You are on page 1of 8

ĐÁP ÁN ĐỀ ÔN VÔ CƠ SỐ 12

Cho: Fe = 56; H = 1; C = 12; Be = 9,01; O = 16,0; K = 39; Ca = 40,08; Hằng số Planck h = 6,626.10-34
J∙s; 1 u = 1,6605.10-27 kg; c = 2,998.108 m∙s-1; 1 eV = 1,602.10−19 J; Số Avogađro NA = 6,022.1023
mol-1; me = 9,1094.10−31 kg; R= 8,314 J.mol-1.K-1; Hằng số Farađay F = 96500 C∙mol−1; (RT/F).lna
= 0,0592.lga;

Câu 1 (4,0 điểm)


1. Viết phương trình của các phản ứng trong sơ đồ sau:

Biết A2 và A6 là những chất kết tủa; A8 và A9 có cùng công thức phân tử.
2. Cho 88,2 g hỗn hợp A gồm FeCO3, FeS2 cùng lượng không khí (lấy dư 10% so với lượng
cần thiết để đốt cháy hết A) vào bình kín dung tích không đổi. Nung bình một thời gian để xảy ra
phản ứng, sau đó đưa bình về nhiệt độ trước khi nung được khí B và chất rắn C (gồm Fe2O3, FeCO3,
FeS2). Khí B gây ra áp suất lớn hơn 1,45% so với áp suất khí trong bình đó trước khi nung. Hòa tan
chất rắn C trong lượng dư dung dịch H2SO4 loãng, được khí D (đã làm khô); các chất còn lại trong
bình cho tác dụng với lượng dư dung dịch KOH thu được chất rắn E. Để E ngoài không khí cho đến
khi khối lượng không đổi, được chất rắn F. Biết rằng: Trong hỗn hợp A, một muối có số mol gấp 1,5
lần số mol của muối còn lại; giả thiết hai muối trong A có khả năng như nhau trong các phản ứng;
không khí chứa 20% oxi và 80% nitơ về thể tích.
a. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.
b. Tính phần trăm khối lượng của các chất trong hỗn hợp F.
c. Tính tỉ khối của khí D so với khí B.
Hướng dẫn chấm:
1/ 2,0 điểm
Xác định 9 chất đúng, mỗi chất 0,1 điểm
Viết đúng 11 pư, mỗi pư 0,1 điểm
Các chất trong sơ đồ phản ứng như sau:
A1: FeCl2 A2: Fe(CN)2
A3: K4 Fe CN A4: FeCl3
A5: K2FeO4 A6: Fe(OH)3
A7: K3 Fe CN A8: KFe Fe CN
A9: KFe Fe CN (Fe II ở cầu ngoại)
Các phương trình phản ứng:
Fe + 2HCl  FeCl2 + H2
2FeCl2 + Cl2  2FeCl3
2FeCl3 + 10KOH + 3KNO3  2K2FeO4 + 6KCl + 3KNO2 + 5H2O
4K2FeO4 + 10H2O  4Fe(OH)3 + 3O2 + 8KOH
FeCl2 + 2KCN  Fe(CN)2 + 2KCl
Fe(CN)2 + 4KCN  K4 Fe CN
K4 Fe CN + FeCl3  KFe Fe CN + 3KCl
FeCl3 + 3KCN + 3H2O  Fe(OH)3+ 3KCl + 3HCN
Trang 6
Fe(OH)3 + 6KCN  K3 Fe CN + 3KOH
K3 Fe CN + FeCl2  KFe Fe CN + 2KCl
2K4 Fe CN + Cl2  2K3 Fe CN + 2KCl
2/ 2,0 điểm
a. Viết đúng các phương trình pư: 0,5 điểm
Phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra:
4FeCO3 + O2 → 2Fe2O3 + 4CO2 (1)
4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3 + 8SO2 (2)
+ Khí B gồm: CO2, SO2, O2, N2; chất rắn C gồm: Fe2O3, FeCO3, FeS2.
+ C phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng:
Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O (3)
FeCO3 + H2SO4 → FeSO4 + H2O + CO2 (4)
FeS2 + H2SO4 → FeSO4 + S↓ + H2S (5)
+ Khí D gồm: CO2 và H2S; các chất còn lại gồm:FeSO4, Fe2(SO4)3, H2SO4 dư và S, khi tác dụng với
KOH dư:
2KOH + H2SO4 → K2SO4 + 2H2O (6)
2KOH + FeSO4 → Fe(OH)2↓ + K2SO4 (7)
6KOH + Fe2(SO4)3 → 2Fe(OH)3↓ + 3K2SO4 (8)
+ Kết tủa E gồm Fe(OH)2, Fe(OH)3 và S, khi để ra không khí thì chỉ có phản ứng:
4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3 (9)
Vậy F gồm Fe(OH)3 và S
- Nhận xét: So sánh hệ số các chất khí trong (1) và (2) ta thấy: áp suất khí sau phản ứng tăng lên
chứng tỏ lượng FeCO3 có trong hỗn hợp A nhiều hơn FeS2.
b. 1,0 điểm
Gọi a là số mol của FeS2  số mol của FeCO3 là 1,5a, ta có:
116.1,5a + 120a = 88,2  a = 0,3.
+ Vậy trong A gồm : FeS2 (0,3 mol), FeCO3 (0,45 mol).
+ Nếu A cháy hoàn toàn thì cần lượng O2 là : (0,45/4 + 11.0,3/4) = 1,03125 mol  số mol N2 là
4.1,03125 = 4,125 mol ; số mol không khí là (1,03125 + 4,125) = 5,15625 mol.
- Vì hai muối trong A có khả năng như nhau trong các phản ứng nên gọi x là số mol FeS2 tham gia
phản ứng (1) thì số mol FeCO3 tham gia phản ứng (2) là 1,5x.
+ Theo (1), (2) và theo đề cho ta có : nB = (5,15625 + 0,375x)
+ Vì áp suất sau phản ứng tăng 1,45% so với áp suất trước khi nung, ta có :
(5,15625 + 0,375x) = 5,15625. 101,45/100  x = 0,2
- Theo các phản ứng (1), ...(9) ta có chất rắn F gồm : Fe(OH)3 (0,75 mol) và S (0,1 mol). Vậy trong F
có %Fe(OH)3 = 96,17% ; %S = 3,83%
- B gồm: N2 (4,125 mol), O2 (0,40625 mol), CO2 (0,3 mol), SO2 (0,4 mol)
 MB = 32.
c. 0,5 điểm
Khí D gồm CO2 (0,15 mol), H2S (0,1 mol)  MD = 40  dD/B = 1,25

