You are on page 1of 6

1

ÔN TẬP ĐỘI TUYỂN HSGQG Buổi 7


Câu 1: 1. Trộn 50 ml dung dịch A chứa H3PO4 có pH = 1,46 và 50 ml dung dịch NH3 0,4M thu được 100
ml dung dịch B.
a. Tính pH của dung dịch B.
b. Trộn 100 ml dung dịch B trên với 100 ml dung dịch Mg(NO3)2 0,2M. Xác định xem có kết tủa
NH4MgPO4 tạo thành không. Cho biết quá trình thủy phân của Mg2 + được bỏ qua và kết tủa của
NH4MgPO4 được giả định là phản ứng duy nhất.
Cho biết Ka1, Ka2, Ka3 của H3PO4 là 10-2,13; 10-7,2 và 10-12,38. Ka(NH4+) = 10-9,24
Tích số tan của NH4MgPO4 là Ksp= 2,5 × 10-13
2. Tính suất điện động E0, thiết lập sơ đồ pin và viết phương trình phản ứng xảy ra khi pin được ghép bởi cặp
CrO42-/CrO2- vµ NO3-/NO ở điều kiện chuẩn.
Cho: Cr(OH)3 H+ + CrO2- + H2O K = 10-14
RT
0
ECrO 2   0,13V ; E
0
NO3 , H  / NO
 0,96V ; ë 250C: Kw = 10-14; 2,303  0,0592
4 / Cr ( OH )3 ,OH
F
Câu 2: Để xác định hàm lượng axit salixylic (axit o-hidroxibenzoic) trong một mẫu phân tích với tạp
chất trơ, người ta tiến hành như sau:
+ Hoà tan 1,7614 gam mẫu phân tích vào nước tạo 100 ml dung dịch.
+ Hoà tan 0,595 gam KBr và 0,167 gam KBrO3 vào nước tạo 50 ml dung dịch.
+ Trộn 10 ml dung dịch mẫu phân tích với dung dịch H2SO4 loãng dư và 10 ml dung dịch (KBr +
KBrO3). Lắc kĩ, đậy nắp kín, để yên vài phút.
+ Chuẩn độ hỗn hợp thu được hết 12,5 ml dung dịch NaAsO2 0,016M
a) Tính thành phần phần trăm khối lượng của axit salixylic trong mẫu phân tích?
b) Chuẩn độ 10 ml dung dịch axit ở trên bằng dung dịch NaOH 0,01M thì nên chọn chất chỉ thị nào sau
đây cho phù hợp?
(Metyl đỏ-4,2 ; Brom thymolxanh-7,6; Trung tính -8).
c) Tính sai số chuẩn độ nếu dùng metyl đỏ?
E0 BrO3-/Br2 = 1,52V ; E0 Br2/Br- =1,085V; pKa =2,975; Bỏ qua quá trình phân li của nước.
Câu 3: 1. Nêu các hiện tượng xảy ra, viết các phương trình phản ứng và giải thích bằng tính toán cho các
trường hợp sau.
a) Cho 1 mL dung dịch KI 2.10-2 M vào 1 mL dung dịch FeCl3 0,2M và HCl 0,2M, thêm vài giọt hồ
tinh bột, thu được dung dịch hỗn hợp (1).
b) Thêm 1 mL dung dịch KF 1,5M vào dung dịch (1) thu được dung dịch (2)
c) Thêm tiếp 1 mL dung dịch AlCl3 2,0M vào dung dịch (2) thu được dung dịch (3).

2. Giải thích vì sao


a) Trong các hợp chất, magie tồn tại ở dạng Mg2+ mặc dù năng lượng ion hóa thứ hai của magie
(15,035 eV) lớn gần gấp đôi năng lượng ion hóa thứ nhất (7,646 eV).
b) Titan
3+
tạo được các4+ion có điện tích khác nhau Ti2+, Ti3+ và Ti4+. Trong dung dịch hai ion Ti2+ và
Ti có màu còn Ti không màu?
c) Ở nhiệt độ phòng CO2 là một chất khí, còn SiO2 là chất rắn có nhiệt độ nóng chảy rất cao?
2

d) Nitơ chỉ tạo được hợp chất NF3, nhưng không tạo được hợp chất NF5, trong khi đó photpho tạo
được hợp chất PF3 và PF5? Cả NF3 và PF3 đều có cấu tạo tháp tam giác, còn PF5 có cấu tạo
lưỡng chóp tam giác.
3. Trộn 10 mL dung dịch Cu(NO3)2 0,02M với 10 mL dung dịch NH3 2,00M thu được 20 mL
dung dịch A. Trộn 20 mL dung dịch A với 80 mL dung dịch KCN 0,25M, sau khi phản ứng xảy
ra hoàn toàn thu được 100 mL dung dịch B. Tính nồng độ cân bằng của các cấu tử chính có trong
dung dịch B.
Cho biết:KW = 10-14 ; Ka(HCN) = 10-9,33 ; Ka ( NH4 ) = 10-9,24

