You are on page 1of 9

Bài 1

Trong mỗi bước của sự thoái phân các andozơ (gọi là thoái phân Wohl) một nguyên tử C cùng với nhóm thế
của nó bị loại ra từ nhóm andehit. Một hexozơ A chịu phản ứng thoái phân Wohl hai lần dẫn đến sự tạo thành
pentozơ B và tetrozơ C. Ba monosaccarit A, B và C đều được xử lý với HNO 3, để thu được các axit dicaboxylic
tương ứng: 
 Từ A ta nhận được một axit dicacboxylic không quang hoạt
 Từ B ta nhận được một axit dicacboxylic quang hoạt
 Từ C ta nhận được axit tactric quang hoạt, axit - (2R,3R)-dihydroxybutan-1,4-dioic 
Trả lời các câu hỏi sau và hoàn tất việc giải bải tập này (trong tờ phiếu trả lời)
1. Vẽ công thức chiếu Fischer của các monosaccarit A, B và C.
2. Xếp A, B và C vào dãy D- hay L- ?
3. Xác định các trung tâm bất đối của A (cấu trúc mạch hở), và sử dụng danh pháp R, S để xác định cấu hình
tuyệt đối. Ghi vào công thức của A (đã xác định ở 5.1.). 
4. Vẽ dạng ß-pyranozơ của hexozơ A bằng công thức chiếu Haworth và cả ở cấu dạng ghế. Xác định cấu
hình tuyệt đối của C1 bằng danh pháp R, S.    
Bài 2
Viết sơ đồ phản ứng oxi hóa D-glucozơ tạo thành axit anđonic và axit anđaric, công thức Haworth các mono và
đi γ-lacton của chúng và gọi tên các lacton ấy.
Bài 3
Monosaccharide A là một loại xylose (đường gỗ) – tên gọi này có nguồn gốc từ tiếng Hi Lạp, nghĩa là “gỗ”, để
nói về sự tồn tại của loại đường này trong vỏ cây. Một hợp chất chuyển hoá của A (xylitol, hay đường bạch
dương) được dùng cho bệnh nhân tiểu đường trong vai trò chất thay thế đường (E 967). 

Gợi ý: Chất F là idose, có tên IUPAC là (2S, 3R, 4S, 5R)-2,3,4,5,6-pentahydroxyhexanal.


1. Vẽ công thức chiếu Fischer của các hợp chất A-F. 
2. Vẽ công thức Haworth của hai đường pyranose F1, F2 và gọi tên chúng.
3. F1, F2 thuộc loại đồng phân nào? 
4. Vẽ công thức Haworth của disaccharide tạo thành khi kết hợp F1, F2, biết hợp chất này âm tính
với thuốc thử Fehling. 
Nếu bạn không thể xác định được công thức cấu tạo của B, hãy sử dụng công thức này để trả lời câu hỏi dưới
đây. (Đây không phải công thức thật của B). 
5. B có bao nhiêu đồng phân lập thể? 
Bài 4
Inulin (một cacbohiđrat có trong rễ cây actisô) không phản ứng với thuốc thử Felinh; khi bị thuỷ phân có mặt α-
glucozidaza cho 2 mol glucozơ và một polisacarit gồm các D-fructozơ kết cấu theo kiểu (2→1)-D-
fructofuranozơ. Phân tử khối tương đối của inulin khoảng 5200 u. Vẽ công thức Havooc (Haworth) của inulin.
Bài 5
Viết công thức Fisơ của các chất C và D trong dãy chuyển hóa sau

Bài 6
Geniposit (hình bên) là một hợp chất được tách ra từ quả dành dành. Thuỷ phân geniposit sinh ra hai sản phẩm
là genipin và D-glucozơ. Genipin tham gia phản ứng tạo màu với gelatin (đây là cơ sở để phát hiện dấu vân tay
trong kỹ thuật hình sự). 
Hãy viết sơ đồ phản ứng tạo genipin và phản ứng của genipin với một aminoaxit để giải thích hiện tượng trên.

