You are on page 1of 8

HChemO Academy Kiểm tra lần 2-Giai đoạn 2 – Năm 2021

Hóa lý – Phân tích Nội dung: Ngày 1 – Thi thử VChO 2021
Thời gian: 180 phút
(Đề gồm có 11 trang, gồm 6 câu)

Cho: ZH = 1; ZC = 6; ZN = 7; ZO = 8; ZMg =12; ZAl = 13; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32;
Ca = 40; Cr = 52; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Ba = 137.

Các hằng số được cho ở bảng sau:


Tên hằng số Kí hiệu và giá trị Tên hằng số Kí hiệu và giá trị
me = 9,1094.10-31 (kg)
Điện tích nguyên tố e = 1,602.10-19 (C) Khối lượng electron
me = 5,4858.10-4 (u)
mp = 1,6726.10-27 (kg)
Tốc độ ánh sáng c = 3.108 (m.s-1) Khối lượng proton
mp = 1,0073 (u)
mn = 1,6749.10-27 (kg)
Hằng số Planck h = 6,626.10-34 (J.s-1) Khối lượng neutron
mn = 1,0087 (u)

Hằng số điện ε0 = 8,854.10-12 (C2.J-1.m-1) Số Avogadro NA = 6,022.1023 (mol-1)

Hằng số khí R = 8,314 (J.K-1.mol-1) Hằng số Boltzmann k = 1,38.10-23 (J.K-1)

Thí sinh được sử dụng Bảng tuần toàn các nguyên tố hoá học

Học tập không phải vì điểm số, học tập là để hoàn thiện bản thân
Chúc các bạn làm bài thật tốt và học hỏi được thêm nhiều điều hay!
Câu I: Cấu tạo chất
I)
Hiện tượng “vòng nâu” (brown ring) là một trong những cách để xác định ion NO3-. Cho dung dịch
chứa cần kiểm tra vào ống nghiệp, thêm FeSO4 vào, trộn đều, sau đó nhỏ sulfuric acid đặc vào dọc theo ống
nghiệm thì xuất hiện “vòng nâu” ở mặt phân cách của dung dịch. Tách lớp chất màu nâu, kết quả phân tích cho
thấy công thức hóa học là [Fe(NO)(H2O)5]SO4. Hợp chất này thuận từ, moment từ là 3,8 μB (Bohr), và các
electron không phân bố quanh ion trung tâm.
1) Viết phương trình phản ứng tạo thành “vòng nâu”
2) Xác định cấu hình electron hóa trị, trạng thái spin (cao hay thấp) và số oxid hóa của ion trung tâm.
3) Độ dài liên kết N-O trong vòng nâu dài hay ngắn hơn liên kết N-O trong phân tử NO?
II)
Phương trình Schrodinger dừng (không phụ thuộc thời gian), là phương trình quan trọng nhất của Hoá học
lượng tử vì môn này nghiên cứu chủ yếu về trạng thái dừng của phân tử, có dạng như sau:
̂ = 
ˆ =−
2
 2
 2
 
2
Trong đó:   2 + 2 + 2  + V là toán tử Hamilton, E là năng lượng của vi hạt, V là thế năng của
2m  x y z 
vi hạt, m là khối lượng của vi hạt, = h / 2 là hằng số Planck thu gọn.
Bằng việc giải phương trình Schrodinger dừng, ta sẽ thu được các hàm sóng mô tả hệ và năng lượng tương ứng.
Hệ đơn giản mà ta xét là vi hạt chuyển động tự do trong giếng thế một chiều có độ dài L được giới hạn bởi 2
vách ngăn khiến cho hạt không thể ra ngoài, thế năng của hệ phải thoả mãn điều kiện V(x) = 0 khi 0 ≤ x ≤ L và
V(x) = ∞ khi x < 0 và x > L.
1) Viết phương trình sóng Schrodinger dừng cho vi hạt chuyển động trong giếng thế một chiều.
d 2
2) Biết rằng nghiệm của phương trình vi phân bậc 2 dạng + k  = 0 là  = A sin( k x) + B cos( k x) . Chú
dx 2
ý điều kiện bờ rằng tại x = 0 và x = L thì  (0) =  ( L) = 0 . Hãy giải phương trình Schrodinger dừng cho hệ vi
hạt trong giếng thế một chiều để chứng minh rằng hàm sóng mô tả vi hạt phải bị lượng tử hoá theo phương trình
 n 
 n ( x) = Asin  x  (n = 1, 2, 3, …).
 L 
dP
=  . Xác xuất có
2
3) Hàm sóng thu được vẫn còn một hằng số A chưa xác định. Biết rằng mật độ xác xuất
dx
L

