You are on page 1of 19

HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN ĐỀ THI MÔN HÓA HỌC KHỐI 10

VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ Thời gian làm bài 180 phút
Đề số 9 (Đề này có 4 trang, gồm 10 câu)

Câu 1: (2,0 điểm) Cấu tạo nguyên tử, phân tử. Định luật HTTH
1. Nguyên tử X có cấu hình electron [Ne]3d14s2

Xác định bộ 3 số lượng tử của các electron trong cấu hình 3d14s2

2. Cho các phân tử, ion sau: SF4; XeF4 ; BrF5; IF7.
a. Cho biết dạng lai hóa của nguyên tố trung tâm
b. Dạng hình học theo mô hình VSEPR
Câu 2: (2,0 điểm) Tinh thể
Tinh thể ReO3 thuộc hệ lập phương, trong đó ion Re6+ chiếm các vị trí đỉnh của hình lập
phương, ion O2- chiếm vị trí trung điểm tất cả các cạnh của ô mạng.
Biết bán kính: O2- = 0,126nm, Re6+ = 0,061 nm.
Nguyên tử khối: O =16; Re = 186
1. Hãy vẽ một ô mạng cơ sở của tinh thể ReO3, tính số nguyên tử Re và O trong một ô
mạng và khối lượng riêng của tinh thể ReO3 (gam/cm3)
2. Cation Li+ có thể xâm nhập vào mạng lưới tinh thể ReO3 ở ngay nhiệt độ phòng. Cation
Li+ có kích thước lớn nhất bằng bao nhiêu để khi xâm nhập vào mạng lưới tinh thể ReO3
không làm thay đổi kích thước của ô mạng tinh thể ?
Câu 3: (2,0 điểm) phản ứng hạt nhân
1. Khi bắn phá hạt nhân 235U bằng một nơtron, người ta thu được các hạt nhân
138
Ba, 86Kr và 12 hạt nơtron mới.
a) Hãy viết phương trình của phản ứng hạt nhân đã xảy ra.
b) Tính năng lượng thu được (ra kJ), khi 2,00 gam 235U bị phân hạch hoàn toàn.
Cho: Khối lượng nơtron (n) = 1,0087 u.
Nguyên tử khối của 235U, 137Ba và 86Kr lần lượt là 235,04 u; 137,91 u; 85,91 u
vận tốc ánh sáng c = 3.108 m/s.
2. Một mẫu 137Ce (t1/2 = 30,17 năm) có độ phóng xạ ban đầu 15,0 mCi. Hãy tính thời gian để
hoạt độ phóng xạ của mẫu này còn lại 1,50 mCi.
Câu 4: (2,0 điểm) Nhiệt hóa học
1. Quá trình đốt cháy etan, C2H6, tạo ra CO2 và nước lỏng ở 250C. Biết rằng thiêu nhiệt của
etan trong điều kiện trên là -1560,5 kJ/mol etan.
a. Tính sinh nhiệt chuẩn, DH0f của etan.
b. Tính năng lượng liên kết C=O.
Cho
Chất CO2 H2O
DH0f(kJ.mol-1) -393,5 -285,8
Liên kết C-C C-H O-H O=O
Eliên kết 347 413 464 495
2. Cho DG0 = -1467,5 kJ/mol
a. Tính DS0 cho phản ứng theo J.mol-1.K-1.
b. So sánh với trường hợp tạo ra nước lỏng, quá trình đốt cháy tạo ra hơi nước ảnh
hưởng lên các đại lượng sau như thế nào?
+ Thiêu nhiệt, DH0c.
+ DS0c
Câu 5: (2,0 điểm) Cân bằng hóa học pha khí
N2O4 tồn tại dưới dạng cân bằng với NO2 theo phương trình: N2O4 (k) ⇌ 2NO2 (k)
1,0 mol N2O4 được đưa vào bình rỗng với thể tích cố định 24,44 lit. Áp suất khí tại cân
bằng ở 298K là 1,190 bar. Giá trị entropi chuẩn (S0) của N2O4 (k) = 304,10 J.mol-1.K-1 và
NO2 = 240,05 J.mol-1.K-1. Coi ∆S0, ∆H0 không phụ thuộc nhiệt độ.
1. Tính hằng số cân bằng Kp, Kc tại 298K
2. Tính áp suất bình phản ứng tại 348K
Câu 6: (2,0 điểm) Cân bằng axit-bazơ
Một dung dịch (X) có chứa hai đơn axit yếu : axit HA với hằng số phân li KHA =1,74.10-7,
và HB với hằng số phân li axit KHB = 1,34.10-7. Dung dịch X có pH = 3,75.
1. Chuẩn độ 100 mL dung dịch X cần 100 mL dung dịch NaOH 0,220 M. Hãy tính nồng
độ ban đầu (mol. L-1 ) của mỗi axit trong dung dịch X.
2. Thêm một lượng lớn nước cất vào dung dịch X để tạo ra một dung dịch rất loãng, tại
đó nồng độ của các axit tiến tới 0. Hãy tính phần trăm phân li của mỗi axit trong dung dịch
loãng này.
Câu 7: (2,0 điểm) Phản ứng oxi hóa- khử. Điện hóa
Cho tế bào điện hóa: H2(k)½NaOH(dd)½HgO(r), Hg(l) có Eo = 0,926V ở T = 298,15K.