Câu 2 (3,5 điểm)


1. CaCO3 là một trong những khoáng vật phổ biến nhất trong thế giới tự nhiên, cả vô sinh lẫn
hữu sinh. Trong công nghiệp, nó lắng đọng trong nhiều hệ thống máy móc do sự hiện diện của Ca2+
trong nước và CO2 trong không khí. Trong tất cả các hệ này, CaCO3 được phát hiện thấy ở sáu dạng:
một dạng vô định hình, hai dạng tinh thể ngậm nước và ba dạng tinh thể khan (calcite, aragonite và
vaterite) với các tính chất lí – hóa khác nhau. Việc hiểu được các điều kiện tạo thành và hòa tan các
dạng này có ý nghĩa quan trọng khi xử lí các hệ thống máy. Ở điều kiện chuẩn, calcite là dạng bền về
mặt nhiệt động học nhất. Calcite kết tinh ở dạng cấu trúc lục phương. Aragonite và vaterite kết tinh ở
dạng cấu trúc hệ thoi. Các hình ảnh dưới đây biểu diễn các ô mạng cơ sở của ba dạng tinh thể khan.
Các quả cầu lớn đại diện cho ion Ca2+, các quả cầu nhỏ màu đen và xám lần lượt đại diện cho các
nguyên tử C và O.

