You are on page 1of 7

TRƯỜNG THPT CHUYÊN VĨNH PHÚC ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TRẠI HÈ

HÙNG VƯƠNG MÔN HÓA HỌC


ĐỀ THI ĐỀ XUẤT
KHỐI 10 NĂM 2022
Thời gian làm bài 180 phút
Câu 1. (2,5 điểm) Cấu tạo nguyên tử, phân tử, HTTH, hạt nhân
1. Các nguyên tố hoá học X, Y, Z có cùng số thứ tự của nhóm, nhưng không
thuộc cùng một chu kì và có các tính chất sau:
- Bán kính nguyên tử tăng theo chiều X < Y < Z.
- X phản ứng với Y và Z để tạo thành các hợp chất là YX2 và Z2X3.
- X có thể kết hợp với các trạng thái có số oxi hoá cao nhất của Y và Z, tạo
thành các hợp chất YX3 và ZX3.
- Trong những điều kiện nhất định, ZX3 có thể phản ứng với YX2 tạo thành
Z2X3 và
YX3. Dựa trên những dữ liệu trên, hãy xác định:
a. Các nguyên tố X, Y, Z và công thức phân tử hợp chất ZaYbXc là hợp chất có
cấu trúc ion bền nhất. Viết phương trình hóa học minh họa các phản ứng.
b. Sử dụng quy tắc bát tử và lí thuyết liên kết hoá học, giải thích tại sao sự tạo
thành YX3 không thuận lợi bằng YX2. Vẽ công thức Lewis của các chất tương ứng.
2. Đồng vị (t1/2 = 5,33 năm) được dùng trong y tế. Đồng vị phân rã thành

. Giả sử tiếp tục phân rã thành đồng vị bền .

a. Tính khối lượng để có hoạt độ phóng xạ 10Ci.

b. Sau khoảng thời gian t, mẫu phóng xạ có tỉ lệ khối lượng so với là


0,9 (coi trong mẫu không có sản phẩm trung gian). Tính t theo năm.
1. Cho các vi hạt có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng: 4s1, 3p6.
a. Cho biết đó là những vi hạt nào? Hạt nào thuộc nguyên tố kim loại, phi kim,
khí hiếm?
b. Sắp xếp chiều tăng dần bán kính của những vi hạt có cấu hình electron phân
lớp ngoài cùng 3p6. Giải thích?
Câu 2. (2,5 điểm) Động hóa học (không có phần cơ chế)
1. Poli(etylen terephtalat) còn gọi là PET được tạo thành từ phản ứng trùng ngưng
giữa 2 monome A và B. Thực hiện phản ứng tổng hợp PET với nồng độ ban đầu của
hai monome bằng nhau. Sự phụ thuộc của tổng nồng độ các monome còn lại theo thời
gian được cho trong bảng dưới đây :
t (phút) 0 30 560 90 120
([A] + [B]) 4,000 2,000 1,334 1,000 0,800
(mol.L )–1

Tính hằng số tốc độ của phản ứng trùng ngưng và cho biết bậc tổng cộng của phản
ứng.
2. Giả thiết có phản ứng chuyển hóa C thành D và E như ở hình bên. Các hằng số tốc
độ có giá trị : k1 = 1,2.10–2 giây–1 ; k–1 = 1,5.10–5 giây–1 ; k2 = 3,2.10–2 giây–1 ; k–2 =
1,1.10–4 giây–1. Tại thời điểm t = 0, nồng độ các chất như sau: [C]o = 1M ; [D]o = [E]o =
0.
a. Tính nồng độ các chất C, D và E tại thời điểm t = 30 giây.
b. Tính tốc độ chuyển hóa C → D; C → E; D → C; E → C.
c. Tính nồng độ các chất C, D và E tại thời điểm t = ∞.