 dx = 1 . Bằng cách giải tích phân này, hãy tìm hằng số A chưa
2
mặt của hạt trong toàn bộ giếng thế là 1 nên
0

x 1
xác định đó, biết  sin 2 (ax)dx =
− sin(ax) cos(ax) .
2 2a
4) Từ hàm sóng đã xác định được, hãy chứng minh rằng biểu thức tính năng lượng của vi hạt cũng phải bị lượng
tử hoá và có dạng như sau:
n2 2 2
En = (n = 1, 2, 3, …)
2mL2
Trong Hoá học, một ví dụ thú vị về mô hình giếng thế một chiều là mô tả sự dịch
chuyển electron trong các hệ chứa liên kết đơn và liên kết đôi liên hợp với nhau.
Trong phần này, ta sẽ nghiên cứu một số tính chất quang học của phân tử cyanine
Cy5 – một phân tử thuốc nhuộm được sử dụng rộng rãi. Cấu trúc của nó được cho
trong hình bên, với R là các gốc tự do.
Để đơn giản, chúng ta có thể xem chuyển động của electron π dọc theo mạch của phân tử Cy5 là chuyển động
tự do của vi hạt trong giếng thế một chiều. Đối với hệ liên hợp, độ dài của giếng là L = 10,5l với l = 140 pm là
độ dài liên kết trung bình giữa hai nguyên tử. Ứng với mỗi giá trị năng lượng En, người ta xác định được một
orbital phân tử (viết tắt là MO-π) tương ứng và duy nhất. Sự phân bố electron vào MO-π cũng tuân theo các
nguyên lý và quy tắc như sự phân bố electron vào các orbital nguyên tử.
5) Biểu diễn sự phân bố electron π của phân tử Cy5 trên các MO-π của giản đồ mức năng lượng. Xác định
HOMO (orbital chứa electron có mức năng lượng cao nhất) và LUMO (orbital không chứa electron có mức
năng lượng thấp nhất) của phân tử Cy5. Từ đó tính năng lượng của phân tử Cy5 theo kJ/mol ở trạng thái cơ bản.
Hình dưới đây cho biết bước sóng hấp thụ và màu sắc tương ứng mà mắt cảm nhận được. Những đường cong
trên hình cho biết màu sắc mà mắt cảm nhận được, trục tung là cường độ hấp thụ và trục hoành là bước sóng mà
chất hấp thụ.

6) Thực nghiệm cho biết phân tử Cy5 hấp thụ mạnh nhất tại bước sóng ứng với chuyển dịch electron từ HOMO
lên LUMO. Hãy xác định màu sắc của Cy5 mà mắt cảm nhận được, giả thiết ban đầu phân tử Cy5 ở trạng thái
cơ bản.
Ở trạng thái kích thích, phân tử có thể trải qua quá trình chuyển dời tự phát về trạng thái cơ bản đồng thời phát
ra photon. Tốc độ phát xạ trung bình K cho quá trình như vậy (độ giảm tỉ đối của số phân tử ở trạng thái kích
thích, dN*/N*, trên khoảng thời gian dt, được xác định theo biểu thức:
1 dN * 8 2 d 2
K =− =
N * dt 3 0 3
Trong đó: λ là bước sóng photon phát xạ, ε0 là hằng số điện, là hằng số Planck thu gọn, d là moment lưỡng
cực điện, d tỉ lệ với el, e là điện tích nguyên tố.
7) Hãy dẫn ra biểu thức tính số phân tử Cy5 ở trạng thái kích thích N* còn lại sau thời gian t theo K và N0 (số
x
phân tử Cy5 ở trạng thái kích thích ban đầu). Cho biết  = ln x + C (C là hằng số).
dx
8) Với phân tử Cy5, d ≈ 2,4 el. Hãy đánh giá thời gian sống trung bình của huỳnh quang trung bình của trạng
thái kích thích thấp nhất của phân tử Cy5, τCy5, đại lượng này là nghịch đảo của tốc độ phát xạ trung bình. Sau
khoảng thời gian là τCy5 thì phần trăm số phân tử Cy5 phát xạ là bao nhiêu?

