You are on page 1of 8

Câu 1: hv 2017 cao bằng

Cho bộ bốn số lượng tử của electron cuối cùng của nguyên


tử các nguyên tố A, X, Z như sau:
A: n = 3; l = 1; m = -1; ms = -1/2
X: n =2; l = 1; m = -1; ms = -1/2
Z: n =2 ; l = 1; m = 0; ms = +1/2
a) Xác định A,X,Z.
b) Cho biết trạng thái lai hóa của nguyên tử trung tâm và
kiểu hình học của các phân tử, ion sau: AX2, AX32-,
AX42-, ZA2 ( không cần vẽ hình minh họa).
Câu 2 HV 2017 phú thọ
1. Nguyên tử của nguyên tố X có electron cuối cùng có bộ các
số lượng tử:
n = 3; l = 2; m = 0 và s = + .
a) Viết cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X.
b) Hãy xác định năng lượng ion hóa thứ z (theo kJ/mol) của
nguyên tử nguyên tố X. Với z là số hiệu nguyên tử của nguyên
tố X.
câu 3 DH 2017 Quốc hc huế
1. Bằng thiết bị và ở điều kiện thích hợp, một bức xạ có độ dài
sóng là 58,34 nm được chiếu vào một dòng khí nitơ. Người ta
xác định được tốc độ của dòng electron đầu tiên là 1,4072.106
m.s–1, tốc độ của dòng electron tiếp theo là 1,266.106 m.s–1. Tính
năng lượng ion hóa thứ nhất (I1) và năng lượng ion hóa thứ hai
(I2) theo kJ.mol–1. Cho: Hằng số Planck h = 6,6261.10–34 J.s; Tốc
độ ánh sáng c = 2,9979.108 m.s–1; số Avogađro NA =
6,0221.1023 mol–1; Khối lượng electron me = 9,1094.10–31
kg.
Câu 4 DH 2017 LQD đà nẵng
1. Nguyên tử H ở trạng thái cơ bản hấp thụ một photon có bước
sóng 904 Å. Hỏi năng lượng đó có đủ để tách electron ra khỏi
nguyên tử H không? Nếu có thì tính vận tốc electron bay ra. Biết
hằng số Planck là 6,626.10-34 J.s, vận tốc ánh sáng là 3.108 m.s-1,
khối lượng electron là 9,1.10-28 gam.
Câu 5 DH 2017 LHP Nam định
Giả thiết ở một vũ trụ khác, bảng hệ thống tuần hoàn lại được
sắp xếp theo một trật tự khác. Cụ thể như sau:
• n luôn phải là số nguyên dương (n > 0).
• l nằm trong đoạn [0, n].
• ml luôn phải là số lẻ và nằm trong tập Z. Với ml dương thì
lml 2l, với ml âm thì -2l ml -l.
• ms có thể nhận hai giá trị 1/2.
Vậy ứng với n = 4 có bao nhiêu nguyên tố có thể có?
Câu 6 DH 2017 CLS thanh hóa
1. Sắp xếp các electron sau đây (n, l, ml, ms) theo thứ tự năng
lượng cao nhất đến năg lượng thấp nhất.
A. (2,1,1,+1/2) B. (1,0,0,-1/2) C. (4,1,-
1,+1/2)
D. (4,2,-1,+1/2) E. (3,2,-1,+1/2) F. (4,0,0,+1/2)
G. (2,1,-1,+1/2) H. (3,1,0,+1/2)
2. Giải thích sự biến đổi nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy và cho
biết ỷạng thái tồn tại ở điều kiện thường của các chất sau:
Chất AsF5 SbF5 BiF5
Nhiệt độ sôi (0C) -90 8 151
Nhiệt độ nóng chảy (0C) -53 143 230
Câu 7 DH 2017 CHY
1. X là nguyên tố thuộc nhóm A, hợp chất với hiđro có dạng
XH3. Electron cuối cùng trên nguyên tử X có tổng 4 số lượng tử
bằng 4,5. Ở điều kiện thường XH3 là một chất khí. Viết công
thức cấu tạo, dự đoán trạng thái lai hoá của nguyên tử trung tâm
trong phân tử XH3, trong oxit và hiđroxit ứng với hóa trị cao
nhất của X.
2. X, Y, R, A, B theo thứ tự là 5 nguyên tố liên tiếp trong Hệ
thống tuần hoàn (HTTH) có tổng số điện tích hạt nhân là 90 (X
có số điện tích hạt nhân nhỏ nhất).
a) Xác định điện tích hạt nhân của X, Y, R, A, B. Gọi tên các
nguyên tố đó.
b) Viết cấu hình electron của X2−, Y−, R, A+, B2+. So sánh
bán kính của chúng và giải thích.
c) Trong phản ứng oxi hoá-khử, X2−, Y− thể hiện tính chất
cơ bản gì? Vì sao ?
câu 8 DH 2017 LQD điện biên
1. Ở trạng thái cơ bản, electron cuối cùng của nguyên tử 3
nguyên tố M, R, Q có bộ 4 số lượng tử thỏa mãn điều kiện
n+l= 5 và ml.s= 1. Hãy viết cấu hình electron của nguyên tử 3
nguyên tử này và gọi tên chúng.
Câu 9 DH 2017 chuyên thái bình
1. Lý thuyết lượng tử dự đoán được sự tồn tại của obitan ng ứng
với số lượng tử phụ l = 4 (g là kí hiệu của số lượng tử).
a) Hãy cho biết số electron tối đa mà phân lớp ng có thể có
b) Dự đoán sau phân mức năng lượng nào thì đến phân mức ng.
c) Nguyên tử có electron đầu tiên ở phân mức ng này thuộc
nguyên tố có số thứ tự Z bằng bao nhiêu?
2. Những nguyên tử hydro ở trạng thái cơ bản bị kích thích bởi
tia UV có  = 97,35 nm. Số lượng tử chính của trạng thái kích
thích này là bao nhiêu? Khi những nguyên tử hydro bị khử trạng
thái kích thích đó thì chúng có thể phát ra những bức xạ có bước
sóng (tính bằng nm) là bao nhiêu ? Cho h=6,63.10-34J.s;
c=3.108 m.s-1; Hằng số Ritbe RH= 1,097.107m-1
câu 10 DH 2017 Lào cai
1. Trong một thí nghiệm, người ta ghi được phổ phát xạ (phổ
vạch) đối với một ion giống hiđro (chỉ chứa một electron) ở pha
khí. Các vạch phổ của ion khảo sát được biểu diễn theo hình phổ
đồ dưới đây:
Tất cả các vạch phổ thu được đều đặc trưng cho các bước
chuyển từ trạng thái kích thích về trạng thái ứng với n = 3. Căn
cứ vào các dữ kiện đã cho, hãy:
a. Cho biết bước chuyển electron nào tương ứng với vạch A và
vạch B ghi trên phổ đồ.
b. Giả sử độ dài bước sóng  = 142,5 nm ứng với vạch B. Tính
độ dài bước sóng cho vạch A theo nm.
2. Năng lượng ion hóa liên tiếp của natri và magie tính theo eV
là 5,1; 7,6; 15,0; 47,3; 71,6; 80,1; 98,9; 109,3. Điền các giá trị
trên vào bảng sau và giải thích:
Nguyên tố I1 I2 I3 I4
Na (Z =
11)
Mg (Z =
12)