[Cu ( NH3 ) 4 ]2 = 1012,93 ; [Cu ( CN ) 4 ]2 = 1030,25

ECuo 2 /Cu = +0,153V ; ECNOo , CN /OH -0,960V


Dung dịch hỗn hợp (3) lại có màu xanh (xanh đen) của hỗn hợp I2 với hồ tinh bột.
Câu 4: 1. Hãy cho biết hiện tượng xảy ra khi cho khí H2S lội qua dung dịch hỗn hợp gồm FeCl3
0,01M; HgCl2 0,01M; ZnCl2 0,01M; HCl1,00M cho đến khi bão hòa ([H2S] = 0,10M).
RT
Cho: Eo 3+ 2+ =
o
0,771V; ES/H 2S
= 0,141V; 2,303 = 0,0592 (ở 25oC).
Fe /Fe F
pKs(FeS) = 17,2; pKs(ZnS) = 21,6; pKs(HgS) = 51,8 (pKs = -lgKs, với Kslà tích số tan).
pKa1(H2S) = 7,02; pKa2(H2S) = 12,90 .

2. Điện phân dung dịch NaCl dùng điện cực catot là hỗn hống Hg dòng chảy đều và dùng điện cực
titan bọc ruteni và rodi làm anot. Khoảng cách giữa anot và catot chỉ vài mm.
a- Viết phương trình phản ứng xảy ra tại các điện cực khi mới bắt đầu điện phân(pH = 7). Tính
các giá trị: Thế điện cực và thế phân giải.
b- Sau một thời gian pH tăng lên 11. Giải thích tại sao. Viết phương trình phản ứng xảy ra ở pH
đó. Tính thế điện cực và thế phân giải.
Cho E 0Na / Na = -2,71V; E 0H O  / H =0,00V; E O0 2 / H 2O = 1,23V; E Na  / Na ( Hg ) = -1,78V
3 2

với NaCl 25% và 0,2% Na trong hỗn hợp.


E Cl / 2 Cl  ( Hg )
= 1,34V cho dung dịch NaCl 25% ( khối lượng).
2

 H (trên Hg) = 1,3V; O (trên Ru/Rd) = 0,8V.


2 2

Câu 5: a) P (màu đỏ) và Q (màu nâu) là hai phức chất xianua của coban tạo thành từ phản ứng giữa
CoCl2 với lượng vừa đủ dung dịch KCN trong khí quyển Ar. Phân tử P, Q chỉ chứa các nguyên tố C,
N, K, Co và đều có hàm lượng coban là 19,24% theo khối lượng. Hợp chất P nghịch từ còn hợp chất
Q thuận từ. Xác định công thức của P, Q và dự đoán cấu trúc của chúng.
b) Phức chất Q có khả năng phản ứng rất cao. Q (1 mol) có thể hấp thụ thuận nghịch H2 (0,5 mol) tạo
nên chất R (duy nhất). Cho biết R là sản phẩm trung gian tạo thành khi đun nóng (trong khí quyển
Ar) Q với dung dịch KCN dư, tạo thành phức chất S và giải phóng khí H2. Cho biết R vả S là các
phức chất đơn nhân, nghịch từ. Xác định công thức cấu tạo của R và S, viết các phương trình phản
ứng và giải thích từ tính của R, S theo thuyết trường tinh thể.
c) Khi sục CO dư qua dung dịch Q trong môi trường kiềm, khí quyển trơ, thu được sản phẩm chính là
hợp chất T không màu, tan trong nước. Trong hợp chất T, cacbon chiếm 22,87 %, oxi chiếm 30,46
%, kali chiếm 18,61 % theo khối lượng và phần còn lại là coban. Dẫn NO qua dung dịch chất T, thu
được chất lỏng màu đỏ U (là phức chất đơn nhân). Hãy biện luận để tìm cấu trúc của T, U và viết các
phương trình phản ứng minh họa dạng ion.
3