Với phản ứng H2(k) + O2(k) = H2O(l) thì = - 237,2 kJ.mol-1.

Chất Hg (l) HgO (r) (k)

77,10 73,20 205,0

1.a. Hãy viết phương trình hoá học cho phản ứng tổng quát của pin điện hoá và phản
ứng điện cực (nửa phản ứng) cho cả hai điện cực.

b. Hãy tính áp suất riêng phần lúc cân bằng của oxi, ở 298,15K và của
phản ứng

HgO (r) ® Hg (l) + O2 (k).


2. Tính nhiệt độ phân huỷ của HgO (r) trong không khí với giả thiết entanpy và entropy
đều không đổi theo nhiệt độ.
Câu 8: (2,0 điểm) Nhóm Halogen
Viết các phương trình phản ứng xảy ra (nếu có):
a. Khí clo tác dụng với dung dịch NaOH ( ở nhiệt độ thường, khi đun nóng )
b. Khí clo và tinh thể I2 tác dụng với dung dịch NH3 .
c. Cho Cl2O; ClO2 lần lượt phản ứng với dung dịch NaOH.
d. Cho flo lần lượt phản ứng với H2S; NH3.
Câu 9. (2,0 điểm) Oxi- lưu huỳnh
1. Từ lưu huỳnh, thực hiện dãy chuyển hóa sau:

Xác định các chất A, B, C, D


Biết hợp chất A là chất lỏng màu vàng chứa 52,5% Cl và 47,5% S.
Hợp chất B là chất lỏng màu đỏ, dễ hút ẩm.
Hợp chất D có khối lượng mol phân tử là 135 g/mol.
Hợp chất D có thể thu được bằng phản ứng trực tiếp của C với O2.
2. Cho SCl2 tác dụng NH3 sinh ra chất dễ nổ là S4N4, chất này có CTCT như dưới đây :

