You are on page 1of 2

ĐỀ KIỂM TRA SỐ 2 HÓA 9 ( 120 phút )

Bài 1:
1,Từ hỗn hợp gồm CuCO3, MgCO3, Al2O3 và BaCO3 hãy điều chế từng kim loại riêng biệt với điều kiện không
làm thay đổi khối lượng của từng kim loại trong hỗn hợp
2, Tiến hành thí nghiệm như hình vẽ bên : cho viên kẽm vào dung dịch HCl thấy có khí X thoát ra; dẫn khí X đi
qua chất rắn Y nung nóng thu được khí Z; sục khí Z vào dung dịch muối T thấy xuất hiện kết tủa màu đen.
Biết rằng: Y là đơn chất rắn, màu vàng; dung dịch muối T có màu xanh và T có khối lượng mol là 160 gam.
Xác định các chất X, Y, Z, T. Viết các phương trình hóa học minh họa.

3, Hỗn hợp X gồm các oxit: BaO, CuO, Fe2O3, Al2O3 có cùng số mol. Dẫn một luồng khí CO dư đi qua hỗn hợp
X nung nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí A và hỗn hợp rắn B. Cho B vào nước dư
thu được dung dịch C và hỗn hợp rắn D. Cho D tác dụ ng với H2SO4 đặc nóng dư, thu được dung dịch E và khí
SO2 duy nhất. Sục khí A vào dung dịch C được dung dịch G và kết tủa H. Xác định thành phần của A, B, C, D,
E, G, H và viết các phương trình hóa học xảy ra.
Bài 2:
1,Có 5 lọ đánh số từ (1) đến (5), mỗi lọ chứa một trong các dung dịch sau: Na2SO4, Ba(NO3)2, Al2(SO4)3, NaOH
và Ba(OH)2. Biết:
- Rót dung dịch từ lọ (4) vào lọ (3) hoặc (5) đều tạo kết tủa.
- Rót từ từ đến dư dung dịch trong lọ (2) vào lọ (1) thì có kết tủa sau đó kết tủa tan dần tạo thành dung dịch
trong suốt.
- Rót từ từ đến dư dung dịch lọ (5) vào lọ (1) thì có kết tủa sau đó kết tủa tan một phần.
Xác định chất tương ứng trong mỗi lọ. Viết phương trình hóa học của các phản ứng.
2, Khí SO2 do nhà máy thải ra là nguyên nhân quan trọng nhất gây ô nhiễm không khí. Tổ chức y tế Thế giới
(WHO) quy định: nếu lượng SO2 vượt quá 3.10-5 mol/m3 không khí coi như không khí bị ô nhiễm SO2. Khi
phân tích 50 lít không khí một thành phố thấy có 0,012 mg SO2. Không khí thành phố có bị ô nhiễm
SO2 không? Vì sao?
3, Chọn các chất A, B, C, D thích hợp và hoàn thành chuỗi phản ứng bằng phương trình hóa học (ghi điều kiện
của phản ứng nếu có). Biết A là thành phần chính của quặng pirit sắt.
A→B→C→D→Fe→FeCl2 →Fe(NO3)2 Fe(NO3)3
Bài 3:
Cho A là dung dịch H2SO4 ; B1, B2 là ha dung dịch  NaOH có nồng độ khác nhau. Trộn B1 với B2 theo tỉ lệ thể
tịch 1: 1 thu được dung dịch X. Trung hòa 20 ml dung dịch X cần dùng 20 ml dung dịch A. Trộn B1 với B2 theo
tỉ lệ thể tích tương ứng 2: 1 thu được dung dịch Y. Trung hòa 30 ml dung dịch Y cần dùng 32,5 ml dung dịch
A. Trộn B1 với B2 theo tỉ lệ thể tích tương ứng a: b thu được dung dịch Z. Trung hòa 70 ml dung dịch Z cần
dùng 67,5 ml dung dịch A. Tìm giá trị a : b.
Bài 4:
Nhỏ từ từ 300 ml dung dịch HCl 0,5M vào dung dịch chứa a gam hỗn hợp Na2CO3 và NaHCO3 thu được 1,12
lít khí (đktc) và dung dịch X. Thêm dung dịch Ca(OH)2 dư vào dung dịch X thu được 20 gam kết tủa. Tính a.
Bài 5:
Trong một bình kín có thể tích V lít chứa 1,6 gam khí oxi và 14,4 gam hỗn hợp bột M gồm các chất: CaCO3,
MgCO3, CuCO3 và C. Nung M trong bình cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn, đưa về nhiệt độ ban đầu thấy số
mol khí trong bình (chỉ có CO và CO2) gấp 5 lần số mol khí ban đầu. Chất rắn còn lại sau khi nung có khối
lượng 6,6 gam được đem hòa tan trong lượng dư dung dịch HCl thấy còn 3,2 gam chất rắn không tan.
a. Viết các phương trình hóa học xảy ra.
b. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng các chất có trong hỗn hợp

You might also like