You are on page 1of 8

HÓA HỌC LƯỢNG TỬ - ÁNH SÁNG V1 V2

I. HSGQG V1
Câu 1: (2012-1)
Sự phá vỡ các liên kết Cl-Cl trong một mol clo đòi hỏi một năng lượng bằng 243kJ. Hãy tính
bước sóng của photon cần sử dụng để phá vỡ liên kết Cl-Cl của phân tử Cl2.
Câu 2: (2013-1)
1. Kết quả tính Hóa học lượng tử cho biết ion Li 2+ có năng lượng electron ở các mức En (n là số
lượng tử chính) như sau: E1 = -122,400 eV; E2 = -30,600 eV; E3 = -13,600 eV; E4 = -7,650 eV.
a) Tính giá trị năng lượng trên theo kJ/mol (có trình bày chi tiết đơn vị tính).
b) Hãy giải thích sự tăng dần năng lượng từ E1 đến E4 của ion Li2+.
c) Tính năng lượng ion hóa của ion Li2+ (theo eV) và giải thích.
2. Chuyển động của electron π dọc theo mạch cacbon của hệ liên hợp mạch hở được coi là
chuyển động tự do của vi hạt trong hộp thế một chiều. Năng lượng của vi hạt trong hộp thế một
chiều được tính theo công thức, trong đó n = 1, 2, 3...; h là hằng số Planck; m là khối lượng của
electron, m = 9,1.10-31 kg; a là chiều dài hộp thế. Đối với hệ liên hợp, a là chiều dài mạch
cacbon và được tính theo công thức a = (N+1)l C-C, ở đây N là số nguyên tử C, l C-C là độ dài trung
bình của liên kết C – C. Ứng với mỗi mức năng lượng E n nêu trên, người ta xác định được một
obitan phân tử (viết tắt là MO – π) tương ứng, duy nhất. Sự phân bố electron π vào các MO – π
cũng tuân theo các nguyên lý và quy tắc như sự phân bố electron vào các obitan của nguyên tử.
Sử dụng mô hình vi hạt chuyển động tự do trong hộp thế một chiều cho hệ electron π của phân tử
liên hợp mạch hở Octatetraen, hãy:
a) Tính giá trị các năng lượng E n (n = 1-5) theo J. Biểu diễn sự phân bố các electron π trên các
MO – π của giản đồ các mức năng lượng và tính tổng năng lượng của các electron π thuộc
Octatetraen theo kJ/mol. Cho biết phân tử Ocatetraen có lC-C = 1,4Å.
b) Xác định số sóng (cm-1) của ánh sáng cần thiết để kích thích 1 electron từ mức năng lượng
cao nhất có electron (HOMO) lên mức năng lượng thấp nhất không có electron (LUMO).
Câu 3: (2014-1)
Cho các ion sau đây: He+, Li2+, Be3+.
a) Áp dụng biểu thức tính năng lượng: En = 13,6(Z 2/n2) (có đơn vị là eV); n là số lượng tử chính,
Z là số điện tích hạt nhân, hãy tính năng lượng E 2 theo đơn vị kJ/mol cho mỗi ion trên (trong đáp
số có 4 chữ số thập phân).
b) Có thể dùng trị số nào trong các trị số năng lượng tính được ở trên để tính năng lượng ion hóa
của hệ tương ứng? Tại sao?
c) Ở trạng thái cơ bản, trong số các ion trên, ion nào bền nhất, ion nào kém bền nhất? Tại sao?
Câu 4: (2016-1)
1. Đối với nguyên tử H và những ion chỉ có 1 electron thì năng lượng của các electron được xác
định theo biểu thức: En = EH(Z2/n2) với EH = -2,178.10-18 J và Z là số hiệu nguyên tử, n là số
lượng tử chính.
Xác định năng lượng ion hóa theo kJ/mol của nguyên tử H và những ion sau:
a) H b) He+ c) Li2+ d) C5+ e) Fe25+
2. Một nguyên tử ở trạng thái cơ bản có phân lớp electron lớp ngoài cùng là 2p 2. Những cách
biểu diễn nào dưới đây là đúng?