a) Viết phương trình cho sự tạo thành S4N4 từ NH3 và SCl2


b) Phân tử S4N4 rất dễ tham gia phản ứng hóa học bao gồm cả phản ứng oxi hóa và khử .
Xử lí S4N4 với lượng dư AsF5 trong sunfudioxit sinh ra muối [S4N4][AsF6]2 , còn xử lí với
lượng dư SnCl2 trong metanol thu được S4N4H4 .
Viết phương trình phản ứng cho hai phản ứng này.
Câu 10: (2,0 điểm) Động học
Xét phản ứng A (k) + 3B (k) ® 2C (k) (1)
Sử dụng các số liệu thực nghiệm dưới đây để trả lời các câu hỏi liêu quan đến phản ứng
trên, được thực hiện trong bình chứa dung tích 1 lit ở 250C.
Thí nghiệm A0, mol B0, mol Tốc độ hình thành ban đầu của C(mol.l-1.phút-1)
1 0,10 0,10 0,25
2 0,20 0,20 2,0
3 0,10 0,20 2,0
1. a. Với thí nghiệm 1, cho biết tốc độ biến mất ban đầu của A và B.
b. Xác định bậc của A,B trong phản ứng.
c. Tính giá trị hằng số tốc độ và cho biết thứ nguyên của nó.
2. Với lượng chất ban đầu của A, B như thí nghiệm 1, đưa ra tốc độ hình thành của C dưới
các điều kiện sau đây. Giải thích.
a. 0,50 mol khí Ne được cho vào bình chứa dung tích 1 lit ở trên.
b. Thể tích bình chứa được tăng lên thành 2 lit.
......................HẾT....................
HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN ĐÁP ÁN MÔN HÓA HỌC 10
VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

Câu 1: (2,0 điểm) Cấu tạo nguyên tử, phân tử. Định luật HTTH
1. Nguyên tử X có cấu hình electron [Ne]3d14s2

Xác định bộ 3 số lượng tử của các electron trong cấu hình 3d14s2

2. Cho các phân tử, ion sau: SF4; XeF4 ; BrF5; IF7.
a. Cho biết dạng lai hóa của nguyên tố trung tâm
b. Dạng hình học theo mô hình VSEPR

CÂU NỘI DUNG ĐIỂM


1
1 3d1: n=3; l=2; ml=±2; ±1; 0; ms = +1/2 0,5

4s2 : n=4; l=0; ml = 0; ms = ±1/2 0,5

2 SF4: (AX4E) lai hóa sp3d. Hình dạng cái bập bênh 0,25
XeF4: (AX4E2) lai hóa sp3d2 . Hình dạng vuông phẳng 0,25
BrF5: (AX5E) lai hóa sp3d2 . Hình dạng tháp vuông 0,25
IF7: (AX7) lai hóa sp3d3. Hình dạng lưỡng chóp ngũ giác 0,25

Câu 2: (2,0 điểm) Tinh thể


Tinh thể ReO3 thuộc hệ lập phương, trong đó ion Re6+ chiếm các vị trí đỉnh của hình lập
phương, ion O2- chiếm vị trí trung điểm tất cả các cạnh của ô mạng.
Biết bán kính: O2- = 0,126nm, Re6+ = 0,061 nm.
Nguyên tử khối: O =16; Re = 186
1. Hãy vẽ một ô mạng cơ sở của tinh thể ReO3, tính số nguyên tử Re và O trong một ô mạng và
khối lượng riêng của tinh thể ReO3 (gam/cm3)
2. Cation Li+ có thể xâm nhập vào mạng lưới tinh thể ReO3 ở ngay nhiệt độ phòng. Cation Li+
có kích thước lớn nhất bằng bao nhiêu để khi xâm nhập vào mạng lưới tinh thể ReO3 không làm
thay đổi kích thước của ô mạng tinh thể ?

CÂU NỘI DUNG ĐIỂM


2
1 Vẽ ô mạng ReO3 0,5

- Trong một ô mạng có


Số ion Re6+ = 8.1/8 = 1 0,5
Số ion O2- = 12.1/4 = 3
- Độ dài cạnh a= 2(rRe + rO ) = 0,374nm
- Khối lượng riêng của tinh thể:
0,5