Câu II Nhiệt động


Trộn cẩn thận 1 mol hydrogen và 0,5 mol oxygen ở áp suất 101,3 kPa và nhiệt độ 291 K trong một xi lanh làm
bằng thép dày, có piston.
1) Xác định biến thiên enthalpy, entropy, năng lượng tự do Gibbs đi kèm với quá trình trộn khí trên.
2) Những giá trị nào (ΔH, ΔS, ΔG) sẽ thay đổi nếu quá trình được tiến hành ở nhiệt độ khác, chẳng hạn như
273?
Hỗn hợp tạo thành trong xi lanh được nén nhanh (nhiệt trao đổi với môi trường không đáng kể) tới thể tích 3,0
lít, sau đó được kích nổ.
3) Tính nhiệt độ của hỗn hợp ở thời điểm bắt đầu nổ (giả định rằng quá trình nén thuận nghịch).
4) Tại sao phản ứng tạo thành nước lại đi kèm với một vụ nổ?
5) Ước tính nhiệt độ khí đạt tới sau thời điểm xảy ra nổ và đốt cháy hoàn toàn hydrogen, cho biết rằng thể tích
khí trong xi lanh tăng lên ngay lập tức do sự tăng nhiệt độ của hỗn hợp đã đẩy piston lên, tạo ra áp suất không
đổi 3,2 MPa.
6) Có thể ước tính với giả sử rằng CP cũng hầu như không phụ thuộc vào nhiệt độ và sử dụng giá trị CP ở 298
K?
Một nhà hóa học người Việt Nam, tên là Trần Anh Khôi, cũng là người đã thực hiện các tính toán trên, quyết
định tìm xem những tính chất nào của nước lỏng thay đổi theo nhiệt độ. Hóa ra, nhiệt dung của nước lỏng gần
như không phụ thuộc vào nhiệt độ. Cậu cũng tin rằng pH của một dung môi tuyệt vời như nước sẽ không phụ
thuộc vào nhiệt độ và luôn bằng 7. Nhưng khi tra cứu, cậu thấy pH ở các nhiệt độ khác nhau có giá trị khác 7.
Ban đầu, Khôi cảm thấy bất ngờ, nhưng sau đó đã nhận ra vấn đề là gì.
7) Giải thích xem pH của nước tăng hay giảm khi nhiệt độ tăng? Liệu độ lệch giá trị pH (so với 7) của nước ở
một nhiệt độ xác định có làm ảnh hưởng đến tính chất trung tính của nước?
Vừa nhận được tiền lương tháng đầu tiên, Khôi đã dành một ít mua một quyển Sổ tay Hoá Lí để tiện cho
việc tra cứu. Chẳng may, con mèo của cậu đã xé mất trang có ghi giá trị ∆H0 và ∆S0 của quá trình tự ion hoá
của nước để làm đồ chơi. Thật may mắn vì nhà Khôi có phòng thí nghiệm và cậu đã làm thí nghiệm đo pH của
nước ở các nhiệt độ khác nhau để xác định lại các giá trị này. Kết quả thực nghiệm được ghi lại ở bảng sau :
Nhiệt độ 220C 250C 270C 300C 320C
pH 7,04 6,99 6,96 6,91 6,88

8) Thiết lập phương trình tính pH của nước theo nhiệt độ Kelvin.
9) Từ các giá trị trong bảng trên, hãy tính pH của nước trong cơ thể người (370C).
10) Vào vấn đề chính của thí nghiệm này, hãy giúp Khôi xác định lại các giá trị trong trang giấy đã bị con mèo
xé mất.

Câu III) Động học


Phản ứng Heck là một phản ứng ghép cặp chéo, được dùng để tạo ra các liên kết đơn carbon-carbon.
Phương trình phản ứng tổng quát được cho dưới đây:

X kí hiệu cho một nhóm rời đi rất tốt (ví dụ như iodide, bromide hoặc tosylate). Đây là phản ứng được
xúc tác bởi palladium, có cơ chế rất phức tạp. Sau đây, phản ứng Heck của phenyl iodide với n-butyl acrylate
được nghiên cứu chi tiết hơn. Một cơ chế khả dĩ được đưa ra dưới đây trong chu trình xúc tác của phản ứng. k1,
k2 và k3 kí hiệu các hằng số tốc độ của các phản ứng cơ bản tương ứng. L kí hiệu của một phối tử trung hòa,
không trực tiếp tham gia vào phản ứng, ví dụ như PPh3. n-butyl acrylate cũng là một phối tử trung hòa, gốc
phenyl là một phối tử điện tích âm 1.
a) Với mỗi tiểu phân palladium hoạt động (1 đến 3), hãy chỉ ra trạng thái oxi hóa của palladium.
Các giai đoạn riêng lẻ của chu trình xúc tác có thể được mô tả cơ chế bởi các phản ứng cơ kim cơ bản.
b) Gán các thuật ngữ “trao đổi phối tử”, “cộng oxi hóa”, “tách khử” với các phản ứng riêng lẻ (k1, k2, k3) trong
chu trình xúc tác. (Chú ý: các quá trình oxi hóa và khử quy ước với kim loại trung tâm)
c) Biểu diễn nồng độ tổng của palladium ([Pd]ges) theo nồng độ các tiểu phân tham gia vào phản ứng. Chú ý: để
rõ ràng, sử dụng các số 1, 2, 3 được cho trong chu trình xúc tác thay vì công thức kinh nghiệm hoặc công thức
cấu tạo.
d) Thiết lập biểu thức tốc độ cho tất cả các tiểu phân liên quan: (i) 1, (ii) 2, (iii) 3, (iv) A, (v) P, (vi) PhI.
e) Áp dụng trạng thái giả-ổn định cho các trung gian 1, 2, 3, chứng minh rằng sự tiêu thụ phenyl iodide có thể
biểu diễn theo:
d  PhI  k1k2 k3  PhI  A Pd ges
− =
dt k2 k3  A + k1k2  PhI  A + k1k3  PhI 
f) Xác định bậc phản ứng biết nồng độ của A rất nhỏ.
Việc làm sáng tỏ cơ chế của phản ứng rất được quan tâm, đặc biệt là việc xác định giai đoạn tốc định. Vì
mục đích này, tỉ lệ nồng độ các chất đầu đã được biến đổi và tốc độ đầu của phản ứng đã được ghi lại. Để có
tính so sánh tốt hơn, tốc độ phản ứng đã được chuẩn hóa theo nồng độ tổng palladium, [Pd]ges.

g) Từ dữ kiện đã cho, xác định các hằng số tốc độ k1, k2 và k3.


Một khía cạnh đặc biệt của phản ứng Heck là hoạt tính khác nhau tùy thuộc vào nhóm rời đi và gốc hữu
cơ được sử dụng, cho phép có độ chọn lọc cao với các phản ứng tương ứng. Ví du, nếu hai nhóm rời đi khác
nhau hiện diện trong một phân tử, chúng sẽ cạnh tranh trong phản ứng. Trong ví dụ ở trên, sự diễn biến phản
ứng khác nhau với các nhóm rời đi bromide và iodide cũng đã được nghiên cứu. Vì mục đích này, các nghiên
cứu động học đã được phân tích không chỉ với iodobenzene mà còn với bromobenzene và 1-bromo-4-
iodobenzene.
Ban đầu, chỉ nghiên cứu 1-bromo-4-iodobenzene và một chú trình xúc tác cũng đã được thiết lập. Tuy
nhiên, với phản ứng cạnh tranh thì phức tạp hơn một chút so với chu trình đã biểu diễn ở trên. Các hằng số tốc
độ k1, k2 và k3 bây giờ chỉ trường hợp khi iodide đóng vai trò nhóm rời đi (sản phẩm cuối là B), các hằng số tốc
độ k1’, k2’, k3’ chỉ trường hợp bromide (sản phẩm cuối là C).
h) Xác định hai sản phẩm khả dĩ B và C với phản ứng Heck của 1-bromo- 4-iodobenzene và n-butyl acrylate.
Biến đổi theo thời gian của sự tạo thành B đã được nghiên cứu bằng quang phổ. Khi sử dụng nồng độ
ban đầu của 1-bromo-4-iodobenzene [PhBrI]0 = 1,4 mmol.L-1 thì nồng độ của B sau khi kết thúc phản ứng là
[B]end = 1,27 mmol.L-1. Nồng độ còn lại của chất đầu là [PhBrI]end = 105 μmol.L-1.
i) Giải đoạn nào trong chu trình xúc tác là then chốt với sự tạo thành B hoặc C?
j) Dẫn ra biểu thức cho tỉ lệ nồng độ B và C được tạo thành, giả sử rằng phản ứng của 1 với PhBrI là giai đoạn
tốc định. Trước tiên, hãy thiết lập các biểu thức tốc độ cần thiết với phản ứng.
k) Sử dụng các thông tin đã cho, hãy xác định tỉ lệ các hằng số tốc độ k1’ và k1. Tính k1’. Để làm được, hãy giả
sử rằng một nhóm thế khác trên vòng không ảnh hưởng đến hoạt tính. Từ đó, hãy xác định nhóm rời đi nào ưu
tiên phản ứng?