Câu 11 DH 2017 HVT HB


Câu 1.1 (0,75 đ): Những nguyên tử hydro ở trạng thái cơ bản bị
kích thích bởi tia UV có  = 97,35 nm. Số lượng tử chính của
trạng thái kích thích này là bao nhiêu ? Khi những nguyên tử
hydro bị khử trạng thái kích thích đó thì chúng có thể phát ra
những bức xạ có bước sóng (tính bằng nm) là bao nhiêu ?
Cho h=6,63.10-34J.s; c=3.108 m.s-1; Hằng số Ritbe RH=
1,097.107m-1.
Câu 12 DH 2017 HL QN
1. Một phân tử H2 ở trạng thái cơ bản phân li thành các nguyên
tử sau khi hấp thụ một photon có bước sóng 77,0 nm. Biết năng
lượng của phân tử H2 ở trạng thái cơ bản là -31,675 eV. Hãy xác
định tất cả các tổ hợp của trạng thái electron có thể có của hai
nguyên tử H được tạo thành sau khi phân li. Trong mỗi trường
hợp hãy xác định tổng động năng (theo eV) của các nguyên tử
hiđro?
Câu 13 DH 2017 CBH Hà nam
Bài 1. 1. Bước sóng của quang phổ phát xạ (hoặc hấp thụ của
nguyên tử hidro được tính theo công thức:

, trong đó R = 1,0974.107 m-1 (hằng


số Rydberg)
a. Một vạch sóng trong dải Banmer có bước sóng  = 433,9 nm,
hãy xác định nc của bước nhảy.
b. Hãy tính giới hạn trên và giới hạn dưới của dải Banmer.
Cau 14 DH 2017 NBK QN
1.1. Electron cuối cùng trong nguyên tố A có các số lượng tử:
n = 2 ; m = -1 ; ms = +1/2.
Số electron độc thân của nguyên tố X ở trạng thái cơ bản thuộc
phân lớp 4d hoặc 5s cũng bằng số electron độc thân của A. Có
bao nhiêu nguyên tố X thỏa mãn dữ kiện trên, đó là những
nguyên tố nào (có thể sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa
học để trả lời)?
Electron của ion He+ ở trạng thái kích thích có giá trị số
lượng tử chính bằng số lượng tử phụ của phân lớp chứa electron
độc thân của nguyên tố X. Năng lượng của electron này ở He+
bằng năng lượng của electron ở trạng thái cơ bản của nguyên tử
H. Xác định chính xác nguyên tố X.
(Đối với nguyên tử H và những ion chỉ có 1 electron thì năng
lượng của các electron được xác định theo biểu thức:

Z là số hiệu nguyên tử, n là số lượng tử chính.)


Câu 15 DH 2017 Tuyên quang
1. Áp dụng quy tắc gần đúng Slater, hãy tính năng lượng ion hóa
I1, I2, I3, I4 của nguyên tử 4Be?
2. Cho biết bán kính nguyên tử (A0) của 6 nguyên tố kế tiếp
nhau trong bảng tuần hoàn có các giá trị tương ứng là: 1,57;
1,36; 1,25; 0,66; 0,64; 0,62. Biết rằng một trong số các nguyên
tố đó là Na.
Lập luận để xác định các giá trị bán kính tương ứng với nguyên
tử của các nguyên tố còn lại.
Cho số thứ tự của các nguyên tố: C=6; N=7; O=8; F=9;
Ne=10; Na=11; Mg=12; Al=13; Si=14; P=15; S=16.
3. Khi phóng tia lửa điện qua các nguyên tử hiđro ở áp suất thấp,
các electron bị kích thích lên trạng thái năng lượng cao hơn. Sau
đó, electron nhanh chóng chuyển về mức năng lượng cơ bản
(n=1) và bức xạ ra photon với các bước sóng khác nhau tạo
thành dãy phổ. Tính bước sóng (λ) nhỏ nhất và bước sóng lớn
nhất theo nm của dãy phổ nếu electron chuyển từ n > 1 về n = 1.
Biết trong hệ một electron, một hạt nhân, năng lượng của
electron được tính theo công thức:
2
Z
2
En = - 13,6. n (eV). Cho: h = 6,626.10-34 J.s ; c = 3.108 m/s.
Câu 16 DH 2017 Bắc ninh
1. Có 3 nguyên tố R, X và Y trong bảng hệ thống tuần hoàn có
số thứ tự tăng dần. R, X và Y đều thuộc nhóm A và không cùng
chu kì trong bảng hệ thống tuần hoàn. Electron cuối cùng điền
vào cấu hình electron của 3 nguyên tử R, X, Y có đặc : tổng số
lượng tử từ (ml) bằng -2; tổng số lượng tử spin (ms) bằng -1/2,
trong đó số lượng tử spin của electron cuối cùng của R là +1/2.
Cho biết tên của R, X, Y.

You might also like