kiện thường CO2 là chất khí còn SiO2 là chất rắn có nhiệt độ nóng chảy
rất cao ?
4. Hãy giải thích tại sao:
- Phân tử BF3 tồn tại nhưng phân tử BH3 không tồn tại?
- Axit orthoboric H3BO3 là axit một lần axit?
Câu 5: Dung dịch A gồm H2C2O4 0,1M và axit HA.
1. Để trung hòa hoàn toàn 10 ml dung dịch A cần 25 ml dung dịch NaOH 0,12M. Tính nồng độ
HA.
2.Tính pKa(HA) biết độ điện li của HA trong dung dịch A bằng 3,34.10-2 %.
3.Thêm 90 ml dung dịch NH3 0,04M vào 10 ml dung dịch A thì pH bằng bao nhiêu?
Cho H2C2O4 có pKa1 = 1,25 và pKa2 = 4,27. NH4+ có pKa = 9,24.
Câu 6:
1. Đốt cháy hoàn toàn 4,4g sunfua của kim loại M (công thức MS) trong oxi dư. Chất rắn sau phản
ứng đem hoà tan trong 1 lượng vừa đủ dung dịch HNO 3 37,8% thấy nồng độ phần trăm của muối
trong dung dịch thu được là 41,72%. Khi làm lạnh dung dịch này thì thoát ra 8,08g muối rắn. Lọc
Trang 1/4
tách muối rắn thấy nồng độ phần trăm của muối trong dung dịch là 34,7%. Xác định công thức
muối rắn.
2.
a. Độ bền đối với nhiệt từ HF đến HI thay đổi như thế nào? Có phù hợp với sự thay đổi nhiệt
độ nóng chảy và nhiệt độ sôi không?
b. Điclo oxit ClO2 là một chất khí được dùng để tẩy trắng trong sản xuất giấy. Phương pháp tốt
nhất để điều chế ClO2 trong phòng thí nghiệm là cho hỗn hợp KClO3 và H2C2O4 tác dụng với H2SO4
loãng. Trong công nghiệp ClO2 được điều chế bằng cách cho NaClO3 tác dụng với SO2 có mặt H2SO4
4M.
* Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
* ClO2 là hợp chất dễ gây nổ, tại sao điều chế ClO 2 trong phòng thí nghiệm theo phương pháp
trên tương đối an toàn?
Câu 7:
Cho X là một muối nhôm khan, Y là một muối vô cơ khan. Hòa tan a gam hỗn hợp cùng số
mol hai muối X và Y vào nước được dung dịch A. Thêm từ từ dung dịch Ba(OH) 2 vào dung dịch A
cho tới dư được dung dịch B, khí C và kết tủa D. Axit hóa dung dịch B bằng HNO 3 rồi thêm
AgNO3 vào thấy xuất hiện kết tủa màu trắng bị đen dần khi để ngoài ánh sáng. Khi thêm Ba(OH) 2
vào A, lượng kết tủa D đạt giá trị lớn nhất (kết tủa E), sau đó đạt giá trị nhỏ nhất (kết tủa F). Nung
các kết tủa E, F tới khối lượng không đổi thu được 6,248 gam và 5,126 gam các chất rắn tương
ứng. F không tan trong axit mạnh.
1. Hỏi X, Y là các muối gì?
2. Tính a và thể tích khí C ở đktc ứng với giá trị D lớn nhất.
Câu 8:
Kim loại A phản ứng với phi kim B tạo hợp chất C màu vàng cam. Cho 0,1 mol hợp chất C
phản ứng với CO2 (d) tạo thành hợp chất D và 2,4 gam B. Hòa tan hoàn toàn D vào nớc, dung dịch
D phản ứng hết 100 ml dung dịch HCl 1 M giải phóng 1,12 l khí CO2 (đktc). Hãy xác định A, B,
C, D và viết các phương trình phản ứng xảy ra. Biết hợp chất C chứa 45,07 % B theo khối lợng;
hợp chất D không bị phân tích khi nóng chảy.
Câu 9:
Phản ứng chuyển hóa: N2O4 � 2NO2 là vấn đề về cân bằng hóa học được thảo luận nhiều.