Câu 3. (2,5 điểm) Nhiệt hóa học, cân bằng hóa học
Bài toán sau nghiên cứu quá trình chuyển hóa CO trong pha khí bằng hơi nước theo
phản ứng:

CO(k) + H2O(k) CO2(k) + H2(k) (1)


1. Biết hằng số cân bằng KP của phản ứng (1) giảm 0,36% khi tăng nhiệt độ của phản
ứng từ 1100 lên 1101 K. Giả sử Ho của phản ứng không đổi trong khoảng nhiệt độ
này. Tính Ho ở 1100 K và so sánh với giá trị tính từ các dữ kiện nhiệt động cho ở
cuối bài. Nhận xét và giải thích.
2. Ở nhiệt độ T, áp suất P, gọi  và  lần lượt là độ phân li của H 2O thành O2 và H2 và
của CO2 thành CO và O2.
a. Tính hằng số cân bằng KP của phản ứng (1) theo , .
b. Tính giá trị của KP ở 1500 K, biết ở nhiệt độ này  = 2,21.10-4 và
 = 4,80.10-4.
3. Một hỗn hợp khí thải chứa 10 mol CO, 30 mol CO2 và 90 mol N2.
a. Tính lượng H2O cần phải thêm vào hỗn hợp này để ở trạng thái cân bằng (ở
1500 K, 1,0 bar) lượng CO còn lại 1% so với lượng ban đầu và đánh giá khả năng sử
dụng H2O để chuyển hóa CO trong trường hợp này. Rút ra nhận xét.
b. Tính áp suất riêng phần của các chất tại thời điểm cân bằng.
4. Hãy cho biết chiều hướng chuyển dịch cân bằng (1) nếu thêm hỗn hợp gồm CO và
N2 với tỉ lệ mol CO:N2 = 1:2) vào hỗn hợp phản ứng ở trạng thái cân bằng trong điều
kiện nhiệt độ và áp suất của hệ được giữ cố định.
Cho biết:
- Các chất khí là khí lí tưởng.
- Nhiệt hình thành chuẩn và nhiệt dung đẳng áp của các chất:

Chất CO(k) CO2(k) H2O(k) H2(k)


-110,4 -393,5 -241,8 0
(kJ.mol-1)
(J.K-1.mol-1) 28,6 37,1 37,5 28,6

Câu 4. (2,5 điểm) Liên kết, cấu tạo phân tử, tinh thể
1. Giả thiết ion được tạo thành từ nguyên tử F và ion F.
a. Thuyết liên kết cộng hóa trị (thuyết VB) có thể giải thích được sự hình thành
ion theo con đường nêu trên hay không ? Giải thích.
b. Vẽ giản đồ năng lượng MO và viết cấu hình electron cho ion . Theo thuyết
MO, ion này có tồn tại hay không? Giải thích.
2. Một hợp kim Au - Ag tương ứng với một thành phần xác định (dung dịch rắn) và
kết tinh dưới dạng lập phương tâm diện với hằng số mạng thu được bằng phương pháp
nhiễu xạ tia X là 4,08Å Biết trong hợp kim này Au chiếm 0,1 phần khối lượng.
a. Tính hàm lượng phần trăm của Au trong hợp kim
b. Xác định khối lượng riêng của hợp kim khảo sát
3. Gốm perovskit ABO3 kết tinh ở hệ tinh thể lập phương trong đó cation A chiếm vị
trí các đỉnh, cation B chiếm vị trí ở tâm khối, còn anion O 2- chiếm vị trí tâm tất cả các
mặt của hình lập phương. Tinh thể một gốm perovskit ABO 3 lí tưởng có thông số
mạng bằng 0,41 nm.
a. Xác định số phối trí của cation A, B và O2-.
b. Tính bán kính của các cation A và B. Biết bán kính ion O2- = 0,14 nm.
c. Xác định độ đặc khít trong tinh thể ABO3 ở trên.
Câu 5. (2,5 điểm) Dung dịch điện li (cân bằng axit bazơ, cân bằng tạo chất ít tan)
Dung dịch A gồm Al2(SO4)3 0,005 M và MgSO4 0,020 M.
1. Tính pH của dung dịch A.
2. Để tách riêng 2 cation kim loại ra khỏi nhau, ta có thể điều chỉnh pH của dung dịch
để một chất kết tủa dạng hydroxit còn chất còn lại chưa kết tủa.
a. Hãy cho biết giá trị pH1 của dung dịch A để bắt đầu xuất hiện kết tủa Al(OH)3
và giá trị pH2 của dung dịch để bắt đầu xuất hiện kết tủa Mg(OH)2.
b. Hai cation Al3+ và Mg2+ được coi là tách hoàn toàn khỏi nhau nếu cation thứ
nhất kết tủa hoàn toàn mà cation thứ 2 chưa bị kết tủa. Biết rằng một ion được coi là
tách hoàn toàn ra khỏi dung dịch khi tổng nồng độ các dạng còn lại của ion đó trong
dung dịch là 10–6 M. Có thể điều chỉnh pH của dung dịch tăng dần lên để tách riêng
được 2 ion Al3+ và Mg2+ ra khỏi nhau được hay không?
c. Nếu thêm từ từ NaOH rắn để điều chỉnh 100,0 mL dung dịch A đến giá trị pH
mà Al3+ kết tủa hoàn toàn (nồng độ còn lại trong dung dịch là 10–6 M) thì cần dùng hết
m gam. Tính giá trị của m. Coi thể tích dung dịch là không đổi trong quá trình làm thí
nghiệm.
3. Thêm từ từ NH3 vào dung dịch A đến nồng độ 0,045 M (là nồng độ ban đầu của
NH3 có trong hỗn hợp phản ứng, nhưng chưa xét các tương tác hóa học), thu được hỗn
hợp M. Coi thể tích dung dịch là không đổi trong quá trình làm thí nghiệm.
a. Bằng tính toán hãy cho biết, có kết tủa xuất hiện từ hỗn hợp M hay không? Nếu
có, hãy cho biết thành phần kết tủa.
b. Tính pH và thành phần cân bằng trong hỗn hợp M.
Cho biết: pKa( ) = 1,99; pKa( ) = 9,24; pKS(Al(OH)3) = 32,4; pKS(Mg(OH)2)