Trang 7
a. Khối lượng riêng của aragonite là 2,93 g.cm-3. Hãy tính khối lượng riêng (theo g.cm-3)
của calcite và vaterite.
b. Xác định sự biến đổi thể tích (%) trong mẫu CaCO3 kết tinh khi nó trải qua các chuyển
hóa sau:
i. từ calcite thành aragonite.
ii. từ aragonite thành vaterite.
c. Dựa vào các tính toán ở trên, hãy cho biết ở áp suất cao thì dạng kết tinh khan nào có
thể trở nên bền hơn calcite?
2. Phân loại các chất sau đây theo bản chất của lực tương tác giữa các đơn vị cấu trúc trong
mạng tinh thể của chúng: Cu, kim cương, MgO, C6H12O6 (glucozơ), I2, Pb, BN, NaI.
3. Cho biết trạng thái lai hóa của các nguyên tử trung tâm trong các phân tử sau, dự đoán dạng
hình học của chúng: XeF2; XeF4; XeOF2; XeOF4; BrCl3; ClF5; IF7; SOBr2; [NiCl4]2-; [Pt(NH3)4]2+.
Hướng dẫn chấm
1/ 1,5 điểm
a/ 0,5 điểm
Một ô cơ sở của aragonite chứa 4 đơn vị CaCO3, từ khối lượng riêng của aragonite, tính được
M(CaCO3) = 99,9334
Tính số đơn vị CaCO3 trong 1 ô cơ sở của calcite và vaterite lần lượt là: 6 và 4, suy ra, khối
lượng riêng của calcite là 2,71 g/cm3, của vaterite là: 2,65 g/cm3.
b/ 0,5 điểm
i/ từ calcite thành aragonite, biến đổi thể tích = (Vara – Vcal)/Vcal = - 7,5%
ii/ từ aragonite thành vaterite, biến đổi thể tích = (Vvat – Vara) /Vara = 10,5%
c/ 0,5 điểm
Ở áp suất cao, dạng aragonite bền hơn.
2/ 1,0 điểm
+ Cu và Pb thuộc loại tinh thể kim loại, được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa ion dương kim
loại dao động ở nút mạng với các electron chuyển động tự do xung quanh nút mạng
+ MgO và NaI thuộc loại tinh thể ion, được hình thành nhờ lực hút tĩnh điện giữa các ion trái dấu
được sắp xếp xen kẽ nhau, dao động xung quanh nút mạng.
+ Kim cương và BN thuộc loại tinh thể nguyên tử. Các nguyên tử ở nút mạng liên kết với nhau bằng
liên kết cộng hóa trị (sử dụng các cặp electron dùng chung, có sự xen phủ giữa các obital)
+ C6H12O6 và I2 thuộc loại tinh thể phân tử. Các phân tử ở nút mạng liên kết yếu với nhau bằng lực
hút Van de Van.
3/ 1 điểm
+ XeF2 (AX2E3): lai hóa sp3d, dạng thẳng
Trang 8
+ XeF4 (AX4E2): lai hóa sp3d2, dạng vuông phẳng
+ XeOF2 (AX3E2): lai hóa sp3d, dạng chữ T cụp
+ XeOF4 (AX5E); lai hóa sp3d2, dạng tháp vuông
+ BrCl3 (AX3E2): lai hóa sp3d, dạng chữ T cụp)
+ ClF5 (AX5E): lai hóa sp3d2, dạng tháp vuông
+ IF7 (AX7) lai hóa sp3d3, dạng song tháp ngũ giác
+ SOBr2 (AX3E): lai hóa sp3, dạng chóp tam giác
+ [NiCl4]2-: lai hóa sp3, dạng tứ diện đều
+ [Pt(NH3)4]2+: lai hóa dsp2, dạng vuông phẳng

Câu 3 (3,5 điểm)


1. a. Viết các đồng phân hình học và quang học của các phức chất sau:
(1) Na[Co(EDTA)].
(2) [Co(bipy)3]Cl3.
(3) [Cr(en)2 (NO2)Cl]Cl.
(4) [Al(QOH-1H)3] với QOH là 8-hydroxyl quinoline.
b. Phức chất X có công thức thực nghiệm là Fe(H2O)4(CN)2. Momen từ của phức chất
này là 3,3MB. Hãy đề nghị công thức cấu tạo phù hợp của X.
2. Histidine là một amino axit thiết yếu trong cơ thể người, động vật và thực vật. Cấu trúc phân
tử của histidine ở dạng proton hoá như sau:

Ở dạng này, histidine được coi như một axit 3 lần axit (được kí hiệu là H3A2+) có các hằng số
phân li axit tương ứng: pKa1 = 1,82; pKa2 = 6,00 và pKa3 = 9,17. Hòa tan hoàn toàn 5.10–3 mol
H3ACl2 trong nước, thu được 50,0 mL dung dịch X.
a. Tính pH của dung dịch X.
b. Để xác định lại nồng độ của Histidine trong dung dịch X, người ta tiến hành chuẩn độ
dung dịch X bằng dung dịch chuẩn NaOH 0,10M. Có thể dùng chỉ thị nào trong số các chỉ thị sau
đây để thực hiện phép chuẩn độ nếu sai số cho phép trong khoảng ±1%? Giải thích bằng tính toán.
Metyl vàng (pH = 4,0); metyl da cam (pH = 4,4), metyl đỏ (pH = 6,2); bromthimol xanh (pH
= 7,6), đỏ trung tính (pH = 8,3), phenolphthalein (pH = 9,0).
Biết rằng, trong phân tích thể tích, khi chuẩn độ các đa axit hoặc đa bazơ, nếu tỉ số các hằng
số phân li kế tiếp vượt quá 1.104 lần thì cho phép chuẩn độ riêng rẽ từng nấc với sai số không vượt
quá 1%. Mặt khác, để đảm bảo sai số cho phép phân tích thể tích thì người ta thường chuẩn độ các
axit, bazơ có hằng số cân bằng lớn hơn 1.10–9.
c. Điểm đẳng điện (pI) của amino axit là giá trị pH của dung dịch mà tại đó điện tích
trung bình của amino axit bằng không. Hãy tính giá trị pI của Histidine.
Hướng dẫn chấm
1/1,75 điểm
a/ Vẽ đồng phân hình học và quang học của mỗi phức: 0,25 x 4 = 1,0 điểm
b/ Biện luận đưa ra được công thức của X là: [Fe(H2O)6]2[Fe(CN)6]: 0,75 điểm
2/
a/ 0,5 điểm
Tính theo nấc 1 của H3A2+ 0,1M được pH = 1,49
b/ 0,75 điểm
So sánh các giá trị Ka1/Ka2; Ka2/ Ka3 ta thấy: Với sai số cho phép trong khoảng ± 1% thì có thể
chuẩn độ riêng được nấc 1 và nấc 2 của axit H3A2+, nhưng không chuẩn độ riêng được nấc 2 và nấc 3
cũng như không thể chuẩn độ được nấc 3.
Phản ứng chuẩn độ: H3A2+ + OH- → H2A+ + H2O
pHtd1 = (pKa1 + pKa2)/2 = 3,91. Do đó, không thể chọn các chỉ thị metyl đỏ, bromthimol xanh, đỏ
trung tính, phenolphtalein.
Trang 9
Thể tích dung dịch NaOH cần để chuẩn độ đến điểm tương đương thứ nhất là 50,0 mL.
- Nếu dùng metyl vàng làm chỉ thị, pH = 4,0.
Tại pH = 4,0 tính được αH2A = 0,9795; αHA = 0,01233
Áp dụng điều kiện proton: tính được VNaOH = 50,108 mL → sai số q = 0,216% (chấp nhận được)
- Nếu dùng chỉ thị metyl da cam, pH = 4,4. Tương tự tính được VNaOH = 51,05 mL →sai số là 2,1%
(không dùng được).
c/ 0,5 điểm
Dạng trung hòa điện tích là dạng HA, do vậy với nồng độ HA không quá nhỏ thì
pH = pI = ½ (pKa2 + pKa3) = 7,585

Câu 4 (3,0 điểm)