Câu 6: Khi clo hóa hoàn toàn 2,88 gam chất (A) bằng thionyl clorua ta được 5,47 gam dẫn xuất clo là
(B) . Khi có mặt hợp kim Cu/Al, chất (B) tác dụng được với CO tạo ra tinh thể (C) trong suốt, bền
trong không khí, chứa 27,27%C theo khối lượng. Dùng Na trong bipiriđin khử 3,54 gam (C) ta được
3,465 gam muối (D) nghịch từ chứa 23,16%C, không bền trong không khí. Đem oxi hóa (C) với oxi
trong những điều kiện nhất định sẽ được (A) và CO2. Khi khử 2,88 gam (A) bằng H2 sẽ được nước và
1,92 gam đơn chất (E). Nấu chảy (A) với KOH ta thu được hợp chất (F). Khử nhẹ dung dịch (F) bằng
hỗn hợp HCl và H2S ta thu được dung dịch keo có màu chàm đậm dùng để nhuộm sợi, vải da và lông
thú.
a. Xác định các chất (A), (B), (C), (D), (E), (F)
b. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Câu 7: Các hợp chất Polynitrogen có tiềm năng lớn để được sử dụng làm nguyên mật độ năng lượng
cao. Chúng là những hợp chất kém bền nhiệt. Quá trình tổng hợp [N5+][AsF6-], một ion rắn màu
trắng, đã đạt được bằng phản ứng [N2F+][AsF6-] với axit hydrazoic, HN3, trong HF lỏng ở -78 °C.
Chất rắn [N5+][AsF6-] khá ổn định ở nhiệt độ phòng nhưng phản ứng bùng nổ với nước để tạo asen
pentaflorua, hidroflorua, phân tử nitơ và oxy. Cho [N5+][SbF6-] phản ứng với Cs2SnF6 trong HF lỏng
ở -78°C thu được [N5+]2[SnF62-]. Khi [N5+]2[SnF62-] phân hủy trong điều kiện được kiểm soát cẩn
thận ở 25-30 °C, [N5+][SnF5-] và N5F được hình thành. Muối [N5+][SnF5-] là một chất rắn màu trắng
và có sự ổn định nhiệt tương đương với [N5+][SbF6-] (50-60 °C). Các phương pháp 119Sn NMR cho
thấy rằng các anion SnF5- trong hợp chất này, trong thực tế, một hỗn hợp của polyanions dime và
tetrameric. Trong cả hai polyanions số phối trí của nguyên tử Sn là 6 và có những cầu nối các nguyên
tử flo. Viết các phương trình phản ứng xảy ra và vẽ các cấu trúc của polyanions dime và tetrameric.
Câu 8: 1. Các phức chất sau đây có bao nhiêu đồng phân lập thể? Hãy vẽ cấu trúc của mỗi loại:
a. (PPh3)2PtCl2 (Ph = phenyl – phức chất vuông phẳng)
b. [Pt(NH )(pyridine)(NO )(NH OH)]+ ( Ở đây Pt(II) liên kết với N cho cả NO và NH OH)
3 2 2 2 2

c. [Co(en)(NH3)2Cl2]+.
d. Cr(ox)2(H2O)2]– (trong đó ox = ion oxalate, [O2C–CO2]2–);
2. a. Thuyết VB không thể giải thích được vì sao một bazơ Lewis yếu như CO lại có khả năng tạo
phức chất tốt và tạo nên những phức chất cacbonyl bền vững. Dựa vào cấu hình electron của CO theo
thuyết MO, hãy giải thích sự tạo thành liên kết bền giữa kim loại và CO.
b. Giải thích tại sao lại có thể thay thể 3 phối tử CO bằng 2 phối tử NO trong phản ứng sau đây:
[Fe(CO)5] + 2 NO [Fe(CO)2(NO)2] + 3 CO
Tìm một phức chất cacbonyl (chỉ chứa phối tử CO) đồng điện tử với [Fe(CO)2(NO)2]. Hãy dự đoán
cấu trúc phân tử của [Fe(CO)2(NO)2]
Câu 9: Hợp chất A là một oxit, còn D là một muối sunfat. A và D tham gia vào một số chuyển hóa
sau
A + 3NaOCl + 4NaOH → 2B + 3NaCl + 2H2O (pH > 7) (1)
4B + 6H2O → 2A·H2O + 8NaOH + 3O2 (pH = 7) (2)
D + 3Na2O2 → C + Na2SO4 + O2 (3)
3C + 5H2O → A + B + 10NaOH (4)
Khi hòa tan chất B vào nước thì dung dịch chuyển sang màu đỏ tím đậm. Và nếu hòa tan 0,10 g chất
C trong 100 mL nước cất thì pH dung dịch thu được là 12,2. Xác định công thức các chất từ A đến D.
Câu 10: Hợp chất A là một chất lỏng không màu. Khi đun nóng nó chuyển thành một khí B có màu
nâu nặng hơn không khí 1,59 lần. Phản ứng của B với kim loại C sinh ra muối D. Khi đun nóng thì
muối D phân hủy tạo oxit E. Xử lý E với HCl đặc sinh ra muối F và một khí G gây khó thở.
a) Xác định các hợp chất từ A đến G. Biết rằng % kim loại trong D là 32,22% về khối lượng và muối
màu hồng F sẽ chuyển sang xanh da trời khi đun nóng.
b) Viết các phản ứng hóa học xảy ra trong thí nghiệm trên.
4

c) Khi đun nóng hỗn hợp muối F, NH4Cl và NH3.H2O trong không khí thì tạo thành một hợp chất X
có màu nâu đỏ. Nếu tăng nhiệt độ thì có thể tạo lại muối F ban đầu. Viết các phản ứng xảy ra và đề
nghị một cấu trúc có thể có của muối X.
5
6

You might also like