3. Electron cuối cùng trong nguyên tố A có các số lượng tử n = 2; m = -1; m s = +1/2. Số electron
độc thân của nguyên tố X ở trạng thái cơ bản thuộc phân lớp 4d hoặc 5s cũng bằng số electron
độc thân của A. Có bao nhiêu nguyên tối X thỏa mãn dữ kiện trên, đó là những nguyên tố nào
(có thể sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học để trả lời)?
Electron của ion He+ ở trạng thái kích thích có giá trị số lượng tử chính bằng số lượng tử phụ
của phân lớp chứa electron độc thân của nguyên tố X. Năng lượng của electron này ở He+ bằng
năng lượng của electron ở trạng thái cơ bản của nguyên tử H. Xác định chính xác nguyên tố X.
Câu 5: (2017-1)
Năng lượng Eo (J) của một electron trong trường hợp lực một hạt nhân được tính bằng biểu thức:

Trong đó, e là điện tích nguyên tố; Z là điện tích hạt nhân; là hằng số điện; h là hằng số
Planck; n là số lượng tử chính (n = 1, 2, 3…); (kg) là khối lượng rút gọn của hệ, được tính
bằng biểu thức = (mhạt nhân .melectron) : (mhạt nhân + melectron).
a) Tính bước sóng λmax (nm) của dãy phổ Lyman khi electron chuyển từ n = 2 về n = 1 trong
nguyên tử hiđro.
b) Tần số tương ứng vứi bước sóng λmax của dãy Lyman có sự khác biệt nhỏ giữa hiđro và đơteri
(một đồng vị của hiđro, trong hạt nhân có một proton và một nơtron). Nguyên nhân là do sự khác
biệt vầ khối lượng rút gọn giữa đơteri và hiđro. Hiệu ứng này gọi là sự chuyển dịch đồng vị. Tính
sự khác việt về tần số ∆ν (Hz) của photon phát xạ khi electron chuyển từ n = 2 về n = 1 trong
đơteri và hiđro.
c) Positroni là một hệ gồm một positron, là hạt có điện tích +1 và một electron. Khi electron
chuyển từ n = 3 về n = 2, hệ bức xạ photon có bước sóng λ = 1312 nm. Tính khối lượng m (kg)
của positron.
Câu 6: (2017-2)
Dị vòng thơm inđol là hợp phần truyền tín hiệu kích hoạt các hoạt động của tế bào như serotonin
(truyền dẫn xung thần kinh), axit 3-inđolylaxetic (kích thích sinh trưởng cây non và chồi rất
mạnh thông qua tín hiệu thụ thể), Calis (điều trị rối loạn cương dương thông qua tín hiệu thụ thể
đặc hiệu trên tế bào biểu mô thành mạch máu),… Chuyển động của electron trong inđol tương
tự hạt trong giếng thế tròn, gây ra tính thơm và các trạng thái “chấm lượng tử’’ thu phát năng
lượng dưới dạng vi tín hiệu điện tử.
Giả thiết năng lượng của các electron trong hệ vòng thơm inđol tính theo mô hình hạt trong
giếng thế tròn, năng lượng En tính theo biểu thức bên. Trong đó n là số lượng tử chính (n = 0,
1, 2, 3,…0; h là hằng số Planck, h = 6,6261.10 -34J.s.=, me là khối lượng electron, me =
9,1094.10-31Kg, = 3,1416; r(m) là bán kính của giếng thế tròn.
Tính chu vi và bán kính chuyển động của các electron . Giả thiết chu vi chuyển động của
electron bằng chu vi giếng thế tròn và bằng chiều dài mạch liên hợp; độ dài liên kết trung bình