1. Pin nhiên liệu được nghiên cứu rộng rãi nhằm thay thế nguồn nhiên liệu hóa thạch ngày càng
cạn kiệt. Trong pin nhiên liệu, dòng điện được tạo ra do phản ứng oxi hóa nhiên liệu (hydrogen,
carbon monooxide methanol, ethanol, …) bằng oxygen không khí. Pin sử dụng nhiên liệu lỏng như
methanol, ethanol được đặc biệt quan tâm do có nguồn nhiêu liệu sinh học dồi dào và pin hoạt động
ở nhiệt độ thường. Cấu tạo của một pin ethanol-oxygen như sau:
(–)Hợp kim Pt.Ru| C2H5OH(l), KOH (dd)|màng khuếch tán ion| KOH(dd), O2(k)|Hợp kim Pt.Ru (+)
trong đó C2H5OH bị oxi hóa thành CO2 và H2O.
a. Viết phương trình hóa học cho bán phản ứng xảy ra ở mỗi điện cực và phản ứng tổng
cộng xảy ra khi pin hoạt động. Tính sức điện động chuẩn của pin ở 298 K.
b. Một bóng đèn LED có công suất 1,5W được thắp sáng bằng pin nhiên liệu ethanol-
oxygen. Tính thời gian (theo giờ) bóng đèn được thắp sáng liên tục khi sử dụng 20,0 gam ethanol
làm nhiên liệu. Biết hiệu suất quá trình oxi hóa ethanol ở anode là 40,0%.
Cho biết:
f Ho298 (kJmol-1) So298 (JK-1mol-1)
O2(k) 0 205,14
H2O(l) –285,83 69,91
C2H5OH(l) –277,69 160,70
CO2(k) –393,51 213,74
2. Dung dịch A gồm H3AsO3 nồng độ C1(M); H3AsO4 0,04M và H2SO4 nồng độ C2(M); pH
của dung dịch A là pHA = 0,15. Chuẩn độ 10,0 mL dung dịch A bằng dung dịch Ce4+ 0,025 M đến
điểm tương đương thì hết 16,0 mL.
a. Viết phương trình phản ứng chuẩn độ.
b. Tính giá trị của C1 và C2.
c. Tính thế của điện cực Pt nhúng trong dung dịch A tại các thời điểm sau:
i. Cho hết 15,0 mL dung dịch Ce4+ vào 10,0 mL dung dịch A.
ii. Tại thời điểm tương đương (cho hết 16,0 mL dung dịch Ce4+ vào 10,0 mL dung
dịch A).
iii. Cho hết 17,0 mL dung dịch Ce4+ vào 10,0 mL dung dịch A.
Cho biết: H3AsO4 có pKa1 = 2,13; pKa2 = 6,94; pKa3 = 11,50; H3AsO3 có pKa = 9,29;
HSO 4 có pKa = 1,99. E0(H3AsO4 / H3AsO3) = 0,559 V; E0(Ce4+ / Ce3+) = 1,700 V;
Hướng dẫn chấm
1/ 1,5 điểm, mỗi phần 0,75 điểm
a) Bán phản ứng xảy ra ở các điện cực:
Catot: O2(k) + 2H2O(l) + 4e → 4OH- (dd)
Anot: C2H5OH (l) + 12OH- (dd) → 2CO2 (k) + 9 H2O (l) + 12e
Phản ứng tổng cộng khi pin hoạt động:
C2H5OH (l) + 3O2 (k) → 2 CO2 (k) + 3 H2O (l)
Tính sức điện động của pin ở 298K:
∆H0298 = -1366,82 (kJ.mol-1); ∆S0298 = -138,91 (J.mol-1.K-1); ∆G0298 = -1325,42 (kJ.mol-1)
Từ đó, tính được E0pin = 1,145V
b) Khi oxi hóa 20,0 gam etanol với hiệu suất 40% thì năng lượng để thắp sáng bóng đèn (công có
ích) là
A = ∆G = -1325,42 x 20/46 x 0,4 = -230,51 (kJ)
Trang 10
Thời gian đèn sáng là: t = A/P = (230,51.103)/(1,5.3600) = 42,69 (giờ)
2/ 1,5 điểm
a) Phản ứng chuẩn độ:
H3AsO3+ 2Ce4+ + H2O → H3AsO3+2Ce3+ +2H+
b) C1 = 0,020 M; C2 = 0,6976 M ~ 0,70 M.
c) Tính thế của điện cực Pt nhúng trong dung dịch A tại các thời điểm:
i) Cho hết 15,0 mL dung dịch Ce4+ vào 10,0 mL dung dịch A, tính được [H+] = 0,3047 M.
Trước tương đương, tính theo thế cặp H3AsO4/ H3AsO3; E = 0,5776 V.
ii) Tại thời điểm tương đương; tính được [H+] = 0,294 M; E = 0,9275 V.
iii) Cho hết 17,0 mL dung dịch Ce4+ vào 10,0 mL dung dịch A.
Sau tương đương, tính theo cặp Ce4+/Ce3+, E = 1,629 V.

Câu 5 (3,0 điểm)