Câu IV Điện hóa


Trong mối liên hệ với ngành công nghiệp năng lượng bền vững
hơn, pin nhiên liệu đã trở nên phổ biến như sự lựa chọn thay thế cho các
động cơ đốt truyền thống. Nói chung, một pin nhiên liệu chuyển hóa trực
tiếp năng lượng đốt cháy thành điện năng. Cấu trúc tổng quát của một pin
được cho ở hình trên.
Có nhiều lựa chọn cho nhiên liệu, với hydrogen và methanol là
được nghiên cứu và sử dụng rộng rãi nhất. Trong cả hai trường hợp, chất
điện li được sử dụng đều là chất điện li rắn, ví dụ như màng trao đổi
proton. Độ dẫn σ của màng có tầm quan trọng mang tính then chốt và được hiểu là tổng σ = σel + σion của độ dẫn
điện và độ dẫn ion.
a) Cho biết các bán phản ứng ở anode, cathode và phản ứng tổng cho các pin hydrogen và methanol.
b) Giải thích liệu độ dẫn điện và độ dẫn ion của một màng trao đổi protontốt thì phải cao hay thấp.
c) Tính điện áp tạo ra khi pin nhiên liệu hydrogen ở cân bằng trong các điều kiện chuẩn
Trong thực tế, điện áp đó không đạt tới do sự quá thế. Đặc biệt, sự khử oxygen gây ra sự quá thế lớn.
Việc giảm hiện tượng quá thế có thể đạt được bằng cách sử dụng các xúc tác như platinum (ở anode và
cathode).
d) Vẽ giản đồ năng lượng sự oxi hóa methanol bởi oxygen thành CO2 và nước khi có và không có xúc
tác.
e) Tính điện áp của pin nhiên liệu hydrogen (với xúc tác platinum) khi hoạt động (không-cân bằng). Sử
dụng ví
dụ của phản ứng anode, giải thích tại sao platinum đóng vai trò như xúc tác làm giảm quá thế.
Do mật độ năng lượng thể tích cao đáng kể của methanol so với hydrogen nên ngày nay các pin nhiên liệu
methanol cũng được sử dụng.
f) Tính điện áp cân bằng chuẩn của pin methanol ở 298 K.
Pin nhiên liệu methanol là một phần của hệ sinh thái methanol được phổ biến. Hệ sinhthái này sử dụng
methanol làm nguồn nhiên liệu và năng lượng, và có thể đóng góp vào một nền công nghiệp năng lượng sạch
hơn. Một hệ thống đã được triển khai, trong đó methanol được thu hồi, sử dụng các khí luyện kim và dòng điện
xanh.

g) Xác định các khí A, B, C mà từ hỗn hợp đó thu hồi được methanol.
Ngoài ra cũng hãy xác định sản phẩm phụ D.
Một biến thể của pin nhiên liệu hoạt động ở các nhiệt độ cao khoảng 600oC là pin nhiên liệu carbonate
nóng chảy. Trong cấu trúc này, thay vì màng trao đổi proton, Li2CO3 và K2CO3 nóng chảy được dùng làm chất
điện li. Hydrogen được dùng làm nhiên liệu.
h) Cho biết các bán phản ứng ở anode, cathode và phản ứng tổng cho pin carbonate nóng chảy.
i) Một trong các khí tồn tại trong pin carbonate nóng chảy luân chuyển giữa cathode và anode. Xác định
khí này.
Các dữ kiện được cho như sau:
+ Dữ kiện nhiệt động học ở 298 K:
H 0f ( kJ .mol −1 ) S 0 ( J .mol −1 K −1 ) CP0 ( J .mol −1 K −1 )
CH3OH (l) -239,2 126,8 81,1
O2 (g) 0 205,2 29,4
CO2 (g) -393,5 213,8 37,1
H2O (l) -285,8 70,0 75,4