= 9,20; ;
Câu 6. (2,5 điểm) Phản ứng oxi hóa khử, điện hóa, điện phân
1. Một loại pin sạc Ni-Cd hoạt động dựa trên phản ứng:

Cd + Ni2O3 + 3H2O Cd(OH)2 + 2Ni(OH)2


Pin gồm hai điện cực, một điện cực làm bằng Cd phủ Cd(OH)2, điện cực còn lại làm từ
hỗn hợp Ni2O3 và Ni(OH)2 phủ trên Ni. Pin sử dụng chất điện li là dung dịch KOH
30%.
a. Viết phương trình hóa học cho các bán phản ứng xảy ra ở mỗi điện cực trong
quá trình tích điện cho pin và trong quá trình pin phóng điện.
b. Viết sơ đồ pin điện và chỉ ra anot, catot trong quá trình tích điện cho pin và
trong quá trình pin phóng điện.
c. Ở trạng thái ban đầu, pin không tích điện, người ta tích điện cho pin trong 1,0
giờ với hiệu điện thế U = 1,8 V và cường độ dòng điện I = 0,5A. Xác định:
i) Điện lượng đã tích cho pin và khối lượng Ni 2O3 và Cd đã chuyển hóa trong
quá trình này.
ii) Năng lượng mà pin đã nhận được. Năng lượng này được tích trữ dưới dạng điện
năng hay hóa năng?
2. Một mô hình pin nhiên liệu hoạt động dựa trên phản ứng oxi hóa CH 3OH(l) bởi
O2(k), sử dụng các điện cực Pt và chất điện li là dung dịch KOH 5,0 M. Biết rằng các
phân tử và ion (trừ chất điện li) đều ở trạng thái chuẩn (về nhiệt độ và áp suất).
a. Viết sơ đồ pin điện và viết phương trình các bán phản ứng xảy ra tại các điện
cực và phản ứng tổng quát khi pin làm việc.
b. Tính sức điện động của pin ở 298 K.
c. Tính điện lượng mà pin có thể cung cấp trong 1,0 giờ nếu pin có công suất 10
W. Từ đó suy ra lượng tiêu thụ CH3OH(l) và O2 (theo đơn vị g/h).
Cho biết:
- Các chất khí được coi là khí lí tưởng
- Entanpi hình thành và entropi chuẩn của các chất và ion ở 298 K:

CH3OH(l) O2(k) H2O(l) (aq) OH-(aq)

(kJ mol-1) -238,42 0 -285,83 -677,14 -229,99


205,1
(J mol-1K-1) 127,24 69,91 -56,90 -10,75
4
Câu 7. (2,5 điểm) Nhóm halogen, oxi -lưu huỳnh
1. Cho m gam hợp chất X (được tạo thành từ hai nguyên tố) phản ứng hoàn toàn với
H2SO4 đặc, nóng chỉ thu được 20,16 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm hai chất khí và H2O.
Y làm mất màu vừa đủ 1,6 lít dung dịch Br2 0,5M và Y không có phản ứng với dung
dịch CuCl2. Cho Y vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 106 gam kết tủa trắng. Xác
định công thức của X và tính m.
2.Viết phương trình phản ứng và nêu hiện tượng trong các thí nghiệm sau sau:
a. Sục Cl2 vào dung dịch KOH loãng thu được dung dịch A. (dung dịch A được
dùng ở các thí nghiệm sau)
b. Hòa tan I2 vào dung dịch KOH loãng thu được dung dịch B (250C).
c. Dung dịch (HCl + FeCl2) + dung dịch A.
d. Dung dịch Br2 + dung dịch A (không có clo dư).
e. Dung dịch H2O2 + dung dịch A (không có clo dư).
3. Lấy 100ml dung dịch A chứa Cl2 và HClO tác dụng với dung dịch chứa KI dư và
30ml dịch HCl 0,1M, sau phản ứng thêm vài giọt hồ tinh bột thấy xuất hiện màu xanh.
Để làm mất màu xanh cần chuẩn độ bằng 32ml Na2S2O3 10-1M. Sau đó cần phải thêm
17ml dung dịch NaOH 0,1 M vào dung dịch thì metyl da cam mới đổi màu. Viết các
phương trình phản ứng xảy ra và xác định nồng độ mol/l các chất trong dung dịch A.
Câu 8. (2,5 điểm) Bài tập tổng hợp vô cơ
1. Cho biết A là kim loại khá hoạt động, các hợp chất của A có màu sắc phong phú.
Chất E là hóa chất thông dụng, bền trong dung dịch cũng như ở trạng thái rắn, chỉ
chứa ba nguyên tố: kali, oxy và A, trong đó kali chiếm 40,27%, O chiếm 32,96% theo
khối lượng. Từ A người ta thực hiện sơ đồ chuyển hóa sau:
H2SO4(loãng) H2SO4(loãng), O2 KOH(dư)
A(r) B(dd) C(dd) D(dd)
xanh da trời xanh lục lục nhạt

H2SO4(dd) H2O2, OH-

H2O2, H2SO4(dd)
F(dd) E(dd)
xanh lam đậm vàng

a. Xác định các chất từ A đến F và viết các phương trình phản ứng theo sơ đồ
chuyển hóa trên.
b. Xác định số oxy hóa của kim loại A trong chất F và vẽ cấu trúc của chất F.
2. X là hợp chất của kim loại M (có dạng MO 2), là chất bột màu trắng, khó tan trong
nước. X vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa, thường dùng làm xúc tác cho phản ứng
crackink dầu mỏ hoặc dùng trong bom cháy. X dễ tan trong dung dịch axit loãng tạo
hợp chất Y (Y vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa). X bền ở nhiệt độ thường, khi đun
đến khoảng 7000C trong không khí bị phân hủy giải phóng khí Z và chất rắn T. Ở
khoảng 4000C đến 5000C, Z và T kết hợp với nhau tạo X. X tác dụng với dung dịch
HCl đặc giải phóng khí Cl 2. X khử được ion [Fe(CN)6]3- thành [Fe(CN)6]4-, cũng như
một số muối của các kim loại nặng. X được điều chế bằng cách nhiệt phân hidroxit,
muối cacbonat hoặc nitrat của kim loại M trong không khí. Xác định X, Y, Z, T và
viết các phương trình phản ứng xảy ra ?

HẾT

Soạn đề: Mạc Thị Thanh Hà


SĐT: 0904769299

You might also like