Cho biết hằng số cân bằng Kp ở 295K và 315K lần lượt là 0,100 và 0,400. Nạp một lượng xác định
hỗn hợp khí trên vào một bình chứa đặc biệt có piston. Áp suất tổng của hệ luôn được duy trì là
1bar nhờ chuyển động của piston (1 bar = 100kPa)
a. Tính áp suất riêng phần của N2O4 và NO2 khi hệ đạt cân bằng ở 295K.
b. Tăng nhiệt độ lên 315K. Tính áp suất riêng phần của N2O4 và NO2 khi hệ đạt cân bằng.
c. Tính tỉ lệ thể tích và tỉ lệ số mol của hai hệ ở 295K và 315K.
d. Vẫn giữ nguyên điều kiện đẳng áp, tiếp tục tăng nhiệt độ thì áp suất riêng phần cực đại (về lí
thuyết, bỏ qua các phản ứng khác) của NO2 có thể đạt tới là bao nhiêu?
e. Hệ được đặt trong điều kiện áp suất ngoài không đổi. Tăng nhiệt độ từ 295K lên 315K, cân bằng
chuyển dịch theo chiều nào?
Câu 10:
Hòa tan hoàn toàn 6,3175 gam hỗn hợp muối NaCl, KCl và MgCl2 vào nước rồi thêm vào
đó 100ml dung dịch AgNO3 1,2M. Sau phản ứng lọc tách kết tủa A và dung dịch B. Cho 2,0 gam
Mg vào dung dịch B, sau khi phản ứng kết thúc lọc tách riêng kết tủa C và dung dịch D. Cho kết
tủa C vào dung dịch HCl loãng dư, sau phản ứng thấy khối lượng C giảm đi 1,844 gam. Thêm
NaOH dư vào dung dịch D, lọc lấy kết tủa nung đến khối lượng không đổi thu được 0,3 gam chất
rắn E.
a. Tính khối lượng các kết tủa A, C.
b. Tính % khối lượng các muối trong hỗn hợp ban đầu.
Câu 11:

Trang 2/4
Sục khí A vào dung dịch chứa chất B ta được chất rắn C màu vàng và dung dịch D. Khí A
có màu vàng lục tác dụng với khí X tạo ra C và F. Nếu X tác dụng với khí A trong nước tạo ra Y
và F, rồi thêm BaCl2 vào dung dịch thì có kết tủa trắng. A tác dụng với dung dịch chất G là muối
nitrat kim loại tạo ra kết tủa H màu đen. Đốt cháy H bởi oxi ta được chất lỏng I màu trắng bạc.
Xác định A, B, C, F, G, H, I, X, Y và viết phương trình hóa học của các phản ứng.
Câu 12:
Bột Talc (bột tan) là loại khoáng chất tự nhiên, màu trắng đã nghiền nhỏ, được ứng
dụng làm phụ gia cho nhiều ngành công nghiệp như: giấy, sơn, cao su, thực phẩm, dược
phẩm, mỹ phẩm, sứ, dây cáp điện… Thành phần của bột Talc gồm Mg (19,05%); Si (29,63%)
theo khối lượng, còn lại là H và O. Xác định công thức của bột Talc.
Câu 13:
Cho từ từ khí CO qua ống chứa 6,4gam CuO đun nóng. Khí ra khỏi ống được hấp thụ hoàn
toàn bằng 150ml dung dịch nước vôi trong nồng độ 0,1M thấy tách ra 1,0 gam kết tủa trắng, đun
sôi phần nước lọc lại thấy có vẩn đục. Chất rắn còn lại trong ống được cho vào 500ml dung dịch
HNO3 0,32M thoát ra V1 lít khí NO. Nếu thêm 760ml dung dịch HCl 1,333M vào dung dịch sau
phản ứng thì lại thoát ra thêm V2 lít khí NO nữa. Nếu tiếp tục thêm 24 gam Mg thì thấy thoát ra V 3
lít khí hỗn hợp khí N2 và H2, lọc dung dịch cuối cùng thu được chất rắn X.
a. Viết phương trình phản ứng và tính V1,V2,V3 (đktc).
b. Tính thành phần X (giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn).
Câu 14:
Hãy giải thích vì sao:
(a) Trong các hợp chất magie tồn tại ở dạng Mg 2+ nhưng không tồn tại ở dạng Mg +, mặc dù đối
với nguyên tử Mg, năng lượng ion hoá thứ hai (15,035 eV) lớn gần gấp đôi năng lượng ion hoá
thứ nhất (7,646 eV)?
(b) N tạo được hợp chất NF3 nhưng không tạo được hợp chất NF4, trong khi đó P tạo được cả
hợp chất PF3 lẫn PF5 và các triflorua đều là tháp tam giác, còn pentaflorua là lưỡng chóp tam
giác.