Bài 7
D-arabinosơ có dạng mạch vòng chiếm ưu thế, cân bằng với một lượng nhỏ dạng mạch hở. Xử lí D-arabinosơ
bằng hiđro xianua thu được hỗn hợp đồng phân không đối quang cyanohyđrin A và B. . Thủy phân cyanohyđrin
A và B thu được axit cacboxilic tương ứng, mà khi đun nóng thì lacton hóa tạo lacton 5 cạnh tương ứng C và D
(cấu trúc phẳng của lacton được cho dưới đây). Các lacton C và D có thể bị khử bằng hỗn hống natri (hoặc
natribohiđrua) thu được D-mannozơ và D-glucozơ tương ứng. Chuỗi sơ đồ sản xuất này là tổng hợp Kiliani-
Fischer.
a) Hãy vẽ dạng hình chiếu Fischer của D-arabinosơ mạch hở
b) Hãy vẽ dạng hình chiếu Fischer của cyanohyđrin A và B.
c) Hãy vẽ cấu trúc lập thể của lacton C và D.
Bài 8
Một nhóm oligosaccarit được phân lập từ loài vi khuẩn Bacillus macerans khi nuôi cấy chủng vi khuẩn này
trong môi trường giàu tinh bột. Tất cả các oligosaccarit này đều không khử. Nếu đem thủy phân hoàn toàn một
phân tử oligosaccarit X trong số các oligosaccarit trên trong môi trường axit thì thu được 8 phân tử glucozơ.
Mặt khác metyl hóa hoàn toàn X rồi đem thủy phân chỉ thu được duy nhất 2,3,6-tri-O-metyl-D-glucozơ. Hãy đề
xuất cấu trúc cho oliosaccarit X. Biết rằng X chỉ có thể phân cắt bằng enzym α–glucozidaza.
Bài 9
Dạng mạch hở của đường thường được viết dưới dạng công thức chiếu Fischer. Mạch carbon của phân tử được
định hướng theo chiều dọc, tất cả các nhóm thế đặt trên các đường ngang. Cách biểu diễn này quy ước các
nhóm nằm trên đường ngang là hướng lên trên (mặt phẳng giấy), còn các carbon ở trục dọc là hướng xuống
dưới. 
Năm 1906, M.A. Rosanoff (ĐH New York) đã đề xuất sử dụng glyceraldehyde làm hợp chất chuẩn để xác định
cấu hình đường. Nhóm carbonyl của đường này được đặt ở đỉnh công thức chiếu Fischer. Dạng đường quay
phải glyceraldehyde gọi là D-aldehyde. Trong phân tử này, nhóm OH của nguyên tử carbon bất đối hướng về
bên phải khi biểu diễn bằng công thức chiếu Fischer. 
Tất cả các monosaccharide khác được xếp vào các dãy đường D hay L tuỳ thuộc vào cấu hình của nguyên tử
carbon bất đối nằm xa nhóm carbonyl nhất. Nói cách khác, tất cả các đường dãy D đều có nhóm hydroxyl, ở
carbon bất đối thấp nhất trong công thức chiếu Fischer, hướng sang phải, còn các đường dãy L thì quay sang
trái. 
1. Vẽ các công thức chiếu Fischer của D-glyceraldehyde và tất cả các D-aldopentose. 
Xử lí các aldose với nitric acid, thì xảy ra sự oxide hoá nhóm aldehyde và CH 2OH ở đầu mạch tạo thành các
dicarboxylic acid tương ứng. Các acid này được gọi là saccharic hoặc aldaric acid. Phản ứng của các aldose với
nitric acid là ví dụ về ends equalization (sự tương đương của các đầu mạch) và được E. Fischer dùng để xác
định cấu trúc của các đường khác nhau.
2. Có bao nhiêu saccharic acid có thể được tạo thành từ các D-aldopentose? Viết công thức chiếu
Fischer của các acid này. Xác định các saccharic acid quang hoạt và vẽ đối quang của chúng. 
Selenium dioxide được ứng dụng trong Hoá học hữu cơ để hydroxylate hoá nguyên tử carbon ở vị trí α so với