1. Hydrogen peroxide và iodide ion phản ứng trong môi trường acid:
H2O2(aq) + 3I-(aq) + 2H+(aq) → I3-(aq) + 2H2O
Động học của phản ứng này đã được nghiên cứu bởi sự giảm nồng độ H2O2 và xây dựng các đồ
thị ln[H2O2] theo thời gian. Tất cả các đồ thị đều có dạng tuyến tính và toàn bộ dung dịch đều có
[H2O2]0 = 8,0.10-4 mol.L-1. Độ dốc của các đường thẳng này phụ thuộc vào nồng độ ban đầu của I- và
H+. Các kết quả thu được như sau:
[I-]o, mol.L-1 0,100 0,300 0,400 0,075 0,075 0,075
[H+]o, mol.L-1 0,040 0,040 0,040 0,020 0,080 0,160
Độ dốc, min-1 -0,120 -0,360 -0,480 -0,076 -0,118 -0,174
d  H 2 O 2 
 
 k1  k 2 .  H   .  I  . H 2 O2 
m n
Biểu thức động học của phản ứng có dạng:
dt
a. Xác định bậc của phản ứng theo [H2O2] và [I-].
b. Tính giá trị hằng số tốc độ k1 và k2.
2. Diazometan là một tác nhân sử dụng nhiều trong hóa học. Ở pha khí, nó phân hủy trong khí
quyển hiđro tại 298K và 350K với hằng số tốc độ lần lượt là 2,212.106 s-1 và 1,508.107 s-1
a. Xác định hằng số Arrhenius.
b. Xác định hằng số tốc độ phản ứng tại 325K.
c. Dự đoán bậc phản ứng là bao nhiêu khi giảm áp suất khí quyển hidro?
Hướng dẫn chấm:
1/ 1,5 điểm
a/ 0,75 điểm
d  H 2 O 2 
 
 k1  k 2  H    I    H 2O 2 
m n
vpư =
dt
Trong các thí nghiệm, nồng độ của H2O2 đều nhỏ hơn rất nhiều so với nồng độ của I- và H+,
do đó, nồng độ của I- và H+ gần như một hằng số, khi đó, vpư = kobs.[H2O2]n.
Do tất cả các đồ thị ln[H2O2] đều tuyến tính theo thời gian nên pư có bậc 1 đối với H2O2 (n =
1). Độ dốc của các đường thẳng này chính là - kobs = -(k1 + k2[H+]).[I-]m.
Theo thí nghiệm 1 và 2:
 kobs (2) 0,36 (k1  k2 [0, 04])(0,300) m
  ; suy ra m = 1
 kobs (1) 0,12 (k1  k2 [0, 04])(0,100) m
Vậy, pư có bấc 1 đối với H2O2 và bậc 1 đối với I-.
b/ 0,75 điểm
Chọn thí nghiệm 1 và 4, ta có:
Độ dốc = - kobs(1) = -(k1 + 0,04k2).0,1 = -0,12
Độ dốc = - kobs(4) = -(k1 + 0,02k2).0,075 = -0,076
Giải hệ hai pt ta có k1 = 0,82.L.mol-1.min-1; k2 = 9,5.L2.mol-2.min-1.
2/ 1,5 điểm, mỗi phần 0,5 điểm
a/ A = 9,03.1011 (s-1); Ea = 32,01 (kJ.mol-1)
b/ k325K = 6,47.106 (s-1)
c/ Khi giảm áp suất, bậc pư tổng cộng: 2 (H2:1 và CH2N2: 1)
Trang 11
Bài 6 (3,0 điểm)
1. Lấy 2 bình A và B được đậy kín bởi piston.

Bình A chứa hỗn hợp CO2 và H2 với tỉ lệ mol 1:1. Bình B chứa propane. Cả hai bình được
nung nóng đến 527 oC ở áp suất không đổi. Các hệ cân bằng ở 527oC được biểu diễn như sau:
Bình A: CO2 + H2 CO + H2O K1 = 2,50.10-1
Bình B: C3H8 C3H6 + H2 K2 = 1,30.10-3 mol.L-1
o
Ở 527 C, áp suất cân bằng ở hai bình giống nhau, thành phần phần trăm theo thể tích của
propane trong bình B ở trạng thái cân bằng là 80 %.
a. Tính nồng độ cân bằng của các chất thành phần và áp suất cân bằng tổng trong bình B.
b. Tính nồng độ cân bằng của các chất thành phần trong bình A.
c. Nếu sử dụng các piston để giảm thể tích của mỗi bình xuống còn một nửa so với ban
đầu ở nhiệt độ không đổi thì áp suất cân bằng tổng trong mỗi bình bằng bao nhiêu?
2. Tetraborane là hợp chất kém bền, bị phân hủy thành các borane đơn giản hơn theo cơ chế
chuỗi. Sự phụ thuộc của tốc độ phân hủy vào nồng độ B4H10 có dạng như sau:
r = A.[B4H10] + B.[B4H10]1,5
Cơ chế dưới đây đã được đề xuất để giải thích cho các dữ kiện thực nghiệm:
B4H10  k1
 B3H7 + BH3
B3H7  B2H5 + BH2
k2