+ EO02 ( g )/ H 2O(l ) = 1, 23 (V )
+ Quá thế: H2 ( Pt ) = −0,1(V ) ;O2 ( Pt ) = +0,6 (V )
Câu V: Hóa học phân tích
I)
Một hôm Huyền Trang đọc được trong sách rằng các dung dịch Fe2+, Cr(OH)4-, Ni2+, MnO42-, CuCl3- ở các
nồng độ xác định, sẽ có màu xanh lục. Trang đề nghị với anh Khoa điều chế dung dịch chứa các ion này. Sau
khi điều chế xong các dung dịch này, 2 người đã quên dán nhãn lên các dung dịch và đi làm việc khác. Đến khi
quay lại thì không thể nhớ được các dung dịch tương ứng. Ngay lúc đó thì Ngọc Đức và Phúc An đến tìm gặp
anh Khoa hỏi về 1 vấn đề gì đó. Ngay lập tức, anh Khoa đã giao nhiệm vụ cho hai bạn: Sử dụng nước cất,
H2SO4 loãng, ống nghiệm, ống nhựa nhỏ giọt, đĩa trắng và các công cụ khác (Lưu ý: càng ít càng tốt) để xác
định chúng. Hãy giúp Đức và An hoàn thành nhiệm vụ của anh Khoa bằng các nhận biết các dung dịch này.
Viết các phương trình phản ứng ion và giải thích các hiện tượng
II)
67% số anion trong cơ thể người là chloride ion, chủ yếu là trong dạ dày và nước tiểu. Có thể xác định hàm
lượng chloride trong máu bởi phương pháp thủy ngân: sử dụng mercury(II) nitrate làm dung dịch chuẩn,
diphenylcarbazone là chỉ thị. Quá trình chuẩn độ Cl- bởi Hg2+ tạo ra một lượng nhỏ HgCl2 bị ion hóa. Hg2+ dư
và diphenylcarbazone tạo thành phức chất càng cua màu tím.
1) Giải thích ngắn gọn lí do phải dùng nitric acid để acid hóa khi điều chế dung dịch mercury nitrate?
2) Cân 1.713 gam Hg(NO3)2.xH2O rồi pha thành 500 mL dung dịch chất chuẩn. Lấy 20,00 mL dung dịch chuẩn
NaCl 0,0100 mol L-1 cho vào bình nón, acid hóa bằng 1 mL dung dịch HNO3 5% rồi nhỏ vào 5 giọt chất chỉ thị
diphenylcarbazone. Chuẩn độ bằng dung dịch mercury nitrate trên cho đến khi xuất hiện màu tím, thì dùng hết
10,20 mL chất chuẩn. Xác định công thức muối ban đầu.
3) Lấy 0,500 mL huyết thanh cho vào một bình nón nhỏ, thêm 2 mL nước khử ion vào, rồi nhỏ 4 giọt nitric acid
5% và 3 giọt chỉ thị diphenylcarbazone. Sau đó đem chuẩn độ với dung dịch mercury nitrate trên, thì thấy hết
1,53 mL. Để làm chính xác kết quả đo, lấy lượng nước cất gấp 10 lần thể tích mẫu huyết thanh và tiến hành
thí nghiệm mẫu trắng thì dùng 0,80 mL mercury nitrate. Tính nồng độ chloride ion trong huyết thanh (mg/100
mL).
III)
Trộn dung dịch CuSO4 với dung dịch K2C2O4 thu được tinh thể xanh dương. Công thức của tinh thể được xác
định bởi thí nghiệm sau:
a) Cân 0,2073 gam mẫu, cho vào một bình nón rồi thêm 40 mL dung dịch H2SO4 2 mol L-1, đun nhẹ để hòa tan
mẫu. Sau đó thêm vào 30 mL nước, đun tới khi gần sôi rồi chuẩn độ với dung dịch KMnO4 0.02054 mol L-1 thì
hết 24,18 mL chất chuẩn.
b) Sau đó dung dịch được đun nóng cho tới khi dung dịch màu tím nhạt chuyển thành xanh dương. Sau đó, thêm
2 gam KI rắn và một lượng phù hợp Na2CO3 vào. Dung dịch chuyển thành màu nâu và xuất hiện kết tủa. Đem
chuẩn độ dung dịch với Na2S2O3 0,04826 mol L-1, tới gần điểm cuối thì thêm chỉ thị hồ tinh bột vào, thì hết
12,96 mL chất chuẩn.
1) Viết phương trình phản ứng chuẩn độ (a).
2) Viết phương trình chuyển dung dịch từ màu tím sang màu xanh dương ở (b)
3) Viết phương trình thể hiện ảnh hưởng của KI ở (b).
4) Xác định công thức tinh thể xanh dương.

You might also like