giữa cacbon và cacbon là 1,4 ; độ dài liên kết trung bình giữa cacbon và nitơ là 1,25 .
Tính bước sóng (nm) của photon kích thích 1 electron từ HOMO lên LUMO.
Biết c = 2,9979.108(m/s).
Câu 7: (2018-2)
Cho các hệ lượng tử X: H, Li2+, B4+. Kí hiệu năng lượng electron của mỗi hệ là E n[X] (đơn vị
eV); n là số lượng tử chính. Kết hợp lí thuyết và thực nghiệm, người ta thu được dãy giá trị năng
lượng cho mỗi hệ như sau:
E1 E2 E3
Dãy a: B 4+
-340,0 -85,00 -37,77
Dãy b: H -13,60 -3,40 -1,51
Dãy c: Li 2+
-122,4 -30,60 -13,60
a) Chỉ ra quy luật liên hệ (dạng biểu thức) giữa E n[X] với số lượng tử chính n trong mỗi dãy trên.
Tính E4[X] cho mỗi dãy.
b) Dựa vào bảng trên, xác định giá trị năng lượng ion hóa của mỗi hệ. Giải thích.
Câu 8: (2019-1)
Một kỹ thuật thực nghiệm để xác định năng lượng phân liên kết OO 2 (trong phân tử ozon) được
thực hiện như sau: chiếu chùm sáng đơn sắc qua một mẫu khí O 3, giảm dần bước sóng từ giá trị
ban đầu 750nm. Sự quan sát cho thấy, khi giảm bước sóng tới 330nm thì xuất hiện quá trình
phân ly O3  O2 + O.
a) Xác định năng lượng phân ly liên kết theo kJ/mol của OO 2. Vì sao không bắt đầu đo từ bước sóng ngắn
rồi tăng dần bước sóng.
b) Liên hệ để chỉ ra vai trò bảo vệ Trái Đất của tầng ozon.
Câu 9: (2020-1)
Năng lượng En của electron trong nguyên tử hydrogen được tính bằng biểu thức: E n = -RH/n2. Trong đó,
RH là hằng số Rydberg, n là số lượng tử chính (n = 1, 2, 3, …).
1. Bước sóng dài nhất trong dãy Balmer khi electron chuyển về trạng thái E 2 (n = 2) là 657,0nm. Tính giá
trị hằng số Rydberg theo eV trong biểu thức trên (kết quả với 3 chữ số sau dấu phẩy).
2. Năng lượng của phân tử H2 ở trạng thái cơ bản là -31,675eV.
a) Tính năng lượng cần thiết (theo eV) cho sự phân cắt đồng ly của một phân tử H 2 ở trạng thái cơ bản.
b) Biết ái lực electron của nguyên tử hydrogen là -0,757eV. Tính năng lượng cần thiết (theo eV) cho sự
phân cắt dị li một phân tử H2 ở trạng thái cơ bản.
c) Biết năng lượng phân ly của cation H 2+ là 2,788eV. Tính năng lượng ion hóa thứ nhất (theo eV) của
phân tử H2.
Biết trong các trường hợp trên, các hạt được hình thành đều ở trạng thái cơ bản.
3. Một phân tử H2 ở trạng thái cơ bản hấp thụ một photon có bước sóng 83,0nm.
a) Quá trình nào trong 3 quá trình: phân cắt đồng ly, phân cắt dị li và ion hóa sẽ xảy ra?
b) Xác định các trạng thái elctron có thể và tính tổng động năng (theo eV) của các hạt hình thành từ quá
trình xác định được từ ý 3.a).
Câu 10: (2021-1)
X là ion một electron. Năng lượng En của electron trong X được tính theo biểu thức:

Trong đó, me là khối lượng electron, Z là số đơn vị điện tích hạt nhân, e là điện tích electron, εo
là hằng số điện môi chân không, h là hằng số Planck, n là số lượng tử chính.
a) Sự chuyển electron từ các trạng thái năng lượng cao hơn về trạng thái E 4 (n = 4) chỉ cho một
vạch ở vùng nhìn thấy trong số các tín hiệu quang phổ của X. Xác định Z và bước sóng (theo
nm) của vạch phổ đó.
b) Tính số vạch phổ trong vùng nhìn thấy khi electron của X chuyển từ các trạng thái năng lượng
cao hơn về trạng thái năng lượng E5.
Biết rằng ánh sáng nhìn thấy được có bước sóng trong khoảng 380-800nm.
II. HSGQG V2
Câu 1: (2013-1)
1. Dòng electron chuyển dời qua hiệu điện thế U có độ dài sóng là 6,1 pm. Tính U.
2. Electron π của liên kết đôi trong anken được xem như electron chuyển động tự do trong giếng
thế hai chiều. Biểu thức tính năng lượng của electron có dạng:

Biết Lx, Ly là chiều dài mỗi cạnh của giếng thế; n x , ny là số lượng tử chính của electron, là các số
nguyên dương không phụ thuộc vào nhau; m là khối lượng electron; h là hằng số Planck
Xét một electron chuyển động trong một giếng thế hai chiều có Lx = 8,00 nm và Ly = 5,00nm
a) Cho biết giá trị các số lượng tử chính của electron này ứng với ba mức năng lượng thấp nhất
đầu tiên.
b) Tính bước sóng  của bức xạ cần thiết để kích thích electron từ trạng thái kích thích đầu tiên
lên trạng thái kích thích thứ hai.
Câu 2: (2014-1)
Dao động của phân tử hai nguyên tử dạng A-B, có độ dài liên kết không đổi được gọi là dao động điều

hòa. Tần số dao động của phân tử dđ (s-1) được tính theo công thức (1). Trong đó k là
hằng số lực (N/m), đặc trưng cho độ bền liên kết (k càng lớn liên kết càng bền); μ là khối lượng rút gọn

của phân tử được tính theo công thức (2).