2 Tính bán kính ion lạ


Ion Li+ xâm nhập sẽ chiếm vị trí trung tâm của ô mạng cơ sở. Do vậy 0,5
khoảng cách từ tâm đến trung điểm mỗi cạnh tương ứng:
Câu 3: (2,0 điểm) phản ứng hạt nhân
1. Khi bắn phá hạt nhân 235U bằng một nơtron, người ta thu được các hạt nhân
Ba, 86Kr và 12 hạt nơtron mới.
138

a) Hãy viết phương trình của phản ứng hạt nhân đã xảy ra.
b) Tính năng lượng thu được (ra kJ), khi 2,00 gam 235U bị phân hạch hoàn toàn.
Cho: Khối lượng nơtron (n) = 1,0087 u.
Nguyên tử khối của 235U, 137Ba và 86Kr lần lượt là 235,04 u; 137,91 u; 85,91 u
vận tốc ánh sáng c = 3.108 m/s.
2. Một mẫu Ce (t1/2 = 30,17 năm) có độ phóng xạ ban đầu 15,0 Ci. Hãy tính thời gian để
137

hoạt độ phóng xạ của mẫu này còn lại 1,50 Ci.

CÂU NỘI DUNG ĐIỂM


3
1 a.
235
U +1n  138Ba + 86Kr + 121n 0,5

b. độ hụt khối trong phản ứng này là:


m = 235,04 u + 1,0087 u – (137,91 + 85,91 + 12.1,0087) u = 0,1243 u
E = m.c2 0,5

E = 0,1243.931,5.1,602.10-13.(2/235,04).6,02.1023J = 9,5.1020 J = 9,5.107 kJ

2 Hằng số phân rã phóng xạ:  = 0,693/t1/2 = 0,02297 năm-1 0,5

Ta có: Độ phóng xạ A = A0.e-t


0,5
Suy ra: năm

Câu 4: (2,0 điểm) Nhiệt hóa học


1. Quá trình đốt cháy etan, C2H6, tạo ra CO2 và nước lỏng ở 250C. Biết rằng thiêu nhiệt của etan
trong điều kiện trên là -1560,5 kJ/mol etan.
a. Tính sinh nhiệt chuẩn, DH0f của etan.
b. Tính năng lượng liên kết C=O.
Cho
Chất CO2 H2O
DH0f(kJ.mol-1) -393,5 -285,8
Liên kết C-C C-H O-H O=O
Eliên kết 347 413 464 495
2. Cho DG0 = -1467,5 kJ/mol
a. Tính DS0 cho phản ứng theo J.mol-1.K-1.
b. So sánh với trường hợp tạo ra nước lỏng, quá trình đốt cháy tạo ra hơi nước ảnh hưởng lên
các đại lượng sau như thế nào?
+ Thiêu nhiệt, DH0c.
+ DS0c
LG
CÂU NỘI DUNG ĐIỂM
4
1 a.

C2H6 (k) + O2 (k) ® 2CO2 (k) + 3H2O(l) DH0cháy(C2H6) = DH0


Sinh nhiệt chuẩn của etan:
DH0f(C2H6) = [2DH0f(CO2) + 3DH0f(H2O)] - DH0cháy(C2H6) 0,5
= [2.(-393,5) + 3.(-285,8)] - (-1560,5)
= -83,9 kJ.mol-1.
b.

DH0 = [EC-C + EC-H + EO=O] - [4EC=O + 6EO-H] 0,5


= [347 + 6.413 + 3,5.495] - 4EC=O - 6.464 = -1560,5
Þ EC=O = 833 kJ.mol-1.

2 a.
DG0 = DH0 - T. DS0 0,25

Þ DS0 = =
= -312 J.K-1.mol-1. 0,25

b.
+ Giá trị DH0c(C2H6) sẽ ít âm hơn do một phần năng lượng dùng để chuyển 0,25
hoá nước lỏng thành hơi nước nên không giải phóng ra ngoài.
+ Giá trị biến thiên entropy, DS0c sẽ dương hơn vì số vi trạng thái của hệ 0,25
tăng nhanh do sự hoá hơi của nứơc lỏng.