B2H5  k3
 BH2 + BH3
BH2 + B4H10  B4H9 + BH3
k4

B4H9  k5
 B2H5 + B2H4
B2H4  sản phẩm rắn
k6

2BH2  k7
 B2H4
2BH3  B2H6
k8

a. Kí hiệu tốc độ các giai đoạn tương ứng là ri, áp dụng xấp xỉ giả-ổn định (trạng thái
dừng) cho nồng độ B3H7, BH3, B2H5, BH2, B2H4, B4H9 và viết ra 6 biểu thức ri liên quan.
b. Biểu diễn nồng độ dừng của B3H7, BH2 và B4H9 theo các hằng số tốc độ ki và nồng độ
B4H10.
c. Biểu diễn tốc độ phân hủy r theo các hằng số tốc độ giai đoạn ki và nồng độ B4H10.
Viết biểu thức cho các hệ số A và B.
d. A và B được đo theo đơn vị nào? Biết các nồng độ được biểu diễn theo mol.L-1 và thời
gian theo giây.
e. Xác định bậc của phản ứng phân hủy ở nồng độ tetraborane cao. Giải thích.
Hướng dẫn chấm
1/ 1,5 điểm, mỗi phần 0,5 điểm
a/ C3H8: 80% nên C3H6 = H2 = 10%
Gọi C(C3H8) = 0,8x thì C(C3H6) = C(H2) = 0,1x
Theo K2 suy ra x = 0,104M
Vậy: C3H8: 0,0832M; C3H6 = H2 = 0,0104M
PB = CB.R.T = 6,8224 atm
b/ Vì PA = PB nên CA = CB = 0,104M
Gọi C(CO2) = C(H2) = x thì C(CO) = C(H2O) = 0,052 – x
Dựa vào K1 suy ra x = 0,0347M

Trang 12
Vậy: CO2 = H2 = 0,0347M; CO = H2O = 0,0173M
c/ Bình A, số mol khí không thay đổi nên cân bằng không dịch chuyển, P hệ sẽ tang lên gấp đôi khi
giảm thể tích xuống còn 1 nửa, PA’ = 13,6448 atm
Bình B, số mol khí tăng sau pư nên khi giảm thể tích, cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều làm giảm
số mol khí.
C3H6 + H2 C3H8
Ban đầu: 2.0,0104 2.0,0104 2.0,0832
Cân bằng 0,0208 – y 0,0208 – y 0,1664 + y
Dựa vào K2 suy ra y = 5,84.10-3
Vậy, CB’ = 2Cb – y = 0,2022; PB’ = 13,2643 atm
2/ 1,5 điểm
a/ 0,5 điểm
B3H7: r1 – r2 = 0  r1 = r2 (1)
BH3: r1 + r3 + r4 – 2r8 = 0 (2)
B2H5: r2 – r3 + r5 = 0 (3)
BH2: r2 + r3 – r4 – 2r7 = 0 (4)
B2H4: r5 – r6 + r7 = 0 (5)
B4H9: r4 – r5 = 0 (6)
b/ 0,25 điểm
k
Từ (1) suy ra:  B3 H 7   1 [ B4 H10 ]
k2
k
Từ (1), (3), (4) và (6) suy ra: r1 = r7 nên  BH 2   ( 1 )1/2 [ B4 H10 ]1/2
k7
k k
Từ (6) suy ra r4 = r5 nên  B4 H 9   4 ( 1 )1/2 [ B4 H10 ]3/2
k5 k 7
c/ 0,25 điểm
d [ B4 H10 ]
Tốc độ phân hủy r = - = r1 + r4 = k1[B4H10] + k4[B4H10].[BH2]
dt
k
Thay [BH2] vào pt ta được: r  k1[ B4 H10 ]  k4 .( 1 )1/2 [ B4 H10 ]3/2
k7
d/ 0,25 điểm
A = k1 (s-1); B = k4.k11/2.k7-1/2 (M-1/2.s-1)
e/ 0,25 điểm
Vì r = (A + B[B4H10]1/2).[B4H10] nên khi nồng độ B4H10 cao thì A << B[B4H10]1/2 nên bỏ qua giá trị
của A, do đó, pư có bậc 1,5
==================

Trang 13

You might also like