Năng lượng dao động của phân tử (Ev) bị lượng tử hóa, được tính theo công thức:
(3)
Ở đây  là các số lượng tử dao động ( = 0, 1, 2...)
Khi nghiên cứu 1H35Cl và 1H79Br (pha khí) thực nghiệm cho thấy ứng với sự chuyển mức năng lượng  =
0 lên  = 1 chúng hấp thụ bức xạ có số sóng tương ứng là 2885 cm-1 và 2650 cm-1.
Cho biết 1H = 1,0078amu; 35Cl = 34,97amu; 79Br = 78,92amu.
a) Xác định hằng số lực k đối với hai phân tử HCl và HBr nêu trên.
b) So sánh độ bền của liên kết H–Cl và H–Br. Giải thích
Câu 3: (2014-1)
Cấu trúc electron của vật liệu ngưng tụ thường là khác so với nguyên tử cô lập. Chẳng hạn các
mức năng lượng của chuỗi một chiều của các nguyên tử Natri được biểu diễn ở các hình dưới
đây:

Các hình trên chỉ ra những sự thay đổi của mức năng lượng của các trạng thái bắt nguồn từ mức
3s của natri. Khoảng cách giữa các mức năng lượng giảm xuống khi số nguyên tử Na tăng lên.
Khi số nguyên tử natri (N) vô cùng thì khoảng cách giữa các mức năng lượng trở nên rất nhỏ,
không đáng kể so với năng lượng nhiệt. Các electron 3s của natri đang chiếm cứ các mức năng
lượng thấp có thể dời lên các mức năng lượng cao dẫn tới đặc tính của kim loại. Bởi vậy các
electron 3s có thể được coi là những hạt tự do chuyển động trong hộp thế một chiều.
a) Năng lượng của các electron chuyển động tự do trong hộp thế một chiều được xác định theo
hệ thức:

(n = 1, 2, 3, ···)
Trong đó n là số lượng tử chính, h là hằng số Planck, m là khối lượng electron, L là chiều dài
của các chuỗi nguyên tử Na một chiều, L = a0(N-1) với N là số các nguyên tử Na và a0 là khoảng
cách gần nhất giữa hai nguyên tử cạnh nhau. Tìm biểu thức tính năng lượng của mức cao nhất bị
chiếm.
a) Cho rằng 1,00 mg Na tạo ra chuỗi một chiều với a0 = 0,360 nm. Hiệu giữa mức năng lượng
thấp nhất và cao nhất đều có electron là bao nhiêu?
b) Nếu hiệu các mức năng lượng cao nhất có electron và thấp nhất không có electron là 4.10 -21J
thì số nguyên tử Na (N) bằng bao nhiêu? Biết N là một số chẵn.
Câu 4: (2015-1)
1. Trong một thí nghiệm, người ta ghi được phổ phát xạ (phổ vạch) đối với một ion giống hydro
(chỉ chứa một electron) ở pha khí. Các vạch phổ của ion khảo sát được biểu diễn theo hình phổ
đồ dưới đây:
Tất cả các vạch phổ thu được đều đặc trưng cho các bước chuyển từ trạng thái kích thích về trạng
thái ứng với n = 3. Căn cứ vào các dữ kiện đã cho, hãy:
a) Cho biết bước chuyển electron nào ứng với vạch A và vạch B ghi trên phổ đồ?
b) Giả sử độ dài bước sóng  = 142,5 nm ứng với vạch B. Tính độ dài bước sóng cho vạch A
theo nm.

2. Động năng của phân tử liên hệ với nhiệt độ T bởi hệ thức:


Ở đây kB = 1,387.10-23 J.K-1 là hằng số Boltzmann; T là nhiệt độ K.
a) Hãy tính động năng của nguyên tử canxi thoát ra khỏi lò ở nhiệt độ 600 oC và từ đó tính động
lượng (p = mv) theo đơn vị kg.m.s-1; và vận tốc (theo m.s-1) của một nguyên tử canxi ( ) có
nguyên tử khối là 39,96.
b) Các nguyên tử canxi bị cuốn vào một cái bẫy, ở đó chúng bị quang ion hóa do bị bắn phá bởi
tia laze có bước sóng  = 396,96 nm. Hãy tính tần số  (theo Hz), năng lượng (theo J), động
lượng p (theo kg.m.s-1) của một photon (tia laze) có bước sóng trên.

c) Tính momen động lượng obitan ( , trong đó l là số lượng tử phụ) và momen

động lượng spin ( với số lượng tử spin ms = s) của electron trong ion Ca+ ở

trạng thái cơ bản. Cho biết là hằng số Planck rút gọn.