Câu 5: (2,0 điểm) Cân bằng hóa học pha khí


N2O4 tồn tại dưới dạng cân bằng với NO2 theo phương trình: N2O4 (k) ⇌ 2NO2 (k)
1,0 mol N2O4 được đưa vào bình rỗng với thể tích cố định 24,44 lit. Áp suất khí tại cân bằng ở
298K là 1,190 bar. Giá trị entropi chuẩn (S0) của N2O4 (k) = 304,10 J.mol-1.K-1 và NO2 = 240,05
J.mol-1.K-1. Coi ∆S0, ∆H0 không phụ thuộc nhiệt độ.
1. Tính hằng số cân bằng Kp, Kc tại 298K
2. Tính áp suất bình phản ứng tại 348K
LG
CÂU NỘI DUNG ĐIỂM
1 N2O4 ⇌ 2 NO2

n0 1 0

mol cb 1-x 2x

ntổng, cb = 1 - x + 2x = 1 + x (mol)

0,25

Với P= 1,190 bar = (1,190/1,013 ) atm

Lại có 1,175 = 1 + x

x = 0,175 (mol)

Tại cân bằng

0,25

0,25

KC = Kp.(RT)-∆n = 0,1499.(8,314.298)-1 =6,05.10-5 0,25

2 Tại 298 K,

0,25
= ∆H0 – 298∆S0

Mà ∆S0 = 0,176 kJ·mol–1·K–1


=> ∆H0 = 57,148 (kJ·mol–1)

0,25

→ Kp,348 = 4,122 (bar)

Tại 348K, áp suất ban đầu của N2O4: 0,25

N2O4 ⇌ 2 NO2

P0 1,183

cb 1,183-y 2y

0,25

=> y= 0,703
Áp suất cân bằng ở 348K là 1,183+y=1,886 bar

Câu 6: (2,0 điểm) Cân bằng axit-bazơ


Một dung dịch (X) có chứa hai đơn axit yếu : axit HA với hằng số phân li KHA =1,74.10-7, và
HB với hằng số phân li axit KHB = 1,34.10-7. Dung dịch X có pH = 3,75.
1. Chuẩn độ 100 mL dung dịch X cần 100 mL dung dịch NaOH 0,220 M. Hãy tính nồng độ
ban đầu (mol. L-1 ) của mỗi axit trong dung dịch X.
2. Thêm một lượng lớn nước cất vào dung dịch X để tạo ra một dung dịch rất loãng, tại đó nồng
độ của các axit tiến tới 0. Hãy tính phần trăm phân li của mỗi axit trong dung dịch loãng này.
LG
CÂU NỘI DUNG ĐIỂM
1 Trong dung dịch X, có các cân bằng:

HA H+ + A– KHA =1,74.10-7

HB H+ + B– KHB = 1,34.10-7

H2O H+ + OH– KW = 10-14

ĐKP:

[OH–] + [A–] + [B–] = [H+] (1) 0,25

Trong dung dịch axit (pH = 3.75), [OH–] với lượng vô cùng nhỏ, nên bỏ qua,
do đó:

[A–] + [B–] = [H+] (2)

Ta có:

và [HA] = CHA – [A–]

¿
Do đó

=>

Tương tự:
Thay các nồng độ trên vào phương trình (2) 0,25

Vì KHA, KHB quá nhỏ so [H+], cho nên

hay 1,74. 10–7 . CHA + 1,34. 10–7 . CHB = [H+]2 = (10–3,75 )2 0,25

1,74 + 1,34 . CHB = 0,316 (3)

Phản ứng trung hòa:

HA + NaOH  NaA + H2O

HB + NaOH  NaB + H2O


0,25
n HA +n HA =n NaOH nHA + nHB = nNaOH

hay (CHA + CHB) . 0,1 L = 0,220 M . 0,1 L 0,25


CHA + CHB = 0,220 M ( 4)

Từ (3) và (4) suy ra: CHA = 0.053 M và CHB = 0.167 M

2 HA trong dung dịch loãng:


[A–] = α × CHA
[HA] = (1 - α ) CHA
[H+] = 10–7
Thay vào hằng số điện li HA 0,25

hay
Giải phương trình được:  = 0,635 hay 63,5% 0,25

Tương tự đối với HB:

Giải phương trình được:  = 0,573 hay 57,3% 0,25

Câu 7: (2,0 điểm) Phản ứng oxi hóa- khử. Điện hóa
Cho tế bào điện hóa: H2(k)½NaOH(dd)½HgO(r), Hg(l) có Eo = 0,926V ở T = 298,15K.