liên kết đôi C=C. Đun nóng diethyl cis-glutaconate (diethyl-(Z)-pent-2-enedionate) với selenium dioxide trong
ethanol, khi các chất đầu phản ứng hết thì chia hỗn hợp phản ứng thành hai phần. Phần một đem xử lí với dung
dịch potassium permanganate trong kiềm. Phần còn lại cho phản ứng với hydrogen peroxide trong formic acid.
Sau khi các phản ứng kết thúc, đem thuỷ phân các hỗn hợp phản ứng. 
3. Viết cấu trúc của cis-glutaconic acid. Có bao nhiêu sản phẩm cuối (sau khi thuỷ phân) được tạo
thành trong các phản ứng trên? Viết các công thức chiếu Fischer của chúng. Những sản phẩm nào
quang hoạt? Vẽ các đối quang của chúng. 
Bài 10
Khi cho hợp chất A (C7H12O6) tác dụng với axit periodic (HIO4.2H2O) dư, thu được hợp chất B từ hỗn hợp sản
phẩm. Thủy phân B với xúc tác axit thu được glioxal (OHC-CHO) và axit D-glyxeric (D –
HOCH2CH(OH)COOH). Metyl hóa A bằng (CH3)2SO4 dư, xúc tác kiềm thu được hợp chất C. Cho C tác dụng
với ozon rồi chế hóa sản phẩm bằng kẽm kim loại trong axit clohydric thu được metyl (S)-2-metoxi-3-
oxopropanoat và metyl (R)-2-hydroxi-3-metoxipropanoat.
Hãy xác định cấu trúc của A, B và C, biết rằng trong phân tử A một nửa số nguyên tử cacbon bất đối có cấu
hình R.
Bài 11
Một metyl α-andozơ (X) tác dụng với HIO4 sinh ra sản phẩm hữu cơ duy nhất A. Metyl hóa metyl glycozit của
X bằng CH3I dư, tiếp theo thuỷ phân xúc tác axit, rồi oxi hóa mạnh sản phẩm thu được thì tạo ra đi-O-metyl ete
của axit (S,S)-tactric. Hãy biện luận suy ra công thức Havooc của X.
Bài 12
Một monosaccarit A không quang hoạt có công thức phân tử C 6H10O6. Chất A có phản ứng với thuốc thử Feling
nhưng không phản ứng với nước brom. Khử A bằng NaBH4 tạo thành các hợp chất B và C có cùng công thức
phân tử C6H12O6. Khi bị oxy hóa bởi HIO4, 1 mol B hoặc 1 mol C đều tạo thành 6 mol HCOOH. Khi cho B
hoặc C phản ứng với anhydrit axetic đều tạo thành sản phẩm có cùng công thức phân tử C 18H24O2. Khi oxy hóa
mạnh, A tạo thành axit (D, L)-idaric. Hãy xác định cấu trúc của A. Giải thích tại sao A có khả năng phản ứng
với thuốc thử Felinh? Biết axit idaric có thể thu được khi oxy hóa idozơ bằng HNO3. 
Bài 13
Hợp chất thiên nhiên X (C7H14O6) không phản ứng với thuốc thử Tolenxơ. Thuỷ phân X bằng dung dịch HCl
loãng thu được Y (C6H12O6) có tính khử.  Oxy hóa Y bằng HNO3 loãng nóng  thu được diaxit M (C6H10O8)
không có tính quang hoạt. Tiến hành cắt mạch (Ruff) Y thu được Z (C5H10O5), sau đó oxi hóa Z bằng HNO3
loãng nóng thu được N (C5H8O7) có tính quang hoạt. Khi X phản ứng với đimetylsunfat (DMS) trong môi
trường bazơ thì tạo thành P. Xử lí P bằng dung dịch HCl, sau đó cho sản phẩm phản ứng với HNO3 loãng, nóng
thu được một hỗn hợp các sản phẩm, trong đó có axit 2,3-dimetoxibutanoic và axit 2,3-dimetoxipropanoic.
Xác định cấu trúc của X, Y, Z, M, N.
Bài 14
Axit muraminic [3-O-(1'-cacboxyetyl)-D-glucosamin)], (kí hiệu là Mur) là thành phần của tế bào vi khuẩn
được tạo thành khi cho B phản ứng với axit D-lactic. Viết công thức Fisơ (Fisher) của A và Mur được tạo
thành trong dãy các phản ứng sau:

Bài 15
Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng rượu vang là nồng độ tannin. Các tannin có thể
chia thành hai loại, dựa vào đặc tính của chúng, là: tannin có thể thuỷ phân và tannin cô đặc. Một trong các
tannin phổ biến là corilagin. 
1. Xác định các tâm chiral bằng dấu hoa thị (*) và xác định cấu hình tuyệt đối của chúng bằng kí
hiệu lập thể tương ứng. 

2. Vẽ một công thức chiếu Haworth của corilagin. Đơn giản hoá cấu trúc theo cách biểu diễn sau: 

Bài 16
Đồng vị 18O rất hay được sử dụng để nghiên cứu cơ chế phản ứng. Đồng vị Me18ONa đã được sử dụng để khảo
sát phản ứng dưới đây, kết quả chỉ ra rằng sản phẩm sau phản ứng không hề chứa đồng vị. Hãy cho biết cấu
trúc các trung gian trong quá trình trên:

Bài 17
Khoảng 70% bề mặt của Trái đất là đại dương, và cũng có khoảng 95% các sinh vật trên trái đất sống trong
khắp các đại dương đó, chúng ta có thể thấy đại dương quả là một nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và
đa dạng, đó là một báu vật của tạo hoá cần phải bảo tồn và tiếp tục phát triển.
Được chiết xuất từ một loài vi sinh vật biển, hợp chất A là một chất có hoạt tính sinh lý. Sử dụng phương pháp
phổ khối lượng và phân tích nguyên tố cho thấy công thức hoá học của A là C15H28O4. Trong dung môi
benzene, A cho phản ứng với một lượng Pb(OAc) 4, và sau khi thuỷ giải nhờ acid thì thu được một acid và hợp
chất B. Đun nóng để làm mất nước B, người ta thu được hợp chất C. Hợp chất C được xử lý với dung dịch
KMnO4 đặc nóng cho oxalic acid và một undecanoate.
1. Hãy cho biết cấu trúc của các hợp chất A, B và C.
2. Hợp chất A có thể có bao nhiêu đồng phân quang học ?
3. Hợp chất B được xác định có cấu hình S, hãy viết cấu dạng bền nhất của hợp chất A.
4. Hãy viết cấu trúc của sản phẩm monoglycoside được tạo thành khi cho A-3-hydroxy phản ứng với
D-manose. Biết rằng D-mannose có cấu trúc như sau:

Bài 18
Quá trình tổng hợp vitamin C là một trong số các quá trình tổng hợp hợp chất thiên nhiên đầu tiên trên quy mô
công nghiệp. Quy trình này được đưa ra lần đầu tiên vào năm 1934 bởi Thaddeus Reichenstein và hiện nay đã
đựơc biết đến rộng rãi trên toàn thế giới.
Ở giai đoạn đầu của quá trình tổng hợp là sự tổng hợp sobozơ từ D-glucose theo sơ đồ sau:

1. Vẽ cấu trúc của D-sorbit và sản phẩm cuối sobozơ ở dạng công thức chiếu Fischer mạch hở.
2. Cho biết sobozơ thuộc dãy D- hay dãy L-.
3. Cho biết mối quan hệ lập thể giữa D- và L-sobozơ? 
4. Vẽ cấu trúc của D-sorbose dưới dạng công thức chiếu Harworth.
5. Gọi tên IUPAC (bao gồm các mô tả lập thể) đối với cấu trúc mạch hở của D-sobozơ.
Ở bước thứ hai thì sobozơ sinh ra từ bước thứ nhất sẽ được cho phản ứng với axeton trong môi trường axit để
bảo vệ các nhóm OH- đặc hiệu. Sobozơ phản ứng ở dạng vòng α-L-sobo-furanozơ để tạo sản phẩm
“diaxetonide“.
6. Vẽ công thức chiếu Haworth của diaxetonide.
Tiếp theo nhóm CH2OH- tự do bị oxy hóa bởi NaOCl (hay KMnO 4), nhóm bảo vệ sẽ bị loại bỏ trong môi
trường axit ở bước tiếp sau và cho sản phẩm axit-2-xetoglutaric với cấu trúc như sau: 