Câu 15:
1 Tính pH của dung dịch A gồm KCN 0,120 M; NH3 0,150 M và KOH 5,00.10-3 M.
2 Tính thể tích dung dịch HCl 0,210 M cần cho vào 50,00 mL dung dịch A để pH của hỗn hợp thu
được bằng 9,24.
Cho biết pKa của HCN là 9,35; của NH4+là 9,24; của H2S là 7,00 và 12,92;
Câu 16:
Viết các phương trình phản ứng xảy ra trong các trường hợp sau:
a) Ozon oxi hóa ion iodua trong môi trường trung tính.
b) Sục khí cacbonic qua nước Giaven.
c) Sục khí clo đến dư vào dung dịch FeI2.
d) Sục khí flo qua dung dịch NaOH loãng lạnh.
Câu 17:
I2O5 là một chất rắn tinh thể màu trắng, có khả năng định lượng với CO. Để xác định hàm
lượng khí CO có trong một mẫu khí ta lấy 300 mL mẫu khí cho tác dụng hoàn toàn với một lượng
dư I2O5 ở nhiệt độ cao. Lượng iot sinh ra được chuẩn độ bằng dung dịch Na 2S2O3 0,100M. Hãy xác
định phần trăm về thể tích của CO trong hỗn hợp khí. Biết rằng thể tích Na 2S2O3 cần dùng là 16,00
mL. Biết thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn.
Câu 18:
Cho m (g) muối halogen của một kim loại kiềm phản ứng với 200 ml dung dịch axít H 2SO4
đặc, nóng (lấy dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được khí X và hỗn hợp sản phẩm Y.
Dẫn khí X qua dung dịch Pb(NO3)2 thu được 23,9 (g) kết tủa mầu đen. Làm bay hơi nước cẩn thận
hỗn hợp sản phẩm Y thu được 171,2 (g) chất rắn A. Nung A đến khối lượng không đổi thu được
muối duy nhất B có khối lượng 69,6(g). Nếu cho dung dịch BaCl 2 lấy dư vào Y thì thu được kết
tủa Z có khối lượng gấp 1 ,674 lần khối lượng muối B.
Trang 3/4
1. Tính nồng độ mol/1ít của dung dịch H2SO4 và m (g) muối.
2. Xác định kim loại kiềm.
Câu 19:
Trong một hệ có cân bằng 3 H 2 + N2 � 2 NH3 (*) được thiết lập ở 400 K người ta xác
định được các áp suất riêng phần sau đây:
PN2 = 0,376.105 Pa , PH2 = 0,125.105 Pa , PNH3 = 0,499.105 Pa
1. Tính hằng số cân bằng KP và ΔG0 của phản ứng (*) ở 400 K.
2. Tính lượng N2 và NH3, biết hệ có 500 mol H2.
Câu 20:
Dựa vào cấu tạo phân tử, hãy giải thích ngắn gọn:
a) SiO2 có nhiệt độ nóng chảy cao hơn CO2.
b) Photphin (PH3) có nhiệt độ sôi thấp hơn amoniac (NH3), nhưng Silan (SiH4) lại có nhiệt
độ sôi cao hơn metan (CH4) ?
c) Si có hòa tan trong dung dịch axit không? Viết phương trình phản ứng (nếu có)?
Câu 21:
Khi cho NH3 vào dung dịch AgNO3 thì thấy có vẩn đục màu trắng tan lại ngay trong NH 3
dư, nhưng khi thêm AsH3 vào dung dịch AgNO3 thì lại thấy xuất hiện kết tủa Ag và dung dịch thu
được có chứa axit asenơ. Viết phương trình phản ứng và giải thích tại sao có sự khác biệt này.
Câu 22:
Hợp chất A có thành phần chỉ gồm nitơ và hiđro, được sử dụng làm nhiên liệu cho tên lửa.
Ở cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất, một thể tích hơi của A có khối lượng bằng khối lượng của
cùng một thể tích khí oxi.
a) Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của A và cho biết trạng thái lai hóa của
nitơ trong A.
b) Người ta thực hiện thí nghiệm sau: cho 25,00 ml dung dịch A nồng độ 0,025M vào dung
dịch Fe2(SO4)3 dư, đun nóng, thu được dung dịch B và một chất khí X. Chuẩn độ 1/2 dung dịch B
trong môi trường axit, cần vừa đủ 12,45 ml dung dịch KMnO 4. Biết rằng chuẩn độ 10,00 ml dung
dịch H2C2O4 0,05M (trong môi trường axit H2SO4) cần vừa đủ 9,95 ml dung dịch KMnO 4 ở trên.
Xác định chất X.

HẾT

Trang 4/4

You might also like