Với phản ứng H2(k) + O2(k) = H2O(l) thì = - 237,2 kJ.mol-1.

Chất Hg (l) HgO (r) (k)

77,10 73,20 205,0

1.a. Hãy viết phương trình hoá học cho phản ứng tổng quát của pin điện hoá và phản ứng
điện cực (nửa phản ứng) cho cả hai điện cực.

b. Hãy tính áp suất riêng phần lúc cân bằng của oxi, ở 298,15K và của phản
ứng

HgO (r)  Hg (l) + O2 (k).


2. Tính nhiệt độ phân huỷ của HgO (r) trong không khí với giả thiết entanpy và entropy đều
không đổi theo nhiệt độ.

LG
CÂU NỘI DUNG ĐIỂM
1 a. H2 (k) + HgO (r) = H2O (l) + Hg (l)
(-) H2 (k) + 2OH- = 2H2O (l) + 2e 0,25

(+) HgO (r) + H2O + 2e = 2OH- + Hg (l)


b.
0,25
=

H2 (k) + O2 (k) = H 2O (l) = - 237,2 kJ/mol

H2 (k) + HgO (r) = H 2O (l) + Hg (l) = - 178,7 kJ/mol

HgO (r) = Hg (l) + O2 (k) 0,25

= - = + 58,5 kJ/mol

0,25

0,25

= 3,21 . 10-19kPa

0,25
= 90,2 kJ/mol

2
= 0,21 . 101,3 kPa. HgO (r) khi bắt đầu phân huỷ.

0,25

0,25

T2 = 799 K
Câu 8: (2,0 điểm) Nhóm Halogen
Viết các phương trình phản ứng xảy ra (nếu có):
a. Khí clo tác dụng với dung dịch NaOH ( ở nhiệt độ thường, khi đun nóng )
b. Khí clo và tinh thể I2 tác dụng với dung dịch NH3 .
c. Cho Cl2O; ClO2 lần lượt phản ứng với dung dịch NaOH.
d. Cho flo lần lượt phản ứng với H2S; NH3.

Giải:

CÂU NỘI DUNG ĐIỂM


a. Các phương trình phản ứng của khí clo với dung dịch NaOH (ở t o
thường , khi đun nóng):
0,25
Cl2 + 2 NaOH  NaCl + NaClO + H 2O

0,25
3 Cl2 + 6 NaOH 5 NaCl + NaClO3 + 3 H2O

b. Các phương trình phản ứng của khí clo , tinh thể iot với dung dịch
NH3 :
0,25

3 Cl2 + 8 NH3  N2 + 6 NH4Cl


0,25
3 I2 + 5 NH3  NI3.NH3 + 3 NH4I
0,25
c. Cl2O + 2NaOH 2NaClO + H2O
0,25
2ClO2 + 2NaOH NaClO2 + NaClO3 + H2O 0,25
0,25
d. 4F2 + H2S SF6 + 2HF

3F2(k) + 4NH3(k) → NCl3(k) + 3NH4F

Câu 9. (2,0 điểm) Oxi- lưu huỳnh


1. Từ lưu huỳnh, thực hiện dãy chuyển hóa sau:

Xác định các chất A, B, C, D


Biết hợp chất A là chất lỏng màu vàng chứa 52,5% Cl và 47,5% S.
Hợp chất B là chất lỏng màu đỏ, dễ hút ẩm.
Hợp chất D có khối lượng mol phân tử là 135 g/mol.
Hợp chất D có thể thu được bằng phản ứng trực tiếp của C với O2.
2. Cho SCl2 tác dụng NH3 sinh ra chất dễ nổ là S4N4, chất này có CTCT như dưới đây :

a) Viết phương trình cho sự tạo thành S4N4 từ NH3 và SCl2


b) Phân tử S4N4 rất dễ tham gia phản ứng hóa học bao gồm cả phản ứng oxi hóa và khử . Xử lí
S4N4 với lượng dư AsF5 trong sunfudioxit sinh ra muối [S4N4][AsF6]2 , còn xử lí với lượng dư
SnCl2 trong metanol thu được S4N4H4 .
Viết phương trình phản ứng cho hai phản ứng này.