d) Khi hấp thụ bức xạ với bước sóng 396,96 nm thì nguyên tử canxi chuyển lên trạng thái kích
thích ứng với mức năng lượng cao thứ nhất, còn hấp thụ bức xạ với bước sóng 393,48 nm thì
nguyên tử chuyển lên mức năng lượng cao thứ hai. Hãy tính bước sóng của photon phát ra khi
nguyên tử canxi chuyển từ mức năng lượng cao thứ hai về mức năng lượng cao thứ nhất.
3. Năng lượng dao động của phân tử hai nguyên tử AB (khí) có độ dài liên kết không đổi được

gọi là dao động tử điều hòa được xác định theo hệ thức . Ở đây v = 0, 1, 2, 3...
được gọi là số lượng tử dao động; h là hằng số Planck và e là tần số của dao động tử điều hòa.

Trong đó K là hằng số lực, μ là khối lượng rút gọn ( , mA, mB là khối lượng của
nguyên tử A và B).
Trường hợp phân tử AB là một dao động tử điều hòa và không kể đến chuyển động quay thì phổ
dao động chỉ gồm một vạch duy nhất ứng với biến thiên năng lượng bằng hiệu hai mức năng
lượng liền kề và do đó tần số của bức xạ bị hấp thụ bằng tần số của dao động tử, ta có:
∆E = Ev+1 – Ev = h và  = e
Hãy tính năng lượng  (kJ/mol) với độ chính xác 4 số sau dấu phẩy cho mỗi phân tử sau 12C16O,
C O, 13C18O. Biết hằng số lực (K) của bốn phân tử trên là như nhau và bằng 1901,9 Nm-1.
12 18

Câu 5: (2016-1)
Một sinh viên làm thí nghiệm (TN) về năng lượng của ánh sáng đơn sắc.
TN 1: Sử dụng chùm tia sáng xanh, tần số νxanh = 6,4.1014 Hz, thu được 25533,28 J.
TN 2: Thay chùm tia sáng xanh bằng chùm tia sáng vàng, tần số νvàng = 5,1.1014 Hz.
Tính năng lượng thu được ở TN 2 theo kJ. Biết số photon của hai chùm tia sáng là bằng nhau.
Câu 6: (2017-2)
Hai hàm obitan phân tử (MO) của phân tử H2 ở trạng thái cơ bản có biểu thức:

Trong đó sa và sb là các AO 1s của nguyên tử H với biểu thức tương ứng:


Với ra và rb là khoảng cách từ electron tới hạt nhân Ha và Hb tương ứng; a0 = 0,53Å gọi là bán
kính Bohr thứ nhất. Hai hàm mật độ xác suất tương ứng của hai MO trên là:

Xác định khu vực mà xác suất tìm thấy electron là lớn nhất trong phân tử H2. Biết rằng, xác suất
tìm thấy electron đồng biến với giá trị của hàm mật độ xác suất, D. Trong phân tử, khoảng cách
giữa 2 hạt nhân nguyên tử hiđro là 0,74Å.
Câu 7: (2018-1)
Vật liệu nano được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Một trong những vật liệu
nano nổi tiếng là fulleren C60. Phân tử C60 có dạng cầu, được cấu tạo từ các nguyên tử C liên kết
với nhau thành các vòng 5 hoặc 6 cạnh, trong đó mỗi nguyên tử C liên kết với 3 nguyên tử C
khác. Để mô tả trạng thái các electron π của C60 có thể sử dụng mô hình hạt chuyển động tự do
trong hình cầu bán kính r với các mức năng lượng tính theo công thức:
ħ2
E L= L(L+1)
2. m e r 2
Trong đó: L là số lượng tử obitan (L = 0, 1, 2, …). Với mỗi giá trị của L có (2L+1) obitan cùng
năng lượng.
a) Xác định số electron π trong C60.
b) Tính bán kính r biết rằng hiệu năng lượng giữa HOMO và HOMO-1 (MO có năng lượng thấp
hơn và liền kề với HOMO) của C60 ở trạng thái cơ bản là 296 kJ.mol-1.
c) Xác định số electron độc thân trong C60 ở trạng thái cơ bản.
d) Thực nghiệm cho thấy C60 có tính nghịch từ. Để giải thích điều này, người ta cho rằng mức
năng lượng của các obitan ứng với L > 2 sẽ tách thành các phân mức năng lượng. Mỗi phân mức
có thể có 3, 4 hoặc 5 obitan. Đề xuất sự tách mức năng lượng của các obitan ứng với L = 5 để
giải thích kết quả thực nghiệm.
e) Sử dụng mô hình tách các mức năng lượng ở ý d) dự đoán tính chất từ của K 3C60 và K6C60 ở
trạng thái cơ bản.

You might also like