  
Dạng xetoaxit tạo thành lacton vòng X (este vòng năm cạnh) một cách tự phát bằng cách tách đi phân tử nước.
X chuyển vị để tạo thành C. 
7. Vẽ công thức cấu trúc của lacton X.
8. Mối quan hệ giữa chất X và vitamin C là gì ?
9. Đánh dấu vào các trung tâm bất đối trong cấu trúc của vitamin C. Có thể tồn tại bao nhiêu đồng phân lập
thể?
10. Vitamin C không chứa nhóm axit nào nhưng nó lại được xem như là axit. Nó là một axit hai nấc với giá
trị pKA là 4,2 và 11,8. Nhóm chức nào đã phản ứng để gây ra tính axit ? Khoanh vòng các nhóm đó trong cấu
trúc của vitamin C. 
11. Vẽ cấu trúc của bazơ liên hợp sau bước proton phân thứ nhất. 
12. Axit ascorbic là một chất khử tốt và sẽ bị oxy hóa trong quá trình tương ứng. Vẽ cấu trúc sản phẩm khi
tiến hành oxy hóa axit ascorbic.   

Bài 19
Một phản ứng quan trọng để nhận diện monosaccarit cũng như xác định cấu hình tuyệt đối ở các tâm bất đối
chính là phản ứng tạo thành các osazon. Trong phản ứng giữa 1 mol D-lyxose với 1 mol  phenylhydrazine
(C6H5NHNH2) tạo thành chất A, phản ứng tiếp với 1 mol phenylhydrazin cho B, chất này phản ứng với 1 mol
phenylhydrazine  tạo osazon C. Phản ứng giữa D-lyxose với hydro xianua cho hai chất D1 và D2. Xử lý chúng
với Ba(OH)2 và đun nóng cho hai γ-lacton E1 và E2. Khử E1 và E2 thu được hai monosaccarit F1 và F2 .

1. Vẽ công thức chiếu Fischer cho các chất từ A-C.


2. Vẽ công thức chiếu Fischer cho các đường cho cùng một osazon như D-lyxose
3. Vẽ công thức chiếu Fischer cho D1 và D2 . 
4. Vẽ công thức Haworth cho hai lacton E1 và E2. 
5. Vẽ công thức Haworth cho hai monosaccarit F1 và F2.  
6. Monosaccarit nào trong số F1 và F2 có cấu hình R ở C-2. Xác định cấu hình tuyệt đối cho các tâm bất đối
theo quy tắc CIP.
7. Vẽ công thức Haworth của disaccarit 4-β-D-xxxpyranosyl-α-D-glucopyranosid.
(lưu ý: xxx…tự chọn một monosaccarit bất kỳ)
Bài 20
Ung thư, cũng được biết đến là những khối u ác tính, được điều trị truyền thống bằng cách xạ trị hoặc hoá trị.
Nhưng những phương pháp này thường cho tỉ lệ thuyên giảm bệnh rất thấp. Trong những năm gần đây, người
ta bắt đầu nghiên cứu một số “hợp chất hướng dẫn sinh học” (cũng được biết đến là các thuốc mục tiêu, như
trong hình), các chất này đóng vai trò là một chất mang có ái lực chuyên biệt với mô tế bào nhất định, nhằm
chuyên chở thuốc đến đúng vị trí bị tổn thương. Điều này sẽ giúp đạt được cả hai mục tiêu là làm giảm bệnh tật
cũng như giảm đi các tác dụng phụ không mong muốn khác.

(药物: thuốc, 导向载体: chất mang định hướng)


Các hợp chất có vòng porphine có một ái lực rất đặc biệt với các mô tế bào, do đó chúng có thể sử dụng để làm
chất mang chuyên chở. Một nhóm các nhà nghiên cứu về cấu trúc vòng porphyrin đã thiết kế, cải tiến và tổng
hợp một tiền chất A dưới đây với hy vọng làm chất mang:

A được tổng hợp theo sơ đồ sau:

1. Viết công thức cấu tạo của (B), (C) và (D).


2. Hãy cho biết nhóm hydroxyl nào trong 5 nhóm của Beta-D-glucopyranose có hoạt tính cao nhất?
Xác định cấu hình tuyệt đối R, S tại C1 và C3.
3. D-galatose và D-glucose chỉ khác nhau cấu hình tại C4. Hãy vẽ công thức cấu tạo của alpha-D-
galactopyranose.
4. Hợp chất A có thể được sử dụng như một chất hướng dẫn sinh học sau khi được thuỷ giải trong
môi trường kiềm. Giải thích ngắn gọn.

You might also like