LG
LG
CÂU NỘI DUNG ĐIỂM
9
1 A: S2Cl2 B: SCl2 C: SOCl2 D: SO2Cl2 0,25x4=1
2 a) 12NH3 + 6SCl2  S4N4 + 12NH4Cl + 2S 0,5

b) S4N4 + 3AsF5 (S4N4)2+ (AsF6-)2 + AsF3


Trong phản ứng với SnCl2, Sn(II) bị oxi hóa thành Sn(IV): 0,25

S4N4 + 2SnCl2 + 4MeOH  S4N4H4 + 2SnCl2(MeO)2 0,25

Câu 10: (2,0 điểm) Động học


Xét phản ứng A (k) + 3B (k) ® 2C (k) (1)
Sử dụng các số liệu thực nghiệm dưới đây để trả lời các câu hỏi liêu quan đến phản ứng trên,
được thực hiện trong bình chứa dung tích 1 lit ở 250C.
Thí nghiệm A0, mol B0, mol Tốc độ hình thành ban đầu của C(mol.l-1.phút-1)
1 0,10 0,10 0,25
2 0,20 0,20 2,0
3 0,10 0,20 2,0
1. a. Với thí nghiệm 1, cho biết tốc độ biến mất ban đầu của A và B.
b. Xác định bậc của A,B trong phản ứng.
c. Tính giá trị hằng số tốc độ và cho biết thứ nguyên của nó.
2. Với lượng chất ban đầu của A, B như thí nghiệm 1, đưa ra tốc độ hình thành của C dưới các
điều kiện sau đây. Giải thích.
a. 0,50 mol khí Ne được cho vào bình chứa dung tích 1 lit ở trên.
b. Thể tích bình chứa được tăng lên thành 2 lit.

LG
CÂU NỘI DUNG ĐIỂM
1 a. Tốc độ hình thành của C = 0,25 mol.lit-1.s-1 nên
0,25
tốc độ biến mất của A là: = 0,125 mol.lit .s .
-1 -1

0,25
tốc độ biến mất của B là: = 0,375 mol.lit-1.s-1.
b. 0,25
Dựa vào cặp thí nghiệm 1, 3 ta thấy: tăng nồng độ B lên gấp đôi, giữ
nguyên nồng độ của A thì tốc độ phản ứng tăng 8 lần Þ phản ứng là bậc 3 0,25
với B.
Dựa vào cặp 2,3 nhận thấy sự thay đổi nồng độ của B không làm thay đổi
tốc độ phản ứng Þ phản ứng là bậc không với B.

0,25
c.
Biểu thức định luật tốc độ phản ứng: v = k[B] 3 = k.0,13 = 10-3.k (mol.l-1.s-
1
) 0,25

Ta có: v = = 0,125 (mol.l-1.s-1)

Giá trị của hằng số tốc độ phản ứng: k = = 125 (l2.mol-2.phút).

2 a. Tốc độ hình thành ban đầu của C vẫn là 0,25 mol.l -1.s-1, việc cho thêm 0,25
khí trơ không tác động lên biểu thức định luật tốc độ phản ứng.

b. Tốc độ hình thành của C là 0,031 mol.l-1.s-1 vì khi tăng thể tích bình lên 0,25
2 lit, nồng độ B giảm đi 2 lần, tốc độ hình thành của C giảm đi 8 lần theo
bậc 3.

You might also like